1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty cổ phần xuất nhập khẩu toàn cầu việt tín

32 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,69 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TOÀN CẦU VIỆT TÍN (7)
    • 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (7)
    • 1.2. Cơ cấu tổ chức (8)
      • 1.2.1. Sơ đồ tổ chức (8)
      • 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận (9)
    • 1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty (10)
    • 1.4. Nguồn nhân lực (10)
    • 1.5 Cơ sở vật chất của công ty (11)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU (13)
    • 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2020 - 2023 (13)
    • 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu kim loại – phế liệu của công ty (14)
      • 2.2.1. Danh mục mặt hàng xuất khẩu (14)
      • 2.2.2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng kim loại – phế liệu chủ yếu của công (16)
    • 2.3. Hoạt động thương mại quốc tế của công ty (17)
      • 2.3.1. Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu (17)
      • 2.3.2. Xây dựng phương án kinh doanh (18)
      • 2.3.3. Tìm kiếm đối tác (19)
      • 2.3.4. Đàm phán và ký kết hợp đồng (20)
      • 2.3.5. Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu (21)
      • 2.3.6. Chăm sóc khách hàng (21)
  • CHƯƠNG 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (23)
    • 3.1 Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động sản xuất, (23)
      • 3.1.1. Thuận lợi (23)
      • 3.1.2. Hạn chế (23)
      • 3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế (24)
    • 3.2. Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của CTCP Xuất nhập khẩu toàn cầu Việt Tín (25)
    • 3.3. Đề xuất vấn đề nghiên cứu (25)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (26)

Nội dung

TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TOÀN CẦU VIỆT TÍN

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Từ năm 1995, Bà Vũ Thị Thu Hà đã có niềm đam mê kinh doanh kim loại - phế liệu Năm 2009, Bà Vũ Thị Thu Hà đã đăng ký thành CTCP Xuất nhập khẩu và thương mại Việt Trung Kể từ năm 2018, Công ty Việt Trung đã đổi tên thành CÔNG

TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TOÀN CẦU VIỆT TÍN, do ông Phương

Tuấn Thành đại diện - con trai của Bà Vũ Thị Thu Hà

Công ty Việt Tín thuộc sở hữu của gia đình Bà Vũ Thị Thu Hà với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp tái chế kim loại - phế liệu Việt Tín chuyên cung cấp nguồn hàng, xuất khẩu các mặt hàng như kim loại, phế liệu, và các mặt hàng khác đi các nước: Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Tín đang trở thành cầu nối đáp ứng mạnh mẽ nhu cầu XNK phế liệu tái chế với mục tiêu trở thành một trong những công ty hàng đầu để kết nối các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp tái chế với các nhà cung cấp phế liệu.

Thông tin chung về công ty:

- Tên tiếng Việt: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Toàn Cầu Việt Tín

- Tên quốc tế: Viet Tin Global Import Export Joint Stock Company

- Tên viết tắt: Viet Tin Global

- Ngành nghề hoạt động: Xuất nhập khẩu kim loại - phế liệu

- Địa chỉ: Số nhà 3B, Hẻm 8/8, Ngõ 196, tổ 20, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Người đại diện: Ông Phương Tuấn Thành

- Văn phòng đại diện: Số 65 Lô đất TT-B, Khu đô thị TP Giao Lưu, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Email: viettinglobal.jsc@gmail.com

Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp tái chế kim loại, Việt Tín tự hào về chuyên môn của mình, luôn tìm thấy ý thức chung với các đối tác của mình, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên trên tinh thần thân thiện bình đẳng để cùng nhau phát triển, tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc không ngừng nâng cao chất lượng, dịch vụ của mình

Trong nhiều năm hoạt động, Việt Tín đã kinh doanh cả trong nước và quốc tế, đã xây dựng được mối quan hệ vững chắc và kinh doanh lâu dài với các quốc gia Châu Á Từ những kinh nghiệm xương máu, Việt Tín đã và đang có nhiều thay đổi trong ngành và dần dần khẳng định được uy tín thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳ công ty nào Nó đảm bảo vận hành hiệu quả mọi hoạt động trong công ty Để thực hiện tốt chức năng của mình thì mỗi công ty cần có một bộ máy tổ chức quản lý phù hợp Tại công ty Việt Tín, hệ thống các phòng ban còn đơn giản Cơ cấu tổ chức của công ty được thiết kế dưới hình thức là một CTCP có Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc và sau đó là các bộ phận Dưới đây là cơ cấu tổ chức của công ty Việt Tín:

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự - Công ty Việt Tín)

CTCP Xuất nhập khẩu toàn cầu Việt Tín đi vào hoạt động dưới sự quản lý và dẫn dắt của người dẫn đầu, đó là Giám đốc và Phó Giám đốc cùng sự kết hợp của 4

Bộ phận Tài chính – kế toán

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của công ty Việt Tín

3 bộ phận: bộ phận Kinh doanh, bộ phận Chứng từ, bộ phận Tài chính – kế toán, và bộ phận Nhân sự Các bộ phận đều hỗ trợ mật thiết cho nhau trong hoạt động kinh doanh của công ty

Với cách tổ chức này, việc quản trị và điều hành công ty sẽ trở nên đơn giản bởi mô hình vừa và nhỏ không quá phức tạp Mô hình quản lý được công ty Việt Tín áp dụng phù hợp với quy mô và tầm hoạt động của công ty, tránh trùng lặp, chồng chéo công việc và phát huy được năng lực và trí tuệ của toàn bộ đội ngũ nhân viên

1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận

- Tổng Giám đốc: Ông Phương Tuấn Thành Là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm chung cho tất cả các hoạt động của công ty trước pháp luật Trực tiếp tổ chức và điều hành những hoạt động của công ty theo đúng luật, đúng điều lệ Đồng thời Giám đốc cũng xác định mục tiêu, xây dựng phương hướng phát triển của công ty ở mọi lĩnh vực công tác kế hoạch, tài chính, đầu tư phát triển,…

- Phó Giám đốc: Bà Vũ Thị Thu Hà Thay mặt xử lý các công việc được ủy quyền và đưa ra các quyết định thay giám đốc, quản lý và điều hành công ty, kiêm phụ trách chính phòng kinh doanh, xây dựng, triển khai kế hoạch kinh doanh, làm việc với các đối tác nước ngoài, theo dõi tiến trình của các đơn hàng và hoạt động của các bộ phận

- Bộ phận Kinh doanh: Thực hiện các nhiệm vụ chính sau: Tìm kiếm và liên hệ nguồn khách hàng tiềm năng cả trong nước và ngoài nước, chăm sóc khách hàng, thực hiện các công tác mở rộng thị trường, nắm bắt các thông tin về giá cả sản phẩm, làm báo giá và hợp đồng mua bán, theo dõi hành trình vận tải của từng lô hàng

- Bộ phận Tài chính - kế toán: Tổng hợp số liệu về tài chính giúp ban lãnh đạo nắm rõ tình hình hoạt động của công ty, cung cấp tài chính kịp thời đến các phòng ban khi cần thiết, quản lý các mối liên hệ tài chính trong công ty, lập thống kê kế toán, theo dõi tình hình tài chính,

- Bộ phận Chứng từ: Thực hiện chuẩn bị các chứng từ hoặc hồ sơ có liên quan

Làm chứng từ hỗ trợ cho khách hàng, các đối tác, đơn vị cung cấp, đơn vị vận chuyển khi cần thiết Liên hệ với các hãng tàu để sắp xếp lịch vận chuyển Phối hợp với bộ phận Kinh doanh trong công ty để đảm bảo tiến độ và xử lý các công việc phát sinh Làm hợp đồng, soạn thảo và chuẩn bị bộ chứng từ xuất nhập khẩu L/C, T/T Mở tờ khai hải quan, kê khai trên hệ thống,…

- Bộ phận Nhân sự: Quản lý nhân sự trong công ty, phân công lao động phù hợp, hiệu quả, tuyển dụng và đào tạo, bổ khuyết nguồn nhân lực kịp thời, đề xuất các chiến lược lương thưởng, đãi ngộ cho nhân viên trong công ty, duy trì môi trường làm việc lành mạnh, tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên, lên kế hoạch tổ chức các hoạt động gắn kết thành viên trong công ty.

Lĩnh vực hoạt động của công ty

Bảng 1.1 Ngành nghề kinh doanh chính của công ty Việt Tín

32900 Sản xuất khác chưa được phân vào đâu (Ngành chính)

4662 Bán buôn kim loại và quặng kim loại

5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải

Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh kim loại - phế liệu tại Việt Nam trong nhiều năm qua, Việt Tín đã có những bước đi vững chắc và đạt được nhiều thành công trong ngành Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm:

- Kinh doanh Xuất nhập khẩu kim loại: gồm kim loại nhôm và kẽm

- Kinh doanh Xuất nhập khẩu phế liệu: gồm phế liệu nhôm, kẽm và phế liệu tổng hợp

- Kinh doanh dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu: Việt Tín thấu hiểu được các phiền toái khi giao dịch ngoại thương; khi sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu của công ty Việt Tín, khách hàng sẽ có được rất nhiều lợi thế khi thông qua một công ty trung gian để xuất khẩu cho đối tác của mình

Tuy nhiên hiện nay, công ty đang tập trung đầu tư kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng kim loại, phế liệu nhôm và kẽm Khách hàng của công ty thường là các nhà máy tái chế đến từ các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…

Nguồn nhân lực

Việt Tín nhận thấy rằng để có thể cung cấp và tồn tại lâu dài cũng như thành công trong lĩnh vực kinh doanh kim loại – phế liệu này, việc quan trọng là cần đầu tư vào con người và nguồn lực trong công ty Dưới đây là bảng nguồn nhân lực của công ty Việt Tín:

Bảng 1.2 Nguồn nhân lực của công ty Việt Tín

Tổng số lao động trong công ty 25

(Nguồn: Bộ phận Nhân sự - Công ty Việt Tín)

CTCP Xuất nhập khẩu Toàn Cầu Việt Tín hiện có tổng số lao động là 25 người Trong đó trình độ cử nhân là 22 người chiếm 88%, 12% còn lại là trình độ trên đại học Tỷ lệ lao động nam - nữ là 16% / 84% Tỷ lệ lao động theo độ tuổi là 76% dưới

30 tuổi, 20% lao động trong độ tuổi từ 30 - 45 tuổi và còn lại là lao động trên 45 tuổi Tuy có trình độ khác nhau nhưng nhìn chung thì 80% cán bộ công nhân viên trong công ty đều sử dụng thành thạo tiếng Anh và tin học văn phòng Con số này khẳng định rằng Việt Tín luôn lựa chọn rất kỹ đầu vào cho các vị trí tại công ty Thêm vào đó, bộ máy quản lý của công ty thực sự tinh giản, gọn nhẹ đạt hiệu quả cao góp phần tận dụng được hết năng lực của người lao động Công ty luôn có những chế độ đãi ngộ hợp lý và tạo mọi điều kiện cho cán bộ nhân viên phát huy hết khả năng của mình như chế độ thưởng cho nhân viên trong các dịp lễ tết và khi có kết quả làm việc tốt, tổ chức các hoạt động ngoại khóa và cung cấp đầy đủ các phương tiện công cụ để người lao động làm việc đạt hiệu quả cao nhất Với tiềm lực kinh tế, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại; hiện nay CTCP Xuất nhập khẩu Toàn Cầu Việt Tín là một môi trường rất tốt để cho nhân viên phát huy hết năng lực của bản thân và gắn bó lâu dài với công ty.

Cơ sở vật chất của công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố quan trọng để công ty hoạt động ổn định, góp phần lớp giúp thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả Hiểu được điều đó, Công ty

Cổ phần Xuất nhập khẩu toàn cầu Việt Tín đã trang bị hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và tiên tiến để đáp ứng các nhu cầu của cán bộ và nhân viên trong công ty Cụ thể như sau:

Trụ sở chính: Số 65 Lô đất TT-B, Khu đô thị TP Giao Lưu, Phường Cổ Nhuế 1,

Quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

Văn phòng làm việc: Mỗi văn phòng được trang bị đầy đầy đủ máy tính, máy in và các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho hoạt động của Công ty và nhu cầu của nhân viên văn phòng Các trang thiết bị đều được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các thương hiệu lớn để đảm bảo tiêu chuẩn về mặt chất lượng

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2020 - 2023

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020 – 2022 của công ty Việt Tín

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.438.680.544 8.378.840.267 38.575.338.654

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 64.078.544 648.800.276 (844.351.279) Doanh thu hoạt động tài chính 22.650 2.936.178 147.938.608

Chi phí quản lý kinh doanh 79.720.627 473.922.110 506.088.565

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (15.905.984) 106.9325.767 (1.419.802.900) Tổng lợi nhuận trước thuế (15.905.984) 106.925.767 (1.424.739.900)

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 0 15.249.607 0

Tổng lợi nhuận sau thuế (15.905.984) 91.676.160 (1.424.739.900)

(Nguồn: Bộ phận Kế toán - Công ty Việt Tín)

Tính đến hết tháng 6/2023, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty Việt Tín đạt 22.678.675.544 VNĐ, trong đó lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 763.738.645 VNĐ (Nguồn: Bộ phận Kế toán - Công ty Việt Tín).

Nhận xét: Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của CTCP Xuất nhập khẩu Toàn Cầu Việt Tín, có thể nhận thấy rằng:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên theo từng năm: Doanh thu năm 2021 tăng 4.940.159.723 VNĐ so với năm 2020; năm 2022 tăng

30.196.498.387 (VNĐ) so với năm 2021, tức tăng hơn 4,6 lần chỉ trong vòng 1 năm hoạt động

- Tuy nhiên, giá vốn hàng bán ở giai đoạn này cũng tăng cao cùng với đó là ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến mức tăng trưởng về lợi nhuận của công ty chưa đáng kể Cụ thể là năm 2021, doanh thu của công ty tăng do giá thị trường biến động theo chiều hướng tốt khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy nghiêm trọng Mức lợi nhuận: 91.676.160 VNĐ Mức lợi nhuận đạt được không quá cao vào năm 2021 nhưng lại mang tín hiệu tích cực, làm cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh vào năm 2022 Tuy nhiên do tình hình hậu đại dịch Covid - 19 vẫn kéo dài cùng với đó là sự tụt dốc của giá thị trường kim loại - phế liệu đã khiến cho doanh thu 2022 tăng đáng kể nhưng lợi nhuận không mấy khả quan Đến hết tháng 6/2023, lợi nhuận của công ty đã đạt 763.738.645 VNĐ và đang có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022 Điều đó cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Việt Tín đang có những chuyển biến tích cực và chắc chắn sẽ còn phát triển hơn nữa trong tương lai.

Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu kim loại – phế liệu của công ty

2.2.1 Danh mục mặt hàng xuất khẩu

Danh mục các mặt hàng xuất khẩu của công ty bao gồm:

Bảng 2.2 Danh mục các mặt hàng xuất khẩu hiện nay của công ty Việt Tín

STT Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Xuất xứ

1 Zinc Ingot 96% Kẽm thỏi Việt Nam

2 Zinc top/bottom dross Xỉ kẽm Việt Nam

3 Aluminum Cone/Shot Viên nhôm dạng nón Việt Nam

4 Aluminum UBC Scrap Lon nhôm phế liệu Đài Loan, Hồng Kông

5 Aluminum Telic Puck Phế liệu nhôm mã Telic

Puck Đài Loan, Hồng Kông

6 Aluminum wire scrap Dây nhôm phế liệu Hồng Kông

Phế liệu nhôm hỗn hợp: Đồ dùng nhà bếp, Bộ tản nhiệt, Dây căng, Hồng Kông

9 Stainless Steel 304 Thép không gỉ mã 304 Hồng Kông

Bộ tản nhiệt Nhôm & Đồng Hồng Kông

Scrap Bánh xe nhôm phế liệu Hồng Kông

12 Motor Scrap Phế liệu động cơ Nhật Bản, Singapore

13 Taint Tabor Phế liệu nhôm mã Taint

Tabor Đài Loan, Hồng Kông

Tense/ Casting Mảnh vụn nhôm Malaysia

15 Engine Block / Trump as per ISRI Khối động cơ Dubai

(Nguồn: VIET TIN GLOBAL COMPANY PROFILE 2022) Đối với kim loại Kẽm, Nhôm của công ty sẽ được ứng dụng trong các ngành như ngành cơ khí và sản xuất ô tô, ngành hàng không, ngành đồ gia dụng, ngành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, ngành xây dựng Còn đối với các loại phế liệu kẽm, phế liệu nhôm được lấy từ những sản phẩm, vật dụng đã được sử dụng trong một thời gian Sau đó chúng không được dùng nữa mà được loại ra, thu gom và tái chế để làm nguyên liệu sản xuất nên các sản phẩm khác Hiện tại, danh mục mặt hàng xuất khẩu của công ty rất phong phú và đa dạng ngày càng được bổ sung thêm nhằm giúp khai thác tối đa lợi thế của công ty và giúp giảm bớt rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty

2.2.2 Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng kim loại – phế liệu chủ yếu của công ty trong thời gian qua

Bảng 2.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của công ty Việt Tín

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo XNK - Công ty Việt Tín)

Nhận xét: Bảng số liệu trên cho thấy tình hình biến động của trị giá xuất khẩu một số mặt hàng kim loại - phế liệu chính của công ty qua các năm.

- Zinc Ingot 96%: Năm 2020, mặt hàng kim loại Zinc Ingot có kim ngạch là 26.557,66 USD chiếm 18,04% tổng kim ngạch xuất khẩu Tuy nhiên đến năm

2021 và 2022 thì giảm xuống lần lượt là 10,00% và 6,10% Do trong giai đoạn

2021 - 2022, kim loại nhôm thỏi trên toàn thế giới có mức giá cao và biến động lớn dẫn đến tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này giảm đáng kể trong giai đoạn 2021

- Aluminium mixing scrap và UBC scrap: Năm 2020 mặt hàng này chiếm 20% trên tổng kim ngạch xuất khẩu, đến năm 2021 đã tăng lên 25,00% với giá trị

89.690,04 USD, và tiếp tục tăng lên chiếm tỷ trọng 30,48% Tương tự đó thì mặt hàng UBC scrap cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, tỷ trọng tăng đáng kể qua từng năm, cụ thể năm 2022 chiếm 20,12% tổng kim ngạch xuất khẩu

- Aluminium Extrusion 6063 scrap, Taint tabor và Motor scrap: Tỷ trọng một số mặt hàng phế liệu này có xu hướng giảm dần qua các năm Tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng này ở mức 10,41 - 17,28% trong giai đoạn 2020 - 2022, tuy có sự suy giảm nhưng chúng vẫn giữ vị trí chủ lực trong các mặt hàng xuất khẩu của công ty.

Hoạt động thương mại quốc tế của công ty

2.3.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu

Nghiên cứu và lựa chọn thị trường xuất khẩu là một khâu quan trọng và rất cần thiết đối với bất kỳ công ty kinh doanh quốc tế nào Khi kinh doanh trên thị trường quốc tế, các công ty theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau và bất cứ công ty nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được mục tiêu cơ bản là lợi nhuận hoặc thị trường Để có thể đạt được mục tiêu đó thì nghiên cứu thị trường là hoạt động nghiệp vụ đầu tiên tạo tiền đề cho những nghiệp vụ tiếp theo, đảm bảo cho hàng hóa xuất khẩu được diễn ra liên tục và đạt hiệu quả cao

Dưới đây là cơ cấu thị trường xuất khẩu kim loại – phế liệu của công ty trong giai đoạn 2020 – 2022

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thị trường xuất khẩu kim loại – phế liệu của công ty

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo XNK - Công ty Việt Tín)

- Trong giai đoạn 2020 – 2022, hai thị trường chính mà công ty Việt Tín xuất khẩu sang là Ấn Độ chiếm 44,60 % và Trung Quốc chiếm 22,8% Tỷ trọng

10,3% Ấn Độ Trung Quốc Korea Japan Ả RậpPakistanThị trường khác

12 này đang tiếp tục có xu hướng tăng qua từng năm bởi lợi thế của Việt Tín so với các công ty đối thủ khác đó là khả năng xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Ấn Độ nổi trội Ngoài ra thị trường Ấn Độ cũng đã giành nhiều ưu đãi cho Việt Nam thông qua các mối quan hệ thương mại song phương, có thể kể đến Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) mà trong đó Việt Nam là một nước thành viên

- Những năm gần đây, công ty đã tăng cường quan hệ hợp tác, mở rộng sang thị trường có nhiều triển vọng như Ả rập, Pakistan Tuy nhiên tỷ trọng xuất khẩu sang các này vẫn còn thấp, chỉ chiếm 4,5 – 5,2% Đây vốn là các thị trường có nhu cầu nhập khẩu lớn và khả năng thanh toán cao Tuy nhiên, Ả Rập là một thị trường rất khó tính, hàng hóa muốn nhập khẩu vào thị trường này đều phải đáp ứng các quy định khắt khe từ các chính phủ

- Kế tiếp là thị trường các nước Đông Á - Nhật Bản, Hàn Quốc chiếm tổng tỷ trọng 12,6% Đây là thị trường có nhu cầu sử dụng sản phẩm đến từ Việt Nam cũng khá cao, vì vậy lượng hàng xuất khẩu giữa hai bên ngày một tăng

2.3.2 Xây dựng phương án kinh doanh

Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thị trường nước ngoài, ban lãnh đạo công ty sẽ phối hợp với bộ phận Sales để lập phương án kinh doanh Phương án này là bản kế hoạch hoạt động của công ty nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh trong khoảng thời gian 6 tháng Sau 6 tháng, công ty sẽ đánh giá và điều chỉnh phương án kinh doanh sao cho phù hợp nhất với tình hình hiện tại của công ty Xây dựng phương án kinh doanh gồm các bước sau:

Bước 1: Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân, công ty đưa ra được đánh giá tổng quan về thị trường nước ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng phân đoạn thị trường Đồng thời cũng đưa ra những nhận định cụ thể về thương nhân nước ngoài, các công ty nhà máy lớn mà đơn vị sẽ hợp tác kinh doanh

Bước 2: Lựa chọn mặt hàng thời cơ, phương thức kinh doanh

Công ty chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà công ty có, có nguồn hàng ổn định đáp ứng được thời cơ xuất khẩu thích hợp: khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu Do mặt hàng kim loại có giá biến đổi thường xuyên nên cần phải theo dõi và cập nhật giá cả và lựa chọn phương thức kinh doanh phù hợp

Bước 3: Đề ra mục tiêu

Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài, khả năng tiêu thụ kim loại – phế liệu trên các thị trường đó, bộ phận Sales sẽ đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau

Giai đoạn 1: Trong 3 tháng đầu của kế hoạch kinh doanh, đẩy mạnh lượng tương tác với khách hàng, tập trung tạo dựng mối quan hệ với các đối tác, nhà máy lớn, đặc biệt các nhà máy tái chế ở Ấn Độ Bán, đưa ra mức giá sản phẩm cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác

Giai đoạn 2: 3 tháng sau, đẩy mạnh bán hàng cho các đối tác cũ với số lượng lớn, mở rộng quan hệ kinh doanh với các đối tác mới, mục tiêu của giai đoạn này là xuất khẩu được lượng lớn các mặt hàng và thu được lợi nhuận cao

Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện

Giải pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất, có lợi nhất cho công ty kinh doanh Bộ phận Sales sẽ tự đề xuất ra các biện pháp thực hiện với ban lãnh đạo của công ty

Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh

Công ty đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình sau 6 tháng Đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty kinh doanh đã và làm tốt, những khâu còn yếu kém nhằm giúp công ty nói chung và bộ phận Sales nói riêng cải thiện được hiệu quả hoạt động, hoàn thiện quy trình xuất khẩu

2.3.3 Tìm kiếm đối tác Để quá trình tìm đối tác nước ngoài đạt kết quả cao, doanh nghiệp hay người trực tiếp phụ trách tìm kiếm đối tác cần có kế hoạch chi tiết, rõ ràng về các hoạt động để thúc đẩy công tác tìm kiếm nhanh chóng hơn Công ty đã thiết lập một trang web riêng cho doanh nghiệp, trong trang web có chứa các thông tin về doanh nghiệp và được cập nhật thường xuyên các hoạt động, mặt hàng của công ty

Công ty cung cấp các công cụ, nền tảng để tìm kiếm đối tác Hiện tại, các đối tác chính của công ty thường đến từ 3 nguồn khác nhau, đó là:

• Tìm kiếm qua trang mạng xã hội Facebook, Linkedin: Bộ phận Sales sẽ đăng bài về sản phẩm lên các hội nhóm chuyên về XNK kim loại – phế liệu trên Facebook, Linkedin để tăng tương tác và tạo uy tín cho doanh nghiệp Tuy số lượng khách hàng có được từ nền tảng xã hội này còn thấp và chưa thực sự tiềm năng nhưng đây vẫn là một kênh tìm kiếm khách hàng được công ty ưu tiên sử dụng

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đánh giá những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt động sản xuất,

- Trong hơn 10 năm kinh doanh và phát triển, Việt Tín đã từng bước xây dựng thành công thương hiệu của mình trong mắt bạn bè quốc tế và trở thành một đối tác đáng tin cậy trong ngành công nghiệp tái chế, có thể kể đến Ấn Độ - một trong những thị trường lớn nhất về buôn bán kim loại phế liệu; ngoài ra còn có các thị trường lân cận như Trung Quốc, Indonesia, đối tác thường xuyên và lâu dài của Việt Tín kể từ khi mới thành lập

- Các chỉ tiêu nhiệm vụ của bộ phận Sales trong công ty đều hoàn thành kế hoạch và vượt mức kế hoạch của công ty và tổng công ty giao

- Có mối quan hệ rộng rãi với hải quan nên các lô hàng được các nhân viên giải quyết trong thời gian sớm nhất để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Hàng hóa luôn được giao đúng địa điểm, thời gian, đảm bảo số lượng, chất lượng trong suốt thời gian giao nhận

- Thiết lập được nhiều mối quan hệ thân thiết đặc biệt với các hang tàu trong khu vực và quốc tế, giúp công ty linh động hơn trong việc sắp xếp hành trình cho hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng

- Cơ cấu tổ chức, số lượng nhân viên trong bộ phận Sales còn ít, linh hoạt dễ dàng đưa ra quyết định cũng như tham khảo ý kiến của nhân viên trong công ty, các nhân viên đều đưa ra phương án đề xuất để hoạt động kinh doanh của công ty được phát triển hơn nữa

Bên cạnh những thành công đạt được, công ty Việt Tín vẫn còn một số hạn chế làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của công ty, cụ thể là:

- Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty Việt Tín chưa được hiệu quả, mà đây lại là một nghiệp vụ rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu Thông tin về thị trường không thường xuyên được cập nhật chính xác Đội ngũ cán bộ làm công tác marketing còn thiếu kinh nghiệm Dẫn đến những dự báo về xu hướng giá cả, sản lượng của bộ phận Sales chưa chính xác

- Về tổng quan thị trường xuất khẩu của công ty còn nhỏ, chỉ tập trung ở một số quốc gia Châu Á Khi thâm nhập vào thị trường mới công ty chưa thực sự có các

18 chuyên gia có trình độ cao, dẫn đến công ty chỉ dành được thị phần nhỏ Thị trường được mở rộng nhưng sức cạnh tranh còn yếu kém

- Việc phối hợp giữa các phòng ban chưa chặt chẽ: Việc phối hợp giữa các bộ phận bán hàng và bộ phận chứng từ vẫn còn xảy ra một số trường hợp cần khắc phục Vào những mùa cao điểm, lượng khách hàng có nhu cầu về sản phẩm là rất lớn, khi nhân viên bán hàng nhận được yêu cầu báo giá và gửi thông báo sang các bộ phận khác (làm giá, chứng từ, ), việc phối hợp giữa các bộ phận còn chậm dẫn đến tình trạng mất khách do khách hàng đã nhận được báo giá và đơn đặt chỗ từ công ty khác

- Chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, các nhân viên của bộ phận hiện nay không phải người nào cũng được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngoại thương Nghiệp vụ của các các bộ công nhân viên trong đàm phán kinh doanh không được nâng cao Hạn chế về mặt ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Trung, phần lớn các khách hàng Trung Quốc của công ty đều muốn giao tiếp và đàm phán bằng tiếng Trung, do tiếng Anh của họ còn hạn chế Tuy nhiên trong công ty chỉ có duy nhất Giám đốc biết tiếng Trung Vì vậy, đôi khi cán bộ nhân viên không tự chủ động trong việc đàm phán và giải quyết các công việc, phải xin ý kiến của Giám đốc

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Các chính sách pháp luật, nghị định của Chính phủ về việc xuất khẩu các mặc hàng kim loại, phế loại còn nhiều phức tạp Những chính sách, yêu cầu của nước nhập khẩu cũng tương đối gay gắt Ví dụ như Trung Quốc, việc công ty xuất khẩu mặt hàng nhôm thỏi cũng gặp rất nhiều cản trở do chính sách Trung Quốc ngày càng thắt chặt về việc nhập khẩu phế liệu

Trong quá trình vận chuyển hàng phế liệu phải chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên như thời tiết xấu, bão Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu hàng của công ty

Các vụ tấn công của phong trào Houthi ở Yemen nhằm vào các tàu di chuyển qua Biển Đỏ cũng làm ảnh hưởng tới hoạt động vận tải hàng hải Từ đó, hoạt động thương mại của Việt Tín cũng bị hạn chế rất nhiều

 Nguyên nhân chủ quan Đội ngũ nhân lực trẻ là một ưu điểm nhưng cũng là một nguyên nhan gây ra hạn chế Ở Việt Tín có thể thấy tỷ lệ lao động theo độ tuổi là 76% dưới 30 tuổi Nhân sự còn non trẻ chưa thật sự có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh khó, rắc rối bất ngờ xảy ra do đó quy trình xuất khẩu của công ty vẫn

Các chiến lược công ty chưa thực sự hiệu quả Điều này dẫn đến việc công ty chưa giải quyết triệt để những khó khăn bất ngờ xảy ra

Việc lập kế hoạch xuất khẩu, quy trình thực hiện hợp đồng chưa bao quát mọi khía cạnh, vẫn còn sơ hở.

Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của CTCP Xuất nhập khẩu toàn cầu Việt Tín

Công ty cần giải quyết vấn đề về đội ngũ nhân viên Nhân tố con người là nhân tố cốt lõi quyết định sự thành công của công ty, dó đó, vấn đề đặt ra là công ty cần có nhiều chính sách nhằm nâng cao kiến thức chuyên nghiệp, kỹ năng chuyên môn cho nhân viên

Ngoài do, do ngành này có nhiều đối thủ cạnh tranh nên Việt Tín cũng cần có những phương án nâng cao hiệu suất mua hàng và cải thiện chất lượng, dịch vụ, kỹ thuật để có thể cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp cùng ngành

Việt Tín cũng cần mở rộng thị trường xuất khẩu của mình, có thể mở rộng sang thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, tận dụng các Hiệp định thương mại tự do được ký kết.

Đề xuất vấn đề nghiên cứu

Thông qua những nghiên cứu về quá trình hoạt động thương mại quốc tế của CTCP Xuất Nhập khẩu toàn cầu Việt Tín, kết hợp cùng với thực tiễn về những vấn đề tồn đọng và nguyên nhân cấu thành, em xin đề xuất các đề tài nghiên cứu phục vụ khóa luận tốt nghiệp như dưới đây:

- Đề xuất 1: Quản trị quy trình xuất khẩu hàng bằng đường biển của Công ty

Cổ phần Xuất Nhập khẩu toàn cầu Việt Tín

- Đề xuất 2: Quản trị rủi ro quy trình xuất khẩu bằng đường biển của Công ty

Cổ phần Xuất Nhập khẩu toàn cầu Việt Tín

- Đề xuất 3: Thực trạng và giải pháp cho hoạt động Sales Xuất nhập khẩu của

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu toàn cầu Việt Tín

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN