Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội.. Tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội.. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần Xuấ
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀ NỘI
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Sơ lược về công ty
Tên công ty CÔNG TY CỔ PHÂN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀ
Tên quốc tế HANOI SEAPRODUCTS IMPORT EXPORT JOINT STOCK
CORPORATION Tên viết tắt SEAPRODEX HA NOI
Trụsở chính 20 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Thành phố Hà
Giám đốc/Đại diện pháp luật Thiều Thị Thanh Thúy
Quản ý bởi Cục Thuế Thành phố Hà Nội
Website www.seaprodexhanoi.com.vn
Nguồn Công ty Cổ phần xuât nhập khẩu Thủy sản Hà Nội
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội được thành lập lần đầu theo quyết định số 544HS/QĐ của Bộ trưởng Bộ Hải sản ngày 05/7/1980 với tên gọi là Chi nhánh xuất nhập khẩu Hải sản Hà Nội thuộc Công ty XNK Hải sản Việt Nam (Seaprodex Vietnam); Sau đó được đổi tên thành Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội (Seaprodex Hanoi) bằng quyết định số 126 TS/QĐ ngày 16 tháng 4 năm 1992 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản và được thành lập lại theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993 của
Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản, là đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Thuỷ sản Việt Nam- Bộ Thuỷ sản
Kể từ ngày đầu mới thành lập 5/7/1980 đến năm 2006, Seaprodex Hà Nội không ngừng phát triển và lớn mạnh, từ một chi nhánh XNK Thuỷ sản với số vốn và quy mô nhỏ hoạt động theo cơ chế tự kinh doanh, tự trang trải (Giai đoạn 1980 đến 1992) đã phát triển thành một công ty XNK thuỷ sản hàng đầu khu vực phía Bắc, với số vốn là 34,705 tỷ đồng (Theo quyết định số 251/QĐ-TC ngày 31/3/1993)
Giai đoạn từ 1993 đến 2006 là thời kỳ Công ty phát triển mạnh mẽ và đã trở thành Doanh nghiệp XNK Thuỷ sản có uy tín và vị thế cao trên thị trường trong và ngoài nước Kết quả kinh doanh cho thấy công ty đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, trong đó tốc độ phát triển doanh số xuất khẩu năm 2006 tăng gấp 4 lần so với năm 1990, đóng góp 35,085 triệu đô la Mỹ cho kinh tế nhà nước vào năm 2006 Ngoài ra, năm 2006 Công ty cổ phần XNK Thuỷ sản Hà Nội (SEAPRODEX HANOI), đã đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước là Công ty XNK Thuỷ sản Hà Nội sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012492 do sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 22/12/2006 với số vốn điều lệ là 70 tỷ đồng (trong đó nhà nước nắm giữ 59,34%)
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể, trở thành Công ty cổ phần XNK Thủy sản đầu ngành với nguồn vốn điều lệ tăng từ 70 tỷ đồng (năm 2007) đến nay đã tăng lên 100 tỷ đồng và mở rộng quy mô với 5 chi nhánh ở 2 tỉnh Nam Định, Quảng Ninh và 2 thành phố khác ngoài Hà Nội là Thành phố Hồ Chí Mình và Hải Phòng.
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực khai thác - chế biến - xuất khẩu- nhập khẩu các mặt hàng thủy hải sản thành phẩm và bán thành phẩm Cụ thể:
- Ngành nghề kinh doanh chính: Khai thác đánh bắt, nuôi trồng, thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản như: tôm, cá, mực, nhuyển thể dưới các sạng tươi sống, đông lạnh, thức ăn chín, khô, Và nhập khẩu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm thủy hải sản trong nước; gia công chế biến hải sản
- Ngành nghề kinh doanh liên quan đến ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, mua bán các loại: Vật liệu xây dựng, kim khí hoá chất, ngư lưới cụ, máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, bao bì đóng gói
- Ngành nghề kinh doanh khác: Kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển hàng hoá đường bộ đường biển và đường hàng không; Kinh doanh, dịch vụ nhà ở, cơ sở hạ tầng, văn phòng làm việc, nhà xưởng, kho bãi, nhà hàng, khách sạn, siêu thị, du lịch, bệnh viện và các loại bất động sản khác Ngoài ra, công ty còn hoạt động trong lĩnh vực: Đào tạo và cung ứng nguồn lao động chất lượng cao.
Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 60/2005/QH-11 ngày 29/11/2005 Công ty hoạt hoạt động theo mô hình lãnh đạo, đưa quyết định từ Hội đồng quản trị đến ban giám đốc, đến các phòng ban khác Mỗi phòng ban trong Công ty có chức năng, nhiệm vụ riêng vừa gắn kết chặt chẽ với nhau trong từng hoạt động kinh doanh, nhờ đó đảm bảo được tính linh hoạt và kịp thời phối hợp trong công việc
`Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Hà
Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân Sự Để các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty được vận hành một cách trơn tru, Công ty Cổ phân Xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội đã duy trì một bộ máy chặt chẽ, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ cả từng bộ phận, phòng ban Cụ thể như sau: Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết hoặc người được cổ đông có quyền biểu quyết uỷ quyền ĐHĐCĐ có các nhiệm vụ sau:
• Thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ;
• Thông qua định hướng phát triển của Công ty, thông qua báo cáo tài chính hàng năm, các báo cáo của HĐQT và BKS;
• Quyết định số lượng thành viên HĐQT;
• Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên HĐQT và BKS;
• Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
Hội đồng Quản trị: Hội đồng Quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty, có nghĩa vụ quản trị Công ty giữa 2 kỳ đại hội
Số thành viên HĐQT của Công ty gồm 05 thành viên HĐQT là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty, trừ những thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ HĐQT có các nhiệm vụ sau:
• Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của Công ty;
• Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mục đích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;
• Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý Công ty;
• Kiến nghị sửa đổi bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hàng năm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận và phương hướng phát triển, kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty trình ĐHĐCĐ;
• Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họp ĐHĐCĐ;
• Đề xuất việc tái cơ cấu lại hoặc giải thể Công ty;
• Các quyền khác được quy định tại Điều lệ
Ban Kiểm soát: Ban Kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ trong quản trị và điều hành hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của Công ty Hiện tại Ban Kiểm soát Công ty gồm có 3 thành viên, nhiệm kỳ của Ban Kiểm soát và của mỗi thành viên là 5 năm
Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc hiện tại của công ty là bà Thiều Thị
Thanh Thúy do Hội đồng Quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Đại hội đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Phó Tổng Giám đốc có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ban Tổng Giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm sau:
• Tổ chức điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, Điều lệ Công ty và tuân thủ pháp luật;
• Xây dựng và trình HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn của Công ty;
• Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đối với Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng Bổ nhiệm, miễn nhiệm các cán bộ quản lý khác
• Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty
• Báo cáo HĐQT về tình hình hoạt động, kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm trước HĐQT, ĐHĐCĐ và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;
• Các quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ
Bao gồm Phòng kinh doanh nội địa và Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kinh doanh nội địa: Chịu trách nhiệm về tổ chức hoạt động kinh doanh, phân phối và xúc tiến bán hàng, nghiên cứu thị trường cũng như nhu cầu trong nước, tìm kiếm các đối tác trong nước để đẩy mạnh hoạt động phân phối sản phẩm theo hình thức bán buôn và bán lẻ
Phòng xuất nhập khẩu: Nghiên cứu, phát triển thị trường quốc tế, tìm kiếm các đối tác để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế như: đàm phán, giao dịch với các đối tác nước ngoài, tổ chức thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa
Phòng quản lý bao gồm phòng tổ chức hành chính và phòng kinh tế tài chính, trong đó:
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ Tham mưu cho Ban quản lý công ty về các vấn đề liên quan đến nhân sự, công văn, hợp đồng, các quy chế áp dụng trong công ty; lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân lực; lưu trữ các hồ sơ, văn bản, giấy tờ quan trọng; soạn thảo các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ và gửi cho khách hàng; đón tiếp khách hàng, đối tác; quản lý và bảo dưỡng tài sản của công ty; tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra công tác liên quan đến trật tự, phòng cháy chữa cháy
Phòng kinh tế tài chính có nhiệm vụ: tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc về việc xây dựng chính sách, chiến lược tài chính và kiểm soát các hoạt động tài chính của Công ty Thực hiện công tác theo chuyên môn tài chính, kế toán
• Chi nhánh Công ty - Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuân Thủy chuyên sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu
• Chi nhánh Công ty - Xí nghiệp Giao nhận Thủy sản Xuất khẩu Hải Phòng chuyên kinh doanh dịch vụ cho thuê kho lạnh và giao nhận xuất nhập khẩu
• Các chi nhánh Công ty tại TP Hồ Chí Minh và Quảng Ninh đều đang phải tạm ngừng hoạt động
• Chi nhánh Công ty – Xí nghiệp Chế biến Thủy đặc sản Xuất khẩu Hà Nội hiện hoạt động chủ yếu vào sản xuất, chế biến và xuất khẩu các mặt hàng thủy sản.
Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội
Công ty SEAPRODEX Hà Nội có đội ngũ nhân viên đa dạng bao gồm cả những nhân viên lâu năm giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động mang tinh thần sáng tạo, cống hiến hết mình cho công ty Hiện nay, tổng số nhân viên của công ty là 116 nhân viên
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2023
STT Tiêu chí Số lượng người Tỷ trọng
Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội
Về trình độ học vấn, công ty có 42 nhân viên đạt trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 10,29% chủ yếu ở Đại hội cổ đông, hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc Số lượng nhân viên có trình độ đại học là 85 người, chiếm 20,83%, chủ yếu làm việc tại các phòng kinh doanh kinh doanh, phòng quản lý và quản lý tại các chi nhánh trực thuộc Phần lớn nhân viên có trình độ cao đẳng, trung cấp và công nhân kỹ thuật, với 281 người, chiếm 68,88%, chủ yếu làm việc ở các nhà máy thuộc 5 xí nghiệp chi nhánh của công ty ở các tỉnh và thành phố Do sản phẩm kinh doanh của công ty là sản phẩm có tính cạnh tranh và đặc thù, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người và yêu cầu các tiêu chuẩn để xuất khẩu ra nước ngoài nên nên nguồn nhân lực trình độ đại học có kiến thức chuyên môn cao trong công việc là vô cùng cần thiết Phần lớn nguồn nhân lực còn lại của công ty là lao động phổ thông (trên 60%).Nguyên nhân là do loại hình công ty là loại hình sản xuất và chế biến, có nhà máy sản xuất nên cần nhiều nhân lực phổ thông
Về cơ cấu nhân sự phân theo giới tính, tỷ lệ nhân viên nam chiếm hơn phân nửa với 56,62% tổng nhân lực công ty do các công việc liên quan đến kinh doanh kho lạnh, giao nhận, bốc xếp, vận chuyển và các hoạt động khác nên tập trung nhiều nhân viên nam Tuy nhiên nhìn chung không có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ nam và nữ ở công ty, do công việc liên quan đến chế biến các sản phẩm thủy hải sản, nông lâm sản lại yêu cầu nhiều nữ hơn và số lượng nữ giới cũng tập trung nhiều ở phòng kinh doanh, phòng tổ chức hành chính, phòng kinh tế tài chính
Về cơ cấu nhân sự phân theo độ tuổi, hầu hết nhân viên của PDS Interior Hoàng Dương ở độ tuổi dưới 30 tuổi và từ 30 đến 40 tuổi Cụ thể, có 103 nhân sự chiếm 25,25% ở độ tuổi dưới 30 và 157 nhân sự ở độ tuổi 30 đến 40, chiếm 38,48% Điều này cho thấy Công ty chú trọng tuyển những người trẻ có nhiều năng lượng, nhiệt huyết để cống hiến hết mình cho công việc.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
Công ty hiện tại có 1 trụ sở chính và 5 Chi nhánh trực thuộc Trong đó, trụ sở chính năm tạị số 20 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội với diện tích 3,163 m2, bao gồm các phòng kinh doanh và các phòng quản lý thuộc Văn Phòng Công ty tại trụ sở chính Và 5 Chi nhánh trực thuộc lần lượt là:
- Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuân Thủy Địa chỉ: Xóm 11, Xã Xuân Vinh, Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định
Chi nhánh Công ty - Xí nghiệp Chế biến Thủy sản Xuân Thủy chuyên sản xuất chế biến thủy sản xuất khẩu, được xây dựng và đầu tư lần đầu vào năm 1989, nâng cấp cải tạo một phần máy móc thiết bị vào năm 2003
- Xí nghiệp Giao nhận Thủy sản Xuất khẩu Hải Phòng Địa chỉ: Số 77 Lê Lai, Phường Máy Chai, Quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng
Chi nhánh Công ty - Xí nghiệp Giao nhận Thủy sản Xuất khẩu Hải Phòng chuyên kinh doanh dịch vụ cho thuê kho lạnh và giao nhận xuất nhập khẩu Chi nhánh có 03 kho lạnh, tổng công suất 500 tấn, được đầu tư đồng bộ và đưa vào sử dụng từ năm 1988 Lượng hàng hóa gửi kho lạnh của Xí nghiệp chịu ảnh hưởng của thị trường kinh doanh thực phẩm, thủy sản và dịch vụ giao nhận xuất nhập khẩu kèm
- Xí nghiệp chế biến Thủy đặc sản Xuất khẩu Hà Nội Địa chỉ: Phố Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Chi nhánh này có hoạt động chính là sản xuất, chế biến giới thiệu sản phẩm thủy sản, kinh doanh dịch vụ kho xưởng, với diện tích hơn 34.384m2
Ngoài ra công ty còn có 2 chi nhánh khác tại TP Hồ Chí Minh và Quảng Ninh
Tài chính của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội
Nhìn chung, tình hình tài chính của Seaprodex Hà Nội diễn ra tương đối ổn định với những mức tăng trưởng khá ấn tượng Tuy nhiên, công ty cũng không thể khỏi những tác động tiêu cực trong giai đoạn sau Covid 19, khi giá thành đầu vào cao và hoạt động xuất nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng Những điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến tiềm năng phát triển của công ty
Bảng 1.3 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần
XNK Thủy sản Hà Nội giai đoạn 2021- 2023 Đơn vị : tỷ đồng
Nguồn vốn Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022 và 2023
Qua bảng 1.3 ta thấy, giai đoạn 2021 - 2023, nhìn chung tỷ lệ nợ phải trả chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng ⅓) so với vốn chủ sở hữu Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, điều này giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro tài chính cho doanh nghiệp trong giai đoạn nhạy cảm sau biến động của Covid 19
Ta thấy nợ phải trả năm 2022 tăng nhẹ so với năm 2021, chỉ khoảng 2,89 tỷ đồng, tuy nhiên vốn chủ sở hữu lại giảm 4,9 tỷ đổng, điều này cho thấy công ty đang sử dụng nhiều vốn vay hơn, điều này có thể giải thích là do trong thời điểm này, công ty đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn chủ sở hữu Năm 2022, nền kinh tế tiếp tục chịu nhiều tác động lớn như: chuỗi cung ứng bị đứt gãy, cùng với những vấn đề về chính trị, chiến tranh, lạm phát và suy thoái kinh tế đã làm cho giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào tăng cao làm tăng chi phí sản xuất Đây là lý do mà công ty gặp khó khăn trong việc huy động vốn của chủ sở hữu và tăng vốn vay để đáp ứng việc sản xuất, điều này cũng đã dẫn đến tổng nguồn vốn trong năm 2022 giảm 2,21 tỷ so với năm 2021
Năm 2023, các khoản nợ phải trả của Seaprodex Hà Nội có xu hướng giảm nhẹ, đồng thời, nguồn vốn huy động từ chủ sở hữu tăng nhẹ 5,28% nhẹ so với năm
2022, điều này cho thấy, tình hình tài chính của công ty đang dần được cải thiện, các cổ đông đã tin tưởng hơn vào kế hoạch kinh doanh của công ty Trong năm
2023, công ty cũng đã ưu tiên đẩy mạnh phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh truyền thồng như sản xuất chế biến gia công thủy sản xuất khẩu, kinh doanh thủy sản nội địa khai thác kho lạnh, đây đều là những ngành mũi nhọn của công ty thêm vào đó là những tín hiệu tích cực của ngành thủy sản cả nước, đã làm cho năm
2023 của công ty có thêm những điểm sáng so với hai năm trước đó là 2021 và
Tóm lại, trong giai đoạn 2021 - 2023, các khoản vốn của chủ sở hữu và nợ phải trả đều biến động nhẹ do ảnh hưởng chung của nền kinh tế sau đại dịch Covid làm cho giá cả đầu vào tăng cao Tuy nhiên, đến cuối năm 2023, công ty đã có những tín hiệu tích cực trong tình hình tài chính và báo hiệu một năm 2024 đầy hứa hẹn cho công ty
Bên cạnh đó, có thể nhận thấy hệ số khả năng thanh toán tổng quát cũng như khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty trong giai đoạn 2021-2023 đều lớn hơn 1 với hệ số qua các năm lần lượt là 3,339; 3,112 và 3,314 Khi hệ số lớn hơn hoặc bằng 1 thể hiện cho khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp nằm ở mức cao Trong tình trạng này, đa số doanh nghiệp không gặp phải vấn đề trong việc thanh toán luôn các khoản nợ ngắn hạn
Bảng 1.3 Bảng hệ số khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: tỷ VND
Tổng số nợ phải trả 47,47 45,16 43,02
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát 3,339 3,112 3,314
Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 3,339 3,112 3,314
Nguồn: Báo cáo tình hình chính các năm 2021, 2022 và 2023
Tuy nhiên, hệ số thanh toán này không thể hiện được năng lực thanh toán không sử dụng tiền mặt của doanh nghiệp trong việc chi trả cho các khoản vay ngắn hạn Đồng nghĩa với việc chưa xét đến trường hợp doanh nghiệp sẽ dùng một lượng hàng hóa đang có mức cầu cao trên thị trường, có thể bán luôn hoặc xuất đối lưu, hơn thế nữa, báo cáo tài chính có ý kiến của kiểm toán viên Điều đó có nghĩa là, kiểm toán viên không thể thu thâp đầy đủ các bằng chứng liên quan đến quan đến các khoản phải trả này, giảm độ uy tín đối với dữ liệu của báo cáo tài chính
Qua hai bảng 1.3 và 1.4 ta thấy, nguồn vốn từ chủ sở hữu của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội đóng một tỷ trong rất lớn trong tổng nguồn vốn, do vậy việc kêu gọi vốn là mục tiêu tiên quyết đối với Seaprodex Hà Nội, do vậy để duy trì sự uy tín của mình đối với khách hàng cũng như trên toàn cầu thì Seaprodex
Hà Nội cần phải quản trị rủi ro và tài chính của mình một cách tốt hơn để có thể phát triển một cách bền vững.
TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2021-2023
Tình hình hoạt động của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội giai đoạn 2021- 2023
Tính đến thời điểm hiện tại công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội đã hoạt động được gần 45 năm trong lĩnh vực thu mua, sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản dạng tươi sống, đông lạnh, thức ăn chín, khô … Trong những năm gần đây, do tác động của đại dịch Covid làm cho nhu cầu thị trường xuất khẩu giảm, giá nguyên liệu đầu vào cao tuy nhiên với vị thế sẵn có và sự nỗ lực không ngừng của mình công ty cũng đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng trong giai đoạn khó khăn như hiện tại
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội giai đoạn 2021- 2023
Chỉ tiêu Đơn vị tính
Tổng doanh thu và các thu nhập khác
Tổng doanh số XNK Triệu
Doanh số xuất khẩu Triệu
Doanh số nhập khẩu Triệu
Kinh doanh dịch vụ Tỷ đồng 12,46 12,72 14,12
Lợi nhuận trước thuế TNTD Tỷ đồng (2,57) (0,48) 1,31
Lợi nhuận sau TNTD Tỷ đồng (2,57) (0,48) 1,09
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội năm
Từ bảng 2.1 ta thấy được rõ tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội
Năm 2021 ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam có những bước tăng trưởng tích cực ở các thị trường xuất khẩu sau khoảng thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid - 19 Bên cạnh đó các hiệp định EVFTA và UKVFTA có hiệu lực giúp giảm thuế quan cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam sang các thị trường lớn như Eu và Anh Chính nhờ sự chỉ đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo công ty Seaprodex Hanoi, sự phục hồi và những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế vào những tháng cuối năm đã giúp Công ty vượt qua giai đoạn khó khăn Theo đó, kim ngạch XNK của Công ty của trong năm 2021 đạt 7,88 triệu USD, doanh thu đạt 156,97 tỷ đồng, tăng 11,16% so với năm 2020 Bên cạnh đó, tỷ trọng doanh thu từ sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản trên cơ cấu doanh thu vẫn chiếm tỷ trọng hơn 63,6% đã cho thấy Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội ngày càng tập trung cho hoạt động mũi nhọn là sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản Dù vậy, nhìn chung 2021 vẫn là một năm khó khăn cho ngành thủy sản nói chung và các doanh nghiệp thủy sản nói riêng khi quý III/2021, đợt bùng phát dịch lần thứ 4 đã làm chuỗi cung ứng bị đứt gãy khiến chi phí lưu kho và giá cước vận tải tăng cao Chính những điều này đã làm doanh số nhập khẩu của công ty cao hơn doanh số xuất khẩu của công ty, đây là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2021 là lợi nhuận âm với mức thua lỗ là 2,57 tỷ đồng
Năm 2022 nền kinh tế tiếp tục chịu nhiều tác động lớn đến nhu cầu tiêu dùng toàn cầu do chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid, cùng với những vấn đề về chính trị, chiến tranh, lạm phát và suy thoái kinh tế Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc huy động vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2022 gặp khó khăn Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn này, đội ngũ quản lý và cán bộ công nhân viên của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Hà Nội đã cố gắng nỗ lực để vượt qua khó khăn, đảm bảo kế hoạch sản xuất xuất khẩu và đạt được nhiều thành công Điều đáng ghi nhận là tổng doanh thu tăng 7,05 tỷ đồng, tương đương với 4,49% so với năm 2021, trong đó doanh thu từ sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản tăng 8,17% so với năm 2021 Tuy nhiên doanh số nhập khẩu cũng tăng ở mức 2,44% so với năm 2021, dẫn đến lợi nhuận của công ty tiếp tục âm trong năm 2022 với mức thua lỗ 0,48 tỷ đồng Mặc dù trong năm 2022, công ty thua lỗ, nhưng mức thua lỗ đã thấp hơn nhiều so với năm 2021, cho thấy công ty đã có những chiến lược đúng đăn và phù hợp với tình hình kinh tế
Tuy nhiên, sang đến nửa đầu năm 2023, nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, làm cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam liên tục ghi nhận sụt giảm so với cùng kì năm trước Ngoài ra sự canh tranh với các nước như Ấn Độ và Ecuador làm cho doanh nghiệp Việt Nam ngoài áp lực về giá còn gặp thách thức trong việc bảo vệ thị phần, song song với việc phát triển và mở rộng thị trường Tuy nhiên đến cuối năm 2023, tình hình xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có những tín hiệu đáng mừng, giá sản phẩm tiếp tục tăng, giá trị xuất khẩu tăng so với cùng kì năm trước Những điều này lý giải cho sự tăng lên trong doanh thu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội, trong năm 2023, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng 27,23 tỷ đồng tương đương với 16,60% so với năm 2022, trong đó, so với năm
2021, kim ngạch XNK của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội tăng 16,28% và doanh thu xuất khẩu tăng hơn 1,42 triệu USD tương đương với 21,49% so với năm ngoái, kết quả này cho thấy được những cố gắng và nỗ lực của Ban lãnh đạo và nhân viên công ty Seaprodex Hà Nội Năm 2023 là một năm vừa có khó khăn và cơ hội, toàn bộ cán bộ công nhân viên của công ty đã nỗ lực vượt qua những khó khăn của ngành thủy sản và năm lấy những cơ hội để đưa doanh số của công ty đi lên Kết quả kinh doanh cuối năm 2023 của Công ty Seaprodex Hà Nội cho thấy lợi nhuận sau thuế của công ty là lợi nhuận dương, với mức lợi nhuận là 1,31 tỷ đồng, tuy mức lợi nhuận còn khiêm tốn so với tiềm lực của công ty, nhưng đây là con số đánh dấu sự kết thúc hai năm thua lỗ liên tục và mở ra những cơ hội mới trong năm 2024
Kết luận: Nhìn chung trong ba năm gần đây 2021 – 2023, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động nhưng cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể Điều này cho thấy công ty đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với từng biến đổi của thi ̣trường trong và ngoài nước, phục hồi nhanh chóng sau đại dịch Covid Trong thời gian qua, công ty đã không ngừng cố gắng phấn đấu kinh doanh, xây dưng đội ngũ nhân viên ngày càng hoàn thiện, chất lương dịch vu ̣đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, mở rộng thị ̣phần và quy mô khách hàng.
Hoạt động kinh tế quốc tế của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội
Về tổng quan, hoạt động kinh tế quốc tế chủ yếu của Seaprodex Hà Nội khá đơn giản, quy trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế quốc tế: Tìm kiếm các đối tác tiềm năng -> Đàm phán, ký kết hợp đồng -> Thu mua nguyên liệu bán thành phẩm hoặc thành phẩm để gia công chế biến -> Xuất khẩu trở lại theo đơn đặt hàng của khách hàng
2.2.1 Tình hình xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội giai đoạn
Xuất khẩu thủy sản là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, với tổng giá trị đạt 11 tỷ USD năm 2022 Trong đó tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam tăng từ 6,56 triệu tấn năm 2015 lên 9,05 triệu tấn năm 2022 Với các mặt hàng xuất khẩu chính như tôm cá tra, cá ngừ, mực, bạch tuộc và các hải sản khác được xuất khẩu sang nhiều nước trong đó chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Công ty
Cổ Phần XNK Thủy sản Hà Nội là một trong những công ty được ra đời sớm trong ngành thủy sản, nắm bắt được nhiều lợi thế của mình và tiềm năng lớn của mặt hàng thủy sản, trong giai đoạn 2021- 2023, Công ty đã tiến hành xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang các thị trường tiềm năng Trong đó, hoạt động xuất khẩu của Công ty
Cổ phần Thủy sản và Xuất nhập khẩu Hà Nội là loại hình xuất khẩu trực tiếp, 100% sản lượng hàng hóa sản xuất được Công ty bán trực tiếp cho các đối tác nước ngoài tại các thị trường Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và các quốc gia khác
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản
Hà Nội bao gồm: Tôm các loại; Cá tra, ca basa; Cá khô, cá hộp; Ghẹ các loại; Mực các loại; Sò các loại Đây là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và đem lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho công ty
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội giai đoạn 2021 – 2023
Mặt hàng Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng
Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu công ty Cổ Phần XNK Thủy sản Hà Nội Đơn vị: Nghìn USD
Biểu đồ 2.1: Sản lượng các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội
Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy rõ được cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty CP XNK Thủy sản Hà Nội Tôm, cá tra, cá ba sa và Cá khô, cá hộp là các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn trong giai đoạn 2021- 2023 Cụ thể, giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng chính trong giai đoạn này như sau:
Tôm là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngay từ những ngày đầu thành lập nhà máy, chiếm khoảng trên 33% tổng sản lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất
Tôm các loại Cá tra, cá basa Cá khô, cá hộp Ghẹ các loại Mực các loại Sò các loại khẩu của công ty Các sản phẩm từ tôm của công ty chủ yếu được xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc Trong những năm gần đây, mặc dù nhu cầu nhập khẩu thủy sản giảm do tình hình dịch bệnh và suy thoái kinh tế, nhưng lượng tôm xuất khẩu của Công ty vẫn tăng qua các năm trong giai đoạn 2021 - 2023, cụ thể trong năm 2022, kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 1241 nghìn USD tăng 117 nghìn USD tương đương với 10,4% so với năm 2021 Mặc dù năm 2022, được đánh giá là năm khó khăn đối với ngành thủy sản Việt Nam, tuy nhiên mặt hàng tôm vẫn là một điểm sáng với ngành thủy sản nói chung và công ty Seaprodex Hanoi nói riêng Bước sang năm 2023, mặc dù đầu năm chưa có nhiều dấu hiệu tích cực tuy nhiên đến nửa cuối năm 2023, tôm tiếp tục tăng trưởng, ở thị trường Mỹ tôm nhập khẩu từ Việt Nam ghi nhận tăng trưởng mạnh nhất cả về khối lượng và giá trị trong top 7 nguồn cung tôm cho nước này lần lượt tăng 30% và 17% Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho kim ngạch xuất khẩu tôm của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội tiếp tục tăng và đạt 1591 nghìn USD, tăng 28,2% so với năm 2022 Đây là những con số cho tôm vẫn sẽ là mặt hàng chủ lực nhất trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty trong thời gian tới
Tiếp đến, các sản phẩm từ cá như Cá tra, cá basa và Cá khô, cá hộp đều chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, lần lượt là trên 25% và trên 23% tổng kim ngạch xuất khẩu Sản phẩm từ cá chủ yếu được xuất khẩu vào các thị trường: Hoa Kỳ, EU và Hàn Quốc Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu Cá tra, cá basa của công ty đạt 998 nghìn USD, tăng trưởng 6.5% so với năm 2021 Kim ngạch xuất khẩu trong năm 2023 tăng 12,32% so với năm 2022 Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 và năm 2023 của Cá khô và cá hộp tăng lần lượt 5,73% và 17,04% so với năm trước đó Nhìn chung cả 2 mặt hàng cá đều có sự tăng nhẹ vào năm 2022 và tăng mạnh vào năm 2023, mặc dù không có sự tăng lên mạnh mẽ như mặt hàng tôm, tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn của kinh tế và dịch bệnh như năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của cả hai mặt hàng đều tăng, cho thấy răng đây vẫn là hai mặt hàng bổ trợ cho công ty bên cạnh mặt hàng chủ lực là tôm
Ba mặt hàng còn lại của công ty, chiếm tỷ trọng khiêm tốn bao gồm: Ghẹ, mực sò các loại, những mặt hàng này thường được xuất khẩu vào các thị trường như Nhật Bản, Trung Quốc và chiếm tỷ lệ khảng 5% đến 6% đối với mặt hàng ghẹ và
3% đến 4% đối với mặt hàng mực và sò Tuy sản lượng xuất khẩu không nhiều như các mặt hàng tôm và cá nhưng trong năm 2022, cả ba mặt hàng ghẹ, mực và sò đều tăng nhẹ lần lượt là: 7,35%; 1,42% và 13,27% so với năm 2021 và tiếp tục tăng trong năm 2023 Mặc dù đều có kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm tuy nhiên cả ba mặt hàng đều chiếm mức tỷ trọng thấp và chưa đóng góp nhiều vào doanh thu xuất khẩu của công ty, tóm lại bên cạnh các mặt hàng chủ lực thì những mặt hàng như này cần được công ty đẩy mạnh xuất khẩu hơn để sớm phát huy được những tiềm năng của ba mặt hàng này
Về thị trường xuất khẩu, Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội đã xuất khẩu thủy sản sang 14 thị trường quốc gia Tính đến hết năm 2023, Hoa Kỳ, Nhật Bản Trung Quốc là ba thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty Trong đó, Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm 50% trong thị phần xuất khẩu của Công ty ty Seaprodex Hanoi Đứng sau Mỹ và Nhật Bản lần lượt là Trung Quốc ổn định ở mức khoảng 16%; EU có sự biến động mạnh từ 13% đến 18,3% cho thấy thị trường này nhạy cảm nhiều từ tình hình kinh tế và dịch bệnh, cuối cùng là Hàn Quốc ở mức định từ 7-8% Các thị trường chính của công ty đều là các thị trường lớn, có nền kinh tế phát triển và cũng có nhiều yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm
Bảng 2.3: Thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: nghìn USD
Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường chính từ 2021 - 2023
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu công ty CP XNK Thủy sản Hà Nội
Bất chấp những khó khăn do dịch bệnh COVID-19, xuất khẩu thủy sản và các sản phẩm thủy sản chế biến của công ty sang Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh Với các sản phẩm từ tôm và cá là 2 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực sang Hoa Kỳ Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2022 đạt 900,49 nghìn USD, tăng nhẹ 4,32% so với năm 2021 bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 làm cho chuỗi cung cung ứng dứt gãy cùng với những vấn đề về chính trị, chiến tranh, lạm phát và suy thoái kinh tế đã làm cho nhu cầu tiêu dùng giảm mạnh Đến năm 2023, khi tình hình kinh tế có dấu hiệu hồi phục, mặc dù ngành thủy sản vẫn có dấu hiệu chững lại tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ của công ty tăng mạnh, cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng 35,25% năm 2022 Sự tăng lên mạnh mẽ đối với thị trường này bất chấp tình hình khó khăn cho thấy Hoa Kỳ đã, đang và vẫn sẽ là thị trường xuất khẩu tiềm năng mà công ty có thể khai thác
Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản Hà Nội, chủ yếu nhập khẩu tôm, ghẹ, mực, sò Năm 2022, tỷ trọng thị trường Nhật Bản có dấu hiệu giảm mạnh và vẫn tiếp tục giảm nhẹ vào năm 2023 Nguyên nhân chính của sự suy giảm tỷ trọng của thị trường Nhật Bản là do thị trường này bị
Hoa Kỳ Nhật Bản Trung Quốc EU Hàn Quốc Khác ảnh hường nặng nề từ đại dịch Covid tình hình suy thoái kinh tế Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 vào thị trường này giảm 36,86% so với năm 2021 và có dấu hiệu hồi phục khi trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tăng 18,42%, tuy nhiên mức tăng lên này vẫn chưa đạt mức kim ngạch của năm 2021 Qua đó, ta có thể thấy thị trừng Nhật Bản vẫn còn e dè trong việc nhập khẩu thủy sản từ Công ty, vì vậy công ty cần đẩy mạnh các chiến lược xuất khẩu vào thị trường này để tận dụng được những lợi thế của thị trường này trong thời gian tới, khi có nhiều dự báo tích cực về thị trường Nhật Bản trong thời gian tới
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
3.1.1 Thành công của Công ty Đi vào hoạt động từ năm 1980, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản hà Nội đã qua gần 45 năm và đã khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường Cho đến nay, Công ty đã gặt hái được những thành công nhất định, được thể hiện qua các khía cạnh:
Thứ nhất, về hoạt động kinh doanh Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid 19, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến phục hồi mạnh mẽ Công ty đã cố gắng thực hiện chính sách chi tiêu tiết kiệm và hợp lý, tìm nhiều giải pháp duy trì sản xuất, cơ bản đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động và đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng qua các năm
Thứ hai, về thị trường xuất khẩu : Công ty có mạng lưới khách hàng đa dạng tại các thị trường quốc tế Với các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, thị trường xuất khẩu của công ty đã mở rộng ra thêm một số nước và khu vực khác như Malaysia, Australia, Hồng Kông, Hiện nay, công ty đã thâm nhập thành công vào 14 thị trường, làm cho quy mô thị trường về bề rộng của công ty tăng lên gấp 7 lần so với giai đoạn công ty mới thành lập (chỉ với 2 thị trường) Đây là một bước phát triển quan trọng giúp kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên khi công ty biết khai thác tiềm năng những thị trường mới một cách hiệu quả
Thứ ba, công ty hiện đang có thế mạnh về dây chuyền, thiết bị máy móc, công nghệ chế biến các sản phẩm từ tôm, cá và nhuyễn thể Đồng thời, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất cùng sự năng động, sáng tạo trong việc đề xuất những thiết kế, sản phẩm mới và những chiến lược kinh doanh hiệu quả Những nhân tố này đã thúc đẩy gia tăng sản lượng sản xuất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng Điều này phục vụ cho việc mở rộng quy mô, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty Cổ phần XNK Thủy sản
Hà Nội là Mỹ, Nhật Bản Tuy nhiên, về số lượng khách hàng lớn và lâu năm của công ty cũng khá ít và đang bị phụ thuộc vào một số khách hàng lớn như Ferldt’s Fish, Garden Food hay Seabreeze Seafood, Tuy nhiên, có thể thấy các thị trường như Trung Quốc và EU đang có nhiều tiềm năng và chiếm tỷ trọng cao hơn trong những năm gần đây, tuy nhiên công ty vẫn chưa đẩy mạnh vào hai thị trường này do công ty cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và tìm kiếm thêm các đối tác để khai thác thế mạnh của thị trường tiềm năng này vì thị trường EU đòi hỏi sản phẩm chất lượng và đáp ứng đủ tiêu chuẩn điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp cố gắng nâng cao năng lực và chất lượng sản phẩm từ đó tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước
Thứ hai, mặc dù hiện nay công ty có 14 thị trường xuất khẩu, tuy nhiên con số này vẫn còn khiêm tốn so với 160 thị trường xuất khẩu của ngành thủy sản Việt Nam Công ty chưa đẩy mạnh nghiên cứu thị trường Nam Mỹ, Đông Âu hay Tây Á, các thị trường có rất nhiều tiềm năng, tuy nhiên công ty có rất ít thông tin về nhu cầu thị trường, phân khúc thị trường để có thể lên kế hoạch thâm nhập vào những thị trường này Do vậy, bên cạnh tìm kiếm khách hàng ở những thị trường tiềm năng, công ty cần tìm kiếm thêm ở những thị trường mới, những thị trường này có ít sự cạnh tranh hơn từ đó giúp công ty tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trong việc xuất khẩu các mặt hàng thủy sản
Thứ ba, Chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty còn cao Nhìn vào báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, ta có thể thấy được chi phí quản lý của công ty vẫn còn tương đối cao từ đó làm giảm lợi nhuận của công ty khi mà lợi nhuận chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu Điều này còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nghiên cứu sản xuất của công ty
Thứ tư, công ty chưa thực sự chủ động mở rộng nguồn nguyên liệu đầu phục vụ cho việc sản xuất các mặt hàng cá, tôm và nhuyễn thể và đáp ứng nguồn gốc xuất xứ của một số nước nhập khẩu có tiêu chuẩn cao Như đã phân tích ở trên EU là một thị trường khó tính vì vậy, công ty cần mở rộng vầ nâng cao chất lượng đầu vào để đáp ứng tốt những yêu cầu của thị trường này cũng như những thị trường khác như Mỹ hay Nhật Bản,
Thứ nhất, cạnh tranh trong ngành hiện này có hơn hàng nghìn công ty chế biến, kinh doanh thủy sản trong đó có hơn 600 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Ngoài ra, còn có các đối thủ cạnh tranh quốc tế là các doanh nghiệp đến từ Ấn Độ, Ecuador, Indonesia, … vì vậy Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội cần nỗ lực hơn rất nhiều để chiếm lĩnh thị trường
Thứ hai, do tác động của dịch bệnh Covid 19 làm ảnh hưởng khả năng sản xuất của công ty, gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu dẫn đến sự hạn chế giao thương giữa các quốc gia Từ đó, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của vậy Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Hà Nội tới các thị trường tiềm năng
Thứ ba, sau tình hình Covid, nền kinh tế chưa có dấu hiệu hồi phục mà tiếp tục lạm phát có dấu hiệu suy thoái, làm ảnh hưởng đến nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường quen thuộc, làm biến đổi cơ cấu thị trường của Công ty nhanh chóng nhưng chưa đủ nghiên cứu và chuẩn bị về thị trường EU nên khó đáp ứng được hết yêu cầu của thị trường, từ đó bỏ lời nhiều cơ hội
Thứ nhất, công ty còn bị động trong việc tìm kiếm khách hàng, chủ yếu dựa vào khách quen và từ các trang mạng xã hội
Thứ hai , công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Hà Nội chưa có phòng ban bộ phận chuyên biệt để nghiên cứu một cách có bài bản về thị trường Lãnh đạo, trưởng phòng kinh doanh phụ trách chính trong việc nghiên cứu thị trường song mới chỉ ở thực hiện việc nghiên cứu thông qua tài liệu thứ cấp, tin tức thời sự trên thị trường và những khảo sát đơn giản đối với những khách hàng hiện có
Thứ ba, công ty chưa đủ tiềm lực để tự tạo ra nguồn nguyên phụ liệu đầu vào cho riêng mình nên vẫn bị phụ thuộc vào các nhà cung cấp trong nước và cả nước ngoài như Ấn Độ, Na Uy và Indonesia Trong đó, khoảng 85% nguồn nguyên phụ liệu của công ty nhập khẩu từ nước ngoài vì vậy, đây vẫn là khó khăn khiến cho công ty chưa tận dụng được nhiều lợi thế của các FTA của Việt Nam mang lại do yêu cầu nguồn gốc xuất xứ của nguyên liệu đầu vào.