1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận đề tài tính bản sắc trong làng nghề gốm gọ của người chăm tại thôn bình đức xã phan hiệp huyện bắc bình tỉnh bình thuận

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Với lòng yêu thích những sản phẩm truyền thống cũng như sự say mê về văn hóa tộc người, đặc biệt là bản sắc văn hóa của tộc người thông qua những sản phẩm truyền thống của chính cộng đồn

Trang 1

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

-KHOA VĂN HÓA HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: TÍNH BẢN SẮC TRONG LÀNG NGHỀ GỐM GỌCỦA NGƯỜI CHĂM TẠI THÔN BÌNH ĐỨC, XÃ PHAN HIỆP,

HUYỆN BẮC BÌNH, TỈNH BÌNH THUẬNMôn: Điền dã dân tộc họcSinh viên thực hiện: Phan Bảo Ngọc

Trang 2

1 Mở đầu 2

1.1.Lý do chọn cộng đồng 2

1.2.Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3.Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.Phạm vi nghiên cứu 3

1.5.Phương pháp nghiên cứu 3

2 Giới thiệu khái quát về làng nghề gốm Gọ thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh

3.1.5 Thực trạng của đời sống nghệ nhân trong làng nghề 10

3.2 Những giá trị văn hóa được thể hiện qua làng nghề gốm Gọ 11

3.2.1 Gốm Gọ luôn góp mặt trong đời sống thực tiễn của cư dân 11

3.2.2 Gốm Gọ góp mặt trong các lễ hội của người Chăm 11

3.2.4 Gốm Gọ trong các nghi lễ vòng đời, tục lệ lâu đời của người Chăm 12

3.2.5 Quan niệm “sạch sẽ” về các sản phẩm gốm Gọ 15

3.2.6 Giá trị văn hóa thể hiện trong khâu chế tác 16

3.3 Những biến đổi trong làng nghề gốm Gọ dẫn đến những thay đổi trong bản sắc văn hóa Chăm đượcthể hiện qua làng nghề 16

3.3.1 Thay đổi trong công cụ sản xuất gốm 16

3.3.2 Thay đổi trong bối cảnh phát triển làng nghề 17

3.3.3.Những khó khăn trong việc duy trì và phát triển bản sắc văn hóa trong làng nghề gốm Gọ 18

3.3.4.Những chính sách và kiến nghị từ góc nhìn của chính quyền địa phương 19

4 Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình điền dã 20

Trang 3

1.1 Lý do chọn cộng đồng

Văn hóa Chăm tự bao đời đã trở thành một trong những suối nguồn vô tận, hòa cùng dòng chảy văn hóa Việt Nam những giá trị lớn lao Văn hóa Chăm là một nền văn hóa đặc sắc, được phát triển từ nền văn hóa Sa Huỳnh, nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á, trải dài từ các tỉnh ven biển dọc miền Trung từ Quảng Bình – Bình Thuận Nền văn hóa này tồn tại có hệ thống khá toàn vẹn những tầng văn hóa nổi và còn chìm trong lòng đất, tạo nên nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Cho đến nay, dù trải qua bao đổi thay, biến cố, đồng bào Chăm vẫn giữ được giá trị văn hóa ông cha để lại Văn hóa Champa tồn đọng trong nhiều loại hình văn hóa như: Kiến trúc, lễ hội, âm nhạc, bên cạnh đó, ta không thể nhắc các làng nghề truyền thống Xưa kia người Chăm đã làm nhiều nghề thủ công để sinh sống như: làm gốm, dệt vải, đóng xe trâu, thuyền, nghề kim hoàn… Hiện nay đa phần đã thất truyền, chỉ còn gốm và thổ cẩm là còn truyền bá, phát triển.

Trong giai đoạn kinh tế mới hiện nay, các làng nghề truyền thống luôn chiếm vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa tinh thần ở các khu vực nông thôn tại Việt Nam, góp phần thay đổi bộ mặt khu vực, không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn giữ gìn văn hóa dân tộc Nhắc đến làng nghề thủ công truyền thống của dân tộc Chăm, ta không thể không nhắc đến làng nghề gốm Gọ Xuất hiện ở Việt Nam đã hàng ngàn năm nay, cùng với làng gốm Bàu Trúc tỉnh Ninh Thuận, gốm Gọ đã bén rễ và trở thành một nét văn hóa đặc sắc, vừa mang đến giá trị kinh tế, vừa tồn đọng bản sắc văn hóa Chăm Trước đây, người phụ nữ Chăm trong làng Bình Đức hầu như ai cũng biết làm gốm, gốm thể hiện tính tỉ mỉ, khéo léo của người phụ nữ Chăm, gốm là biểu tượng văn hóa, là “vật trung gian” để kết nối, thể hiện văn hóa tinh thần, tín ngưỡng tâm linh, quan niệm, phong tục của người Chăm Với những giá trị đặc sắc, nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm là dấu ấn của lịch sử, của văn hóa - xã hội

Với lòng yêu thích những sản phẩm truyền thống cũng như sự say mê về văn hóa tộc người, đặc biệt là bản sắc văn hóa của tộc người thông qua những sản phẩm truyền thống của chính cộng đồng đó, tôi đã tiến hành tìm hiểu về làng nghề gốm Gọ tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình Qua đây, chúng tôi thấy được các giá trị văn hóa của dân tộc Chăm thông qua những tương tác, sắc thái của họ trong các hoạt động của làng nghề và sản phẩm của làng nghề Bên cạnh đó, theo tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng cũng chưa có tài liệu hay đề tài nghiên cứu khoa học nào về làng nghề

Trang 4

gốm Gọ, đặc biệt là bản sắc văn hóa Chăm tồn đọng trong làng nghề Với niềm yêu thích và ước vọng các làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung và bản sắc văn hóa Chăm thông qua làng nghề gốm Gọ tiếp tục được bảo tồn, khai thác và phát triển, tôi đã tiến hành chọn đề tài “Tính bản sắc trong làng nghề gốm Gọ của người Chăm tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận” để làm đề tài nghiên cứu.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Với đề tài này, tôi sẽ tìm hiểu về tính bản sắc của người Chăm được thể hiện qua làng nghề gốm Gọ tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận hiện nay Bên cạnh đó, nhận định sự biến đổi trong làng nghề gốm Gọ trong làng nghề gốm Gọ trong giai đoạn hiện nay Từ đó tiến hành phân tích những mặt ưu thế cũng như hạn chế, đưa ra những phương hướng duy trì và phát triển tính bản sắc trong làng nghề gốm Gọ của người Chăm tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Tính bản sắc của làng nghề gốm gọ tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Làng nghề gốm Gọ của thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành bài lần này, nhóm tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để thực hiện:

- Phương pháp thư tịch: Ở đề tài “Tính bản sắc trong làng nghề gốm Gọ tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận”, do chưa có nhiều các tư liệu thành văn nên tư liệu về địa bàn bị hạn hẹp, các tư liệu đã cũ, không đảm bảo tính chính xác cho bối cảnh nghiên cứu hiện nay Tuy nhiên về cơ sở lí luận, nhóm chúng tôi cũng tiến hành sử dụng phương pháp thư tịch để tìm hiểu về khái niệm “tính bản sắc”, “làng nghề thủ công truyền thống” cũng như tìm hiểu sơ lược về cộng đồng người Chăm Về đề tài, chúng tôi tiến hành tìm hiểu trên các bài viết về làng nghề ở các chủ đề thu hút, quảng bá du lịch để hiểu biết hơn về làng nghề.

Trang 5

- Phương pháp điền dã dân tộc học:

Nhóm chúng tôi tiến hành di chuyển đến địa bàn nghiên cứu là thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận để thu thập thông tin Ở phương pháp này, Nhóm tôi đã trực tiếp xuống cộng đồng làng nghề gốm Gọ thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận từ ngày 24/11/2022 đến ngày 1/12/2022 Cụ thể trong 7 ngày, nhóm chúng tôi đã tiến hành các công việc như sau:

+ Về quan sát tham dự:

Quan sát những hoạt động, tương tác của cộng đồng trong làng nghề gốm Gọ, từ đó sẽ nhìn nhận, đúc kết được tính bản sắc thể hiện như thế nào thông qua làng nghề gốm Gọ của người Chăm tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Nhà nghiên cứu sẽ tập trung quan sát trong làng nghề, ở những hộ có nghệ nhân làm gốm Gọ lâu năm tại địa phương và ở khu chợ xã Phan Hiệp để xem hoạt động sản xuất và buôn bán đầu ra của sản phẩm đang diễn ra như thế nào, nhìn nhận quan sát tại các trung tâm trưng bày văn hóa Chăm trong huyện Bắc Bình để thu thập những dữ liệu về đặc trưng của sản phẩm gốm Gọ và tiến trình lịch sử của làng nghề gốm Gọ địa phương Từ quan sát tham dự, nhóm chúng tôi đã tạo được mối quan hệ gần gũi với cộng đồng cũng như hòa nhập vào thực tiễn để trải nghiệm làng nghề gốm, bên cạnh đó là sự trải nghiệm thực tế cũng như thấy rõ những tâm huyết, công đoạn trong làng nghề Bên cạnh đó chúng tôi sẽ tiến hành chụp ảnh, quay phim để làm tư liệu từ thực tiễn để phục vụ cho đề tài

+ Về phỏng vấn sâu:

Thông qua lời kể của cộng đồng sẽ khai thác được nhiều nguồn thông tin cụ thể hơn, sâu sắc hơn từ cộng đồng chủ, đó là những thông tin xác đáng từ thực tế của vấn đề nghiên cứu Thấy được những khó khăn trong việc duy trì và phát triển làng nghề, từ đó phát hiện được vấn đề của cộng đồng và đưa ra được những phương hướng cụ thể để giải quyết được vấn đề của cộng đồng

Chọn mẫu theo độ tuổi nghề: Những mẫu này sẽ cung cấp những thông tin chung xác đáng về sự hình thành, phát triển của làng nghề, từ đó làm bật lên những cảm xúc của người trong cuộc từ những chuyện xưa cũ của làng nghề cũng như những đặc trưng trong cộng đồng người Chăm đã thể hiện như thế nào thông qua làng nghề gốm Gọ Bên

Trang 6

cạnh đó là những diễn biến ở khoảng giữa trong quá trình hình thành và phát triển, biến đổi trong làng nghề cũng như những tác động về việc suy giảm hay phát triển, song song đó là những suy nghĩ về vấn đề nhân lực tiếp nối trong làng nghề, từ đây sẽ đề ra được những phương hướng, giải pháp bảo tồn và phát triển bản sắc Chăm qua làng nghề sát thực với vấn đề biến đổi từ hiện đại.trong việc thể hiện bản sắc Chăm.

Ở phần chọn mẫu theo độ tuổi, nhóm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 3 mẫu:

Mẫu có thâm niên trong làm nghề: Sẽ cung cấp thông tin sâu hơn về những câu chuyện gắn với lịch sử làng nghề mà họ từng trải Bên cạnh đó thông qua các cuộc phỏng vấn, nhà nghiên cứu sẽ nhận thấy cảm xúc của những người nghệ nhân có thâm niên trong làng nghề qua lời kể trong từng giai đoạn lịch sử Bên cạnh đó cũng sẽ cung cấp thông tin rõ nhất trong những câu chuyện ở khoảng giữa của làng nghề, bởi đây là thế hệ “gạch nối” chứng kiến những làng nghề cổ và những biến đổi mang tính thời đại, họ sẽ đưa ra những góc nhìn và quan điểm về sự phát triển hay mai một trong làng nghề cũng như những tác động lúc bây giờ của nó trong việc thể hiện bản sắc Chăm

Cô Hồng (đã có hơn 30 năm tuổi nghề) Cô Hương (đã có hơn 30 năm tuổi nghề)

Mẫu trẻ: Là những người tiếp cận làng nghề gốm Gọ của người Chăm tại khu vực này trong giai đoạn gần nhất, họ sẽ cung cấp thông tin rõ nhất về những tiếp biến về đầu ra sản phẩm trong giai đoạn hiện nay và những mô hình sản xuất mua bán gốm Gọ hiện tại trong hộ gia đình của chính họ, theo đó là những cảm nghĩ về việc tiếp nối nghề truyền thống, xem xét những điểm mạnh và khó khăn hiện có với họ trong việc duy trì và phát triển làng nghề.

Chị Hòa (Đã có trên 8 năm tuổi nghề)

Chọn mẫu theo giới: Ở mẫu này chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn 1 mẫu, là người có thâm niên trong làng nghề nhưng đi ngược với truyền thống “mẹ truyền con nói” của nghề làm gốm Gọ, điều này có thể sẽ liên quan về quan niệm giới trong quan niệm tộc người- chế độ mẫu- hệ của người Chăm, bên cạnh đó cũng có thể xếp mẫu này là mẫu có thâm niên trong làng nghề bởi những thông tin cung cấp rất có giá trị trong vai trò là người chứng kiến tiến trình dài của làng nghề cũng như những tình cảm, lửa nghề đối với việc duy trì và phát triển làng nghề

Phỏng vấn chính quyền địa phương:

Trang 7

Mẫu là chính quyền địa phương sẽ cung cấp những thông tin về những chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Gọ, bản sắc văn hóa tộc người cũng như những suy nghĩ về thực trạng, tiềm năng của làng nghề Bình Đức hiện nay

Chú Huy chủ tịch UBND xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Ở mẫu này, tập trung đặt những câu hỏi về chính sách phát triển về làng nghề hiện nay? Theo chú làng nghề hiện nay diễn ra như thế nào? Có những chế độ đãi ngộ nào dành cho những nghệ nhân lâu năm trong nghề không? Cũng như những suy nghĩ của một người dưới cương vị là chính quyền đối với làng nghề cũng như những giá trị của nó tại địa phương

Chú Vòng trưởng phòng trung tâm trưng bày văn hóa Chăm xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Trong mẫu này, tập trung đặt các câu hỏi về việc bảo tồn và phát triển văn hóa Chăm, làng nghề gốm Gọ tại thôn Bình Đức và các mối tương quan của các loại gốm được trưng bày trong trung tâm.

- Phương pháp thảo luận nhóm (PRA): + Công cụ 1: Biểu tượng cộng đồng:

Mục đích: Cộng đồng vẽ những đặc trưng để nhận diện làng nghề Từ những công cụ này mỗi loại công cụ đều hỗ trợ cho bài nghiên cứu của nhóm như vẽ biểu tượng để biết được khi nhìn đến biểu tượng hay hình ảnh đó có thể biết là đang nói đến làng nghề gốm Gọ của mình (chị Nhi làm)

+ Công cụ 2: Bảng phân loại xếp hạng ưu tiên:

Mục đích: Tìm hiểu được vấn đề khó khăn nhất trong việc phát triển làng nghề gốm Gọ

+ Công cụ 3: Sơ đồ Venn

Mục đích: Phân tích để biết rõ, nhanh chóng các hoạt động của các nhóm người, tổ chức trong địa phương ở làng nghề gốm Gọ, thôn Bình Đức, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận Để xem xét, đánh giá các mối quan hệ của tổ chức đó đối với cộng đồng qua sơ đồ Đánh giá tác động và ảnh hưởng của tổ chức/cá nhân đến việc giữ gìn, bảo tồn và phát triển làng nghề gốm Gọ.

