1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài tiểu luận vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay

54 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay
Tác giả Trần Nguyễn Trí Đạt, Lê Nguyễn Thiên Tứ, Vương Đình Hiếu, Trần Lê Hữu Nhẫn, Nguyễn Quốc Bảo, Đinh Ngọc Nhân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Nhập Môn Xã Hội Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 2,96 MB

Nội dung

Từ quan niệm của các tác giả vừa đề cập đến ở trên, chúng ta có3 thể định nghĩa một cách khái quát:Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội giữa các cá nhân, các

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

MÔN HỌC: NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY.

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬNHỌC KÌ III, NĂM HỌC 2021–2022

Mã học phần: INSO321005_02

Tên đề tài: VẤN ĐỀ VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY.

Trang 3

MỤC LỤ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 4

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài 5

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3 Phương pháp nghiên cứu 6

1.1.3 Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội 10

1.1.4 Cơ sở tạo nên sự bất bình đẳng 14

1.2 Bất bình đẳng giới 17

1.2.1 Khái niệm cơ bản về bất bình đẳng giới 17

1.2.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bình đẳng giới 18

1.2.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới 20

2 BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY 23

2.1 Các thực trạng liên quan đến bất bình đẳng giới trong xã hội 23

2.1.1 Tỷ lệ giới tính khi sinh (SRB) 23

2.1.2 Bất bình đẳng trong giáo dục 25

2

Trang 4

2.1.3 Bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình 27

2.1.4 Bất bình đẳng giới trong kinh tế, lao động – việc làm 29

2.2 Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới 34

2.2.1 Quan niệm xã hội lạc hậu 34

2.2.2 Suy nghĩ, quan niệm chấp nhận của phụ nữ 35

2.3 Kết quả của bất bình đẳng giới 36

2.3.1 Hậu quả của quan niệm xã hội lạc hậu 36

2.3.2 Kết quả của suy nghĩ, quan niệm chấp nhận của phụ nữ 37

2.3.3 Thành tựu đạt được của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮTST

Ký hiệu chữ

1 GDI Gender Development Index (Chỉ số phát triển giới) 2 SRB Sex Ratio at Birth (Tỷ số giới tính khi sinh)

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Bất bình đẳng giới – một cụm từ không còn quá mới mẻ với chúng ta, nó đã, đang và sẽ luôn là một vấn đề nóng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Hiện nay, tình trạng bất bình đẳng giới ngày càng được xã hội quan tâm Sự phát triển của xã hội đã kéo theo nhiều thay đổi trong quan niệm về bất bình đẳng Trong xã hội cổ đại, sự bất bình đẳng giữa nam và nữ rất rõ ràng Điều đó dễ dàng được chấp nhận, đặc biệt là phụ nữ, những người gánh chịu hậu quả của sự bất bình đẳng này thiếu ý thức về quyền lợi của mình, bị coi thường và thậm chí bị đối xử như nô lệ Thực tế trong xã hội hiện đại, nhiều phụ nữ vẫn bị lạm dụng, bị tước đi quyền làm người bởi một bộ phận theo tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, họ bị xem như công cụ để thỏa mãn thú vui hay duy trì nòi giống Ngày nay, ở nhiều nước trên thế giới, phong trào nữ quyền nổ ra rầm rộ, ở một số nơi, đàn ông thậm chí bị chèn ép như “chế độ mẫu hệ thời nguyên thủy”, điển hình nhất chính là vụ kiện bị bạo lực gia đình của nam diễn viên Johnny Depp, anh đã bị hành hung bởi chính vợ của mình – nữ diễn viên Amber Heard Vấn đề đặt ra ở đây đó là việc cân bằng về quyền lợi cho cả hai giới, nếu ưu ái bên nào hơn thì cũng sẽ sinh ra bất công cho bên còn lại và dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng cho xã hội Vì vậy, không ít các nhà nghiên cứu bắt tay vào cuộc để tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất cho vấn đề bất bình đẳng giới và tìm cách tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển năng lực chocả hai giới để phục vụ xã hội.

Đứng trước thời đại xã hội phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt, việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp cho vấn đề thế kỷ “Bất bình đẳng giới” đang là nhiệm vụ hết sức cấp thiết Vì lẽ đó, với mong muốn được góp một phần sức nhỏ trong công cuộc bình đẳng giới, nhóm chúng em đã thống nhất chọn đề tài: “Vấn đề về bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay”.

5

Trang 7

Do sự hiểu biết các vấn đề chưa sâu sắc, chắc chắn bài viết sẽ còn có nhiều thiếu sót Vì vậy, nhóm em mong nhận được những sự chỉ dẫn, góp ý về kiến thức từ phía cô để có thể sửa chữa, khắc phục những mặt kiến thức chưa tốt của nhóm để bài viết trở nên hoàn thiện hơn Nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô đã hướng dẫn, chỉ bảo để nhóm em có thể hoàn thành bài tiểu luận này.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ hàng đầu của đề tài tiểu luận “Vấn đề về bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay” là nắm rõ các khái niệm cơ bản về bất bình đẳng xã hội nói chung và bất bình đẳng giới nói riêng, hiểu rõ về thực trạng hiện nay, từ đó thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh, của đất nước Xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội bình đẳng cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam và nữ, thiết lập và tăng cường theo đuổi sự hợp tác và hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực xã hội và cuộc sống gia đình.

3 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài tiểu luận này một cách tốt nhất, nhóm em có sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và công cụ nghiên cứu khác nhau:

Phương pháp phân tích tư liệu: Xem xét các tài liệu có sẵn trong kho thông tin lưu trữ và các nguồn khác để nghiên cứu vấn đề cần thiết, giúp người nghiên cứu có được những số liệu, tư liệu thứ cấp, thậm chí là những phân tích, kết luận có sẵn phục vụ cho việc nghiên cứu có luận cứ rõ ràng.

Phương pháp tổng hợp, logic: Được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích Cụ thể từ những kết quả bằng phân tích, đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách rõ 6

Trang 8

ràng và hợp lý.

Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này chủ yếu lấy ý kiến của các chuyên gia về một vấn đề xã hội nào đó Ý kiến của họ thường có hàm lượng chất xám cao và giàu tính thực tiễn Cũng vì thế nên có thể coi là vẫn đảm bảo tính thực tiễn của quá trình nghiên cứu.

Từ các phương pháp nghiên cứu kết hợp vận dụng các quan điểm toàn diện và hệ thống, khái quát và mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn để hoàn thiện bài tiểu luận một cách khách quan nhất.

7

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG 1 KHÁI NIỆM CHUNG1.1 Bất bình đẳng xã hội

1.1.1 Định nghĩa bất bình đẳng

Bất bình đẳng là hiện tượng phổ biến, tồn tại trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội loài người Trên thực tế, chúng ta thấy rằng cơ hội, phần thưởng, và quyền lực luôn được phân phối không đồng đều giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội, thậm chí giữa các xã hội với nhau Những chủ đề quan trọng mà chúng ta thường đề cập đến trong cuộc sống hàng ngày là bất bình đẳng giữa chủ và thợ, giữa người giàu và người nghèo, giữa nam và nữ, …

Trong sự vận động và phát triển của xã hội, bất bình đẳng xã hội luôn là vấn đề then chốt Bất bình đẳng xã hội tạo thành một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển trong các xã hội khác nhau Điều đó cũng cho chúng ta biết rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau ở các xã hội khác nhau và nguyên nhân chính sẽ được xác định bởi thể chế chính trị và hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi nơi.

Cho đến nay, có nhiều tác giả khác nhau đã đưa ra những quan niệm riêng về

bất bình đẳng David Popenoe cho rằng bất bình đẳng là tình trạng không ngang

bằng nhau giữa các cá nhân hay các nhóm đối với việc tiếp cận những điều đángao nước trong xã hội Những điều đáng mong muốn này có thể khác nhau từ bốicảnh này sang bối cảnh khác, từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác Những

điều đáng mong muốn có thể mang tính phi vật chẳng hạn sự kính trọng, hay tình yêu,…cũng thể mang tính vật chất chẳng hạn thực phẩm, hoặc vàng bạc,… Theo1

Từ điển Xã hội học do Turner chủ biên được xuất bản bởi Nhà xuất bản Đại học

Cambridge thì bất bình đẳng là sự phân bối không đồng đều cơ hội, phần thưởng,

1 David Popenoe (1986), Sociology New Jersey: Prentice–Hall, tr.218

8

Trang 10

và quyền lực giữa các cá nhân, hộ gia đình, nhóm xã hội Bất bình được coi là đặc

điểm của bất cứ xã hội nào Laurence A Basirico, Barbara G Cashion, và J Ross.2 Eshleman lại cho rằng bất bình đẳng là sự khác biệt giữa các nhóm về của cải, uy tín và quyền lực Từ quan niệm của các tác giả vừa đề cập đến ở trên, chúng ta có3 thể định nghĩa một cách khái quát:

Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội; sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội liên quan chặt chẽ đến sự không ngang bằng nhau về của cải, uy tín, quyền lực giữa các cá nhân, các nhóm.4

1.1.2 Phân loại bất bình đẳng

Bất bình đẳng xã hội được chia ra làm 2 loại: bất bình đẳng mang tính tự nhiên và bất bình đẳng mang tính xã hội

Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặc điểm sẵn có như: giới tính, tuổi tác, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẵn có, … Nhưng sự khác biệt về sinh học không phải là sự khác biệt về mặt xã hội.

Bất bình đẳng mang tính xã hội: tồn tại những sự phân công xã hội dẫn đến có sự phân tầng, từ đó tạo ra lợi ích khác nhau giữa các cá nhân về của cải, tài sản, quyền lực, học vấn, cơ hội sống, uy tín mà con người không có sự ngang bằng nhau trong cuộc sống.

Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rộng mà trong đó hàm chứa khái niệm bất công bằng xã hội và công bằng xã hội Bất bình đẳng xã hội gồm: Bất bình đẳng xã hội dựa trên sự hợp lý hợp pháp và bất bình đẳng xã hội dựa trên sự không

2 Turner, Bryan S (2006), “The Cambridge Dictionary of Sociology” Cambridge: Cambridge University Press,

Trang 11

hợp lý và không hợp pháp.

Công bằng xã hội là sự bất bình đẳng hợp lý và hợp pháp trước hết dựa trên sự khác biệt tự nhiên và khách quan giữa các thành viên trong xã hội về mặt năng lực (thể chất, trí tuệ), tài năng, đức độ và sự cống hiến, đóng góp thực tế của mỗi cá nhân cho xã hội.

Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội mà dựa vào những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.

Theo quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì bất bình đẳng xã hội có vai trò hết sức quan trọng:

i Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội ii Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội iii Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội.

Từ đó, có thể kết luận rằng bất bình đẳng xã hội có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực Một mặt, nó là động cơ thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần ổn định và hình thành bộ mặt xã hội, nhưng mặt khác nó cũng là nguyên nhân của sự tích tụ của bất bình xã hội, cản trở sự phát triển chung của cộng đồng Vì vậy, việc tìm hiểu về bất bình đẳng xã hội là việc làm cần thiết để củng cố và tổ chức một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hơn.

1.1.3 Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, vậy vấn đề đặt ra là bất bình đẳng có phải là một hiện tượng xã hội tất yếu? Xung quanh vấn đề 10

Trang 12

được đặt ra có rất nhiều quan điểm khác nhau để trả lời câu hỏi này Cùng điểm qua một số quan điểm tiêu biểu về bất bình đẳng xã hội.

* Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân

Quan điểm này cho rằng bất bình đẳng là một thực tế của xã hội, nó luôn hiện hữu do sự khác biệt giữa các cá nhân Trong một xã hội mở và khi mọi người có tài năng và nhu cầu khác nhau, điều này chắc chắn dẫn đến bất bình đẳng “Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng tinh thần và những khía cạnh của nhân cách.”5

Từ thời cổ đại, một số nhà triết học đã khẳng định những sự “khác biệt” mang tính tự nhiên giữa các cá nhân Trên thực tế, sự khác biệt về bản chất của sự phân biệt giới tính vẫn tồn tại như một hệ quả tất yếu của bất bình đẳng Aristotle (384 – 322 TCN) đã lập luận rằng: “Đàn ông bản chất là thống trị, đàn bà là bị trị, và đó là một luật lệ.” Quan điểm này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay Steven Goldberg nêu quan điểm: “Sự thống trị và sự thành đạt cao của nam giới là khả năng không thể đảo ngược, bởi có những khác biệt về sinh học giữa nam và nữ.”6

Trên thực tế, những quan điểm hoàn toàn tương tự có thể được tìm thấy ở các xã hội khác Trong nhiều gia đình Việt Nam hiện đại, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn tồn tại Quyền lợi của người con trai luôn được đặt lên trước Họ có nhiều đặc quyền và cơ hội hơn con gái, điều này chắc chắn sẽ làm cho sự bất bình đẳng ngày càng kéo dài hơn và trầm trọng hơn.

* Quan điểm dựa vào yếu tố kinh tế

Trong bài luận năm 1753 Về nguồn gốc của sự bất bình đẳng, Jean – Jacques Rousseau đã chỉ ra rằng nguồn gốc của bất bình đẳng trong xã hội là chế độ tư hữu

5 Kenneth Cauthen (1987), The Passion for Equality, NXB Rowman & Littlefield, tr.8

6 Steven Goldberg (1973), The Inevitability of Patriarchy, NXB William Morrow and Company, tr.133

11

Trang 13

tài sản Theo quan điểm của ông, bất bình đẳng không phải là quy luật tự nhiên mà là sản phẩm của xã hội loài người; nó đã tồn tại và phát triển kể từ khi xuất hiện tư hữu; rằng mọi người đã tạo ra bất bình đẳng thì con người cũng có thể loại bỏ nó Chính sách kinh tế – chính trị và đặc thù của thị trường lao động tạo ra sự khác biệt về thu nhập và của cải Thực chất, sự khác biệt về vị trí của các cá nhân trong cơ cấu xã hội gây ra bất bình đẳng kinh tế Ông cũng phân biệt rõ ràng hai loại bất bình đẳng giữa con người với con người: bất bình đẳng tự nhiên và bất bình đẳng xã hội – bất bình đẳng do cơ chế xã hội sinh ra.

Một số nhà xã hội học khác cho rằng bất bình đẳng là không thể tránh khỏi bởi vì các xã hội có một số nhiệm vụ cần thiết hơn các xã hội khác và có năng lực khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ đó Các nhà xã hội học lập luận rằng sự bất bình đẳng xã hội về lợi ích giữa các cá nhân là cần thiết để thúc đẩy những người tài năng nhất thực hiện những nhiệm vụ khó khăn nhất Chính sự bất bình đẳng thúc đẩy các cá nhân làm việc, học hỏi, tạo cơ hội cho bản thân, do đó không thể loại bỏ bất bình đẳng vì bình đẳng cũng có thể nguy hiểm cho xã hội như nhà kinh tế A Lechevalier phân tích: “Bình đẳng chung chung thậm chí còn đi ngược lại ý niệm về sự công bằng, không chỉ là công bằng về nỗ lực cá nhân, về nhu cầu, ham muốn mà cả những thiệt thòi.”

* Quan điểm của Karl Marx

Học thuyết của Marx chủ yếu dựa trên sự nghiên cứu các học thuyết kinh tế mà ông coi là nền tảng của cơ cấu giai cấp Mối quan hệ giai cấp là chìa khoá của mọi vấn đề trong đời sống xã hội Marx khẳng định: “Những tư tưởng thống trị của một thời đại bao giờ cũng là những tư tưởng của giai cấp thống trị” và phục vụ cho giai cấp thống trị.

Những lý luận của Marx về hoạt động tổ chức sản xuất của cải vật chất cũng 12

Trang 14

như sự phân công lao động trong xã hội cùng với những phân tích về cấu trúc xã hội đã vạch rõ tính chất giai cấp của xã hội và tính bất bình đẳng trong quan hệ xã hội Qua những phân tích về cấu trúc xã hội này, có thể rút ra hai kết luận quan trọng Một là, cần xóa bỏ và thay thế chế độ sở hữu tư nhân bằng chế độ sở hữu xã hội để xây dựng xã hội phát triển Hai là, xã hội học cần tập trung phân tích cấu trúc xã hội để chỉ ra ai là người có lợi và ai là người thiệt hại từ cách tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có Nói cách khác, cấu trúc xã hội, phân tầng xã hội và bất bình đẳng xã hội phải là những chủ đề nghiên cứu cơ bản của xã hội học hiện đại.7

* Quan điểm của Max Weber

Max Weber nghiên cứu cấu trúc xã hội sau Marx hơn nửa thế kỷ Do vậy, ông đã ghi nhận những thay đổi trong cơ cấu giai cấp xã hội để phát triển lý thuyết xã hội học về sự phân tầng xã hội Theo đó, lĩnh vực kinh tế không còn vai trò quan trọng đối với sự phân chia giai cấp và tầng lớp xã hội trong xã hội tư bản hiện đại Cấu trúc xã hội nói chung và sự phân tầng xã hội nói riêng chịu tác động của hai nhóm yếu tố cơ bản là các yếu tố kinh tế và các yếu tố phi kinh tế trong quá trình hình thành, biến đổi cấu trúc xã hội và sự phân tầng xã hội.

Weber không coi mọi cấu trúc xã hội đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp Ông nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là tất yếu duy nhất Ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị.

Weber nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải là tái sản xuất, như là cơ sở kinh tế của giai cấp Ông quan niệm giai cấp là một tập hợp người có chung các cơ hội sống trong điều kiện kinh tế thị trường Nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường.

7 Đại học Văn Hiến, Những khác biệt của Karl Marx và Max Weber trong quan điểm về phân tầng xã hội

13

Trang 15

* Quan điểm của Daniel Rosides

Thậm chí ngay trong các xã hội đơn giản nhất “người già thường có quyền uy đối với người trẻ, cha mẹ có quyền uy với con cái và nam giới có quyền uy đối với phụ nữ”.

* Quan điểm của E Durkheim

Trong cuốn “Sự phân công lao động xã hội (1893)” cho rằng tất cả các xã hội luôn nhìn nhận một số hành động quan trọng hơn những hành động khác, cũng theo ông bất bình đẳng xã hội được tạo ra từ những khác biệt về tài năng.

1.1.4 Cơ sở tạo nên sự bất bình đẳng

Bất bình đẳng nảy sinh trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất vật chất Nó có liên quan đến sự phân công lao động xã hội Vì vậy, bất bình đẳng biểu hiện khác nhau trong các xã hội khác nhau, đặc biệt là trong các xã hội hoàn thiện và quy mô lớn với nền sản xuất xã hội phát triển cao, sự phân công lao động ngày càng đa dạng và phức tạp, bất bình đẳng xã hội ngày càng gia tăng.

Nguyên nhân của bất bình đẳng là vô cùng đa dạng và khác nhau giữa các xã hội và nền văn hóa, gắn liền với các đặc điểm của giai cấp xã hội, giới tính, chủng tộc, tôn giáo, lãnh thổ, Cơ sở của bất bình đẳng cũng thay đổi theo thời gian Một số yếu tố mạnh hơn vào những thời điểm nhất định nhưng ít ảnh hưởng hơn vào những thời điểm khác Bất bình đẳng vẫn tồn tại và gắn liền với các vấn đề và các yếu tố mang tính thời sự trong xã hội, xuất phát từ nhiều nguyên nhân liên quan đến các yếu tố tự nhiên, địa vị xã hội, điều kiện kinh tế – xã hội – văn hóa về cơ bản bao gồm:

- Sự khác nhau về điều kiện tự nhiên

Yếu tố tự nhiên (đất đai, thời tiết khí hậu, tài nguyên thiên nhiên ) trước hết là môi trường sống và bảo đảm phần quan trọng cơ hội sống cho con người Con 14

Trang 16

người sinh ra và tồn tại trong điều kiện, môi trường tự nhiên khác nhau sẽ có những cơ hội và được "mang đến" những lợi ích khác nhau Những người sinh ra trong điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ có cơ hội tốt cho sự tiến bộ, ngược lại với điều kiện tự nhiên khó khăn, khắc nghiệt sẽ ít có cơ hội hơn.

Yếu tố tự nhiên còn tạo nên đặc điểm tự nhiên của con người, của các cá nhân như giới tính, thể lực, trí tuệ, tính cách Đây là yếu tố tác động, ảnh hưởng lớn và có tính lâu bền đến bất bình đẳng xã hội Tuy nhiên xã hội càng phát triển, tiến bộ những khác biệt và phân biệt về các yếu tố tự nhiên càng được khắc phục dần

- Sự khác nhau về điều kiện kinh tế

Sự khác biệt về điều kiện kinh tế cũng là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt về cơ hội mà mỗi cá nhân hay mỗi nhóm được tiếp cận Khi cá nhân (hay nhóm) có điều kiện kinh tế tốt hơn những cá nhân (hay nhóm) khác trong xã hội, chủ thể đó sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn Ví dụ về tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế của các cá nhân trong xã hội.

- Sự khác nhau về địa vị xã hội

Sự khác nhau về địa vị xã hội, tức là sự khác nhau về uy tín hay vị trí do quan niệm và sự đánh giá của các thành viên khác trong xã hội Địa vị xã hội là sự phản ánh vị thế xã hội của cá nhân, do cá nhân đạt được ở trong một nhóm hoặc là một thứ bậc trong nhóm này khi so sánh với thành viên trong nhóm khác, được xác định bởi một loạt đặc điểm kinh tế, nghề nghiệp, sắc tộc Trong một xã hội cụ thể, nếu8 sự khác nhau về cơ hội của một nhóm người là do nguyên nhân khách quan tạo nên thì ngược lại, bất bình đẳng về địa vị xã hội do thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận Nó có thể là bất kỳ thứ gì được một nhóm xã hội cho là ưu việt và các nhóm xã hội còn lại thừa nhận Trong thực tế, cơ cấu giai cấp là nền tảng căn

8 Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 4,

NXB Từ điển Bách khoa, tr.863

15

Trang 17

bản nhất của địa vị xã hội Ngoài ra, các thành tố khác tạo lập nên địa vị xã hội phải kể đến trình độ chuyên môn, mức lương, gia đình, lứa tuổi, lãnh thổ, cư trú Tuy nhiên, địa vị xã hội chỉ có thể được giữ vững bởi những nhóm nắm giữ địa vị đó và các nhóm xã hội khác tự giác thừa nhận sự ưu việt đó.

- Sự khác nhau về ảnh hưởng chính trị

Bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm khác hay có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc ra quyết định cũng như việc thu được nguồn lợi từ các quyết định Trong thực tế, bất bình đẳng do ảnh hưởng chính trị có thể được nhìn nhận như là có được từ ưu thế vật chất hay địa vị cao Bản thân chức vụ chính trị có thể tạo ra cơ sở để đạt được địa vị và những cơ hội trong cuộc sống, đặc biệt đối với các cá nhân giữ chức vụ chính trị cao.

- Sự khác nhau về văn hoá

Những giá trị văn hóa cũng có thể góp phần tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội giữa các cá nhân, các nhóm Có những giá trị văn hóa làm hạn chế khả năng tiếp cận những cơ hội tốt trong cuộc sống của con người và ngược lại Ví dụ, phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến trước đây bị quan niệm là những người chỉ làm việc trong gia đình, không được tiếp xúc xã hội nên không có điều kiện, cơ hội để tiến bộ, họ luôn bị trói chặt vào gia đình, phụ thuộc gia đình Ngày nay, phụ nữ đã được giải phóng nên họ có cơ hội để phát triển, tiến bộ, đóng góp nhiều cho xã hội và bình đẳng hơn với mọi người.

Nói tóm lại, cấu trúc của sự bất bình đẳng có thể dựa trên bất kỳ ưu thế nào trong số này Căn nguyên của bất bình đẳng có thể được tìm thấy trong các mối quan hệ kinh tế, địa vị xã hội, hoặc các mối quan hệ quyền lực về chính trị của các giai cấp tồn tại trong xã hội.

1.2 Bất bình đẳng giới

16

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w