1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thuỷ sản hà nội

26 15 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện NGUYỄN THUỲ LINH Lớp: K56E1

Mã sinh viên: 20D130031

HÀ NỘI – 2024

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

LỜI NÓI ĐẦU v

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI 1

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty………1

1.1.1 Khái quát về công ty 1

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1

1.2 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của công ty 2

1.3 Nhân lực của công ty 4

1.4 Cơ sở vật chất 7

1.5 Tài chính 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI 9

2.1 Khái quát về tình hình kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội 9

2.2 Hoạt động Xuất nhập khẩu của công ty Xuất nhập khẩu Thuỷ sản Hà Nội 11

2.1.1 Hoạt động kinh doanh chủ chốt của công ty 11

2.2.2 Thị trường kinh doanh của công ty 12

2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 15

2.3 Quy trình xuất khẩu thuỷ sản của công ty……….15

2.4 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu mà Công ty đang áp dụng 16

2.4.1 Xuất khẩu trực tiếp 16

2.4.2 Xuất khẩu uỷ thác 16

2.4.3 Xuất khẩu theo nghị định thư 17

2.4.4 Xuất khẩu đối lưu 17

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 18

3.1 Đánh giá thực trạng của Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội 18

Trang 3

3.1.1 Thành tựu 18

3.1.2 Hạn chế 18

3.2 Những vấn đề đặt ra trong quá trình xuất khẩu của công ty 19

3.3 Đề xuất các vấn đề nghiên cứu 19 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng

Bảng 1.1 Bảng cơ cấu lao động công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội năm 2021 - 2023 5

Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn lực tài chính của Công ty năm 2023 8

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của công ty giai đoạn 2019-2023 9

Bảng 2.7: Doanh thu xuất khẩu giai đoạn 2019 -2023 10

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty với Nhật Bản 12

Bảng 2.2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty với thị trường Hồng Kông - Trung Quốc 13

Sơ đồ Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2

Trang 5

10 D/A Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ trả chậm

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước ta có rất nhiều sông và bờ biển dài vì vậy thuỷ sản rất đa dạng về chủng loại như: bạch tuộc, mực, cá, tôm… từ xưa con người đánh bắt chỉ phục vụ cho nhu cầu thuần tuý, nhưng khi xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt với nền kinh tế hội nhập thì việc đánh bắt thuỷ sản không còn là nhu cầu sống của một số dân cư mà nó còn trở thành bán phẩm, thành phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài và đem lại nguồn thu nhập lớn cho đất nước

Hiện nay, với sự mở cửa kinh tế tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức cho những công ty Việt Nam Đổi mới từng ngày tạo ra những cơ hội phát triển mới, công ty đã có hơn 17 năm xây dựng và phát triển trong lĩnh vực chế biến, đóng gói và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản Trở thành thực tập sinh của công ty đã cho em nhiều kiến thức thực tế trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa quốc tế

Em xin gửi lời cảm ơn đến anh chị tại công ty và cô giáo Nguyễn Vi Lê đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn để em có thể hoàn thành báo cáo thực tập một cách chất lượng nhất

Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức thực tiễn còn nhiều hạn chế nên báo cáo thực tập tổng hợp không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến của thầy cô để bài báo cáo hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THUỶ SẢN HÀ NỘI

1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty

1.1.1 Khái quát về công ty

➢ Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN XNK THUỶ SẢN HÀ NỘI (SEAPRODEX HA NOI)

➢ Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần

➢ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006

➢ Công suất thiết kế của nhà máy: 6.280 tấn/năm

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty

Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), doanh nghiệp được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006

Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội được thành lập lần đầu theo quyết định số 544 HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam), sau đó được đổi tên thành Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) bằng quyết định số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được thành lập lại theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của

Trang 8

Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam- Bộ Thuỷ sản

Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh, từ một chi nhánh XNK Thuỷ sản với số vốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải (Giai đoạn 1980 đến 1992) đã phát triển thành một công ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vực phía Bắc với số vốn là 34,705 tỷ đồng (Theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993) Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ Công ty phát triển mạnh mẽ và đã trở thành Doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trường trong và ngoài nước Công ty đã không ngừng phát triển cả về quy mô và nguồn lực Tài chính Từ ban đầu Công ty chỉ có 2 xí nghiệp trực thuộc đến năm 2000 thì công ty đã có 5 đơn vị trực thuộc Các nhà máy được trang bị các thiết bị hiện đại Số vốn của Công ty không ngừng tăng trưởng, từ 34,705 tỷ đồng năm 1993 thì đến năm

2006 đã lên tới 70 tỷ đồng

1.2 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Nguồn : Phòng hành chính-nhân sự Công ty Cổ phần XNK Seaprodex Hà Nội

❖ Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông, là cơ quan có thẩm quyền

quyết định cao nhất của công ty cổ phần Vì vậy nó có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận và bổ

Trang 9

sung, sửa đổi Điều lệ của công ty, bầu và bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty

❖ Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa

hai kỳ đại hội cổ đông, có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong công ty

❖ Ban giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty,điều hành

hoạt động sản xuất kinh doanh, thi hành các nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động của công ty về:

− Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

− Quản lý nguồn đầu vào và đầu ra của công ty trong thị trường nội địa cũng như là xuất khẩu

− Quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước, ký kết những hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm khi hoạt động kinh doanh kém hiệu quả

− Trình báo quyết toán hằng năm lên hội đồng quản trị

Ngoài ra, Công ty còn gồm có 3 Khối ban ngành : Khối Kinh tế, Khối Kinh doanh, Khối Văn phòng, mỗi phòng ban đảm nhận các nhiệm vụ và nghiệp vụ khác nhau

❖ Khối Kinh tế

Phòng Tài chính kế toán : có nhiệm vụ quản lý và điều hành công tác thu

chi, quyết toán tài chính toàn công ty theo đúng Luật kế toán Việt Nam, tập hợp chứng từ của các nhà máy và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung, thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Ban Giám đốc công ty

− Phòng Phát triển dự án : có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các kế

hoạch, chiến lược để thực hiện các dự án Đồng thời tổ chức và quản lý việc thực

Trang 10

hiện các dự án và đảm bảo các dự án hoàn thành đúng thời hạn và đạt các yêu cầu về chất lượng cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp

❖ Khối Kinh doanh

Phòng Kinh doanh : Gồm các phòng xuất nhập khẩu và kinh doanh nội

địa, có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường, giao dịch với khách hàng, lập hợp đồng tham mưu cho giám đốc việc ký kết các hợp đồng mua bán, lập các chứng từ thủ tục hải quan để xuất hàng, quản lý và điều hành hiệu quả các phương tiện, đáp ứng nhu cầu bảo quản và vận chuyển hàng hóa như kho lạnh, xe tải lạnh

− Phòng Marketing : có nhiệm vụ xây dựng hình ảnh và phát triển thương

hiệu cho doanh nghiệp, nghiên cứu và phân tích thị trường, xác định phân khúc khách hàng mục tiêu Xác định mục tiêu chiến lược, xây dựng kế hoạch và cách thức thực thi cụ thể

❖ Khối Văn phòng

Phòng Hành chính – Nhân sự : có nhiệm vụ quản lý lương thưởng và

phúc lợi, đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ luật pháp về lao động, quản lý đào tạo và phát triển năng lực của đội ngũ nhân viên trong Công ty đồng thời đảm nhận cả việc xây dựng quy chế và văn hóa của Công ty

Phòng Pháp lý : có nhiệm vụ đảm nhận mọi hoạt động của doanh nghiệp

có thể hoạt động đúng quy định của pháp luật; từ đó giảm thiểu mọi rủi ro pháp lý và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp Đồng thời nhân viên pháp chế còn phải là những nhà tư vấn trợ giúp cho các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc áp dụng pháp luật để có thể hoạt động kinh doanh một cách thuận tiện và linh hoạt nhất

1.3 Nhân lực của công ty

Tính tới thời điểm hiện tại, số lượng công nhân viên chức của công ty đạt 520

công nhân viên chức, được phân bổ tại các phòng ban như sau:

Trang 11

Bảng 1.1 Bảng cơ cấu lao động công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội năm 2021 - 2023

(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự của công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn 2021 - 2023 có xu hướng thay đổi qua các năm Trong năm 2021, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid 19, hầu hết tất cả các ngành đều chịu ảnh hưởng,

Trang 12

trong đó có ngành thuỷ sản Công ty đã phải thu hẹp quy mô kinh doanh nhằm đối phó với tác động xấu của dịch bệnh Số lượng công nhân viên là 410 người vào năm 2021 ít nhất so với 2 năm còn lại, đặc biệt sau khoảng thời gian nghỉ dịch, nhiều nhân công về quê và không trở lại làm việc Đến năm 2022, khi dịch bệnh đã được kiểm soát, số lượng công nhân viên của công ty đã tăng lên mức 470 người, tăng 60 người so với năm 2021 Việc gia tăng nhân công nhằm đáp ứng được quá trình xuất nhập khẩu các mặt hàng sau khoảng thời gian chững lại vì dịch bệnh và hoàn thiện các mặt hàng đã đặt trước đó, hầu hết là các đơn hàng xuất khẩu

Theo phòng ban, nhân sự trong từng phòng ban trong giai đoạn này chủ yếu

nằm ở phòng sản xuất do đặc thù của ngành may cần số lượng lớn công nhân làm việc tại nhà cắt và xưởng may, bình quân nhân viên phòng kinh doanh chiếm trên 31,7% công nhân viên của toàn công ty, cho thấy sự quay trở lại hoạt động kinh doanh của công ty Số lượng nhân viên tại các phòng ban qua các năm giữ tỷ lệ tương đối ổn định, không mở thêm phòng ban mới, chỉ mở rộng hoặc thu hẹp số lượng nhân viên các phòng ban để đáp ứng lượng công việc Cơ cấu nhân sự thay đổi phù hợp qua các năm giúp thúc đẩy mục tiêu sản xuất, gia công; nâng cao chất lượng trong từng khâu

Theo giới tính, số lượng nhân viên nữ chiếm ưu thế trong công ty (>50%)

Tại các phòng hành chính, phòng kinh doanh, nhân viên nữ chiếm tỷ lệ lớn, trong giai đoạn này, công ty đưa ra yêu cầu tuyển dụng chủ yếu là nữ Nhân viên nam sẽ đảm nhận phát triển dự án, phòng xuất nhập khẩu

Theo trình độ, ta thấy số người có học vấn cao từ Đại học trở lên chiếm tỷ lệ

cao >60%, tuy nhiên, tỷ lệ này có phần thay đổi nhưng rất ít theo từng năm, từ 60,5% - 62,2%, được xếp chủ yếu ở ban lãnh đạo cấp cao và các phòng như xuất nhập khẩu, phòng kinh doanh, phòng tài vụ Việc tỷ lệ nhân viên có học vấn từ đại học trở lên cho thấy công ty đang hướng đến nguồn lao động chất lượng cao nhằm thực hiện chiến lược tăng cường xuất khẩu và đảm bảo tính hiệu quả trong công tác xây dựng chiến lược, định hướng công ty Nhóm lao động cao thứ hai là nhóm Đã tốt nghiệp cấp ba với trung bình trong giai đoạn này chiếm khoảng 32% tổng số lao động, xếp ngay sau đó là nhóm Dưới cấp ba và học nghề

Trang 13

Theo độ tuổi, những người có kinh nghiệm với độ tuổi trên 50 chủ yếu thuộc

Ban Giám đốc và quản lý Nhóm độ tuổi từ 30 – 50 tuổi và dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong công ty Hiện nay, số lượng nhân công dưới 30 tuổi có xu hướng ngày càng tăng cho thấy mong muốn trẻ hoá công ty nhằm tận dụng sức trẻ và năng lực sáng tạo của nhóm lao động này

1.4 Cơ sở vật chất

Trong suốt hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cùng với việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Công ty đã vay vốn đầu tư chiều sâu cho cá nhà máy, sử dụng nguồn vốn tự có bổ sung để mở rộng đầu tư các công trình sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty Hiện nay, Công ty có 3 cơ sở sản xuất: Xí nghiệp chế biến thuỷ đặc sản xuất khẩu Hà Nội, Liên doanh SEASAFICO tại Hải Phòng, Xí nghiệp chế biến thuỷ sản Xuân Thuỷ- Nam Định

Ngoài ra Công ty có quan hệ trực tiếp với một số nhà máy chế biến xuất khẩu thuỷ sản từ Quảng Ninh đến Quảng Bình Hầu hết các nhà máy này đều được xây dựng từ những năm 80 nên đã gần hết thời gian sử dụng mà chưa được nâng cấp, do đó không đáp ứng được yêu cầu đa dạng về sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng mà thị trường đòi hỏi ngày càng cao

Trụ sở Công ty đặt tại 20 Láng Hạ - Hà Nội đạt tiêu chuẩn là trung tâm giao dịch quốc tế với đầy đủ trang thiết bị văn phòng, phương tiện giao dịch (điện thoại, fax, telex) đủ tiêu chuẩn Ngoài ra các trang thiết bị hoạt động phục vụ cho công việc như: máy móc chế biến, kiểm tra, bảo quản sản phẩm thuỷ sản,

1.5 Tài chính

Công ty TNHH nước giải khát Tân Đô có vốn điều lệ là 58,3 tỷ đồng Cơ cấu nguồn vốn và tài sản của công ty tính đến tháng 12/2023 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Trang 14

Bảng 1.2: Cơ cấu nguồn lực tài chính của Công ty năm 2023

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty năm 2023

Về tổng tài sản, tài sản dài hạn của công ty chiếm 50,87% chủ yếu là các dây chuyền, máy móc sản xuất của công ty Vì là công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản nên yêu cầu về trang thiết bị và máy móc phải hiện đại, tiên tiến do vậy công ty cũng chú trọng vào việc đầu tư trang thiết bị sản xuất đáp ứng được những yêu cầu trong sản xuất

Về nguồn vốn, nợ phải trả của công ty chiếm đa số (63,67%) và vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 36,32% Trong số vốn nợ phải trả của công ty thì nợ ngắn hạn chiếm 52,06 % đến từ các khoản vay để đầu tư mua nguyên, vật liệu phục vụ chế biến bảo quản sản phẩm thuỷ sản kinh doanh

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN