1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam

126 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam
Tác giả Phùng Ngọc Vinh
Người hướng dẫn TS. Lưu Bính Nhưỡng
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 69,94 MB

Nội dung

Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số quy định pháp luật trong lĩnh vực lao đông và an sinh xã hội về bình đăng giới vẫn chưa phù hợp, chưa đáp ứng được những đ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÌNH ĐĂNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HA NOI, NĂM 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÌNH ĐĂNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG

VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật kinh tế

Mã số: 8380107

Người hướng dẫn khoa học: TS Lưu Bình Nhưỡng

HÀ NỘI, NĂM 2018

Trang 3

lôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cackết quả nêu trong Luận văn chưa duoc công bố trong bat kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví du và trích dan trong Luận văn đảm bao tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toántat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Luật Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này dé nghị Dai học Luật Ha Nội xem xét détôi có thé bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGUOI CAM DOAN

Phing Ngoc Vinh

Trang 4

NLD Người lao động

NSDLD Người sử dung lao động

BLLĐ Bộ luật Lao động

BHXH Bảo hiểm xã hội

BHYT Bảo hiểm y tế

Trang 5

PHAN MỞ ĐẦU - 55c 22t 22 221 2212k |PHAN NỘI DUNG 52-5 St E1 E12111211211211211211 1151111111111 tru 6CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE BÌNH ĐĂNG GIỚI TRONG LĨNH

VUC LAO ĐỘNG VA AN SINH XÃ HỘI 2- 2-5252 2cczxezxered 6

1 GiGi tim 0152057 - 6 Dede KHI THIN: sansannsnsa cmsnsinnnnatiad AOR ARAMOR SAAN SOR AAAS SSB UR SSE Sd RAUB ADA AAT RAN 6 con 4 7

1.3 Mối quan hệ giữa giới tính và giới - - 2 esses +E+E+EeE+Eerxersrxee 9

1.4 Vai trò giới Dinh kiến giới Phân biệt đối xử về giới - 111.5 Bình dang giGie.cececcccccccsescssescssesscsesscsessesscscssessssesscsesecsecssssssessesseees 15sấu MOAN UO rete seca are sere ees emer aa oi Gore 9Ö eee Y2EAM6.19861517A406.9990%1.380062.5217E0.4 16 2.1 Khái niệm Lao động - - - ¿c1 3321113221131 eErrrvee 16

2.2 Việc làm — Dấu hiệu cu thé của lao động .- -cccsssSsesesrees 19

K6) pc nh 22 3.1 Khái niệm An sinh xã hội 2552 << ***£££ >> sa 223.2 Hệ thống an sinh xã Oi cece cssesesssssesessesssesscetssesesetssestseesvseteseens 24

4 Bình đẳng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội 25

4.1 Bình dang giới trong lao động -2- 2s s+e£x+E+xeEzEerkererxee 254.2 Bình dang giới trong an sinh xã hội - 2 2 5 2+s+£sz£e£xzzszxeẻ 264.3 Bình đăng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội theo quy định

của pháp luật quốc tẾ -. -¿- 2 -©k+SSk9EE+E£EEEEEEEEEE2EEE12151111111111e 111 xeE 274.4 Nguyên tac bình đăng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hdi 32CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG VE BINH ĐĂNG GIỚI TRONG PHAPLUAT LAO ĐỘNG VA AN SINH XÃ HỘI VIET NAM 38

1 Bình dang giới trong lĩnh vực việc làm và học nghề, đào tạo nghé 381.1 Bình đăng giới trong lĩnh vực việc làm 2 2 2+2: 38

Trang 6

3 Bình đẳng giới trong vấn đề đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao

KŨ HE enn ARO KARA AERA RAIN KHI GBA5.40E83 SASSER MADRS OS SS NO 473.1 Bình dang giới trong van dé thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 473.2 Bình đăng giới trong van dé an toàn lao động và vệ sinh lao động 51

4 Bình dang giới trong van đề tiền lương va phúc lợi bảo hiém 544.1 Bình đăng giới trong van đề tiền lương 2-5 22c: 544.2 Binh đăng giới trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội . - 57

5 Bình dang giới trong van dé kỷ luật lao động . 5-52 61

6 Bình dang giới trong van đề hợp đồng lao dOng - 63

CHUONG 3: THỰC TIEN THUC THI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆNPHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM TRONGLĨNH VUC BINH DANG GIỚI 2-2 SE+E‡E£EEEEEEEEeEkerxrkerkerered 67

1 Thực tiễn thực thi vấn đề bình dang giới trong pháp luật lao động vaam.gính.xã li XTCL HH: sen: xen: esas ens ANA AS RI ANS RS RA Bá 67

1.1 Thực tiễn thực thi bình đăng giới trong lĩnh vực việc làm và học nghé,

đào tạo NGHE woe eeceeeeceesecsescsessesscsesscstsstsucsesecssetsussesasssatsussesavseetsessesasseeess 67

1.1.1 Thực tiễn thực thi bình dang giới trong lĩnh vực việc làm 67

1.1.2 Thực tiến thực thi bình dang giới trong lĩnh vực đào tạo nghề 69

1.2 Thực tiễn thực thi bình đắng giới trong van đề tuyên dụng lao động 72

1.3 Thực tiễn thực thi bình dang giới trong van dé đảm bảo điều kiện làmviệc cho người lao đỘng - - + 1213391113 11119111 1 11 9v ng ng re 73

1.3.1 Thực tiễn thực thi bình đẳng giới trong vấn đề thời giờ làm việc và thời

BIO NAHI NOL HHgdtddd3 73

1.3.2 Thực tiễn thực thi bình dang giới trong van dé an toàn lao động và

VE SIMh 0ï oi 117.1 76

Trang 7

1.4.1 Thực tiễn thực thi bình đăng giới trong van đề tiền lương 78

1.4.2 Thực tiễn thực thi bình dang giới trong van dé bảo hiểm xã hội 791.5 Thực tiễn bình đăng giới trong van đề kỷ luật lao động 80

1.6 Thực tiễn bình dang giới trong van dé hợp đồng lao động 82

2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động và an sinh xã hội trong lĩnhvực bình đắng øiới - ¿2 SE ST 2E ExEEEEEE112111215 1171111111 1x cxee 85

2.1 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động và an sinh xã hội

Việt Nam về bình đăng giới - 2 + k+St+E£EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEkrkerkrrers 85

2.1.1 Kiến nghị về lĩnh vực việc làm va học nghề, dao tạo nghề 85

2.1.2 Kiến nghị về van dé tuyển dụng lao động wo 872.1.3 Kiên nghị vê van dé dam bao điêu kiện làm việc cho người lao s07 882.1.4 Kiến nghị về van dé tiền lương và phúc lợi bao hiểm 89

2.1.5 Kiến nghị về van dé ky luật lao động woes 90

2.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật lao động

và an sinh xã hội Việt Nam trong lĩnh vực bình dang giới 90

2.2.1 Từng bước tiến hành xóa bỏ định kiến giới trong xã hội 90

2.2.2 Nâng cao nhận thức của NSDLĐ và NLĐ về vấn đề bình đănglàiùuNrtdddẦAẦAẦ 922.2.3 Tăng cường cơ chế thanh tra, giám sát va xử lý các trường hợp vi

phạm pháp luật về bình đắng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã

KET LUẬN - - Ă SE ST 1E 1 1111111111811 1111 1111111111 11110111111 g1 1kg 95DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

Ngày nay, giới va bình dang giới trở thành van đề vừa mang tính truyền

thống, vừa mang tính hiện đại Hầu hết các quốc gia trên thé giới đều quan

tâm đến van đề bình đăng giới, bởi bình dang giới chính là tiêu chí dé đánhgiá tiến bộ xã hội Ở Việt Nam, van đề bình dang giới luôn nhận được sựquan tâm của Đảng và Nhà nước Nguyên tắc bình dang giới là nguyên tắc

hiến định, được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp từ trước cho đến nay

Trên cơ sở Hiến pháp, và chủ trương chính sách của Dang Cộng sản ViệtNam, van đề bình dang giới đã được cu thể hóa trong các văn bản pháp luậtđiều chỉnh hầu hết các lĩnh vực trong đó có lĩnh vực lao động và an sinh xãhội Trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, vấn đề bình đăng giới đượcghi nhận trong Luật Bình dang giới năm 2006, BLLĐ 2012 (sửa đổi năm

2014), Luật BHXH 2014 và nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Tuy

nhiên, trên thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số quy định pháp

luật trong lĩnh vực lao đông và an sinh xã hội về bình đăng giới vẫn chưa phù

hợp, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế hay trong quá trình thựchiện, các chủ thé pháp luật còn vi phạm pháp luật dẫn đến tình trạng phân biệtđối xử về giới vẫn tồn tại trong lĩnh vực lao động

Nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu những van đề lý luận và thực tiễn,thông qua đó tìm ra những hạn chế còn tôn tại để hoàn thiện pháp luật lao

động và an sinh xã hội về bình đăng giới và nâng cao hiệu quả thực thi pháluật nhằm góp phan đảm bảo bình dang giới thực chat trên thực tế là việc làm

rất cấp thiết hiện nay Ở thời điểm hiện tại, các đề tài nghiên cứu khoa học về

van đề bình đăng giới trong phạm vi pháp luật lao động là an sinh xã hội chưanghiên cứu một cách toan diện và sâu sắc, cũng như cập nhật những thay đổi

quan trọng trong các quy định pháp luật như BLLĐ sửa đổi năm 2014, các

Trang 9

Nam” để làm đề tài luận văn cho mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Van đề bình đăng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội là một

trong những van đề được các nhà khoa học, luật gia quan tâm nghiên cứu Có

thé kể đến một số công trình nghiên cứu, bài báo khoa học như: Hà Thị Hoa

Phượng (2010), Pháp luật Lao động Việt Nam với vấn đề bình đăng giới,Khóa luận tốt nghiệp, Truong Dai học Luật Ha Nội; TS.Dao Thị Hăng

(1992), “Vấn đề bình đăng giới và những bảo đảm trong pháp luật Lao động

Việt Nam”, Tạp chí Luật học, Số đặc san về bình đăng giới, tr 10-16; TS

Nguyễn Thị Kim Phụng (2007), “Các quy định về bình dang giới trong lĩnh

vực luật Lao động, đối chiếu và khuyến nghị”, Tạp chí Luật học, Số 3, Tr

61-68 Cùng một số công trình nghiên cứu của các tổ chức như ILO, UNWomen, bài báo khoa học về vấn đề bình đăng giới trong một hoặc một vai

lĩnh vực lao động cụ thé Tuy nhiên, có thé nói cho đến thời điểm hiện tại

chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách toàn diện và chuyên sâu

về van đề bình đăng giới trong 5 năm trở lại đây, nhất là từ thời điểm BLLDsửa đổi năm 2015 được ban hành

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu tính bình dang giữa giới nam vagiới nữ trong vấn đề lao động và an sinh xã hội Thông qua các quy định vềbình đăng giới trong hệ thống pháp luật lao động và an sinh xã hội Việt Nam

cũng như việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn, luận văn đề xuất

những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thipháp luật trên thực tế

Trang 10

đề tài Luận văn này là rất rộng Trong khuôn khổ của một Luận văn thạc sỹluật học, Luận văn chủ yếu tập trung phân tích, đánh giá về các quy phạm

pháp luật thuộc một số lĩnh vực như việc làm, học nghề; hợp đồng lao động;

thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; an toàn lao động, vệ sinh lao động; kỷluật lao động: van đề tiền lương và van đề BHXH, lay người lao động làm đốitượng trung tâm của nghiên cứu, trên co sở hai giới cơ bản là gidi nam và giới

nữ Đồng thời, trên cơ sở thực tiễn, Luận văn đưa ra nguyên nhân và phướng

hướng hoàn thiện pháp luật trong những lĩnh vực trên, và nâng cao hiệu quả

thực thi pháp luật lao động và an sinh xã hội về bình đăng giới

4 Đối tượng và nhiệm vụ của nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định hiện hành của pháp luậtlao động và an sinh xã hội về vẫn đề bình đăng giới ở Việt Nam, được nhìnnhận trong mối quan hệ đối với hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến bìnhđăng giới

Luận văn tập trung chủ yếu vào các nhiệm vụ cụ thé sau:

Một là, phân tích tổng quát các van dé lý luận về bình đăng giới trong

lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, cũng như các nguyên tắc về bình đăng

giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội thông qua các Công ước quốc tếcũng như các văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến vấn đề này

Hai là, phân tích sâu van đề bình dang giới trong các lĩnh vực việc làm

và đào tạo nghề; tuyên dụng lao động và ký kết hợp đồng lao động; van dé

đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động; vấn đề tiền lương và phúc

lợi; xử lý vi phạm kỷ luật lao động và chấm dứt quan hệ lao động trong hệthống văn bản pháp luật về lao động và an sinh xã hội của Việt Nam

Trang 11

5 Cac phương pháp nghiên cứu

Dé làm sáng tỏ các vấn dé cần nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng kết hợp

nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau như: Phương pháp phân

tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh — đối chiếu, phương phápthống kê Các phương pháp nghiên cứu trên đều có nền tảng là cơ sở

phương pháp luận và thế giới quan duy vật biện chứng, dựa trên các quan

điểm, đường lối chỉ đạo của Đảng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn trình bày được một cách khái quát về giới và bình đăng giới

trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội Qua đó Luận văn đã đưa ra đượckhái niệm bình đăng giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội, cũng nhưmột số nguyên tắc bình đăng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hộiViệt Nam.

Luận văn phân tích các quy định của pháp luật lao động và an sinh xãhội về bình đăng giới, qua đó đánh giá ưu điểm, nhược điểm và sự phù hợphay không phù hợp với pháp luật quốc tế

Luận văn trình bày, phân tích về thực tiễn thực hiện pháp luật lao động

và an sinh xã hội về bình đăng giới trong phạm vi năm trở lại đây, qua đó đưa

ra một số nguyên nhân dẫn đến bất bình đăng giới trong lĩnh vực lao động và

an sinh xã hội Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng caohiệu quả thực thi pháp luật lao động và an sinh xã hội về bình đăng giới trên

thực tế

7 BO cục của luận văn

Ngoài phan mở dau, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, nội dung

của Luận văn gôm 3 chương:

Trang 12

Chương 2: Thực trạng về bình đăng giới trong pháp luật lao động và ansinh xã hội Việt Nam

Chương 3: Thực tiễn thực thi và giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động

và an sinh xã hội Việt Nam trong lĩnh vực bình đăng giới

Trang 13

LĨNH VỰC LAO ĐỘNG VÀ AN SINH XÃ HỘI

đặc điểm chung phân biệt nam với nữ, giống đực với giống cái” Pháp luậtViệt Nam cũng đưa ra một khái niệm về giới tính trong Luật Bình đẳng giới:

“Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nit.”

Thông thường, sự khác biệt về giới tính được nhận diện thông qua một

số các đặc điểm bên ngoài (nam giới có râu, phát triển cơ bắp, giọng trầmthấp, có cơ quan sinh dục nam ; nữ giới có tuyến vú phát triển, không pháttriển râu, giọng thanh và cao hơn nam giới, có cơ quan sinh dục nữ ) Chínhxác hơn nữa, giới tính được xác định và phân biệt thông qua các hormone giớitinh (estrogen, testosterone ), hoặc thông qua cặp nhiễm sắc thé giới tính: Ởngười, cặp nhiễm sắc thé giới tính XX là nữ, XY là nam Sự khác biệt nàynhằm đảm bảo sự vững chắc trong di truyền, phù hợp với hình thức sinh sảnhữu tính ở người, qua đó trở thành cơ sở cho sự tái sản xuất sức lao động của

con người, cụ thê là phụ nữ có thể mang thai và sinh con, còn nam giới đóng

góp vào quá trình thụ thai.

Gioi tính có các đặc trưng cơ bản sau:

' Giới tính — Wikipedia Tiếng Việt, https://vi.wikipedia.org/wiki/Giới_ tính

-? Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điên Tiêng Việt, NXB Da Nang, tr 405

3 Khoản 2 Điều 5 Luật Bình đăng giới năm 2006

Trang 14

cơ thê đều là các đặc điểm tự nhiên, được hình thành thông qua quá trìnhtiễn hóa và chọn lọc, không theo cũng như không phụ thuộc vào mong muốncủa con người Nó ổn định về tương quan giữa hai giới trong quá trình sinhsản Chức năng sinh sản của nữ giới hay nam giới là không thể thay thế, thayđổi hay chuyên dịch cho nhau.

- Tinh dong nhất: Nam giới cũng như nữ giới, trên phạm vi toàn thé giới,đều có câu tạo về mặt sinh học giống nhau, cũng như có các chức năng sinh lýgiống nhau và đóng góp giống như nhau vào quá trình thụ thai, sinh ra thế hệ

tiếp theo

- Tỉnh bất biến: Sự khác biệt về giới tính là hiển nhiên, bất biến cả vềthời gian cũng như về không gian Các chức năng sinh lý và sinh sản của nam

giới và nữ là cố định, khống thé thay đổi và hoán đổi cho nhau được (Nam

giới không thê mang thai như nữ giới )

1.2 Giới.

Theo Từ điển Tiếng Việt, giới là từ chỉ một lớp người trong xã hội phântheo một đặc điểm rất chung nào đó? Cụ thé hơn, trong lĩnh vực bình đăng

giới, giới chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội Pháp luật Việt Nam

quy định răng: “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cảcác mối quan hệ xã hội od

Nói về giới là nói về vai trò, trách nhiệm va quyên lợi, các hành vi ứng

xử xã hội cũng như các ky vọng mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam

và nữ Giới không phải đề cập tới riêng giới nam hay giới nữ mà là mối quan

hệ giữa hai giới và cách thức mà xã hội hình thành nên môi quan hệ này.

* Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển Tiếng Việt 2003, Viện Ngôn ngữ học, NXB Đà Nẵng, tr 405

> Khoản 1 Điều 5 Luật Bình dang giới 2006

Trang 15

ứng nhu cầu của nam và nữ trong xã hội Theo quan niệm và thói quen đã có

từ lâu đời ở nhiều nước, nhiều khu vực thì phụ nữ phải làm hầu hết các công

việc trong nhà như nấu ăn, chăm sóc con, phục vụ chéng con nam gIới có

trách nhiệm lao động sản xuất để nuôi gia đình và làm các công việc xã hội

Khi sinh ra con người chưa có trong bản thân sự phân biệt giới mà họ dan tiếpthu và chấp nhận từ nền nếp gia đình, quy ước của xã hội va chuân mực củanền văn hóa

Các tính chất của giới bao gồm:

- Tính tập nhiễm: Một người ngay từ khi sinh ra đã được định hướng vềhành vi, cách ứng xử được cho là phù hợp với nữ giới hay nam giới theokhuôn mẫu của xã hội và được dạy dỗ theo khuôn mẫu đó trong suốt quá trìnhtrưởng thành Đó là sự khác biệt về quần áo, đồ chơi, mau sắc, cách nói năng,thái độ và có thé cả về thức ăn và tình cảm của cha mẹ, anh chị Con traikhông được khóc, phải tỏ ra mạnh mẽ, dũng cảm, không chơi búp bê, con gái không được cau kỉnh, không nên nói to, phải dịu dàng, giúp me cơm nước, nội trợ.

- Tính đa dạng: Giới thể hiện những đặc trưng của những quan hệ xã hộigiữa nữ giới và nam giới, nên bản thân các quan niệm về giới cũng rất đadang, cũng như có thé biến đổi theo các yếu tô như chính trị, kinh tế, phongtục tập quán Ở mỗi một thời kỳ trong lịch sử, mỗi một khu vực địa lý, mỗi

một nền văn hóa khác nhau, các khuôn mẫu về giới do xã hội đương thời hìnhthành nên cũng khác nhau và hình thành sự đa dạng về quan niệm giới

- Tinh cỏ thể thay đổi được: Mặc dù rất khó khăn và lâu dài, nhưng các

quan niệm, hành vi, chuẩn mực xã hội là hoàn toàn có thé thay đổi được

Chăng hạn như quan niệm “bêp núc” là “thiên chức” của nữ giới đang được

Trang 16

quá trình sản xuất nham tăng thu nhập thì nam giới cũng đang tham gia mộtcách tích cực vào các công việc nội trợ như: nấu ăn, chăm sóc con cái Thậm

chí trong một số gia đình, khi người vợ tham gia công việc quản lý, điều hành

xã hội, tham gia vào các công việc sản xuất nhiều hơn người chồng thì ngườichồng đã thay vai trò của người vợ trong các công việc gia đình Bởi vậy, để

thay đổi quan hệ giới và các đặc trưng giới cần vượt qua những định kiến và

quan niệm cũ, tức là cần bắt đầu từ việc đổi mới nhận thức, thái độ, hành vicủa từng người về giới Do đó, điều mà nhân loại đang hướng tới không phải

là sự bình đăng về giới tính giữa nam và nữ, mà là sự bình đăng giới Bình

đăng về giới tính là việc không thể làm được và cũng không chủ thể nàomuốn làm, mà mục tiêu của thế giới là tiễn tới bình đăng giới

1.3 Mối quan hệ giữa giới tính và giới

Nói tới giới tính là nói tới đặc điểm của con người do tự nhiên quy định

Nó 6n định, thậm chí, hầu như bat biến đối với cả nam và nữ, xét cả về mặt

không gian và thời gian Chăng hạn, phụ nữ trong mọi thời đại, mọi chế độchính trị, mọi nền văn hóa đều giống nhau ở khả năng mang thai và sinh sản.Còn nói đến giới là nói đến địa vị xã hội, thái độ và hành vi ứng xử giữa nam

và nữ do hoàn cảnh, điều kiện, văn hóa, xã hội tạo nên Địa vị, thái độ vàhành vi đó không bat biến mà thay đổi theo sự thay đổi của hoàn cảnh, điềukiện xã hội, văn hóa.

Giới và giới tính có quan hệ chặt chẽ với nhau Giới tính là tiền đề sinh

học của giới, là dấu hiệu đầu tiên và lâu dài để phân biệt nam, nữ Không nên

và không thể xem nhẹ sự khác biệt về giới tính giữa nam, nữ Trái lại, cần tìmhiểu rõ những sự khác biệt này vì điều đó cho phép người ta hiểu được đầy đủ

hơn năng lực, sở trường, nhu câu riêng của nam, nữ đê có sự phân công lao

Trang 17

động phù hợp nhằm phát huy năng lực và đáp ứng đúng hơn nhu cầu riêngcủa nam và nữ.

Hiểu rõ vai trò của giới và giới tính trong mối quan hệ qua lại là điều cầnthiết để tổ chức và triển khai sự phân công lao động hợp lý Tuy thế cần thấyvai trò của từng nhân tố và quan hệ giữa chúng không đơn giản và luôn thay

đổi do tác động của hoàn cảnh xã hội, văn hóa, điều đó được biểu hiện rõ ở

thời kỳ đầu của lịch sử loài người, ở thời kỳ này, nhân tổ giới tính chi phốimạnh hơn, bởi con người sông theo ban năng tự nhiên, còn quan hệ xã hội thì

mới sơ khai Đặc điểm tự nhiên của con người lúc đó tác động mạnh hơn so

với tác động của quan hệ xã hội Do vậy, đặc điểm giới tính của nhóm xã hội

nao phù hợp với tính chất, trình độ của nền sản xuất thì nhóm đó tự nhiên có

được vi trí cao hơn Vi dụ, thời ky đầu tiên của lịch sử loài người, đặc điểmgiới tính của phụ nữ phù hợp hơn với nên kinh tế hái lượm và trồng trọt và đó

chính là cơ sở tự nhiên của chế độ mẫu quyên Khi xã hội chuyên sang nền

kinh tế lẫy chăn nuôi săn bắn là chính thì đặc điểm giới tính của đàn ông tỏ ra

phù hợp và họ đã giành được vi tri thống trị của phụ nữ trước đó và chế độ

phụ quyền được xác lập

Từ khi chế độ phụ quyền được xác lập, đàn ông với ưu thế sẵn có đãbuộc xã hội chấp nhận quan niệm và cách sắp xếp của họ Điều đó được nânglên thành hệ tư tưởng và được thể chế hóa thành pháp luật, lâu dần thành thóiquen, thành nếp sống, phong tục tập quán Đến lúc này, giới tính được nhìnnhận và giải thích theo quan niệm thiên lệch của nam giới Thực nghiệm khoa

học và thực tế xã hội đã chứng minh đây thuyết phục rằng khả năng tư duy

logic của nữ không kém nam, mặt khác, khả năng chăm sóc, nuôi dạy con của

nam cũng không khác nữ nhiều Tuy nhiên từ trước đến nay, trong xã hội gầnnhư tuyệt đối hóa sự phân công, nam thì lao động trí óc, làm công việc khoa

học, phụ nữ thì nuôi con và làm mọi công việc nhà Su phân công đó in sâu

Trang 18

vào quan niệm của mọi người, cả nam và nữ Nhiều thế hệ được giáo dục theo

tỉnh thần chấp nhận, tuân thủ sự phân công đó từ trong gia đình, nhà trường

và xã hội.

Trong xã hội, người ta thường lay sự khác biệt về giới tính dé giải thích

sự khác biệt về giới Các quan niệm rập khuôn, những thói quen đã làmnhững điều mà xã hội chấp nhận thường được coi là thước đo hành vi, làchuẩn mực đánh giá phẩm chat của mỗi giới Những tác động này làm duy trì

và tăng thêm khoảng cách khác biệt giữa nam giới và nữ giới trong xã hội.

Tuy nhiên, điểm khác biệt quan trọng nhất giữa giới và gới tính là giới

tính thì bất biến còn giới hoàn toàn có thể thay đổi theo thời gian Những thayđổi tích cực, đúng đăn sẽ tạo ra sự bình đăng cho giới nam và giới nữ Tuynhiên, thay đôi quan niệm về giới là một van đề nhạy cảm, khó khăn và phứctạp, phải có quá trình bền bì, lâu đài mới mang lại thành công

1.4 Vai trò giới Định kiến giới Phân biệt đối xử về giới

Vai trò giới là những hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam giới và

nữ giới, những hành vi đã được nhận thức trong một xã hội, một cộng đồng

hoặc một nhóm xã hội nhất định cho rằng đó là hành vi thuộc về giới nam haygidi nữ.

Vai trò của giới bị ảnh hưởng bởi tuôi tác, địa vị xã hội, tôn giáo và hệ tưtưởng, cũng như chịu tác động từ môi trường kinh tế, chính trị cũng như địa

lý Những thay đổi về vai trò giới thường diễn ra cùng với những thay đổi về

kinh tế, chính trị và hoàn cảnh khách quan Vai trò của nam giới và nữ giới cóthé linh hoạt hoặc cứng nhắc, có thé giống nhau hoặc khác nhau, có thé bổsung cho nhau hoặc kìm hãm lẫn nhau

Một trường hợp đặc biệt về vai trò giới đó là sự phân công lao động theogiới Đó là sự phân công các nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau giữa nam và

nữ Sự phân công này do các quan niệm về giới hình thành nên và truyên dạy

Trang 19

qua nhiều thế hệ, được cộng đồng ghi nhận và làm theo Có ba vai trò chính:

vai trò sản xuất, vai trò tái sản xuất sức lao động và vai trò cộng đồng Sự

phân công được thê hiện như sau:

- Vai trò sản xuất: Là những công việc do nam giới hoặc nữ giới làm

nhằm mục đích tạo ra thu nhập bằng tiền hoặc hiện vật Chúng bao gồm các

hoạt động nhằm tạo ra của cải vật chất, các sản phẩm tinh thần hoặc dich vụđược sử dụng dé trao đồi, mua bán hoặc sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

của gia đình Chang hạn như trong nông nghiệp, vai trò sản xuất của nữ giới

bao gồm các công việc cay hái, chăn nuôi, làm vườn, chế biến sản phẩm

còn vai trò sản xuất của nam giới thường thể hiện ở các công việc như cày

bừa, vận chuyên sản phẩm, khai thác gỗ

- Vai trò tái sản xuất sức lao động: Là những hoạt động duy trì nòi giống

và tái tạo sức lao động, hay nói cụ thê hơn đó chính là vai trò sinh sản và nuôidưỡng Vai trò đó không chỉ bao gồm sự tái sản xuất sinh học (việc sinh con)

mà còn cả việc chăm lo, duy trì và phát triển lực lượng lao động cho thực tại

và cho tương lai như nuôi dạy con, nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viênkhác trong gia đình Hiện nay ở Việt Nam, công việc này phần lớn vẫn do nữgiới đảm nhận.

- Vai trò cộng đồng: Là công việc do nam giới hoặc nữ giới thực hiện ởcấp độ cộng đồng (làng, bản, khối phố; đối với ho hàng ) nham đáp ứngnhững nhu cầu chung của chính cộng đồng đó như xây dựng đường làng ngõ

xóm, giữ gìn trật tự, giữu gìn vệ sinh công cộng: trao đổi thông tin, họphành Có hai hình thức thể hiện vai trò cộng đồng, đó là vai trò tham gia

cộng đồng và vai trò lãnh đạo cộng đồng Vai trò tham gia cộng đồng được

thể hiện thông qua việc trực tiếp thực hiện các công việc chung của cộngđồng, trong khi đó vai trò lãnh đạo cộng đồng thể hiện qua việc nắm giữ các

chức vụ quản lý và đại diện cho cộng đồng như trưởng thôn, trưởng bản, tô

Trang 20

trưởng dân phố Các công việc liên quan đến vai trò lãnh đạo cộng đồng cóphần được ưu tiên hơn cho nam giới, cũng như được trả công rõ ràng hơnbăng việc được trả tiền trực tiếp thay vì chỉ được phản ánh gián tiếp thông qualợi ích từ các công việc chung của cộng đồng mang lại.

Có thé thấy rõ ràng rang sự khác biệt về đặc tính sinh học giữa nam và

nữ chỉ góp một phần nhỏ trong việc xác định vai trò giới giữa giới nam vàgidi nữ, nhất là các vai trò mang tính thiên chức, chăng hạn như chỉ phụ nữ

mới có thé mang thai, sinh con và cho con bú Còn lại, phan vai trò giới đượchình thành nên từ các định kiến về giới Định kiến giới là nhận thức, thái độ

và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của

nam và nữ” Các định kiến giới thường không đúng, không phản ánh chính

xác năng lực của một người và thường giới hạn những gì mà xã hội cho phéphoặc mong đợi cá nhân thực hiện Định kiến giới cũng dẫn đến các hành vi

mang tính phân biệt đối xử về giới

Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt

đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW), thuật ngữ “phân biệt đối xử đối với phụ

nữ” có nghĩa “là bất kỳ sự phân biệt, loại trừ hay hạn chế nào được đề ra dựa

trên cơ sở giới tính, mà có tác dụng hoặc nhằm mục đích làm tôn hại hoặc vô

hiệu hóa việc phụ nữ, bất ké tinh trạng hôn nhân của họ như thế nào, được

công nhận, hưởng thụ hay thực hiện các quyền con người và tự do cơ bản trên

các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, dân sự hay bat kể lĩnh vực nao

khác, trên cơ sở bình dang giữa nam giới và phụ nữ” (Điều 1) Việt Nam đã

dựa trên thuật ngữ này của CEDAW dé xây dựng thuật ngữ “phân biệt đối xử

về giới” trong Luật Binh dang giới Luật Binh dang giới 2006 có định nghĩa

phân biệt đối xử về giới là là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc

không coi trọng vai trò, vi trí của nam và nữ, gây bat bình đăng giữa nam va

Š Khoản 4 Điều 5 Luật Binh dang giới năm 2006

Trang 21

nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” Sự phân biệt đối xử vềgiới là phản ánh cơ bản nhất của định kiến giới và bất bình đăng giới, thệ hiệnthông qua sự hạn chế hoặc ưu tiên dành cho một ĐIỚI so VỚI gidi còn lại,

chăng hạn phụ nữ vẫn tiếp tục là lực lượng chính cầu thành nhóm lao động

nghèo, có thu nhập thấp hơn, dễ trở thành nạn nhân của tình trạng thiếu việclàm hoặc thất nghiệp hơn, và có điều kiện việc làm bấp bênh hơn nam giới

Nhìn chung, giới là sự khác biệt về mặt xã hội giữa nam và nữ Xã hội cónhững quan niệm khác nhau về vai trò giới và dần thay đổi theo thời gian,trong đó gia đình và các thể chế trong xã hội có vai trò cơ bản trong việc hình

thành, củng cố, cũng như phê phán, đào thải các quan niệm về vai trò giới

Định kiến và sự phân biệt đối xử theo giới hiện nay, đặc biệt là đối với phụ nữ

vân còn nặng nê và cản trở bình đăng giới cũng như sự tiên bộ của phụ nữ.

ˆ Khoản 5 Điều 5 Luật Binh đăng giới năm 2006.

Š Bình dang và Phân biệt đôi xử - ILO — trang chủ ILO Việt Nam, giới thiệu lĩnh vực hoạt động của

Van phòng Hà Nội, http://www.ilo.org/hanoi/Areasofwork/equality-and-discrimination/lang vi/index.htm

Trang 22

1.5 Bình đẳng giới

Bình dang giới là môi trường trong đó cả nữ giới và nam giới được

hưởng vị trí ngang nhau, họ có các cơ hội bình đăng để phát triển đầy đủ tiềm

năng của mình nhằm cống hiến cho sự phát triển quốc gia và được hưởng lợi

từ các kết quả đó” Luật Bình đăng giới chỉ rõ rằng: “Bình đăng giới là việc

nam, nữ có vi tri, vai trò ngang nhau, được tao điều kiện và cơ hội phát huynăng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng

như nhau về thành quả của sự phát triển đó”'” Điều quan trọng nhất, bình

đăng giới có nghĩa là nam giới và phụ nữ được hưởng các thành quả một cách

bình đăng Tuy nhiên, việc đối xử như nhau, cơ hội như nhau không đem lại

kết quả như nhau đối với giới nữ và giới nam Vì vậy, bình đắng giới cầnđược hiểu là sự đối xử ngang quyên giữa hai giới nam va nữ có xét đến nhữngđặc điểm giống nhau và khác nhau của mỗi giới, và được điều chỉnh bởi các

chính sách đối với từng giới một cách hợp lý

Nếu như cả phụ nữ và nam giới cùng có điều kiện bình đẳng để phát huyhết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đăng đểtham gia, đóng góp và hưởng thụ từ các nguôồn lực của xã hội và quá trình

phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đăng: được hưởng

thành quả bình đăng trong mọi lĩnh vực của xã hội, thì xã hội đó đã đạt được

bình đăng giới Nếu những tiêu chí này không được xác lập có nghĩa là trong

xã hội đang tồn tại bất bình đăng giới

Không nên hiểu bình đăng giới theo cách đơn giản là nam giới và nữ giớitham gia như nhau trong tất cả các hoạt động, cũng không phải phương châmphụ nữ “vùng lên” đòi hỏi quyền lợi ngang bằng nam giới, bất chấp sự khác

biệt vê đặc tính sinh học giữa nam và nữ Hơn nữa, việc không phân định rõ

? Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ (2004), Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định va

thực thi chính sách, NXB Phụ nữ, Hà Nội, tr 14

'° Khoản 3 Điều 5 Luật Bình đắng giới 2006

Trang 23

ràng sự khác biệt mang tinh chất giới va giới tinh lại chỉ thấy có một phía là

không bình đăng nghiêng về nữ, chắc sẽ dẫn đến hệ quả ngược lại với mong

muốn ban đầu mang tính nhân văn sâu sắc của nhận thức giới và cách giảiquyết sẽ chỉ là: hoặc hoán vị vai trò giới một cách máy móc những gì phụ nữ

có và phải làm thì đem chuyển cho nam giới và ngược lại, hoặc đi đến chủ

nghĩa bình quân giữa nam và nữ để chỉ chia nhau cơ hội, lợi ích, trách

nhiệm

Bình dang giới theo yêu cầu của xã hội hiện nay còn cần phải gan vớiquan điểm phát triển, sự tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội Nó đòi hỏi

một sự chuyên biến đồng bộ của tất cả mọi thành phan, mọi lứa tudi, nhưng

trước hết đối với nam giới trong hàng loạt van dé: từ nhận thức đến thái độ

ứng xử xã hội và hành vi cu thé trong mối quan hệ với phái nữ Dé có thé đápứng được yêu cầu trên, cần đảm bảo hai yêu tố: Thứ nhất Đó là sự tôn trọng

giá trị nhân pham (quyền con người toàn diện) cũng như giá trị lao động của

lao động nam cũng như lao động nữ trong những đóng góp của họ đối với xã

hội và gia đình Thứ hai La cả lao động nữ lẫn lao động nam đều có trách

nhiệm, chia sẻ với nhau trong thực hiện công việc gia đình và công việc chung của xã hội.

Muốn đạt được bình đăng giới thì một trong những điều kiện quan trọng

là nam và nữ được bình đẳng với nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống

xã hội, trong đó lĩnh vực kinh tế, lao động và việc làm giữ vai trò cốt yếunhất

2 Lao động.

2.1 Khái niệm Lao động.

Lao động là một phạm trù kinh tế Một mặt, lao động là quá trình tácđộng giữa con người với tự nhiên, trong quá trình đó, con người cải biến

những vật tự nhiên làm cho nó thích ứng với nhu câu của mình; mặt khác, lao

Trang 24

động luôn luôn được tiến hành trong xã hội, vì vậy nó đòi hỏi những quan hệnhất định giữa người với người trong quá trình tác động vào tự nhiên.

C.Mac chỉ ra: Lao động là một điều kiện tồn tại của con người khôngphụ thuộc vào bất kỳ hình thái xã hội nào, là một sự tất yêu tự nhiên vĩnh cửulàm môi giới cho sự trao đổi chất giữa con người với tự nhiên, tức là cho bảnthân sự sống của con người Con người phải vận dụng sức lực tiềm tàng trong

cơ thê mình, sử dụng công cụ lao động dé tác động vào tự nhiên một cách có

mục đích, ý thức nhăm biến đổi những vật thé của tự nhiên cho phù hợp với

nhu cầu của mình Vì vậy, trong bat cứ nền sản xuất nào, kế cả nền sản xuấthiện đại, lao động bao giờ cũng là yếu tố cơ bản, điều kiện không thé thiếu

của sự tồn tại và phát triển của đời sông xã hội loài người, là sự tất yêu vĩnh

viễn, một điều kiện chung của sự trao đôi chất giữa con người với tự nhiên

Trong quá trình lao động diễn ra việc sử dụng lao động

Ph.Ăngghen viết: “Các nhà kinh tế chính trị khăng định rằng lao động là

nguồn gốc của mọi của cải Lao động đúng là như vậy, khi đi đôi với giới tự

nhiên là giới cung cấp những vật liệu cho lao động đem biến thành của cải

Nhưng lao động còn là một cái gì vô cùng lớn lao hơn thế nữa Lao động làđiều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến mộtmức mà trên một ý nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo rabản thân con người.”'"

Từ khi con người xuất hiện, con người đã tiễn hành các hoạt động nhưkinh tế, chính trị, văn hóa, nghệ thuật , trong đó hoạt động kinh tế giữ vi tritrung tâm và là co sở cho các hoạt động khác Dé tiến hành các hoạt động

này, trước hết con người phải tồn tại Con người muốn tồn tại thì phải đượcđáp ứng các nhu câu cơ bản như ăn, mặc, ở, đi lại Muôn vậy, con người

11 š Ks :

C.Mac va Ph.Angghen (1994), Toàn tập, tập 20, Nxb Chính tri quốc gia, Ha Nội, tr.641

Trang 25

phải san xuất và không ngừng sản xuất C Mac và Ph.Angghen đã khám phara: sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát trién của con người va xã hội.Sản xuất vật chất ngày càng phát triển thì càng đòi hỏi ở con người chứcnăng sáng tạo và luôn đòi hỏi NLĐ nâng cao trình độ mọi mặt nhằm đáp ứngnhu cầu ngày càng cao của con người Có thé khái quát nhu cầu của conngười trên ba mặt: Thứ nhất là nhu cau sinh tồn, phát triển và hưởng thụ vềvật chất; Thứ hai là nhu cầu về tinh thần; Thứ ba là nhu cầu hoạt động laođộng C.Mác dự đoán trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, năng suất lao động xã

hội cao, sản phẩm sản xuất ra quá dư thừa đủ dé thực hiện phân phối theo cơ

chế làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, khi đó lao động là nhu cầu đầu

tiên của đời sống con người; còn trong giai đoạn hiện nay, thời kỳ đầu củaquá trình xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa, năng suất lao động chưa cao,chưa đáp ứng được day đủ các nhu cầu của con người, thì lao động van còn là

phương tiện sinh sống của con người

Trong những điều kiện lịch sử nhất định và cho đến nay lao động là

phương tiện để sinh sống, là nguồn gốc chân chính của thu nhập đảm bảo sự

tỒn tại và phát triển của mỗi thành viên và xã hội loài người Do vậy, ở cácquốc gia cũng như ở nước ta, vấn đề lao động luôn luôn được coi trọng trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Sau khi lãnh đạo nhân dân talàm Cách mạng Tháng Tám thành công, giành chính quyền về tay nhân dânĐảng ta đã lãnh đạo xây dựng một nhà nước của dân, do dân, vì dân Từ sau

khi giành chính quyên đến nay, Nhà nước đã nhiều lần thông qua Hiến pháp,dau tiên là Hién pháp 1946, sau đó là các Hiến pháp sửa đổi, bố sung vào các

năm 1959, 1980, 1992, 2013 Trong tất cả các Hiến pháp nói trên đều quyđịnh lao động là quyên và nghĩa vụ của công dân.

Trang 26

2.2 Việc làm — Dấu hiệu cu thé của lao động.

Việc làm đơn giản được hiểu là một công việc được giao cho làm và có

trả công ” Theo Luật Việc làm 2013, việc làm là hoạt động lao động tạo ra

thu nhập mà không bị pháp luật cam’

Hoạt động lao động sản xuất là hoạt động gan liền với con người và xãhội loài người Từ xa xưa con người đã biết làm lụng, tìm kiếm thế giới xungquanh những sản phâm để phục vụ nhu cầu cho bản thân mình Khi xã hội

phát triển, những hoạt động lao động sản xuất nói chung ấy, được phân chiathành những ngành nghề cụ thể khác nhau và NLD được làm việc trongnhững lĩnh vực phù hợp với khả năng của mình Mỗi người tham gia lao độngsản xuất với một việc làm cụ thé nhằm tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia

đình và đóng góp cho xã hội Từ đó cho thấy lao động có sự liên quan chặtvới vấn đề việc làm Có thể nói việc làm là một dấu hiệu cụ thê của lao động:

có việc làm đồng nghĩa với việc sức lao động mà NLD bỏ ra cho công việc đóđược chuyên hóa thành tiền công hoặc sản phẩm

Theo C.Mác vấn đề việc làm trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa có liênquan chặt chẽ với lao động Xét về mặt xã hội, việc làm thê hiện mối quan hệgiữa người với người trong những giới hạn cần thiết mà trong đó quá trình laođộng đang diễn ra, đồng thời nó cũng là điều kiện cần thiết để thỏa mãn nhucầu xã hội về lao động Xét về mặt kinh tế, việc làm thê hiện mỗi tương quangiữa sức lao động và tư liệu sản xuất, giữa yêu tố con người và yếu tố vật chất

trong quá trình sản xuất

Vấn đề việc làm là một van đề kinh tế xã hội phức tạp, đó là công việc

của mỗi cá nhân nhưng lại gắn liền với xã hội Có việc làm, không nhữngNLD có thu nhập nuôi sông bản thân mà còn tạo ra một lượng cua cải lớn cho

'” Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê (chủ biên) (2003), Từ điền Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, tr 1115 '3 Khoản 2 Điều 3 Luật Việc làm 2013

Trang 27

xã hội Việc làm có ý nghĩa kinh tế xã hội và chính trị rất quan trọng đối vớimỗi quốc gia Hiện nay, đảm bảo an toàn việc làm là một trong những yếu tổ

cơ bản của sự phát triển bền vững

Trên thế giới có những cách hiểu không giống nhau về “người có việclàm”, “người thất nghiệp”, theo ILO:

- Lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế là một bộ phận dân

số trong độ tuổi quy định, bao gồm người có việc làm và người thất nghiệp

- Người có việc làm là những người làm một việc gì đó (không bị pháp

luật cam) duoc tra tién công, lợi nhuận hoặc thanh toán bằng hiện vật, hoặc

những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi

ích hay vì thu nhập gia đình mà không được trả tiền công hoặc hiện vật

- Người thất nghiệp là người không có việc làm nhưng đang tích cực tìmviệc làm hoặc đang chờ được trở lại làm việc.

- Người không thuộc lực lượng lao động là một bộ phận dân sỐ gồmnhững người không có việc làm và cũng không phải là người thất nghiệp, đó

là học sinh, những người mất khả năng lao động, nội trợ và những người

thuộc tình trạng khác

Ở Việt Nam, trong công cuộc đôi mới, thực hiện nền kinh tế thị trườngtheo định hướng xã hội chủ nghĩa đã có sự đổi mới trong quan niệm về việclàm Trước đây, người có việc làm chủ yếu ở thành phần kinh tế nhà nước và

tập thể, lao động theo kế hoạch từ trên xuống, thu nhập bình quân là chính,

không thừa nhận hiện tượng thất nghiệp, lao động dư thừa Hiện nay ở nước

ta, lực lượng lao động là bộ phận dân số có độ tuổi từ 15 đến 55 đối với nữ và

từ 15 đến 60 đối với nam và tại Điều 9 BLLĐ 2012 sửa đổi nêu rõ: Việc làm

là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm

'# Phan Thanh Khôi (2008), “Giới trong lĩnh vực kinh tế - lao động, Khoa học giới, những vấn đề lý

ludn và thực tiên, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, tr 49

Trang 28

Van đề việc làm luôn được Đảng va Nha nước Việt Nam quan tâm giải

quyết, tạo điều kiện để NLĐ có việc làm, tăng thu nhập, thể hiện trong các

văn bản pháp lý như:

Điều 58, Hiến pháp 1980 quy định: “Nhà nước dựa vào phát triển kinh tế

và văn hóa mà tạo thêm việc làm, bố trí công tác căn cứ vào năng lực, nguyệnvọng cá nhân và nhu cầu xã hội, nâng cao trình độ nghề nghiệp, bồi dưỡngsức lao động, không ngừng cải thiện điều kiện làm việc của lao động chân tay

và lao động trí óc”.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI xác định: “Nhà nước cố gắng tao

thêm việc làm và có chính sách dé NLD tự tạo việc làm bằng cách khuyến

khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác mọi khả năng của các thành phần

kinh tế khác, kế cả thành phan kinh tế tư bản tư nhân””Š,

Đảng, Nhà nước đã xác định tam quan trọng của van đề giải quyết việc

làm va thay rõ mối quan hệ giữa các van đề giải quyết việc làm với phát huy

nhân tố con người Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhận định: “giảiquyết việc làm là yếu t6 quyết định dé phát huy nhân tô con người, ôn định vaphát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng vàyêu cầu bức xúc của nhân dân”

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu,

trong đó khang định: “Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc

làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói, giảm nghèo, phát triển hệthong an sinh xã hoi”

Mặc dù Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn đề việc làm, giải

quyêt việc lam, song hiện nay vân còn tôn tại tình trạng thiêu việc làm, that

i Dang Cộng sản Việt Nam (1986), Van kiện đại hội Dang toàn quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị quốc

Trang 29

nghiệp ở cả lao động nam và lao động nữ, tình trạng đó nghiêng về phía laođộng nữ nhiều hơn, qua đó cho thấy rõ trong xã hội và gia đình đã và đang tồntại vẫn đề giới trong lao động và việc làm.

3 An sinh xã hội.

3.1 Khái niệm An sinh xã hội.

An sinh xã hội có nội dung rất rộng và ngày càng hoàn thiện về nhận

thức và thực tiễn thực hiện trên toàn thế giới An sinh xã hội theo quan điểm

của một số tổ chức quốc tẾ cũng có mức độ rộng, hẹp và đôi tượng hướng tới

khác nhau.

Theo Liên Hợp Quốc, các chính sách an sinh xã hội dựa trên quyền conngười: “ Mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có một mức tối thiểu

về sức khỏe và các phúc lợi xã hội bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế (bao gồm

cả thai sản), dịch vụ xã hội thiết yêu và có quyền được an sinh khi có các biến

cô về việc làm, ốm dau, tàn tật, góa phụ, tuôi già, hoặc các trường hợp bấtkhả kháng khác ”'3 Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR)phát biểu răng: “Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh

xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế

và phù hợp với tô chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế,

xã hội và văn hóa không thé thiếu cho nhân phẩm của minh và sự phát triển tự

do của nhân cách của mình.”

Nhiều tổ chức khác cũng đưa ra định nghĩa về an sinh xã hội Theo Ngân

hàng thế giới (WB): “An sinh xã hội là những biện pháp của chính phủ nhằm

giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế đượcnguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dé bị tổn thương và những bapbênh thu nhập” ILO định nghĩa: “An sinh xã hội là một sự bảo vệ mà xã hội cung câp cho các thành viên của mình thông qua một sô biện pháp được áp

'3 Điều 25, Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1948

Trang 30

dụng rộng rãi dé đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về kinh tế và xã

hội làm mat hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm dau, thai sản,

thương tật do lao động, mat sức lao động hoặc tử vong Cung cấp chăm sóc y

tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em” Ngân hàng phát triển châu

A (ADB) cũng cho rang: “An sinh xã hội là các chính sách, chương trình

giảm nghèo và giảm sự yếu thế bởi sự thúc đây có hiệu quả thị trường laođộng giảm thiểu rủi ro của người dân và nâng cao năng lực của họ để đối phóvới rủi ro và suy giảm hoặc mat thu nhập”

Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, các quan niệm về an sinh xãhội đều có những nguyên tắc và yếu tố chung sau đây”:

- Bảo đảm an toàn thu nhập ở mức tối thiểu thông qua hệ thống các

chính sách can thiệp nhằm quản lý rủi ro tốt hơn, bao gồm các rủi ro liên quanđến nhu cầu cơ bản nhất của con người như là rủi ro về sức khỏe, thiếu hoặc

mat việc làm, tuổi già, tàn tật và các nhu cầu khác của trẻ em Những rủi ro

này có thể dẫn đến không có thu nhập tạm thời hoặc vĩnh viễn so với mức tốithiêu đủ sống (được luật hóa hoặc quy định theo từng quốc gia cụ thể);

- Là các chính sách do nhà nước tô chức thực hiện là chính, với sự thamgia của các tô chức xã hội, cộng đồng va thị trường lao động trong việc tổchức thực hiện và cung cấp dịch vụ an sinh xã hội cho mọi người Các chínhsách này hướng đến bảo đảm cho mọi thành viên được bình dang về tiếp cận

và hưởng thụ các dịch vụ; tuy nhiên, các chính sách này nhân mạnh đến nhómđối tượng yêu thế;

- Là lưới an toàn cho mọi thành viên trong xã hội Do đó, phạm vi của ansinh xã hội là bao phủ toàn dân và toàn diện, đáp ứng được nhu cầu an sinh xãhội của người dân một cách toàn diện.

"Co quan Liên Hợp Quốc về Binh đắng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women), Viện Khoa học

Lao động va Xã hội (ILSSA) (2015), Báo cáo an sinh xã hội đôi với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam, tr 29

Trang 31

Tựu trung lại thì, An sinh xã hội có thể được hiểu là một hệ thống cácchính sách và chương trình do Nhà nước và các lực lượng xã hội thực hiệnnhằm bảo đảm cho mọi người dân it nhất có được mức toi thiểu về thu nhập,

có cơ hội tiếp cận ở mức tối thiểu về các dịch vụ xã hội cơ bản, thiết yêu, nhưgiáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, thông tin, thông qua việc nâng cao nanglực tự an sinh của người dân và sự trợ giúp của Nhà nước.

3.2 Hệ thống an sinh xã hội

Nhìn chung, một hệ thống an sinh xã hội được xây dựng trên nguyên lýquản lý rủi ro, đồng thời nhắn mạnh đến vai trò cung cấp dịch vụ xã hội cơbản cho người dân, gồm 4 nhóm chính sách cơ bản sau đây :

- Nhóm chính sách việc làm đảm bảo thu nhập tối thiểu và giảm nghèo:

nhằm hỗ trợ người dân chủ động phòng ngừa các rủi ro thông qua tham gia thịtrường lao động để có được việc làm tốt, thu nhập tối thiểu và giảm nghèo bền

vững.

- Nhóm chính sách BHXH: nhằm hỗ trợ người dân giảm thiểu rủi ro khi

bị 6m dau, tai nạn lao động, tuôi già thông qua tham gia vào hệ thống

BHXH để chủ động bù đắp phan thu nhập bị suy giảm hoặc bị mat do các rủi

ro trên.

- Nhóm chính sách trợ giúp xã hội: bao gồm chính sách thường xuyên và

đột xuất nhăm hỗ trợ người dân khắc phục các rủi ro không lường trước hoặcvượt quá khả năng kiểm soát (mat mùa, đói, nghèo kinh niên)

- Nhóm chính sách dịch vụ xã hội cơ bản: nhằm tăng cường cho người

dân tiếp cận hệ thống dịch vụ cơ bản ở mức tối thiểu, bao gồm giáo dục tôi

thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch va thông tin truyền thông

Trong phạm vi của luận văn này, khi xét đến khái niệm an sinh xã hội làxét đến các bộ phận của lĩnh vực an sinh xã hội liên quan trực tiếp đến van đề

lao động, gôm có vân đê việc làm và các câu phân của BHXH.

Trang 32

4 Binh dang giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội.

4.1 Bình dang giới trong lao động

Theo Luật Bình đăng giới 2006, bình dang giới trong lao động được xác

định: “Nam, nữ bình đăng về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng, được đối xử

bình đăng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thưởng, BHXH, điều

kiện lao động và các điều kiện làm việc khác Nam, nữ bình đăng về tiêuchuẩn, độ tuôi khi được dé bạt, b6 nhiệm giữ các chức danh trong các ngànhnghề có tiêu chuẩn chức danh.””?

Bình dang giới trong lao động là đảm bảo cơ hội ngang bằng cho ca nữgiới và nam giới trong lĩnh vực lao động Điều này bao gồm cơ hội tiếp cận

các nguồn lực đầu tư cho “vốn con người”, các nguồn lực sản xuất, cơ hộiđược tham gia thị trường lao động và có được việc làm phù hợp với khả năng,

sở thích và có thể phát huy hết tiềm năng của bản thân

Tuy nhiên, cùng với việc đảm bảo cơ hội ngang nhau giữa nam, nữ làviệc cần thấy rõ vai trò giới, nhu cầu giới của nam, nữ có thể giống và khác

nhau, chỉ có một phần nhỏ sự khác biệt này là do những khác nhau về đặc

điểm sinh học giữa nam và nữ, còn phan lớn là do những định kiến và quanniệm xã hội tạo nên Mức độ ảnh hưởng của những điểm bất lợi này đối với

những tầng lớp phụ nữ khác nhau là khác nhau Chắng hạn như, mức độ ảnh

hưởng sẽ trầm trọng nhất và sâu sắc nhất là đối với những em bé gái phải bỏhoc hay di làm sớm do gia đình quá nghèo, do đông anh em, hay do quan

niệm là con gái không cần học nhiều Trong tương lai, các em sẽ phải chịunhững rủi ro thất nghiệp cao hoặc làm những công việc đem lại thu nhập thấp,

hoặc những công việc có gây ton hai cho ban thân như mại dâm Những phụ

nữ đã có gia đình, những phụ nữ ở nông thôn, trong những hộ gia đình nghèo

là những người chịu nhiều thiệt thoi nhiều hơn trước những bat lợi này

? Khoản 1,2 Điều 13 Luật Binh dang giới 2006

Trang 33

Không có công việc hay nghề nghiệp nào chỉ dành riêng cho nam hay

cho nữ mà chỉ có công việc phù hợp với khả năng và sở thích của mỗi người

Nếu có bat kỳ sự phân biệt đối xử nào cũng có thé dẫn tới những hậu quả xấu,

chăng hạn như với quan niệm nam giới không nên làm công việc bán hàng,trong điều kiện nam giới đang thất nghiệp nhiều, sẽ khiến cho tỷ lệ thất

nghiệp càng tăng, mức thu nhập của nhiều hộ gia đình do vậy sẽ bị ảnhhưởng.

4.2 Bình dang giới trong an sinh xã hội

Điều 25 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền có ghi: “Mọi người đều có

quyền được hưởng một mức sống phù hợp với sức khỏe và sự no ấm cho bản

thân và gia đình bao gồm: thực phẩm, quan áo, nhà ở, y tế và các dịch vụ xã

hội cần thiết, quyền an sinh trong lúc thất nghiệp, đau ốm, tan tat, goa bua,tuổi già hay các tình huống thiếu thốn khác do các hoàn cảnh ngoài kha năng

kiểm soát của mình Các bà mẹ và trẻ con phải được hưởng sự chăm sóc va

trợ giúp đặc biệt Tất cả mọi trẻ con, sinh có hôn thú hay không, đều được xãhội bảo vệ một cách bình đăng” Điều này cho thấy rằng, quyền được hưởng

an sinh xã hội là một quyền cơ bản của con người và là bình đăng với tất cảmọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em Tại Việt Nam, quyền an sinh

xã hội được khăng định trong Điều 34 Hiến pháp 2013: “Công dân có quyền

được đảm bảo an sinh xã hội” Cũng theo Hiến pháp 2013, công dân nam, nữbình đăng về mọi mặt, Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bìnhđăng giới, cũng như nghiêm cắm các hành vi đối xử về giới' Luật Bình dang

giới năm 2006 cũng dành riêng Chương II để luật hóa các nguyên tắc đảm

bảo bình đăng gidi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong

lĩnh vực lao động, giáo dục, y tế, thông tin và bình đăng giới trong gia đình.Đây là những quy định cụ thể nhất cho thấy sự bình đăng nam nữ trong việc

*! Điều 26 Hiến pháp 2013

Trang 34

thụ hưởng quyền an sinh xã hội đã được luật hóa, là quy định bắt buộc đối vớimọi công dân Việt Nam.

Bình đăng giới trong an sinh xã hội thê hiện sự bình đẳng trong việc tiếp

cận và thụ hưởng an sinh xã hội giữa nam giới và nữ giới Điều này bao gồm

tất cả các bộ phận của an sinh xã hội, gồm việc làm đảm bảo thu nhập toithiểu va xóa đói giảm nghèo; tham gia hệ thống BHXH, đặc biệt là đối với laođộng nữ; được bảo đảm các dịch vụ xã hội cơ bản như nước sạch, nhà ở, cácdịch vụ y tế, giáo dục cũng như nhu cầu tiếp cận thông tin Đảm bảo bình

đăng giới trong an sinh xã hội là đảm bảo cho cơ hội được lao động, làm việc,

sáng tạo và phát triển tương đương của cả nam giới và nữ giới, thực hiện đúngnhư mục đích của các Mục tiêu thiên niên kỷ: Phụ nữ có các cơ hội và đượctôn trọng như nam giới”

4.3 Bình dang giới trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội theo

quy định của pháp luật quốc tế

Hiện nay có rất nhiều Công ước quốc tế được ký kết trong lĩnh vực nhânquyền Những Công ước này đều quy định những quyền người phụ nữ đượchưởng, những cách thức cũng như biện pháp nhằm loại trừ sự phân biệt đối

xử, thực hiện bình dang giới Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã tham gia 04Công ước quốc tế liên quan đến vấn đề bình đăng giới trong lĩnh vực lao động

và an sinh xã hội: Công ước CEDAW về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối

xử với phụ nữ; Công ước 45 về sử dụng phụ nữ vào những công việc dướimặt đất trong hầm mỏ (năm 1935); Công ước số 100 về trả công bình đẳnggiữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giá tri ngang nhau (năm1951); Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp(năm 1958).

? Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ -

http://www.un.org.vn/vi/un-jobs/50-mdgs/what-are-the-mdgs/20-cac-mc-tieu-phat-trin-thien-nien-k.html

Trang 35

Công ước CEDAW ghi nhận vấn đề bình đăng giới với phạm vi rộng,bao quát hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sông, đồng thời xác định những biệnpháp thích hợp, nhăm loại bỏ hoàn toàn tình trạng bất bình đắng của phụ nữ

trong gia đình cũng như ngoài xã hội Có thể nói công ước CEDAW là công

ước chuyên biệt về chống phân biệt đối xử với phụ nữ, hướng đến mục tiêu

xác lập thực tế địa vị bình đăng của phụ nữ trong moi lĩnh vực của đời sống

Công ước CEDAW ra đời xuất phat từ nhận thức quan trọng của cộngđồng quốc tế về quyền cơ bản của con người Sự ra đời của Công ướcCEDAW là kết quả của cuộc dau tranh lâu dai của nhân loại tiễn bộ vì một xã

hội công bằng, dân chủ, nhân đạo và văn minh Ngày 18/12/1979 Công ướcCEDAW được đại hội đồng Liên hợp quốc phê chuẩn Ngày 03/09/1981 sau

khi được nước thứ 20 thông qua, Công ước này đã chính thức có hiệu lực Ngày 19/03/1982 Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ước này Chođến nay đã có 185 quốc gia trên thế giới phê chuẩn hoặc ký Công ước, chiếmtrên 90% thành viên của Liên hợp quốc Công ước CEDAW đề cập việc bảo

vệ quyền lợi của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hộinhư giáo dục, việc làm, dân sự, kinh doanh, hôn nhân gia đình Một trongnhững lĩnh vực mà Công ước CEDAW rat quan tâm là đảm bảo bình danggiới trong lĩnh vực việc làm.

Trong Công ước CEDAW, quyền bình dang trong lao động và việc làmtrước tiên được thể hiện ở việc đảm bảo những quyền như nhau giữa nam nữ,bao gồm quyền làm việc, quyền được hưởng các cơ hội có việc làm (gồm cả

việc áp dụng những tiêu chuẩn như nhau trong tuyên dụng lao động), quyền

được lựa chọn việc làm, quyền được thăng tiến, quyền được học nghề, đào tạo

nghề, quyền được hưởng thù lao như nhau, quyền được hưởng BHXH, quyềnđược bảo đảm về sức khỏe, an toàn lao động, bên cạnh đó, Công ước

CEDAW còn quy định một số biện pháp nhằm đảm bảo quyên lợi cho lao

Trang 36

động nữ như: cấm và trừng phạt hành vi sa thải phụ nữ vì mang thai, nghỉ đẻ

hoặc dựa vào tình trạng hôn nhân; lao động nữ nghỉ đẻ vẫn được hưởng

lương, được đảm bảo việc làm cũ, thâm niên và các phụ cấp xã hội; khuyến

khích cung cấp những hỗ trợ xã hội để tạo điều kiện cho cha mẹ có thể kết

hợp nghĩa vụ gia đình với trách nhiệm công tác và tham gia sinh hoạt xã hội,đặc biệt đây mạnh việc thiết lập và phát triển hệ thống nhà trẻ, trường mẫu

giáo; đối với những phụ nữ mang thai làm công việc nặng nhọc độc hại có chế

độ bảo vệ đặc biệt.

Công ước CEDAW đề ra một số biện pháp đối với các quốc gia thànhviên phải thực hiện như: nội luật hóa Công ước CEDAW; phải có cơ quan bảo

vệ phụ nữ và các chế tài dé xử lý những hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ;

sửa đôi hoặc xóa bỏ mọi điều khoản, quy định, tập quán và thực tiễn hiệnđang tồn tại mang tính chất phân biệt đối xử với phụ nữ Công ước cho phépcác quốc gia có quyền áp dụng những biện pháp đặc biệt tạm thời nhằm thúcđây nhanh bình đăng giới trên thực tế giữa nam và nữ, va cần có những biệnpháp bảo vệ người mẹ.

Hiện nay, Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) đã thông qua rất nhiều côngước về quyền của lao động nữ và quyên bình dang giới trong lao động Cụ thé

là Công ước số 3 về sử dụng lao động nữ trước và sau sinh đẻ (năm 1919);Công ước số 4 về làm việc ban đêm của phụ nữ (năm 1921); Công ước số 41

về xét lại Công ước số 4 (năm 1934); Công ước 45 về sử dụng phụ nữ vào

những công việc dưới mặt đất trong ham mỏ (năm 1935); Công ước số 89 vềxét lại thời gian làm việc ban đêm (năm 1948); Công ước số 100 về trả công

bình đăng giữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giá trị ngang

nhau (năm 1951); Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm vànghề nghiệp (năm 1958); Công ước số 156 về bình đăng cơ may và đối xử với

lao động nam và lao động nữ, những người có trách nhiệm gia đình (năm

Trang 37

1951) Đến thời điểm hiện tại thì Việt Nam mới phê chuẩn 3 công ước tronglĩnh vực này là Công ước số 45, Công ước số 100 và Công ước số 111.

Xuất phát từ những hạn chế về sức khỏe, tâm sinh lý của lao động nữnên Công ước số 45 về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đấttrong ham mỏ quy định: “Không được sử dụng bất cứ một người nao thuộc nữgiới, du ở độ tudi nào, vào những công việc dưới mặt đất trong các ham mỏ”

(Điều 2) Tuy nhiên, ILO cho phép các Quốc gia được miễn áp dụng điều cắmtrên trong một số trường hợp sau: những người giữ một vị trí quản lý không

làm một công việc lao động chân tay; những người làm việc trong các dịch vụ

y tế và xã hội; những người trong quá trình học tập, thực hiện một thời gian

huấn luyện trong các phần dưới mặt đất của một ham mỏ; tat cả những người

khác thỉnh thoảng có thé cần xuống các phần dưới mặt đất của một ham mỏ

để thực hiện một nghề không có tính chất lao động chân tay (Điều 3)

Trong lĩnh vực lao động thì việc trả công là vẫn đề rất quan trọng, nó

liên quan đến việc khuyến khích lao động, nâng cao năng suất lao động và sửdụng có hiệu quả nguồn lực Chính vì vậy, khoản 1 Điều 2 Công ước số 100

về trả công bình đăng giữa lao động nam và lao động nữ cho công việc có giátrị ngang nhau đã quy định các nước thành viên của Công ước phải bảo đảmviệc áp dung cho mọi NLD nguyên tắc trả công bình dang giữa lao động nam

và lao động nữ đối với một công việc có giá trị ngang nhau Tuy nhiên, mứctrả công chênh lệch cho một công việc có giá tri ngang nhau giữa NLD không xét theo giới tính, mà đánh giá khách quan tương ứng với những khác biệt

trong công việc phải làm, thì sẽ không được coi là trái với nguyên tắc trả côngbình dang giữa lao động nam và lao động nữ (khoản 1 Điều 3) Công ước số

100 cũng đưa ra những biện pháp dé thực hiện bình đăng giới trong lĩnh vựctrả công, các quốc gia có thé thực hiện những biện pháp sau: bằng pháp luật

hoặc pháp quy; bằng mọi cơ chế ấn định việc trả công đã được thiết lập hay

Trang 38

công nhận theo pháp luật; bằng các thỏa ước tập thé mà NSDLD va NLD đãcùng nhau ký kết; hoặc bằng sự kết hợp những loại biện pháp đó (khoản 2Điều 2).

Công ước số 111 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp đã

dé ra mục tiêu cơ bản là xóa bỏ mọi hình thức phân biệt về việc làm và nghềnghiệp Phân biệt về việc làm và nghề nghiệp theo Công ước số 111 đượchiểu là bất cứ sự ngược đãi, thiên vị hay ưu đãi dựa trên chủng tộc, màu da,

giới tính, tôn giáo, chính kiến, dòng dõi dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, có tác

động triệt tiêu hoặc hạn chế sự bình đăng về cơ hội, về đối xử trong việc làmhoặc nghề nghiệp (điểm a khoản | Điều 1) Tuy nhiên, mọi sự phân biệt, loại

trừ hoặc ưu đãi thuộc một công việc nhất định và căn cứ trên những đòi hỏivốn có của công việc đó thì sẽ không coi là phân biệt đối xử (khoản 2 Điều 1)

Dé thực hiện bình đăng giới trong việc làm và nghề nghiệp Điều 3 Công ước

số 111 cũng đưa ra một số biện pháp để các quốc gia thành viên áp dụng như:các quốc gia cần công tác với tô chức của NSDLD, NLD và tổ chức khác

nhằm day mạnh việc chấp nhận va áp dụng chính sách này; ban hành luật và

thúc đây các chương trình giáo dục có việc chấp nhận và áp dụng chính sáchnày; hủy bỏ, sửa đổi các quy phạm pháp luật không phù hợp; các quốc giaphải có chính sách điều tiết việc làm; tô chức hướng nghiệp, đào tạo nghề vàsắp xếp việc làm cho NLĐ dưới sự quản lý của một cơ quan nhà nước cóthâm quyên

Các công ước trên thực sự là công cụ hữu hiệu để bảo đảm sự bình đăng

giữa lao động nam và lao động nữ trong lĩnh vực lao động trên toàn thế ĐIỚI

Việt Nam sau khi phê chuẩn những công ước trên, đã nội luật hóa vẫn đề này

vào hệ thống pháp luật quốc gia Đây được xem như hành lang pháp lý bảo

đảm bình đăng giới vé moi mặt trong lĩnh vực lao động.

Trang 39

4.4 Nguyên tắc bình dang giới trong pháp luật lao động va an sinh

xã hội.

Nguyên tắc bình dang giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội là

sự cụ thé hóa nguyên tắc Hiến pháp về bình dang giới, thể hiện quan niệm,đường lỗi của Dang và Nhà nước về bình dang giới, đồng thời phù hợp vớicác nguyên tắc trong các văn kiện quốc tế như công ước CEDAW, Hiếnchương Liên Hợp Quốc, Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) Đây lànhững tư tưởng chủ đạo, xuyên suốt quá trình xây dựng và thực hiện hệ thống

pháp luật lao động và an sinh xã hội, mà xương sống là BLLD, cùng với đó là

các đạo luật mang tính bồ trợ cho BLLĐ như Luật Việc làm, Luật Giáo dục

nghề nghiệp, Luật An tòan vệ sinh lao động; Luật BHXH, Luật BHYT; các

văn bản dưới luật khác

Van dé bình đăng giới trong pháp luật lao động và an sinh xã hội được

xây dựng trên 4 nguyên tắc cơ bản có tính chất nền tang sau:

Thứ nhất: Nguyên tac bình đăng giới toàn diện

Bình dang giới toàn diện là bình đăng giới trong mọi lĩnh vực của đời

sống xã hội Hiến pháp hiện hành quy định rằng công dân nam và nữ bìnhđăng về mọi mặt” Như vậy, cả nam giới và nữ giới đều có quyền và nghĩa vụngang nhau, đều được đối xử công băng trên mọi lĩnh vực, trong đó có laođộng và an sinh xã hội.

Xuất phát từ tư tưởng trên, van đề bình dang giới đã được ghi nhận trong

hệ thống pháp luật lao động và an sinh xã hội trong tất cả các lĩnh vực như

việc làm, học nghề; Trong lĩnh vực giao kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồnglao động; Bình dang giới trong thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; An toànlao động và vệ sinh lao động; Tiên lương: Kỷ luật lao động; BHXH

*3 Điều 26 Hiến pháp 2013.

Trang 40

Trước hết, điều này được thé hiện qua BLLD khi nêu ra chính sáchchung của Nhà nước về lao động, trong đó có nội dung “bảo đảm nguyên tắcbình đăng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ

lao động nữ” BLLD cũng dành riêng Chương X để ban hành các quy địnhriêng cho lao động nữ, trong đó nêu rõ chính sách của Nhà nước đối với lao

động nữ, được cụ thể hóa thông qua Nghị định số 85/2015/NĐ-CP quy địnhchỉ tiết một số điều của BLLĐ về chính sách đối lao động nữ Các nội dung

trên đã quy định rõ ràng về nghĩa vụ của NSDLĐ đối với lao động nữ; các

van đề được ưu tiên đối với lao động nữ đặc biệt là lao động nữ mang thai;

quyền làm việc bình đăng của lao động nữ, những công việc không được sử

dụng lao động nữ

Trong các văn bản khác của hệ thống pháp luật lao động cũng có các quyđịnh về bình đăng giới Luật BHXH 2014 cũng có nhiều chế độ, chính sách

được hoàn thiện hơn, mang lại lợi ích thiết thực cho NLĐ, nổi bật nhất là chế

độ thai sản linh hoạt hơn, làm tăng sự bình dang giới giữa lao động nam và nữ

so với trước kia Luật Việc làm 2013 đưa ra ba nguyên tắc về việc làm, ápdụng bình đăng cho tất cả các đối tượng là NLĐ, trong đó có lao động nam vàlao động nữ Luật Giáo dục nghề nghiệp cũng nêu lên chính sách của Nhànước về giáo dục nghè nghiệp gắn liền với bình đăng giới; người học nghề cóquyên bình đăng, không phân biệt nam, nữ

Việc luật hóa và đưa vấn đề bình đăng giới vào trong các văn bản quyphạm pháp luật hoàn toàn phù hop với Công ước CEDAW: “Các nước tham

gia Công ước phải áp dụng mọi biện pháp thích hợp, ké cả biện pháp pháp

luật, trên tat cả các lĩnh vực đặc biệt là chính trị, xã hội, kinh tế và văn hoá đểđảm bảo sự phát triên và tiên bộ đây đủ của phụ nữ, nhăm mục đích bảo đảm

4 Khoản 7 Điều 4 BLLĐ 2012

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN