1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên các sàn thuơng mại điện tử của sinh viên sư phạm kỹ thuật tp hcm trong đại dịch covid 19

30 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hành Vi Mua Sắm Trực Tuyến Trên Các Sàn Thương Mại Điện Tử Của Sinh Viên Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm Trong Đại Dịch Covid-19
Tác giả Nguyễn Ngọc Mai Phương, Trần Thảo Nguyên, Bùi Nguyệt Anh, Phạm Quốc Cường, Nguyễn Thị Hồng Nhung
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thúy
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Nhập Môn Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023-2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,12 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (5)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (5)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (5)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • PHẦN 2: NỘI DUNG (8)
    • 2.1. Cơ sở lý luận về xu hướng mua sắm trực tuyến của giới trẻ hiện nay 3 1. Tổng quan về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam (8)
      • 2.1.1.1. Sơ lược về mua sắm truyền thống (8)
      • 2.1.1.2. Sơ lược về mua sắm hiện đại (10)
      • 2.1.1.2. Sơ lược về mua sắm trong đại dịch covid-19 (0)
      • 2.1.2. Khái quát về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong đại dịch covid-19 (10)
      • 2.1.3. Quá trình lựa chọn và quyết định mua hàng trực tuyến của sinh viên Trường ĐH SPKT TP.HCM trong đại dịch covid-19 (12)
    • 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Trường ĐH SPKT TP.HCM trong đại dịch covid-19 (16)
      • 2.2.1. Thực trạng về xu hướng mua hàng trực tuyến của sinh viên Trường Trường ĐH SPKT TP.HCM trong đại dịch covid-19 (0)
      • 2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến của (20)
      • 2.2.3. Những lợi ích và rủi ro trong quá trình mua sắm trực tuyến (23)
        • 2.2.3.1. Những lợi ích trong quá trình mua sắm trực tuyến đại dịch covid-19 (23)
        • 2.2.3.2. Những rủi ro trong quá trình mua sắm trực tuyến đại dịch covid-19 (25)
    • 2.3. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong đại dịch covid-19 (27)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN (29)

Nội dung

Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “ nghiên cứu hành vi mua sắm trực tuyến trên các sàn thuơng mại điện tử của sinh viên Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ

NỘI DUNG

Cơ sở lý luận về xu hướng mua sắm trực tuyến của giới trẻ hiện nay 3 1 Tổng quan về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

2.1.1 Tổng quan về thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

2.1.1.1 Sơ lược về mua sắm truyền thống

Mua sắm truyền thống là hình thức mà người dùng mua sắm trực tiếp tại một địa phương nào đó Mua sắm truyền thống đã và đang phát triển đa dạng và tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau như: chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tạp hóa,

Mặt khác, khi internet chưa được phủ sóng rộng rãi như ngày nay, mua sắm truyền thống luôn mang lại được những trải nghiệm thực tế nhất, được tận tay chạm vào để có thể trải nghiệm sản phẩm trọn vẹn hơn, được giải đáp thắc mắc ngay tại chỗ, mang lại được trải nghiệm xã hội và những trải nghiệm thực tế khác biệt.

Tùy thuộc vào nhu cầu và sự ưu tiên của mỗi cá nhân mà người tiêu dùng có thể chọn lựa phù hợp giữa việc mua sắm truyền thống và mua sắm trực tuyến Mỗi cách thức đều mang lại những lợi ích và trải nghiệm riêng.

Ngày nay, khi mà công nghệ khoa học ngày càng phát triển hơn con người ta thường có xu hướng hướng tới những gì tiện lợi nhất và việc mua sắm trực tuyến đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam trong những năm gần đây.

Thương mại điện tử hay còn được gọi là E-Commerce (EC) là hình thức mua bán hay kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của mạng Internet để thực hiện các giao dịch cũng như các thao tác như mua bán, trao đổi và thanh toán trực tuyến,

Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi cũng như phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới Các ngành hàng thương mại điện tử nó rất đa dạng và hầu như nó bao phủ hết các ngành hàng như : thời trang, điện tử, thực phẩm và đồ uống, y tế, du lịch và nhiều lĩnh vực khác,

Ngày nay, các sàn thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng và thu hút lượng lớn khách hàng Tại sao là như thế ? Đơn giản là các sàn thương mại điện tử như : Lazada, Shopee, Tiki, và gần đây nhất là TikTok Các sàn này đã thu hút một lượng lớn người tiêu dùng với tiêu chí : nhanh, gọn và tiết kiệm

Thời đại 4.0 bây giờ, đa số người tiêu dùng sẽ chọn tham khảo trên các sàn vì giá cả rẻ hơn Hơn hết nữa thì vào những ngày đặc biệt của tháng thì các sàn thương mại điện

4 tử sẽ tung các voucher tri ân cho khách hàng, đó là một chiến lược marketing tốt mang lại lợi nhuận cao Bạn không nhất thiết phải ra tận cửa hàng để mua như ngày xưa , thì ngày nay bạn đã có thể sử dụng chiếc điện thoại thông minh của mình để có thể đặt hàng, thanh toán ngay trên đó mà không cần mất quá nhiều thời gian Và dạo gần đây thì người tiêu dùng ưa chuộng việc mua hàng thông qua livestream trên các nền tảng mạng xã hội, nắm bắt được tâm lý đó thì hầu như các nhãn hàng, doanh nghiệp đã bắt đầu lấn sân sang đó nhằm mang về lợi nhuận cho họ.

Ngoài ra, chúng ta vẫn có thể đặt được các sản phẩm quốc tế mà ta yêu thích Lấy một ví dụ cụ thể, vào khoảng thời gian trước thì việc mua các sản phẩm bên Trung Quốc, Quảng Châu rất khó nhưng ngày nay thì vấn đề đó được đáp ứng rất dễ dàng. Bạn đã có thể đặt hàng thông qua các sàn thương mại điện tử với giá vận chuyển rất phải chăng chứ không đắt đỏ, mà các sản phẩm ấy lại được vận chuyển, đóng gói giao tận tay khách hàng rất an toàn.

Quy mô thị trường và phát triển

Với sự phát triển nhanh chóng của Internet và công nghệ di động của thời đại 4.0 bây giờ đã làm cho thương mại điện tử trở thành một phương tiện mua sắm tiện lợi, nhanh chóng và linh hoạt Khả năng mua sắm trực tuyến và giao dịch thông qua các thiết bị di động đã thu hút sự quan tâm lớn của hầu hết người tiêu dùng và doanh nghiệp Bởi vì nó dễ dàng mua sắm từ các trang web và ứng dụng của các doanh nghiệp trực tuyến ở bất kỳ đâu và bất kỳ thời điểm nào.

Thị trường thương mại điện tử đang ngày càng mở rộng và phát triển Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều tham gia vào việc bán hàng trực tuyến Điều này bao gồm các doanh nghiệp truyền thống đã mở rộng hoạt động kinh doanh của họ sang mô hình trực tuyến và các doanh nghiệp trực tuyến chỉ hoạt động dưới hình thức e- commerce.

Thương mại điện tử có nhiều loại hình khác nhau, bao gồm:

Thương mại điện tử người tiêu dùng (B2C- Business to Consumer): bán hàng trực tuyến từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

Thương mại điện tử doanh nghiệp (B2B- Business to Business): giao dịch giữa các doanh nghiệp thông qua các nền tảng trực tuyến.

Thương mại điện tử người tiêu dùng – người tiêu dùng (C2C- Consumer to Consumer): người tiêu dùng mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nhau thông qua các sàn giao dịch.

Thương mại điện tử chính phủ (G2C- Government to Consumer): chính phủ cung cấp dịch vụ và sản phẩm cho người dân thông qua các nền tảng điện tử.

- Tiếp cận toàn cầu : doanh nghiệp có thể tiếp cận đối tượng khách hàng trên toàn thế giới.

- Tiết kiệm chi phí : vận hành cửa hàng trực tuyến thường sẽ ít tốn kém hơn so với cửa hàng vật lý

- Tiện lợi và thời gian linh hoạt cho người tiêu dùng.

Mặc dù thương mại điện tử mang lại nhiều cơ hội kinh doanh mới, nhưng cũng đối diện với nhiều thách thức và cạnh tranh gay gắt Một số khó khăn bao gồm chi phí quảng cáo cao, đối mặt với rủi ro về bảo mật thông tin khách hàng, và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường.

Xu hướng và tiềm năng

Dự kiến thị trường thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ và hấp dẫn ngày càng nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng Nền tảng giao dịch di động và trải nghiệm mua sắm cá nhân hóa dự kiến sẽ là hai xu hướng quan trọng trong tương lai.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của sinh viên Trường Trường ĐH SPKT TP.HCM trong đại dịch covid-19

2.2.1 Thực trạng về xu hướng mua hàng trực tuyến của giới trẻ hiện nay Được thừa hưởng tinh hoa từ sự tiến bộ và phát triển vượt bậc của nền công nghệ - kỹ thuật toàn cầu, giới trẻ ngày nay sớm tiếp xúc với các thiết bị công nghệ và trở nên thành thạo hơn bao giờ hết Cùng những mặt hàng mới lạ, hợp thời, bắt kịp với xu thế, tư vấn sản phẩm chi tiết, hình ảnh đánh giá chân thực và thao tác mua sắm nhanh gọn dễ dàng, đa dạng sự lựa chọn… các sàn thương mại điện tử hiện nay đang là sự lựa chọn hàng đầu thích hợp nhất với lối sống của giới trẻ toàn cầu khi mua sắm

Theo kết quả khảo sát đối với 32 người mua sắm trực tuyến, người dùng từ 19-24 tuổi chiếm đến 75,1% và độ tuổi từ 15-18 chiếm hơn 21% Kết quả này cho thấy mức độ khoanh vùng rõ rệt ở đối tượng khách hàng mà ngành thương mại điện tử hiện nay muốn nhắm đến.

Với thao tác nhanh gọn, hình thức thanh toán dễ dàng, thông tin mua hàng tuỳ chỉnh, các sàn thương mại điện tử dễ dàng tiếp cận và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của giới trẻ hiện nay, giải quyết được căn bệnh “ ngại mua hàng trực tiếp “ vì những lí do như khó trả giá, cảm thấy khó xử khi không tìm được mặt hàng ưng ý, tốn nhiều thời gian đi tìm và chọn lựa bên ngoài,…Ngoài ra, đối với những bộ phận giới trẻ có lối sống khép kín, còn ngại ngùng khi giao tiếp và trao đổi với người bán cũng có thể dễ dàng nhắn tin qua mạng để tìm hiểu về mặt hàng, lựa chọn tuỳ thích và quyết định mua hàng theo mong muốn.

Nếu đối với các thế hệ trước, việc mua sắm chỉ diễn ra một cách định kì, có kế hoạch hoặc trước những dịp lễ thì giới trẻ ngày nay lại có mật độ mua hàng online rất thường xuyên so với mua sắm trực tiếp tại cửa hàng Theo khảo sát, có 50% người lựa chọn mua sắm ít nhất 1 tháng 1 lần, 21.9% lựa chọn vài ngày một lần, số ít còn lại là vài tháng, vài tuần một lần Chỉ 21,9% còn lại trong tổng số người tham gia khảo sát lựa chọn mua sắm trực tuyến 1 năm vài lần Điều này phản ánh rõ nét về xu hướng mua sắm qua mạng của giới trẻ đang ngày càng bùng nổ, trong khi nếu đặt câu hỏi về tần suất mua hàng trực tiếp, nhiều bạn trẻ tỏ ra e ngại, lắc đầu.

Song, việc các trang mua sắm trực tuyến có thủ tục mua bán hàng nhanh gọn chỉ trở nên hữu ích, tiện dụng khi đó là những khách hàng, nhà cung cấp sản phẩm trung thực, uy tín và thực sự có nhu cầu mua bán Ngược lại, mặt lợi ích này cũng dễ dàng biến thành một “nhược điểm” khiến việc mua hàng online trở thành một “vấn nạn chi tiêu không kiểm soát”, đối với giới trẻ, còn những “gian thương” thì lợi dụng điều này để thực hiện chiêu trò, hình thức lừa đảo, giả mạo sản phẩm và các nhà phân phối chính hãng khác một cách dễ dàng.

“Vấn nạn chi tiêu không kiểm soát” của giới trẻ khi mua sắm trực tuyến xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng đa phần đều xuất phát từ tâm lý” “không mua thì thiệt, mất món hời” nên dù không thật sự cần thiết thì họ vẫn mua món đồ này, chỉ vì đang được giảm giá Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các reviewer (người đánh giá sản phẩm) ở nhiều trang mạng xã hội như Tiktok, Facebook cũng tác động rất lớn đến việc chi tiêu của người trẻ Họ sẽ mô tả về công dụng, tính năng và thể hiện những ưu điểm của sản phẩm để kích thích người xem mua hàng Nếu người xem cảm thấy thích thú, họ chỉ cần nhấp vào đường link và thực hiện vài thao tác đơn giản là đã mua được sản phẩm mình vừa xem Cũng trong thời gian gần đây, hình thức trả góp khi mua hàng online đã được một sàn thương mại điện tử lớn - Shopee đưa vào áp dụng với phương thức thanh toán dễ dàng, tiện lợi Điều này cũng góp phần làm tăng vọt nhu cầu mua sắm của giới trẻ khi không cần chi trả bất kì số tiền nào mà vẫn nhanh chóng nhận được sản phẩm cần thiết Nhưng khi đến hạn thanh toán trả góp, nhiều bạn trẻ lại trở nên ngán ngẩm trước số tiền chi trả, mặc dù trước đó đã rất “hào phóng” khi mạnh tay đặt những món hàng mà không cần xem về giá vì đã có “trả góp” lo

Ngoài ra, bởi vì cách thức và thủ tục xác nhận mua hàng vô cùng nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận mà nhiều bạn trẻ đang còn ở độ tuổi “chưa nhận thức được hậu quả” đã vô tư đặt hàng với số lượng lên đến hàng chục, hàng trăm đơn Đến khi gia đình không muốn nhận hay không chi trả nổi thì toàn bộ sản phẩm lại bị trả về, gây ra những rủi ro, tổn thất lớn cho người bán hàng Đây là một “vấn nạn” mới, là tình trạng xảy ra thường xuyên trong những năm gần đây, khi công nghệ ngày càng tiến bộ vượt bậc, trẻ con được tiếp cận các thiết bị điện tử quá sớm.

Cũng xuất phát từ nhu cầu mua sắm “rẻ, đẹp”, đối tượng khách hàng là những bạn trẻ vẫn còn non nớt trong suy nghĩ và chưa có nhiều kinh nghiệm chọn lựa sản phẩm, nhiều gian thương đã lợi dụng để trục lợi bằng hình thức lừa đảo qua mạng này Trên các trang mua sắm trực tuyến, không khó để bắt gặp những mặt hàng với hình ảnh mẫu đẹp lung linh, mô tả chất liệu, công dụng tuyệt vời, hàng chính hãng nhập khẩu nhưng với giá thành chỉ bằng 1/3, 1/5 so với giá niêm yết thị trường Đến khi nhận, nhiều người tiêu dùng mới bàng hoàng khi nhận được những sản phẩm giả mạo, kém chất lương, có khi chỉ là một miếng giẻ lau… Đây cũng là một vấn nạn đáng báo động, là mặt tối của việc mua hàng trực tuyến thiếu sự xem xét, cân nhắc và tìm hiểu kĩ lưỡng từ phía giới trẻ hiện nay.

Nhìn chung, việc các sàn thương mại điện tử đang trở thành sự lựa chọn hàng đầu khi mua sắm của giới trẻ hiện nay đã mang lại các mặt lợi ích và tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam, mang theo nhiều lợi nhuận cho các tập đoàn và là nguồn thu nhập lớn cho người lao động Theo bà Stephanie – Phó chủ tịch Google Châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam đang đứng đầu bảng xếp hạng trong năm 2023 với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và thương mại điện tử có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á Đặc biệt, trong số 23 tỉ USD của nền kinh tế số Việt Nam năm 2022, có đến 14 tỉ USD đóng góp từ lĩnh vực thương mại điện tử Với tốc độ tăng trưởng này thì ước tính đến năm 2025, kinh tế kỹ thuật số Việt Nam sẽ chạm mức 49 tỉ USD, trong đó thương mại điện tử chiếm đến 32 tỉ.

Song, xu hướng mua sắm trực tuyến vẫn tồn tại nhiều mặt hạn chế và còn khó kiểm soát Việc tăng trưởng một cách nhanh chóng và bùng nổ cũng đem lại nhiều hệ luỵ cho khách hàng lẫn các doanh nghiệp, cửa hàng bên ngoài Tình trạng thông tin bảo mật còn chưa thực sự tuyệt đối bởi các đơn hàng rác, giả mạo vẫn tới tay khách hàng thường xuyên Hình thức thanh toán còn nhiều lỗi chưa được khắc phục và không thực sự an toàn Hàng giả mạo, hàng kém chất lượng tràn lan trên các sàn thương mại điện tử với lượt mua, lượt đánh giá “ảo” do quá trình gian lận, khiến chất lượng sản phẩm không được phản ánh đúng với thực tế Sự đa dạng trong phương thức tiếp cận và thu hút người mua hàng khiến mức chi tiêu vượt mức cho phép Nhiều bạn trẻ vì ham rẻ,

“tiếc mã giảm giá” và nghe lời khen có cánh từ phía các reviewer (người phản ánh) và KOL (người có sức ảnh hưởng) trên các trang mạng xã hội Tiktok, Facebook mà quyết định mua những mặt hàng không cần thiết, kém chất lượng, dẫn đến tình trạng “thắt lưng buộc bụng” vào những ngày cuối tháng Bên cạnh đó, sự tiện ích và mức giá phù hợp được áp dụng trên các sàn thương mại điện tử cũng góp phần khiến doanh thu ở các doanh nghiệp, cửa hàng mua sắm bán lẻ trực tiếp chịu ảnh hưởng không nhỏ, khi đa phần giới trẻ ngày nay luôn có sự so sánh về giá cả và mẫu mã của những mặt hàng khi mua sắm Bởi vậy, để bắt kịp với xu hướng thích mua hàng online của giới trẻ hiện

15 nay, một số doanh nghiệp, cửa hàng đã mở thêm các trang mua sắm trực tuyến kèm theo nhiều ưu đãi nhằm thu hút và níu giữ bộ phận khách hàng vô cùng tiềm năng này

2.2.2 Nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng trực tuyến của giới trẻ hiện nay

Dựa trên kết quả khảo sát, có đến hơn 65% người trẻ mua hàng dựa trên ý kiến đánh giá của sản phẩm từ các trang điện tử Điều này góp phần khẳng định tầm quan trọng của những đánh giá chân thực về chất lượng sản phẩm đối với quyết định mua hàng trực tuyến của giới trẻ hiện nay Ngoài ra chất lượng dịch vụ từ phía người bán hàng cũng chiếm hơn 31% nhằm cho thấy việc người mua quan tâm đến thái độ và chất lượng dịch vụ cũng như tư vấn sản phẩm tỉ mi trước khi đưa ra quyết định mua hàng Bên cạnh đó, những yếu tố cần thiết như sự tiện lợi nhanh chóng của việc mua sắm qua mạng hay các sản phẩm đã sử dụng có hiệu quả và được giới thiệu từ người thân cũng đóng vai trò quan trọng dẫn đến hành vi mua sắm của giới trẻ - một thế hệ đầy sự tất bận, nhanh nhẹn nhưng lại thiếu trải nghiệm thực tế khi mua hàng.

Tính tiện lợi, nhanh chóng, ít di chuyển: Với lối sống nhanh, vô cùng bận rộn của giới trẻ ngày nay, việc mua hàng qua mạng là một giải pháp tuyệt vời giúp tiết kiệm thời gian di chuyển, đi tìm và lựa chọn nơi mua các mặt hàng cần thiết. Bởi vậy đây là nhân tố mang nhiều ưu điểm nhất giúp giải quyết nhiều vấn đề cho những đối tượng khách hàng trẻ

Xem đánh giá chất lượng trải nghiệm sản phẩm ngay tại giao diện mua sắm: là nhân tố dễ dàng tiếp cận nhất, ít mất thời gian nhất và được ưa chuộng nhiều nhất của giới trẻ hiện nay dựa trên khảo sát Nhằm đảm bảo được những yêu cầu

Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam trong đại dịch covid-19

Thứ nhất, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển thương mại điện tử trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, bởi đây là một lĩnh vực mới phát triển tại Việt Nam, là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa yếu tố thực và ảo…Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động ứng dụng thương mại điện tử và các mô hình kinh doanh mới trên nền tảng công nghệ số, ban hành văn bản hướng dẫn phù hợp với tình hình phát triển trong nước và trên thế giới.

Thứ hai, đào tạo nguồn nhân lực cho thương mại điện tử Giao dịch thương mại điện tử đòi hỏi đội ngũ chuyên gia Công nghệ thông tin mạnh, thường xuyên bắt kịp các thành tựu công nghệ thông tin mới phát sinh để phục vụ thương mại điện tử và có khả năng thiết kế các phần mềm công nghệ thông tin mới đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế số Mặt khác, nó đòi hỏi mỗi người tham gia thương mại điện tử phải biết sử dụng máy

23 tính, có khả năng trao đổi thông tin thành thạo trên mạng và có hiểu biết cần thiết về thương mại và pháp luật Nếu là ngoại thương thì cũng phải am hiểu luật pháp quốc tế và ngoại ngữ Vì vậy, việc đào tạo chuyên gia tin học và phổ cập kiến thức về thương mại điện tử không chỉ cho các doanh nghiệp, các nhà quản lý nhà nước mà còn cho mọi người là rất cần thiết; đồng thời tuyên truyền những lợi ích của thương mại điện tử để từng bước thay đổi thói quen, tâm lý của người tiêu dùng từ quen mua sắm trực tiếp tại siêu thị, chợ sang mua sắm trực tuyến.

Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử Hạ tầng công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, internet là ba yếu tố tiên quyết đảm bảo cung cấp các dịch vụ phù hợp cho thương mại điện tử phát triển Đồng thời, cần phải có một điện tử hạ tầng công nghệ tạo ra điện tử - tin học viễn thông và thiết bị điện cung cấp điện đầy đủ, ổn định và rộng khắp cho các phương tiện trên hoạt động Cơ sở hạ tầng của sàn thương mại điện tử sẽ bao gồm công nghệ thông tin, công nghệ viễn thông, hệ thống đào tạo

Thứ tư, hoàn thiện môi trường pháp lý Để thương mại điện tử phát triển lành mạnh, cần cải thiện môi trường pháp lý Nhà nước thông qua và thực thi luật và các văn bản dưới luật điều chỉnh các hoạt động thương mại Các chính sách dựa trên cơ sở thích ứng với luật pháp và thông lệ quốc tế về giao dịch thương mại điện tử.

Thứ năm, Phát triển các dịch vụ công cho thương mại điện tử Để bảo vệ quyền lợi của người bán trên thương mại điện tử, cũng cần đẩy mạnh các dịch vụ công như hải quan điện tử; khai thuế, nộp thuế, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu; đăng ký kinh doanh và các giấy phép chuyên ngành liên quan đến thương mại, giải quyết tranh chấp trên mạng Các cơ quan nhà nước phải ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm công, đấu thầu; gắn với cải cách hành chính, minh bạch hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu lực của nền hành chính quốc gia, xây dựng chính quyền điện tử Ngân hàng Nhà nước cần tích cực triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt và tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến thanh toán điện tử, một khâu rất quan trọng trong hoạt động thương mại điện tử.

Thứ sáu, Tăng cường khu vực trong nước và quốc tế hợp tác trong thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác khu vực và quốc tế này để thực hiện tốt các cam kết quốc tế về thương mại điện tử; xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy định về trao đổi dữ liệu điện tử trong nước, hài hòa với chuẩn mực quốc tế.

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w