1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ mức độ sinh viên đạihọc quốc gia thành phố hồ chí minh nhận được hỗ trợ trong đại dịch covid – 19 năm 2021

47 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 1,15 MB

Cấu trúc

  • 1. GIỚI THIỆU (7)
    • 1.1. Tổng quan nghiên cứu (7)
      • 1.1.1. Nghiên cứu ngoài nước (7)
      • 1.1.2. Nghiên cứu trong nước (8)
    • 1.2. Sự cần thiết của đề tài (10)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.3.1. Mục tiêu chung (11)
      • 1.3.2. Mục tiêu cụ thể (11)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (11)
      • 1.4.1. Phạm vi thời gian (11)
      • 1.4.2. Phạm vi không gian (11)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (12)
      • 1.5.1. Thu thập dữ liệu (12)
      • 1.5.2. Phân tích dữ liệu điều tra được (12)
  • 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (12)
    • 2.1. Khái quát về mẫu nghiên cứu (12)
      • 2.1.1. Cơ cấu mẫu theo các trường trong phạm vi điều tra (12)
      • 2.1.2. Cơ cấu mẫu theo tỉnh/ thành lưu trú trong giai đoạn bùng phát dịch Covid 2021 (13)
    • 2.3. Thực trạng sinh viên nhận hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch (17)
    • 2.4. Thực trạng về mức độ tiếp cận của sinh viên đến các gói hỗ trợ (17)
      • 2.4.1. Số lần sinh viên nhận được gói hỗ trợ (0)
      • 2.4.2. Phân tích nguồn của gói hỗ trợ sinh viên nhận được (18)
      • 2.4.3. Phân tích gói hỗ trợ sinh viên được nhận (19)
      • 2.4.4. Phân tích thông tin của gói hỗ trợ mà sinh viên nhận được (20)
    • 2.5. Thực trạng sinh viên có hài lòng hay không với công tác truyền đạt thông tin của các gói hỗ trợ (21)
    • 2.6. Phân tích những lý do sinh viên không hài lòng về công tác truyền đạt thông (22)
    • 2.7. Thực trạng về chính sách gói hỗ trợ cho sinh viên tại nơi sinh sống (23)
    • 2.8. Phân tích mức độ cấp thiết của gói hỗ trợ (24)
    • 2.9. Thực trạng về mức độ tiếp cận của sinh viên đến các gói hỗ trợ (25)
    • 2.10. Phân tích gói hỗ trợ giúp ích các sinh viên trong trong tình hình bùng phát dịch Covid-19 năm 2021 (27)
    • 2.11. Phân tích cảm nhận sinh viên về thủ tục nhận gói hỗ trợ sinh viên ĐHQG (28)
    • 2.13. Phân tích việc xoay xở của sinh viên trong mùa dịch khi chưa nhận được gói hỗ trợ (30)
    • 2.14. Phân tích đánh giá sinh viên về mức độ kịp thời của các gói hỗ trợ (31)
    • 2.15. Phân tích đề xuất tối ưu cho sinh viên trong mùa dịch (32)
    • 2.16. Thực trạng hiện tại sinh viên có cần hỗ trợ thêm hay không ? (33)
  • 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (34)
    • 3.1. Mô tả thực trạng đời sống và tình hình học tập của sinh viên ĐHQG TP.HCM trong thời gian dịch COVID trong năm 2021 (34)
    • 3.3. Phân tích các nguồn và mức độ hỗ trợ cho sinh viên Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi COVID – 19 (37)
    • 3.4. Đề xuất giải pháp về các gói hỗ trợ giúp sinh viên vượt (40)
  • 4. KẾT LUẬN (41)

Nội dung

Vì vậy, Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã thựchiện chương trình 107 "Cùng nhau vượt qua đại dịch" để vận độngcác nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ sinh viên các trườngthuộc

GIỚI THIỆU

Tổng quan nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu ngoài nước Đại dịch COVID – 19 ảnh hưởng trên toàn thế giới và hầu như mọi lĩnh vực đều bị tác động mạnh mẽ Đối với ngành giáo dục tác động của dịch bệnh là không nhỏ, theo thống kê của ngân hàng thế giới (WB) có hơn 95% các trường cao đẳng, đại học và học viện phải dừng việc giảng dạy do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Sự gia tăng nhanh chóng, toàn cầu của COVID-19 cũng đã khiến nhóm sinh viên đại học phải đối mặt với nhiều thách thức mới Sự gián đoạn đột ngột của cuộc sống hàng ngày và thói quen, mất thu nhập thường xuyên và thất nghiệp tạm thời, nhu cầu thay đổi nhà ở hoặc trở về sống với gia đình, mất kết nối xã hội

Ngân hàng Thế giới đang tích cực làm việc với các bộ giáo dục ở hàng chục quốc gia để hỗ trợ những nỗ lực của họ trong việc giải quyết một phần khó khăn của sinh viên đại học do đại dịch COVID -

19 Tác động của đại dịch có tỷ lệ lớn ngoài ngân hàng thế giới (WB) một số tổ chức khác đã và đang tìm cách hỗ trợ tiếp tục quá trình học tập và phát triển cũng như thực hiện trong một môi trường an toàn cho sinh viên hiện nay (Miriam Schiff, 2020 )

Một số quốc gia trên thế giới đang có những phương pháp tiếp cận mới nổi, theo quốc gia, nhằm mục đích hỗ trợ sinh viên đại học đang gặp khó khăn do đại dịch COVID – 19 Quốc gia Argentina triển khai chương trình “Seguimos Educando” được phát triển bởi Bộ Giáo dục và Ban Thư ký Truyền thông và Truyền thông Công cộng Hỗ trợ đối với sinh viên không có khả năng tiếp cận công nghệ hoặc kết nối,Chương trình cũng cung cấp một bộ sưu tập các tài liệu và tài nguyên giáo dục kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu của sinh viên. BERMUDA thì đảm bảo các hoạt động giáo dục được tiếp tục thông qua việc gia hạn đóng cửa trường học, giảm học phí cho sinh viên đại học (WOLRD BANK).

Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 3 đợt dịch từ đầu năm 2020 và đến giữa năm 2021, và ở thời điểm hiện tại thành phố đang hứng chịu làn sóng của đại dịch lần thứ 4 xảy ra vào cuối tháng 5 Do biến chủng mới với tốc độ lây lan nhanh chóng mặt nên thành phố gần như “bế quan tỏa cảng” trong suốt 4 tháng liền khiến nhiều người khó khăn và rơi vào cảnh bần cùng, túng quẫn Trong đó, đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất có lẽ là thành phần lao động, người vô gia cư và các bạn sinh viên đang “mắc kẹt” trong đại dịch này Do đó, thành phố đang khẩn trương hỗ trợ người dân gặp khó khăn qua các gói cứu trợ như hiện kim, hiện vật (lương thực, thực phẩm cần thiết, quần áo, ), nơi trú ngụ cho người vô gia cư qua nhiều đợt.

Theo ước tính, TP.HCM có khoảng 2,2 triệu hộ với 5,8 triệu nhân khẩu lâm vào cảnh khó khăn và khoảng 1,8 triệu người lao động tự do trong các khu nhà trọ, khu lưu trú công nhân mất việc làm, không có thu nhập hoặc giảm sâu thu nhập, đời sống gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 Chính sách gói hỗ trợ mới của TP.HCM sẽ không phân biệt hộ khẩu thường trú, tạm trú hay lưu trú, dự kiến hỗ trợ 750.000 đồng/người (hỗ trợ 1 lần 2 tháng, tức 1,5 triệu đồng) (Phạm Thu Ngân, Sỹ Đông, 2021 )

Riêng sinh viên đang “mắc kẹt” tại thành phố, để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ học sinh, sinh viên đang bị ảnh hưởng do dịch COVID-19,các trường đại học, học viện, trường cao đẳng sư phạm chủ động rà soát, thống kê để xây dựng cơ sở dữ liệu gồm các thông tin: Sinh viên tình nguyện tham gia công tác phòng, chống dịch; sinh viên đang ở nội trú tại ký túc xá nhà trường hoặc đang thuê trọ ở bên ngoài… trong đó, bao gồm cả sinh viên Việt Nam và sinh viên quốc tế Sau khi có được cơ sở dữ liệu, các đơn vị này lên phương án thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời, cụ thể gồm cấp nhu yếu phẩm, hỗ trợ tài chính, miễn giảm học phí… phù hợp với khả năng, điều kiện của mỗi nhà trường Đồng thời, phải thường xuyên giữ mối liên hệ với các sinh viên đang gặp khó khăn khi thuê trọ ngoài khu nội trú để tư vấn, hỗ trợ các biện pháp phòng, chống COVID-19 và giải quyết kịp thời khó khăn phát sinh trong điều kiện sinh viên xa nhà đặc biệt nếu thuộc diện F0, F1, F2 ( Cổng thông tin điện tử Công Đoàn Việt Nam,

2021 ) Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh đang hỗ trợ nhiều sinh viên và các đối tượng khó khăn vượt qua đại dịch Từ tháng 5/2021, sinh viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã về quê hoặc ra ở trọ, nhường kí túc xá để làm khu cách ly tập trung lớn nhất cả nước, sau đó các khu cách ly này tiếp tục được chuyển thành bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Sau thời gian dài giãn cách xã hội, những sinh viên đang mắc kẹt ở TP Hồ Chí Minh gặp rất nhiều khó khăn Vì vậy, Công đoàn Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã thực hiện chương trình 107 "Cùng nhau vượt qua đại dịch" để vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân hỗ trợ sinh viên các trường thuộc khối Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; sinh viên các trường đại học khác đang tạm trú tại các khu ký túc xá sinh viên trên địa bàn thành phố (Hoàng Mẫn, 2021)

Các chương trình được thực hiện như “Bếp ăn 0 đồng”, “Siêu thị sẻ chia”, “Quà tặng thực phẩm”… hỗ trợ lương thực, thực phẩm cho 3.500 sinh viên Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh và các trường đại học khác, đang tạm trú tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) và TP Dĩ An (tỉnhBình Dương) Ngoài ra, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành trao 300 suất học bổng trị giá 5 triệu đồng/suất cho sinh viên đang gặp hoàn cảnh khó khăn (Đại học Quốc gia Thành phố HồChí Minh, 2021) Đối với các trường là thành viên trong khối Đại học Quốc GiaThành phố Hồ Chí Minh, đang có những hỗ trợ từ nhiều hướng khác nhau đến sinh viên đại học, nhằm chia sẽ một phần đối với những khó khăn trước mắt.

Sự cần thiết của đề tài

Đại dịch Covid-19 diễn ra không những ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục đào tạo, mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống của các bạn sinh viên Đại học, đặc biệt là các bạn sinh viên của các trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Bài nghiên cứu của nhóm tác giả sẽ nghiên cứu mức độ nhận được hỗ trợ của các sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh trong đại dịch Covid-19 năm 2021 nhằm nêu rõ các mức độ nhận dược hỗ trợ của Chính phủ, quỹ thiện nguyện, nhà trường,… đến các bạn sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Bài nghiên cứu bao gồm đánh giá chủ quan và khách quan, trải nghiệm và sự quan tâm của nhà nước đối với sinh viên, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm cải thiện và giúp các bạn tiếp cận với sự hỗ trợ một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Tác động của đại dịch Covid-19 tới các ngành kinh tế được dự báo là rất lớn,vượt xa những đợt dịch bệnh mà thế giới trải qua trong vài thập kỷ gần đây Trước một dịch bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu, nhiều nước trên thế giới đã đưa ra những giải pháp khẩn cấp nhằm cứu nguy nền kinh tế như hạ lãi suất, đưa ra những gói cứu trợ lớn hỗ trợ doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng… Đặc biệt là sinh viên của các trường Đại học Quốc gia, khi đại dịch diễn ra nghiêm trọng đã ảnh hưởng một phần nào rất lớn đối với kinh tế cũng như học tập của sinh viên làng Đại học Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cũng đã nhanh chóng có những giải pháp đưa ra những chính sách và gói cứu trợ cụ thể để giúp cho các trường Đại học, trong đó có các bạn sinh viên của các trường Đại học Quốc gia để họ có thể chống đỡ và tồn tại trong dịch bệnh Covid-19 Tuy vậy, tới tháng 4 năm 2020, khi tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu, mức độ ảnh hưởng của bệnh dịch tới giáo dục ngày càng rộng lớn và lâu dài, cần có những đánh giá, phân tích cập nhật và sâu sắc hơn về tác động của dịch Covid-19 đối với mức độ nhận được hỗ trợ của sinh viên Đại học Quốc gia trong đại dịch Covid-19 năm 2021 Các kịch bản diễn biến và tác động của dịch Covid-19 cũng cần được phân tích cụ thể trong chính sách để từ đó có một cách tiếp cận hệ thống, đồng bộ, mang tính chiến lược cho một vấn đề có tính chất lâu dài như dịch bệnh Covid-19.

Bài nghiên cứu này của nhóm tác giả sẽ tổng quan những mức độ sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nhận được hỗ trợ trong Đại dịch Covid-19 năm

2021, phân tích các khía cạnh cần quan tâm khi đánh giá tác động của dịch bệnh đối với mức độ nhận được hỗ trợ, làm cơ sở cho việc phân tích trường hợp dịch bệnhCovid-19 tại Việt Nam hiện nay Tiếp theo, nghiên cứu thực hiện một khảo sát nhanh tới các bạn sinh viên trong các trường Đại học Quốc gia nhằm xác định tác động của dịch bệnh và chính sách hỗ trợ cho sinh viên trong thời điểm đại dịch năm 2021 Từ các trường hợp diễn biến của dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh và trên Việt Nam,bài nghiên cứu sẽ đưa ra các kịch bản và thống kê về mức độ sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh được nhận hỗ trợ trong đại dịch.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích mức độ sinh viên Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh nhận được hỗ trợ trong đại dịch COVID – 19 năm 2021

 Mô tả thực trạng đời sống và tình hình học tập của sinh viên Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian dịch COVID trong năm 2021

 Phân tích những khó khăn của sinh viên do ảnh hưởng bởi COVID – 19

 Phân tích các nguồn và mức độ hỗ trợ cho sinh viên Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng bởi COVID – 19

 Đề xuất giải pháp giúp sinh viên vượt qua khó khăn trong đại dịch COVID – 19

Phạm vi nghiên cứu

Thời gian nhóm tác giả bắt đầu nghiên cứu từ ngày 06/11/2021 đến ngày 22/12/2021

Sinh viên thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

 Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn

 Đại học Khoa học Tự Nhiên

 Đại học Công Nghệ Thông Tin

 Đại học Kinh Tế - Luật

Phương pháp nghiên cứu

Dữ liệu thứ cấp: Sử dụng các nguồn thông tin có sẵn từ Cổng thông tin Chính phủ, Cổng thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Tham khảo cái bài nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến các chính sách, nguồn hỗ trợ cho sinh viên gặp khó khăn trong đại dịch COVID – 19

Dữ liệu sơ cấp: Khảo sát sinh viên bảy trường của Đại học Quốc Gia bằng bảng mẫu hỏi (do tình hình dịch bệnh nên nhóm nghiên cứu sẽ khảo sát bằng cách thiết kế bảng hỏi trên Google form).

1.5.2 Phân tích dữ liệu điều tra được

Sau khi có dữ liệu, nhóm tác giả sẽ tiến hành phân tích theo phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS, phần mềm Excel, sử dụng biểu đồ Ngoài ra, trong thiết kế nghiên cứu, nhóm tác giả dự kiến xây dựng mô hình phân tích định lượng bằng phương pháp hồi quy, biến phụ thuộc sẽ đại diện cho mức độ tiếp cận hỗ trợ.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

Khái quát về mẫu nghiên cứu

Mẫu được nghiên cứu và tiến hành khảo sát các trường trong khối Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Sau khi tiến hành kiểm tra và loại bỏ cả những mẫu truyền thống và online không hợp lệ, nhóm tác giả chọn 105 mẫu để tiến hành nhập liệu.

2.1.1 Cơ cấu mẫu theo các trường trong phạm vi điều tra

Về số mẫu của các trường là thành viên của Đại học Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh, có 70 người trong cuộc khảo sát là sinh viên trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân Văn chiếm tỷ lệ cao nhất là 67% Tỷ lệ thấp nhất là 2% đối với 2 sinh viên trường Đại học Quốc Tế. Đ i h c Bách Khoa; ạ ọ 9.52% Đ i h c Công Ngh ạ ọ ệ Thông Tin; 7.62% Đ i h c Khoa h c ạ ọ ọ

Xã h i và Nhân ộ Văn; 66.67% Đ i h c Kinh Têế - ạ ọ

Lu t; 6.67% ậ Đ i h c Quôếc Têế; ạ ọ 1.90% Đại học Bách Khoa Đại học Công Nghệ Thông Tin Đại học Khoa học Tự Nhiên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Đại học Kinh Tế - Luật Đại học Quốc Tế

Figure 2.1 Cơ cấu mẫu theo các trường trong phạm vi điều tra

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

2.1.2 Cơ cấu mẫu theo tỉnh/ thành lưu trú trong giai đoạn bùng phát dịch Covid 2021

Về tỉnh/ thành mà sinh viên thực hiện khảo sát đang lưu trú khi dịch Covid bùng phát vào năm 2021 theo thống kê, có 44 người đang ở tại Thành Phố Hồ ChíMinh chiếm 42% là tỉnh/ thành có lượng người cao nhất Ở các tỉnh/ thành khác hầu hết chiếm tỷ lệ thấp hoặc rất thấp Từ kết quả điều tra trên có thể nhận thấy phần lớn sinh viên của Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh ở lại thành phố Hồ ChíMinh vì nhiều nguyên nhân khác nhau (gia đình tại thành phố, ở lại vì công việc,không kịp về quê do bùng dịch,…) số lượng sinh viên chọn trở về quê là khá ít.

Ti ền G ian g Đồ ng N ai

Th ừa T hi ên H uế

Bì nh Ph ướ c Đà N ẵn g

Bì nh Đ ịn h Đắ k N ôn g

Figure 2.2 Cơ cấu mẫu theo tỉnh/ thành lưu trú trong giai đoạn bùng phát dịch Covid –

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

2.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đến sinh viên

Rất ít Ít Trung bình Nhiều Rất nhiều 0

Sức khoẻ Thực phẩm Việc làm / thu nhập Học tập Đi lại

Y ếu tố ả nh h ưở ng

Figure 2.3 Mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến sinh viên

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Dựa vào dữ liệu điều tra và thống kê, tạo biểu đồ nhóm tác giả đã thu được kết quả như sau:

Về thực trạng mức mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid -19 đến sinh viên

Trong vấn đề sức khoẻ, trong tổng số 105 số sinh viên tham gia trả lời khảo sát, có 16 sinh viên rất ít chịu ảnh hưởng, 27 sinh viên ít bị ảnh hưởng, 35 sinh viên nằm ở mức ảnh hưởng tầm trung và 16,17 sinh viên bị ảnh hưởng sức khoẻ ở mức độ nhiều và rất nhiều Nguyên nhân chủ yếu là do nơi ở của sinh viên, sinh viên sinh sống ở nhiều tỉnh trên đát nước, tỉ lệ ca nhiễm ở nhiều tỉnh cũng có mức độ ảnh hưởng khác nhau vì thế có sự khác biệt giữa các sinh viên bị ảnh hưởng về sức khoẻ ở các cấp độ khác nhau.

Trong vấn đề thực phẩm, theo dữ liệu khảo sát cho thấy mức độ bị ảnh hưởng về vấn đề thực phẩm của sinh viên chiếm số lượng lớn, rất ít có 11 sinh viên, ít bị ảnh hưởng có 17 sinh viên, 35 sinh viên bị ảnh hưởng ở mức độ trung bình và 24,21 sinh viên bị ảnh hưởng từ nhiều đến rất nhiều Mức độ tiếp cận thực phẩm của sinh viên còn phụ thuộc vào yếu tố nơi chốn, địa điểm nơi ấy thì chính sách cung cấp lương thực sẽ khác nhau.

Về khía cạnh việc làm và thu nhập, theo dữ liệu khảo sát cho thấy phần lớn sinh viên đều chịu ảnh hưởng nhiều và rất nhiều, chiếm tỉ số cao nhì trong dữ liệu, đạt 42 sinh viên ảnh hưởng về việc làm và thu nhập rất nhiều do đại dịch Covid-19 Do phần lớn sinh viên đều làm thêm ở Thành phố Hồ Chí Minh hoặc gần làng đại học nên khi dịch bệnh bùng phát, mọi cơ sở đều phải đóng cửa để tuân thủ theo chỉ thị phòng chống dịch của nhà nước khiến sinh viên bị mất việc làm và thu nhập.

Trong vấn đề học tập, số sinh viên rất ít và ít bị ảnh hưởng chiếm con số nhỏ ( 4,5 sinh viên) nhưng ngược lại số sinh viên chịu ảnh hưởng trong vấn đề học tập cũng có con số cao đáng kể 39, 34 sinh viên từ mức độ nhiều đến rất nhiều Dịch bệnh bùng phát bất ngờ và tăng nhanh khiến cho việc giáo dục gặp nhiều trắc trở, cơ sở thiết bị chưa hoàn thiện và đầy đủ, dữ liệu mạng kết nối, đường truyền tín hiệu không ổn định khiến sinh viên gặp nhiều khó khăn trong học tập và đặc biệt là thi cử.

Cuối cùng là trong vấn đề đi lại, con số 47 sinh viên chịu ảnh hưởng bởi yếu tó đi lại chiếm tỉ lệ cao nhất trong bảng điều tra dân số và rất ít chịuarnh hưởng lại có 7 sinh viên Tất cả đều chịu ảnh hưởng bởi dịch covid, nhà nước phải thực hiện biện pháp phòng chống dịch tối ưu để ngăn chặn số ca mắc nhiễm, ai ở đâu ở yên đó Vì vậy, có vài sinh viên bị “mắc kẹt” tại thành phố không thể về quê được.

Thực trạng sinh viên nhận hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch

Figure 2.4 Thực trạng sinh viên nhận hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid (2021)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Theo kết quả điều tra có thể thấy được số lượng sinh viên được nhận hỗ trợ chiếm 88%, 92 sinh viên đã nhận hỗ trợ trong tổng số 105 sinh viên tham gia khảo sát.

Từ đó có thể thấy được tỷ lệ hỗ trợ, quan tâm đến sinh viên của các trường trong ĐạiHọc Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh ở mức khá, bên cạnh đó còn là sự quan tâm của các cấp chính quyền Mặc dù vẫn còn 13 sinh viên chiếm tỷ lệ 12% cho biết vẫn chưa nhận được bất kỳ gói hỗ trợ nào nhưng đây còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác như: khu vực lưu trú của sinh viên hiện tại khi dịch Covid (2021) bùng phát; sinh viên chưa liên hệ với các bộ phận để nhận hỗ trợ,…

Thực trạng về mức độ tiếp cận của sinh viên đến các gói hỗ trợ

2.4.1 Số lần sinh viên nhận gói hỗ trợ

Số lượng sinh viên nhận hỗ trợ 1 lần là 49 sinh viên, chiếm tỷ lệ cao nhất 47%.

Tỷ lệ thấp nhất là có 1 sinh viên nhận được hỗ trợ 5 lần, chiếm tỷ lệ 1% Tuy nhiên, vẫn tồn tại 12% sinh viên chưa nhận được hỗ trợ do những nguyên nhân được đề cập trên Qua đó có thể nhận thấy, dù là trong cùng một khu Đại Học Quốc Gia Thành Phố

Hồ Chí Minh nhưng khả năng tiếp cận các gói hỗ trợ của sinh viên là khác nhau, tuỳ theo mức quan tâm của mỗi trường đến sinh viên, theo chính sách của từng địa phương khác nhau hay theo mức độ bùng dịch ở khu vực sinh viên đang lưu trú.

Nh n 3 lâần; 7.62% ậ Nh n 4 lâần; 1.90% ậ Nh n 5 lâần; 0.95% ậ

Không/ Chưa nhận Nhận 1 lần Nhận 2 lần Nhận 3 lần Nhận 4 lần Nhận 5 lần

Figure 2.5 Thực trạng về số lần sinh viên nhận hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid (2021)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra) 2.4.2 Phân tích nguồn của gói hỗ trợ sinh viên nhận được

Figure 2.6 Số lượng các gói hỗ trợ mà sinh viên nhận được từ các nguồn khác nhau.

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Theo khảo sát, có 105 câu trả lời từ các bạn sinh viên nhận các gói hỗ trợ nhận được từ Chính quyền địa phương, Nhà trường, Mạnh thường quân, Khoa/ chuyên ngành đang học, Tổ chức từ thiện, Công ty, Gia đình và Không có gói hỗ trợ nào.Trong đó, có nhiều sinh viên chọn 2 đến 3 gói hỗ trợ nên tổng số phiếu (149 phiếu) có thể nhiều hơn số lượng sinh viên được khảo sát (105 sinh viên) Gói hỗ trợ từ chính quyền địa phương là cao nhất với 57 phiếu, tiếp đến là từ Nhà trường 47 phiếu, Cá nhân/ tập thể, mạnh thường quân là 13 phiếu, Khoa/ chuyên ngành đang học là 11 phiếu, Tổ chức từ thiện là 9 phiếu, Không có là 7 phiếu, từ Công ty là 4 phiếu, và thấp nhất là Gia đình với 1 phiếu Từ việc khảo sát với 105 mẫu và 149 phiếu lựa chọn các gói hỗ trợ nhận từ đâu, có thể thấy các gói hỗ trợ đa phần đến từ Chính quyền địa phương và Nhà trường, Khoa/ chuyên ngành mà các bạn sinh viên đang theo học; chứng tỏ các bạn sinh viên đang được sự quan tâm đặc biệt của các cấp chính quyền địa phương và nhà trường hỗ trợ trong mùa dịch Covid, giúp các bạn có thể xoay xở trong mùa dịch và vượt qua khó khăn Bên cạnh sinh viên nhận được phần lớn từ 2 nguồn trên thì còn nhận được từ các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp, cho thấy ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước thì các Cá nhân và Tư nhân cũng quan tâm đến thế hệ trẻ mà đặc biệt là sinh viên để giúp phần nào cho các bạn trong lúc khó khăn Có 7 phiếu Không có, có thể do điều kiện một số bạn sinh viên không đến mức gặp khó khăn hoặc một vài nguyên nhân khác Với 1 phiếu từ Gia đình, đây là số phiếu thấp nhất vì trong mùa dịch để nhận được sự hỗ trợ từ gia đình ở quê gửi cho các bạn sinh viên đang còn ở thành phố Hồ Chí Minh là điều vô cùng khó khăn vì giãn cách xã hội, vận tải và bưu cục chuyển phát rất chậm hoặc không thể.

2.4.3 Phân tích gói hỗ trợ sinh viên được nhận

Tiền Thực phẩm Quần áo Y tế Tâm lý Học tập Khác

Figure 2.7 Tỷ lệ gói hỗ trợ sinh viên Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí

Minh nhận được trong dịch Covid-19 năm 2021

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra) Ở mỗi trường, mỗi khoa, mỗi đơn vị địa phương sẽ có các gói hỗ trợ khác nhau giúp đỡ các sinh viên khó khăn do dịch Những gói hỗ trợ đó sẽ là tiền, thực phẩm, quần áo, y tế, chăm sóc tâm lý, học tập Sinh viên có thể nhận cùng lúc nhiều gói hỗ trợ, ví dụ bao gồm cả tiền, thực phẩm và y tế.

Tiền là món quà được hỗ trợ nhiều nhất cho sinh viên trong mùa dịch năm

2021, chiếm 51.03%, bởi đó là sự cấp thiết vô cùng quan trọng Tiền có thể giúp các sinh viên trang trải hoạt động trong cuộc sống:chi phí tiền thuê trọ, mua thực phẩm, thuốc men, học tập khi gia đình của những sinh viên ấy cũng trở nên khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 Đối với sinh viên chưa được hỗ trợ bằng tiền thì có thể nhận được gói hỗ trợ khác.

Thực phẩm là gói hỗ trợ cần thiết thứ hai, chiếm 32.41% Đối với các sinh viên khó khăn không đủ chi phí sinh hoạt thì thực phẩm được hỗ trợ trong lúc này là rất khả quan, giúp cho những sinh viên đủ sống trong một thời gian ngắn và đủ sức vượt qua đại dịch cũng như có sức khỏe học tập online thật tốt.

Các gói hỗ trợ khác là y tế (4.83%), quần áo (2.07%), tâm lý (2.76%), học tập (1.83%) những gói này thì các sinh viên ít tiếp cận hơn, do sinh viên thấy không cần thiết hoặc là các trường chưa triển khai kế hoạch hỗ trợ cũng như chưa có kinh nghiệm trong các gói hỗ trợ này.

2.4.4 Phân tích thông tin của gói hỗ trợ mà sinh viên nhận được

Cá nhân Địa phương Công ty,doanh nghiệp Khoa,trường Khác

Figure 2.8 Thông tin về các nguồn hỗ trợ sinh viên

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Sinh viên tiếp nhận hỗ trợ phân bố tập trung ở 2 nguồn chính gồm hỗ trợ từ nhà trường (33%) và hỗ trợ từ địa phương chiếm (38%) , còn lại phân bố với tỉ lệ nhỏ rải đều ở các nguồn cá nhân, doanh nghiệp (8%), khoa (6%) nguyên nhân do đối tượng tiếp nhận hỗ trợ là sinh viên nên nguồn hỗ trợ từ địa phương và nhà trường đây là những nguồn hỗ trợ có quy mô lớn, và hỗ trợ công có thể hỗ trợ cho toàn bộ sinh viên,nên số lượng sinh viên tiếp cận được chiếm đa số, còn lại các nguồn hỗ trợ khác chiếm tỉ lệ thấp vì chủ yếu là các tổ chức cá nhân, có quy mô hỗ trợ nhỏ vì vậy chỉ hỗ trợ có chọn lọc cho một số sinh viên có hoàn cảnh đực biện như sinh viên đang bị kẹt tại thành phố hay vùng dịch nặng.

Thực trạng sinh viên có hài lòng hay không với công tác truyền đạt thông tin của các gói hỗ trợ

Bảng 1 Tỷ lệ sinh viên có hai long hay không với công tác truyền đạt thông tin của các gói hỗ trợ

Dựa trên dữ liệu đều tra được sau khi chạy trên SPSS, nhóm tác giả thu được kết quả như sau:

 Cột Frequency: Thể hiện tần số của mức độ hài lòng

 Cột Percent: Tỷ lệ phần trăm của mức độ hài lòng

 Cột Valid Percent: Tỷ lệ phần trăm hợp lệ của mức độ hài lòng

 Cột Cumulative Percent: Phần trăm cộng dồn

Trong tổng số 105 số người tham gia trả lời khảo sát, có 15 người chọn mức độ

“Không hài lòng’’ về công tác truyền đạt thông tin của gói hỗ trợ với tỷ lệ 15.9% Tiếp đến có 38 người chọn mức độ “Bình thường” với tỷ lệ 35.5% Tỷ lệ cao nhất là 41 người chọn mức độ “Hài lòng” với tỷ lệ 40.2% Cuối cùng có 11 người chọn mức độ

“Rất hài lòng” với tỷ lệ 8,4%

Từ kết quả phân tích dữ liệu trên ta thấy số sinh viên có mức độ hài lòng về công tác truyền đạt thông tin của các gói hỗ trợ mạng hiệu ứng tích cực Đều này cho thấy các thông tin về các gói hỗ trợ cho sinh viên đang được thực hiện tốt Số sinh viên khó khăn trong mùa dịch đều được nhận hỗ trợ kịp thời Song song đó cũng có một số không hài lòng về công tác truyền đạt thông tin do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể do chính quyền địa phương chưa hỗ trợ tốt về việc thông tin gói hỗ trợ.

Phân tích những lý do sinh viên không hài lòng về công tác truyền đạt thông

Bảng 2 Phân tích lý do không hài lòng của sinh viên về công tác truyền đạt thông tin của gói hỗ trợ

Valid Thông tin chậm trễ 63 60 60.0 60.0

Thông tin không đầy đủ 29 27.7 26.7 86.7

Dựa trên dữ liệu đều tra được sau khi chạy trên spss, nhóm tác giả thu được kết quả như sau:

 Cột Frequency: Thể hiện tần số lý do không hài lòng về công tác truyền đạt thông tin

 Cột Percent: Tỷ lệ phần trăm lý do không hài lòng về công tác truyền đạt thông tin

 Cột Valid Percent: Tỷ lệ phần trăm hợp lệ lý do không hài lòng về công tác truyền đạt thông tin

 Cột Cumulative Percent: Phần trăm cộng dồn

Dữ liệu thống kê được trong tổng số 105 số người tham gia trả lời khảo sát, có

63 người chọn lý do “Thông tin chậm trễ” về công tác truyền đạt thông tin của gói hỗ trợ với tỷ lệ cao nhất 60% Tiếp đến có 29 người chọn lý do “Thông tin không đầy đủ” với tỷ lệ 27.7% Có 13 người chọn thông tin “ Khác” với tỷ lệ 12.3%

Kết quả thu được cho thấy lý do được sinh viên chọn nhiều nhất là “Thông tin chậm trễ” điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên đang gặp khó khăn trong thời gian dịch bệnh Thông tin chậm trễ cho thấy các bạn sinh viên sẽ không nhận hỗ trợ kịp thời và có khả năng không được nhận hỗ trợ Như vậy có một số nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có thể kể đến như; chính quyền địa phương không hỗ trợ kịp thời về nguồn hỗ trợ; chưa xác định được đúng đối tượng cần hỗ trợ hoặc công tác truyền đạt thông tin còn yếu kém, gây khó khăn không nhỏ đến sinh viên

Vì vậy cần có những giải pháp kịp thời khắc phục những hậu quả trên, đẩy mạnh công tác về mặt thông tin.

Thực trạng về chính sách gói hỗ trợ cho sinh viên tại nơi sinh sống

Rất tốt Tốt Khá tốt Trung bình Yếu Rất yếu

Figure 2.9 Tỉ lệ sinh viên được hỗ trợ chính sách khó khăn bởi đại dịch Covid-

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Dựa biểu đồ và số liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy các sinh viên đều lựa chọn mức độ trung bình (chiếm 40.20%) trong việc chính sách hỗ trợ sinh viên khó khăn chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Tiếp theo là tốt và khá tốt chiếm 39.2%, các mức độ về chính sách hỗ trợ rất tốt, yếu, rất yếu cùng chiếm 3.70%, 7.50% và 9.30%

Như vậy, qua kết quả khảo sát, số sinh viên được tiếp cận chính sách hỗ trợ khó khăn trong tình hình dịch bệnh là mức độ trung bình, chiếm 40.20% tổng khảo sát, còn các mức độ khác chiếm thiểu số chủ yếu phụ thuộc vào chính sách, hoàn cảnh tại địa phương sinh viên sinh sống.

Phân tích mức độ cấp thiết của gói hỗ trợ

Từ khảo sát có thể thấy, mức độ cấp thiết, chất lượng của các gói hỗ trợ được sinh viên đặc biệt quan tâm và cần thiết trong thời gian dịch bệnh Cụ thể là sinh viên đánh giá mức độ rất cấp thiết đạt 46.70% trong tổng khảo sát, chiếm tỉ trọng khảo sát,nối tiếp là đánh giá mức độ thuộc cấp thiếp chiếm 41.10%, đạt tỉ trọng cao nhì trong số liệu khảo sát Ngoài ra là các đánh giá về mức độ bình thường, ít cấp thiết, không cấp thiết chiếm tỉ trọng với con số tối thiểu, đạt 9.30%, 1.90%, 0.90% Bởi vì tình hình dịch bệnh diễn ra rất căng thẳng, gói hỗ trợ chính là “phao cứu sinh” cho sinh viên tại thời điểm đó Chính vì vậy, dựa vào đánh giá về mức độ cấp thiết của gói hỗ trợ trong đại dịch covid-19 từ mức độ 1 đến 5 tương đương từ rất cấp thiết, cấp thiết, bình thường, ít cấp thiết, không cấp thiết, nhóm nghiên cứu được kết quả hơn 80% đánh giá ở cả mức độ 1 và 2, đó là những đánh giá về mức độ cấp thiết, quan tâm đến gói hỗ trợ khó khăn covid-19.

Từ đó, ta có cái nhìn tổng quát, sinh viên các trường đại học, đặc biệt là sinh viên gặp khó khăn trong thời gian dịch bệnh diễn ra quan tâm và cần được hỗ trợ rất nhiều và nhiều

Rất cấp thiết Cấp thiết Bình thường Ít cấp thiết Không cấp thiết

Figure 2.10 Tỉ lệ sinh viên đánh giá về mức độ cấp thiết của gói hỗ trợ trong đại dịch Covid-19.

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Thực trạng về mức độ tiếp cận của sinh viên đến các gói hỗ trợ

Về thời gian sinh viên nhận gói hỗ trợ

Không/ Chưa nhận được Khoảng 1 tuần Từ 2 - 3 tuần Khoảng 1 tháng Từ 2 - 3 tháng

Figure 2.11 Thực trạng về thời gian sinh viên nhận hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch Covid -19 (2021)

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Lượng sinh viên nhận được hỗ trợ trong vòng 1 tuần sau khi tiếp cận gói hỗ trợ là 74 sinh viên, chiếm tỷ lệ cao nhất 70% Tỷ lệ thấp nhất là có 3 sinh viên nhận được hỗ trợ sau khoảng 2 – 3 tiếp cận gói hỗ trợ, chiếm tỷ lệ 3% Theo kết quả điều tra có thể nhận biết, với những gói hỗ trợ khác nhau, đến từ các nguồn khác nhau ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian sinh viên nhận gói hỗ trợ Tuy thời gian chênh lệch không nhiều nhưng nếu tỷ lệ sinh viên nhận được hỗ trợ sau khi tiếp cận trong khoảng 1 tuần tăng lên sẽ giúp đỡ được cho sinh viên trong nhiều hoạt động, sinh hoạt đời sống hơn so với việc nhận hỗ trợ từ 2 – 3 tháng sau khi tiếp cận gói hỗ trợ hoặc đặc biệt hơn là những trường hợp không/ chưa nhận hỗ trợ Qua kết quả khảo sát, các phòng ban chuyên ngành về vấn đề an sinh cho sinh viên cần thực hiện các biện pháp hiệu quả hơn, cách tiếp cận phù hợp hơn đối với đối tượng sinh viên trong khu Đại Học Quốc Gia ThànhPhố Hồ Chí Minh.

Phân tích gói hỗ trợ giúp ích các sinh viên trong trong tình hình bùng phát dịch Covid-19 năm 2021

Ch i p hí hà ng ng ày

Figure 2.12 Những hỗ trợ giúp ích cho sinh viên Đại học Quốc Gia Thành phố

Hồ Chí Minh trong tình hình dịch năm 2021

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Các đối tượng mà gói hỗ trợ này nhắm tới là sinh viên nên những hữu ích đem lại đều xoay quanh đời sống và phục vụ cho sinh viên như là đóng học phí, mua thực phẩm, đóng tiền trọ, mua các gói 4G để học online và phục vụ cho đồ dùng chi tiêu cần thiết hàng ngày Một sinh viên có thể chọn được nhiều hơn một giúp ít thiết yếu, ví dụ có thể chọn dùng gói hỗ trợ để mua thực phẩm, mua gói 4G và đóng tiền trọ (nếu gói hỗ trợ là tiền mặt).

Những sinh viên đã dùng gói hỗ trợ để phục vụ cho thực phẩm (có thể là dùng tiền hỗ trợ mua hoặc được hỗ trợ) chiếm nhiều nhất 61/132 lượt chọn Cho thấy được thực phẩm là cần thiết như thế nào, có ăn mới có sức khỏe để học tập và vượt qua mùa dịch năm 2021 này Đặc biệt với tình hình hiện tại thì giá cả thực phẩm đều tăng so với lúc trước, có một số sản phẩm đã tăng gấp đôi như gừng, sả, chanh, cam vì người dân cho rằng có thể giúp ích trong việc hỗ trợ điều trị bệnh Covid Sinh viên cũng trở nên khó khăn hơn trong việc lựa chọn thực phẩm phù hợp với giá phải chăng.

Chi phí hàng ngày (28/132), đóng học phí (15/132), tiền trọ (12/132), 4G (12/132), tinh thần (4/132) Dịch đã ảnh hưởng một phần không nhỏ đến đời sống kinh tế của những phụ huynh, sinh viên chính vì thế cũng bị ảnh hưởng, một bộ phận sinh viên làm thêm và quê cũng rất xa dịch không đi làm được cũng trở nên khó khăn hơn.Học phí và tiền trọ là hai khoảng đáng lo ngay lúc này, không tiền thì không thu thì lấy đâu ra chi trả cho những khoảng ấy Các gói hỗ trợ đã giúp đỡ ít nhiều sinh viên vượt qua khó khăn hiện tại.

Phân tích cảm nhận sinh viên về thủ tục nhận gói hỗ trợ sinh viên ĐHQG

Phần lớn thông tin hỗ trợ được cho là dễ tiếp cận (39/105), thủ tục nhanh gọn (37/105) Công tác hỗ trợ sinh viên, đoàn trường và địa phương đã nổ lực cố gắng hoàn thành tốt nhất, giúp đỡ sinh viên khó khăn trong học tập và cuộc sống Những kết quả này khẳng định trường luôn tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập thật tốt trong mùa dịch Những ngày đầu của mùa dịch (khi ấy dịch chưa bùng phát mạnh) sinh viên đã được cho nghỉ, có những sinh viên về quê, một phần còn lại ở lại đi làm thêm kiếm thêm thu nhập Khi dịch bùng mạnh không đi làm được và cũng không về quê được, các bạn sinh viên gặp khó khăn và rất cần sự giúp đỡ từ nhà trường và địa phương.

Thủ tục rườm rà (15/105), thông tin khó tiếp cận (14/105) đó là một số nhận định từ sinh viên Cho rằng ở một số trường và địa phương cần điều tra thông tin sinh viên rõ ràng để nắm bắt được hoàn cảnh khó khăn hiện tại nhằm đưa ra những sự giúp đỡ cần thiết nhất Có nhiều sinh viên cần hỗ trợ nên thủ tục nhận hỗ trợ không thể tiếp nhận ngay tức thì, nên gây ra sự chậm trễ đó là điều đáng tiếc xảy ra Các bạn sinh viên cũng đừng nôn nóng và hãy đợi việc xử lý thông tin của các bạn, những gói hỗ trợ sẽ tiếp nhận kịp thời và cần thiết cho các bạn.

Nhanh gọn Rườm rà Thông tin dễ tiếp cận

Thông tin khó tiếp cận

Figure 2.13 Thủ tục nhận gói hỗ trợ của sinh viên trong dịch năm 2021

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

2.12 Phân tích ý kiến của sinh viên về việc chia nhỏ gói hỗ trợ

Figure 2.14 Phân tích ý kiến của sinh viên về việc chia nhỏ gói hỗ trợ

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Từ dữ liệu phân tích được vẽ theo word cloud như trên ta thấy tỷ lệ sinh viên chọn phương án không nên chia nhỏ gói hỗ trợ kèm theo lý do là nhiều nhất Một số lý do nhóm tác giả ghi nhận lại được không nên chia nhỏ gói hỗ trợ như, thủ tục rườm rà,mất nhiều thời gian và chi phí, sẽ kéo dài thời gian nhận được hỗ trợ Chia nhiều lần thì sẽ bị sót hoặc ít quá thì không mua được đồ nhiều hoặc thời gian nhận gói hỗ trợ rất lâu

Một số ý kiến còn lại sinh viên cho rằng nên chia nhỏ vì dễ quản lý hơn và chia từng đợt thì giúp được nhiều người hoặc chia nhỏ khi thiếu có thể chu cấp sớm đến sinh viên Tuy nhiên thực tế cho thấy tùy từng trường hợp ở mỗi địa phương thì sẽ có hướng giải quyết khác nhau phù hợp với thực tế.

Phân tích việc xoay xở của sinh viên trong mùa dịch khi chưa nhận được gói hỗ trợ

Trong 105 mẫu được khảo sát, có khoảng 57% sinh viên phải cắt giảm bớt khẩu phần ăn thường ngày để xoay xở trong mùa dịch, 18% là cuộc sống của các bạn vẫn diễn ra bình thường hoặc không đến mức gặp khó khăn, 16% là mượn tiền từ bạn bè và cuối cùng là 9% là ngủ để quên đi cơn đói Với 57% cao nhất là cắt giảm khẩu phần ăn của các bạn sinh viên nhằm tiết kiệm lương thực thực phẩm hiện có, tiết kiệm được tiền bạc và tránh phải ra ngoài mua thức ăn trong lúc giãn cách và dịch bệnh hoành hành Việc cắt giảm khẩu phần ăn cũng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe của các bạn sinh viên khi không được bổ sung đầy đủ năng lượng, dinh dưỡng cho một ngày cần thiết để học tập, làm việc trong mùa dịch

Với 18% là các bạn sinh viên vẫn sống bình thường, cho thấy điều kiện sống của các bạn rất tốt, có thể đã dự trữ thức ăn trước đó, hoặc không thiếu thốn về tiền bạc và được sự trợ giúp hoặc sống chung cùng gia đình nên hầu như không bị ảnh hưởng và đến mức phải gặp khó khăn

Với 16% là mượn tiền bạn bè, các bạn sinh viên ít nhiều cũng đang gặp nhiều khó khăn khi không thể kiếm được việc làm thêm trong mùa dịch, hay đã sử dụng hết số tiền đang có hoặc gặp khó khăn từ sự hỗ trợ gia đình ở quê; tuy nhiên, điều đó cho thấy các bạn sinh viên vẫn đang cố gắng giúp đỡ nhau trong lúc gặp khó khăn và thể hiện được tinh thần “tương thân tương ái” trong mùa dịch Covid

Cuối cùng với 9% là ngủ để quên đói, chứng tỏ các bạn sinh viên đang xoay xở hết sức khó khăn và bị ảnh hưởng rất nhiều từ đại dịch Covid, khi phải ngủ để quên cơn đói chính là lúc các bạn sinh viên đang không biết phải giải quyết vấn đề như thế nào và phải làm sao khi không có đủ lương thực thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu

Ngủ Để Quên Đói Mượn Tiền Bạn Bè Cuộc Sống Vẫn Bình Thường Cắt Giảm Bớt Khẩu Phần Ăn Thường Ngày

Figure 2.15 Thực trạng xoay xở của sinh viên trong mùa dịch

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Phân tích đánh giá sinh viên về mức độ kịp thời của các gói hỗ trợ

Theo số liệu cho thấy mức độ tiếp cận của các gói hỗ trợ là kịp thời, chiếm 49% và tỷ lệ đánh giá chậm trễ là 44%, 7 % còn lại thuộc về mức độ nhanh chóng Tỉ lệ phân bố các đánh giá kịp thời và chậm trễ ở mỗi trường cụ thể như sau:

K p th i ị ờ Ch m trêễ ậ Nhanh chóng

Figure 2.16 Đánh giá của sinh viên về mức độ của các gói hỗ trợ

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Dựa trên kết quả dữ liệu thu được như trên, ta thấy được mức độ kịp thời của các gói hỗ trợ dành cho sinh viên là cao nhất Đây là điểm tích cực trong lúc dịch bệnh đang căng thẳng như hiện nay Các bạn sinh viên trong giai đoạn khó khăn hầu hết đều nhận được hỗ trợ kịp thời, đúng lúc Bên cạnh đó có tới 44% các bạn sinh viên khảo sát chọn phương án chậm trễ khi nhận gói hỗ trợ, một số nguyên nhân có thể kể đến như; công tác quản lý ở chính quyền địa phương chưa cao, không nắm rõ tình hình sinh viên đang gặp khó khăn hoặc số lượng gói hỗ trợ không đủ dẫn đến tình trạng sinh viên nhận hỗ trợ chậm.

Phân tích đề xuất tối ưu cho sinh viên trong mùa dịch

Figure 2.17 Đề xuất tối ưu giúp sinh viên vượt qua khó khăn trong mùa dịch Covid

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Theo khảo sát từ 105 bạn sinh viên từ các trường trong khối Đại học Quốc gia, thì trên thực tế đề xuất tối ưu nhất hiện giờ để giúp các bạn có thể vượt qua khó khăn, đi học trở lại và hạn chế được dịch bệnh chỉ có thể là Thực hiện tốt 5K, Tiêm đủ vacxin, Giảm học phí, Nâng cao sức khỏe, tinh thần và thể chất, Đây là những bình chọn nhiều nhất từ khảo sát 105 mẫu, các đề xuất này tuy có còn chung chung và chưa cụ thể, tuy nhiên với mỗi cá nhân chúng ta đều có thể thực hiện được từ việc như thực hiện tốt 5K, rèn luyện sức khỏe, tiêm vacxin sớm nhất có thể, tìm công việc tại nhà chính là những giải pháp tối ưu và thiết thực nhất hiện giờ đối với các bạn sinh viên trong mùa dịch Bên cạnh đó, một số đề xuất khác như giảm học phí, tăng gói hỗ trợ cũng được bình chọn từ các bạn sinh viên cũng cho thấy sự cấp thiết và mong muốn chính đáng của các bạn giữa lúc khó khăn như thế này Qua đó, các cấp chính quyền địa phương, nhà nước và nhà trường, đoàn khoa sẽ ghi nhận lại để có những gói hỗ trợ tốt hơn, đầy đủ hơn, nhanh chóng hơn, kêu gọi được nhiều cá nhân tổ chức hơn để giúp các bạn phần nào bớt đi được gánh nặng về tiền bạc và vượt qua khó khăn trong mùa dịch.

Thực trạng hiện tại sinh viên có cần hỗ trợ thêm hay không ?

Figure 2.18 Thực trạng sinh viên sự cần thiết tiếp tục của sinh viên về gói hỗ trợ

(Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu điều tra)

Theo kết quả khảo sát từ 105 bạn sinh viên từ các trường trong khối Đại học Quốc gia, thì thực trạng gần đây sinh viên chọn phương án không cần hỗ trợ thêm, một số ít sinh viên đang cần hỗ trợ về công việc làm thêm tại nhà, hỗ trợ tiền mặt và mạng4G Đây là những bình chọn nhiều nhất từ khảo sát 105 mẫu Hầu hết trong thời gian giao thông vận tải được hoạt động trở lại, nhiều sinh viên đã chọn phương án về quê nên các đa số các bạn sẽ chọn không cần hỗ trợ gì thêm Mặc khác một số bạn cần hỗ trợ về công việc làm thêm tại nhà, cho thấy dịch bệnh đã tác động không nhỏ đến đời sống thường ngày Dịch bệnh kéo dài không thể đi học trực tiếp, một số bạn sinh viên cần hỗ trợ về cước phí 4G để đảm bảo việc học trực tuyến hiệu quả Như vậy chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ kịp thời đến những sinh viên đang gặp khó khăn trong mùa dịch.

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN