1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2025

102 11 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2025
Tác giả Trần Khắc Tuấn
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Mai Hoa
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý dự án
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 22,21 MB

Nội dung

Nguồn: Nguyễn Bạch Nguyệt 2012, Giáo trình Lập dự án dau tư, NXB Dai hoc Kinh tế Quốc dân, Ha Nội Theo Khoản 13 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định: “Dự án đầu tư công là dự án sử

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA ĐẦU TƯ

Đề tài:

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định giai

đoạn 2016-2025

Giảng viên hướng dẫn : TS Trần Thị Mai Hoa

Sinh viên thực hiện : Trần Khắc Tuấn

Lép chuyên ngành : Quản lý dự án 60

Mã sinh viên : 11185389

Hà Nội, thang 04 năm 2022

Trang 2

Trước tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Trần Thị

Mai Hoa, người trực tiếp hướng dẫn em thực hiện khóa luận Cô đã quan tâm, chỉ dẫn

và định hướng cho em ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình thực tập Với nhữngchỉ bảo, hướng dẫn chỉ tiết cùng các tài liệu và sự động viên khích lệ của cô đã giúp emvượt qua rất nhiều khó khăn dé có thé hoàn thành khóa luận này

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thé quý Thay Cô trong Khoa Dau tư luôn

sẵn sàng chỉ dạy, trang bị cho em những kiến thức khoa học quan trọng trong suốt quá

trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Cuối cùng, em xin cảm ơn toàn thé Ban Giám đốc, các phòng ban và các cán bộ

quản lý của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định, đặc biệt em xin cảm ơn

sâu sắc tới anh Phạm Văn Cường - cán bộ phòng Kỹ thuật - Thâm định là người trực

tiếp phụ trách, hướng dẫn và giải đáp tất cả các thắc mắc của em trong khoảng thời gian

thực tập tại Ban.

Em xin chân thành cam ơn!

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng Khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu độc lậpcủa riêng cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Trần Thị MaiHoa Các số liệu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong khóa luận là hoàn toàn

trung thực Tôi xin chịu mọi trách nghiệm về lời cam đoan này.

Sinh viên

Trân Khăc Tuân

Trang 4

MỤC LỤC

LOI CAM 090 651353 |LOI CAM DOAN 2

MUC LUG 92 5: ÔỎ 3

CÁC TỪ NGU VIET TAT eescsscssssssssssssssssssessssssssesssesssscssscssscsssscssecssscsseccssecaseesseceaneesss 5

DANH MỤC BANG, SƠ ĐỎ VA BIEU ĐÔ o cssscsssesssssssssesssesssessesssecsusssscssecssecsssesecsses 7LOI (9527.1007 9CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 12

1.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây đựng - 2-2 scs+cxecseee 12

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng - 2 2 s+cs+cs+rxerxerxees 12 1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây ỰnG .-s-c sen siseieree 13 1.1.3 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng . -« «++ 14 1.2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây đựng -: 15

1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây đựng -5-=5¿ 15 1.2.2 Vai trò của quản lý dự án trong hoạt động đầu tư xây dựng 15 1.2.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng - 5 s=sz=se2 l6 1.2.4 Một số công cụ được dùng trong công tác quản lý dự án 24 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng 25 1.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây

60120777177 3 GA 28

1.4.1 Nhân tố chủ quan - + 2 2 2+SE+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEEkerkerkerreee 28 1.4.2 Nhân tố khách quan ¿2 2+ £+++EE+EE+£E£+E££EE2EE+EE+EEerxerxerxee 29

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI BAN QUẢN LÝ

DỰ ÁN DAU TƯ XÂY DỰNG TINH NAM ĐỊNH GIAI DOAN 2016-2021 31

2.1 Tổng quan về ban QLDA DTXD tỉnh Nam định - 2: 31

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triỂn - ¿52522 ++£++zx+rxerxeres 31 2.1.2 Cơ cau bộ máy tổ ChUC Le eeeceeceecesseseesessessessesseseessssessessessesssesseesesseaees 32 2.2 Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng được ban QLDA quản lý 35

2.2.1 Một số dự án tiêu biểu do Ban quản lý -2- 252 scszcs+2 35 2.2.2 Các đặc điểm của dự án do Ban làm chủ đầu tư hoặc làm đơn vị quản

2.3 Thực trạng công tác quản lý dự án - ¿+ + + ++++crssseseseerseseeeee 41

2.3.1 Thực trạng quản lý theo giai đoạn «+5 s+++s++sec+seeseess 4I

3

Trang 5

2.3.2 Thực trang quản lý theo nội dung +++-s++++<c++seesses 57

2.4 Ví dụ minh họa cho công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án Đầu tư

xây dựng tỉnh Nam Định: Dự án Xây dựng nhà kỹ thuật nghiệp vụ và phụ trợ

Trung tâm Y tế huyện Xuân Trường, - ¿2 £+£+£E+£x+£xzEzxzrerrxee 65

2.4.1 Tổng quan về dự A0h.e.eeeceecessesccesessessessessssessessessessessecssssessessesseeseess 65

2.4.2 Phân tích công tác QLDA theo từng giai đoạn - «‹ 66 2.4.3 Phan tích công tác QLDA theo nội dung - -«+-s«++ 71

2.4.4 Danh gia cong tac quan ly du an đôi với dự án Xây dựng nhà kỹ

thuật nghiệp vụ và phụ trợ Trung tâm Y tê huyện Xuân Trường 74

2.5 Đánh giá tông quát công tác QLDA giai đoạn 2016-2021 75

2.5.1 Kết quả đạt QUOC :-2¿- 5c ©2+22x2EEEESEEEEESEEEEEerkrrrkerkrrrrrs 75 2.5.2 Những hạn chế còn CON tại - - St k+kESEEEEEEEEkEEEEkrkerkerees 79 2.5.3 Nguyên nhân dẫn tới hạn chẾ - 2-2 + +£+££+£++£++£x+rxerxezed 84

CHUONG 3: GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY DU AN DAU TUXAY DUNG TAI BAN QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG TINH NAM

3.1 Cơ sở dé xuất giải Php ecceecccccsccessessessessessesssessessessessessesssssussuseseeseeseeses 87

3.1.1 Định hướng phát triển tỉnh Nam Định giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn

l[908i:00020620222 87

3.1.2 Dinh hướng và mục tiêu quản lý dự án tại ban QLDA giai đoạn 2021-2025 tâm nhìn đên năm 2030 5 1S Essiksirrerseee 88

3.2 Một số giải pháp - ¿- 2 2SE+SE2E2E12E12112711717121121121111211 11x xe 89

3.2.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực quan lý dự án 89

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quan ký dự án theo quy trình 91

3.2.2 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án theo nội dung 92.458089/.9)8/.9.4i208)/6: 0n 97

Trang 6

CÁC TỪ NGỮ VIET TAT

STT Nội dung Viết tắt

1 Ban Quản lý dự án Ban QLDA (BQLDA)

2 Phòng Hành chính - Kế toán Phòng HC-KT

3 | Phòng Kế hoạch - Tổng hợp Phòng KH-TH

4 Phòng Kỹ thuật - Thâm định Phòng KT-TD

5 Phòng Dự án Phòng DA

6 | Giám đốc quản lý dự án Giám đốc QLDA

7 | Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi BCNCTKT

8 Báo cáo dé xuất chủ trương đầu tu BCĐXCTĐT

9 Báo cáo nghiên cứu khả thì BCNCKT; Dự án đầu tư (DAĐT)

10 | Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật BC KT-KT

11 Kế hoạch lựa chọn nhà thầu KHLCNT

12 Hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu HSMT, HSYC

13 | Hồ sơ dự thầu HSDT

14 Kết quả lựa chọn nhà thầu KQLCNT

15 | Thiết kế cơ sở TKCS

16 | Thiết kế kỹ thuật TKKT

17 | Thiết kế bản vẽ thi công TKBVTC

18 | Báo cáo đánh giá tác động môi trường DTM

19 | Kế hoạch bảo vệ môi trường KHBVMT

20 | Vệ sinh môi trường VSMT

Trang 8

DANH MỤC BANG, SO DO VÀ BIEU DO

BANG

Bang 1.1: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLDA 25

Bảng 2.1: Số lượng các dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng làm chủ đầu

I819:111i8310i015483))/)00)2077177 35

Bảng 2.2: Một số dự án tiêu biểu do Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Dinh là chủ đầu tư hoặc nhận nhiệm vụ quản lý trong giai đoạn 2016 — 2021 36 Bảng 2.3: Một số dự án được tài trợ từ vốn nước ¡20017 38

Bảng 2.4: Các dự án lớn trong năm 2022 do Ban quản lý trên địa bàn tỉnh Nam

000 1 40

Bảng 2.5: Kết quả công tác quan lý tiễn độ các dự án trong giai đoạn 2016 — 2021

"¬— 59

Bảng 2.6: Số dự án chậm tiến độ ở các giai đoạn của dự án - 59

Bang 2.7: Két qua quan ly chất lượng dự án qua các năm tại Ban Quan lý dự án

đầu tư xây dung tinh Nam Định 2-2 s++E+EE+EE+£E£EEEEEE2EE2EEEEEErkerkrrkrres 62 Bang 2.8: Danh sách những nhà thầu trúng thầu 2-2-2 5 s22 70 Bang 2.9: Tổng hop tổng mức đầu tư xây dựng - 2-2 s+cs+rssrsres 73 Bảng 2.10: Giá trị dự toán và quyết toát của dự án .-c-cccs+eseeeeees 74 Bang 2.11: Số dự án quyết toán đúng thời hạn giai đoạn 2016 - 2021 78

SƠ ĐÒ

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các nội dung quản lý chí phí -2 ¿2 s+2s++zx+zszrxs 21

Sơ đồ 1.2: Nhưng nội dung cơ bản của quản lý chất lượng - 23

Sơ đồ 1.3: Các nhân tô chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý dự án

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ban Quan lý dự án đầu tư xây dựng tinh

Nam Gin 01177 - : 135 33

Trang 9

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quản lý dự án theo giai đoạn tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây

l10/015ã009108):10i8 9)):) NHỎ 41

Sơ đồ 2.3: Quy trình công tác lập chủ trương đầu tư - 5c s52 43

Sơ đồ 2.4: Quy trình công tác Lập báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng 46

Sơ đồ 2.5: Quy trình công tác thiết kế sau thiết kế cơ Sở -z-¿ 49

Sơ đồ 2.6: Đối với những dự án chỉ yêu cầu lập BCKTKT -s¿ 51

Sơ đồ 2.7: Quy trình công tác tổ chức thi công - 2 2z+s+cszszse2 55

Sơ đồ 2.8: Các công việc trong giai đoạn kết thúc dự án 5 s¿ 56

Sơ đồ 2.9: Quy trình lập tiến độ chi tiết và kế hoạch thực hiện - 57

Sơ đồ 2.10: Quy trình quản lý Chi phie c c.ccecceeccecessessessessessessessessesessessessesseeees 64 BIEU ĐỎ

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ số lượng dự án theo lĩnh vực 2 2 2 s+cszsezsz=s+ 39 Biểu đồ 2.2: Số lượng dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam

Định lam CDT hoặc đơn vi quản lý qua từng năm - «5s «+s++s+2 75

Biểu đồ 2.3: Tỉ lệ số dự án tăng (giảm) so với năm trước - +: 76 Biểu đồ 2.4: TMĐT bình quân của các dự án qua từng năm 77 Biểu đồ 2.5: Hiệu quả trong công tác quản lý tiễn độ và chất lượng các dự án 78

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động đầu tư nói chung luôn là động lực cơ bản để phát triển kinh tế - xã hộicủa một xã hội hiện đại và văn minh Đối với đầu tư xây dựng, mỗi hoạt động đầu tư là

sự phối hợp từ nhiều nguồn lực của chủ đầu tư như: vốn, nhân lực, máy móc, dé taonên các công trình giúp thúc day và phát huy những lợi thé sẵn có của xã hội nói chung

và chủ đầu tư nói riêng Các công trình xây dựng nếu được đầu tư phù hợp về nguồn

vốn và công nghệ và đạt kết quả như kế hoạch đề ra sẽ tạo thuận lợi cho quá trình vậnhành, khai thác sử dụng công trình, đáp ứng nhu cầu cấp thiếp về tư liệu sản xuất hoặcnơi lưu cư, từ đó kích thích hoạt động sản xuất phát triển, mở rộng quy mô, thu hút thêmlao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống cho người lao động hay nói

theo cách vĩ mô là tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội

Ngược lại, hoạt động đầu tư xây dựng nếu không thuận lợi, dự án bi “treo”, hiệuquả sử dụng không cao hoặc không có sẽ trở thành gánh nặng lớn lên nhà đầu tư đồngthời tác động tiêu cực đến kinh tế và xã hội Tình trạng này không những không tạo ra

vốn đề sản xuất mà còn làm lãng phí ngân sách, con người, vật liệu, bất động sản, thậm

chí, tác hại lớn tới môi trường và hệ sinh thái.

Do đó, dé xây dựng được các công trình, DA đạt được hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi

công tác QLDA phải được thực hiện một cách hoàn chỉnh và bài bản hơn nữa để có thểhoàn thành tốt nhất mục tiêu mà dự án đề ra

Tính đến hết năm 2020, tỉnh Nam Định đã đạt và vượt tất cả các chỉ tiêu kinh tế

- xã hội đề ra cho giai đoạn mười năm từ 2010 đến 2020 Trong đó Nam Định là mộttrong hai tỉnh đầu tiên của cả nước hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM Đáng chú ý

nhất đó là kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư mạnh mẽ, nhiều công trình, dự án

quan trong đã hoàn thành và đang triển khai, bùng n6 nhất là giai đoạn từ năm 2015được kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo

Tiếp tục phát huy tốc độ này, năm 2021 tỉnh đầy manh đầu tư hơn nữa thông quatiến hành hàng loạt các DAĐT nhằm tu sửa, nâng cấp, mở rộng và xây mới hàng loạtcông trình cơ sở hạ tầng, hệ thống đô thị mới và hệ thông công trình phúc lợi như: Điện,

đường, trường học, trạm, trụ sở các cơ quan nhà nước, các công trình có tính văn hoá —

lịch sử trên địa bàn phục vụ quá trình phát triển kinh tế, phát triển đô thị và đảm bảo nhu

9

Trang 11

cầu của nhân dân Va quan trong hơn cả là tham vọng phan dau đến năm 2030, Nam

Định trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước theo như Nghị quyết Đại hội Đảng bộtỉnh lần thứ XX đã đề ra

Vai trò của Ban QLDA DTXD tỉnh Nam Dinh trong chặng đường phát triển củatỉnh là vô cùng to lớn bởi Ban luôn là cơ quan được UBND giao phó trọng trách chủ đầu

tư hoặc đơn vị quản lý đối với nhiêu dự án trọng điểm của tỉnh

Sau một thời gian có cơ hội thực tập và tham gia vào một sỐ công tác QLDA tạiBan, tác giả nhận thấy trong giai đoạn 2016-2021 Ban đã đạt được nhiều thành tựu tolớn trong công tác QLDA, song cũng còn nhiều mặt hạn chế còn tồn đọng cần giải quyết

Xuất phát từ thực tế này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác quản

lý dự án đầu tư xây dựng tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tổng hợp, hệ thống hóa những lý luận cơ bản và thực tiễn về quản lý dự án đầu

tư xây dựng;

- Tìm hiểu và nghiên cứu về công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư

xây dựng tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2016-2021 Từ đó có các phân tích, đánh giá

những kết quả tích cực cũng như các mặt hạn chế, chưa hoàn thiện và tìm hiểu nguyênnhân dẫn đến các hạn ché;

- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tácQLDA tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2022-

2025.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm hai nội dung chủ đạo đó là những cơ sở lý luận

về quản lý dự án đầu tư xây dựng và liên hệ thực tế tới công tác quản lý của Ban Quản

lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định

- Pham vi nghiên cứu

+ Khong gian: Dia ban tinh Nam Dinh;

+ Thời gian: Công tac QLDA trong giai đoạn 2016-2021 va đưa ra các giải pháp

cho giai đoạn đến năm 2025

4 Kết cau khóa luận

Khóa luận có kết cấu bao gồm 3 chương, nội dung cụ thé của từng chương như

sau:

10

Trang 12

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quan lý dự án đầu tư xây dung;

- Chương 2: Thực trạng công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây

dựng tỉnh Nam Dinh giai đoạn 2016-2021;

- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án tại Ban Quản lý dự án

đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định

11

Trang 13

CHUONG 1:

CO SO LY LUAN VE QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG

1.1 Cơ sở lý luận về dự án đầu tư xây dung

1.1.1 Khái niệm dự án đầu tư xây dựng

Tại Việt Nam, khái niệm dự án đầu tư được hiểu theo rất nhiều góc độ Tiêu biểutrong số đó được thể hiện như sau:

“Dự án là một lĩnh vực hoạt động đặc thù, một nhiệm vụ cần phải thực hiện vớiphương pháp riêng, nguồn lực riêng và theo một kế hoạch tiến độ nhằm tạo ra một thực

thể mới.”

(Nguồn: Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Dai học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội)

“DAĐT là tổng thé các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế

hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định dé tao mới, mở rộng hoặc cải tạo

những cơ sở vật chất nhất định nhăm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương

;39

lai.

(Nguồn: Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình Lập dự án dau tư, NXB Dai hoc

Kinh tế Quốc dân, Ha Nội)

Theo Khoản 13 Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định: “Dự án đầu tư công

là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công.”

Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định: “Dự án đầu tư là tập hợp

đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn dé tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trênđịa bàn cụ thé, trong khoảng thời gian xác định.”

Ngoài ra, theo Khoản 15 Điều 3 của Luật Xây dựng năm 2014 có quy định như

sau: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn

dé tiến hành hoạt động xây dựng dé xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựngnhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trongthời hạn và chi phí xác định Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đượcthể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên

cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.”

Như vậy tùy thuộc vào tính chất của dự án đó và mục đích sử dụng thì DAĐT cócách phát biêu khác nhau Nhưng tổng quát thì đều có những điểm cơ bản sau:

12

Trang 14

- Về nội dung: DAĐT là tập hợp các công việc nhất định có liên quan đến nhau

nhăm đạt được mục đích thông qua việc sử dụng các nguồn lực;

- Về mục tiêu kinh tế xã hội: Đối với CDT đó là mục dich thu hồi vốn, tạo lợinhuận và vị thế phát triển mới của doanh nghiệp; đối với xã hội đó là việc phù hợp với

quy hoạch định hướng phát triển, kinh tế, tạo thêm việc làm va sản phẩm, dịch vụ cho

xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái;

- Về nguồn lực: Vốn, lao động, máy móc, đất đai, tài nguyên, thiết bị, công nghệ

kĩ thuật, nguyên vật liệu, ;

- Về kết quả: Cụ thé, có thé định lượng được tạo ra từ các hoạt động khác nhau

của dự án;

- Về hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trong đó trình bày một cách chitiết có hệ thống về các nội dung công việc và chi phí theo một kế hoạch nhất định đề đạtđược kết quả và mục tiêu cụ thể trong tương lai

1.1.2 Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng

Các dự án nói chung và dự án đầu tư xây dựng nói riêng thường có các đặc điểm

sau:

Thứ nhất, luôn có các mục tiêu rõ ràng, bao gồm những mục tiêu về chức năng

của dự án như: công suất, chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật và mục tiêu ràng buộc như thời

hạn hoàn thành, chi phí và chất lượng Bên cạnh đó mục tiêu ở đây còn được thé hiệntrên hai khía cạnh bao gồm mục tiêu cụ thể và mục tiêu tổng thế Trong đó mục tiêu cụthé là những kết quả trước mắt mà DA cần phải dat được còn mục tiêu tông thé là cáclợi ích đối với KT-XH;

Thứ hai, sản pham của DADTXD là công trình xây dựng mang tính đơn chiếc,

hoàn toàn duy nhất và không phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng

loạt;

Thứ ba, DAĐTXD luôn bị ràng buộc bởi các nguồn lực được xác định từ trước

là thời gian thực hiện, tiền vốn, vật tư thiết bị, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, Nguồnlực chính là nguyên liệu đầu vào dé thực hiện dự án và các nguồn lực này rất đa dạng

tùy vào các dự án khác nhau;

Thứ tư, ĐTXD là một lĩnh vực có độ rủi ro cao và chủ yếu là do thời gian thực

hiện kéo dài dân đên nhiêu hệ lụy nguy hiêm khác Ngoài ra các rủi ro như chính sách

13

Trang 15

kinh tế, chính trị, những biến chuyên trong xã hội, thời tiết, cũng góp phần gây ra rủi

ro rất lớn cho việc thực hiện DAĐTXD;

Thứ năm, sản phẩm của DADTXD thường có kích thước và trọng lượng tương

đối lớn Do đó số lượng, chủng loại vật tư vật liệu, thiết bị máy móc, các loại phươngtiện dùng trong thi công và loại lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng vô cùng khác

nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công khiến cho giá thành sản phâm rat phức tạp

và thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ;

Thứ sáu, DADTXD có sự tham gia của nhiều chủ thể, đó là chủ đầu tư, đơn vịthiết kế, đơn vị xây dựng, đơn vị giám sát, các nhà cung ứng, Các chủ thê này làmviệc với nhau trong suốt thời gian thực hiện DA với mục đích đạt được kết quả tốt nhất.Tuy nhiên họ cũng có những lợi ích riêng biệt, mối quan hệ giữa các chủ thể này thườngmang tính đối tác nhưng cũng dễ xảy ra xung đột về quyền lợi;

Thứ bay, DAĐTXD liên quan đến đa ngành nghé, lĩnh vực và diễn ra ở nhiều

phạm vi địa lí, cảnh quan, môi trường tự nhiên, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi íchcủa cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình

1.1.3 Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

DADT được tạo nên bởi một quá trình gom nhiéu giai đoạn Những giai đoạnnày vừa có mỗi quan hệ khăng khít, diễn ra liên tiếp nhưng cũng có tính độc lập tươngđối với nhau tạo thành chu trình hoàn thiện của dự án

Quy trình của dự án nhìn chung được chia làm ba giai đoạn lần lượt: Chuẩn bị

dự an; Thực hiện dự án và Kết thúc dự án đưa công trình vào khai thác sử dụng Trình

tự thực hiện đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 4 của Nghi định 15 quy định chitiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng, cụ thé như sau:

“_ Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc: khảo sát xây dựng; lập, thâm

định, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư

(nếu có); lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chỉ tiết xây dựng phục vụ lập Báo cáo

nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi dé phêduyệt/quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quanđến chuẩn bị dự án;

- Giai đoạn thực hiện dự án gồm các công việc: chuan bị mặt bằng xây dựng, ràphá bom mìn (nếu có); khảo sát xây dựng; lập, thâm định, phê duyệt thiết kế, dự toánxây dựng: cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép

14

Trang 16

xây dựng); lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng: thi công xây dựng côngtrình; giám sát thi công xây dung; tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; vận hành,

chạy thử; nghiệm thu hoàn thành công trình xây dung; ban giao công trình đưa vào sử

dụng và các công việc cần thiết khác;

- Giai đoạn kết thúc xây dựng gồm các công việc: Quyết toán hợp đồng xây dựng,quyết toán dự án hoàn thành, xác nhận hoàn thành công trình, bảo hành công trình xâydựng, bàn giao các hồ sơ liên quan và các công việc cần thiết khác.”

(Nguôn: Chính phú (2021), Nghị định số: 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021)

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.1 Khái niệm quản lý dự án đầu tư xây dựng

“Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và giám

sát quá trình phát triển của dự án nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn,

trong phạm vi ngân sách được duyệt va đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất

lượng sản phâm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.”

(Nguồn: Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội)

Nói cách khác QLDA là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản

lý vào suốt vòng đời của dự án hay nói một cách đơn giản, QLDA là việc huy động các

nguồn lực và tổ chức các công nghệ dé thực hiện được mục tiêu đề ra

Quản lý DADTXD là một quá trình phức tạp nó mang tính duy nhất không có sựlặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào Mỗi dự án cóđịa điểm khác nhau, không gian và thời gian khác nhau, yêu cầu về số lượng và chấtlượng khác nhau, tiến độ khác nhau, con người cũng khác nhau, thậm chí trong quátrình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ Chủ đầu tư Cho nên việc

điều hành quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công

thức nhất định

1.2.2 Vai trò của quản lý dự án trong hoạt động đầu tư xây dựng

Công tác QLDA có vai trò tối quan trọng trong bat kì dự án ở mọi lĩnh vực đặcbiệt là trong DTXD Các vai trò lớn mà QLDA đem lại có thé kế đến như:

- Kiểm tra tiến độ hoàn thành các khâu trong kế hoạch đề ra, thiết kế dự án saocho phù hợp với tiến độ cũng như mốc thời gian đã được duyệt;

15

Trang 17

- Đánh giá tình trạng và quá trình thực hiện DA đã đảm bảo đúng quy trình, kế

hoạch lập hay chưa;

- Đánh giá những thay đổi liên quan tới quá trình thiết kết, mua sm vật tư, quátrình thi công, trang bị thiết bị bảo hộ và ATLĐ Nghiêm túc trong việc thực hiện bảo

vệ môi trường và PCCC theo đúng quy định hiện hành;

- Hỗ trợ chủ dau tư lập và xem xét đánh giá những chỉ tiêu lựa chọn nhà thầu uytín và chất lượng;

- Kiểm tra và báo cáo công việc về nhân sự và thiết bị cho nhà thầu nắm rõ

Theo dõi và đánh giá mức độ hoàn thành tiễn độ của nhà thầu;

- Báo cáo những sai phạm, những chậm trễ trong thực hiện tiến độ công trình vàyêu cầu đưa ra những biện pháp khắc phục dé hoàn thành tiến độ công trình đúng camkết;

- Cập nhật tình hình tiến độ theo thời gian để yêu cầu nhà thầu có những chính

sách bảo đảm tình trạng tổng dự án và chất lượng được thực hiện đúng theo những đềxuất dé kịp thời phản ánh cũng như xử lý;

- Đưa ra đánh giá, nhìn nhận tổng quát về chất lượng của DA;

- Hỗ trợ giải quyết những rủi ro trong quá trình thi công;

- Kiểm tra chất lượng thiết kế hợp đồng tư vấn thiết kế kiến trúc được ký;

- Xem xét và kiêm soát được những phát sinh trong quá trình thực hiện dự án;

- Chuan bị công trường như thi công tam dé phục vụ nhu cầu thi công công trình,

văn phòng trên công trường, kho bãi tập thể, hệ thống điện nước phục vụ thi công;

- Kiểm tra và giám sát công tác thi công, đảm bảo an toàn;

- Kiểm tra nguyên vật liệu xây dựng dé đảm bảo chất lượng và số lượng thi công

1.2.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

1.2.3.1 Quan lý DADTXD theo giai đoạn

a, Giai đoạn chuẩn bị dự ánGiai đoạn chuẩn bi DA là tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt BCNCTKT (nếu có

thuộc dự án nhóm A ); lập, thẩm định, phê duyệt BCNCKT hoặc BCKTKT dau tư xây

dựng dé xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khácliên quan đến chuẩn bị dự án

Day là giai đoạn mà đơn vi tư vấn thực hiện việc khảo sát địa hình địa chất, lập

DADT, giúp chủ đầu tư điều tra khảo sát các van đề KT - XH, nghiên cử cơ hội đầu tư,

16

Trang 18

lập dự án tiền khả thi, dự án khả thi tuỳ theo quy mô, tính chất của dự án Giai đoạn nàyđòi hỏi các đơn vị tư vấn phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, triệt dé, cụ thénhất trên tất cả các mặt: quản lý, thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế xã hội, môi

trường của DA, nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về tính khả thi hay không của dự án

để có được một bức tranh toàn cảnh về mọi hoạt động của dự án đầu tư trong suốt mộtđời hoạt động của nó Cơ quan lập DAĐT phải xác lập các thông số cơ bản và quantrọng nhất cho mỗi DA như: quy mô, hình dáng, chức năng, chất lượng, giá trị sử dụng

và các nội dung cơ bản mà làm cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng cho công trình về

tính khoa học, kinh tế, thực tế, đảm bảo môi trường trong thiết kế Phương án bố tri tổng

mặt bằng trong TKCS của một DAĐT đảm nhiệm vai trò thiết kế, bố trí một hệ thống,

dây truyền làm việc đảm bảo tính kinh tế, khoa học, khả thi và hiệu quả Đây là một tàiliệu quan trọng hàng đầu để triển khai thiết kế các bước tiếp theo trong quá trình đầu tư

Việc xác định TMĐT chính là cơ sở, công cụ giúp chủ đầu tư lập kế hoạch và

quản lý vốn đầu tư một cách chính xác; xác định và đánh giá hiệu quả kinh tế của DAĐTđồng thời cũng 1a căn cứ dé thực hiện đầu tư, đúc rút và tổng kết các kinh nghiệm nhằm

chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng chỉ phí trong quá trình đầu tư xâydựng DA được đánh giá hiệu quả như thế nào, những mục tiêu phát triển của DA và sựđóng góp của DA cho KT - XH Những tính toán hợp lý ở bước này sẽ giảm thiêu đượcrất nhiều điều chỉnh và những van dé phát sinh ngoài mong muốn trong quá trình thựchiện cũng như xác định gần đúng nhất hiệu quả hoạt động đầu tư trong quá trình triển

khai DA.

b, Giai đoạn thực hiện dự án

Đúng như tên gọi, thực hiện dự án là giai đoạn trong đó tiến hành thi công, xâydựng để biến dự án từ những kế hoạch, bản vẽ thiết kế trên trang giấy thành các sảnphẩm, các công trình, Day là giai đoạn khó nhất, tiêu tốn nhiều nguồn lực nhất, là

giai đoạn xảy ra nhiều vấn đề nhất và quản lý thực hiện DA chưa bao giờ là dễ, trái lại

đây là khâu khó nhất trong toàn quy trình Một dự án được đầu tư hiệu quả hay khôngđược quyết định bởi kết quả của giai đoạn này Các công việc trong giai đoạn này bao

gồm:

Quản lý việc lập, phê duyệt thiết kế, dự toán: Sau khi CTĐT được phê duyệt,

BQLDA tiễn hành lựa chọn các đơn vi tư vấn có năng lực và kinh nghiệm trong lĩnh

vực lập dự án hoặc Báo cáo KT-KT và sau khi dự án được phê duyệt CT ĐT sẽ tiễn

17

Trang 19

hành lựa chọn nhà thầu tư vấn lập TKKT hoặc TKBVTC các dự án Tùy theo DA, đơn

vị tư vấn sẽ đưa ra các gợi ý quy mô, giải pháp về kết cấu, kỹ thuật, biện pháp tô chức

thi công, đảm bảo an toàn giao thông, ATLD, giải pháp VSMT, PCCC, dự toán chi phí

xây dựng sao cho phù hợp với bước TKCS trên cơ sở khảo sát địa hìn và các bản vẽ

thiết kế.

Quản lý trong các công tác đấu thầu: Công tác đấu thầu và LCNT phải tuân thủtheo Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 và bám sát Nghị định số 63/2014/NĐ-CP quyđịnh về hướng dẫn thi hành Luật Dau thầu

Quản lý công tác thi công:

+ Quản lý về tiến độ: Tiên độ luôn là yếu tố quan trọng hang đầu khi xem xét

một DA, khi triển khai DA cần phải lập kế hoạch, giám sát tiến độ thời gian, nhằm đảmbảo thời gian cần dé hoàn thành DA

+ Quản lý chất lượng: Chất lượng công tác thi công xây lắp công trình khôngnhững liên quan đến quá trình vận hành sử dụng công trình, ATLĐ, hiệu quả sử dụng

mà còn liên quan đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia Để quản lý chất lượngmột các cụ thể, rõ rang và nhất quán, Nhà nước đã ban hành một số bộ luật như Luật

Xây dựng số 50/2014/QH13, trong đó nội dung quan trọng hàng đầu và xuyên suốt làchất lượng của công trình Luật Xây dựng và Nghị định số: 06/2021/NĐ-CP quy địnhchỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình

xây dựng là cơ sở dé BQLDA áp dụng quan lý chất lượng xây dựng công trình

+ Quản lý chi phí: là quá trình bao gồm nhiều công việc như: dự toán chi phí chotoàn DA; lập kế hoach chi tiết cho toàn bộ chi phí; giám sát theo dõi chi phí theo tiễn độcho từng công việc và toàn bộ dự án và tổ chức, phân tích số liệu và báo cáo thông tin

về chỉ phí

Đây là giai đoạn ngay sau khi dự án được phê duyệt Giai đoạn này sẽ thực hiện

các nội dung, mục tiêu của DA và yêu cầu nhiều thời gian cũng như công sức của người

quản lý hơn cả Do đó chỉ phí của giai đoạn này cũng là lớn nhất trong suốt quá trìnhthực hiện dự án Sự thành công của DA sẽ được quyết định ở giai đoạn nay, và các rủi

ro dẫn đến chậm tiến độ, đội vốn dẫn tới suy giảm hiệu quả đầu tư cũng từ giai đoạn này

mà hình thành.

18

Trang 20

c, Giai đoạn kết thúc dự ánDiễn ra ngay sau khi kết thúc thi công, là giai đoạn cuối cùng trong quá trình đầu

tư xây dựng, những công việc ở giai đoạn này chủ yếu là:

- Nghiệm thu công trình và đưa dự án vào sử dụng;

- Thanh quyết toán cho các bên liên quan.

Nghiệm thu và bàn giao công trình được thực hiện theo Nghị định SỐ:06/2021/NĐ-CP có quy định rất chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công

xây dựng và bảo trì công trình xây dựng Trước khi nghiệm thu và tiến hành bàn giao

công trình, phải tổ chức công tác nghiệm thu giai đoạn và kiểm tra các hồ sơ Đồng thời

có sự chấp thuận và phê duyệt kết quả nghiệm thu (do chủ đầu tư thực hiện) của cơ quan

quản lý Nhà nước về xây dựng thì mới được nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng.Đối với khâu quyết toán vốn cho dự án được áp dụng theo Thông tư số 10/2020/TT-BTC quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

1.2.3.2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng theo nội dung

a, Quản lý tiến độ

Tiến độ dự án luôn là một trong những nội dung quan trọng và khó quản lý hàngđầu trong mọi dự án trên lĩnh vực bat kì chứ không chỉ riêng với DTXD Bất kế côngtrình xây dựng nào cũng đều phải được định hình cơ bản về tiến độ ngay từ khi đượctrình xin quyết định chủ trương đầu tư Và xuyên suốt quá trình thực hiện dự án, tiễn độ

luôn được xem xét, theo dõi và có gắng đi đúng với kế hoạch dé ra Ba mục tiêu hangđầu của quản lý tiễn độ gồm: lập kế hoạch thời gian thực hiện và tiến độ dự án; phân bổ

thời gian hợp lí; giám sát tiến độ của dự án

Những nguyên tắc cơ bản về quản lý tiến độ dự án được quy định tại Điều 32

Nghị định 59/2015/NĐ-CP:

“Công trình xây dựng trước khi triển khai phải có tiến độ thi công xây dựng Tiến

độ thi công xây dựng công trình do nhà thầu lập phải phù hợp với tiến độ tong thé của

dự án được chủ đầu tư chấp thuận

Đối với công trình xây dựng có quy mô lớn và thời gian thi công kéo dài thì tiến

độ xây dựng công trình được lập cho từng giai đoạn theo tháng, quý, năm.

