1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty cổ phần xnk thủ công mỹ nghệ artexport

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ Artexport
Tác giả Nguyễn Thùy Linh
Người hướng dẫn TS. Trương Quang Minh
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Khoa Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 857,69 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT (8)
    • 1.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) (8)
      • 1.1.1. Sơ lược về công ty (8)
      • 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (8)
    • 1.2. Lĩnh vực kinh doanh (9)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức (10)
    • 1.4. Nguồn nhân lực (11)
    • 1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật (12)
    • 1.6. Tình hình tài chính (13)
  • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT (14)
    • 2.1. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) giai đoạn 2021-2023 (14)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) giai đoạn 2021-2023 (15)
      • 2.2.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (15)
      • 2.2.2. Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (16)
    • 2.3. Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty (24)
      • 2.3.1. Quy trình xuất khẩu hàng hóa (24)
      • 2.3.2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu (25)
    • 3.1. Đánh giá tình hình hoạt động của công ty (27)
      • 3.1.1. Những thành tựu của công ty (27)
      • 3.1.2. Những hạn chế của công ty (28)
      • 3.1.3. Nguyên nhân (29)
    • 3.2. Đề xuất một số vấn đề nghiên cứu (30)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (31)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT

Giới thiệu chung về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport)

1.1.1 Sơ lược về công ty

● Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

● Tên quốc tế: HANDICRAFT AND ART ARTICLES EXPORT-IMPORT CORPORATION

● Tên viết tắt: ARTEXPORT HA NOI

● Địa chỉ: Số 2A, phố Phạm Sư Mạnh, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam

● Website: https://artexport.com.vn/

● Email: info@artexport.com.vn

● Loại hình DN: Công ty cổ phần

● Vốn điều lệ: 50.000.000.000 (năm mươi tỷ đồng chẵn)

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) do ông Vũ Hải làm đại diện pháp luật, đƣợc Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 18/01/2005 với mã số thuế 0100107356 với loại hình hoạt động là Công ty cổ phần ngoài Nhà nước Tiền thân là Tổng công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ thành lập năm 1964, trực thuộc Bộ Ngoại thương Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là “Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh”, do chi cục Thuế Thành phố Hà Nội quản lý

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1964, Thành lập Tổng công ty XNK Thủ công Mỹ nghệ, trực thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công thương)

Giai đoạn 1973-1975: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng gấp 50 lần sau 10 năm hoạt động, liên tiếp đạt đƣợc những thành tích vƣợt trội trong hoạt động sản xuất & kinh doanh Thành lập chi nhánh và các xí nghiệp thành viên tại miền Bắc Giai đoạn: 1976-1986: Là doanh nghiệp tiên phong đặt chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sau ngày thống nhất đất nước với các nhóm sản phẩm mỹ nghệ: điêu khắc đá Ngũ Hành Sơn; điêu khắc gỗ, nghề thêu tại Huế; thành lập xưởng dạy nghề đan thảm cói, đay tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long Thành lập Công ty Vietimex Hongkong tại Hongkong

Giai đoạn 1987-2004: Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triển lãm ngành nghề tại các nước nhằm phát triển thị trường xuất nhập khẩu mới Tham gia phát triển bất động sản & cung cấp dịch vụ cho thuê văn phòng tại những khu vực trung tâm và nhà xưởng tại Hà Nội & TP Hồ Chí Minh Chính thức xuất khẩu sản phẩm đá xẻ sang Châu Âu

Từ 2005 đến nay: Năm 2005, chuyển đổi mô hình thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ (Artexport) Mở rộng ngành hàng, trở thành một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong xuất nhập khẩu nông sản có giá trị kinh tế cao: hạt tiêu, quế hồi, gạo, chè, …

Lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực kinh doanh Công ty Cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ (Artexport) bao gồm các hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, hàng tiêu dùng và đầu tƣ kinh doanh bất động sản Một số sản phẩm và dịch vụ chính đƣợc Công ty buôn bán và xuất nhập khẩu bao gồm:

- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Gốm sứ, sơn mài, mây tre đan, nội thất, hàng thêu ren, trang sức cườm…

- Nông sản: Quế, hoa hồi, hạt điều, hạnh nhân, hạt macca, cơm dừa, hạt tiêu, gạo…

- Nguyên vật liệu: Vật tƣ, vật liệu, máy móc, nguyên liệu thêu…

- Dịch vụ bất động sản và văn phòng cho thuê: Cung cấp các dịch vụ cho thuê văn phòng; Đầu tƣ xây dựng các dự án bất động sản.

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ

Nguồn: Phòng tổ chức hành chính

● Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông: Có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với hoạt động kinh doanh, tổ chức và điều hành công ty

- Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người đại diện theo pháp luật của công ty, là người đứng đầu và là người đại diện cho Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông, có nhiệm vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị

- Hội đồng quản trị: Thực hiện chức năng quản lý công ty thay cho Đại hội đồng cổ đông khi Đại hội đồng cổ đông không họp HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông

- Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành HĐKD; tổ chức kiểm tra công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính Đồng thời, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành HĐKD của Công ty

- Tổng giám đốc: Là người điều hành quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp

- Phó tổng giám đốc: giúp Tổng giám đốc quản lý, điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công của Tổng giám đốc Bên cạnh đó, chủ động triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động Thiết lập mục tiêu, chính sách cho việc quản lý các bộ phận

- Khối Kinh doanh - XNK: Nắm bắt những thông tin mới nhất về sự thay đổi hay những biến động của thị trường để có hướng điều chỉnh Đồng thời, xây dựng các kế hoạch kinh doanh ngắn hạn hoặc dài hạn thuộc phạm vi kinh doanh của công ty, ký kết hợp đồng mua bán, làm các nghiệp vụ về xuất khẩu Chịu trách nhiệm thu mua, nhập khẩu rồi tiến hành tìm kiếm khách hàng và phân phối, xuất khẩu sản phẩm

- Các chi nhánh: Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền

- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm toàn bộ thu chi tài chính của Công ty Lập báo cáo kế toán hàng tháng, hàng quý, hàng năm Chịu trách nhiệm thực hiện các hạch toán và phân tích tình hình hoạt động Công ty ghi một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ giúp ban lãnh đạo đánh giá đúng tình hình Công ty

- Phòng tổ chức hành chính: tổ chức bộ máy nhân sự các cấp trong Công ty, tiếp quản, lưu trữ và quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên trong Công ty Đồng thời, kiêm nhiệm công tác văn thƣ, có trách nhiệm bảo quản các tài sản chung của Công ty

- Ban xúc tiến thương mại: Có nhiệm vụ tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội kinh doanh thương mại của công ty Theo dõi, cập nhật tình hình, nghiên cứu nhu cầu thị trường, tham gia xây dựng và góp phần thực hiện kế hoạch xúc tiến thương mại

Nguồn nhân lực

Tính đến tháng 12 năm 2023, công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ có tổng cộng 58 nhân sự bao gồm người lao động, làm việc tại các phòng ban chức năng tại công ty Hầu hết các nhân viên đều có trình độ Đại học, Cao đẳng về chuyên ngành thương mại quốc tế, xuất nhập khẩu, logistics… Chỉ có 5 nhân viên mới tốt nghiệp phổ thông trung học nhƣng đều là những nhân viên làm việc lâu năm và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và lý thuyết về ngành nghề công ty đang kinh doanh Các cá nhân đều nhiệt tình trong công việc, có khả năng làm việc nhóm cũng nhƣ độc lập và tinh thần trách nhiệm cao Tỷ lệ nhân viên phòng XNK vƣợt trội hơn so với các bộ phận khác vì đây là bộ phận chính đem về doanh thu và lợi nhuận cho công ty

Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn lực của Công ty giai đoạn 2021-2023

(1) Phân chia theo phòng ban 55 100,00 56 100,00 58 100,00

(2) Phân chia theo trình độ lao động 55 100,00 56 100,00 58 100,00

(3) Phân chia theo giới tính 55 100,00 56 100,00 58 100,00

Nguồn: Báo cáo tình hình nhân sự - Phòng kế toán

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Hiện tại, công ty đang sở hữu một hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ hiện đại, công nghệ thông tin hoàn chỉnh Công ty có văn phòng làm việc tại tòa ArtexPort House tọa lạc tại 2A Phạm Sƣ Mạnh, Hoàn Kiếm - nằm tại vị trí trung tâm thành phố Hà Nội Tòa nhà có quy mô 10 tầng với diện tích hơn 600m2 với hệ thống máy phát điện dự phòng đáp ứng 100% nhu cầu cho toàn bộ tòa nhà Artexport đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn hạng B với đủ những trang thiết bị cao cấp: điều hòa trung tâm, hệ thống cửa kính nhiều ánh sáng, hệ thống thang máy tốc độ cao, hệ thống an ninh, bảo vệ và chỗ đậu xe… đáp ứng mọi nhu cầu làm việc Đặc biệt không gian mở, rộng thoáng, tối ƣu ánh sáng tự nhiên đem lại sự thoải mái và cảm hứng cho các nhân viên làm việc tại đây.

Tình hình tài chính

- Vốn điều lệ của công ty: 50 tỷ đồng

Bảng 1.3 Tình hình tài chính Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Đơn vị: VNĐ)

Tổng tài sản 97.285.899.292 100.720.496.621 98.635.942.541 Tài sản ngắn hạn 68.812.730.473 70.976.143.178 70.092.250.847 Tài sản dài hạn 28.473.168.819 29.744.353.443 28.543.691.694 Vốn chủ sở hữu 60.122.758.716 62.694.349.761 61.846.391.264

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023

Nhận xét: Trong những năm gần đây tổng tài sản của công ty tăng giảm không đáng kể Năm 2022 tổng tài sản tăng 3,53% so với năm 2021 tuy nhiên đến năm

2022 tổng tài sản lại giảm 2,07% so với năm 2022 Tài sản ngắn hạn của công ty chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều (chiếm 70,73%) trong cơ cấu tổng tài sản và có sự tăng lên qua các năm Trong khi đó, tài sản dài hạn của công ty năm 2023 sau khi trải qua quá trình tăng giảm thì không có sự thay đổi nhiều so với năm 2021, duy trì ở mức trên 28 tỷ đồng Qua bảng số liệu cho thấy năng lực và quy mô tài chính của công ty rất lớn và khi tổng nguồn vốn qua các năm luôn đạt gần 100 tỷ đồng qua đó thấy được sự ổn định và vị thế của công ty trên thị trường Toàn bộ số nợ phải trả của công ty đều là nợ ngắn hạn và không có nợ dài hạn, Vốn chủ sở hữu có sự giảm nhẹ trong năm 2023 tuy nhiên nhìn chung vẫn giữ ổn định và có sự tăng lên so với năm 2021, từ đó có thể thấy quy mô và tiềm lực tài chính trong những năm qua của Artexport.

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT

Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) giai đoạn 2021-2023

Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, từ khi là Tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ trực thuộc Bộ Ngoại Thương cho đến khi chuyển đổi mô hình thành Công ty Cổ phần XNK Thủ công Mỹ nghệ (Artexport) năm 2005, công ty đã đạt đƣợc nhiều thành tựu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Artexport đã và đang khẳng định đƣợc vị thế vững chắc cũng nhƣ không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng mà công ty đang kinh doanh

Giai đoạn 2021-2023 là giai đoạn trải qua nhiều biến động, tâm điểm của kinh tế toàn cầu năm 2021 là đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khắp nơi trên thế giới với sự lây lan mạnh mẽ Ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình kinh tế của Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, gây gián đoạn các hoạt động thương mại quốc tế Artexport đã cố gắng hết sức để vƣợt qua những khó khăn thách thức của thị trường kinh tế toàn cầu đang suy thoái và đã đạt được một số thành quả nhất định

Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport giai đoạn 2021-2023 (Đơn vị: VNĐ)

5 Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 15.909.982.619 12.391.103.870 11.962.533.419

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023

Năm 2021, Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Artexport đạt 15.372 tỷ đồng, tăng 6,4% so với kế hoạch đã đề ra trước đó Lợi nhuận sau thuế của toàn công ty trong năm 2021 là 51,48 tỷ đồng, có hơn 47,4% so với dự tính Tổng chi phí của Artexport năm này cũng cao đột biến, nguyên nhân là do đại dịch khiến mọi chi phí đầu vào tăng, đặc biệt giá vận chuyển tăng chóng mặt

Năm 2022, các chuỗi cung ứng bị đứt gãy do đại dịch COVID 19 chƣa kịp phục hồi, xung đột Nga - Ukraine bùng nổ khiến giá năng lƣợng, hàng hóa tăng mạnh, cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn đại dịch khiến lạm phát tăng vọt ở nhiều nước, gây suy giảm kinh tế trên toàn cầu Trước những khó khăn thách thức của thị trường kinh tế nói trên, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 12.557 tỷ đồng, giảm 17,2% so với kế hoạch đề ra Lợi nhuận sau thuế của toàn công ty là 50,52 tỷ đồng, tăng 24,5% so với kế hoạch năm 2022 Năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, toàn diện hơn, gia tăng căng thẳng địa chính trị; xung đột Nga – Ukraine tiếp tục diễn biến phức tạp, giao tranh ở khu vực Trung đông đã tác động tiêu cực tới quá trình phục hồi kinh tế thế giới sau dịch Covid-19 Thiên tai, hạn hán, bão lũ, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, gia tăng…Trong năm này, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đạt 11.961 tỷ đồng, giảm 17,9% so với kế hoạch đề ra Lợi nhuận sau thuế của công ty là 45,63 tỷ đồng, giảm 9,69% so với năm 2022.

Thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (Artexport) giai đoạn 2021-2023

2.2.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ

Bảng 2.2 Báo cáo Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport giai đoạn 2021-2023

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 34,02 25,58 34,87

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023

Tổng kim ngạch XNK của công ty năm 2021 đạt 34,02 triệu USD, tăng hơn 1,3% so với kế hoạch năm

Thị trường kinh doanh XNK năm 2021 nói chung của Việt Nam và thế giới gặp nhiều bất ổn, hoạt động kinh doanh XNK của công ty cũng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19, mọi chi phí đầu vào tăng, đặc biệt giá vận chuyển tăng đột biến Đối với hoạt động nhập khẩu, do ảnh hưởng của đại dịch nên sức tiêu thụ của thị trường nội địa chậm lại dẫn đến số đơn đặt hàng giảm xuống cả về lượng và trị giá Tuy nhiên trong năm 2021, công ty vẫn hoàn thành mục tiêu kế hoạch kim ngạch XNK đã đề ra

Trong bối cảnh kinh tế thế giới năm 2022 có nhiều rủi ro, bất ổn, thương mại toàn cầu giảm sút, hoạt động XNK của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc, Artexport đã vượt qua những khó khăn thách thức của thị trường kinh tế toàn cầu suy thoái và đạt đƣợc một số thành quả nhất định, vƣợt mức mục tiêu kế hoạch kim ngạch XNK đề ra Cụ thể: Tổng kim ngạch XNK đạt 25,58 triệu USD, tăng hơn 10,3% so với kế hoạch năm 2020 Trong đó kim ngạch XK là 11,49 triệu USD, kim ngạch NK là 14,08 triệu USD, lần lƣợt tăng 24,0% và 1,1% so với kế hoạch

Năm 2023, lạm phát tuy đã hạ nhiệt nhƣng vẫn neo ở mức cao, nhiều nền kinh tế lớn duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cao; thương mại, tiêu dùng và đầu tư toàn cầu tiếp tục suy giảm; hàng rào bảo hộ, phòng vệ thương mại gia tăng… ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu thế giới nói chung và công ty nói riêng Tuy vậy, Artexport vẫn đạt đƣợc con số ấn tƣợng về kim ngạch XNK với 34,87 triệu USD, tăng 15,6% so với kế hoạch đề ra Trong đó kim ngạch XK là 11,14 triệu USD, giảm 2,1% so với kế hoạch; kim ngạch nhập khẩu đạt 23,73 triệu USD, tăng 11,5% so với kế hoạch năm 2023

2.2.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ

Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của Artexport trong giai đoạn 2021-2023 được thể hiện chi tiết qua bảng báo cáo dưới đây, cùng với đó là tỉ trọng cơ cấu của các mặt hàng và so sánh sự tăng giảm trong kim ngạch xuất khẩu của năm 2023 với năm 2022

Bảng 2.3 Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của Artexport giai đoạn 2021-2023

Giá trị kim ngạch năm 2021(USD)

Giá trị kim ngạch năm

Giá trị kim ngạch năm

Tỷ trọng cơ cấu năm 2023

Tăng giảm so với năm

Hàng cói, mây tre đan

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023

Từ bảng trên có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2021 của Artexport bị chững lại do ảnh hưởng của đại dịch đến giao thương hàng hóa trên thế giới Quế, tinh dầu quế và hạt điều là ba mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất trong giai đoạn 2021-2023 Trong khi quế và tinh dầu quế luôn duy trì ở mức ổn định thì hạt điều có sự tăng trưởng vượt bậc trong kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu các mặt hàng công ty xuất khẩu (chiếm 53,65% năm 2023) Gạo và hạnh nhân cũng là hai mặt hàng quan trọng, góp phần rất lớn hoạt động xuất khẩu của Artexport dù năm 2021 hai mặt hàng trên không có trong danh mục mặt hàng xuất khẩu của công ty Hàng thêu ren từng là mặt hàng chủ lực của Artexport trong năm

2021 với giá trị kim ngạch là 558.635 USD đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong năm 2022,

2023 Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của hàng thêu ren chỉ còn 330.399 USD, giảm 16,65% so với năm 2022 và giảm 40,86% so với năm 2021 Hàng cói, mây tre đan sau khi đạt mức tăng trưởng 342,79% so với năm 2020 (14.593 USD) thì đã có sự giảm sâu trong 2 năm 2022-2023 Ngoài ra, Artexport còn xuất khẩu các mặt hàng như trang sức cườm, túi nhựa đính cườm, khăn mặt, nhưng chiếm tỉ trọng không cao

Bảng 2.4 Bảng tổng hợp các mặt hàng nhập khẩu của Artexport năm 2023

STT Mặt hàng Giá trị năm

5 Máy móc, xe đã qua sử dụng 101.500 371.777 419.654 1,77%

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023

Năm 2021, Artexport chủ yếu nhập khẩu khẩu các mặt hàng nhƣ nông sản (cụ thể là ngô hạt) đạt kim ngạch lớn với 22,62 triệu USD chiếm tỷ trọng 84,93%, tiếp theo là hàng tiêu dùng đạt kim ngạch hơn 2,65 triệu USD chiếm tỉ trọng 9,94%, mặt hàng vật tƣ, vật liệu - nhôm tấm đạt kim ngạch 1,11 triệu USD chiếm tỉ trọng 4,17% và mặt hàng khác đạt kim ngạch hơn 0,25 triệu USD tương đương 0,95%

Năm 2022, công ty nhập khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản, trong đó mặt hàng nông sản - lúa mạch, hạnh nhân đạt kim ngạch lớn với 7,45 triệu USD năm

2022 tương đương 52,95%, tiếp theo là mặt hàng tiêu dùng đạt kim ngạch 4,24 triệu USD chiếm tỷ trọng 30,16%, mặt hàng thực phẩm - hàng thực phẩm đông lạnh đạt kim ngạch 1,15 triệu USD chiếm tỷ trọng 8,17% , mặt hàng khác đạt kim ngạch 1,42 triệu USD tương đương 8,71%

Năm 2023, kim ngạch NK các mặt hàng nông sản chiếm 70,05% tổng kim ngạch NK tương đương 16.621.017 USD, tiếp đến là mặt hàng tiêu dùng với tỷ trọng 13,68%, Vật tƣ, vật liệu chiếm tỷ trọng 7,63% và mặt hàng khác chiến 8,64% 2.1.1 Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của công ty Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ

Bảng 2.5 Thị trường xuất khẩu của Artexport giai đoạn 2021-2023

Thị trường Giá trị kim ngạch

Tỷ lệ cơ cấu thị trường trong năm

% tăng giảm so với năm

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023

Năm 2021, thị trường xuất khẩu của công ty gồm 20 quốc gia với tổng kim ngạch là 7.390.497 USD, trong đó mở rộng thêm 6 thị trường hàng xuất Tại Tây Ban Nha là mặt hàng quế, tại ba thị trường UAE, Iraq, Nga nhập khẩu mặt hàng Hạt Điều Các nước Đức, Hà Lan, Mexico chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty, lần lƣợt chiếm 10,26%, 15,49%, 40,23% tổng kim ngạch xuất khẩu

Biểu đồ 2.6 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Artexport theo khu vực giai đoạn 2022-2023

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023

Năm 2022-2023, thị trường xuất khẩu của Artexport gồm 21 quốc gia, mở rộng thêm thị trường hàng xuất tại Kazakhstan cho mặt hàng Hạt điều và Hạnh nhân, tại Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ, Georia cho mặt hàng Hạt điều, thị trường tại Singapore cho mặt hàng Hạt điều và Gạo, thị trường tại Đài Loan là mặt hàng Thêu Ngoài ra thu hẹp một số thị trường như thị trường Đức khi mà thị trường này gần như hoàn toàn biến mất trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty dù cho trong năm 2021 là thị trường chiếm tỷ trọng lớn Các nước Kazakhstan, Tây Ban Nha và Mexico chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu thị trường hàng xuất của công ty với kim ngạch lần lƣợt là 3.336.617 USD, 1.570.945 USD, 2.053.128 USD trong năm 2023 tương đương với tỷ lệ cơ cấu thị trường lần lượt là 29,94%, 14,10% và 18,42% Đáng chú ý là kể từ khi mở rộng thị trường ở Tây Ban Nha vào 2021 với kim ngạch 33.800 USD, trong năm 2022 kim ngạch đã tăng gấp gần 50 lần lên con số 1.640.143 USD

Bảng 2.7 Bảng tổng hợp thị trường nhập khẩu của Artexport năm 2021-2023

STT Thị trường Giá trị năm

Tỷ lệ cơ cấu năm 2023 (%)

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023 Đối với hoạt động nhập khẩu thì có sự gia tăng mạnh mẽ năm 2021 nhờ sự mở rộng của lĩnh vực sản xuất đã thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước Năm 2021, công ty thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ 6 quốc gia trọng đó thị trường Brazil chiếm 43,43%, Argentina chiếm 41,50%, Trung Quốc chiếm 12,21% và các thị trường khác chiếm 2,86% trên tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm của Artexport

Năm 2022, công ty thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ 9 quốc gia, tuy có sự đa dạng hơn về thị trường nhập khẩu nhưng tổng kim ngạch NK của công ty trong năm này chỉ đạt 14.080.805 USD, giảm 47% so với năm 2021 Trong đó, thị trường Úc chiếm 50,71%, Trung Quốc chiếm 26,93%, Ấn Độ chiếm 5,96%, thị trường khác chiếm 16,40% trên tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm của Artexport

Biểu đồ 2.8 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Artexport năm 2023

Nguồn: Báo cáo đại hội cổ đông các năm 2021, 2022, 2023

Năm 2023 chứng kiến sự tăng trưởng trở lại trong kim ngạch nhập khẩu của công ty, trong năm này công ty thực hiện nhập khẩu hàng hóa từ 11 quốc gia Trong đó, thị trường Úc vẫn dẫn đầu với 8.043.152 USD tương đương với 33,90% tổng kim ngạch Tiếp đến là Argentina với 6.587.410 USD chiếm 27,76%, Trung Quốc chiếm 17,66%, Brazil chiếm 9,09% và các quốc gia khác chiếm 11,59%.

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa của công ty

2.3.1 Quy trình xuất khẩu hàng hóa

Sơ đồ 2.9 Các bước trong quy trình xuất khẩu hàng hóa của Artexport

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Artexport

Bước 1: Tìm kiếm KH, ký kết HĐ XK

Khi công ty tìm kiếm các đối tác có nhu cầu nhập hàng qua các kênh nhƣ đi hội chợ, marketing online, Sau đó công ty sẽ tiến hành liên hệ với đối tác để báo giá, hỏi thêm các thông tin về số lƣợng đặt hàng, thời gian cần giao hàng,

Trong bước này, công ty sẽ tiến hành đàm phán với đối tác bao gồm các điều khoản trong HĐ…Sau khi các điều khoản đƣợc thỏa thuận xong, hai bên sẽ thực hiện ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương

Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa XK

Sau khi thỏa thuận xong với khách hàng và đã ký kết được hợp đồng thương mại thì công ty sẽ tiến hành sản xuất theo đúng số lƣợng trong hợp đồng, đảm bảo thời gian cung cấp hàng hóa và chất lƣợng nhƣ cam kết để giao cho khách hàng

Bước 3: Kiểm tra hàng hóa

Công ty kiểm tra kỹ chất lƣợng sản phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu của đơn hàng đồng thời liên hệ kết nối với nhà cung cấp để đảm bảo tiến độ chuẩn bị hàng

Bước 4: Thuê PTVT và mua bảo hiểm cho hàng hóa

- Thuê phương tiện vận tải: công ty sẽ chịu trách nhiệm thuê PTVT Công ty sẽ liên hệ để thuê tàu, xin lịch trình của tàu và lựa chọn chuyến Sau đó lấy Booking

- Mua bảo hiểm hàng hóa: Công ty sẽ tiến hành làm việc với các công ty bảo hiểm để mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu của mình trong trường hợp bán theo điều kiện CIF

Bước 5: Làm thủ tục hải quan

Công ty chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu để thông quan hàng hóa Để đảm bảo hàng hóa có thể xuất đi nước ngoài, công ty cần chuẩn bị những chứng từ cơ bản như sau: Hóa đơn thương mại, Bảng liệt kê danh sách hàng hóa, Hợp đồng mua bán ngoại thương, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Vận đơn,…

Công ty sẽ giao hàng hóa bằng cách giao hàng lên tải tàu cảng xuất phát theo thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận với khách hàng và theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển

Bước 7: Hoàn thành hồ sơ, lập bộ chứng từ thanh toán

Sau khi giao hàng hoàn tất và các giấy tờ cần thiết đƣợc gửi tới khách hàng, nhân viên XNK Công ty sẽ nhanh chóng lập bộ chứng từ thanh toán trình ngân hàng để nhận tiền hàng

Bước 8: Thanh lý hợp đồng và giải quyết khiếu nại (nếu có)

2.3.2 Quy trình nhập khẩu hàng hóa, nguyên vật liệu

Bước 1: Xác định loại hàng hóa NK và tìm kiếm đối tác

Công ty xác định loại hàng hóa định nhập và tìm kiếm đối tác trên các kênh thông tin trên thị trường để lựa chọn đối tác phù hợp

Bước 2: Ký kết HĐ ngoại thương

Trải qua quá trình đàm phán đi đến thống nhất, hai bên kí kết HĐ ngoại thương, nội dung HĐ được ghi đầy đủ thông tin các điều khoản bắt buộc

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hóa

Trước khi tiến hành nhập một lô hàng, doanh nghiệp yêu cầu bên đối tác chuẩn bị các chứng từ và theo dõi tiến trình đóng hàng và cập nhật thông tin từ họ

Bước 4: Nhận giấy báo hàng đến

Bước 5: Khai và truyền tờ khai hải quan

Sau khi nhận đƣợc giấy báo hàng đến, công ty khai tờ khai HQ, sau khi khai xong, công ty gửi tờ khai để hệ thống kiểm tra và công ty chờ kết quả

Bước 6: Lấy lệnh giao hàng

Công ty chuẩn bị đủ bộ hồ sơ gồm: bản sao CCCD, bản sao và bản gốc vận đơn, tiền phí để nhận đƣợc lệnh giao hàng

Bước 7: Hoàn tất hồ sơ hải quan, nộp thuế

Sau khi xuất trình hồ sơ cho hải quan, nếu các chứng từ đã hợp lệ, hải quan sẽ tiến hành thông quan trên hệ thống Trong bước này, doanh nghiệp phải tiến hành nộp thuế tùy theo loại hàng hóa NK

Bước 8: Vận chuyển hàng về kho

Công ty chuẩn bị PTVT để chở hàng và chuẩn bị nhà kho để bảo quản hàng hóa

Sơ đồ 2.10 Các bước trong quy trình nhập khẩu hàng hóa của Artexport

Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Artexport

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ

Đánh giá tình hình hoạt động của công ty

3.1.1 Những thành tựu của công ty

Sau gần 20 năm hoạt động kể từ khi chuyển đổi mô hình kinh doanh cũng nhƣ có 60 năm kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh XNK, với những nỗ lực không ngừng Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport đã khắc phục những hạn chế của công ty tiền thân, tiếp nối những thành quả trước đó và ngày càng phát triển để đạt đƣợc nhiều thành tựu mới

Thứ nhất, HĐKD của công ty luôn đạt hoặc vƣợt mức chỉ tiêu đề ra: Kết quả kinh doanh của công ty liên tục có lãi trong những năm gần đây 2021-2023 Điều này hoàn toàn có thể thấy đƣợc khi dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm qua cho thấy công ty luôn đạt được lợi nhuận dù vướng vào giai đoạn dịch bệnh, hơn nữa nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam cũng trải qua giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid

Thứ hai, xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như và khách hàng phong phú: Riêng trong năm 2021, công ty đã mở rộng thêm 6 thị trường hàng xuất, trong đó có nhiều thị trường lớn như Nga, Tây Ban Nha, UAE, Cho tới hiện nay, thị trường của công ty đã mở rộng ra nhiều châu lục với nhiều nhà cung cấp ở khắp nơi trên thế giới không chỉ riêng các thị trường châu Á như Trung quốc, Nhật Bản, Singapore mà còn có ở nhiều thị trường các nước ở khắp các châu lục khác như: Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Mexico,

Thứ ba, nguồn hàng nhập khẩu của công ty cũng ngày càng đa dạng với nhiều mức giá khác nhau tới từ nhiều quốc gia khác nhau Thông qua việc đánh giá các yếu tố liên quan thì công ty sẽ chọn lựa đƣợc những hàng hóa chất lƣợng với giá cả tốt hơn

Thứ tư, Artexport được Bộ Công Thương xếp hạng “Doanh nghiệp xuất nhập khẩu loại I” nhiều năm liên tục Được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Nhất - Nhì - Ba, Công ty đã có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng phát triển kinh tế đất nước, hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn

Thứ năm, công ty có tiềm lực tài chính dồi dào, vững mạnh, kế hoạch tổ chức công ty đƣợc thực hiện bài bản, hợp lý giúp công ty vƣợt qua đƣợc những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế toàn cầu

3.1.2 Những hạn chế của công ty

Bên cạnh những thành công đó, công ty còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhất định dẫn đến việc hoạt động kinh doanh của công ty chƣa thực sự phát huy hết điểm mạnh

Thứ nhất, về doanh thu: Doanh thu của công ty trong 3 năm có sự biến động và đều có sự sụt giảm so với năm 2021 do chịu ảnh hưởng của đại dịch và thế giới đang trong giai đoạn hồi phục kinh tế Cụ thể là doanh thu của công ty năm 2021 là hơn 15 nghìn tỷ giảm còn hơn 11 nghìn tỷ vào năm 2023

Thứ hai, về hoạt động XNK: Hoạt động kinh doanh XNK của công ty vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, như việc kiểm tra chuyên ngành trong XNK hàng hóa vẫn chưa nhanh gọn, thời gian kiểm tra thông quan vẫn còn chậm ảnh hưởng đến chất lƣợng hàng hóa, đặc biệt là nông sản Dịch vụ logistics chƣa có chuỗi toàn diện nhƣ cảng biển, kho tàng, bến bãi chƣa đầy đủ, chƣa đồng bộ, hàng hóa công ty đang phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm XK cùng loại của Trung Quốc trên thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đông Á…

Thứ ba, về nguồn nguyên liệu: Tuy rằng công ty luôn mở rộng hệ thống nhà cung ở nhiều nước khác nhau nhưng việc quá phụ thuộc vào nguồn cung ứng ở nước ngoài sẽ dẫn đến việc công ty sẽ ở thế bị động nếu chuỗi cung ứng bị đứt gãy Hơn nữa mặt hàng nhập khẩu của công ty chủ yếu là nông sản, công ty hoàn toàn có thể xem xét đến phương án mua nguyên liệu trong nước vì nước ta là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp và có giá cả tốt Ngoài ra cũng tiết kiệm rất nhiều chi phí vận chuyển quốc tế

Thứ tƣ, các mặt hàng thủ công của công ty nhƣ hàng thêu ren, hàng cói, mây tre đan chƣa có thế mạnh trong xuất khẩu so với những sản phẩm khác nhƣ nông sản quế hay hạt điều Cụ thể, hàng thêu ren dù đạt kim ngạch nhập khẩu khá tốt trong năm 2021 nhƣng lại có dấu hiệu giảm mạnh trong năm 2022-2023; hàng cói, mây tre đan có kim ngạch xuất khẩu thấp và cũng chứng kiến sự sụt giảm trong giai đoạn 2021-2023

Trên đây là những hạn chế đã tồn tại nhiều năm qua ảnh hưởng khá lớn tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nguyên nhân của các hạn chế trên có thể kể đến:

Thứ nhất, dịch bệnh Covid 19 đã ảnh hướng tới nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế Việt Nam và HĐKD công ty nói riêng Điều này khiến cho hoạt động thương mại quốc tế bị gián đoạn trong thời gian dài, các nước áp dụng các biện pháp đóng cửa, có thể kể đến việc Trung Quốc thắt chặt chính sách Zero COVID, ngoài ra giá cả nhiên liệu tăng cao và chi phí cước biển leo thang dẫn tới chi phí vận chuyển tăng

Thứ hai, mặc dù năm 2022-2023 tình hình dịch bệnh đã cải thiện nhƣng tình hình kinh tế chính trị diễn ra hết sức căng thẳng trên thế giới cũng ảnh hưởng lớn tới HĐKD của công ty Có thể kể đến các sự kiện nhƣ: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ƣơng liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát; cuộc xung đột giữa Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài; xung đột tại dải Gaza (Trung Đông); căng thẳng tại biển Đỏ dẫn đến nền kinh tế thế giới giảm cầu trong khi các chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tăng cao Từ đó kéo doanh thu trong năm 2023, 2023 xuống thấp hơn năm 2021

Thứ ba, Trung quốc thực hiện nới lỏng chính sách tiền tệ, đồng nhân dân tệ giảm giá mạnh khiến giá hàng hóa các mặt hàng tương đương xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn của công ty

Đề xuất một số vấn đề nghiên cứu

Từ quá trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ Artexport, trên cơ sở đánh giá những hạn chế đang còn tồn tại của công ty, em xin đề xuất 02 đề tài nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp nhƣ sau: Đề tài 1: Nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng cói, mây tre đan của công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ (Artexport) sang thị trường EU Đề tài 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu sản phẩm cói, mây tre đan của công ty Cổ phần XNK thủ công mỹ nghệ (Artexport)

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN