1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại hà nội

16 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Theo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, trong những năm trở lại đây thì quy mô bán lẻ trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ và trong 2023 đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD tương đương

Trang 1

Đề tài: Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến củakhách hàng tại Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU: Những vấn đề chung nhất của đề tài1 Tính cấp thiết của nghiên cứu

Trong thời đại công nghệ 4.0 với sự bùng nổ của Internet, thương mại điện tử đã phát triển nhanh chóng trên thế giới và Việt Nam Theo Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số, trong những năm trở lại đây thì quy mô bán lẻ trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ và trong 2023 đạt 20,5 tỷ USD, tăng khoảng 4 tỷ USD (tương đương 25%) so với năm 2022.

Mô hình bán lẻ trực tuyến mở rộng và phát triển mạnh mẽ không đơn thuần ở việc các doanh nghiệp tận dụng Internet để xây dựng và phát triển website cho phép khách hàng có thể mua sắm trực tuyến, mà còn ở việc hàng loạt các trang web thương mại điện tử nội địa lẫn quốc tế đang hoạt động và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, và với số lượng người dùng sử dụng điện thoại thông minh để mua hàng trực tuyến có xu hướng gia tăng nên một số trang web thương mại điện tử đã thiết kế ra ứng dụng di động để đưa đến cho khách hàng trải nghiệm tiện lợi nhất, có thể kể đến một số sàn thương mại điện tử nổi bật như Shopee, Tiktok Shop, Lazada, Tiki, Sendo, Các sàn TMĐT đã có những hoạt động thu hút khách hàng như cung cấp đa dạng mã giảm giá, miễn phí ship hàng ngày, có những đợt sale “khủng” vào những ngày đôi hoặc ngày đặc biệt, ngày càng đa dạng những ngành hàng để người tiêu dùng lựa chọn Bên cạnh kênh mua sắm này thì khách hàng có thể lựa chọn mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Phương thức mua sắm trực tuyến đã đem lại cho khách hàng những lợi ích như nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, tiện lợi, dễ dàng tiếp cận thông tin, so sánh về giá cả và có thể xem được phản hồi về sản phẩm từ những khách hàng trước.

Tuy nhiên, phương thức mua sắm trực tuyến cũng tồn tại khá nhiều rủi ro Thứ nhất, bản chất đây không phải mua hàng trực tiếp, khách hàng sẽ không có những đánh giá trực tiếp về hình dáng, màu sắc và chất lượng của sản phẩm Chính vì thế, rủi ro đầu tiên mà khách hàng có thể gặp phải đó là việc hàng hoá không giống với quảng cáo Thứ hai là việc xuất xứ của sản phẩm, hiện nay lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện, xử lý nhiều đối tượng kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc với quy mô lớn, khách hàng mua hàng trực tuyến khó có thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm, hoàn toàn có thể mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng Thứ ba, khách hàng có thể gặp rủi ro trong vấn đề giao hàng như thời gian giao hàng (giao hàng chậm), hàng nhận được bị vỡ, hỏng hoặc mất hàng, không được đồng kiểm hàng, Mặc dù tốc độ tăng trưởng của mô hình bán hàng trực tiếp rất cao nhưng thực chất đây là mô hình phát triển không bền

Trang 2

vững bởi do vấn đề về cạnh tranh trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Lazada, Tiktok Shop hiện nay đang diễn ra hết sức gay gắt Người người, nhà nhà cùng online, có rất nhiều nhà cung cấp cùng hoạt động trên một nền tảng để bán hàng hóa giống nhau nên cạnh tranh trên các sàn là rất lớn Và quản lý nhà nước về thương mại điện tử vẫn còn hạn chế, nhất là trong chính sách quản lý thuế, quản lý nguồn gốc luồng hàng dẫn đến tình trạng hàng nhái, hàng không đảm bảo như cam kết dẫn tới việc mất niềm tin của người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử.

