Dé cai thiện tinh trạng bất bình dang giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục, điềuquan trọng là phải hiểu rõ về các nhân tố ảnh hưởng đến việc đi học của trẻ em trai và gái ở từng cấp học,
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA KINH TE HOC
BAT BINH DANG GIOI TRONG CO HOI TIEP CAN
GIAO DUC PHO THONG O VIET NAM
Sinh vién thuc hién : Nguyễn Thi Mỹ Hiền
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Bat bình đăng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dụcphổ thông ở Việt Nam” là bài làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của cá nhân emdựa trên các kiến thức đã học tại môi trường đại học, nghiên cứu được thực hiệndưới sự hướng dẫn của TS Nguyễn Hoàng Oanh Tắt cả các số liệu và kết quảphân tích là hoàn toàn trung thực, không có sự sao chép kết quả và chưa được công
bố dưới mọi hình thức Em xin cam đoan và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội
dung nghiên cứu của mình.
Sinh viênNguyễn Thị Mỹ Hiền
Trang 3MỤC LỤC
09099 60709077 7 2
)/10/9090055 3
0 ):8//10/08:10):00112127 5 DANH MỤC BANG BIỀÊU 5- <5 5s sS£ 3S EseEESeESESSESESSEsEESESeEsekersersrssre 5 0:09/9)I0510/96)7100177 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu .- s- <s° s2 se ss=sessesessessesessesess 1
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên CỨU 0o G6 55G 6 S6 9 99999505 995 89895 9896 3
1.3 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -< s- ss° s s2 sss se sese£sessesessesers 3
1.3.1 Đối tượng nghiên €Ứu s- < «<< se s£ss+sekeEseEsEseEsessrsessrsersesssse 3
2.2.1 Các nghiên cứu Quoc té <s° «<< ss©sSs£seEseseEsekerseEsrsersessrs 10
2.2.2 Các nghiên cứu trONG TƯỚCC << 5< «5< 5< 9< 94 93 5 1 5985569506056 13
CHUONG 3: THỰC TRANG VE BAT BÌNH ĐĂNG GIỚI TRONG CƠ HỘI TIẾP
0 0© (0000 18
3.1 Thực trạng bất bình đẳng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục trên thế giới18 3.2 Hệ thống giáo dục Việt Nam © 5< se se EsEseEstESEseEstseEseksrsersrsersee 19 3.3 Thực trang bat bình đẳng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục ở Việt Nam 19 CHUONG 4: NGHIÊN CỨU THUC NGHIEM VE TINH TRANG BAT BÌNH ĐĂNG GIỚI TRONG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM 5-5 5c scsessescsese 23
4.1 Khung phan fÍC 0 <6 5 2 %9 99 9 9 9 0 0.00001000008008 806 23
4.2 Mô hình nghiÊn CỨtU d2 5 2< 5 5 9 99 9.90 0.0060 0098 09 24
4.3 SO VGU nh hố 29 4.4 Kết qua ước lượng và thảo luận kết quả - - 5-5 5° s52 sessesessesesses 29
4.4.1 Kết quả phân tích BiVariafe 5< ss< ssssssesesseseesesseserses 29 4.4.2 Kết qua mô hình hồi quy probit 5-5 5° sese<sess=sessesesses 33 4.4.3 Kết qua phân rã theo kỹ thuật phan rã phát triển bởi Fairlie 43 CHUONG 5: KET LUẬN VÀ HAM Ý CHÍNH SÁCH 5< s2 46
Trang 4ca: na
5.2 Hàm ý chính sách
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 5- ° 5° s52 s£ss£sessesesseseesese 49
PHU LUC 55 52
Trang 5DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Tỷ lệ đi học tiỂu học - 2-52 eSE2EE‡EE£EEEEEEE211271211 15271211 2E1e 2 cree 21
Hình 3.2: Tỷ lệ đi học trung hoc CƠ SỞ - - c3 120111 5119511 511 11 111 110k rry 21
Hình 3.3: Tỷ lệ đi học trung học phổ thông 2-2 2 2222 £+E+2££+E+2E£+Ex+xezcxez 22
Hình 4.1: Khung phân tíCH - 22 + E2 1 911211 11911 9119 1n nh 23
DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 4.1: Mô tả các biến trong mô hình - 2 5£ 5222 x+2E£+EE££x++EEvzxe+zsrrxersee 23
Bảng 4.2: Khoảng cách giới tính trong cơ hội tiếp cận giáo dục ở các cấp học phổ
thông theo từng đặc điỀm - - - 2c 2131321125113 3111311115112 17111 1 1 11 g1 1x HH ngờ 30
Bảng 4.3: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội đi học tiểu học của trẻ em
trai và trẻ em gái năm 2 Ï - 6 tk S92 TH TH HT nh Hà ngư 33
Bảng 4.4: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội đi học trung học cơ sở của
tré em trai va tré em Gai MAM 0201 27177 36
Bảng 4.5: Kết quả hdi quy các yếu tố anh hưởng đến cơ hội di hoc trung học phô thông
của trẻ em trai và trẻ em gái năm 220 Ï § - 5 - 2c 3+ 1391119513511 1111111 erkvre 40
Bảng 4.6: Kết quả phân rã khoảng cách tiếp cận giáo dục của trẻ em trai và gái 42 Bảng 4.7: Dong góp của các yếu tố tới chênh lệch xác suất đi học trẻ em trai và gái43
Trang 6DANH MỤC VIET TAT
Khảo sát mức sống dân cư của hộ gia đình
Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 7CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
Bắt bình đăng giới hiện nay là một vấn đề ngày càng được nhiều sự quan tâm
từ xã hội, đặc biệt là van đề bat bình dang giới trong giáo duc Báo cáo Phát triểnThế giới năm 2012 (Ngân hang thế giới, 2012) tập trung vào van đề giới và pháttriển, trong đó khăng định rằng bình đăng giới là một mục tiêu phát triển cốt lõitheo đúng nghĩa của nó Theo Báo cáo, bình đăng giới nâng cao năng suất của thế
hệ hiện tại và cải thiện kết quả phát triển cho thế hệ tương lai Một trong những cơchế chính của sự phát triển xuất phát từ bình đăng giới là sự cải thiện trong giáodục song hành với bình đăng giới Bình đăng giới trong giáo dục mang lại lợi íchcho mọi trẻ em, sự thịnh vượng cho nền kinh tế (UNESCO) Trẻ em gái được giáodục nhiều hơn có nhiều cơ hội hơn để cải thiện cơ hội nghề nghiệp, điều kiện sống
và địa vị xã hội của chính mình; họ cũng đóng góp nhiều hơn vao tăng trưởng kinh
tế (Benavot, 1989)
Bên cạnh đó, đầu tư vào giáo dục trung học là cần thiết dé trang bị cho trẻ
em trai và trẻ em gái vị thành niên những kiến thức và kỹ năng cần thiết để trởthành những công dân có năng suất và gan bó Nâng cao giáo dục trung hoc chotrẻ em gái là một trong những kế hoạch phát triển mang tính chuyên đổi nhất ma
các quốc gia có thể đầu tư Việc hoàn thành giáo dục trung học mang lại những lợi
ich đáng ké cho trẻ em gái và xã hội, bao gồm tăng thu nhập suốt đời dé giảm ty
lệ sinh đẻ ở tuổi vị thành niên, tảo hôn và tử vong ba mẹ và trẻ em (UNICEF)
Bình dang giới là yếu tố quan trong dé cham dứt nghèo đói và thúc day nền kinh
tế của một quốc gia Phụ nữ được giáo dục tốt hơn có xu hướng tham gia nhiềuhơn vào thị trường lao động chính thức Điều này dẫn đến việc họ kiếm được thu
nhập cao hơn, dẫn đến nâng cao các hộ gia đình, cộng đồng và cuối cùng là các
quốc gia thoát khỏi đói nghèo
Mặc dù trình độ học vấn ngày càng cao ở hầu hết các nước đang phát triên,
nhưng bat bình đăng giới trong giáo dục vấn còn tồn tại (Zeng và cộng sự, 2014;
Rankin và Aytac, 2006; Husiman và Smits, 2009) Tình trạng bất bình đăng giớitrong giáo dục làm giảm hiệu quả và lợi ích mà giáo dục có thé đem đến cho cuộcsống của con người và xã hội Đối với cá nhân, việc bị tước bỏ cơ hội đi học gây
ra hậu quả xấu trực tiếp trước mắt và lâu dài đối với cuộc sống của họ Đối vớicộng đồng xã hội, sự bat bình dang xã hội trong giáo dục có thé dẫn tới những bat
ôn định, mâu thuẫn, xung đột, nghẻo nàn, tụt hậu, chậm phát triển và phát triển
Trang 8thiếu bền vững Bat bình đăng trong giáo dục được quan tâm ở hau hết các quốcgia và có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này Theo Ngân hàng Thế giới
2018, trong số 59 triệu trẻ em trên thế giới không được đi học tiểu học (từ 6-11tuổi) có tới 54% là trẻ em gái và khoảng hơn 56% ở khu vực Châu Phi cận Sahara
Ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, trong số tất cả trẻ em tiêu học đáng lẽ
được di học nhưng không được đến trường, phan lớn là trẻ em gái 56% Ở Trung
Quốc, có đến 66 các bài báo liên quan đến giáo dục cho thấy sự tồn tại bất bình
đăng giới trong giáo dục đối với trẻ em gái ở tất cả các cấp học (Zeng và cộng sự,2014) Trong một nghiên cứu đối với hơn 220.000 trẻ em ở 30 quốc gia đang pháttriển ( Husiman và Smits, 2009) cũng cho thấy hầu hết các quốc gia này đều có tỷ
lệ tham gia giáo dục tiêu học của trẻ em gái thấp hơn trẻ em trai Đặc biệt, Benin
và Nepal có chênh lệch giới tính cao, lần lượt là 17% và 15% Ở Việt Nam, cũng
như bối cảnh của nhiều quốc gia đang phát triển, vẫn tồn tại bất bình đẳng giới
trong tiếp cận giáo dục ở trẻ em (Anh và cộng sự, 1998; D Be langer và J Liu,2004; Vũ Hoàng Linh, 2012) Trẻ em gái ít có khả năng đến trường trung học cơ
sở hơn trẻ em trai 6% và trung học phô thông là 11.7% (D Be langer và J Liu,2004) Tuy nhiên, ở Việt Nam cũng có nghiên cứu cho rằng bắt bình đăng giới là
không đáng kê (Knodel và Jones, 1996) Nhìn chung, vẫn có sự khác biệt lớn giữacác ước tính về bất bình đăng giới trong giáo dục ở Việt Nam Như vậy, đề tài này
sẽ tiếp tục làm rõ van dé bat bình đăng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục ở từng
cấp học
Dé cai thiện tinh trạng bất bình dang giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục, điềuquan trọng là phải hiểu rõ về các nhân tố ảnh hưởng đến việc đi học của trẻ em trai
và gái ở từng cấp học, và yếu tố nào là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sự bất bình
đăng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông Hiểu được nguyên nhân dẫntới sự khác biệt này sẽ giúp đề xuất được những giải pháp hoặc chính sách phù hợp
và kip thời Phần lớn các nghiên cứu đều cho thấy trình độ học vấn của và thu nhậpcủa hộ gia đình là các yếu tố quyết định quan trọng đến việc học của con cái
(Rankin và Aytac, 2006; Husiman va Smits, 2009; Knight, Shi và Quheng, 2010;
Anh và cộng sự, 1998 ; Belanger va Liu, 2004), đặc biệt là trẻ em gái Trẻ em
trong các gia đình đông con được học hành ít hon và có nhiều khả năng tham gia
vào lực lượng lao động tạo ra thu nhập cho gia đình (Anh và cộng sự, 1998; Vũ Hoang Linh, 2012) Sự hiện diện của anh em trai làm giảm kha năng di học của cả trẻ em gái và trẻ em trai, giảm 3 với trẻ em trai và 13 với trẻ em gái (Be langer và
Trang 9Liu, 2004) Các yếu tố văn hóa, đô thị, vùng miền cũng được nghiên cứu ở một SỐquốc gia và cả Việt Nam, tuy nhiên những yếu tố này đều tác động đến một nhómtuổi nhất định, còn khá hẹp Bên cạnh đó, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Namđánh giá yếu tố gây nên tình trạng bất bình đăng giới tồn tại ở khả năng đi học củatrẻ Do đó, nghiên cứu này tiếp tục phân tích các yếu tô tác động đến cơ hội đi họccủa trẻ em trai và gái mở rộng ở từng cấp học (6-18 tuổi) và đánh giá xem có tồntại chênh lệch cơ hội tiếp cận giáo duc ở các cấp phô thông giữ trẻ em trai và trẻ
em gái Nếu có, sự chênh lệch này có phải do sự phân biệt đối xử giữa hai giới hay
không và mức độ quan trọng của nguyên nhân này như thế nào?
1.2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá về tình trạng bat bình dang giớitrong cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông giữa trẻ em trai và trẻ em gái ở Việt Nam
năm 2018
Đề đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài này được thực hiện nhăm trả lời các
câu hỏi cụ thé sau:
(1) Những nhân tô nào ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục ở các cấp
học phô thông của học sinh trai và gái?
(2) Có tồn tại chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục ở các cấp giáo dục phô
thông giữa trẻ em trai và gái? Nếu có, sự chênh lệch này có phải do sự phân biệt
đối xử giữa hai giới hay không và mức độ quan trọng của nguyên nhân này nhưthế nào ?
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các đặc tính cá nhân, đặc điểm hộ gia đình vàbối cảnh kinh tế xã hội của trẻ em (trai và gái) ở độ tuổi học phổ thông (cấp tiêuhọc, trung học cơ sở và trung học phổ thông)
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
«Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các hộ gia đình có trẻ em
trong độ tuổi từ 6-18 tuổi, ở từ nông thôn và thành thị trên 6 vùng miễn kinh tế
trong lãnh thổ Việt Nam
e Về thời gian: Nghiên cứu cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông của trẻ emtrai và gái qua số liệu thứ cấp năm 2018 Cho đến thời điểm hiện nay chưa cónghiên cứu định lượng nào ở VN được thực hiện cập nhật đến năm 2018
Trang 10e Vé nội dung: Nghiên cứu tập trung vào van dé bat bình đăng giới về sựtham gia học tập của học sinh trai và gái ở các cấp học phổ thông và phân tích cácnhân tô ảnh hưởng đến tinh trạng bat bình đắng giới đó
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp
Nghiên cứu này được thực hiện băng cách kết hợp phân tích định tính thông
qua thống kê mô tả và phân tích định lượng băng các mô hình kinh tế lượng bao gồm Phân tích Bivariate , mô hình hồi quy Probit và kỹ thuật phân rã Fairlie.
1.4.2 Số liệu
Số liệu sử dụng cho nghiên cứu là số liệu thứ cấp, được lay từ bộ dữ liệu điều
tra mức sông hộ gia đình năm 2018.
1.5 Cấu trúc của chuyên đề
Nội dung của đề tài gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầuChương 2: Cơ sở lý thuyết và tong quan nghiên cứuChương 3: Thực trạng về van đề bat bình đăng giới trong giáo duc ở Việt NamChương 4: Nghiên cứu thực nghiệm về tình trạng bất bình dang giới trong
giáo dục ở Việt Nam
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách
Trang 11CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYET VA TONG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lí thuyết
2.1.1 Cơ sở ra quyết định đầu tư vào giáo dục
Lý thuyết vốn con người
Lý thuyết vốn con người liên quan đến giáo dục như là một sự đầu tư dé tối
đa hóa chất lượng cuộc sống cho tương lai (Becker, 1964) Việc đầu tư cho giáo
dục sẽ tạo ra lợi ích là nâng cao thu nhập trong tương lai, đồng thời đòi hỏi chi phitrực tiếp và chi phí cơ hội vì không làm việc trong thời gian đi học Trong đó, chi
phí cho việc đi học bao gồm: chỉ phí trực tiếp cho sách vở, học phí, đồng phục vàchi phi đi lại cũng như các chi phí cơ hội do trẻ em không thể giúp đỡ việc nhàhoặc công việc kinh doanh của gia đình hoặc lao động kiếm thêm tiền Mỗi người
sẽ so sánh những chỉ phí trực tiếp và chỉ phí cơ hội đó với lợi ích trong tương lai
của việc đầu tư cho đi học Việc đầu tư cho đi học sẽ tiếp tục nếu lợi ích biên cao
hơn chi phí biên Việc đầu tư cho giáo dục sẽ tăng theo kỳ vọng lợi ích đạt đượctrong tương lai và giảm theo chi phi đi học Hầu hết các nước phát triển và đangphát triển đều đồng ý rằng, đầu tư cho giáo dục là xứng đáng vì lợi nhuận của giáo
dục vượt qua chi phí cho việc đi học (năng suất lao động cá nhân, phát triển kinh
tế xã hội, sức khỏe, )(Đinh Thị Nga, 2017)
Đối với trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển, việc quyết định đầu tư thường do
cha mẹ đưa ra Họ dự kiến sẽ cân nhắc giữa lợi ích tương lai của việc cho con dihọc so với chi phí trước mắt Theo Becker (1994), hai đối tượng có học van khácnhau thường có những thu nhập khác nhau Vì thế, quyết định về khoảng thời giancho con cái đi học tùy thuộc vào nhận thức của từng cha mẹ đối với thu nhập củacon cái họ trong tương lai Tuy nhiên, đối với cha mẹ, giá trị tạo ra từ giáo dục bịảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, ở cả cấp độ hộ gia đình và; bối cảnh hộ gia đình đó
sông Ở cấp độ gia đình, trình độ học vẫn, công việc của cha mẹ, thu nhập của hộ
gia đình có thể ảnh hưởng đến cách họ coi trọng giáo dục; số con và giới tính của
con có thé ảnh hưởng đến cách họ phân phối các nguồn lực khan hiếm cho giáodục; truyền thống gia đình cũng có thê ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đầu tư cho giáodục cho con cái của họ Ở cấp độ xã hội, số lượng và chất lượng của các cơ sở giáodục ở địa phương quyết định việc đưa trẻ đến trường có khả thi hay không, cấu
trúc của thị trường lao động ở địa phương có thể ảnh hưởng đến nhận thức về giáo
Trang 12duc Các tập quán văn hóa như truyền thống hôn nhân, con trai nối dõi, hay congái chỉ nên ở nhà lay chồng, có thé ảnh hưởng đến lợi ích giáo dục của con gái
so với con trai, Các yếu tô ké trên có mối quan hệ với nhau và có thé gây ảnhhưởng cùng một lúc đến cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em, do đó để xác địnhđược nhân tố ảnh hưởng quan trọng thì các yếu tố này nên được nghiên cứu đồng
thời.
