1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật lãnh đạo của bà nguyễn thị phương thảo tổng giám đốc công ty cổ phần hàng không vietjet

39 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghệ Thuật Lãnh Đạo Của Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Hàng Không Vietjet
Tác giả Phạm Thị Trúc Nhi, Trần Khánh Duy, Nhữ Thị Hoài Linh, Phan Đình Thắng, Đặng Thái Hoàng
Người hướng dẫn ThS. Võ Điền Chương
Trường học Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2018
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 2,63 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (8)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (8)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (8)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (9)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (9)
  • 6. Bố cục đề tài (9)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (10)
    • 1.1. Khái niệm lãnh đạo (10)
    • 1.2. Cách tiếp cận các học thuyết lãnh đạo (10)
    • 1.3. Tính cách và lãnh đạo (0)
    • 1.4. Các giá trị quan điểm (0)
    • 1.5. Sự khác biệt về nhận thức (0)
    • 1.6. Lãnh đạo uy tín (21)
    • 1.7. Lãnh đạo chuyển đổi và lãnh đạo giao dịch (0)
  • CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA BÀ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO – CEO VIETJET (0)
    • 2.1. Giới thiệu về CEO VIETJET – bà Nguyễn Thị Phương Thảo (0)
    • 2.2. Những đóng góp cho công ty Vietjet (25)
    • 2.3. Tính cách lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo (27)
    • 2.4. Phong cách lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo (30)
  • CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ BÀ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO (34)
    • 3.1. Điểm mạnh trong công tác lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo (34)
    • 3.2. Điểm yếu trong công tác lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo (35)

Nội dung

Vì vậy, nhóm đã quyết định chọn bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO của Vietjet để làm nội dung đề tài tiểu luận môn học Nghệ thuật lãnh đạo, với mong muốn tìm hiểu và làm rõ hơn nghệ thuật

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu nghệ thuật lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo tại Công ty cổ phần Hàng không Vietjet.

Những thành công của Vietjet trong việc lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

Rút ra những bài học kinh nghiệm và trau dồi kiến thức lãnh đạo cho bản thân.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tổng hợp

Phương pháp tham khảo tài liệu

Phương pháp thảo luận nhóm

Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận về đề tài thì đề tài bao gồm bố cục theo 3 chương: + Chương 1: Cơ sở lý thuyết

+ Chương 2: Nghệ thuật lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo

+ Chương 3: Bài học kinh nghiệm từ bà Nguyễn Thị Phương Thảo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm lãnh đạo

Theo George R.Terry: “Lãnh đạo là một hoạt động gây ảnh hưởng đến con người nhằm phấn đấu một cách tự nguyện cho những mục tiêu của nhóm”.

Theo Robert Tannenbalon và Fred Massarik: “Lãnh đạo là sự ảnh hưởng lên nhân cách được thực hiện trong tình huống và được định hướng thông qua quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục đích chung hoặc mục đích chuyên biệt”.

Hay nói cách khác, lãnh đạo là mối liên hệ ảnh hưởng giữa những người lãnh đạo và những người ủng hộ có mong muốn thay đổi thực sự phản anh mục đích chung của họ.

Cách tiếp cận các học thuyết lãnh đạo

1.2.1 Dựa vào đặc điểm (Thuyết vĩ nhân)

Cách tiếp cận dựa vào đặc điểm (Thuyết vĩ nhân) cho rằng một số người sinh ra vốn đã có sẵn những đặc điểm của nhà lãnh đạo – “Lãnh đạo là do bẩm sinh”, họ có những phẩm chất, diện mạo hơn người bình thường như trí thông minh, sự tự tin, nghị lực, trung thực/chính trực,

Sự phát triển của cách tiếp cận đặc điểm:

Các giai đoạn phát triển Nội dung phát triển

(xuất hiện từ đầu thế kỉ

“Một số người sinh ra đã có sẵn những đặc điểm của người lãnh đạo”

Nghiên cứu một số đặc điểm của cá nhân tạo nên sự thành công của người lãnh đạo.

Thuyết vĩ nhân + Khoa học tâm lý

Tiếp tục phát triển theo hướng của thuyết vĩ nhân, kết hợp với nghiên cứu KH

Bổ sung các đặc điểm;

Phân loại các đặc điểm

Kết quả nghiên cứu của

Kết hợp với nghiên cứu cá nhân

Bổ sung các đặc điểm;

Sự tác động của các đặc điểm cá nhân tùy thuộc hoàn cảnh của tổ chức mới mang lại thành công

Những đặc điểm cá nhân của nhà lãnh đạo:

Những đặc điểm cá nhân Những đặc điểm xã hội

Nghị lực Tính cộng đồng, kỹ năng giao tiếp

Sức chịu đựng của cơ thể Sự sẵn sàng hợp tác

Sự thông minh và khả năng nhận thức Khả năng hợp tác không giới hạn

Sự hiểu biết Tài ứng biến, tài ngoại giao Óc phán đoán, sự dứt khoát

Tính cách Đặc điểm liên quan đến công việc

Tự tin Năng lực, có ước muốn vươn lên

Chân thành và liêm chính Trách nhiệm đối với mục tiêu

Nhiệt tình Đương đầu với thử thách

Có ước muốn lãnh đạo Kiên quyết Độc lập Điểm hạn chế trong thuyết vĩ nhân là không giải thích được sự thành công của người lãnh đạo trong bối cảnh khác nhau Tức là, sự sáng tạo sẽ đem lại hiệu quả cho tình huống này nhưng sẽ thất bại cho tình huống khác.

Cách tiếp cận hành vi cho rằng bất cứ ai có những hành vi thích hợp đều có thể trở thành một nhà lãnh đạo tốt Các nhà nghiên cứu quan sát cách thức mà một nhà lãnh đạo làm với những người ủng hộ hơn là xem họ là ai.

Phong c 愃Ā ch lnh đ 愃⌀ o đ c đo 愃Ā n v phong c 愃Ā ch lnh đ 愃⌀ o dân ch!

Phong cách lãnh đạo Đặc điểm Không khí trong nhóm Năng suất Độc đoán

Có khuynh hướng tập trung vào quyền lực, có được quyền hành dựa trên vị trí của người lãnh đạo, có quyền khen thương và gây áp lực

Phụ thuộc và định hướng cá nhân Thường xuyên cảm thấy không hài lòng và muốn gây hấn, chống đối

Cao khi có mặt người lãnh đạo giám sát và ngược lại

Sử dụng cách phân quyền cho người khác; khuyến khích sự tham gia, tin tưởng vào sự hiểu biết của nhân viên trong hoàn thành nhiệm vụ và có sự ảnh hưởng dựa trên sự kính trọng của cấp dưới

Thân thiện thay vì chống đối, định hướng nhóm và định hướng nhiệm vụ

Cao và ít bị ảnh hưởng bởi sự có mặt người lãnh đạo

Phong c 愃Ā ch quan tâm v c Ā u tr 甃Ā c khởi xướng

+ Phong cách quan tâm: Chỉ mức độ mà nhà lãnh đạo thông cảm với cấp dưới, tôn trọng những ý kiến và tình cảm của họ, và thiết lập sự tin cậy lẫn nhau Các nhà lãnh đạo với phong cách này sẽ đưa đánh giá, tích cực lắng nghe các vấn đề và cho phép nhân viên tham gia vào những quyết định quan trọng.

+ Phong cách cấu trúc: Mô tả mức độ một nhà lãnh đạo định hướng vào công việc và giám sát những hoạt động của nhân viên làm đạt được mục tiêu Những hành vi lãnh đạo dạng này bao gồm việc phân công nhiệm vụ, khuyến khích mọi người làm việc chăm chỉ hơn, lập kế hoạch và lịch làm việc cụ thể cho các hoạt động của công việc, đề ra những quy tắc nghiêm ngặt.

Phong c 愃Ā ch đ 椃⌀ nh hướng vo nhân viên v đ 椃⌀ nh hướng vo công việc Đ椃⌀nh hươꄁng vào nhân viên Đ椃⌀nh hươꄁng công việc

• Cho phép tham gia vào việc ra quyết định;

• Thân thiện và dễ gần gũi;

• Giúp đỡ và hỗ trợ;

• Mức độ ủng hộ và hợp tác của nhân viên…

• Quyết định cách thức công việc được thực hiện;

• Giao nhiệm vụ cho các thành viên;

• Đưa ra các mong đợi rõ ràng;

• Chú trọng vào thời hạn và kết quả;

• Thúc đẩy việc đạt đến thành tựu.

Mức độ định hướng con người 5

1.9 Quản tr 椃⌀ câu l 愃⌀ c b : Quan tâm đến nhu cầu con người để thỏa mãn các mối quan hệ nhằm tạo không khí thân thiện, thoải mái.

Một nhóm được thành công khi mọi thành viên cam kết thực hiện công việc chung dựa trên mục tiêu chung của tổ chức Sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ cộng sinh này, tạo nên sự gắn kết và thúc đẩy hiệu suất làm việc nhóm.

1.1 Quản tr 椃⌀ nghèo nn: Sử dụng tối thiểu nỗ lực để thực hiện công việc là thích hợp để duy trì các thành viên tổ chức.

9.1 Quản tr 椃⌀ ch 甃Ā trọng nhiệm vụ: Tính hữu hiệu đạt được từ việc sắp xếp các điều kiện làm việc theo tiêu thức ít cản trở đến con người.

5.5 Quản tr 椃⌀ trung dung: Mức độ thành tích tổ chức thỏa đáng có được nhờ sự cân bằng công việc với tinh thần nhân viên.

Thuy Ā t lnh đ 愃⌀ o CAO – CAO

Một người lãnh đạo có thể kết hợp hai phong cách lãnh đạo “định hướng công việc” và “định hướng con người” tùy từng tình huống một cách hài hòa, phù hợp với bối cảnh để đạt hiệu quả lãnh đạo cao.

Bốn câu hỏi cần nghĩ đến trong thuyết lãnh đạo này là: wx Hai phong cách này có được đánh giá là quan trọng nhất hay không? wx Các nhà lãnh đạo có thể vừa định hướng vào con người và vừa định hướng vào công việc? Bằng cách nào? wx Một người có thể thay đổi chính mình thành người lãnh đạo định hướng vào công việc hoặc định hướng vào con người hay không?

Mức độ định hướng kết quả

(nhiệm vụ cao-quan hệ thấp)

Người lãnh đạo xác định vai trò và chỉ đạo cho nhân viên cách thực hiện nhiệm vụ theo vai trò

Cách lãnh đạo này nhấn mạnh đến hành vi trực tiếp tham gia công việc

Hướng dẫn (nhiệm vụ cao-quan hệ cao)

Người lãnh đạo áp dụng hành vi tham gia trực tiếp cùng hành vi tham gia có tính hỗ trợ.

Tham gia (nhiệm vụ thấp-quan hệ cao)

Người lãnh đạo và cấp dưới cùng ra quyết định

Vai trò chính của người lãnh đạo khi áp dụng phong cách này là khuyến khích và truyền thông là chủ yếu. Ủy quyền (nhiệm vụ thấp-quan hệ thấp) Người lãnh đạo hướng dẫn và hỗ trợ rất ít

Những cách thức để đạt đến mục tiêu rõ ràng và cụ thể hay không?

Quyết định cần rõ ràng, chính xác, cụ thể và độc đáo Ngoài ra, quyền lực chính thức của nhà lãnh đạo tác động đến hiệu quả quyết định thông qua khả năng thưởng phạt, giao nhiệm vụ và kiểm soát thông tin.

1.2.3.2 Thuy Ā t tình huống c!a Hersey v Blanchard

Trong học thuyết này, tình huống liên quan đến mức độ 'sẵn sàng' của cấp dưới Tính sẵn sàng ở đây được định nghĩa là mức độ mà cấp dưới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và sẵn lòng hoàn thành nhiệm vụ Về phong cách lãnh đạo, cũng giống mô hình của Fiedler sẽ có 2 dạng phong cách lãnh đạo chính là chú trọng nhiệm vụ và chú trọng quan hệ Tuy nhiên, Hersey và Blanchard lại tiếp tục chia 2 dạng lãnh đạo này thành 4 hình thức lãnh đạo cụ thể tuỳ theo tính sẵn sàng của nhân viên. Đối với tính sẵn sàng (SS) của cấp dưới, sẽ có 4 tình huống sau:

- SS1 Cấp dưới không có khả năng và không sẵn lòng làm việc Họ không đủ năng lực và tự tin.

- SS2 Cấp dưới không có khả năng nhưng sẵn lòng làm việc Họ có động lực nhưng thiếu kỹ năng phù hợp.

- Các yếu tố môi trường nằm ngoài khả năng kiểm soát của cá nhân như cơ cấu nhiệm vụ, hệ thống quyền lực chính thức, và nhóm làm việc.

- Các đặc điểm cá nhân của cấp dưới như khả năng tự chủ, kinh nghiệm và khả năng nhận thức.

(1) Lãnh đạo chỉ huy sẽ làm tăng hài lòng cho nhân viên khi nhiệm vụ mơ hồ hay mức căng thẳng, xung đột trong nhóm cao, khả năng tự chủ của cấp dưới thấp Hành vi lãnh đạo này có thể sẽ thừa khi cấp dưới có kinh nghiệm nhiều và khả năng nhận thức cao.

(2) Lãnh đạo hỗ trợ sẽ làm tăng kết quả công việc và sự hài lòng của nhân viên khi cấp dưới thực hiện những nhiệm vụ có tính rõ ràng, các mối quan hệ quyền lực chính thức rõ ràng.

(3) Lãnh đạo tham gia khi cấp dưới có tính tự chủ cao

Lãnh đạo uy tín

Người lãnh đạo có uy tín sẽ giúp tăng cường tinh thần và hiệu quả làm việc của cán bộ, nhân viên; tăng cường nhịp điệu hoạt động tích cực của tập thể của cơ quan, đơn vị.

- Nhờ có uy tín mà người lãnh đạo mới tạo ra sự tin phục của tập thể và xã hội đối với lời nói và việc làm của mình, nhờ đó mà:

+ Từ 1988 - 1992: Sinh viên - Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Phêklanôp - Liên Bang Nga.

+ 1991 – 1997: Lúc này bà đang là sinh viên - Học viện Kinh doanh Quốc tế Matxcơva – Liên Bang Nga, Sinh viên Đại học Nghệ thuật hiện đại và sùng lúc này là Thời điểm Liên Xô tan vỡ, không như bao người Việt khác sinh sống tại đây đều có tư tưởng lo sợ, bà lại nhận thấy đây là cơ hội tuyệt vời đối với bà và cô đầu tư vào SOVICO Holdings tiền thân là Công ty Cổ phần Sóng Việt - là một trong sáu thành viên sáng lập Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam tại Liên bang Nga.

+ 2003 - 2008: Được bổ nhiệm phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển TP Hồ Chí Minh (HDB) Bà tham gia vào HD Bank và là người chủ trì các chương trình đổi mới, cải cách tại HD Bank, đưa HD Bank từng bước vươn lên vị trí dẫn đầu hệ thống ngân hàng, thành viên Ban Chấp hành - Hội hữu nghị Việt Nga (2005 đến nay). + 1/2005 - 12/2005: Cổ đông - Sáng lập viên - Ngân hàng TMCP Quốc tế. Cùng 2005 Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình bà đã mua lại Furama Resort Danang, trở thành nhà đầu tư người Việt đầu tiên sở hữu và vận hành khách sạn 5 sao. Furama Resort Danang khai trương vào năm 1997 với 198 phòng là khu nghỉ dưỡng biển

5 sao đầu tiên tại Việt Nam Gần một thập kỷ sau đó, Sovico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà là Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

+ 1/2006 - 12/2006: Cổ đông – Thành viên HĐQT - Ngân hàng TMCP Techcombank.

+ 2007: Được bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VJC), Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hàng không VietJet (VJC), Phó Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Sovico (SOVICO).

+ Từ 11/2008 - nay: Chủ tịch - Công ty Cổ phần Sovico.

+ 2009: Với kinh nghiệm chuyên ngành về lĩnh vực Kế toán – Tài chính tại đại học.

Bà bắt đầu tham gia đầu tư tài chính quốc tề từ những thập niên 90s Sovico Holdings ngày càng phát triển dưới sự hoạt động của bà Bà lấn chân sang lĩnh vực Bất động sản và Ngân Hàng Đặc biệt là HD Bank và một vài ngân hàng nhỏ khác.

Để hiện thực hóa ước mơ đưa người dân Việt Nam "đi khắp chân trời", năm 2010, bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã đầu tư thành lập hãng hàng không Vietjet Air Bà miệt mài học hỏi kinh nghiệm từ các hãng hàng không hàng đầu trong và ngoài nước, đồng thời tích cực tham gia sự kiện Singapore Airshow nhằm mở rộng kiến thức, mối quan hệ và hợp tác kinh doanh.

+ Tháng 9/2013, hai vợ chồng bà được báo chí và dư luận quan tâm, sau khi có thông tin VietJet Air của họ đặt mua 100 máy bay Airbus trị giá 9,1 tỷ USD.

+ 2014: Sáp nhập DAIA Bank vào HD Bank Theo bà, HD Bank có thể phát triển nhiều hơn nữa Năm 2013 HD Bank đã mua lại toàn bộ SGVF - Công ty TNHH Một thành viên Tài chính Việt Société Générale (SGVF) và đổi tên thành Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM, gọi tắt là HDFinance Năm 2014, HDFinance có mặt tại khắp 63 tỉnh thành Việt Nam và phục vụ hơn 750.000 lượt khách hàng.

+ 2015: Với sự góp vốn đầu tư chiến lược từ tập đoàn tài chính Credit Saison (nhà phát hành thẻ tín dụng lớn thứ 3 Nhật Bản), ngày 22/4/2015, HDFinance chính thức đổi tên thành Công ty Tài chính trách nhiệm hữu hạn HD SAISON hay gọi tắt là "HD SAISON" Từ tháng 5 đến cuối năm 2015, HD SAISON đã phát triển mạng lưới điểm giới thiệu dịch vụ thần tốc với hơn 4.500 điểm trên toàn quốc.

+ 2016: Sự thành công của bà được biết đến qua các trang báo nổi tiếng trong và ngoài nước, đặc biệt tờ báo Forber công nhận bà là nữ tỷ phú đầu tiên tại khu vực Trở thành Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Đầu tư Hướng Dương Sunny

+ Ngày 23/5/2016, dưới sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hãng hàng không VietJet đã ký thỏa thuận thuê mua 100 chiếc Boeing 737 MAX 200 của tập đoàn đến từ nước Mỹ trị giá 11,3 tỷ USD.

+ Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017.

+ Tính đến ngày 7/4/2018, tài sản của bà đã tăng lên $3.7tỷ.

2.2 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO CÔNG TY VIETJET

Khi trở thành triệu phú đô la, thời kỳ này giá trị triệu đô là rất lớn, bên cạnh tiếp diễn hoạt động kinh doanh, bà còn ấp ủ cho mình ước mơ chinh phục bầu trời Với quyết tâm tạo dựng vị thế trong ngành hàng không giá rẻ, bà bỏ ra rất nhiều năm để nghiên cứu mô hình của các hãng hàng không lớn trên thế giới AirAsia, Ryan Air hay Southwest.

NGHỆ THUẬT LÃNH ĐẠO CỦA BÀ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO – CEO VIETJET

Những đóng góp cho công ty Vietjet

Khi trở thành triệu phú đô la, thời kỳ này giá trị triệu đô là rất lớn, bên cạnh tiếp diễn hoạt động kinh doanh, bà còn ấp ủ cho mình ước mơ chinh phục bầu trời Với quyết tâm tạo dựng vị thế trong ngành hàng không giá rẻ, bà bỏ ra rất nhiều năm để nghiên cứu mô hình của các hãng hàng không lớn trên thế giới AirAsia, Ryan Air hay Southwest.

Và đến 2017, sau khi thỏa hiệp với Bà Hà – nguyên Chủ tịch Hội Đồng Quản TrịVietjetAir, bà Thảo nhận được giấy phép đầu tư vào Vietjet song buộc phải trì hoãn vì giá dầu tăng cao vọt Năm 2010, bà và hãng AirAsia đạt được thỏa thuận liên doanh song mô hình này cũng sớm đổ vỡ vì nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Một năm sau khi đầu tư cổ phần lớn nhất vào VietjetAir, bà Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng trở thành chủ sở hữu chính Chiến dịch tiếp thị táo bạo với hình ảnh tiếp viên mặc bikini đã tạo nên cú nổ lớn, đưa hình ảnh VietjetAir phủ sóng khắp nơi Dù vấp phải nhiều phản ứng trái chiều, chiến dịch này đã thành công trong việc nâng cao nhận diện thương hiệu và thu hút sự chú ý của khách hàng, thể hiện tầm nhìn độc đáo của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo trong chiến lược tiếp thị của hãng.

Công sức của bà Nguyễn Thị Phương Thảo là đóng góp không thể phủ nhận vào thành công của Vietjet Air Ngay từ năm thứ 2 hoạt động, Vietjet Air đã đạt được lợi nhuận, lập kỷ lục tốc độ thu hồi vốn trong ngành hàng không Trong giai đoạn từ 2012 đến 2016, dưới sự lãnh đạo của bà Thảo, Vietjet Air chiếm đến 29% thị phần trong nước, trong khi đối thủ lớn nhất là Vietnam Airlines lại có hoạt động kém hiệu quả.

Kể từ lần IPO, cổ phiếu của Vietjet Air đã có mức tăng trưởng ấn tượng lên đến 47% Hãng hàng không này hiện đang có lượng khách hàng khổng lồ là 35 triệu người, đội bay hùng hậu gồm 45 máy bay, thực hiện 300 chuyến bay mỗi ngày và kết nối với 63 đường bay trong nước cùng hàng chục đường bay quốc tế Điểm nổi bật khác của Vietjet Air là thành công trong việc ký kết nhiều hợp đồng lớn, mang lại giá trị hàng chục tỷ đô la Mỹ.

Bà là một người rất thông minh, để thực hiện ước mơ cháy bỏng chinh phục bầu trời thì không chỉ vận dụng các kiến thức kinh nghiệm mà bà tìm tòi hỏi, bà còn khéo léo trong việc điều hòa mối quan hệ với mọi người, tận dụng sự quen biết với những nhà quyền lực khác, nắm bắt thời cơ Vietjet đã không thể hoạt động mà sau hai năm có hiệu quả ngay như vậy nếu không nhờ bộ máy lãnh đạo chủ chốt bên trong, các nhà lãnh đạo tài giỏi được bà “câu” về từ các hãng hàng không lớn khác, điển hình là Vietnam Airline như: ông Đông – chuyên gia kỹ thuật, bà Phương – trưởng ban tài chính và đầu tư, … Khả năng ngoại giao kết hợp với chất “thật” của CEO Nguyễn Thị Phương Thảo luôn làm cho đối tác cảm nhận được sự tin tưởng, an toàn Vận dụng mối quan hệ ngoại giao, khả năng ứng xử khéo léo, bà dễ dàng nhận được các hợp đồng mua tàu bay trả chậm Khả năng thuyết phục giỏi và biết cách dung hòa sự mềm mại nữ tính – sự cứng rắn quyết tâm khiến bà luôn được các nhà đầu tư và bộ máy trên dưới Công ty tin tưởng

Các ý tưởng nâng tầm thương hiệu nhờ vào sự ảnh hưởng của những người quyền lực cũng là một chiến lược bà vạch ra Ví dụ việc Vietjet đặt mua 100 tàu bay của Boeing nhân dịp Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm Việt Nam, buổi lễ khánh thành với sự có mặt của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, hay việc mời Cục trưởng Đinh La Thăng cắt băng khánh thành tại đường bay Đà Nẵng Các hoạt động gây sự nổi bật trên truyền thông một phần nào định vị thương hiệu Vietjet và tạo sự nhận biết dễ dàng cho khách hàng Và người đã làm việc này là CEO Nguyễn Thị Phương Thảo.

Trong một cuộc phỏng vấn nữ CEO tài năng này, bà cho biết khát vọng chinh phục bầu trời của Bà chưa dừng lại ở đó, mà muốn phát triển hãng hàng không riêng của mình cạnh tranh được với những hãng hàng không hàng đầu thế giới Việc ký kết hợp đồng mua

100 chiêc máy bay Boeing là dẫn chứng cho sự thành công trong tương lại của bà chủVietjet mang tên Nguyễn Thị Phương Thảo.

Tính cách lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Theo lý thuyết cơ bản về những đặc điểm cá nhân của một nhà lãnh đạo, nhóm tính cách lãnh đạo bao gồm: Tự tin, Chân thành và liêm chính, Nhiệt tình, Có ước muốn làm lãnh đạo, Độc lập Theo mô hình 5 đặc điểm tính cách (FFM), nhóm tính cách bao gồm: Hướng ngoại, Hòa đồng, Tận tâm và chu đáo, Ổn định cảm xúc, Học hỏi Mặc dù được trình bày dưới hình thức khác nhau, nhưng nội dung của từng tính cách ở hai mô hình đểu tương đương nhau Bà Nguyễn Thị Phương Thảo là một người sở hữu toàn bộ các tính cách trên:

+ Hướng ngoại ở đây nói lên mức độ dễ gần, hòa đồng, thích nói và thoải mái trong giao tiếp với người mới gặp.

Để đạt được thành công như ngày nay, CEO VietJet Air thừa hưởng tính cách dễ gần, chất phác Trong các cuộc phỏng vấn với giới doanh nhân quốc tế, bà được đánh giá cao về tài ngoại giao, ăn nói Tài ngoại giao khéo léo xuất phát từ bản chất chất phác, dễ gần của bà.

+ Tính cách này còn thể hiện ở sự cầu tiến trong mục tiêu Bà luôn hướng đến những mục tiêu mà không được gắn mác “cò con”, những ước mơ đầy hoài bão Giống như trong một bài phát biểu của CEO này, sau những thành công ở hiện tại của VietJetAir, bà vẫn chưa thỏa mãn, điều mà bà hướng tới xa hơn nữa là con chim sắt màu đỏ này sẽ có mặt khắp mọi nơi trên thế giới Có thể với hoài bão lớn lao này, tạo động lực cho việc phát triển tính cách ngoại giao của bà.

- L m t ngư ơꄀ i hòa đồng, chân thnh:

+ Tính cách hòa đồng thể hiện ra là một người có thể sống hòa hợp với người khác, một người tốt bụng, khoan dung, dễ trắc ẩn, hiểu biết, đáng tin cậy

+ Trước tiên, bà là một con người tốt bụng, khoan dung Trong khi bận trăm công ngàn việc, bà vẫn thường dành thời gian để thiện nguyện, thăm hỏi các trẻ em khuyết tật. Hằng năm lễ tết, bà luôn có mặt tại sân bay để hỏi thăm động viên các cụ già em nhỏ và tất cả mọi người, không quên kèm theo lời chúc tết đến gia đình họ.

+ Trong các mối quan hệ hợp tác, Bà luôn được đối tác kính trọng, không chỉ bởi tài năng mà còn ở phong cách làm việc Có tri thức nhưng luôn khiêm tốn, có vật chất nhưng luôn bình dị Bởi được gắn mác là đối tác đáng tin cậy, bà luôn nhận được sự hợp tác bền lâu từ những người có quyền lực.

+ Sự tận tâm thể hiện ở mức độ có trách nhiệm, đáng tin cậy, kiên trì và định hướng thành tựu Một người tận tâm chỉ tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất khi những người ít tận tâm lại lao vào một cách điên cuồng và hấp tấp Nhóm tính cách này của Bà chiếm tỷ lệ cao.

+ Theo bà Thảo: “Đối với tôi, khi dấn thân vào một lĩnh vực mới thì nhất thiết doanh nhân phải có đam mê với lĩnh vực này, có động lực để thôi thúc mình đạt mục tiêu đề ra, coi như sứ mệnh mà doanh nhân đã dấn thân vào gánh vác và từng bước chinh phục những nấc thang dẫn tới thành công Với riêng tôi, còn phải thêm một chút lãng mạn nữa Ai đó từng nói với tôi rằng, hãy mơ những giấc mơ to lớn và hành động như thể một thiên thần”, nữ tỷ phú đã chia sẻ với Forbes.

+ Có thể những giấc mơ to lớn, nhưng lãng mạn của nữ tỷ phú đã thu hút được những chuyên gia hàng không có kinh nghiệm, những người trẻ giỏi dang, chuyên nghiệp, những người cùng chung niềm tin vào giấc mơ cất cánh của hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam.

- L ngư ơꄀ i ham học hỏi, cầu ti Ā n:

+ Luôn quan tâm đến sự sáng tạo và sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng mới.

Trong kinh doanh, bà Thảo còn nổi tiếng là người có tài quản trị ưu việt Với những doanh nghiệp khác, nhân sự là yếu tố cốt lõi nhưng tại Vietjet Air, như thế vẫn là chưa đủ.

Bà Thảo tâm niệm rằng đã hoạt động trong lĩnh vực hàng không thì bên cạnh con người thì cơ sở vật chất cũng đóng vai trò cực kì quan trọng Trong nhiều năm, Vietjt Air liên tục thu hút đông đảo các nhân viên năng động, phi công giỏi về làm việc cho mình Đồng thời, mở hàng loạt đường bay trong nước và nước ngoài, góp phần giúp thị trường hàng không Việt cạnh tranh hơn với chi phí đi lại ngày càng rẻ.

Để hiện thực hóa ước mơ đầy tham vọng "người không biết chữ cũng có thể bay", bà hy vọng những thành công ban đầu sẽ giúp Việt Nam được các học giả quốc tế đánh giá là quốc gia có sự trỗi dậy thần kỳ và trở thành ngôi sao mới của thị trường mới nổi Bà tin rằng điều này có thể đạt được bất chấp những khó khăn mà Việt Nam đang đối mặt, như đã được thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới.

"Vietjet hoạt động trong bối cảnh đấy Chúng tôi luôn có tinh thần dẫn đầu xu hướng 4.0 và tạo ra xu hướng tiêu dùng mới", bà Thảo nói.

Theo bà, trước khi làn sóng 4.0 được nhắc tới mạnh mẽ, từ 5 -7 năm trước, Vietjet đã có ứng dụng công nghệ Đó là việc vé, check – in thay vì theo hình thức thủ công đã được thực hiện qua hình thức điện tử.

"Ngày nay, với ứng dụng của công nghệ, chỉ cần có smart phone là bạn có thể mua vé, check-in,… thậm chí bà con vùng sâu, vùng xa không cần biết chữ vẫn có thể thực hiện được thủ tục, có những chuyến bay tốt đẹp", CEO Vietjet cho biết.

Bà nhấn mạnh sự thay đổi này không chỉ dành cho khách hàng người Việt Nhiều khách đến từ Trung Quốc, Philippines,… cũng được thụ hưởng những tiện ích nhờ công nghệ.

"Họ là những người lần đầu tiên đi máy bay, không biết tiếng Anh, nhưng nhờ vào công nghệ, đã bước ra khỏi làng quê", bà nói.

Phong cách lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Mọi người không còn xa lạ gì với hãng bay giá rẻ Vietjet Air, mục tiêu mà bà theo đuổi là biến phương tiện đi lại bằng máy bay từ xa xỉ trở nên đơn giản, để mọi người dân

Từ những điều đó, bà đã từng ngày nắm giữ được lòng tin của nhân viên, Bà khá chú trọng về con người, mong muốn của bà không phải là được mọi người gọi bằng danh xưng nữ tỷ phú, mà là nâng tầm kinh tế của nước nhà, cũng như nâng được mức lương trung bình cho chính nhân viên của mình Cuộc sống và lòng tin được cũng cố thì sự tính nhiệm sẽ trở nên bền vững hơn Một điều làm nên bí quyết thành công của Bà hảo đó chính với nhân viên hãy lãnh đạo bằng tình yêu thương.

Là CEO nữ hiếm hoi của ngành, bà Thảo được nhìn nhận là người đang “làm thay đổi thị trường hàng không”.

Bên cạnh đó, hãng còn có những hợp đồng lịch sử hàng chục tỷ USD như thuê, mua

100 tàu bay của Boeing trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam và hợp đồng mua hơn 100 tàu bay Airbus trong đó có 20 tàu bay trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Việt Nam.

Trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với Forbes, bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiết lộ rằng sự thành công của Vietjet hoàn toàn nằm trong dự tính của ban lãnh đạo Bà chia sẻ rằng so với các dự án khác do bà sáng lập và gặt hái những thành công lớn trước đó như HDBank, tốc độ phát triển của Vietjet vẫn luôn nằm trong kế hoạch.

15 lần, doanh nghiệp tài chính tiêu dùng tăng 600% trong 3 năm nhưng chẳng qua mọi người không chú ý thôi Còn tăng trưởng của hãng hàng không này cũng không nằm ngoài kế hoạch của tôi”.

Trước khi quyết định đầu tư vào hàng không, bà và các cộng sự đã nhìn thấy nhu cầu vận tải hàng không tại Việt Nam cũng sẽ giống như các thị trường quốc tế và có sự nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình phù hợp “Tất cả đều là những mô hình vận chuyển hàng không đi theo hướng xã hội hóa rộng rãi, nó giúp cho việc đi bằng máy bay được đơn giản như xe buýt và taxi, thay vì quan niệm coi máy bay như cái gì đó rất xa xỉ Thật ra máy bay cũng chỉ như bất kỳ loại hình vận chuyển nào khác Nên mình muốn đem máy bay đến những nơi chưa phổ biến loại hình này”.

Mô hình hàng không bà Thảo kiến tạo và đang theo đuổi là một mô hình lai giữa giá rẻ và truyền thống, bà gọi đó là “hàng không thế hệ mới” Cụ thể, Vietjet được quản trị theo mô hình quản lý chi phí vận hành khai thác sao cho tối ưu, trong đó gồm chi phí tàu bay, dịch vụ mặt đất, kỹ thuật, và chi phí về nhân lực, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí về con người Song khác với mô hình giá rẻ, Vietjet có những dịch vụ riêng của mình,

25 như dịch vụ skyboss có phòng chờ, xe đưa đón, thêm lựa chọn cho dịch vụ cao cấp trên chuyến bay để hướng đến đối tượng khách hàng rộng hơn, gồm khách hàng có khả năng chi trả cao.

Ngay cả mô hình tài chính của Vietjet cũng là mô hình tài chính táo bạo mà các hãng phát triển nhanh như AirAsia, Indigo và Lion Air áp dụng: đặt máy bay với số lượng lớn, đàm phán được các hỗ trợ kỹ thuật và giá tốt hơn so với các hãng khác, sau đó chuyển lại cho các công ty thuê mua tài chính và thuê lại máy bay từ các công ty này Các chuyên gia cho rằng đây là mô hình tài chính hiệu quả, đảm bảo cho hãng có đội máy bay mới, đồng bộ mà không phải mang gánh nặng vay nợ.

Nhiều ý kiến cho rằng Vietjet đang đối mặt với cả thách thức trong thị trường nội địa và quốc tế, nhất là trong bối cảnh hạ tầng hàng không được cho là phát triển chậm và đối mặt với khả năng quá tải, tuy nhiên bà Thảo lại xem đây như là cơ hội Bà cho biết Vietjet sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng sân bay nếu có cơ hội.

Việc tham gia vào thị trường quốc tế cũng sẽ thử thách năng lực điều hành của Vietjet Hiện nay VietJet đang khai thác 18 đường bay quốc tế, đang chiếm khoảng 30% thị phần của các hãng giá rẻ trên những đường vé này Bà Thảo tỏ ra hoàn toàn tự tin về khả năng phát triển trên thị trường quốc tế của Vietjet và đặt kỳ vọng trong tương lai sẽ bay trong tầm bán kính thị trường của 50% dân số thế giới.

2.4.3 Phong cách quan tâm tơꄁi con người

Nhiều người làm việc với bà cho biết, triết lý lãnh đạo của bà có lẽ là lãnh đạo với một tâm hồn lương thiện, chân thành Họ đã nhìn thấy CEO của Vietjet gánh vác được những sứ mệnh, hiện thực hóa tâm nhìn của doanh nghiệp với tâm thế đó hàng ngày. Trong bài nói chuyện của bà Thảo tại Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh APEC 2017 (APEC CEO Summit 2017), trước cả ngàn CEO toàn cầu, bà cũng đã từng chia sẻ "coi công ty như con đẻ, coi nhân viên như người thân", bằng chứng là Tết Mậu Tuất vừa rồi, đích thân bà vào bếp tự nấu những món ăn truyền thống như thịt đông, canh măng để mời các nhân viên của mình, với phong thái thanh tao và thật giản dị.

Từ những điều đó, bà đã từng ngày nắm giữ được lòng tin của nhân viên, Bà khá chú trọng về con người, mong muốn của bà không phải là được mọi người gọi bằng danh xưng nữ tỷ phú, mà là nâng tầm kinh tế của nước nhà, cũng như nâng được mức lương trung bình cho chính nhân viên của mình Cuộc sống và lòng tin được cũng cố thì sự tính nhiệm sẽ trở nên bền vững hơn Một điều làm nên bí quyết thành công của Bà hảo đó chính với nhân viên hãy lãnh đạo bằng tình yêu thương.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ BÀ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Điểm mạnh trong công tác lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo

3.1 ĐIỂM MẠNH TRONG CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO CỦA BÀ NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO

Với phương châm "Coi công ty như con đẻ, nhân viên như người thân", cùng tấm lòng chân thành, thiện lương, CEO của Vietjet đã gánh vác trọng trách và hiện thực hóa tầm nhìn doanh nghiệp Chính phương châm sống và lãnh đạo này giúp bà gần gũi hơn với nhân viên, tạo nên một môi trường làm việc gần gũi và gắn kết.

Là một người lãnh đạo, bà Thảo luôn cần lắng nghe những thông tin, chia sẻ từ các quản lý, nhân viên để có thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng nhất Có thêm một góc nhìn đa chiều hơn, tiếp nhận nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn Không những thế, lắng nghe của bà là lắng nghe có chọn lọc, cân nhắc các ý kiến đó để bổ sung cho quyết định của mình, để đưa ra một quyết định chính xác nhất Chứ không phải ý kiến của nhân viên hay người quản lý có thể thay thế quyết định Các thông tin họ cung cấp chỉ để tham khảo và không có tính chất quyết định.

Chính ý chí quyết tâm của bà cùng với vai trò dẫn dắt của người lãnh đạo đối với các cộng sự của mình đã tạo ra niềm tin và động lực cho những người xung quanh Rất dễ gặp những “cảm hứng Vietjet, tình yêu Vietjet” trong môi trường làm việc của hãng Ở Vietjet, khái niệm “thân thiện” được định nghĩa một cách rất rõ ràng, đó là sự sẵn sàng lắng nghe, chân thành giúp đỡ, hỗ trợ khách hàng, đồng nghiệp như người thân trong gia đình Như cách mà bà Thảo đã lãnh đạo nhân viên và doanh nghiệp của mình.

Kiên định trên bàn đàm phán hay hoạch định những bước đi “sống còn” của một hãng hàng không là điều ít người nhìn thấy Tổng giám đốc Thương mại toàn cầu của Airbus còn phải thốt lên khi nhận xét về bà: “CEO Vietjet là người phụ nữ có bàn tay sắt bọc nhung” “Cứ thử đàm phán hợp đồng với bà ấy mà xem” Bề ngoài, người ta thường thấy bà Thảo nhẹ nhàng xuất hiện trong các sự kiện quan trọng của Vietjet với tâm thế an nhiên, nhẹ nhõm, quan tâm từng chi tiết nhỏ từ lẵng hoa đặt cho đúng vị trí tới bản giới thiệu về khách mời Bà không từ chối chụp ảnh chung với bất kỳ ai, nhất là nhân viên,

27 cho dù đó là những nhân viên mà bà không biết đang ở vị trí nào trong hàng ngàn người lao động đang làm việc cho Vietjet

Trân trọng con người và những giá trị hạnh phúc nhỏ bé là tính cách nổi bật của nữ Tổng giám đốc quyền lực này và cũng là triết lý kinh doanh của hãng hàng không Vietjet.

Bà không nề hà bất cứ việc gì, dù là những công việc nhỏ nhặt nhất, và làm trên phong thái là một nhà lãnh đạo gương mẫu Những nhân viên bộ phận chăm sóc, bảo dưỡng máy bay vẫn truyền nhau câu chuyện cảm động đêm cuối năm, khi “chị Thảo” cùng Ban lãnh đạo Vietjet đi thị sát sân bay mùa cao điểm Để cảm nhận công việc thực tế trên tàu bay, bà đã tự tay cầm giẻ lau máy bay, lật từng chiếc ghế lên hút bụi, nhặt những sợi tóc nhỏ li ti giắt dưới sàn tàu Khi biết một nhân viên lớn tuổi không quản ngại ngày đêm, nhiều năm cần mẫn làm tốt công việc dọn vệ sinh, bà gọi ngay bộ phận nhân sự yêu cầu tăng lương cho nhân viên này Bà cũng không ngại ngần mỗi khi săn sóc nhân viên, từ việc tự tay chuẩn bị cơm nước cho họ tới hát cho họ nghe trong những ngày vui.

“Chúng tôi tin tưởng có một tương lai trên không trung và Vietjet đang hướng tới tạo lập những giá trị tốt đẹp cho một tương lai đó bằng việc tiếp tục thực hiện những thay đổi mới mang tính cách mạng trong dịch vụ và vận hành hàng không, đưa dịch vụ hàng không trở nên phổ cập hơn với tất cả mọi người, nỗ lực tạo ra những thị trường mới, cùng nhau bay tới tương lai” CEO Vietjet giản dị chia sẻ.

Điểm yếu trong công tác lãnh đạo của bà Nguyễn Thị Phương Thảo

Bên cạnh những ưu điểm từ công tác lãnh đạo của bà, chắc hẳn sẽ không thể không tồn tại những khiếm khuyết trong công tác lãnh đạo của bà:

Phong cách mà bà Nguyễn Thị Phương Thảo theo đuổi là phong cách lãnh đạo dân chủ Hạn chế của phong cách lãnh đạo dân chủ dễ khiến hiểu nhầm là phải lấy ý kiến của đám đông, lấy ý kiến của quản lý, nhân viên để quyết định Trong đó cũng có những lần quyết định của lãnh đạo đưa ra trùng khớp với quyết định của đám đông nhân viên Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, quyết định của người lãnh đạo sẽ khác với quyết định của đám đông Vì vai trò, năng lực trải nghiệm kiến thức và vị trí giữa lãnh đạo, nhân viên và quản lý là khác nhau Nhưng với sức ảnh hưởng của bản thân đến nhân viên, cái tên “ Chị Thảo “ là tên gọi trìu mến mà tập thể nhân viên gọi bà, vì thế việc khắc phục hạn chế này cũng là một bài toán khá đơn giản

Sự kiên định của bà đôi khi lại là một rào cản, vì “ lạc mềm thì sẽ cần buộc chặt“ và điều này đôi khi đi đến nhiều quyết định gây tranh cãi, lấy ví dụ là việc Vietjet bị phát trình 1000USD vì diễn bikini trên chuyến bay vì bà quan niệm "người ta có thể mặc được bất cứ thứ gì mà họ thích" Bà cảm thấy vui và hạnh phúc vì điều đó, bởi lẽ, sứ mệnh của Vietjet là mang lại hạnh phúc cho mọi người Nhưng cũng không thể phủ nhận quyết định này đã mang đến một hình ảnh đặc trưng và thành công về việc nhận dạng thương hiệu cực kì thành công.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Võ Điền Chương (25/07/2018), Giáo trình Nghệ thuật lãnh đạo, Lưu hành nội bộ, Khoa Quản trị kinh doanh – trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh;

2 Chuong Nguyen (24/05/2010), Các đặc điểm, hành vi và các mối liên hệ, www.fr.slideshare.net;

3 Lê Hoàng Thiên Tân (16/08/2017), Thuyết ngẫu nhiên của Fred Fiedler trong

Nghệ thuật lãnh đạo, khoa Quản trị kinh doanh - trường Đại học Duy Tân;

4 Ths Tạ Th椃⌀ Hồng Hạnh, Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống, www.quantri.vn;

5 PGS.TS Bùi Anh Tuấn & PGS.TS Phạm Thúy Hương, Giáo trình Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân (2013);

6 Lê Bình Nguyên, Luận về uy tín thật giả của người lãnh đạo, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Sóc Trăng;

7 Trần Việt Anh (30/03/2017), CEO Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo và hành trình vươn tới gia tài tỷ đô, www.Spiderum.com

8 Bảo Như (18/01/2017), Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo, người “bay ngược định kiến“, www.Baodautu.vn;

9 Nguyên phương (07/03/2018), Từ bán đồ điện tử, bà Nguyễn Thị Phương Thảo thành nữ tỷ phú USD, www.danviet.vn;

10 Tùng Lâm & Minh Quân (19/03/2018), CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo:

Từ khi khởi nghiệp đã xác định phải "làm ăn lớn", Trường Doanh nhân HBR;

11 Cùng với một số Website: wx www.lop33k22dn.weebly.com; wx www.vi.wikipedia.org; wx www.forbes.com; wx www.bloomberg.com; wx www.vietnamnet.vn;

Ngày đăng: 23/04/2024, 21:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w