1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh Yên Bái

98 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp và thực tiễn thi hành tại tỉnh Yên Bái
Tác giả Nguyễn Trung Kiên
Người hướng dẫn PGS.TS Vũ Thị Duyên Thủy
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 55,21 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Quan niệm về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp (14)
    • 1.1.1. Quan niệm về Khu công nghiỆp......................---- ¿5 2S +E‡EvEE+EeErkererkd 8 1.1.2. Quan niệm về bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp (14)
  • 1.2. Quan niệm về pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiép (18)
    • 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công ¡1401195200107 (18)
    • 1.2.2. Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp (21)
  • 1.3. Nội dung và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiỆp .......................- c5 2 c2 3332113 EEEESsserrerrerrerrsee 18 1. Nội dung pháp luật bao vệ môi trường tại Khu công nghiệp (0)
    • 1.3.2. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến pháp luật bảo vệ môi trường ;18›9;00:158:1340112 0001777 nụ (0)
    • 2.1.1. Tình hình phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái (35)
    • 2.2.1. Về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, xây dựng khu (44)
  • 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các Khu công nghi1Ệp..................... .. .-- - - c1 1121132111331 11 1111 1111 11 E11 1H 1H re 59 1. Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp phù hợp với định hướng và yêu cầu mới đặt ra về bảo vệ môi trường tại các (65)
  • 3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các Khu công (68)
    • 3.2.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng Khu công nghiệp.......................-- - 2-5 2 se: 62 3.2.2. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng Khu công nghiệp........................-- --2- 65 3.2.3. Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của Khu công nghiIỆp.......................... -- 5 5 555335 **++sv+seesesesss 67 3.2.4. Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Khu công nghi€p .......................- - .-- c5 221332211322 EEEESeeseeersrsesre 69 3.2.5. Cac 00 0i. 0n (68)

Nội dung

Quan niệm về bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp

Quan niệm về Khu công nghiỆp ¿5 2S +E‡EvEE+EeErkererkd 8 1.1.2 Quan niệm về bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp

Hiện nay, có nhiều định nghĩa về KCN Tuy nhiên, hiểu một cách chung nhất, KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người lao động, được thành lập theo quy định của Chính phủ" Trong KCN có thê có DN chế xuất và DN công nghệ cao.

Từ nội hàm của khái niệm trên, có thê thấy rõ, một khu được gọi là

KCN, bao hàm các nội dung sau đây

- KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp, có nghĩa là, trong KCN chỉ sản xuất những sản phẩm hay những mặt hàng công nghiệp nhằm tạo ra gia tri và gia tri gia tăng trong công nghiệp, tức là tạo ra GDP.

- Trong KCN không thể thiếu vắng các hoạt động dịch vụ, song những dịch vụ đó cũng chỉ phục vụ cho sản xuất công nghiệp.

- KCN được xác định ranh giới địa lý Vì thế, khi nói tới KCN là ta nói tới “hàng rào” của KCN; bên trong KCN tức là nói tới biên giới giữa bên trong và bên ngoài KCN Vậy, bên trong “hàng rào” KCN sản xuất các sản phẩm công nghiệp”.

- Một khu được gọi là KCN được phát triển về mặt kết cấu hạ tang, bao

' Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Thong tur 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao, Hà Nội, tr.3.

? Ngô Sỹ Bich (2013), Các KCN là nên tảng quan trọng dé thực hiện mục tiêu CNH - HĐH, Website: baoyenbai.com.vn, tr.2. đường nội bộ KCN, hệ thống chiếu sáng, cây xanh đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh 2) Hệ thống hạ tầng xã hội, trong đó đảm bảo cho sinh hoạt của đội ngũ cán bộ, công nhân viên của KCN như: khu ký túc xá, nhà ở cho công nhân, trung tâm y tế, khu vui chơi giải tri Điều đó, khẳng định một KCN hoàn chỉnh khi và chỉ khi có hệ thống kết cau hạ tang kỹ thuật và hạ tang xã hội Về mặt này, ở nhiều quốc gia đang phát triển thường phải “đối mặt” với sự không đầy đủ, không đồng bộ thậm chí là thiếu vắng về hạ tầng xã hội do chủ đầu tư chạy theo mục đích lợi nhuận mà ít đầu tư, thậm chí là không đầu tư phát triển hạ tầng xã hội”.

- KCN được thành lập theo quy định, quyết định của Chính phủ, điều đó hàm nghĩa rằng, phát triển KCN được đặt trong quy hoạch, với mối quan hệ tổng thể, hữu cơ trong phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm trong KCN; đảm bảo sản xuất ra giá trị, giá trị gia tăng trong công nghiệp.

- Trong KCN có thé hình thành hay phát triển các DN chế xuất và DN công nghệ cao và ngược lại Phát triển các DN chế xuất và DN công nghệ cao cũng nhằm mục đích phát triển KCN, không ngừng làm gia tăng giá trị và giá tri trăng thêm của ngành công nghiệp.

1.1.2 Quan niệm về bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp

Môi trường có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, cũng như là môi trường đời sống con người Đồng thời, môi trường cũng là nơi phát thải các chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại, ảnh hưởng xấu đến môi sinh, môi trường Vì vậy, BVMT là tất yêu; theo Luật BVMT năm 2014 thì “Hoạt động

BVMT là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chê tác động xâu đôi với môi trường, ứng phó sự cô môi trường; khắc

3 Ngô Sỹ Bích (2013), Các KCN là nên tang quan trọng dé thực hiện mục tiêu CNH - HĐH, Website: baoyenbai.com.vn, tr.3. phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp ly và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học””.

Từ khái niệm về hoạt động BVMT cũng như khái niệm của KCN, có thé hiểu khái niệm về BVMT tại KCN như sau: BVMT tại KCN là hoạt động giữ cho môi trường trong KCN và khu vực lan cận được trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, ứng phó sự cô môi trường; khắc phục, kiểm soát tình trạng ô nhiễm và cải thiện môi trường trong các KCN và môi trường xung quanh, dam bảo cho KCN phat triển bên vững'.

Nội hàm của khái niệm BVMT tại KCN phản ảnh nội dung cốt lõi như

- BVMT tại KCN là hoạt động giữ cho môi trường trong KCN và các khu vực lân cận được trong lành, sạch đẹp Môi trường KCN được trong lành hàm nghĩa rằng không khí ở KCN được đảm bảo; không bị tác động tiêu cực từ những phát thải do KCN tao ra trong quá trình sản xuất - kinh doanh công nghiệp Đồng thời với không khí KCN được bảo vệ phải luôn tạo ra cảnh quan sạch, đẹp và thân thiện với cuộc song con người.

Hoạt động BVMT tai KCN trước hết phải do những con người, mà trực tiếp là chủ doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên - những người trực tiếp sản xuất - kinh doanh tại KCN thực hiện theo mục đích, yêu cầu, nguyên tắc phát triển KCN, tuân thủ theo luật định.

- BVMT tại KCN luôn gắn bó mật thiết, hữu cơ với phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường trong các KCN Bởi vì, phát triển KCN, cụ thê là phát triển sản xuất - kinh doanh trong KCN luôn phát thải ra chất thải, nhất là chất thải độc hại Những chất thải độc hai làm tôn thương môi trường sinh sông của con người Phát triển sản xuất kinh doanh trong KCN tất yếu phat thải ra chất thải Vậy những sự cô về môi trường có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong các KCN Vi vậy, BVMT tại các KCN luôn phải xây dựng các phương

* Quốc hội (2014), Luật Bảo vệ môi trường, Hà Nội, tr.3. Ÿ Lê Hùng (2013), Báo động tinh trạng 6 nhiễm MT tại các Khu công nghiệp, Website: monre.gov.vn, tr.1. án phòng ngừa sự cố môi trường Khi sự cố môi trường trong KCN nảy sinh sẽ có năng lực ứng phó với sự cô môi trường một cách chủ động, tích cực dé lam giảm nhẹ, thậm chí là bao dam an toàn tuyệt đối cho chính KCN và môi trường xung quanh.

Quan niệm về pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiép

Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công ¡1401195200107

Từ khái niệm về bảo vệ môi trường tại KCN ở phan trên, pháp luật bảo vệ môi trường tại KCN có thê được định nghĩa như sau “Pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp là một bộ phận của pháp luật môi trường, bao gom các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyên ban hành nhằm diéu chỉnh những mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động bảo vệ môi trường Khu công nghiệp nhằm phòng ngừa, hạn chế những tác động xấu tới môi trường khu công nghiệp ” Như vậy

- Pháp luật bảo vệ môi trường tại KCN là một bộ phận của pháp luật môi trường.

- Pháp luật bảo vệ môi trường tại KCN điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ môi trường KCN.

- Mục đích của pháp luật bảo vệ môi trường KCN nhằm phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường KCN; khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường KCN’.

* Đặc điểm của pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp

- Pháp luật BVMT tại các KCN trước hết được xác định là nhiệm vụ

7 Mai Thanh (2015), Ô nhiễm môi trương tại khu công nghiệp “Nút thắt” từ luật, Website: tapchitaichinh.vn, tr.2. của ban than KCN, các DN, cán bộ công nhân viên, công nhân - những người chủ của KCN Chính những người chủ của KCN trực tiếp tiến hành sản xuất, kinh doanh; trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sản xuất gây ra hoặc tiềm an nguy cơ gây ô nhiễm môi trường Do đó, BVMT tại KCN phải được xác định được thực hiện nghiêm chỉnh trong quá trình sản xuất - kinh doanh ở KCN. Một khi ý thức của những người làm chủ KCN được nâng cao sẽ là điều kiện cần, là yếu tố quan trọng dé BVMT tai KCN.

- Pháp luật BVMT tại các KCN phải được thực hiện trên cơ sở sự phối kết hợp của nhiều bộ, ngành, lĩnh vực và địa phương BVMT không chỉ là công việc riêng có của các DN tại KCN, không phải là công việc của cá nhân hay tô chức nào mà là sự phối hợp của toàn xã hội, các ngành, lĩnh vực, các cấp, từ trung ương đến địa phương Bởi vì, về ban chất, phát triển KCN luôn gan liền quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, vùng, địa phương Do đó, BVMT tại KCN mang tính chất phối kết hợp của nhiều bộ, ngành, lĩnh vực; địa phương Trong đó, thé hiện rõ nhất ở trong khâu quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN Thực tế là, môi trường tại các KCN là môi trường sản xuất nên công tác BVMT sẽ khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực Đặc biệt là sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc BVMT Cần phải xác định rõ răng BVMT tại các KCN không còn là việc riêng của các doanh nghiệp bởi BVMT vừa là một mục tiêu, vừa là một trong những nội dung cơ bản của sự phát triển bền vững, phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội của từng ngành và từng địa phương.

BVMT tại KCN phải theo phương châm lay phòng ngừa và hạn chế tác động xấu với môi trường là chính, kết hợp với xử lý ô nhiễm, khắc phục và cải thiện môi trường; kết hợp giữa sự dau tư của Nha nước với day mạnh huy động nguồn lực trong xã hội, kết hợp giữa công nghệ hiện đại với các phương pháp phòng chống.

Hoạt động BVMT tác động toàn diện đến các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và bản thân con người, đặc biệt là con người, với tư cách vừa là khách thể, lại vừa chủ thé chi phối, quyết định chất lượng môi trường Việc xây dựng môi trường nhân văn, môi trường sinh thái - nhân văn có tầm quan trọng quyết định tới toàn bộ sự nghiệp BVMT nói riêng va phat triển bền vững nói chung.

Việc BVMT không chỉ có quan hệ tác động hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững mà trong quá trình đó, luôn luôn phát sinh những xung đột về lợi ích giữa các lĩnh vực kinh tế xã hội và giữa các chủ thể trong việc hưởng thụ, trong việc sử dụng các thành phần môi trường với việc thực hiện nghĩa vụ BVMT, không chi nhằm tạo ra sự đồng thuận xã hội, làm hậu thuẫn cho các hoạt động quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường, cho các hoạt động BVMT và phát triển bền vững, mà còn góp phần giải quyết những mâu thuẫn trên, đồng thời tăng cường sự phối hợp, liên kết của các cơ quan, đoàn thé, t6 chức, chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong hoạt động BVMTỶ.

Do đó, dé hoạt động BVMT được hiệu quả và có chất lượng cần đòi hỏi sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, lĩnh vực; địa phương mà trực tiếp là các cơ quan, tô chức trên địa bàn có các KCN hoạt động.

- Pháp luật BVMT tại các KCN là quá trình thường xuyên và liên tục.

Do đặc tính sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại KCN là quá trình diễn ra liên tục, không ngừng nghỉ nên công tác BVMT phải đảm bảo thường xuyên nhằm hạn chế thấp nhất mức độ ô nhiễm cũng như hậu quả do ô nhiễm môi trường gây ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo sự phòng ngừa, vừa đảm bảo việc kiểm soát ô nhiễm và xử lý ô nhiễm một cách triệt dé, kịp thời”.

Tính liên tục được thê hiện bằng việc phối kết hợp thanh tra, kiểm tra Š Bộ Giáo dục và Dao tao (2010), Khoa học MT, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.15 Ộ ‹

? Lê Thành Quân (2011), Thực trang và giải pháp BVMT KCN - Đôi diéu cần bàn, Website: khucongnghiep.com.vn, tr.4. của các cơ quan quản lý về môi trường: sự vận hành hệ thống xử lý nước thải,rác thải của chủ đầu tư hạ tầng tại KCN, ý thức chấp hành về quy định BVMT của các DN Nếu quá trình này bị ngừng lại sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến môi trường KCN

Vai trò của pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp

điều đó thé hiện ở chỗ

- Pháp luật BVMT tai KCN thúc day PTBV về kinh tế'” Hiểu một cách chung nhất, PTBV về kinh tế là sự phát triển đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai và không để lại gánh nặng nợ nan lớn cho các thế hệ mai sau.

Do vậy, PTBV về kinh tế tại các KCN chính là sự phát triển, sự tiến bộ về mọi mặt của KCN, thé hiện ở quá trình, ôn định và sự thay đôi về bản thân KCN, gan bó với sự thay đổi về chất của cả nền kinh tế; gắn với quá trình tăng năng suất lao động cua KCN; sự lựa chon đúng, chính xác những ngành công nghiệp có lợi thế so sánh, nhất là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, chất lượng cao Mục đích cuối cùng của PTBV về kinh tế tại KCN là đảm bảo cho KCN tạo ra sản phẩm công nghiệp có năng suất cao, chất lượng tốt, năng lực cạnh tranh tốt; đảm bảo giá trị gia tăng của KCN không ngừng tăng cao và bên vững.

- Pháp luật BVMT tại KCN thúc đây PTBV về xã hội'' PTBV về mặt xã hội là quá trình phát triển đạt được kết quả ngày càng cao trong việc thực hiện tiến bộ va công bằng xã hội, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc sức khoẻ nhân dân, mọi người đều có cơ hội được học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ văn minh về đời sống vật chất, tinh thần cho mọi thành viên xã hội, tạo được sự đồng thuận và tính

'° Quản lý môi trường bằng công cụ kinh rễ (2006), Nxb Lao động, Hà Nội, tr.25.

'' Trường Dai học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2010), Giáo trình: Kinh tế và quản lý môi trường, Nxb Thông kê, Hà Nội, tr.45. tích cực xã hội ngày càng cao BVMT sẽ góp phan nâng cao chất lượng môi trường sống của người lao động tại KCN và của dân cư địa phương.

Theo đó, Pháp luật BVMT tai KCN thúc đây PTBV về xã hội, thé hiện ở chỗ, các DN tại KCN phát triển sẽ đảm bảo mức thu nhập tiền công, tiền lương cho bản thân chủ DN, cán bộ công nhân viên và công nhân-tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người trong đó cuộc sống của công nhân có sự ôn định và ngày càng “giàu có” hơn về vật chất; đảm bảo về nguồn sống, về dinh dưỡng tái tao sức lao động Đồng thời, khi DN tại KCN phát triển sẽ có điều kiện để tiếp tục gia tăng mức thu nhập cho chủ DN, công nhân có điều kiện dé dau tư vào bản thân người lao động Từ đó, khiến người lao động hăng say sản xuất, tinh thần được thoải mái.

- Pháp luật BVMT tại KCN thúc đây PTBV về môi trường ” Điều đó thể hiện ở chỗ

+ BVMT làm giảm nguy co ô nhiễm, suy thoái và huỷ hoại môi trường. Trong thực tế, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng phát triển kinh tế, nhiều doanh nghiệp, nhiều quốc gia đã không quan tâm hoặc quan tâm không đúng mức đến vấn đề môi trường Họ không chỉ khai thác làm cạn kiệt tài nguyên mà còn thải ra môi trường nhiều chất độc hại gây ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí làm mat cân bằng sinh thái, mất đi sự đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu trái đất de doa trực tiếp cuộc sống hiện tại của con người chứ chưa nói đến việc gây tôn hại cho khả năng đáp ứng yêu cầu cuộc sống của các thế hệ tương lai Vì vậy, nội dung đầu tiên của PTBV về môi trường chính là sự tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm và huỷ hoại môi trường.

+ BVMT góp phan nuôi dưỡng và cải thiện chất lượng môi trường Dé thực hiện tăng trưởng kinh tế đáp ứng nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tôn hại đến kha năng đáp ứng nhu cau của các thế hệ tương lai, đòi

' Trung tâm Thông tin và Dự báo KT - XH quốc gia (2006), Các tiêu chí và hướng di trong việc phát triển bên vững các KCN ở Việt Nam, tr.1. hỏi quá trình thực hiện mục tiêu TTKT phải đi đôi với phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, cụ thé là: Bảo vệ tai nguyên nước; Bảo vệ tài nguyên đất; Sang tao nhiều vat liệu mới nhân tao thay thế vật liệu tự nhiên truyền thống.

Như vậy, PTBV tại KCN là sự phát triển thực hiện việc kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba nội dung: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT tại KCN Ngược lại, BVMT tại KCN tạo tiền dé và là nhân tố quan trọng trong thúc đây phát triển bền vững Để thực hiện được điều này, các ngành và các địa phương phải có sự phối, kết hợp chặt chẽ với nhau Các nhà lãnh đạo các ngành, các địa phương sẽ cùng nhau cân nhắc và thống nhất quyết định lựa chọn phương án đảm bảo làm cho quá trình phát triển kinh tế được thúc day nhanh, hiệu quả, nhưng vẫn giữ được sự ồn định và tác động tích cực đến thúc day tiến bộ xã hội, dam bảo sự lành mạnh về môi trường. Nếu chúng ta làm được những điều đó thì sẽ có được những đảm bảo khác như: hoà bình, an ninh, sự 6n định; phát triển và bảo vệ được bản sắc văn hoá; sự sắp xếp hợp lý về thé chế cũng như hiệu quả thực hiện các chính sách đã đề ra.

- Pháp luật BVMT trong các KCN nâng cao hình anh, sức cạnh tranh về thu hút đầu tư của địa phương Ỷ Ở các quốc gia đang phát triển, trong thời kỳ đầu phát triển KCN thường ít, thậm chí là xem nhẹ BVMT Có không ít địa phương đây mạnh phát triển KCN theo phong trào; thực hiện “trải thảm đỏ” thu hút FDI, thông qua miễn giảm thuê đất và các loại phí xem nhẹ BVMT Bởi vì, tư duy của các địa phương này là đây mạnh tăng trưởng kinh tế trước, BVMT sau Thực tế đã chứng minh rat rõ, những vùng nao, những địa phương nao phát triển KCN xem nhẹ BVMT sẽ không có “đất”, có cơ hội để tiếp tục phát triển Những doanh nghiệp, thường là những doanh nghiệp có

'3 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2010), Dé án phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm

2020, tr.7 tiềm lực, sức mạnh kinh tế yếu kém, kế cả doanh nghiệp FDI khi phát triển sản xuất-kinh doanh thường ít hoặc “lần trồn” lắp đặt hệ thống xử ly chat thải.

Hậu quả là, chính doanh nghiệp đó bị các cơ quan, chức năng nước sở tại phạt

(theo Luật định) hoặc quyết định dừng sản xuất Vì vậy, hình ảnh của nhà đầu tư bi mai một, thậm chi là bi pha sản.

Ngày nay, các nước, các địa phương khi phát triển KCN đều chú trọng đến BVMT và chính làm tốt công tác BVMT tại KCN là biện pháp hữu hiệu nhất dé nâng cao sức cạnh tranh như hình ảnh tốt đẹp tạo lòng tin dé thu hút vốn đầu tư của quốc gia cũng như địa phương.

1.3 Nội dung va các nhân tổ chủ yếu ảnh hưởng đến pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp

1.3.1 Nội dung pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiệp

1.3.1.1 Quy định về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đâu tư, xây dựng khu công nghiệp

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch BVMT gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN Đây là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với phát triển KCN cũng như BVMT tại KCN Bởi vì, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN sẽ tạo ra tính chủ động; biện pháp tích cực, linh hoạt đối với BVMT. Một khi trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN không xây dựng các phương án BVMT, ứng phó với sự cô môi trường sẽ dẫn đến khó khăn, thậm chí là ngưng trệ trong phát triển sản xuất Đến lượt mình, môi trường tại KCN không được đảm bảo sẽ tác động xấu đến phát triển sản xuất Do đó, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN phải gắn với các phương án bảo vệ và ứng phó, giải quyết sự cố môi trường.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch BVMT được lồng ghép ngay trong chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN thông qua các mục tiêu, chỉ tiêu và lộ trình cu thé, trong đó chú trọng:

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch BVMT đất.

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch BVMT nước.

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch BVMT không khí và chất thải.

+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch BVMT bên tại KCN không tách rời bên ngoài “hàng rào KCN”; không tách rời các vùng lân cận, nơi có thê phải chịu những phat thải của các KCN.

Nội dung và các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến pháp luật bảo vệ môi trường tại Khu công nghiỆp .- c5 2 c2 3332113 EEEESsserrerrerrerrsee 18 1 Nội dung pháp luật bao vệ môi trường tại Khu công nghiệp

Tình hình phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Yên Bai Đến hết tháng 12/2016, Yên Bái có 04 KCN được phê duyệt và đã hoạt động Các KCN Yên Bái được quy hoạch đồng bộ, được đặt tại các vị trí thuận lợi về giao thông, được cung cấp đầy đủ hạ tầng kỹ thuật, các DV hỗ trợ, quy hoạch KCN gắn liền với quy hoạch với quy hoạch các Khu đô thị, dịch vụ tạo nên một quần thê kinh tế - xã hội vững chắc Cùng với đó, việc thực hiện công tác xúc tiến đầu tư của Ban quản lý các KCN Yên Bái và các Công ty đầu tư phát triển hạ tầng đã đây nhanh quá trình lắp day diện tích quy hoạch KCN, ty lệ lap day trên diện tích quy hoạch bình quân các KCN tinh đến hết tháng 12/2016 đạt 67,9%, trên diện tích thu hồi đạt 79,6%.

Có thê thấy với việc thực hiện quy hoạch các KCN hợp lý, đồng bộ, hiện đại, có sự gắn kết chặt chẽ kết cầu ha tang trong và ngoài hàng rào cùng với chính sách thu hút đầu tư hiệu quả đã tạo nên sự phát triển nhanh của các KCN Yên Bái Thời gian bình quân dé lap day KCN là 6,5 năm, đây là thời gian ngắn so với thời gian thu hồi vốn dau tư xây dựng kết cau hạ tang, theo kinh nghiệm quốc tế và phân tích dự án đầu tư là 15 - 20 năm ”.

'* Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2010), Dé án phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm

' Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2010), Dé án phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm

Bảng 2.1: Tỷ lệ lắp đầy KCN đã đi vào hoạt động năm 2016

Don vị tính: ha Diện tích quy hoạch xây Tình hình sử dụng đất dựng KCN

Diện tich | Diện tích đã| Tỷ lệ lấp

, thu hoi giao đây (%) STT| Tén KCN tich dat

hiêo |TẢ Đât Tả Đã | diện | diện sô | nghiệ ôn ôn eu rs công in cho | tich | tich cho sô sô nghiệp thuê | quy | thu thuê à hoạch| hôi

Tổng cộng 1.283 | 926,7 [1.0821 786,8 | 692,9 | 674,3 | 72,7 | 85,7 Nguôn: Ban quản lý các KCN Yên Bái - Báo cáo tình hình sử dung dat các

Với việc lấp đầy 67,9% diện tích đất quy hoạch dành để cho thuê, các KCN Yên Bái đã thu hút 163 dự án đầu tư, gồm 125 dự án trong nước và 38 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ky đạt 147.227,7 triệu đồng và 142,475 triệu USD, thuê 138,35ha đất Số lượng dự án bình quân thu hút những năm qua đạt gần 26 dự án/năm, vốn đầu tư bình quân đạt 227,63 triệu USD/năm Tuy đã thu hút được số lượng dự án, von đầu tư lớn nhưng von đầu tư thực hiện tại các KCN Yên Bái chưa cao, vốn đầu tư thực hiện bình quân tính đến hết tháng 12/2016 đạt khoảng 40% vốn đầu tư đăng ký; có dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư nhưng đang trong thời gian thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nên chưa có số vốn dau tư thực hiện.

Các KCN đã di vào hoạt động ngay cả KCN phía Nam, qua 7 năm đã được lấp đầy 90% diện tích quy hoạch, đến nay, von đầu tư thực hiện mới dat 57,53% tổng vốn đầu tư đăng ký; KCN Mông Sơn tuy thu hút nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài của các Tập đoàn lớn nhưng vốn đầu tư cũng chỉ đạt 49,3% Ẻ.

- Hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp tại Khu công nghiệp: Được hình thành và triển khai xây dựng năm 2002 với việc khởi công KCN phía Nam, kèm theo đó là việc khởi công xây dựng của các dự án đầu tư vào KCN.

Do thời gian triển khai dự án của các DN kéo dai nên đến cuối năm 2005 mới có một số dự án đi vào hoạt động sản xuất, giá tri sản xuất chưa cao Bắt đầu từ năm 2010, với 15 dự án đi vào hoạt động, các DN KCN mới bắt đầu có sự đóng góp vào doanh thu, giá trị sản xuất công nghiệp, thu nộp ngân sách và tạo công ăn việc làm cho người lao động Tổng sản phẩm, kim ngạch xuất khâu, thu nộp ngân sách (chủ yếu thông qua các khoản thuế) và tạo công ăn việc làm các KCN Yên Bái không ngừng gia tăng, đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp đáng kê vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Yên Bái”.

'3 Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2010), Dé án phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm

'? Ban quản lý các KCN Yên Bái (2016), Báo cáo tổng kết các năm từ 2011-2016

Bang 2.2: Tổng hợp về sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN

Nguôn: Ban quản lý các KCN Yên Bai [9]

Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khâu ngày càng gia tăng với tốc độ cao Bên cạnh đó, đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế của các doanh nghiệp KCN ngày càng tăng.

Năm 2011, có 60 dự án đi vào hoạt động, sử dụng 8.168 lao động, năm

2016 có 293 doanh nghiệp di vào hoạt động đã tạo việc làm cho 117.455 người Hàng năm, việc thu hút thêm lao động đều tăng cho thấy các doanh nghiệp KCN hoạt động sản xuất kinh doanh 6n định và phát triển Số dự án và vốn đầu tư ngày càng tăng, đặc biệt là vốn FDI”.

Số lao động làm việc trong các KCN ngày càng tăng sẽ góp phan giải quyết nhu cầu việc làm của lao động địa phương cũng như các tỉnh, địa phương lân cận; góp nâng cao hiệu quả về kinh tế - xã hội mà các KCN tạo ra cho địa phương.

2.1.2 Những vấn đề đặt ra về môi trường tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tính Yên Bái

* Môi trường đất: Ô nhiễm môi trường dat được xem là hiện tượng làm

? Niêm giám thống kê các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 tinh Yên Bái nhiễm ban môi trường dat bởi các tác nhân ô nhiễm Ô nhiễm môi trường đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con người Nguyên nhân chủ yếu của ô nhiễm đất là các loại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí) Nếu như nước ô nhiễm chưa qua xử lý thì có thé đưa các chất có hại trong nguồn nước vào đất gây ô nhiễm.

+ Dat trong Khu công nghiệp: Trong KCN, nguồn chất thải ran có rất nhiều Chủng loại của chúng đa dạng, hàm lượng các nguyên tố độc trong chúng cũng không giống nhau; tỷ lệ nguyên t6 độc hai trong chất thải ran công nghiệp thường cao Những chất thải ran này được vứt bừa bãi, ngẫm nước mưa và rỉ ra nước gây ô nhiễm đất, sông ngòi và ao hồ.

Chat lượng môi trường đất tai KCN ngày càng giảm Dé đánh giá chất lượng môi trường, các điểm quan trắc được lựa chọn là nơi tiếp nhận nguồn thải từ các KCN mang tính đặc trưng: KCN phía Nam, Mông Sơn với đặc điểm các vi trí quan trắc là bùn tại mương thoát nước và bùn tại cống thải chung của KCN Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất từ năm 2011 -

2013 có sự biến động ở chỉ số chì (Pb), Zn, Cu; các chỉ tiêu phân tích như cadimi, asen không có sự biến động, hầu như không phát hiện được.

+ Đất ngoài Khu công nghiệp: Hiện nay, có 2/4 KCN trên địa bàn tỉnh Yên Bái có hệ thống xử lý nước thải tập trung, do đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn đất, đặc biệt là điện tích đất nông nghiệp”.

Diện tích các loại đất có nhiều biến động từ năm 2011 đến 2016 Theo số liệu kiểm kê đất đai qua các năm cho thấy: loại đất có nhiều biến động nhất là đất sản xuất nông nghiệp (giảm mạnh hơn 3.337 ha năm 2016 so với năm 2011); bên cạnh đó đất chuyên dùng (bao gồm đất phục vụ sản xuất CN) lại tăng mạnh (tăng hơn 2.861 ha từ năm 2011 đến 2016) Dat phục vụ sản xuất

*! Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2010), Dé án phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm

* Ban quan lý các KCN Yên Bái (2016), Báo cáo tổng kết các năm từ 2011-2016 nông nghiệp gần các KCN không những giảm mạnh về diện tích mà chất lượng đất ngày càng ô nhiễm ở các mức độ khác nhau

Trong khuôn khổ dự án “Đánh giá hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh

Yên Bai giai đoạn 2010 - 2015” do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên

Bái chủ trì, Trung tâm quan trắc đã tiến hành lay bé sung thêm 108 mẫu dat

Về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, xây dựng khu

2.2.1.1 Về xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường gan với chiến lược phát triển Khu công nghiệp

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định chi tiết công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường tại Mục 1, Mục 4 Chương II Luật Bảo vệ môi trường năm 2014;

Chương II, IV Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Chương IV Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường theo đó,

Quy hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh phải thé hiện được các nội dung: diễn biến, mục tiêu quản lý môi trường; thực trạng môi trường, mục tiêu và các giải pháp bảo ton, bảo vệ tài nguyên và môi trường: thực trạng môi trường và chất lượng môi trường không khí, đất, nước; thực trạng thu gom, xử lý và các mục tiêu, giải pháp quản lý chất thải răn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải nguy hại; thực trạng mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường: nguồn lực thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiêm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch bảo vệ môi

Lê Thanh Quân (2011), Thực trạng và giải pháp BVMT KCN - Đôi điều cẩn bàn, Website: khucongnghiep.com.vn trường các nội dung đó phải chi tiết gan với vị trí địa lý, điều kiện môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của địa phương nhất là đối với chiến lược phát triển KCN

Bên cạnh đó, Điều 7 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã quy định cụ thể các yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch xây dựng khu công nghiệp Các quy định về yêu cầu trong quy hoạch xây dựng KCN là cơ sở cho việc triển khai thi công xây dựng KCN ở giai đoạn tiếp theo Đảm bảo đúng các yêu cầu này, bước đầu góp phan tạo nên hiệu quả trong việc kết hợp hài hòa giữa phat triển kinh tế với bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích cộng đồng.

Vì vậy, quy hoạch, kế hoạch BVMT luôn là nội dung trọng tâm trong quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN cũng như phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Yên Bái.

Trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã xây dựng “Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020

(Chương trình Nghị sự 21 tinh Yên Bái)”, trong đó công tac BVMT là trọng tâm của chiến lược Tỉnh Yên Bái đã xây dựng một số chương trình hành động cu thé về phát triển bền vững giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Yên Bai trên 3 mặt: kinh tế, xã hội và BVMT Một trong những nội dung chính trong công tác BVMT là “Chương trình phòng chống và kiểm soát 6 nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trong khu vực đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và các đối tượng có nguy cơ gây ô nhiễm cao ”.

Với việc xây dựng “Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 (Chương trình Nghị sự 21 tỉnhYên Bái)”, tỉnh Yên Bái đã chủ động long ghép công tác BVMT vào việc quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội của địa phương: chú trọng thực hiện việc gắn kết quy hoạch, kế hoạch phát triển KCN với BVMT.

Trên cơ sở “Chiến lược phát triển bền vững tỉnh Yên Bái giai đoạn

2006 - 2010, định hướng đến năm 2020”, tỉnh Yên Bái đã xây dựng “Đề án quy hoạch, phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”, trong đó nhân mạnh vào việc đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội và môi trường, đảm bảo hiệu quả sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất trên cơ sở cơ cấu, sắp xếp lại ngành nghề một số KCN theo hướng chuyên ngành, định hướng sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sạch, ít ô nhiễm môi trường nhằm mục tiêu tập trung mọi nguồn lực đây mạnh CNH, HĐH.

Hầu hết việc quy hoạch xây dựng các KCN tập trung của tỉnh đều gắn với kế hoạch BVMT, đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, trong đó có việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải và khu tập kết chất thải răn, chất thải nguy hại Việc quy hoạch ngành nghè, lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh trong các KCN cũng được chú ý, trong đó lựa chọn và tiếp nhận các dự án không gây ô nhiễm môi trường.

Việc triển khai kế hoạch BVMT trong các KCN luôn được tỉnh quan tâm chỉ đạo sát sao Sau khi có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh sẽ ra quyết định thành lập KCN và đồng thời ra quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN; trong đó nhấn mạnh nội dung về các giải pháp BVMT trong quá trình xây dựng cũng như trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các KCN; cụ thê như:

- Quả trình thi công xáy dung: Trong quá trình thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp tích cực để không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, phải đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường như: Bui, tiếng Ôn, nước thải

- Quá trình hoạt động sản xuất:

+ Chat thải ran: Chất thải ran được thu gom, phân loại đưa đến nơi xử

** Uy ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã xây dựng (2006), Chiến lược phát triển bên vững tỉnh Yên Bái giai đoạn

2006 - 2010, định hướng đến năm 2020 (Chương trình Nghị sự 21 tỉnh Yên Bái) ly tập trung, nếu có chất thải độc hại phải được xử lý theo quy định.

+ Khí thải và tiếng ồn: Trong hoạt động sản xuất không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, nếu vượt quá tiêu chuẩn phải có biện pháp xử lý, lắp đặt hệ thống lọc khí, giảm ồn

+ Nước thải: Nước thải của các nhà máy trong quá trình sản xuất phải được xử lý đạt tiêu chuẩn A hoặc B (tùy theo tính chất ngành nghề, quy mô của từng dự án) về môi trường, trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung của KCN.

Việc tô chức thực hiện kế hoạch BVMT trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN luôn được tỉnh quan tâm, chỉ đạo sát sao và được các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng hưởng ứng, người dân địa phương ủng hộ Tính đến hết năm 2012, đã có 5/8 KCN đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất đủ đáp ứng nhu cau xử lý nước thải của các KCN. Đối với quy hoạch, kế hoạch BVMT trong các làng nghề, Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái đã ban hành “Quyết định số 48/2011/QĐ-UBND ngày 09/4/2011 về quy chế BVMT khu công nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh”, trong đó nhắn mạnh việc quy hoạch, bé trí các làng nghề quy tụ thành các KCN vừa và nhỏ, dé từ đó có cơ sở dé quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động BVMT trong các khu vực này.

Phương hướng hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các Khu công nghi1Ệp . - - c1 1121132111331 11 1111 1111 11 E11 1H 1H re 59 1 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp phù hợp với định hướng và yêu cầu mới đặt ra về bảo vệ môi trường tại các

3.1.1 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp phù hợp với định hướng và yêu cầu mới đặt ra về bảo vệ môi trường tại các Khu công nghiệp

3.1.1.1 Định hướng phát triển Khu công nghiệp

Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ, Quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:

- Mục tiêu phát triển các KCN tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các KCN chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các KCN có quy mô hợp ly dé tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyên dich cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp [32].

- Đưa tỷ lệ đóng góp của các KCN vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010 và tới trên

60% vào giai đoạn tiếp theo Tăng tỷ lệ xuất khâu hàng công nghiệp của các KCN từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm

2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo.

- Đến năm 2020: Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng KCN Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thé với tổng diện tích các KCN đạt khoảng 80.000 ha vào năm

2020 Quan lý, chuyên đổi co cau dau tư phát triển các KCN đã được thành lập theo hướng đồng bộ hóa”.

Dé làm tốt công tác định hướng va phát triển các KCN theo Quy hoạch phát triên KCN của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Yên Bái đã có quy hoạch cụ thé trong thời gian tới, trong đó đã xây dựng tầm nhìn đến năm 2020 Việc điều chỉnh quy hoạch các KCN được cân nhắc theo hướng phù hợp với quy hoạch phát triển tổng thé kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước, đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và môi trường nhăm mục tiêu tập trung mọi nguồn lực day mạnh CNH, HDH, phan đấu hoàn thành thăng lợi Nghị quyết Đại hội Dang bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XVIII đã đề ra.

3.1.1.2 Yêu cầu mới đặt ra về bảo vệ môi trường tại các KCN

Ngày 31/8/2016, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có Chỉ thị số 25- CT/TTg về một số nhiệm vụ và giải pháp cấp bách về môi trường Chỉ thị đã đặt ra nhiều nhiệm vụ mới, có ý nghĩa chỉ đạo công tác BVMT cụ thê

- Bảo vệ môi trường là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trỊ, cộng đồng, doanh nghiệp và nhân dân.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Thu hút đầu tư phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường; không cho phép đầu tư vào các loại hình sản xuất, sử dụng công nghệ sản xuất lạc hậu có nguy cơ cao gây 6 nhiễm Các địa phương khẩn trương ban hành và tổ chức thực hiện nghị quyết chuyên dé, chương trình, kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường.

- Phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường từ khâu xét duyệt, thẩm định đến triển khai thực hiện và vận hành dự

3! Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái (2010), Dé án phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm

2020 án Chủ đầu tư, co quan quyết định, phê duyệt dau tư, thẩm định công nghệ sản xuất, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường phải chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường của dự án Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về các vấn đề môi trường trên địa bàn Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, thanh tra, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các Bộ, ngành, địa phương.

- Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tăng cường và chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước và huy động nguồn lực cho bảo vé môi trường.

- Tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn và thu gom rác thải; tạo điều kiện thuận lợi dé Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tô chức thành viên phối hợp, phản biện, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường: chủ động cung cấp thông tin, phát huy vai trò của báo chí trong công tác bảo vệ môi trường.

3.1.2 Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tai KCN phù hợp với mục tiêu phát triển khu công nghiệp gan với bảo vệ môi trường

- Thực hiện tot mục tiéu phat triển KCN gan voi BVMT

Thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường tổng thé của các

KCN, tăng cường công tác quản lý môi trường trong KCN: Đối với các KCN đã thành lập và đang hoạt động phải hoàn thành việc xây dựng hệ thong thu gom va xử lý nước thải tong thé cho toàn bộ KCN theo quy định của Chính phủ.

Các nhà máy sản xuất trong các KCN chỉ được phép đưa vào hoạt động khi đã đầu tu xây dựng các công trình BVMT dat tiêu chuẩn môi trường theo quy định trước khi thải vào hệ thống thu gom chung của toàn KCN.

Triển khai đồng bộ, kịp thời việc đầu tư công trình xử lý rác thải công nghiệp; hỗ trợ các nhà đầu tư hạ tầng KCN các thủ tục cần thiết để tiếp cận các nguồn von đầu tư BVMT.

Xây dựng hệ thống quan trac MT trong các KCN, được coi như điều kiện bắt buộc đối với các KCN Thông qua hệ thống quan trắc môi trường có thé đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm soát được tình trạng chất lượng MT cũng như mức độ ô nhiễm môi trường trong các KCN.

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp phải đảm bảo

Kiểm soát và xử lý các nguôn gây ô nhiễm môi trường trong KCN

Các giải pháp hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường tại các Khu công

Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng Khu công nghiệp . - 2-5 2 se: 62 3.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng Khu công nghiệp 2- 65 3.2.3 Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn hoạt động của Khu công nghiIỆp 5 5 555335 **++sv+seesesesss 67 3.2.4 Hoàn thiện các quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Khu công nghi€p .- - c5 221332211322 EEEESeeseeersrsesre 69 3.2.5 Cac 00 0i 0n

Ý nghĩa quan trọng trong phát triển KCN chính là phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế và đảm bảo vệ sinh môi trường Một thực tế đang đặt ra hiện nay là các KCN nhìn chung hệ thống kết cau ha tầng chưa hoàn chỉnh, bên cạnh đó các nhà máy đang băt đâu sản xuât Do vậy vân đê đặt ra trong quy hoạch và kế hoạch phát triển KCN là cần cố gắng giảm thiêu ô nhiễm môi trường, gắn kết với công tác và nhiệm vụ BVMT.

Việc thực hiện đánh giá tac động MT cho các nhà đầu tư theo quy định của pháp luật đã mang lại nhiều hiệu quả trong phát triển bền vững Với thực tế trong thời gian qua, dé DTM thực sự có ý nghĩa, không thé coi nhẹ hoạt động kiểm tra, xác nhận sau thấm định báo cáo DTM Bộ Tài nguyên và Môi trường cần có các giải pháp kiên quyết, triệt để và cụ thể nhằm khắc phục tình trạng “trốn” thủ tục xác nhận sau thấm định đang rất pho biến hiện nay.

Việc thấm định báo cáo DTM can gan kết chặt chẽ với việc khảo sát địa điểm thực hiện dự án, đảm bảo kết quả thấm định là có căn cứ khoa hoc và thực tiễn để gửi cơ quan phê duyệt báo cáo DTM Các tiêu chuẩn môi trường cần được xây dựng theo hướng tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế. Đối với chất thải, cần có quy định cụ thể về hệ số hoặc thông số trên cơ SỞ khả năng chịu tải của môi trường ở phạm vi hẹp và định kỳ công bé dé chủ dự án hoặc chủ cơ sở sản xuất biết và thực hiện Van dé này liên quan chặt chẽ với hệ thống quan trắc môi trường, do vậy, cũng cần được kiện toàn để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Tiếp tục tăng cường việc tham vấn ý kiến của cộng đồng dân cư tại khu vực dự án Thực tế trong thời gian qua, hoạt động này còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả Thủ tục lập, thấm định, phê duyệt và bảo đảm thực thi báo cáo ĐTM đã có quy định đảm bảo cho cộng đồng dân cư quyền được tham gia ý kiến, quyền được lăng nghe ý kiến, đặc biệt, các ý kiến về không đồng ý triển khai dự án hoặc các biện pháp BVMT phải được nêu trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường Thế nhưng, trên thực tiễn việc các chủ dự án tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư còn mang tính hình thức, đối phó Bên cạnh đó, các quy định về quy trình, thủ tục cũng như các bước tiến hành công tác tham van cộng đồng chưa rõ ràng, chi tiết nên nhiêu chủ dự án tiên hành tùy theo cách hiệu của riêng mình, chưa thực hiện tham van day đủ cộng đồng dân cư mà dự án tác động đến.

Ngoài ra, tiếp tục hoàn thiện các quy định về ĐTM như quy định về kinh phí lập, thâm định báo cáo DTM để các chủ dự án đầu tư có kế hoạch dành kinh phí cho hoạt động này Quy định về tổ chức dịch vụ thâm định và quy định về công khai hóa các quyết định phê duyệt báo cáo DTM, đảm bảo sự tham gia của người dân vao quá trình giám sát thực hiện các CKBVMT của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Những quy định trong vấn đề này còn có điểm chưa hợp lý đã được phân tích tại Chương 2 dé xuất sửa đồi, b6 sung như sau:

- Điều chỉnh quy định về kỳ quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 tại Điểm a Khoản 1 Điều § về “Kỳ quy hoạch bảo vệ môi trường là 10 năm, tam nhìn đến 20 nam”.

- Đề nghị bé sung quy định xử lý trường hợp sau khi cơ quan thâm định thông báo kết quả họp Hội đồng thấm định, Chủ dự án chậm hoàn thiện Báo cáo DTM dé nộp lại cho cơ quan thẩm định theo hướng yêu cau lập lại Báo cáo ĐTM hoặc yêu cầu thâm định lại Báo cáo DTM nếu không được phê duyệt trong thời hạn 24 tháng ké từ ngày cơ quan thâm định thông báo kết quả họp Hội đồng thâm định (nếu yêu câu thẩm định lại Báo cáo DTM thì phải sửa tiêu đê của Điêu 20 thành “Lập lại, thẩm định lại báo cáo đánh gid tác động môi trường ”) tại Điều 20 Luật BVMT năm 2014.

- Bồ sung nội dung là “Kết luận, kiến nghị và cam kết” vào quy định tại Điều 22 Luật BVMT năm 2014.

- Bồ sung quy định trong Luật hoặc giao Chính phủ quy định nhóm dự án bắt buộc phải có Báo cáo DTM được phê duyệt thì cơ quan có thâm quyền mới cấp Quyết định chủ trương đầu tư nhằm khắc phục tình trạng chưa hợp lý theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 25 Luật BVMT năm 2014 quy định có nhiều nhóm dự án có các tác động đến môi trường không lớn và việc quy định tất cả đối tượng phải có ĐTM thì mới được cấp chủ trương đầu tư.

- Sửa Luật Đầu tư cho thống nhất với Luật Bảo vệ môi trường về vẫn dé được quy định tại Khoản 1 Điều 33 Luật Dau tu năm 2014 thì hồ sơ đầu tư dé xin cấp quyết định chủ trương đầu tư không có thành phan là “Quyết định phê duyệt Bao cáo DTM”; nội dung đánh giá tác động (trong đó có đánh giá tác động môi trường) là nội dung năm trong báo cáo dé xuất dự án đầu tư quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư.

- Sửa đối, bỗ sung trách nhiệm của Chủ dự án, Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận như sau:

“Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường theo Kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận Trong trường hợp muốn thay đổi, điều chỉnh phải báo cáo cơ quan xác nhận dé được chấp thuận trước khi thực hiện ” nhằm khắc phục tồn tại quy định Khoản 1, Điều 33 Luật BVMT năm 2014 về kế hoạch BVMT.

- Bồ sung trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường là “Chap thuận chủ dự án, chủ cơ sở thay đổi, diéu chỉnh công trình, biện pháp bảo vệ môi trường so với kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo thẩm quyên” nhằm khắc phục tồn tại quy định Điều 34 Luật BVMT năm 2014 về kế hoạch BVMT.

3.2.2 Hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai thi công xây dựng Khu công nghiệp

Theo quy định, các dự án đầu tư vào các KCN phải đăng ký đảm bảo môi trường trước khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư Những dự án phải có hạng mục xử lý chất thải thì phải hoàn tất các công trình xử lý chất thải mới được phép hoạt động Tuy nhiên, khi vận hành các KCN cần lưu ý đến nguồn gây ô nhiễm ngay trong quá trình xây dựng, giao thông vận tải và việc ảnh hưởng lẫn nhau làm tăng mức độ ô nhiễm Các quy định pháp luật về BVMT trong giai đoạn này đã quy định rõ ràng cụ thê trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc thực hiện BVMT Dé giải quyết van dé môi trường trong các KCN, giảm thiểu 6 nhiễm và BVMT, cần thực hiện đồng bộ một số van đề sau:

- Đây nhanh quá trình đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống kết câu ha tầng KCN, quá trình triển khai dự án của các nhà đầu tư vào KCN Kiên quyết trong quản lý các dự án có gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải hoàn thiện các công trình xử lý đảm bảo môi trường mới được đưa vào hoạt động Nếu không đảm bảo xử lý môi trường thì nhất quyết không cấp phép đầu tư Có thê địa phương thu hút được nhiều dự án, nhiều vốn nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội bới chi phí để khắc phục sự cỗ môi trường cũng như ô nhiễm môi trường là rất lớn.

- Địa phương can quy hoạch khu xử lý chất thải ran và yêu cầu các Công ty đầu tư hạ tầng thực hiện các biện pháp xử lý chất thải rắn thường xuyên và triệt để Các Công ty hạ tầng phải có trách nhiệm trong việc xác định, bố trí khu tập kết chất thải ran trước khi được đem đi xử lý Đồng thời bắt buộc các doanh nghiệp sản xuất trong KCN định kỳ hàng năm phải ký kết hợp đồng thu gom chất thải răn, chất thải nguy hại với các đơn vị, tổ chức có chức năng xử lý các chất thải này.

Ngày đăng: 20/04/2024, 18:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w