1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

theo các anh chị hệ thống an sinh xã hội việt nam có đặc điểm nào báo chí viết về an sinh xã hội thường viết về những đề tài gì

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Báo chí viết về An sinh xã hội thường viết về những đề tài gì?Câu 2: Anh chị hãy khái quát về quy trình xây dựng một tác phẩm báo chíviết về an sinh xãBài làmCâu 1: Theo các anh chị hệ t

Trang 1

Họ và tên: Nguyễn Văn Đức Lớp: Quay phim k40 Mã SV: 2056060005

Bài giữa kì

Câu 1: Theo các anh chị hệ thống an sinh xã hội Việt Nam có đặc điểmnào? Báo chí viết về An sinh xã hội thường viết về những đề tài gì?Câu 2: Anh chị hãy khái quát về quy trình xây dựng một tác phẩm báo chíviết về an sinh xã

Bài làm

Câu 1: Theo các anh chị hệ thống an sinh xã hội Việt Nam có đặc điểmnào? Báo chí viết về An sinh xã hội thường viết về những đề tài gì?

1 Tổng quát an sinh xã hộiViệt Nam

Không phải ai cũng hiểu rõ về an sinh xã hội (ASXH) và các chương trình an sinh xã hội Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội có thể hiểu là sự bảo đảm thực hiện các quyền để con người được an bình, bảo đảm an ninh, an toàn trong xã hội Như vậy, đây là các chương trình hành động của chính phủ nhằm thúc đẩy

phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo quyền tiếp cận các nguồn lực đầy đủ về nhiều mặt.

Chính sách bảo đảm an sinh xã hội là hệ thống các chính sách

Trang 2

can thiệp của Nhà nước (bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội ) và sự hỗ trợ của tổ chức hay tư nhân (các chế độ không theo luật định) Việc thiếu hiểu biết về an sinh xã hội cùng những quan niệm sai lầm dẫn đến việc nhiều lao động gặp khó

khăn khi về già, ốm đau hoặc khi mất đi khả năng lao động Trong hơn 35 năm qua, cùng với những thành tựu đổi mới kinh tế,

phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia, Việt Nam đã có những nỗ lực to lớn, đầu tư nguồn lực và đổi mới cơ chế, chính sách để thực hiện an sinh xã hội, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân hiện nay Ví dụ như tính đến tháng 12-2020,

tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều ước giảm còn khoảng 2,75%, giảm 1% so với cuối năm 2019 Tỷ lệ giảm nghèo đa chiều nhanh đã giúp Việt Nam

về đích trước 10 năm so với Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, là một trong 30 quốc gia áp dụng chuẩn nghèo đa chiều, được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

2

Đặc điểm an sinh xã hội Việt Nam

Ở Việt Nam, nhận thức về an sinh xã hội và quyền an sinh xã hội

ngày càng được nâng cao cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa An sinh xã hội được xác định là một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, nằm trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường, phản ánh bản chất tốt đẹp của chế độ ta

Như vậy, mục tiêu của an sinh xã hội là xây dựng hệ thống an sinh

Trang 3

xã hội đa dạng, toàn diện, từng bước mở rộng diện bao phủ, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ đang là đích đến của các quốc gia trên thế giới.

Về cấu trúc của hệ thống an sinh xã hội: có nhiều quan điểm và

cách tiếp cận khác nhau Theo quan điểm phổ biến của các tổ chức quốc tế, thì một hệ thống an sinh xã hội phải có tối thiểu 3 hợp phần cơ bản tương ứng với 3 chức năng chính của an sinh xã hội, gồm: Thứ nhất, những chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro; Thứ hai, những chính sách, chương trình giảm thiểu rủi ro; Thứ ba, những chính sách, chương trình khắc phục rủi ro.

Nước ta lựa chọn phát triển mô hình an sinh xã hội dựa trên quan

điểm của Tổ chức Lao động thế giới (ILO) với các bộ phận cấu thành là bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế, bảo trợ xã hội và ưu đãi xã hội Đây là mô hình phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng và Nhà nước ta, phát triển hệ thống an sinh xã hội phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi con người là động lực, mục tiêu của sự phát triển.

Phát triển quan điểm và chủ trương của Đảng về vấn đề này, trong

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011) và nghị quyết của các kỳ đại hội, đặc biệt Nghị Quyết số 15-NQ/TW, ngày 1-6-2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã đặt ra yêu cầu với một cấu trúc bao gồm: 1- Việc làm, thu nhập và giảm nghèo; 2-Bảo hiểm xã hội; 3- Trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

4- Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục tối thiểu, y tế tối thiểu, nhà ở tối thiểu, nước sạch và bảo đảm thông tin).

Trang 4

Theo đó, chính sách an sinh xã hội của Việt Nam tập trung vào 4

nội dung chính như sau: Một là, tăng cường cơ hội có việc làm, bảo đảm thu nhập

tối thiểu và giảm nghèo bền vững cho người lao động yếu thế thông qua các hình

thức hỗ trợ, giải quyết việc làm và kết nối thông tin thị trường lao động; Hai là, mở rộng cơ hội cho người lao động tham gia hệ thống chính sách bảo hiểm xã

hội, bảo hiểm thất nghiệp để chủ động đối phó khi thu nhập bị suy giảm hoặc bị mất do các rủi ro; Ba là, hỗ trợ thường xuyên đối với người có hoàn cảnh đặc thù và hỗ trợ đột xuất cho người dân khi gặp các rủi ro không lường trước hoặc vượt quá khả năng kiểm soát thông qua các khoản tiền mặt và hiện vật do ngân sách nhà nước bảo đảm; Bốn là, tăng cường tiếp cận của người dân đến hệ thống

dịch vụ xã hội cơ bản, như giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, thông tin.

Nước ta chú trọng phát triển hệ thống an sinh xã hội đối với khu

vực nông thôn, dân tộc thiểu số, các đối tượng bị tác động bởi cải cách kinh tế và xã hội, như lao động di cư, người thuộc diện thu hồi đất, bị tác động bởi khủng hoảng, người có công, trẻ em, người già, người tàn tật Không ngừng đẩy

mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo tiền đề, điều kiện vật chất, tài chính làm bệ đỡ cho cho hệ thống an sinh xã hội Trong đó, nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức thực hiện an sinh xã hội, đồng thời mở rộng sự tham gia của cộng đồng xã hội vào việc thực hiện chính sách an sinh xã hội dưới hình thức xã hội hóa.

Từng bước phát triển các chính sách an sinh xã hội với nội dung,

cách tiếp cận và chuẩn mực quốc tế; huy động sự liên kết, hợp tác khu vực và

Trang 5

quốc tế thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người lao động trong bối cảnh di chuyển lao động quốc tế ngày càng mạnh mẽ.

Để bảo đảm định hướng phát triển của xã hội, việc phát triển an

sinh xã hội phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của nó Phát triển hệ thống an sinh xã hội tại Việt Nam đã đưa đến nhiều biến đổi tích cực về mặt thể chế, hệ thống bảo hiểm xã hội, hệ thống chính sách ưu đãi và các chính sách trợ giúp xã hội

An sinh xã hội đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho người nghèo và

đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội, góp phần hình thành xã hội không còn nhóm xã hội bị loại trừ và bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của sự phát triển đất nước.

3

Báo chí viết về an sinh xã hội

An sinh xã hội là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển

bền vững, đồng thời là vấn đề mang tính cấp bách cho sự ổn định chính trị của mỗi quốc gia, khu vực Đối với lĩnh vực báo chí, dù thế giới đã có vô vàn các hình thức truyền tải thông tin, liên kết xã hội thông minh, song sự nổi trội về trách nhiệm xã hội, đạo đức nghề nghiệp và ý thức chính trị của đội ngũ nhà báo, phóng viên, biên tập viên vẫn tạo cho báo chí vị thế vững chắc, bởi đó là niềm tin, là sự gửi gắm trách nhiệm của cả cộng đồng.

