1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật về bảo đảm thương mại công bằng của Việt Nam

230 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

ĐÈ TÀI KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

PHÁP LUẬT VE BAO DAM THUONG MẠI

CONG BANG CUA VIET NAM

Chú nhiệm đề tai: Ts Nguyễn Quy Trọng

Trưởng Bộ môn Luật Thương mại

Thư ký đề tài: Ths Nguyễn Như Chính Bộ môn Luật Thương mại

TRUNG TÂM THONG Ti) THU VieTRUONG ĐẠI HOC AT HÀ Ne

PHONG Đúc _ 5_2 cả

HÀ NOI - 2016

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA DE TÀI Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Quý Trọng

Trưởng Bộ môn Luật Thương mại Thư ký đề tài: Ths Nguyễn Như Chính

Bộ môn Luật Thương mại

Các tác giả chuyên đề khoa học

1.TS Nguyễn Quý Trọng & Ths Nguyễn Thị Huyền Trang

Trường Đại học Luật Hà Nội

2 TS Nguyễn Quý Trọng & Ths Lương Thị Thoa

Trường Đại học Luật Hà Nội

3 TS Doan Trung Kiên & Trần Trọng Đại Văn phòng Chính phủ & Trường Đại học Luật HN

4 TS Nguyễn Thị Yến & TS Trần Thị Bảo Ánh

Trường Đại học Luật Hà Nội

5 TS Đặng Vũ Huân & Ths Cao Thanh Huyền Bộ Tư pháp & Trường Đại học Luật HN

6 Ths Nguyễn Thị Anh Thơ

Trườrg Đại học Luật Hà Nội

7 TS Vũ Thị Hải Yến & Ths Lương Thị Thoa

SCIC & Trường Đại học Luật HN

8 PGS.TS Bùi Nguyên Khánh & Trần Trọng Đại Học Viện Khoa học xã hội & Đại học Luật Hà Nội 9 TS Trần Thị Bảo Anh

Trường Đại học Luật HN

10 Ths Nguyễn Như Chính

Trường Đại học Luật HN

11 Ths Nguyễn Ngọc Anh & Ths Nguyễn T Huyền Trang

Trường Đại học Luật HN12 Ths Phùng Gia Đức

Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công thương

13 Ths Hoàng Minh Thái & TS Đồng Ngọc Ba Trường Đại học Luật HN & Bộ Tư pháp

Trang 3

MỤC LỤC

| Phan thứ nhất: BAO CÁO PHÚC TRÌNH

2.Phan thứ hai: CÁC CHUYEN DE NGHIÊN CỨU 45 Chuyên đề 1: Căn cứ lý luận xây dựng các biện pháp bảo đảm thương mại công bang trong điều kiện hội nhập quốc tế -2-©5¿©222E+£E22E+EE2EEeEEzrxrrerred 46 Chuyên đề 2: Tổng quan về các biện pháp bao đảm thương mại công bang trong

II 030010419011 57 58

Chuyên đề 3: Các biện pháp chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt

Nam và điều kiện áp dụng 5 22222222 22212121121112121211121112 re 74

Chuyên đề 4: Các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và

điều kiện 1i 84

Chuyên dé 5: Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt

Nam và điều kiện áp dụng .- 5222222222 2t 2E 2tererrrrrerrrrerred 94

Chuyên đề 6: Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam + 222SS2SE2E2E1E2121521212E121E 72.221 xe xe 109 Chuyên dé 7: Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam 2 52 1+ E221 131171211111 2111 11111111 122 Chuyên dé 8: Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hang koa nước ngoài vào Việt Nam + 5-5 + + s+Siserirerrrrree 133 Chuyên dé 9: Cơ quan có thẩm quyền điều tra và áp dụng biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của Việt Nam ¿2 222222 2Ec2xeEEeExeEErerkrrrered 146 Chuyên dé 10: Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm thương mại công bang trên thế giới và có liên quan đến hàng xuất khâu của Việt Nam 156 Chuyên dé 11: Thực trang áp dụng các biện pháp bao đảm thương mai công

bằng cối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam - 2© ecceecrcre 173

Chuyên dé 12: Bai học kinh nghiệm từ việc giải quyết một số vụ kiện tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại

công bang đối với hàng hóa nhập khẫu - 2-2252 S+E+Ez£EeEEeEErkerxre 187

Chuyên đề 13: Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bang ở Việt Nam 2 -222++22E2222122E1522222211222211112 xe 205

TÀI LEU THAM KHẢO 1.2221 11251112115112212151122112 1E re 219

Trang 4

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam 4 Diễn đàn hợp tác Á-Âu

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương

Hiệp định Nông nghiệp

Khu vực mau dich tự do ASEAN

Bộ Công thương

Bảo đảm thương mại công bằng Bộ trưởng Bộ Công thương

Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO Liên minh Châu Âu

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại Tối huệ quốc

Tổ chức thương mại thế giới

Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khâu hàng hóa nước ngoài vào

Trang 5

PHAN THỨ NHẤT

BAO CÁO PHÚC TRINH

Trang 6

BAO CÁO PHÚC TRÌNH

A PHAN MỞ DAU

I Tinh cấp thiết của đề tài

Tự do hoá thương mại là nhu câu tất yếu khách quan trong thế giới ngày

nay, nó mang lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia, như: mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ, đây mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Tuy nhiên, nó cũng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn cho nền kinh tế mà trước hết là các ngành sản xuất

trong nước phải đối mặt Đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế kém phát

triển, công nghệ lạc hậu, năng lực cạnh tranh yếu, trong đó có Việt Nam Vậy làm thế nào để vừa đảm bảo tự do thương mại lại vừa bảo vệ được lợi ích thương mại cho các nhà đầu tư? Đây chính là bài toán cần có lời giải hữu hiệu cho các quốc gia, khu vực và mang tính toàn cầu hướng tới một nền thương mại quốc tế công bằng Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép các quốc gia thành viên được áp dụng các cột trụ của biện pháp phòng vệ thương mại (biện

pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ thương mai) trong những trường hợp nhất định, thời hạn nhất định và phải tuân theo những nguyên tắc, điều kiện

thủ tục chặt chẽ và nghiêm ngặt Đây chính là những cơ sở pháp lý quan trọng

cho việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng được thống

nhất, minh bạch cũng như định hướng cho các nước thành viên khi xây dựng, ban hành pháp luật của mình trong lĩnh vực này tương thích với các quy định

của WTO Với sự tham gia ngày càng sâu rộng vao thương mai quốc tế, thời

gian vừa qua các doanh nghiệp và hiệp hội ngành hàng ở Việt Nam đã phải đương đầu với các vụ kiện thương mại của các nước nhập khấu và xu hướng ngày càng có chiều hướng gia tăng Vì vậy, doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng ở Việt Nam cần chủ động trong việc áp dụng các công cụ pháp lý hợp pháp

Trang 7

theo quy định của WTO, vận dụng linh hoạt cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp ngay trên thị trường nội địa Các công cụ pháp lý đó là việc áp dụng các biện pháp báo đảm thương mại công bằng phù hợp và hiệu quả Xuất phát từ những vấn đề trên, việc tiếp cận, nghiên cứu pháp luật về các biện pháp

bảo đảm thương mại công bằng một cách có hệ thông, sâu sắc, toàn diện là một

tất yeu khách quan hiện nay Trên cơ sở đó, có quan điểm khoa học đúng đắn, tư

duy pháp lý sáng tạo nhằm xây dựng được một hệ thông pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của Việt Nam thời kỳ “hậu WTO” phù hợp với pháp luật quốc tế, bảo vệ hiệu quả lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp

là hết sức cần thiết trên phương diện lý luận và thực tiễn Đồng thời, kết quả

nghiên cứu góp phần phục vụ cho chương trình đào tạo bậc đại học và/hoặc sau đại học tại Trường Dai học Luật Hà Nội và các co sở dao luật trong cả nước, dap ứng hiệu quả mục tiêu hội nhập quốc tế.

Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Phap luật về bảo đảm thương mại công bằng của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học (cấp trường)

trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay có tính thời sự và hết sức cần

II Tình hình nghiên cứu đề tài

1 Tình hình nghiên cứu trên thé giới

Pháp luật về bảo đảm thương mại công bằng không phải là vấn đề xa lạ và mới trong thương mại quốc tế Các công trình khoa học pháp lý trên thế giới về vẫn đề này với những cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau và có kết quả nghiên cứu khác nhau Trong đó có thé ké đến các công trình sau: Giáo su Raj Bhala (GS trường Dai học luật Washington, D.C): “Luật thương mại quốc tế: Những vấn đề lý luận và thực tiên”; Nxb Tư pháp, Bộ Tư Pháp Việt Nam năm 2004; (tái bản lần hai năm 2001, do Hội đồng thương mại Việt Nam —

Hoa Ky dịch ); Tania Voon: “Xoá bỏ các biện pháp khắc phục thương mại

trong WTO: Bài học từ các Hiệp định thương mại khu vực” (RTA); GeorgetownLaw Faculty Publications and OtherWorks.2010; Paper226; Yong shik Lee

Trang 8

(2005): “ Pháp luật tự vệ trong thương mại thé giới: Phân tích pháp lý”, NXB

Aspen Publishers (tái bản lần 2); Alan O Sykes (2006): “Hiép định WTO về các biện pháp tự vệ: Mét bình luận”; Nxb Oxford University Press, USA Nghiên cứu của ROSTA, JOSEPH (6/2009): “Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch làm suy yếu nên kinh tế đất nước” Công trình nghiên cứu cua Lee Yong-Shik (Viện Phát

triển Luật pháp Trung Quốc) (8/2002): “Biện pháp tự vệ: Tại sao các biện pháp tự vệ thương mại lại không có tính ứng dụng cao”; tạp chí Thương mại thê giới,

Vol.36, trang 641-673; Dumping: A Problem in International Trade (Bán phá giá: Một vấn dé trong thương mai quốc tế) của Jacob Vinner, University of

Chicago Press, 1923, Dumping: Still a Problem in International Trade (Ban pha

giá: Van con là một vấn dé trong thương mại quốc tế) của Thomas R Howell

Dewey Ballantine, National Academy Press, Washington D.C 1997, AD protection - Who get it (Bảo hộ chống ban phá giá - Ai được lợi) của Aradhna Aggarwal, Department of Business Economics, University of Delhi Nghiên cứu của GaryClyde Hufbauer, Peterson Institute for International Economics: “Antidumping: A look at US Experience - Lessons for Indonesia (Chong ban pha gid: Xem xét kinh

nghiệm của My - Bai hoc cho Indonesia)’; của National Board of Trade Sweden:“The Use of Antidumping in Brazil, China, India and South Africa - Rules, Trends and Causes (Việc sử dung biện pháp chong bán phá giá ở Brazil, Trung Quốc, An Độ và Nam Phi}” về thực tiễn và bài học kinh nghiệm từ các vụ kiện chống bán phá giá đã xảy ra trong thương mại quốc tế Nghiên cứu của Greg Mastel, Copyngh@1998 by M.E Sharpe, Inc: “ Antidumping Laws and the U.S. Economy (Luật chong ban phá giá va nên kinh tế Mỹ)”; của Won - Mog Choi và Henry S.Gao: “Xem xét nghiêm túc các van dé thủ tục trong Quy định chéng ban phá gid của Trung Quốc dưới góc độ các quy định của WTO”.

2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Pháp luật bảo đảm thương mại công bằng là vấn đề còn khá mới đối với

Việt Nam (chủ yếu chỉ mới khởi động khi chúng ta tiến hành đàm phán gia nhập WTO) song cũng đã có kha nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ (trực tiếp, gián tiếp) có liên quan đến van dé này ở những góc độ kinh tế, pháp lý khác

Trang 9

nhau Các công trình nghiên cứu về pháp luật bảo đảm thương mại công bằng ở Việt Nam không chỉ/và bao gom: PGS.TS Dinh Van Thanh (chu bién) (2005): “Rao can trong thương mại quốc tế”; NXB Thông kê, Hà Nội; TS Nguyễn Tiền Thuận (2007): “Điều chỉnh các rào cản thương mại cua Việt Nam thời kỳ hậu WTO”; tạp chí Nghiên cứu tài chính và kế toán; Hà Thị Thanh Bình (2010): “Khia cạnh pháp lý cua vấn dé hạn chế thương mại ở Việt Nam trong bồi cảnh

hội nhập”; Luận an tiễn sĩ luật học; Đại học Luật thành phố Hồ Chi Minh; Đoàn Trung Kiên (2010): “Pháp luật chống bán phá giá hàng hoá nhập khẩu vào Việt

Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiên", Luận án tiễn sỹ luật học; Dai học luật Hà Nội; Vũ Phương Lan (2011): “Pháp luật quốc tế vê chống bán phá giá trong thương mại quốc tế”, Luận án tiễn sỹ luật học; Đại học luật Hà Nội; PGS TS Nguyễn Hữu Khải (chủ biên) (2007): “Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, cơ

chế, chính sách và biện pháp”; Nxb Thống kê; Trần Hồng Minh (2006): “7ác động của hội nhập kinh tế khi Việt Nam ra nhập WTO”, tạp chí Kinh té và dự báo; TS Dinh Thi Mỹ Loan (chủ biên), (2008): “Hỏi đáp về pháp luật tự vệ của Việt Nam và WTO”; Nxb Lao động-xã hội Bằng việc đưa ra các câu hỏi và luận

giải, tac giả chủ yêu dé cập quy định của Tô chức Thương mai thế giới, Hiệp

định GATT, Hiệp định SA về tự vệ thương mại; TS Nguyễn Quý Trọng (chủ

biên) (2013): “Pháp luật về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam — những van dé lý luận và thực tiên”, NXB Tư pháp, Hà Nội; Vũ Kim Dung (2005): “ Bán phá giá và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 44/2005, tr.48-50; Hoàng Phước Hiệp: “Tim hiểu

pháp luật chống bán phá giá của WTO và Hoa Kỳ của Hoàng Phước Hiệp, Tạp

chí Luật học, số 1/2003, tr.26-29; “Tổng quan về các quy định chống bán phá

giá cua WTO, Hoa Kỳ, EU va Australia”,

Việc tiếp tục nghiên cứu về các biện pháp bao đảm thương mai công bằng

Ờ cập độ chuyên sâu, xác định rõ quan điểm và xây dựng được những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế là một yêu cầu hết sức cấp

thiết hiện nay.

Trang 10

(Hf Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:1 Mục đích nghiên cứu của dé tài:

- Lam sáng tỏ những van dé lý luận về pháp luật báo đảm thương mại công

bằng và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.

- Phân tích, đánh gia kêt quả giải quyét các vụ việc về thương mại côngbăng cia cơ quan nhà nước có thâm quyền tìm ra những nguyên nhân và bai họckinh nghiém cho Việt Nam.

- Cơ sở pháp lý, yêu cầu và những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật

bao dan thương mại công bằng của Việt Nam thông qua các vụ kiện đã được

giải quyết.

2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Dé đạt được những mục đích này, nhóm nghiên cứu xá định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê:

- Làm rõ các quy định của WTO về các biện pháp bảo đảm thương mại

công tằng, bao gồm: biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và

biện piap tự vệ thương mai.

- Làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng và thực tiễn thi hành.

IV Nội dung nghiên cứu

3uất phát từ phạm vi nghiên cứu và dé đạt được mục dich đã dé ra, dé tài

sẽ đưcc triển khai nhằm nghiên cứu 3 nội dung lớn sau đây: 1 Phần nghiên cứu mang tính lý luận:

-Căn cứ lý luận xây dựng các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng

- Tính hai mặt của tự do thương mại và tác động của nó tới việc áp dụng các biện pháp bảo dam thương mại công bằng.

- Các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng.

- Sự tương đồng và khác biệt giữa các biện pháp bảo đảm TMCB

Trang 11

- Mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam so với các quy dinh của WTO vẻ các biện pháp báo đảm thương mai công bằng

2 Phần nghiên cứu mang tính thực tiến:

- Cơ sở pháp lý của việc điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương

mại đối với hàng hoá nhập khâu vào Việt Nam

- Cơ quan có thẩm quyền điều tra và áp dụng biện pháp bảo đảm thương

mại công bằng của Việt Nam

- Điều kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại - Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng các biện pháp PVTM

- Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng

3 Phần nghiên cứu về kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng ở Việt Nam

- Bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết một SỐ vụ kiện tại Việt Nam

- Yêu cầu hoàn thiện các biện pháp bảo đảm TMCB ở Việt Nam - Giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm TMCB IV Phạm vi nghiên cứu đề tài

Pháp luật về bảo đảm thương mại công bang là một lĩnh vực nghiên cứu có nội dung rộng và phức tạp Nhóm tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề

chủ yêu sau:

- Các quan điểm, tư tưởng luật học về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng; các văn bản pháp luật thực định của Việt Nam về các biện pháp bảo đảm thương mại công bang; pháp luật WTO và pháp luật một số quốc gia về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng;

- Thực tiễn xây dựng, áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng ở Việt Nam

- Đúc rút ra các bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết một số vụ kiện tại

Việt Nam, đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo thương

mại công băng ở Việt Nam.

Trang 12

- Kết quả nghiên cứu của dé tài nhăm phục vụ trực tiệp cho việc nghiên

cứu, đào tạo pháp luật vê bao đảm thương mai công băng dành cho chương trình

đảo tạo bậc đại học và/hoặc sau đại học tại trường Đại học Luật Hà Nội và cáccơ sở đảo tạo luật trên phạm vi cả nước.

V Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các tác giả vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lê nin, quan điểm đường lỗi của Dang và Nhà nước luận giải những vấn dé lý luận và thực trạng pháp luật bảo dam thương mại công bằng của Việt Nam Bên cạnh đó, nhóm tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp phân tích và đánh giá, phương pháp tống hợp, phương pháp luật

học so sánh dé nêu và giải quyết các nội dung đã đề ra.

VI Những đóng góp mới và các giá trị ứng dụng của đề tài

1 Những đóng góp mới của đề tài

- Dé tài là công trình nghiên cứu về các biện pháp bao đảm thương mai công bằng một cách hệ thống và chuyên sâu theo quy định của pháp luật quốc tế

và pháp luật Việt Nam;

- Đề tài là công trình nghiên cứu mang tính tông thé về thực tiễn thi hành các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng ở Việt Nam — những bài học kinh

2 Giá trị ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tai:

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy pháp luật phòng vệ thương mại trong chương trình đào tạo bậc đại học

và/hoặc sau đại học tại trường Đại học Luật Hà Nội và các cơ sở đảo tạo luật

trên phạm vi toàn quốc.

VII Các kết quả nghiên cứu chủ yếu

1 Nhóm chuyên đề thứ nhất nghiên cứu lý luận về các biện pháp bảo

đảm thương mại công bằng (gồm 5 chuyên đề):

Trang 13

- Chuyên dé 1: Căn cứ lý luận xây dựng các biện pháp bảo đám thương mại công băng

- Chuyên dé 2: Tổng quan vé các biện pháp bao đảm thương mại công bang trong khuôn khổ của WTO

- Chuyên dé 3 Các biện pháp chống bán pha giá hang hóa nhập khẩu vào

Việt Nam và điều kiện áp dụng

- Chuyên đề 4 Các biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt

Nam và điều kiện áp dụng

- Chuyên đề 5: Các biện pháp tự vệ trong nhập khâu hàng hóa nước ngoài

vào Việt Nam và điều kiện áp dụng.

2 Nhóm chuyên đề thứ hai nghiên cứu về thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng ở Việt Nam (gồm 6 chuyên đề):

- Chuyên dé 6: Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

- Chuyên đề 7: Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

- Chuyên dé 8: Trinh tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp tự vệ trong

nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam

- Chuyên dé 9: Cơ quan có thâm quyền điều tra và áp dụng biện pháp bao đảm thương mại công bằng của Việt Nam

- Chuyên dé 10: Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng trên thế giới và có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

- Chuyên dé 11: Thực trạng áp dụng các biện pháp bảo đảm thương mai công bang đối với hang hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

3 Nhóm chuyên đề thứ ba nghiên cứu các bài khọc kinh nghiệm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng ở Việt Nam (gồm 2 chuyên đề):

- Chuyên đề 12: Bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết một số vụ kiện đối với hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam

Trang 14

- Chuyên dé 13: Yêu cầu và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp

bảo đảm thương mại công băng ở Việt Nam

VIII Cơ cau của báo cáo phúc trình về ket qua nghiên cứu của đề tài

Ban bao cáo gôm 5 phan:

- Phan mở dau

- Phan I: Nghiên cứu những van dé lý luận về các biện pháp bao dam

thương mại công bằng

- Phân II: Nghiên cứu thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm thương

mại công bằng ở Việt Nam

- Phan III: Nghiên cứu những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn giải quyết một số vụ kiện tại Việt Nam Trên cơ sở đó dé xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bao đảm thương mại công bằng ở Việt Nam.

- Kết luận

Trang 15

B NHUNG VAN DE LÝ LUAN VE CÁC BIEN PHÁP BAO

DAM THUONG MAI CONG BANG

Toàn cau hóa đã trở thành một xu thé tất yếu trong quá trình phát triển của nên kinh tế thế giới Để tham gia vào quá trình này, các quốc gia phải đây mạnh sự phát triển của nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường trong đó bao gồm cả các nước đang phát triển như Việt Nam Tuy nhiên, khi một nền kinh tế càng

hội nhập vao nền kinh tế thé giới thì những rào cản thương mại giữa nền kinh tế

đó với nền kinh tế thế giới ngày càng được dỡ bỏ và luồng hang hóa nhập khẩu này càng tăng lên Kết quả là sự cạnh tranh giữa các nhà đầu tư ngay trong thị trường nội địa cũng tăng lên một cách đáng kể Cạnh tranh ngày cảng khốc liệt thì các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ bị phá sản trước sức tan công 6 ạt của lượng hàng hóa nước ngoài vào thị trường trong nước Đây chính là lý do có thể biện minh cho các Chính phủ nước nhập khẩu có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mai (trade remedies), bao gồm: biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ thương mại Trong thương mại quốc

tế, các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ được coi là 3 cột trụ

của hệ thống các biện pháp phòng vệ thương mại và được áp dụng để bảo vệ thị trường nội địa trước sự thâm nhập của hàng hoá nước ngoài Vi vậy, Chính phủ các quốc gia cần thiết xây dựng hệ thống pháp luật về phòng vệ thương mại nhằm hạn chế tạm thời sự gia tăng lượng hàng hóa nhập khẩu đồng thời tạo điều kiện cho việc cơ cấu nền kinh tế quốc gia, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các doanh nghiệp trong nước Đây được xem như một tất yếu khách quan trong nền

kinh tế hội nhập.

I Căn cứ lý luận xây dựng các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Tổ chức Thuong mại Thế giới (WTO)! ra đời là kết quả của Vòng đàm phán Uruguay (hiện nay đã có 158 quốc gia là thành viên của WTO) Ở vòng

đàm phán Uruguay, Hiệp định chống bán phá giá (ADA) và Hiệp định về trợ

' WTO ra đời vào 01/01/1995.

Trang 16

cấp và các biện pháp đói kháng (SCMA) được đàm phán lại với một số thỏa thuận mới về các biện pháp bảo đảm thương mại công băng, ví dụ: thỏa thuận

mới tại điều khoản XIX liên quan đến các biện pháp tự vệ thương mại được áp dụng Những hiệp định này giờ đây được biết đến rộng rãi như là ba điểm cốt lõi trong hệ thống các biện pháp đảm bảo công băng thương mại của WTO.

Sự ra đời của các hiệp định đa biên của WTO là cơ sở pháp lý quan trọng phi nhận và bảo đảm áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các

quốc gia thành viên Các cơ sở pháp lý quan trọng đó được thé hiện trên những phương diện cơ bản sau: (i) các hiệp định về các biện pháp bảo đảm thương mại

công bang luôn có sự phát triển từ hiệp định GATT (1947), hiệp định GATT (1994) đến hiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại; (ii) ghi nhận sự

thay đổi những nội dung trong các hiệp định về phòng vệ thương mại với GATT

1947 và GATT 1994; Sự giải thích và thay đổi nội dung trong các hiệp định phòng vệ thương mại so với GATT (1947) là hết sức cần thiết nhằm cho phép các quốc gia nhập khẩu được tiễn hành theo một trình tự thủ tục chặt chẽ và tuân

thủ theo các nguyên tắc được ghi nhận Đồng thời, phần nào hạn chế việc sử

dụng mang tính ý chí chủ quan của Chính phú nước nhập khẩu.

Thực tế cho thay, theo quy định của WTO thì các nước thành viên có thé sử

dụng biện pháp phòng vệ thương mai dé đối phó với sự ảnh hưởng của hàng hóa

từ các nước khác đối với ngành sản xuất nội địa Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong thời điểm suy thoái kinh tế, biện pháp này được nhiều nước sử dụng khá thường xuyên, đặc biệt là các nước thuộc EU, Hoa Kỳ, An Độ, Theo số liệu của WTO, trong giai đoan từ năm 1995 đến năm 2014 chỉ có 380 cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp Năm 2014 chính là năm có số cuộc điều tra

lớn nhất (45 vụ) Các cuộc điều tra chống trợ cấp có mức tăng mạnh từ năm 2012 so với các năm trước đó Mức bình quân cho cả giai đoạn 1995 - 2014 là khoảng 19 cuộc điều tra mỗi năm Trong đó, biện pháp tự vệ thương mại được

áp dụng ít nhất so với biện pháp chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp (cao nhất là 34 vụ vào năm 2002).

Trang 17

16 chức thương mại Thế giới đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đặt

ra cec luật lệ diéu chỉnh thương mại toàn cầu Tuy nhiên, WTO không phải là

một Chinh phủ toàn cầu và không phải chịu trách nhiệm một cách dân chủ trước công dân của các nước thành viên” Trong thương mại quốc tế với xu thế toàn

cầu 16a thì pháp luật quốc gia ngày càng đóng vai trò quan trong va là một công cụ hữu hiệu nhằm kiểm soát tốt nhất vòng luân chuyển quốc tế của hàng hóa và vì thé có tác động tới việc hạn chế thương mại tự do Điều đó được biểu hiện trên những phương diện chủ yếu gồm:

Môi là, Việc xây dựng hệ thong pháp luật quốc gia về phòng vệ thương mai không chỉ /và bao gồm sự liệt kê hay “sao chép” lại những quy định của WTO mà còn phải căn cứ vào tình hình, điều kiện và những giai đoạn phát triển nhất

dink của từng thành viên;

Hai là, Pháp luật quốc gia về các biện pháp phòng vệ thương mại là một bộ phận không tách rời hệ thống pháp luật WTO Các quy định của WTO là những chuin mực pháp lý dé các nước vận dụng phù hợp, chon lọc và hiệu quả nhưng không shai là sự dập khuôn máy móc Chính vì vậy, ngoài nghĩa vụ mang tinh ngu¿ên tắc thì các quốc gia thành viên đều có quyền xây dựng những cam kết của riéag mình trên nền tảng các quy định của WTO Hiện nay, hệ thong pháp luậtcủa Việt Nam và các chính sách kinh tế thương mại đang có những thay đổi rat lớn tác động tới các quy định về phòng vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hóa déc biệt dưới tác động của các Hiệp định thương mai tự do (FTA), Hiệp dint Đối tác xuyên Thái Binh Duong (Trans-Pacific Strategic Economic Parneship Agreement - viết tat TPP)’ Nhận thức sâu sắc van dé về các biện pha p¬òng vệ thương mại, Việt Nam đã từng bước thé chế hóa các chế định của WTO bang viéc ban hanh cac van ban phap luat dé diéu chinh hiéu qua cac bién

? Xen thim: Joseph E Stiglitz (2003), Những bắt bình đối với toàn câu hóa, trong Nguyễn Văn Thanh (chủ

biên)(2013), Những mang toi của toàn cau hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7 TP! là nột hiệp dinh/thoa thuận thương mại tự do được ký kết giữa 12 nước vào ngày 4 tháng 2 năm 2016 tại

AucHanc New Zealand sau 7 năm đàm phán với mục đích hội nhập các nên kinh tê thuộc khu vực châu A-Thai

BinhDucng.

Trang 18

pháp phòng vệ thương mại Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như: Pháp lệnh về tự vệ trong

nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (có hiệu lực vào ngày 01 tháng

09 ram 2002); Pháp lệnh chồng ban phá giá (được Uy ban thường vụ Quốc hội thôrg qua ngày 29/4/2004)” và Pháp lệnh về việc chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.

Ba là, trong quá trình thực hiện các cam kết của mình các quốc gia cũng

cần chú trọng đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng khai thác được lợi ich của thương mai tự do, dé cao lợi ích quốc gla và công bằng xã hội Pháp

luật Việt Nam cần được hoàn thiện theo hướng đóng vai trò quan trọng, là công

cụ đắc lực dé thực hiện chính sách mở cửa thương mại có chọn lọc, tạo lợi thế cho sự phát triển kinh tế đất nước, phù hợp với các quy định của WTO.

Bon là, Hệ thông pháp luật quốc gia không đồng bộ hoặc chưa phù hợp với

điều kiện thực tiễn sẽ tạo ra những rào cản thương mại đối với quá trình thương

mại tự do Bên cạnh đó, tự do thương mại cũng sẽ tạo ra kẽ hở và môi trường

thu¿n lợi cho các hành vi gian lận Theo thông kê từ Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công Thương), tính đến hết tháng 10/2014, đã có 80 vụ kiện phòng vệ thương mại mà các DN Việt Nam phải đối mặt, trong đó 47 vụ liên quan đến chống bán phá giá Các mặt hàng bị điều tra cũng rất đa dạng, bao gồm cả những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như: thủy sản, may mặc, da giày đến những ngành hàng có kim ngạch không đáng kể như đinh thép, máy chế biến

Năm là, Ap dung biện pháp phòng vệ thương mai đối với hàng hóa nhập

kha cần xây dựng một chiến lược hoàn chỉnh và khả thi Không chỉ thực hiện

“phòng vệ” mang tính thụ động mà trong trường hợp nhất định Chính phủ quốc

gia cần áp dụng biện pháp này mang tính “chủ động” khi xét thấy đầy đủ các

yếu tố, điều kiện cần thiết Trong quá trình hội nhập quốc tẾ, Thực tế cho thấy, *Lutt sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH X ngày 20/5/1998

có qty định cho phép áp dụng thuê bô sung đôi với hàng hoá bị bán phá giá nhập khâu vào Việt Nam được coi là

văn lản pháp luật dau tiên vê chong bán phá giá - :

: htt-1⁄2www.doanhnhansaigon.vn/hoi-clb/phong-ve-thuong-mai-nam-luat-de-dunbTRiif 0â5034ÓNG TIN THU VIÊN

{ alia os

Trang 19

hàng hóa cua Việt Nam chu yêu bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mai

tại nước ngoài Tính đến 31/12/2014, hang hóa xuất khâu của Việt Nam là đối tượng của 59 vụ điều tra chống bán phá giá; 7 vụ điều tra chong trợ cấp và 15 vu điều tra về áp dụng biện pháp tự vệ Trong đó hàng hóa của Việt Nam chủ yếu bị áp dạng biện pháp chống bán phá giá và tập trung tại các quốc gia và khu vực như: Hoa Kỳ (11 vụ); EU (11 vụ) và Thé Nhĩ Kỳ (8 vụ) Trong đó, kết quả là áp thuế chống bán phá giá nhiều nhất bởi Hoa Kỳ (8 vụ)” Vì vậy, xây dựng hệ thong pháp luật về phòng vệ thương mai trong nhập khẩu hàng hóa cần thực

hiện trên cơ sở phù hợp, minh bạch và hiệu quả luôn mang tính tất yếu, khách

HỊ Tính hai mat của tu do hoa thương mại va van dé bao dam thương

mại công băng

Tự do hoá thương mại là việc dỡ bỏ những hang rao thương mai do các quốc gia lập nên nhằm thuận lợi cho sự di chuyển luông hàng hoá, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác Tự do hóa thương mại quốc tế mang lại những lợi ish không thé phủ nhận, những lợi ích mà sẽ không bao giờ có được nếu tiếp

tục duy trì nền kinh tế đóng cửa, tự cung, tự cấp Trên cơ sở lý thuyết về lợi thế

so sinh, lợi ích lớn nhất của tự do hoá thương mại là thúc đây tăng trưởng kinh tế Tự do hoá thương mại gắn liền với việc mở cửa biên giới quốc gia mang lại lợi ch cho các nhà đầu tư xuất khẩu và ngược lại, nó gây ra cho những nhà sản

xuất nội địa những khó khăn nhất định Điều này dẫn đến hai xu hướng, một ủng

hộ tr do hoá thương mại, một tìm cách hạn chế Lịch sử đã chứng minh: tự do hóa thương mại và bảo hộ luôn ton tại song song như hai mặt của một quá trình,

cùn; tổn tại, cùng đấu tranh và tạo động lực phát triển Vì vậy, nhằm điều hòa

những xung đột lợi ich đối lập buộc các quốc gia với tư cách là chủ thể cần hoạ:h định và xây dựng chính sách thương mại phù hợp và hiệu quả.

Thương mại tự do mang tính hai mặt Về cơ bản quá trình tự do hóa thương mại mang lại những lợi ích sau đây: (i) tự do hóa thương mại hai chiều hỗ trợ

“Ngiỗn: Ban Thư ký WTO.

Trang 20

cho các quốc gia phát huy lợi thé so sánh trong việc san xuất, xuất khâu những

sản phâm mà mình có lợi thé và mua từ bên ngoài các sản phẩm mà mình phải

sản xuất với chi phí cao hơn, kém hiệu quả hơn; (ii) tự do hóa thương mại làm tăng cường quá trình chuyển giao công nghệ và tri thức giữa các nước, đặc biệt

là giữa những nước phát triển và các nước đang phát triển góp phần tạo điều kiện đê các quốc gia này có cơ hội phát triển nền kinh tế nội dia; (iii) tự do hóa thương mại giúp các dòng vốn được điều tiết và tập trung đầu tư có hiệu quả; (iv) tự do hóa thương mại còn giúp các quốc gia tăng cường hiểu biết lẫn nhau với tư cách là người bạn hàng, là đối tác kinh tế nhờ đó tạo nên “tam bình phong vật chát to lớn có khả năng ngăn ngừa xung đột quốc tế, tăng thêm lòng tin và

, ~ Ee z k „ 7

hop tác giữa các quốc gia

Những lợi ích mà quá trình tự do hóa thương mại mang lại cho tăng trưởng nền kinh tế quốc gia là điều không thể phủ nhận Tuy nhiên, tự do hóa thương mại cũng tạo ra những thách thức và rủi ro không nhỏ cho ngành sản xuất, thậm chí là ảnh hướng tới cả một nền kinh tế Các nghiên cứu trong đề tài đã luận giải những tác động tiêu cực của quá trình tự do hóa thương mại đối với nền kinh tế quốc gia, ảnh hưởng đến các biện pháp phòng vệ thương mại trên các phương diện chủ yếu sau: (i) Tự do hóa thương mại làm gia tăng sự bắt bình đẳng và tram trọng thêm sự bắt công xã hội trên thé giới và trong nội bộ mỗi quốc gia; (ii) Sự gia tăng cạnh tranh toàn câu do kết quả của quá trình tự do hóa thương mại làn cho các ngành sản xuất và dịch vụ có năng lực cạnh tranh thấp trong đó có cả các ngành công nghiệp truyền thong ở các nước dang phat triển bi tác động nạnh và có nguy cơ bị xóa bỏ; (iii) Tự do hóa thương mại làm gia tăng sự phụ thuộc lan nhau giữa các quốc gia, đặc biệt là sự phụ thuộc của những nước nghèo những nước đang phát triển vào nước giàu, những nước phát triển Sự phụ thuộc ngày càng lớn làm cho các nước đang phát triển dễ dàng bị ảnh

V6 Đại Lược (2004), Tự do hoa thương mại và hội nhập kinh tễ quốc tế và van dé an ninh, tạp chí Những vẫnđề kinh & thé giới, (8) (3-10).

Trang 21

hương boi sự bat ôn kinh tê cua các nước khác , (iv) Tự do hóa thương mại

dang được diéu hành một cách thiếu công bang.

Kết quả nghiên cứu đi đến một nhận xét răng: Việc mở cửa nên kinh tế, tham gia ngày càng tích cực vào thị trường khu vực và quốc tê, trrong đó có van dé tự do hóa thương mại Bên cạnh những mặt tích cực mà tự do hóa mang lại

cho nên kinh tế thì kéo theo đó là những hạn chế, bất cập Lính hai mặt của tự do

hóa thương mai đã đặt ra van dé bảo đảm thương mại công bằng.

Hiện nay, trên thế giới chưa có quan niệm chung thống nhất về bảo đảm

thương mại công bằng Tuy nhiên, căn cứ quy định của WTO và pháp luật của

các quốc gia thì có thể nhận thấy: Bảo đảm thương mại công bằng là việc nhà nước sứ dụng các biện pháp được quy định trong pháp luật quốc gia để duy trì và thực thi pháp luật nhằm hạn chế sự gia nhập thị trường trong nước đối với các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ nước ngoài với mục đích bảo vệ ngành sản xuất nội địa, bảo vệ lợi ích thương mại quốc gia trên cơ sở phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế.

III Các biện pháp bảo đảm thương mại công bang

Các biện pháp đảm bảo thương mại công bằng là các quy định, chứ không phải thuế quan, cho phép các quốc gia áp dụng các biện pháp hoặc các mức thuế tác động đến giá cả hoặc lượng hàng hóa mà họ nhập khẩu Các hành động đảm bảo thương mại công bằng của chính phủ rất quan trọng vì về cơ bản các hành động này đi ngược lại mục tiêu tự do mậu dịch của WTO Những hành động này có tác động trực tiếp đến các quyết định của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến hàng hóa trong mậu dịch quốc tế và còn có tác động tức thời và mang tính hành chính đối với các quyết định kinh doanh cũng như quyết định của chính phủ liên quan đến việc bán hàng trên thị trường Các biện pháp bảo đảm thương mại

công bằng bao gồm:

* Pham Duy Nghĩa (Chủ biên) (2001), Tim hiếu pháp luật Hoa kỳ trong điêu kiện Việt Nam hội nhập kinh tê khu

vực và trên thé giới, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trang 22

1 Biện pháp chồng bán phá giá

Hiện ray, theo quy định của ADA cũng như của pháp luật về chống bán giá của Hoa Kv, EU, Canada, An Độ, Trung quéc và các nước ASEAN v.v thi các biện pháp chồng bán phá giá mà quốc gia nhập khâu có thé sử dụng dé chống lại hành động bán phá giá gây thiệt hại cho thị trường nội địa chủ yếu là biện pháp tạm thời, cam kết về giá và thuế chống bán phá giá Biện pháp chống bán phá giá

bao gồm: Biện pháp tam thời; Biện pháp Cam kết vé giá; Biện phápThuế chồng

ban pha giả.

Pháp luật chống ban pha giá hàng hóa nhập khẩu ở Việt Nam quy định biện pháp chống bán phá giá chỉ được áp dụng đối với hàng hoá bán phá giá vào Việt Nam khi có đủ hai điều kiện là: (i) hàng hoá bị bán phá giá vào Việt Nam và biên độ ban phá giá phải được xác định cụ thé; và (ii) việc bản phá giá trên là nguyên nhân gây ra hoặc de doa gây ra thiệt hại đáng kế cho ngành sản xuất trong nước Tuy nhiên, nếu so sánh với các điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá theo quy định của ADA ta thấy, ADA đưa ra ba điều kiện như sau: (i) hàng hoá nhập khẩu bị ban phá giá; (ii) ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt hại đáng kể; và (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa việc hang hoá nhập khẩu bán phá giá và thiệt hại ”.

Trong vụ kiện chống bán phá giá mặt hàng tôm của 6 nước là Việt Nam,

Braxin, Trung Quốc, Thái Lan, Ecuado, Ấn Độ vào thị trường Hoa Kỳ năm

2004, Hoa Kỳ đã sử dụng phương pháp zeroing dé tính toán biên độ bán phá giá và kết quả là các nước bị kiện đã phải chịu những thiệt hại rất lớn Chỉ tính riêng đối Việt Nam, theo tính toán và đánh giá của các luật sư Hoa Kỳ đã tham gia tư vẫn và hỗ trợ pháp lí cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam thì nếu DOC không áp dụng cách tính “Zeroing”, có nghĩa là nếu họ thực hiện phép tính bù trừ cho những so sánh có biên độ phá giá âm, thì kết quả là các doanh nghiệp

xuất khẩu tôm Việt Nam không bán phá giá, thậm chí biên độ phá giá sẽ là -9%.

? Phòng thương mai và công nghiệp Việt Nam (2004), Pháp luật về chống bán phá giá - Những điều can biết,

Công ti in Công Đoàn Việt Nam, Hà Nội.

Trang 23

Do sử dụng cách tính “Zeroing”, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đã phái hứng chịu mức thuế chống ban phá giá từ 4.13 đến 25.76%'° Vì cách tính biên độ phá giá không công bằng nảy, ngày từ tháng 6/2003, EU đã khiếu nại lên WTO về phương pháp “Zeroing” này của Hoa Kỳ Tiếp đó, một loạt các thành viên khác trong WTO cũng đệ đơn đồng khiếu kiện, trong đó có

Argentina, Braxin, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn

Quốc, Mexico, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ Sau nhiều lần tranh cãi và gia hạn kết luận, dén thang 5/2006, Co quan Giải quyết tranh chấp của WTO đã có kết luận

cuối cùng là phương pháp “Zeroing” của Hoa Kỳ trái với các nguyên tắc của

WTO'! Do đó, ngày 20/12/2006, DOC đã có thông báo sẽ không quy kết quả về 0 đối với những kết quả cho thấy không có bán phá giá (kết quả âm) khi sử dụng phương pháp so sánh trung bình để tính biên độ phá giá trong quá trình điều tra Việc thay đôi này sẽ được áp dụng đối với tat cả các vụ điều tra dang và bat đầu được tiễn hành vào thời điểm đó Tuy nhiên, nội dung thay đối này sẽ không được áp dung cho các vụ việc đang trong giai đoạn ra soát hang năm theo thu tục hành chính và rà soát “cuối kỳ” 5 năm Do đó, mặt hàng xuất khẩu cá tra, cá

basa và tôm đông lạnh của Việt Nam là đối tượng bị áp thuế chống bán phá giá

trong hai vụ kiện vào năm 2002 và năm 2004 trước kia vẫn bị ảnh hưởng bởi

phương pháp “Zeroing” trong các ky soát lại hang năm theo quy định của pháp luật chòng bán phá giá của Hoa Kỳ.

2 Biện pháp chống trợ cấp

Trong WTO, tro cáp được hiểu là bat kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc mt tổ chức công (Trung ương hoặc địa phương) dưới một số hình thức có thé mang lại lợi ích cho doanh nghiép/nganh sản xuất.

Cac quy định về trợ cấp xuất khâu của GATT 1994, SCM, AOA (Hiệp định nông nzhiệp) đều định nghĩa trợ cấp xuất khâu là “trợ cấp dựa trên kết quả thực

hiện xuât khâu”.

'® httn:/xww.qlct.gov.vn/Web/Content.aspx2distid=2375&lang=vi-VN, ngày 22/5/2010.

là http://dintri.com.vn/c76/s82-162568/viet-nam-thoat-khoi-phep-tinh-zeroing-cua-my.htm, ngày 22/5/2010.

Trang 24

Chong trợ cấp hay còn gọi là biện pháp đối khang, là các biện pháp mà WTO cho phép Chính phủ nước nhập khẩu áp dụng nhằm chống lại các tác động

tiêu cực do trợ cấp hang hóa nhập khẩu gây ra đối với thị trường nước nhập khâu với mục đích đảm bảo một nền thương mại công bằng, qua đó bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của các doanh nghiệp, ngành sản xuất sản phẩm

tương tự trong nước và người tiêu dùng; hay nói cách khác, là các biện pháp mà nước nhập khẩu dùng dé chống lại hành vi trợ cấp đối với hàng hóa nhập khẩu.

Theo quy định của WTO, các nước nhập khẩu có thể sử dụng các biện pháp sau dé chống lại việc trợ cấp hàng hóa nhập khẩu: (i) Biện pháp tam thời (điều 17 SCMA); (ii) Biện pháp đánh thuế đối kháng chong trợ cấp (Điều 19 SCMA); (iii) Biện pháp cam kết.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng: Không một sản phẩm nào cùng một

lúc phải chịu thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán pha giá hay trợ cấp xuất khẩu ” Mặc dù cam kết được đưa ra từ phía Chính phủ

hoặc nhà sản xuất của nước xuất khẩu, nhưng cam kết đó chỉ được thực hiện khi

Chính phủ nước nhập khẩu chấp nhận Như vậy, việc áp dụng cam kết là theo ý chí của các bên nên đây là biện pháp đáng được chú trọng áp dụng vì nó dung

_ oe r A ` oA A A 13

hòa được lợi ích cho các bên tham gia vào vụ kiện chong trợ cap ©.

Theo quy định của WTO, việc áp dụng các biện pháp đối kháng chỉ có thể thực hiện nếu cơ quan có thâm quyền của nước nhập khẩu, sau khi đã tiến hành

điều tra chống trợ cấp, ra kết luận khẳng định sự tồn tại đồng thời của cả 3 điều

kiện sau: (i) Hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp (với biên độ trợ cáp không thấp hơn 1%); (ii) Ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước nhập khẩu bị thiệt

hại đáng ké hoặc bị đe dọa thiệt hại đảng kế hoặc ngắn cản đáng kế sự hình

thành của ngành sản xuất trong nước (gọi chung là yếu tô “thiệt hại”); (iii) Có

môi quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khâu được trợ cáp và thiệt hại nói

'Š Điều VI GATT 1947.

'3 Về cơ bản các biện pháp này cũng được quy định tại Điều 4 Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào

Việt Nam.

Trang 25

trén'' Tuy nhiên, pháp luật Liên minh Châu Âu quy định, ngoài các điều kiện áp dụng tương tự như WTO, b6 sung thêm điều kiện: “Việc áp dụng biện pháp đó là phù hợp với lợi ích của cộng đồng”.

3 Biện pháp tự vệ thương mại

Hiệp định về các biện pháp tự vệ là một trong những thành quả quan trọng

của vòng dam phan Uruguay (1986 — 1994) Một van đề chính được đưa ra đàm phán tại vòng đàm phán này là các biện pháp “vùng xám” (hạn chế xuất khẩu tự

nguyện — VERS, thỏa thuận về trao đổi mau dịch có điều tiết - OMA, v.v) hiện

chưa có căn cứ luật pháp theo Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) Hiệp định về các biện pháp tự vệ làm rõ các điều luật chi phối các biện pháp “vùng xám” và thiết lập cơ sở để cham dứt việc sử dụng chúng đến cuối

năm 1998 Hiệp định về các biện pháp tự vệ cho phép chính phủ các nước áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng nhập khẩu trên nguyên tắc tối huệ quốc đối với 1 mặt hàng trong một sé giai đoạn tạm thời nếu sau khi điều tra xác định

được mat hàng này được nhập khẩu với “số lượng gia tăng tuyệt đối hoặc tương đối so với sản xuất nội dia và voi các điều kiện gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản xuất nội địa sản xuất ra mặt hàng giống hoặc cạnh tranh trực tiếp với mặt hàng nhập khẩu”.

Theo quy định của hiệp định SA, các biện pháp tự vệ thương mại bao gồm:

(i) Biện pháp tăng thuế so với mức thuế tran đối với hang hóa nhập khẩu; (ii) Biện pháp hạn chế số lượng hàng nhập khẩu (hạn ngạch tuyệt đối và hạn ngạch

tương doi).

Tuy nhiên, theo tỉnh thần của GATT thì một số trường hợp ngoại lệ sẽ được các quốc gia sử dụng trong việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa Những ngoại lệ đó bao gồm: ¡, Hạn chế nhập khâu đối với sản phẩm nông, ngư nghiệp trong những trường hợp nhất định nhằm triển khai các biện pháp của Chính phủ để

hạn chà số lượng sản phẩm tương tự và phải công bố tổng khối lượng hay giá trị

'* Quy định này tương đồng với quy định tại Điều 6 Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khâu vào VN.

is http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/vi/thong tin hoi nhap/nhug dieu can biet ve hiep dinh chung ve t

hue_quan va thuong mai/folder.2007-05-02.8607038003/document.2007-05-08.2415782408

Trang 26

của sản phầm được phép nhập khâu trong một thời kỳ nhất định trong tương lai và mọi thay đổi về số lượng hay trị giá hàng nhập khẩu nói trên [85, điều XI:2c)]; ii, hạn chế số lượng hay giá trị hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích bảo

vệ tith hình tài chính đối ngoại và cán cân thanh toán của nước minh theo quy định tại điều XII GATT.

Thực tế chứng minh rằng: khi áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu có thé

dé lzi những hậu quả nhất định, mà một trong những hậu quả đó là dẫn tới sự xung đột thương mại giữa các quốc gia Vi dụ, vụ khởi kiện của Hoa Ky và Nhat Bản (Ngày 21 tháng 8 năm 2012) đối các biện pháp hạn chế nhập khẩu của

Chirh phủ Argentina trước Tổ chức Thương mại thé giới, day quan hệ giữa

Argentina với Hoa Kỳ tới một cuộc chiến thương mại '” đã giải nghĩa cho van dé

Pháp luật Việt Nam cũng quy định cụ thể các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài Các biện pháp tự vệ trong nhập khẩu hang hóa bao gồm: (ï) Biện pháp tăng mức thuế nhập khẩu”; (ii) Biện pháp áp dụng hạn ngạch nhập khẩu (Hạn ngạch nhập khẩu áp dụng chung, không phân biệt về thị trương, Hạn ngạch riêng cho một mat hang cu thể, Hạn ngạch tính theo số lượrg, Hạn ngạch tính theo giả trị,

Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong để tài cũng đã phân tích sâu sắc mỗi tương quan giữa các biện pháp phòng vệ thương mại Mối quan hệ biện chứng này thể hiện trên những phương diện: (i) Các biện pháp phòng vệ thương mại được sử dụng như là rào cản phi thuế quan cho phép một nhóm các nhà sản xuấ giành được sự bảo hộ, thậm chi trong khi các chính sách thương mai quốc gia tổng thé đang hướng về thương mai tự do; (ii) Các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá và biện pháp chống trợ cấp là những biện pháp được áp dụng bảo vệ ngành sản xuất trong nước nhằm mục đích hướng tới đảm bảo một nền thương mại công bằng (trade remedies); (iii) Biện pháp tự vệ, biện pháp chống bán phá

'' ntp://www.vca.gov.vn/Web/Content.aspx?distid=6009&lang=vi-VN,

"7 uit xuất, nhập khẩu hàng hóa (2005) quy định: “Biện pháp tự vệ về thuế dé tự vệ là biện pháp được áp dụng

đối v#i một loại hàng hóa nhất định được nhập khẩu qua mức vào Việt Nam nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt

hat nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước `.

Trang 27

giá và biện pháp chồng trợ cấp có tính chất và mức độ ảnh hưởng khác nhau

trong thương mại quốc tế; (iv) Biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp được áp dụng khi cơ quan điều tra chứng minh có hành vi bán phá giá hay trợ cấp và

hệ quả là gây “thiệt hại đáng kế” hoặc bị đe dọa gây “thiệt hại đáng kế” hoặc

ngăn can đáng kê cho sự hình thành của ngành sản xuat trong nước.

Van đề nhận diện mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam so với các quy định của WTO về các biện pháp bảo đảm thương mai công băng cũng được nghiên cứu khá sâu sắc trong dé tài Từ kết quả xây dựng pháp luật, dưới góc độ nghiên cứu pháp luật phòng vệ thương mại của WTO, Việt Nam đã ban hành được một hệ thống văn bản pháp luật tương đối đầy đủ về phòng vệ thương mại (cả về thê chế và thiết chế) Nội dung các quy định về cơ bản là phù hợp với các quy định của Tổ chức thương mại thế giới về phòng vệ thương mại, bởi lẽ các văn bản pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại của Việt Nam được soạn thảo và ban hành trong quá trình Việt Nam đàm phán để gia nhập tổ chức thương mại thế giới Vì vậy, những quy định của Tổ chức thương mại thế giới về phòng vệ thương mại đã được Việt Nam tiếp nhận và nội luật hoá Tuy nhiên, một thực tế không thé phú nhận đó là sự bất tương thích giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng Vì vậy, trong giao thương quốc tế, hàng hóa của Việt Nam chủ yếu bị kiện ở nước ngoài '° Điều đó thé hiện trên những phương diện như: (i) Về khung pháp luật;

(ii) Vẻ khái niệm nhập khẩu hang hóa “quá mic” và đổi tượng áp dụng biện

pháp phòng vệ thương mai; (iii) Về yêu cấu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại,(iv) Về thời han áp dụng phòng vệ thương mại, (v) Về thiết chế dam bảo

thục thi các biện pháp bao đảm thương mai công bằng; (vi) Vẻ quan điểm

“không phân biệt đối xử”, “không phân biệt xuất xứ hàng hóa” trong phòng vệ

'# Nguồn Cục Quản lý cạnh tranh (bộ CÔng thương): Tính đến 31/12/2014, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam làđối tượng của 59 vụ điều tra chống bán phá giá; 7 vụ điều tra chống trợ cấp và 15 vụ điều tra về áp dụng biệnpháp tự vệ Hàng hóa của Việt Nam bị điều tra nhiều nhất về bán phá giá bởi Hoa Kỳ (11 vụ); EU (11 vụ) và

Thổ Nhĩ Kỳ (8 vụ).

Trang 28

thương mại hoặc (vii) Về trường hợp “ngoại lệ” không áp dụng biện pháp

phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, qua tiếp cận và nghiên cứu về phòng vệ thương mại có thể nhận thấy rằng: mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và WTO về các biện pháp bảo dam thương mại công bằng còn thé hiện trên một số phương diện

khác, như: điều kiện áp dụng biện pháp trả đũa, biện pháp cam nhap khau, bién

pháp phụ thu đối với hàng hoa nhập khẩu (biện pháp nay không mang tinh chất

thuế, trong thực tế có thể bị lạm dụng và bị coi là không minh bạch theo quan

niệm cia WTO), WTO quy định về các biện pháp phòng vệ thương mại tại

các hiệp định đa biên để định hướng cho các quốc gia thành viên khi xây dựng

pháp luật của mình Hầu hết các quốc gia trên thé giới đều ban hành pháp luật về phòng vệ thương mại của mình hoặc chấp nhận thực thi các Hiệp định của WTO Việt Nam trong quá trình tham gia và chủ động hội nhập quốc tế đã nỗ lực xây dựng và ban hành được khung pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại (bao gồm cả thé chế và thiết chế) Về cơ bản pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của Việt Nam là phù hợp với các quy định của WTO Tuy nhiên vì những lý do khác nhau (cả về phía chủ quan và khách quan), pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của Việt Nam cũng còn có những vấn đề chưa thực sự tương thích với các quy định của WTO Những nghiên cứu về phương diện này rất có ý nghĩa cho việc xây dựng, phát

triển pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng của nước ta

trong thời gian tới.

Trang 29

C THỰC TIEN AP DỤNG CÁC BIEN PHAP BAO DAM

THUONG MAI CONG BANG TRONG XU THE

TOAN CAU HOA

I Thực tiễn áp dụng các biện pháp bao dam thương mai công bang ở

Việt Nam

1 Cơ sở pháp lý của việc điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam

Năm 1947, van dé áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mai được điều chỉnh bởi Hiệp định thương mại đa phương đầu tiên — Hiệp định GATT 1947 Một trong những nội dung quan trọng của hiệp định GATT 1947 là các điều khoán bảo hộ thương mại Ban đầu GATT quan tâm chủ yếu tới việc cắt giảm thuế quan và giải quyết các van dé vé hang rào hải quan Các biện pháp bảo hộ thương mại rất ít được quan tâm trong điều khoản VI của GATT liên quan đến chống bán phá giá và thuế bù đắp, điều khoản XVI về việc trợ giá và điều khoản XIX về các biện pháp bảo vệ khan cấp'” Khi GATT lần đầu tiên được đưa ra đàm phán, các biện pháp bảo hộ thương mại được đánh giá là có tính quyết định đến nỗ lực tự do hóa thương mại Một vài quốc gia cần phải thuyết phục các ngành sản xuất nội địa rằng chính phủ sẽ có thể bảo vệ họ nếu việc nhập khẩu gây ra thiệt hại Có rất ít thay đổi về điểm này trong suốt 60 năm qua Các công ty vẫn tìm kiếm sự đảm bảo trước những thiệt hại do nhập khẩu, gây ra bởi tiền

trợ cấp của chính phủ nước ngoài, phá giá hoặc những thay đổi bất thường trên

thị trường Đặc biệt là các hành động bảo hộ thương mại ở các nước đang phát triển đã gia tăng một cách đáng kế trong thời gian gần đây, phan ánh mối quan tâm của các ngành sản xuất địa phương với sự cạnh tranh từ sản phẩm sản xuất ở nước ngoài Sự đòi hỏi cần phải có một hành lang pháp lý an toàn về vấn đề phòng vệ thương mại để điều chỉnh phù hợp với tình hình mới được thừa nhận

http://www itpc.hochiminhcity.gov.vn/vi/thong_tin hoi nhap/nhug dieu can biet ve hiep dinh chung ve thu

e quan va thuong mai/folder.2007-05-02.8607038003/document.2007-05-08.2415782408

Trang 30

bởi WTO qua việc áp dụng Hiệp định chong bán phá giá (the Anti-Dumping

Agreement - ADA), Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (the Susidies and Countervailing Measures Agreement — SCMA) và Hiệp định về các biện pháp tự vệ (the Safeguards Agreement — SA) Đặc biệt, Việt Nam đã tham gia đàm phán, ký kết rất nhiều hiệp định đa phương và song phương, trong

đó tính từ năm 1996 đến nay (Việt Nam là thành viên của ASEAN hoặc với tư

cách là thành viên độc lập) ký hơn 10 hiệp định thương mại tự do được ký kết

với các nước, khu vực.

Cho dù không đạt đến sự hoàn thiện, các hiệp định đa biên của WTO gồm: Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định tự vệ đã đưa ra được một khuôn khé phap ly hoan chinh dé cho phép các chính phủ đổi phó với các thiệt hại gây ra từ việc nhập khẩu Cần lưu ý rằng phần len các hiệp định cua WTO liên quan đến việc kiểm soát việc sử dụng các cơ chế chống phá giá, đối kháng và tự vệ của chính phủ hơn là giảm thiểu các hành động phá giá hoặc trợ cấp Đồng thời dựa vào các quy định của WTO chính phủ các nước có thể đủ tự tin rằng việc xuất khâu sang các quốc gia khác được đồi xu một cách công bang.

Niận thức sâu sắc vấn đề về các biện pháp phòng vệ thương mại và chủ

động bon trong việc điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, Việt

Nam di từng bước thé chế hóa các chế định của WTO bang việc ban hành các văn bản pháp luật về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại như: Pháp linh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam (có hiệu lực và› ngày 01 tháng 09 năm 2002); Pháp lệnh chống bán phá giá (được Ủy ban throng vụ Quốc hội thông qua ngày 29/4/2004)” và Pháp lệnh về việc chống trợ cấp hang hoá nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 Đồng thời để thực

thi hiệi quả các Pháp lệnh trên, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản hướng

dẫn th lhành như: Nghị định số 150/2003/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2003 quy đđnh chỉ tiết thi hành PLVTV; Nghị định số 04/2006/ ND- CP ngày 09

“ Luật sa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH X ngày 20/5/1998

có quy ‘din cho phép áp dụng thuê bo sung đối với hàng hoá bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam được coi là

văn bảm tháp luật đâu tiên vê chông bán phá giá.

Trang 31

tháng 01 năm 2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên

hạn, cơ cau tô chức của Hội đồng xử li vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ; Nghị định số 90/2005/ ND-CP; Nghị định SỐ 04/2006/NĐ-Cp; Nghị định số 06/2006/ NÐ - CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn va cơ cau tổ chức của Cục quản lý cạnh tranh; Nghị định số 89/2005/NĐ-CP hướng dan chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh chống trợ cấp hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam; Quyết định 848/QD-BCT ngày 05 tháng 02 năm 2013 của Bộ Công thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh, trong đó có quy định về việc áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam của cơ quan nay; Nghị định SỐ 189/2007/NĐ - CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công thương.

Có thể nhận thấy: các quy định trong các văn bản pháp luật đã tạo khung khổ pháp lý điều chỉnh những vấn dé về áp dụng các biện pháp phòng vệ thương

mại Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu xác định mang tính nguyên tắc mà

chưa đi sâu vào những vấn dé mang tính chất chỉ tiết, kỹ thuật liên quan Về cơ bản, so với các định chế pháp luật trong các lĩnh vực khác, các định chế về các

biện pháp phòng vệ thương mại không nhiều, khá tập trung và minh bạch Trong

quá trình nghiên cứu các định chế này chủ yếu trên cơ sở tiếp cận các văn bản dưới luật (Pháp lệnh) Tuy nhiên, thực tế hiện nay là hàng hóa của Việt Nam không chi bị kiện ở nước ngoài mà chúng ta cũng đang từng bước chủ động ap dụng các biện pháp phòng vệ đối với hàng hóa nhập khẩu Do đó, vấn đề sẽ phát sinh khi áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với số lượng không nhiều

các văn bản, ít văn bản mới và dung lượng của các văn bản cũng không lớn,

trong khi các van dé cần điều chỉnh lại bao gom các chi tiết nhỏ, phức tạp sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của các bên liên quan Vì vậy, đây sẽ là một nội dung của sự cân thiết phải sửa đổi, xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại trong thời ký mới của hội nhập quốc tế.

2 Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương

mại ở Việt Nam

Trang 32

2.1 Cơ quan có thấm quyền điều tra và áp dụng biện pháp bao dam thương mại công bằng

Co quan có thâm quyền điều tra và áp dụng biện pháp PVTM bao gồm:

Bộ Công thương, Hội đồng xử lý vụ việc và Cục quan lý cạnh tranh.

- Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) cơ quan chịu trách nhiệm tiền hành điều tra để áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

trong nhập khâu hàng hóa Bộ trưởng Bộ Công thương là người chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện quản lí nhà nước về phòng vệ thương

mại trong nhập khẩu hàng hóa BTBCT có vai trò quan trọng trong toàn bộ tiễn trình áp dụng phòng vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Dựa vào kết quả họat động của Cục quản lí cạnh tranh và Hội đồng xử lí vụ

việc, BTBCT sẽ có thâm quyền ra quyết định điều tra, quyết định gia hạn điều tra, quyết định áp dụng biện pháp tạm thời, quyết định chấm đứt điều tra, quyết

định đình chỉ điều tra, quyết định áp dụng biện quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong nhập khẩu hang hóa,

- Cục Quản lý cạnh tranh

Cục quản lí cạnh tranh là tổ chức trực thuộc Bộ Thương mại (nay là Bộ

Công thương) có chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện quản lí

nhà nước về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khâu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi

người tiêu dùng; phối hop với các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hang trong việc

đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ Cục quản lí cạnh tranh có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, được sử dụng con dấu riêng để giao dich theo quy định của pháp luật Chức năng, nhiệm VỤ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Cục quản lí cạnh tranh được quy định cụ thể trong ND 06/2006/NĐ-CP Cục Quan lí cạnh tranh đóng vai trò là cơ quan

điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hóa.

Trang 33

- Hội đồng xử lí vụ việc PVTM trong nhập khâu hàng hóa.

Hội đông xử lí vụ việc PVTM trong nhập khâu hang hóa là tô chức thuộc

BCT, có chức năng giúp BTBCT xem xét việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam về phòng vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hóa, Cục quản lí cạnh tranh là cơ quan có chức năng điều tra về sự gia tang hàng hóa nhập khẩu, điều tra về thiệt hại do sự gia tăng đó gây ra và xác định mối quan hệ nhân quả giữa hai nội dung điều tra và ra kết luận sơ bộ cũng

như kết luận chính thức về các nội dung điều tra nói trên Trong khi đó, Hội

đồng xử lí vụ việc phòng vệ thương mại có chức năng xem xét các kết luận của cơ quan điều tra; sau khi thảo luận theo nguyên tắc đa số sẽ quyết định về việc không có hoặc có sự gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kế cho ngành sản xuất trong nước; kiến nghị BTBCT ra quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hóa.

2.2 Điều kiện áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Điều kiện áp dụng biện pháp PVTM trong nhập khẩu hàng hóa là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc đưa ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Khi xác định đúng các điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong nhập khẩu hàng hóa thì việc tiến hành thủ tục điều tra cũng như áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại mới phát huy tác dụng Do đó, việc xác định điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại là tiền đề, là cơ sở để các cơ quan có thấm quyền áp dụng biện pháp phòng vệ

thương mai trong nhập khẩu hàng hóa một cách minh bạch và hiệu quả Việc xác định không rõ ràng điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại trong

nhập khẩu hàng hóa sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra hoặc không áp dụng hoặc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại không đạt được mục tiêu của nó trong việc hạn chế sự cạnh tranh của hàng hóa nước ngoài, thậm chí có thể gây

phương hại tới lợi ích của doanh nghiệp và người tiêu dùng Hệ quả của việc xác

Trang 34

định không đúng điều kiện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại có thê tạo ra

những nguy cơ cơ xung đột trong thương mại, ảnh hưởng tới quan hệ giữa các

quốc gia trong khu vực và vùng lãnh thé Chính vì vậy, việc xác định điều kiện

áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đòi hỏi các cơ quan điều tra có thẩm quyền phái hết sức can trọng, khách quan khi thực hiện điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại Các Biện pháp phòng vệ thương mại chỉ được áp dụng khi thoả mãn các điều kiện nhất định Điều kiện áp dụng các biện pháp chống, bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa là không giống nhau.

2.3 Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng các biện pháp BĐTMCB

Điều tra áp dụng các biện pháp biện pháp BĐTMCB đối với hàng hoá nhập khẩu là một quá trình khá phức tạp, bao gồm các giai đoạn điều tra Trình tự, thủ tục điều tra áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ về được quy định trong các Pháp lệnh về chống bán phá giá, chống trợ cấp và Pháp lệnh về tự vệ trong nhập khẩu hàng hóa nhập khẩu bao gồm các giai đoạn điều tra cơ bản sau: (i) Đơn kiện; (ii) Khởi xướng diéu tra; (ii) Điêu tra sơ bộ; (iv) Điều tra cuối cùng; (9) Quyết định áp dụng biện pháp chóng bán phá gid; (vi)

Ra soát việc áp dụng biện pháp chong bán pha giá Trong số các thủ tục này,

thủ tục diéu tra sơ bộ và diéu tra cuối cùng là những quy định phức tạp hơn cả Những thành công của các quy định về trình tự, thủ tục điều tra áp dụng biện pháp BDTMCB trong nhập khẩu hàng hóa ở Việt Nam là điều không thể

phủ nhận Tuy nhiên, bên cạnh đó nó đã bộc lộ những hạn chế nhất định cần

được phát hiện và sớm b6 sung hoặc khắc phục như về yêu cau áp dung,vé thu

thập thông tin, về trình tự, thủ tục xem xét lại của Hội đồng xử li vụ việc

BDTMCB trong nhập khẩu hang hóa đối với các quyết định của cơ quan điều tra

chưa được quy định rõ ràng

Il Thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo đảm công bằng thương mại trên thé giới

Trang 35

Theo quy định của WTO, các nước thành viên có thể sử dụng biện pháp

BD1MCB dé đối phó với sự anh hưởng của hang hóa từ các nước khác đối với ngành san xuất nội địa Trong nhiều năm qua, đặc biệt trong thời điểm suy thoái kinh tế, biện pháp này được nhiều nước sử dụng khá thường xuyên, đặc biệt là các nước thuộc EU, Hoa Ky, Ấn Độ

1 Thực tiễn áp dụng biện pháp chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá được áp dụng lần đầu tiên ở Canađa vào năm

1904 và ngày càng được phô biến rộng rãi không những ở các nước phát triển như Mỹ, Canada, EU, Uc mà cả các nước đang phát triển như Brazil, Arhentina,

Mexico, Trung Quốc, An Độ Theo tổng kết của WTO, từ năm 1995 đến năm 2015 các nước thành viên của WTO đã tiến hành 4757 cuộc điều tra về chống bán phá giá trong đó, tính đến năm 2005 đã có 1804 cuộc điều tra đã đi đến kết luận là có bán phá giá và bi áp thuế chống bán phá giá, chiếm khoảng 64% Điều này thé hiện một thực tế là không phải tat cả các cuộc điều tra về chống bán phá giá đều có kết luận dẫn đến việc áp dụng thuế chống bán phá giá.

2 Thực tiễn áp dụng biện pháp chống trợ cấp

Trên thực tế, các cuộc điều tra áp dụng biện pháp chồng trợ cấp được coi là

nhạy cảm vé mặt chính trị chính bởi nó liên quan và tác động trực tiếp tới Chính

phủ nước bị kiện Thêm vào đó phương pháp tính toán trợ cấp là ít chắc chắn hơn tính toán phá giá và chính vì điều này các nước lần đầu tiên sử dụng biện pháp chống trợ cấp dễ bị lộ điểm yếu hơn nếu họ sao chép các phương pháp tinh toán trong bán phá giá Do tính chất phức tạp và mang nặng tính chính trị của một vụ điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp, thông thường các nước tiến hành điều tra chống bán phá giá thay cho điều tra chống trợ cấp Theo số liệu của WTO, trong giai đoan từ năm 1995 đến năm 2014 chỉ có 380 cuộc điều tra áp dụng biện pháp chống trợ cấp Năm 2014 chính là năm có số cuộc điều tra lớm nhất (45 vụ) Các cuộc điều tra chống trợ cấp có mức tăng mạnh từ năm

2012 so với các năm trước đó Mức bình quân cho cả giai đoạn 1995 - 2014 làkhoảng 19 cuộc điều tra môi năm.

Trang 36

3 Thực tiễn áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại

Theo tông kết của WTO, từ năm 1995 đến năm 2015, các nước thành viên của WTO đã tiến hành 295 cuộc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ, trong đó cao

nhất là năm 2002 (34 vụ) Đây là biện pháp PVTM được sử dụng ít nhất so với 2 biện pháp là chống bán phá giá và chống trợ cấp.Trên thực tế không phải các

nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhiều là các nước áp dụng biện pháp

tự vệ nhiều Trong năm 2014 (có 23 vụ) thi An Độ (07 vu), Indonesia (03 vu); Jordan (01 vu); Malaysia (01 vu); Morocco (01 vu); Thailand (01 vu); Tunisia (02 vu); Turky (03 vụ) hầu hết các nước sử dụng biện pháp tự vệ là các nước đang phát triển Điều này cho thấy tự vệ đang trở thành một chính sách hấp dẫn đối với các nước đang phát triển Đồng thời nó cũng cho thấy khả năng có sự xáo trộn trong việc sử dụng các biện pháp đảm bảo công bằng trong thương mại quốc tế trong tương lai.

IIL Một số đánh giá chung

Trong hai thập ky qua, từ thời điểm WTO được thành lập, với mục tiêu tự

do hoá thương mại, các thành viên của WTO đã thực hiện việc cắt giảm các rào

cản đối với thương mại quốc tế để thuận lợi hoá thương mại Tuy nhiên, bên cạnh việc bắt buộc phải dỡ bỏ các rào cản thương mai truyền thống, thì các thành viên của WTO lại tăng cường sử dụng các công cụ tinh vi hơn, một trong số đó là áp dụng các quy định chống bán phá giá - phương thức chiếm ưu thế nhất (khoảng hơn 90% trong sỐ các công cụ bảo hộ được áp dụng trên toàn thé giới) trong chủ nghĩa bảo hộ thương mại, đối với các đối tác thương mai Tinh tới thời điểm tháng 4 năm 2015, số vụ điều tra chống bán phá giá đối với hang hoá Việt Nam tại thị trường nước ngoài đã lên tới con số 55 vụ, nhưng Việt Nam mới chỉ khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với hàng hoá nhập khâu duy nhất một vụ Con số trên nói lên một thực tế đó là Việt Nam chưa tận dụng một cách hiệu quả công cụ này đê bảo vệ cho chính các doanh nghiệp trong nước.

Qua thực tiễn hàng hóa xuất khẩu Việt Nam bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, có thê thây một sô vân đê chủ yêu sau:

Trang 37

Thứ: nhát, Quy chế nên kinh tế phi thị trường cua Việt Nam trong các điều

tra chong bán phá gia, chông trợ cap

Thứ hai, Tranh chấp thương mai trong tự do hóa đã và sẽ vẫn là một thực tế mà xuất khâu Việt Nam phải đối mặt.

Thứ ba, Doanh nghiệp nếu không có khả năng duy trì thì phải sử dụng dịch vụ tư vẫn của Luật sư chuyên nghiệp về tranh chấp liên quan tới phòng vệ

thương mại

Thứ tu, Việc sử dụng các biện pháp bảo đảm thương mại phù hợp với các

nguyên tắc, quy định của WTO nhằm bảo vệ sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam

ngay trên thị trường trong nước trước những hành vị cạnh tranh không công bằng của doanh nghiệp nước ngoài là hết sức cần thiết Sử dụng các công cụ pháp lý đó đã và đang thể hiện rõ vai trò bảo vệ sự hình thành và tồn tại của các ngành công nghiệp còn non trẻ của Việt Nam, là nội dung quan trọng đảm bảo cho hội nhập kinh tế quốc tế thành công.

D NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ THUC TIEN

GIẢI QUYẾT MỘT SÓ VỤ KIỆN TẠI VIỆT NAM VÀ

CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIEN PHAP LUẬT VE CÁC BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM

THƯƠNG MẠI CÔNG BẰNG Ở VIỆT NAM

I Bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết một số vụ kiện tại Việt Nam Tiếp cận các cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng các biện pháp phòng vệ

thương mại có thể đi đến một kết luận rằng: dù tính đến thời điểm hiện tại việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại ở Việt Nam còn khá “khiêm tốn”

nhưng nó đã để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các nhà

hoạch định chính sách, cơ quan thực thi pháp luật và ban thân cộng đồng doanh

nghiệp Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cơ bản

Sau:

Trang 38

- Về điều kiện áp dụng các biện pháp BDTMCB;

- Về việc phân loại sản phâm; về quy trình thủ tục điều tra áp dụng các biện

pháp bao dam thương mại công bang;

- Về việc xác định thuê , các mức thuê;

- Đánh giá thiệt hại và môi quan hệ nhân quả

- Vị trí, tô chức lực lượng và quyền hạn của cơ quan có thâm quyền trong việc áp dụng các biện pháp BDTMCB.

If Yêu cầu và giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bao đảm

thương mại công bằng ở Việt Nam

1 Yêu cầu hoàn thiện các biện pháp BĐTMCB

Hoàn thiện pháp luật các biện pháp bảo đảm thương mại công băng ở Việt

Nam là một đòi hỏi mang tính quy luật trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu Van đề đó đặt ra yêu cầu cần phải xác định được một chương trình tổng thể mang tính khoa học trên phương diện lý luận và thực tiễn Đồng thời phải khắc

phục những tồn tại, nhược điểm ảnh hưởng xấu tới hoạt động thương mại nhằm

hướng tới xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và đồng bộ các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng trong nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở sự tương thích với pháp luật của WTO, bảo vệ quyền lợi ích lâu dai cho nhà sản xuất và người tiêu dùng trong nước Đây là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và phức tạp Điều

đó đòi hỏi không chỉ có những nỗ lực từ phía Chính phủ mà cần phải nâng cao ý

thức cua doanh nghiệp, cua cả cộng đồng trong việc xây dựng và thực thi hiệu quả các biện pháp BDTMCB Việc hoàn thiện pháp luật các biện pháp bao đảm thương mại công bằng ở Việt Nam phải đáp ứng các yêu cau sau:

Mot là, Hoàn thiện pháp luật các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng

ở Việt Nam trên quan điểm, chính sách tự do hoá thương mại của Nhà nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu

Hai là, Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng xuất phát từ đặc điểm của nền kinh tế, phù hợp với các quy định của WTO

Trang 39

trong thương mại quôc tê, vận dụng linh hoạt các ngoại lệ cua WTO đê bảo vệ

lợi ích thương mại cho quốc gia

Ba là, Hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công

bằng ớ Việt Nam phải xuất phát từ những hạn chế, bất cập của thực trạng pháp

luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại ở Việt

Nam trong thời kỳ “hậu WTO”

Bồn là, Hoàn thiện pháp luật các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng phải đặt trên yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế nói chung

2 Những giải pháp hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bảo đảm

thương mại công bằng ở Việt Nam

Với tư cách là một bộ phận và chịu sự chi phối của hệ thống pháp luật về

kinh tế, pháp luật về các biện pháp bảo đảm thương mại công bằng phái được hoàn thiện trên cơ sở đảm bảo được sự hoàn thiện đồng bộ của các chế định pháp luật có liên quan Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật về các biện pháp bao đảm thương mại công bằng cũng cần được đặt trong xu thé tự do hóa, toàn

cầu hóa, xóa dan khoảng cách trong các chính sách thương mại, tích cực xây

dựng một thế chế pháp lí chung cho sự chuyền dịch tự do các đối tượng của thị

2.1 Vị trí, tô chức lực lượng và quyền hạn của Cơ quan PVTM

Cơ quan điều tra Việt Nam về phòng vệ thương mại cần được độc lập với

Bộ chủ quản và đặt ở vị trí trong đương với cấp Tổng cục trực thuộc Chính phủ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ Cơ Lý do của đề xuất này

xuất phát từ đặc thù về công tác điều tra phòng vệ thương mại:

(i) Co quan phòng vệ thương mai có cả chức năng điều tra vụ kiện trong nước và xử lý vụ kiện của nước ngoài Cả hai công việc đều cần có sự hỗ trợ từ Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong thu thập tài

liệu, thẩm tra bị đơn Cơ quan Bộ và ngang Bộ là cơ quan quản lý ngành, chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn về ngành nhưng lại không có thấm quyền thực

Trang 40

tế đói với Uy ban Nhân dân thuộc Chính phủ Trong khi đó, công việc thâm tra thực tế với ngành sản xuất trong nước sẽ diễn ra tại nhiều địa phương khác nhau.

Chi có Chính quyền địa phương mới có quyền lực thực tế đối với các doanh nghiệp thuộc địa bàn địa phương quản lý Do vậy, với vị trí trực thuộc Thủ tướng Chính phủ, tờ trình do Cơ quan điều tra kiến nghị có bút phê của Thủ tướng sẽ là văn bản quan trọng dé có được sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền địa phương.

(11) Các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại có đối tượng là hàng hóa

nước ngoài Do vậy, các quốc gia thuộc đối tương điều tra thương có Công ham

ngoại giao phản đối để nghị chấm dứt vụ kiện mà không có lý do chính đáng Trong bối cánh hội nhập sâu rộng, các Bộ và Cơ quan ngang Bộ có thé bị ảnh

hưởng về mặt ngoại giao do cùng nhau tham gia đàm phán FTA, hoặc một số dự

án liên Chính phủ Trong trường hợp này, chỉ có Thủ tướng Chính phủ - Người

năm đầy đủ thông tin về tất cả các lĩnh vực ngành của cả nước, mới có thể đưa ra quyết định sáng suốt và nhanh nhất để đảm bảo bảo vệ ngành sản xuất trong

nước trước sức ép ngoại giao từ nước ngoài.

(iii) Cả quy định của WTO và Việt Nam đều rất nghiêm ngặt về thời hạn Sau mỗi giai đoạn, Cơ quan điều tra ngay lập tức phải thông báo công khai tới

các Bên liên quan và WTO Việc xây dựng vị trí của Cơ quan điều tra trực thuộc

Chính phủ sẽ giúp day nhanh tốc độ giải quyết hành chính dé các điều tra viên có thể tập trung tốt nhất cho công tác chuyên môn điều tra.

(iv) Công tác bố trí tài chính của một cơ quan thuộc Chính phủ sẽ tạo điều

kiện thuận lợi, đảm bảo đủ kinh phí cho các hoạt động đa dạng của Cơ quan điều

tra trong và ngoài nước.

(v) Cơ quan phòng vệ thương mai cần được bé sung thêm một số quyền han, trong đó có chế tài xử phạt đôi với các tổ chức, cá nhân bat hợp tác trong suốt quá trình điều tra: Xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự nếu xét tính chất vụ việc có thé tôn hại hoặc hủy diệt cả một ngành sản xuất Thực tế đối với vụ việc

do Việt Nam khởi xướng hay bị điều tra bởi nước ngoài, sự bất hợp tác của một

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w