TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
- -
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN BÌNH
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện TH.S TRƯƠNG QUANG MINH LÊ VƯƠNG TRÀ MY
Lớp: K56E2
Mã SV: 20D130107
Hà Nội – 2024
Trang 2CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN BÌNH 2
1.1 Khái quát quá trình ra đời và phát triển 2
1.1.1 Sơ lược về công ty 2
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 2
1.2 Cơ cấu tổ chức và địa bàn, lĩnh vực quản lý của đơn vị, cơ cấu nguồn lực 3
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh 3
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 3
1.2.3 Nguồn nhân lực của công ty 4
1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty 5
1.2.5 Tài chính của công ty 6
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN BÌNH 7
2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của AN BÌNH GROUP 7
2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của AN BÌNH GROUP 8
2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường 10
2.4 Quy trình nghiệp vụ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh 12
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU 19
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Giới thiệu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư An Bình 2
Bảng 1.2: Số lượng, chất lượng lao động của công ty giai đoạn 2021-2023 4
Bảng 1.3: Bảng cơ cấu lao động của công ty phân theo giới tính, độ tuổi và phòng ban giai đoạn 2021-2023 5
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế toán năm 2023 6
Bảng 1.5: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh năm 2023 6
Bảng 2.1: Bảng tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021-2023 7
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm giai đoạn 2021-2023 8
Bảng 2.3: Tỷ lệ phân bổ sản phẩm giai đoạn 2021-2023 9
Bảng 2.4: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường giai đoạn 2021-2023 11
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của AN BÌNH GROUP 3 Hình 2.1: Tỷ lệ phân bổ sản phẩm giai đoạn 2021-2023……… 9 Hình 2.2: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường giai đoạn 2021-2023……11
Trang 5TNDN: thu nhập doanh nghiệp
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Nghĩa Tiếng Anh Nghĩa Tiếng Việt
CIF Cost, Insurance, Frieght Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí
C/O Certificate of Origin Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
C/Q Certificate of Quality Giấy chứng nhận chất lượng
FOB Free On Board Giao hàng lên boong tàu
PI Proforma Invoice Hóa đơn chiếu lệ
TT Telegraphic Transfe Chuyển tiền bằng điện
Trang 6LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hiện nay, toàn cầu hóa đang phát triển rất mạnh mẽ, xu hướng hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, giới hạn về lãnh thổ giữa các quốc gia dần bị xóa bỏ khi các quốc gia và các vùng lãnh thổ ngày càng tích cực tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Những ảnh hưởng tích cực của các hiệp định tự do đã thúc đẩy các hoạt động đầu tư, thương mại quốc tế gia tăng mạnh mẽ, đóng góp vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước Hoạt động thương mại quốc tế không chỉ giúp đất nước ta tận dụng các nguồn lực cũng như cơ hội do toàn cầu hóa mang lại, mà còn đóng góp vào ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư An Bình, em đã học được rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế để có thể hoàn thành báo cáo thực tập này Đây là cơ hội để em được tiếp cận với công tác xuất nhập khẩu, đặc biệt là nghiệp vụ nhập khẩu, điều này giúp em có được những kinh nghiệm quý báu và phục vụ đắc lực trong việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn kiến thức ngành Kinh doanh quốc tế em đã được tiếp thu ở trường
Để có được kiến thức và hoàn thành được bài báo cáo thực tập hoàn chỉnh, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo của trường Đại học Thương Mại, các thầy cô trong khoa Kinh tế & Kinh doanh quốc tế và đặc biệt là Th.S Trương Quang Minh đã hướng dẫn, tạo điều kiện và truyền đạt hết những kiến thức, kỹ năng cho chúng em Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các anh chị phòng Nhập khẩu cùng các phòng ban khác của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư An Bình đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian em thực tập tại Công ty để em có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này Trong quá trình làm bài không thể tránh được những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ thầy cô để bài báo cáo có thể hoàn thiện hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 7CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP XUẤT
NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN BÌNH Khái quát quá trình ra đời và phát triển
1.1.1 Sơ lược về công ty
Bảng 1.1: Giới thiệu Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư An Bình Tên công ty CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN
BÌNH
Tên quốc tế AN BINH INVESTMENT IMPORT -
EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt AN BÌNH GROUP
Địa chỉ trụ sở Số 87, ngõ 99/110 Định Công Hạ, tổ 15, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Loại hình công ty Công ty cổ phần ngoài NN Quản lý bởi Chi cục Thuế Quận Hoàng Mai
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2010 – 2014: Hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại 2014 – 2018: Thành lập Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư An Bình, chủ động tiên phong nhập khẩu trực tiếp thực phẩm đông lạnh từ các nước tiên tiến
2018 – 2020: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, xây dựng các Nhà máy, Cơ sở chế biến và tạo ra các thương hiệu thực phẩm riêng
2020 – đến nay: Mở rộng thị trường, thành lập thêm các Công ty thành viên, Chi nhánh trực thuộc đặt tại ba miền Bắc Trung Nam, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khắp mọi miền Tổ quốc
Trang 81.2 Cơ cấu tổ chức và địa bàn, lĩnh vực quản lý của đơn vị, cơ cấu nguồn lực
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh
Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh và xuất nhập khẩu thực phẩm đông lạnh: Nhập khẩu thực phẩm đông lạnh úy thác, chế biến và phân phối thực phẩm đông lạnh, bán buôn số lượng lớn
Các loại hàng hóa dịch vụ chủ yếu hiện tại doanh nghiệp đang kinh doanh: thịt gà nhập khẩu, thịt heo nhập khẩu, thịt bò nhập khẩu, thịt trâu ấn Độ, thủy hải sản, hoa kim châm,
Thị trường: Công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu chủ yếu với các thị trường Ấn Độ, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bỉ, Nga, Úc, Ba Lan…
1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 1.1: Cơ cấu tổ chức của AN BÌNH GROUP
(Nguồn: Phòng nhân sự) Tổng giám đốc: Là người trực tiếp đại diện công ty, điều hành các hoạt động
kinh doanh cũng như định hướng phát triển của công ty, trực tiếp quản lí nhân viên, tiến hành bổ nhiệm và cũng chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh
Phó tổng giám đốc: Người thực hiện nhiệm vụ ủy quyền khi giám đốc vắng mặt Phòng kinh doanh (trong nước và nước ngoài): Bán hàng, giới thiệu, phân phối
hàng hóa của công ty đến khách hàng Tiếp nhận các thông tin từ phòng nhập khẩu, thực hiện kế hoạch kinh doanh, chào hàng Là bộ phận liên hệ trực tiếp với khách hàng, tiến hành đàm phán các thỏa thuận, ký kết hợp đồng với khách hàng
Phòng Marketing-IT: Chịu trách nhiệm về hoạt động quảng bá các sản phẩm
cũng như hình ảnh thương hiệu của công ty, tiếp cận các khách hàng mục tiêu Hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu và đảm bảo máy móc thiết bị mạng luôn hoạt động tốt
Trang 9Phòng kế toán: Là bộ phận giám sát tình hình thu chi cho công ty, chịu trách nhiệm
về toàn bộ công tác kế toán, thống kê và quản lý tài chính, theo dõi và thu hồi công nợ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh với ban giám đốc Bên cạnh đó, đây là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ về soạn thảo hợp đồng, chứng từ, mở L/C và thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán cho các lô hàng
Phòng nhập khẩu: Phụ trách tìm kiếm các nhà cung cấp uy tín trên thị trường
và cập nhật thông tin các sản phẩm thực phẩm đông lạnh mới nhất Kết hợp với phòng kinh doanh để xây dựng kế hoạch mua hàng theo từng giai đoạn Thực hiện đàm phán với nhà cung cấp, thống nhất các điều khoản thanh toán và thời gian giao hàng trên hợp đồng Theo dõi các giao dịch đàm phán với các đối tác để triển khai ký kết hợp đồng
Phòng nhân sự: Tham mưu cho Ban lãnh đạo về việc sắp xếp bộ máy, cải tiến
tổ chức, quản lý hoạt động, thực hiện công tác tuyển dụng Thực hiện các cơ chế như tăng lương, thưởng, đào tạo, các công việc liên quan đến giấy tờ, ký kết
1.2.3 Nguồn nhân lực của công ty
Bảng 1.2: Số lượng, chất lượng lao động của công ty giai đoạn 2021-2023
Trong 3 năm từ 2021 đến 2023, nguồn nhân lực của AN BÌNH GROUP có sự thay đổi rõ rệt Cụ thể, tổng số lực lượng lao động năm 2021 là 63 người, năm 2022 giảm còn 55 người và năm 2023 tăng lên là 63 người Nguyên nhân của sự biến động về tổng số lực lượng lao động từ năm 2021 sang năm 2022 là do chịu sự tác động hậu đại dịch Covid-19, khiến nhân sự năm 2022 bị cắt giảm, trong đó nhân sự ở trình độ sắp tốt nghiệp đại học là giảm nhiều nhất (5 người) – những nhân sự ở trình độ này thường chưa có kinh nghiệm làm việc chuyên ngành, so với những nhân sự đã có kinh nghiệm thì lực lượng nhân sự này chưa đủ thời gian gắn bó với công ty Bên cạnh đó,
Trang 10công tác tuyển dụng diễn ra khó khăn khi lượng ứng viên ứng tuyển khá thấp Sang năm 2023, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phục hồi kinh tế, đội ngũ nhân viên có xu hướng tăng trở lại, đảm bảo các phòng ban có đủ cả về số lượng và trí tuệ để thực hiện mục tiêu, chiến lược và tiến độ công việc
Bảng 1.3: Bảng cơ cấu lao động của công ty phân theo giới tính, độ tuổi và phòng ban giai đoạn 2021-2023
Công ty nhìn chung có môi trường làm việc trẻ trung, phần lớn nhân sự đều dưới 40 tuổi, nhân sự trẻ, năng động, nhiệt huyết và ham học hỏi Do đặc thù tùy công việc nên số lượng nhân sự nữ nhiều hơn số lượng nhân sự nam, trong đó nhân sự ở phòng kinh doanh và phòng nhập khẩu là nhiều nhất – đây là 2 lực lượng chính thực hiện các giao dịch kinh doanh của công ty
1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Văn phòng giao dịch (trụ sở chính) của AN BÌNH GROUP nằm tại Số 87, ngõ 99/110 Định Công Hạ, tổ 15, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Văn phòng bố trí vị trí các phòng ban hợp lý, đảm bảo hoạt động độc lập, tách biệt mà vẫn liên kết dễ dàng khi cần thiết Các nhân sự được trang bị máy
Trang 11tính, máy in, điện thoại và các thiết bị cần thiết khác phục vụ cho công việc Công ty trang bị các phương tiện phòng chống cháy nổ, các bình cứu hỏa, bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật và tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy
1.2.5 Tài chính của công ty
Bảng 1.4: Bảng cân đối kế toán năm 2023
Qua thống kê tài chính của công ty ta thấy, mặc dù kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khó khăn, tuy nhiên tài chính của công ty vẫn ổn định và có nhiều khởi sắc Tính đến cuối năm 2023, tổng giá trị tài sản của AN BÌNH GROUP đã tăng lên 23,56 tỷ VNĐ so với cuối năm 2022, tương ứng với tỷ lệ tăng là 21.69% Như vậy có thể khẳng định, quy mô tài sản tăng trưởng rõ rệt
Về nguồn vốn, tại thời điểm cuối năm 2023 tăng lên 23,56 tỷ VNĐ so với cuối năm 2022 Điều này cho thấy công ty đã tích cực mở rộng nguồn vốn kinh doanh, lựa chọn cách đầu tư an toàn khi vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn so với vốn đi vay Vốn chủ sở hữu tăng 4,65 tỷ VNĐ, tương ứng với tỉ lệ 6.5% Về vốn đi vay (nợ phải trả) cuối năm 2021 tăng 20,9 tỷ VNĐ, tương ứng 56.44%
Trang 12CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU ĐẦU TƯ AN BÌNH
2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của AN BÌNH GROUP
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu đầu tư An Bình là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm thực phẩm đông lạnh tại Việt Nam Trải qua gần 10 năm thành lập và phát triển, bắt đầu từ một công ty nhỏ lẻ chuyên kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, nhưng đến nay AN BÌNH GROUP đã trở thành một nhà cung cấp lớn trong nước với các dòng thực phẩm đa dạng cùng thị trường nguồn hàng từ Ấn Độ, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nga, Úc và một số nước khu vực EU Các nhà sản xuất thực phẩm lớn nhất trong lĩnh vực thực phẩm đông lạnh như Trang trại Mountaire (lớn thứ 4 tại Mỹ), Lamex (Hong Kong) , Singreen (Hàn Quốc),… luôn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của công ty Chiến lược trong những năm tới là công ty sẽ mở rộng hơn hệ thống kinh doanh, tìm kiếm các bạn hàng mới, nâng cao uy tín và giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng, nhà cung cấp
Bảng 2.1: Bảng tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2021-2023
Về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2021 đến 2023: Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình kinh doanh của AN BÌNH GROUP có sự thay đổi qua các năm Cụ thể:
Trang 13Doanh thu thuần của công ty có sự biến động qua các năm Doanh thu thuần đạt 185,152,162,661 VNĐ vào năm 2023, giảm gần 60,88 tỷ VNĐ vào năm 2022 với mức tăng trưởng 67.12% vì sự biến động kinh tế toàn cầu Đến năm 2023, khi nền kinh tế thế giới cũng đang trong giai đoạn tăng trưởng, doanh thu của công ty tăng 55,56 tỷ VNĐ, đạt mức 179,841,639,459 VNĐ với mức tăng trưởng 144.71% Với mức doanh thu thuần như hiện nay cùng với diễn biến nền kinh tế chính trị trên thế giới, Ban giám đốc của công ty đang có những đánh giá và điều chỉnh để định hướng với sự phát triển của công ty trong tương lai
Chi phí bao gồm giá của hàng hoá, chi phí vận chuyển, chi phí nhập khẩu từ các nước Chi phí trong giai đoạn 2022-2023 có xu hướng biến động tương tự với doanh thu thuần Năm 2022, chi phí bằng 66.14% so với năm 2021; năm 2023, chi phí tăng 144.8% so với năm 2022
Tuy nhiên, tổng lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng trưởng mạnh mẽ bất chấp biến động kinh tế cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có sự hiệu quả Năm 2021, tổng lợi nhuận sau thuế đạt 1,451,959,613 VNĐ; năm 2022, đạt 2,276,137,409 VNĐ, tăng 824 triệu VNĐ với tốc độ tăng trưởng 156.76% Đến năm 2023, đạt 3,157,558,897 VNĐ, tăng 881 triệu VNĐ với tốc độ tăng trưởng 138.72%
2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của AN BÌNH GROUP
AN BÌNH GROUP có hoạt động thương mại quốc tế là nhập khẩu trực tiếp từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Bỉ, Nga…các mặt hàng thực phẩm đông lạnh khác nhau Sau đó công ty cung cấp, phân phối tại thị trường Việt Nam
Bảng 2.2: Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm giai đoạn 2021-2023
Trang 14Bảng 2.3: Tỷ lệ phân bổ sản phẩm giai đoạn 2021-2023
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa theo số liệu trong báo cáo)
Hình 2.1: Tỷ lệ phân bổ sản phẩm giai đoạn 2021-2023
Nhận xét
Qua bảng số liệu cùng với biểu đồ thể hiện kim ngạch nhập khẩu và tỷ lệ phân bổ sản phẩm của AN BÌNH GROUP, ta có thể thấy: Kim nghạch nhập khẩu và tỷ lệ phân bổ sản phẩm có xu hướng tăng giảm tùy theo từng mặt hàng trong giai đoạn 2021-2023, cụ thể như sau:
Đối với mặt hàng thịt trâu Ấn Độ, đây là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất và chiếm tỷ lệ phân bổ lớn nhất, kim ngạch tăng đều từ năm 2021-2023 Cụ thể,
Thịt Trâu Ấn ĐộThịt bò nhập khẩuThịt heo nhập khẩuThịt gà nhập khẩu
Tỷ lệ phân bổ sản phẩm giai đoạn 2021-2023
Năm 2021Năm 2022Năm 2023
Trang 15kim ngạch nhập khẩu là hơn 30 tỷ VNĐ, tăng 2 tỷ VNĐ với mức tỷ lệ phân bổ là 45.24%; tới năm 2023, kim ngạch nhập khẩu tăng gần 2 tỷ VNĐ so với năm 2022
Đối với mặt hàng thịt bò, thì kim nghạch nhập khẩu và tỷ lệ phân bổ biến động trong cả ba năm qua, nguyên nhân chủ yếu do các vấn đề với nhà cung ứng, tuy nhiên mặt hàng thịt bò vẫn là một trong những mặt hàng thuộc top trọng điểm giao dịch của công ty Đối với thịt heo, đây là mặt hàng có mức kim ngạch giảm đều qua các năm Cụ thể, năm 2022 giảm gần 1 tỷ VNĐ, năm 2023 giảm gần 2 tỷ, trong khi tỷ trọng tăng nhẹ vào năm 2022 và giảm 5,97% vào năm 2023
Mặt hàng thịt gà cũng chứng kiến sự biến thiên trong 3 năm, năm 2022 giảm 4,91% tỷ trọng tương ứng giảm 8 tỷ VND, năm 2023 tăng 3,18% tương ứng tăng 5 tỷ VND trong kim ngạch nhập khẩu
2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường
Thị trường trọng yếu của AN BÌNH GROUP là Ấn Độ, bởi dòng sản phẩm chính của công ty là thịt trâu nhập khẩu, nơi đây có nhiều công ty, nhà sản xuất sở hữu các trang trại lớn và uy tín chuyên cung cấp thịt trâu đông lạnh, là thị trường màu mỡ đang được công ty khai thác với đa dạng các dòng sản phẩm cùng chất lượng đảm bảo Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, về cả giá cả, mẫu mã và chất lượng, công ty cũng đã hướng tới khai thác nhiều hơn ở các thị trường tiềm năng khác, đa dạng hóa các nguồn cung của công ty, tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định
Bảng 2.4: Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo thị trường giai đoạn 2021-2021
Đơn vị: %
STT Thị trường Kim ngạch nhập khẩu
Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
(Nguồn: Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa của AN BÌNH GROUP giai đoạn 2021-2023)