1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài quyền lực của tổng thống mỹ và tổng thống pháp dưới góc nhìn so sánh

34 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Lực Của Tổng Thống Mỹ Và Tổng Thống Pháp Dưới Góc Nhìn So Sánh
Tác giả Hồ Minh Anh
Người hướng dẫn TS. Lưu Thúy Hồng
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 3,26 MB

Nội dung

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu2.1 Mục đích nghiên cứuThực hiện đề tài nghiên cứu này, em mong muốn nhận thức, tìm hiểu và phân tích rõ quyền hạn đã được quy định của Tổng thống Mỹ và Ph

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

KHOA QUAN HỆ QUỐC TÊ

TIỂU LUẬN MÔN HỌC THỂ CHẾ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI

ĐỀ TÀI: QUYỀN LỰC CỦA TỔNG THỐNG MỸ VÀ TỔNG THỐNG PHÁP DƯỚI GÓC NHÌN SO SÁNH

HỌ VÀ TÊN: HỒ MINH ANH

MÃ SINH VIÊN: 20561420003

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:

TS LƯU THÚY HỒNG

Hà Nội, tháng 6 – năm 2022

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin được cảm ơn Ts Lưu Thúy Hồng - Giảng viên bộmôn Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn, không chỉ em mà còn là cả tậpthể lớp QHQT&TTTC K40 đã luôn được cô tận tình chỉ bảo, quan tâm, hướng dẫn

Sự đam mê với ngành nghề và tận tụy với sinh viên mà cô mang đến với lớp em làđiều bọn em vô cùng biết ơn và trân trọng Cô không chỉ là người dẫn dường đểchúng em đến với kiến thức; mà cô còn là người truyền cảm hứng, truyền niềm say

mê với nghề cho chúng em

Em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Học việnBáo chí và Tuyên truyền vì đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất với hệ thốngthư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho việc tìm kiếm, nghiêncứu thông tin

Bài tiểu luận hết học phần này của em chính là những kiến thức em đãtích lũy được trong suốt kỳ học qua Em đã đang và sẽ cố gắng hết sức mình trongviệc hiểu, vận dụng và truyền đạt lại những gì đã tiếp thu Tuy vậy, do giới hạn kiếnthức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, kính mong sựchỉ dẫn và đóng góp của các thầy, cô để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Hồ Minh Anh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 2

MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết đề tài 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

2.1 Mục đích nghiên cứu 6

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Kết cấu đề tài 6

CHƯƠNG 1: ĐỊA VỊ VÀ QUYỀN LỰC CỦA TỔNG THỐNG MỸ 7

1.1 Địa vị của Tổng thống Mỹ 7

1.1.1 Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ 7

1.1.2 Địa vị thực tế của Tổng thống Mỹ 7

1.2 Quyền lực của Tổng thống Mỹ 9

1.2.1 Quyền trong lĩnh vực hành pháp 9

1.2.2 Quyền trong lĩnh vực lập pháp 10

1.2.3 Quyền trong lĩnh vực tư pháp 12

1.2.4 Quyền trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng 13

1.2.5 Quyền trong lĩnh vực đối ngoại 13

1.2.6 Một số quyền đặc biệt khác 14

1.2.6.1 Quyền khẩn cấp 14

1.2.6.2 Quyền sung công 15

1.2.6.3 Quyền pháp lệnh 15

1.2.7 Quyền lợi, bổng lộc 15

1.3 Chỉ trích đối với Tổng thống Mỹ về vấn đề quyền lực 16

CHƯƠNG 2: ĐỊA VỊ VÀ QUYỀN LỰC CỦA TỔNG THỐNG PHÁP 18

2.1 Địa vị của Tổng thống Pháp 18

2.1.1 Địa vị pháp lý của Tổng thống Pháp 18

Trang 4

2.1.2 Địa vị thực tế của Tổng thống Pháp 19

2.2 Quyền lực của Tổng thống Pháp 20

2.2.1 Quyền trong lĩnh vực lập pháp 20

2.2.2 Quyền trong lĩnh vực hành pháp 21

2.2.3 Quyền trong lĩnh vực tư pháp 21

2.2.4 Quyền trong lĩnh vực đối ngoại và quốc phòng 22

2.2.5 Quyền trong lĩnh vực hành chính 23

2.2.6 Một số quyền đặc biệt khác 23

2.2.6.1 Quyền trong trường hợp đặc biệt 23

2.2.6.2 Quyền không bị phế truất bởi Quốc hội 24

2.2.6.5 Quyền giải tán Hạ viện 24

2.2.7 Quyền lợi và bổng lộc 25

2.3 Chỉ trích đối với Tổng thống Pháp về vấn đề quyền lực 25

CHƯƠNG 3: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT 27

3.1 So sánh quyền lực của Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp 27

3.2 Nhận xét quyền lực của Tổng thống Mỹ và Tổng thống Pháp 30

KẾT LUẬN 32

TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết đề tài

“Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,rộng mở,daphương hóa,đa dạng hóa các quan hệ quốc tế,Việt Nam sẵn sàng là bạn,là đối táctin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế,phấn đấu vì hòa bình,độc lập và pháttriển”(1), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, tại Đạihội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định, việc nghiên cứu,tìmhiểu các nước trên thế giới, đặc biệt về phương diện thể chế chính trị,nhằm khaithác,kế thừa những thành tựu của nhân loại phục vụ sự nghiệp đổi mới đấtnước,không những có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn Việc lựa chọnmột số thể chế chính trị cụ thể để nghiên cứu,phân tích chủ yếu dựa vào tiêu chí làđiển hình cho chủ nghĩa tư bản,và cơ bản cho chủ nghĩa xã hội, phương Đông vàphương Tây;đặc biệt là nghiên cứu các nước ASEAN để hiểu rõ hơn các quốc giatrong khu vực có quan hệ gần gũi với Việt Nam

Mỹ, Pháp đều là những quốc gia đã và đang là cường quốc hàng đầu thếgiới với sức ảnh hưởng mạnh mẽ về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao, quân sựlan toả tới nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên khắp các châu lục, trong đó hẳn phải

có cả Việt Nam Nhìn nhận vai trò và vị thế đặc biệt đó, cần đặc biệt quan tâm đếncác vấn đề chính trị của cả 2 nước Nghiên cứu kỹ càng và toàn diện về tổng thống

2 nước này là một nhu cầu cần thiết nhằm bổ sung, hoàn thiện chế định nguyên thủquốc gia, góp phần làm phong phú, cụ thể hoá và phát triển ngành luật hiến phápnước ngoài ở Việt Nam Hơn nữa việc nghiên cứu, tìm hiểu này rất cần thiết để gópphần hiểu rõ cơ cấu, hoạt động và cốt lõi của hệ thống chính trị Mỹ và Pháp, giúpxây dựng, phát triển quan hệ phù hợp giữa Việt Nam với hai nước Ngoài ra, còngợi mở việc chia sẻ, chọn lọc, tiếp thu một số điểm tích cực, tương đồng đối vớiquá trình đổi mới, phát triển và hoàn thiện định chế chủ tịch nước Việt Nam Trong

Trang 6

xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra, mỗi nhà nước đều phải không ngừngcủng cố, hoàn thiện thể chế chính trị để khẳng định vai trò và vị thế của mình trêntrường quốc tế Nhận thức được tính cấp thiết trên, em đã lựa chọn đề tài: “Quyềnlực của Tổng thống Pháp và Mỹ dưới góc nhìn so sánh” làm đề tài tiểu luận kếtthúc môn học Thể chế chính trị thế giới.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài nghiên cứu này, em mong muốn nhận thức, tìm hiểu và phân tích

rõ quyền hạn đã được quy định của Tổng thống Mỹ và Pháp trong Hiến pháp hainước, cũng như những vấn đề liên quan xoay quanh vấn đề quyền lực của Tổngthống Mỹ và Pháp Từ đó, dưới góc nhìn so sánh sẽ đúc rút ra những nhận xét ưu,nhược điểm về cách phân bổ quyền lực của hai nước

2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Chỉ ra địa vị trên pháp lý và thực tế của Tổng thống Mỹ, Pháp

Nêu rõ quyền hạn đã được pháp luật quy định đối với Tổng thống hai nướcnày

Chỉ ra một số mặt trái, chỉ trích đối với vấn đề quyền lực Tổng thống tại hainước

Trang 7

CHƯƠNG 1 ĐỊA VỊ VÀ QUYỀN LỰC CỦA TỔNG THỐNG MỸ

Mỹ là cường quốc kinh tế, quân sự, chính trị số một thế giới, Tổng thống Mỹ - viênchức chính trị cao nhất tại quốc gia này cũng vì thế mà cũng được cho là một trongnhững lãnh đạo quyền lực nhất thế giới

1.1 Địa vị của Tổng thống Mỹ

“Chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ không phải chỉ đòi hỏi Tổng thống đưa ra những lờikêu gọi suông từ nơi hậu cứ Chức vụ đó sẽ đòi hỏi Tổng thống phải đích thân xôngpha vào nơi trận địa; và Tổng thống phải thiết tha quan tâm tới số phận của những

người dân dưới quyền lãnh đạo của mình…”(2)

— Tổng thống John F KennedyTổng thống Mỹ là một trong những chức vụ có nhiều quyền lực nhất thếgiới, là nguyên thủ quốc gia và cũng là người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ Đây làviên chức chính trị cao cấp nhất, ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ Tổng thống vừa lãnhđạo ngành hành pháp của Chính phủ liên bang Hoa Kỳ, vừa là Tổng tư lệnh các lựclượng vũ trang, và là một trong hai viên chức liên bang duy nhất được toàn quốcHoa Kỳ bầu lên

1.1.1 Địa vị pháp lý của Tổng thống Mỹ

Người đứng đầu Nhà nước Phân tích địa vị nguyên thủ quốc gia của Tổng thống

Mỹ và sự thể hiện tư cách này theo Hiến Pháp Người đứng đầu ngành hành pháp

và nắm giữ toàn quyền hành pháp của nước Mỹ

1.1.2 Địa vị thực tế của Tổng thống Mỹ

Tổng thống là người đứng đầu Nhà nước và xã hội Mỹ Tại quốc gia này,nhà nước là thiết chế rộng lớn nhất, quan trọng nhất và duy nhất đảm nhận chức

Trang 8

cũng đứng đầu xã hội Thực tế xã hội Mỹ luôn cần có và bảo đảm cho địa vị này.Tuy địa vị của Tổng thống Mỹ luôn thể hiện mạnh mẽ và đa dạng, song chỉ đượcthừa nhận ở mức tương đối Chẳng hạn, chưa ứng viên Tổng thống Mỹ nào giànhđược hơn 61,1% Tổng số phiếu của những người đi bầu; tỷ lệ ủng hộ Tổng thốngcủa dân chúng Mỹ cũng chưa bao giờ vượt quá 89% (3)

Tổng thống Mỹ còn là người lãnh đạo nền hành chính và toàn quyền thựcthi pháp luật Trên thực tế, Tổng thống Mỹ luôn là người duy nhất đứng đầu và điềuphối nền hành chính liên bang, đảm bảo cho guồng máy hành pháp hoạt động liêntục, nhất quán và hiệu quả Tổng thống được toàn quyền thực thi pháp luật bằngnhững phương thức riêng của mình miễn sao các phương thức đó nhằm phục vụ lợiích quốc gia và không trái với Hiến pháp Các quan chức và cơ quan hành pháp liênbang không được chia sẻ quyền lực hành pháp tối cao với Tổng thống; họ phải tuânthủ mọi mệnh lệnh và chịu trách nhiệm trước Tổng thống

Giữ vị trí đứng đầu đảng cầm quyền và trung tâm hệ thống chính trị, tuy

có thể không trực tiếp giữ chức chủ tịch đảng cầm quyền nhưng Tổng thống luôn làngười có uy thế nhất trong đảng và đương nhiên trở thành nhân vật số một củaĐảng cầm quyền Mọi chủ trương, sách lược của đảng thường hoặc do Tổng thống

đề xướng, hoặc không trái với quan điểm của Tổng thống Sáng giá nhất trong đảngcầm quyền, Tổng thống đồng thời cũng là đối tượng công kích trọng tâm của đảngđối lập và các đảng phái khác Vị thế đó kết hợp với vai trò nguyên thủ quốc gia vàlãnh đạo hành pháp khiến Tổng thống Mỹ thực sự trở thành trung tâm của hệ thốngchính trị

Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ là nhân vật hàng đầu thế giới Cùng với vaitrò siêu cường quốc có ảnh hưởng mạnh mẽ, rộng lớn nhất thế giới của nước Mỹ,Tổng thống Mỹ được coi như “Tổng thống của các Tổng thống”, “Nguyên thủ củacác nguyên thủ”, bởi thường tham gia và quyết định nhiều hoạt động chính trị, kinh

Trang 9

tế, quân sự quan trọng của cộng đồng quốc tế, trực tiếp hoặc gián tiếp tác động,can thiệp vào những chương trình ngoại giao của mỗi quốc gia, mỗi khu vực vàtrên toàn cầu Sở dĩ có được điều đó là do Tổng thống nắm giữ thẩm quyền đốingoại của Nhà nước Mỹ và sử dụng rất chủ động, linh hoạt, đa dạng quyền này.Hơn nữa, Nhà nước và nhân dân thường luôn tin tưởng, tăng cường uỷ thác choTổng thống bởi vì vị thế của họ, của nước Mỹ được khẳng định trên thế giới quachính vai trò, ảnh hưởng của Tổng thống

1.2 Quyền lực của Tổng thống Mỹ

Không chỉ là quyền được xác định về nội dung, phạm vi, mức độ, quyền hạn củaTổng thống Mỹ cũng chính là nghĩa vụ, trách nhiệm của chức vị này và được coinhư yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên địa vị, chức năng, quyền lực, vai trò, ảnhhưởng của Tổng thống Từ nhiều góc độ khác nhau, có thể thấy quyền hạn Tổngthống Mỹ rất rộng lớn, khá toàn diện, về cơ bản có 7 nhóm quyền:

1.2.1 Quyền trong lĩnh vực hành pháp

Nhà nước Mỹ được tổ chức theo học thuyết “Tam quyền phân lập”, nghĩa

là quyền lực nhà nước phân thành 3 nhánh: lập pháp, hành pháp và tư pháp; 3nhánh này trong cơ chế kiểm soát và đối trọng lẫn nhau Với nhu cầu phức tạp củaviệc điều hành, quản lý môt siêu cường quốc như Hoa Kỳ, quyền hành pháp ngàycàng chiếm ưu thế tuyệt đối so với quyền lập pháp và tư pháp trong cơ cấu quyềnlực nhà nước của quốc gia này Vai trò của Tổng thống vì thế trở nên đặc biệt quantrọng với sự uỷ thác trọn vẹn của Hiến pháp: “Quyền hành pháp được trao cho vịTổng thống Hợp chúng quốc Mỹ”(4) (Khoản 1 Điều II Hiến pháp Mỹ) Trên cơ sởvững chắc đó, Tổng thống thể hiện những quyền hạn và hoạt động hành pháp chủyếu sau:

Trang 10

Trực tiếp lãnh đạo ngành hành pháp, toàn quyền thực thi những chính sách,luật lệ.

Đề ra và quyết định các cơ cấu tổ chức, hoạt động của nền hành chính quốcgia

Lãnh đạo và quản lý chung tất cả các bộ cùng rất nhiều cơ quan, uỷ ban liênbang và đội ngũ quan chức dân sự

Sử dụng rộng rãi và mạnh mẽ quyền lập quy

Đề cử và bổ nhiệm những quan chức hành pháp

Toàn quyền bãi miễn những quan chức hành pháp

Để có thể liệt kê hết những quyền hạn cụ thể của Tổng thống Mỹ tronglĩnh vực hành pháp rộng lớn và phức tạp là rất khó Tuy vậy, ta dễ dàng thấy được

là những quyền hạn đó tạo nên phần cơ bản nhất của quyền lực Tổng thống, chúngngày càng được tăng cường và giúp Tổng thống kiềm chế hữu hiệu đối với hệthống cơ quan lập pháp, tư pháp, gia tăng quyền lực cá nhân

1.2.2 Quyền trong lĩnh vực lập pháp

Trong cơ chế nhà nước Mỹ, Tổng thống không thuộc ngành lập pháp, tuy thếnhưng vẫn giữ một vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình lập pháp Một sốquyền nổi bật của Tổng thống Mỹ trong lĩnh vực này là:

Công bố luật

Với tư cách nguyên thủ quốc gia, Tổng thống là người duy nhất thay mặt Nhà nướccông bố với nhân dân những đạo luật mà Quốc hội thông qua Chỉ khi được Tổngthống công bố, những đạo luật đó mới được ban hành và mới bắt đầu có hiệu lực,giá trị thực thi

Sáng quyền lập pháp

Trang 11

Quyền gửi thông điệp cho Quốc hội: Có tới gần một nửa số dự luật tại Quốc hội

do Tổng thống đề nghị qua các thông điệp gửi cho Quốc hội Hành vi Tổngthống gửi thông điệp cho Quốc hội thể hiện rõ nét vừa như một quyền vừa nhưmột nghĩa vụ

Quyền sáng kiến về luật ngân sách: Đứng đầu hành pháp, Tổng thống Mỹ - theoluật định - là người chịu trách nhiệm chính trước cơ quan lập pháp về vấn đềxây dựng và chấp hành ngân sách liên bang Do vậy, Tổng thống thành lập, chỉđạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách

Triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường

Khoản 3 Điều II Hiến pháp Mỹ quy định: “Trong trường hợp cần thiết, Tổng thống

có quyền triệu tập hai Viện hoặc một trong hai Viện Trong trường hợp bất đồnggiữa hai Viện về thời gian hoãn họp, Tổng thống sẽ quyết định về thời gian cuộchọp sẽ hoãn đến bao giờ mà Tổng thống cho là thích hợp”(5) Như vậy, bên cạnhviệc quy định các kỳ họp thường lệ, Hiến pháp cũng ghi nhận những kỳ họp bấtthường nhằm dự liệu giải quyết các vấn đề xảy ra trong hoàn cảnh đặc biệt Đây làlúc Tổng thống cần phải tiếp xúc với Quốc hội để cùng giải quyết những vấn đềtrọng đại có liên quan đến sự hưng vong của đất nước

Bổ nhiệm ghế thượng nghị sĩ tạm thời bỏ trống

Khoản 2 Điều II Hiến pháp Mỹ quy định: “Tổng thống sẽ có quyền bổ sung vàonhững chỗ trống có thể xảy ra trong thời gian giữa hai kỳ họp của Thượng việnbằng cách cấp giấy uỷ nhiệm có thời hạn đến cuối kỳ họp sau của Thượng viện” (6)Quyền bổ nhiệm này giúp Tổng thống có thể ít nhiều thay đổi tỷ lệ nghị sĩ trongThượng viện theo hướng có lợi cho mình và đảng cầm quyền

Phủ quyết

Trang 12

Quyền phủ quyết được trang bị cho Tổng thống với ba ý nghĩa: (1) là một phươngthức để Tổng thống bảo vệ Hiến pháp; (2) là một công cụ đắc lực để chống lại sựvội vàng và độc đoán của Quốc hội trong lĩnh vực lập pháp; và (3) là một phươngtiện hữu hiệu để bảo vệ chính sách quốc gia do Tổng thống hoạch định Thường thìTổng thống có những lý do sau đây để quyết định phủ quyết một dự luật: (1) dựluật không hợp hiến; (2) dự luật xâm phạm quyền độc lập của Tổng thống; (3) dựluật thể hiện là một chính sách quốc gia không khôn ngoan; (4) dự luật không hoặckhó thể thực hiện được; và (5) dự luật đòi hỏi chi phí lớn

1.2.3 Quyền trong lĩnh vực tư pháp

Cất giữ thông tin không cho Quốc hội và các tòa án liên bang xem với lý do

vì vấn đề an ninh quốc gia

Tổng thống George Washington là người đầu tiên giành được đặc quyền này khiQuốc hội yêu cầu xem sổ ghi chép của Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ, John Jay có liênquan đến một cuộc thương lượng điều đình không được công bố với Vương quốcAnh Mặc dù không có ghi trong Hiến pháp Hoa Kỳ hay trong bất cứ luật nàonhưng hành động của Washington đã tạo ra tiền lệ cho đặc quyền này

Đề cử và bổ nhiệm thẩm phán liên bang

Tổng thống Mỹ được quyền đề cử và bổ nhiệm các thẩm phán liên bang (quantrọng nhất là 9 vị thẩm phán Toà án Tối cao), tuy nhiên, các thẩm phán được đề cửnày phải được Thượng viện Hoa Kỳ chấp thuận Quyền hạn này ít nhiều làm giảmtính độc lập của hệ thống toà án và tạo cho Tổng thống sự ủng hộ nhất định từ phíangành tư pháp

Ân xá cho phạm nhân

Trang 13

Tổng thống được quyền ân xá cho bất kỳ ai đã bị kết tội vi phạm luật pháp liênbang, trừ trường hợp còn nghi vấn hoặc phạm tội phản bội Tổ quốc Sự ân xá có thể

là hoàn toàn hoặc một phần (giảm hình phạt) và có điều kiện

Hạ lệnh truy nã và bắt giữ tội phạm đặc biệt nguy hiểm

Tổng thống được quyền phát lệnh truy nã, bắt giữ - trên phạm vi liên bang và quốc

tế - đối với những tội phạm đặc biệt nguy hiểm cho nước Mỹ và thế giới

1.2.4 Quyền trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng

Là nguyên thủ quốc gia, Tổng thống Mỹ là người thống lĩnh các lựclượng vũ trang, nắm quyền chỉ huy tối cao đối với quân đội, cảnh sát và các lựclượng vũ trang đặc biệt; điều động, sử dụng các lực lượng này vì mục đích an ninh,quốc phòng của nước Mỹ Tổng thống được quyền phong hàm cấp, bổ nhiệm vàbãi miễn những chức vụ quan trọng trong lực lượng vũ trang Tổng thống có thểcho thành lập những cơ quan và lực lượng vũ trang đặc biệt Trong lĩnh vực an ninh

và quốc phòng, đáng kể nhất là “thẩm quyền chiến tranh” - quyền hợp pháp đượcphát động chiến tranh - của Tổng thống Tổng thống có quyền ban bố tình trạngchiến tranh (đã được Quốc hội thông qua) với nước khác, quyền phái quân đội đếncan thiệp vào những xung đột trên thế giới, quyền cho sử dụng các loại vũ khí hủydiệt hàng loạt

Theo quy định, khi sử dụng các quyền chiến tranh, Tổng thống phải thamkhảo ý kiến và được sự nhất trí của Quốc hội Tuy nhiên, hoạt động của các Tổngthống Mỹ đã làm cho quy định trên trở nên hoàn toàn hình thức Nhiều người chorằng, việc dành thẩm quyền chiến tranh rộng lớn cho Tổng thống là cần thiết đểđảm bảo tính bất ngờ, hiệu quả trong những cuộc chiến mà Mỹ tham gia, đồng thờigiữ vững được thế mạnh quân sự của Mỹ trên thế giới

Trang 14

1.2.5 Quyền trong lĩnh vực đối ngoại

Trong lĩnh vực đối ngoại, Tổng thống có quyền hạn rộng lớn và ngàycàng quan trọng do vai trò quốc tế đặc biệt của nước Mỹ Nhiều người cho rằnglĩnh vực đối ngoại là độc quyền của Tổng thống: Tổng thống vừa là người hoạchđịnh, vừa là người thực thi chính sách đối ngoại Thực tế, Tổng thống là người duynhất được bổ nhiệm, triệu hội đại sứ và các đại diện ngoại giao nước mình; tiếpnhận đại sứ và quốc thủ nước ngoài; dẫn đầu những cuộc thăm mang tính quốc gia

và ở mức cao nhất đến các nước

Tổng thống có quyền phong hàm cấp, quyết định vấn đề nhân sự và trật

tự công tác ngoại giao Tổng thống còn được quyền công nhận chính phủ nướcngoài và cho phép hay ngăn cản đặt quan hệ ngoại giao với họ; ấn định các mức độquan hệ của Mỹ với mọi quốc gia trên thế giới

Tổng thống thay mặt Nhà nước tham dự hội nghị quốc tế, đàm phán và kýkết các loại điều ước quốc tế liên quan - thông dụng nhất là hiệp ước và hiệp định

Do những hiệp ước mà Tổng thống ký nguồn có hiệu lực phải được không dưới 2/3

số thượng nghị sĩ hiện diện chấp thuận, nên các Tổng thống Mỹ thường tránh sựkìm hãm này bằng cách “thay” hình thức bằng hiệp định Tổng thống còn có thểhuỷ bỏ hiệp ước mà không cần sự chấp thuận của Thượng viện hoặc Quốc hội Vấn

đề này không quy định trong Hiến pháp Mỹ, nhưng được tạo lập như một tiền lệ

1.2.6 Một số quyền đặc biệt khác

1.2.6.1 Quyền khẩn cấp

Quyền khẩn cấp là quyền hạn được nới rộng thêm cho Tổng thống Mỹ theo Hiếnpháp (Khoản 2 và 3 Điều II) bởi các đạo luật, hoặc vì tính khẩn cấp của tình hình,nhằm đối phó với vấn đề đang diễn ra Quyền khẩn cấp gồm quyền ra lệnh Tổngđộng viên hoặc động viên cục bộ, ban bố tình trạng khẩn cấp, tình trạng chiếntranh, tình trạng thiết quân luật Kèm theo đó là những hành động như: đột ngột

Trang 15

cho thay đổi tiến trình hành pháp, cho bắt giữ hoặc tiêu diệt những nhân tố gâynguy hiểm đối với an ninh nước Mỹ, cho sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt Tổngthống có thể làm hầu hết những gì mà mình muốn trong khuôn khổ quyền khẩn cấpcho tới khi bị Quốc hội hoặc Toà án Tối cao ngăn cản Năm 1976, Đạo luật Tìnhtrạng khẩn cấp quốc gia được ban hành, hướng dẫn rõ ràng về việc ban bố tìnhtrạng khẩn cấp, và để thực hiện việc đó thì phải do cả Tổng thống lẫn Quốc hộiquyết định

1.2.6.2 Quyền sung công

Quyền sung công là việc Tổng thống cùng bộ máy hành pháp giữ lại những khoảntiền, tài sản được luật pháp cho phép và chuẩn chi Có bốn hình thức cơ bản: (1)sung công nhằm đem lại hiệu quả phù hợp; (2) sung công trong trường hợp khẩncấp; (3) sung công lúc đã đạt mục tiêu; và (4) sung công để cưỡng chế tuân thủpháp luật Việc các Tổng thống Mỹ sử dụng nhiều quyền sung công đã khiến Toà

án Tối cao cảnh báo và Quốc hội thông qua Đạo luật kiểm soát ngân sách và sungcông năm 1974

1.2.6.3 Quyền pháp lệnh

Quyền pháp lệnh là quyền hạn ban hành các văn bản pháp quy của Tổng thống đểđiều hành xã hội tạm thời thay cho các đạo luật của Quốc hội Những văn bản kiểunhư vậy thực ra là trái với Hiến pháp Hầu hết các Tổng thống Mỹ đều ưa thíchquyền đặc biệt và ít nhiều sử dụng nó trong nhiệm kỳ của mình Các quyền đặc biệtđược áp dụng khá phổ biến và linh động trong thời kỳ chiến tranh

1.2.7 Quyền lợi, bổng lộc

Theo quy định tại mục 6, khoản 1 Điều 2 của Hiến pháp Tổng thống cóquyền hưởng theo kỳ hạn nhất định, một khoản lương không tăng và cũng khônggiảm trong suốt nhiệm kỳ của mình Ngoài khoản lương đó Tổng thống không cóquyền nhận bất kỳ một khoản tiền lương nào khác của Liên bang hoặc của các

Trang 16

bang So với nhiều nước trên thế giới, lương của Tổng thống Hoa Kỳ rất cao Từnăm 2001, Tổng thống hưởng mức lương 400.000 USD/1 năm - gấp 16 lần mứclương trung bình của một viên chức Mỹ, ngoài ra còn được thêm nhiều khoản phụcấp, trợ cấp Tổng thống còn được hưởng toàn bộ quyền miễn trừ tư pháp và ngoạigiao.

Điều kiện sống và làm việc của Tổng thống Mỹ cũng rất lý tưởng Tổngthống phải theo chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập đặc biệt đượchướng dẫn bởi các chuyên gia Nơi ở, làm việc, nghỉ ngơi của Tổng thống đượcthiết kế với những tiêu chuẩn tối ưu về mỹ thuật, môi trường; được trang bị sangtrọng, hiện đại và bảo đảm an ninh nghiêm ngặt Tổng thống di chuyển bằng xe hơi

và máy bay đặc biệt, bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn sức khoẻ và có thể làmviệc, điều hành bình thường trong các phương tiện này

1.3 Chỉ trích đối với Tổng thống Mỹ về vấn đề quyền lực

Tổng thống quá quyền lực

Vô số những người chỉ trích ngày nay cho rằng Tổng thống Mỹ có quá nhiều quyềnlực, giống như “đế vương” Giáo sư tiếng Anh tại Đại học Vanderbilt và là một nhàvận động tiến bộ nổi bật cho quyền công dân và dân chủ - Dana D Nelson tin rằng

“các vị Tổng thống suốt hơn 30 năm qua đã tìm cách tiến tới việc nắm trọn, khôngphân chia quyền lực Tổng thống đối với ngành hành pháp và các cơ quan củangành”(8) Những học giả về hiến pháp cũng đã chỉ quyền lực quá mức của Tổngthống và cho rằng Tổng thống giống như “những nhà độc tài lập hiến có động cơ

để tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhằm nắm lấy quyền lực” (9)

Lạm quyền

Trang 17

Đôi khi các Tổng thống dùng đến các hoạt động ngoài pháp chế và bất hợp pháp,đặc biệt là trong thời chiến Tổng thống Franklin Roosevelt từng giam cầm trên mộttrăm ngàn người Mỹ gốc Nhật trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai(9) Franklin D.Roosevelt sử dụng những nhà điều tra liên bang để nghiên cứu hồ sơ tài chính vàthuế của những nhà chính trị đối lập Trong một nỗ lực nhằm ngăn ngừa (10) khủng

bố, George W Bush cho phép nghe lén trên hệ thống điện thoại mà không cần lệnh

từ tòa án Hành động này(11) cũng như việc tra trấn và từ chối quyền pháp lý củanhững người bị giam giữ đã bị tòa án liên bang phán quyết là vi hiến,

Phát động chiến tranh mà không có sự tuyên chiến từ Quốc hội

Một số người chỉ trích tố cáo rằng ngành hành pháp đã lấn quyền tuyên chiến, vốn

đã được Hiến pháp Hoa Kỳ giao phó cho Quốc hội Mặc dù trong lịch sử các(12)Tổng thống đã khởi động tiến trình tiến tới chiến tranh nhưng họ đều xin phép vànhận được lệnh tuyên chiến chính thức từ Quốc hội Hoa Kỳ Tuy nhiên có nhiềutrường hợp, các Tổng thống đã không nhận được lệnh tuyên chiến chính thức đốivới các hành động quân sự, ví dụ như các sự kiện Chiến tranh Triều Tiên, Chiếntranh Việt Nam, các vụ xâm chiếm Grenada và Panama (1990) Năm 1993, mộtngười chỉ trích viết rằng “Quyền tuyên chiến của Quốc hội đã trở thành điều khoản

bị xem thường rõ ràng nhất trong Hiến pháp Hoa Kỳ“(13)

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w