Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định

102 0 0
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN KHOA ĐẦU TƯ

ĐÈ TÀI: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TẠI BAN QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DUNG

TỈNH NAM ĐỊNH

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Thu Hà

Sinh viên thực hiện: Dinh Minh Hạnh

Mã sinh viên: 11191759

Lớp chuyên ngành: Quản lý dự án 61

Hà Nội, 04/2023

Trang 2

MỤC LỤC

09000699077 .).).)).) iv LOT CAM ƠÌN -5 G5 SH g0 v0 0 9 0 se M DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT s2 se sssssssssezssezssessers vi

DANH MỤC HINH BANG 5£ se ©cse©xsetsserssersstrsersserssersee vii

DANH MỤC SƠ ĐỎ, BIEU DO e- 555 5sevseEssesseersersssrssersee viii 0980006710077 1

)(0)8)0 0071775 3

CHUONG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CÔNG TAC QUAN

LY DỰ ÁN CUA BAN QUAN LÝ DU ÁN XÂY DỰNG CAP TỈNH 3 1.1 Vài nét về dự án đầu tư xây dựng -s-s-secsscssessessersees 3 1.1.1 Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư xây đựng -. - 3 1.1.2 Đặc điểm cơ bản và vai trò của dự án đầu tư xây dựng 4 1.1.3 Phân loại các dự án đầu tư xây dựng - s+ce+ezrssrxees 6 1.1.4 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng -5¿ 10 1.2 Vài nét về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh 12 1.2.1 Khái niệm về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh 12 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án dau tư xây dung cấp

08 12

1.2.3 Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh 14 1.2.4 Điều kiện của tổ chức tư van quan lý dự án, Ban Quản lý dự án đầu

TU XAY 230101111 dd 15

1.3 Quan lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng cấp (ĨH 0G G50 9 0 0 9.00 1 004 0009460009 600609096 16

1.3.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng . - 16 1.3.2 Nội dung của quan lý dự án đầu tư xây dựng - + 16 1.3.3 Các công cụ quản lý dư án đầu tư xây dựng - 5-52 19

Trang 3

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đầu tư xây dựng ở Việt

1105 21

1.3.5 Các tiêu chi đánh giá hiệu quả công tác quan lý dự án đầu tư xây dựng

CHUONG II: THỰC TRANG CÔNG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DUNG CUA BAN QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TiNH

NAM ĐỊNH GIAI DOAN 2016-2022 - s22 s<+vssezsservseezsserssee 30

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nam Định ảnh hướng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây

dựng tỉnh Nam TĐịnh d 5 <6 G5 S9 99.999.909 0909.090.0000 800600609890 30

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định - 30

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định - -: +-: 30 2.1.3 Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Nam Định tới công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây

l80111505051186/:151890)01100022727Đ57 32

2.2 Giới thiệu về BQLDA đầu tư xây dung tỉnh Nam Định 32

2.2.1 Thong ti vn a 32

2.2.2 Quá trình hình thành và phat triển - 2 2 + £xzzz+xz+zxsrxeee 32 2.2.3 Chức năng, nhiệm vụ và quyền 0 ———ằằẲ 33 2.2.4 Cơ cầu tô chức và bộ máy quản LY -¿¿ ++2cx+x++zx+zzx2 35 2.2.5 Tình hình hoạt động của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam

Định trong giai đoạn 2016-2022 - - + + 2+ 13+ 3*EE3EEEEEErrsrrke 36

2.3 Thực trạng công tác quản lý dự án tại BQLDA đầu tư xây dựng tỉnh

Nam TĐỊnÌH o6 <5 < 4 9 9 0 009.004.0000 0000.100.0004 00004.00009 608 38

2.3.1 Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng theo giai đoạn 38 2.3.2 Thực trạng quản lý dự án đầu tư xây dựng theo nội dung 52 2.4 Vi du minh hoa về công tác quản ly dự án dau tư xây dựng tai BQLDA đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định - 5s s sssessesseseeseeseesessess 63

2.4.1 Giới thiệu thông tin dự án - 55 5c St S St re 632.4.2 Thực trạng công tác quản lý dự án theo giai đoạn - 63

il

Trang 4

2.4.3 Thực trạng công tác quản lý dự án theo nội dung - 68

2.4.4 Đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng với dự án Xây dựng

nhà kỹ thuật nghiệp vụ và phụ trợ Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường 74

2.5 Đánh giá tong quát công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại BQLDA đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định - 2s s<ssssessezssessesserssrsscse 74

2.5.1 Những thành tựu mà BQLDA DTXD tỉnh Nam Dinh đạt được 74

2.5.2 Những hạn chế còn tồn tại trong công tac QLDA tại BQLDA DTXD

5D 78

2.5.3 Nguyên nhân dẫn tới hạn ch - 2-2 5¿©++2x++£x++zxzxxerxesred 79 CHUONG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIEN CÔNG TÁC QUAN LY DỰ ÁN TẠI BAN QUAN LY DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG TÍNH NAM ĐỊNH 81

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định - s2 -ssessssssss 81

3.1.1 Định hướng phát triển của tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 - -++22+++22EEvttEE tt 81

3.1.2 Dinh hướng va mục tiêu của Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 - 86 3.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định - -«- 87 3.2.1 Giải pháp hoàn thiện chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên 87

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình quan lý dự án cua BQLDA DTXD tỉnhNam D1nh 01555 -“ ä 88

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ quan lý dự án của BQLDA ĐTXD tỉnh

Nam Định: - - 2211161122311 11 11 8530 111 119903 11kg KĐT ng 89

3.2.4 Đầu tư vào ứng dụng công nghệ vào công tac QLDA DTXD 91 KET LUAN 0077 Ô 92

DANH SÁCH TÀI LIEU THAM KHẢO - 22s ©cs<©cssecssee 93

1H

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan chuyên dé thực tập dé tài “Hodn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng tinh Nam Dinh” là bài viết của cá nhân em.

Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của các nội dung

trong dé tài của minh.

Sinh viên thực hiện

Dinh Minh Hạnh

iV

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý dự án với Đề tài “Hodn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Dinh” là kết quả của quá trình cé gắng không ngừng nghỉ của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình, động viên khích lệ của thầy cô, bạn bẻ và người thân.

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những người đã giúp đỡ em trong

thời gian thực tập vừa qua.

Em xin trân trọng gửi đến cô Nguyễn Thị Thu Hà - người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu, thông tin khoa học cần thiết cho bài

luận này lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và các anh, chị tại Ban Quản lý dự

án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình em thực tập tại đơn vị Việc được tiếp xúc thực tế, giải đáp thắc mắc giúp em có thêm hiểu biết, kiến thức thực tế và yêu cầu công việc trong tương lai.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh,

ủng hộ, động viên.

Với vốn kiến thức hạn hẹp và thời gian thực tập tại ban có hạn nên bài viết của em không thê tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình của quý thầy cô của Khoa Đầu tư Trường Đại học Kinh tế quốc dân và anh, chị trong Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định Đó sẽ là hành trang quý giá để em có thê hoàn thiện mình sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 01 tháng 04 năm 2023.

Sinh viên thực hiện

Đỉnh Minh Hạnh

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi

Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư

Báo cáo nghiên cứu kha thi

Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật Kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu

Trang 8

DANH MỤC HÌNH BANG

Bảng 1.1: Bảng phân loại DADTXD theo công năng phục vụ và tinh chất

chuyên ngành của công trimh -s << << <9 91 9 3850850808054 7

Bang 2.1: Số lượng dự án do BQLDA DTXD tỉnh Nam Định quản lý giai đoạn

2 1 Ố -2)() 2) 5 GG( << 9 9 0 ” T2 TH 0 0 00 040004009456 37

Bang 2.2: Bảng khối lượng công trình hoàn thành 5-5 << 55 Bang 2.3: Bang khối lượng quyết toAn cccsscssssssessescessessessssessessessesseesssssesseees 55 Bang 2.4: Bảng nghiệm thu khối lượng khảo sát . -°-5<-sc<s<<e 55 Bảng 2.5: Kết quả quản lý chất lượng dự án qua các năm tại Ban Quản lý dự

án đầu tư xây dựng tinh Nam Định -. -s-sss< se ssesssesseesseessesse 57 Bảng 2.6: Bảng theo dõi tiến độ thực hiện tiến độ dự án xây dựng nhà đa năng, nhà lớp học 3 tầng 12 phòng học trường THPT Ngô Quyền TP Nam Định 58 Bang 2.7: Số dự án chậm tiến độ ở các giai đoạn của dự án 59 Bang 2.8: Danh sách những nhà thầu trúng thầu . s- 2s 66 Bang 2.9: Tổng hợp tổng mức đầu tư xây dựng -s-s-secsss«e 71 Bang 2.10: Giá trị dự toán và quyết toán của dự án . -s sss«e 73 Bang 2.11: Một số dự án tiêu biểu dat đúng tiến độ trong giai đoạn 2021-2022

Hình 1.1: Biểu đồ cấu trúc phân việc áp dụng trong công tác lập kế hoạch 19 Hình 1.2: Ví dụ về sơ đồ mạng theo hai phương pháp AOA và AON của một

Vil

Trang 9

DANH MỤC SƠ DO

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố chủ quan ảnh hướng đến công tác quản lý dự an 21 Sơ đồ 1.2: Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án25 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Ban QLDA DTXD tỉnh Nam Định 35 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý dự án theo giai đoạn tại Ban Quản lý dự án đầu tư

xây dựng tỉnh Nam Dinh 0G Ă S 9 9.9.0 0.09090080960896 986 39

Sơ đồ 2.3: Quy trình công tác lập chủ trương đầu tư . ° «- 41 Sơ đồ 2.4: Quy trình công tác Lap báo cáo nghiên cứu kha thi xây dung 44 Sơ đồ 2.5: Quy trình công tác thiết kế sau thiết kế cơ sở: 46 Sơ đồ 2.6: Quy trình công thực hiện đầu tư dự án -s s<s 50 Sơ đồ 2.7: Các công việc trong giai đoạn kết thúc dự án .- 51 Sơ đồ 2.8: Các bước thực hiện quy trình quan lý chất lượng dự án 56 Sơ đồ 2.9: Quy trình quản lý tiến độ dự án của BQLDA ĐÐTXD 58

vill

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các dự án đầu tư xây dựng từ lâu đã cũng trở thành một phần không thê thiếu trong đời sống Tại Việt Nam, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng ngày càng được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là ở các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh Điều này đặt ra yêu cầu phải hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án tại các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh.

Tinh Nam Định là một tỉnh đồng bang ven biển, cách thủ đô Hà Nội chỉ khoảng 80km, lại có nền kinh tế khá sôi động Đáng chú ý nhất đó là kết câu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư mạnh mẽ, nhiều công trình, dự án quan trọng đã hoàn thành và đang triển khai, bùng nỗ nhất là giai đoạn từ năm 2015 được kỳ

vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo.

Tiếp tục phát huy tốc độ này, năm 2021 tỉnh đây manh đầu tư hơn nữa thông qua tiến hành hàng loạt các DAĐT nhằm tu sửa, nâng cấp, mở rộng và xây mới hàng loạt công trình cơ sở hạ tầng, hệ thống đô thị mới và hệ thống công trình phúc

lợi như: Điện, đường, trường học, trạm, trụ sở các cơ quan nhà nước, các công

trình có tính văn hoá — lịch sử trên địa bàn phục vu quá trình phát triển kinh tế, phát triển đô thị và đảm bảo nhu cầu của nhân dân Và quan trong hơn cả là tham vọng phan đấu đến năm 2030, Nam Định trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước theo như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX đã đề ra.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định tiền thân là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh Nam Định, có vai trò vô cùng lớn trong việc quản lý các công trình trọng điểm của tỉnh Tuy mới chính thức sáp nhập vào năm 2021 nhưng Ban đã có nhiều thành tựu trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Bên cạnh đó, tại Ban vẫn ton tại nhiều bat cập,

hạn chê cân hoàn thiện.

Xuất phát từ lý do trên, sau một thời gian thực tập tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tinh Nam Dinh” làm khóa luận tốt nghiệp.

Trang 11

2 Mục đích của đề tài

Trên cơ sở các thông tin nghiên cứu những lý luận cơ bản về công tác đầu tư xây dựng công trình, phân tích thực trạng công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư

xây dựng tỉnh Nam Định, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản lý các dự án đầu tư tại tỉnh trong thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư và liên hệu thực trạng công tác quản lý Ban Quan lý dự án dai tư xây dựng tinh Nam

- Pham vi nghiên cứu:

+ Không gian nghiên cứu: Dia ban tinh Nam Dinh

+ Thời gian: số liệu thu thập trong giai đoạn 2016-2022 4 Kết cấu khóa luận

Khóa luận có kết câu 3 chương, nội dung cụ thê của từng chương sau:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý dự án của Ban Quản lý dự án cấp tỉnh.

Chương II: Thực trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2022.

Chương III: Giải pháp hoàn tiện công tác quản lý dự án tai Ban Quản lý dự

án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định.

Trang 12

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE CONG

TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CÁP TỈNH

1.1 Vai nét về dự án đầu tư xây dựng

1.1.1 Khái niệm về đầu tư và dự án dau tư xây dựng - Khái niệm về đầu tư:

Theo giáo trình Kinh tế đầu tư, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, “Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằm đạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong

điều kiện kinh tế - xã hội nhất định ”

Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Đầu tư 2005, “Đầu tu la việc nhà dau tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động dau tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp

luật có liên quan ”

- Khai niệm về dự án đầu tư xây dựng (DADTXD):

Theo Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân:

“DAĐT là tổng thể các hoạt động và chỉ phí cân thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chế với lịch thời gian và dia điềm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc

cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định

trong tương lai.”

Theo Khoản 15, Điều 3, Luật Xây dựng 2014, “Dự án dau tu xây dựng là tập hợp các dé xuất có liên quan đến việc sử dụng von dé tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chỉ phí xác định O giai doan chuẩn bị dự án dau tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi dau tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật dau tư xây

dựng.”

Trang 13

1.1.2 Đặc điểm cơ bản và vai trò của dự án dau tư xây dựng 1.1.2.1 Đặc điểm cơ bản của dự án dau tư xây dựng

DADTXD có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với sản phẩm của các ngành sản xuất khác Những đặc điểm của DADTXD tác động chi phối đến hoạt động thi công xây dựng, có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức thi công xây lắp công trình xây dựng và quản lý kinh tế, tài chính dự án Đồng thời những đặc điểm của DAĐTXD ảnh hưởng đến việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phát triển công nghệ xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị xây

dựng, cơ chế chính sách và hệ thống pháp luật quản lý xây dựng Những đặc điểm của DAĐTXD bao gồm:

Thứ nhất, DAĐTXD có những mục tiêu rõ ràng, bao gồm mục tiêu về chức

năng của dự án như công suất, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và mục tiêu ràng buộc như thời hạn hoàn thành, chi phí, chất lượng;

Thứ hai, DAĐTXD được xây dựng và sử dụng tại chỗ, có tính duy nhất: sản phẩm của DADTXD là công trình xây dựng mang tinh đơn chiếc, duy nhất và không phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt;

Thứ ba, DAĐTXD luôn bị ràng buộc bởi các nguồn lực là thời gian thực hiện, tiền vốn, vật tư thiết bị, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật

Thứ tu, DAĐTXD có môi trường bat định và tiềm ấn rủi ro cao do thường

yêu câu một lượng vôn đâu tư lớn, thời gian thực hiện dài;

Thứ năm, sản phẩm của DADTXD thường có kích thước lớn, trong lượng lớn Số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đôi theo tiến độ thi công Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp thường xuyên thay déi theo từng khu vực, từng

thời kỳ;

Thứ sáu, DADTXD có sự tham gia của nhiều chủ thé, đó là chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giám sát, nhà cung ứng Các chủ thể này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác, dễ xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thể do môi trường làm việc của DAĐTXD mang tính

đa phương;

Thứ bảy, DADTXD liên quan đến nhiều cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi

đặt công trình.

Trang 14

1.1.2.2 Vai trò của dự án dau tư xây dựng

Là một loại hình đầu tư không mấy xa lạ, đầu tư xây dựng ngày càng khăng

định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế — xã hội, cụ thể như sau:

- Du án đầu tu xây dựng mạng lại lợi ích lớn cho nhà dau tư

DADTXD thường tạo dựng tài sản có giá tri sử dụng lâu dài, mang lại hiệu

quả khai thác sử dụng hoặc hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư Đã có nhiều nhà đầu tư thành công với mô hình đầu tư xây dựng, đó đều là nhờ sự đầu tư táo bạo, tận dụng khôn khéo các nguồn lực sẵn có cộng với chiến lược kinh doanh hợp lý của các nhà đầu tư.

- Dw án đầu tư xây dựng cung cấp cơ sở hạ tang phục vụ nhu cau xã hội

Trên thực tế, DADTXD là một nhân tố cốt lõi trong việc hình thành mới, cải tạo hoặc mở rộng các công trình xây dựng, cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu xã hội.

- Dự án đâu tư xây dựng tác động hai mặt đến kinh tế — xã hội

Đầu tư nói chung là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế, còn đối với đầu tư xây dựng, mỗi hoạt động đầu tư là sự phối hợp nhiều nguồn lực của nhà đầu

tư, phát huy lợi thê san có của xã hội nói chung và nha dau tư nói riêng.

Đối với các công trình xây dựng được đầu tư phù hợp về vốn và công nghệ, có thành quả như kế hoạch đặt ra sẽ tạo thuận lợi cho qua trình khai thác công dụng, đáp ứng nhu cầu cấp thiếp về tư liệu sản xuất hoặc nơi lưu cư, từ đó kích thích hoạt động sản xuất phát triển, mở rộng quy mô, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động hay nói cách khác là nguồn lực tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Ngược lại, đầu tư xây dựng không thuận lợi, dự án bị “treo”, hiệu quả sử dụng không cao hoặc không có sẽ là gánh nặng lớn lên nhà đầu tư, tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội Tình trang này không những không tạo ra vốn dé sản xuất mà còn làm lãng phí tiền vốn, vật liệu, bất động sản, thậm chí, tác hại lớn tới môi

trường và hệ sinh thái.

- Dw án đầu tư xây dựng góp phần vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Các DADTXD tạo ra hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thúc day chuyén dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp- dịch vụ nhăm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế Hệ thống sản phẩm của

Trang 15

quá trình đâu tư xây dựng là tư liệu sản xuât côt yêu đôi với sự phát triên công

nghiệp với hệ thống giao thông, nhà xưởng, cảng biển, trung tâm thương mại

Ngoài ra, các công trình xây dựng còn mang lại hiệu quả tích cực trong việc

kết nối sự phát triển giữa thành thị và nông thôn, miền núi, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên — vị trí địa lý — kinh tế — chính trị — xã hội của các vùng, tạo cơ chế lan truyền thúc đây các vùng khác cùng phát triển.

- _ Đầu tư xây dựng nâng cao hiệu quả ứng dụng khoa học kỹ thuật

Đầu tư xây dựng là cơ hội ứng dụng và phát huy hiệu quả của thành tựu khoa học kỹ thuật, bởi lẽ trong quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng các giai đoạn trong dự án đều giữ vai trò quan trọng, nhằm đáp ứng yêu cầu của từng công việc cụ thể tất yếu phải nhờ đến sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị — thành quả khoa học công nghệ hiện đại Sự hỗ trợ này sẽ làm giảm thiểu sự can thiệp của con người

đối với các công việc nặng nhọc và độc hại, tăng năng suất lao động, đồng thời giảm chỉ phí và đảm bảo tốt hơn chất lượng công trình.

Với vai trò như trên trong phát triển kinh tế và cung cấp cơ sở hạ tầng phục vụ xã hội, đầu tư xây dựng là một lĩnh vực đáng quan tâm hiện nay Tuy nhiên, bên cạnh việc có chiến lược kinh doanh đúng đắn, phối hợp huy động được nhiều nguồn vốn trong các dự án đầu tư, các nhà đầu tư cần nắm vững các khía cạnh pháp lý trong các dự án đầu tư xây dựng dé đảm bảo cho sự thành công khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.

1.1.3 Phân loại các dự án đầu tư xây dựng

- DADTXD được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án Dự án theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm

- Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được

phân loại thành các dự án sau:

e Dự án sử dụng vốn dau tư công.

e Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

Trang 16

DADTXD công trình công nghiệp.

DAĐTXD công trình giao thông.

DAĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật.

DAĐTXD công trình phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

DAĐTXD công trình quốc phòng, an ninh.

DAĐTXD công trình có công năng phục vụ hỗn hợp.

Bang 1.1: Bang phân loại DADTXD theo công năng phục vụ và tính chat

chuyên ngành của công trình

Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà ở, gồm nhà ở chung cư, nhà ở tập thẻ,

nhà ở riêng lẻ (trừ nhà ở riêng lẻ của

hộ gia đình, cá nhân)

DADTXD công trình dân dụng: là dự

án được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho các hoạt động, nhu cầu về vật chất

và tinh thân cua đời sông nhân dân.

Dự án đầu tư xây dựng công trình công

a) Dự án đầu tư xây dựng công trình

giáo dục, đảo tạo, nghiên cứu;

b) Dự án đầu tư xây dựng công trình y

đ) Dự án đầu tư xây dựng công trình

tôn giáo, tín ngưỡng;

e) Dự án đầu tư xây dựng công trình

Trang 17

DADTXD công trình công nghiệp: là

dự án được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho việc khai thác, sản xuất ra các loại nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm,

năng lượng.

Dự án dau tư xây dựng công trình sản

xuất vật liệu xây dựng, sản phâm xâydựng.

Dự án đầu tư xây dựng công trình luyện kim và cơ khí chế tạo.

Dự án đầu tư xây dựng công trình

khai thác mỏ và chê biên khoáng sản.

Dự án đầu tư xây dựng công trình dầu

nông, thủy và hải sản.

Dự án đầu tư xây dựng công trình sử

dụng cho mục đích công nghiệp khác.

DAĐTXD công trình giao thông: là dự

án được đầu tư xây dựng nham phuc vu trực tiếp cho người va các loại phương

tiện giao thông sử dụng lưu thông, vậnchuyên người và hàng hoá

Dự án đầu tư xây dựng công trình

đường bộ.

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt.

Dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Dự án đầu tư xây dựng công trình hằm Dự án đầu tư xây dựng công trình

đường thủy nội địa, hàng hải.

Dự án đầu tư xây dựng sân bay.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến cáp treo

đê vận chuyên người và hàng hóa.

Trang 18

Dự án đầu tư xây dựng cảng cạn.

Dự án đầu tư xây dựng phục vụ giao

thông vận tải khác.

DAĐTXD công trình phục vụ nông

nghiệp và phát trién nông thôn: là dự án được đầu tư xây dựng nham tạo ra các công trình phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất nông nghiệp, lâm

nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xâydựng và bảo vệ đê điêu

Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy

Dự án đầu tư xây dựng công trình đê

Dự án đầu tư xây dựng công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm

nghiệp, thủy sản.

Dự án đầu tư xây dựng phục vụ nông nghiệp và phát triển nông thôn khác.

DAĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật là: các dự án được đầu tư xây dựng

Dự án đầu tư xây dựng nghĩa trang,

nhà tang lễ, cơ sở hoả táng.

Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà

đê xe, sân bãi đê xe.

Dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.

Trang 19

Dự án đầu tư xây dựng công trình nhằm cung cấp các tiện ích hạ tầng kỹ

thuật khác.

DAĐTXD công trình quốc phòng, an ninh: là các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công nhằm phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh.

Dự án đầu tư xây dựng khu đô thị.

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị; hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu

công nghệ cao, khu du lịch, khu nghiên

cứu, đảo tạo, khu thể dục thể thao (gọi chung là hạ tầng kỹ thuật khu chức

Dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở là dự án đầu tư xây dựng cụm công trình nhà

DAĐTXD có công năng phục vụ hỗn | ở tại đô thị hoặc khu nhà ở tại nông

hợp thôn, được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ

thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

theo quy hoạch

Dự án đầu tư xây dựng theo công năng

1.1.4 Quy trình thực hiện dự án dau tư xây dựng

Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 4 Nghị định 15/2021/NĐ-CP: Trình tự đầu tư xây dựng có 03 giai đoạn gồm chuẩn bị dự án,

10

Trang 20

thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ Cụ thé:

Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thâm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thâm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dé phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom min (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng

xây dựng; thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng; tạm

ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành, chạy thử; nghiệm thu

hoàn thành công trình xây dựng; bàn giao công trình đưa vào sử dụng và

các công việc cần thiết khác;

Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng, quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xây dựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc

cần thiết khác.

Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình khan cap thuc hién theo quy định tại Điều 58 Nghị định 15/2021/NĐ-CP Trinh tự thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư có cấu phần xây dựng (sau đây gọi là dự án PPP) thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác

công tư Đôi với các dự án còn lại, tùy thuộc điêu kiện cụ thê và yêu câu kỹ thuật

của dự án, người quyết định đầu tư quyết định trình tự thực hiện tuần tự hoặc kết hợp đồng thời đối với các hạng mục công việc quy định tại điểm b và điểm c khoản

1 Điều này, phủ hợp với các nội dung tại quyết định phê duyệt dự án.

Theo tinh chat của dự án và điêu kiện cu thê, việc bôi thường, hỗ trợ, tái

định cư được thực hiện tại giai đoạn chuẩn bị dự án hoặc thực hiện dự án, đảm bảo phủ hợp trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về dat đai.

11

Trang 21

1.2 Vài nét về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tinh 1.2.1 Khái niệm về Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tinh

Trong việc quản lý dự án, ban Quản lý dự án có vai trò quan trọng và là một

bộ phận tập thé, gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi cơ quan, chủ thé có thâm

quyên nhăm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động như sau:

- Lập kế hoạch

- Quan lý và tô chức, giám sát quá trình, tiến độ thực hiện của dự án.

- _ Những hoạt động liên quan khác.

Ban Quản lý dự án sẽ có nhiệm vụ áp dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cũng như công cụ chuyên ngành, liên quan đến dự án dé áp dụng vào những hoạt động của dự án nham đảm bảo` dự án xây dựng đạt được những tiêu chuẩn,

mục đích đã được dé ra trước đó.

Theo Điều 63 Luật xây dựng năm 2014 thi ban quản lý dự án đầu tư sẽ phân thành

các loại sau đây:

— Thứ nhất: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành — Thứ hai: Ban quan lý dự án đầu tư xây dựng khu vực.

Trong đó, các ban quản lý nào cũng đều có các bộ phận cơ bản bao gồm: + Ban giám đốc ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Các giám đốc quản lý dự án đầu tư xây dựng.

+ Các bộ phận quản lý dự án đầu tư xây dựng khác.

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh 1.2.2.1 Chức năng của Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng cấp tỉnh

Khi được thành lập, Ban Quản lý dự án sẽ phải đảm nhiệm các chức năng

cụ thể như sau: Trực tiếp quản lý dự án gồm các hoạt động như lập kế hoạch dự

án, tô chức, quản lý, giám sát, thực hiện dự án và một sô công việc khác cho chủ

dau tư.

Trên thực tế, ta thấy Ban Quản lý dự án sẽ đóng vai trò quản lý dự án từ khi chuẩn bị đầu tư dự án cho đến khi dự án kết thúc, hoàn thành, dự án được nghiệm

thu đưa vào sử dụng.

Các hoạt động trên của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng đều nhằm mực tiêu dé đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng tiến độ thời gian, trong phạm vi

12

Trang 22

ngân sách dự án đã được xét duyệt bởi cấp có thẩm quyền, đạt chỉ tiêu về chat lượng cũng như các mục tiêu cụ thể, chi tiết đã đề ra đối với dự án Bên cạnh đó, chức năng nhiệm vụ ban quản lý dự án còn là đảm bảo về tính hiệu quả kinh tế, tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành đang điều chỉnh và tính khả thi của

dự án Ta có thê kê ra các chức năng chính của Ban Quản lý dự án như sau:

- Ban Quản lý dự án có chức năng làm chủ dau tư các dự án đầu tư xây dựng thuộc lĩnh vực dân dụng và công nghiệp sử dụng vốn ngân sách, vốn Nhà nước ngoài ngân sách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư,

trừ các trường hợp do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định giao cho cơ quan, tô chức khác làm chủ đầu tư.

- Ban Quản lý dự án tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn dé đầu tư xây dựng

theo quy định của pháp luật.

- Ban Quản lý dự án phải tuân thủ việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ

đầu tư, Ban Quản lý Dự án quy định tại Điều 68, Điều 69 của Luật Xây

dựng năm 2014 và quy định của pháp luật có liên quan.

- Ban Quản lý dự án phải thực hiện các chức năng khác khi được Chủ tịch

Ủy ban nhân dân tỉnh giao và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Ban Quản lý dự án nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực để

thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã

được giao.

- Ban Quản lý dự án thực hiện hiện bàn giao công trình xây dựng hoàn thành

cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình hoàn thành theo yêu cầu của người quyết định đầu tư.

- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và các hợp đồng tư vấn xây dựng khác khi có đủ năng lực đề thực hiện trên cơ

sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã được giao.

Với tất cả các chức năng nếu trên, ta nhận thấy, Ban Quản lý dự án có chức năng chính là đóng vai trò giám sát, quản lý một cách trực tiếp dự án, quyết định đến tính hiệu quả về kinh tế, sự thành công, đạt được mục tiêu đề ra đối với mỗi dự án xây dựng được đề ra trên thực tiễn.

13

Trang 23

1.2.2.2 Nhiệm vụ của Ban Quản lý dự án dau tư xây dựng cấp tỉnh

Đôi với tât cả các dự án đâu tư xây dựng, Ban Quản lý dự án cũng đêu sẽ

có những nhiệm vụ cụ thê sau đây:

Ban Quản lý dự án phải tiến hành các Thủ tục về giao nhận đất, giải phóng mặt bằng, chuan bị mặt bằng xây dựng, xin giấy phép xây dung dé chuan bị cho việc bắt đầu xây dựng công trình.

Ban Quản lý dự án phải lập hồ sơ dự án gồm: thiết kế, dự toán ngân sách, tong hợp dự toán xây dựng công trình dé cấp có thầm quyền tiễn hành thâm

định, phê duyệt.

Ban Quản lý dự án phải lập hồ sơ mời dự thầu, tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu Chuan bị hồ sơ dé Trưởng Ban Quản lý dự án ký kết hợp đồng với các Nhà thầu.

Ban Quản lý dự án phải giám sát thi công xây dung công trình, nghiệm thu,

tổng quyết toán xây dựng phan công trình đã hoàn thành trình cấp có thâm quyên phê duyệt.

Ban Quản lý dự án phải quản lý tiến độ, khối lượng, chất lượng, an toàn lao

động, vệ sinh môi trường, chi phí xây dựng của dự án.

Ban Quản lý dự án thực hiện kiểm tra thi công về chất lượng, tiền độ, khối lượng công trình hoàn thành, khối lượng, chi phí phát sinh, thực hiện các thủ tục thanh toán, giải trình đối với các khối lượng phát sinh nhỏ, không

có chứng từ họp lệ.

Ban Quản lý dự án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp có thầm quyền trong đơn vị Chủ thầu đã thành lập Ban quản lý dự án về chức năng nhiệm vụ của Ban quản lý dự án trong Quyết định thành lập.

Theo nội dung nêu trên thì nhiệm vụ chính Ban quan lý dự án được thành

lập để: Giao làm chủ đầu tư một số dự án đầu tư xây dựng và dé thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần

1.2.3 Trách nhiệm của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực có những trách nhiệm cụ thê sau đây:

Thứ nhất, thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68 của Luật xây dựng năm 2014, trực tiếp quản lý đối với những dự

14

Trang 24

án do người quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 69 của Luật xây dựng năm 2014.

- Thu hai, bản giao công trình cho cơ quan, đơn vi quan lý vận hành, khai

thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình.

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được thực hiện tư van quản lý dự án đối với dự án khác khi có yêu cầu và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của Luật xây

dựng năm 2014.

1.2.4 Điều kiện của tổ chức tư van quan lý dự án, Ban Quản lý dự án đầu tư

xây dựng

Theo điều 52, Luật Xây dựng 2014, điều kiện của tô chức tư vấn quản lý dự án, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:

1 Tổ chức tư vẫn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau: a) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự

án theo quy mô, loại dự án;

b) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham

gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được đảo tạo, kinh nghiệm công

tác và chứng chỉ hành nghề phù hợp với quy mô, loại dự án.

2 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có quyết định thành lập của cơ quan, tổ chức có thâm quyền đối với Ban quan lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực hoặc của chủ đầu tư đối với Ban quản lý dự án do mình thành lập;

b) Có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng phù hợp với công việc quản lý dự

án theo quy mô, loại dự án;

c) Có cơ cấu tô chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý dự án; có trụ sở, văn phòng làm việc 6n định;

d) Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham

gia quản lý dự án phải có chuyên môn phù hợp, được dao tạo, kinh nghiệm công

tác và chứng chỉ hành nghé phù hợp với quy mô, loại dự án.

15

Trang 25

1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp tỉnh

1.3.1 Khái niệm về quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, “Quản lý dv án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám sát quá

trình hình thành phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt va đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dich vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép”

Theo khoản 1 điều 1 nghị định 59/2015 quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Quản lý dự án dau tư xây dựng (QLDAĐTXD) gồm: Lập, thâm định, phê duyệt dự án; thực hiện dự án; kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng; hình thức và nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Như vậy, quản lý dự án đầu tư xây dựng là quá trình gồm ba giai đoạn chủ yếu là lập kế hoạch, điều phối thực hiện mà nội dung chủ yếu là quản lý tiến độ, thời gian, chỉ phí và thực hiện giám sát các công việc nhằm đạt được những mục

tiêu xác định.

1.3.2 Nội dung của quản lý dự án dau tư xây dựng

1.3.2.1 Quản lý vĩ mô và quản lý vi mô đối với các dự án dau tư xây dựng

Quản lý vĩ mô đối với DADTXXD hay còn gọi là quản lý nhà nước đối với

các DADTXD bao gồm tổng thé các biện pháp vĩ mô tác động đến các yếu tố của

quá trình chuẩn bị, thực hiện và kết thúc dự án Trong quá trình triển khai dự án, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, đầu tư luôn theo dõi chặt chẽ, định hướng và chi phối hoạt động của dự án nham dam bảo cho dự án đóng góp tích cực vào việc phát trién kinh tế - xã hội Những công cụ quản lý vĩ mô chính của nhà nước dé QLDA DTXD bao gồm các chính sách, kế hoạch quy hoạch

Quan lý vi mô đối với DADTXD là quản lý các hoạt động cụ thé của dự án, bao gồm nhiều khâu công việc như lập kế hoạch, điều phối, kiểm soát các hoạt

động của dự án QLDA DTXD bao gồm hàng loạt van đề như quản lý thời gian, quản lý tiến độ, quản lý chi phí, quản lý rủi ro Quá trình quản lý được thực hiện trong suốt các giai đoạn từ chuẩn bị đầu tư đến vận hành các công trình xây dựng Trong từng giai đoạn, tuy đối tượng quản lý có thé khác nhau nhưng đều gắn với ba mục tiêu cơ bản là: tiễn độ, chi phí và chất lượng.

16

Trang 26

1.3.2.2 Quản lý dự án dau tư xây dựng theo giai đoạn

Một DAĐTXD thường có 3 giai đoạn là chuẩn bị đầu tư dự án, thực hiện đầu tư dự án và kết thúc đầu tư dự án.

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuân bị dự án dau tư xây dựng gôm các công việcnhư sau:

- Khao sát xây dựng;

- Lap, thâm định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);

- Lập, thâm định, phê duyệt quy hoạch chỉ tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;

- _ Lập, thâm định Báo cáo nghiên cứu khả thi để phê duyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị

dự án;

Giai đoạn 2: Giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng gồm các công viéc: - Chuan bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);

- Khao sát xây dung;

- Lập, thấm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dung;

- Cap giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép xây dựng);

- _ Lựa chọn nhà thầu va ký kết hợp đồng xây dựng;

- Thi công xây dựng công trình; giám sát thi công xây dựng;

- Tam ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành;

- _ Vận hành, chạy thử;

- _ Nghiệm thu hoàn thành công trình xây dung;

- Ban giao công trình đưa vào sử dụng và các công việc cần thiết khác; Giai đoạn 3: Giai đoạn kết thúc đầu tư xây dựng gồm các công việc: - Quyết toán hợp đồng xây dựng;

- _ Quyết toán dự án hoàn thành;

- _ Xác nhận hoàn thành công trình;- Bảo hành công trình xây dung;

- Ban giao các hô sơ liên quan và các công việc cân thiệt khác.

17

Trang 27

1.3.2.3 Lĩnh vực quản lý dự án dau tư xây dung

Quan lý phạm vi dự an dau tư xây dung là việc xác định, giám sát việc thựchiện mục đích, mục tiêu của dự án, xác định, giám sát việc thực hiện mục đích,mục tiêu của dự án, xác định công việc nào thuộc vé dự án va cân phải thực hiện,

công việc nào năm ngoài phạm vi của dự án

Lập kế hoạch công việc cho DAĐTXD là quá trình tổ chức dự án theo một trình tự logic, là việc chi tiết hóa các mục tiêu của dự án thành những công việc cụ thé và hoạch định một chương trình thực hiện những công việc đó nhằm đảm bảo các lĩnh vực quản lý khác nhau của dự án được kết hợp một cách hòa hợp, chính xác và đầy đủ.

Khối lượng công việc của DAĐTXD là những nội dung, khối lượng công việc mà bên giao thầu ký kết với bên nhận thầu phù hợp với phạm vi công việc của hợp đồng và phải được các bên thỏa thuận rõ trong hợp đồng Phạm vi công việc được xác định căn cứ vào hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ yêu cầu, hồ sơ dự thầu hoặc

hô sơ dé xuat, các biên bản đàm phán và các văn bản pháp lý có liên quan.

Quản lý chất lượng của DADTXD là quá trình giám sát những tiêu chuẩn chát lượng công trrình cho những việc thực hiện dự án, đảm bảo chất lượng công trình đạt đúng kế hoạch và đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư.

Quản lý tiến độ DAĐTXD là việc quản lý thời gian, lập kế hoạch, phân phối và giám sát tiền độ thời gian nhằm đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiễn độ như kế

hoạch lập ra.

Quản lý chỉ phí DAĐTXD là quá trình dự toán chỉ phí đầu tư, giám sát thực hiện chi phí theo tiến độ từng công việc và toàn bộ dự án, tô chức phân tích và báo

cáo những thông tin liên quan đến chỉ phí.

Quan lý rúi ro là việc nhận diện những nhân tố rủi ro trong toàn bộ quá trình thực hiện dự án, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản

lý từng loại rủi ro.

Theo Điều 66 Luật xây dựng 2014 quy định:

1 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công

VIỆC; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiễn độ thực hiện; chi phí đầu tư

xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa

chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin

18

Trang 28

công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật

này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2 Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án quy định tại khoản 1 Điều này.

1.3.3 Cac công cụ quản lý dư án đầu tư xây dựng

Có nhiều công cụ dé quản lý dự án nói chung cũng như quan lý dự án đầu tư xây dựng nói riêng, tuy nhiên, trong lĩnh vực kế hoạch dự án có 3 công cụ khá đặc trưng đề trình bày kế hoạch dự án là phương pháp phân tách công việc, sơ đồ mạng và biểu đồ GANTT Ngoài 3 công cụ truyền thống trên, bài chuyên đề xin đề xuất thêm 2 công cụ có tính công nghệ và phổ biến trong ứng dụng thực tế đó

là Microsoft Project và Mô hình ứng thông tin công trình BIM.

- Phương pháp phân tách công việc (Work Breakdown Structure — WBS): mô

tả toàn bộ công việc của dự án, là cơ sở để phân công công việc cụ thể theo từng cấp quản lý, nêu rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng nhóm công tác, đồng thời, làm căn cứ dự kiến thời gian và chi phí hoàn thành công việc Biểu đồ cấu trúc công việc tạo thuận lợi trong báo cáo kết quả cho ban quản lý dự án, cho các cấp quả lý theo chức năng chuyên môn và qua đó ta có thể năm bắt được các thông tin cần thiết của dự án Cau trúc phân việc cũng tạo

điêu kiện thuận lợi cho việc xây dựng sơ đô mạng.

Cấp 1 Dự án

Cấp 2 = ng | — | PP |

Cấp n

Hình 1.1: Biểu đồ cấu trúc phân việc áp dụng trong công tác lập kế hoạch (Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án, NXB Trường Đại học Kinh tế Quốc dân)

- Công cụ sơ đồ mạng: so đồ mạng là một đồ thị, trình bày toàn bộ khối lượng

công việc của một bài toán lập kế hoạch Nó thê hiện logic trình tự kỹ thuật

và môi quan hệ về tô chức gitta các công việc, thời gian thực hiện công việc

19

Trang 29

và tối ưu hóa kế hoạch đề ra Trong quá trình quản lý và thực hiện kế hoạch, có thé điều chỉnh sơ đồ mạng cho sát yêu cầu thực tế Có hai phương pháp cơ bản để quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng sơ đồ mạng đó là: phương

pháp đường gang CPM (Critical Path Method) và đánh gia dự án PERT(Project Evaluation and Review Techniques) Với công cu quan ly dự án

nay, ta có hai phương pháp kỹ thuật xây dựng mang công việc là phương

pháp AOA (Activity on Arrow) và phương pháp AON (Activity on Node).

Sơ đô mang theo AOA So đô mang theo AON

Hình 1.2: Ví du về sơ đồ mang theo hai phương pháp AOA va AON của một

dự án

(Giáo trình Quản lý dự án, NXB Trừng Đại học Kinh tế Quốc dân) - Sơ đồ GANTT (sơ đồ thanh ngang): các công việc dự án và thời gian thực hiện công việc được biéu diễn bằng thanh ngang Mục đích của GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất đề thực hiện các công việc khác nhau của dự án Tiến độ này tùy thuộc vào độ dài công việc những điều kiện ràng

buộc và kỳ hạn phải tuân thủ.

(Nguồn: Giáo trình Quản lý dự án, NXB Truong Dai học Kinh tế quốc dân)

20

Trang 30

- Phan mềm Microsoft Project: Microsoft Project được biết đến là một ứng dụng được phát triển bởi ông lớn Microsoft với chức năng hỗ trợ công việc quản lý dự án như tên gọi của nó Phần mềm này hỗ trợ các công việc quản lý dự án, lên kế hoạch, phân công nhiệm vụ, nguồn lực, quản lý ngân sách, theo dõi tiến độ, xuất báo cáo theo từng dự án khác nhau Quản lý dự án bang Microsoft Project được đánh giá cao bởi khả năng hỗ trợ tôi đa Người dùng lên kế hoạch, lịch làm việc một cách chỉ tiết, đồng thời có thể phân công nhiệm vụ và theo dõi sát sao tiễn độ thực hiện Với phần mềm này,

người dùng như có thêm sức mạnh, quản lý công việc một cách khoa học,

theo dõi trực quan Từ đó người dùng sẽ tập trung phát triển thêm những giá trị khác, việc đạt mục tiêu dự án đề ra sẽ trở nên my mãn hơn.

- Mô hình ứng dụng thông tin công trình BIM: Building Information

Modeling — BIM có thể hiểu là “việc sử dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin dé số hoá các thông tin của công trình thể hiện thông qua mô hình

không gian ba chiều (3D) nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công, quản lý

vận hành công trình” Tại Điều 6, Nghị định 15/2021/NĐ-CP Hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, khuyến khích áp dụng mô hình thông tin công trình (sau đây gọi tắt là BIM), giải pháp công nghệ số trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình Người quyết định đầu tư quyết định việc áp dụng BIM, giải pháp công nghệ số khi quyết định dự án đầu tư xây dựng.

1.3.4 Các nhân tổ ảnh hưởng đến công tác quản lý dau tư xây dựng ở Việt Nam 1.3.4.1 Nhân tô chủ quan

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án

Nhân tố chủ

^ „ Quản lý và Sự công „

Bộ máy, Cong et Bo trí va gidm sat khai va Chat luong

co cau Tân Sách , phan bô chi phi dau} |minh bạch| | người lao

quan ly hoe c von du an tu xây trong công động

oa dung tác QLDA

(Nguon: Tác giả tự tong hợp)

Trang 31

- Thứ nhất, nhân tố Bộ máy tô chức, mỗi một dự án có thé có một sơ đồ phòng ban quản lý khác nhau Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, lĩnh vưc của dự án mả cơ cấu này thay đôi linh hoạt, tat nhiên mỗi một cách tổ chức vận hành sẽ đem lại hiệu quả khác nhau cho DA Một dự án có thé được giao cho một phòng Dự án chuyên biệt dé quản lý nhưng cũng có thé chia ra các công việc cho nhiều

phòng ban cụ thé như kế hoạch, tài chính, thâm định, Việc tổ chức một bộ máy

điều hành tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của dự án trên tất cả các khía cạnh như tiễn độ, chỉ phí, chất lượng.

- Thứ hai, về công tác quy hoạch, kế hoạch hóa, đây là một trong những nhân t6 quan trong nhất của quản lý DADTXD Căn cứ quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 3, Luật đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 (sau đây gọi tắt là Luật đất đai năm 2013) quy định về khái niệm quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất như sau:

e Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bô và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đồi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định e Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời

gian dé thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng dat.

- Thứ ba, về bô trí và phân bồ vốn đầu tư cho dự án, thông thường các chủ đầu tư như các Ban QLDA địa phương hay các doanh nghiệp đều có rất nhiều DAĐTXD phải quản lý DADTXD hau hết đều có đặc điểm chung là cần nguồn vốn lớn, có tính chất và quy mô phức tạp Vậy nên việc có bồ trí và phân bố nguồn vốn cho dự án có tốt hay không là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá công tác quản lý DADTXD Nếu việc bố trí và phân bổ vốn không hiệu quả thì có thé dẫn đến việc dự án bị chậm tiễn độ hoặc ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau xây dựng Tại Việt Nam, nhà nước có quy định một số những quy định về nguyên tắc bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung và dài hạn tại các điều 51, 52, 52, 53, 54 Luật Dau tư công 2019 Dựa vào nội dung các điều luật của nhà nước, ta có thê đưa ra nguyên tắc bồ trí vốn tổng quát cho các DAĐTX như sau:

e Phù hợp với khả năng cân đối vốn của chủ đầu tư trong kế hoạch tài chính, đảm bảo cân đối vĩ mô, an toàn nợ, tính toán hợp lý cơ cấu nguồn lực giữa

các ngân sách.

22

Trang 32

Phân bổ vốn đầu tư tập trung, không phân tán, dàn trải, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

Chỉ giao kế hoạch vốn cho các dự án khởi công mới khi đủ thủ tục đầu tư được cấp có thầm quyền theo quy định của pháp luật.

Dự toán kinh phí, giám sát thực hiện chi phí chính xác theo tiến độ từng

công việc và toàn bộ dự án.

- Thứ tw, về quản lý và giám sát dự án đầu tư xây dựng, trong thời gian dự

án đi vào hoạt động, nhà quản lý dự án cân quản lý và giám sát chặt chẽ một sô nộidung sau:

Xác định phạm vi, giám sát việc thực hiện mục đích, mục tiêu của dự án,

xác định công việc nào thuộc về dự án và cần phải thực hiện, công việc nào nam ngoài phạm vi của dự án.

Giám sát tiễn độ thời gian nhăm đảm bảo thời hạn hoàn thành dự án; chỉ rõ mỗi công việc kéo dai bao lâu, khi nào bắt đầu, khi nào kết thúc và toàn dự

án hoàn thành.

Giám sát thực hiện chi phí theo tiễn độ từng công việc và toàn bộ dự án; tô chức, phân tích số liệu và báo cáo những thông tin về chi phí.

Hướng dẫn, phối hợp những nỗ lực của mọi thành viên tham gia dự án vào

việc hoàn thành mục tiêu dự án.

Đảm bảo các dòng thông tin thông suốt một cách nhanh nhát và chính xác giữa các thành viên dự án và với các cấp quản lý khác nhau.

Nhận diện các nhân tố rủi ro của dự án, lượng hóa mức độ rủi ro và có kế hoạch đối phó cũng như quản lý từng loại rủi ro.

Lua chọn nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ, thương lượng, quản lý các hợp đồng và điều hành việc mua bán nguyên vật liệu, trang thiết bị, địch vụ

cân thiệt cho dự án.

- Thứ năm, chat lượng người lao động, đôi với các dự án, đặc biệt làDADTXD, con người có vai trò điêu khién và vận hành mọi công việc Mỗi cá

nhân mang những yếu tổ riêng, tạo nên sự da dang cho tập thể Người lao động chính là nhân tô quyết định của DADTXD, và là một tiêu chí quan trọng dé đánh giá công tác quản lý DADTXD có hiệu quả không Việc quản lý cần tạo được cơ chế làm việc hợp lý, kỷ luật chặt chẽ và giám sát thi hành đảm bảo mỗi cá nhân

người lao động được đảm bảo lợi ích và trách nghiệm của mình.

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê, lực lượng lao động từ 15 tuôi trở lên trong quý IV năm 2022 là 52,1 triệu người, cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.

23

Trang 33

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý IV năm 2022 là 68,9%, tăng 0,2% điểm phan trăm so với quý trước và tăng 1,1 điểm phan trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ lao động có bằng, chứng chỉ quý IV năm 2022 là 26,4%, cao hơn 0,1 điểm phan trăm so với quý trước và hơn 0,3 điểm phan trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung cả năm 2022, lao động trong khu vực công nghiệp và xây dựng là 17

triệu người (chiếm 33,6%) Có thể thấy được rằng với xu hướng ngày càng phát

triển hiện đại, công nghệ phát triển cũng như các DADTXD ngày càng đòi hỏi độ

hoàn thiện cao thì những số liệu trên có thé minh chứng rằng nguồn lao động ở Việt Nam đang ngày càng cải thiện chất lượng hơn.

- Thứ sáu, về sự công khai và minh bạch trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của cơ quan, tô chức, đơn vi nhà nước trong phòng, chống tham nhũng được quy định tại Điều 14 Văn ban hợp nhất 10/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Phòng, chống tham nhũng do Văn phòng Quốc hội ban hành:

1 Trong quản lý dự án đầu tư xây dựng, phải công khai, minh bạch các nội dung

sau đây:

a) Báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, báo cáo đánh giá tác động kinh tế - xã hội;

các mục tiêu, dự kiến kết quả, các nhóm hoạt động chính và đối tượng thụ hưởng

trong quá trình lập dự án

b) Quyết định phê duyệt dự án, kế hoạch thực hiện dự án;

c) Báo cáo tiễn độ, báo cáo kết quả thực hiện dự án, báo cáo đánh giá thực hiện dự

án va báo cáo két thúc dự án.

2 Dự án quy hoạch đầu tư xây dựng phải được lẫy ý kiến của nhân dân địa phương nơi quy hoạch về nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và sau khi được phê duyệt phải được công khai về các nội dung quy định tại điểm b và điểm c

khoản 1 Điều này.

3 Dự án đầu tư xây dựng từ ngân sách địa phương phải được Hội đồng nhân dân xem xét, quyết định.

4 Dự án đầu tư xây dựng sau khi được quyết định, phê duyệt phải được công khai về nội dung quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này để nhân dân giám sát.

24

Trang 34

1.3.4.2 Nhân tô khách quan

Sơ đồ 1.2: Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án

Nhân tố

khách quan

; Trinh độ phat

Co ché chinh Môi trườn triên kinh tê,

sách, pháp Tong khoa hoc ky

h tự nhiên AL AI DA

luật thuật và côngnghệ

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

- Thứ nhất, về cơ chế chính sách của pháp luật Việt Nam về quản lý dau tu xây dung có quy định về dự án đầu tư xây dựng va quản lý dự án đầu tư xây dựng

ở những văn bản quy phạm pháp luật sau:

e Một số điều khoản tại các bộ Luật Dau tư 2014, Luật Dau tư 2020.

e_ Một số điều khoản tại các bộ Luật Xây dựng 2014, Luật Xây dựng 2020.

e _ Nghị định 15/2021/NĐ-CP Quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Đáng chú ý nhất là Nghị định 15/2021/NĐ-CP Quy định chỉ tiết một số nội dung về quan lý dự án đầu tư xây dựng Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số nội dung của Luật Xây dựng năm 2014 và Luật sửa đổi, bồ sung một số điều của Luật Xây dựng năm 2020 (sau đây gọi tắt là Luật số 62/2020/QH14) về quản lý dự án đầu tư xây dựng, gồm: lập, thâm định, phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng; khảo sát xây dựng: cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng: xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Thứ hai, môi trường tự nhiên không chỉ là không gian sinh tồn của con người, mà còn là điều kiện, nền tảng, yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững; thực hiện sàng lọc, lựa chon đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường Môi trường tự nhiên là một nhân tố quan trọng trong việc đánh giá công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng hiệu quả hay không do đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng cần đánh giá môi trường dé đánh giá dự án có được thực

hiện hay không.

25

Trang 35

Các quy định về tiêu chí môi trường tại Khoản 1, Điều 28 Luật Bảo vệ môi

trường 2020.

e Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

e Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển; quy mô khai thác tài

nguyên thiên nhiên;

e Yếu tổ nhạy cảm về môi trường gồm khu dân cư tập trung; nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt; khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản; các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; di sản văn hóa vật thé, di sản thiên nhiên khác; đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên; vùng đất ngập nước quan

trọng: yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.

Trên cơ sở các tiêu chí vê môi trường, dự án dau tư sẽ được phân thành 04

nhóm: có

e© Nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao (nhóm I) e Có nguy cơ tác động x4u đến môi trường (nhóm II)

e Ít có nguy cơ tác động xấu đến môi trường (nhóm II)

e Không có nguy co tác động xấu đến môi trường (nhóm IV).

Tương ứng với từng nhóm dự án cụ thê mà cơ quan quản lý nhà nước về

môi trường sẽ áp dụng các công cụ, cơ chế quản lý phù hợp.

- Thứ ba, về trình độ phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thực tiễn cho thấy, khoa học và công nghệ (KH&CN) góp phần rất quan trọng vào thúc đây tăng trưởng kinh tế thông qua tác động đến tổng cung và tổng cau; các sản phim KH&CN đóng góp trực tiếp vào GDP Sự phát triển của KH&CN có tác động rat lớn đến DADTXD và việc quản lý DADTXD.

Sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ có thể coi là tổng thể các yếu tố phục vụ cho dự án, như máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện truyền thông Nếu những yếu tố này được trang bị tốt đáp ứng được đòi hỏi của công việc thì công tác quản lý DAĐTXD đảm bảo được triển khai tốt Nhân tố này có chức năng truyền tải và vận hành, khi có nền tảng tốt thì DADTXD sẽ được đảm bảo thông tin nhanh, chính xác và đầy đủ Quả đó, ta thất được sự phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ là nhân tổ quan trong dé đánh giá sự hiệu quả trong công

tác quản lý DADTXD.

Nền kinh tế tại Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, có sự tham gia của cả nhà nước và tư nhân, tạo nên nhiêu hình thức đâu tư,

26

Trang 36

tạo nên sự đa dạng nhưng vẫn quy củ Bên cạnh đó, trong lĩnh vực quản lý

DAĐTXD, nhà nước đã khuyến khích ứng dụng Mô hình BIM - sự tiến bộ của công nghệ thông tin dé số hóa các thông tin của công trình dự án, qua mô hình không gian ba chiều dé hỗ trợ thiết kế, thi công Những giải pháp công nghệ khác

cũng được ứng dụng rất nhiều tại các doanh nghiệp tư nhân.

1.3.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Mỗi dự án sẽ có những tiêu chí đánh giá hiệu quả khác nhau, nhưng nhìn

chung, công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng sẽ được đánh giá trên các tiêu chí

sau đây:

1.3.5.1 Về tiến độ thực hiện và hoàn thành dự án

Từng công việc phải được đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và thực hiện theo đúng lộ trình Có nghĩa là, nhà quản lý phải lập kế hoạch, sắp xếp, phân bổ nguồn lực sao cho hợp ly dé đảm bảo đúng tiến độ của dự án Đối với các công việc nói tiếp, công việc trước phải kết thúc, công việc sau mới bắt đầu và công việc trước là tiền đề cho công việc sau thực hiện Đối với các công việc thực hiện song song, phải phân bố nguồn lực kĩ lưỡng, tránh xảy ra sự chồng chéo, chỉ tập trung vào công việc này mà không phân bé nguồn lực cho công việc kia, khiến hai công việc không thé cùng hoàn thành trước thời gian thực hiện công việc sau đó.

Tiên độ của từng công việc được đảm bảo thì tiên độ tông thê của dự ánmới không bị chậm Nêu tiên độ tông thê dự án bị chậm so với kê hoạch, cân phải

xác định nguyên nhân gây ra chậm trễ và có biện pháp chủ động khắc phục.

Mỗi giai đoạn sẽ gắn liền với các thủ tục pháp lý nhất định Nếu các bước triển khai nhanh nhưng việc chuẩn bị hé sơ, giấy tờ không theo kịp thì cũng xảy ra nhiều bat cập Thi công chỉ có thé thực hiện sau khi có thiết kế, dự toán được phê duyệt; tiến độ thi công phải đi kèm với tiễn độ thanh toán vì liên quan đến tiến độ giải ngân vốn hàng năm

1.3.5.2 Về chất lượng thực hiện công tác quản lý

Chất lượng thực hiện công tác quản lý phải được đảm bảo ngay từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn thi công và nghiệm thu, bản giao công trình Công trình khi thực hiện quản lý phải được giám sát, đánh giá theo chuẩn hệ thống quản lý chất

lượng ISO, của Việt Nam và của các ngành liên quan.

Công trình phải được thi công đúng, đủ về mặt khối lượng thiết kế, nghiệm thu đúng thực tế thi công Chất lượng công trình trong giai đoạn này phải được

27

Trang 37

đánh giá là đạt yêu cầu thì mới có thé tiền hành nghiệm thu, đưa vào sử dụng; thậm

chí, trong giai đoạn bảo hành, bảo trì dự án, vẫn phải thực hiện nghiêm ngặt.

1.3.5.3 Về chi phí thực hiện

Chi phí thục tế thực hiện phải nhỏ hơn hoặc băng chi phí dự toán Khi chi phí bị vượt quá dự toán, phải tìm ra nguyên nhân cụ thê và có giải trình hợp lý.

Chỉ phí dự toán phải được tính toán chính xác, tránh sai số quá lớn, vì trong quá trình thi công, nó sẽ anh hưởng đến hiệu qua quản lý chi phí do phải mat thời

gian tính toán lại và chờ phê duyệt.

Trong quá trình QLDA, dòng tiền phải được kiểm soát chặt chẽ, đồng thời, tính toán đến cả chi phí dự phòng xác định được mức chênh lệch so với được duyệt

dé kịp thời ngăn chặn những thay đổi không đúng, không được phép, từ đó đề xuất

giải pháp quản lý có hiệu quả.

Người quan lý chi phí đồng thời phải quan lý cả hợp đồng mua bán vi đây là căn cứ thanh quyết toán khi hoàn thiện công trình.

1.3.5.4 Về việc đảm bảo chất lượng môi trường, an toàn lao động và phòng

cháy chữa cháy

Lập báo cáo đánh giá tác động của dự án đối với môi trường là việc cần thiết và bắt buộc dé biết tam ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định Không thé hy sinh chất lượng môi trường đề đổi lay dự án, đặc biệt khi chất lượng môi trường đang ngày càng xấu đi và nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của những đối tượng sống xung quanh dự án Việc đảm bảo môi trường dự án sẽ ràng buộc trách nhiệm của nhà thầu, có những biện pháp thi công thích hợp dé có thé hài hòa giữa mục tiêu cụ thể với chất lượng

môi trường.

Trong thi công xây dựng, việc xảy ra rủi ro trong giai đoạn thi công của

người lao động là không thể tránh khỏi Ví dụ, khi thi công những tòa nhà, chung cu cao tang hoặc tại những noi có kết cấu địa hình phức tạp như trên núi, cảng biển, việc mang vác và di chuyền nhiều đồ đạc gây khó khăn, phan trụ cho người lao động đứng xây mặc dù chắc chan, có hàng lưới bảo vệ bên ngoài nhưng có thé do điều kiện về sức khỏe không đảm bảo nên có nhiều trường hợp rủi ro xảy ra

như bị ngã khi đang làm việc Chính vì vậy, trong thi công xây dựng công trình thì

rất cần đến các biện pháp đề bảo vệ an toàn lao động cho người lao động và phải

có quản lý an toàn lao động khi thi công.

28

Trang 38

Ngoài các rủi ro lao động, nguy cơ xảy ra cháy né tại công trường là một van đề đáng lưu tâm Việc thực hiện nghiệm thu về PCCC là vô cùng quan trọng Đây là căn cứ cho sự đảm bảo về an toàn và chất lượng của công trình mà nhà thầu đã cam kết thực hiện với chủ đầu tư theo đúng hợp đồng xây dựng và tuân thủ các

quy trình xây dựng đúng pháp luật.

29

Trang 39

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ

ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CỦA BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nam Định ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Ban Quản lý dự án đầu tư xây

dựng tỉnh Nam Định

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh Nam Định

Nam Định nằm ở phía Nam vùng đồng băng sông Hồng, diện tích đất tự nhiên là 1.668km2 Nam Định tiếp giáp với tinh Thái Binh ở phía Bắc, tinh Ninh Bình ở phía Nam, tỉnh Hà Nam ở phía Tây Bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía Đông Địa hình tương đối bằng phăng, có 2 vùng chính là vùng đồng bằng thấp trũng và vùng đồng bang ven biển, ở phía Tây Bắc tỉnh có một số ít đồi núi thấp Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chỗ cao nhất từ đỉnh núi Gôi cao

122m, chỗ thấp nhất -3m (so với mặt biển) ở vùng đồng bang tring huyện Ý Yên Vùng ven biển có bờ biển dài, địa hình khá bằng phăng Một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển du lịch nghỉ mát tắm biển như Thịnh Long (Hải Hậu), Quất Lâm (Giao Thuỷ), Rạng Đông (Nghĩa Hưng) Nam Định có 3 sông lớn là sông Hồng, sông Day, sông Ninh Cơ Ngoài ra có sông Dao nối liền sông Hồng và sông Đáy cùng với nhiều sông nhỏ khác giúp cho giao thông đường thuỷ thuận lợi và bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định - Điều kiện kinh tế tỉnh Nam Định

Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực pham của đồng bằng Bac Bộ Đồng thời, có nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của cả nước Tổng sản phẩm GRDP đạt 9,07%, thu ngân sách nhà nước

đạt 7750 tỷ đồng, băng 117,4% dự toán.

Sản xuất công nghiệp tăng 14,3%, xuất khâu hàng hóa tăng 12,5%, tăng trưởng tín dụng ước tăng 15%, tổng vốn đầu tư phát triên xã hội tăng 16,5% Hạ

30

Trang 40

tầng kinh tế, xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông, khu, cụm công nghiệp Tổng mức đầu tư cac dự án trọng điểm khoảng 25.000 tỷ đồng.

Công tác cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chuyền đổi số được tập trung chỉ đạo quyết liệt 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4 và kết nối liên thông trên Công dịch vụ công quốc gia Chỉ số đánh giá về chuyền đổi số năm 2021 của tỉnh xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phó; Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tinh (PCI) tăng 16 bậc so với năm trước đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phó.

Năm 2022, tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn cho 32 dự án trong nước, 6 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 31.187 tỷ đồng và 38 triệu USD; cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho hơn 1.000 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện với vốn đăng ký 9.391 tỷ đồng Đặc biệt, đã chấp thuận chủ trương đầu tư Nhà máy Thép xanh Xuân Thiện Nghĩa

Hưng, Nhà máy Thép xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định với tổng vốn đầu tư 98.900 tỷ đồng

- Điều kiện xã hội tỉnh Nam Định

Sáu tháng đầu năm 2022, tình hình đời sống các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh nhìn chung ổn định, không có hộ thiếu đói Kinh tế dần hồi phục, hoạt động sản xuất kinh doanh được đây mạnh; các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi

xã hội, an ninh chính tri, trật tự an toàn xã hội được các cấp, các ngành quan tâm

và đảm bảo; giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong tỉnh Nam Định kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa bàn, đạt và vượt 13/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội được quan tâm; nhiều chính sách bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội được triển khai hiệu quả Giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực được chú trọng, đứng đầu toàn quốc về điểm trung bình các môn Ky thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2022.

Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được bảo đảm;

hoạt động đối ngoại được đây mạnh Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính

trị được chú trọng; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền được nâng lên.

31

Ngày đăng: 30/03/2024, 21:22