Nhờ vào sức mạnh của sự thật, báo chí có uy lực và cũng đòi hỏi

trách nhiệm luôn gắn bó, đồng hành và phục vụ mọi mục tiêu phát triển của đất nước nói chung và vì con người nói riêng, trong đó có lĩnh vực an sinh xã hội An sinh xã hội là lĩnh vực thông tin quan trọng trên báo chí.

Thông tin báo chí về an sinh xã hội bao gồm hầu hết toàn bộ thông tin liên quan đến những nhu cầu đời sống cơ bản của nhân dân như bảo hiểm (bảo hiểm xã

Trang 6

bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ), lương tối thiểu, lương hưu, trợ cấp (thai sản, ốm đau, tai nạn lao động ), ưu đãi xã hội đối với người và gia đình có công với nước, trợ cấp đột xuất cho người gặp nạn do thiên tai, địch họa , trợ cấp hàng tháng cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, các chính sách hỗ trợ việc làm, dạy nghề cho người lao động thất nghiệp, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, người khuyết tật, đối tượng xã hội (mại dâm, ma túy) để hòa nhập cộng đồng và đảm bảo mức sống

tối thiểu cho họ.

Trong đó, đặc biệt cần chú ý là các đề tài xoay quanh mô hình an

sinh xã hội của Việt Nam, đó là các vấn đề thuộc các đề tài bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo trợ xã hội và ưu đãi xã hội.

·

Vấn đề bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế:

Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, xuất hiện nhiều bài

báo, phóng sự phát thanh, truyền hình… về BHXH, BHYT được thể hiện một cách

chân thực, sinh động, lối cuốn người đọc, người xem, phản ánh những khó khăn trở ngại, những cách làm hay, điển hình tốt cũng như những tâm tư, nguyện vọng

của nhân dân… Điều này đã mang lại hiệu ứng tích cực trong việc tổ chức thực hiện Luật BHXH, Luật BHYT Mặt khác, báo chí cũng chính là một kênh tham

Trang 7

Với độ bao phủ rộng, cập nhật liên tục, không giới hạn, báo chí là

phương tiện chuyển tải thông tin BHXH, BHYT nhanh chóng và hữu hiệu nhất ·

Vấn đề bảo trợ và ưu đãi xã hội:

Cũng tương tự như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, báo chí là

phương tiện chuyển tải thông tin bảo trợ xã hội và ưu đãi xã hội nhanh chóng, hữu hiệu.

Báo chí đăng tải các bài viết về cập nhật chính sách của Nhà nước,

các phương án hỗ trợ cho người dân và cả những câu chuyện về kết quả bảo trợ và

ưu đãi của người dân sau khi được hưởng chính sách Điều này giúp công tác mở

rộng pháp luật đến với người dân diễn ra tốt hơn.

Báo chí Việt Nam viết và đăng tải rất nhiều các bài viết thuộc về

an sinh xã hội, chủ yếu là cập nhật luật pháp và câu chuyện đời sống để mọi người có cái nhìn tổng quan Thế nhưng vẫn có những kẻ cố tình đưa ra những nguồn tin sai lệch, cần phải lưu ý và xử trí.

Câu 2: Anh chị hãy khái quát về quy trình xây dựng một tác phẩm báo chíviết về an sinh xã hội?

tải thông tin có liên quan đến An sinh xã hội một cách chân thực và giàu hình ảnh, tạo đồng cảm trong lòng người đọc

2.1 Quá trình tìm đề tài cho tác phẩm

“Săn đề tài” là bước quan trọng hàng đầu trong quá trình sáng tạo một tác phẩm báo chí Nhiệm vụ ấy đòi hỏi người phóng viên cũng phải dấn

thân vào cuộc sống, lặn ngụp với thực tế để kiếm tìm trong biển thông tin

Trang 8

những đề tài nóng, những vấn đề có sức sống và sự lan tỏa Người ta nói đề tài quyết định tới 50% thậm chí 80% thành công của tác phẩm báo chí Đề tài báo chí cũng “có khi biến, có khi thường”, nhiều cái tưởng hấp dẫn có thể viết nhưng lại không thể khai thác được gì, có những thông tin tưởng chừng rất “vô thưởng vô phạt” nhưng lại cho bài báo hay Đề tài tác phẩm báo chí về an sinh xã hội phần nhiều như những “tảng băng” trôi, ba phần nổi bảy phần chìm, những vỉa, những tầng thông tin nó nằm sâu phía dưới mà cái lộ thiên đôi khi không dễ nhìn thấy

Khi viết tác phẩm báo chí, sẽ luôn phải đối diện với một câu hỏi: đề tài này có gì mới không? Đã có báo nào viết chưa? Câu hỏi thường: không mới, đã có báo khác viết rồi Tìm trên google ra ngay Thực ra, tìm được cái mới hoàn toàn theo kiểu “chưa báo nào viết” thì rất khó Nhưng đề tài mới nằm ở tư duy mới, cái nhìn mới và cách tiếp cận mới Khi mọi cái tưởng như đã cũ thì hãy “lạ hóa” đề tài bằng cái nhìn mới của mình, hãy tìm cái mới trong cái cũ, tìm những điều có lý trong những cái tưởng như vô lý, tìm cái thuận trong cái nghịch và cáinghịch trong cái thuận Từ đó sẽ bật ra những đề tài mới và hay Bởi đó chính là cái chất của báo chí, báo chí thường diễn tả những gì đang mâu thuẫn, đang vận động, đang xung đột, đang định hình Cách tìm đề tài tác phẩm báo chí, tựu chung lại thì đã được đúc kết thành nhiều phương pháp như phương pháp quan sát, phương pháp lắng nghe, phương pháp “đi sẽ tới, tìm sẽ gặp” Nhưng dù phương pháp nào, nếu đó chỉ đơn giản là vấn đề kỹ thuật mà thiếu đi niềm đam mê với nghề, đam mê khám phá thì lại bế tắc Đam mê đó nó khiến người viết luôn phải lắng nghe luôn quan sát, luôn đặt câu hỏi Mỗi sợi tóc của nhà báo có khi giống như một cây ăng ten để thu nhận thông tin từ đời sống Đừng tự đóng khung cái nhìn của mình và hơn nữa, đừng tự đóng khung cuộc sống của mình đối với tác phẩm, hãy để những đam mê nghề ở ngay trong cuộc sống của mình, lúc đó thiết nghĩ nhà báo luôn biết viết gì cho bài báo Đặc biệt, với chuyên mục An sinh xã hội, người làm báo cần phải

cập nhật thông tin nhanh, đúng, sâu, chuẩn nhất để đưa đến cho công

Trang 9

chúng Những quyết định, chính sách, điều lệ của Nhà nước phải được phổ biến tới toàn dân nhanh chóng, kỹ càng và toàn diện nhất Điều này đòi hỏi những nhà báo, phóng viên phải có mối quan hệ xã hội sâu rộng, nền tảng thông tin tức thời, tin thần tiên phong, nhiệt huyết với nghề thì

mới có thể làm được Báo chí viết về An sinh xã hội vừa có cái dễ lại có điểm khó ở điểm đó

2.2 Tiêu chí của một tác phẩm Báo chí viết về An sinh xã hội

Đầu tiên là cần thật sự quan tâm về đề tài Chủ đề tác phẩm mang tính tư tưởng, tính định hướng của báo

chí, có thể được Ban Biên tập gợi ý Còn nói đề tài là đã bao hàm đối

tượng phản ánh cụ thể để khảo sát, nghiên cứu, phân tích, minh họa một cách thuyết phục cho chủ đề Ví dụ, phóng viên có thể được giao viết về

chủ đề đổi mới công tác

phát triển Đảng trong sinh viên hiện nay Để có đề tài hay, phóng viên phải tìm cho được một trường đại học, một đối tượng cụ

thể với những sự kiện, những câu chuyện thuyết phục để khai thác tư liệu viết bài, làm phim, v.v Nhiều tác phẩm khi đọc tiêu đề thấy có chủ đề hay, thiết thực, nhưng khi đọc nội dung lại thấy đề tài không tương xứng vì chọn đối tượng phản ánh (nhân vật, sự

kiện…) không tiêu biểu, không đại diện, không đặc sắc,… nên không được đánh giá cao

Thứ hai là cần trao đổi về tiêu chí của đề tài hay Đề tài hay cần đáp ứng 3 tiêu chí: Đúng – Trúng – Hấp dẫn

(lôi cuốn) Nhà báo Hải Đường có hẳn cuốn sách “Nhanh, đúng, trúng, hay – Những tản mạn về nghề báo” (NXB Trẻ - 2016), với nhiều bài học kinh nghiệm rất quý cho người làm nghề

Cả 3 tiêu chí Đúng – Trúng – Hấp dẫn nhiều khi được thể hiện ngay trong tiêu đề (tít) bài báo hoặc trong phần giới thiệu tác phẩm (sapo)

Đúng, là đúng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của

Trang 10

Nhà nước Chỉ cần đọc đầu đề bài báo là biết

Cách đây 5 năm, khi Luật Đất đai 2013 vừa mới có hiệu lực, có một tác phẩm của một tờ báo khối ngành, đoàn thể dự Giải Báo chí Quốc gia, đặt vấn đề Có nên xem xét lại Luật Đất đai?, vì có một vài điều bất cập được nhà báo phát hiện trong thực tiễn… Đặt vấn đề như thế, là không đúng quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Nhà báo có quyền (và là chức năng của báo chí) giám sát, phản biện xã hội bằng tác phẩm báo chí Nhưng việc đặt vấn đề xem lại Luật được Quốc hội thông qua vừa mới đi vào cuộc sống, lại là chuyện khác Bài báo đạt tiêu chí đúng, có tính định hướng chính trị, định hướng dư luận xã hội kịp thời Để đúng, không khó và thường khô khan Nhưng là bắt buộc.

Trúng, là trúng chỉ đạo của Trung ương, của Bộ, ngành, của cấp ủy địa phương Trúng ở đây cũng có nghĩa là phù hợp nhất với điều mong đợi tại thời điểm đó của công chúng bạn đọc, bạn nghe đài, xem truyền hình, muốn được biết, được hiểu, được tham gia Nhiều tác phẩm có nội dung đúng nhưng lại chưa trúng Nói đúng quan điểm, đúng tinh thần chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách của Chính phủ, nhưng câu chuyện ấy, nhân vật ấy, viết lúc nào cũng được, cũng đúng, mà không phải là câu chuyện, nhân vật, điều cần nói của hôm nay, của lúc này, của thời điểm bây giờ… Một chủ trương, một nội dung nghị quyết có thể thực hiện trong một nhiệm kỳ, thậm chí lâu hơn Nhưng mỗi năm lại có những trọng tâm riêng, mỗi địa phương có đặc thù của mình, có câu chuyện riêng của năm, câu chuyện riêng của địa phương, của ngành “Bắt” được cái đó, mới là trúng Tiêu chí trúng đòi hỏi nhà báo có con mắt tinh đời, phát hiện nhanh những cái riêng tiêu biểu, đại diện nhất cho cái chung, vì cái riêng bao giờ cũng là bộ phận của cái chung, chứa đựng cái chung (xét về mặt triết học)

Trúng cũng có nghĩa đòi hỏi nhà báo phát hiện được những chi tiết

đắt nhất, tiêu biểu nhất nói được, phản ánh được sự chỉ đạo của Đảng, tổ chức thực hiện của chính quyền, nguyện vọng cấp bách của người dân,…

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w