15 CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAY ĐẠI DƯƠNG .... Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và qu
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương
Sinh viên thực tập : Trần Thanh Thảo
Mã sinh viên : 20D300134
Hà Nội, 2024
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thiện báo cáo thực tập tổng hợp này, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy,
cô khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế; Bộ môn Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, đặc biệt là cô Phạm Thị Huyền đã vô cùng tâm huyết, tận tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc giúp em có thể hoàn thành bài Báo cáo thực tập đúng hạn và trọn vẹn nhất Cùng với
đó là sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị và Giám đốc công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương đã đào tạo và hỗ trợ cung cấp tài liệu cho em trong suốt quá trình thực tập
Trong quá trình tìm hiểu, thu thập dữ liệu, học hỏi và trau dồi kiến thức, mặc dù
đã cố gắng để hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập nhưng cũng không thể tránh khỏi các sai sót, em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để có thể hoàn thành bài báo cáo một cách tốt nhất và có thể làm tốt hơn trong khóa luận tốt nghiệp sắp tới
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Trần Thanh Thảo
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 2
DANH MỤC BẢNG BIỂU 5
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 5
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAY ĐẠI DƯƠNG 7
1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty 7
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 7
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty 7
1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường 8
1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh 8
1.2.2 Đặc điểm thị trường 9
1.3 Cơ cấu tổ chức 9
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp 9
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận 10
1.4 Các nguồn lực của công ty 11
1.4.1 Nguồn lực tài chính 11
1.4.2 Mạng lưới tài sản và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật 12
1.4.3 Nguồn nhân lực 12
1.5 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu 13
1.6 Vị trí và nhiệm vụ của sinh viên tại đơn vị thực tập 15
CHƯƠNG 2: BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAY ĐẠI DƯƠNG 16
2.1 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường vĩ mô, ngành ảnh hưởng đến hoạt động logistics/quản lý chuỗi cung ứng của công ty 16
2.1.1 Môi trường vĩ mô 16
2.1.2 Môi trường ngành 17
2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 18
2.3 Thực trạng quản trị logistics và chuỗi cung ứng của công ty 20
Trang 42.3.1 Thực trạng chuỗi cung ứng của công ty 20 2.3.2 Thực trạng hoạt động logistics của công ty 21 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỀ XUẤT
HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 23 3.1 Đánh giá về thực trạng hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng của công ty Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương 23 3.2 Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
Trang 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu tài chính của công ty 2022-2023 11
Bảng 1.2 Cơ cấu nguồn nhân lực của công ty năm 2023 12
Bảng 1.3 Các chỉ tiêu kinh doanh của công ty (2021-2023) 14
Bảng 2.1 Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2021-2023 19
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu thị trường quốc tế của Công ty (2023)……….19
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương 7
Hình 1.2 Sản phẩm hoàn thiện của Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương 8
Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương 9
Hình 2.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng của Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương 20
Hình 2.2 Kho chứa nguyên vật liệu tại công ty 22
Trang 7CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN MAY ĐẠI DƯƠNG
1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương
Tên quốc tế: DAI DUONG GARMENT GROUPJOINT STOCK COMPANY
Mã số thuế: 1001252724
Địa chỉ: Thôn Quang Lang Đoài, Xã Thụy Hải, Huyện Thái Thụy, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam
Người đại diện: Ông Lê Minh Khôi
Hình 1.1 Logo Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương
(Nguồn: Hồ sơ năng lực công ty)
Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương (DAI DUONG GARMENT GROUPJOINT STOCK COMPANY) là công ty cổ phần với vốn điều lệ 50.000.000.000 (Năm mươi tỷ Việt Nam đồng chẵn), bao gồm nhiều cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất
là ông Lê Văn Khoa Công ty được thành lập năm 2017 nằm tại thôn Quang Lang Đoài,
xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình dưới sự điều hành, quản lý của Giám đốc
Lê Minh Khôi
Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương hoạt động dựa trên 3 nguyên tắc cốt lõi
Đó là: “SOCIAL”, “CORPORATE” VÀ “RESPONSIBILITY”
1.1.2 Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương có tiền thân là Nhà máy may Xuất khẩu Đại Dương thuộc Công ty Cổ phần Đại Dương được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động
từ cuối năm 2017 với vốn đầu tư hơn 120 tỷ đồng chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1, năm 2017, với tổng diện tích nhà máy là 15.000 m2, nhà máy đã xây
Trang 8dựng xưởng 1 rộng 6.500 m2 tương ứng với 850 lao động, đạt công suất 2.100.000 sản phẩm/năm
Giai đoạn 2, năm 2021, Đại Dương mở rộng nhà máy với tổng diện tích là 30.000
m2, xây dựng xưởng 2 rộng 13.000 m2 Tổng cộng công ty có 30 chuyền may với hơn 1.300 lao động, đạt công suất 8.000.000 sản phẩm/năm
Năm 2022, nhà máy chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương
1.2 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm thị trường
1.2.1 Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Tập đoàn may Đại Dương là đơn vị chuyên sâu về lĩnh vực sản xuất May Gia công và May Xuất khẩu các mặt hàng thời trang với thế mạnh trong sản xuất các sản phẩm dệt kim, dệt, dệt thoi Đặc biệt hàng sơ mi dệt thoi xuất khẩu với 90% hàng hóa xuất khẩu sang thị trường EU, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản và sản xuất hàng may mặc bao gồm áo sơ mi, áo phông…Tuy nhiên, với năng lực và uy tín hiện
có, công ty sẽ hướng tới sản xuất hàng jacket, phát triển thêm các sản phẩm dán công nghệ cao và cộp ép chống nước; đầu tư xưởng giặt in, thêu khép kín phục vụ cho sản xuất
Hình 1.2 Sản phẩm hoàn thiện của Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương
(Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty)
Trang 91.2.2 Đặc điểm thị trường
Công ty Cổ phần May Đại Dương hiện đang tập trung sản xuất hàng may gia công, may xuất khẩu cho các đơn vị, khách hàng quốc tế như EU, Mỹ, Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc Hiện tại đây là những thị trường chính chủ lực của công ty, tuy nhiên, với thuận lợi khi Việt Nam đang tham gia đàm phán 18 hiệp định thương mại tự
do, tiếp cận và thiết lập quan hệ thương mại với gần 230 thị trường, mục tiêu của công ty trong tương lai của công ty là phát triển tại các thị trường tiềm năng khác như tại chính nội địa hay những nước đang có xu hướng đẩy mạnh nhập khẩu hàng may mặc tại Việt Nam và có các chính sách xóa bỏ phần lớn thuế quan liên quan đến ngành như Nga, Australia, Canada, New Zealand, Singapore, Châu Phi và Trung Đông
1.3 Cơ cấu tổ chức
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp
Hình 1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương năm 2023
(Nguồn: Phòng Nhân sự của công ty)
Trang 101.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
Đại hội Cổ đông: Đại hội Cổ đông bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất ở công ty
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyền nhân danh công
ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị cũng thực hiện nhiệm vụ đề ra các chiến lược phát triển công ty trong ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty tuân theo quy định, điều lệ của nội bộ công ty và của pháp luật, nhà nước
Giám đốc: Là đại diện theo pháp luật của Công ty đối với các vấn đề có liên quan đến hoạt động và quản lý của công ty Ban giám đốc thực thi các nghị quyết của Đại hội
cổ đông và Hội đồng quản trị; tổ chức, điều hành các hoạt động hàng ngày của Công ty phù hợp với cơ cấu và thông lệ quản lý đồng thời ký kết các hợp đồng bao gồm hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động…
Phòng Tài chính Kế toán: Thực hiện công tác kế toán, kiểm toán nội bộ công ty; Lập báo cáo tài chính, bảng lương, hóa đơn, thanh toán của khách hàng…và theo dõi doanh thu, các phát sinh chi phí trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh
Phòng Kế hoạch: Tổng hợp, phân tích và đưa ra bản dự thảo kế hoạch hoạt động phù hợp với chiến lược, chủ trương hoạt động của công ty theo từng thời kỳ dựa trên khảo sát tình hình hoạt động thực tế của công ty; Giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch thực hiện công việc; Quản lý, theo dõi tài sản của công ty và tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa nếu có
hư hỏng…
Phòng Nhân sự: Thực hiện công tác tìm kiếm, tuyển dụng nguồn nhân lực cho khối văn phòng và sản xuất; Xây dựng chiến lược đào tạo chuyên môn, tay nghề cho nhân lực mới và tái đào tạo, bổ sung kỹ năng cho nhân lực cũ; Tham mưu cho Ban giám đốc cáv vấn đề về tiền lương, phúc lợi của nhân viên
Phòng kinh doanh: Xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh thông qua các chiến lược tiếp cận khách hàng, truyền thông, marketing; Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng cho công ty
Phòng xuất nhập khẩu: Chịu trách nhiệm quản lý đầu vào nguyên vật liệu và đầu ra sản phẩm, điều phối toàn bộ quá trình cung ứng của công ty; Định hướng chiến lược hoạt
Trang 11động xuất nhập khẩu của công ty và tiếp cận để đàm phán, ký kết hợp đồng với đối tác và khách hàng nước ngoài
Phòng Vật tư: Phối hợp cùng phòng Xuất nhập khẩu để quản lý quá trình mua sắm
và cung ứng vật tư, nguyên vật liệu phục vụ quá trình sản xuất, xuất khẩu; Lập kế hoạch vật tư theo tháng, quý để đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ cho sản xuất; Đánh giá năng lực nhà cung cấp, so sánh giá, đàm phán ký kết hợp đồng mua hàng; Quản lý nhập, xuất, tồn kho vật tư
Phòng Quản lý sản xuất: Trực tiếp sử dụng, điều phối, giám sát các nguồn lực sản xuất để đảm bảo hàng hóa được sản xuất đúng thời hạn và đạt chất lượng tốt nhất ở tất cả các khâu từ cắt, gập khuôn, may, là, đóng gói…; Nghiên cứu, thiết kế và hoàn thiện mẫu cho quá trình sản xuất hàng loạt của công ty tại Phòng May mẫu; Kiểm định, đánh giá chất lượng và cải tiến sản phẩm trong và sau khi hoàn thiện (có sự tham gia của phòng KCS); Phân công, sắp xếp đào tạo nhân lực
Phòng kỹ thuật-cơ điện: Điều hành toàn bộ công nghệ may, máy móc, cơ điện phục
vụ sản xuất; Sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống máy móc để đảm bảo an toàn, hiệu suất làm việc; Hoạch định kế hoạch nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, máy móc (nếu cần)
Xưởng 1: Phụ trách sản xuất các sản phẩm dệt thoi của công ty
Xưởng 2: Phụ trách sản xuất các sản phẩm dệt kim của công ty
1.4 Các nguồn lực của công ty
Trang 12Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 0.48 0.47
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương 2022-2023)
Năm 2023, tổng tài sản của công ty có sự biến đổi tăng khoảng 15 tỷ VND (tăng 9%) so với năm 2022 nhằm mục đích đầu tư, mở rộng quy mô, cải thiện dây chuyền sản xuất Điều đó thể hiện Công ty đang ngày càng mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình
1.4.2 Mạng lưới tài sản và các điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật
Là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh các sản phẩm may mặc nên vấn đề cơ sở vật chất kỹ thuật luôn được coi trọng Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương hiện đang có một trụ sở chính tại Thái Bình, bao gồm 2 nhà xưởng và 1 nhà kho Tại 2 xưởng sản xuất, công ty trang bị hơn 1000 thiết bị máy móc hiện đại như máy cắt tự động, máy may, máy lập trình khổ lớn cắt laze, máy kiểm xả vải tự động DY888 lastar… đến từ các hãng Juki, Hashima, Kansai, Okurma…để phục vụ quá trình gia công, hoàn thiện sản phẩm
Các phân xưởng đều và nhà kho đều được trang bị đầy đủ hệ thống điện, cấp thoát nước, phòng cháy chữa cháy và được kiểm tra, bảo trì thường xuyên
Kho và các phân xưởng được bố trí cạnh nhau, thuận tiện cho quá trình sản xuất, dự trữ Không gian kho quy hoạch, sắp xếp hợp lý với các giá, kệ để nguyên vật liệu và hệ thống hút ẩm với các nguyên vật liệu như vải, bìa carton…
1 Phòng Tài chính Kế toán 6 Nam 1
Trang 135 Phòng Xuất nhập khẩu 8 Nam 4
Nữ 350
ĐH 21
CĐ 25 PTTH 484
Nam 480 (35,5%)
Nữ 870 (64,5%)
ĐH 112 (8,3%)
CĐ 70 (5,2%)
TC 2 (0,15%) PTTH 1166 (86,35%)
(Nguồn: Phòng Nhân sự của công ty)
Tính đến năm 2023, Đại Dương hiện đang có 1350 lao động tính cả khối văn phòng
và sản xuất với tỉ lệ lao động nữ tại cao gần gấp đôi tỉ lệ lao động nam (lao động nữ chiếm 64,5%) Lao động nữ chiếm phần lớn vì hoạt động may mặc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo, điều đó đa số là ở nữ giới Lao động nam tại công ty chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản xuất yêu cầu sức khỏe như đứng là/ủi sản phẩm cuối cùng, sửa chữa kỹ thuật máy móc, hoạt động kho hàng Tỉ lệ lao động tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng ở mức 8,3% và 5,2% nhằm đáp ứng nhu cầu về lao động trình độ cao để quản lý các hoạt động chức năng trong đó có xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và sản phẩm hoàn thiện Lao động phổ thông trực tiếp đứng chuyền sản xuất chủ yếu là lao động địa phương tại địa bàn huyện Thái Thuy, tỉnh Thái Bình
1.5 Một số kết quả kinh doanh chủ yếu
Trang 14Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương giai đoạn 2021-2023 được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.3 Các chỉ tiêu kinh doanh của công ty (2021-2023)
Doanh thu thuần 96.256.434.589 98.687.354.289 105.867.986.435
Giá vốn hàng bán 55.465.949.618 56.236.156.742 57.734.749.555 Chi phí tài chính 1.061.867.403 1.267.533.549 1.357.428.395 Chi phí bán hàng 1.458.378.462 1.036.422.109 1.245.678.231 Chi phí quản lý 10.874.456.888 11.356.754.972 12.456.742.537 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 37.400.649.621 40.063.286.481 43.130.816.112 Lợi nhuận sau thuế 30.703.432.390 32.840.027.847 35.872.840.523
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty 2021-2023)
Qua số liệu được nêu trong bảng…, ta nhận thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn May Đại Dương có biến động theo chiều hướng phát triển đi lên Năm 2020-2021, nền kinh tế thế giới trải qua giai đoạn suy giảm mạnh do tác động của đại dịch Covid-19, đồng thời đây là thời điểm nhà máy 2 hoàn thiện nên chi phí cũng tăng theo Tuy nhiên nhờ nỗ lực không ngừng hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của Covid, công ty vẫn kí kết hợp đồng với nhà cung cấp với số lượng nguyên vật liệu dữ trữ lớn, nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Hàn Quốc nên khi thị trường phải đối mặt với những khó khăn do biến động đột ngột thì kết quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn ở mức ổn định, Đại Dương ghi nhận doanh thu thuần 96 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 30 tỷ đồng
Bước sang năm 2022, đại dịch Covid-19 đã bớt căng thẳng, tuy nhiên do lượng hàng tồn ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát nên đã tác động tiêu cực đến chuỗi cung ứng ngành dệt may nói chung và tới các công ty sản xuất may mặc nói riêng, khiến số lượng đơn đặt hàng giảm sút Cũng ở thời điểm đó, nguồn nguyên liệu đầu vào tăng lên đáng kể khiến giá vốn hàng bán cũng theo đó tăng lên khoảng hơn 1,4% Mặc dù vậy, dưới sự lãnh đạo các cấp quản lý mà doanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng,
cụ thể doanh thu thuần tăng 2,4 tỷ đồng, tương đương 2,5% so với năm 2021