1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hình ảnh người pháp từ góc nhìn dân tộc và giai cấp trong văn học việt nam từ 1858 đến 1945

73 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 158,67 KB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (1)
  • 2. Phạm vi nghiên cứu (2)
  • 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (2)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • CHƯƠNG I: SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHỮ “TÂY” VẦ Ý NIỆM VỀ “KỂ KHÁC” TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 (5)
    • 1. Giới thuyết về ý niệm “kẻ khác” (5)
    • 2. Bối cảnh văn hoá cho sự hiện diện của người Pháp với tư cách là “kẻ khác” trong đời sống Việt (15)
    • 3. Dấu ấn của người Pháp trong văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945 (18)
      • 3.1. Dấu ấn của người Pháp trong đời sống sinh hoạt (19)
      • 3.2. Dấu ấn người Pháp trong ngôn ngữ văn học đầu thế kỉ (22)
  • CHƯƠNG II: HÌNH ẢNH NGƯỜI PHÁP TỪ GÓC NHÌN DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945 (26)
    • 1. Hình ảnh người Pháp trong ý thức hệ xuất phát từ lập trường dân tộc. .26 Người Pháp hiện lên với tư cách của kẻ xâm lược (26)
      • 1.2. Người Pháp hiện lên như một trò “lố” trong sự giễu nhại của cái Tôi dân tộc (29)
    • 2. Hình ảnh người Pháp qua lăng kính giai cấp (34)
      • 2.1. Người Pháp ở chính quốc - một cái nhìn phản tư về dân tộc (35)
        • 2.1.1. Tư cách của một đám đông bình luận, phán xét (36)
        • 2.1.2. Tư cách của một đám đông lắng nghe (37)
      • 2.2. Người Pháp hiện lên với tư cách là nhà cầm quyền không nắm giữ (38)
      • 2.3. Người Pháp hiện lên với tư cách là nhà cầm quyền khoa trương (40)
      • 2.3. Người Pháp hiện lên với tư cách của kẻ thống trị............................43 Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội (43)
    • 1. Hình ảnh người Pháp trên lập trường khái hoá (50)
      • 1.1. Người Pháp là hình ảnh biểu trưng của một thế giới văn minh (52)
      • 1.2. Người Pháp với “khát vọng” khai hoá nước Bảo Hộ (56)
    • 2. Hình ảnh người Pháp trên lập trường nhân văn, nhân bản (60)
      • 2.1. Người Pháp hiện lên với tư cách là con người biết yêu thương đồng loại (61)
      • 2.2. Người Pháp hiện lên với tư cách là con người của những bi kịch đời thường (64)
  • KẾT LUẬN (68)

Nội dung

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Tác phẩm Lịch sử văn học Việt Nam -Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XIX - Nguyễn Lộc,1976, NXB Trung học chuyên nghiệp đã trình bày về một bộ phận văn học chống Pháp, trong đó có một phần nghiên cứu về khuynh hướng văn học tố cáo hiện thực có đề cập khá nhiều tới hình ảnh “ông Tây” một cách trực tiếp hay gián tiếp Xuất phát từ cơ sở dữ liệu đó, chúng tôi đã mở rộng hướng nghiên cứu, khảo sát hình ảnh người Pháp trong các tác phẩm được quy chiếu bởi những hệ tư tưởng khác.

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

Trong “Những đường bay của mê lộ” – Ngô Tự Lập, 2003, NXB Hội nhà văn, có đề cập tới khái niệm “kẻ khác”, tuy nhiên ở đây chỉ dừng ở mức độ miêu tả trong tương quan đối lập Đông – Tây Tác giả xuất phát từ sự lí giải sự đối lập Tây – Ta làm nền tảng cho sự xuất hiện của “kẻ khác” đồng thời cũng khắc họa những hệ quy chiếu gợi mở hướng nghiên cứu của chúng tôi khi lí giải sự xuất hiện của người Pháp với vai trò và tư cách của “kẻ khác”

Trong phần viết về những chuyến công du của Cao Bá Quát tới vùng

Hạ Châu do một giáo sư sử học người Canada viết, ông đã khái quát lại những tư tưởng của Cao Bá Quát trong các bài thơ du lí của mình Trong đó, ta thấy nổi bật lên ý thức đồng văn đồng chủng với người Trung Hoa, cái nhìn đánh giá về phương Tây ở phương diện kĩ thuật và cái nhìn đánh giá về người phương Tây với tư cách là con người cá nhân Đối với cơ sở dữ liệu này, ta có thể hướng đề tài trong mối liên hệ rất đặc biệt với văn hoá đồng thời mở ra một góc tiếp cận mới đối với đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là góc tiếp cận từ cá nhân đối với cá nhân.

Trong phần nghiên cứu về văn hoá: Văn hoá Việt Nam – nhìn từ mẫu người văn hoá - Đỗ Lai Thuý, đã đề cập tới mô hình hoá những vỏ bọc văn hoá Việt Nam: văn hoá Việt Nam được mô hình bởi vòng tròn đồng tâm với bốn lớp vỏ bọc, tầng đầu tiên là văn hoá bản địa, tầng thứ hai là văn hoá Ấn Độ với trong tâm là Phật Giáo, tầng thứ ba là tầng dày nhất là lớp văn hoá Trung Hoa, và tầng cuối cùng là lớp mỏng nhất nhưng có độ bao phủ lớn nhất là văn hoá phương Tây Trên cơ sở mô hình hoá này, chúng tôi đã định hướng nghiên cứu lí giải diện mạo người Pháp ở góc độ nền tảng xuất phát từ một nền văn hoá dễ bị tổn thương, một nền văn hoá tồn tại dưới nhiều hình thức chấp nhận đồng thời tìm hiểu ý thức tiếp nhận như là nguyên nhân chính quy định đặc điểm diện mạo của người Pháp trong văn học Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945

Trong Đông phương học – Edward W.Said đề cập tới ngành khoa học

4 thể nghiên cứu về chính mình, nghiên cứu phương Đông là vì phương Tây cho ta những gợi dẫn về một xu thế đối thoại mà ta cần hình thành trong phần nghiên cứu của mình.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp liên ngành: văn bản học, văn hoá học

* Một số thao tác khoa học: phân tích – tổng hợp – so sánh

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHỮ “TÂY” VẦ Ý NIỆM VỀ “KỂ KHÁC” TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945

Giới thuyết về ý niệm “kẻ khác”

Sự tồn tại khái niệm về “kẻ khác” chỉ có thể xuất hiện trong một môi trường có nhiều đối cực và ở đó con người có ý thức nhìn nhận mình và đối tượng ngoài mình Những đường ranh giới bị mờ nhoà sẽ được cá thể hoá bởi ý thức tự phê phán của mỗi cá nhân Chỉ khi nào con người hình thành nên tư duy đó, con người mới có thể nhận rõ ý nghĩa tồn tại của mình trong số đông.

Ta có thể thấy một thực tế, chủ nghĩa thực dân ngoài việc đem quân xâm lược và đồng hoá các nước nhỏ chúng còn hình thành những văn bản/ diễn ngôn về những nước thuộc địa Như thế ngay lập tức hình thành hai đối cực, họ là chủ thể nghiên cứu, còn phương Đông và các nước thuộc địa trở thành đối tượng nghiên cứu Sự nghiên cứu này không chỉ phục vụ cho mục đích chính trị mà còn hạ thấp người dân thuộc địa về giá trị, để làm nổi bật vị thế hơn hẳn của phương Tây Trong tương quan đó, người dân thuộc địa đóng vai trờ là “kẻ khác” đối với các nước phương Tây, nhưng là “kẻ khác” được nhào nặn với thứ “sự thật” tương đối Còn đối với văn học các nước thuộc địa nói chung và đối với văn học của Việt Nam nói riêng việc khắc hoạ hình ảnh người Pháp không chỉ là sự nhìn nhận về “kẻ khác” nhiều chiều mà còn là những phản hồi về chính tư cách của dân tộc mình Cả hai chủ thể nghiên cứu đặc biệt này đều tồn tại trong tương quan tính đứng ngoài với đối tượng. Chính vì vậy, diện mạo của đối tượng luôn tồn tại với tư cách là “kẻ khác” với hệ quy chiếu ngược

1.1 Dấu ấn của người Trung Quốc in đậm trong nền văn hóa, văn học của Việt Nam suốt bao thế kỉ Những nỗ lực phản kháng của một nền văn hóa nhược tiểu đã có những mảng phải nhường chỗ cho sự lấn lướt của một nền

6 người Khách Ngày đó, ở Hà Nội có phố Khách, người Khách sống tràn ngập ở hết phố Hàng Ngang, Hàng Buồm, Phúc Kiến; nhiều người Tàu đã sống thâm căn cố đế ở đất này và vươn lên làm ông chủ hiệu ăn, hiệu bánh, hiệu vải, hoặc cho vay lãi nặng.(88,7) Trong các cuốn sách của Thạch Lam “Hà nội băm mươi sáu phố phường”, trong các số báo của tạp chí Nam Phong – Phạm Quỳnh chủ biên phần tiếng Việt, “Nhớ gì ghi nấy” – Nguyễn Công Hoan người ta có thể thấy vị trí của người Khách, của văn hóa Tàu trong đời sống ẩm thực Việt Nam, trong lĩnh vực thương trường Người An Nam hiểu rõ sức bành trướng của người Khách nhưng không thể cưỡng lại sức hấp dẫn của hình thức, của chất lượng và cũng không thể cạnh tranh nổi trên thương trường Trên tạp chí Nam Phong, Phạm Quỳnh đã khái quát một ý rất đặc sắc rằng: “Ta để chếngười Tàu không giống người Tàu để chế người Nhật là vì người Tàu đối với người Nhật có lẽ là vì bất bình chính trị mà người mình với người Tàu chỉ có ý muốn tranh thương mà thôi” (230, Nam Phong tạp chí số 1 – 12) Khái niệm “để chế” ở đây có nghĩa là ban hành những quy định, đối với đối tượng dân cư khác sống trên lãnh thổ của mình Dựa trên cơ sở so sánh đó, ta có thể thấy trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, trong nếp nghĩ nếp cảm, ta và người Khách không có sự phân biệt ghê gớm về chủng, không có sự đối lập nghiệt ngã của sự đồng hóa và phản kháng Ý định tranh thương không có dấu vết của chính trị tức là không có sự phân biệt về chủng tuyệt đối, nó hoàn toàn thuộc về vấn đề quyền lợi cá nhân Tuy nhiên ý thức đồng văn, đồng chủng với người Trung Quốc in dấu ấn rất rõ nét trong tư tưởng của trí thức Việt Nam thì ta phải kể đến tư tưởng của Cao Bá một nhà văn tiến bộ, một vị quan có khả năng quan sát, tầm nhìn rộng, có năng lực đánh giá thời cuộc Trong những bài thơ được coi như là bút kí hàng ngày về chuyến công du của ông tại vùng Hạ Châu, Cao Bá Quát đã thể hiện quan niệm đồng văn, đồng chủng này một cách rất rõ nét Ông trực tiếp trao đổi với người Hoa thông qua bút đàm và có sự tâm đầu ý hợp Có thể nói đây là yếu tố rất quan trọng để đánh giá sự giao thoa của những nền văn hóa Ở thời

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội đó sự lệ thuộc về ngôn ngữ ở mặt văn tự có thể được coi là sự đồng hóa ở mức độ cao Tiếp theo đó trong những bài thơ viết về nhân vật Hoàng – một thương nhân người Hoa mà Cao Bá Quát cảm thấy có thể chia sẻ được, ông đã viết rằng:

“Vạn lí yên ba do tác khách

Tam xuân phong nguyệt thặng thùng quân”

(Khói sóng yên lặng, ta vẫn là người khách lạ

Trăng gió ba xuân, nay gặp được ông )

Một sự tri ấm tri kỉ xóa mọi ranh giới địa lí, ranh giới chính trị và thiết nghĩ đó là vấn đề thuộc về con người cá nhân Nhưng đến khi nhà thơ viết:

“Ngã thị trung nguyên cựu nhân vật

Tây phong hồi thủ lệ phân phân”

(Ta cũng là nhân vật cũ của Trung Nguyên

Ngoảnh đầu hướng gió Tây, lệ tuôn lã chã)

Câu thơ đã thể hiện tâm thế, xúc cảm không chỉ của Cao Bá Quát mà còn của hầu hết tầng lớp Nho sĩ Việt Nam Trong bối cảnh văn hoá cùng chung văn tự, thống nhất tư tưởng của kẽ sĩ ở đời, trong tâm thức của các nhàNho không thể tránh khỏi sự đồng nhất đó Đến đầu thế kỉ XX, khi sự ảnh hưởng của văn hoá, triết học Trung Hoa đã nhạt dần, chúng ta vẫn rất coi trọng văn tự chữ Nho Trong cuốn “Nhớ gì ghi nấy”, nhà văn Nguyễn CôngHoan đã từng viết về sự tôn sùng chữ Nho trong giai đoạn đầu thế kỉ như một biểu tượng tâm linh, sự thánh thiện tối cao của cốt cách: “Thời ta còn học chữNho, ta không quan niệm chữ Nho là chữ Trung Quốc mà gọi là chữ Ta Ta rất kính trọng chữ ông Thánh nên khi thấy mảnh giấy nhỏ, có chữ viết, gọi là giấy chữ, thì ta nhặt lên, đặt lên trên cao.” (392, 7) Như vậy có thể nói sự đồng nhất về văn tự là yếu tố văn hóa chi phối mạnh mẽ tới hệ tư tưởng của giới trí thức, sự chi phối ấy vượt qua sức chèn ép của chính trị, vượt qua ranh giới địa lí vốn đã rất nhạy cảm Ý thức đồng văn xét cho cùng đã tạo nên một

8 kiềm chế ý thức tiếp nhận mở đối với bất kì một nền văn minh nào khác ngoài văn minh Trung Hoa, đồng thời nó tạo nên tâm thế đề cao cái Tôi dân tộc trên cơ sở phủ nhận những gì nằm ngoài nó Và cũng bởi sự đồng nhất này mà thế hệ trí thức, những người đóng vai trò quan trọng thúc đẩy một nền văn hóa, văn học phát triển đã tự bao bọc mình quá kĩ càng và cẩn trọng trước văn minh phương Tây Họ đã từ chối học chữ quốc ngữ, từ chối những thành tựu văn hóa nổi bật về lĩnh vực văn học, triết học, lịch sử, y học Họ tự cho rằng thế hệ mình với những gì đã thấm nhuần của văn hóa Ấn và văn hóa Trung Hoa sẽ đủ sức đối kháng với một thế lực mới Những hạn chế này đã đóng băng tư tưởng của họ ngăn họ nhận ra một chân lí rằng: phải hiểu rõ về đối thủ mới có thể đủ tâm sức và trí lực đấu lại nó Ý thức tiếp nhận một nền văn hóa mới của giới trí thức đã dần dần từ bỏ ý niệm định kiến, thái độ mặc cảm cho dù nhìn cả quá trình đó là những bước tiến rất chậm và không kém phần mệt mỏi, chán chường

1.2 Cái nhìn của phương Tây đối với người An Nam nói riêng và đối với phương Đông nói chung là cái nhìn mang tính chất từ cái nhìn bên ngoài. Chủ thể nghiên cứu là những nhà chính trị, nhà thương nhân, nhà truyền đạo, nhà văn và cả những người đi du lịch Sau đó nhà du ký Jean Baptiste Tavernier với tập “Du kí về xứ Đông Kinh” và còn nhiều thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan,Anh, Pháp Tập “Hành trình của chiếc thuyền buôn Grol” được xuất bản tại Sài Gòn năm 1882 (Thanh Nghị (2, tr 609 -966) Đây là tập nhật kí hành trình ghi chép cụ thể công việc từng ngày, những thuận lợi khó khăn, những hàn vi giao đãi của thuyền nhân với con người và chính quyền địa phương Edward W Said trong cuốn “Đông phương học” đã nhấn mạnh

“tính đứng ngoài” của người phương Tây khi phản ánh về phương Đông trong đó có Việt Nam Và ông cũng khẳng định rằng “sản phẩm chính của sự đứng ngoài đó là đại diện” (5, 6) Tính chất đại diện này trong thực tế đã tạo nên một “sự thật” tương đối về đối tượng được phản ánh.Với sự phân biệt không gian địa lí mơ hồ, đối tượng nghiên cứu cũng mơ hồ, thì phương Đông

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội được mô tả tùy thuộc vào chủ nghĩa nghiên cứu nhiều hơn là “sự thật”. Nhưng xét một cách khác, khái niệm “sự thật” trong lĩnh vực thuộc về văn hóa chỉ là khái niệm tương đối, không ổn định Sự thể hiện này bị chi phối bởi quan niệm tư tưởng của người viết, người mang sứ mệnh khai hóa với tâm thế đại diện cho một nền văn minh ở một đẳng cấp khác, trong đó còn là sự tò mò muốn khám phá một thế giới khác ngoài văn minh phương Tây Sự nghiên cứu phương Đông này là vì bản thân phương Tây phục vụ cho những mục đích đa dạng, công khai hoặc không công khai Nói như một nhà nghiên cứu sâu sắc về Phương Đông học “ cũng giống như bản thân phương Tây, phương Đông là một ý tưởng có lịch sử, có truyền thống tư duy, có hình tượng và có từ vựng để làm cho nó trở thành một thực tế và hiện diện ỏ phương Tây và vì phương Tây.” (Xuất phát từ tiền đề đó, phương Đông được thể hiện trong thuyết minh của phương Tây dựa trên những yếu tố: truyền thống văn hóa, phong tục, thể chế, ngôn ngữ đó là những thứ thuộc về văn hóa, nó có thể tạo thành diện mạo của một nền văn hóa nhưng chưa thể khắc họa được những thuộc tính bên trong của một đất nước, một dân tộc Góc nhìn bên ngoài mà bài viết đã đề cập ở đây chủ yếu là góc nhìn khai hóa, với góc nhìn này thì chủ thể nghiên cứu chủ yếu là các cố đạo “Đó là các cố đạo người Ý Cristoforo Bori (1585 – 1632) sang Trung kì và truyền giáo năm

1621, là cố đạo Giulilano Baldinotti cũng là người Ý sang Viễn đông truyền giáo năm 1621, ông là người truyền giáo đầu tiên sang Bắc kì” (2) Phương pháp chủ yếu là để tạo nên diện mạo phương Đông nói chung và diện mạo của người An Nam nói riêng là phương pháp so sánh với các dân tộc khác đã phổ biến hơn, tuy nhiên quá trình nghiên cứu, khảo sát này không tránh khỏi tính chất định kiến về một đối tượng thuộc thế giới khác – một loại “kẻ khác” không quá phức tạp nhưng lại tồn tại nhiều ẩn số: ẩn số về lối sống, nếp nghĩ,truyền thống tinh thần Đối với cái nhìn đứng từ bên ngoài thì đó là những thứ dễ nắm bắt hình hài nhưng khó khăn trong việc thâu tóm hồn cốt Với

An Nam “Còn tính nết người Bắc kì được Mairiny miêu tả cũng như người Ý, họ có người to và tầm thước và nhỏ Nhưng thân hình họ cân đối, tính nết thuần thụ, nét mặt đều đặn, dễ trông.Người thành thị da trắng hơn là nâu, người nhà quê da vàng xanh Họ làm việc không biết mệt nhưng không chịu đựng được sự đói túng, quan tâm tới sự việc hiện tại hơn là tương lai Đấy là duyên cớ làm cho họ cẩn thận và giữ gìn trong những công chuyện có dính dáng đến quyền lợi của họ ” (16,3)

Tuy nhiên tới thế kỉ XIX, sự khám phá của người phương Tây đã tiến thêm một bước khi khắc họa cụ thể một con người An Nam, không còn đồng nhất họ với đám đông văn hóa nữa Trong “Đông Dương ngày ấy (1898 – 1908)”, Claude Bourrin đã khắc họa khá nhiều người dân Đông Dương và chủ yếu là người Việt Nam dưới tư cách con người cá nhân hoạt động trong cộng đồng Đáng chú ý trong hệ thống nhân vật được phản ánh trong tác phẩm này là nhân vật Vi Văn Định, nhân vật có tên trong những nghiên cứu về lịch sử Việt Nam đầu thế kỉ, có tên trong cuốn sách thuộc lĩnh vực văn học của Việt Nam Nhân vật này dưới cái nhìn của một người Pháp – là nhân vật tôi trong tác phẩm, người theo cha sang Đông Dương trong công cuộc xâm lược núp dưới danh nghĩa khai phá của Pháp được khắc họa khá tuyệt vời. Những dòng hồi ức của nhân vật tôi về Vi Văn Định: “Tôi còn thấy như người bạn An Nam phi nước kiệu phía trước mặt tôi vượt qua những đồi cỏ gianh, Nhà thể thao dũng cảm đáng mến này hiện nay là nhân vật quan trọng trong hàng ngũ quan lại dưới quyền cai trị của nhà nước Bảo Hộ Tên ông là

Vi Văn Định, tổng đốc Hà Đông (28, 3) Đặc biệt hơn nữa, người Pháp này còn khắc họa nhân vật tổng đốc An Nam trong thước đo nghệ thuật và thước đo thẩm mỹ: “ Ngoài ra ông còn là một người thưởng thức tinh tế, trước đây vẫn thường lui tới các nhà hát nổi tiếng ở Pari Những đánh giá của ông về các vở kịch của tôi luôn luôn thấm đẫm tinh thần phê phán xây dựng” Chúng ta chưa cần xét tới xuất thân, tiểu sử, tài năng viết kịch và nhân cách của nhân vật Tôi, chỉ xét độc lập những gì mà nhân vật Tôi đưa ra trong trang

Bối cảnh văn hoá cho sự hiện diện của người Pháp với tư cách là “kẻ khác” trong đời sống Việt

“kẻ khác” trong đời sống Việt

Chủ nghĩa thực dân và Thiên Chúa giáo đã tác động tới nền văn hóa của Việt Nam, đây là hai công cụ đắc lực nhất của nước Pháp trong quá trình xâm lược Việt Nam Sức mạnh của văn minh phương Tây, của tiềm lực kinh tế, và ánh hào quang của Thiên chúa đã tạo nền một luồng Âu hóa mạnh mẽ chưa từng thấy trong tác động tới mọi xu trào của xã hội ta đầu thế kỉ.Trong khi đó, người Việt Nam gần như chỉ có những tập tục làm nền tảng, những truyền thống văn hoá không có khả năng tích tụ thành những dòng chảy tư tưởng, và một thói quen vay mượn hay tiếp nhận văn hoá ngoại nhập phần nhiều mang tính thụ động Bởi thế, người Việt Nam đã chẳng thể làm được gì nhiều hơn so với quá khứ lịch sử của mình trong tình thế phải đối diện với phương Tây Trên hành trình lịch sử, các dân tộc An Nam đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ và Trung Hoa Nhưng những đối cực gần như không tồn tại giữa văn hóa Trung Hoa và văn hóa bản địa Bản chất của quá trình đồng hóa diễn ra khác so với sự đồng hóa của phương Tây mặc dù về mục đích không có gì khác biệt.

Sự phủ định khốc liệt của văn minh phương Tây đối với văn hoá bản địa Thiên chú giáo và chủ nghĩa thực dân mở đầu cho cuộc đồng hoá các dân tộc phương Đông Trong cuộc gặp gỡ và đụng đầu Đông Tây thế kỉ XIX, các quốc gia phương Đông trong đó có Việt Nam, dù muốn hay không muốn, dù tự nguyện hay áp đặt cũng không tránh khỏi quá trình “tiếp biến văn hóa” (Vấn đề tiếp thu văn hóa phương Tây của Trung Quốc và Việt Nam cuối thế kỉ XIX ) với chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm lược – một quá trình hai mặt khá phức tạp để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực của văn hóa phương Đông và văn hóa Việt Nam nói riêng.

Cũng trong quá trình hình thành và phát triển của mình, dân tộc ViệtNam đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc bởi văn hoá ấn Độ và Trung Hoa Đỗ Lai

1 6 vòng tròn đồng tâm và có thể dễ thấy rằng sau ba lớp phủ đó nền văn hoá Việt Nam đã ngày càng rời xa nền tảng bản địa của mình, để rồi “trước khi tiếp xúc với phương Tây, trong “cơ thể” văn hoá Đông Nam á đã chứa đầy những yếu tố văn hoá ấn và Hoa Đó là số phận của những nền văn hoá dân tộc nhỏ, dù đã cố gắng chứng minh bản lĩnh văn hoá, song cũng không thể giấu hết sự bất lực của mình trước sự đồng hoá của những nền văn hoá lớn hơn.” (26) Người Việt Nam tiếp xúc với văn hoá phương Tây từ rất sớm, thế kỉ XVI, khi các nhà truyền giáo Kito đến Việt Nam truyền giáo Nhưng văn hóa phương Tây chỉ thực sự ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam từ đầu thế kỷ

XX, sau những đợt khai thác thuộc địa Lớp văn hóa phương Tây tuy mỏng, nhưng sức tác động của nó là rất lớn Cùng với sự khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở, như hệ thống đường bộ xuyên Việt, đường sắt, cầu cống v.v Một số đô thị cũng được xây dựng theo kiến trúc của các thành phố hiện đại với sự phát triển công thương nghiệp Và, để bù lại điều đó, lớp trí thức - những phần tử ưu tú nhất của tầng lớp thị dân - đã phải vay mượn, học tập, tiếp nhận ở văn hóa phương Tây tiến bộ.

Sự thay thế hệ thống chữ viết truyền thống bằng hệ thống chữ viết mới theo mẫu tự Latinh; hệ thống giáo dục truyền thống chuyển sang hệ thống giáo dục Tây học; sự biến đổi thói quen, lối sống, trang phục, ăn, ở, đi lại; sự ra đời của báo chí và văn học hiện đại, sự xuất hiện các công trình kiến trúc và các loại hình nghệ thuật mới (sân khấu, điện ảnh, nghệ thuật tạo hình) kiểu châu Âu và sự cải biên các loại hình nghệ thuật truyền thống theo hướng kết hợp Đông-Tây Tóm lại, họ cho đấy là những thành tựu của sự giao lưu văn hoá giữa phương Đông và phương Tây, kết quả của một quá trình Âu hoá và Tây hoá một cách tích cực Song, chính người phương Tây lại nhận thức rất rõ về những gì sẽ được tạo ra từ chế độ thuộc địa của họ, và coi đấy là những thắng lợi thực sự của công cuộc đồng hoá của phương Tây đối với phương Đông Người phương Tây cũng toan tính rằng, nếu các chế độ thuộc địa sụp đổ thì những “thành tựu” đó chính là cái để họ “ra đi mà ở lại mãi mãi” tại

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội các nước đã từng bị họ đô hộ Lịch sử mấy trăm năm chịu ảnh hưởng của phương Tây cho thấy rằng, văn minh phương Tây càng phổ biến rộng rãi và sâu sắc bao nhiêu thì văn hoá phương Đông nói chung và văn hoá Việt Nam nói riêng càng bị thu hẹp, bị bào mòn và băng hoại bấy nhiêu Lẽ đương nhiên, chúng ta không thù địch văn minh phương Tây, bởi đó cũng là thành tựu của chung nhân loại Chúng ta cũng không thể rũ bỏ những gì đã được tạo nên bởi những ảnh hưởng của văn hoá phương Tây trong đời sống xã hội Việt Nam

Trong bối cảnh văn hóa đó, sự xuất hiện của phương Tây và những tác động của phương Tây là điều không thể tránh khỏi Vậy phương Tây đối với chính trị Việt Nam, đối với văn hóa Việt Nam là ai? Ngược lại dòng lịch sử từ những năm những nhà truyền giáo vào Việt Nam, chúng ta đã gọi họ là người phương Tây để đối lập với phương Đông Ngay trong sự xác định ranh giới địa lí và tên gọi đó chúng ta đã thừa nhận họ là “kẻ khác” Sau này trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Cao Bá Quát tại Hạ Châu, trước ý thức đồng văn đồng chủng của ông với người Trung Hoa, ta đã thấy rõ vị trí đứng ngoài của phương Tây trong nhận thức của ông(1) Tuy nhiên, ngay tại thời điểm đó,phương Tây là chỉ chung các nước Tây Âu Phải tới khi Pháp chính thức xâm lược” Việt Nam vào năm 1858, khi Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ “ChạyTây” thì khi đó đã đánh một dấu mốc cho việc chữ Tây là chỉ đích danh ngườiPháp Kể từ đó, chữ Tây tồn tại trong văn hóa và văn học Việt Nam để nói về người Pháp Người ta không mấy khi gọi chữ Pháp, người Pháp, đồ Pháp trong sinh hoạt mà chuyển sang khái niệm Tây Trong sáng tác của các nhà văn ta bắt gặp: me Tây, chữ Tây, giường Tây, bánh Tây ngay trong các tác phẩm hiện thực phê phán viết về tầng lớp trí thức tiểu tư sản như sáng tác của NamCao ta cũng gặp chữ Tây với ý chỉ này: bánh tây, giầy Tây Với ngữ cảnh đó,chữ Tây đã trở thành một hiện tượng văn hóa, một hình tượng nghệ thuật khơi mào cho nhiều nguồn cảm hứng khác nhau thậm chí là đối lập Chữ Tây đó

1 8 mang trong mình sức nặng văn hóa,văn minh, sức khu biệt của ranh giới địa lý, của trình độ, của đẳng cấp vì vậy nó tạo nên những đối chọi gay gắt với Ta Ta là phương Đông, phương Đông đối lập với phương Tây,Ta đối lập với Tây bằng rất nhiều hàng rào định kiến, Ta nhìn Tây dù bằng con mắt chính trị hay văn hóa vẫn đầy mặc cảm.

Dấu ấn của người Pháp trong văn hóa Việt Nam từ 1858 đến 1945

Người Pháp tồn tại trong diễn ngôn Việt Nam giai đoạn 1858 – 1945 với tư cách của “kẻ khác” Có thể coi đó là chủ thể đồng hoá, là đại diện cụ thể và tiêu biểu cho sự xâm lấn của văn hoá phương Tây Họ xuất hiện mang tới cho xã hội ta đầu thế kỉ một luồng gió Âu hoá làm đảo lộn mọi ngóc ngách của đời sống Sự kháng cự của ta bắt đầu từ kháng cự học chữ quốc ngữ nhưng cho tới khi các nhà Nho duy tân hiểu rằng con đường học chữ quốc ngữ là con đường duy nhất để khai trí đồng bào thì lập tức chị quốc ngữ chiếm giữ một vị trí quan trong trong sự thúc đẩy văn hoá phát triển Sự mở cửa của ngôn ngữ đã kéo theo sự tiếp nhận của những thành tựu văn minh khác, phù hợp hoặc đối chọi với nền tảng văn hoá cũ Văn hoá phương Tây lan từ thành thị tới nông thôn,nó tác động tới lối sống của tầng lớp thượng lưu và tới cả những bộ phận cặn bã nhất của xã hội Người ta từ sự kháng cự nó tới lúc ngắm nghía nó và để nó thuyết phục lúc nào không hay biết Nó như một tấm áo mới không ăn sâu vào cốt tuỷ nhưng lại làm họ hài lòng bởi bộ mặt văn minh Và cứ theo đà đồng hoá đó, chỉ sau vài thập kỉ xã hội ta đã hình thành những hệ quả của Âu hoá, sự ra đời của lớp người mới mà tiêu biểu là những me tây, sự ra đời của những kiểu loại cảm xúc ồn ã trong giới thanh niên, sự phân biệt đằng cấp sâu sắc, sự hỗn loạn của những chuẩn mực. Giai đoạn này là giai đoạn không có chuẩn mực cho các giái trị, các tiêu chí đều rơi vào trạng thái tương đối, mà có thể biến hoá, thay đổi theo ý của một bộ phận số đông có thế lực

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

3.1 Dấu ấn của người Pháp trong đời sống sinh hoạt

Dấu ấn người Pháp trong diễn ngôn Việt Nam được in đậm trong lối sống của số dân thành thị, in đậm trong kiến trúc của những thành phố lớn và đặc biệt là trong ngôn ngữ Về vấn đề ngôn ngữ, ở đây văn tự cũng như phát âm của ta không có sự đồng nhất như đối với tiếng Pháp, nhưng dù tồn tại là một thứ tiếng đại diện cho ngoại bang, cho “kẻ khác” như vậy, tiếng Pháp vẫn nắm giữ vị trí rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hoá nghệ thuật của Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX Ở thành phố lối sống thực dân bắt đầu xuất hiện với những nhân vật hoàn toàn mới như “ông tây”, “bà đầm”. Đây là những nhận vật lạ trong xã hội, sức hút ban đầu của đối tượng này không lớn thậm chí đã từng vấp phải sự kì thị, xa lánh Nhưng ánh sáng hào nhoáng của văn minh mà đối tượng này đương nhiên là đại diện đã tạo nên một luồng gió mới tác động tới đại bộ phận tầng lớp thị dân, thanh niên lúc bấy giờ Người ta sau khi cự tuyệt nó đã bắt đầu e dè để ý nó và rồi có sự thích thú với nó lúc nào không rõ Ta có thể thấy sự biến chuyển đó qua những ghi chép của Nguyễn Công Hoan về Hà Nội những năm đầu:

“Trước năm 1930, công chức ít mặc Tây Sau năm Bảo Đại học bên Pháp về nước, bọn trẻ hay bắt chước Bảo Đại là trời rét, khoác trùm người cái cáp là tấm hàng tơ rộng, màu đen Nghị trưởng Phạm Lê Bổng cũng mặc thế.Các cô thì khoác cáp bằng nhung đen Một số người cũng bắt chước Phạm Quỳnh: mặc ta, đội khăn, đeo kính trắng ngồi xe nhà sơn đen, vai so rụt lại Phạm Quỳnh hay dùng chữ Hán, nên nhiều người cũng bắt chước Gọi bạn là nhân huynh Xưng là bỉ nhân hoặc đệ”.(231 – 232,7)

Có thể nói thị hiếu xã hội thời đó đều chạy theo những Ông Tây, bà đầm hoặc những nhân vật An Nam nổi tiếng thời bấy giờ Về phương diện thời trang không phải tới những năm 30 của thế kỉ nhân vật trong văn chương

2 0 mới có sự đổi thay đó, mà ngay từ những cô gái đầu tiên của một nền văn học mới trong tiểu thuyết “Tố tâm” của Hoàng Ngọc Phách, người ta đã thấy cái dáng dấp phương Tây ẩn hiện Khi Tố Tâm mặc bộ đồ trắng đi biển, tức là khi cô đã có ý thức về vẻ đẹp của cơ thể mình và muốn phô diễn nó Và khi người phụ nữ có ý thức về giá trị của mình tức là cô ấy đã có một phần Âu hóa Kể từ đó, những nhân vật nữ trong văn hóa Việt Nam là sự phô trương của những xu thế thời trang, sự ý thức cao về giá trị cơ thể mình và cho tới nhân vật nữ trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng có thể coi là đỉnh cao của phong trào Âu hóa.

Tác giả Vũ Trọng Phụng đã từng nói về sự xâm lấn của văn hóa phương Tây đối với văn hóa Việt Nam rằng: “Nước ta hiện đương sống một cuộc đời biến đổi lạ lùng, có một không hai trong lịch sử Chỉ trong vòng ngoài năm mươi năm, bao nhiêu lề thói, bao nhiêu tư tưởng, bao nhiêu hình dạng của bốn nghìn năm phải phá hủy đi gần hết Vậy hiện tượng của cuộc biến đổi ấy như thế nào, sức xung đột của Đông Tây ảnh hưởng vào đời sống vật chất và tinh thần của xã hội ra sao ” (1,28) Những điều tâm niệm đó đã được nhà văn hiện thực hóa trong các sáng tác của mình và có thể coi đó là những trang văn hóa độc nhất vô nhị Tuy nhiên đó cũng chính là tâm niệm của nhiều nhà văn trong giai đoạn đầu thế kỉ dù theo trường phái lãng mạn hay theo trường phái hiện thực Thông qua tâm niệm đó, người ta phần nào nắm được diện mạo của nền văn hóa An Nam đầu thế kỉ dưới sức ảnh hưởng vừa cưỡng bức vừa tự nguyện của văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp Nếu tiếp tục khảo sát tác phẩm theo hướng này, người ta sẽ thấy “Số đỏ” vô hình chung đã phác hoạ một khuôn mặt khác của xã hội trong một giai đoạn lịch sử có những đảo lộn hàng trăm năm chưa từng có Từ đầu thế kỉ

XX trong lòng xã hội phong kiến, những nhân tố của một xã hội theo kiểu phương Tây đã nảy sinh và tới những năm ba mươi có thể nói cái nề nếp xưa

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

“thế là hết nhẵn nhụi” (22,18) Đóng vai trò đầu tàu cho lịch sử là những đô thị mới hình thành Trong kiến trúc trong đường xá cầu cống trong kiểu ăn ở đi lại của con người chúng khác hẳn so với cái được gọi là đô thị thời trung đại Phân công lao động xã hội đã khá cao, nhiều nghề mới nảy sinh, không phải chỉ có me Tây đĩ điếm như nhiều người thích bêu riếu mà qua trọng hơn có người đi du học, có luật sư bác sĩ, có các loại cửa hàng và khách sạn đầy đủ tiện nghi, có cả các loại sân thể thao được xây trong từng gia đình và thầy dạy đánh quần vợt Báo chí có mặt ở mọi nơi mọi chỗ.Âu hoá cũng chính là nội dung của quá trình chuyển biến của cái xã hội nho nhỏ mà tất cả các nhân vật của tiểu thuyết này - tư những nhà cải cách xã hội như vợ chồng Văn Minh, các trí thức như ông Joseph Thiết, ông đốc tờ Trực Ngôn đến lớp người mạt hạng như Xuân cùng mấy ông thầy bói, mấy cô bán hàng, mấy chị vú em bị cuốn hút theo Suy rộng ra, dễ ước đoán là qua cuốn tiểu thuyết, tác giả muốn làm một cuộc tổng kết cơ bản, khái quát cả quá trình chuyển biến của xã hội Việt nam nửa đầu thế kỉ XX Đã rõ là có hai tầng hiện thực khác nhau được ghi nhận trong các trang sách của nhà văn họ Vũ: một đằng là cái đời sống ở cái vẻ đẹp nó đập ngay vào mắt mọi người và một đằng là cái bề sâu của đời sống, cái phần ẩn giấu và chỉ bộc lộ ra một cách tự phát, người đọc cũng dễ bỏ qua Có thể nói “Số đỏ” là một xã hội Việt Nam thu nhỏ oằn mình dưới sức nặng của văn minh phương Tây Người ta không chỉ thấy ở đó dấu ấn về lối sống của người Pháp mà người ta còn thấy cả những hệ lụy ẩn sau tất cả những gì hào nhoáng, bộn bề, xô bổ đó. Đặc điểm của hiện đại hoá ở Việt Nam diễn ra không bình thường Nó không nảy sinh như một sự phát triển nội tại mà chủ yếu là ngoại nhập với vai trò chủ đạo của người Pháp trong vai trò bảo hộ.Một thời gian dài, với người Việt Nam, chấp nhận hiện đại hoá tức là chấp nhận hành động đồng hoá Trái với tinh thần truyền thống.Công cuộc hiện đại hoá diễn ra bằng máu

2 2 và nước mắt.Kẻ biết nhìn ra ý nghĩa tích cực của nó rất ít Trong lòng mỗi người dù biết về tác dụng của công cuộc này hay chưa đủ trình độ để nhận thức vấn đề thực sự là gì thì cũng chưa có đủ dũng cảm để thừa nhận bất cứ một thành tựu nào của phương Tây Những nhà trí thức thời đó gửi gắm những tâm tư của mình về dấu ấn của công cuộc hiện đại hoá trong sáng tác với nhiều hình thức biểu cảm và tâm thế khác nhau Có đôi khi ta nhận thấy ở đó sự trốn chạy thực tại, thấy được sự bất lực hay sự thừa nhận một cách đau đớn trước những thành tựư của văn minh phương Tây.Đọc lại văn học Việt Nam đầu thế kỉ người ta thấy Tú Xương rồi Tản Đà tiếp đó là các nhà văn như Trọng Khiêm, Đặng Trần Phất hiện đại hoá đều được miêu tả như quá trình gây đau khổ cho con người Sự bảo thủ ở đây có thể nói là “thứ vô thức tập thể” đã chi phối cách nghĩ một thời.

3.2 Dấu ấn người Pháp trong ngôn ngữ văn học đầu thế kỉ

Công cuộc xâm lược của người Pháp bắt đầu từ việc những nhà truyền giáo phương Tây truyền bá đạo Thiên chúa trên lãnh thổ nước ta Đây là dấu mốc cho việc phát triển ngôn ngữ của nước ta Kể từ đó, ta đã được làm quen với hệ chữ La tinh, làm quen với chữ quốc ngữ (loại chữ dùng hệ ngôn ngữ

La Tinh để ghi âm tiếng Việt) Tuy nhiên, trong quá trình hiện đại hóa ở nước ta giai đoạn đầu thế kỉ XX, tiếng Pháp được dùng song song với chữ quốc ngữ và được coi là trào lưu tiến bộ của xã hội Hiện tượng này được ghi dấu nhiều trong diễn ngôn Việt Nam từ 1858 – 1945 Ngay từ những năm đầu khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, các nhà thơ đã đưa vào thơ mình những âm thanh đầu tiên của tiếng Pháp để giễu nhại:

“Hẩu lố, khách đà năm bảy chú

Mét – xì, Tây cũng bốn năm ông”

Nhà Nho đầu thế kỉ đưa thứ ngôn ngữ ấy vào thơ vừa là mỉa mai chấm biếm sâu cay vừa là thái độ bất lực trước sự xâm lấn mạnh mẽ của một nên

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội văn hóa khác Có đôi khi người ta thấy rõ mặc cảm dân tộc thấm ướt mệt mỏi trên trang thơ Nhưng sau đó vài thập kỉ, người ta thấy tràn lan trên trang viết những chữ Pháp, tiếng Pháp trong sinh hoạt đời thường, đặc biệt trong thể loại phóng sự của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, trong thể loại du kí của Phạm Quỳnh, Nhất Linh, Nguyễn Tuân, Lê Văn Trương Hầu hết những nhà văn, nhà thơ nào viết về đề tài thị dân đều đưa vào tác phẩm của mình nhiều ngôn ngữ sinh hoạt mượn của tiếng Pháp hoặc dịch từ tiếng Pháp Trong mỗi câu nói sinh hoạt đời thường nhất, nhân vật trong tác phẩm này cũng sẽ chen ngang vài từ tiếng Pháp Một ví dụ rất nhỏ nhưng cũng khá tiêu biểu vì nó giới thiệu cho ta biết một trong những đối tượng hay dùng lẫn tiếng Ta và Tây đó chính là những me Tây,sau đây là lời kể của một Me tây về đời mình: “Xuất thân lấy chồng si –vin hẳn hoi Sau chồng về Tây, phải giang hồ lưu lạc, lâm đến cảnh đi lấy cô –lô- nhần” (496, 28) Ngay cả tới kẻ khố rách áo ôm dưới đáy xã hội trong “Giông tố”- Vũ Trọng Phụng như Vạn Tóc Mai mở miệng ra cũng dùng “toa”, “moa” cũng nói tới sự cặn bã của tình dục như một người văn minh Ta có cảm giác như cả hai ngôn ngữ đã ngấm vào máu của họ, việc dùng lẫn lộn này hoàn toàn là sản phẩm của hiện đại hóa, của sự thay đổi hình thức giáo dục, sự thay đổi của thị yếu và yêu cầu trong bộ máy quản lí hành chính nhà nước.Hơn thế nữa, trong đời sống nông thôn, thứ ngôn ngữ đời thường dịch từ tiếng Pháp, hoặc bắt chước lối sinh hoạt của Pháp cũng len lỏi vào Trong văn học Việt Nam còn có sáng tác của Thạch Lam với nhan đề: “Người ta viết chữ Tây” - một tác phẩm đề cập trực tiếp tới việc sử dụng chữ Tây hay chính là chữ Pháp ở Việt Nam Mở đầu tác phẩm này, ông đặt ra một câu hỏi tưởng chừng rất giản dị như một lời mào đầu nhưng thực chất nó lại là câu hỏi chạm vấn đề sự phát triển của một nền văn hóa: “Cái biển hàng nào viết bằng chữ Pháp đầu tiên treo ở phố Hà Nội?” (109, 13) Những thông tin rất

2 4 cụ thể được nhà văn đưa ra về quá trình học tiếng Pháp dùng tiếng Pháp của người dân An Nam: ít ra cũng ngoài sáu chục năm người mình học tiếng Pháp, “bây giờ các biển hàng viết chữ Pháp chiếm đến chín phần mười trong các biển hàng Những chữ được ta dùng nhiêu nhất trên các biển hàng là: Elegancel à ESlegance (hoa lệ), luxe (sang trọng) Thông qua đó có thể thấy, vấn đề ngôn ngữ không chỉ dừng ở giới hạn của nó, ngôn ngữ còn là bộ mặt của văn hóa, là trình độ, đằng cấp của dân trí, là thần thái, cốt cách của một dân tộc Những biển hàng Pháp trong lòng phố cổ mơ màng, với những tên phố phiêu diêu, hoài vọng: ngõ Phất Lộc, ô Quan Chưởng, Cổ Ngư, có lẽ là một dấu ấn văn hóa không thể nào quên được trong sự phát triển văn hóa Việt Nam Ta có thể thừa nhận sự sang trọng trong văn hóa biển hàng, có thể thừa nhận sự hội nhập thức thời trong biểu hiện bề nổi đó, nhưng ta cũng phải thừa nhận cái mặc cảm của ta, thừa nhận sự bất lực của ta trong những nỗ lực chống chọi sự hòa tan bản sắc và rồi cuối cùng phải đứng nhìn nó dần dần bị mờ hóa Nhưng xét ở góc độ văn hoá, Đông Dương tạp chí đang chủ trương tiến hành công cuộc khai hoá cho dân An Nam, con đường này vấp phải nhiều chông gai, sự phản kháng quyết liệt từ phía những người dân và trí thức Nho học yêu nước đầu thế kỉ Và chỉ tới khi các chí sĩ yêu nước tiến bộ, những nhà Nho tiến bộ mà trong tư tưởng của họ có sự gặp gỡ giữa tinh thần dân tộc và ý thức hệ dân chủ tư sản thì chữ quốc ngữ mới có cơ hội truyền bá rộng rãi Như thế người dân An Nam đầu thế kỉ làm quen với hệ chữ La tinh thông qua chữ Pháp, tiếng Pháp Những công trình dịch thuật của Phạm Quỳnh trên Nam Phong tạp chí được công nhận là đã góp một phần to lớn vào kho từ vựng chữ quốc ngữ trên lĩnh vực văn học, văn hoá Các nhà nghiên cứu về thành tựu của chữ quốc ngữ và thành tựu của nền văn học đầu thế kỉ đã khẳng định rằng: sự phong phú của kho từ vựng trong văn học và trong sinh hoạt, tính khoa học

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội trong cấu trúc câu có sự đóng góp lớn từ việc tiếp thu những thành tựu của hệ thống ngôn ngữ của tiếng Pháp (phần từ 1-12,22)

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHÁP TỪ GÓC NHÌN DÂN TỘC VÀ GIAI CẤP TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN 1945

Hình ảnh người Pháp trong ý thức hệ xuất phát từ lập trường dân tộc .26 Người Pháp hiện lên với tư cách của kẻ xâm lược

Theo giáo sư Phan Huy Lê, người đầu tiên sử dụng khái niệm dân tộc là nhà yêu nước Phan Bội Châu trong: “Lưu Cầu huyết lệ tân thư” khoảng trước 1905 Từ “dân tộc” do các trí thức cấp tiến Nhật Bản sáng tạo trên cơ sở chữ Hán để dịch từ “Nation”, trong tiếng Anh Nhưng ở Việt Nam, khái niệm “dân tộc” Khái niệm dân tộc ở Việt Nam là từ dùng đề khái quát một cộng đồng quốc gia bao gồm nhiều cộng đồng dân cư, tộc người trên một lãnh thổ do một nhà nước quản lí Và từ “dân tộc” ở Việt Nam xét trên tiêu chí gần gũi với từ “nation” của phương Tây sẽ gắn liền với tinh thần yêu nước và có những điểm tiến bộ vượt bậc xét trong cả quá trình hình thành và phát triển của tinh thần yêu nước Đối với ý thức hệ của người Việt Nam nói chung và tầng lớp trí thức trong xã hội sản phẩm tinh thần được coi trọng nhất của quá trinh xây dựng và bảo vệ đất nước, quá trình hình thành và phát triển của quốc gia dân tộc là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc Trong từng giai đoạn lịch sử, bối cảnh văn hoá khác nhau chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc đó lại được các nhà văn, nhà thơ biểu hiện với những sắc thái khác nhau, in đậm dấu ấn của những biến động văn hoá Trên nền tảng yêu nước và tinh thần tự tôn đó, hình ảnh người Pháp được khắc hoạ như một sư tồn tại định kiến về “kẻ khác” và bên cạnh đó không tránh khỏi những khắc hoạ nghiệt ngã bị chi phối bởi mặc cảm dân tộc Những biểu hiện đa dạng của chủ nghĩa yêu nước xuất phát từ lập trường dân tộc đó đã tạo nên diện mạo của người Pháp như là sản phẩm của định kiến, của mặc cảm Đó là những hình thái tiếp nhận không mở, không khoan nhượng và có phần bế tắc

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

1.1 Người Pháp hiện lên với tư cách của kẻ xâm lược

Hình ảnh người Pháp hiện lên trong diễn ngôn Việt Nam giai đoạn

(1858 – 1945) với tư cách của kẻ xâm lược là hệ quả tiêu biểu và tất yếu của tinh thần dân tộc gắn liền với góc nhìn mang màu sắc hiện thực Hình ảnh người Pháp với hiện lên là kẻ xâm lược tàn bạo, kẻ đại diện cho chủ nghĩa thực dân với những tư tưởng bành trướng Họ hiện lên không phải với tư cách một con người cá nhân mà là đại diện cho chế độ và ngay cả khi họ được khắc hoạ với hình thức cá nhân với tên tuổi, diện mạo cụ thể thì đó cũng chính là mẫu số chung cho ngoại diện và bản chất tàn bạo của tất cả những kẻ xâm lược Họ xuất hiên trong bối cảnh văn hóa An Nam,, trong nhận thức, ý thức tiếp nhận của dân An Nam, của trí thức An Nam hoàn toàn là một kẻ lạ, không chung văn tự, không chung chủng tộc Chính vì vậy mà trong quá trình được hoàn thành diện mạo của mình trong văn học, người Pháp đã vấp phải thái độ định kiến mang tính chất phủ nhận quyết liệt tất cả những gì thuộc về “kẻ khác” - kẻ kì dị

Họ hiện lên trong sáng tác diễn ngôn giai đoạn này là thế lực tàn phá tàn bạo, phá hoại bao cảnh thanh bình, gây nên bao cảnh tang thương, thảm khốc trong truyện của Nguyễn Thông với “Truyện Phạm Văn Đạt, vì thế Văn Đạt bị chết.”: “Người Tây bắt được Văn Đạt, dọa tra tấn cực hình, Văn Đạt không hề run sợ Tên chủ giặc lấy làm lạ, hỏi tên thông ngôn Tên thông ngôn trỏ Văn Đạt nói rằng: Người này là kiệt liệt nhất trong Đảng Trong “Truyện

Hồ Huân Nghiệp”: “Bọn Tây tra hỏi Huân Nghiệp tên những người cầm đầu nghĩa binh, ông không trả lời Chúng lại hỏi hoà ước đã định, sao còn sinh sự hại dân Ông khảng khái cãi lại, bọn Tây không làm sao cho ông thua lí được. Rồi chúng đem máy chém ra Có tên cố đạo biết chữ Hán, thấy Huân Nghiệp là một người Nho học, muốn tìm cách cho ông được tha hắn đem giá chữ thập ra bảo ông lạy, nhưng ông không chịu khuất, lấy giá chữ thập vứt xuống đất.” (148, 16) Trong hai tác phẩm này, sự xuất hiện của người Pháp luôn

2 8 cường bất khuất, sự khước từ quyết liệt của người dân ở đất nước bị xâm lược không chỉ tô đậm sự tàn bạo, chà đạp lên lẽ phải của người Pháp mà còn hạ bệ người Pháp ở hai thế lực vừa là thiêng liêng vừa là công cụ hữu hiệu nhất khi sang xâm lược các nước phương đông là tôn giáo, và công cuộc khai hoá, chiêu bài khai hoá Hình ảnh người Pháp còn được gọi tên, xác định bản chất qua hình ảnh “mấy thằng Tây” - đại diện cho kẻ cướp nước,cho sự xảo quyệt khôn lường trong thơ Nguyễn Xuân Ôn như: “Cảm tác”, “Thuật hoài”, và “Vãng hạt nội Mỹ - lộc xã duyệt đoàn dũng”;

“Si nhân dục đắc Dương nhân thuật, Bất liệu Dương nhân thị địch nhân”

(Lòng ngây thơ muốn học kĩ thuật của người phương Tây Không ngờ người phương Tây chính là kẻ thù của mình) (“Thuật hoài” – tr 181)

“Xuẩn nhĩ Dương di hám hải quan

Tư hoàng cộng phấn hãng bang gian”

(Lũ rợ phương Tây ngu xuẩn kia dám dòm dỏ cửa biển của ta Nhiều người hăng hái chống đỡ bước gian nan cho nước nhà) (“Nhân duyệt quân đoàn dũng ở xã Mỹ Lộc – (183,16)) Người phương Tây trong nhận thức của nhà Nho An Nam tiến bộ là đại diện cho kĩ thuật hiện đại nhưng đối lập với sự hiện đại đó họ lại chính là kẻ thù xâm lược nước ta Có thể nói, nhận thức về người phương Tây theo cách đó là một sự đánh giá khá toàn diện, một cái nhìn thấu suốt của trí thức An Nam Và cuối cùng bài toán đặt ra cho mỗi trí thức là phải tiếp nhận hiện thực đó như thế nào Hiện thực về diện mạo của người Pháp được nêu trên là những hiện thực không thể phủ nhận được, là những thứ mà hơn ai hết tầng lớp trí thức phải đối mặt để tìm ra con đường cứu dân, cứu nước.

Có một điều đặc biệt rằng, trong thơ Nguyễn Xuân Ôn, về góc nhìn của sự hiện đại, tiến bộ về kĩ thuật, người Pháp được coi là hiện đại nhưng từ góc nhìn chính trí dựa trên lập trường dân tộc, người Pháp là: “Xuẩn nhĩ Dương

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội di” (Lũ rợ phương Tây ngu xuẩn) Dưới góc nhìn này, người phương Tây trở thành một đối tượng kì dị, một lũ người ngoại bang ngu ngốc không hiểu thế nào là lòng ái quốc, không hiểu thế nào là truyền thống anh hùng của một dân tộc kiên cường như dân tộc ta.

Sự bảo thù, mặc cảm từ chối trước sự du nhập của văn minh phương Tây:

“Trần Lê tự cổ hưng bình quốc Tằng hướng Dương nhân học kỹ phần”

(Nhà Trần, nhà Lê đều là những triều đại hưng thịnh Thái Bình xưa

Có từng học kỹ thuật phương Tây hay không?)

(“Thuật hoài”- (181,16) Nhận thức ra kẻ thù của dân tộc là phương Tây đồng nghĩa với việc chối từ tất cả những gì thuộc về nó Sự phản ứng này rất gay gắt nhưng cũng đầy hạn chế Văn minh và bản chất thực dân là hai thuộc tính của phương Tây, khó có thể tách rời trong mối quan hệ với thuộc địa, với đất nước lạc hậu hơn Chúng ta có thể thừa nhận sự tồn tại của văn minh nhưng không thể thừa nhận sự xâm lấn chủ quyền dân tộc Hai câu thơ là lời hỏi khắc khoải của một vị chân Nho về thời thế và hình như lời hỏi chỉ để hỏi còn trong sâu thẳm tâm can, ông cũng hiểu rằng chúng ta không thể không thừa nhận sự tồn tại của nó trong lòng đất nước, trong lòng văn hoá của ta.

1.2 Người Pháp hiện lên như một trò “lố” trong sự giễu nhại của cái Tôi dân tộc

Cái Tôi dân tộc trong thơ văn giai đoạn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong Những biểu hiện tư tưởng và tình cảm đó đều xuất phát từ lập trường dân tộc, là một trong những mặt tích cực của chủ nghĩa dân tộc giai đoạn này Tuy nhiên, ở trong bản chất của cáiTôi dân tộc đó không thể phủ nhận hạn chế của sự mặc cảm dân tộc Những nhà Nho yêu nước thời kì này sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa mang đậm ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, những cương thường đạo lí, nhân

3 0 thứ nền tảng tưởng như rất vững chắc và chuẩn mực đó đã va chạm, xô xát với chủ nghĩa thực dân, bị phũ phàng hóa bởi hình thức cai trị và sự đồng hóa bằng cách phủ nhận khốc liệt nền văn hóa bản địa.Những mâu thuẫn và đổ vỡ phức tạp đó đã tạo nên hình ảnh người Pháp nghiệt ngã không thua kém sự bất đắc chí trong họ Trong tiến trình hình thành và phát triển chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa yêu nước, chúng ta đã thấy rõ hơn ai hết hạn chế sâu sắc của những biểu hiện mang màu sắc cái Tôi dân tộc này Ta nhận thấy ở đó sự bất mãn sâu sắc với thời cuộc, thái độ bất lực trước những đổi thay thế thời thòi thế, sự đổi thay này khiến họ không kịp trở mình Họ ngơ ngác nhìn thế sự, ngơ ngác trước văn minh phương Tây và phủ nhận quyết liệt nó Với sự tiếp nhận mang đầy định kiến và mặc cảm này, họ đã khắc họa hình ảnh người Pháp trong thơ mình như một trò hề rẻ tiền và cũng không cưỡng lại được quy luật xoay vần của tạo hóa Hình ảnh người Pháp trước hết được khắc họa rất rõ nét thông qua hình ảnh lá cờ nước Pháp trong thơ Nguyễn Khuyến:

“Ba vuông phấp phới cờ bay dọc

Một bức tung hoành váy xắn ngang”

Hình ảnh lá cờ nước Pháp – hình ảnh tượng trưng cho lãnh thổ quốc gia, cho cốt cách, tinh thần của dân tộc Pháp được nhà thơ đặt ngang với chiếc váy quê nghèo, giản dị của phụ nữ An Nam Đó là sự phủ nhận nghiệt ngã một nền văn mình, sự phủ nhận nghiệt ngã sự tồn tại của một quốc gia, một dân tộc Xét ở góc nhìn của một người Pháp đó sẽ là sự sỉ nhục ghê gớm tới danh dự lòng tự tôn, lòng ái quốc Trong hai câu thơ ấy, người Pháp, văn hóa Pháp, quốc gia Pháp đã mất hết giá trị thiêng liêng, mất hết sự uy quyền.lịch lãm.Chiếc váy của người phụ nữ An Nam rất giản dị, quê mùa nhưng được khắc họa trong thơ Nguyên Khuyến có khí chất mạnh mẽ, phóng khoáng, choán ngợp không gian.” Ba vuông” đối với “một bức”, “phấp phới” đối với “tung hoành”, “cờ bay dọc” đối với “váy xắn ngang”, vế đối rất chỉnh cho ta thấy diện mạo của một quốc gia và diện mạo, cốt cách, khí chất của một người phụ nữ An Nam Dù ở vế đối nào, người ta cũng thấy sự thua

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội kém về khí chất, phong thái và sức mạnh của quý quốc trong tương quan với một hình ảnh mộc mạc và truyền thống của đất Nam

Sự hạ bệ này còn được bộc lộ sâu sắc và cụ thể hơn thông qua bài:

“Văn tế Cơ- ri-vi-ê”, bài thơ viết về một tên đồn trưởng của thực dân Pháp bị nghĩa quân của đốc Tít bắn chết:

“Hỡi ôi! Ông ở bên Tây Ông qua bảo hộ

Cái mũi ông lõ Đít ông cưỡi lừa

Lưng ông đeo súng lục liên

Chân ông đi giầy có mỏ Ông giẹp Cờ đen Để yên con đỏ

Có thể nói, bài thơ này đã đánh một dấu mốc đầu tiên trong văn học Việt Nam trong việc khắc hoạ người Pháp - kẻ khác kì lạ với tư cách một con người cá nhân, trong một hoàn cảnh bi kịch rất cụ thể đối với người đại diện cho chủ nghĩa thực dân Trong văn học Việt Nam giai đoạn trước đó, người ta chi thấy hình ảnh của “mấy ông Tây”, hình ảnh của “bọn Tây”, hình ảnh của Tây phương Và trong ngay cả bài thơ đầu tiên viết về phụ nữ Tây phương “Dương phụ hành” – Cao Bá Quát trong diễn ngôn Việt Nam, cũng chỉ miêu tả người phụ nữ ở những chi tiết về cử chỉ, sắc thái khuôn mặt Đó có thể coi là dấu ấn đầu tiên, ý niệm đầu tiên về “kẻ khác” trong diễn ngônViệt Nam đầu thế kỉ Chính vì vậy có thể thấy, sự xuất hiện với đầy đủ đặc điểm riêng về ngoại diện, về những hành động quen thuộc lố bịch gắn với

3 2 cỡm mang đậm sắc thái trào lộng Có thể khẳng định sự xuất hiện một cách trực tiếp và cụ thể tới từng chi tiết như vậy không phải là hình thức để giới hạn riêng một cá nhân nào mà chính là sự khái quát đầy châm biếm tới tất cả những quan Tây xuất hiện ở trời Nam Hình ảnh người Pháp dưới góc nhìn trào lộng trên lập trường dân tộc đó đã hiện lên như một trò hề trong đám đông, không chức sắc, không văn minh, không quyền lực.Và ngày cả việc ông chết cũng diễn ra như một trò đùa tai quái, không có dấu hiệu tang thương Sắc thái châm biếm này trong thơ của Nguyễn Khuyến là một bước tiến vượt bậc trong ý thức khái quát hiện thực của nhà Nho đầu thế kỉ.

Hình ảnh người Pháp qua lăng kính giai cấp

Xã hội Việt Nam đầu thế kỉ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là giai đoạn hình thành các hệ tư tưởng Có thể khẳng định rằng sự hình thành của các luồng tư tưởng đó đều có sự tác động mạnh mẽ của công cuộc hiện đại hoá do Pháp chủ trương thi hành tại nước ta Trên nền tảng là lòng yêu nước xuất phát từ lập trường dân tộc, dẫn tới sự phân luồng của các hệ tư tưởng Vào thời đó các nhà trí thức hàng đầu như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh có ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức của thế hệ thanh niên thời bấy giờ Đó là những nhà Nho tiến bộ do đã đi và quan sát các nước ngoài Việt Nam, đã bước đầu hoài nghi cái nhìn “cân thị và tự mãn” ăn sâu vào trong cốt tuỷ của mình. Khởi đầu từ sự từ chối văn minh phương Tây, đây là hệ quả của tư tưởng hủ Nho tới nhận thức được tầm quan trọng của chữ quốc ngữ trong công cuộc khai trí đồng bào là bước tiến dài trong tư tưởng của những bậc chân Nho,và người ta đã bắt đầu đề cập tới tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân đầu thế kỉ XX Trên nền tảng dân chủ này, những trí thức Tây học của ta thời đó đã có cách tiếp nhận mở hơn đối với văn minh phương Tây kết hợp với tác động mạnh mẽ của những chuyến đi thực tế tại phương Tây hay những chuyến du học, người trí thức An Nam đã bị chi phối mạnh mẽ bởi ý thức hệ dân chủ tư sản Những nhân vật tiêu biểu cho khuynh hướng này chính là Phạm Quỳnh và Nhất Linh Đối với khuynh hướng này thì văn minh là thước

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội đo của mọi giá trị, nó được đẩy lên tiêu chí hàng đầu Ở Phạm Quỳnh, khuynh hướng này dừng ở góc độ vì mục đích văn hoá nhưng tới Nhất Linh và càng về giai đoạn sau nó phục vụ cho mục đích chính trị với những biểu hiện chính là tư tưởng quốc gia, hình thức gia đình trị Xuất phát từ nền tảng lập trường dân tộc, kết hợp với việc chứng kiến những con người cùng khổ trên đất Pháp, trên các nước ở những châu lục khác nhau và sự gặp gỡ với chủ nghĩa Mác – Lênin, đã hình thành nên ý thức hệ vô sản trong con người Nguyễn Ái Quốc Như vậy sự hình thành tư tưởng dân chủ của các nhà Nho duy tân, sự hình thành ý thức hệ dân chủ tư sản, ý thức vô sản trong tầng lớp trí thức tiến bộ thời đó đã tạo nên những góc nhìn đa dạng, có chiều sâu về cùng một đối tượng với thế giới xung quanh của đối tượng đó Sự đa dạng của các ý thức hệ với sự phân chia giai cấp là nền tảng để lí giải sự khác biệt trong diện mạo của người Pháp

2.1 Người Pháp ở chính quốc - một cái nhìn phản tư về dân tộc

Cái nhìn “phản tư”, “phản tư” là thuật ngữ mượn của Trung Quốc với ý nghĩa là sự nhìn nhận lại (“tư” là suy nghĩ, “phản” là ngược lại) Sự nhìn nhận lại dân tộc mình thông qua diện mạo của “kẻ khác” hay nói cách khác chính là ý thức tự phê phán Xét khái niệm này trong tương quan với ý niệm về “kẻ khác” chính là sự quy chiếu ngược Hình thức biểu hiện của cái nhìn phản tư này khá đa dạng và có thể khẳng định là rất độc đáo ở trong sáng tác văn học giai đoạn này Các nhà văn Việt Nam đã xây dựng hình ảnh đám đông Pháp, hình ảnh của quần chúng này nhân rộng tiếng nói, là đại diện cho những quan niệm đời thường nhất Người ta khắc hoạ diện mạo người AnNam qua cái nhìn phán xét của đám đông Pháp đồng thời khắc hoạ hình ảnh văn minh của người Pháp để quy chiếu về những hạn chế của dân tộc mình Trên phương diện tư duy này có thể nhìn nhận rằng xây dựng được hình tượng đám đông là bước tiến vượt bậc trong ý thức của những nhà văn đầu thế kỉ XX Trong văn học Nga, hình tượng đám đông được coi là một sáng

3 6 nhân dân Hình ảnh đám đông xuất hiện một cách tự nhiên trong sáng tác của Phạm Quỳnh, có lẽ chỉ là kết quả của quan sát Hình ảnh đám đông xuất hiện với vai trò là một hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Nguyễn Ái Quốc là sự nâng tầm của quá trình nhận thức, yếu tố đóng vai trò chủ đạo chính là nguồn gốc ý thức hệ Sự xuất hiện của đám đông là cách đánh dấu sự du nhập của tư tưởng phương Tây trong quan niệm của các nhà văn, các nhà yêu nước tiến bộ của Việt Nam Sự xuất hiện của đám đông gắn liền với ý thức tự phê phán và ý thức này có thể coi là giá trị của nền văn minh phương Tây.

2.1.1 Tư cách của một đám đông bình luận, phán xét

Luận bàn qua sáng tác “Vi hành” và “Những trò lố hay là Va –ren và Phan Bội Châu” - Nguyễn Ái Quốc Bản chất của đám đông này chính là cái nhìn nghiêm khắc nhất, thể hiện ý thức tự phê phán sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc về dân tộc mình.

Tư cách của một đám đông phán xét mà các nhà văn khắc hoạ trong sáng tác của mình xét một khía canh nào đó chính là cái nhìn bên ngoài đầy thiên kiến của số đông người dân Châu Âu Trong một số công trình nghiên cứu của người Pháp về người Việt Nam nói riêng và người phương Đông nói chung, họ đều đánh giá người Việt Nam và người phương Đông với tư cách đám đông, rất ít trường hợp khắc hoạ cụ thể con người cá nhân Họ thường tạo nên một khái niệm quen thuộc trong công trình của mình là: đám dân Bắc kì, dân Trung kì, dân Nam kì hay dân bản xứ

Trong tương quan đó, Nguyễn Ái Quốc đã tạo nên hình tượng nghệ thuật đám đông để phán xét về một cá nhân An Nam nhưng đó cũng chính là cách một nhà trí thức nhìn thẳng vào hạn chế của dân tộc mình Tư cách của đám đông này đặt trong tương quan với ông vua An Nam không có sự bình đẳng về vị thế xã hội Họ là người dân của chính quốc, của nước văn minh còn ông vua An Nam là vua của một nước thuộc địa, là trò hề trong mắt những công dân bản xứ Hình ảnh đám đông người Pháp hiện lên vừa đóng vai trò của một con người cá nhân vừa đóng vai trò của số đông người Pháp.

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

Với hai tư cách đó, hình ảnh hai người thanh niên Pháp trở thành hai nguồn phát ngôn cho hai quan điểm, hai lập trường Công chúng bình dân Pháp được thu nhỏ trong hình ảnh của hai người thanh niên Xét ở một khía cạnh khác, hình ảnh của hai nam nữ thanh niên là đại diện cho luông dư luận phổ biến và thức thời trong xã hội Pháp lúc bấy giờ Có thể dùng một từ thuộc về lĩnh vực văn hóa để gọi tên hiện tượng này là “thị hiếu” “Thi hiếu” của số đông công chúng Pháp lúc bấy giờ là những trò hiếu kì hấp dẫn tới từ Đông Phương Không có những trò giải trí đó họ cảm thấy Pari cũng nhàm chán, họ cảm thấy mình chưa được thưởng thức cuộc sống Dựa trên tinh thần đó, Nguyễn Ái Quốc mượn thị hiếu của họ để vẽ nên ông vua An Nam, cũng là cách một người An Nam trực tiếp nhìn thẳng vào những hạn chế của dân tộc mình Hai thanh niên hiếu kì bàn tán về nhân vật tôi, dõi theo những cử chỉ của nhân vật tôi Những suy nghĩ của họ hoàn toàn hướng về nhu cầu giải trí và vật chất Những người Pháp trẻ, chưa bị hủy hoải bởi những nhu cầu chính trị, chưa bị làm cho đen tối bởi dòng máu thực dân nhưng lại bị thị hiếu làm cho tầm thường

2.1.2 Tư cách của một đám đông lắng nghe

Ta bắt gặp trong sáng tác của Phạm Quỳnh không phải hình ảnh của một đám đông mà là những đám đông Tính chất của mỗi đám đông khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh mà họ tồn tại Nhưng về cơ bản đó là những đám đông lắng nghe, tán thưởng, cổ suý cho những tư tưởng mang màu sắc tự do, dân chủ, cho ta cảm giác về một đám đông tiến bộ Ta gặp trong

“Pháp du hành trình nhật kí” – Pham Quỳnh, đám đông ái quốc, đám đông tranh luận,đám đông ham mê khám phá Và có thể nói, đó hoàn toàn là những đám đông hiếm thấy trong xã hội An Nam thời bấy giờ Trên chuyến tàu sang Pari, hình ảnh của đám đông đầu tiên ta bắt gặp là đám đông ngườiPháp với đủ mọi ngành nghề đang bộc lộ lòng ái quốc của mình Không khí của đám đông đó rất cởi mở, hưng phấn, “tưởng như cái hồn oanh liệt của

3 8 người nước ngoài Ôi! Mạnh thay là cái lòng ái quốc.” (phần 3, 21) Đây là một hình ảnh hiếm thấy trong bối cảnh xã hội của An Nam giai đoạn đầu thế kỉ này Lòng ái quốc của người Pháp được bộc lộ một cách tự nhiên, không màu mè và trong một không khí hoàn toàn tự do, dân chủ Và xét thấy đó cũng là một hình thức tất nhiên trong quy luật phát triển của xã hội loài người Bên cạnh đám đông với lòng nhiệt thành cho tổ quốc đó, ta lại bắt gặp hình ảnh đám đông trong các cuộc diễn thuyết dân chủ tại Pháp Đó là đại diện cho tầng lớp trí thức Pháp, những giáo viên học giả, những nhà tư tưởng.

Họ là những quan tâm tới công luận, quan tâm tới các xu trào, tới sự phát triển, tiến bộ của nhân loại Sự tồn tại của họ là sự vận động cho những xu trào phát triển xã hội Đám đông tranh luận trên tinh thần tôn trọng người diễn thuyết và hết sức diễn đạt ý kiến cá nhân của mình Đó là một mảng của xã hội Pháp, một mảng tiêu biểu cho văn minh với tinh thần tự do, dân chủ tại Pháp Đám đông thứ ba nổi bật lên trong tác phẩm vẫn có nguồn gốc từ các hội diễn thuyết nhưng được nhà văn khắc họa riêng với cái nhìn cận cảnh hơn, đó chính là đám đông trong các cuộc gặp tại nhà riêng của bà F, bà K Ở đây, người ta thấy có sự nhấn lướt trong miêu tả, có sự khắc họa những xúc cảm cá nhân để cá biệt hóa hoặc lại đồng hóa một nhân vật.Nước Pháp phần nào hiện lên qua đó là thái độ thần thiện, sự đam mê khám phá trên tinh thần tôn trọng tuyệt đối người đang diễn thuyết Người diễn thuyết trong hoàn cảnh đó không phải là người Pháp mà là người An Nam, nhân vật tôi. Chính vì thái độ hưởng ứng của đám đông Pháp đó ta thấy rào cản biên giới văn hóa bị mờ đi Sự thân thiện đó đôi khi lại chính là cách truyền bá văn hóa một cách tuyệt vời và kín đáo nhất.

2.2 Người Pháp hiện lên với tư cách là nhà cầm quyền không nắm giữ uy quyền

Hình ảnh người Pháp hiện lên dưới góc nhìn của lập trường vô sản hiện lên trước hết là với tư cách một nhà cầm quyền Trong “Những trò lố hay là Va – ren và Phan Bội Châu”, hình ảnh quan người Pháp được khắc

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội họa với đại diện là quan toàn quyền Va – ren Hình tượng này được tái tạo bởi rất nhiều góc nhìn, góc nhìn của quần chúng nhân dân lao động mà đại diện là bác cu li xe, dưới góc nhìn của thế hệ trẻ đặc biệt là giới trí thức mà đại diện là: cô gái, anh sinh viên; dưới góc nhìn của nhà chí sĩ kiên cường; của nhân vật Tôi với đầy mỉa mai giễu cợt; góc nhìn của anh lính canh, tò mò, hăng hái Tương quan xuyên suốt câu chuyện này là sự uy quyền của một vị toàn quyền và sự kiên trinh của một nhà chí sĩ cách mạng Dưới sức ép của công luận, quan toàn quyền chưa một lần đặt chân tới Đông Dương hứa sẽ chăm sóc vụ Phan Bội Châu – đây là nhà chí sĩ có tầm ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp dân An Nam lúc bấy giờ Diện mạo của ông quan được dân chúng thi nhau bình phẩm, đây là lời của một chú bé: “quan có mũ hai sừng trên chóp sọ”; đây là lời của một chị gái: “ồ! Cái áo dài đẹp chửa”; đây là lời của bác cu li xe “đôi bắp chân ngài bọc ủng” và ấn tượng nhất là lời của một nhà Nho “rậm râu, sâu mắt” (32 -33, 19) Ta chợt nhận ra, vua Khải Định của ta ở nước đại Pháp được bình luận ra sao thì ở An Nam, quan toàn quyền Va ren cũng rơi vào tình trạng tương tự Hóa ra trong mắt đám đông, trong mắt quần chúng nhân dân, vua quan cũng chỉ là một trò hề, một trò hiếu kì Cuộc gặp gỡ giữa quan toàn quyền và Phan Bội Châu có thể coi là môi trường sắc sảo, độc đáo khắc họa hai nét tính cách, hai chân dung có một không hai trong lịch sử Đó là một cuộc độc thoại hình thức của Va ren, một cuộc diễn thuyết để Va ren thể hiện tài năng không mấy khi được thả sức của mình. Varen nói say sưa về sự ưu việt của nước đại Pháp, đó là chiêu bài thứ nhất, chiêu bài thứ hai, Va ren ngợi ca nhân cách của Phan Bội Châu và sôi nổi gắn nó với lợi ích của Đông Dương Cả bài diễn thuyết dài, hùng hồn đều bàn về vấn đề quân tử và trung thành, những thứ rất xa xỉ đối với hắn và những người đồng hương của hắn như Guy – xta- vơ, A – lếch – xăng, A – ri- xtit,

An –be, Pôn và Lê – ông Và hắn đã lấy một dẫn chứng thuyết phục nhất,trực tiếp nhất đối với Phan Bội Châu là con đường hoạt động chính trị của

Hình ảnh người Pháp trên lập trường khái hoá

Lập trường khai hoá có nguồn gốc từ ý thức hệ dân chủ tư sản, ở một số trường hợp đó lại là kết quả sự kết tinh cao độ của tinh thần dân tộc và ý thức hệ dân chủ tư sản Lập trường khai hoá trong giai đoạn văn học đầu thế kỉ XX là động lực cơ bản để thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của văn hoá dân tộc Tuy nhiên trong quá trình hiện đại hóa đó, bản chất của mỗi con đường khai hoá lại phụ thuộc vào ý thức hệ giai cấp đã dẫn tới những hệ quả rất khác nhau, thậm chí là trái ngược Quá trình thúc đẩy này đều in dấu ấn trong văn hóa nước ta đầu thế kỉ XX Bản chất nền văn hóa của một nước nhược tiểu là sự tồn tại dưới nhiều hình thức chấp nhận, nền văn hóa của Việt Nam cũng không tránh khỏi quy luật đồng hóa khốc liệt đó Qua quá trình khảo sát chúng ta có thể thấy, vấn đề khai hoá trong thế giới quan của các chí sĩ yêu nước đầu thế kỉ như Phạn Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Quang Bích gắn bó sâu sắc với điểm tựa tinh thần tự hào với những giá trị vè vang của dân tộc Các nhà chí sĩ dành niêm ngưỡng vọng của mình cho “Tân thư”, viết hàng loạt những sách tiến bộ với mục đích mở mang dân trí cho dân An Nam gắn liền với mục đích thức tỉnh tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Về mặt lí luận có “Văn minh tân học sách” viết năm 1905, được coi như một đề án về văn hoá của các sĩ phu, mặc dù ở đây chưa phản ánh được đầy đủ các mặt hoạt động.Một trong những tư tưởng cơ bản được trình bày trong cuốn sách này của nhóm Đông Kinh Nghĩa Thục đó là tình trạng cổ hủ, lạc hậu của xã hội Việt Nam trước khi tiếp xúc với văn minh phương Tây.Lấy cuốn sách này làm cơ sở, bổ sung thêm các nguồn tài liệu, chúng ta sẽ dựng lên được hệ thống quan điểm về văn hoá của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

Trước hết chúng ta thấy trên mặt trận văn hoá, tư tưởng các sĩ phu đã đứng vững trên lập trường dân tộc để đối mặt với kẻ thù Để chống lại cái ưu thế gọi là văn minh của một nước tư bản phát triển, các sĩ phu đã củng cố tinh thần và niềm tin của mọi người bằng cách dựa vào lịch sử quang vinh và sức mạnh tiềm tàng của dân tộc Các sĩ phu đã tìm thấy ở lịch sử dân tộ mình chỗ dữa vững chắc Từ chỗ dựa này, các sĩ phu tuy ở vị trí người dân mất nước, đã ngẩng cao đầu nhìn thẳng vào mặt kẻ thù khẳng định sức mạnh dân tộc.

Họ chủ trương muốn truyền bá tư tưởng dân chủ, muốn giáo dục tinh thần yêu nước phải vạch mặt quân cướp nước “Văn minh tân học” so sánh: dân ta và người Âu về tập quán thấy rằng: người Âu,mạo hiểm đi xa tìm phương trời, nguồn lợi đất cát, còn ta: “lìa nhà vài dặm đã bùi ngùi những gió mưa hoa vàng, ở lữ thứ vài năm đã than thở quan hà đầu bạc” So sánh tập tính của dân ta với tập tính của người Phương Tây là một bước tiến bộ trong nhận thức của các chí sĩ, khi đó họ đã bước đầu vượt qua cái nhìn “cận thị” và “tự mãn” của một nền văn hoá nhược tiểu Đến một nhà yêu nước như Phan Chu Trinh thì tư tưởng đó là cả một ám ảnh Theo ông, sự lạc hậu đó nếu không được nhận thức và khắc phục thì mọi nỗ lực giành độc lập là vô nghĩa Trong

“Thư gửi chính phủ Pháp”, ông đã có những nhận xét rất bi quan về tình hình Việt Nam Trên lập trường khai hoá, những nhà chí sĩ đã chủ trương mở mang đầu óc của nhân dân, giáo dục cho họ tình thần yêu nước trên cơ sở chỉ ra hạn chế của dân tộc, của tập tính sống và quan trọng hơn cả là bộ mặt tàn ác của kẻ thù Song song với đó, người ta thấy sự xuất hiện của lập trường khai hoá với hệ tư tưởng bài bản và có hình thức logich,, hợp thời trên báo Nam Phong do Phạm Quỳnh phụ trách Lập trường khai hoá của các chí sĩ yêu nước chống chọi sâu sắc với lập trường khai hoá của Phạm Quỳnh không chỉ về phương thức biểu hiện mà bởi tính mục đích của nó Phạm Quỳnh chủ trương đưa lên mặt báo những thành tựu của nền văn minh phương Tây mà cụ thể ở đây là thành tựu của nền văn minh Đại Pháp trên mọi lĩnh vực văn

5 2 những giá trị của dân tộc và tiếp thu nền văn minh nươc Pháp Bài thuyết trình của một học giả người Pháp về mối quan hệ phương Đông và phương Tây được Phạm Quỳnh đăng tải trên báo Nam Phong, có lẽ tư tưởng khai hoá của ông đã bị ảnh hưởng sâu sắc bởi đề thuyết của học giả này. G.L.Drckinson đã trình bày vấn đề quy luật tất yếu của một hệ văn hoá kém phát triển hơn rằng: không thể nói phương Đông là tượng trưng cho thế giới tinh thần, phương Tây là tượng trưng cho những giá trị vật chất, mọi thứ đều chỉ có ý nghĩa tương đối Bởi lẽ, phương Đông sẽ phải trải qua những bước mà phương Tây đã đi qua nếu nó vẫn cố gắng, nỗ lực bắt kịp quy luật phát triển Và trong quá trình “bắt kịp” ấy, phương Đông sẽ buộc phải từ bỏ những giá trị của mình trong một chừng mực nào đó, và có thể tới một mức độ phát triển nào đó người ta sẽ không còn nói Phương Tây là chủ nghĩa vật chất nữa. (Đông Á với Tây Âu /số 1 – 12/ 1917 – 1918, G.L.Drckinson, 416) Trong hành trình khai hoá của mình, Phạm Quỳnh đã nỗ lực hiện thực hoá quy luật phát triến đó nhằm đẩy nhanh công cuộc khai trí Lập trường khai hoá này vì thế đã chi phối sâu sắc tới hình ảnh người Pháp trong diễn ngôn Việt Nam. Bên cạnh những chủ trương khai hoá được tiến hành bài bản và có tầm tư tưởng, ẩn sau là những mục đích chính trị trên những lập trường khác nhau ấy ta còn nhận thấy một lối khai sáng văn minh khác bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân mà sau này được gọi tên là chủ nghĩa dân chủ tư sản trong truyện du kí “Đi Tây” của Nhất Linh Người Pháp và Pari hoa lệ – trái tim, niềm tự hào của người Pháp được khắc hoạ bởi những nét vẽ tự nhiên, giản đơn nhưng không kém phần sắc nét, ý vị

1.1 Người Pháp là hình ảnh biểu trưng của một thế giới văn minh

Người Pháp và Pari không chỉ là hình ảnh biểu trưng của văn minh đối với dân tộc An Nam mà còn đối với cả thế giới, cả nhân loại nói chung. Trong các sáng tác của trí thức đầu thế kỉ, sự văn minh của người Pháp được biểu hiện rất đa dạng và sinh động Sự văn minh này được khái quát lại bởi hai từ cơ bản là dân chủ và tự do Và trên thực tế, trong quá trình quan sát và

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội trải nghiệm của mình, các nhà văn, các nhà chính trị An Nam đều khắc hoạ sự dân chủ, tự do của người Pháp với rất nhiều những minh chứng về nhân vật, sự kiện thuyết phục và có sức truyền bá rộng rãi Đầu tiên có thể bàn tới diện mạo người Pháp nói chung trong các sáng diễn ngôn văn học cũng như diễn ngôn chính trị của Phạm Quỳnh Về cơ bản, với xuất phát điểm là lập trường khai hoá, đề cao sự tiến bộ của chính quốc và những vị quan Bảo Hộ, diện mạo người Pháp trong tiểu thuyết Pháp du hay được phô trương thường xuyên trong mục danh nhân, hiền nhân nước Pháp, mục thời đàm, mục tin tức quan trọng của báo Nam Phong, họ đều hiện lên là những con người lịch thiệp, coi trọng nhân tài, hết lòng vì công cuộc khai hoá Ở bất kì lĩnh vực nào, người Pháp cũng là chân lí cho sự hiện đại, dân chủ, tự do Tác phẩm du kí “Pháp du hành trình nhật kí” của Phạm Quỳnh là tác phẩm đầu tiên tập hợp có hệ thống những hình ảnh toàn diện về nước Pháp và về con ngườiPháp Trong tác phẩm này, những vị quan nắm giữ trọng trách trong nghị viện Pháp được khắc họa với góc nhìn trực tiếp và thông qua những chi tiết tưởng như rất nhỏ nhặt Trong sáng tác “Pháp du hành trình nhật kí” người ta thấy mở đầu tác phẩm là hình ảnh đám đông ái quốc người phương Tây,trong đó chủ yếu là người Pháp xúc động khi hát bài quốc ca thiêng liêng.Trên đà đó, nhà văn đã mở ra một thế giới văn minh mà mở đầu là những con người diễn thuyết trước đám đông, nhận sự phản ứng của hàng trăm luồng dư luận Nhưng có điều rằng, người diễn thuyết cũng rất lịch thiệp bảo vệ ý kiến của mình, trong khi đó người lắng nghe cũng hết sức lắng nghe sau đó mới bộc lộ ý kiến cá nhân Ta hãy xem, ngòi bút phấn khích của Pham Quỳnh miêu tả như thế nào về mộ cuộc diễn thuyết dân chủ như vậy: “Tối hôm qua,nghe diễn thuyết ở Hội Nhân Quyền Có ông giáo K ở Pari xuống, diễn vềHội Nhân quyền đối với việc chiến tranh và việc nghị hoà Ông này nói mới hay chứ, lời lẽ lực loát nghe như rót vào tai Hai tay cắp sau lưng, cứ đi ngang đi dọc trên sân khấu mà vừa đi vừa nói trong hơn hai giờ đồng hồ,

5 4 người Tây nào diễn giỏi bằng ông giáo này Mà không phải là những lời hư văn đâu toàn là những lời nghị luận, biện bác, công kích, chứng giải, đón trước, rào sau, dự sẵn những câu người ta có thể bẻ được mà đối lại Nhưng nghe ông này nói, tôi đã có ý nhận kĩ, chữ nào dũng cũng nghĩa chữ ấy, lời với ý xứng nhau như in, tưởng giả dùng cách tốc kí mà biên lấy thời những lời ứng khẩu ấy không khác gì lời văn viết vậy.” (21) Có thể nói văn hóa diễn thuyết ở Pháp là hình thức biểu hiện cao độ cho một xã hội tiến bộ đề cao dân chủ, tự do Ở hình thức diễn đàn này, mỗi người đều được quyền nói lên tiếng nói cá nhân của mình và đặc biệt hơn có ý thức bảo vệ cho những lập luận mang tính chất chủ quan đó Hơn thế nó rèn luyện cho người nghe ý thức phản biện, ý thức hoài nghi mọi chân lí Trong quá trình hình thành và phát triển tư duy của nhân loại, hoài nghi là bước vận động duy nhất có tác dụng thúc đẩy, là nền tảng cho sự ra đời của cái mới có giá trị Trên có sở đó những cuộc diễn thuyết này sẽ làm nền tảng cho hệ tư tưởng mới, cho những xu trào xã hội mới Hình ảnh một trí thức Pháp hiện lên trong diễn ngôn

“Pháp du hành trình nhật kí” với những khắc họa rất cụ thể, tất cả mọi chi tiết đều tập trung khẳng định tài diễn thuyết vượt trội của nhà hùng biện Bài diễn thuyết ấy có sự logich về cả hai mặt hình thức và nội dung, sự súc tích của lời nói kết hợp với kĩ thuật nói tuyệt vời thể hiện được trình độ và đẳng cấp của người diễn thuyết trong giới trí thức Pháp Những diễn đàn như vậy chỉ có thể tồn tại trong một môi trường dân chủ, bình đẳng, ở môi trường ấy ai cũng có ý thức lắng nghe và phát ngôn xây dựng Và cho tới bây giờ môi trường đó vẫn được coi là hình thức dân chủ và góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của xã hội Bên cạnh sự tiến bộ vượt bậc ấy, Phạm Quỳnh đã chỉ ra hạn chế của dân trí nước ta Thời đó, những cuộc họp đông người diễn ra nhiều nhất ở ta là hội làng: “tranh nhau nói, ồn ào, lộn xộn mà ít ai nói câu có nghĩa lí”, “chỗ công môn thời ông quan nói, muốn ra oai mặt sắt, cũng chỉ nói nhát gừng tây không ra tây, tàu không ra tàu, ta không ra ta” (phần 2.,

21) Trong tương quan so sánh đó không có nghĩa là toàn bộ diện mạo nước

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

Nam hèn kém như vậy nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự tiến bộ vượt bậc của xã hội Pháp, của giới trí thức Pháp

Sự văn minh của nước Pháp với những người Pháp tiến bộ trong tác phẩm của Phạm Quỳnh không chỉ dừng lại ở kĩ thuật diễn thuyết mà còn tiến thêm một bậc xa nữa, đó là nơi người ta được nói tới những vấn đề nhạy cảm nhất tới vấn đề nhân quyền của con người, ở nơi đó không có tư tưởng của một quốc gia nào là chân lí tuyệt đối Môi trường này đòi hỏi một sự tiếp nhận mở, nó đầy lùi hay nói cách khác là không cho phép sự tồn tại của định kiến, của chủ nghĩa quốc gia Phạm Quỳnh đã minh chứng cho môi trường dân chủ ấy thông qua một nhận vật nữ bác sĩ và đề tài diễn thuyết của bà. Bài diễn thuyết của bà nói tới chủ nghĩa quá khích ở Nga – thứ mà hiện nay gây ra rất nhiều luồng tranh luận Trong đó bà đặc biệt nhấn mạnh vấn đề nữ quyền, vấn đề người đàn bà được trụy thai và khẳng định đàn ông là “một giống tối duy kỉ” Xét trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, ở rất nhiều nước đều có luật cấm phụ nữ trụy thai, thời đó quan niệm rằng: trụy thai tức là giết người. Nhưng đứng trước một vấn đề nhạy cảm như vậy, giới diễn thuyết của Pháp vẫn điềm nhiên, coi những gì diễn ra trước mắt là tự nhiên.Thái độ này khiến một nhà khai trí An Nam phải ngạc nhiên, phải hoài nghi cái óc “trần hủ” của mình Thông qua phản ứng này, ta có thể thấy được khoảng cách văn hóa giữa ta và nước Pháp, cho dù sự văn minh của nước Pháp không thể lấy sự văn minh của ta làm thước đo

Khám phá sự văn minh của nước Pháp khiến Phạm Quỳnh có một khát vọng rất lãng mạn rằng: “Chúng tôi mong rằng hai cái sẽ hỗn hợp dung hoà với nhau mà đoàn kết thành một khối thiên nhiên, thực là cái cựu hồn của nước Nam đã nhận được ánh sáng khí nóng của văn hoá nước Đại Pháp vậy”– Nam phong số 3 “Trường đại học” Đường lối “tổng hợp Á Âu, điều hoà tân cựu Ông cũng là người giới thiệu văn hoá Tây Âu nhiều nhất nhằm hiện thực hóa khát vọng của mình dịch và giới thiệu Baudelaire, Pierre Loti, Guy

5 6 xô,Mông – te –ski –ơ Những công trình dịch thuật này là minh chứng tiêu biểu nhất cho sự văn minh của nước Pháp, con người Pháp Hầu như trong những lĩnh vực quan trọng của văn hóa, văn học nghệ thuật, nước Pháp đều có những nhân vật, những con người có tầm ảnh hưởng tới sự phát triển chung của nhân loại.

1.2 Người Pháp với “khát vọng” khai hoá nước Bảo Hộ

Không chỉ riêng Việt Nam, mà cả phương Đông và toàn bộ phần còn lại của thế giới (ngoài châu Âu), đều phải chịu sự đồng hoá của phương Tây. Việt Nam và các nước bị người phương Tây đặt ách thống trị trực tiếp hoặc phải chịu sự đồng hoá cưỡng bức, hoặc bị đồng hoá gián tiếp, trong sự ảo tưởng được giúp đỡ hay sự cần thiết phải học tập phương Tây để có thể được coi là văn minh Thế nhưng, ý tưởng bắt chước cho thật giống phương Tây là một sai lầm về nhận thức luận, bởi tính đa dạng của văn hoá nhân loại được làm nên bởi sự khác biệt của mỗi nền văn hoá, với những khung tiêu chí riêng, chứ không bởi “trình độ cao thấp” của các nền văn hoá đó Nói như vậy có nghĩa là, chúng ta cũng phải trải những khó khăn, những đào thải nghiệt ngã mà phương Tây đã trải qua, tuy nhiên chúng tac bắt đầu từ một nền tảng khác, với những đặc trưng văn hóa khác thì những quy luật đào thải đó cũng có những đặc trưng riêng Việc các đế quốc phương Tây trong đo tiêu biểu là nước Pháp tự cho mình có sứ mệnh “khai hoá” văn minh cho các dân tộc lạc hậu cũng chỉ nhằm biện hộ cho những mưu đồ xâm lược, thực dân hoá Đối với Thiên chúa giáo, sự thật là nó đã để lại cho lịch sử nhân loại những vết hằn đau đớn bởi sự thủ đoạn, nghiệt ngã và những tín điều mù quáng của nó Với nhiều dân tộc phương Đông, Thiên chúa giáo đi liền với sự huỷ diệt tôn giáo và tín ngưỡng bản địa, và là kẻ đồng loã với chủ nghĩa thực dân xâm lược Thiên chúa giáo không thừa nhận bất kì một tôn giáo, tín ngưỡng nào khác Từ cuối thời trung đại, nó đã trở thành một công cụ đắc lực của phương Tây trong các cuộc chiến tranh xâm lược và thôn tính văn hoá đối với các dân tộc trên thế giới.Cũng từ châu Âu, Chủ nghĩa Thực dân, con

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội đẻ của Chủ nghĩa Tư bản giàu tham vọng đã ra đời Với sự kết hợp chặt chẽ của Thiên chúa giáo và chủ nghĩa thực dân - hai kẻ có cùng tham vọng và nhiều thủ đoạn này, chỉ đến cuối thế kỷ XIX, hầu hết các quốc gia phương Đông đã trở thành thuộc địa của phương Tây Trong quá trình thực dân hoá, Chủ nghĩa Thực dân phương Tây luôn lấy chiêu bài “khai hoá văn minh” để biện hộ cho hành vi xâm lược, còn Thiên chúa giáo thì tìm mọi cách triệt phá các nền văn hoá bản địa Như vậy, Thiên chúa giáo và Chủ nghĩa Thực dân đã khởi đầu cho công cuộc đồng hoá và thôn tính các dân tộc phương Đông. Người Pháp ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng mang theo hai công cụ đắc lực là thiên chúa giáo và chủ nghĩa thực dân đã tạo nên gông cùm xiết chặt người dân bản địa cả về văn hóa, lẫn “trách nhiệm” của dân bị trị

Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt bản chất người Pháp đại diện cho chủ nghĩa thực dân và người dân Pháp sống trên chính quốc Trong diễn ngôn văn học “Pháp du hành trình nhật kí”của Phạm Quỳnh đã đặt ra vấn đề rất tiến bộ này Góc nhìn khai hóa của ông đã thâu tóm hiện thực Pháp, con người Pháp với tâm thế tiếp nhận rất mở Ông chưa có đủ sự giác ngộ để đứng trên lập trường vô sản, phân hóa lớp người bị trị và thống trị, con mắt nhìn người Pháp của ông hoàn toàn dựa trên sự chuẩn mực của thước đo văn hóa Ông quan sát người Pháp, ông tiếp thu những thành tựu của họ trên các lĩnh vực, ông giao tiếp với hộ như người đồng đẳng với thái độ cầu thị Và lẽ tất nhiên ông luôn nhìn nhận họ ở một thế cao của sự văn minh Cách đánh giá về “kẻ khác” như vậy đã đi ngược lại với sự tồn tại định kiến về “kẻ khác” – là xu thế tất yếu của một dân tộc bị xâm lược Thật ngỡ ngàng và kì diệu khi trong những năm đầu tiên của thế kỉ XX, một trí thức An Nam đã phát biểu rằng: “Nếu nước Pháp được những người nhã nhẵn như phu nhân cả, và nếu người Pháp ở bên ta cũng nhã nhặn như phu nhân hết, thì ta không thể không đem lòng yêu mến vậy” (phần 10, 21) Vậy là thông qua đó diện mạo người Pháp đã được phân hóa, không phải người Pháp nào cũng tốt và

Hình ảnh người Pháp trên lập trường nhân văn, nhân bản

Diện mạo người Pháp trong diễn ngôn Việt Nam không dừng lại ở những tư cách có thể cân đo đong đếm được bằng số liệu và sự kiện chính trị.

Sự đóng góp của diện mạo ấy vào thành tựu của một giai đoạn văn học xét trong cả tiến trình còn cần một diện mạo khác được soi chiếu từ một góc nhìn đặc biệt Đó chính là diện mạo Người Pháp hiện lên dưới góc nhìn nhân văn, nhân bản Trong hoàn cảnh xã hội cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, đứng trước nguy cơ xâm lược, nguy cơ đồng hóa, con người ta có quyền nhìn nhận trước hết về “kẻ khác” sau đó là “kẻ khác xâm lược” với cái nhìn định kiến và kì thị Nhưng đối với nhận thức của trí thức nước ta, đối với con người nghệ sĩ, những gì thuộc về “kẻ khác” đó đã có lúc nằm ngoài vòng kiềm tỏa định kiến của chính trị Ở góc nhìn giàu yêu thương này, ta thấy vẻ đẹp của người Pháp toát lên sâu thẳm trong tâm hồn, ý nhị trong cử chỉ Tức là ở đó, ta nhìn họ với tư cách là con người đích thực với những hỷ, nộ, ái, ố Nhìn kẻ xâm lược như vậy không chỉ xuất phát từ lòng bao dung, vị tha mà còn xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm cái Đẹp trong môi trường cặn bã, khô héo tình người nhất của xã hội Bản chất của góc nhìn nhân bản về người Pháp trong sáng tác của Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX chủ yếu xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân “Chủ nghĩa cá nhân” là cách nói dựa theo thành tựu của phương Tây, còn ở ta, những biểu hiện như đã nói ở trên phần nhiều thuộc về ý thức tự phát, từ cảm hứng riêng của cá nhân chứ chưa hề do một hệ thống lí luận, tư tưởng nào làm nền tảng.Ý thức tự phát trong một môi trường khắc nghiệt như vậy đã để lại những chân dung ấn tượng trong bức tranh diện mạo chung về người Pháp trong diễn ngôn Việt Nam đầu thế kỉ Những bức chân dung không gây hấn, không khích động mà man mác, dịu nhẹ, gửi gắm vào đó những rung động tế vi của tâm hồn, khao khát nhân rộng yêu thương trong nhân loại.

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội

2.1 Người Pháp hiện lên với tư cách là con người biết yêu thương đồng loại

Có thể nói, hình ảnh người Pháp hiện lên dưới góc nhìn này là sự phản ánh rất đặc biệt trong giới hạn của cả một cộng đồng kì thị Người Pháp hiện lên không chỉ với tư cách của một con người đời thường mà còn là một con người ở một tầm cao hơn: con người biết yêu thương Trong các sáng tác từ

1858 – 1945, không có nhiều tác phẩm bắt đầu từ góc nhìn này, qua quá trình khảo sát, chúng tôi lựa chọn hai tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng này là:

“Dương phụ hành” – Cao Bá Quát và “Người đầm” của Thạch Lam

“Dương phụ hành” – Cao Bá Quát: tác giả thuộc tầng lớp quan lại phong kiến, là một trí thức Nho học, chịu vòng kiềm toả của những quan niệm hà khắc về giới nữ Tuy nhiên, trong tác phẩm này, nhà thơ đã tiếp nhận hiện thực với cái nhìn hết sức tiến bộ và bao dung Lần đầu tiên có một nhà thơ An Nam nhìn nhận sự nữ tính, đáng yêu của một người phụ nữ, đặc biệt hơn nữa là người phụ nữ ngoại quốc qua sự nũng nịu của người phụ nữ đó với chồng mình Đây hoàn toàn là cái nhìn không thiên kiến, cái nhìn tiến bộ khi không khắc hoạ người phụ nữ xứ lạ ở phương diện hình thức lễ nghi mà ở trong phong cách sinh hoạt.:

“Thiếu phụ Tây phương áo trắng phau

Tựa vai chồng dưới bóng trăng thâu

Hững hờ cốc sữa biếng cầm tay

Uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy ”

Chân dung của người phụ nữ Tây phương được phác hoạ qua một số nét rất giản đơn tuy nhiên nghiêng về thần thái của từng hành động, cử chỉ:

“áo trắng phau”, “tựa vai chồng”, “hững hờ cốc sữa”, “uốn éo đòi chồng nâng” Có thể nói nhà Nho Việt Nam thu nhận sự mè nheo rất dễ mến của người thiếu phụ quan những nét vẽ khá chiều chuộng Người phụ nữ đó

6 2 lười cầm cốc sữa trên tay, ta thấy vè mong manh, yếu đuối trong dáng điệu, sự dịu ngọt trong tâm hồn con người Trong tương quan với người đàn ông phương Tây, người phụ nữ ấy rất nhỏ bé và cần được che chở Và như thế ngay lập tức một hình thức tồn tại khác giữa nam nữ, gia đình được thiết lập trong ý thức của vị nhà Nho An Nam.Qua đó, đã gián tiếp thể hiện cảm nhận tinh tế của mình về nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Tây phương.

So sánh với cái nhìn của một nhà canh tân tiến bộ của Nhật Bản Fukuzawa Yukichi (16 năm sau đó) mới thấy được sự phóng khoáng và chất nhân văn trong cái nhìn của Cao Bá Quát Nhà canh tân tiến bộ của Nhật Bản không thể chấp nhận được sự tự do thể hiện cảm xúc của phụ nữ phương Tây trong những bữa dạ tiệc mà ông được mục sở thị Tính chất bảo thủ, tôn thờ vẻ đẹp chuẩn mực trong nhân cách của phụ nữ nước Nhật đã chi phối cách tiếp nhận hiện thực đó của ông Tuy nhiên qua đó cũng có thể thấy rằng không phải người An Nam dưới hệ tư tưởng phong kiến không tôn thờ những chuẩn mực về phụ nữ An Nam mà về cơ bản, ở Cao Bá Quát có một lối tiếp nhận khá mở, khá khoáng đạt đối với hiện thực Ông không bàn tới văn minh phương Tây, ở đây ông chỉ quan tâm tới vị thế của người phụ nữ, ông cũng đã nhận thức được rằng vai trò che chở của người đàn ông với phụ nữ không chỉ là đảm bảo điều kiện vật chất, không chỉ là duy trì tam cương ngũ thường mà còn là sự quan tâm tới cuộc sống đời thường với những biểu hiện nhỏ nhất nhưng vô cùng tinh tế.

Vài thập kỉ sau, khi người dân nước Nam đã chịu đựng gần như hoàn toàn quá trình đồng hóa khốc liệt của phương Tây, chúng ta đã thấy rõ được đẳng cấp của Pari, của người Pháp đối với một dân tộc nhược tiểu Trong bối cảnh đó, người ta có quyền thù ghét, có quyền mặc cảm thậm chí là chối bỏ mùi vị, màu sắc Âu hóa đang dần dần ngấm vào gu thị hiếu của mình Khi đã nhận ra khoảng cách về đẳng cấp Tây – Ta thì ngay lập tức ta xa lánh nó, ta phủ nhận nó một cách ngấm ngầm Với những phản ứng tất lẽ như vậy thì sự hiện diện của “Người đầm” - Thạch Lam trong diễn ngôn Việt Nam là một

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội bức tranh lạ, nhiều ý vị Hình ảnh người Pháp hiện lên trong tác phẩm này là con người biết yêu thương, chia sẻ với những người cùng khổ, không có sự phân biệt ranh giới chủng tộc, giàu nghèo Hình ảnh người phụ nữ Pháp ngồi lặng lẽ ở hàng ghế thứ ba, hàng ghế không xứng đáng với những người mang dòng máu văn minh Pháp là điều lạ kì đối với óc quan sát chung Nhưng chính sự tự sắp xếp vị trí của mình đó trong môi trường công cộng của một nước thuộc địa đó đã khiến công chúng chú ý tới bà Trong một số tác phẩm viết về người Pháp đầu thế kỉ có kể về một số người Pháp thuộc dạng cặn bã của xã hội Pari trôi dạt tới thuộc địa, dù nghèo đói hèn kém nhưng vẫn cố nuôi một người bồi để ra oai với dân thuộc địa Và cô bồi này phải làm tất cả mọi việc không thể kể hết tên Nhưng ở đây, người phụ nữ Pháp không màu mè mình theo cách rẻ tiền đó, dù có gây hiếu kì cho công chúng nhưng ở trong sâu thẳm, ta có thiện cảm với người phụ nữ khiêm nhường này Cách bà âu yếm con, cách bà đối xử với em bé bán dạo, từ thái độ xót xa tới những cử chỉ thân thiện đều tạo nên những hình dung rất tốt đẹp về tâm hồn, nhân cách của bà Ta không thấy ở đó sự choáng lộn của văn minh phương Tây, không thấy ở đó bộ mặt giả tạo của chiêu bài khai hóa Tất cả chỉ là tình người ấm áp, không phân biệt màu da sắc tộc Những người đồng hương văn minh,sang trọng ngồi ở hàng ghế đầu tỏ vẻ khó chịu với bà và như thế sự kì thị ở một nước phương Tây xuất phát từ chênh leehcj giàu nghèo Nhưng bản thân những con người văn minh đó ngoài sự ban phát một cách khó chịu một món tiền rất nhỏ của họ thì không mấy khi tồn tại ánh nhìn trìu mến đối với em bé thuộc địa Văn minh mà người phụ nữ Pháp nhỏ bé mang đến là văn minh của tình yêu thương không phân biệt mọi ranh giới Một thứ văn minh không cần cưỡng bức, cũng không cần kèn trống ủng hộ nhưng lại in sâu vào tâm thức của người dân bản địa.Với truyện “Người đầm”, có thể nghĩ ThạchLam có sự hòa giải cho xung đột dân tộc Cố nhiên đã trông mong ở nhận thức, ở các thay đổi tâm lí của những con người trong cuộc, thì cần nhấn

6 4 xã hội - giai cấp Những trang mô tả tâm lí của Thach Lam thường mang nhược điểm là ít trừu tượng hoá các quá trình tâm lý, ít nhiều tách biệt nó với các đặc tính cụ thể (xã hội, giai cấp, cá tính, môi trường ) của nhân vật. Nhưng nhược điểm này là có thể hiểu được, do gắn với xu hướng điều hoà xã hội, do gắn với xu hướng muốn nhìn thấy ở con người cái có tính nhân loại chung hơn là cái có tính đặc thù giai tầng xã hội

2.2 Người Pháp hiện lên với tư cách là con người của những bi kịch đời thường Đây là góc nhìn con người ở góc độ người nhất, làm mờ nhoà mọi đường ranh giới, luận bàn qua “Kĩ nghệ lấy Tây” – Vũ Trọng Phụng Nhà văn đã mở đầu phóng sự này theo một cách rất độc đáo, ông lựa chọn khắc họa tâm trạng của những anh lính lê dương, trong đó cũng có những binh lính Pháp trong tình trạng thê thảm bị những người phụ nữ Bắc Kì hành nghề lấy Tây làm cho thành kẻ chán đời, chán vợ Phần phóng sự này không chỉ khắc họa một nhân vật cụ thể mà trước khi để nhân vật này xuất hiên, ông đã đưa vào cái sân khấu kì lạ này những nét vẽ nguệch ngoạc của về tâm trạng của những anh lính không rõ tên tuổi, phần đông là họ ghen tuông, đau khổ, nhục nhằn vì lấy phải những người vợ An Nam cần tiền và có thói lẳng lơ. Đây là một mảng sự thật lạ lùng về người phương Tây ở An Nam và về thế giới đàn ông nói chung Chúng ta những người dân An Nam trách móc, thương tiếc cho số phận bạc bẽo của những người phụ nữ lấy chồng Tây nhưng có biết đâu bên cạnh thứ sự thực nhỡn tiền đó còn có một mảng tối kinh hoàng về tính dục và sự toan tính của những người đàn bà bản địa.Chân dung nhếch nhác của một người lính Pháp được khắc họa trong chương mở đầu là một đòn giáng mạnh vào bản chất tiếp nhận đầy định kiến của ta. Chúng ta cũng xem thái độ hào hứng của nhà báo khi nghe người đàn ông nước ngoài nói xấu người đàn bà An Nam, có lẽ phải có những khoảng lắng nghe đó, phải có sự tiếp nhận đầy tò mò và bao dung đó chúng ta mới có thể gạt bỏ thêm một phần tương đối của thứ “sự thật” của kẻ đứng ngoài kia Ông

Lớp: K55A - Khoa Ngữ văn Trờng ĐHSP Hà Nội lính đó đã già và đã bị mười bốn người vợ tàn phấ sức lực, nhân tâm và tiền bạc Ta cứ tưởng, một kẻ thực dân xâm lược, khi đã tâm hồn đã nhuốm màu thực dân thì tâm hồn sẽ vằn dọc ngang máu và nước mắt của người bản địa. Những không, tâm hồn ất bị vằn vò bởi tình ái, bởi sự bội bạc và trắng trợn của những người đàn bà Bắc Kì Nếu như người phụ nữ lấy chồng Tây nói rằng: “Chứ khôn ư? Việc gì mà lại chẳng vì tiền? Ông tính chúng tôi với họ thì còn có thể nào vì tình nghĩa gì được nữa?” (506, 18) thì ông lính nhàu nhĩ vì bị lừa dối lại thưa trong men rượu rằng: “loài người với nhau mà thế à? Tiền bạc có thế lực làm suy vong quả tim của con người ta thế à?” (Chương I,

26) Người đàn ông này lần lượt kể về mười bốn người vợ của mình, lần thứ nhất sang thuộc địa,ông đã lấy tới năm bà vợ nhưng họ đều ngủ lang, vòi tiền, lừa dối khiến ông phải từ bỏ Sau năm lần mệt mỏi đó, lần thứ hai sang thuộc địa, ông ta không dám lấy vợ mà chỉ nuối gái bao dài hạn Niềm tin đàn bà ở con người đó đã bị chai sạn tới mức tưởng như không gì có thể cứu vãn nổi, vậy mà người phụ nữ thứ chín lại làm trái tim ông mềm yếu, khao khát một mái ấm gia đình Nhưng cũng ngày lập tức người vợ thứ chín và cho tới người đàn bà thứ mười bốn đã biến ông ta thành một ông gia không gia đình.

Ngày đăng: 10/07/2023, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w