+ Công cụ 4: Cây vấn đề

Trang 8

Mục đích sử dụng: Phát hiện ra các nguyên nhân của vấn đề duy trì và phát huy giá trị văn hóa của làng nghề gốm Gọ tại thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

+ Công cụ 5: Cây mục tiêu

Mục đích sử dụng: Tìm ra giải pháp vấn đề làm thế nào đẻ duy trì và phát triển làng nghề gốm Gọ tại thôn Bình Đức xã Phan Hiệp tỉnh Bắc Bình tỉnh Bình Thuận.

2 Giới thiệu khái quát về làng nghề gốm Gọ thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyệnBắc Bình, tỉnh Bình Thuận.

Phan Hiệp là một xã thuần đồng bào dân tộc Chăm theo đạo BàLaMôn, chiếm 98% dân số toàn xã; với tổng số hộ là 1.276/ 6.047 khẩu, sinh sống trên địa bàn 03 thôn (thôn Bình Tiến, Bình Đức, Bình Hiếu) Từ trước đến nay người Chăm xã Phan Hiệp chủ yếu sinh sống bằng nghề làm ruộng nước, làm rẫy, chăn nuôi và nghề gốm gọ (thôn Bình Đức) do ông bà tổ tiên lưu truyền lại.

Bình Đức là một thôn thuộc xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận với dân số thuần dân tộc Chăm theo đạo Bà La Môn, sinh kế đời sống của cư dân nơi đây xưa kia dựa vào nghề làm gốm là chính Xưa kia, làng gốm Bình Đức có tên là làng Trì Đức, đó là khu vực rộng hơn bao gồm cả thôn Bình Đức và một phần của thôn Bình Tiến, sau vì một số lí do như di dân, chiến tranh mà thôn Trì Đức có phạm vi nhỏ lại và đổi tên thành thôn Bình Đức và chỉ có khu vực này tiếp tục duy trì làng nghề

Đây là nơi vẫn còn tồn tại nghề gốm được coi là cổ xưa nhất ở vùng Đông Nam Á, chẳng biết nghề gốm có từ bao giờ, chỉ biết từ đời bà đời mẹ, những người phụ nữ Chăm sinh ra đã biết làm gốm, và nó được truyền từ đời này sang đời khác theo tính chất “mẹ truyền con nối” Hiện nay, tại tỉnh Bình Thuận có 26 thôn của người Chăm, nhưng chỉ có người Chăm ở thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình còn làm gốm với kỹ thuật và quy trình thủ công truyền thống của cha ông họ Theo các nghệ nhân cho biết, nghề gốm ở thôn Bình Đức có từ rất lâu, được các gia đình người Chăm nơi đây duy trì qua nhiều đời

Làng nghề truyền thống gốm gọ của thôn Bình Đức, xã Phan Hiệp trước đây, không những tạo việc làm, tạo thêm thu nhập cho người dân trong thôn mà còn thu hút nguồn lực trong nhân dân, góp phần gìn giữ và phát triển làng nghề Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng hộ và nhân khẩu làm nghề gốm ngày càng giảm Theo khảo sát, hiện còn khoảng 80 hộ làm nghề gốm; trong đó, 51 hộ làm thường xuyên và 30 hộ làm

Trang 9

theo mùa vụ (tập trung nhất vào thời gian trước tết Nguyên đán 03 tháng đến ngày cận tết) Làng nghề hoạt động quanh năm, sản lượng có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của thị trường.

3 Kết quả khảo sát

3.1.Khái quát về sản phẩm gốm Gọ truyền thống 3.1.1 Đặc điểm của gốm Gọ:

Từ quan sát tham dự và phỏng vấn sâu ở các mẫu, tôi thấy đặc điểm của gốm Gọ là toàn bộ quá trình sản xuất ra sản phẩm gốm Gọ đều làm bằng thủ công Nguyên liệu hoàn toàn từ đất sét ba lớp ở sông Phan thuộc xã Hải Ninh, sản phẩm gốm được nung lộ thiên cho ra một màu sắc đỏ chín, hoa văn trên gốm thường là những chấm nhỏ màu đen bóng được rải ngẫu nhiên sau khi vừa nung chín, các sản phẩm gốm Gọ chủ yếu là các sản phẩm truyền thống trơn, không có họa tiết nổi như hỏa lò, chả, nồi, Khi tìm hiểu về hoa văn trên gốm Gọ, chúng tôi được biết hoa văn đó là rải ngẫu nhiên, không có ý nghĩa quá sâu xa nhưng nó là dấu hiệu để nhận biết sản phẩm gốm Bình Đức đặc trưng (Chú Vòng- Trưởng ban quản lí khu bảo tồn văn hóa Chămpa tỉnh Bình Thuận cho biết:

“Cái thứ nhất đó là phải có ý trong đó thấy đẹp thì ngừi ta mới làm Với lại có cái phânbiệt nữa nha ừm thật ra thì ngày xưa người ta để làm dấu làm tại vì nung á tại vìnung người ta nung tập thể ví dụ như mỗi bạn ở đây mỗi bạn tất cả đều làm gốm hếtnhưng mà ngày ôm đó là ngày nung tập thể nên phải đem ra thì cái sản phẩm nguồi nàothì người ta sẽ làm dấu bây giờ thì cái đó người ta lấy phấn người ta đánh, còn cái đó

trước đây thì cũng là một yếu tố phân biệt.” – [ Trích biên bản phỏng vấn sâu chú

3.1.2 Quy trình tạo ra sản phẩm gốm Gọ:

Trong quá trình quan sát làng nghề, tôi nhận thấy sản phẩm gốm Gọ được chế tạo bằng tay, khi nhồi đất sét đến một độ ẩm nhất định, người nghệ nhân sẽ bắt đầu nặn đất trên bàn xoay để tạo ra sản phẩm, sau đó hong khô tầm 1 đến 2 ngày, rồi tùy vào từng sản phẩm gốm Gọ mà làm tiếp công đoạn tiếp theo, có thể là nặn thêm tai hay cạo để sản phẩm trơn láng, tiếp tục để khô và trét nước từ đất đỏ để tạo màu sắc bắt mắt cho sản phẩm Sau đó lại tiếp tục hong khô và đi nung, khi sản phẩm đã chín thì khều ra và tiếp tục vẫy nước vỏ cây thị hoặc cây đào để tạo hoa văn

Trang 10

3.1.3 Nguồn gốc của cái tên gốm Gọ:

Trong quá trình phỏng vấn sâu ông tư, chúng tôi đã thu thập được một thông tin về nguồn gốc cái tên độc đáo “Gọ”.

Vì ngày xưa khi nung ở lò nung, sản phẩm nào thành công người ta sẽ đem về còn những sản phẩm nào bể thì người ta sẽ đập những sản phẩm đập đó càng ngày càng nhiều chất thành một đống nó dần trở thành một cái gò, cái gò đất đó người ta kêu là Gọ.

“Người ta kêu là hầm gọ đó, tức là cái tiếng bình thường người ta kêu là gọ, còn tiếngViệt người ta kêu là gốm, tức là người ta kêu là gốm Gọ là như vậy đó con à, hai từ nhưvậy đó, con ghi cho rõ, tức là tiếng ta nó bình thường đó ủa ở nhà làm gọ hả, ừ làm gọlà làm gốm nè, đó vậy đó Tức là tiếng đó là tiếng kêu bình thường dó, nó vậy Cònnhững tỉnh khác là “ủa anh có làm gốm hong”, đó nó vậy Gốm với gọ nó bằng nhau,còn ngày xưa đó, người ta nói “ủa anh biết cái lò hầm gọ nó chỗ nào hong?”, “biết, cáiđất cao cao đó hả”, “tại sao nó cao”, “tại sao cho nó cao”, tức là mấy cái đồ bể đồ trođó con, nó chất cao cao lên á”.- [ Trích biên bản phỏng vấn sâu ông Tư].

3.1.4 Lịch sử hình thành của làng nghề

Trong hầu hết các cuộc phỏng vấn sâu, chúng tôi đều hỏi về vấn đề này, tuy nhiên không ai có thể khẳng định một cách cụ thể về mốc ra đời của làng nghề, chỉ chừng khoảng vài

ngàn năm trước (Khi được hỏi về thời gian hình thành, cô Hồng cho biết: “Từ xa xưalâu lắm rồi, lúc cô đẻ ra là đã thấy có rồi cô không biết, lâu lắm, hình như là mấy trămnăm á.”- [Trích biên bản phỏng vấn sâu cô Hồng].

Trong buổi phỏng vấn với mẫu ông tư Sỏi, chúng tôi đã được nghe một câu chuyện về

sự tích làng nghề: “Ngày xưa á nghe nghe đời ông đời bà mình kể, đời cha đời mẹ đời cốmình kể á, tức là như vầy nè nha Bên người Kinh á, bên người Kinh của con á, là đi thiphải hong, bắt đầu là chọn cái gì, chọn cái gióng gánh, cái gióng gánh á, con biết cáigióng gánh để làm gì hong, để đi buôn đi bán á.

Còn bên người Chăm chỉ có cây cuốc đất đó, cây ní á, người ta kêu cây ní, rồi mấyổng hỏi “cây này để làm gì, cây này chỉ là để cuốc đất đồ á để mình ờ làm ruộngnương đồ á con à, thành ra bên người Kinh là người ta kêu là “ruộng bầy trâu mẫu” làvậy đó, rồi sau này mới vậy đó chớ, mà làm ruộng rồi mình phải cấu tạo thêm một nghềgì đó chớ, mấy đi nhờ cái cây này lấy cái đất này nè con, rồi về tạo thành, ban đầu làmlàm con trâu con bỏ này kia nọ, sau này tự nhiên cái cấu tạo nên thành cái lò gốm này,ông lò này nè Khi vô là người ta làm ông lò này trước, đó, rồi sau này mấy bà cố bà đồmới chỉ, thử mấy cái nồi này, niêu này, mà cái miệng nó đâu có đẹp, nó xéo xéo qua bên

Trang 11

này, rồi thấy sản phẩm sao này sao nấu ăn ngon đồ này kia kia nọ rồi ta mới làm, cấuthành thành mấy sản phẩm nồi niêu đồ đây nè, đó, câu chuyện đó là nó vậy đó Bởi vậybên đây toàn nói đi chọn chi, đi chọn cây ní đó làm gì, bởi vậy quyết định cuốc đất, điđào đất, đào sỏi đồ này kia kia nọ đó Vậy đó, còn bên con hoi mấy cái đó nặng nề lắmđi chọn cái đòn gánh để sau này tảo tần đi buôn bán này kia, thành ra bên người Kinhcon kinh doanh rất là nhiều, thấy chưa? Hồi đó tảo tần đi nuôi con đó, bắt đầu cái gánhbán bún, chả giò này kia kia nọ thành ra mình nuôi con bằng cái gì, bằng cây gánh vớicặp gióng chớ nhiêu, hồi xưa tới giờ người Kinh là như vậy đó Bên người Chăm là chỉgiành một cây ní, cây trúc đó để đi tạo thành cái ruộng, dở đất dở đồ á, thành ra bây giờngười Chăm ruộng rất là nhiều Nghe nói ở ruộng đất đó người ta phải cấu thành nghềgì nữa, bắt đầu mấy ổn mới mới đào, mấy ổn mới thấy đất này nó ngộ đó, mấy ổn nói đócái đất đó sao bóp nó dẻo dẻo vậy, mới lấy về, lấy về làm thử, nghề này ngày xưa mấy

ngàn năm mấy trăm năm của đời ta kể lại đó” – [Trích biên bản phỏng vấn sâu ông

3.1.5 Thực trạng của đời sống nghệ nhân trong làng nghề

Trong quá trình điền dã, theo quá trình quan sát và phỏng vấn sâu, tôi nhận thấy rằng đời sống nghệ nhân làng gốm khá khó khăn, hầu hết những gia đình làm gốm đều là những ngôi nhà nhỏ được xây cất khá lâu, phần đông là nhà thuộc diện chính sách khó khăn được nhà nước trao tặng

Trong suốt quá trình làm nghề, những người nghệ nhân bám nghề có mức sống khá thấp, quy trình làm gốm khá cực nhọc trong nhiều khâu (lấy đất, nung gốm, ngồi bệt lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người nghệ nhân, ), họ thường xuyên phải đối mặt với tình trạng không kịp tiền để trang trải cho cuộc sống gia đình Tuy nhiên với những người nghệ nhân gốm, dù phần đông chưa được phong tặng danh hiệu gì cá nhân về làng nghề, nhưng họ vẫn tin tưởng, theo và phát triển nghề, bởi gốm là cái nghề ông bà đã

bao đời để lại (Ngoài làm gốm ra nhà ông còn làm ruộng nữa do nếu làm gốm khôngthôi thì không đủ để trang trải cuộc sống Nghề gốm tuy khó khăn nhưng phải có lòng

yêu nghề, kiên trì thì mới có thể gìn giữ và phát triển nó –[Trích Nhật kí điền dã ngày

26/12/2022 của Nguyễn Thị Huỳnh Mai]), ( bên cạnh đó, ông tư cũng cho biết:“Có

khi có khi, nói chung ra kiểu như, nói vậy nè, đầu tháng giêng á từ tháng giêng ăn tếtxong á con đồ này nó không có thu nhập bao nhiêu, thành ra mình cũng bất mãn Nó thật ra nó rất là bất mãn, nó nó vậy, thành ra mình phải nói chung ra mình phải cókiên trì, yêu nghề đó, rồi có gì á mình nói gì á kệ nó, cũng như tháng đó đồ nókhông thu nhập bao nhiêu, thì mình vẫn làm, tức là mình vẫn làm với lại nhà mình á có

Trang 12

đầu vô đầu ra đó, thì mình lúc đó thì mình làm mình nung, thì mình nung để sẵn, mìnhnung đó để sẵn tháng nắng á đồ mình nung rất là đẹp, tháng nắng là con biết saohong nó có gió có nắng đó, đó, đồ nung rất là đẹp, thành ra mình phải lưu trữ lại, còntháng mưa thì nó khó lắm, thành ra ở nhà ông lúc nào cũng làm cũng kiểu tính sẵn á,nó nói vậy.”- [ Trích biên bản phỏng vấn sâu Ông tư]).

3.2 Những giá trị văn hóa được thể hiện qua làng nghề gốm Gọ3.2.1 Gốm Gọ luôn góp mặt trong đời sống thực tiễn của cư dân

Theo quá trình quan sát tham dự của nhóm trong suốt quá trình điền dã, các sản phẩm gốm Gọ luôn góp mặt trong đời sống của người dân, trong mỗi gian bếp của người Chăm nơi đây, có thể thấy gia đình nào cũng có một gốc bếp đặt hỏa lò, chả, nồi bằng gốm Gọ, tùy theo mật độ sử dụng cũng như nhu cầu tiêu dùng của từng gia đình, những sản phẩm này có khi được đặt một xó bếp, khi cần thì lấy ra dùng, có khi lúc nào cũng bập bùng ánh lửa, góp mặt vào bữa cơm hằng ngày của đời sống cộng đồng người Chăm Tuy ngày nay công nghệ phát triển, người dân có xu hướng chuyển sang sử dụng bếp, nồi bằng điện, gas Nhưng chắc chắn rằng nhà nào cũng sẽ có một cái hỏa lò và

chả, nồi bằng gốm (Chú Vòng cho biết: “Đương nhiên hiện đại thì người ta vẫn dùngnồi …nồi… lò bếp điện, bếp từ nhưng mà phải có ít nhất một hỏa lò để nướng than”, “ítnhất nhà nào cũng phải có một cái sản phẩm làm bằng gốm truyền thống ớ, người ta

không có bỏ.” –[Trích biên bản phỏng vấn chú V])

Dù có nhiều thay đổi trong thời đại, nhưng gốm Gọ luôn góp mặt trong đời sống của cư dân Chăm nơi đây bởi tính tiện lợi, quen thuộc của nó từ ngàn xưa cho đến bây giờ.

(Theo ông Tư:“Nhà ông từ đó tới giờ vẫn xài cái này luôn Có những trường hợp mà

nói làm gấp á, ý nói là mình cần cái gì mà cần nấu nướng nhanh đồ đó, thì mình mìnhấy ga lên Còn cái bình thường thì nhà ông mấy chục năm toàn xài than không à, biếtsao hong ông tận dụng như vậy nè, lúc mình đốt á, mình đốt á mình khều ra phải hongcon, cái than đó mình cào, rồi mình rưới nước, rồi mình rửa cho nó sạch, rồi mình phơikhô lại mình xài Cái củi đó, mình đốt của đó, nó có lửa than đó con à, thành ra mìnhxài than đó con à”.-[Trích biên bản phỏng vấn sâu ông Tư])

3.2.2 Gốm Gọ góp mặt trong các lễ hội của người Chăm - Góp mặt trong nghi thức tắm tượng thần

Trong những nghi lễ của người Chăm ở các lễ hội lớn, đặc biệt là lễ hội Kate hay Rijanưgar, có một số nghi thức tắm tượng thần, những chiếc chum để nước để tắm

Trang 13

tượng thần cũng là những sản phẩm từ gốm Gọ Bình Đức với quan niệm sạch sẽ, tắm tượng thần chỉ dùng một lần.

- Góp mặt trong các điệu múa của người Chăm

Trong những điệu múa của người Chăm tại các đền tháp, lễ hội, ta thường bắt gặp những hình ảnh cô gái đội chum nước mô phỏng lại việc đi lấy nước từ thời xa xưa của người phụ nữ Chăm, những chiếc chum đó đến ngày hôm nay vẫn được tạo tác bằng gốm Gọ Trong những cuộc trò chuyện với người dân nơi đây tại nhà chị Hòa, các cô vẫn hay nhắc đến những điệu múa Chăm được đọi đầu bằng sản phẩm gốm, tuy nhiên ở phần đáy chum sẽ được chế tạo để lõm vào trong, tiện cho việc đọi trên đầu và thực hiện các động tác múa

3.2.4 Gốm Gọ trong các nghi lễ vòng đời, tục lệ lâu đời của người Chăm - Gốm Gọ trong tục chôn nhao của người phụ nữ Chăm khi sinh đẻ

Người Chăm có một tục lệ là “chôn nhao”, phụ nữ sau khi sinh đẻ sẽ phải lấy nhao bỏ vào nồi gốm Gọ, sau đó vùi xuống đất và chôn Và ở đây người Chăm cũng chỉ sử dụng nồi bằng gốm Gọ để chôn nhao bởi quan niệm sạch sẽ do đất sét 3 lớp từ nguyên liệu Bên cạnh đó còn có tục hơ lửa cho phụ nữ sau sinh, cộng đồng Chăm nơi đây cũng sẽ sử

dụng nồi từ loại gốm này (Theo văn hóa của người Chăm, người phụ nữ sau sinh khixưa sẽ treo nhao, sau này thì họ bỏ vào nồi chôn xuống đất, còn một vài công cụ khác để

hơ cho người phụ nữ.-[ Trích nhật kí điền dã ngày 25/12/2022 của Phan Bảo Ngọc])

- Đám tang: Lễ thiêu

Trong ngày lễ thiêu, gia đình sẽ nấu cơm trong ba chiếc chum bằng gốm Gọ, gọi là thayvan, cơm trong ba chiếc chum này sẽ dâng lên thầy cúng, những người có chức sắc, tiếng Chăm gọi là ba-xế ăn

Trong khi khâm liệm, theo quan niệm người Chăm khi tắm xong tiến hành nghi thức liệm sẽ sử dụng nồi nhỏ, không lấy ly, không lấy ca, mà phải cần có cái nồi nhỏ để múc nước tắm cho người chết, một cái chả đựng nước, pha các loài rượu, đổ vô cái khương Đây là thủ tục của người Chăm khi chết phải cần có (Trong cuộc phỏng vấn sâu, ông Tư

đã chia sẻ: “Theo quan niệm người ta nói là sạch sẽ Bên người Chăm thì rất là là, chếtmà khi tắm, bên con tắm xong rồi lịm phải không, bên đây tắm phải có cái nồi nhỏ nàynè, tức là không có lấy ly, không có lấy ca, mà phải cần có cái nồi nhỏ này để múc nướctắm cho người chết, mà đâu cần phải lấy xô gì đâu con, một cái chả này nè con, pha cácloài vô, rượu nè, đổ vô cái khương này nè, xong rồi người ta múc nước người ta tắm, cái

Trang 14

này là dùng cho sạch sẽ, nó thay thế cho cái ly con à, cần có cái đó Thủ tục của ngườiChăm khi chết phải cần có cái đó Rồi cái đó thứ 2 nữa là cần cái đó để bỏ gì hong, gạođó con, gạo người ta làm lễ á, muối á để người ta, bên người Chăm phải cần cái gốm

này, những sản phẩm đó á, để dùng cho cái đó đó.” [Trích biên bản phỏng vấn sâu

OT] Bên cạnh đó, rước khi đem người mất đi thiêu, ngừi Chăm có thêm một tục nữa là

thờ mảnh sọ Nam người ta sẽ xắn 7 mảnh sọ, nữ là 9 mảnh (Chị Thúy cho biết: “Cáigốm nhất là khi trong cái thiêu đám tang á thì sẽ có một cái để mà rửa cái… trước khingười ta chết á há thiu người ta sắn ra một cái não, sắn sắn cái sọ này nè sắn ra sắn đểmình làm mà … hình như nữ là bảy miếng, nam là chín miếng hay nữ là chín miếng namlà bảy miếng gì đó là để thờ đó thì thì … sắn cái đó ra là người ta cần có cái chậu nhỏđể rửa mà cái chậu đó làm bằng đất sét.

“Đó là người ta phun lên để úp một cái chậu lên cái chậu đó xong cúng là người ta để…nhóm lửa ở trước đầu á cái nhà đúng hôn, cái nhà may tán rồi xong người ta đốt lửa ởngay… trước của người nằm không có bỏ, đốt trong cái đó xong rồi là mình lấy rồimình tới khi mà người ta chuyển đi á có nghĩa là để đó người ta mai táng người ta cúngđiếu đồ xong người ta chuyển đi đồ người ta vun… trước khi người ta tới mằn thì ngườita sẽ trải một bao cát ở dưới một bao cát mới ở dưới, lúc nào cũng phải bao cát mới ởdưới rồi người ta để cho người mất đó nằm ở trên để mấy cái cây ở dưới rồi xong nằmlên, nằm lên người ta cúng kính đồ rồi tầm mấy ngày rồi xong hết rồi thì lúc mà khi đi áthì ở đây con cháu sẽ vun cát lên, khiêng lên là con cháu sẽ vun cát lên thầy á thì ổng sẽúp cái đó lên.”- [Trích biên bản phỏng vấn sâu chị Thúy].

Ngoài ra, trong lễ tang của người Chăm, thông thường thức ăn sẽ được nấu bằng nồi gốm và lò gốm Tuy nhiên, điều này không bắt buộc, trong những cuộc trò chuyện với một số người trong khu vực, được biết ở khâu bắt buộc là vào ngày thiêu, khi các chức sắc tới chuẩn bị làm lễ thiêu cho người mất, tất cả các loại thức ăn và cơm được nấu cho các vị chức sắc đều phải được đựng trong chum, nồi, chả và nấu trên hỏa lò bằng gốm Gọ, đó là truyền thống từ ngàn xưa

- Tục vào nhà mới

Theo quan niệm khi vào nhà mới, cần có cái dụ, tức cái nồi, làm gì làm phải cần có cái nồi, để đựng gạo, không dùng xô, người Chăm phải cần có cái nồi, không chỉ Chăm Bà La Môn, có cả bên Bà Ni nữa, cần vô nhà mới là phải cần có hủ gạo đó, cái nồi bỏ gạo đó Tức là gốm thay thế cho nó sạch sẽ, không có bỏ xô, theo quan niệm, người ta cúng cho vợ chồng trong gia đình làm ăn được, ngôi nhà làm ăn may mắn.

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w