Lý thuyết hiệu quả chỉ phí
Lý thuyết về hiệu quả chi phi cho biết được đâu là phương án hiệu quả nhấtcho mỗi quyết định khi tính toán tỷ lệ chi phí trên kết quả (Levin và McEwan,2002) Trong phân tích hiệu quả chi phí cho việc ra quyết định cho con cái đi họccủa bố mẹ, tỷ lệ hiệu quả chi phí của mỗi năm hoc tăng thêm thu được bằng cách
chia chi phí cho việc đi học và chi phí cơ hội bị bỏ qua cho hiệu quả hay là lợi ich
đạt được (thu nhập của bố me,thu nhập trong tương lai của con cái ) Khi có các
tỷ lệ được tính toán cho mỗi phương án, những lựa chọn thay thế có tỷ lệ nhỏ hơn
sẽ tương đối hiệu quả hơn về chỉ phí; nghĩa là, chúng mang lại hiệu quả nhất định
với chi phí thấp hơn những cái khác và là những ứng cử viên tốt nhất cho việc raquyết định Theo DeJaeghere (2005) cũng cho thay lý thuyết về hiệu qua chi phi
có thê giải thích được một phần tỷ lệ ghi danh vào các trường trung học cơ sở thấp
hơn so với học sinh tiêu học ở Việt Nam (DeJaeghere, 2005) Delaeghere cho biết
thêm rang trẻ em ở độ tuổi tiêu học không có khả năng đóng góp đáng ké vào thunhập hộ gia đình Tuy nhiên, trẻ em ở độ tudi trung học cơ sở có khả năng đónggóp nhiều hơn vào công việc gia đình hoặc tham gia các hoạt động tạo thu nhập và
sự đánh đổi thực sự tồn tại giữa việc tăng thu nhập gia đình hiện tại và tăng thunhập trong tương lai của trẻ em, một phần trong số đó có thể mang lại lợi ích cho
các bậc cha mẹ.
2.1.2 Bat bình dang giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục
Lý thuyết chức năng giới
Thuyết chức năng giới gắn liền với tên tuổi Miriam Johnson Phát đã phátbiểu rằng: “Trước hết, bà ghi nhận sự that bại của thuyết chức năng dé tìm hiểu
một cách tương thích sự bắt lợi của phụ nữ trong xã hội Bà thừa nhận rằng có một
xu hướng phân biệt giới tính không chủ định trong lý thuyết của Talcott Parson về
Trang 13gia đình và rằng thuyết chức năng đã đặt ra ngoài lề các vấn đề về sự bất bình đăng
xã hội, sự thong tri và sự áp bức - một khuynh hướng có tính nguyên thuỷ trongmỗi quan tâm cơ bản của thuyết chức năng đối với trật tự xã hội” Lý thuyết này
phân biệt vai trò giới, đặc biệt là chức năng của phụ nữ và đàn ông trong gia đình;
qua đó, định vị nguồn gốc của bất bình dang giới trong xã hội theo chế độ giatrưởng.
Johnson cho rằng vai trò của gia đình là xã hội hoá trẻ em và tái tạo về mặt
tình cảm các thành viên trưởng thành Vai trò đó được người phụ nữ đảm nhận bởi
họ có chức năng biểu đạt còn người đàn ông có chức năng duy lý công cụ; tức là,người đàn ông có chức năng về mặt kinh tế, đời sống vật chất và đối ngoại với
cộng đồng xã hội, còn người phụ nữ có chức năng duy trì tình cảm của các thành
viên trong gia đình Các chức năng của phụ nữ trong gia đình đã chi phối tới chứcnăng kinh tế của họ Phụ nữ được hướng nghiệp tới các nghề nghiệp mang tính
biểu cảm như giáo viên, y tá, bác sĩ, đầu bếp, thợ may Trong những lĩnh vực mà
đàn ông thống trị, họ có thể tham gia nhưng khó có thể chiếm được vị trí cấp cao
và luôn bị ảnh hưởng bởi những trách nhiệm gia đình nặng nề Chức năng giớiđược truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác Các bé trai và các bé gái học hỏi
vai giới từ cha và mẹ của chúng và tái tạo trong tương lai.
Ứng dụng lý thuyết chức năng giới của Johnson trong bài viết này nhằm lý
giải nguyên nhân nảy sinh bat bình dang giới trong giáo duc Với những quan điểmchủ đạo trên, trẻ em nữ khó có khả năng tiếp cận hệ thống giáo dục ở cấp cao với
ly do các em sinh ra chỉ dé thực hiện những vai trò giới trong gia đình Lý thuyết
chức năng giới có thê áp dụng để lý giải bất bình đẳng giới tại những gia đình theo
chế độ gia trưởng Tuy nhiên, dé lý giải bất bình đẳng giới trong xã hội Việt Namtruyền thống và hiện đại, sử dụng các yếu tố như định kiến giới, phân biệt đối xửtheo giới và khuôn mẫu giới sẽ mang lại cái nhìn rõ nét hơn khi phân tích các biểuhiện của bất bình đăng giới trong giáo dục Cần lưu ý rằng, lý thuyết chức năng
giới cung cấp nên tang lý luận dé giải thích các yếu té chi phối bất bình đăng giới
trong giáo dục.
Bat bình dang giới trong lĩnh vực giáo dụcBình đắng giới trong lĩnh vực giáo dục là việc cá nhân được bình đăng về độ
tuổi đi học, có cơ hội và được tạo điều kiện như nhau trong lĩnh vực tiếp cận các
cấp học và chương trình giáo dục; được lựa chọn ngành, nghề học tập, đào tạo;
được tiép cận và hưởng thụ các chính sách vê giáo dục, dao tạo, bôi dưỡng chuyên
Trang 14môn, nghiệp vụ; có cơ hội như nhau trong việc tham gia giảng dạy và quản lý giáo
dục; được tiếp cận chương trình giáo dục mang nội dung BĐG; được học tập trong
môi trường giáo dục an toàn và bình đăng (Đỗ Thiên Kính, 2005; Ngô Thị Hường,
2020).
Bình dang giới trong lĩnh vực giáo dục ảnh hưởng tích cực đến chất lượng
nguôn nhân lực: Các quốc gia muốn phát triển thịnh vượng, bền vững đòi hỏi phải
có một nguồn nhân lực phát triển có chất lượng cao (Ngô Thị Hường, 2020) Dé
đạt được điều này, đảm bảo BĐG trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo đặc biệt quan
trọng Bởi lẽ, trẻ em trai và trẻ em gái khi sinh ra có khả năng thiên bẩm như nhau(chưa có công trình khoa học nao tuyên bố điều ngược lại) mà do định kiến giới,trẻ em trai thường được thiên vị hơn nên được học tập và đào tạo nhiều hơn, thì sẽdẫn đến tình trạng có những trẻ em trai có tiềm năng thấp hơn trẻ em gái lại được
học tập nhiều hơn Điều này có thé dẫn đến hệ quả là chất lượng nguồn nhân lực
trong nền kinh tế sẽ thấp hơn mức có thé đạt được và kìm hãm tiềm năng tăngtrưởng kinh tế Do vậy, khi mức độ bất BĐG trong giáo dục giảm đi, khi trình độ
và nhận thức của trẻ em gái và phụ nữ trong gia đình được cải thiện thì việc đầu tưcho giáo dục đối với các con sẽ được cải thiện Điều này được thể hiện trực tiếpthông qua sự day dỗ của người mẹ, khả năng thuyết phục hoặc quyền quyết định
của người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục của các con, bat ké 1a con
trai hay con gái Hon nữa, khi trình độ và nhận thức của người me cao hon thì việc
chăm sóc và quyết định dinh dưỡng đối với con cái tốt hơn Tắt cả những điều đó
sẽ góp phần làm cho chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên và năng suất lao
động của toàn xã hội sẽ được nâng cao.
