1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hệ thống chính trị và quản lý xã hội đề tài chính trị quản lý lĩnh vực văn hóa

29 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quan điểm của Đảng và hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động vănhóa thông tin, truyền thông.Truyền thông xã hội, trong tiếng Anh Social media là cách thức truyền thông kiểu mới trê

Trang 1

TIỂU LUẬN

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI

Đề tài: Chính trị quản lý lĩnh vực văn hóa

Sinh viên: Nguyễn Thành Thái

Trang 3

-Mục Lục

I Mở đầu……….………… 5

1 Tính cấp thiết……… 5

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……… 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 5

4 Phương pháp nghiên cứu……… 5

5 Kết cấu tiểu luận……… 6

II Nội dung……… 7

1 Quan điểm của Đảng và hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động vănhóa thông tin, truyền thông.……… ……… 7

1.1 Nguyên nhân của các hạn chế.……… 7

1.2 Giải pháp của Đảng đối với hoạt động văn hóa thông tin, truyền thông.……… 8

1.2.1 Giải về mặt công tác tư tưởng.……… 8

1.2.2 Thay đổi cơ chế để hoàn thiện thể chế quản lý báo chí và các cơ quan ngôn luận ……… 9

1.2.3 Quản lý các hoạt động trên không gian mạng ……… 10

1.3 Kết quả trong lĩnh hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóathông tin, truyền thông ……… 12

2.Quản lý đối với hoạt động văn hóa truyền thống, lễ hội, dân gian…… 13

2.1 Thành Tựu và những mặt hạn chế trong lĩnh vực quản lý đối với hoạt độngvăn hóa truyền thống, lễ hội, dân gian……… 13

2.1.1 Những thành tựu đã đạt được……… 13

2.1.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại……… 14

Trang 4

2.2 Giải pháp đối với những mặt hạn chế ……… 16

3 Quản lý Nhà Nước đối với hoạt động văn hóa nghệ thuật,những hạn chế vàgiải pháp ……… 17

3.1 Những hạn chế của lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật ……… 17

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động quản lý với văn hóa nghệ thuật …… 19.

3.2.1 Quy hoạch lại mạng lưới các đoàn nghệ thuật biểu diễn ……… 19

3.2.2 Đầu tư cho sáng tác và dàn dựng tiết mục ……… 19

3.2.3 Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật ……… 20

3.2.4 Cải thiện chế độ, chính sách đối với nghệ sĩ, diễn viên ……… 20

3.2.5 Đổi mới công tác quản lý……… 20

3.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị nghệ thuật biểu diễn và năng lực đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ……… 21

4 Quản lý Nhà Nước đối với hoạt động Văn học, thơ ca, hội họa ……… 21

4.1 Góc nhìn khách quan về Quản lý Nhà Nước đối với hoạt động Văn học, thơca, hội họa ……… 22

4.2 Những giải pháp khắc phục các hạn chế ……… 23

5 Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt đông văn hóa trong thời kỳ4.0 ……… 24

Trang 5

III Kết luận……….….….….… 27IV Tài liệu tham khảo……… ….….….… 28

Trang 6

I MỞ ĐẦU1.Tính cấp thiết của đề tài.

Trong thời đại hiện nay ,Đảng ta đã xác định lấy văn hóa làm cái đích cuối cùng cho con người và vì sự nghiệp đổi mới Việt Nam Thực chất của sự nghiệp đổi mới chính là sự nghiệp văn hóa Vì vậy ta cần nâng cao nhận thức và hiểu rõ các vai trò của chủ thể đặc biệt là chủ thể chính trị trong quản lý văn hóa ở nước ta hiện nay để hoàn thành các mục tiêu mà Đảng đã đề ra Quan điểm của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa có những bước vận động rất quan trọng Văn hóa được coi là nền tảng tinh thần vững chCc của xã hội, trong đó con người được nhìn nhận là trung tâm trong chiến lược phát triển bền vững Việc nhấn mạnh đến vấn đề con người thể hiện sự phù hợp với quan điểm tiến bộ về văn hóa trên thế giới hiện nay.

2.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

- Mục đích nghiên cứu: Dựa trên lý tưởng và đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm đưa ra để rút ra kinh nghiệm cũng như phát triển quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa - Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu, phân tích, đưa ra đánh giá theo góc độ khách quan để chỉ ra phương hướng giải quyết những vấn đề còn tồn đọng trong quản lý văn hóa để hướng tới “Chân, thiện, mỹ”.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

- Đối tượng nghiên cứu:Những vấn đề của quản lý nhà nước lĩnh vực xã hội - Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian:

+ Phạm vi không gian: Nghiên cứu, phân tích những vấn đề hiện hữu của của quản lý nhà nước lĩnh vực xã hội trong giai đoạn được tìm hiểu và giai đoạn mà tiểu luận đang nghiên cứu.

4 Phương Pháp nghiên cứu.

Trang 7

- Phương pháp thu thập thông tin, số liệu: Từ các nguồn thông tin có trong quá trình học và trên những trang thông tin chính xác.

- Phương pháp phân tích số liệu: Các số liệu được cung cấp bởi nguồn thông tin sơ cấp sẽ được thống kê lại và phân tích

- Phương pháp thống kê phân tích, so sánh, tổng hợp, mô tả

5 Kết cấu tiểu luận.

Phần 1: Mở đầu xác định vấn đề nghiên cứu

Phần 2: Đưa ra lý luận chung, phân tích các vấn đề trong quản lí Nhà Nước về văn hóa, vận dụng và đưa ra giải pháp thực tiễn.

Phần 3: Đưa ra đánh giá, kết luận vấn đề nghiên cứu.

Trang 8

II.NỘI DUNG

1 Quan điểm của Đảng và hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động vănhóa thông tin, truyền thông.

Truyền thông xã hội, trong tiếng Anh (Social media) là cách thức truyền thông kiểu mới trên nền tảng các dịch vụ trực tuyến với mục đích là tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia Tuy truyền thông xã hội có rất nhiều hình thức nhưng có thể chia thành 2 nhóm đặc trưng là: mạng xã hội chia sẻ thông tin cá nhân (như Facebook, Twitter, MySpace) và mạng chia sẻ tài nguyên (như Youtube, Flickj ) Đặc điểm nổi bật của truyền thông xã hội là tính tương tác giữa các thành viên trong cùng một dịch vụ và sức mạnh của số đông từ sự tương tác đó Trong môi trường truyền thông xã hội, tất cả mọi người đều có thể chia sẻ thông tin một cách dễ dàng từ văn bản, hình ảnh, đoạn nhạc cho tới những đoạn phim Tương tác số đông giúp thông tin được lan truyền rất nhanh và hiệu quả.Trong thời điểm hiện nay, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa thông tin, truyền thông Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về văn hóa đã đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn có những mặt hạn chế cần rút kinh nghiệm và khắc phục.

1.1 Nguyên nhân của các hạn chế.

Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông mới, đặc biệt là Internet đã ảnh hưởng rất lớn đến các phương tiện truyền thông đại chúng và cùng với đó là văn hóa truyền thông đại chúng Ông Hà Minh Huệ, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng: Với khối lượng thông tin khổng lồ được chuyển tải từng giây, từng phút qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua mạng internet, qua điện thoại thông minh smartphone, con người có thể tiếp cận thông tin về mọi lĩnh vực, ở bất kỳ nơi nào Chính vì thế dường như con người không còn đủ khả năng kiểm soát nguồn thông tin

Trang 9

đó Một trong những nguy cơ xuất phát từ đây là người ta có thể lợi dụng tiện ích đó để truyền bá những thông tin theo mưu đồ riêng, hoặc có thể cũng vì vô tình, truyền bá những thông tin độc hại cho xã hội Đó là những thông tin sai sự thật; Thông tin về những mặt trái của xã hội, tạo nên một hình ảnh méo mó về đất nước, con người; Những loại thông tin giật gân, câu khách về mọi sự kiện nhỏ nhặt nhất liên quan tới tình, tiền, tù tội, khai thác đời tư của các “sao”, đánh trúng vào thị hiếu tầm thường của một bộ phận công chúng cũng là một biểu hiện sai trái, thiếu văn hóa của thông tin, vì nó đi ngược lại thuần phong mỹ tục của con người Việt Nam, những điều tốt đẹp mà báo chí cần phổ biến theo chức năng giáo dục của mình.

1.2 Giải pháp của Đảng đối với hoạt động văn hóa thông tin, truyền thông.

1.2.1 Giải pháp về mặt công tác tư tưởng.

Để nắm bắt tình hình và khắc phục các hạn chế, Đảng đã đề ra các thể chế về văn hóa, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách về văn hóa ở nước ta đã và đang tiếp tục được hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn Quốc hội đã ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng, như Luật Điện ảnh, Luật Quảng cáo, Pháp lệnh Thư viện ; kịp thời đề nghị sửa đổi, bổ sung một số văn bản luật đã ban hành để phù hợp với tình hình mới, như Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa Bên cạnh đó là hàng loạt các văn bản dưới luật đã được xây dựng, ban hành Nhờ đó hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và chính sách về văn hóa từng bước được hoàn thiện, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa, tích cực bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của nhân dân, tác động sâu rộng đến đời sống văn hóa của đất nước.

Chính phủ ban hành nhiều chế độ, chính sách đặc thù, như chính sách về hoạt động và hưởng thụ văn hóa, nhất là đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; chính sách về bảo tồn di sản văn hóa dân tộc; những chính sách khuyến khích và tôn vinh hoạt động sáng tạo (Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú); chế độ ưu đãi đặc thù đối với nghệ sĩ, học sinh các trường văn hóa - nghệ thuật ; các quy

Trang 10

định về thành lập bảo tàng, xây dựng tượng đài ; xây dựng và hoàn thiện các quy định, hướng dẫn tổ chức việc cưới, việc tang và lễ hội; việc cúng bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng ; khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư, khu tập thể, xí nghiệp, cơ quan xây dựng các quy ước về nếp sống vǎn hóa, giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp.

Các chiến lược, quy hoạch phát triển các lĩnh vực cũng được xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, gồm Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chiến lược phát triển văn hóa đối ngoại Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ; Quy hoạch phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển ngành điện ảnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

1.2.2 Thay đổi cơ chế để hoàn thiện thể chế quản lý báo chí và các cơ quan ngôn luận.

Nếu như các ngành khác chỉ có một cơ quan chủ quản thì báo chí có tới 3 cơ quan cùng chịu trách nhiệm: Ngoài cơ quan chủ quản nhân sự (con người) còn có cơ quan chỉ đạo (định hướng) là Ban tuyên giáo, cơ quản quản lý nhà nước về báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) Mối quan hệ giữa 3 cơ quan này chưa được rõ ràng, còn chồng chéo Cơ quan chủ quản lại thường không có chuyên môn báo chí nên để cho báo chí hoạt động như một mảng độc lập, thiếu quan tâm; Phần lớn cơ quan chủ quản buông lỏng vai trò quản lý, làm cho tờ báo xa rời tôn chỉ, mục đích, không hoàn thành nhiệm vụ của mình Cũng do cơ quan chủ quản không có chuyên môn báo chí và không phát huy hết trách nhiệm của mình nên việc bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí còn thiếu chặt chẽ nếu không nói là khá dễ dãi Không ít cơ quan chủ quản đã bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo báo chí không được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ theo

Trang 11

quy định Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở chưa được một số cơ quan chủ quản coi trọng nên dẫn đến việc một số cá nhân ở cơ quan báo chí phản ứng, thậm chí có khiếu nại, tố cáo đối với cơ quan chủ quản Đặc biệt, có trường hợp người đứng đầu cơ quan báo chí mất uy tín lãnh đạo trầm trọng, nhưng cơ quan chủ quản vẫn không có phương án thay thế, nên để nội bộ cơ quan báo chí mất đoàn kết kéo dài.

Cũng do chồng chéo trong quản lý, buông lỏng quản lý, nên tình trạng báo chí lợi dụng vị thế của “cơ quan quyền lực thứ tư” đi vòi vĩnh, tống tiền, làm công cụ “đánh hội đồng” thế nhưng cơ quan chủ quản không hay biết Việc chấn chỉnh, xử lý những sai phạm của cơ quan báo chí trong rất nhiều trường hợp còn thiếu kiên quyết, nể nang.

Báo chí cách mạng là một hoạt động đặc biệt đi đầu trên mặt trận tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Với mục tiêu giữ vững ổn định chính trị, củng cố sự thống nhất ý chí trong Đảng, báo chí là diễn đàn dân chủ của nhân dân, có trách nhiệm nâng cao nhận thức, định hướng tư tưởng, tăng cường sự đồng thuận của xã hội.

1.2.3 Quản lý các hoạt động trên không gian mạng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập 4.0 với sự bùng nổ nhanh mạnh của công nghệ số, không gian mạng cũng đa dạng và đối tượng tham gia cũng ngày càng phức tạp hơn, đã đưa đến tình trạng “lợi bất cập hại” Thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng Internet và mạng xã hội để xuyên tạc cương lĩnh, đường lối, quan điểm, nền tảng tư tưởng của Đảng; lôi kéo, kích động các phần tử bất mãn, tập hợp lực lượng, thành lập các tổ chức chống đối; phát tán tài liệu, kêu gọi tuần hành, biểu tình, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Với đặc tính không biên giới, tốc độ truyền thông tin nhanh, phạm vi chia sẻ rộng rãi, khả năng tương tác cao, không gian mạng ngày càng có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu Vì vậy, vấn đề bảo vệ an ninh mạng được đặt ra vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia Thực tế đã cho thấy ngày càng phát sinh hiện tượng thiếu lành mạnh trên không gian mạng, nên rất cần một giải pháp tổng thể như sau:

Trang 12

a)Giải pháp về quản lý Nhà nước

- Vận dụng triệt để Luật An ninh mạng để đấu tranh, xử lý các vụ việc vi phạm - Bộ, ngành Thông tin và Truyền thông việc quán triệt nhận thức, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ quản lý báo chí và xuất bản Cán bộ thanh tra ngoài trau dồi kỹ năng nhận diện âm mưu, thủ đoạn tạo vỏ bọc “xã hội dân sự”, “diễn đàn dân chủ”,… để chống phá; các website giả mạo, các trang mạng có nhiều nội dung thông tin xấu, độc, còn cần nắm chắc các thủ đoạn tấn công mạng như đánh sập các website.

- Cơ quan quản lý nhà nước cần, cơ quan bảo vệ pháp luật quan tâm đến vấn đề văn hóa “đen” trên mạng, phải quyết tâm xử lý văn hóa “đen”, “rác bẩn” trên không gian mạng Địa phương nào quyết liệt, chú trọng trong việc thu thập, chuyển hóa, xử lý tới nơi tới chốn sẽ giảm thiểu hiện tượng này Thực tế có những trường hợp tương tự nhau nhưng có địa phương thì xử lý, có địa phương ngần ngừ, không xử lý Tức chúng ta có công cụ, luật pháp để xử lý nhưng vận dụng đôi khi, có lúc, có nơi chưa triệt để - Tăng cường công tác quản lý, xử lý thông tin vi phạm trên mạng xã hội, trong đó càn chủ động rà soát, kiên quyết xử lý các kênh livestream và nhóm chat có nội dung phản cảm, phạm pháp.

- Để chấm dứt hiện tượng phóng viên “hai mặt” dùng MXH để xâm phạm lợi ích của các tổ chức, cá nhân, ngànhThông tin Truyền thông đã tăng cường kiểm tra, đi sâu vào các trang mạng, trang thông tin điện tử của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, chống tình trạng báo chí hóa tạp chí, báo chí hoạt đông không đúng tôn chỉ, mục đích để lập lại trật tự kỷ cương.

- Bộ Thông tin và Truyền thông cần có một chế tài đủ mạnh, nâng mức phạt nặng đối với tội vu khống, xúc phạm nhân phẩm danh dự cá nhân, tổ chức Đối với những người làm báo, không chỉ thu hồi thẻ nhà báo mà còn bổ sung hình thức cấm hoạt động báo chí trong 3 năm Như thế mới đủ sức răn đe.

- Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần chủ động, phát huy vai trò quản lý, thường xuyên cảnh báo, vì nếu chỉ dừng ở việc xử lý, giáo dục đơn thuần sẽ rất khó dẹp bỏ triệt để hiện tượng này.

Trang 13

b)Giải pháp về hàng rào kỹ thuật để ngăn thông tin tiêu cực.

- Cùng với việc chủ động nắm tình hình trên không gian mạng, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao tăng cường triển khai các kế hoạch bảo đảm an ninh hệ thống thông tin, trang, cổng thông tin điện tử của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tập đoàn kinh tế, tài chính trọng yếu… Chủ động phát hiện và phối hợp khắc phục các lỗ hổng bảo mật, virus, mã độc xâm nhập, chiếm đoạt thông tin bí mật Nhà nước, thông tin bộ qua môi trường mạng, ảnh hưởng đến lợi ích và an ninh quốc gia Việt Nam; quan hệ hợp tác giữa các quốc gia - Luật pháp cần quy định để kiểm soát các các nhà cung cấp mạng thực hiện tốt việc ngăn chặn thông tin tiêu cực, thu thập, rao bán thông tin cá nhân; yêu cầu các nhà mạng nước ngoài phải tuân thủ, vận dụng luật pháp quốc tế phù hợp với luật pháp Việt Nam, buộc họ chủ động trong việc xây dựng các hàng rào kỹ thuật để các thông tin độc hại không phát tán, lan truyền.

