Với việc nghiên cứu, phân tích thực trạng áp dụng tại một công ty cụ thê, những thuận lợi và vướng mắc từ thực tiễn, các góc nhìn đa chiều từ nhiều khía cạnh, tác giả cho rằng đề tài sẽ
Trang 1NGUYEN HỮU THÀNH
THỰC TRẠNG CHO THUÊ LẠI LAO ĐỘNG
TRONG CÔNG TY KINH ĐÔ MIEN BẮC VÀ MỘT SO
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội — 2017
Trang 2NGUYEN HỮU THÀNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60380107
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Ngân Bình
Hà Nội — 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tdi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bat kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
Trang 4cho thuê lại lao động trong Công ty Kinh Đô Miền Bắc và một số kiến
nghị hoàn thiện pháp luật”, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ
của các thầy giáo, cô giáo, các anh chị em đồng nghiệp và những người thâncủa tôi Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các chuyên gia
về lĩnh vực này
Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Đỗ Ngân Bình, cô đã hếtmực quan tâm, động viên, hướng dẫn tôi tận tình trong suốt quá trình thựchiện dé tài luận văn thạc sĩ luật học Cô chia sẻ nhiều kiến thức và kinhnghiệm dé tôi hiểu rõ hơn về lĩnh vực mình nghiên cứu và đồng hành cùng tôi
để có được sự thành công như ngày hôm nay
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Khoa sau đại học cùng các thầy giáo,
cô giáo đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên
cứu tại Trường.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới Công ty Kinh Đô Miền Bắc, Việnnghiên cứu và ứng dụng quản trị doanh nghiệp, các cơ quan ban ngành,
bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ, khích lệ và giúp tôi có thêm nhiều
thông tin đa chiều trong quá trình hoàn thành đề tài này
Với tình cảm chân thành của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
sự giúp đỡ và tạo điều kiện đó dé tôi có thể hoàn thành tốt nhất luận văn thạc
sĩ luật học.
Tác giả luận văn
NGUYEN HỮU THÀNHEmail: thanhnhvtv@gmail.com
Điện thoại: 0944444044
Trang 5Bảo hiểm xã hội BHXH
Bảo hiểm y tế BHYT
Bảo hiểm thất nghiệp BHTN
Công ty TNHH một thành viên Kinh Đô Miền Bắc Công ty Kinh Đô Miền BắcNgười lao động NLD
Người sử dung lao động NSDLD
DANH MUC CAC BANG, BIEU
Biểu đồ về ty lệ lao động phân chia theo tiêu chí tham gia san xuất,
theo tiêu chí hộ khâu và theo tiêu chí trình độ học vấn tr 34
Hình 1: Biểu đô về tỷ lệ lao động phân chia theo tiêu chí tham giasản xuất.
Hình 2: Biểu đồ về tỷ lệ lao động phân chia theo tiêu chí hộ khẩu.Hình 3: Biểu đô về ty lệ lao động phan chia theo tiêu chí trình độ họcvan.
2 | Bang tong hop kết quả khảo sat woes phu luc VI
Trang 61 Giới thiệu khái quát về đề tài và tính cấp thiết của dé tài - |
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 2-2-2 + +E+SE+E£EE+EEEEEEE2EEEEEEEEEEEErkerkerred 3
3 Đối tượng nghiên cứu của luận văn - 2-2 2 +E+E£+E£EE+EeEEeEEzEerxerred 6
5 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn + «s+++<<s>++ 7
6 Phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn .- 7
7 Y nghia khoa hoc va thuc tiễn của luận VAN ce eecccececesesesceseceeceseecseeeeeeseees 8
8 Cơ câu của luận VAI eeccceccccscscscscscscscscsvscscssusecscscecscscscscacscacacacacacscsvscscsesees 8
910/9) 601 LBẦẦÄ ỒỎỎ 9
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE CHO THUÊ LAI LAO DONG VA PHAP LUAT VIET NAM HIEN HANH VE CHO THUE LAI LAO
21001917 9
1.1 Một số van đề lý luận về cho thuê lại lao đỘng . - ccnnssrerey 9
111 Khái niệm và đặc điểm cho thuê lại lao 2 (0) PA 9 1.1.2 Tam quan trong của việc cho thuê lại lao đỘNg - «55s ss+++<++ 13
1.1.3 Phan biệt hoạt động cho thuê lại lao động với các hoạt động cung ung NHI): COTS AIAG, cases sc te RG SE CEN SST A REL 4400000830080 16
1:5 Pháp luật Việt Nam hiện hành về cho thuê lại lao CN? ngauaaỹinasasaaasuaa 19 TÁC, Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện cho thuê lại lao động 19 1.2.2 Quy định của pháp luật hiện hành về hợp dong cho thuê lại lao động 21 1.2.3 Quy định cua pháp luật hiện hành về quyên và nghĩa vu của các bên
trong quan hệ cho thuê lại lao đỘNg - - << + + +*EEE+eEE+eeeEseerereerereers 23
1.2.4 Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao động liên quan đến cho thuê lại lao đỘNHg +- + 2-52 SE E2+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE2121111211e xe ay 1.2.5 Quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra và giải quyết khiếu nai liên quan đến cho thuê lại lao đỘNg - + - 2 2© S£+E+EE£E‡EEEEEEESEESEEESEEEerkrrerree 26
126 Quy định của pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo về việc cho thuê lại
/8z/21/-8PPPPPnEAA - .Ả 27
Kết luận Chương L -¿- 2 SE SE9EE2E9EE2E2E5E121711121112171111111111 111111 ye 28
CHUONG 60-1 29
Trang 7động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc -¿- St SE EEEEE118112111 11111 xe 29
211 Tổng quan về cho thuê lại lao động trong KU Vực - 5-55: 29 4.13 Nhu câu thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miễn Bắc 31 2.2 Thực trạng thuê lại lao động tai Công ty Kinh Đô Miền Bắc 34 2.2.1 Thực trạng các bước thẩm định hô sơ pháp ÌJ - - se csece+cee: 34 2.2.2 Thực trạng về hô sơ pháp lý của các doanh nghiệp cho thuê lại 40 Lele Thực trạng sử dung lao động thuê lai Công ty Kinh Đô Miễn Bắc 43 2.3 Đánh giá quá trình thực hiện pháp luật về cho thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miễn Bắc -. c2c+cttt HH re 46 2.3.1 Những kết quả đạt QUOC - 5-5 ESEEEEEEEEEEEEEE121115112111111 11 1x6 46 2.5.2 Những vướng mắc và nguyên nÌhÂÌH - + 2-52 +t+St+E‡EE‡EE+EeEEErEererreei 47 Kết luận Chương 2 - 52k St E9 12E9E1511115112111111111115111111111 1111111 1110 50
nghĩa vụ cua các bên trong quan hệ cho thuê lại lao AON «5 << << <<<++ 62
3.2.4 Kiến nghị về biểu mẫu áp dụng để kỷ kết giữa đơn vị cho thuê lại lao
động với bên thuê lại 1AO đỈỘHg c6 3331018333118 88391811 1 11 811 1 181111 ky 63
3.2.5 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chap lao động liên quan đến cho thuê lại lao động -:- s25: 63 3.2.6 Kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra và giải quyết khiếu nại liên quan đến cho thuê lại lao động - 2-5 s+cs©s2 66
Trang 83.3.1 Kiến nghị về công tác thẩm định hồ sơ năng lực của don vị cung cấp 67 3.3.2 Kiến nghị về công tác quản lý, khen thưởng, kỷ luật, khiếu nại tổ cáo liên quan đến người lao động thuê Ìqi - 5-5 Set E*E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkrkero 68 3.3.3 Kiến nghị về công tác trả lương, thưởng, chế độ phúc lợi cho người lao
2/1/158//171212/0PBEEPEEEEREERh.- -4ä4 69
3.3.4 Kiến nghị về công tác tiếp tục thuê lại người lao động - 69 3.3.5 Kiến nghị về thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động phù họp với danh mục ngành nghề được Cho thu ÏẠI « «<< << << 111111153355 555555555555535 53553522 xx2 69 Kết luận Chương 3 ¿2-52 51212 1215 1211218112111111111111111111111 1111111 16 70
4500090000157 72 DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -¿- 5-2 2 +£+SE2E£EE£E+E£EE2EEEEeEEzEerkrrerkd
PHY LUC ZT sececeeeeooeseerinnuainninenidaeiiniiddietiitliI40055862á06805066051005u8601050844530080054006S08E615
BIEU MAU BIEN BAN THÂM ĐỊNH NANG LỰC PHAP LÝ DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LAI LAO DONG c.eeececssessssssssssessessssesscessucsesscsscssssssvsstsusessessvsassneansnesvees
PHU LUC 08 ¡ BI 343ỤỤDỪDŨ ,ÔỎ
BIEU MAU BIEN BẢN THÂM ĐỊNH NHU CÂU THUÊ LAI LAO DONG CUA BEN THUÊ LAI LAO ĐỘNG - 2 St k2 121EE121111511211111111111111111 1111k.
MẪU PHIẾU KHAO SÁT NHANH NGƯỜI LAO ĐỘNG - - 2-5 s+ccce2
PHU LUC VI tợ ,ÔỎ
BANG TONG HOP KET QUA KHAO SÁTT ¿+ tt EkEEEEEEEEEEkekerkrkererkred
3180191941007 ,ÔỎ
HO SƠ DOANH NGHIỆP CHO THUÊ LAI LAO ĐỘNG NGHIÊN CỨU TRONG
QUÁ TRÌNH HOÀN THÀNH LUẬN VAN ¿c-ctSt+ESEEESEEEEEEeEErkrrrrxrerrees
Trang 9Trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, con người được xác định là
trung tâm Con người với sức lao động của mình đã trở thành lực lượng lao
động chủ yếu của xã hội Từ quá trình tiến hóa, sinh tồn và ghi dấu ấn bằngtiếng nói, chữ viết, biết sử dụng tư liệu sản xuất và đặc biệt là sức lao động con người đã bắt đầu lịch sử tồn tại của mình bằng việc dần thoát li khỏi tựnhiên, “trở thành chủ thể sáng tạo”, và biến tự nhiên phục vụ lại chính lợi íchcủa con người Quá trình tạo ra của cải vật chất này của loài người được sử
sách thế giới ghi nhận qua các cuộc cách mạng nông nghiệp, cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất, lần thứ hai, lần thứ ba và lần thứ tư ngày nay Dù lịch sửvan đang viết tiếp nhưng bằng việc thúc day phân công lao động xã hội, sựxuất hiện của máy móc, thiết bị và cùng với đó là các công trường nhà máy ,con người đã biết, đã phải sử dụng lực lượng lao động như là một nhu cầuthiết yếu dé phuc vu cho chinh minh trong viéc van hanh, san xuất ra vật chấtcho xã hội Trong thực tế, sức lao động luôn có sẵn trong bất kỳ xã hội nào
mà không phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của nó cũng như hình thái xã hộicủa xã hội đó Tuy nhiên, chỉ khi đến một trình độ phát triển lịch sử xã hội
nhất định, khi nền kinh tế thị trường xuất hiện thì khả năng lao động - sức lao
động của con người mới trở thành một loại hàng hóa đặc biệt Theo C.Mac:
“Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và
tinh than tôn tại trong một cơ thể, trong một con người dang sống và đượcngười đó đem ra vận dụng khi sản xuất ra một giá trị sử dung nào đó”” Nhưvậy, hàng hóa được nói đến ở đây chính là sức lao động, còn người lao động
không được xem là hàng hóa dé chúng ta trao đổi trong thị trường lao động
Xu hướng sử dụng lao động, trong đó có xu hướng đi thuê lại nói riêng
dường như đã trở thành một quy luật tất yếu trong quá trình phát triển này.Tại các quốc gia có sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường, xu hướng nàythực sự phát triển Nền kinh tế thị trường mà ở đó hang hóa chịu sự điều tiết
' Bộ giáo dục và dao tạo (2014), Giáo trinh Triết học, Nxb Dai học sư phạm, Hà Nội, tr 375.
? Trường Đại học kinh tê quôc dân (2016), Giáo frình tô chức và định mức lao động, Nxb Đại học kinh tê
quôc dân, Hà Nội, tr 3.
Trang 10người có nhu cầu thuê sức lao động và bên chủ sở hữu sức lao động đó.Chúng ta không khó để nhận ra, hoạt động cho thuê lại lao động đã xuất hiệnphố biến ở những năm 60-70 của thế kỷ XX, khi mà thé giới dang ở giai đoạncao trào của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba Hoạt động này đặc biệt
rõ nét ở các nước Âu- Mỹ và ở một số nước có thị trường lâu đời như NhậtBản, Đức, Hàn Quốc Dù rằng trong quá khứ, thế giới đã từng chứng kiếnbức tranh mua bán trao đổi nô lệ, xem con người như một thứ hàng hóa dé
phục vụ cho tang lớp chủ nô Nhung đây hoàn toàn không phải là tiền thâncủa hoạt động cho thuê lại lao động mà cho thuê lại lao động xuất phát từ
chính nhu cầu thực tế khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh từ “9101chủ” (người sử dung lao động), từ việc dap ứng nhu cầu việc làm của lực
lượng lao động và từ chính nhu cầu của xã hội Có cung thì ắt sẽ có cầu vềcho thuê lại lao động Tắt nhiên, hoạt động này cũng được phân hóa rõ rệt chứ
không phải nơi nào cũng diễn ra Nó thường tập trung ở các khu vực có tốc độ
đô thị lớn, có nhà máy phát triển và những vùng kinh tế trọng điểm, khu cụm
công nghiệp tập trung chứ không phải ở những vùng thôn quê hẻo lánh, nơi
mà thị trường lao động chưa hoàn hảo.
Tại Việt Nam, hoạt động cho thuê lại lao động đã manh nha từ những
năm 2000, do thị trường lao động tại Việt Nam có nhiều đặc điểm tương tựnhư nhiều nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới Mặc dù còn nhiều ýkiến tranh luận trái chiều về hoạt động cho thuê lại lao động do xuất phát từtính hai mặt của một vẫn đề Tuy nhiên, khi thị trường lao động phát triển đếnmột mức độ nhất định, hoạt động cho thuê lại lao động nói riêng cần phải có
sự điều tiết kịp thời của Nhà nước Bởi nếu không quy định rõ ràng, không có
sự kiểm soát thì vô hình chung nó sẽ có nhiều hoạt động biến tướng và “ân
mình” sau đó dưới nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến phát sinh các vụ tranhchấp hoặc sự “vênh” nhau giữa các địa phương (có địa phương thì thừa nhậnhoạt động này, có địa phương lại phủ nhận) Hậu quả, trách nhiệm xử lý và giải quyết lại là một gánh nặng rât lớn vê sau này cho xã hội.
Trang 112012, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 (Bộ luật lao động năm 2012)
đã lần đầu tiên ghi nhận chính thức hoạt động cho thuê lại lao động, tạo hành
lang pháp lý thuận lợi cho các bên trong quan hệ lao động đồng thời tạo thêm
cơ hội việc làm cho người lao động Qua hơn 4 năm áp dụng quy định trêntrong cuộc sông đã giúp chúng ta có thé đưa ra những nhận định và kết luận
mang tính hệ thống hơn, sát thực hơn; nhất là việc nghiên cứu từ các hệ thống
dữ liệu thực tế đã và đang thực thi sẽ góp những tiếng nói giá trị cho việc ứng
dụng cho hôm nay và sau này, chứ không chỉ dừng lại ở những điều còn “mới
mẻ” như khi mới ban hành Đó chính là ly do của việc tác giả chọn lựa đề tài
“Thực trạng cho thuê lại lao động trong Công ty Kinh Đô Miền Bắc và một
số kiến nghị hoàn thiện pháp luật' Với việc nghiên cứu, phân tích thực
trạng áp dụng tại một công ty cụ thê, những thuận lợi và vướng mắc từ thực
tiễn, các góc nhìn đa chiều từ nhiều khía cạnh, tác giả cho rằng đề tài sẽ gópphần hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật về cho thuê lại lao độngnói chung và trên tat cả là mang tinh ứng dụng cao nhất trong cuộc sống, cóthé áp dụng ngay hệ thống biéu mẫu đã nghiên cứu và xây dựng từ luận vănnày vào hoạt động thuê lại lao động của các doanh nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Theo quan sát và thu thập của tác giả, tính đến nay chế định cho thuêlại lao động đã qua hơn 4 năm thực hiện nên các đề tài nghiên cứu, các bài
báo, tạp chí, các bài tham luận, hội thảo, thậm chí so sánh cả chế định nàytheo luật pháp Việt Nam và luật pháp các nước đã tương đối bao quát, tập
trung Cụ thể:
Trường Đại học Luật Hà Nội đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học
cấp trường năm 2011 “Cho thuê lại lao động - Một hướng diéu chỉnh củapháp luật lao động Việt Nam trong nên kinh tế thị trường và hội nhập quốcté” do TS Nguyễn Xuân Thu chủ nhiệm dé tài Công trình đã cho chúng ta
cái nhìn toàn diện dưới góc độ pháp lý về lĩnh vực cho thuê lại lao động, kinh
Trang 12Các đề tài luận văn thạc sĩ của các tác giả về lĩnh vực cho thuê lại laođộng cũng đề cập sâu hơn về một hoặc một số khía cạnh có chiều sâu như đềtài “Pháp luật về cho thuê lại lao động và thực tiễn ap dụng tại Việt Nam” củatác giả Lý Thị Phương Lan - Trường Đại học Luật Hà Nội do TS Khuất ThịThu Hiền hướng dẫn; đề tài “So sánh các quy định về cho thuê lại lao độngtrong Bộ luật lao động Việt Nam và pháp luật Trung Quốc” của tác giả Hồ
Thị Quỳnh Trang - Trường Dai học Luật Hà Nội do TS Dé Ngân Bình hướngdẫn; “So sánh pháp luật Việt Nam về cho thuê lại lao động với một SỐ nước
trên thé giớ?` của tac gia Đặng Thị Oanh - Khoa Luật Dai học Quốc Gia Hà
Nội do TS Trần Thị Thúy Lâm hướng dẫn; đề tài “Pháp luật về cho thuê lại
lao động cua Cộng hòa Liên bang Đức và những kinh nghiệm rút ra cho Việt
Nam” của tac giả Nguyễn Thị Hạnh do TS Nguyễn Xuân Thu hướng dan
Việc so sánh chế định này giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước đãcho chúng ta cái nhìn toàn diện hơn vỀ sự tương đồng và sự khác biệt để cóthể áp dụng và điều chỉnh cho phù hợp
Ở góc độ cơ quan quản lý lĩnh vực này, trực tiếp là Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và các Sở Lao động - Thương bình và Xã hội ở địa
-phương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã xuất bản cuốn “Tài liéutham khảo pháp luật lao động nước ngoài” nhà xuất bản Lao động xã hội đề
cập khái quát một số quy định của các nước như Trung Quốc, Nhật Bản vềcho thuê lại lao động: Báo cáo nghiên cứu chuyên đề của ThS Mai Đức
Thiện - Trưởng phòng Pháp chế lao động, nay là Phó Vụ trưởng Vụ Pháp ché,
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về “Hoat động cho thuê lại lao động
với việc sửa đổi Bộ luật lao động” cũng như các báo cáo về tình hình thi hànhpháp luật lao động về cho thuê lại lao động của các cơ quan quản lý địaphương hàng năm Ngoài ra, một số địa phương còn tiến hành các đợt khảosát, đánh giá như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ ChíMinh thực hiện khảo sát “Đánh giá tình hình hoạt động cho thuê lại lao độngtrên dia bàn thành pho”
Trang 13- Khánh Bình (2006), “Cho thuê lao động- Ai có lợi?” đăng trên bao Sai
Gòn giải phóng ngày 05/6/2006 tại địa chỉ:
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Cho-thue-lao-dong-A1-co-lo1⁄45 196660/157/ ngày truy cập 1/7/2017.
- Phan Huy Hồng và Ngô Thị Thu (2007), “Hoạt động cho thuê lại lao
động: một điều chỉnh pháp luật theo hướng cho phép”, Tạp chí Nhà nước vàPháp luật số 109 tháng 11 năm 2007
- Nguyễn Xuân Thu (2010), “Lao động cho thuê lai ở Việt Nam” đăngtrên website Bộ Tư pháp mục nghiên cứu trao đổi ngày 25/10/2010 tại địa chỉ:
http://mo}j.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1370
ngay truy cap 1/7/2017.
- Nguyễn Hữu Chi (2012), “Nguyên tắc, nội dung và hình thức phápluật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại lao động”, Tạp chí Luật học, Trường
Đại học Luật Hà Nội số 7 tháng 7 năm 2012
- Trần Thị Thuý Lâm (2012), “Khái niệm, bản chất và các hình thức
cho thuê lại lao động”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 1năm 2012.
- Lê Thị Hoài Thu (2012), “Cho thuê lại lao động và những yêu cau đặt
ra đối với việc điều chỉnh pháp luật lao động Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
Đại học Quốc Gia Hà Nội, Luật học 28
- Đỗ Thị Dung (2013), “Về quyên quản lí lao động của NSDLD trong
hoạt động cho thuê lại lao động”, Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà
Nội, Số 8/2013
- Tú Hương (2013), “Tu phát cho thuê lại lao động: Hệ lụy khó lường”
đăng trên báo diễn đàn doanh nghiệp ngày 23/3/2013 tại địa chỉ:
http://enternews.vn/tu-phat-cho-thue-lai-lao-dong-he-luy-kho-luong.html
ngay truy cap 1/7/2017.
- Thu Hang (2013), “Cơ hội từ cho thuê lại lao động” đăng trên báoThanh Niên ngày 23/4/2013 tai địa chỉ: http://thanhnien.vn/doi-song/co-hoi- tu-cho-thue-lai-lao-dong-3 1 790.html ngày truy cập 1/7/2017.
Trang 14Nội, Số 5/2014.
- Bùi Ngân (2016), “Cho thuê lại lao động, khi luật và chế tài còn
vướng” đăng trên báo Lao động thủ đô ngày 19/5/2016 tại địa chỉ: http://laodongthudo.vn/khi-luat-va-che-tai-con-vuong-37405.html ngày truy
cập 1/7/2017.
Tuy vậy, như tác giả đã liệt kê nêu trên, mặc dù có nhiêu công trình
nghiên cứu, những bài báo tạp chí, hội nghị, hội thảo mang tính chuyên môn
sâu cũng như bao quát nhưng các dé tài có tính chất ứng dụng - nghiên cứunhững vấn đề mang tính ứng dụng chưa nhiều Theo đánh giá của tác giả, nhu
cầu cần một đề tài mang tính thực tiễn về cho thuê lại lao động là vô cùng cầnthiết Vì vậy tác giả đã lựa chọn vấn đề “Thực trạng cho thuê lại lao độngtrong công ty Kinh Đô Miền Bắc và một số kiến nghị hoàn thiện pháp
luật” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đây là công trình hoàn toàn độc lập vàkhông lặp lại bat kỳ công trình đã nghiên cứu nao Từ việc đã và đang thực thi
pháp luật về cho thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miễn Bắc, tác giả
mong muốn góp phan hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật ViệtNam về lĩnh vực này trong tương lai gần cũng như nâng cao hiệu quả hoạt
động cho các chủ thê cung cấp dịch vụ cho thuê lại, chủ thể sử dụng dịch vụcho thuê lại lao động sau này.
sâu Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của dé tài là:
- Các văn bản pháp luật về cho thuê lại lao động tại Việt Nam
- Các tài liệu thống kê, tong kết đánh giá; các báo cáo, công trình nghiên
cứu, các bài viết của các tác giả trong và ngoài nước về cho thuê lại lao động
- Hoạt động cho thuê lai lao động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc trong
thực tiễn
4 Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu một số van dé lý luận chung về cho thuê lại laođộng; thực trạng hoạt động cho thuê lại lao động tai Công ty Kinh Đô Miền
Trang 155 Mục tiêu va nhiệm vụ nghiên cứu của luận van
Thực hiện đề tài luận văn “Thực trạng cho thuê lại lao động trong
công ty Kinh Dé Miền Bắc và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật”, tácgiả nhằm các mục tiêu và nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cho thuê lại laođộng thông qua việc làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về cho thuêlại lao động.
Thứ hai, tác giả kién nghị nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về cho
thuê lại lao động cho bên thuê lại lao động nói chung và tại Công ty Kinh Đô
Miền Bắc nói riêng
Thứ ba, tác giả xây dựng và thiết kế các biểu mẫu có thé ứng dụngngay trên thực tế cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại laođộng nói chung và Công ty Kinh Đô Miền Bắc nói riêng
6 Phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vậtbiện chứng và duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng Hồ ChíMinh về Nhà nước và pháp luật; đường lối của Đảng về xây dựng Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa dé giải quyết các van đề về liên quan đến hoạt
động cho thuê lại lao động.
Tùy thuộc vào từng nội dung nghiên cứu cụ thé của luận văn, tác giảcũng đã sử dụng phối hợp các phương pháp đối chiếu, phân tích, đánh giá,
chứng minh, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát để hoàn thiện dé tài Cụthê:
- Phương pháp phân tích, đánh giá: Được sử dụng gần như trong tất cả
các chương dé làm rõ các tài liệu, số liệu được đề cập đến
- Phương pháp chứng minh: Được dùng để chứng minh làm rõ cho cácluận điểm, luận cứ trong luận văn
- Phương pháp thống kê, tong hợp: Được sử dụng dé tổng hợp, đưa ra kết
luận cho từng chương và kết luận chung cho luận văn
Trang 16- Phương pháp khảo sát thực tế các doanh nghiệp và người lao động dé
tìm hiểu thực trạng hoạt động cho thuê lại lao động và việc năm bắt hoạt động
này hiện nay đối với doanh nghiệp và người lao động
Ta Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Làm sáng tỏ các van đề lý luận về cho thuê lại lao động
- Luận văn xây dựng và thiết kế các biểu mẫu có thể ứng dụng ngay
trong thực tế cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động, bên thuê lại lao độngnói chung và Công ty Kinh Đô Miễn Bắc nói riêng
- Các kiến nghị, đề xuất đều dựa trên phân tích cơ sở lý luận kết hợp vớithực tiễn tại doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động cũng như hồ
sơ năng lực các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đồng thời dựa trên kếtquả khảo sát thực tế đối với cả doanh nghiệp và người lao động nên có tính
ứng dụng cao và rất có giá trị
8 Cơ cau của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văngồm có 3 chương:
Chương 1: Một số vẫn đề lý luận về cho thuê lại lao động và pháp luật
Việt Nam hiện hành về cho thuê lại lao động
Chương 2: Thực trạng thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô MiềnBắc
Chương 3: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật về hoạt động cho thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô MiềnBac.
Trang 17LAI LAO DONG
1.1 Một số vấn đề lý luận về cho thuê lại lao động
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm cho thuê lại lao động
1.1.1.1 Khai niệm cho thuê lại lao động
Trên thế giới, cho thuê lại lao động là một hình thức cung ứng nhân lựccho hoạt động sản xuất kinh doanh và được áp dụng ngày càng pho biến ởnhiều nước Khi sản xuất ngày càng phát triển thì nhu cầu thuê lại lao động
cũng tăng theo tỷ lệ thuận Tại Việt Nam thì trước năm 2012, hoạt động này
đang còn rất mới Theo đó tại Quyết định số 25/QD-TTg ngày 07/1/2008 về
VIỆC giao triển khai nhiệm vụ soạn thảo Bộ luật lao động sửa đôi cho cơ quan
chủ trì là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 06/9/2011, Bộ đã cóbáo cáo số 68/BC-LDTBXH trình Thủ tướng Chính phủ về việc tổng kết đánh
giá 15 năm thi hành Bộ luật lao động, làm tiền đề cho việc sửa đôi một cách
cơ bản, toàn diện Bộ luật lao động trình Quốc Hội khóa 13 kỳ họp thứ 3 thôngqua Lần đầu tiên một số khái niệm liên quan đến hoạt động “cho thuê lại laođộng” đã được các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét đưa vào mục “van
dé mới” của báo cáo mà qua thực tiễn thấy rang Bộ luật lao động năm 1994
và các văn ban sửa đổi trước đó chưa quy định (chưa điều chỉnh) như: “Vấn
đề cho thuê nhân viên và dịch vụ cho thuê nhân viên (Laboursub-leasing,Dispatching work)”; van đề “Cho thuê lại lao động” (Labour outsourcing);
van đề “Lao động không tron thời gian (part time)” Về sau này, chúng ta biếtđến một khái niệm sử dụng thống nhất là “cho thuê lại lao động” ké từ Bộ luật
lao động năm 2012 Như vậy, dé xem xét toàn diện hơn ở góc độ khái niệm,chúng ta còn thấy một số nước trên thế giới dùng dưới nhiều tên gọi khác như
“lao động cho thuê tạm thời”; “lao động phái cử”; “cung ứng lao động”.
Như vậy, khái niệm cho thuê lại lao động đã được dùng tương đối phổ
biên tại các nước có nên kinh tê thị trường phát triên trước khi đưa vào ap
Trang 18dụng tại nước ta Qua các tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia thì tại Đức,hoạt động cho thuê lại lao động đã diễn ra rất lâu đời, có từ những thập niên
60 - 70 của thé kỷ 20 Các nước khác như Mỹ, Nhật Ban, Hàn Quốc cũng cólịch sử áp dụng tương tự “Tại Mỹ không có luật liên bang về cho thuê lại laođộng Nhưng một số tiểu bang có luật trong lĩnh vực này” “Tai Nhật, hoạtđộng cho thuê lại lao động rất phát triển Hoạt động cho thuê lao động đượccho phép khi Luật về thuê lại lao động (Luật số 88) được ban hành vào năm1985” Tại Hàn Quốc cũng ban hành luật cho thuê lao động năm 1998 Cácnước gần Việt Nam như Trung Quốc cũng đã quy định trong một chương của
Luật hợp đồng lao động Việc Việt Nam lần đầu tiên sử dụng khái niệm chothuê lại lao động trong Bộ luật lao động năm 2012 đã phan nao thé hiện quatrình hội nhập về lĩnh vực lập pháp sâu rộng dé đáp ứng các yêu cầu của thựctiễn
Trong thực tẾ, qua một số báo cáo của các Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tại nhiều địa phương thì việc quy định mới trong Bộ luật lao động
về hoạt động cho thuê lại lao động không đồng nghĩa với việc từ năm 2012trở đi, hoạt động này mới diễn ra mà trước đó đã xuất hiện “bán công khai” từ
những năm 2000 nhưng không thông tin với cơ quan quản lý nhà nước về laođộng, dẫn đến phát sinh nhiều hình thức tranh chấp Theo báo cáo tổng kết 15
năm thi hành Bộ luật lao động năm 1994 của Bộ Lao động - Thương bình và
Xã hội thì “hoại động cho thuê lại lao động tuy không được phép, nhưnghàng loạt các doanh nghiệp vẫn tiếp tục cung cấp dịch vụ cho thuê lại laođộng, trong đó có các tên tuổi lớn trong lĩnh vực nhân sự ở Việt Nam nhưNavigos, L&A, Man Power Các doanh nghiệp có nhu cau sử dung dịch vụ
thuê lại lao động cũng ngày càng nhiễu, đặc biệt là các doanh nghiệp sản
xuất gia công theo tinh thời vụ, doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài” Do
đó, nhu cầu cấp thiết là cần phải có sự điều chỉnh và luật hóa hoạt động chothuê lại lao động.
3 Nguyén Xuân Thu (2011), Cho thué lại lao động - Một hướng điều chỉnh của pháp luật lao động Việt Nam
trong nên kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 20-21.
* Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2011), Báo cáo tổng kết đánh giá 15 năm thi hành Bộ luật lao động
số 68/BC-LĐTBXH ngày 06/9/2011, tr 12.
Trang 19Vay cho thuê lai lao động là gi?
Xét vé mat cau tric ngữ pháp, “cho thuê lai lao động” được xem là mộtcụm từ chỉ hoạt động, phải có ít nhất 3 chủ thể cùng tham gia
Xét về mặt nội hàm, cho thuê lại lao động cần được hiểu dưới góc độ là
việc NSDLD này (doanh nghiệp cho thuê lao động) cho NSDLD khác thuê lạiNLD của mình (bên thuê lại lao động) trong một thời gian nhất định theo hợpđồng dịch vụ (hợp đồng cho thuê lại lao động) đã được ký kết giữa hai bên.Theo đó, NSDLĐ thuê lại có quyền sử dụng, quản lý điều hành đối với NLD
đó và phải trả phí dịch vụ cho doanh nghiệp cho thuê lao động Mối quan hệtương hỗ ở đây được thé hiện đồng thời ở 3 mối quan hệ, quan hệ thương mạigiữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động, quan hệ laođộng giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với NLĐ và mối quan hệ sửdụng lao động giữa bên thuê lại lao động và NLĐ Điều này cũng phù hợp vớiquan điểm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong các quy định về việc
làm tạm thời (Khuyến nghị việc làm 198) và quy định về tô chức việc làm tư
nhân (Công ước 181 và Khuyến nghị 188)” cũng đã gián tiếp thừa nhận hoạtđộng cho thuê lại lao động, bao gồm “những tổ chức việc làm tư nhân tuyển
lao động và cung ứng cho bên thứ ba Bên thứ ba này sé giao việc và giám sát
an Tuy nhiên, mức độ chap
NLD trong việc thực hiện công việc được giao
thuận giữa các quốc gia lại khác nhau Có quốc gia thì chấp thuận việc doanhnghiệp tuyén dụng NLD dé vào doanh nghiệp làm việc nhưng trong quá trình
sử dụng có thé cho doanh nghiệp khác thuê lại, có quốc gia thận trọng hơn thìchỉ chấp thuận cho thuê lại lao động với tư cách là hoạt động kinh doanh, đó
là NLĐ khi được tuyển dụng sẽ không làm việc cho doanh nghiệp mà đi làm
việc cho doanh nghiệp khác.
Từ phân tích trên đây, qua xem xét khái niệm vé cho thuê lại lao động
theo pháp luật Việt Nam hiện hành: “Cho thué lai lao động là việc NLD dađược tuyển dụng bởi doanh nghiệp được cấp phép hoạt động cho thuê lại laođộng sau đó làm việc cho NSDLD khác, chịu sự điều hành của NSDLĐ sau và
> Mai Đức Thiện (2011), Hoạt động cho thuê lại lao động với việc sửa đổi Bộ luật lao động tại Việt Nam,
Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội, tr 29,31.
° Mai Đức Thiện, tlđd chú thích 21, tr 29,31.
Trang 20van duy trì quan hệ lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động.” Ta cóthê thấy: “Pháp luật Việt Nam chỉ thừa nhận hình thức cho thuê lại lao động
với tư cách là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp””
1.1.1.2 Đặc điểm cho thuê lại lao động
Tại Việt Nam, thị trường lao động những năm gần đây trở nên cực kỳsôi nổi ké từ khi có quy định về cho thuê lại lao động trong Bộ luật lao độngnăm 2012 Qua nghiên cứu, chúng ta thấy hoạt động này có các đặc điểm
nhận biết dé có thé dé dang phân biệt sau đây:
Thứ nhất, cho thuê lại lao động là một sản phẩm của nền kinh tế thị
trường, chỉ hình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường.Nếu trong nên kinh tế kế hoạch hóa tập trung, sức lao động không được côngnhận là hàng hóa, vậy nên không ai được trao đôi, mua đi bán lại Khi nềnkinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa xuất hiện, việc thương phẩm hóa sức laođộng đã nảy sinh như một nhu cầu khách quan và tất yêu Khi đó sức lao động
chịu sự tac động của quy luật cung cầu “Theo Đại từ điển kinh tế thị trường,
lý luận về hàng hóa sức lao động vừa không gây cản trở đối với địa vị chủnhân của NLĐ, vừa không phá bỏ phương thức phân phối theo lao động màcác nước xã hội chủ nghĩa đã theo đuôi Điều khác biệt chỉ là ở chỗ nó phản
ánh các quan hệ kinh tế khác nhau”
Thứ hai, cho thuê lại lao động có sự tham gia giữa ba chủ thể (NLĐ,
doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động) trong mối quan
hệ ba bên vừa có đặc điểm cơ bản của quan hệ thương mại và vừa có đặcđiểm của quan hệ lao động (quan hệ thương mại giữa doanh nghiệp cho thuêlại lao động và bên thuê lại, quan hệ lao động theo hợp đồng lao động và quan
hệ sử dụng lao động) Đặc điểm này chính là bản chất cơ bản của cho thuê lại
lao động Theo đó, giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động và NLĐ luôn tồn
tại mối quan hệ lao động dưới hình thức giao kết hợp đồng lao động — một
7 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật lao động năm 2012 (khoản 1 Điều 53)
Š Lưu Bình Nhưỡng (2015), “Bình luận khoa học Bộ luật lao động 2012”, Nxb lao động, tr 130,131.
? Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa (1998), Đại tir điển kinh tế thị trường, Nxb Từ điện Bách khoa, Hà Nội, tr 1056, trích trong tài liệu: Viện nghiên cứu lập pháp (2011), M⁄Ó: số khái niệm về lao động
và thị trường lao động, tại địa chỉ:
http://vnclp.gov.vn/ct/cms/Lists/DeTaiNghienCuu/View_Detail.aspx?ItemID=57 ngày truy cập 15/06/2017.
Trang 21quan hệ làm công ăn lương, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật lao động và các
văn bản hướng dẫn thi hành Bên cạnh mối quan hệ này lại có thêm một mối
quan hệ nữa giữa doanh nghiệp cho thuê lao động và bên thuê lại lao động
thông qua hợp đồng mang tính chất thương mại, chịu sự điều chỉnh của cả
pháp luật lao động và pháp luật dân sự, thương mại Điều đó cho thấy, cácquan hệ nảy sinh trong hoạt động cho thuê lại lao động vừa mang những đặcđiểm của quan hệ lao động lại vừa có đặc điểm của quan hệ thương mại
Thứ ba, quyền lợi của NLD cho thuê lại vẫn do doanh nghiệp cho thuê
lại lao động đảm bảo trong vai trò là đơn vi sử dụng lao động nhưng khi NLD
cho thuê lại thì phải chiu sự giảm sát điều hành của bên thuê lại lao động
Xuất phát từ bản chất của quan hệ này là vừa có quan hệ kinh tế giữadoanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động, vừa có quan hệhợp đồng lao động giữa doanh nghiệp cho thuê lại lao động với NLĐ Vậynên, NLĐ chịu sự quản lý, điều hành của bên thuê lại lao động, nhưng quan
hệ lao động (hợp đồng lao động) vẫn được tôn tại và duy trì với doanh nghiệpcho thuê lại lao động Điều này có nghĩa những quyên lợi cơ bản của NLD vềtiền lương, bảo hiểm được doanh nghiệp cho thuê lao động bảo đảm theohợp đồng lao động đã giao kết giữa hai bên va theo quy định của pháp luật.Tuy nhiên, NLD vẫn có thé được hưởng các phúc lợi như những NLD chínhthức của bên thuê lại lao động do doanh nghiệp này thực hiện như chế độ ăn
ca, nghỉ giữa giờ, chế độ phúc lợi về hiếu hi (nếu có)
Thự tw, hoạt động cho thuê lại lao động vừa mang tính kinh tẾ, vừa
mang tính xã hội Về góc độ kinh tế, doanh nghiệp thuê lại cũng như bên cho
thuê lại cần phải tính toán bài toán kinh tế một cách hiệu quả mới thực hiện
về góc độ tính xã hội, cho thuê lại lao động là hoạt động tạo cơ hội việc làmcho NLD, góp phan giải quyết việc làm, thất nghiệp trong xã hội
1.1.2 Tâm quan trọng của việc cho thuê lại lao động
Trước khi chế định cho thuê lại lao động được quy định lần đầu tiêntrong Bộ luật lao động năm 2012, chúng ta có thé điểm qua thị trường lao
động lúc chưa có chế định này Vào những năm 2000, tại Việt Nam đã xuấthiện rất nhiều hiện tượng tự phát về cho thuê lại lao động dưới nhiều hình
Trang 22thức khác nhau nhưng đa phần là “bán công khai”, không hợp pháp Về cơbản là hiện tượng này chưa có cơ chế, chế tài quản lý và kiểm soát, gây nhiềubức xúc trong xã hội, thậm chí đã dẫn đến các vụ tranh chấp phải đưa ra Tòa.Theo một bai viết trên Báo diễn đàn doanh nghiệp nêu ra ví dụ: “có thé kế tớiCông ty TNHH Thương mại và dịch thuật Nam Triệu (địa chỉ tại Cổ Nhué,
Từ Liêm, Hà Nội), đơn vị đã cung ứng hàng trăm công nhân cho nhiều doanhnghiệp trong các khu công nghiệp - Khu chế xuất (KCN-KCX) Bà NguyễnThu Bình — chuyên viên Phòng Lao động — Ban Quản lý các KCN-KCX HàNội bức xúc: “đang tồn tại tình trạng bức xúc là một số doanh nghiệp dang
hưởng lợi trên lưng NLD Chúng tôi đã cảnh báo nhiều doanh nghiệp là Công
ty Nam Triệu không có chức năng cung ứng dịch vụ lao động và yêu cầu Nam
Triệu dừng việc này Tuy nhiên, cũng do nhiều doanh nghiệp thiếu nhân côngnên cố tình tiếp tay cho hành vi trái luật Trong trường hợp xấu, NLD sẽ phảigánh chịu rủi ro, thiệt thoi nhiều nhất” ” Hay như vụ tranh chấp điển hìnhtrong vụ sập cầu Cần Thơ Qua kiểm tra thanh tra đã phát hiện hàng loạt cáccông ty sử dụng dịch vụ cho thuê lại lao động giản đơn (giữa nhà thầu phụ vớicác thầu phụ khác) và lao động chất lượng cao (giữa liên doanh tư vẫn giámsát với công ty TEDI 2) Sau khi xảy ra sự cô sập cầu, nhiều NLD là đốitượng của hoạt động cho thuê lại lao động đã chết hoặc bị thương Khi bồi
thường tai nạn lao động, cơ quan có thâm quyền đã rất khó xác định ai là chủ
sử dụng lao động đích thực'!.”
Như vậy, trên bình diện chung, hoạt động cho thuê lại lao động VỀ co
ban là xu hướng tat yếu của nền kinh tế thị trường và Nhà nước cần phải kiểmsoát hoạt động trên dé dam bảo trật tự trong xã hội Hoạt động này có những
ưu điểm sau đây:
Thứ nhất, về xu thê, hoạt động này hoàn toàn phù hợp với xu thế hội
nhập và mở cửa sâu rộng của Nhà nước ta, trong đó đa dạng hóa ngành nghê
'° Tú Hương (2013), “Tự phát cho thuê lại lao động: Hệ lụy khó lường” đăng trên báo diễn đàn doanh nghiệp ngày 23/3/2013 Nguồn: http://enternews.vn/tu-phat-cho-thue-lai-lao-dong-he-luy-kho-luong.html ngày truy
cập 3/3/2017.
! Nguyễn Hữu Chi (2012), “Nguyên tắc, nội dung và hình thức pháp luật điều chỉnh hoạt động cho thuê lại
lao động”, Tap chí Luật học, (07), tr 51.
Trang 23hoạt động của các tô chức, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động ”
là yêu cầu cấp thiết Các tô chức va NLD có thêm sự lựa chọn trong việc thamgia các quan hệ lao động, quan hệ kinh tế Điều này cũng hoàn toàn phù hợp
và đồng bộ với các luật hiện hành như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư Hoạt động cho thuê lại lao động là hoạt động chiu sự điều tiết của thị trườngbởi quy luật cung cầu nhưng vẫn phải có sự kiểm soát của Nhà nước bằngnhững quy định cụ thé và phù hợp Việc gia tăng hoạt động cho thuê lại laođộng những năm gần đây bắt nguồn từ chính nhu cầu của doanh nghiệp Đốivới nhiều doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam thì loại hình này là một phầnquan trọng trong phương thức kinh doanh của họ tại các nước khác.
Thứ hai, về phương diện pháp lý và quản lý, hoạt động cho thuê lại lao
động không xung đột với mục tiêu, chính sách của Nhà nước về lao động đã
đề cập trong phần thứ nhất Bộ luật lao động về sự cần thiết phải ban hành Bộluật lao động sửa đôi là “Tao diéu kiện cho mối quan hệ lao động được hàihòa và ổn định, góp phan phát huy trí sáng tao và tài năng của NLD, củangười quan lý lao động, nhằm dat năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội ”
Vì vậy, sự bồ sung chế định cho thuê lại lao động vào Bộ luật lao động năm
2012 là sự phản ánh kip thời dé điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh và
là bằng chứng của quá trình hội nhập với thế giới về lĩnh vực lập pháp Việc
quy định trong luật sẽ tránh được những biến tướng xấu khi không được thừanhận, giúp cho việc quản lý của Nhà nước được tốt hơn
Thứ ba, về phương diện kinh tế, hoạt động cho thuê lại lao động manglại lợi ích cho cả 3 bên: doanh nghiệp cho thuê lại thu được một khoản lợi ích
từ việc cho thuê lại; bên thuê lại thì có thé tiết kiệm được chi phí về nhân lực,
“bộ máy” nhân sự gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian tiền bạc cho việc tuyên dụng,quan lý lao động Đối với NLD thì có thu nhập từ quá trình lao động, khanăng linh hoạt về việc làm; tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc cũng
như biết được nhiều doanh nghiệp và có trải nghiệm để sau này có thể trựctiếp tìm kiếm việc làm
!* Khoản 5 Điều 4 Bộ luật lao động năm 2012, tlđd chú thích 01.
Trang 24Tuy nhién, bén canh tam quan trọng cua hoạt động cho thuê lại laođộng thì một số mặt hạn chế vẫn nên được lưu ý và chú trọng, nhằm mục đích
dé các cơ quan quan lý cũng như các bên tham gia quan hệ này có thé kiểmsoát tốt hơn quá trình thực hiện hoặc sửa đôi, bô sung luật:
Một là, về tâm lý đôi với NLD, do bên thuê lai lao động thường có nhu
cầu đối với các công việc có thời hạn ngắn, tạm thời nên NLD khi làm việc ở
những noi này sẽ có tâm lý việc làm không ồn định; bản thân NLD không cóđịnh hướng rõ ràng về công việc Thậm chí sự gắn kết, gắn bó với nơi mìnhcông tác cũng không được như làm trực tiếp với doanh nghiệp tuyển dụng
Bên cạnh đó, các chính sách thu hút của bên thuê lại lao động lại không nhằmtới đối tượng này nên trong tập thé lao động tại đơn vị thuê lại, NLD thuộcđối tượng nay it được áp dụng chính sách thưởng, tạo động lực
Hai là, có thé có các hạn chế về quyền được đàm phán của NLD trong
mối quan hệ này như đàm phán về địa điểm làm việc, về công việc phải làm
Ba là, các bat cập trong việc đảm bảo quyền lợi cho NLD khi xảy ra tainạn lao động, bệnh nghề nghiệp Nguy cơ xảy ra tai nạn lao động cao hơn do
NLD không được thông tin day đủ, kip thời
1.1.3 Phân biệt hoạt dong cho thuê lại lao động với các hoạt động cung ứng lao động khác
Hiện nay, trên thị trường lao động ngoài các doanh nghiệp hoạt động
cho thuê lại lao động thì có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh
vực tương tự như: doanh nghiệp tô chức dịch vụ việc làm; doanh nghiệp cungcấp dịch vụ thương mại như dịch vụ vệ sỹ, vệ sinh công nghiệp, chăm sóckhách hàng; thậm chí có các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng
còn đảm trách hoạt động “cai thầu” hay thầu phụ về lao động Vậy, việc phânbiệt và thống nhất trong cách hiểu đối với từng trường hợp là việc làm cần
thiết dé chúng ta có thê nghiên cứu theo chiều sâu hoạt động cho thuê lại laođộng.
Xét về mặt bản chất, tất cả các hoạt động trên đều có sự khác nhau rõnét ở những điêm cơ bản sau đây:
Trang 25TT | Hoạt động cho Hoạt động | Hoạt động “cai | ` Hoạt động
thuê lại lao dịch vụ thầu” hay thầu | dịch vụ việcđộng thương mại phụ về lao làm
động
1 Về | Đây là quan hệ | Đây là quan hệ | Đây là quan hệ | Hoạt động dịchnội | giữa 3 chủ thể: thương mại |trong lĩnh vực | vụ việc làm làhàm |Doanh nghiệp | giữa 2 chủ thể: |thầu xây dựng [hoạt động tưkhái | cho thuê lại lao | Bên cung cấp chu sự điều | vấn, giới thiệuniệm | động, bên thuê | dịch vụ và bên | chỉnh của Luật |việc làm và
vu.
bén cung cap dich
vụ.
Xây dựng.
Nhà thầu phụ làthầu thamthực hiệnthầu theođồng được
nhà gia
thầu chính đềxuất trong hồ sơ
dự thầu, hồ sơ
đề xuất trên cơ
sở yêu cầu ghitrong hô sơ mời
dạy nghề choNLĐ;
ứng và tuyên
cung
lao động theoyêu cầu củaNSDLB; thuthập, cung cấpthông tin về thị
trường lao
động và thực
hiện nhiệm vụ khác theo quy
định của pháp
luật” => Nhưvậy, về bảnchất giữa bêndịch vụ việc
NLĐ không xác lập làm và
Trang 26TT | Hoạt động cho Hoat dong | Hoạt động “cai | ` Hoạt động
thuê lại lao dịch vụ thầu” hay thầu | dịch vụ việcđộng thương mại phụ về lao làm
nghĩa | không thấp hon
vụ tiền lương của
NLD của bên
thuê lại lao động
có cùng trình độ,
làm cùng công
việc hoặc công
VIỆC CÓ gia tri
như nhau
quan đến năng lực chủ thé
Ngoài ra còn khác nhau vê điêu kiện hoạt động, vê một sô vân đê liên
Như vậy, việc phân biệt các hoạt động nói trên đã giúp cho chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về các dịch vụ mà các doanh nghiệp đã và đang cungcấp trong thị trường lao động và giúp chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn vềhoạt động cho thuê lại lao động với những đặc thù vốn có của nó mà không
thể nhằm lẫn với hoạt động dịch vụ việc làm, hoạt động dịch vụ thương mạihay hoạt động thầu phụ về lao động
' Điều 14 Bộ luật lao động năm 2012, tlđd chú thích 01.
!3 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Đâu thâu sô 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 có hiệu lực
1/7/2014 (Luật đâu thâu 2013), khoản 36 Điều 4.
Trang 271.2 Pháp luật Việt Nam hiện hành về cho thuê lại lao động
1.2.1 Quy định của pháp luật hiện hành về điều kiện cho thuê lại lao động
Thứ nhất, đối với chủ thé cho thuê lại lao động, do xuất phát từ tính
hai mặt của một vẫn đề nên hoạt động cho thuê lại lao động được các cơ quan
lập pháp tiếp thu trên cơ sở tiễn hành từng bước một cách cẩn trọng, bangviệc quy định đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện Theo đó, doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động phải là doanh nghiệp
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao
động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng
NLD của minh sang làm việc tạm thời cho NSDLD Doanh nghiệp này phải
đáp ứng điều kiện về vốn pháp định là 2 tỷ đồng và duy trì mức vốn điều lệkhông thấp hơn mức vốn pháp định trong suốt quá trình hoạt động Ngoài
mức vốn pháp định, doanh nghiệp còn phải ký quỹ 2 tỷ đồng Đối với doanhnghiệp nước ngoài liên doanh với doanh nghiệp trong nước còn phải bảo đảmcác điều kiện sau đây: (i) là doanh nghiệp chuyên kinh doanh cho thuê lại laođộng, có vốn và tông giá tri tài sản của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở lên; (ii)
Đã có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động từ 05 năm trở lên
Doanh nghiệp phải có trụ sở ôn định, nếu trụ sở đi thuê thì hợp đồngthuê phải có thời hạn từ 2 năm trở lên; nếu có sự thay đôi về địa điểm đặt trụ
sở thì doanh nghiệp phải báo cáo bằng văn bản đến Sở Lao động - Thươngbinh và Xã hội ít nhất 15 ngày trước khi thay đổi Riêng người đứng đầu
doanh nghiệp còn phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực cho thuê lạilao động từ 3 năm trở lên Khi thay đổi người quản lý, các chức danh chủ chốthoặc vốn điều lệ, ngoài việc thực hiện thủ tục theo quy định của Luật Doanh
nghiệp, doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản đến Sở Lao động Thương binh và Xã hội trong thời hạn 10 ngày trước khi có sự thay đổi đó `
-Thứ hai, doanh nghiệp chỉ được phép hoạt động khi đã được cấp phép
và trong thời hạn còn hiệu lực của giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động
Theo Điều 12 Nghị định 55/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ quy
'S Khoản 1 Điều 3 và Điều 5, 6 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, tldd chú thích 05.
Trang 28định chỉ tiết thi hành khoản 3 Điều 54 Bộ luật lao động về việc cấp phép hoạtđộng cho thuê lại lao động, việc ký quỹ và danh mục công việc được thực
hiện cho thuê lại lao động (Nghị định 55/2013/NĐ-CP), giấy phép có thời hạn
tối đa không quá 36 tháng và được gia hạn tối đa là 02 lần, mỗi lần không quá
24 tháng Như vậy, doanh nghiệp sẽ được phép hoạt động cho thuê lại laođộng trong thời gian quy định nhưng có thể được gia hạn hoặc nếu doanhnghiệp cho thuê vẫn tiếp tục có nhu cầu hoạt động cho thuê lại lao động saukhi hết thời hạn của giây phép (đã được gia hạn tối đa 2 lần) thì doanh nghiệp
tiễn hành các thủ tục đề nghị cấp mới giấy phép dé tiếp tục hoạt động cho
thuê lại lao động ý
Thứ ba, thời hạn cho thuê lại lao động tối da không quá 12 tháng Khihết thời hạn, doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại NLD với
bên thuê lại mà NLD thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại Như vậy, chế địnhnày giúp chúng ta thấy rõ tính chất thời vụ của hoạt động này, nếu doanh
nghiệp gia hạn thời gian để làm cho hoạt động này kéo dài hơn 12 tháng sẽ
dựng, hệ thống điện sản xuất; (10) Don dẹp vệ sinh tòa nhà, nhà máy; (11)
Biên tập tài liệu; (12) Vệ sĩ/Bảo vệ; (13) Tiếp thị/Chăm sóc khách hàng quađiện thoại; (14) Xử lý các van dé tài chính, thuế; (15) Sửa chữa/Kiểm tra vận
hành ô tô; (16) Scan, vẽ kỹ thuật công nghiệp/Trang trí nội thất; (17) Lái xe
Xét về mặt tông thẻ, trên đây là những công việc hoàn toàn phù hợp vớimục đích của việc cho thuê lại lao động, đó là các công việc có thê đáp ứng
'* Khoản 2 Điều 9 Thông tư số 01/2014/TT-BLĐTBXH ngày 08/01/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội quy định chi tiét và hướng dan thi hành một sô điêu của Nghị định 55/2013/NĐ-CP (Thông tu sô 01/2014/TT-BLĐTBXH).
Trang 29tạm thời su gia tăng đột ngột về nhân lực trong khoảng thời gian nhất địnhhoặc có thể thay thế những NLD trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân (kể cảgiảm bớt thời giờ làm việc) mà doanh nghiệp thuê lại lao động có nhu cầu,
bao gồm cả nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũng
có thể thuê lại tạm thời
1.2.2 Quy định của pháp luật hiện hành về hop dong cho thuê lại lao động
Xuất phát bản chất cho thuê lại lao động là mối quan hệ ba bên nênquan hệ này có hai hợp đồng được xác lập là hợp đồng lao động và hợp đồng
cho thuê lại lao động Riêng hợp đồng thứ nhất thì cũng áp dụng tương tự như
các hợp đông lao động thông thường Còn về hợp đồng cho thuê lại lao độngthì có một số đặc trưng sau đây:
- Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng cho thuê lại lao động bắt buộcphải bằng văn bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản
- Về nội dung của hợp đồng: Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm cácnội dung chủ yếu sau đây: (i) Nơi làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng laođộng thuê lại, nội dung cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thé đối với NLD thuê
lại; (ii) Thời hạn thuê lại lao động, thời gian bat đầu làm việc của NLD; (iii)Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn lao động, vệ sinh laođộng tại nơi làm việc; (iv) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với NLD Hợp đồng chothuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi ích của NLD
thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại đã ký vớiNLD."
- Về các thủ tục liên quan đến việc thực hiện hợp đồng: Doanh nghiệpcho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động đều có trách nhiệm phải thôngbáo cho NLĐ biết về nội quy lao động và các quy chế khác của mình; thôngbáo cho NLD biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động
- Về việc chấm dứt hợp đồng: Xuất phát từ ban chat đây là hợp đồng cótính chất thương mại nên việc cham dứt hợp đồng là theo thỏa thuận của các
bên trong hợp đồng nhưng không được trái với các điều cắm của pháp luật
! Khoản 2 và 3 Điều 55 Bộ luật lao động năm 2012, tldd chú thích 01.
Trang 30Nhu vậy, ngoài việc các bên tự thỏa thuận thoi gian chấm dứt thì các bên cầnphải đáp ứng các quy định sau đây:
Thứ nhất, thời hạn cho thuê lại lao động tối đa không quá 12 tháng
Như vậy, doanh nghiệp cho thuê không được tiếp tục cho thuê lại NLĐ vớibên thuê lại mà NLĐ thuê lại vừa hết thời hạn cho thuê lại Tuy nhiên, nếuNLD cho thuê lại là một người mới được cho thuê lại thì hoàn toàn không vi phạm quy định này.
Thứ hai, hợp đồng cho thuê lại lao động có thể chấm dứt trong các
trường hợp sau:
i) Doanh nghiệp cho thuê lại lao động bị thu hồi giấy phép hoạt động Š,bởi khi này xét về điều kiện được phép hoạt động thì doanh nghiệp này đãkhông đủ điều kiện cho dù trước đó tại thời điểm ký có giấy phép hoạt động
cho thuê lại lao động.
ii) Khi NLD thực hiện quyền đơn phương cham dứt hợp đồng lao động
với doanh nghiệp cho thuê lại lao động theo quy định tại Điều 37 Bộ luật laođộng năm 2012”, nêu doanh nghiệp cho thuê lại lao động không có nhân sựthay thế cho NLĐ đó thì hai bên cần thỏa thuận chấm dứt hợp đồng
11) Vi phạm các trường hợp không được cho thuê lại lao động: “7.Doanh nghiệp dang xảy ra tranh chấp lao động, đình công hoặc dé thay thé
NLĐ đang trong thời gian thực hiện quyên đình công, giải quyết tranh chấp
lao động 2 Doanh nghiệp cho thuê không thỏa thuận cụ thể về trách nhiệmbôi thường tai nạn lao động, bệnh nghệ nghiệp của NLP thuê lại với bên thuêlại lao động 3 Thay thé NLD bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệhoặc sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp hoặc vì lý do kinh tế 4.Cho thuê lao động để làm các công việc ở những nơi có diéu kiện sinh sốngkhắc nghiệt theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xãhội và Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, trừ trường hợp NLĐ đó đã sinh sống tạikhu vực trên từ du 03 năm trở lên; công việc cho thuê lại lao động nam trongdanh mục nghé, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiém va đặc biệt nặng
'Š Điều 14 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, tlđd chú thích 05.
'? Khoản 5 Điều 58 Bộ luật lao động năm 2012, tldd chú thích 01.
Trang 31nhọc, độc hai, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hộiban hành”.
- Về hợp đồng cho thuê lại lao động vô hiệu và cách xử lý: Giao kết giữa
doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động dưới hình thức
hợp đồng cho thuê lại lao động được xác định là quan hệ kinh tế mang đầy đủcác yếu tố của tự do thỏa thuận nhưng không được trái điều cấm của pháp luật
và đạo đức của xã hội Do vậy, trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồngcho thuê lại lao động thì chúng ta hoàn toàn có thé căn cứ quy định của Bộluật dân sự số 91/2015/QH13 đã được Quốc hội 13 nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực kế từ ngày01/01/2017 (Bộ luật dân sự năm 2015) về giao dịch dân sự vô hiệu dé xác
định và giải quyết Hậu quả xử lý giao dịch dân sự vô hiệu được thực hiện
trên cơ sở quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 Tuy nhiên cũng nên lưu ý
trường hợp doanh nghiệp cho thuê bị thu hồi, không được cấp lại hoặc không
được gia hạn giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động thì hợp đồng lao động
đã ký giữa NLD thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn tiếp tục
- Đối với doanh nghiệp cho thuê lại lao động: Ngoài những nghĩa vụchung về việc kinh doanh đúng ngành nghé pháp luật cho phép, đảm bảo cácđiều kiện đã quy định về kinh doanh ngành nghề cho thuê lại lao động như vềvốn pháp định, ký quỹ thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động còn có nghĩa
vụ thực hiện đúng nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động hai bên đã ky va
có các quyền và nghĩa vụ đặc thù khác về hoạt động này như: “Bảo dam duaNLD có trình độ phù hợp với những yêu cẩu của bên thuê lại lao động và nội
ˆ Điều 24 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, tlđd chú thích 05.
?' Khoản 2 Điều 14 Nghị định 55/2013/NĐ-CP, tldd chú thích 05.
Trang 32dụng của hợp đồng lao động đã ký với NLĐ; Thông báo cho NLĐ biết nộidung của hợp dong cho thuê lại lao động; Ky kết hop dong lao động với NLDtheo quy định; Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch củaNLD, yêu cẩu của NLD; Thực hiện nghĩa vụ cua NSDLD theo quy định; Tratiễn lương, tiễn lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hang năm, tiền lương ngừngviệc, frợ cấp thôi việc, tro’ cấp mắt việc làm; đóng BHXH bắt buộc, BHYT,BHTN cho NLD theo quy định cua pháp luật Bao dam trả lương cho NLDthuê lại không thấp hơn tiền lương của NLĐ của bên thuê lại lao động cócùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau; Lập hô
Sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lạilao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động; Xử ly kỷ luật lao
động đối với NLD vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lạiNLD do vi phạm kỷ luật lao động.” ”
- Đối với bên thuê lại lao động: Bên thuê lại lao động với tư cách là mộtbên trong quan hệ thương mại với bên cung cấp dịch vụ cho thuê lại lao động
nên bên thuê lại cũng có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng cho thuê lại laođộng hai bên đã ký kết Ngoài ra, dé đảm bảo việc thực hiện hợp đồng thì
doanh nghiệp thuê lại phải có trách nhiệm: “Thông báo, hướng dan cho NLD
thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình; Không được
phân biệt doi xử về diéu kiện lao động đối với NLD thuê lại so với NLP củamình, Thỏa thuận với NLP thuê lại néu huy động họ làm đêm, làm thêm giờ
ngoài nội dung hợp dong cho thuê lại lao động; Không được chuyển NLD đã
thuê lại cho NSDLD khác; Thỏa thuận với NLD thuê lai và doanh nghiệp cho
thuê lại lao động dé tuyén dung chính thức NLD thuê lại lam việc cho minh
trong trường hợp hợp dong lao động của NLD với doanh nghiệp cho thuê lạilao động chưa cham dứt; Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động NLĐ
không đáp ứng yêu cầu như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động;Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi viphạm kỷ luật lao động của NLP thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.” ”
7 Điều 56 Bộ luật lao động năm 2012, tldd chú thích 01.
3 Điều 57 Bộ luật lao động năm 2012, tldd chú thích 01.
Trang 33- Đối với NLD thuê lại: Xét về mối quan hệ ba bên thì NLD thuê lại cócác quyền và nghĩa vụ với tư cách là NLĐ trong quan hệ lao động thôngthường, điều này đã được quy định cụ thé tại Điều 5 Bộ luật lao động năm
2012 Dé cụ thé hóa điều này trong mối quan hệ với bên thuê lại lao động,NLD có các nghĩa vụ cụ thé sau: “Thuc hiện công việc theo hợp đồng laođộng đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động; Chấp hành nộiquy lao động, kỷ luật lao động, sự điều hành hợp pháp và tuân thủ thỏa ướclao động tập thể của bên thuê lại lao động; Được trả lương không thấp hơntiễn lương của những NLD của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm
cùng công việc hoặc công việc có giả trị nhự nhau, Khiếu nại với doanh
nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hop bị bên thuê lại lao động viphạm các thoả thuận trong hợp dong cho thuê lại lao động; Thực hiện quyénđơn phương cham dứt hop đông lao động với doanh nghiệp cho thuê lại laođộng, Thỏa thuận dé giao kết hợp dong lao động với bên thuê lại lao độngsau khi cham dứt hợp dong lao động với doanh nghiệp cho thuê lại laođộng.”
1.2.4 Quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp lao độngliên quan đến cho thuê lại lao động
Tranh chấp lao động là biểu hiện của những xung đột liên quan tới quátrình xác lập, duy trì và chấm dứt mối quan hệ lao động giữa các bên Trongmối quan hệ liên quan tới hoạt động cho thuê lại lao động, các tranh chấp nếu
có giữa đơn vị cho thuê lại và đơn vị thuê lại lao động là các tranh chấp liên
quan đến kinh doanh thương mại, nếu các bên không thỏa thuận được thì sẽ
được giải quyết theo “con đường” Tòa án hoặc Trọng tài, còn tranh chấp giữa
NLD và đơn vi cho thuê lại lao động là tranh chấp lao động
Về thủ tục, nếu các bên giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thì sẽ thựchiện theo thủ tục tố tụng trọng tài, nếu các bên giải quyết tranh chấp tại Tòa
án thì thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự quy định tại Bộ luật tố tụng dân
sự Như vậy, có thể nói trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động đã
** Điều 58 Bộ luật lao động năm 2012, tldd chú thích 01.
Trang 34được pháp luật quy định rất rõ ràng, giúp cho các bên thuận lợi trong quátrình xác định thâm quyền và thủ tục giải quyết.
1.2.5 Quy định của pháp luật hiện hành về thanh tra và giải quyết khiếunại liên quan đến cho thuê lại lao động
Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, Thanh tra Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, thanh tra Sở Lao động — Thương binh và Xãhội là hai đơn vị đảm trách chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động và
xử lý vi phạm về lao động trong lĩnh vực cho thuê lại lao động như: Thanh tra
việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động: Điều tra tai nạn lao động
và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động; Tham gia hướng dẫn áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện lao động, an toànlao động, vệ sinh lao động Đây cũng là cơ quan có trách nhiệm giải quyết cáckhiếu nại, tố cáo về lao động theo Luật Khiếu nại, Luật Tổ cáo hiện hành, xử
ly theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thâm quyền xử lý các viphạm pháp luật về lao động.”
Về các hành vi vi phạm và chế tài xử lý trong lĩnh vực cho thuê lại laođộng, vấn đề này đã được quy định tương đối đầy đủ trong Nghị định88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 về việc sửa đổi bổ sung một số điều củaNghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quyđịnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa
người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Theo đó,
các hành vi bị xử lý vi phạm phổ biến là:
- Không thông báo, hướng dẫn cho NLD thuê lại biết nội quy lao động
và các quy chế khác của doanh nghiệp
- Phân biệt đối xử về điều kiện làm việc đối với NLD thuê lai so với
NLD của doanh nghiệp.
- Không lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao
động, phí cho thuê lại lao động.
- Không thông báo hoặc thông báo sai sự thật cho NLĐ biết nội dungcủa hợp đồng cho thuê lại lao động
3 Điều 237 Bộ luật lao động năm 2012, tldd chú thích 01.
Trang 35- Không thông báo bằng văn bản gửi Sở Lao động - Thương binh và Xãhội theo quy định về địa điểm, địa bàn, thời gian bắt đầu hoạt động và ngườiquản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệp; về việc thay đổingười quản lý, người giữ chức danh chủ chốt, vốn điều lệ của doanh nghiệptheo quy định của pháp luật; không báo cáo tình hình cho thuê lại lao động theo quy định của pháp luật.
- Cho NSDLD khác thuê lai NLD đã thuê; thu phí đối với NLD thuê lại;
sử dụng NLD thuê lại vượt quá thời han cho thuê lại lao động.
- Trả lương cho NLD thuê lại thấp hơn tiền lương của NLD có cùng trình
độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau của bên thuê lại lao
động; trả lương và các chế độ khác cho NLD thuê lại thấp hơn so với nội
dung đã thỏa thuận với bên thuê lại lao động; thực hiện việc cho thuê lại màkhông có sự đồng ý của NLD
- Hoạt động cho thuê lại lao động mà không có giấy phép hoạt động cho
thuê lại lao động hoặc cho doanh nghiệp khác mượn giấy phép; Cho thuê lạilao động ở những ngành nghề, công việc không được pháp luật cho phép; Cho
thuê lại lao động vượt qua thời han cho thuê lại lao động theo quy định; Cho thuê lại lao động giữa doanh nghiệp cho thuê với doanh nghiệp khác trongCông ty mẹ - Công ty con, tập đoàn kinh tế mà doanh nghiệp cho thuê này làdoanh nghiệp thành viên.
1.2.6 Quy định của pháp luật hiện hành về chế độ báo cáo về việc cho thuêlại lao động
Báo cáo tình hình cho thuê lại lao động được hiểu là một hình thức tổng
hợp tình hình, kết quả việc thực hiện hoạt động cho thuê lại lao động củadoanh nghiệp cho thuê và các cơ quan, tô chức, đơn vị có liên quan gửi tới
các cơ quan chuyên trách Hiện nay pháp luật về việc cho thuê lại lao độngquy định về nghĩa vụ báo cáo cũng tương đối chặt chẽ Theo đó, doanh nghiệpcho thuê lại lao động có nghĩa vụ báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 20/6)
và hàng năm (trước ngày 20/12) theo mẫu cho Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội (Vụ Pháp chế), đồng thời gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính; Báo cáo phải
Trang 36được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký và đóng dấu của người đứng đầudoanh nghiệp cho thuê và file điện tử gửi kèm Trường hợp ủy quyền cho
người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt thì phải ký thừa ủy quyền của
người đứng đầu doanh nghiệp, đồng thời gửi văn bản ủy quyền kèm theo Khi
có sự thay đôi người quản lý, người giữ chức danh chủ chốt của doanh nghiệpcho thuê thì doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội bằng văn bản kèm theo sơ yếu lý lịch của người mớiđược giao nhiệm vụ lãnh đạo điều hành hoạt động cho thuê lại lao động vàcác văn bản chứng minh đủ điều kiện theo quy định
Kết luận Chương 1Chương | đã nghiên cứu, phân tích và làm rõ các van đề về lý luận liênquan đến hoạt động cho thuê lại lao động, góp phần nhận thức và phân tích
thực trạng thực hiện tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc trong phần kế tiếp cũng
như đây là cơ sở dé xây dựng hệ thống biéu mẫu có thé ứng dụng ngay trongthực tế hoặc có thé từ đó đưa ra giải pháp một cách hiệu quả nhất Nếu khônghiểu đúng về mặt lý luận cho thuê lại lao động thì chúng ta sẽ không thê phântích thực trạng đúng: không thê đưa ra giải pháp đúng
Trở lại những năm 2011, khi mà bối cảnh thị trường lao động Việt Nam
đang diễn biến theo chiều hướng “xấu đi” về lĩnh vực cho thuê lại lao động
khi chưa được thừa nhận hoạt động này thì Bộ luật lao động năm 2012 đã lần
đầu tiên quy định các chế định liên quan đến hoạt động cho thuê lại lao độngnhư là một xu hướng tất yếu Việc thừa nhận này đã gần như ngay lập tứcđược các doanh nghiệp và NLD hưởng ứng Dù đến nay còn có một số ý kiến
khác nhau về tính hai mặt của một vấn đề nhưng về cơ bản, hoạt động chothuê lại lao động là hoạt động diễn ra tất yếu và cần thiết trong nên kinh tế thị
trường mở như hiện nay.
Trang 372.1.1 Tổng quan về cho thuê lại lao động trong khu vực
Tại tỉnh Hưng Yên, hoạt động cho thuê lại lao động trong khu vực diễn
ra muộn hơn so với các tỉnh thành phía Nam Nếu như ở các vùng trọng điểm
phía Nam như Bình Dương, Cần Thơ xuất hiện hoạt động cho thuê lại lao
động từ những năm 2000 thì tại tỉnh Hưng Yên, hoạt động cho thuê lại laođộng có lẽ chỉ mới xuất hiện nhiều trong những năm gần đây, khi tỉnh HưngYên chính thức hình thành các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung
dé thu hút đầu tư vào địa bàn Điều này có nguyên nhân một phan xuất phát từquá trình hợp nhất và chia tách tỉnh từ tỉnh Hải Hưng trước đây Theo đó,ngày 01/01/1997, tinh Hưng Yên chính thức được tai lập sau 28 năm hợp nhất
với tỉnh Hải Dương Cũng như nhiều tỉnh thành trải qua quá trình tái lập trong
cả nước, tỉnh Hưng Yên thời gian đầu còn nhiều khó khăn, công nghiệp chưaphát triển, thuần nông và độc canh cây lúa” Do vậy, với đặc thù của hoạt
động cho thuê lại lao động là một sản phẩm của nền kinh tế thị trường, chỉhình thành và phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, với
các khu cụm công nghiệp tập trung Vậy nên những năm 1997- 2002 tại HưngYên rất hiém có hoạt động cho thuê lại lao động, thậm chí không có ở nhiều
huyện thị, vì khi này các khu cụm công nghiệp chưa phát triển, chưa kế “năm
1997, toàn tỉnh chỉ có 46 doanh nghiệp, dự án””” Với số lượng doanh nghiệp
9928
hoạt động it và “điêu kiện san xuât còn lac hau, năng suât thâp”””, ty trọng
khu vực nông nghiệp cao thì chắc chắn nhu cầu cho thuê lại lao động khó có
? Tổng cục thống kê (2017), 7ực trạng kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên sau 20 năm tái lập (1997-2016), Nxb Thống kê, Hà Nội, tr 14.
? Tổng cục thong kê (2017), Thực trạng kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên sau 20 năm tải lập (1997-2016), Nxb Thống kê, Hà Nội, tr 21.
* Tổng cục thong kê (2017), Thực trạng kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên sau 20 năm tái lập (1997-2016), Nxb Thống kê, Hà Nội, số liệu tổng hợp.
Trang 38thể đặt ra đối với những doanh nghiệp trong giai đoạn này Tuy nhiên, đếnnhững năm 2015, với việc cơ cau kinh tế chuyên dịch theo hướng tích cực,tăng mạnh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ và cùng với đó là sựphát triển số lượng lớn các doanh nghiệp thành lập (5.956 doanh nghiệp dự ánđăng ký kinh doanh, tăng gấp 150 lần so với năm 1997), 13 khu công nghiệpvới tông diện tích 3.535 ha Số lao động các doanh nghiệp sử dụng 173.511
lao động, chiếm 23,58% lao động của địa phương” Điều đó chứng minh mộtđiều, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa rất tích cực tại Hưng Yên trongnhững năm gần đây đã dẫn đến sự xuất hiện thị trường lao động về cho thuêlại là điều tất yếu Bởi trong tương quan giữa cung và câu lao động trong thời
gian này đã xuất hiện hiện tượng thiếu lao động cục bộ, trong đó thiếu nhiềunhất ở trong khu vực sản xuất theo hình thức gia công sử dụng nhiều laođộng, ngoài ra chưa kê những khó khăn, hạn chế đối với các doanh nghiệp khicần nhu cầu lao động thời vụ, đòi hỏi cần có lao động cho thuê lại của cácdoanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động thành lập tại Hưng Yên đã được Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội cấp phép hoạt động chính thức có Công tyTNHH dịch vụ Gia Vũ Hưng Yên (Dia chỉ: Thôn An Xá, xã Toàn Thắng,huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên); ngoài ra còn có các công ty hoạt động về
cung ứng lao động như Công ty TNHH K Nhật Theo bộ hỗ sơ năng lực mà
một số doanh nghiệp cung cấp thì nguồn thu mang về từ hoạt động cho thuê
lại lao động của doanh nghiệp cũng rất đáng kê, ví dụ như tháng 7 năm 2015,
phí dịch vụ đối với 1 khách hàng thu về là hơn 700 triệu đồng”
Như vậy, điều đó là tín hiệu tích cực cho thấy, nhu cầu cho thuê lại laođộng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là có thực và là một hoạt động phù hợp với
quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường Việc Công ty Kinh Đô Miền
Bắc là một doanh nghiệp đóng trên địa bàn thì với hiện trạng hoạt động chothuê lại lao động của khu vực đang bước vào giai đoạn phát triển như hiệnnay sẽ giúp cho các doanh nghiệp có nhu cầu về lĩnh vực này bớt đi gánh
” Tổng cục thong kê (2017), Thực trạng kinh tế xã hội tỉnh Hưng Yên sau 20 năm tải lập (1997-2016), Nxb.
Thông kê, Hà Nội, Sô liệu tông hợp.
°° Xem phụ lục VII luận văn, mục 4.5.
Trang 39nặng trong việc thiếu hụt nguồn lao động cũng như giải quyết được bai toánkinh tế về thời gian, chi phí, định biên nhân sự thay vì trực tiếp thực hiện
VIỆC này.
2.1.2 Nhu cau thuê lại lao động tại Công ty Kinh Đô Miền Bắc
“Kinh Đô” hiện là một thương hiệu có tiếng trong lĩnh vực bánh kẹocủa Việt Nam Sản pham của công ty đã có mặt tại rất nhiều nước phát triểnbao gồm My, Pháp, Canada, Đức, Dai Loan, Singapore, Nhật, Thai Lan vớitốc độ tăng trưởng rất cao về doanh thu và lợi nhuận ma hiếm có một doanh
nghiệp bánh kẹo nào khác tại thị trường Việt Nam có thê đạt được Trải quahơn 10 năm phát triển, Công ty Kinh Đô Miền Bắc đã có những bước phát
triển vượt bậc cả về địa lý và quy mô Từ diện tích ban đầu 30.000m”; đếnnay Công ty đã qua ba lần mở rộng diện tích, với tổng diện tích hiện tại vàokhoảng 150.000m” (15 ha), tăng trưởng hang năm của công ty từ 20 — 25%,doanh thu đến nay đã vượt xa con số 1000 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách nhànước hàng chục tỷ đồng Ké từ tháng 7/2015, Công ty Kinh Đô Miền Bắc đã
chính thức thuộc quyền kiểm soát bởi tập đoàn Mondelez Hoa Kỳ và đã trởthành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài '
Với mục tiêu phát triển và đảm bảo nguồn nhân lực cho cạnh tranh,
Công ty Kinh Đô Miền Bắc luôn xây dựng kế hoạch, chính sách nhân sự hợp
lý nhằm duy trì và phát triển nguồn nhân lực Trong đó, việc khai thác và duytrì đa kênh tuyến dụng lao động thời vụ được Công ty ưu tiên hàng dau dé đáp
ứng nhu cầu gia tăng đột ngột về lao động trong hai mùa vụ chính là trung thu(vào dịp Tết trung thu) và mùa vụ Tết (dịp Tết nguyên đán truyền thống củangười Việt Nam) Có thể nói đây là hai mùa quan trọng nhất trong năm của
Công ty; thời gian này thường quyết định mục tiêu doanh thu và lợi nhuậntrong năm tài chính nên việc đáp ứng nguôồn nhân lực cho sản xuất là mộttrong những ưu tiên số một
Tính đến tháng 08 năm 2015, tổng số cán bộ công nhân viên toàn Công
ty là 2.300 người Theo báo cáo thành tích của Công ty trong năm 2015 thì số
*' Công ty Cổ phần chế biến thực pham Kinh Đô Miền Bắc (2004), Ban cáo bạch lên san chứng khoán 2004,
tr 4; Công ty Kinh D6 Miên Bắc (2015), Báo cáo thành tích doanh nhân duyên hai Bac Bộ năm 2015, tr 4.
Trang 401-lao động nói trên được thống kê sơ bộ như sau (Theo biéu đồ về ty lệ 1-lao độngphân chia theo tiêu chí tham gia sản xuất, theo tiêu chí hộ khâu và theo tiêu
chí trình độ học van’’):
Hình 1: Biểu do về tỷ lệ lao động phân chia theo tiêu chi tham gia sản xuất
Hình 2: Biểu do về tỷ lệ lao động phân chia theo tiêu chi hộ khẩu
Phân theo trình độ học vấn
DH, CD 13%
TC, bang
nghề
10%
Trén DH 0,1%
THPT, THCS
77%
Hình 3: Biéu đô về ty lệ lao động phan chia theo tiêu chí trình độ học vấn
Như vậy, với tỷ lệ nêu trên ta có thé thay: “Bộ phận trực tiếp sản xuất”tương ứng với khoảng 1.380 người; bộ phận “gián tiếp sản xuất” vào khoảng
3 Công ty Kinh Dé Miền Bắc (2015), Báo cáo thành tích doanh nhân duyén hải Bắc Bộ năm 2015, tr.5.