Trẻ em trai, trẻ em gái được tạo điều kiện và cơ hội học tập và đào tạo như
nhau sẽ xóa bỏ định kiến giới (Ngô Thị Hường, 2020) Định kiến giới là nhận thức
thiên lệch của xã hội về những gi mà phụ nữ và nam giới có khả năng và các hoạtđộng mà họ có thé làm, dia vị xã hội mà ho đang có với tư cách ho là nam hay nữ(phụ thuộc vao giới tính) Chăng hạn, nam giới thì mạnh mẽ, độc lập, quyết đoán,sáng tạo, có khả năng lãnh đạo, thiếu sự tỉ mỉ; nữ thì phụ thuộc, bị động, mềm dẻo,chỉ tiết Vì những định kiến giới đó, mà hiện nay, vẫn có quan niệm cho rằng, cónhững ngành nghé phù hợp với nam và có những ngành nghề phù hợp với nữ.Nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết, trình độ lao động nữ, dẫn đến việc tham gia
vào thị trường lao động chất lượng cao hon, thu nhập tăng lên, từ đó nâng cao vi
thê của họ trong việc tiêp cận và kiêm soát nguôn lực kinh tê Khi trẻ em gái được
Trang 15trang bị những kiến thức và kỹ năng một cách toàn diện thì họ mới có thê đủ tiêu
chuẩn và điều kiện dé được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, có cơ hội tham gia hệ
thống chính trị Một nền giáo dục có chất lượng, bao đảm lồng ghép vấn đề BDGthì không chỉ cung cấp kiến thức cho người học, đào tạo nguồn nhân lực có chất
lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường mà còn trang bị những phẩm chất, đạo
đức, kỹ năng sống nhân văn, trong đó có quan điểm về BĐG Giáo duc BDG trongnhà trường, đặc biệt là cấp học phô thông sẽ có tác động rất lớn đến phát triển nhân
cách của học sinh, hình thành các quan niệm tiến bộ về giới ngay từ khi học tiêu
học, tạo nền tảng cho hành động có trách nhiệm về giới và nhạy cảm giới khi các
em trưởng thành Nam giới tôn trọng và công nhận năng lực cá nhân của nữ giới,
gạt bỏ mọi định kiến, kỳ thị đối với nữ giới trong gia đình và ngoài xã hội Có thé
nhận định rằng, BĐG trong lĩnh vực giáo dục có ý nghĩa quyết định dé đạt được
BĐG trong các lĩnh vực khác của đời sống xã hội
Bất bình đăng về giáo dục được xét theo hai góc độ (Đỗ Thiên Kính, 2005;
Đinh Thị Tuyết Mai, 2002) Thứ nhất, bất bình đăng về giáo dục là sự phân phối
(phân chia) những thành tựu giáo dục đạt được cho các thành viên một cách ngẫu
nhiên trong xã hội, theo góc độ này, bất bình đăng về giáo dục được so sánh tương
tự như bat bình đăng về thu nhập (hoặc chỉ tiêu) Thứ hai, bat bình đăng về giáo
dục là sự phân phối những thành tựu giáo dục đạt được cho các thành viên theo
những cơ sở xã hội khác nhau, có nghĩa là những người có cơ sở xã hội khác nhau
sẽ nhận được những mức độ giáo dục khác nhau Sự bat bình đăng về giáo dụctheo góc độ này được đo lường thông qua chỉ số chênh lệch giữa các nhóm cơ sở
khác nhau Theo góc độ này, bất bình đăng về giáo dục được gọi là bất bình dang
về cơ hội giáo dục
Nghiên cứu này sẽ xét tìm hiểu rõ hơn về bat bình dang giới trong cơ hội tiếpcận giáo dục Hiện tượng bất bình đăng giới trong giáo dục còn ton tại ở một sốnhóm dan cư, vùng miễn, tỉ lệ trẻ em nữ ở các vùng dan tộc thiêu số chưa bao giờ
đi học cao hơn so với các vùng khác trong cả nước; tỉ lệ biết đọc, biết viết thấp
nhất cả nước; tỉ lệ biết đọc, biết viết ở bậc tiểu học thấp hơn trẻ em trai tại tất cả
các tỉnh trong cùng vùng: càng học cao trẻ em gái bỏ học càng nhiều hơn so với
trẻ em tra Nghiên cứu về bat bình đăng giới trong tiếp cận giáo dục đối với trẻ em
từ 6-18 tuổi trên cả nước, đặc biệt là tiếp cận giáo dục cấp trung học cơ sở và cấptrung học phổ thông đối với học sinh từ góc độ đặc điểm hộ gia đình
Trang 162.2 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.2.1 Các nghiên cứu quốc tế
Cho đến bây giờ, vấn đề bất bình đẳng giới trong giáo dục đã được nghiên
cứu rất nhiều Các nghiên cứu đã chỉ ra rõ có sự chênh lệch đáng kể về khả năngtiếp cận giáo dục phổ thông giữa học sinh trai và gái Zeng và cộng sự (2014) đãtong hợp rất chi tiết về van đề này ở Trung Quốc Nghiên cứu sử dụng phương
pháp phân tích tông hợp dựa trên 55 bài báo bao gồm 167 nghiên cứu thực nghiệm
về bat bình đăng giới trong giáo duc ở Trung Quốc qua 3 thập kỷ kể từ những năm
1980 đến những năm 2000 Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 66 các nghiêncứu trên của nước này cho thấy tồn tại bất bình đăng giới đáng kể đối với trẻ emgái ở tất cả các cấp học trong 3 giai đoạn 1980- 1990-2000 Rankin và Aytac (2006)
đã sử dụng một mẫu đại điện trên toàn quốc về thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ dé làm sáng
tỏ ly do dang sau sự tồn tại khoảng cách giới trong việc đi học của trẻ trên 12 tuổi
ở nước này Nghiên cứu chỉ ra rằng có sự khác biệt lớn về giới tính trong tỷ lệ tham
gia học của trẻ em, xem xét trong độ tuôi từ 15-19 tuổi thì ty lệ trẻ em trai khôngđược đi học là 2,8 tuy nhiên con số này ở trẻ em gái gấp 2,6 lần so với trẻ em trai
(7,3), lý do được giải thích là trẻ em gái ít có khả năng đi học tiểu học hơn nên khảnăng vượt qua bậc tiểu học dé tham gia học các cấp cao hơn cũng it đi, nguyên
nhân chênh lệch ngay từ khi tiếp cận giáo dục tiểu học Bên cạnh đó, kết quả từ
phân tích tổng hợp cho 2 mẫu trẻ em trai và gái riêng biệt trong tat cả các biến độc
lập được đưa vào mô hình, thì trẻ em gái có khả năng không đi học cao hơn 3.2
lần so với trẻ em trai Trong một bài báo khác, sử dụng bộ dữ liệu hộ gia đình đạidiện lớn của hơn 220.000 trẻ em ở 30 quốc gia đang phát triển, Husiman và Smits(2009) chỉ ra rằng, ở hầu hết các quốc gia này thì tỷ lệ tham gia giáo dục tiểu họccủa trẻ em gái thấp hơn trẻ em trai Đặc biệt, Benin và Nepal có chênh lệch giớitinh cao lần lượt là 17 và 15 Rõ ràng, tình trạng bat bình đăng giới trong giáo dục
vẫn đang là vấn đề nghiêm trọng được quan tâm nhiều ở các quốc gia, đặc biệt làcác quốc gia đang phát triển
Cũng theo Zeng và cộng sự (2012), Rankin và Aytac (2006), Husiman va
Smits (2009), bất chấp trình độ học vấn ngày càng cao ở hầu hết các nước đang
phát triển, bất bình đăng giới trong giáo dục vẫn tồn tại Các cơ quan phát triển
10
Trang 17quốc tế hiện đồng ý răng bất bình đăng giới trong trình độ học vấn là một vấn đềquan trọng va khang định xóa bỏ chênh lệch giới và bao đảm quyên tiếp cận bìnhđăng với tất cả các cấp học cho những người dễ bị tổn thương là mục tiêu hàngđầu, cốt lỗi của các Mục tiêu Phát triển Bén vững (UNESCO,2021) Do đó, dé cảithiện tình trạng bat bình dang giới trong tiếp cận giáo dục, điều quan trong là phảihiểu rõ về các nhân tô ảnh hưởng đến việc tham gia giáo dục của học sinh trai vàgái từ đó để đưa ra những chính sách phù hợp và kịp thời Một trong những pháthiện nhất quán nhất liên quan đến trình độ học vấn ở các nước đang phát triển làảnh hưởng của các yếu tố gia đình Các quyết định của gia đình về việc giáo dục
con cái bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cấu trúc gia đình, hoàn cảnh kinh tế xã hội vàđặc điểm văn hóa có liên quan đến giáo dục
Rankin và Aytac (2006) cũng chỉ ra những ảnh hưởng chủ yếu đến sự tồn tạikhoảng cách giới trong việc đi học ở Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ cấugia đình, quy mô gia đình lớn, có thê làm cạn kiệt nguồn lực gia đình và tạo thêm
áp lực buộc trẻ em phải đóng góp vào thu nhập gia đình, làm giảm tỷ lệ tham gia
đi học sau trung học của cả trai và gái, không có sự khác biệt về giới trong tác độngnày Kết quả còn cho thấy, bat bình dang giới trong việc đi học được thể hiện quacác tác động về giới của thứ tự sinh Cụ thé, trẻ em là con gái lớn trong nhà, không
phải con trai cả, có khả năng đi học trung học ít hơn 0.75 lần so với các em cùng
giới tính Điều này cho thấy các cô con gái lớn thường phải gánh vác trách nhiệmchăm sóc gia đình và các em nhỏ Bên cạnh đó, trẻ em gái sông ở khu vực thành
thị có cơ hội đi học trung học cao gấp 2.3 lần so với trẻ em gái sống ở khu vực
nông thôn, và việc cư trú ở nông thôn không ảnh hưởng đến việc tham gia họctrung học của trẻ em trai Đây chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất dégiải thích sự khác biệt về giới ở cấp độ cấu trúc vĩ mô Do đó, tác giả đã đề cập,khi đất nước ngày càng trở nên đô thị hóa, khoảng cách về giới về giáo dục sẽ thuhẹp lại Là một trong những nghiên cứu thực nghiệm duy nhất đánh giá tác độngcủa văn hóa đối với việc đi học ở Thổ Nhĩ Kỳ Nghiên cứu đã sử dụng một số câuhỏi dé phân tích văn hóa gia đình, thé hiện phân biệt giới tính trong gia đình, cácthành viên trong gia đình thì nam và nữ phải ngồi ở các phòng khác nhau khi cókhách Đối với thái độ và niềm tin về giới, thì được đo lường trên khía cạnh thái
độ của người cha đối với công việc của phụ nữ, quan điểm rằng phụ nữ chỉ nên
làm việc nhà, mua sắm phục vụ nhu cầu của gia đình hoặc làm việc ngoài vườn,làm ruộng Hoặc quyên quyết định về mức độ giáo dục, tập trung vào quyền lực
11
Trang 18của nam giới trong gia đình Kết quả cho thấy, thái độ và thực hành văn hóa có ảnhhưởng mạnh mẽ đến việc giáo dục trẻ em, không phụ thuộc vào cấu trúc vĩ mô vàcác yêu tố cấp độ gia đình khác Thực tiễn phân biệt giới tính và niềm tin của ngườicha trong việc quan niệm phụ nữ chỉ nên ở nhà đã làm giảm mạnh cơ hội tiếp cận
chương trình trung học cơ sở của trẻ em gái (= 0.612 và 0.495, tương ứng).
Theo nghiên cứu của Husiman và Smits (2009) về tác động của các đặc điểm
nên tang gia đình và các yếu tố bối cảnh đến việc tham gia đi học của 222.853 trẻ
em sống ở 30 quốc gia khác nhau Kết quả của phân tích hồi quy đa biến logisticcho 2 nhóm trẻ em trai va trẻ em gái, cho thấy các đặc điểm kinh tế - xã hội của
nên tảng gia đình vẫn tạo ra sự khác biệt lớn đối với cơ hội nhập học của trẻ em.Nếu cha mẹ có trình độ học vấn cao hơn, gia đình giàu có hon và người cha cócông việc cấp cao hơn, tỷ lệ đăng ký học của con cái sẽ tăng lên đáng kể Cụ thế,nếu người cha có trình độ trung học cơ sở trở lên, tỷ lệ nhập học của trẻ em gái
tăng 3.07 lần và trẻ em trai tăng 2.8 lần so với người cha không có trình độ học
van Phân tích cũng cho thấy giáo dục của người mẹ cũng rat quan trọng, mộtngười mẹ có trình độ tiêu học trở lên thì tỷ lệ nhập học của trẻ em gái tăng 3.23lần so với những ba mẹ không có trình độ học van, ở mức ý nghĩa 5 Bên cạnh đó,các đặc điểm cấu trúc cũng rất quan trọng đối với cơ hội nhập học của trẻ em,những gia đình mà có nhiều hơn 3 chị em gái thì làm giảm tỷ lệ tham gia học củatrẻ em gái đi 0.9 lần và không có ảnh hưởng gì đối với trẻ em trai Cuối cùng, vớimức ý nghĩa 5 thì trẻ em song trong một đại gia đình lớn có sự hiện diện của ông
bà, có ý nghĩa tích cực ảnh hưởng đến khả năng được đi học của trẻ em gái nhưng
không ảnh hưởng đến trẻ em trai
Knight, Shi và Quheng (2010), sử dụng mẫu nông thôn từ cuộc khảo sát của
dự án thu nhập hộ gia đình Trung Quốc (CHIP) năm 2002, dé kiểm tra các yêu tốquyết định đến việc ghi danh vào trường trung học cơ sở và trung học phố thông.Tác giả nhận thay rang việc bỏ học từ bậc trung học cơ sở có nhiều khả năng xảy
ra hơn nếu đứa trẻ thuộc một hộ gia đình thuộc nhóm thu nhập bình quân đầu người
thấp nhất và nếu người mẹ có trình độ học van kém Tiếp tục học trung học phổthông có nhiều khả năng hơn khi thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đìnhcao hơn, với số năm giáo dục của cả cha và mẹ nhiều hơn, và nếu hộ gia đìnhkhông bị ràng buộc về tín dụng Mức thu nhập hộ gia đình và trình độ học vấn của
cha mẹ được cải thiện ở trường, do đó tăng cơ hội được di hoc nhiều hơn
Có sự thông nhât cao giữa các quôc gia vê kêt quả của các nghiên cứu khảo
12
Trang 19sát tác động của các yếu tố đến quyết định đi học của trẻ em trai và gái Các kết
quả đều cho thấy tác động tích cực của trình độ giáo dục của các bậc phụ huynh
đến việc học của con cái, và không có sự chênh lệch ở 2 giới Rankin và Aytac
(2006), Husiman va Smits (2009), Knight, Shi và Quheng (2010) Các nghiên cứu
ở các quốc gia cũng cho thấy thu nhập hộ gia đình anh hưởng tích cực đến khả
năng học lên cao hơn Cấu trúc gia đình, hãy thứ tự sinh của trẻ em cũng tác độngrất lớn đến việc tham gia học của trẻ em Các yếu tố văn hóa, đô thị, vùng miền
cũng được nghiên cứu ở một số quốc gia, tuy nhiên những yếu tố này đều tác động
đến một nhóm tuổi nhất định, còn khá hẹp Đề tài này nghiên cứu sẽ mở rộng đốitượng và đánh giá các yếu tô quan trọng nhất anh hưởng đến cơ hội tiếp cận giáo
dục ở các cấp của 2 giới và liệu có sự khác biệt về cơ hội đi học giữa 2 nhóm trẻ
này có đáng kê hay không
Giải thích tình trạng bất bình đăng giới trong cơ hội tiếp cận giáo do phân
biệt đối xử hay nguyên nhân nào khác đang ít được nhắc đến Một nghiên cứu điển
hình cua Singh va Mukherjee (2017) thé hiện rõ sự bat bình đăng dai dăng tồn tạikhi hoàn thành giáo dục trung học của trẻ em trai và gái ở Andhra Pradesh, An độ.Đóng góp quan trọng nhất của bài viết này là đánh giá được các yếu tô quan trongảnh hưởng đến tỷ lệ hoàn thành giáo dục của bé trai và gái qua mô hình Probit, và
yếu tố nào giải thích cho sự khác biệt giới tính trong tỷ lệ hoàn thành thông qua
mô hình Bivariate và phân tích phân rã Kết quả hồi quy probit làm nổi bật một số
biến số như giáo dục của mẹ, sự giàu có, hiệu quả cao, kỹ năng đọc sớm, thứ tự
sinh thấp hơn và không tham gia vào hơn hai giờ làm việc trong nước và công việcđược trả lương ở tuổi 12, liên quan tích cực đến giáo dục cho các trẻ em gái Phântích phân rã nhân mạnh rằng tham gia vào các công việc trong nước ở tudi 12 làyếu tổ đóng góp nhất (36) làm gia tăng khoảng cách giới Các yếu tổ đóng gópkhông giải thích khác cũng có thé là các chuẩn mực xã hội phân biệt đối xử và sở
thích của con trai, được nắm bắt bởi các nghiên cứu trường hợp định tính Nghiên
cứu dé tai này tiếp tục ứng dụng phương pháp phân rã dé đánh giá sự bat bình danggiới nguyên nhân là do sự phân biệt đối xử hay do nguyên nhân nào khác không
giải thích được.
2.2.2 Các nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước về phân tích trình độ học vấn ở Việt Nam chođến này vẫn còn bị hạn chế do thiếu dữ liệu Bằng tài liệu học thuật Tiếng Anh, đãtim thay năm nghiên cứu thực nghiệm về giáo dục Việt Nam ké từ năm 1996 tiền
13
Trang 20dé dé phát triển nghiên cứu hiện có.
Trong tài liệu, câu chuyện về mối quan hệ giữa giới tính và giáo dục ở ViệtNam khác nhau và tùy thuộc vao các biến phụ thuộc và độc lập được khảo sát, dữliệu và nhóm tuổi Knodel và Jones (1996) đã sử dụng Việt Nam như một nghiêncứu điền hình dé lập luận rằng khoảng cách giới trong giáo dục không phải là mối
quan tâm ưu tiên ở hầu hết các nước dang phát triển Phân tích dựa trên dữ liệu
Điều tra dân số năm 1989 và dữ liệu từ Điều tra nhân khẩu học giữa các mùa củaViệt Nam năm 1994 Các tác giả này nhắn mạnh rằng sự khác biệt quan trọng giữacác nhóm kinh tế - xã hội, hơn là sự khác biệt giữa trẻ em trai và trẻ em gái Họkêu gọi các chính sách nhằm giảm nghèo, thay vì chênh lệch giới và cho rằng vớimức sống ngày càng tăng và mức sinh thấp hơn, bất bình đăng giới sẽ được giải
quyết Mặt khác, sử dụng cùng một đữ liệu và tương tự phân tích Anh và cộng sự
(1998) cho thấy có sự chênh lệch đáng ké giữa trẻ em trai và gái đối với tỷ lệ nhậphọc ở nhóm tuổi 10-12 và 13-18 lần lượt là 1.8 và 2.03 Theo nghiên cứu của
Be langer và Liu (2004) về đề tài “Cải cách chính sách xã hội và việc đi học củatrẻ em gái ở Việt Nam” đã sử dụng bộ dir liệu khảo sát về mức sống dân cư cácnăm 1992-93 và 1997-98 Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tình trạng bất bìnhdang giới van tồn tại trong khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em từ 11-18 tudi (P
<=0.01) với tỷ lệ chênh lệch là 0.18 Nhìn chung, tình trạng bất bình đăng giới
trong giáo dục ở Việt Nam vẫn còn ton tại và tiếp tục là vẫn đề được tranh luận
Bên cạnh các nhân tố được tìm hiểu ở các quốc gia khác, thì ở Việt Nam cácnhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em cũng được nghiên
cứu nhiều Anh và cộng sự (1998), đã tập trung vào mối quan hệ giữa quy mô gia
đình và việc đi học của trẻ em Việt Nam dựa trên một cuộc Điều tra nhân khâu họcnăm 1994 đại diện trên toàn quốc Kết quả mô hình từ phân tích hồi quy đa biếnchỉ ra rằng gia tăng quy mô gia đình làm giảm xác suất đi học của trẻ Trong đó,đối với trẻ từ 10-12 tuổi xác suất nhập học của trẻ trong gia đình có ba con thấp
hơn gia đình có một hoặc hai con ở mức ý nghĩa 10 và không có sự thiệt thòi đáng
kê đối với trẻ 13-18 tuổi Yếu tố trình độ học van của cha mẹ cho thấy mối liên hệ
tích cực rõ rệt với việc đi học của trẻ em Phân tích còn cho thấy, trẻ em thuộc
nhóm kinh tế - xã hội cao nhất có khả năng di học cao hơn 20 lần so với trẻ em ở
nhóm nghèo nhất Do đó, các bậc cha mẹ có nguồn lực hạn chế ít có khả năng chi
trả giáo duc cho con cái họ từ 11—18 tuổi so với những người có thu nhập cao hơn
14
Trang 21Một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập hộ gia đình và việc hoàn thành
chương trình học của trẻ em ở Việt Nam của tác giả Behram và Knowles (1999).
Nghiên cứu phân tích trẻ em các nhóm tuổi từ 6-11 và 12-17 tuổi với bộ dữ liệuđược sử dụng từ cuộc Điều tra Tài chính khu vực Xã hội vào năm 1996 tại ViệtNam Kết quả cho thấy mối liên hệ giữa thu nhập và thành công trong hoàn thànhchương trình học tập ở trẻ em trai nhỏ hơn trẻ em gái Sự tiến bộ của trẻ em traiqua các lớp học ít liên liên quan đến thu nhập hộ gia đình của cha mẹ hơn nhiều so
với trẻ em gái Qua những lập luận, các tác giả của nghiên cứu này kết luận rằng
"sự khác biệt trên ngụ ý rằng việc di học của các bé gái được coi là xa xi (it cầnthiết hơn) so với việc di học của các bé trai”
Be Tanger và Liu (2004) đã phân tích sự khác biệt của các nhân tố ảnh hưởngđến tỷ lệ nhập học của trẻ em trên 12 tuổi ở Việt Nam Kết quả của phân tích hồi
quy logistic cho thấy, với độ tuôi tăng thêm một đơn vị, tỷ lệ đi học của trẻ em
giảm 50 Tác động của các yếu tố đặc điểm hộ gia đình có ảnh hưởng lớn hơn
nhiều đến việc đi học của trẻ em gái so VỚI trẻ em trai Cụ thể, tình trạng kinh tế
xã hội ảnh hưởng đến việc đi học của trẻ em gái nhiều hơn So với các gia đìnhnghèo nhất, trẻ em gái ở các gia đình giàu nhất có khả năng đến trường cao hơn 28
lần, trong khi trẻ em trai chỉ có 14 lần Tương tự, miễn giảm học phí (toàn bộ và
một phần) về cơ bản làm tăng tỷ lệ đi học của cả hai giới, nhưng tỷ lệ này ở trẻ em
gái cao hơn nhiều so với trẻ em trai (chênh lệch 50.46 điểm phần trăm) Miễn giảmhọc phí nôi bật là yếu tố quyết định đặc biệt quan trọng đến việc đi học của tất cả
trẻ em, nhưng đặc biệt quan trọng đối với trẻ em gái Trẻ em gái có xu hướng đi
học nhiều hơn trong các hộ có chủ hộ là nữ, trong khi không ảnh hưởng đến trẻ emtrai Điều này được giải thích, phụ nữ coi trọng giáo dục hơn nam giới hoặc các hộgia đình do phụ nữ làm chủ có xu hướng bình đăng hơn So với những nghiên cứutrước đây, nghiên cứu này còn xem xét đến yếu tô cau trúc hộ gia đình và thànhphần giới tính của anh chị em trong gia đình Kết quả cho thấy, cấu trúc hộ giađình hoặc kiểu gia đình chỉ ảnh hưởng đến cơ hội học tập của trẻ em gái, với trẻ
em gái trong các hộ gia đình mở rộng có khả năng đi học cao hơn 4,6 lần so với
trẻ em gái trong các gia đình đơn thân Phát hiện này cho thấy rằng sự hiện diện
của ông bà có tác động rất tích cực đến việc đi học của trẻ em gái, nhưng khôngảnh hưởng đến trẻ em trai Sự hiện diện của anh em trai giảm khả năng của cả trẻ
em gái và trẻ em trai đang đi học nhưng đối với mỗi em trai tăng thêm, khả năng
em trai đi học chỉ giảm 3.0, so với 13 ở trẻ em gái Một biến số duy nhất có ý nghĩa
15
Trang 22với trẻ em trai, chứ không đối với trẻ em gái, là hộ gia đình là nông nghiệp hay phi
nông nghiệp So với các hộ gia đình phi nông nghiệp, trẻ em trai trong các hộ nông
dân ít được đi học hơn Một trong những nghiên cứu toàn diện nhất làm rõ tác độngcủa môi trường gia đình và hộ gia đình của cả 2 giới đối với khả năng tiếp cận giáo
dục của trẻ, đặc biệt là những bat lợi đối với trẻ em gái Tuy nhiên nhóm tuổi từ
11-18 tuổi được chia làm 2 cấp học, do đó nghiên cứu của tắc giả sẽ tìm ra sựchênh lệch ở các cấp học này cho từng giới
Một nghiên cứu gần đây của Vũ Hoàng Linh (2012) sử dụng mô hình Logistic
và dữ liệusô liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) 2008 dé đánh
giá các yêu t6 quyết định đến việc nhập học của trẻ em Tác giả giải thích rang, viviệc đăng ký học tiêu học là bắt buộc và hầu hết trẻ em ở độ tuổi đi học đều đi họctiêu học, nên không cần thiết phải xem xét các yếu tố quyết định ở cấp này, thayvào đó kiểm tra các yếu tố quyết định việc đăng ký học ở các cấp trung học cơ sở,
cấp trung học phô thông và cấp đại học Kết quả hồi quy cho thấy trình độ học vấn
của cha mẹ có tác động tích cực đáng kê đến việc ghi danh của con cái Ở cấp trunghọc cơ sở, ảnh hưởng chỉ có ý nghĩa đối với người cha có trình độ trung học cơ sở
và trung học phố thông Trinh độ học van của người mẹ không ảnh hưởng đến việccon cái đi học ở cấp trung học cơ sở Tác động của sự giáo dục của người cha ngày
càng cao hơn sự giáo dục của người mẹ, cho thấy răng trong một gia đình Việt
Nam điền hình, người cha có ảnh hưởng lớn hơn đến việc giáo dục con cái so vớingười mẹ Quy mô hộ gia đình có ảnh hưởng tiêu cực đến việc đăng ký đi học,
ngoại trừ ở cấp đại học Do đó, các hộ gia đình có quy mô nhỏ hơn có xu hướng
cho con cái đến trường nhiều hơn các hộ gia đình lớn Một lý giải đăng sau điều
này là ở một hộ gia đình quy mô lớn, chỉ tiêu cho giáo dục cho mỗi trẻ em thường
nhỏ hon so với một hộ gia đình quy mô nhỏ do hộ gia đình phải phân bổ nguồnlực của mình cho nhiều thành viên hơn Tuy nhiên, phân tích chưa làm rõ được tác
động đến từng giới như thế nào Nói về dân tộc, trong khi dân tộc không giải thích
đáng kể sự khác biệt về số lượng tuyên sinh ở cấp trung học cơ sở, thì có sự chênhlệch lớn giữa nhóm dân tộc thiểu số và nhóm đa số ở cấp trung học phô thông và
cấp đại học Tác giả giải thích rằng, có vấn đề về chất lượng giáo dục, nếu chất
lượng giáo dục của trẻ em dân tộc thiểu số thấp, trẻ em dân tộc thiểu số có thé gặp
khó khăn trong việc cạnh tranh với trẻ em dan tộc thiểu số trong các kỳ thi tuyên
sinh vảo trung học phổ thông và đại học Thứ hai, học sinh dân tộc thiểu số có thé
gặp nhiều khó khăn hơn với tiếng Việt phố biến, vốn là yêu tố ảnh hưởng đến kết
16
Trang 23quả học tập của các em và tác Thứ ba, có thể có định kiến đối với học sinh dân tộcthiểu số tại các trường học và trong xã hội, điều này gây thêm khó khăn cho các
em trong việc khắc phục Điều thú vị của nghiên cứu này là không tìm thấy sựkhác biệt đáng ké giữa trẻ em nông thôn và thành thị đối với khả năng đăng ký
học các cấp học cao hơn
Tóm lại, đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự tồn tại bất bình đẳng giới trong
cơ hội tiếp cận giáo dục từ cấp học trung học cơ sở Hau hết các nghiên cứu đều
sử dụng bộ dữ liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của quốc gia dé phân tích, chi
một ít nghiên cứu là sử dụng bộ dữ liệu thông qua cá nhân Các tác giả sử dụng mô
hình hồi quy đa biến, mô hình logistic hay binary logistic dé xác định các nhân tốảnh hưởng đến sự chênh lệch tham gia đi học của trẻ em trai và gái Các kết quảnghiên cứu về Việt Nam cho thấy, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cậngiáo dục của trẻ em bao gồm đặc điểm chủ hộ (giới tính, tuôi, trình độ học vấn),
cau trúc gia đình (quy mô hộ gia đình, giới tính của anh chi em), yếu tố người học
(cấp học, giới tính người học), yếu tô kinh tế, văn hóa và xã hội (thu nhập, miễngiảm học phí, dân tộc, vùng mién,truyén thống gia đình) Mặt khác, các nghiêncứu đã xác định được có sự ton tại bất bình đăng giới trong giáo duc , tuy nhiêncho đến hiện này chưa có bất cứ nghiên cứu nào ở Việt Nam đánh giá sự bất bình
đăng giáo dục ở các cấp học phố thông giữa trẻ em trai và gái là do những nguyên
nhân nào, và mức độ quan trọng của nguyên nhân đó ra sao Điều này mở ra mộthướng nghiên cứu sau hơn cho thấy sự chênh lệch cơ hội tiếp cận giáo dục giữa
các cấp học phổ thông của học sinh trai và gái Do đó, nghiên cứu này sẽ được
thực hiện với mong muốn tiếp tục tìm hiểu xem những yếu tố nào tác động đến cơ
hội tiếp cận giáo dục các cấp học phổ thông của trẻ em trai và gái, và yếu tố nào là
yếu tố quan trọng nhất Đồng thời, nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu xem có tôn tại bấtbình đăng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục ở từng cấp học không Bên cạnh đó,nghiên cứu sẽ mở rộng phân tích xem sự chênh lệch về cơ hội tiếp cận của họcsinh trai và gái ở các cấp học do phân biệt đối xử giữa hai giưới hay do nguyên
nhân nào khác.
17
Trang 24CHƯƠNG 3: THỰC TRANG VE BAT BÌNH DANG GIỚI TRONG
CƠ HỘI TIẾP CẬN GIÁO DỤC
3.1 Thực trạng bat bình dang giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục trên thế giới
Theo một báo cáo của UNICEF, vào thang 12 năm 2006, nhân dip kỉ niệm
60 năm ngày thành lập của tô chức này, đã khang định rang việc loại bỏ sự phânbiệt đối xử về gidi va nâng cao vị thế của phụ nữ sẽ tạo ra một số tác động sâu sắc
và tích cực đến sự sống còn và phát triển của trẻ em Bà Ann M.Venêmn — Giám
đốc điều hành UNICEF phát biểu: “Khi vị thé của người phụ nữ được nâng lên dé
có một cuộc sông đầy đủ và hữu ích, trẻ em và giáo dục họ sẽ trở nên thịnh vượng”
Theo báo cáo này, mặc dù trong những thập kỉ gần đây đã có một số tién bộ về vịthế của phụ nữ nhưng cuộc sông của hàng triệu trẻ em và phụ nữ vẫn bị đe dọa
bởi sự phân biệt đối xử, việc bị tước quyền và nghèo khổ Hậu qua của sự phân
biệt đối xử là trẻ em gái ít có cơ hội được học hơn Ở các nước đang phát triển, gầnnhư 1/100 trẻ em gái đi học ở trường tiểu học sẽ không theo học được hết cấp 1
Theo ước tính UNESCO, trung bình khoảng 130 triệu trẻ em gái từ 6 đến 17tuổi không được đến trường và 15 triệu trẻ em gái ở độ tuổi tiêu học sẽ không bao
giờ bước vao lớp học Trên toàn cầu, tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học phô
thông ngày càng gần bằng nhau ở trẻ em gái và trẻ em trai (90% trai, 89% gái).Nhưng trên thực tế, 2/3 số quốc gia đạt tỷ lệ bình đăng giới trong tỷ lệ nhập họctiêu học - tỷ lệ hoàn thành chương trình tiêu học của trẻ em gai thap hon 6 cac
quốc gia có thu nhập thấp, 63% trẻ em gái hoàn thành chương trình tiêu học, so
với 67% trẻ em trai Ở các nước có thu nhập thấp, tỷ lệ hoàn thành chương trình
trung học cơ sở của trẻ em gái cũng tiếp tục tụt hậu, với chỉ 36% trẻ em gái hoàn
thành chương trình trung học cơ sở so với 44% trẻ em trai Ty lệ hoàn thành bậc
trung học phô thông có sự chênh lệch tương tự ở các nước thu nhập thấp, tỷ lệ này
ở nam là 26% và nữ là 21% Khoảng cách càng rõ nét ở các quốc gia bị ảnh hưởng
bởi sự mong manh, xung đột và bạo lực, ở các nước này trẻ em gái có nguy cơ
nghỉ học cao hơn 2,5 lần so với trẻ em trai, và ở cấp trung học cơ sở, tỷ lệ nghỉ học
trung học cao hơn 90% so với những trẻ em không thuộc nhóm nước này.
Thống kê của UNESCO năm 2020, trên toàn thế giới, mặc dù số trẻ em gái
và phụ nữ đến trường tăng hơn trước rất nhiều, nhưng kết quả phân tích dé liệucho thấy nữ giới tiếp tục gặp rào cản về trình độ học vấn so với nam giới ở nôngthôn Tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở của trẻ em gái đã tăng gần gấp
18
Trang 25đôi ở các nước thu nhập thấp và khoảng cách giới trong ty lệ nhập học tiêu học đãgiảm một nửa Tuy nhiên, tốc độ thay đổi vẫn chưa đủ nhanh Với tốc độ hiện tại,bình đăng giới trong giáo dục tiểu học sẽ chỉ xảy ra vào năm 2050.
Tôn tại một khoảng cách giới tinh rất lớn trong giáo dục trên toàn cầu, có thé
là kết quả của nhiều đặc điểm nhận dạng khác nhau Những lời giải thích phổ biếnnhất cho khoảng cách giới này là nghèo đói, xa xôi về địa lý, bạo lực, khuyết tật,thiếu cơ sở hạ tầng hoặc thuộc về một nhóm dân tộc thiểu số Dữ liệu nằm ở cáckhu vực khác nhau có tỷ lệ bất bình đăng giới trong giáo dục cao nhất ở Châu Phi,
Nam Á và Trung Đông
3.2 Hệ thống giáo dục Việt Nam
Theo Luật Giáo dục Việt Nam, hệ thống giáo dục phố thông của Việt Nam
được chia thành 3 cấp, với những quy định cụ thê về thời gian và độ tuôi như sau:
(1) cấp tiểu học: từ lớp 1 đến lớp 5 và tuổi của học sinh vào học lớp 1 là đúng 6
tuôi;
(2) cấp trung học cơ sở (THCS): từ lớp 6 đến lớp 9 và học sinh vào học lớp 6 phảihoàn thành chương trình tiêu học và có tuôi là đúng 11 tuổi;
(3) cấp trung học phé thông (THPT): từ lớp 10 đến lớp 12 và học sinh vào học lớp
10 phải có bằng THCS và có tuôi là đúng 15 tuổi
3.3 Thực trạng bình đẳng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục ở Việt Nam
Ở Việt Nam, ké từ khi tiến hành công cuộc Đổi mới năm 1986, ngành giáodục đã trải qua những thay đôi đáng kể về cả chất lượng và số lượng Trong nước,
có những thay đổi đáng kể trong chính sách giáo dục được ban hành, năm 2001,phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục quốc gia 2001-2010, nhăm đảm bảo tiếpcận giáo dục cho tất cả mọi người Luật giáo dục đã được thông qua bốn năm sau
đó, tạo ra một khuôn khô cơ bản cho các hoạt động trong lĩnh vực này và mới sửađổi năm 2019 Ngoài ra, nhiều chỉ thị, nghị định và quy định đã được ban hành bởiĐảng, Chính phủ, Quốc hội hoặc Bộ Giáo dục và Dao tao, dé cải thiện hệ thống và
các mục tiêu trong giáo dục đã được đưa vào các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
mà Việt Nam cam kết thực hiện Với mục đích mở rộng các mục tiêu phát triểnthiên niên kỷ, Việt Nam đã cam kết củng cố giáo dục tiểu học toàn cầu, phô biến
giáo dục trung học cơ sở và dần dần mở rộng giáo dục trung học phô thông
19
Trang 26Cho đến nay, quy mô giáo duc và mạng lưới cơ sở giáo dục phổ thông pháttriển Việt Nam đã đạt được tiến bộ trong việc đạt được giáo dục tiêu học toàn cầuvới tỷ lệ biết chữ hiện đang ở mức hơn 90, hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu họcvào năm 2000, hoàn thành phô cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ I vàonăm 2014, hoàn thành phô cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010 Đặc biệt,
đã có nhiều chính sách công bằng trong tiếp cận giáo dục, đặc biệt đối với trẻ emgái, trẻ em dan tộc thiêu sé, trẻ ở những vùng khó khăn
Hiện nay, Việt Nam được coi là một trong những nước có những thành công
đáng ké trong việc thực hiện bình đăng giới, “Việt Nam là một trong những nước
dẫn đầu thế giới về tỉ lệ phụ nữ tham gia các hoạt động kinh tế, là một trong những
nước tiễn bộ hàng đầu về bình dang giới là quốc gia đạt được sự phát triển nhanh
chóng nhất về xoá bỏ được khoảng cách giới trong 20 năm qua ở khu vực ĐôngÁ” (Báo cáo Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam, tháng 12/2006 của Ngân hàngThế giới (WB), Ngân hàng Châu Á (ADB), Vụ phát triển quốc tế Anh (DFID) và
Cơ quan phát triển quốc tế Canada (CIDA)) Mặc dù vậy, bất bình đăng giới ở
nước ta vẫn còn ton tại với những biểu hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống Trong
giáo dục, bat bình đăng giới thé hiện ở nhiều khía cạnh, trong đó có thé kê đến mộtvài biéu hiện cụ thể như: cơ hội tham gia vào việc hệ thông giáo dục quốc dân củanam nữ học sinh không tương đương nhau, sự chênh lệch về trình độ học vấn, trình
độ chuyên môn của nam và nữ, cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn không chia
đều cho 2 giới Tình trạng bất bình đăng trong giáo dục vẫn còn tồn tại và chưa
hoàn toàn bị xóa bỏ ở Việt Nam.
Hình 3.1 Tỷ lệ đi học tiểu học
98
94 92
Trang 27So sánh tỷ lệ nhập học theo từng cấp học cụ thé từ năm 2006-2018, chỉ rarằng, tỷ lệ đi học đúng tuôi các cấp có xu hướng tăng qua các năm, đặc biệt ở cấptrung học phổ thông với trên 95% bậc tiểu học, trên 90% bậc trung học cơ sở vàsắp xỉ 70% ở bậc trung học phô thông Xu hướng này cho thay giáo duc đang được
nâng cao, hướng tới phô cập trung hoc cơ sở và trung học phố thông
Hình 3.2 Ty lệ đi học trung học cơ sở
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi giữ trẻ em trai và trẻ em gái gần như không chênhlệch ở cấp tiểu học, chênh lêch khá ít ở cấp trung học cơ sở dao động từ khoảng 1-
4% Và chênh lệch mạnh nhất ở cấp bậc trung học phổ thông Điểm khá thú vị từ
bậc tiểu học, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi nữ nhiều hơn nam, rõ nhất bậc trung học
cơ sở và trung học phô thông Điều này cho phép chúng ta nhận định rằng cơ hội
học tập đang được cung cấp cho người dân và được người dân tiếp nhận không có
sự phân biệt về giới tính
Tuy nhiên, khi tỷ lệ đi học ngày càng cao ở các cấp học và nữ có xu hướngcao hơn nam chỉ thể hiện Việt Nam dang dan phổ cập các bậc học nhưng khôngthể hiện, vậy liệu tỷ lệ nhỏ trẻ em không được đến trường có xu hướng chênh lệchtích cực cho nữ hay không Và có tồn tại bất bình đẳng giới trong cơ hội đi học củatrẻ hay không? Ngoài ra, tỷ lệ đi học cao hơn với nữ cũng một phan do cơ cau dan
số Việt Nam trong những năm gan đây dang có xu hưởng ty lệ nữ lớn hơn nam, cụthé năm 2017, tỷ lệ dan số nữ 50.7%, nam chiếm 49.3%, đến năm 2018, dan số nữ
21
Trang 28chiếm 50.6% ,dân số năm chiếm 49.4%.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Cho đến hiện nay, chưa có nghiên cứu nào ở Việt Nam đo lường mức độ chênhlệch giới tính ở từng cấp học đối với cơ hội tham gia học trẻ và đâu mới là nguyên
nhân cốt lõi của vấn đề này Do đó, nghiên cứu này tập trung vào việc trả lời câu
hỏi có tồn tại sự bất bình đăng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục phô thông haykhông? Và cố gang tìm hiểu xem chênh lệch về cơ hội tiếp cận giáo dục phổ thông
giữa nhóm trẻ em trai và trẻ em gái có phải do sự phân biệt đối xử giữa hai giới
hay không và mức độ quan trọng của nguyên nhân này là như thế nào
22
Trang 29CHUONG 4: NGHIÊN CUU THỰC NGHIEM VE TINH TRANG BAT
BINH DANG GIOI TRONG GIAO DUC O VIET NAM
4.1 Khung phan tich
Trên cơ sở các ly thuyết liên quan đến dé tài và các nghiên cứu thực nghiệm
trước đây, nghiên cứu này xem xét sự chênh lệch trong cơ hội tiếp cận giáo dụcphô thông giữa trẻ em trai và gái ở Việt Nam theo tiếp cận định lượng Tác giả giađịnh rằng cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ, được thể hiện ở đây là cơ hội được đi
học các cấp học pho thông, phụ thuộc vao ba nhóm đặc tinh cơ ban: (i) các đặc
tính thuộc về cá nhân trẻ như giới tinh,tudi, thứ tự sinh, chi giáo dục, miễn học phi,
ở lại cấp học, việc làm, (ii) các đặc tính liên quan đến hộ gia đình gồm mức thu
nhập bình quân, giới tính của chủ hộ, trình độ giáo dục của chủ hộ, loại hình việc
làm, việc làm nông nghiệp và (iii) các đặc tính về kinh tế-xã hội, ở đây nghiên cứu
sử dụng biến số khu vực (nông thôn/thành thị), 6 vùng kinh tế vừa hàm ý chia theo
khoảng cách vừa là vùng kinh tế (Đồng bằng sông Hồng/ Trung du và miền núiphía Bắc/Đông Nam Bộ/ Tây Nguyén/ Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung/Đồng bằng sông Cửu Long) và dân tộc
Hình 4.1: Khung phân tích
Đặc điểm kinh tế
- xã hội
Ảnh hưởng đến cơ hội
Đặc điểm của hộ tiếp cân giáo dục của học
học phô thông
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
23
Trang 304.2 Mô hình nghiên cứu
Trước tiên, để đánh giá xem có mức độ chênh lệch cơ hội tiếp cận giáo dụcphô thông giữa trẻ em trai và trẻ em gái qua các đặc tính hay không, tác giả tiếnhành kiểm định t-test với kết quả phân tích Bivariate giản đơn cho từng đặc tính
Tiếp theo, tác giả thực hiện hồi quy đa biến để xác định các nhân tổ ảnhhưởng đến cơ hội đi học của mỗi nhóm trẻ này và qua đó có thê đánh giá liệu sựkhác biệt về cơ hội di học giữa hai nhóm trẻ này có đáng ké hay không Vì biếnphụ thuộc là biến nhị phân: trẻ hiện đang đi học (nhận giá trị bằng 1) và trẻ hiệnkhông đi học (nhận giá trị bằng 0) nên tác giả sử dụng mô hình hồi quy Probit có
dạng sau:
Prob(pi) = ®1(p;) = Bo + BiX1 + B2X2+BnXn tui (1)
(giải thích lí do chon mô hình Probit ở phần Phu luc A)
Cu thé, mô hình Probit ước lượng xác suất đi học của trẻ như sau :
Probit(P) = Bo) + B,gioitinhtre + B,caphoc + B;darttoc +
g„khuvuc + B,vungkinhte + B¿gioitinhchuho + B;hocuartchuho +
Baloaihinhuieclam + Bgnongnghiep + Byjmucthunhap +
Bi,mucchigd + B,,mienhocphi + B,2,thutusinh + B,,covieclam +
B,;0laicap + 7; (2)
Trong đó các kí hiệu biến được trình bay trong bang 4.1
Bảng 4.1 Mô tả các biến trong mô hình
Ký hiệu Mô tả các biến Dấu Nguồn
Biến độc lập
gioitinhtre Gidi tinh cua tré - bién gia: +
24
Trang 310: nữ
1: nam
caphoc Tuổi của trẻ chia theo từng cấp học
1: từ 6-10 tuổi 2: từ 11-14 tuổi 3: từ 15-18 tudi
vungkinhte 6 vùng kinh tế - nhóm biến giả:
1: Déng bằng sông Hồng 2: Trung du và miền núi phía Bắc 3: Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
4: Tây Nguyên
5: Đông Nam Bộ
6: Đồng bằng sông Cửu Long
0: nữ 1: nam
(2010);
(1998);
(2004);
Quheng Anh va cộng sự
Belanger và Liu
loaihinhvieclam Loại hình việc làm của chủ hộ - nhóm biến
giả:
1: Thất nghiệp 2: Tư sản xuất kinh đoanh hoặc tự làm nông,
lâm nghiệp 3: Công việc làm công nhận lương
Trang 321: có
mucthunhap Thu nhập bình quân của của hộ gia đình chia Husiman và Smits (2009);
theo 5 nhóm hộ (20% mỗi nhóm) - nhóm biến Knight, Li và Deng (2009); gia: Anh va cộng sự (1998);
1: hộ nghéo Behram và Knowles (1999);
2: hộ cận nghèo Be‘langer vaLiu (2004);
Knight, Shi va Quheng (2010)
3: hộ bình thường
4: hộ khá giả
5: hộ giàu
mucchigd Chi tiêu cho giáo dục 12 thang qua của trẻ, Vũ Hoàng Linh (2012)
chia 5 mức (mỗi mức 20% quan sát) - nhóm
Linh (2012)
3: là con thứ 3 4+: là con thứ 4 trở lên
mienhocphi Có được miễn hoc phí không -bién giả Be Tanger và Liu (2004)
26