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng và

các bên có liên quan có trách nhiệm theo dõi, giám sát tiến độ thi công xây

dựng công trình và điều chỉnh tiến độ trong trường hợp tiến độ thi công xây dựng ở một

19

Trang 21

số giai đoạn bị kéo dai nhưng không được làm ảnh hưởng đến tiến độ tông thé của dự

án.

Trường hợp xét thay tiễn độ tong thé của dự án bị kéo dài thì chủ đầu tư phải báo

cáo người quyết định đầu tư quyết định điều chỉnh tiến độ tổng thê của dự án.”

(Nguôn: Chính phú (2015), Nghị định số: 59/2015/NĐ-CP ngày 18/06/2015)

Theo điều 67, Luật Xây dựng năm 2014 có quy định chỉ tiết về nội dung quản lýtiễn độ thực hiện dự án như sau:

“Người quyết định đầu tư quyết định thời gian, tiến độ thực hiện khi phê duyệt

dự án Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công nhà nước thì tiễn độ thi

công xây dựng không được vượt quá thời gian thi công xây dựng công trình đã được

người quyết định đầu tư phê duyệt

Chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng công trình phải lập kế hoạch tiến độ, biệnpháp thi công xây dựng và quản lý thực hiện dự án theo tiến độ thi công xây dựng được

duyệt.

Chủ đầu tư có trách nhiệm tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành theo tiến

độ thực hiện hợp đồng xây dựng

Khuyến khích chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng đề xuất và áp dụng các giải pháp

kỹ thuật, công nghệ và tổ chức quản lý hợp lý để rút ngắn thời gian xây dựng công

trình.”

(Nguồn: Quốc hội (2014), Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014, Quốc hội

(2020), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2014 số: 62/2020/QH14 ngày

18/06/2014)

b, Quản lý chỉ phí

Quản lý chi phí là quá trình dự toán, lập ngân sách cho dự án và kiểm soát việc

sử dụng chi phí trong giới hạn ngân sách được phê duyệt Ngân sách của DA là một

nguôn lực hữu hạn Một trong các tiêu chí để đánh giá hiệu qua dau tư chính là ở việc

nguồn vốn được phê duyệt của DA có được tận dụng một cách tối ưu dé hoàn thànhcông trình hay không Nếu một DA bị đội vốn thì có thé do công tác quản lý dự án trong

qúa trình thực hiện chưa tốt hoặc do cán bộ dự toán chi phí đã dự toán sai ngay từ khibắt đầu DA Do đó dé quản lý chi phí của dự tốt, cần phải chính xác ngay từ những công

đoạn đầu tiên

Những mục tiêu cụ thé của quản lý chi phí phải kể đến như:

20

Trang 22

- Xác định và bảo đảm chỉ phí thực hiện DA nằm trong phạm vi ngân sách;

- Giảm thiêu sự tiêu hao, lãng phí và thất thoát từ các nguồn lực Đồng thời nângcao và tối đa các khoản thu từ DA;

- Cung cấp dữ liệu cho chủ đầu tư, các nhà thầu và các cán bộ QLDA giúp cho

việc đưa ra quyết định chính xác nhất

Nội dung của quan ly chi phí được thé hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ các nội dung quản lý chí phí

Nội dung quản lý chỉ phí

oe a Lh - Kiểm soát chỉ phí và quyết

Dự t hi ph Lập kê hoạch chỉ ph x

game ap ke — toán von đầu tư xây dung

- Lập, thâm định, phê duyệt Tổng - Lựa chọn nhà thầu và kí hợp

mức đầu tư đồng

- Lập, thấm định, phê duyệt dự ¬ a ` - Nghiệm thu thanh quyết toán

toán (Tổng dự toán) xây dựng ~ Lập, phê duyệt ke hoạch ngân hợp đồngsách

- Lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kế hoạch giải ngân

- Kiểm soát chỉ phí

- Lập, thấm định, phê duyệt điều - Phân tích, đánh giá, dự báo

chỉnh Tổng mức đầu tư (nếu có) và có báo cáo, kiến nghĩ lên

- Lập, thầm định, phê duyệt điều lãnh đạo

chỉnh dự toán (Tổng dự toán) - Quyét toán vốn DTXD

công trình

(Nguồn: Tác giả tự tổng hop)

* Công tac lập dự toán chi phi

- Chủ đầu tư phải xác định rõ quy mô, yêu cầu, mục tiêu, các tiêu chuẩn cũngnhư các quy phạm áp dụng cho dự án; có phương pháp truyền tải và phối hợp với các

đơn vị tư van dé thực hiện;

- Lựa chọn được nha thầu tư vấn có đủ năng lực cho dự án và có khả năng hoànthành trách nhiệm đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng cao nhất;

- Sát sao, đôn đốc, kiểm tra và trực tiếp tham gia giải quyết với các nhà thầu nếuphát hiện các vẫn đề phát sinh hay vướng mắc trong suốt quá trình dự án diễn ra

* Công tác lập kế hoạch chi phí

- Sau khi dự án được phê duyệt, CDT lập kế hoạch ngân sách vốn trình cơ quan

có thâm quyền phê duyệt;

- CĐT lập KHLCNT trong đó cần làm rõ các nội dung như: quy mô gói thầu, nộidung, hình thức hợp đồng, thời gian lựa chọn, của từng gói thầu;

21

Trang 23

- Lập kế hoạch chi phí cho từng gói thầu, hạng mục công việc dé từ đó xây dung

kế hoạch huy động vốn và giải ngân vốn cho dự án

* Công tác Kiểm soát chi phí và quyết toán vốn đầu tư xây dựng

- Xác định được giá trúng thầu (hoặc giá chỉ định thầu), mức giá phải thấp hơn

giá gói thầu được duyệt Trong khi thương thảo hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu,hai bên cần đồng ý và có sự thống nhất về mức giá trên;

- Quản lý chi phí trong bước nghiệm thu, thanh toán là việc kiểm soát tính hợppháp, hợp lệ các chi phí phát sinh khi thi công dự án so với trên giấy tờ Nếu thươngthảo hợp đồng diễn ra một cách tốt đẹp và hai bên đều thống nhất các điều khoản thì

công đoạn này chắc chắn sẽ dễ dàng và thuận lợi;

- Khi có các chi phí phát sinh ngoài dự tính, cần nhanh chóng phát hiện và cóhành động theo đúng kế hoạch dé tránh tình trạng chậm trễ rồi chi nhiều khoản phí tăng

c, Quan lý chất lượngTheo Điều 2, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Quan lý chất lượng công trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thé

tham gia các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có

liên quan trong quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư xây dựng công trình và khai thác,

sử dụng công trình nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình.”

(Nguồn: Chính phủ (2021), Nghị định số: 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021)

Nếu như tiến độ và chi phí của DA được quản lý tốt nhưng đến khi đưa vào sử

dụng công trình không đạt chất lượng yêu cầu thì tất cả công sức và ngân sách bỏ ra cho

dự án trở nên vô giá trị Quản lý chất lương có vai trò tối quan trọng bởi khi dự án kếtthúc, chất lượng công trình đưa vào sử dụng được xem xét hang đầu

Quản lý chất lượng tốt sẽ giúp đạt các mục tiêu sau:

22

Trang 24

- Kiểm soát, đảm bảo DA đạt chất lượng ngay từ khi chuẩn bị, thực hiện DA và

tới khi kết thúc đi vào hoạt động:

- Quản lý chất lượng xây dựng công trình phù hợp với dự án, hình thức quản lý,

quy mô và ngân sách của DA;

- Cung cấp cơ sở dữ liệu cho nhà quản lý đưa ra quyết định hiệu quả hơn

Sơ đồ 1.2: Nhưng nội dung cơ bản của quản lý chất lượng

Tạo lập, phê duyệt nhiệm vụ khảo sát,

phương án khảo sát

Quan ly chat lượng

khảo sát xây dựng

Quản lý chất lượng công tác khảo sát

Xác định nhiệm vụ thiết ké, thi công xây

lắp công trình

Quản lý chất lượng thiết Quản lý chất lượng công tác thiết kế, thâm

kê thi công định, đánh giá TKBVTC, TKKT

Thâm định, phê duyệt và nghiệm thu thiết

kế

Theo dõi sát sao kiểm soát chặt từ khi nhập

nguyên vật liệu tới công đoạn xây dựng,

hoàn thành, chạy thử và đưa vào sử dụng

Quản lý chất lượng thi

công công trình

(Nguon: Tác giả tự tong hop)

23

Trang 25

1.2.4 Một số công cụ được dùng trong công tác quản lý dự án

* Biểu đồ Gantt

Được mô tả như sau:

“Được biết đến vào năm 1917 bới Henry L Gantt Biéu đồ là phương pháp xácđịnh trình tự thực thi các hoạt động của dư án từ việc chuẩn bị dự án đến kết thúc dự ánthông qua dạng biểu đồ ngang, phương pháp phụ thuộc vào: thời gian mỗi công việc,

các điều kiện có sẵn và cần tuân thủ, khả năng thực hiện và xử lý những vấn đề Kế

hoạch thực hiện dự án được thé hiện trên biểu đồ Gantt là cơ sở đề điều khiến quá trình

mục tiêu dự án đề ra Biểu đồ Gantt là một phương pháp đơn giản, dễ nắm bắt và sử

dụng Bên cạnh đó đây còn là công cụ dễ hiểu và thuận tiện cho quá trình tô chức, điềukhiển.”

(Nguồn: Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Dai học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội)

Cấu trúc của biéu đồ Gantt như sau:

“+ Các cột dọc sẽ trình bày công việc Thời gian của từng công việc được trình

bày trên trục hoành

+ Mỗi đoạn thắng sẽ biểu hiện cho một công việc Độ dài đoạn thằng đó chính là

độ dài công việc VỊ trí của các đoạn thắng thể hiện qua thứ tự trước và sau của côngviệc mà các đoạn thăng đó đại diện.”

(Nguồn: Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội)

* Sô dé mạng Pert/CPM

“Sơ đồ mạng là một đồ thị bao gồm toàn bộ khối lượng của một bài toán lập kế

hoạch Nó ấn định một cách logic trình tự kỹ thuật và mối quan hệ về tổ chức giữa các

công việc sản xuất, ấn định thời gian thực hiện các công việc và tối ưu kế hoạch đề ra.Trong quá trình quản ký và thực hiện kế hoạch, ta vẫn có thể điều chỉnh sơ đồ mạng chosát với thực tế Sơ đồ Pert/CPM là công cụ dé quan ly va điều tiết các hoạt động của dự

án theo một trình tự nhất định nhằm giúp tiết kiệm tối đa các chi phi của dự án.”

(Nguôn: Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội)

- Trong quá trình quản lý DAĐT, cần một số điều kiện sau đề áp dụng Sơ đồ Pert:

24

Trang 26

“+ Thứ nhất, dự án phải được phân chia thành một số hữu hạn các công việc rànhmach và hop lý; các công việc phải xác định rõ nội dung, khối lượng, chi phí và thờigian cụ thê;

+ Các công việc được xác định theo một thứ tự nhất định (có điểm khởi đầu và

kết thúc).”

(Nguồn: Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Dai học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội)

- Những nguyên tắc khi sử dụng Mạng sơ đồ:

“+ Dự án bao gồm một chuỗi các công việc, các hoạt động hay các DA nhỏ hơn

Các công việc này phải sắp xếp theo 1 trình tự nhất định phù hợp với đặc điểm KT-KT

của dự án đó;

+ Các công việc được biểu hiện theo hướng từ trái qua phải, không được quay lại

sự kiện mà chúng xuất phát (nghĩa là không được lập thành vòng kín);

+ Một sơ đồ mạng chỉ có duy nhất một điểm bắt đầu cho sự kiện bắt đầu và mộtđiểm cuối (sự kiện kết thúc) Không có sự kiện bắt bắt đầu hoặc hoàn thành trung gian;

+ Việc đánh số các sự kiện được tiến hành như sau: theo số thứ tự tăng dần theochiều triển khai các hoạt động từ trái sang phải và từ trên xuống dưới Số ghi của sự kiệntiếp đầu của một sự kiện phải nhỏ hơn sỐ ghi của sự kiện cuối của nó;

+ Giữa hai sự kiện chỉ tồn tại một mũi tên hoạt động Nếu có nhiều hoạt động nốiliền giữa hai sự kiện thì phải dùng sự kiện phụ và hoạt động giả.”

(Nguồn: Từ Quang Phương (2008), Giáo trình Quản lý dự án, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân, Hà Nội)

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng

Bảng 1.1: Các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác QLDA

Mục tiêu đánh giá Hệ thống chỉ tiêu

Trang 27

Tham quyền quyết định dau tư có đúng theo quy định;

Tính công khai, minh bach;

Đảm bảo tính trung thực, cạnh tranh;

Tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc tổ chức

LCNT;

Khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế của nhà thầu so với

dé xuât trong hồ so dự thâu.

Nghiệm thu, thanh

quyết toán; bàn

giao và đưa công

trình đi vào khai

thác sử dụng

Tính trung thực trong việc nghiệm thu khối lượng thực

tê thi công;

Kha năng kết nối với hệ thống hạ tầng đô thị hiện hữu

và định hướng phát triên trong tương lai;

Kết quả nghiệm thu, thanh quyết toán khối lượng thi

công thực tê so với hợp đông và dự toán được duyệt;

Kết quả khảo sát mức độ hài lòng của các đối tượng

Trang 28

Số lượng các dự án chậm tiến độ suy giảm (hoặc giữ ở

mức thâp) qua từng năm.

Tính tuân thủ quy định pháp luật trong việc quản lý

chât lượng công trình;

Tính tuân thủ hỗ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuân,

Quan lý chat lượng công trình thi công và nghiệm thu áp dụng đối với dựthi công án;

Tuổi thọ sử dụng công trình có đúng như kế hoạch đề

ra.

Tính công khai, minh bach trong công tác quan lý chi

phí:

Giải ngân nguôn vốn đảm bảo quy định, sự kịp thời,

đảm bảo các điều khoản cam kết riêng của nguôn vốn

(nếu có);

an lý chỉ phí d kas :

Quản lý h n pm Tinh tiét kiệm trong quản lý chi phi;

Suat dau tư so với các dự án tương tự;

Thuê kiêm toán độc lập va chat lượng bao cáo kiêm

toán của đơn vi kiêm toán độc lập.

(Nguồn: Tác giả fự tổng hợp)

27

Trang 29

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây

dựng

1.4.1 Nhân tố chủ quan

Sơ đồ 1.3: Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý dự án

Bộ máy, cơ cấu quản lý

Năng lực các cán bộ quản lý

Công tác LCNT

Kinh nghiệm quản lý có được từ các

dự án trước

Nang luc tai chinh

Nang lực của của chủ dau tư

Uy tin trong lĩnh vực, trên địa bàn

hoạt động

Sự phối hợp giữa Chủ đầu tư với

các chủ thê tham gia dự án

(Nguồn: Tác giả tự tong hop)

Trước tiên là nhân tố Bộ máy tô chức, mỗi một dự án có thé có một sơ đồ phòngban quản lý khác nhau Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, lĩnh vưc, của dự án mà cơcầu này thay đôi linh hoạt, tat nhiên mỗi một cách tô chức vận hành sẽ đem lại hiệu quảkhác nhau cho DA Một dự án có thé được giao cho một phòng Dự án chuyên biệt déquản lý nhưng cũng có thé chia ra các công việc cho nhiều phòng ban cụ thé như kếhoạch, tài chính, thâm định, Việc tổ chức một bộ máy điều hành tốt sẽ ảnh hưởng rất

lớn đến kết quả cua dự án trên tất cả các khía cạnh như tiến độ, chi phí, chất lượng.

Khi nói đến năng lực của chủ đầu tư, đến phần lớn từ chính các cán bộ quản lý.Với hiểu biết và trình độ chuyên môn cùng kinh nghiệm sự nghiệp, các cán bộ là yếu tốcốt lõi dé quan lý dự án thành công, nhưng nếu cán bộ có sai sót, thiếu hiểu biết về dự

án thì rất dễ gây ra các hậu quả khó lường làm giảm sự thành công của DA Bên cạnhnhân tố chính là các cán bộ, thì kinh nghiệm qua các DA hay năng lực tài chính của chủ

28

Trang 30

đầu tư nói chung và ban quản lý dự án nó riêng là vô cùng cần thiết Đây luôn là nhưng

tiêu chí được nhìn nhận xem xét mỗi khi có dự án mới.

Công tác lựa chọn nhà thầu cần chính xác, minh bạch, khách quan dé chọn ra các

nhà thầu bởi đây chính là các đơn vị trực tiếp thực hiện dự án Đối với các công tác tư

van thiết kế, thiết kế, giám sát và thi công đều cần chọn ra các nhà thầu có đủ năng lực

về đạo đức và trình độ chuyên môn thay vì sắp đặt, chọn lựa các nhà thầu non trẻ cónăng lực yếu kém

Sự phối hợp ở đây được hiểu là quan hệ giữa chủ đầu tư, ban quản lý dự án, các

nhà thầu, chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn của Chính phủ, Cần có sự

trao đổi, sát sao, liên kết chặt chẽ giữa các bên để dự án được diễn ra nhanh chóng hiệu

quả và nếu có bat kì van dé phát sinh thì các bên sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân và giảiquyết

1.4.2 Nhân tố khách quan

Sơ đồ 1.4: Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý dự

Vi trí dia lí, địa hình, khí hậu, môi trường

Môi trường tự nhiên, đặc điểm

5 Hạ tâng giao thông, hệ thông điện, nước

se - cung cap cho dự án

= Cơ chê chính sách của Nhà

Trang 31

Môi trường tự nhiên và tình hình KT-XH có ảnh hưởng cực lớn tới DA Rất nhiều

những khu vực có khí hậu, địa hình khắc nghiệt khiến cho việc thu hút vốn và đầu tư dự

án trở nên khó khăn hơn rất nhiều Những vấn đề, khó khăn đến từ những nhân tố này

rất khó kiểm soát và thường ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh đặc, biệt trong giai đoạn

thực hiện thi công xây dựng.

Cơ sở hạ tầng như giao thông đường bộ đường thủy, đường sắt là không thê thiếukhi thực hiện đầu tư DA, trên thực tế nước ta đã liên tục rót vốn cho việc đầu tư phát

triển ha tang giao thông dé dẫn lượng vốn từ các kênh đồ về Bên cạnh đó cũng có nhiều

DA trước khi tiến hành xây dựng đều phải sửa sang thậm chí xây mới hệ thống hạ tầng

giao thông dé thuận tiện hơn

Các lĩnh vực đầu tư xây dựng DA đều phải bám sát các quy định và chịu sự quản

lý của Nhà nước và đặc biệt là các DA công sử dụng nguồn ngân sách do Nhà nước cấpthì điều này phải đặt lên hàng đầu Những bộ luật, các nghị định cùng thông tư, đều

ảnh hưởng đến dự án dù ở bất cứ giai đoạn, nội dung nào

Về phía các nhà thầu, tầm quan trọng của các nhà thầu là vô cùng quan trọng bởiđây chính là đơn vị trực tiếp tư vấn cho chủ đầu tư và trực tiếp xây dựng thi công công

trình Năng lực chuyên môn cao; cách tổ chức nghiêm ngặt có quy trình rõ ràng trêncông trường xây dựng và trách nghiệm hoàn thành đúng theo hợp đồng của nhà thầu xâylắp tạo nên hiểu quả của DAĐT

30

Trang 32

CHUONG 2: THUC TRẠNG CÔNG TAC QUAN LÝ DỰ ÁN

TẠI BAN QUAN LÝ DU ÁN ĐẦU TƯ XÂY DUNG TỈNH NAM

07-2018 của UBND tỉnh, có hiệu lực từ ngày 01-09-2018 trên cơ sở tổ chức lại Ban

QLDA xây dựng các công trình trọng điểm tinh và một số Ban QLDA DTXD riêng lẻnhằm đây nhanh và tăng hiệu quả trong công tác quản lý dự án đặc biệt là với 2 dựán: Dự án đầu tư xây dựng Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử - văn hóa thờiTrần tại tỉnh Nam Định với tổng mức đầu tư 734,029 tỷ đồng và Dự án Bệnh viện đakhoa tỉnh Nam Định quy mô 700 giường bệnh với tông mức dau tư hơn 1.467 tỷ đồng

vốn đã được khởi công xây dựng từ tháng 11/2007 nhưng chậm tiễn độ đến nay và kèmtheo rất nhiều vấn đề cần giải quyết

Ngày 05/02/2021 theo Quyết định số: 332/QĐ-UBND quy định v/v sáp nhập BanQLDA Giao thông Nam Định, Ban QLDA đường trục phát triển tỉnh Nam Định thuộc

Sở Giao thông vận tải, vào Ban QLDA DTXD công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh

Nam Định và đổi tên thành Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định kê từ

ngày 01/03/2021.

(Nguôn: UBND tinh Nam Định (2021), Quyết định số: 332/QĐ-UBND ngày

05/02/2021)

Ban QLDA DTXD là đơn vi sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tinh Nam

Định, hoạt động theo nguyên tắc tự bảo đảm về kinh phí hoạt động từ các nguồn kinh

phí theo quy định của pháp luật Ban QLDA tỉnh có tư cách pháp nhân, được sử dụng

con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng theo quy định Cóquan hệ phối hợp công tác với các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của phápluật Hiện Ban có trụ sở làm việc tại số 96 đường Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, thànhphố Nam Định, tỉnh Nam Định

Những chức năng của Ban bao gồm:

3l

Trang 33

“- Lam chủ dau tư các dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp,

giao thông và một số dự án khác sử dụng vốn ngân sách, vốn nhà nước ngoài ngân sách

do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao

- Tiếp nhận và quản lý sử dụng vốn dé đầu tư xây dựng theo quy định của pháp

luật.

- Thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án quy định tại Điều

68, Điều 69 Luật Xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan

- Bàn giao công trình xây dựng hoàn thành cho chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụngcông trình khi kết thúc xây dựng hoặc trực tiếp quản lý, sử dụng công trình hoàn thành

theo yêu cầu của người quyết định đầu tư

- Nhận ủy thác quản lý dự án của các chủ đầu tư khác khi được yêu cầu và có đủnăng lực dé thực hiện trên cơ sở đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ quản lý các dự án đã

được giao.

- Thực hiện các chức năng khác do UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao và

theo quy định của pháp luật.”

(Nguồn: UBND tỉnh Nam Định (2021), Quyết định số: 332/QĐ-UBND ngày

05/02/2021)

2.1.2 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hiện nay Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định do ông Đinh Văn

Phương dang nam giữ chức vụ Giám đốc, ngoài ra còn có hai Phó giám đốc hỗ trợ

Tham gia vào các hoạt động quản lý dự án có 40 cán bộ thuộc các phòng ban khác nhau.

Các cán bộ làm việc trong Ban QLDA hầu hết đều là trình độ đại học và sau đại học Tỉ

lệ này luôn duy trì ở mức cao, tại thời điểm nghiên cứu tỉ lệ này chiếm tới hơn 87%

32

Trang 34

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh

Kế toán trưởng phối hợp, báo cáo với Trưởng phòng HC-KT phân công Bộ phận

kế toán theo dõi đối với dự án, công trình;

Bộ phận kế toán phối hợp cung cấp các thông tin dự án cho Phòng KH-TH như

số tài khoản bên A, mã số thuế, mã dự án đề ký kết các hợp đồng Phối hợp dự thảo

hợp đồng đối với các điều khoản về số tài khoản, thanh toán, tạm ứng,

Thực hiện mở số sách theo dõi chỉ tiết tạm ứng, thanh toán cho từng gói thầu,từng nhà thầu đảm bảo tuân thủ hợp đồng và kế hoạch sử dụng nguồn vốn

Thực hiện các thủ tục thanh toán tại kho bạc khi nhận đủ hồ sơ thanh toán

Trang 35

BCKTKT; Lập kế hoạch lựa họn nhà thầu, xây dựng HSMT, chủ trì thương thảo và

kí kết hợp đồng các gói thầu tư van, giám sát, xây lắp

Chủ trì phối hợp với Giám đốc dự án và phòng dự án trong công tác lập các điềuchỉnh (chủ trương đầu tư, thiết kế xây dựng, các dự toán điều chỉnh, .)

Là phòng trực tiếp tham mưu các văn bản gửi lên cơ quan có chuyên môn déthâm định và phê duyệt

- Phòng Kỹ thuật - Thâm định:

Các công việc chính của Phòng KT-TD thường diễn ra ngay sau khi các công

việc của Phòng KH-TH được hoàn thành Tiêu biểu như thẩm định, phê duyệtBCNCTKT, BCNCKT, BCNCKT trước khi trình lên cơ quan có thấm quyền cao hơn

dé phê duyệt Đối với công tác LCNT, tiến hành thấm định nội bộ trước khi công bốHSMT và tô chức đấu thầu Sau khi có kết thúc đấu thầu, Phòng tiễn hành thâm địnhkết quả đấu thầu

Trong quá trình thi công xây dựng, Phòng KT-TD kết hợp cùng với đơn vị tư vấn

giám sát kiểm tra công trường, đảm bảo thi công theo đúng thiết kế, thường trực trongban chỉ đạo các van đề ATLĐ, VSMT, Chủ trì xử lí kỹ thuật, biện pháp thi công và

các vấn đề ký thuật khác Tham mưu phê duyệt điều chỉnh trong thiết kế nếu có (đảmbảo các điều chỉnh không vượt quá so với tổng mức dau tư)

Khối lượng công việc ở Phòng KT-TD tuy không nhiều so với phòng KH-TH

nhưng đây là nơi kiểm tra, đảm bảo các công việc liên quan đến dự án được thực hiện

đúng chuyên môn, hợp pháp và chuẩn xác trước khi Ban giám đốc đưa ra quyết địnhhoặc dé trình lên các cơ quan, ban ngành cao hơn

- Phòng Dự án:

Khi một DA được hình thành, đây là phòng ban đầu tiên tham gia vào quản lý dự

án Nhiệm vụ của Phòng dự án là phối hợp tham mưu cho ban giám đốc dé giao nhiệm

vụ cho Giám đốc dự án và các phòng ban khác

Phối hợp cùng Phòng KH-TH lập nhiệm vụ và dự toán các công việc, tham mưu

nội dung trong các hô sơ quan trọng như BCNCKT, BCKTKT,

Chủ trì trong công tác tổ chức lập quy hoạch tông mặt bằng; xin chấp thuận đầu

nối giao thông, điện, nước, thoát chất thải, ; chủ tri lập phương án GPMB; công tác

rà phá bom mìn;

34

Trang 36

Tham gia cùng phòng KH-TH trong việc soạn thảo nội dung liên quan đến côngtác LCNT; trực tiếp thương thảo và kí kết hợp đồng: quản lí và theo dõi việc thực hiệnhợp đồng của các nhà thầu.

Chủ trì việc điều chỉnh, hoàn thiện hồ sơ dự án theo kết quả thâm định

Chủ trì và chịu trách nghiệm trong việc nghiệm thu từng giai đoạn thi công xây

dựng: lập hồ sơ hoàn thành công trình, nghiệm thu đưa vào sử dụng: nghiệm thu nhiềuhạng mục công việc khác; tổng hợp các hồ sơ thanh quyết toán và làm việc với các nhà

thầu khi kết thúc DA

2.2 Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng được ban QLDA quản lý

2.2.1 Một số dự án tiêu biểu do Ban quản lý

Bảng 2.1: Số lượng các dự án do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng làm chủ đầu

tư hoặc làm đơn vị quản lý

(Nguồn: Tài liệu tại Ban QLDA DTXD tinh Nam Định)

Với ngân sách đến từ nguồn vốn Trung ương và địa phương, và là Ban quản lý dự áncủa tỉnh nên các dự án chủ yếu là thuộc lĩnh giao thông, công trình y tế, công trình vănhóa — lịch sử và giáo dục, Do đó rất ít các dự án do Ban quản lý nhắm đến mục tiêu

hiệu quả tài chính, mà chủ yếu hướng tới phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ nhu

câu của người dân và tỉnh Dưới đây là một sô dự án tiêu biêu mà tác giả tông hợp được:

35

Trang 37

Bang 2.2: Một số dự án tiêu biểu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Nam Định là chú đầu tư hoặc nhận nhiệm vụ

quản lý trong giai đoạn 2016 — 2021

Tổng vốn

STT | Lĩnh vực Tén dự án Ghi chú (đv: triệu NSĐP NSTƯ

đồng)

Xây dựng đường trục phát triển nối » đoan h 0017202 iy

1 vùng kinh tê biên tinh Nam Dinh với Siar doa 5,326,500 2,626,500 | 2,700,000

AR ew Ny 5 Giai đoạn II (sau năm

đương cao tôc Câu Gié - Ninh Bình

2021)

Xây dựng tuyến đường bộ mới Nam A Ag 4

2 PB Định - Lạc Quan - Đường bộ ven | XÂY dung đê án xong trước | s 0s 000 | 5,995,000êm biển ngày 30/6/2022.

3 Xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Ngày 22/11/2021 kí hợp 1,467,322 1,205,327 | 261,995

Nam Dinh đồng thi công xây dựng

4 Xây dựng tuyên đường bộ ven bien, | thời công tháng 09/2020 | 2,655,270 | 1,340,270 | 1,315,000đoạn qua tỉnh Nam Định

l - Khởi công ngày

25-1-Đâu tư xây dựng khu Trung tâm lễ 2019.

5 Văn hóa hội thuộc khu di tích lịch sử - văn hoàn thành giai đoạn I vào 734,029 283,889 449,000

hóa thời Trần 01/2022, dự kiến xong

năm 2024

36

Trang 38

Xây dựng tỉnh lộ 485B đoạn từ đê tả

6 sông Đào đến Quốc lộ 21B 563,908 463,908 | 100,000

Giao Cải tao nâng cấp Tinh lộ 488B,

7 thông huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định 324,050 274,050 50,000

Cải tao nâng cấp Tỉnh lộ 488C, Tính đến năm 2021 đã

8 huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định hoàn thành 84,46% 148,817 28817 | 30,000

9 Xây dựng Bệnh viện da liêu tỉnh 49.000 40,000 9,000

Nam Dinh

Ytế - ——— 5Xây dựng nha kỹ thuật nghiệp vu và

10 phụ trợ Trung tâm Y tê huyện Xuân | Đã hoàn thành năm 2020 14,942 14,942

Trường

11 | Khotàng | XÂY dựng kho lưu trữ chuyên dụng | 55 Làn thành năm 2020 70,900 53,890 17,010tinh Nam Dinh

Xã hội

14 | Giáo dục | XÂY dựng mới trường THPT Chuyên 710,837 710,837Lé Hong Phong, tinh Nam Dinh

37

(Nguồn: tác giả tự tông hop)

Trang 39

Ngoài ra, một sô dự án nôi bật có vôn từ nguôn tài trợ nước ngoài như:

Bang 2.3: Một số dự án được tài trợ từ vốn nước ngoài

Tổng vốn Vốn đối | vé F

STT | Lĩnh vực Tên dự án Ghi chú (đv: triệu on or on nướcđồng) ứng ngoài

Hn inp ge ng a gin dé hae wong

1 Rogan S2 ae ae c2 ak nam 2021 cho giai doan 245,200 76,120 169,080

cau dan sinh va Quan ly tai san duong 2021-2025

địa phương (LRAMP) Giao

thông Hop phan khôi phục , cải tạo đường

địa phương thuộc Dự án Xây dựng

2 cầu dân sinh và Quản lý tài sản đường 64,270 12,020 52,250

địa phương (LRAMP) phan sử dung

vốn dư

(Nguồn: tác giả tự tông hop)

Hai hợp phần trên đều thuộc DA ĐTXD cầu dân sinh va quản lí tài sản đường khu vực địa phương - LRAMP Theo chấp thuận của

World Bank (Ngân hàng thé giới) và Bộ Giao thông Vận tải, UBND tỉnh đã phê duyệt.

38

Trang 40

2.2.2 Các đặc điểm của dự án do Ban làm chủ đầu tư hoặc làm đơn vị quản lý

Các dự án tại Ban QLDA DTXD tinh Nam định rất đa dạng về lĩnh vực, tính chất

và quy mô Những đặc điểm chung nhất của các DA có thé kế đến như:

- Thứ nhất, nguồn vốn đầu tư cho các DA chủ yếu dến từ ngân sách Nhà nước

bao gồm ngân sách Trung ương (trong, ngoài nước) và ngân sách địa phương (vốn tậptrung trong nước Chính phủ giao, vốn từ nguồn thu sử dụng đất, thu từ xổ số kiến thiết,vốn từ ngân sách tỉnh tăng, ) Hai kênh này tài trợ vốn đến 95% số dự án, bên cạnh

đó còn một sô nguôn vôn hợp pháp khác;

- Thứ hai, các dự án chủ yêu nằm ở nhóm B và C với TMĐT dưới 400 tỷ đồng.Tuy nhiên, Ban cũng phụ trách quản lý nhiều dự án trọng điểm, dự án nhóm A theo yêu

cầu của UBND;

- Thứ ba, hình thức QLDA theo ban quản lý chuyên ngành chịu sự quản lý cua UBND và các sở, ban ngành khác có liên quan;

- Thứ tư, lĩnh vực đầu tư đa dạng như cải tạo, xây mới công trình giao thông; sửasang xây mới công trình dân dụng như trường học, cơ sở y tế; các dự án thủy lợi, đê điều

và văn hóa — lịch sử, Tỉ lệ các lĩnh vực dau tư được thê hiện qua biêu đô sau:

Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ số lượng dự án theo lĩnh vực

Ngày đăng: 14/03/2024, 00:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN