TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN
Khái quát về Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Công ty CP Nhựa Hưng Yên (HPC) có tiền thân được thành lập từ năm 1974, hoạt động chủ yếu trong ngành sản xuất túi PE và màng PE
Xuất phát điểm là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập và tham gia dự án hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản là Nagasaki và Musashino, thông qua mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản từ những năm 1996, HPC đã xây dựng một quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản với đội ngũ cán bộ công nhân viên được tham gia các khóa đào tạo huấn luyện tại Nhật Bản
Năm 2005, HPC chuyển đổi sang cổ phần hóa 100% vốn từ người lao động Cho đến nay, HPC đã phát triển lên đến hơn 12 nhà máy đặt tại Hưng Yên, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, với tổng sản lượng bình quân 6000 MT/tháng, trong đó có 75% sản phẩm túi siêu thị, 24 % sản phẩm túi rác, 1% sản phẩm màng stretch film Trong chiến lược phát triển kinh doanh, với định hướng duy trì 4 năng lực cạnh tranh: “Chất lượng – Giá cả - Tiến độ - Sự tận tâm”, HPC đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà cung cấp sản phẩm bao bì PE hàng đầu Đông Nam Á, cam kết sẽ đem lại cho khách hàng sản phẩm tốt nhất với giá cả cạnh tranh
Bảng 1.1 Thông tin chung về Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Tên công ty Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Tên giao dịch quốc tế HUNG YEN PLASTIC JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt HPC.,JSC
Trụ sở chính Số 115, đường Nguyễn Thiện Thuật, phường Minh
Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam
Người đại diện theo pháp luật Ông Nguyễn Minh Tân – Chủ tịch HĐQT – TGĐ
Website http://hpc-corp.com.vn
Các ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Hoạt động sản xuất của công ty là sản xuất các sản phẩm tiêu dùng từ các nguyên phụ liệu chính: hạt nhựa LDPE, LLDPE, HDPE để sản xuất các loại túi nhựa PE (chủ yếu), màng stretch film và găng tay…
Ngành nghề kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên gồm có:
- Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ PE, PP bao gồm túi PE (túi siêu thị, túi rác, túi fashion, túi Kikakutai, túi tự hủy, túi dạng cuộn), Stretch Film, găng tay…
- Kinh doanh, xuất khẩu các sản phẩm sản xuất từ PE, PP cho các doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu phế liệu nhựa, hóa chất, vật tư, nguyên liệu, thiết bị, máy móc thiết bị, phụ tùng, khuôn mẫu phục vụ cho ngành sản xuất chất dẻo;
- Đào tạo nghề phục vụ ngành sản xuất chất dẻo.
Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất của Công ty Cổ phần Nhựa
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên)
(1) Chủ tịch hội đồng quản trị - tổng giám đốc công ty:
- Là người đại diện theo pháp luật của công ty, phụ trách chung và trực tiếp điều hành các công việc của công ty, là người hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty và ra quyết định xuất nhập khẩu hàng hóa – nguyên phụ liệu cuối cùng
- Tổng giám đốc đưa các kế hoạch đầu tư phát triển công ty, tổng giám đốc có các phó tổng giám đốc cùng giám đốc điều hành giúp đỡ và hỗ trợ để điều hành tốt công ty
- Giám sát, sắp xếp kế hoạch sản xuất và giao hàng cho khách hàng KCC – Nhật Bản, chịu trách nhiệm trả lời thư, đơn đặt hàng, các khiếu nại của khách hàng này
- Ký kết và giải quyết các công việc kỹ thuật chuyên ngành điện – an toàn điện
- Phụ trách công tác điều hành mọi hoạt động của phòng kỹ thuật ISO
- Công tác xây dựng và phát triển Đảng, các đoàn thể quần chúng
- Hoàn thành các công việc do TGĐ uỷ quyền và phân công
- Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất của nhà máy, giao kế hoạch sản xuất cho từng nhà máy, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kế hoạch
- Hoàn thành các công việc do TGĐ và P TGĐ uỷ quyền và phân công
(4) Ban nghiệp vụ tổng hợp:
Chuyên viên lao động tiền lương, quản trị đời sống:
- Có trách nhiệm cung cấp thông tin, chủ trương của lãnh đạo tới từng đơn vị, chăm lo đời sống và các chế độ của cán bộ công nhân viên, quan tâm đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên
- Tham mưu về mặt tổ chức quản lý nhân sự, tuyển dụng hay sa thải công nhân viên
- Quản lý và điều hành nhân lực toàn bộ công ty, tổ chức lại nhân sự trong công ty Xây dựng và thực hiện chính sách phân phối tiền lương và các chế độ khác cho công nhân viên của công ty
- Chịu trách nhiệm nhập khẩu nguyên liệu, mở L/C, theo dõi các khoản hàng đang đi đường
- Đặt mua trong nước, các phụ gia sản xuất
- Làm công tác kế hoạch để báo cáo lãnh đạo, và báo cáo ra bên ngoài doanh nghiệp
Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Là người làm thủ tục xuất hàng cho khách nước ngoài, kiểm tra, giám sát tình hình xuất hàng
- Làm thủ tục hải quan, thanh khoản
Chuyên viên kinh doanh: Là người tìm kiếm khách hàng trong nước và ngoài nước, phụ trách bán hàng và marketing
- Phụ trách các vấn đề tài chính của công ty, theo dõi các khoản thanh toán của khách hàng, kiểm soát dòng tiền ra và dòng tiền vào của công ty
(4) Ban kỹ thuật cơ điện: Chịu trách nhiệm toàn bộ hệ thống máy móc sản xuất, mẫu mã của sản phẩm
(5) Ban quản lý chất lượng: Chịu trách nhiệm kiểm tra sản phẩm được sản xuất ra đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015
(6) Khối nhà máy sản xuất: Chịu trách nhiệm sản xuất và làm hàng mẫu dựa trên yêu cầu của khách hàng, đóng gói, lưu kho và xuất hàng.
Nhân lực của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên có đội ngũ nhân viên đa dạng bao gồm cả những nhân viên lâu năm giàu kinh nghiệm và đội ngũ nhân viên trẻ, năng động mang tinh thần sáng tạo, cống hiến hết mình cho công ty Hiện nay, tổng số nhân viên của công ty là 1180 nhân viên
Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của công ty năm 2023
STT Tiêu chí Số lượng người Tỷ trọng
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên)
Về trình độ học vấn, công ty có 23 nhân viên đạt trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 1,95% chủ yếu ở cấp quản lý Số lượng nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp là 307 người, chiếm 26%, chủ yếu làm việc tại các phòng kỹ thuật và kinh doanh, cũng như các phòng ban khác Phần lớn nguồn nhân lực còn lại của công ty là lao động phổ thông (trên 70%) Nguyên nhân là do loại hình công ty là loại hình sản xuất và kinh doanh, có nhà máy sản xuất nên cần nhiều nhân lực phổ thông
Về cơ cấu nhân sự phân theo giới tính, tỷ lệ nhân viên nam chiếm số đông, chiếm 73% tổng nhân lực công ty do đặc thù của ngành phải sử dụng nhiều máy móc thiết bị Số lượng nhân viên nữ chiếm tỉ trọng thấp hơn (chiếm 27%) và chủ yếu là nhân sự của Ban nghiệp vụ tổng hợp
Về cơ cấu nhân sự phân theo độ tuổi, hầu hết nhân viên của HPC ở độ tuổi dưới 30 tuổi và từ 30 đến 40 tuổi Cụ thể, có 635 nhân sự chiếm 53,8% ở độ tuổi dưới 30 và 452 nhân sự ở độ tuổi 30 đến 40, chiếm 38,3% Điều này cho thấy công ty chú trọng tuyển những người trẻ có sức khoẻ tốt, nhiều năng lượng, nhiệt huyết để đảm bảo hoàn thành tốt công việc.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty CP Nhựa Hưng Yên
Trải qua hơn 40 năm phát triển, công ty đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển của mình Công ty có trụ sở chính đặt tại thành phố Hưng Yên và sở hữu 12 nhà máy đặt tại Hưng Yên, Hải
Phòng, Hồ Chí Minh, cùng các phòng ban và phòng chức năng, hệ thống máy tính và các phần mềm chuyên dụng, hệ thống nhà kho, bãi đậu xe, hệ thống máy móc, nhà xưởng với quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản cùng nhiều tài sản hữu hình và vô hình khác
Về công nghệ sản xuất: Kế thừa hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại của Nhật Bản, HPC tiếp tục nhận vận hành và phát triển các dây chuyền sản xuất công nghệ cao để đáp ứng nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng
Cho đến nay, HPC có hơn 200 dàn máy từ các thương hiệu nổi tiếng của Nhật Bản như Placo, Nippon, Nozaki hay Đài Loan như Hemingstone Từ tháng 10/2017, HPC đã nhập thêm các máy in tự xoay với hệ thống tự động hóa cao nhằm đáp ứng chất lượng hình in từ dễ đến phức tạp
Ngoài ra, bộ phận kỹ thuật HPC đã tự chế tạo được một số máy móc thiết bị góp phần nâng cao năng suất lao động và giảm tác động môi trường.
Tài chính Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Bảng 1.3: Nguồn vốn kinh doanh theo đặc điểm luân chuyển của công ty từ năm 2021-2023 Đơn vị: Triệu USD
Vốn lưu động 98,6 101,3 103,4 2,7 2,74% 2,1 2,07% Vốn cố định 13,7 14,4 14,5 0,7 5,11% 0,1 0,69% Tổng nguồn vốn 112,3 115,7 117,9 3,4 3,03% 2,2 1,9%
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022, 2023)
Nhìn vào bảng 1.3 có thể thấy rằng, tổng nguồn vốn của Công ty đang tăng trưởng qua các năm Mức tăng trưởng lần lượt là 3,03% và 1,9% vào các năm 2022 và 2023 Năm 2022, tổng nguồn vốn tăng lên 3,4 triệu USD và đạt mức 115,7 triệu USD Điều này là do hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2022 có dấu hiệu kênh tài sản của Công ty Đến năm 2023, tổng nguồn vốn vẫn tăng nhưng không nhiều như năm 2022, điều này là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế có nhiều biến động do ảnh hưởng của xung đột giữa Nga và Ukraine
Cả nguồn vốn lưu động và nguồn vốn cố định đều có xu hướng tăng qua các năm Nguồn vốn lưu động tăng lần lượt 2,74% và 2,07% trong hai năm 2022, 2023; trong khi đó vốn cố định cũng tăng nhưng mức tăng rất thấp, chỉ 0,7% năm 2022 và 0,1% năm 2023 Điều này cho thấy cơ cấu vốn dịch chuyển hơn về vốn lưu động, các tài sản cố định không phải là yếu tố được công ty chú trọng đầu tư trong giai đoạn này Điều này có thể giải thích do công ty đang cắt giảm bớt một số chi phí nâng cấp dây chuyền sản xuất để ứng phó với xu hướng suy thoái kinh tế hiện nay
Bảng 1.4: Nguồn vốn kinh doanh theo nguồn hình thành của công tytừ 2021 -
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm
Hệ số thanh toán tổng quát
(Nguồn: Báo cáo tình hình tài chính các năm 2021, 2022, 2023)
Về cơ cấu vốn theo nguồn hình thành, nguồn vốn vay chiếm tỷ lệ cao hơn, trên 70% toàn bộ cơ cấu nguồn vốn của công ty Năm 2022, cơ cấu nguồn vốn có xu hướng dịch chuyển hơn về vốn CSH, vốn vay giảm 1,38% đồng thời vốn CSH tăng thêm 17,8% Nguyên nhân là do lợi nhuận chưa phân phối tăng lên và nợ vay giảm đi do đã cân đối lại được nguồn tài chính
Năm 2023, tổng nguồn vốn tăng làm cho tổng nợ phải trả tăng Tổng nợ phải trả của năm 2023 tăng 2,46% so với năm 2022 Nợ phải trả tăng chứng tỏ nhu cầu nhập nguyên vật liệu của công ty tăng lên, thể hiện sự tăng trưởng của các đơn hàng cùng với đó là giá nguyên vật liệu đầu vào tăng Tuy nhiên, nguồn vốn CSH năm
2023 cũng tăng 0,33% so với năm trước Điều này chứng tỏ công ty ngày càng tự chủ về tài chính, có những chính sách huy động vốn hiệu quả để đảm bảo nguồn vốn sản xuất kinh doanh
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan Ta thấy khả năng thanh toán tổng quát của công ty năm 2023 tăng lên so với năm 2021 Cụ thể, năm 2021, 1 đồng công nợ phải trả được đảm bảo bằng 1,29 đồng tài sản, ở năm 2023 thì 1 đồng công nợ phải trả đảm bảo bằng 1,34 đồng tài sản Có thể nhận xét rằng khả năng bảo đảm được các khoản nợ bằng tài sản của công ty ở mức tốt, với lượng tổng tài sản hiện có, doanh nghiệp hoàn toàn đáp ứng được các khoản nợ tới hạn.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA HƯNG YÊN
Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng từ nhựa Công ty đã và đang nỗ lực không ngừng, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, dần dần khẳng định vị thế của mình, đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa
Năm chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính 9.004.423,2 9.015.443,8 6.154.146 Trong đó: chi phí lãi vay
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí bán hàng 5.342.236 5.532.439 4.968.124 Lợi nhuận trước thuế 781.653,022 998.540,835 868.417,489
Thuế TNDN 156.330,6044 199.708,167 173.683,498 Lợi nhuận sau thuế 625.322,4176 798.832,668 694.733,991
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên)
Nhận xét: Từ bảng 2.1 có thể thấy rõ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên:
- Giai đoạn 2021 – 2022: Đại dịch Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, nền kinh tế dần được cải thiện và đi vào ổn định Giai đoạn này cho thấy sự phát triển tích cực của công ty Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty
Cổ phần Nhựa Hưng Yên năm 2022 tăng đáng kể, cao hơn 7 triệu USD, tương đương 5,77% so với năm 2021
Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng trưởng tốt, trong khi giá vốn bán hàng tăng không nhiều (khoảng 3,7 triệu USD), giúp công ty đạt được lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2022 cao hơn năm 2021 khoảng 3,4 triệu USD
Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên năm
2022 tăng nhẹ khoảng hơn 240 nghìn USD so với năm 2021, đồng thời các loại chi phí như chi phí tài chính và chi phí bán hàng năm 2022 cũng cao hơn so với năm
2021 nhưng không đáng kể Riêng chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2022 giảm hơn 200 nghìn USD so với năm trước Điều này chứng tỏ, Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên đã có sự chú trọng tới công tác quản lý toàn diện, hiệu quả
Lợi nhuận của công ty trước hay sau thuế TNDN đều có sự gia tăng, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 998.541 USD, tăng 27,7% so với năm 2021; lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2022 đạt 798.833, tăng hơn 170 nghìn USD so với năm trước Đây là minh chứng thể hiện rằng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh khá tốt và có sự phục hồi sau Covid-19
- Giai đoạn 2022 – 2023: Tuy đã qua giai đoạn dịch Covid-19 căng thẳng nhất, nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn hồi phục sau đại dịch, tuy nhiên, năm
2023 thế giới chứng kiến cuộc xung đột Nga - Ukraine khiến giá nhiên liệu tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu suy thoái Thực trạng này đã ảnh hưởng khá lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Cụ thể, doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong năm 2023 rơi xuống còn 127,6 triệu USD, giảm khoảng 4 triệu USD so với năm
2022 Trong khi đó, giá vốn bán hàng lại không giảm nhiều so với năm trước, chỉ chênh khoảng 1,1 triệu USD so với năm 2022 Chính vì điều này mà lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2023 chỉ đạt hơn 19,12 triệu USD, giảm 13,1% so với năm 2022 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là vì nhu cầu tiêu thụ hàng hoá suy yếu do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế, đồng thời giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao
Doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp cũng giảm nhưng không nhiều Các loại chi phí được cắt giảm tối đa, cụ thể, chi phí tài chính giảm từ 9 triệu USD trong hai năm 2021, 2022 xuống còn hơn 6 triệu USD trong năm 2023, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm từ khoảng 7 triệu ở các năm trước xuống còn 5,7 triệu, chi phí bán hàng cũng giảm xuống khoảng 600 nghìn USD so với năm 2022 Lợi nhuận của công ty trước và sau thuế TNDN đều có sự sụt giảm, cụ thể lợi nhuận trước thuế năm 2023 đạt 868.417 USD, giảm 12,2% so với năm 2022; lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2022 đạt 694.733 USD, giảm hơn 100 nghìn USD so với năm trước Đây là minh chứng thể hiện rằng doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh khá tốt, có sự phục hồi sau Covid-19 và đang có nhiều phương án thích ứng với tình hình kinh tế khá hiệu quả
Kết luận: Nhìn chung trong ba năm 2021 – 2023, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động nhưng cũng gặt hái được một số thành công Điều này cho thấy công ty đã có những chiến lược kinh doanh đúng đắn, phù hợp với từng biến đổi của thi trường trong và ngoài nước, ví dụ như nhanh chóng cắt giảm các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính để đảm bảo lợi nhuận thu về.
Hoạt động kinh tế quốc tế của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên
Về tổng quan thì hoạt động kinh tế quốc tế chủ yếu của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên khá đơn giản do là một đơn vị chuyên về sản xuất theo các đơn đặt hàng Quy trình thực hiện các nghiệp vụ kinh tế quốc tế:
(1) Tìm kiếm các đối tác tiềm năng
(2) Đàm phán, ký kết hợp đồng
(3) Dựa theo đơn đặt hàng để mua nguyên liệu để sản xuất
(4) Xuất khẩu trở lại theo đơn đặt hàng của khách hàng
Bảng 2.2: Tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng từ nhựa của Công ty
Cổ phần Nhựa Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2023
Năm chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Tổng sản lượng hàng xuất khẩu (tấn)
Tổng kim ngạch xuất khẩu (USD)
Tỷ lệ tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu so với năm trước
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên)
Nhận xét: Từ bảng số liệu 2.2, ta có thể đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty biến động qua các năm Cụ thể:
Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tiêu dùng từ nhựa của công ty giảm nhẹ khoản 1,6 triệu USD (tương đương 1,45%) so với năm 2020
Nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khiến việc vận chuyển khó khăn, giá cước biển biến động, đồng thời, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng khiến tình hình xuất nhập khẩu của công ty không khả quan bằng năm 2020
Cụ thể, đầu năm 2021, giá một số loại nguyên vật liệu chính như bột nhựa PVC đã tăng hơn 2 lần so với thời điểm thấp nhất là tháng 4/2020 và tăng khoảng 60% so với mức giá bình quân năm 2020 (1.600 USD/tấn thời điểm tháng 3/2021 - mức cao nhất từ trước đến nay) Giá hạt nhựa PPR cũng tăng hơn 30% so với mức bình quân năm 2020
Tuy nhiên, công ty đã kịp thời điều chỉnh lại bộ máy điều hành, đồng thời nỗ lực không ngừng tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu mới, thị trường xuất khẩu mới và tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm Nhờ vậy năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt 114 triệu USD
Năm 2022, khi đại dịch Covid đã được kiểm soát, tình hình kinh tế cũng dần kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng trưởng một cách đáng kể Kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt 119 triệu USD, tăng 4,5% so với năm 2021
Năm 2023, do ảnh hưởng của nền kinh tế quốc tế thiếu ổn định nên kim ngạch xuất khẩu của công ty bị giảm nhẹ Việc xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra khiến giá nguyên vật liệu bị đẩy lên cao, đồng thời lạm phát và suy thoái kinh tế cũng khiến nhu cầu quốc tế giảm làm kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp cũng giảm nhẹ trong năm này Cụ thể, trong năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của doanh nghiệp đạt 116,7 triệu USD, giảm 2,1% so với năm 2022
Bảng 2.3: Các mặt hàng chính của công ty và sản lượng xuất khẩu thường niên Đơn vị: tấn/năm
Mặt hàng Sản lượng thường niên
Túi PE (túi T-shirt, túi Garbage, túi Grip, túi roll, túi die cut… )
Túi tự huỷ sinh học 6000
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên)
Theo bảng 2.3, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên bao gồm: các loại túi PE (chiếm khoảng hơn 55% sản lượng túi PE xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản), màng PE quấn pallet, stretch film, tạp dề, găng tay và túi tự huỷ sinh học
Bảng 2.4: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 - 2023
Mặt hàng Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng
Túi tự huỷ sinh học
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên) Qua bảng trên, ta có thể thấy rõ được cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty
Cổ phần Nhựa Hưng Yên Túi PE, màng PE quấn pallet, stretch film, găng tay và túi tự huỷ sinh học là các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp trong giai đoạn 2021 - 2023, cụ thể:
Túi PE là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên ngay từ những ngày đầu thành lập nhà máy, chiếm khoảng trên 75% tổng sản lượng xuất khẩu cũng như kim ngạch xuất khẩu của công ty Kim ngạch xuất khẩu các loại túi PE năm 2021 đạt 88 triệu USD, đến năm 2022, con số này lên đến 91,2 triệu USD, tăng trưởng 3,6% so với giá trị năm 2021 Việc kim ngạch xuất khẩu túi PE tăng là do nền kinh tế bắt đầu được phục hồi sau đại dịch Covid-19, giá nguyên liệu ngạch xuất khẩu túi nhựa PE đạt 90,1 triệu USD, giảm nhẹ khoảng 1 triệu USD so với năm 2022 mặc dù tỷ trọng chiếm cao hơn năm trước 0,8% Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do ảnh hưởng của tình hình kinh tế quốc tế có nhiều biến động, các thị trường trọng điểm của doanh nghiệp như thị trường Nhật Bản gặp nhiều khó khăn khiến nhu cầu tiêu thụ giảm xuống
Túi tự huỷ sinh học chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của doanh nghiệp, đồng thời cũng là mặt hàng liên tục tăng về giá trị xuất khẩu lẫn tỷ trọng xuất khẩu Lý do là bởi nhu cầu về túi tự huỷ sinh học gia tăng vì người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là các thị trường lớn như Nhật, Pháp, Đức cũng đang có nhiều quy định gắt gao hơn trong vấn đề này Kim ngạch xuất khẩu túi tự huỷ sinh học năm 2021 đạt 10,5 triệu USD, đến năm 2022 đã tăng lên 11,7 triệu USD, chiếm tỷ trọng 9,8% Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của túi tự huỷ sinh học tiếp tục tăng thêm 6,8% so với năm trước, đạt 12,5 triệu USD bất chấp nền kinh tế đang có nhiều biến động
Găng tay chiếm tỷ trọng cao thứ ba trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty, dao động trong khoảng từ 5% - 6,4% Cụ thể, năm 2021, trị giá xuất khẩu của găng tay đạt 7,3 triệu USD, tương đương 6,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên, sang đến năm 2022, con số này giảm nhẹ xuống còn 6,2 triệu USD, tỷ trọng cũng giảm xuống còn 5,2% trong tổng tỷ trọng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu găng tay sang đến năm 2023 tăng thêm 7,2%, đạt 6,6 triệu USD
Stretch film và màng PE quấn pallet là hai mặt hàng lần lượt xếp thứ tư và thứ năm trong tỷ trọng xuất khẩu của công ty Cả hai mặt hàng này đều không có sự biến động rõ rệt qua các năm, có thể nói nhu cầu cho hai loại mặt hàng này khá ổn định Cụ thể, stretch film luôn chiếm tỷ trọng trong khoảng 1,8% - 1,9%, kim ngạch xuất khẩu giao động từ 2 triệu USD đến 2,2 triệu USD Màng PE quấn pallet chiếm tỷ trọng trong khoảng 1,6% - 1,7%, kim ngạch xuất khẩu giao động từ 1,8 đến 2 triệu USD
Về thị trường xuất khẩu, Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên đã xuất khẩu sản phẩm tiêu dùng bằng nhựa sang hơn 10 thị trường quốc gia Tính đến 2023, Nhật Bản, Đức và Pháp là ba thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty Trong đó, Nhật
Bản chiếm khoảng 70% trong thị phần xuất khẩu của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên Đứng sau là Đức và Pháp lần lượt ở mức 9% và 7% Các thị trường chính của công ty đều là các thị trường lớn, có nền kinh tế phát triển và cũng có nhiều yêu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm
Bảng 2.5: Thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021 - 2023 Đơn vị: USD
Trị giá Tỷ trọng Trị giá Tỷ trọng
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên)
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu sang các thị trường chính từ 2021 – 2023
(Nguồn: Báo cáo xuất khẩu Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên)
Nhật Bản Đức Pháp TT Khác
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
3.1.1 Thành công của Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên Đi vào hoạt động được hơn 20 năm, Công ty Cổ phần Nhựa Hưng Yên đã từng bước khẳng định được vị thế và uy tín của mình trên thị trường Cho đến nay, Công ty đã gặt hái được những thành công nhất định, được thể hiện qua các khía cạnh:
Thứ nhất, về hoạt động kinh doanh Mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh Covid-19 cũng như các biến động khó lường trước của nền kinh tế, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã có những chuyển biến phục hồi mạnh mẽ Công ty đã cố gắng thực hiện chính sách chi tiêu tiết kiệm và hợp lý, tìm nhiều giải pháp duy trì sản xuất, cơ bản đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động và đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng qua các năm
Thứ hai, về mặt hàng xuất khẩu: Ban đầu công ty chỉ sản xuất túi nhựa PE thông thường, nay công ty đã mở rộng sản xuất các mặt hàng đa dạng như găng tay, túi PE, tạp dề, màng stretch film, Đặc biệt là các dòng sản phẩm chất lượng cao sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường như túi tự hủy sinh học, túi làm từ nguyên vật liệu tự nhiên
Thứ ba, về cơ sở vật chất, HPC đã xây dựng một quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản với đội ngũ cán bộ công nhân viên được tham gia các khóa đào tạo huấn luyện tại Nhật Bản Hệ thống quy trình sản xuất của công ty đảm bảo sản phẩm làm ra đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 Hiện nay HPC đã được cấp chứng chỉ hệ thống ISO 9001:2015 và JIS 1702 cùng với quy trình 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng) đạt chuẩn của Nhật Bản HPC là một trong số ít các doanh nghiệp Việt Nam được bảo hộ độc quyền thương hiệu tại thị trường Nhật Bản
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân của Công ty CP Nhựa Hưng Yên
Thứ nhất , mô hình kinh doanh của công ty chưa được linh hoạt
Thứ hai, mặc dù doanh nghiệp sở hữu nhiều nhà máy sản xuất, dù các nhà máy từ năm 1974 đến năm 2007 đã có sự thay đổi và nâng cấp tuy nhiên máy móc và cơ sở vật chất tại những nhà máy đó vẫn gây chi phí sản xuất lớn hơn so với những nhà máy hiện đại được xây dựng từ năm 2009 đến nay dẫn đến hệ quả lợi nhuận chưa được tối ưu
Thứ ba, HPC quá phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản, thị trường này chiếm hơn 70% tổng tỷ trọng xuất khẩu của công ty, chính vì vậy nếu thị trường này gặp khó khăn hay giảm đơn đặt hàng cũng sẽ gây ra ảnh hưởng lớn đến doanh thu của công ty
Thứ tư, HPC liên tục nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm mới tuy nhiên sản phẩm chưa có sự sáng tạo để bắt kịp xu hướng thị trường trong tương lai vì vậy khó có thể tiếp cận với thị trường Châu Âu và Châu Mỹ và mẫu mã sản phẩm vẫn còn dựa trên gợi ý của khách hàng
Thứ năm, HPC còn bị động trong khâu đàm phán thương mại do hợp đồng ngoại thương xuất nhập khẩu hiện tại của HPC đều do đối tác soạn thảo và được HPC thông qua hoặc có hợp đồng khung từ trước, mặc dù HPC có trực tiếp tham gia đàm phán và xét duyệt hợp đồng Khách hàng chủ yếu của HPC là khách hàng tại thị trường Nhật Bản, người Nhật Bản có phong cách đàm phán chậm mà chắc nên khi làm việc với các khách hàng tại các thị trường khác như Châu Âu hay Châu
Mỹ, HPC có thể rất dễ bị sốc văn hóa, khó thích nghi với phong cách làm việc của các thị trường mới
Thứ nhất, cạnh tranh trong ngành Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, hiện nay Việt Nam có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành Nhựa Ngoài ra, còn có các đối thủ cạnh tranh quốc tế là các doanh nghiệp đến từ Mỹ, Anh, Nhật,
Thái Lan, Indonesia, … vì vậy HPC cần nỗ lực hơn rất nhiều để chiếm lĩnh thị trường
Thứ hai, do tác động của dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng từ xung đột Nga -
Ukraine gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng giá nguyên liệu đầu làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của công ty Từ đó, gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của HPC tới các thị trường tiềm năng
Thứ nhất, tiền thân của HPC là doanh nghiệp nhà nước, khi chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần HPC cũng không kịp thích nghi trước sự thay đổi nhanh chóng của thị trường hiện nay và chưa suy đoán được xu thế của thị trường trong tương lai để đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý
Thứ hai, Bộ phận kinh doanh của công ty mới được thành lập từ năm 2020, kinh nghiệm làm việc với các khách hàng đa quốc gia chưa được phong phú và kiến thức về đàm phán hợp đồng ngoại thương với các thị trường ngoài thị trường Nhật Bản chưa đa dạng
Thứ ba, nhân viên còn hạn chế về mặt số lượng và hạn chế về mặt năng lực nên chưa đủ khả năng xử lý các vấn đề phát sinh nhanh chóng và kịp thời hay những vấn đề phức tạp hơn - đòi hỏi năng lực xử lý cao
3.1.3 Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của công ty
Thứ nhất , cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, phân tích những điểm mạnh, yếu của công ty cũng như tìm kiếm cơ hội từ những thị trường tiềm năng khác
Thứ hai , nâng cao đào tạo nhân sự đặc biệt là phòng Nhập khẩu, phân bố nhân lực hợp lý để các phòng ban có thể chuyên môn hoá, tập trung vào chuyên môn của mình, tăng hiệu suất công việc