1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kinh tế trong quản trị dịch vụ đề tài phân tích cầu dịch vụ lưu trú tại mường thanh luxury đà nẵng

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Vi trí này phải đảm bảo tính thuận tiện cho khách và công việc kinh doanh khách sạn.Trong khách sạn dung lượng lao động lớn ,các khâu trong quá trình phục vụ không được cơ giới hoá, tự đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂNVIỆN ĐÀO TẠO VÀ NGHIÊN CỨU DU LỊCH

  

BÀI TẬP NHÓM

MÔN: KINH TẾ TRONG QUẢN TRỊ DỊCH VỤĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ

TẠI MƯỜNG THANH LUXURY ĐÀ NẴNG

GVHD: ĐINH THỊ MỸ LỆLỚP: ECO303 L

Đà Nẵng, tháng 3 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 3

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ 12

1.3.3 Sự co giãn của cầu dịch vụ 13

1.3.3.1 Co giãn theo giá 13

1.3.3.2 Co giãn chéo của cầu 13

1.3.3.3 Co giãn theo thu nhập 14

II THỰC TRẠNG VỀ CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH LUXURY ĐÀ NẴNG 14

2.1 Tổng quan về khách sạn 14

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn 14

2.1.2 Vị trí và quy mô của khách sạn 15

2.1.3 Các dịch vụ trong khách sạn 16

2.1.3.1 Dịch vụ lưu trú 16

2.1.3.2 Dịch vụ ăn uống 17

2.1.3.3 Dịch vụ bổ sung 20

2.1.4 Cơ cấu tổ chức tại khách sạn 21

2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 21

2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 21

2.2 Thực trạng cầu dịch vụ lưu trú tại khách sạn Mường Thanh Luxury Đà Nẵng 23

2.2.1 Tình hình về cầu dịch vụ lưu trú hiện nay tại khách sạn 23

2.2.1.1 Đối với khách nội địa 23

2.2.1.2 Đối với khách quốc tế 24

2.2.2 Chất lượng dịch vụ lưu trú hiện nay của khách sạn 25

Trang 4

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu lưu trú tại khách sạn 27

2.2.4 Sự co giãn của cầu dịch vụ 27

2.2.4.1 Co giãn theo giá 28

2.2.4.2 Co giãn theo thu nhập 28

Trang 5

I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN1.1 Tổng quan về khách sạn

1.1.1 Khái niệm

Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú, đầy đủ tiện nghi, đáp ứng các yêu cầu về nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi, giải trí và nhiều dịch vụ khác trong quá trình khách lưu trú tại khách sạn nhằm mục đích thu lợi nhuận Khách sạn thường được xây dựng gần nơi có tài nguyên du lịch.

1.1.2 Đặc điểm

Sản phẩm của ngành khách sạn không thể lưu kho, không thể đem đến nơi khác quảng cáo hoặc tiêu thụ, chi có thể " sản xuất và tiêu dùng ngay tại chỗ".

Vị trí xây dựng và tổ chức kinh doanh khách sạn quyết định quan trọng đến kinh doanh khách sạn Vi trí này phải đảm bảo tính thuận tiện cho khách và công việc kinh doanh khách sạn.

Trong khách sạn dung lượng lao động lớn ,các khâu trong quá trình phục vụ không được cơ giới hoá, tự động hoá.

Đổi tượng kinh doanh và phục vụ của ngành khách sạn đa dạng về thành phần, nghề nghiệp, giới tỉnh, tuổi tác, sở thích, nếp sống, phong tục tập quán.

Tính chất phục vụ của khách sạn là liên tục, khi khách có nhu cầu thì phải đáp ứng

Phân loại khách sạn theo tính chất đặc thù

- Khách sạn thương mại: Là loại hình khách sạn thường tập trung ở các thành phố lớn hoặc các khu trung tâm thương mại, đối tượng chính là khách thương nhân nhưng thực tế hiện nay là đối tượng khách du lịch Họ lưu trú trong thời gian ngắn hạn - Khách sạn nghỉ dưỡng (Resort hotel): Thường nằm ở các vùng cao nguyên, ven biển, hải đảo, vịnh, thung lũng như Phan Thiết, Mũi Né, Nha Trang, Vũng Tàu Khách hàng có nhu cầu lưu trú, nghỉ dưỡng dài hạn.

Trang 6

- Khách sạn sân bay (airport hotel): Tọa lạc gần các sân bay quốc tế, phục vụ chính cho hành khách chờ bay hoặc nhân viên phi hành đoàn, có thời gian lưu trú ngắn - Khách sạn căn hộ (suite hotel/apartment Thường nằm trong các thành phố lớn,):

thiết kế không gian phòng lớn, đầy đủ tiện nghi như một căn hộ với các phòng chức năng: phòng ăn- khách-ngủ-bếp Đối tượng phục vụ là các gia đình hoặc khách thương gia trong thời gian ngắn và trung hạ, đáp ứng các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú.

- Khách s ạ n ven đường (Hostel): Khách sạn bình dân thường nằm tại các bến xe, nhà ga có các dịch vụ lưu trú tối thiểu, chủ yếu phục vụ khách du lịch ba lô

Phân loại dựa trên tiêu chuẩn số sao:

Phân loại theo mức độ cung ứng dịch vụ

- Khách sạn cao cấp dịch vụ sang trọng (Luxry Hotel): Là khách sạn có quy mô lớn, trang bị tiện nghi đắt tiền, sang trọng, thường bán sản phẩm ra với mức giá cao nhất trong vùng Cung cấp các dịch vụ bổ sung ở mức cao nhất, đặc biệt là các dịch vụ bổ sung tại phòng, dịch vụ giải trí ngoài trời, dịch vụ thẩm mĩ, phòng họp.

- Khách sạn với dịch vụ đầy đủ (Full S ervice H otel) : Khách hàng của khách sạn này có khả năng thanh toán tương đối cao Khách sạn cung cấp dịch vụ đầy đủ thường phải có bãi đỗ xe rộng, cung cấp dịch vụ ăn uống tại phòng, có nhà hàng và có một số dịch vụ bổ sung ngoài trời được cung cấp một cách hạn chế.

- Khách sạn cung cấp số lượng các dịch vụ hạn chế (Limitted S ervice H otel) : Nhằm vào đối tượng khách có khả năng thanh toán trung bình Các khách sạn này thường chỉ cung cấp một số lượng rất hạn chế về dịch vụ, trong đó bắt buộc phải có: dịch vụ giặt là, cung cấp thông tin và một số dịch vụ bổ sung khác, không nhất thiết phải có phòng họp và dịch vụ giải trí ngoài trời.

- Khách sạn thứ hạng thấp ( Khách sạn b ình dân - Economy H otel) : Là những khách sạn có quy mô nhỏ, mức giá buồng ở mức thấp, không nhất thiết phải có dịch vụ ăn uống, nhưng phải có một số dịch vụ bổ sung đơn giản như dịch vụ đánh thức khách vào buổi sáng, dịch vụ giặt là, cung cấp thông tin.

Phân loại theo hình thức sở hữu và quản lí

Trang 7

- Khách sạn tư nhân: là khách sạn có một chủ đầu tư là cá nhân hay một công ty TNHH Chủ đầu tư tự quản lý điều hành kinh doanh khách sạn và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

- Khách sạn nhà nước: là khách sạn có vốn đầu tư ban đầu của Nhà nước, do một tổ chức hay công ty quốc doanh chịu trách nhiệm quản lý và điều hành kinh doanh - Khách sạn liên doanh trong và ngoài nước: là những khách sạn do 2 hoặc nhiều chủ đầu tư bỏ tiền ra xây dựng và mua sắm trang thiết bị Đồng thời cũng có thể do 2 hay nhiều đối tác cùng tham gia điều hành quản lý Kết quả kinh doanh được chia theo tỷ lệ vốn góp của các chủ đầu tư hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng liên doanh.

1.1.4 Vai trò

- Khách sạn là nơi thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ đồng thời là một trong các yếu tố cơ bản nhất để khai thác các tài nguyên du lịch của một địa phương, một đất nước - Công suất, vị trí, thời gian hoạt động của khách sạn ảnh hưởng đến số lượng, cơ cấu, thời gian lưu lại của khách du lịch nên hoạt động của khách sạn cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch.

- Khách sạn góp phần vào việc huy động tiền nhàn rỗi hoặc số tiền tiết kiệm trong nhân dân.

- Doanh thu của khách sạn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu ngành du lịch Khách sạn tạo điều kiện xuất khẩu tại chỗ các dịch vụ hàng hóa khó xuất khẩu ra thị trường quốc tế; đồng thời rất có lợi vì có thể tiết kiệm được chi phí đóng gói, lưu kho, vận chuyển v.v… mà giá bán trực tiếp là giá bán lẻ.

1.1.5 Hoạt động kinh doanh khách sạn

Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách hàng để đáp ứng mọi nhu cầu ăn, nghỉ ngơi và giải trí của họ tại các địa điểm du lịch nhằm mục đích thu lợi nhuận

Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch Trước tiên một khách sạn muốn thu hút được khách thì khách sạn phải được tọa lạc tại điểm có tài nguyên du lịch, có thể có rất nhiều các khách sạn được xây dựng nên, một khách sạn muốn thu hút được khách đến phải có kiến thức độc đáo, hài hòa với cảnh quan xung quanh, nếu mang nét cổ kính thì bên trong cũng phải đầy đủ tiện nghi hiện đại để đáp ứng yêu cầu

Trang 8

 Chức năng lưu thông Biểu hiện qua việc bán các sản phẩm có thể của mình tạo ra hoặc của nhà cung cấp khác.

 Chức năng tiêu thụ sản phẩm Đây là chức năng quan trọng nhất vì phải tạo được điều kiện để tổ chức tiêu dùng sản phẩm ngay tại khách sạn.

1.2 Dịch vụ lưu trú trong khách sạn1.2.1 Khái niệm dịch vụ lưu trú

- Dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh cung cấp nơi ở ngắn hạn cho những người có nhu cầu (công tác, du lịch…) Ngoài ra, còn cung cấp các dịch vụ tiện ích đi kèm như nhà hàng, spa, hồ bơi, bar…Sản phẩm của khách sạn có thể tồn tại dưới hai hình thức hàng hóa và dịch vụ nhưng hầu như các sản phẩm hàng hóa đều được thực hiện dưới hình thức dịch vụ đi kèm bán cho khách b

1.2.2.Đặc điểm

Mang những đặc điểm của một loại hình dịch vụ:

– Tnh vô hình:

Dịch vụ lưu trú của khách sạn tồn tại dưới dạng vô hình Quá trình sản xuất và tiêu dùng dịch vụ lưu trú diễn ra đồng thời.

Tính vô hình thể hiện ở chỗ dịch vụ không thể thử trước mà phải sử dụng ,trải nghiệm mới có thể cảm nhận được Chất lượng phục vụ, thái độ phục vụ cũng như tính chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ của nhân viên là những điều mà khách hàng phải sử dụng mới cảm nhận và có đánh giá riêng, nó tùy thuộc vào mỗi người.

– Tnh không tách ri:

Tính không tách rời là một đă ‚c điểm của dịch vụ lưu trú trong khách sạn Dịch vụ lưu trú không có sự tách rời giữa quá trình sản xuất và tiêu dùng cả về không gian lẫn thời gian Khi khách hàng mua dịch vụ lưu trú tại bất kì một khách sạn nào, vào bất kì khoảng thời gian nào thì khách sạn đó sẽ cung ứng dịch vụ vào đúng thời gian đó Chỉ khi khách hàng đă ‚t phòng và đến ở tại khách sạn thì dịch vụ mới được cung ứng và được khách hàng tiêu dùng ngay lúc đó.

– Tnh không đng nh t:

Tính không đồng nhất thể hiện ở sự không đồng nhất về chất lượng của cùng một loại hình dịch vụ lưu trú Tính không đồng nhất của dịch vụ lưu trú tại các khách sạn thể hiện ở:

 Sự không đồng nhất về chất lượng của cùng một loại hình dịch vụ lưu trú hay chất lượng dịch vụ lưu trú ở các khách sạn là không đồng đều, nó tùy thuộc vào vào trình độ, tâm lý, trạng thái tình cảm của nhà cung ứng và sở thích, thị hiếu, cảm nhận… của từng khách hàng.

Trang 9

 Tính không đồng nhất còn được thể hiện trong giá của các khách sạn Giá phòng có sự dao động trong khoảng như vậy là do một khách sạn có nhiều loại phòng khác nhau, phòng đơn hay phòng đôi, diện tích phòng, các tiện ích bao trọn gói,chất lượng phòng.

 Tính không đồng nhất còn được thể hiện trong cách phục vụ của nhân viên: thân thiện, nhiệt tình, chuyên nghiệp,….

 Tính không đồng nhất còn được thể hiện ở các tiện nghi phục vụ trong phòng  Tính không đồng nhất còn được thể hiện ở các thủ tục đă ‚t phòng, nhận phòng và

trả phòng

 Tính không đồng nhất còn được thể hiện ở chất lượng phòng và các dịch vụ đi kèm: hệ thống bể bơi, phòng tập, thức ăn, không gian, vệ sinh, an ninh, đậu xe,… Bên cạnh đó, việc chất lượng dịch vụ lưu trú cũng không đồng đều ở mỗi khách sạn vào từng thời điểm trong năm Nếu như vào mùa cao điểm du lịch với sự khan hiếm của dịch vụ lưu trú các khách sạn thường có xu hướng nâng giá phòng của mình lên, ngược lại trong mùa thấp điểm khi lượng phòng dư thừa các khách sạn giảm giá khuyến mãi để có thể thu hút được khách hàng Vào các đợt nghỉ lễ, tết hay khuyến mại dịp hè các khách sạn sẽ có các chương trình giảm giá, hay các khách hàng là thành viên cũng sẽ được ưu đãi giảm từ 150.000- 500.000 đều có ở hầu hết các khách sạn

– Tnh không tn kho

Do đă ‚c điểm vô hình nên dịch vụ lưu trú trong khách sạn không dự trữ, bảo quản được Các phòng nghỉ cho dù có khách hay không thì theo thời gian nó cũng sẽ bị hao mòn, các khách sạn luôn luôn phải bảo quản, tu sửa… Vì vậy, để tiết kiệm chi phí, tránh lãng phí, các nhà quản trị cần có những chiến lược phát triển, thu hút khách hàng, tạo niềm tin với khách hàng để họ yên tâm và thường – xuyên sử dụng dịch vụ lưu trú của khách sạn khi có nhu cầu.

Khách hàng là ngư2i trực ti3p tham gia vào ti3n trình dịch vụ

- Trong quá trình cung cấp dịch vụ lưu trú, khách hàng đóng vai trò là nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất dịch vụ, nếu không có khách hàng thì dịch vụ không thể được cung cấp, điều này cũng giống như tính không tách rời giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ Bên cạnh đó thì khách hàng cũng đóng vai trò như người quản lý Thường ở mỗi khách sạn 5 sao đều có những hòm thư góp ý của khách hàng hay có bộ phận tiếp nhận ý kiến, phản hồi của khách hàng Khi có bất kỳ vấn đề gì, khách hàng đều có quyền phản ánh với khách sạn.

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của lưu trú

- Chức năng: cung cấp sản phẩm dịch vụ chính tại khách sạn, mang lại nguồn doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn; chịu trách nhiệm về sự nghỉ ngơi lưu

Trang 10

trú của khách hàng tại khách sạn; phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng.

Ngoài ra, bộ phận lưu trú này còn có thể được phân thành những bộ phận nhỏ với những chức năng riêng, cụ thể hơn như: bộ phận dọn phòng, bộ phận giặt ủi, kho vải, bộ phận vệ sinh công cộng, chăm sóc cây xanh, cắm hoa

- Nhiệm vụ: Chuẩn bị buồng, đảm bảo luôn ở chế độ sẵn sàng đón khách; vệ sinh buồng phòng hàng ngày, các khu vực tiền sảnh và khu vực công cộng; kiểm tra tình trạng phòng, các thiết bị, vật dụng, sản phẩm khác trong phòng khi làm vệ sinh; nhận và giao các dịch vụ phục vụ khách, báo cho bp lễ tân các vấn đề có liên quan; nắm được tình hình khách thuê phòng, phối hợp với các bộ phận khác phục vụ khách Bộ phận này chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ, tính thẩm mỹ của các phòng, khu vực chung hay xung quanh khách sạn.

1.2.4 Quy trình phục vụ lưu trú

Bước 1 Làm thủ tục đặt buồng - nhận đăng kí phòng (giai đoạn phục vụ trước khi

khách đến khách sạn )

- Khách hàng sẽ chọn khách sạn để lưu trú và thực hiện các thủ tục đặt phòng trước - Nếu đặt phòng có thể được chấp nhận, bộ phận đặt phòng-bộ phận bán hàng sẽ tạo một đặt phòng trên phần mềm quản lý khách sạn Việc tạo hồ sơ đặt phòng này bắt đầu chu kỳ lưu trú của khách tại khách sạn Đặt phòng này có chứa các chi tiết về yêu cầu cụ thể của khách để giúp khách sạn cung cấp cho khách dịch vụ cá nhân trong suốt thời gian lưu trú, giúp cho việc đón tiếp và phục vụ khách được chu đáo nhất Và mục đích chính của việc đặt phòng là đảm bảo rằng phòng sẽ có sẵn khi khách đến khách sạn.

Trang 11

- Các chi tiết được thu thập trong quá trình đặt phòng cũng giúp khách sạn hoàn thành các hoạt động đăng ký trước như chỉ định phòng theo yêu cầu của khách, giá phòng được tính cho khách trong quá trình lưu trú,…

Bước 2 Làm thủ tục nhận buồng: Check-in ( giai đoạn khách đến khách sạn )

- Để thực hiện các thủ tục check-in nhanh và chính xác, nhân viên lễ tân cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký trước cho khách Dựa trên các thông tin có trong phiếu đặt buồng do nhân viên đặt phòng chuyển sang, nhân viên lễ tân cần phải chuẩn bị hồ sơ đăng ký trước và phân phòng cho khách.

- Các công việc cụ thể phục vụ khách trong giai đoạn khách đến khách sạn bao gồm: đón tiếp (welcome drink), làm thủ tục check-in và cung cấp thông tin cho khách - Nhân viên lễ tân cần phải giới thiệu, cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ và các lưu ý về quy định của khách sạn để khách được biết.

- Sau khi khách đã lên phòng, nhân viên lễ tân hoàn tất hồ sơ, làm thủ tục khai báo tạm trú cho khách.

- Nhân viên thu ngân mở tài khoản cho khách Với những khách sạn nhỏ, nhân viên lễ tân sẽ kiêm luôn nhiệm vụ của nhân viên thu ngân.

Bước 3 Phục vụ khách khi lưu trú tại khách sạn

Các hoạt động phục vụ khách trong thời gian lưu lại khách sạn: + Giao nhận chìa khóa phòng và cung cấp thông tin cho khách + Bảo quản tư trang và hành lý cho khách

+ Dịch vụ điện thoại,báo thức khách,nhận gửi thư từ , bưu phẩm và fax cho khách + Chuyển phòng cho khách khi khách có nhu cầu

+ Nhận và chuyển yêu cầu của khách đến các bộ phận có liên quan + Giải quyết phàn nàn của khách trong phạm vị quyền hạn của mình + Các dịch vụ hỗ trợ khác.

Trong giai đoạn này, nhân viên lễ tân sẽ phối hợp với các bộ phận khác cung cấp các dịch vụ theo yêu cầu, khuyến khích khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn Nhân viên lễ tân cũng là vị trí chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các phàn nàn của khách, đảm bảo phải làm hài lòng khách.

Bước 4 Làm thủ tục trả buồng : Check-out ( giai đoạn khách rời khỏi khách sạn )

Các công việc trong giai đoạn này bao gồm: làm thủ tục check-out, tiễn khách và lưu hồ sơ khách.

Trang 12

Để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách, nhân viên lễ tân cần phải cập nhật thường xuyên các khoản chi tiêu hàng ngày của khách lưu trú và chuẩn bị trước hồ sơ thanh toán Điều này sẽ góp phần làm khách hài lòng về thủ tục check-out nhanh, khuyến khích khách quay lại khách sạn trong tương lai.

Sau khi làm thủ tục thanh toán, nhân viên lễ tân tiễn khách: + Hỏi ý kiến khách về chất lượng dịch vụ của sản phẩm + Giúp khách tìm phương tiện vận chuyển

+ Chào khách, chúc khách đi may mắn và nhớ hẹn gặp lại

1.3 Cầu dịch vụ lưu trú tại khách sạn1.3.1 Khái niệm

Cầu dịch vụ là số lượng dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kỳ nhất định

1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ

- Sự thay đổi của một nhân tố phi giá bất kỳ của sản phẩm sẽ dẫn đến cầu đối với sản phẩm tăng hoặc giảm.

- Các nhân tố này bao gồm :  Thu nhập của ngư2i tiêu dùng

Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân Thu nhập càng cao, nhu cầu sẽ càng lớn Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa đang được xem xét Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu.

Giá của hàng bổ sung thay th3

Sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế.

Hàng hóa bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác Thông thường, hàng hóa bổ sung có ít hoặc không có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị chung của sản phẩm Việc tăng giá hàng hóa bổ sung dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhất định và ngược lại Vì vậy, nhu cầu đối

Trang 13

với một hàng hóa có thể bị ảnh hưởng ngược bởi sự thay đổi giá của hàng hóa bổ sung.

Thị hi3u của ngư2i tiêu dùng

Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân hóa cao,…

Dân số

Nhu cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên ở hiện tại, hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau cho hàng hóa, dịch vụ Số lượng người tiêu dùng hàng hóa càng cao, nhu cầu thị trường của nó càng lớn Sự gia tăng của người tiêu dùng có thể xảy ra khi ngày càng có nhiều hàng hóa thay thế được ưa chuộng hơn một mặt hàng cụ thể Từ đó, số lượng người mua hàng hóa thay thế sẽ tăng lên Khi người bán mở rộng sang một thị trường mới để phân phối hàng hóa, hoặc khi có sự tăng trưởng trong dân số, nhu cầu về một số hàng hóa cũng có thể leo thang.

Kỳ vọng của ngư2i tiêu dùng

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa trong tương lai Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày Trong tình huống đó, họ sẽ tránh phải trả tiền cao hơn trong tương lai Nếu giá xăng dự kiến sẽ tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ vội vã đi đổ xăng Tương tự, khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm.

Các nhân tố khác: bao gồm môi trường tự nhiên, sự kiện mang tính thời sự…

Sự thay đổi của cầu đối với hàng hóa, dịch vụ còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như : các yếu tố thuộc về tự nhiên (thời tiết, khí hậu) hay những yếu tố mà chúng ta không thể dự đoán trước được.

1.3.3 Sự co giãn của cầu dịch vụ

Sự co giãn cho biết tính nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của một số nhân tố trong hàm cầu.

1.3.3.1 Co giãn theo giá

Co giãn của cầu theo giá là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của giá cả của hàng hóa đó trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

Trang 14

1.3.3.2 Co giãn chéo của cầu

Co giãn của cầu theo giá cả hàng hóa khác là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu hàng hóa đó trước sự thay đổi của giá cả hàng hóa khác trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

1.3.3.3 Co giãn theo thu nhập

Co giãn của cầu theo thu nhập là thước đo sự nhạy cảm của lượng cầu đối với sự thay đổi của thu nhập trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

II THỰC TRẠNG VỀ CẦU DỊCH VỤ LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN MƯỜNG THANH LUXURY ĐÀ NẴNG

2.1 Tổng quan về khách sạn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn

Năm 1997, Mường Thanh khởi công xây dựng khách sạn đầu tiên tại thành phố Điện Biên Phủ Với tầm nhìn xa, chủ tịch HĐQT quyết tâm chuyển hướng đầu tư về Hà Nội Liên tục trong những năm sau đó, hàng loạt khách sạn mang thương hiệu Mường Thanh đã lần lượt ra đời.

Năm 2015 nhận thấy bộ nhận diện cũ không còn phù hợp với tầm vóc và sự phát triển quốc tế, chuỗi khách sạn nay đã có thêm nhiều khách sạn tiêu chuẩn 4 và 5 sao Tập đoàn khách sạn Mường Thanh tiến hành nâng cấp bộ nhận diện cho các nhóm khách sạn thành viên dựa trên đặc tính sản phẩm, cơ sở vật chất và vị trí của khách sạn, từ đó đã cho ra đời 4 phân khúc Luxury, Grand, Holiday và Mường Thanh như hiện nay Sau chuỗi sự kiện khai trương các khách sạn Mường Thanh Hà Nội Centre, Cửa Lò, Cần Thơ, Lào Cai, Sài Gòn, Công ty Cổ phần Tập đoàn Mường Thanh đã chính thức

ghi thêm vào “Chuỗi khách sạn tư nhân lớn nh t Việt nam” của mình con số 45 khách

sạn và dự án khách sạn trải dài trên khắp cả nước

Đến năm 2018, Tập đoàn Mường Thanh đã phát triển bền vững thành Tập đoàn kinh tế tổng hợp đa ngành hoạt động trên các lĩnh vực Đầu tư - Xây dựng - Du lịch giải trí và hiện nay Tập đoàn mở rộng sang các lĩnh vực Đào tạo, Y tế, trở thành một Tập đoàn lớn mạnh với hơn 50 khách sạn và dự án khách sạn, tạo việc làm và đời sống ổn định cho hơn 10000 lao động, hàng năm đóng góp hàng ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước Tập đoàn Mường Thanh đã làm tốt công tác xã hội, giành một ngân quỹ rất lớn hàng chục tỷ đồng cho công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển dân trí, phát triển tài năng cho đất nước, góp phần giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội cho đất nước và thủ đô Hà Nội

Ngày 15/5/2017, Tập đoàn Mường Thanh chính thức khai trương Khách sạn Mường Thanh Luxury Đà Nẵng Đây là khách sạn tiêu chuẩn 5 sao đầu tiên và là khách sạn thứ 2 mà Mường Thanh đầu tư tại thành phố biển Đà Nẵng Tọa lạc tại vị trí đắc địa, ngay sát bờ biển Mỹ Khê, bên phải nhìn ra núi Ngũ hành, bên trái nhìn ra bán đảo Sơn Trà mây phủ; chắc chắn sẽ mang đến trải nghiệm hoàn toàn mới cho du khách khi đến với thành phố du lịch này.

Trang 15

2.1.2 Vị trí và quy mô của khách sạn

Vị trí

Khách sạn Mường Thanh Luxury Đà Nẵng với tiêu chuẩn 5 sao tọa lạc tại địa chỉ 270 Đường Võ Nguyên Giáp, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, nơi có thể ngắm nhìn toàn bộ TP Đà nẵng, bán đảo Sơn Trà, bờ biển tuyệt đẹp, thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và Cù Lao Chàm phía xa xa.

Điện thoại: 0236 3956789

Email: info@luxurydanang.muongthanh.vn Website: www.muongthanh.com/luxurydanang

Khách sạn cách sân bay quốc tế Đà Nẵng khoảng 5.5km, cách ga Đà Nẵng khoảng 5km, cách Cầu Trần Thị Lý khoảng 2km, cách Cầu Rồng khoảng 2,4km, cách Cầu sông Hàn khoảng 3 km.

Quy mô

Với 41 tầng có tất cả 583 phòng nghỉ được thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn đẳng cấp 5 sao quốc tế Tất cả các phòng đều được trang bị các tiện nghi như truy cập wifi miễn phí, máy lạnh, minibar, TV màn hình phẳng, két an toàn, phòng tắm riêng đi kèm máy sấy tóc, bồn tắm, vòi sen và đồ vệ sinh cá nhân miễn phí Đi kèm với những dịch vụ hội thảo, hội nghị chuyên nghiệp như:

– Hệ thống phòng hội thảo trang thiết bị màn hình led, âm thanh ánh sáng hiện đại với sức chứa từ 70 – 700 khách.

Ngày đăng: 25/04/2024, 16:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w