Mặc dù còn một số hạn chế, nhưng mua sắm trực tuyến đang trở thành xu thế tất yếu trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi Việt Nam đang là một trong sáu nước có nền kinh tế Internet và kỹ thuật số đang phát triển lớn nhất trong và ngoài khu vực bao gồm: Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, ước tính đạt khoảng 200 tỷ USD vào năm 2025 với sự tăng nhanh số lượng người dùng Internet, cũng như số lượng người đang và sẽ sử dụng điện thoại thông minh, với lượng dân số vừa trẻ, vừa đông, với trình độ học vấn và mức thu nhập trung bình tăng nhanh (Vụ Chính sách Thương mại đa biên - Bộ Công thương, 2018) Sự phát triển của công nghệ kỹ thuật số trong cách mạng công nghệ 4.0 đã ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống, văn hóa - xã hội và kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh trực tuyến khi toàn bộ cách thức con người tương tác, tìm kiếm thông tin, tiến hành mua sắm và giao dịch thanh toán đang có những thay đổi rõ rệt Để duy trì và phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến này, các nhà bán lẻ cần phải đối mặt với những thử thách để thu hút khách hàng mới và giữ được những khách hàng hiện có.

Với mong muốn đi sâu vào nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng, tác giả đã nghiên cứu khách hàng là khách hàng trên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu tập trung đo lường những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của những khách hàng trên địa bàn Hà Nội để nhận diện và mô tả những đặc điểm của người tiêu dùng Hà Nội trong quá trình mua sắm trực tuyến, cũng như nhận diện và phân tích những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, từ đó cân nhắc cho việc phát triển những mô hình kinh doanh trực tuyến hữu hiệu ngay trong bước đầu phát triển hoạt động Kết quả nghiên cứu của luận án đóng góp những cứ luận khoa học trong quy trình mua sắm trực tuyến, cũng như đem lại giá trị thực tiễn thiết thực cho doanh nghiệp trong chiến lược xây dựng những hệ thống và chính sách tương thích.

2 Ý nghĩa nghiên cứu

● Ý nghĩa khoa học:

Nghiên cứu như một tài liệu tham khảo về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng, góp một phần cơ sở lý luận cho những nhà

Trang 3

nghiên cứu hàn lâm trong các nghiên cứu tiếp theo tại lĩnh vực này Đây có thể là nguồn tài phục vụ cho công tác giảng dạy ở bậc đại học, sau đại học.

Kết quả của nghiên cứu này góp phần phát triển mới, làm phong phú thêm các lý thuyết về hành vi mua trực tuyến của người tiêu dùng.

● Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả của nghiên cứu này giúp các nhà bán lẻ trực tuyến và những nhà nghiên cứu thị trường nắm bắt được những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng trên địa bàn Hà Nội, từ đó xây dựng được các chương trình marketing, quảng cáo đúng hướng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.

3 Mục tiêu nghiên cứu

● Mục tiêu chung:

Đề tài tập trung nghiên cứu và kiểm định nhằm tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội.

● Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội.

- Xác định những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội.

- Xây dựng mô hình nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội.

- Xây dựng thang đo, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội.

- Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp cho các hoạt động tiếp thị, bán hàng và kinh doanh nhằm giúp các nhà sản xuất, doanh nghiệp, bán lẻ trực tuyến thúc đẩy hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội.

4 Thiết kế nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Thời gian: Từ ngày 29/1/2024 đến ngày 29/3/2024.

+ Không gian: Nghiên cứu này được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội Nhóm nghiên cứu đã lựa chọn nghiên cứu tại Hà Nội vì nơi đây là thủ đô, trung tâm văn hóa, chính trị của Việt Nam, tập trung đông dân cư và rất nhộn nhịp Hơn

Trang 4

nữa, khách hàng tại Hà Nội có thu nhập cao so với cả nước nên sẽ có nhu cầu mua sắm trực tuyến rất lớn.

+ Khách thể nghiên cứu: Khách hàng, người mua sắm trực tuyến tại địa bàn Hà Nội.

- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài nghiên cứu tập trung vào hệ thống hóa những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến, đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hành vi mua sắm trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội Từ đó, đề tài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cho doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, kết hợp thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành khảo sát, dữ liệu thứ cấp qua các bài nghiên cứu trước, tạp chí,

5 Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi nghiên cứu tổng quát:

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội?

- Câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

+ Yếu tố “giá cả” có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội không?

+ Yếu tố “an toàn, bảo mật” có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội không?

+ “Chính sách hoàn trả” có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội không?

+ Yếu tố “uy tín” có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội không?

+ Yếu tố “thuận tiện” có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng tại Hà Nội không?

Trang 5

PHẦN 2: Tổng quan nghiên cứu những nội dung liên quan tới đề tài

Trang 6

PHẦN 3: Các khái niệm, cơ sở lý thuyết cho nghiên cứuA Các khái niệm

I Khách hàng1 Khái niệm

Khái niệm “khách hàng” có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, sau đây là một số cách định nghĩa khách hàng theo các nhà kinh tế:

- Theo Philip Kotler: “Khách hàng là đối tượng mà doanh nghiệp phục vụ và là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp”.

- Theo Peter Fdrucker: “Khách hàng của một doanh nghiệp là một tập hợp những cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp, v.v… có nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu đó”.

- Theo Tom Peters, khách hàng là “tài sản làm tăng thêm giá trị” “Đó là tài sản quan trọng nhất mặc dù giá trị của họ không có ghi trong sổ sách doanh nghiệp Vì vậy các doanh nghiệp phải xem khách hàng như là nguồn vốn cần được quản lý và phát huy như bất kỳ nguồn vốn nào khác”.

Vậy rút ra từ những khái niệm trên khách hàng là một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nhận hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm hoặc ý tưởng từ một cá nhân/ công ty khác để đổi lấy giá trị có thể là tiền hoặc những thứ gì có giá trị tương đương.

2 Phân loại

Dựa trên những đặc điểm khác nhau, khách hàng được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau tùy theo những tiêu chí và mục đích khác nhau Một số cách phân loại khách hàng:

- Phân loại khách hàng theo bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp.

- Phân loại khách hàng theo đặc tính: tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ học vấn, nghề nghiệp, sở thích, nhu cầu tiêu dùng, hành vi mua hàng…

- Phân loại khách hàng theo cá nhân hoặc doanh nghiệp.

- Phân loại khách hàng theo phễu: khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành, khách hàng chưa quay lại.

- Phân loại khách hàng theo địa lý: tỉnh/ thành phố, quốc gia, khu vực… - Phân loại khách hàng theo tâm lý: nhân cách, lối sống, giá trị, thái độ.

3 Vai trò

Khách hàng đóng nhiều vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh, một vài vai trò cụ thể như sau:

Trang 7

- Khách hàng là nguồn thu nhập chính của các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển nếu không có khách hàng Do đó, doanh nghiệp cần thu hút và giữ chân khách hàng để duy trì nguồn thu nhập ổn định.

- Có thể nói khách hàng chính là yếu tố quyết định thành công, bởi hoạt động của doanh nghiệp dựa trên việc thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

- Khách hàng là người cung cấp phản hồi, góp ý và đề xuất cho doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể nâng cao chất lượng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt hơn Doanh nghiệp cần lắng nghe ý kiến của khách hàng để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

- Khách hàng là “Đại sứ thương hiệu”, họ có thể giới thiệu và truyền đạt thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đến những người khác Khách hàng cũng là người tạo ra sự tin tưởng và uy tín cho doanh nghiệp Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể thu hút được nhiều khách hàng mới và mở rộng thị phần.

Ngoài ra, khách hàng còn có những vai trò khác như là thước đo giá trị về doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp cải thiện dịch vụ khách hàng, cung cấp ý tưởng mới cho doanh nghiệp… Vì thế, doanh nghiệp cần trân trọng khách hàng và luôn nỗ lực để đáp ứng nhu cầu của họ.

II Hành vi tiêu dùng và hành vi mua1 Khái niệm

- Hành vi người tiêu dùng là: “Những hành vi cụ thể của một cá nhân khi thực hiện các quyết định mua sắm, sử dụng và vứt bỏ sản phẩm hay dịch vụ” (Philip Kotler, 2000)

- Hành vi người tiêu dùng là tiến trình cho phép một cá nhân hay một nhóm người lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ, những suy nghĩ đã có, kinh nghiệm hay tích lũy, nhằm thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn của họ (Solomon & cộng sự ,2006)

- Hành vi của người tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ ( Peter D.Bennet, 1988)

- Hành vi người tiêu dùng phản ánh tổng thể những hành động diễn biến trong suốt quá trình kể từ khi nhận biết nhu cầu cho tới khi mua và sau khi mua sản phẩm (Kotler & Armstrong, 2016).

Như vậy thuật ngữ “Hành vi người tiêu dùng” qua các khái niệm trên đều có điểm chung là một quá trình mà một cá nhân hoặc một nhóm người thực hiện việc lựa chọn, mua sắm, sử dụng hoặc loại bỏ một sản phẩm/dịch vụ.

Trang 8

Hành vi mua hàng của người tiêu dùng là toàn bộ hành động mà các cá nhân bộc lộ trong quá trình ra quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp Hành vi này bao gồm các bước như lựa chọn, tìm kiếm, so sánh, mua sắm đến việc sử dụng, đánh giá sản phẩm của người tiêu dùng.

2 Phân loại hành vi mua của khách hàng:

- Hành vi mua phức tạp: Trong hành vi mua phức tạp, quyết định mua hàng thường đòi hỏi sự suy nghĩ kỹ lưỡng bao gồm nhiều bước như nhận biết nhu cầu, tìm kiếm thông tin, so sánh sản phẩm, đánh giá các lựa chọn, và cuối cùng là quyết định mua.

- Hành vi mua theo thói quen: Hành vi tiêu dùng mà người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ một cách tự động và lặp lại mà không cần phải mất quá nhiều thời gian đánh giá, xem xét các lựa chọn khác vì họ đã được trải nghiệm và có niềm tin nhất định vào sản phẩm.

- Hành vi mua tìm kiếm sự đa dạng: Là loại hành vi mà khách hàng thường sẽ hay tìm kiếm sự đa dạng thông qua việc mua nhiều loại sản phẩm, thương hiệu khác nhau Hành vi này không nhất thiết xuất phát từ không hài lòng hoặc thiếu trung thành với thương hiệu cũ mà đơn giản họ là những người yêu thích sự thay đổi và trải nghiệm mới lạ.

- Hành vi mua hàng thỏa hiệp: là khi khách hàng không nhận thấy sự khác biệt đáng kể giữa các sản phẩm trong cùng một phân khúc, hoặc khi sự lựa chọn của khách hàng không có nhiều Điều này vô tình thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua dựa trên hai yếu tố: giá cả và sự thuận tiện

3 Quá trình ra quyết định mua của khách hàng:

- Bước 1 - Nhận thức nhu cầu

Bước đầu tiên trong quá trình quyết định mua là nhận thức nhu cầu Điều này xảy ra khi người tiêu dùng nhận ra rằng họ có một nhu cầu hoặc mong muốn cần được đáp ứng Nhận thức nhu cầu là quá trình mà người tiêu dùng nhận biết và hiểu rõ về những nhu cầu hoặc mong muốn cá nhân mà họ cảm thấy cần được đáp ứng.

Theo lý thuyết của Abraham Maslow, nhu cầu của con người được sắp xếp thành 5 bậc, từ nhu cầu cơ bản nhất ở bậc dưới cùng cho đến nhu cầu cao nhất ở bậc trên cùng:

Trang 9

● Nhu cầu sinh lý: Đây là những nhu cầu cơ bản của con người để duy trì sự sống: bao gồm việc ăn uống, hô hấp, ngủ nghỉ,…Tất cả các yếu tố căn bản cần được đáp ứng để con người có thể tồn tại.

● Nhu cầu an toàn: Là nhu cầu được bảo vệ khỏi những mối nguy hiểm bên ngoài, bao gồm an toàn về thể chất, an toàn về tinh thần, an toàn về tài chính,.

● Nhu cầu xã hội: Là những yêu cầu về mối quan hệ và tương tác với cộng đồng xã hội như được kết nối với người khác, nhu cầu về tình yêu, tình bạn,…

● Nhu cầu được tôn trọng: Khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng Loại nhu cầu này bao gồm sự thỏa mãn về quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin

● Nhu cầu được thể hiện mình: Là mong muốn của con người để thể hiện và tỏ ra là chính mình, thể hiện qua khả năng, sở thích, ý kiến, và giá trị cá nhân

- Bước 2 - Tìm kiếm thông tin

Bước thứ hai trong quá trình mua của khách hàng, diễn ra khi họ nhận ra nhu cầu của mình và bắt đầu tìm kiếm thông tin về các sản phẩm/dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu đó Thông tin này có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm:

● Trải nghiệm cá nhân

● Thông tin từ bạn bè, gia đình, đồng nghiệp

● Thông tin từ các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, internet,… ● Nguồn thông tin thương mại: quảng cáo, người bán hàng, thương hiệu,

- Bước 3 - Xem xét đánh giá

Sau khi đã thu thập thông tin, người tiêu dùng sẽ tiến hành đánh giá và xem xét các sự lựa chọn hiện có Họ sẽ xem xét các yếu tố như giá cả, chất lượng, tính năng, thương hiệu, và nhiều yếu tố khác để đưa ra quyết định mua hàng

- Bước 4 - Quyết định mua hàng

Dựa trên việc xem xét và đánh giá, người tiêu dùng sẽ tiến hành quyết định mua hàng Quyết định này có thể được đưa ra một cách nhanh chóng hoặc mất nhiều thời gian Nó sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ cả các yếu tố cá nhân và môi trường bên ngoài.

- Bước 5 - Đánh giá sau mua hàng

Trang 10

Sau khi mua hàng, người tiêu dùng sẽ đánh giá mức độ hài lòng về sản phẩm hoặc dịch vụ Mức độ hài lòng của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến khả năng họ mua lại sản phẩm hoặc dịch vụ đó trong tương lai.

III Mua sắm trực tuyến1 Khái niệm

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về mua sắm trực tuyến Một số quan điểm của các tác giả tiêu biểu như:

- Theo Monsuwe và cộng sự (2004), mua sắm trực tuyến là hành vi của người tiêu dùng trong việc mua sắm thông qua các cửa hàng trên mạng hoặc website sử dụng các giao dịch mua hàng trực tuyến.

- Theo Haubl và Trifts (2000) định nghĩa mua sắm trực tuyến đề cập đến giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ được thực hiện bởi người tiêu dùng thông qua giao diện dựa trên máy tính bằng cách máy tính tương tác với các cửa hàng số hóa của nhà bán lẻ thông qua mạng máy tính của người tiêu dùng được kết nối trên Internet

- Chiu và cộng sự (2009) coi mua sắm trực tuyến là sự trao đổi thời gian, công sức và tiền bạc để nhận được sản phẩm hoặc dịch vụ.

Vậy rút ra từ những khái niệm trên mua sắm trực tuyến (Tiếng Anh: Online shopping) là một tiến trình dùng để liệt kê hàng hóa và dịch vụ cùng với hình ảnh kèm theo được hiển thị từ xa thông qua các phương tiện điện tử Khi sản phẩm hoặc dịch vụ được chọn, giao dịch sẽ được thực hiện một cách tự động bằng việc thanh toán trực tuyến hoặc thanh toán bằng tiền mặt.

2 Các phương thức thanh toán của mua sắm trực tuyến

Các phương thức thanh toán khi mua sắm trực tuyến khá đa dạng tùy thuộc vào hệ thống thanh toán của người bán, bao gồm: Thanh toán qua thẻ ATM có đăng ký dịch vụ Internet Banking, thẻ tín dụng, cổng thanh toán trung gian (Ngân lượng, bảo kim, ), thanh toán qua điện thoại di động hoặc điện thoại cố định, thu tiền tận nơi, thu tiền hộ (COD), tiền điện tử (bitcoin) hoặc thẻ lưu giữ giá trị như voucher, coupon,…

3 Các phương thức giao hàng khi mua bán trực tuyến

Sau khi khách hàng đã chấp nhận mua hàng và thanh toán, hàng hóa hoặc dịch vụ sẽ được giao hoặc vận chuyển theo những cách sau đây:

- Tải về: phương pháp này được sử dụng cho các sản phẩm số như phần mềm, nhạc, phim, hình ảnh,…

Ngày đăng: 01/04/2024, 16:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w