Nhu cầu nghiên cứu và nắm bắt được những van đề cốt lõi không chỉ của LHĐ trong nước mà còn cần nắm bắt được cả mảng pháp luậttương ứng của một sé hệ thông pháp luật HTPL khác trên thế g
Trang 1BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
DE TÀI KHOA HOC CAP TRƯỜNG |
NGHIÊN CỨU SO SÁNH |
CÁC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUAT HỢP DONG |
CUA MỘT SO NƯỚC TREN THE GIỚI |
TRỤ,
Ban cha nhiém dé taiChủ nhiệm: PGS TS Nguyễn Thị Ánh VânThư ký: ThS Đặng Thi Hồng Tuyến
MÃ SỐ: LH-2013-2772/DHL-HN
Hà Nội,2014
Trang 2NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THUC HIEN DE TÀI
3 | Th§ Kiêu Thị Thanh Trường ĐH Luật Hà Nội ‘i
Dong tac gia CD 07
4 | ThS Pham Minh Trang Trường DH Luật Ha Nội | I5
và l2.
x - : Tác gia CD 08, 14 và
5 | ThS Do Thị Anh Hong Trường DH Luật Hà Nội |, ;
đông tác giả CD 12
6 | Th§ Nguyễn Đức Ngọc Trường DH Luật Hà Nội | Tác giả CD 09, 13
7 | Gv Bui Thị Minh Trang Trường DH Luật Hà Nội | Đông tác giả CD 12
Tác gia CD 15, 16 và
8 | ThS Dang Thị Hồng Tuyến | Trường DH Luật Hà Nội | đồng tác giả chuyên
đề 12
Trang 3MỤC LỤC
BÁO CÁO PHÚC TRÌNHPHAN MỞ DAU
PHAN I: KHAI QUAT VE LUAT HOP DONG SO SANH VA CAC
XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU SO SANH LUAT HỢP DONG TREN
THE GIOI
I Luật hop đồng trong thực tiễn và trong tư duy của con người:
Nguồn cảm hứng cho khoa học Luật So sánh
II Một số xu hướng tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu so sánh luật
hợp đồng trên thé giới
PHÀN II: NGHIÊN CỨU NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
TRONG LUẬT HỢP ĐÒNG CỦA ANH, MỸ, PHÁP VÀ ĐỨC
I Nguồn Luật hợp đồng của Anh, Mỹ, Pháp và Đức dưới góc độ so
sánh
Il Dé nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng
HI- Hình thức của hợp đồng
IV Năng lực giao kết hợp đồng
V Hợp đồng giao kết vì lợi ích của người thứ ba
VI Giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền
VII Nội dung hợp đồng
VIII Các trường hợp hợp đồng vô hiệu
IX Ký kết hợp đồng theo mẫu
30
34 38
41 43 46 53 56
62
65 67 70
Trang 4PHAN III
SU TUONG DONG VA KHAC BIET DIEN HINH
GIỮA CAC QUY ĐỊNH CHUNG TRONG LUAT HỢP DONG
CUA ANH, MY, PHAP VA DUC
76
I Về đề nghị và chap nhận đề nghị giao kết hop đồng 76
II Về hình thức của hợp đồng 77III Về năng lực giao kết hợp đồng 78
IV Vé hợp đồng giao kết vì lợi ích của người thứ ba 82
V Vé giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyên 85
VỊ Về nội dung hợp đồng 89VII Về các trường hợp hợp đồng vô hiệu 91
VIII Về ký kết hợp đồng theo mẫu 98
IX Về thực hiện hợp đồng 101
X Vé giải thích hợp đồng 103
XI Về thực hiện hợp đồng qua đại diện theo uỷ quyền 105
XII Về vi phạm hợp đồng và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 108.XIII Về chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng 111
KET LUẬN H7
PHAN CÁC CHUYEN DE
Chuyên đề 1: Luật hợp đồng trong thực tiễn và trong tư duy của con
người: nguồn _cam hứng cho khoa học luật hợp đồng so sánh
-PGS.TS Nguyên Thị Anh Van 118
Chuyên đề 2: Một số xu hướng tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu so
sánh luật hợp đồng trên thế giới - PGS.TS Nguyễn Thị Anh Vân 129
Chuyên đề 3: Nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng ở Anh, Mỹ,
Pháp và Đức dưới góc độ so sánh — PGS.TS Nguyên Thị Anh Van 134
Chuyên đề 4: Đề nghị và chấp nhận — ThS Pham Quy Đạt 151
Trang 5Chuyên dé 5: Hình thức hợp đồng — TAS Phạm Quy Đạt.
Chuyên đề 6: Năng lực giao kết hợp đồng - PGS.TS Nguyễn Thị Anh
Vân.
Chuyên dé 7: Hợp đồng giao kết vì lợi ích của bên thứ ba — ThS Kiểu
Thị Thanh, ThS Phạm Minh Trang.
Chuyên đề 8: Giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền —
ThS Đô Thị Anh Hồng
Chuyên đề 9: Nội dung hợp đồng — TAS Nguyễn Đức Ngọc
Chuyên đề 10: Các trường hợp hợp đồng vô hiệu — PGS TS Nguyễn
Thị Anh Van.
Chuyên dé 11: Ký kết hợp đồng theo mẫu - ThS Kiểu Thị Thanh,
ThS Đỗ Thị Anh Hồng.
Chuyên đề 12: Thực hiện hợp đồng - ThS Dang Thị Hong Tuyến,
ThS Đô Thị Anh Hong, ThS Phạm Minh Trang, Bùi Thị Minh Trang.
Chuyên đề 13: Giải thích hợp đồng — ThS Nguyễn Đức Ngọc
Chuyên đề 14: Thực hiện hợp đồng qua đại diện theo uy quyền —TAS
331
343 366
Trang 6DANH MỤC THUẬT NGU VIET TAT
Trang 7BÁO CÁO PHÚC TRÌNH
PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của dé tài
Hợp đồng (HĐ) chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sông hàng ngày của conngười và luật HD (LHD), vì vậy, cũng trở thành một bộ phận quan trọng trong đời
sống dân sinh do khả năng tạo nén tảng pháp lý cho việc cưỡng chế thực hiện những
cam kết giữa các bên chủ thể giao kết HĐ Cũng chính vì vậy, LHĐ còn là lĩnh vựcđược đặc biệt quan tâm trong khoa học pháp lý ở nhiều nước trên thế giới; các nhàkhoa học luật nói chung và các nhà làm luật nói riêng đều có xu hướng muốn tìm hiểu
và hoàn thiện mảng pháp luật này nhằm bảo vệ thoả đáng lợi ích của các bên giao kết
HD Đồng thời ở nhiều nước phát triển trên thế giới, LHD được coi là kiến thức cơ bản
và tối thiêu mà các luật gia phải có
Nếu như khoa học LHĐ đóng vai trò quan trọng đến như vậy trong đời sống
dân sinh ở mỗi quốc gia thì khoa học LHĐ so sánh cũng đóng một vai trò tương tự
trong các giao lưu thương mại vượt qua khuôn khổ biên giới quốc gia Trong xu thế tat
yếu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế như hiện nay, giao lưu thương mại giữa các
quốc gia ngày càng phát triển va trong bối cảnh đó, HD là công cụ không thé thiếu đểthiết lập các quan hệ thương mai nay Nhu cầu nghiên cứu và nắm bắt được những van
đề cốt lõi không chỉ của LHĐ trong nước mà còn cần nắm bắt được cả mảng pháp luậttương ứng của một sé hệ thông pháp luật (HTPL) khác trên thế giới, vì vậy, đã và đang
trở nên cấp thiết và là kiến thức không thể thiếu cho các luật gia trong bồi cảnh toàn
cầu hoá mọi lĩnh vực của đời sống trong đó có lĩnh vực kinh tế, thương mại
Bên cạnh đó, đề tài khoa học: “Nghiên cứu so sánh các quy định chung trongLHD của một số nước trên thế giới" sau khi hoàn tat sẽ là một nguồn tư liệu quantrọng cho các giảng viên, sinh viên luật, và tất cả những ai quan tâm tìm hiểu về LHĐcủa một số quốc gia trên thế giới dưới góc độ so sánh luật học Trong điều kiện các cơ
sở đào tạo luật ở Việt Nam đều chưa biên soạn giáo trình về lĩnh vực này, các loại sáchtham khảo, chuyên khảo về lĩnh vực LHĐ so sánh bằng tiếng Việt cũng hau như rất
hiểm hoi; mặt khác khả năng nghiên cứu tài liệu luật nói chung và tài liệu LHĐ nói
riêng bằng tiếng nước ngoài của độc giả, nói chung còn hạn ché, đề tài nghiên cứu này
hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích
Với những lý do trên, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh các quy địnhchung trong LHD của một số nước trên thế giới ” làm đề tài nghiên cứu khoa học trongbối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tẾ quốc tế như hiện nay là việc làm thiết thực
và cấp bách.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
2.I Ngoài nước:
Trang 8Có một số công trình nghiên cứu so sánh về LHD được công bố dưới dạng một
mục nhỏ trong cuốn sách viết về Luật so sánh nói chung:
1.1 Konrad Zweigert & Hein Kotz, “/ntroduction to Comparative Law”, 1998, Clarendon Press Oxford.
Phan II của cuốn sách viết về HD dưới góc độ so sánh giữa pháp luật của một
vài nước đại diện cho truyền thống Civil Law và Common Law nhưng cuốn sách đã ra đời cách đây hơn hai thập kỷ, vì vậy nhiều vấn đề được bàn luận trong cuốn sách
không còn mang tính thời sự.
1.2 Piter De Cruz, “Comparative Law in a Changing World’, 1999, Cavendish Publishing Company.
Mục 10 của cuốn sách viết về luật nghĩa vu trong đó có một phần nhỏ của mục
này tập trung vào so sánh LHĐ của Anh và của Lamã, với những thông tin không còn
nhiều tính thời sự
1.3 Mathias Reimann, Reihard Zimmermann, “The Oxford Handbook of Comparative Law”, 2006, Oxford University Press.
Mục 28 Phan III của cuốn sách viết về LHD so sánh tuy nhiên đây là một cuốn
sách viết về quá nhiều lĩnh vực luật so sánh chuyên nganh, vì vậy, các tác gia không di
sâu vào tùng lĩnh vực cụ thể mà chỉ lướt qua một số điểm như đề nghị và chấp thuận
trong giao kết họp đồng, cưỡng chế thi hành HD, vi phạm HD và các giải pháp pháp ly
một cách hết sức khái quát
ee Bên, cạnh đó cũng.có một sé-.cudn sách về LHD-so sánh do một số học giả nước:
ngoài viết tuy nhiên cách đây đã khá lâu hoặc gần đây nhưng lại quá tập trung vào
khía cạnh kinh tế của HD Vi dụ: Sách dịch “Những quy định chung về LHD ở Pháp,Đức, Anh, Mỹ”, Người dịch: Phạm Thái Việt; NXB Chính trị quốc gia, 1993 Cuốnsách này đã được chuyên tải sang tiếng Việt, bình luận về xu hướng phát triển chung
của LHĐ các nước Pháp, Đức, Anh, Mỹ; các văn bản pháp luật của Pháp, Đức, Anh,
Mỹ về HD Tuy nhiên, cuốn sách ra đời cách đây hai thập kỷ, vì vậy những thông tin
về pháp luật HD ở các quốc gia này có phan lỗi thời; và thậm chí xu hướng phát triển
được dự đoán trong cuốn sách không còn là dự đoán mà đã đi vào quá khứ Ngoài ra còn một vài tác phẩm khác cũng rơi vào một trong hai trạng thái đã đề cập: P.D.V.
Marsh, “Comparative Contract Law England, France & Œemany”, 1994, Gower;
Mitja Kovac, “Comparative Contract Law & Economics’, 2011, Edward Elgar
Publisher; Thomas Kadner Graziano,“Comparative Contract Law”, 2009, Palgrave Macmillan Limited
Ngoài ra, một số tac phẩm của thập kỷ dau của thé ky XXI đã nghiên cứu sosánh về LHĐ của một số nước nhưng không bao quát hết các vấn đề chung của LHĐ
mà chủ yếu đi vào tìm hiểu về thiết lập HD, các giải pháp pháp lý và quyền của bên
Trang 9thứ ba Vi dụ gần đây nhất là tác phẩm của Martin Hogg: “Promises and Contract
Law: Comparative Perspectives”, 2011, Cambridge University Press.
2.2 Trong nước:
Cho tới nay, các công trình nghiên cứu so sánh về LHĐ đã xuất bản trong nước
mới dừng lại ở con số hết sức khiêm tốn Chỉ có một vài bài tạp chí, và một con số
thậm chí còn nhỏ nhoi hơn dưới dạng luận văn Các bài tạp chí chủ yếu mô tả lại một
số vấn đề về LHĐ của một quốc gia nào đó với nội dung hết sức cơ bản như kháiniệm, đặc điểm và nguồn LHD của Mỹ, của Đức; hoặc nghiên cứu về một lĩnh vựcnào đó của LHĐ của Việt Nam có liên hệ với lĩnh vực có liên quan trong LHĐ của
một quốc gia nào đó Cụ thể, các công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước
có ít nhiều liên quan tới LHD so sánh gồm:
2.2.1 “Hiệu lực của chấp nhận giao kết HĐ theo Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005
— Nhìn từ góc độ so sánh”, TS Ngô Huy Cương — Khoa Luật, Đại học Quốc gia HàNội - Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
Bài viết tập trung vào một mảng nhỏ của LHD, đó là hiệu lực của chấp nhậngiao kết HĐ (bao gồm: thời điểm chấp nhận giao kết, phương thức giao kết, thời hạnchấp nhận, trả lời chấp nhận) theo pháp luật Việt Nam, Đức, Canada và Nga
2.2.2 “Bàn về khái niệm và các điều kiện của chấp nhận giao kết HĐ theoBLDS 2005” TS Ngô Huy Cương — Khoa Luật, Dai học Quốc gia Hà Nội - Tap chí
Dân chủ và Pháp luật số 1/2010
Bài viết bàn về khái niệm “Chấp nhận dé nghị giao kết HD” và các điều kiện dé
chấp nhận giao kết HĐ theo pháp luật Việt Nam (trước năm 1975 và hiện hành), phápluật Pháp Pháp luật liên bang Nga.
2.2.3 “Pháp luật HĐ Hoa Kỳ và những điểm khác biệt cơ bản so với pháp luậtViệt Nam”, TS Vũ Thị Lan Anh - Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội Số12/2010, tr.11 — 17.
2.2.4 “So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp
luật Hoa Kỳ” Luận văn ThS Luật: 60 38 50 Nguyễn Thị Mai Hương; Nghd : TS
Ngô Huy Cương-H :.Khoa Luật, 2009
2.2.5 “Chế định HD theo pháp luật Cộng hoà liên bang Đức ”, TS Vũ Thị Lan
Anh, Tạp chí Luật học Trường Đại học Luật Hà Nội Số đặc san 9/2011, tr 89 — 94
2.2.6 “Một số điểm khác nhau trong chế độ trách nhiệm đối với vi phạm HĐtheo pháp luật Việt Nam và pháp luật Australia”, Nguyễn Thị Minh, Luật học, Số2/1999, tr.49-52.
3 Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Lam rõ vi trí, vai trò của LHD so sánh trong khoa học pháp lý và trong thực
tiễn đời sống;
Trang 10- _ Tống kết các xu hướng tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu so sánh LHD;
- Lam rõ sự tương đồng và khác biệt điển hình giữa các quy định chung trong LHD của một số quốc gia trên thé giới trên các lĩnh vực:
+ Giao kết HD (dé nghị, chấp thuận; thủ tục giao kết HĐ; hình thức củaHD; năng lực giao kết HD; HD giao kết vì quyền lợi của bên thứ ba;giao kết HD thông qua đại diện theo uỷ quyền; ký kết HD theo mẫu);
+ Nội dung HD;
+ HD vô hiệu;
+ Thực hiện HB;
+ Cham dứt HD.
- _ Cung cấp nguồn tư liệu phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn LHD so
sánh ở bậc đào tạo cử nhân luật tại trường Đại học Luật Hà Nội.
4 Nội dung nghiên cứu
Đề tài được triển khai nghiên cứu theo bốn nội dung lớn:
4.1 Phan nghiên cứu khái quát về LHD so sánh và các xu hướng nghiên cứu sosánh LHD trên thế giới
- Nghiên cứu vai trò và vị trí của LHD so sánh và lý do hình thành khoa học
LHD so sánh;
- Chỉ ra các xu hướng chính trong nghiên cứu LHD so sánh.
4.2 Phần nghiên cứu so sánh về nguồn LHD
- So sánh và đánh giá các quy định về năng lực giao kết HĐ;
- So sánh và đánh giá các quy định về HD giao kết vì quyền lợi của bên thứ ba;
- So sánh và đánh giá các quy định về giao kết HD thông qua đại diện theo uy
quyền;
- So sánh và đánh giá các quy định về nội dung HD;
- So sánh và đánh giá các quy định về ký kết HD theo mẫu;
- So sánh và đánh giá các quy định về các trường hợp HD vô hiệu.
4.4 Phan nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về thực hiện và cham dứt HD
Đi sâu nghiên cứu về sự tương đồng và khác biệt điển hình giữa các quy địnhchung trong LHD của một số nước, từ khâu giao kết cho tới khâu thực hiện vé chamdứt HD Cụ thể là:
Trang 11- _ Nghiên cứu so sánh các quy định về thực hiện HD;
- _ Nghiên cứu so sánh các quy định về giải thích HD;
- _ Nghiên cứu so sánh và đánh giá các quy định về thực hiện HD thông qua daidiện theo uỷ quyền;
- _ Nghiên cứu so sánh và đánh giá các quy định về vi phạm HD và trách nhiệm
do vi phạm HD;
- _ Nghiên cứu so sánh và đánh giá các quy định về cham dứt HD
5 Pham vi nghiên cứu
- Dé tài không bao quát hết pháp luật HD của các quốc gia trên thé giới mà chỉtập trung nghiên cứu về LHĐ của một vài quốc gia tiêu biểu, đại diện cho hai truyền
thống pháp luật lớn trên thế giới là Civil Law và Common Law Trong mỗi truyềnthống pháp luật, nhóm nghiên cứu sẽ đi sâu nghiên cứu so sánh giữa LHĐ của hai
quốc gia: Anh, Mỹ đại điện cho truyền thống Common Law, và Pháp, Đức đại diện
cho truyền thống Civil Law
- Đề tài không nghiên cứu toàn bộ các quy định của LHĐ của những quốc gia
nói trên mà chỉ đi vào nghiên cứu so sánh những quy định chung trong LHD ở những
quốc gia này
- Đề tài nghiên cứu này không hướng tới việc sử dụng kết quả nghiên cứu đểhoàn thiện mảng pháp luật có liên quan trong nước mà chỉ nhằm tìm hiểu về pháp luật
HD của những quốc gia được lựa chon và xây dựng nguồn tư liệu về LHD so sánh,
phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn LHĐ so sánh của sinh viên
luật nói riêng và những ai quan tâm Tuy nhiên, các tác giả cũng không hạn chế độcgiả tiếp cận và khai thác kết quả nghiên cứu từ đề tài khoa học này nhằm hoàn thiệnpháp luật HD trong nước.
6 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu dự định sử dụng dé nghiên cứu dé tài:
Phuong so sánh luật hoc được sử dụng như phương pháp chủ dao
nhằm nghiên cứu sự tương đồng và khác biệt giữa LHĐ của một vài
HTPL trong cùng một truyền thống pháp luật; và giữa các HTPL thuộc
hai truyền thống pháp luật lớn trên thế giới (Civil Law và CommonLaw).
- Ngoài ra dé tài con sử dung các phương pháp nghiên cứu khác như:
phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, hệ thống hoá, và những chỗcần thiết còn dung cả phương pháp lịch sử để thấy được những bướcphát triển trong LHĐ của các nước được đưa vào nghiên cứu
7 Các kết quả nghiên cứu chủ yếu
Trang 127.1 Nhóm chuyên dé thứ nhất: Khái quát về LHD so sánh và các xu hướng nghiêncứu so sánh LHD trên thé giới (gồm 2 chuyên đề):
Chuyên dé 1: LHD trong thực tiễn và trong tư duy của con người: nguồn cam
hứng cho khoa học LHĐ so sánh;
Chuyên dé 2: Một số xu hướng tiếp cận chủ yếu trong nghiên cứu so sánh LHDtrên thế giới;
7.2 Nhóm chuyên đề thứ hai: Nghiên cứu so sánh nguồn LHP (gồm 1 chuyên đề):
Chuyên dé 3: Nguồn luật điều chỉnh quan hệ HD ở Anh, Mỹ, Pháp và Đức dưới
Chuyên dé 6: Năng lực giao kết HD
Chuyên dé 7: HD giao kết vì lợi ích của người thứ ba
Chuyên dé 8: Giao kết HD thông qua đại diện theo uỷ quyền
Chuyên dé 9: Nội dung HD
Chuyên dé 10: Các trường hợp HD vô hiệu
Chuyên dé 11: Ký kết HD theo mẫu
7.4 Nhóm chuyên đề thứ tu: Nghiên cứu so sánh các quy định pháp luật về thựcweer hiện-và ekẫm: dict HD (gồm: 5 chuyên đề): - - - nh nh nh nh nhe
Chuyên dé 12: Thực hiện HD
Chuyên dé 13: Giải thích HD
Chuyên dé 14: Thực hiện HD thông qua đại diện theo uỷ quyền
Chuyên dé 15: Vi phạm HD và trách nhiệm do vi phạm HD
Chuyên dé 16: Cham dứt, huỷ bỏ HD
8 Cơ cầu của báo cáo phúc trình về kết quả nghiên cứu của đề tài
Bản báo cáo gồm 5 phan:
- Phan II: Nghiên cứu về sự tương đông va khác biệt giữa các quy định
chung trong LHD cua Anh, Mỹ, Pháp và Đức
: Kết luận
Trang 13PHÀN I
KHÁI QUÁT VE LUAT HỢP DONG SO SÁNH VÀ CÁC XU HƯỚNG
NGHIÊN CỨU SO SÁNH LUAT HD TREN THE GIỚI
I LUAT HOP DONG TRONG THUC TIEN VA TRONG TU DUY CUA CONNGƯỜI: NGUON CAM HUNG CHO KHOA HOC LUẬT HỢP DONG SO SANH
LHD có vai trò to lớn trong thực tiễn cuộc sống và chính vì vậy cũng giữ một vi
trí quan trọng tương ứng không chỉ khoa học pháp lý mà còn cả trong tư duy của con người nói chung và của giới những người học tập, nghiên cứu khoa học luật cũng như
những người hành nghề luật nói riêng Chính những vai trò và vị trí quan trọng đó của
LHĐ đã và đang là những nhân tố kích thích giới nghiên cứu khoa học pháp lý đầu tưcông sức tìm tòi, khám phá trong một “rừng” bạt ngàn các quy phạm pháp luật HĐ củacác nước hoặc nhóm nước khác nhau trên thế gIỚI, để phát hiện ra những điểm tươngđồng và khác biệt giữa các quy phạm pháp luật đó của các nước khác nhau, phục vụnhiều mục đích khác nhau của người nghiên cứu
Phần dưới đây sẽ đi sâu phân tích những vai trò to lớn đó của LHĐ trong thựctién cũng như tìm hiểu về vị trí của LHD trong tư duy của con người, từ đó minhchứng rang LHD đã và đang truyền cảm hứng cho các nhà khoa học pháp lý, làm cho
họ tự nguyện dấn thân nghiên cứu một lĩnh vực khoa học tương đối mới, khoa họcLHĐ so sánh.
1 Luật hợp đồng trong thực tiễn
1.1 LHD là công cụ để xây dựng và duy trì một nên KTTT công bằng
Lý do cần có LHĐ là vì lời hứa cần có sự ràng buộc Tuy nhiên trên thực tế, PLchỉ cưỡng chế những lời hứa nhất định, đặc biệt những lời hứa liên quan tới một hìnhthức trao đổi nào đó Một lời hứa mà không có gì được trao đổi trở lại được coi là lờihứa vu vơ (gratuitous promise) và thường ko được PL cưỡng chế, trừ khi lời hứa đó
được viết thành văn bản chính thức, gọi là chứng thư (deed)
Vậy tại sao cần thiét kế những quy phạm pháp luật đặc biệt để cưỡng chế nhữnglời hứa có liên quan tới một sự trao đổi nào đó? Dường như lý do chính là do sự tồn tại
của một loại XH được biết đến với cái tên “XH tư bản thị trường” mà ở đó con người
mua bán khá tự do, việc mua bán hàng hóa của những người mua trong siêu thị hoặcviệc mua bán thông qua những dự án lớn như xây dựng kênh đào ngầm qua biển
thường có sự tham gia của nhiều bên mua hoặc bán hang hoá, dịch vụ Tat nhiên, có
những lĩnh vực mua bán hàng hóa, dịch vụ chính phủ sẽ can thiệp nhưng nhìn chung,
con người thường lựa chọn những gì họ muốn mua, mua từ đâu và mua với mức giá
bao nhiêu.
Trang 14Có thé thấy, quản lý một XH sẽ trở nên khó khăn nếu lời hứa không bị ràng
buộc Không khó dé có thể hình dung trong tình huống thứ nhất rang sẽ không ai dam đặt mua vé đi du lịch nếu công ty du lịch có quyền tự do và đơn phương quyết định không đưa khách hàng quay trở về nơi xuất phát sau khi đã đưa họ đến điểm du lịch; hoặc trong tình huống thứ hai là làm thé nào dé nhà sản xuất có thé quản lý kinh doanh
nếu khách hàng có thể đơn phương huỷ bỏ đơn đặt hàng ngay cả khi hàng hóa đã được
sản xuất theo đơn đặt hàng của họ; hoặc trong tình huống thứ ba, ở các dự án dài hạn
như xây dựng cầu đường, bên thi công sẽ khó có thể đầu tư tiền và thời gian vào dự ánnếu bên chủ đầu tư một ngày nào đó có thể nói không với việc thanh toán cho dịch vụ
xây dựng đã được cung ứng
Như vậy, một nền KTTT chi có thé hoạt động hiệu quả nếu các thành viên tham
gia vào nền kinh tế đó có thể lên kế hoạch cho các hoạt động kinh doanh của mình và
họ chỉ có thể làm điều đó nếu họ biết chắc răng họ có thể tin tưởng vào những lời hứanhận được từ các đối tác hoặc khách hàng của họ trong quá trình kinh doanh
Trên thực tế, LHĐ hiếm khi cưỡng chế một bên thực hiện cam kết của mình màthường có gắng bôi thường tốn thất vé tài chính cho bên không có lỗi, thường là bằng
cách đặt họ vào vị thé ma dang nhé họ có nếu HD được thực hiện như đã cam kết
LHD vi vậy có chức năng kép: một mặt, giúp các bên nhận thức được rằng họ sẽ được
hay mất gì nêu HD ko được thực hiện; và mặt khác, LHD khuyến khích các bền thực
hiện HD bằng cách chỉ ra rang néu không thực hiện cam kết, họ không thể đơn giản bỏ
„„-đi: bằng cách xi-phạm -HĐ mà khi đó; hợ sẽ phải đối mặt với một: lơại chế tài tương“ứng.
1.2 LHD là công cụ gúp phan làm nên một trật tự thị trường thành công, giúp chotrao đổi hang hoá và dịch vụ diễn ra suôn sẻ
Trao đổi hàng hóa thường không bắt buộc nhưng đối với những ai muốn trao
đổi hàng hóa, LHD cố gắng đưa họ vào một khuôn khổ an toàn, dé họ có thé giao dịchtrong sự tin tưởng và tín nhiệm lẫn nhau LHD sẽ đặt ra những quy tắc giao dịch nềntảng: các bên giao kết HĐ sẽ biết vị trí của mình trong giao dịch; liệu các bên đanggiao dịch với bạn hữu hay với người lạ, tại nhà hay tại công sở, hay ở bất kỳ một nơi
nào khác; liệu giao dịch của họ được tiến hành dưới sự bảo vệ của hệ thống chế tài mà pháp luật quy định Với cách hiểu đó, LHĐ đóng vai trò quan trọng trong việc hướng
các bên giao kết HD vào việc thực hiện những gì đã cam kết trong HD
Mặc dù thị trường nói chung và các quan hệ HD nói riêng đều có thể vận hành
mà không có sự hỗ trợ của LHD, tuy nhiên, thực tiễn đã cho thay LHD góp phan làm nên một trật tự thị trường thành công Pháp luật củng cố quyền và nghĩa vụ HD giúp
định rõ những nguyện vọng hợp pháp và hợp lý theo HĐ Trong các quan hệ mua bán
hàng hóa trên thị trường, pháp luật bảo vệ kỳ vọng của người mua về chất lượng hàng
Trang 15hóa, theo đó HH sẽ có chất lượng tỐt, đáp ứng nhu cầu của họ Pháp luật còn bảo vệnhững kỳ vọng của người mua băng cách quy định các giải pháp pháp lý áp đặt đối vớinhà sản xuất nếu HH sản xuất ra và cung ứng tới tay người tiêu dùng không đủ tiêu
chuẩn về chất lượng sản phẩm mà họ đã cam kết
Mặc dù các giao dịch diễn ra trên thị trường có thể được tiến hành vắng bóng
PL, nhưng khi có tranh chấp, pháp luật trở nên hữu ích vì có những quy định có hiệu
lực về các chuẩn mực xử sự các bên cần phải tuân thủ để làm cơ sở giải quyết tranhchấp
Pháp luật còn định ra những chế tài như bồi thường thiệt hại đối với những ton
thất về kinh tế kéo theo do vi phạm HĐ Sự sẵn sàng của những giải pháp pháp lý này
có thé tạo nhân tố kích thích thực hiện HD vì các bên chủ thé HD nhận thức được
rằng, vi phạm HĐ sẽ bị áp đặt chế tài theo quy định của pháp luật và không có conđường nào dé thoát khỏi những chế tài đó
1.3 LHD là công cụ bảo vệ lợi ích chung, bảo vệ bên yếu thế và bảo vệ bên cóquyên lợi bị vi phạm trong qhé HD
LHĐ đóng vai trò là công cụ bảo vệ, thể hiện ở ba khía cạnh:
Một là LHD bảo vệ lợi ích chung của toàn XH, các quy định cua LHD nóichung phải phù hợp với lợi ích công cộng Vì vậy, các bên giao kết không được phéphoặc không được khuyến khích để trông cậy vào hệ thống chế tài của LHD nếu HDcủa họ bất hợp pháp hoặc đi ngược lại lợi ích công cộng Vai trò này của LHĐ được
HD mà không có cơ hội dam phán trước khi ký kết Vì vậy, trong quan hệ HD loại
này, người tiêu dùng được coi là bên yếu thế; ngược lại, nhà sản xuất là bên có thếmạnh vì không chỉ được chủ động đưa vào nội dung HĐ những điều khoản mongmuốn và có lợi cho mình mà còn hơn ai hết, biết rõ ưu và nhược điểm của hàng hóa,dịch vụ sẽ bán cho khách hàng Trong bối cảnh đó, LHĐ được thiết kế để bảo vệ bênyếu thé và hạn chế tới mức tối đa khả năng lạm dụng những lợi thé của nhà sản xuấttrong quan hệ HD với người tiêu dùng.
Ba là LHD bảo vệ lợi ích của bên có quyền lợi bị vi phạm LHD tao cơ sở pháp
lý vững chắc cho việc giữ lại tài sản đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nếu bên có nghĩa vụkhông thực hiện đúng HD hoặc vi phạm HD Trong tình huống đó, tài san dam bảo có
thé bị xử lý dé bù đắp tổn thất cho bên có quyên lợi bị vi phạm Dùng tài sản đảm bảo
Trang 16trong trường hợp này được coi là biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nảy sinh từ
HD Tài sản bảo dam bao gồm cả các quyền tài sản như thế chấp, cầm cô hoặc đặt cọc
Những quyền tài sản này có thể được thực hiện đơn phương mà không cần sự hợp táccủa bên vi phạm HD, nhằm trừng phạt hoặc bồi thường cho bên có quyền khi bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của minh theo cam kết trong HD.
1.4 LHD cũng tạo điều kiện làm tăng thêm cơ hội thiết lập những quan hệ HD
dang tin cay
LHD thừa nhận sự bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ từ người thứ ba có tài san, từ đó
tạo nhiều cơ hội hơn cho các chủ thể thiết lập quan hệ HĐ Bằng cách đó, ngay cả
những chủ thể không đủ uy tín và tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ vẫn có thể
giao kết HĐ nếu được bên thứ ba bảo lãnh
Từ xa xưa, hoạt động thương mại quốc tế đã dựa vào các ngân hàng thương mại
dé thực hiện nghĩa vụ chi trả tiền hàng đã mua, dich vụ đã hưởng Khi ngân hang
đóng vai trò là trung gian thanh toán, ngân hàng đứng ra đảm bảo khả năng chi trả cho bên mua hàng hóa, dịch vụ, với tư cách là bên thứ ba (bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ
thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ) Trong quan hệ này, ngân hàng cũng đồng thời là
người đại diện cho bên mua được bên bán tin tưởng.
1.5 LHD khuyến khích và củng cỗ thói quen xã hội trong việc giao kết HD
LHĐ, mặc dù, không làm nên trật tự thị trường theo nghĩa là các giao dịch trên
thị trường không thể diễn ra trong sự thiếu văng pháp luật, nhưng không thể phủ nhận
rằng: pháp luật: đóng vai trờ quan trong: trong -việc khuyến-khích-và củng cớ thới -quen:
xã hội trong việc giao kết HĐ Để làm được điều đó, pháp luật định rõ những chuẩn
mực cụ thể của công bằng xã hội trong quan hệ thị trường mà dựa vào đó con người cóthể phán xét hành vi của mình và phê phán hành vi của người khác
Không chỉ định ra hệ thống chuẩn mực xử sự cho các chủ thé trong quan hệ HD
mà LHĐ còn có cả hệ thống chế tài có thé sử dụng khi cần để bảo vệ lợi ích của bên cóquyền lợi bị vi phạm đã làm cho các bên yên tâm hơn và nhận thức được quyên và lợiích hợp pháp của mình sẽ được pháp luật bảo vệ néu giao kết HD Nhu vậy, thông quaviệc thiết lập HĐ, các bên giao kết không chỉ có cơ sở vững chắc để thực hiện nhữngđiều đã cam kết với nhau mà còn có bằng chứng pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mìnhkhi quyền lợi đó bị vi phạm và sử dụng bằng chứng này để nhờ cậy tới các giải pháp
pháp lý của LHĐ Chính việc nhận thức được những lợi ích có được từ sự bảo vệ mà
LHD đem lại cho các chủ thé giao kết HD đã thiết lập, thúc đây và củng cố hơn nữa thói quen xã hội trong việc giao kết HD.
1.6 LHD là công cụ để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HD
Khi có tranh chấp HD, mọi người đều thừa nhận rộng rãi rằng một trong những
mục tiêu của LHĐ là tạo ra cơ chế giải quyết những tranh chấp đó
Trang 17Ngày nay toà án (TA) có xu hướng coi LHĐ là công cụ giải quyết tranh chấp
tư chứ không chi đơn thuần là một tập hợp các quy tắc hoặc định hướng chung, và vìvậy, một xu hướng mới cho sự phát triển của LHĐ đã xuất hiện, phản ánh sự thay đỗi
nhận thức mới này Điều đó thé hiện ở việc xây dựng LHD theo hướng mềm dẻo hơn,
kết cầu mở hơn và tăng thêm quyền tự do thỏa thuận cho các bên đang diễn ra ở nhiềuquốc gia
Các chuẩn mực xử sự mà LHĐ đề ra sẽ là thước đo tính hợp pháp của quan hệ
HD, là thước do mức độ đúng, sai trong hành vi của các chủ thể hữu quan trong suốtquá trình thực hiện HD Vi vậy dựa vào các quy định của LHD, thâm phán có thé ra
phán quyết đúng đắn và công băng để giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ được đem
đến tòa Bên có quyền lợi bị vi phạm sẽ được bồi thường thích đáng, đồng thời bên vi
bên kia sẽ thực hiện cam kết của họ Thường thì các cá nhân không có quyền cưỡng
chế bằng cách tìm kiếm giải pháp pháp lý để áp đặt cho bên kia nếu bên kia khôngthực hiện cam kết HD sẽ làm tăng khả năng của mỗi bên chủ thé giao kết trong việcđặt lòng tin vào cam kết của người khác bằng cách tạo ra quyền cưỡng chế băng phápluật đối với cam kết đó nếu một bên không thực hiện Vì vậy một trong những mốiquan tâm của LHD là bảo vệ sự tin tưởng của mỗi bên vào những cam kết của bên kia
Mặt khác, trong quá trình kinh doanh, các nhà sản xuất hàng hóa - dịch vụthường có xu hướng quảnh bá uy tín cho thương hiệu hay sản phẩm của mình bằngcách quảng cáo Thực tế cho thấy không loại trừ khả năng các cơ sở kinh doanh đã có
những quảng cáo gây nhằm lẫn hoặc thậm chí gian lận dé thu hút khách hàng Những
hành vi quảng cáo kiểu này có thé bị giám sát và nghiêm cắm nhờ có pháp luật nói
chung và LHĐ nói riêng Chính phủ không thê gắn danh hiệu trung thực và chính trực
cho bat kỳ một thương nhân nào vi vậy để đảm bảo mức độ trung thực hợp ly của cácnhà sản xuất, cần có bàn tay vô hình của pháp luật Pháp luật sẽ góp phần kiểm soát,tiến tới triệt tiêu những hành vi gian lận trong kinh doanh nói chung và trong quan hệ
HD nói riêng Như vậy, nhờ có LHD, người tiêu dùng có thể tin tưởng hơn vào thông
tin do các cơ sở kinh doanh cung cấp và công bố Đây là vai trò quan trọng của LHĐ,
Trang 18góp phan bảo vệ người tiêu dùng trong các quan hệ HD mua bán các hàng hóa, dịch vụ
thiết yêu trong đời sống hàng ngày.
Hai là LHD nhận diện những mong muốn hay dự định của các bên giao kết HD.Mọi HD đều có nhiều hơn | chủ thể tham gia giao kết, thường là 2 chủ #hẻ, và trong |
số trường hợp có thể có nhiều hơn 2 chủ thể Thông thường, mỗi chủ thể khi đưa racam kết sẽ hy vọng được nhận lại sự cam kết từ chủ thể kia
Với cách hiểu chức năng chính của HĐ là cho phép các bên chủ thé HD dat
được mục đích của mình băng cách thỏa thuận lại các quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
LHD vì vậy quan tâm tới việc nhận diện dự định của mỗi bên chủ thé HD Nhitng du
định này xác định phạm vi sự thay đối những quyền đã thỏa thuận trước đây của các
chủ thể nảy sinh từ thời điểm ngay sau khi HĐ được giao kết Vì vậy mối quan tâm
trước tiên của LHD là liệu các bên có dự định khi giao kết HD, từ đó giúp xác định
liệu HD có thực sự tồn tại hay không Sở di có điều đó vì dự định giao kết HD là |trong 5 yếu tô để thiết lập 1 HD mà thiếu yếu tố đó, HD không tồn tai
Ba là LHĐ đảm bảo cam kết của các bên được thực hiện, làm tăng giá trị cho cảhai bên Vì chức năng chính của HD là cho phép con người thay đổi các quyền và nghĩ
vụ đối với nhau dé mỗi người đều có thé đạt được mục dich của mình một cách hiệu
quả hơn Khi đó, nếu HĐ được thực hiện, thường sẽ giúp hoàn thiện tình trạng của cảhai bên chủ thể giao kết Nếu một người thích so hữu | chiếc ôtô hon là sở hữu vàitrăm triệu đồng trong khi người khác lại muốn sở hữu vài trăm triệu đồng hơn là sở
„hữu chiếo ôtô thi HD mua bán chiếc xe-nói-trên giữa hai người xới -giá vài trăm
-triệu-đồng sẽ đáp ứng nguyện vọng của cả hai bên và làm cho cả hai bên ở vào tình thế tốthơn trước đó Việc làm này được gọi là “trao đồi tăng giá trị” Vì vậy mối quan tâm
thứ 3 của LHĐ là đảm bảo hay ít ra cũng là làm tăng cơ hội ký kết HĐ, giúp tăng giá trị cho cả hai bên chủ thẻ.
LHĐ gồm những nguyên tắc hay quy phạm nhằm giải quyết | trong 3 mối quantâm nói trên, tuy nhiên, ba mối quan tâm này thường không thé luôn luôn được thỏamãn cùng một lúc Ví dụ: | HD có thể phản ánh chính xác dự định của các bên ở thờiđiểm ký kết HD và | bên có thé tin tưởng vào HD nhưng sau khi ký, bên còn lại cảm
thấy hối tiếc vì vậy HĐ không còn làm tăng giá trị cho bên thứ hai Trừ những tình
huống đặc biệt, sự hối tiếc của 1 bên không đủ dé cho phép bên đó rút khỏi HD ngay
cả khi HD đó không còn làm tăng giá trị cho cả hai bên mà cần có sự thương lượng lại
Tương tự, việc bảo vệ sự tin tưởng của 1 bên đôi lúc có thể mâu thuẫn với dự định chủ
quan của bên kia và ngược lại.
Vì những mối quan tâm trên có thể đối lập hoặc xung đột với nhau, LHĐ có thể
xem là phương tiện để hòa giải hay thỏa hiệp những đối lập, xung đột của những mối
quan tâm này.
Trang 191.8 LHD là công cụ điều chỉnh hữu hiệu những quan hệ HD có yếu 16 nước ngoài
Trong thực tiễn, một HD có những yêu tố nước ngoài thường phải chịu sự điêuchỉnh của pháp luật của nhiều hơn một quốc gia Ví dụ pháp luật của những quốc gia.nơi mà mỗi bên giao kết HD có trụ sở kinh doanh; pháp luật của những quốc gia nơi
ma HD được thực hiện; rồi pháp luật của những quốc gia, nơi mà các giao dịch nhămthực hiện HĐ có thể liên quan tới Pháp luật của quốc gia nào sẽ điều chỉnh quan hệ
HD trong trường hợp này là một van đề được giải đáp bởi tư pháp quốc tế, một ngànhluật cung cấp các nguyên tắc lựa chọn luật áp dụng trong số những luật xung đột nhau.Nhờ có sự lựa chọn các quy phạm pháp luật, một HĐ sẽ được điều chỉnh chủ yếu bởi
một HTPL đơn lẻ vì vậy loại trừ những xung đột lớn có thể nảy sinh nếu bị nhiềuHTPL cùng điều chỉnh
Việc lựa chọn chủ yếu các quy phạm pháp luật trong LHĐ (nhưng không phải
chỉ một LHD) là thuộc quyền tự do y chí của các bên, cho phép các bên lựa chọn luậtđiều chỉnh quan hệ HD của mình Tuy nhiên, cũng có tình thé ở đó cùng một HD đượcđiều chỉnh bởi nhiều hơn một HTPL Điều này có thể xảy ra do sự lựa chọn của cácbên hoặc theo quy định của pháp luật Các bên có thé quyết định phan nay của HD sẽđược điều chỉnh bởi luật của một nước, trong khi đó, phần khác sẽ được điều chỉnh bởiluật của nước thứ hai.
Nếu giao dịch nền tang của HD phức tap và có thé tách ra thành nhiều giao dịchnhỏ, các bên có thể lựa chọn luật áp dụng cho từng giao dịch cụ thể Hoặc nếu một
lĩnh vực cụ thé nào đó của HD phải tuân thủ theo nguyên tic lựa chọn luật áp dung
khác với những nguyên tắc chọn luật áp dụng đối với phần còn lại của HĐ, các bêncũng có thé áp dụng nguyên tắc lựa chọn pháp luật cho từng phần của HD đó
Rõ ràng, tình huống thực tiễn này cho thấy không chỉ vai trò quan trọng củaLHD trong thực tiễn giao lưu dân sự và thương mại mà còn cho thấy nghiên cứu LHDcủa nhiều hơn một quốc gia trong mỗi tương quan so sánh với nhau đã và đang trở nênhết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn
2 Và luật hợp đồng trong tư duy của con người: nguồn cảm hứng cho các nhàkhoa học nghiên cứu luật hợp đồng so sánh
HD được coi là những công cụ kỳ diệu giúp con người sống được trong một thégiới dễ đổi thay HĐ cho phép chúng ta dự kiến nhiều hoạt động kế cả những hoạtđộng mạo hiểm như đầu tư trong một tương lai không xác định Các luật sư khắp thế
giới đã truyền cảm hứng cho dân luật nói chung và LHĐ nói riêng và đã đóng góp cho
sự tiễn hóa của LHD; đồng thời họ cũng đã nhận thức rõ ràng sự cần thiết phải bảo vệchế định HD Trong chừng mực có liên quan tới các cá nhân, HD là công cụ dự báo tốtnhất đem lại sự an toàn về mặt pháp lý và con đường thuận lợi vươn tới tự do và áp đặttrách nhiệm cân thiệt lên các chủ thê có liên quan trong xã hội.
Trang 20HD, tuy nhiên, còn xa mới có thé là những công cụ thần diệu vì nêu HD lam
cho cuộc sống dé dàng hơn thi HD không nhất thiết làm cho cuộc sống dé dàng Vi
tương lai không báo trước, một hoặc cả hai bên chủ thé HD có thé bị cám dỗ, bị épbuộc để vi phạm những gì đã hứa Tuy nhiên, chỉ thực tế là HĐ gặp phải khó khăn thì
cũng không thể buộc pháp luật phải làm gi đó Chỉ khi một trong các bên giao kết HD
không thực hiện nghĩa vu HD thì toa án và pháp luật mới rat ay bang cách dùng quyền
cưỡng ép, đưa ra ý kiến, quan điểm và quyết định vụ việc Để làm được điều đó, cần
có một vài nguyên tắc, lý lẽ thuyết phục để quyết định tốt nhất nên làm gì
Xuất phát từ tính ưu việt của HD trong thực tiễn cuộc sống và từ những lợi íchthiết thực mà LHD đem lại cho các chủ thể giao kết HD, LHD ngày càng khang định
được vị trí và vai trò của mình trong các đánh giá, nhìn nhận của con người Có lẽ
chính vì vậy mà có ý kiến cho răng đối với sinh viên luật, sẽ không quá cường điệu khinói rằng không có sinh viên nào tới trường mà lại không muốn tìm hiểu về LHĐ'.Thậm chí, ở “thế giới” Common Law, có học giả đã cho rằng LHD có một sức hấpdẫn mãnh liệt đối với những ai ước muốn khám phá bản chất của án lệ (common law)
Theo truyền thống, ở các nước Common Law, LHD là một bộ phận cốt lõi của chương
trình giảng dạy cho những sinh viên luật mới nhập học và thực tiễn đã cho thấy là khá
phù hợp và có lợi cho những ai dự định dan thân vào nghiên cứu những lĩnh vực phứctạp hơn nữa như so sánh luật, lịch sử pháp luật, pháp luật vả kinh tế hoc.”
Ở nhiều nước Common Law, sinh viên thường háo hức với chương trình học+++ am thir nhất.vỳ sự hiện diện của nôn-I.HĐ va-cho răng giờ hoc-LHD sẽ-trở nén-hét-sức thú vị! Nhiều sinh viên còn thậm chí cho rằng thực ra LHĐ là môn học hay, đòi
hỏi trí tuệ và là thách thức đối với người học Cách nghĩ này không chỉ hiện diện trong
giới sinh viên luật mà thậm chí còn có thé tim thấy trong cả giới hành nghề luật Thực
tế cho thấy, có những luật sư, sau một thời gian hành nghề trong lĩnh vực luật chuyênngành khác, cũng đã chuyển sang lựa chọn LHĐ để nghiên cứu nhằm chuyển hướng
hành nghề.” Một vấn đề đặt ra là điều gì đã làm cho giao kết HD trở nên thú vị?
Trước tiên, HD chứa đựng nhứng tình huống đa dạng và thú vị nay sinh từ
chính thực tiễn cuộc sống Ví dụ đối với người Anh, những vụ án như “con bò chửa”,
“viên thuốc chữa cúm carbolic”, “ca sỹ opera” đều có những tình tiết hấp dẫn đốivới giới nghiên cứu và hành nghề luật cho tới tận ngày nay Những vu án cổ đượcphân tích mỗ xẻ trong lĩnh vực HD không chỉ hấp dẫn mà còn nảy sinh những van đề
cơ bản về bản chất của pháp luật và mối quan hệ với công bình (equity) Và những vụ
án này đã nhận diện cũng như làm sáng tỏ các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực thi hành ngày nay.
! Xem Randi E Barnett, “The Oxford Introduction to US Law: Contract”, Oxford University Press, 2010, at xill : Xem E Allan Farnsworth, “United States Contract Law”, Juris Publishing, 1999 Revised Edition, at ix.
' Xem Randy E Barnett, Sđd, at xiii.
Trang 21Vì những lý do trên, những vụ án điển hình nay làm hình thành nên nên tảng cơbản của LHD Tham phán ở các nước Common Law ngày nay thường liên kết các vụ
việc hiện tại với những vụ việc đã thiết lập nên án lệ trong quá khứ khi giải quyết viéc
kiện tụng tai toa Không có luật su va giáo su LHD có hoc thức nào mà lại có thể
không biết đến những án lệ này
Tiếp theo, LHĐ chứa đựng rất nhiều quy phạm pháp luật Có những quy phạm
cổ điển và có cơ sở thực tiễn vững chắc dé học và áp dụng giải quyết vụ việc ở thờiđiểm hiện tại Ở các nước Common Law, ngoài luật tố tụng dân su, LHD là tập hợpnhững quy phạm pháp luật mà sinh viên luật sẽ học trong năm thứ nhất Sự thách thức
về mặt trí tuệ là hiểu làm thế nào để những quy phạm pháp luật đó phù hợp với một
bức tranh lớn, từ đó sinh viên có thể năm bắt được nội dung và nhìn nhận được mốiliên hệ giữa chúng với những quy phạm pháp luật khác.
Một cách để trả lời câu hỏi trên là thông qua lịch sử Cội rễ của lịch sử là “câu
chuyện” và câu chuyện của LHĐ khá hấp dẫn Học thuyết về HĐ của ngày nay đã cótuổi đời hàng thé ky Luật gian lận của Anh được ban hành lần đầu năm 1677 Khôngphải ngẫu nhiên mà học thuyết về lợi ích (consideration doctrine) trong giao kết HDlại phát triển trong cùng giai đoạn đó Để hiểu tại sao những phát triển này lại diễn ra
thực sự là sự trợ giúp để hiểu các học thuyết hiện đại về HD Tại sao học thuyết lợi íchlại chuyên biến trong thế kỷ XIX? Những chuyên biến đó đã đem lại sự phát triển như
thế nào đối với sự phát triển của việc ngăn chặn sự nuốt lời hứa (promissory estoppel)?Câu chuyện về LHĐ cung cấp những lời giải đáp cho những câu hỏi này Và nhữngcâu trả lời này làm sáng rõ học thuyết hiện tại về HD
Cách thứ hai để nắm bắt được bức tranh lớn nói trên là làm việc với lý thuyết
Nhiều sinh viên do dự trước từ “lý thuyết” Lý thuyết có thể thú vị với các giáo sưnhưng với sinh viên, họ cho rằng mình chỉ muốn học luật Một khi lý thuyết đã đượcgiảng giải cho sinh viên, lý thuyết đó sẽ chỉ là cách thức lạ lùng dé tìm đến lý lẽ tại saoluật lại được quy định như vậy, và rồi luật trở nên kém huyền bí, và dường như thích
đáng hơn Học thuyết lợi ích hay Đạo luật Gian lận phục vụ cho mục đích gì? Liệu học
thuyết ngăn chặn nuốt lời hứa có thay thế được cho học thuyết lợi ích trong khuôn khổ
khiếu kiện vi phạm HĐ? Hay nó thực sự là một loại khiếu kiện riêng kiểu như bồithường trách nhiệm dân sự ngoài HD? Các nhà nghiên cứu về HĐ đã vật lộn vớinhững van dé này hơn 100 năm qua Một tập hợp những tác phẩm cô điển của Morris
Cohen, Lon Fuller và Grant Gilmore đã được phát trién dé ca tụng các án lệ cô điển;
và các học giả đương thời đã làm nên những bước tiến quan trọng đối với những công
trình cổ điển này
Tuy nhiên, những vấn đề dường như nỗi cộm và gây tranh cãi nói trên ở cácnước Common Law dường như lại không được biết đến ở các nước Civil Law Chính
Trang 22vì sự khác biệt này giữa LHĐ của hai truyền thống pháp luật này đã đem lại sự hứng
khởi cho các nhà khoa học pháp lý dé dan than, nghiên cứu LHD của một số nước
dưới góc độ so sánh.
Mặt khác, LHĐ còn trở thành đề tài hấp dẫn đối với giới nghiên cứu luật do sự
phong phú, đa dạng của những vụ việc nảy sinh từ quan hệ HD mà PL phải điều chỉnh
đã và đang diễn ra trên thực tẾ; và cũng do những sự khác biệt đầy thú vị giữa nộidung LHĐ của các quốc gia trên thế giới ngay cả khi các quốc gia này thuộc cùng mộttruyền thống pháp luật Và cũng vì lẽ đó, LHD so sánh, một lĩnh vực luật chuyên
ngành so sánh đã ra đời.
Những nghiên cứu so sánh này sẽ thiết lập nên cơ sở khoa học vững chắc giúpcho quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật HĐ giữa các quốc gia diễn ra trôichảy, từ đó, góp phan tạo điều kiện thuận lợi, thúc day quan hệ giao lưu thương mai
xuyên quốc gia.
3 Vị thế của luật hợp đồng so sánh với tư cách một bộ phận của khoa học pháp lýngày càng được khẳng định
Có thể nói do vai trò lớn lao của LHĐ trong thực tiễn cuộc sống, do sức hấpdẫn của LHW trên thực tế cũng như trong tư duy của mỗi người mà những nghiên cứu
về LHĐ nói chung và những nghiên cứu so sánh LHĐ giữa các nước hữu quan nói
riêng đã và đang trở nên hết sức bức bách.
Trong thực tiễn, khoa học LHĐ so sánh đã được các học giả đặc biệt quan tâm
trong khoảng-nửa thé ky-gan đây: Có nhiều công trình: nghiên: cứu xè lĩnh-vực
khoa-học mới mẻ này, thậm chí từ thập kỷ thứ 7 và thứ 8 của thế kỷ XX, khi các nhà khoahọc Đức và Mỹ nghiên cứu so sánh về các truyền thống pháp luật trên thế giới, đãdành ra một chương nghiên cứu về LHĐ của một vài nước tiêu biểu cho hai truyềnthống pháp luật lớn trên thế giới (Civil Law và Common Law), ví dụ tác phẩm của K.Zweigert & H Kotz với tiêu dé “An Introduction to Comparative Law”; hay tác phẩmcủa P De Cruz với tiêu dé “Comparative Law in a Changing World” Cuối thé ky
XX va dau thé ky XX], nhiéu tac phẩm đồ sộ của các học giả Anh, Mỹ, Pháp và Đứcđược công bố, đã dành trọn vẹn cả công trình để nghiên cứu LHD của một số quốc giaCivil Law và Common Law dưới góc độ so sánh Vì vậy có thể thấy, từ chỗ chỉ giữ vịtrí khiêm tốn với tư cách là một chương trong một tác phâm nghiên cứu so sánh cácHTPL trên thế giới cách đây vài thập kỷ, tới nay LHĐ so sánh đã giành được chỗ đứngcủa riêng mình, đã thu hút các nhà nghiên cứu tập trung vào chủ đề này để cho ra mắtđộc giả những tác phẩm trọn vẹn, với tiêu đề có thể được diễn đạt theo những cách
đơn giản hay hoa mỹ khác nhau nhưng tựu chung đều xoay quanh cái gọi là “LHD so
sánh”.
Trang 23Các khoa luật ở các trường đại học cũng lần lượt thiết kế môn học LHĐ so sánhđưa vào chương trình giảng dạy ở bậc cử nhân luật và thậm chí nhiều chế định quan
trọng trong LHD được xây dựng thành những chuyên đề chuyên sâu dé giảng day cho
bậc đào tạo thạc sỹ Kết quả giảng dạy cho thấy đây là môn học hữu ích cho các luật
gia thời hội nhập.
Tất cả những gi đã và đang diễn ra cho thay sự phát triển của khoa học LHD sosánh là tất yếu do đòi hỏi của thực tiễn, một thực tiễn toàn cầu hóa các hoạt động độnggiao lưu thương mại trong một thế giới hội nhập đang diễn ra không gì có thé ngăncản Cho dù có bị phủ nhận ở đâu đó, vì bat cứ lý do nào (khoa học hay phi khoa học)
thì cá thể sự phủ nhận đó cũng chưa có đủ lý lẽ thuyết phục để có thể làm lu mờ hay
gây ảnh hưởng theo hướng bat lợi cho vị thé của khoa học LHD so sánh trong thế giới
đương đại, khi mà các giao lưu kinh tế, thương mại và thậm chí dân sự đều có xu
hướng vượt qua khuôn khổ biên giới quốc gia
II MOT SO XU HƯỚNG TIẾP CAN CHỦ YEU TRONG NGHIÊN CUU SO SANHLUẬT HỢP DONG TREN THE GIỚI
Các công trình nghiên cứu về LHĐ trên thế giới hết sức phong phú, đa dạng: từnhững nghiên cứu về LHĐ của một quốc gia đơn lẻ cho đến những nghiên cứu về
LHĐ của một số nước với tư cách là một mảng pháp luật của nước ngoài và rồi cả
những nghiên cứu về LHĐ của một số nước dưới góc độ so sánh
Chỉ xét riêng những công trình nghiên cứu về LHĐ dưới góc độ so sánh, ngoàinhững tác phẩm đi sâu tìm hiểu nền tảng lịch sử của LHĐ hiện đại, các công trìnhnghiên cứu trong lĩnh vực này có thể chia thành sáu xu hướng nghiên cứu chính Bahướng đầu thiên về nghiên cứu cách tiếp cận nhằm tìm ra những điểm chung, điểmtương đồng trong LHD của một số quốc gia hữu quan và nội dung cơ bản của LHDcủa từng quốc gia đó Hướng thứ tư gồm những công trình nghiên cứu học thuyết về
HĐ đã và đang vận hành trong các HTPL Hướng thứ năm nghiên cứu so sánh đặcđiểm của LHĐ giữa một số quốc gia hữu quan Và hướng thứ 6 nghiên cứu so sánh kếtquả cuối cùng của việc thực thi LHĐ ở những quốc gia khác nhau
Trong những năm 60 của thế kỷ XX, Rudolf Schlesinger ở Trường Luật
Cornell đã tổ chức nghiên cứu trên phạm vi rộng nhằm tìm ra “điểm cốt
Taree = :
tRỚYc
TE
bans 17
Trang 24Contracts: A Study of the Common Core of Legal SystemTM gồm hai tập.
xuất bản năm 1968) nhưng nhiều học giả” cho rằng, những phát hiện đó
ít có liên quan tới nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với quan hệ HD
hay vận dụng vào việc hoàn thiện pháp luật HĐ ngày nay Nói cách
khác, kết quả nghiên cứu của dự án dau tiên này ít có giá trị thực tiến
Công trình lớn thứ hai thuộc xu hướng nghiên cứu này được cho là có
cách tiếp cận tiên phong trong nghiên cứu so sánh LHĐ của các học giả
Ý Thành công chính của cách tiếp cận này là sáng kiến giới hạn phạm vinghiên cứu so sánh trong pháp luật của Châu Âu Đây là công trình nỗinghiệp công trình lớn thứ nhất, được nhóm học giả của đại học Trento(của Ý) tiến hành nghiên cứu so sánh một phạm vi rộng lớn luật tư của
các nước Châu Âu từ năm 1994 Tuy nhiên, nhóm tác giả dường như đãdành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu so sánh về LHĐ của các nướcChâu Âu, và chính vì vậy, số lượng sách về LHĐ so sánh được xuất bảnvới tư cách là kết quả nghiên cứu của nhóm chiếm con số đáng kể trong
số sách được nhóm tác giả này công bố sau khi dự án nghiên cứu kếtthúc: Một số: cuốn tiêư biểu phải kể đến như: “Thiện chí trong LHD:Châu Au,, do Reihard Zimmermann và Simon Whittaker làm chủ biên,xuất bản năm 2000; “Tính có thể cưỡng chế lời hứa trong LHĐ ChâuÂu,, do James Gordley làm chủ biên, xuất bản năm 2001; “Nhằm lẫn,
Gian lận và Nghĩa vu công bố thông tin trong LHD Châu Au,, do RuthSefton-Green chủ biên, xuất bản năm 2005 Mỗi tác phẩm trên đềunghiên cứu, đánh giá sự tồn tại của những điểm cốt lõi chung trong LHD
của các nước Châu Âu trong ngữ cảnh cụ thẻ
Một dự án có liên quan, mặc dù hoàn toàn khác biệt, đã được tiễnhành nghiên cứu phải kể đến là bản chuyên luận đầu tiên về LHĐ Châu
Âu của Hein Kotz Tác giả đã mô tả và phân tích chủ đề này theo hướng
chạy dọc theo những khúc mắc và những điểm chung, điểm thông dụng
của LHD.
* Xem Mathias Reimann & Reinhard Zimmermann, “The Oxford Handbook of Comparative Law”, 2006 Oxford
University Press, at 902.
Trang 252 Hướng thứ hai:
Hướng nghiên cứu thứ hai về LHĐ so sánh thường được tiền hành nhăm phục
vụ cho mục đích hài hòa hóa và nhất thể hoá LHĐ giữa một vài quốc gia hoặc giữa
nhóm lớn quốc gia Hướng nghiên cứu này không khác nhiều so với hướng thứ nhất
nhưng có mục đích nghiên cứu cụ thể hơn Nói cách khác, mục đích của những nghiên
cứu này là tìm kiếm những vấn đề cốt lõi chung trong LHĐ của một vài nước và sửdụng kết quả nghiên cứu vào quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa LHĐ của nhómnước đó Các học giả còn đi xa hơn trong việc tích cực tìm kiếm tiến tới thỏa hiệp délap những lỗ hồng về mặt khái niệm và nguyên tắc giữa các HTPL khác nhau Để đạtđược mục đích đó, các nhà nghiên cứu rà soát ti mi các quy phạm pháp luật HD củamột số nước nhằm phát hiện bằng phương pháp tông hợp những quy phạm và nguyêntắc pháp lý đã và đang được sử dụng để điều chỉnh các giao dịch thương mại
Hiển nhiên là còn nhiều việc phải làm để đạt đến sự thỏa hiệp, kết nối những
khoảng trống giữa các khái niệm và nguyên tắc trong các HTPL khác nhau Những nỗlực nhằm hài hòa hóa hoặc thậm chí nhất thể hóa LHĐ ít chịu định hướng bởi ý kiếncủa các học giả mà là bởi nhu cầu thực tiễn của cộng đồng kinh doanh về nhữngnguyên tắc thống nhất của LHD Những nỗ lực này có lịch sử khá dai và sóng gió, đặcbiệt đối với luật bán hang và có xuất phát điểm từ ít nhất là tác phẩm của Ernst Rabelvào nửa đầu thế kỷ XX Rebel đã tiên phong trong việc thiết lập nên luật bán hàngthống nhất quốc tế trong tác phẩm hai tập của minh (the Law of the Sale of Goods),
xuất bản lần lượt năm 1936 và 1958 Nhiều thập kỷ tiếp theo, nhiều cố gắng nhằm
nhất thé hóa luật bán hàng thể hiện trong các công ước quốc tế đã được soạn thảo bởiHội nghị Hague về Tư pháp quốc tế đã ít gặt hái được thành công Nhưng thành tựu
muộn màng của Rabel ra đời với sự chấp thuận của Công ước của Liên hiệp quốc về
bán hàng quốc tế (CISG) ở Vienna năm 1980 Công ước này đã được hơn 60 quốc giatrên thế giới phê chuẩn và rõ ràng là thành công lớn nhất của việc nhất thể hóa LHĐquốc tế cho tới nay Phần lớn những nỗ lực khác trong lĩnh vực này đã chỉ cho ra đờicái được gọi là “luật mềm” (soft-law), giống như những bản quy tắc Trên phạm vitoàn thế giới, các nguyên tắc của UNIDROIT về HĐ thương mại quốc tế (HĐTMQT)
(1994, sửa 2004), được soạn thảo tại Viện quốc tế về nhất thể hóa Luật tư ở Rome,
thiếu hiệu lực pháp luật (lack legislative force) nhưng được sử dụng ngày càng nhiềutrong trọng tài thương mại quốc tế Trong phạm vi Châu Âu, thành công đáng chú ýnhất là việc cho ra đời các Nguyên tắc về LHĐ Châu Âu do Uỷ ban về LHĐ Châu Auđứng đầu là Ole Lando soạn thảo (vi du: “Principles of European Contract Law“, Phan
I va II, 1999 do Ole Lando va Hugh Beale chủ biên; va “Principles of EuropeanContract Law“, Phan III, 2003, do Ole Lando, Eric,Clive, Andre Prum & Reihard
Zimmerman chủ bién ) Những nguyên tắc được gọi là của Uy ban Lando đã thu hút
Trang 26được nhiều sự quan tâm của giới học giả và có thé dùng làm chi dẫn cho việc soạn
thảo LHĐ Châu Âu trong tương lai Thêm vào đó, vài dự án khác về nhất thê hóa LHĐcũng đang được tiến hành
3 Hướng thứ ba:
Xu hướng nghiên cứu thứ ba tập trung vào sự ảnh hưởng của LHĐ của một
nước hoặc của một truyền thống pháp luật tới LHĐ của những HTPL khác Nói cáchkhác, hướng nghiên cứu này tìm hiểu cội nguồn của LHĐ của những nước mà tác giảquan tâm nhằm tìm ra cội rễ của các quy định về trong LHĐ của một số nước Băngcách tiếp cận này, các tác giả đã cho thấy không chỉ LHĐ của các nước có HTPL
thuộc cùng truyền thống pháp luật mới chịu sự ảnh hưởng lẫn nhau mà LHĐ của các
nước thuộc các truyền thống pháp luật khác nhau vẫn ít, nhiều có tác động đến nhau
- _ Cách tiếp cận này là một phần của thể loại LHD tập trung vào việc cấyghép pháp luật Giống như LHĐ so sánh nói chung, việc tìm kiếm sự ảnhhưởng từ nước ngoài đã diễn ra chủ yếu trong khung cảnh civil law đối
lập với common law.
- Ngày nay, các học giả luật so sánh đều thừa nhận rộng rãi rang học
thuyết về HD của dong họ civil law có anh hưởng đáng ké tới dòng họcommon law
+ Điều này đúng không chỉ vì những người Anh khi xưa đã vaymượn từ Luật Lamã mà còn vì những ảnh hưởng quan trọng của
¬ , học thuyếtcủa Pháp và Đức đối với LHD: của Anh xào cuối thế
-kỷ XIX:” và+ Tương tự, những ý tưởng của Đức cũng được du nhập vào Mỹ
đầu thé kỷ XX; khoảng giữa thế kỷ XIX, một vài học giả Đức và
Áo cũng đã tiễn hành nghiên cứu và phát hiện những ảnh hưởng
đáng kẻ đối với LHD của Mỹ."
- Gan đây hon, cũng có van đề ảnh hưởng ngược lại từ LHD của dong họcommon law đối với dòng ho Civil Law (VD: leasing; factoring) và rõ
hon là kiểu soạn thảo rườm rà hay dong dai trên phạm vi toàn thé giới
4 Hướng thứ tư:
Khá đặc biệt, cách tiếp cận thứ tư về LHĐ so sánh theo truyền thống chủ yếu
bao gồm những nghiên cứu đại cương về những điểm tương đồng và khác biệt trong
học thuyết về HD giữa các HTPL mà chủ yếu vẫn là giữa các HTPL thuộc hai dong họ
civil law và common law.
” Xem A W.B Simpson, “Innovation in Nineteenth Century Contract Law”, (1975) 91, LQR, 247.
° Xem S Riesenfeld, “The Impact of German Legal Ideas and Institutions on Legal Thought and Institutions in
the United States” in Mathias Reimann (Ed.), The Reception of Continental Ideas in the Common Law World 1820-1920, (1993), at 92.
Trang 27- - Trong hướng nghiên cứu còn lại này, vài học gia đã tập trung vào từngchủ dé cụ thé,’ một số khác lại có găng giải phẫu theo chiều ngang mộtphạm vi lớn các quan điểm khác nhau."
- Muc tiêu của họ chủ yếu là dé chỉ ra những khúc mac tương tự nhau đến
mức nào và có thể giải quyết theo những cách khác nhau ra sao (hoặcngược lại); hoặc đôi khi, chỉ đơn giản là so sánh LHĐ sẽ dẫn đến việc
hiểu biết hơn tới mức nào về chính LHĐ của nước mình, để cung cấp ýtưởng cho việc hoàn thiện nội luật.
5 Hướng thứ năm
Nghiên cứu so sánh đặc điểm của LHĐ ở một số quốc gia mà không đi vào sosánh các quy phạm pháp luật cụ thể Những công trình nghiên cứu loại này thườngxem xét liệu hai HTPL có sử dung chung những nguyên tắc cơ bản như “tự do HD”hay cứ khăng khăng bám chắc lấy nguyên tắc “thiện chí” trong giao kết và thực hiện
HD Vi dụ cách tiếp cận này có thé tìm thấy trong tác phẩm của Nigel Foster với tiêu
đề “German Law & Legal System” (HTPL và Pháp luật Đức)
Những nghiên cứu so sánh thuộc nhóm này hiển nhiên không có mục đích giúphiểu rõ về những sự tương đồng và khác biệt giữa các tiểu tiết trong từng quy định củaLHĐ của mỗi nước được nghiên cứu so sánh mà nhằm chỉ ra những điểm khác biệt vàtương đồng lớn, mang tính nguyên tắc giữa mảng pháp luật này ở các quốc gia màngười nghiên cứu quan tâm.
6 Hướng thứ sau
So sánh kết quả cuối cùng của việc áp dụng LHĐ ở một số quốc gia hữu quan.Theo hướng nghiên cứu này, việc nghiên cứu so sánh không đi vào xem xét các quyphạm pháp luật cụ thể hoặc những nguyên tắc cơ bản của LHĐ của mỗi nước và cũngkhông rà soát các đặc điểm của LHĐ mà chỉ tập trung vào kết quả áp dụng pháp luậtcuối cùng Nói cách khác, có thể tập trung vào một câu hỏi tối quan trọng là liệunhững lời hứa cụ thể nào được cưỡng chế trong một HTPL cũng sẽ bị cưỡng chế trongHTPL khác Hoặc tập trung vào nghiên cứu và tìm câu trả lời cho những câu hỏi nhưnhững HD giao kết trên cơ sở hiểu nhằm, lừa đảo và đe dọa được xử lý như thế nào
ở những HTPL khác nhau? Mức độ khác biệt trong cách thức xử lý là kết quả của quá
trình áp dung LHD ở các nước được nghiên cứu như thé nao
Với cách tiếp cận đó, các công trình nghiên cứu thuộc loại này sẽ chỉ ra tính ưu
việt hay hạn chế của của LHĐ mỗi nước và cũng chính là giúp tìm ra phương án hay
nhất trong áp dụng pháp luật HD, nham làm cho LHD thực sự là công cụ hữu hiệu để
bảo vệ các chủ thể tham gia vào các giao dịch thương mại và dân sự trên thực tế
7 Xem, ví dụ: Basil Markesinis, “Cause and Consideration: A Study in Parallel”, (1978), 37 Cambrige Law
Journal, 53.
® Xem, vi dụ: Donald Harris & Dennis Tallon, “Contract Law Today: Anglo-French Comparisions” (1989).
Trang 28h ae
PHAN II
NGHIEN CUU NHUNG QUY DINH CHUNG
TRONG LUAT HOP DONG CUA ANH, MỸ, PHAP VÀ ĐỨC Khó có thể có câu trả lời chung cho câu hỏi: “các quy định chung trong LHD
của bốn quốc gia Anh, Mỹ, Pháp va Đức nam ở đâu” bởi lẽ nguồn LHĐ mở mỗi quốc
gia không giống nhau Trước khi đi vào nghiên cứu về các quy định chung trong LHD của mỗi nước, việc nghiên cứu so sánh nguồn LHĐ của từng nước nói trên, vì vậy là
hết sức cần thiết
I MỘT VAI BÌNH LUẬN VE SỰ TƯƠNG DONG VÀ KHÁC BIỆT DIEN
HÌNH GIỮA NGUÒN LUẬT HỢP ĐÒNG CỦA BÓN QUÓC GIA: ANH, MỸ,PHÁP VÀ ĐỨC
Nhìn chung ở cả bốn quốc gia nói trên, pháp luật thành văn và phán quyết của tòa án luôn có mặt trong nguồn LHĐ của mỗi nước mặc dù vị trí và vai trò của pháp luật thành văn cũng như phán quyết của tòa án trong thứ bậc nguồn LHĐ ở mỗi nước
không giống nhau, đặc biệt giữa hai khối nước thuộc truyền thống Common Law (Anh
và Mỹ) và Civil Law (Pháp và Đức).
Ở Anh và Mỹ, án lệ đóng vai trò trụ cột trong điều chỉnh các quan hệ HĐ Mặc
dù ở cả hai nước, LHĐ nói chung và luật dân sự nói riêng đều không được pháp điển
hóa nhưng có thể dễ dàng nhận thấy càng ngày, vị trí của pháp luật thành văn càng
được đề cao do sự xuất hiện của các đạo luật điều chỉnh quan hệ HD, đặc biệt quan hệ
HD trên cáo linh- vue mới nảy sinh trong: xã hội hiện đại như: lao động; dịch vụ :cũng:
như do yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế mà các quốc gia này đã ký kết hoặc
tham gia Tuy nhiên, mức độ pháp điển hóa ở Anh và Mỹ cũng không giống nhau va dường như, người Mỹ dành nhiều tâm sức cho việc pháp điển hóa trong lĩnh vực LHD
hơn so với người Anh Bằng chứng là các tô chức tư nhân ở Mỹ thậm chí đã tiến hànhpháp điển hóa cả án lệ để cho ra đời các Bộ pháp điển (Restatement of the Law) trong
đó có Bộ pháp điển HD (BPĐHĐ) lần I (1932) và lần II (1982) Mặc dù BPDHDkhông có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý nhưng vẫn có giá trị thực tiễn to lớn khi các
quy định trong pháp luật thành văn tối nghĩa hoặc khi có sự khác biệt quá lớn giữa các quy định có liên quan trong LHĐ của các bang, khi đó quan điểm của BPĐHĐ sẽ được viện dẫn.
Khác với Anh và Mỹ, một mặt, cả Pháp và Đức đều không thừa nhận án lệ là
nguồn luật chính thống trong điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và trong điều
chỉnh các quan hệ HĐ nói riêng: mặt khác, do cả hai nước đều coi trọng hoạt động
pháp điển hóa, vì vậy, nguồn của LHĐ được tìm thấy chủ yếu trong BLDS đồ s6,
trong một sô đạo luật có liên quan và trong các văn bản dưới luật do các cơ quan quản
ly nhà nước ban hành Vị trí của các quy định thành văn về HD ở Pháp và Đức có thé
Trang 29sánh với vị trí đó của các quy định pháp luật về HD rút ra từ án lệ ở Anh và Mỹ Tuynhiên ở cả bốn quốc gia, những nguồn luật quan trọng bậc nhất này đều được hỗ trợ
bởi các nguồn luật khác trong đó không thé không kể đến các điều ước quốc tế mà mỗiquốc gia ký kết hoặc tham gia trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngàycàng tăng như hiện nay.
Sự khác biệt giữa cau trúc nguôn LHD của Anh-Mỹ và Pháp-Đức thé hiện ở vị
trí bậc nhất của án lệ trong hai HTPL Anh và Mỹ và vị trí bậc nhất của pháp luật thànhvăn trong hai HTPL Pháp và Đức Sự khác biệt cơ bản này có thê được lý giải bởi sự
khác biệt trong nguồn gốc hình thành của hai nhóm HTPL này cũng như bởi sự khácbiệt giữa các truyền thống pháp luật tiêu biểu mà mỗi cặp HTPL đó trực thuộc
Sự tương đồng giữa nguồn LHD của Anh và Mỹ được lý giải bởi HTPL Mỹ là
một trong những HTPL được cấy ghép từ HTPL của Anh Tuy nhiên, do nhiều nhân tốkhách quan và chủ quan và về kinh tế, chính trị và xã hội , HTPL Mỹ sau khi tách rakhỏi HTPL Anh đã phát triển theo một chiều hướng rất khác Cấu trúc nhà nước liênbang đã làm cho nhiều mảng luật tư ở Mỹ trở nên hết sức phức tạp và đa dạng, cần cómột thước đo chung, vì vậy các Bộ pháp điển, trong đó có BPDHD đã lần lượt ra đời.Đây là một bộ phận cầu thành trong nguồn LHĐ mà ở Anh không có
Tương tự như vậy, sự tương đồng giữa nguồn LHĐ của Pháp và Đức nằm ở chỗ
cả hai HTPL này đều chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Luật Lamã và thành quả nghiêncứu của các trường phái nghiên cứu luật Lamã ở Châu Âu lục địa từ thế kỷ XI đến thế
kỷ XVIII, cùng với các tập quán thương mại phổ biến giữa các quốc gia ở Châu Âu lục
địa trong cùng giai đoạn.
Có thể thấy, điểm chung lớn nhất trong nguồn luật của cả bốn hệ thống PL nóitrên thể hiện ở sự có mặt của các điều ước quốc tế Điều này được lý giải bởi xu thế tấtyếu của hội nhập quốc tế giữa các quốc gia trong khu vực và thậm chí vượt ra khỏikhu vực hay trên phạm vi toàn cầu Chính tiến trình hội nhập đó đã làm cho các quốcgia không thể đơn độc trong nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực pháp luật, mà LHĐkhông phải là ngoại lệ Nói cách khác, các cam kết quốc tế đã và đang dần trở thànhmột bộ phận của luật quốc gia ở cả bốn quốc gia nói trên, mặc dù ở những mức độkhác nhau, tùy thuộc vào mức độ mở cửa và nhu cầu giao lưu thương mại của từng
quốc gia
Phan tiếp theo đi sâu nghiên cứu cụ thể các quy định chung trong LHD của
từng quốc gia nói trên
II ĐÈ NGHỊ VA CHAP NHẬN DE NGHỊ GIAO KET HỢP DONG
1 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Anh
1.1 Đề nghị giao kết HĐ
Trang 30Dé có thể có được một HD thì thông thường một bên sẽ phải đưa ra dé nghị
giao kết HD và bên kia chấp nhận đề nghị đó Một lời dé nghị được coi là lời đề nghị giao kết HD néu trong đó thể hiện sự chuẩn bị của bên dé nghị cho việc giao kết (ví dụ như đưa ra giá của sản phẩm) và đưa ra những giới hạn ràng buộc với người đề nghị
nếu dé nghị giao kết HD được chấp thuận
Đề nghị giao kết có thể được biểu thị băng lời nói hoặc hành động cụ thể (ví dụviệc lấy hàng từ trên kệ siêu thị cũng có thể coi là 1 lời đề nghị giao kết HD mua bán
hàng hóa).
Trong hầu hết trường hợp, lời đề nghị được đưa ra dành cho một người cụ thể,
nhưng có trường hợp lời đề nghị được đưa ra với nhóm người (offers to the public at large) Ví dụ như người chủ của một chú chó có thé đưa ra lời đề nghị với tất cả mọi
người về một phần thưởng để tìm chú chó đi lạc
Đề nghị giao kết HD có thé được rút lại ở bat kì thời điểm nào trong trường hợp
nó chưa được chấp nhận, ké cả người dé nghị có dé cập tới thời gian đề nghị giao kết
HD có hiệu lực và chưa hết khoảng thời gian đó Tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ làkhi việc giữ hiệu lực của dé nghị giao kết dựa vào một lợi ích được đưa ra bởi bên kia
Dé nghị giao kết HD không thé có hiệu lực kéo dài mãi mãi mà được tính theocác trường hợp sau:
- Dé nghị giao kết có hiệu lực trong một khoảng thời gian xác định được
người đề nghị đưa ra
¬ ee emes Dé-nghi- giao: kết có hiệu lực trong một: khoảng thời: gian: hợp -lý:— khoảng:thời gian này được xác định dựa vào cách thức mà các bên tham gia HD liên hệ với nhau.
- Trong trường hợp người dé nghị đưa ra dé nghị giao kết HD kèm theo 1điều kiện nhất định, khi điều kiện đó không xảy ra thi lời dé nghị sẽ không còn hiệu
lực.
- _ Đề nghị giao kết có hiệu lực cho đến khi bị từ chối bởi bên được dé nghị
- Dénghi giao kết sẽ hết hiệu lực nếu bên được dé nghị lại đưa ra một đề nghịgiao kết HĐ mới
- Đề nghị giao kết HD sẽ hết hiệu lực khi 1 trong 2 bên đề nghị và được dé
nghị chết, đặc biệt là với những dé nghị cần được thực hiện bởi chính cá nhân người
dé nghị
- Đề nghị giao kết sẽ hết hiệu lực nếu bên dé nghị rút lại đề nghị (tuy nhiên
việc rút lại này còn cần kèm theo một số điều kiện).
1.2 Chấp nhận dé nghị giao kết HD
Chấp nhận đề nghị giao kết HD có nghĩa là chấp nhận một cách vô điều kiện tat
cả các điêu khoản của đê nghị giao kết.
Trang 31Chấp nhận dé nghị giao kết thông thường được thực hiện băng lời nói (băngmiệng) hoặc băng văn bản, nhưng trong một số trường hợp có thé băng một hành độngnào đó (ví dụ như vận chuyển hàng hóa đến đối với đề nghị mua hàng hóa) Nếu bên
dé nghị giao kết đã dé cập rang đề nghị của họ phải được chấp nhận theo một phươngthức nhất định thì việc chấp nhận dé nghị phải được thực hiện bằng chính phương thức
đó hoặc phương thức có hiệu quả tương tự (không được chậm hơn phương thức đãđược dé cập) dé trả lời chấp nhận mới khiến lời chap nhận có hiệu lực
Việc chấp nhận giao kết HĐ thông thường sẽ không có hiệu lực cho đến khi sự
chấp nhận đó đến được với bên đề nghị
2 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Mỹ
Nhu vậy, dé nghị giao kết HD nếu thỏa mãn các yêu cầu trên sẽ có hiệu lực vào
thời điểm được gửi tới cho người nhận Trong thời hạn dé nghị giao kết HD có hiệulực, người nhận có quyền chấp nhận và HĐ sẽ được giao kết Nói cách khác, dé nghịgiao kết HĐ có hiệu lực làm phát sinh trách nhiệm của bên đề nghị và quyền của bênchấp nhận dé nghị có thé ràng buộc bên đề nghị bởi các nghĩa vu HD Tuy nhiên, tráchnhiệm của bên dé nghị không phải là vô hạn Theo pháp luật Mỹ, dé nghị giao kết HDhết hiệu lực dưới những điều kiện sau day: (i) người đề nghị rút lại (withdraw) hoặchủy bỏ dé nghị giao kết HD (revoke); (ii) người nhận đưa ra đề nghị mới (counter-offer), (iii) người nhận từ chối dé nghị giao kết HD (refuse), (iv) hết hạn chấp nhận
(expire nếu offer có xác định thời hạn hoặc lapse nếu offer không xác định thời hạn
nhưng đã qua một khoảng thời gian hợp lý để chấp nhận - reasonable period of time);(v) một trong hai bên mat năng lực hành vi và (vi) nội dung của đề nghị vi phạm phápluật.
Tuy nhiên, nguyên tắc tự do rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị giao kết HD trước khi
được chấp nhận theo pháp luật Mỹ cũng có ba trường hợp ngoại lệ như sau:
?* TS Phạm Duy Nghĩa, “Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thé
giới”, Nxb Chính trị Quéc gia, Hà Nội, 2001
Trang 32Thứ nhất, người đề nghị không có quyền rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị nếu đã
cam kết không rút lại hoặc hủy bỏ đề nghị và đã nhận được nghĩa vụ đối ung(consideration) như là một su trả giá cho việc giữ lời hứa trên (Option Contracts).
Thứ hai, luật pháp một số bang của Mỹ quy định có những dé nghị giao kết HDkhông được hủy ngang (firm offers) Ngoài ra, theo Điều 2-205 Bộ luật thương mại
thống nhất của Mỹ UCC, các dé nghị giao kết HD (chào hàng) bang van ban đã được
ký bởi thương nhân hứa không hủy ngang thì không được hủy trong thời hạn đã camkết hoặc trong một thời han hợp lý không quá 03 (ba) tháng, nếu không cam kết chi
tiết trong chào hàng
Thứ ba, nếu người đề nghị đã biết trước rằng người nhận sẽ phải dựa vào dénghị của mình, thì không được rút lại đề nghị Vi dụ, nhà thầu phụ đã chào hang cho
nhà thầu chính, người này đã dựa trên các thông số của nhà thầu phụ mà lập nên chào
hàng tổng hợp để gửi cho bên giao thầu Trong trường hợp này, nhà thầu phụ khôngthé rút lại chào hàng của minh trong một thời han hợp lý
2.2 Chấp nhận dé nghị giao kết HD
Sau khi đề nghị giao kết HĐ được chuyển đến người nhận, người này có thểchấp nhận, từ chối hoặc sửa đổi dé nghị đã nhận được Chấp nhận đề nghị giao kết HD
là một hành vi thé hiện ý chí của người được đề nghị, chấp nhận toàn bộ các điều kiện
mà dé nghị đưa ra Chấp nhận này phải được chuyên đến cho người dé nghị thi HD
mới được coi là đã xác lập.
¬ e reasVề nguyên tae, bên nhận được tự do-quyết định cớ chấp nhận giao kết HD ‘hay:
không Tuy nhiên, trong những trường hợp ngoại lệ nhất định, vi lợi ích công cộng,pháp luật Mỹ hạn chế quyền tự do của các bên Trong những trường hợp như vậy, nếunhận được đề nghị giao kết HD, người nhận buộc phải chap nhận HD như là một nghĩa
vụ Có thé ké tới ba ngoại lệ sau đây:
Thứ nhất, nghĩa vụ cung cấp dịch vụ công đối với nhà ở và các tiện ích công
cộng khác (public accomodation and public utilities).
Thứ hai, giao kết HD không phân biệt đối xử Nếu nhiều người bat ky cùng dénghị giao kết HD, thì người nhận đề nghị không được chỉ vì lý do sắc tộc, màu da, tôn
giáo hay quốc tịch mà từ chỗi đề nghị giao kết HD.
Thứ ba, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Mặt khác, cũng giống như đối với đề nghị giao kết HD, pháp luật Mỹ quy định
hai điều kiện cơ bản để chấp nhận đề nghị giao kết HD có hiệu lực: (i) chap nhận phải thé hiện rõ ý chí của người nhận muốn xác lập quan hệ HD; (ii) chấp nhận tuyệt đối và
vô điều kiện các nội dung của đề nghị, nếu có bất ky sự sửa đổi hay bổ sung nao so với
đề nghị, thì không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết HD mà được coi là một dé
Trang 33nghị mới Điều này được minh chứng băng án lệ: Trường Đại học Wayne kiện Công ty
xây dựng Building Systems Housing; 62 Mich App 77 233 NW 2d 195 (1975).
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn pháp lý cho các giao dịch mua bán hàng hóa,nguyên tắc nêu trên của Common Law đã được Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa
Ky (UCC) sửa đổi co bản Theo đó, đối với các chấp nhận chào hàng mua bán hàng
hóa, người chấp nhận có thé sửa đổi, bổ sung một số nội dung của chào hàng, mà HD
van có thé được coi là đã xác lập, nếu các nội dung cơ ban của HD đã được thỏa thuận
và bên chấp nhận không coi các sửa đổi, bé sung là điều kiện để HĐ có hiệu lực (xemĐiều 2-207 (1) UCC — Các điều kiện bổ sung trong chấp nhận chào hàng)
Ngoài ra, về hình thức của chấp nhận đề nghị giao kết HĐ: Chấp nhận phảiđược thông báo cho người đề nghị theo đúng các điều kiện về hình thức như đã yêucầu cụ thể Nếu không một hình thức bắt buộc nào được yêu cầu trước, thì chấp nhận
có thé bằng văn ban, bang lời nói hoặc bằng hành vi Im lặng thường không được coi
là chấp nhận Chỉ trong những điều kiện hết sức đặc biệt, ví dụ giữa các bên đã cóquan hệ HD lâu dài, thì sự im lặng có thể được xem như chấp nhận đề nghị giao kết
HD Điều này được minh chứng bằng án lệ: Everlith — đại điện của một hãng bảo hiểmvới Phelan; 22 Conn Supp 377 173 A2d 601 (1961)
3 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Pháp
3.1 Đề nghị giao kết HĐ
Ở Pháp, dé nghị giao kết HD được hiểu là quyết định đơn phương có chủ ý của
người bày tỏ ý định giao kết HĐ theo những điều kiện xác định với một hay nhiều
người khác.
Nội dung của đề nghị giao kết HĐ phải rõ ràng Đề nghị phải nêu rõ nội dung
chủ yếu của HĐ, có kèm theo hoặc không kèm theo thời hạn trả lời Tuy nhiên, các nội
dung chủ yếu này không cần xác định cụ thẻ, trừ trường hợp dé nghị giao kết HD mua
bán tài sản thì phải xác định cụ thể tài sản mua bán và giá cả
Đề nghị giao kết HD cần phải được thẻ hiện ra bên ngoài bằng một hình thức cụthể như văn bản, lời nói hay hành vi cụ thể; và hướng tới một người, một nhóm ngườixác định hoặc cho công chúng rộng rãi nói chung.
Bên đề nghị có quyền rút lại đề nghị khi chưa có bên nào trả lời chấp nhận đềnghị đó, trừ trường hợp có quy định thời hạn trả lời Trong trường hợp không quy địnhthời hạn trả lời thì đề nghị giao kết phải được duy trì trong một thời gian hợp lý để bênđược dé nghị có đủ thời gian tiếp nhận đề nghị và suy nghĩ về việc trả lời đề nghị đó
Thời hạn hợp lý này do thâm phán xác định Trong một số trường hợp, thời hạn trả lời
do pháp luật quy định Khi dé nghị có quy định giới han thời gian trả lời thi đề nghị'° TS Pham Duy Nghia, “Tim hiểu pháp luật Hoa Ky trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thé
giới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
Trang 34HD đó sẽ hết hiệu lực khi quá thời hạn đó mà không có ai trả lời Đề nghị giao kết HDcũng hết hiệu lực trong trường hợp bên đề nghị mat năng lực hành vi dân sự hoặc chết.Trong trường hợp đề nghị không phải do chính bên đề nghị đưa ra thì về nguyên tắc,
bên đề nghị có quyền thu hồi đề nghị đó
3.2 Chấp nhận đê nghị giao kết HD
Chap nhận đề nghị giao kết HD là sự bày tỏ ý chí của người được đề nghị đồng
ý ký kết HĐ theo những điều kiện do bên đề nghị đưa ra Trả lời chấp nhận đề nghịgiao kết HĐ chỉ có hiệu lực khi nó phù hợp với đề nghị giao kết, ít ra là đối với các nộidung chính của HD.
HD được coi như đã xác lập, nếu các bên đã thỏa thuận xong về những nội
dung chủ yếu Nhu vậy, người được dé nghị có thé sửa đôi, bố sung nội dung của đề
nghị giao kết HĐ, mà hành vi đó vẫn được có thể được coi là chấp nhận nếu nó vẫn
“bám sát” những điều kiện mà bên đề nghị đưa ra
Trả lời chấp nhận dé nghị giao kết HD có thể được thể hiện dưới hai hình thức:
Bay tỏ ý chí một cách rõ ràng (Điều 932 BLDS quy định người được tặng cho có thé
trả lời chấp nhận HD khi người tặng cho còn sống và dưới hình thức một văn bản côngchứng); Bay tỏ y chí dưới hình thức an (Điều 1985 quy định việc tra lời chấp nhận HD
uy quyén có thé được thé hiện dưới hình thức mặc nhiên, tức là được Suy ra từ VIỆC
bên được ủy quyên thực hiện những công việc được bên ủy quyên giao phó)
4 Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Đức
bel, Đề nghị giao kết-HỒ cà cà SH ees HH ng non Hoà Ki ác di Hi Kon ko n4
Theo pháp luật Đức, một dé nghị giao kết HD phải chính xác và đầy đủ các yếu
tố cần thiết của một đề xuất HD Trong lời đề nghị, ít nhất phải thể hiện được nhiệm
vụ cơ bản của các bên tham gia quan hệ HĐ Quan điểm được ghi nhận trong nhiềucuốn sách của Đức răng, một tuyên bố về ý định được coi là một lời đề nghị nếu nó cóthể phát triển thành HĐ khi bên tiếp nhận chỉ cần trả lời đơn giản là “Đồng ý” hoặc
““Tôi chấp thuận”
Yếu tổ thiết yếu của lời đề nghị được xác định phụ thuộc bản chat HD và tuỳ
loại HĐ, ví dụ, một lời đề nghị liên quan đến một HD thuê phải nêu rõ thời điểm bắt
đầu và kết thúc thời hạn của HD thuê, tiền thuê và tài sản cụ thé cho thuê, tương ứngvới nghĩa vụ của các bên theo Điều 535 BLDS
Về trách nhiệm của bên đề nghị, BLDS Đức đã quy định tại Điều 145: Bất kỳngười nào dé nghị người khác giao kết HD đều bị ràng buộc bởi dé nghị Sự ràng buộc
ở đây có thé hiểu là ràng buộc về những nội dung ghi nhận trong đề nghị: nội dung đó
là thông tin chính xác, đảm bảo những nội dung đó khi phát triển thành HD ; rang
'' Basil Markesinis, The German Law of Contract - A Comparative Treatise, Hart Publishing, 2006 p 59.
Trang 35buộc không được rút, không được huỷ ngang dé nghị trong khoảng thời gian có hiệulực của lời đề nghị
Về thời gian tồn tại của một đề nghị giao kết HD, Điều 146 BLDS Đức quy
định một lời đề nghị sẽ hết hạn nếu người đề nghị bị từ chối hoặc nếu không ai chấp
nhận lời dé nghị này trong khoảng thời gian thích hợp Như vậy, khoảng thời gian có
hiệu lực của lời đề nghị được tính từ thời điểm bên đề nghị đưa ra đề nghị đối cới bênkia đến thời điểm bên được đề nghị chấp thuận có giá trị hoặc bên được đề nghị từ
chối hoặc thời điểm mà bên đề nghị đã ấn định trước
Pháp luật dân sự Đức chia ra ba trường hợp quy định về thời hạn chấp nhận(cũng chính là khoảng thời gian có hiệu lực của một lời đề nghị): (1) Nếu bên đề nghị
và bên nhận đề nghị có mặt tại cùng một địa điểm hoặc đề nghị qua điện thoại hoặcmột thiết bị kỹ thuật khác, lời đề nghị chỉ có thể được chấp nhận ngay lập tức (Điều147(1) BLDS); (2) Nếu lời đề nghị đưa ra với người vắng mặt thì khoảng thời gian cóhiệu lực của lời đề nghị kéo dài đến thời điểm mà người đề nghị có thể nhận được câutrả lời trong điều kiện thông thường (Điều 147(2) BLDS); (3) Nếu người dé nghị đã ấnđịnh một khoảng thời gian để chấp nhận dé nghị, sự chấp nhận chi có thể diễn ra trongkhoảng thời gian đó (Điều 148 BLDS)
BLDS Đức không có quy định cụ thể về hình thức của lời đề nghị Tuy nhiên,thông qua quy định vẻ thời hạn để chấp nhận đề nghị tại Điều 147, hình thức của lời
đề nghị được xác định có thẻ là: bằng văn bản (có thể bằng văn bản giấy hoặc văn bản
điện tử) hoặc bằng miệng (nói trực tiếp hoặc qua điện thoại)
4.2 Chấp nhận dé nghị giao kết HD
Theo các quy định tại Điều 147 — 150 BLDS Đức, việc chấp nhận giao kết HDcủa bên được đề nghị phải được thực hiện trong thời hạn nhất định Thời hạn là ngaylập tức nếu các bên gặp trực tiếp, nói qua điện thoại hoặc qua một thiết bị kỹ thuậtkhác; thời hạn là khoảng thời gian hợp ly mà theo tính toán để bên dé nghị có thể nhậnđược câu trả lời của bên được đề nghị; thời hạn có thể là một khoảng thời gian mà bên
dé nghị đã ấn định trước
Pháp luật dân sự Đức quy định về tuyên bó chấp nhận muộn Một chấp nhậnmuộn được xem là một lời đề nghị mới Tuy nhiên Điều 149 BLDS đã quy định: “Nếutuyên bó chấp nhận mà người dé nghị nhận được muộn được gửi di theo cách thức mà
nó sẽ tới người dé nghị kịp thời nếu được gửi di theo cách thông thường va nếu người
dé nghị đã phải nhận biết điều này thì người đó phải thông báo không trì hoãn chongười chấp nhận về sự chậm trễ này sau khi nhận được tuyên bố chấp nhận, trừ khihành động này đã được thực hiện roi Nếu người đó trì hoãn việc gửi thông báo, sựchap nhận được coi là không bị muộn).
Trang 36Bên cạnh đó, Điều 150 BLDS Đức cũng quy định một sự chấp nhận với những
mở rộng, thu hẹp hoặc với những thay đôi khác được coi như là một lời từ chối kết
hợp với một đề nghị mới.
Về hình thức của lời chấp nhận giao kết HD, BLDS Đức không có quy định cụthể Tuy nhiên, có thể hiểu hình thức của lời chấp nhận cũng tương ứng với hình thứccủa lời đề nghị
II- HINH THUC CUA HỢP DONG
1 Hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật Anh
Theo quy định chung của pháp luật HD ở Anh thì một thỏa thuận không nhất
thiết phải được thé hiện bằng văn ban thì mới được coi là một HD, hầu hết các HDkhông phải tuân thủ theo một hình thức nhất định Theo truyền thống, các HĐ thườngđược thoả thuận bằng miệng
Tuy nhiên, do HD băng miệng thường gây khó cho việc xác định những nộidung mà các bên đã thỏa thuận nên có một số loại HĐ bị quy định bắt buộc phải tuântheo một hình thức nhất định, những HD này gồm 3 nhóm: nhóm thứ nhất là những
HD phải được thể hiện bằng chứng thư, nhóm thứ hai là những HD phải được thể hiện
bang văn ban và nhóm thứ ba là những HD phải có được bằng chứng bằng văn bản
Theo Luật Sở hữu 1925, những HD cho thuê từ ba năm trở lên phải được théhiện dưới hình thức chứng thư — tức là chúng phải được viết bằng văn ban và được kí
kết trước mặt các nhân chứng Chứng thư cũng là hình thức cần thiết với những HD
mà một bên thanr gia HD không nhận được bắt: kì: một lợi-ích:rào - - - ; - - -
Những HĐ nhất thiết phải được thể hiện bằng văn bản bao gồm: (1) chuyểnnhượng phan vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn (theo Luật Công ty 1985);(2) thanh toán nợ bằng hối phiếu, séc hay kỳ phiếu (giấy hẹn trả tiền) (Luật Héi phiếu
1985) và (3) những thỏa thuận mua bán tín dụng (ví dụ như những HĐ thuê — mua, tức
là vật cho thuê sẽ thuộc về sở hữu của người thuê sau một số lần trả tiền thuê nhấtđịnh) (Luật Tiêu dùng tín dụng 1974) Ngoài ra, hầu hết các HĐ bán hay nhượng lạinhững lợi ích từ đất đai sau ngày 27/9/1989 phải được thé hiện bằng văn bản theo quy
định của Luật Sở hữu 1989.
Những HD cần có những bang chứng văn ban là loại HD chỉ cần có bằng chứngbăng văn bản về giao dịch giữa các bên mà không cần một HĐ hoàn chỉnh như nhóm
trên, thông thường quy định hình thức này rơi vào những HD bảo lãnh (khi một bên
bảo lãnh cho nghĩa vụ của người khác, ví dụ như cha mẹ bảo lãnh cho số tiền rút quá
so với số tiền gửi của con cái trong ngân hàng) Các HD bán hay chuyển nhượngnhững lợi ích từ đất đai sau ngày 27/9/1989 cũng có thể chỉ cần có những băng chứng
văn bản cũng có thê có hiệu lực.
Trang 37Thêm vào đó, do sự phát triển của việc mua bán hàng hóa qua internet mà Chỉthị về Thương mại điện tử của châu Âu đã đưa ra quy định một số hình thức cụ thể cầntuân theo để một HĐ kí kết qua internet có hiệu lực Phần II của Luật Giao dịch điện
tử 2000 của Anh cũng quy định một số dấu hiệu pháp lý của chữ ký điện tử
2 Hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật Mỹ
Về nguyên tắc, HD có thé được giao kết băng văn ban, bang lời nói hoặc hành
vi thực tế, ngoại trừ trường hợp pháp luật có quy định những hình thức nhất định đốivới một số loại HĐ cụ thẻ
Trong lịch sử phát triển của Dòng họ Common law, đã có thời kỳ do không có
quy định về hình thức HD, nên đã xuất hiện các hình thức gian dối và lừa đảo Dé hạn
chế hiện tượng này, một đạo luật chống lừa đảo và gian trá đã được ban hành ở nước
Anh năm 1677 (Statute of Frauds and Perjuries), theo đó một số loại HD nhất định cầnđược giao kết bằng văn bản mới có hiệu lực pháp lý Dựa theo đạo luật này, các luậtchống lừa đảo của các bang ở Mỹ cũng lần lượt được ban hành và vẫn còn hiệu lựccho đến ngày nay Theo các quy định này, các loại HD sau đây cần được giao kết bangvăn bản:
Thứ nhất, các HĐ về dịch vụ hoặc hàng hóa mà việc thực hiện các dịch vụ hoặcviệc cung cấp hàng hóa đó không thể diễn ra trong vòng một năm ké từ ngày xác lậpquan hệ HĐ.
Thứ hai, các HĐ xác lập, thay đổi hoặc hủy bỏ các lợi ích liên quan đến bấtđộng sản.
Thứ ba, các HĐ bảo lãnh.
Thứ tư, các HĐ hoặc thỏa thuận mà người quản lý di sản trong quá trình quản
lý và giải quyết các nghĩa vụ liên quan đến di sản thừa kế
Thứ năm, các HD mua bán hàng hóa có giá trị từ 500 USD trở lên.
Thứ sáu, các loại HD khác theo quy định của luật chuyên ngành, ví du HD muabán chứng khoán, HĐ môi giới mua bán các lợi ích liên quan đến bất động san.’
Ngoai ra, Luat chéng lừa dao ở Mỹ (Statute of Frauds) quy định một số loại HDnhất định cần phải được giao kết băng văn bản thì sau này Tòa án mới công nhận là
bằng chứng hợp pháp và có hiệu lực thi hành Giao kết bằng văn bản có nghĩa rằng:
hoặc là hai bên cùng ký vào một văn bản, hoặc là chỉ cần một bên ký vào văn bản, bên
mà sau này sẽ bị kiện (bị đơn) Điều này được minh chứng bằng án lệ: Schwinn kiệnGrifith Minn 303 NW2d 258 (1981).
!2 TS Pham Duy Nghĩa, “Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điêu kiện Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thé
giới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
Trang 38Mặt khác, Luật các bang có quy định khác nhau về hình thức ký, ký vào cuối
văn bản hay bất kỳ chỗ nào của văn bản, ký bằng chữ ký, dấu hiệu, hình ảnh, con dấu,
dán tem hoặc các hình thức khác.
Ngoài ra, vi phạm quy định về hình thức HD không nhất thiết dẫn đến việc HD
vô hiệu Án lệ các bang của Mỹ đưa ra rất nhiều cách giải quyết giống và khác nhau vềvẫn đề này như sau:
Một là, trong các HD chuyển giao lợi ích liên quan đến bat động sản, tuy được
giao kết bang lời nói, song nếu bên nhận đã đầu tu đáng kể tăng giá trị của bất động
sản và sự tăng giá trị đó không thé dé dàng xác định được bằng tiền, thì HD được coi
là có hiệu lực, mặc dù sai hình thức.
Hai là, nếu người bảo lãnh nợ cho một người thứ ba bằng lời nói chủ yếu vi lợi
ích của mình, thì HĐ bảo lãnh đó vẫn có hiệu lực, mặc dù sai hình thức Ví dụ, một
nhà thầu chính bảo đảm nghĩa vụ cho một nhà thầu phụ trước chủ công trình với mụcđích cam kết thi công công trình đúng tiến độ, thì bảo lãnh đó vẫn có hiệu lực, kể cả
bằng lời nói
Ba là, HĐ vi phạm quy định về hình thức vẫn có thể có hiệu lực thi hành theo
học thuyết promisory estoppel — hạn chế rút lại lời hứa Nếu một bên do quá tin vào lờihứa bằng lời nói của một bên khác, do vậy đã có những hành vi nhất định dựa vàoniềm tin đó thì vẫn có quyền yêu cầu Tòa an buộc bên kia thực hiện lời hứa đó, mặc dù
giao dịch đáng ra phải được thực hiện bằng văn bản Điều này được minh chứng bằng
- an dé: Lueas kiện-Công ty Whitetaker Corp: CA 10-Colto 470 F2d 326 (1972) Bees reese
3 Hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật Pháp
Về nguyên tắc, HD có thể được giao kết bằng văn ban, lời nói hoặc bằng hành
vi thực tế LHĐ của Pháp được xây dựng trên nguyên tắc ưng thuận (principe duconsensualisme); bởi vậy HĐ được giao kết ngay khi các bên thoả thuận được về nội
dung chủ yếu của HD, một cách mặc nhiên hoặc rành mach, bằng văn bản hoặc bằng
lời nói, hành vi Cá biệt, một số HĐ phải được lập bằng văn bản như: HĐ tặng chophải lập bằng văn bản trước mặt công chứng viên; HD mua bán, HD trao đổi phải
được lập dưới hình thức công chứng thư hoặc tư chứng thư; khế ước hôn nhân, HD thế
chap bat động sản, HD vay tiền dé mua nhà ở cũng phải lập thành văn bản Bên cạnh
đó, một số loại HD thì có thé lập thành văn bản hoặc không lập thành văn bản như HDthuê HD giữa các thương nhân có thé được chứng minh bang lời nói (Bộ luật Thươngmại Pháp Điều 109); HĐ giữa những người không phải là thương nhân cũng có thểđược chứng minh bằng lời nói, một khi một phần của HĐ đã được chứng minh băng
các tài liệu viết Cũng không cần HĐ băng văn bản trong những trường hợp mà việc
8 FS Pham Duy Nghia, : Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội nháp kinh tế khu vực và thé
giới”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001
Trang 39lập van ban tỏ ra không khả thi, ví dụ HD liên quan đến các quan hệ tài sản mang tính
chất gia đình
BLDS Pháp quy định khá chi tiết về hình thức của HD bang văn bản cũng nhưnhững loại HĐ bắt buộc phải lập dưới hình thức này Văn bản là một chuỗi các chữcái, ký tự, con số hoặc những ký hiệu hoặc biểu tượng khác có thể hiểu được, không
phân biệt phương tiện thé hiện và phương thức truyền đạt (Điều 1316 BLDS Pháp) Cótrường hợp việc lập văn bản không phải là điều kiện dé HD có giá trị, nhưng việc lậpthành văn bản thật sự cần thiết để chứng minh sự tồn tại của HĐ Theo BLDS PhápĐiều 1341, các HD có giá trị trên một mức tiền cụ thé thì phải được chứng minh bằngvăn bản Các HĐ khi được lập bằng hình thức văn bản thì các bên có quyền lựa chọngiữa văn bản viết (văn bản giấy) hoặc văn bản điện tử Văn bản điện tử có giá trị
chứng minh như văn bản giấy (Điều 1316 - 3 BLDS Pháp) Bên cạnh đó BLDS Pháp
dành hắn Chương VII trong Quyền số 3 để quy định về HĐ dưới hình thức điện tử(Điều 1369-1 đến Điều 1369-3) Người đề nghị cung cấp sản phẩm hay dịch vụ mộtcách chuyên nghiệp bang phương tiện điện tử, thì phải bảo đảm các nội dung trong HDtheo phương thức cho phép lưu trữ và sao chép lại các nội dung đó (Nội dung HD điện
tử được quy định tại Điều 1369-2 BLDS)
4 Hình thức của hợp đồng theo quy định của pháp luật Đức
BLDS Đức không có điều khoản quy định cụ thé về hình thức của HD Tuynhiên, BLDS Đức trong những quy định chung về tuyên bố ý định tại Tiêu đề 2 Phần 3
Quyền 1 về giao dịch pháp lý có những quy định liên quan đến hình thức của HD.Điều 125 quy định một giao dịch pháp lý không tuân thủ hình thức luật định sẽ vô
hiệu Cùng với đó, một số điều luật trong Tiêu đề này cũng chỉ ra các hình thức của
HD bao gồm: Hình thức văn bản viết (written form); hình thức điện tử (electronic
form); hình thức ghi chép có chứng thực (notarial recording).
Về hình thức văn bản viết đối với HD, pháp luật quy định rõ các bên trong HDphải cùng ký vào một văn bản Nếu có nhiều hơn một văn bản HD, mỗi bên ký văn
bản dự định trao cho bên kia là đủ (Điều 126 BLDS)
Vẻ hình thức điện tử, hình thức này có thé sử dụng dé thay thế hình thức vănbản viết được pháp luật quy định Mỗi bên trong HĐ phải cung cấp cho bên kia mộtban HD với chữ ký điện tử của mình cho bên kia Chữ ký điện tử phải được thừa nhận
phù hợp với Luật chữ ký điện tử (Điều 126a BLDS)
Về hình thức ghi chép có chứng thực, nếu việc ghi chép có chứng thực của một
HD được pháp luật quy định thì trước tiên là lời đề nghị và sau đó là lời chấp thuận đềnghị được ghi chép bởi bên chứng thực là đủ (Điều 128 BLDS)
BLDS Đức quy định một số loại HD phải được thể hiện bang hình thức văn ban
viết, như: HD vay tiêu dùng (Điều 492); hứa hẹn tặng cho (Điều 518); HD thuê chỗ ở,
Trang 40thuê đất và không gian trên đất có thời hạn trên một năm (Điều 550, Điều 578); HD
thuê nông trại có thời han trên hai năm (Điều 585a).
BLDS Đức không có quy định rõ loại HD nào được thé hiện bang hình thức miệng Chỉ một số loại HD cụ thé, BLDS có quy định bắt buộc phải bằng hình thức văn bản Vì vậy, có thể hiéu, trừ những trường hợp pháp luật chỉ rõ HD phải bằng hình thức văn bản, HĐ bằng hình thức miệng cũng được thừa nhận và có thể chứng minh sự
tồn tại của HD bằng các bằng chứng khác
IV NANG LUC GIAO KET HỢP DONG
1 Các quy định về năng lực giao kết hợp đồng ở Anh
Theo luật của Anh, có một vài loại chủ thể mà năng lực giao kết HD bị giới hạn bởi
pháp luật, gồm: người vị thành niên (NVTN - gồm những người dưới 18 tuổi), người
rồi loạn tâm thần hoặc nghiện ngập.
Theo nguyên tắc cơ bản của tiền lệ pháp, HD không ràng buộc NVTN trừ một số
vài loại HĐ vẫn ràng buộc NVTN hoặc chỉ “có thể vô hiệu” (vô hiệu khi có sự yêu cầu
của NVTN).
Loại HD duy nhất ràng buộc NVTN là những HD cung ứng những vật thiết yếu(necessaries), gom không chỉ những hàng hóa (HH) & dịch vu (DV) thiết yếu choNVTN mà còn gồm cả những DV vi lợi ích của NVTN
Ngoài những HD vi sự thiết yếu rang buộc NVTN nguyên tắc chung của tiền lệ
pháp của Anh là HĐ ký với NVTN có thể bị vô hiệu, tức những HĐ đó không ràng
- buộc NVTN nhưng-ràng: buộo chủ thể còn: lại của:HĐ Vi vậy những-HĐ này :cớ hiệu:lực sau khi ký kết nhưng NVTN có thé cham dứt HD bat cứ lúc nào trước khi đạt 18tuổi hoặc thậm chí trong khoảng thời gian hợp lý sau đó Loại HĐ này thường liên
quan tới những lợi ích lâu dài về tài sản như đất đai, cỗ phiếu hoặc hợp danh.
Đối với trẻ em (very young children):
Trong nhóm NVTN, pháp luật Anh còn phân tách một nhóm người có độ tuôi
rất nhỏ gọi là trẻ em, những người thiếu năng lực trí tuệ (mental capacity) để giao kết
HD, dé áp dụng các nguyên tắc về năng lực trí tuệ Theo nguyên tắc này, pháp luật về
hiệu lực của HD với NVTN có thé áp dụng nếu trẻ em đủ lớn để hiểu được bản chất
của giao dịch và bản chất của bất kỳ nghĩa vụ nào nảy sinh từ giao dịch đó Ví dụ đứatrẻ dưới 4 tudi có thé mua kẹo nhưng | đứa trẻ 10 tuổi không thé giao kết HD thuê nha
ở vì bản chất của giao dịch thứ 2 phức tạp hơn nhiều so với giao dịch thứ nhất
Đối với người bị khuyết tật về trí tuệ gồm những người mat trí, những ngườigặp trở ngại về nhận thức và những người say Nói chung, HĐ ký với người thuộc
14 š :
Manfred Pieck, A Study of the Significant Aspects of German Contract Law, nguôn:
http://digitalcommons.law.ggu.edu/annisurvey/vol3/iss 1/7