1.3 Kết quả trong lĩnh hoạt động Quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóathông tin, truyền thông.

- Tích cực triển khai các giải pháp làm lành mạnh không gian mạng Có các biện pháp chính trị, pháp lý, kỹ thuật nhằm ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin độc hại; nâng tỷ lệ xoá, chặn thông tin xấu độc lên hơn 90%, góp phần bảo vệ chủ quyền thông tin trên không gian mạng Quyết liệt xử lý vấn nạn sim rác, cuộc gọi rác, tin nhắn rác - Trong thời gian qua, Bộ TT&TT đã giao các đơn vị chức năng tăng cường theo dõi giám sát, phát hiện, cảnh báo sớm các thông tin không đúng sự thật, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các tổ chức, cá nhân trên mạng, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội, đồng thời tiến hành chủ động xử lý, ngăn chặn gỡ bỏ và đấu tranh yêu cầu gỡ bỏ đối với các nền tảng xuyên biên giới.

- Bên cạnh đó, những trường hợp xác định được nhân thân: Bộ TT&TT đã phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý nhiều trường hợp người dùng mạng xã hội Youtube, Facebook vi phạm, trong đó đáng chú ý như: Xử phạt kênh Youtube Hoàng Anh-Timmy tại Thành phố Hồ Chí Minh, kênh Hưng blog, Hưng troll tại Bắc Giang, kênh Thơ Nguyễn tại Bình Dương Điển hình là trường hợp vi phạm của bà Nguyễn

Trang 14

Phương Hằng đã bị xử phạt vi phạm hành chính (7,500,000 đồng) và bị khởi tố, bắt tạm giam về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Hiện nay, các cơ quan chức năng đang thực hiện các quy trình tố tụng theo quy định của pháp luật và sẽ sớm đưa vụ án ra xét xử.

2 Quản lý đối với hoạt động văn hóa truyền thống, lễ hội, dân gian.

Công cuộc đổi mới của đất nước ta với những thành tựu lớn đã làm cho đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao Từ đó, nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân ngày càng tăng, trong đó lễ hội là một loại hình có sức hấp dẫn lớn Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa tổng hợp mang tính cộng đồng cao, có giá trị hướng về nguồn cội, giá trị cân bằng đời sống tâm linh, giá trị sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, là nhu cầu quan trọng tác động đến đời sống xã hội Trong những năm gần đây, với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước khuyến khích phục dựng những giá trị văn hóa truyền thống, do nhu cầu của xã hội, trên cơ sở đời sống kinh tế, đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng cao, các lễ hội truyền thống được phục hồi, góp phần phát huy giá trị văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc.

2.1 Thành Tựu và những mặt hạn chế trong lĩnh vực quản lý đối với hoạt độngvăn hóa truyền thống, lễ hội, dân gian.

2.1.1 Những thành tựu đã đạt được.

Trong những năm gần đây, công tác quản lý và tổ chức lễ hội cơ bản đã thực hiện nghiêm các quy định về quản lý và tổ chức lễ hội của của Đảng và Nhà nước Lễ hội quy mô quốc gia đến các lễ hội nhỏ phạm vi làng, xã đều đảm bảo an ninh trật tự Nhiều lễ hội có chuyển biến tích cực, khắc phục được nhiều hạn chế, tồn tại như mê tín dị đoan, cờ bạc, lưu hành ấn phẩm trái quy định Do phát huy vai trò chủ thể của người dân hoạt động lễ hội đã được xã hội hoá rộng rãi, huy động được nguồn lực lớn từ nhân dân, nguồn tài trợ, cung tiến ngày càng tăng, nguồn thu qua công đức, lệ phí, dịch vụ phần lớn đã được sử dụng cho tôn tạo di tích, tổ chức lễ hội nhằm bảo tồn các phong tục, tập quán truyền thống và hoạt động phúc lợi công cộng.

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w