1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Chồng lấn trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

361 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 361
Dung lượng 94,88 MB

Nội dung

Trang 1

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG Mã số: LH - 2015 - 405 /DHL-HN CHÔNG LẦN TRONG BẢO HỘ

QUYÊN SỞ HỮU TRÍ TUỆ Ở VIỆT NAM

CHU NHIỆM DE TÀI: TS VŨ THỊ HAI YEN

THU KI DE TÀI: ThS NGUYEN PHAN DIEU LINH

| RUNG TÂM THONG TIN THU VIÊN

TRUONG DA! HOC LUẠT HÀ NỘI {PHONG ĐỌC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

DANH SÁCH THAM GIA DE TÀI

ThS Hoàng Thị Thanh Hoa

Hà Nội tài- Trường Đại học Luật ¬

2 | Th§ Nguyễn Phan Diệu Linh Thư ký dé tài| Hà Nội

| ` Trường Đại học Luật ¬

3 Th§ Pham Minh Huyền Tham gia đề tài

Hà Nội

Trường Dai học Luật ¬

4 | Th§ Vương Thanh Thúy Tham gia đê tàiHà Nội

Trường Đại học Luật ¬5_ | Th§ Dang Thị Vân Anh - Tham gia đề tài

Hà Nội

Trường Đại học Luật oo,

6 | ThS Truong Quang Anh Tham gia dé tai

Hà Nội

mm if " Trường Đại học oo,

7 | Th§ Hoang Thị Hải Yên Tham gia đề tàiKHXH&NV

8 Cục Ban quyên tác giả | Tham gia dé tài

Trang 3

DANH MỤC THUẬT NGỮ VIET TAT

1 Sở hữu trí tuệ SHTT

2 Quyên tác giả QTG

3 | Sở hữu công nghiệp SHCN

4 | Kiểu dáng công nghiệp KDCN

Trang 4

MỤC LỤC ĐÈ TÀI

- NOI DUNG Số

Phan mở đầu 1

(Chương | Tổng quan về chồng lần trong bảo hộ quyền SHTT 7

lar Khái quát về quyên sở hữu hữu trí tuệ và các co chế bảo hộ quyển sở 7 ~ | hữu trí tuệ

| 1.1.1 Khái niệm và đặc diém của quyên sở hữu trí tuệ 7 | 1.1.2 Các cơ chế bảo hộ quyên SHTT 11

1.2 Khái quát về chong lan trong bảo hộ quyên SHTT 13

1.2.1 Khái niệm chồng lan trong bảo hộ quyền SHTT 13

| 1.2.2 Các trường hợp chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT 14 1.2.3 Nguyên rhân của tinh trang chong lan trong bảo hộ quyền SHTT 17 1.2.4 Hệ quả cia tình trạng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT 19 Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tình trạng chồng lắn | 27

itrong bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam

.1 Chéng lẫn trong bảo hộ QTG với các doi tượng SHCN mang đặc tính sáng | 27

ao tại Việt Nam

.1.1 Giao thoa giữa bảo hộ QTG với các đối tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo | 27

tại Việt Nam

| 1.2 Quy định aia pháp luật và thực tiễn giải quyết chồng lan trong bao hộ QTG| 28

va bảo hộ các déitrong SHCN mang đặc tính sáng tao tại Việt Nam

ode Chồng lan tong bảo hộ QTG với KDCN và nhãn hiệu tại Việt Nam 31

F? 1 Giao thoa gữa bảo hộ QTG voi KDCN và nhãn hiệu 31

: 2.2 Quy định cia pháp luật và thực tiễn giải quyét chéng lân trong bảo hộ QTG| 32 Với KDCN và nhín hiệu tại Việt Nam

2.3 Chong lan rong bảo hộ các đối tượng SHCN là các chỉ dẫn thương mại| 39

(nhãn hiệu, tên tương mại, chỉ dẫn địa lj) tại Việt Nam

Trang 5

2.3 | Giao thoa giữa bảo hộ nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn dia lý 40

2.3.2 Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết chồng lấn trong bảo hộ nhãn |_ 41

hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam

2.4 Chong lan trong bảo hộ các doi tượng SHCN mang đặc tinh sang tạo tai| 57 Việt Nam

2.4.1 Giao thoa trong bao hộ các đối tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo 57

2.4.2 Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết chông lan trong bao hộ cac| 60

đói tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo tại Việt Nam

2.5 Chông lẫn trong bảo hộ KDCN và nhãn hiệu tại Việt Nam 62

2.5.1 Giao thoa giữa bảo hộ KDCN và nhãn hiệu 62 2.5.2 Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết chồng lẫn trong bảo hộ| 68

KDCN và nhãn hiệu tại Việt Nam

2.6 Chồng lan trong bảo hộ quyên SHTT và quyên chồng cạnh tranh không| 74

lành mạnh tại Việt Nam

12.6.1 Giao thoa giữa bảo hộ quyền SHTT va quyên chông cạnh tranh không lành | 74

2.6.2 Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết chông lân trong bảo hộ quyền | 76

ISHTT và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam

2.7 Chong lan trong bảo hộ sáng chế và quyên doi với giỗng cây trong tại Viét| 87

E7 1 Giao thoa giữa bảo hộ sáng chế và quyền đôi với gidng cây trồng 87

, 7.2 Quy định của pháp luật và thực tiễn giải quyết chồng lan trong bảo hộ sáng | 89

hé và quyền đối với giống cây trồng tại Việt Nam

hương 3 Chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT trên thế giới 95

.1 Chong lan trong bảo hộ quyên tác giả với các đối tượng sở hữu công nghiệp |_ 95

yang đặc tinh sáng tạo trên thé giới

5.2 Chồng lan trong bảo hộ quyên tác giả với kiểu dáng công nghiệp và nhãn |_ 99

iéu trên thế giới

Trang 6

3.3 Chéng lan trong bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp là các chỉ dẫn | 102

thương mại (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) trên thé giới

3.4 Chồng lan trong bảo “hộ các đổi tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tính 106

sáng tao trên thé giới

3.5 Chẳng lan trong bảo hộ nhấn hiệu và kiểu dáng công nghiệp trên thể giới 111

3.6 Chong lan trong bảo hộ quyén SHTT và quyén chéng cạnh tranh không H4

lành mạnh trên thế giới

3.7 Chong lan trong bao hộ quyên đổi với giống cây trồng 115 Chương 4 Phương hướng và các giải pháp dé giai quyết tình trạng chồng lân | 117

trong bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam

4.1 Phương hướng giải quyết tình trạng chong lan trong bảo hộ quyền SHTT 117

4.1.1 Xu hướng giải quyết tinh trạng chồng lân trong bảo hộ quyền SHTT trên thé | 117

4.1.2 Phương hướng cho việc giải quyết tình trạng chồng lan trong bao hộ quyền | 119

SHTT tại Việt Nam

4.2 Các kiến nghị để giải quyết tình trạng chéng lẫn trong bảo hộ quyên SHTT| 122

Trang 7

PHAN MỞ BAU 1 TÍNH CAP THIET CUA DE TÀI

Sở hữu tri tuệ - SHTT (Intellectual property) hay tài sản trí tuệ là sản phẩm của quá trình sáng tạo của con người được thể hiện dưới ba dạng là quyền sở hữu công

nghiệp (quyền đối với sáng chế, kiểu đáng công nghiệp, nhãn hiệu ); Quyền tác giả -QTG (quyền đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học) và các quyền liên quan đến QTG (quyền của người biểu diễn, nhà ghi âm, ghi hình hoặc tổ chức phát sóng) và

quyền đối với giống cây trồng mới Đây là loại tài sản phi vật chất nhưng có giá trị

kinh tế - tỉnh thần vô cùng to lớn, góp phần quan trọng trong việc thúc đây sự phát triển của kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật của quốc gia và nền văn minh nhân loại Quyền SHTT đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và thúc đây hoạt động sáng tạo, đầu tư cũng như dung hoà lợi ích giữa các chủ thể quyền và cộng đồng xã hội

nói chung.

Trong vài thập kỷ gần đây, hệ thống pháp lý quốc tế và quốc gia đang có những sửa đổi nhằm mở rộng phạm vi bao hộ quyền SHTT dưới cả hai góc độ: đối tượng

được bảo hộ và bản chất của quyền được bảo hộ Sự mở rộng này do trước tiên là do tính chất “đa diện” của các sáng tạo trí tuệ dẫn đến một đối tượng có thể đồng thời đáp

ứng điều kiện bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau của quyền SHTT Đồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm nảy sinh những kết quả sáng tạo có thể đồng

thời đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo nhiều co chế khác nhau của quyền SHTT Bên

cạnh đó, việc mở rộng phạm vi bảo hộ còn xuất phát từ nhu cầu của các chủ thể quyền

- sở hữu trí tuệ luôn mong muốn mở rộng phạm vi độc quyền của mình cũng như duy

trì, kéo dai thời hạn khai thác kết quả sáng tạo trí tuệ Các luật sự, chủ sở hữu quyền muốn tận dụng những khoảng trống trong luật để có được sự bảo hộ, gia tăng sức cạnh

tranh trên thị trường Vì vậy, các đối tượng có khả năng được bảo hộ quyền SHTT tiếp tục được mở rộng đáng kể trong những năm gần đây, làm xóa mờ đi ranh giới giữa các

bộ phận của quyền SHTT Chính sự điều chỉnh các quy định pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng được bảo hộ quyền SHTT, hạ thấp ngưỡng bảo hộ, hay việc tạo ra các loại hình quyền mới trong luật SHTT của các quốc gia tạo ra hiện tượng bảo hộ chồng lan trên lý thuyết '

Bảo hộ chồng lắn quyền SHTT là hiện tượng cùng một đối tượng quyền SHTT nhưng căn cứ các quy định pháp luật có thể phát sinh hai hay nhiều loại hình quyền

trùng lặp hoặc xung đột Về mặt chủ quan, bảo hộ chồng lấn là khả năng chủ sở hữu quyên có thê yêu câu việc bảo hộ bô sung dưới hai hoặc nhiêu hình thức bảo hộ, hoặc

' Esttele Derclaye, The overlap between copyright, trade marks and patents, BCC Training Course, London,

2015

Trang 8

yêu cầu sự lấp đầy các khoảng trồng trong việc bảo hộ đưới một hình thức bằng một hình thức khác.” Hiện tượng bảo hộ chồng lấn quyên có thể xảy ra tại cùng một thời điểm, cũng có thể là sự tiếp nối về thời gian, có thể do cùng một chủ thể hoặc nhiều

chủ thể khác nhau yêu câu, nhưng nhất thiết phải là đối với cùng một đối tượng.

Hiện tượng chồng lắn trong bảo hộ quyền SHTT rất đa dạng, có thể xảy ra giữa

các bộ phận của quyền SHTT như: chồng lấn trong bảo hộ QTG với quyền sở hữu công nghiệp; giữa quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng; giữa quyền SHTT và quyền chống cạnh tranh không lành manh ; Hiện tượng chồng lan cũng xảy ra phô biến giữa các đối tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tinh sáng tao; hoặc giữa các đối tượng SHCN là các chỉ dẫn thương mại

Bảo hộ chồng lan quyén SHTT là một hiện tượng có tinh “hai mặt”, mà trước

hết nó mang lại những lợi ích cho các chủ thé sang tao va dau tu Viéc déi tuong SHTT được bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau sẽ làm tăng phạm vi và cơ hội bảo hộ cho các chủ sở hữu quyền SHTT, tạo khả năng cho chủ sở hữu kéo dài thời hạn bảo hộ

độc quyền Việc một đối tượng đồng thời được bảo hộ theo hai hay nhiều cơ chế được

ví như “những lớp bảo vệ” kết hợp, bố sung cho nhau để bảo vệ tối đa quyền của chủ thé sáng tạo,” góp phần bố sung, lap đầy những khiếm khuyết của mỗi cơ chế bảo hộ.

Ngược lại, việc bảo hộ chồng lấn cũng gây ra những hệ lụy ảnh hưởng tới lợi ích công cộng và các bên liên quan, làm ảnh hưởng tới tính giới hạn về thời hạn bảo hộ

quyền SHTT; phá vỡ sự cân bằng về phạm vi bảo hộ của quyền SHTT; gây ra những

khó khăn trong bảo hộ và thực thi quyền SHTT cũng như các chi phí không cần thiết

- cho chủ thé quyên, các bên tham gia tô tụng, bên thứ ba và công chúng Dưới góc độ pháp lý, hiện tượng bảo hộ chồng lan đòi hỏi việc thiết lập các lý thuyết và nguyên tắc mới để giải quyết vấn đề chồng lan trong bảo hộ quyền SHTT.

Chồng lan trong bảo hộ quyền SHTT đang là một vấn đề phức tạp mà các quốc

gia trên thé giới cũng dang đi tìm những giải pháp phù hợp để giải quyết, nhằm cân

bằng giữa lợi ích của chủ thê sáng tạo, đầu tư và lợi ích chung của xã hội Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng pháp luật và thực tiễn về hiện tượng chồng lấn quyền SHTT ở Việt Nam và trên thế giới dé từ đó đề xuất các giải pháp xử lý là một van dé có ý nghĩa

khoa học và thực tiễn không chỉ với các cơ quan quản lý và thực thi quyền SHTT mà còn có giá trị đối với những người làm công tác nghiên cứu và thực tiễn trong lĩnh vực

Trang 9

2 TINH HÌNH NGHIÊN CUU

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước:2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới hiện nay bảo hộ quyền SHTT là van dé mang tính thời sự, luôn dành được sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới.

Tuy nhiên, vấn đề chồng lắn quyền trong việc bảo hộ quyền SHTT vẫn là một van dé khá mới mẻ, không chỉ đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam - nơi mà hệ thống pháp luật về bảo hộ TSTT mới được hình thành và phát triển chưa đến 20 năm, mà cả đối với các quốc gia phát triển với bề dày lịch sử phát triển pháp luật về SHTT.

Do khả năng có hạn trong việc tiếp cận với các nguồn tài liệu nước ngoài, trong

quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã tìm thấy và tham khảo một số công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài được công bố trên mạng Internet, cụ thể:

- Mutant Copyrights and Backdoor Patents: The Problem of OverlappingIntellectual Property Protection, cha Viva R.Moffat trén trang web

- The problem with intellectual property rights: Subject matter expansion, của

Andrew Beckerman-Rodau, Yale Journal of Law and Technology, Volum 13

- Laura A Heymann, Overlapping intellectual property doctrines: election ofrights versus selection of remedies, 2013,

- WIPO, Industrial designs and their relation with works of applied art and threedimensional marks, 2002

Những công trình kể trên đã phân tích về van dé mở rộng phạm vi bảo hộ quyén SHTT dẫn đến khả năng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT; phân tích các trường hợp chồng lắn cũng như những hệ quả của tình trạng chồng lắn; đồng

thời phân tích một số án lệ điển hình (của Hoa Kỳ) trong việc giải quyết tình

trạng chồng lan Những công trình này đã cung cấp những thông tin vô cùng hữu ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tai này.

Trang 10

Ở Việt Nam, vẫn dé chồng lan trong bảo hộ quyên SHTT đã được khai thác

trong một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như:

- Dấu hiệu mang chức năng trong pháp

luật về nhãn hiệu — Quy định của pháp luật và thực tiên áp dụng tại Hoa Kỳ, châu Au và Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học của Vương Thanh Thúy (Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012) Trong luận án này tác giả tập trung phân tích các dấu hiệu mang tính chức năng trong pháp luật về nhãn hiệu của Hoa Kỳ, liên minh Châu Âu và Việt Nam, trong đó dành một phần bình luận đến sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ nhãn hiệu với kiểu đáng công nghiệp.

- Bảo hộ Kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam — Pháp luật và thực tiễn, Tác giả Nguyễn Bá Bình, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2005 Trong cuốn sách chuyên khảo này, tác giả tập trung phân tích các quy định pháp luật và thực tiễn bảo hộ kiểu

dáng công nghiệp tại Việt Nam, trong đó có phân

tích cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với tác

phẩm mỹ thuật ứng dụng.

- Su giao thoa giữa cơ chế bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với bảo hộ kiểu dang công

nghiệp và nhãn hiệu, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phan Diệu Linh, Trường Dai học Luật Ha Nội 2015

là công trình nghiên cứu về sự giao thoa giữa cơ chế bảo hộ QTG đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng với cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và nhãn

- Xung đột giữa nhãn hiệu va tên

thương mại trong bảo hộ quyên sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu theo quy định của Pháp luật Việt

Nam hiện nay, Nguyễn Thị Thu, Luận văn Thạc sĩ

Luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia năm 2015 Trong luận văn này, tác giả đã đi sâu phân tích điểm

giao thoa và xung đột giữa bảo hộ nhãn hiệu và tênthương mại trong quy định của pháp luật và thực

4

Trang 11

tiễn báo hộ kèm theo những vụ việc thực té điển

- Chông lan trong bao hộ quyên SHTT,

Trần Đỗ Thành bài viết đăng trên Tạp chí hoạt động khoa học 10/2006 Bài viết đã phân tích khái quát một số trường hợp chồng lấn trong bảo hộ quyền

SHTT, chỉ ra nguyên nhân và một số hậu quả của hiện tượng này.

Có thể nói, các công trình nghiên cứu trên ở Việt Nam đã phân tích một số

trường hợp chồng lan quyền SHTT điển hình ở Việt Nam như chồng lấn giữa QTG với

kiểu dáng công nghiệp, giữa QTG và với nhãn hiệu, giữa nhãn hiệu và tên thương mại Tuy nhiên, các công trình này mới chỉ khai thác một vài khía cạnh chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và day đủ về các trường hợp chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT có thể xảy ra trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam Các công trình kể trên

cũng chưa đưa ra những phương hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng

chồng lấn quyền SHIT ở Việt Nam hiện nay.

3 MỤC TIỂU NGHIÊN CUU

Đề tài hướng đến mục tiêu nghiên cứu quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến bảo hộ chồng lan quyền SHTT tại Việt Nam Cụ thể:

- Nghiên cứu về các trường hợp chồng lan quyền SHTT có thé xảy ra trên thực

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật SHTT và pháp luật liên quan như phápluật thương mại, phát luật cạnh tranh, phân tích, đánh giá, phát hiện ra những quy định

bat cập trên thực tế.

- Nghiên cứu trực trang bao hộ chồng lan qua một số vụ việc điển hình;

- Tham khảo tinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, dựa trên điều kiện thực

tiễn của Việt Nam dé tìm ra phương hướng và các giải pháp cụ thé để giải quyết tinh

trạng chồng lấn này.

4 NỌI DUNG NGHIÊN CỨU 4.1 Nghiên cúi về mặt lý luận

- Nghiên cứu :ề quyền SHTT, các bộ phận của quyền SHTT và đặc trưng của

mỗi cơ chế bảo hộ quyền SHTT;

- Nghiên cứu aguyên nhân và hệ quả của tình trạng bảo hộ chồng lấn quyền

SHTT;

Trang 12

4.2 Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế

Dé tài nghiên cứu thực trạng chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT ở một số quốc gia trên thế giới, tìm hiểu, tham khảo các nguyên tắc áp dụng để giải quyết tinh

trạng chồng lan trong bảo hộ quyền SHTT, từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt

Nam để giải quyết tình trạng này.

4.3 Nghiên cứu thực trạng

- Nghiên cứu đánh giá các quy định pháp luật liên quan đến vẫn đề chong lan trong bao hé quyén SHTT;

- Nghiên cứu thực trang áp dung pháp luật và một số vụ việc chồng lấn điển

hình ở Việt Nam;

4.4 Đưa ra phương hướng chung và đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết

tình trang chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam.

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học sau: - Phương pháp phân tích, tổng hop (là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu luật học) được sử dụng xuyên suốt đề tài để phân tích các quy

định pháp luật SHTT và pháp luật liên quan, các vụ việc thực tế, thực trạng bảo hộ chồng lan quyền SHTT để cung cấp cái nhìn toàn diện, chính xác, đầy đủ

về thực trạng pháp luật và thực tiễn chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT ở Việt

- Phuong pháp nghiên cứu tình huéng (case study): được sử dung dé nghiên cứu một số vụ việc điển hình, từ đó có những phân tích, luận giải.

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: Trong đề tai này, phương pháp so sánh được sử dụng trong trường hợp cần phân tích và luận giải những điểm tương đồng và khác biệt giữa các cơ chế bảo hộ quyền SHTT; so sánh quy định của pháp luật SHTT Việt Nam và pháp luật của một số quốc gia; giữa quy định của pháp luật SHTT Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan đến bảo vệ TSTT; Đặc biệt, phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu thực tiễn nước ngoài trong việc giải quyết tình trạng bảo hộ chồng lấn.

6 KET CẤU ĐÈ TÀI Phan 1: Báo cáo tổng quan đề tài

Chương 1: Tổng quan về chồng lắn trong bảo hộ quyền SHTT

Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tình trạng chồng lấn

trong bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam

Chương 3: Chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT trên thé giới

Chương 4: Phương hướng và các giải pháp giải quyết tình trạng chồng lan trong

Trang 13

bảo hộ quyền SHTT tại Việt Nam

Phần 2: Các chuyên đề đề tài

Phần 3: Danh mục tai Hiệu tham khảo

Trang 14

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE CHONG LAN TRONG BẢO HỘ QUYEN SỞ HUU TRI TUE

1.1 Khai quat vé quyén sở hữu hữu tri tuệ va các cơ chế bao hộ quyền sé hữu

trí tuệ

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của quyền sở hữu trí tuệ

1.1.1.1 Khái niệm quyền sở hữu trí tuệ

Sở hữu trí tuệ (Intellectual property) hay tài sản trí tuệ là sản phẩm của quá

trình sáng tạo của con người được thể hiện dưới hai dạng chủ yếu là quyền SHCN (quyền đối sáng chế, KDCN, nhãn hiệu ); QTG (quyền đối với tác phẩm văn học,

nghệ thuật, khoa học) và các quyền liên quan đến QTG (quyền của người biểu diễn, nhà ghi âm, ghi hình hoặc tổ chức phát sóng) Đây là loại tài sản phi vật chất nhưng có

giá trị kính tế - tinh thần vô cùng to lớn, góp phần quan trọng trong việc thúc đây sự

phát triển của kinh tế- xã hội, khoa học kỹ thuật của quốc gia và nền văn minh nhân loại.

Thuật ngữ SHTT đã trải qua một quá trình phát triển dài lâu và có những bước phát triển mới cùng với nền kinh tế - xã hội của thế giới Trong tất cả các công ước quốc tế hay những văn kiện quan trọng về SHTT không đưa ra khái niệm về mặt nội dung đối với thuật ngữ SHTT mà sử dụng phạm vi đối tượng điều chỉnh để đưa ra định nghĩa thuật ngữ này Ở những văn bản pháp luật đầu tiên, chỉ có một số đối tượng

quan trọng của quyền SHTT được điều chỉnh như sáng chế, nhãn hiệu và các tác phẩm

nghệ thuật." Tuy nhiên, quyền SHTT không chỉ bó hẹp ở ba đối tượng như vậy Sự cần , thiết phải mở rộng khái niệm quyền SHTT do hai nguyên nhân chính (i) một số đối tượng đã tồn tại nhưng chưa được liệt kê một cách hệ thống: (ii) một số đối tượng là kết quả của qua trình phát triển khoa học- công nghệ và kinh tế xã hội Vì thế thuật ngữ SHTT hiér nay điều chỉnh thêm một số đối tượng như: KDCN, tên thương mại

(trong công ướ: Paris), quyền liên quan đến QTG (trong Công ước Rome về quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất băng ghi âm phi hình và tổ chức phat sóng 1961),

quyền đối với giống cây trồng (1961), thiết kế bố trí và cơ sở dữ liệu Công ước Paris cũng đề cập tớ: quyền chống cạnh tranh không lành mạnh như là một đối tượng của quyền SHCN nhưng liên quan đến vấn dé này vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau.

Hiệp địm về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT (TRIPS) là một nỗ lực thành công của các quốc gia trên thế giới về van dé bảo hộ quyền SHTT Hiệp định TRIPS ra đời can đến những thay đổi căn bản trong lĩnh vực SHTT Hiệp định nay thừa nhận và m rộng những chuẩn mực bảo hộ quyền SHTT trong Công ước Paris và

* Luật quyên tác giddau tiên (Luật của nữ hoàng Anne 1710) quy định về quyển sao chép tác phẩm

Trang 15

Công ước Berne Bên cạnh việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với chỉ dẫn địa lý (điều 22-24) và bí mật kinh doanh (điều 39), Hiệp định TRIPS còn nỗ lực loại bỏ các quy định hành chính thủ tục bất lợi cho hoạt động SHTT quốc tế và lần đầu tiên đưa ra hình phạt đối với các quốc gia thành viên không bảo đảm tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu mà TRIPS đưa ra.

Nhu vậy, từ ba đối tượng dau tiên là sáng chế, nhãn hiệu va tác phẩm nghệ thuật, hệ thống SHTT hiện đại đã có phạm vi điều chỉnh rộng lớn, bao quát hoạt động sáng tạo của nhân loại Tai thời điểm hiện tại ba nhánh cơ bản của quyền SHTT là quyền SHCN, QTG và quyền đối với giống cây trồng là những đối tượng mang lại cho quyền SHTT vị trí đặc biệt trong sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia cũng như sự phát triển của nhân loại.

“Tài sản trí tué” - là kết quả sáng tạo trí tuệ của con người, tồn tại dưới dang các tri thức, thông tin, về bản chất mang tính “vô hình” Tuy nhiên, trên thực tế, những tài sản này có thể được “vật chất hóa”, thể hiện hay định hình dưới một hình thức vật chất nhất định Ví dụ, tác phẩm âm nhạc có thé định hình trên văn bản hoặc băng đĩa Do tính chất “vô hình” của tài sản trí tuệ nên bản thân người tạo ra nó cũng không thể chiếm giữ cho riêng mình Trong khi các chủ thé sáng tạo và đầu tư phải mat rất nhiều thời gian, công sức, tiền của để tìm tòi, sáng tạo ra tài sản trí tuệ, thì loại tài sản này khi đã được công bố lại đễ dàng bị lan truyền, phổ biến, bị người khác chiếm đoạt, sử dụng, khai thác, trục lợi một cách bất hợp pháp mà không tốn chi phí gì hoặc chỉ một chỉ phí rất nhỏ Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, làm tốn hại , nghiêm trọng đến lợi ích của những người đã bỏ thời gian, công sức, tài chính dé tạo ra kết quả sáng tạo Do đó, để khuyến khích sáng tạo, thúc đây đổi mới, cải tiến công nghệ, bảo vệ quyên lợi hợp pháp cho chủ thé sáng tạo và đầu tư, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, cần có cơ chế pháp lý để ghi nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với các kết quả sáng tạo trí tuệ.

Khái niệm “quyền SHTT” ra đời là sự ghi nhận và bao đảm bang pháp luật của Nhà nước về quyên sở hữu của các tô chức, cá nhân đối với các kết quả sáng tạo trí tuệ do họ sáng tạo hoặc đầu tư Nhà nước trao cho chủ thể của quyền SHTT một độc quyền trong một khoảng thời gian và phạm vi nhất định, nhằm bảo đảm cho người : năm giữ quyền có thé thu được các lợi ích từ việc khai thác, sử dụng quyền SHTT, đồng thời có quyền ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép tài san trí tuệ của người khác Trong nhiều tài liệu cũng như trên thực tế, hai thuật ngữ SHTT và “quyền SHTT” có thé được sử dụng với nghĩa như nhau Theo Tổ chức SHTT thé giới (WIPO) — Tổ chức quản ly SHTT quan trọng nhất trên phạm vi toàn cầu, “SHTT được hiểu theo nghĩa rộng là các quyên hợp pháp xuất phát từ hoạt động trí tuệ trong các lĩnh vực công

Trang 16

nghiệp, khoa học, văn học và nghệ thuật.” SHLT (Intellectual property) hay quyền

SHTT có thể hiểu theo hai phương diện: (i) pháp luật SHTT và (ii) quyền đối với đối tượng SHTT.

Theo nghĩa khách quan, Quyền SHTT là tông hợp các quy phạm pháp luật điều

chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình xác lập, khai thác, sử dụng, bảo vệ

các đối tượng SHTT.

Theo nghĩa chủ quan, quyền SHTT là quyền sở hữu của tổ chức, cá nhân đối với những tai sản trí tuệ do con người sáng tạo Đó là độc quyền được Nhà nước trao cho một người, một nhóm người hoặc một tổ chức để khai thác, sử dụng, định đoạt những sản phẩm của hoạt động sáng tạo trí tuệ.

Khoản | Điều 4 Luật SHTT Việt Nam định nghĩa: “Quyên SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tai sản trí tuệ, bao gôm OTG và quyên liên quan đến OTG, quyên SHCN và quyên doi với giống cay trong”.

1.1.1.2 Dae điểm của quyền sở hữu trí tuệ

Là một dạng đặc biệt của quyền sở hữu quyền SHTT có một số đặc trưng riêng biệt so với quyền sở hữu tài sản thông thường

Vé doi tượng: Đối tượng của quyền SHTT là kết quả sang tạo trí tuệ của con người, mang tính chất vô hình Tài sản trí tuệ được tạo ra dựa trên hoạt động sáng tạo và đổi mới, nên luôn có tính sáng tạo, mang lại những lợi ích cho người nắm giữ.

Về phạm vi quyên: Quyền SHTT bao gồm cả các quyền nhân thân và quyên tài sản Mặc dù quyên sở hữu nói chung mang ban chất là quyền tài sản, nhưng đối với quyền SHTT, bên cạnh việc bảo vệ các quyền tài sản của chủ sở hữu, pháp luật cũng

ghi nhận cả các quyền nhân thân cho chủ thé sáng tạo.

Về nội dung quyên: Do bản chất déi trong SHTT là tài sản vô hình, nên việc nam giữ, quản lý nó không thể thực hiện được như các tài sản thông thường, quyền chiếm hữu tài sẵn trí tuệ không có ý nghĩa khi đối tượng SHTT đã được công bố hay sử dụng trên thực tế Vì vậy, quyền SHTT về bản chất chỉ tập trung vào độc quyền sử dụng đối tượng SHTT (bao gồm cả quyền cho phép hoặc quyền ngăn cắm người khác sử dụng đối tượng SHTT; quyên định đoạt đối tượng SHTT).

Về căn cứ xác lập quyên sở hữu: Quyền SHTT chỉ được xác lập dựa trên những

căn cứ do pháp luật quy định Quyền QHIT được xác lập dựa trên hai nhóm căn cứ chủ yêu: (i) Nhóm quyên phat sinh tự động cùng với sự ra đời của tài sản trí tuệ mà

không cần phải tiến hành thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thâm quyền Ví dụ:

” WIPO, Introduction to Intellectual Property Theory and Practice, Kluwer Law International, London — The

Hague, Boston, trang 3.

Trang 17

QTG, quyền liên quan quyền SHCN đối với tên thương mại, quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nỏi tiếng." (ii) Nhóm quyền phát sinh trên cơ sở đăng ký Ví dụ, quyền SHCN đối với sáng chế, KDCN thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ

quan nhà nước có thâm quyền theo thủ tục đăng ky.’

Về giới han quyén: Khác với quyền sở hữu tai sản thông thường, quyền SHTT là loại quyên được bảo hộ có tính “giới hạn” Bảo hộ quyền SHTT có mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo bang cach dành cho chủ sở hữu độc quyền sử dụng, khai thác đối trong SHTT trong một khoảng thời gian nhất định và đổi lại, chủ sở hữu phải đưa

tài sản trí tuệ của mình phục vụ lợi ích chung của xã hội Độc quyền dù dưới bất kỳ

hình thức nào nếu bị lạm dụng có thé làm ảnh hưởng đến lợi ích của bên thứ ba Vi vậy, mục đích của pháp luật SHTT là tạo động lực thúc đây phát triển văn hóa, khoa học kỹ thuật nhưng quyền SHTT không được cản trở hay gây ảnh hưởng đến lợi ích công cộng và sự phát triển của xã hội Nguyên tắc cân bằng lợi ích là nguyên tắc cơ bản, xuyên suốt trong các quy định về bảo hộ quyền SHTT nhằm dung hòa lợi ích của chủ sở hữu đối tượng SHTT với lợi ích chung của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác Vì vậy, quyền SHTT bị giới hạn ở các khía cạnh sau:

- Giới hạn về không gian (phạm vi lãnh thổ) được bảo hộ: quyền SHTT là độc quyên

pháp lý mà pháp luật quốc gia trao cho chủ sở hữu của đối tượng SHTT, vì vậy đây là

quyên mang tính lãnh tho (territorial right) Điều đó có nghĩa là một tài sản trí tuệ

được bảo hộ ở quốc gia nào thì quyền SHTT chỉ được bảo vệ và thực thi trong phạm vi lãnh thé quốc gia đó Vì vậy, cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực nhằm hài hòa hóa

pháp luật SHTT của các quốc gia thông qua các hiệp định quốc tế về quyền SHTT.

- Giới hạn về thời gian (thời hạn) được bảo hộ: Phần lớn quyền sở hữu đối với đối

tượng SHTT thường được bảo hộ có thời hạn Đây cũng là khoảng thời gian ma Nha nước cho phép chủ thé quyền SHTT được độc quyền khai thác đối tượng SHTT của

mình dé thu lợi nhuận, nhăm bù đắp những công sức, chi phí ma họ đã phải bỏ ra dé tạo ra tài sản trí tuệ, và tiếp tục đầu tư cho hoạt động sáng tạo tiếp theo Khi hết thời hạn bảo hộ, tài sản trí tuệ trở thành tài sản chung của xã hội, mọi người có thể tiếp cận, khai thác, ứng dụng các kết quả sáng tạo trí tuệ, từ đó tạo động lực cho sự phát triển

văn hóa, khoa học kỹ thuật của nhân loại.

- Giới hạn để bảo đảm sự cân bang lợi ích với chủ thể khác Nhà nước trao cho chủ thể quyền SHTT độc quyền khai thác đối tượng SHTT trong hoạt động kinh doanh, thương mại để thu lợi nhuận Vì vậy, những hành vi sử dụng đối tượng SHTT của

Xem Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ7 Xem Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ

Trang 18

người khác với mục đích cá nhân, phi thương mại thường không ảnh hưởng nhiều đến lợi ích của chủ sở hữu Nếu như đối với quyền sở hữu tài sản thông thường, việc sử dụng tài sản của người khác phải được sự cho phép của chủ sở hữu, thì quyền SHTT

khác biệt ở chỗ việc sử dụng đối tượng SHTT với mục đích cá nhân, phi thương mại,

hoặc để nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm không phải xin phép và không phải trả tiền cho chủ sở hữu Ví dụ: giới hạn QTG trong trường hợp sao chép, trích dẫn tác

phẩm nhăm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạyŠ: việc sử dụng sáng chế,

KDCN, thiết kế bố trí nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương

- Giới hạn bởi lợi ích công cộng Vi du: trong những trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích chung của xã hội, pháp luật quốc tế

cũng như pháp luật các quốc gia có quy định cắm hoặc hạn chế chủ sở hữu sáng chế thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu sáng chế chuyền giao sáng chế theo

quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyên '9

1.1.2 Các cơ chế bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ

Suốt nhiều thế kỷ qua, pháp luật SHTT đã có những sự thay đổi và phát triển không ngừng để đáp ứng nhu cầu bảo hộ đối với các kết quả sáng tạo trí tuệ mới Bên cạnh việc bảo hộ QTG, quyền SHCN, một số quốc gia có nền nông nghiệp phát triển muốn thúc đây việc bảo hộ đối với những giống cây trồng mới đã bổ sung thêm quyền đối với giống cây trồng vào phạm vi quyền SHTT.'' Tuy nhiên, theo truyền thống, quyền SHTT vẫn thường được phân chia thành hai nhánh chính, đó là QTG và quyền

, SHCN.

Sự phân chia QTG và quyền SHCN dựa trên sự khác biệt về đối tượng của chúng, từ đó mà mỗi hệ thống cung cấp một cơ chế bảo hộ khác nhau QTG thiên về bảo hộ

các sáng tạo thuộc lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, “chủ yếu liên quan tới truyền thông » 12 OTG (hiểu theo nghĩa rộng) bao gồm cả quyền liên quan đến QTG, ghi

đại chúng”.

nhận và bảo vệ quyền cho người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, phi hình, tổ chức

phát thanh, truyền hình đối với kết quả sáng tạo, đầu tư của họ trong việc chuyển tải,

phố biến tác phẩm Công ước Berne 1886 ghi nhận đối tượng của QTG là các tác phẩm văn học, nghệ thuật - những sáng tạo thuộc đời sống văn hóa, tinh thần như sách,

* Xem Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ

? Xem điểm b khoản 2 Điều 125

'° Được quy định tại Điều 5 Công ước Paris 1883 về quyền SHCN; Điều 31 Hiệp định TRIPs; Điều 132 Luật Sở

hữu trí tuệ Việt Nam

'' Văn bản đầu tiên về bảo hộ giống cây trồng mới ở Việt Nam là Nghị định số 13/2001/NĐ-CP ngày20/04/2001về bảo hộ giống cây trồng mới; Sau đó Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 dành Phan thứ tư quy định về

“Quyền đối với giống cây trồng”

? Cam nang Sở hữu trí tuệ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, tr 40

Trang 19

các tác phẩm nghệ thuật QTG bảo hộ “những sáng tạo trong việc sử dụng và sắp xếp các từ ngữ, nốt nhạc, màu sắc, hình khéi ”,'° tức là chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý

tưởng chứ không bảo hộ chính các ý tưởng đó Vì vậy, những ý tưởng, khám phá,

thông tin, quy trình, giải pháp mặc dù có thể có “tính mới” nhưng không phải là đối tượng bảo hộ theo luật bản quyền Pháp luật QTG không yêu cầu ý tưởng thể hiện trong tác phẩm phải mới, chỉ can đáp ứng điều kiện hình thức thể hiện phải là sự sáng tạo nguyên gốc QTG cũng không đặt ra bất kỳ tiêu chuẩn bảo hộ về nội dung, hình thức, chất lượng, giá trị nghệ thuật, ngôn ngữ, mục đích của tác phẩm Cơ chế bảo hộ QTG trao độc quyền cho chủ sở hữu trong việc ngăn cắm người khác sao chép, sử dụng trái phép hình thức thể hiện của tác phẩm gốc hoặc phân phối, truyền đạt tác phẩm QTG là một loại “quyền tuyên nhận”, phat sinh tự động kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức nhất định mà không cần bất cứ thủ tục đăng ky hay công bố nao.

Quyền SHCN ra đời cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nên thương mại tự do trên thế giới Nếu như đối tượng của QTG là các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật, thì đối tượng của quyền SHCN là các sáng tạo trí tuệ liên quan tới khoa học, công nghệ và thương mại nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Sáng chế hay KDCN thông thường được khai thác tại nhà máy để tạo ra những sản phẩm phục vụ các nhu cầu của đời sống, còn nhãn hiệu hoặc tên

thương mại được sử dụng chủ yếu vì mục đích thương mại của chủ thể sản xuất kinh

doanh Tùy thuộc vào bản chất, mỗi đối tượng SHCN thường phải đáp ứng các tiêu , chuẩn bio hộ nhất định như tinh mới, tính sáng tạo, tính ứng dụng hay khả năng phân biệt trong hoạt động thương mại Khác với QTG chi bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng sang tạo, pháp luật SHCN trao cho chủ sở hữu đối tượng độc quyền sử dụng, khai thác những giải pháp, ý tưởng sáng tạo hoặc ngăn cắm người khác sử dụng đối tượng SHCN trong thời hạn bảo hộ Đối với hau hết các đối tượng SHCN, thủ tục đăng ký xác lập quyền là thủ tục bắt buộc, trừ một số đối tượng đặc thù như bí mật kinh doanh rhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở hoạt động dau tư và sử dụng hop pháp trang thực tiễn Những đối tượng SHCN mang đặc tính kỹ thuật thường có thời hạn bảohộ ngắn (đối với sáng chế là 20 năm, KDCN tối đa là 15 năm) so với thời hạn

bảo hộ của QTG Thời hạn này được coi là khoảng thời gian hợp lý cho việc khai thác

thương nai dé bù đắp chi phí đầu tư cho quá trình sáng tao và thu lợi nhuận của chủ sở hữu, cũrg như phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật và không

gây rào cản đôi với sự tiêp cận của công chúng đôi với các két qua sáng tạo Quy định

'3 Cam nang Sở hữu trí tuệ, Té chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, tr 41

Trang 20

về thời han bảo hộ quyền SHCN bị chi phối bởi nguyên tắc cân bang lợi ích nhằm giải

quyết mối quan hệ giữa lợi ích tư của chủ sở hữu và lợi ích công cộng Trong khi đó, một số đối tượng SHCN không bị ảnh hưởng nhiều bởi nguyên tắc cân bang lợi ích có

thời hạn bảo hộ không xác định, thậm chí có thể được bảo hộ vô thời hạn như bí mật kinh doanh, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu

Quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ với ý thức về vai trò vô cùng quan

trọng của đối tượng này, đặc biệt là với những quốc gia có nền nông nghiệp phát

triển Việc tạo giống cây trồng mới đòi hỏi sự đầu tư về kỹ năng, nhân lực, thời gian,

nguồn vật chất và vốn Khi một giống cây trồng mới không còn được giữ kín thì trong nhiều trường hợp có thé bị người khác sẵn sang tái tạo nhằm tước bỏ cơ hội thu lợi thích đáng từ sự đầu tư của mình Việc cấp cho người sáng tạo ra giống cây trồng mới độc quyền khai thác giống cây trồng của mình vừa khuyến khích họ đầu tư vào việc tạo giống mới, vừa góp phan cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và nên kinh tế nói chung Việc bảo hộ giống cây trồng sẽ cho chủ văn bang bảo hộ giống cây trồng quyền sử dụng, cho phép hay ngăn cấm người khác sử dụng giống cây trồng của mình vì mục đích thương mại.

1.2 Khái quát về chống lan trong bảo hộ quyền SHTT

1.2.1 Khái niệm chồng lấn trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ chẳng lan quyền SHTT là hiện tượng cùng một đối tượng quyền SHTT nhưng căn cứ sác quy định pháp luật có thé phát sinh hai hay nhiều loại hình quyền

trùng lặp hoặc ‹ung đột '“ Về mat chủ quan, bảo hộ chồng lắn là khả năng chủ sở hữu quyền có thé yéu cầu việc bảo hộ bổ sung dưới hai hoặc nhiều hình thức bảo hộ, hoặc yêu cầu sự lấp đầy các khoảng trống trong việc bảo hộ đưới một hình thức bằng một hình thức khác 'Ÿ Hiện tượng bảo hộ chồng lắn quyền có thé xảy ra tại cùng một thời điểm, cũng có hé là sự tiếp nối về thời gian, có thể do cùng một chủ thể hoặc nhiều chủ thể khác niau yêu câu, nhưng nhất thiết phải là đối với cùng một đối tượng Như

vậy khả năng hát sinh chồng lấn quyền căn cứ trên cơ sở hiện trang các quy định

pháp luật Khi :ác quy định trong luật tạo ra những điểm giao thoa hoặc những khoảng trong là cơ hội lễ hiện tượng bảo hộ chồng lan quyén SHTT xuat hiện.

Chéng lấn rong bảo hộ quyền SHTT là hiện tượng cùng một đối tượng sáng tao có thé được bảo hi theo hai hay nhiều cơ chế khác nhau của quyền SHTT.

Bảo hộ chồng lấn quyền SHTT mang những đặc điểm sau:

"ih Rel REA CARE, RAT IAAL EA SER SSS AAU, http://erfy.chinacourt.org/

'3 Trần Đỗ Thanh, thông lan trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ,

http://tmomgtinphayuatdansu.edu.vn/2007/09/29/235423-2/

Trang 21

Thứ nhất: Bảo hộ chồng lắn là hiện tượng một dối tượng SHTT được bao hộ đồng

thời theo nhiều cơ chế khác nhau;

Thứ hai: Việc bảo hộ chồng lan có thể xảy ra trong cùng một khoảng thời gian, hoặc có sự tiếp nối về thời gian khi cơ chế bảo hộ nảy vừa kết thúc thì đối tượng lại được tiếp tục bảo hộ theo một cơ chế khác.

Thứ ba: Việc bảo hộ chồng lan có thé dẫn đến hệ quả mở rộng phạm vi và kéo dài thời hạn bảo hộ cho chủ thể quyền nhưng có thé gây ra xung đột quyển và nghĩa vụ với chủ thể khác.

1.2.2 Các trường hợp chồng lan trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ chồng lan quyén SHTT là một hiện tượng rất đa dang, phức tạp và vẫn đang tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của kinh tế, xã hội Vì vậy, trong phần này, chúng tôi chỉ đề cập tới một số trường hợp chồng lan mang tính chất điển hình thường xảy ra trên thực tiễn.

> Căn cứ vào chủ thể có quyền SHTT chông lan, có thể chia thành hai trường hợp dién hình

(i) Một chủ thé được hưởng đồng thời hai hay nhiều phạm vi quyền SHTT đối với cùng một đối tượng sáng tao.

Đây là trường hợp chủ thể quyền cùng một lúc yêu cầu nhiều hơn một hình thức bảo hộ cho một đối tượng hoặc yêu cầu sự bảo hộ liên tục từ cơ quan bảo hộ quyền SHTT xuất phát từ việc đối tượng sáng tạo của họ thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn bảo hộ của hai hay nhiều đối tượng SHTT Ví dụ, chủ thể quyền đồng thời đăng ký bảo hộ QTG và KDCN đối với thiết kế bao bì sản phẩm; hoặc sau khi hết thời hạn bảo hộ theo KDCN, chủ thể quyền tiếp tục yêu cầu được bảo hộ đối tượng dưới hình thức đăng ký

nhãn hiệu hoặc QTG.

(ii) Nhiều chủ thé khác nhau yêu cau những cơ chế bảo hộ khác nhau cho cùng một đối tượng

Đây là trường hợp hai hay nhiều chủ thể khác nhau cùng được hưởng những phạm vi quyền SHTT xuất phát từ việc đối tượng sáng tạo của họ thỏa mãn đồng thời tiêu chuẩn bảo hộ của hai hay nhiều đối tượng SHTT Trong những trường hợp này, phạm VI quyển của họ có sự giao thoa, chồng ln, khó xác định được ranh giới, phạm vi cu thể Ví dụ, cùng một đối tượng nhưng được chủ thể A đăng ký bảo hộ KDCN, chủ thể B đăng ký nhãn hiệu, trong khi đó chủ thể C đang nắm giữ QTG đối tượng đó.

> Căn cứ vào tính tương đồng của các doi tượng SHTT, có thé xảy ra một số trường hợp bảo hộ chông lẫn điển hình

(i) Bảo hộ chông lan giữa OTG và quyên SHCN

Trang 22

Mặc dù đối tượng của QTG là các tác pham van hoc- nghé thuat- khoa hoc, được áp dụng chu yếu trong đời sống tinh than, còn đối tượng của quyền SHCN như

sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp nhưng các đối tượng này đều có điểm chung là sản phẩm

sáng tạo cá nhân Vì vậy, những kết quả sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật nhưng nếu

thể hiện dưới dạng chữ viết, kí tự, hình ảnh hoặc các hình thức khác, có tính nguyên

gốc, được bảo hộ theo luật QTG như các công trình khoa học, tài liệu kỹ thuật,

chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu!É Tuy nhiên, giải pháp đó nếu mang đặc tính kỹ thuật, nhằm giải quyết một van dé kỹ thuật thì có thé được bảo hộ sáng chế Trên thế giới hiện nay, một số đối tượng sáng tạo năm trong khoảng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ QTG và quyền SHCN, điển hình như chương trình máy tính, thiết kế bố trí

mạch tích hợp bán dẫn

Bảo hộ QTG và quyền SHCN đối với nhãn hiệu và KDCN là những cơ chế bảo hộ độc lập, tuy nhiên, một số đối tượng lại năm trong khoảng giao thoa, có thé cung dap ứng điều kiện bảo hộ là tác phẩm theo luật QTG hoặc bảo hộ là KDCN, nhãn hiệu Vi dụ: các logo biểu tượng, thiết kế công nghiệp, bao gói sản phẩm, mẫu hoa văn trang trí được các chủ thể sản xuất kinh doanh sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ có thể đáp ứng điều kiện bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vì nó có tính thâm mỹ; đồng thời có thể được bảo hộ là nhãn hiệu khi nó giúp cho người tiêu dùng phân biệt các hàng hóa, dịch vụ khác nhau trên thị trường; Các thiết kế công nghiệp này đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại nếu đáp ứng , được các điều kiện vẻ tính mới, tinh sáng tạo, có thé được chế tạo, sản xuất hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp có thể được bảo hộ là KDCN Ở một số quốc gia, âm

nhạc là đối tượng bảo hộ của QTG, nhưng cũng đồng thời được bảo hộ là nhãn hiệu

nếu đáp ứng được điều kiện có khả năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ của các chủ thể

khác nhau.

(ii) Bao hộ chồng lấn giữa các đối tượng SHCN

Các đối tượng SHCN được chia thành hai nhóm bao gồm: Nhóm đối tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo công nghệ (như sáng chế, giải pháp hữu ích, KDCN, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn) và nhóm các chỉ dẫn thương mại (như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý) Do có những tính chất tương đồng nên giữa các đối tượng trong từng nhóm có thé xảy ra tinh trạng chồng lấn quyền SHCN, cụ thể:

' Điều 10 Hiệp định TRIPs bổ sung thêm việc bảo hộ chương trình máy tính, sưu tập dit liệu so với Công ước

Beme

Trang 23

Cac sáng chế, giải pháp hữu ích KDCN, bí mật kinh doanh thiết kế bố trí mạch

tích hợp bán dẫn là những thành tựu sáng tạo công nghệ có đặc tính sáng tạo, gắn liền

với các sản phẩm công nghệ và có giá trị thương mại Các đối tượng trên có khả năng tôn tại trong cùng một sản phẩm bởi chúng đều có thé tổn tại dưới dang vật thé hay là một thành phan gan với vật thé Sáng chế là một giải pháp kỹ thuật có chức năng giải quyết một bài toán kỹ thuật hay công nghệ nào đó, các thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn thực hiện chức năng điện tử, có thể là một phần của sáng chế giúp thực hiện chức năng giải pháp kỹ thuật của sáng chế, nhưng ngược lại, trong thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn cũng có thể bao gồm nhiều sáng chế Với chức năng thâm mỹ, hình

dáng bên ngoài (hay bên trong nhìn thấy được trong quá trình sử dụng) của sản phẩm

chứa đựng sáng chế và thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có thể là một phần của KDCN được bảo hộ.

Nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý đều là những chỉ dẫn thương mại được sử dụng trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, biển hiệu, phương tiện kinh doanh, phương

tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, trong quảng cáo, tiếp thị nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nguồn gốc của các sản phẩm hàng hóa Mặc dù mỗi

đối tượng có điều kiện bảo hộ khác nhau, nhưng cùng có điểm chung là dấu hiệu được

sử dụng đều phải có khả năng phân biệt, không gây nhằm lẫn với các chỉ dẫn thương mại còn lại Chủ sở hữu nhãn hiệu, tên thương mại, tổ chức, cá nhân được trao quyền

sử dụng, quản lý chỉ dẫn địa lý đều có độc quyền sử dụng, có quyền ngăn cắm chủ thể

khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý cho những sản phẩm, dich vụ trùng hoặc tương tự, gây nhằm lẫn về hàng hóa, dịch

vụ hoặc chủ thé sản xuất, kinh doanh.

(iii) Bảo hộ chông lan giữa quyền SHCN và quyên chống cạnh tranh không lành mạnh

Pháp luật SHTT với mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo và déi mới, nên đã trao cho chủ thể sáng tạo một số độc quyền trong một thời hạn nhất định nhằm bù đắp những chi phí cho chủ thé sáng tao và đầu tư Xuất phát từ giá trị thương mại của các đối tượng SHCN trong sản xuất, kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng những thành quả đầu tư của đối thủ cạnh tranh, sử dụng các chỉ dẫn thương mại gây nhằm lẫn hoặc đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng tên miền của chủ thể kinh doanh khác nhằm lừa dối người tiêu dùng, gây tôn hại đến uy tín, danh tiếng của chủ thé kinh doanh, làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh

Mục tiêu cơ bản và quan trọng của pháp luật cạnh tranh nhằm bảo đảm tự do cạnh tranh và điều tiết cạnh tranh trong nền kinh tế, bảo vệ các doanh nghiệp tham gia cạnh

tranh trên thị trường cũng như bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và xã hội Mặc dù

¡ TRUNG TÂM THONG TiN TH VIỆN|

AL HỌC LUẬT HÀ NỘI]

17

Trang 24

hướng tới những mục tiêu khác nhau, pháp luật cạnh tranh và pháp luật SHTT đều

cùng lhướng tới một mục đích chung, đó là tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động sáng tạo, đổi mới, cải tiến công nghệ, bảo

vệ lợi ích của người tiêu dùng, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chính vì vậy, từ lâu trên thế giới — cụ thể là từ Công ước Paris về bảo hộ quyền

SHCN năm 1883 đã có những quy định tại Điều 1 và Điều 10bis về hành vi cạnh tranh không: lành mạnh trong lĩnh vực SHCN Từ sau khi Công ước này ra đời, pháp luật của

hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định về bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN như một sự bổ sung hữu hiệu cho việc bảo hộ quyền SHCN và quyền tự do kinh doanh.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN là những hành vi

cạnh tranh có liên quan đến việc sử dụng các đối tượng SHCN như nhãn hiệu, tên

thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh hoặc các chỉ dẫn thương mại khác như

nhãn hang hóa biểu tượng kinh doanh, kiểu dang bao bì hàng hóa, hoặc liên quan đến tên miền Trên thực tế, một hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý có thể đồng thời cấu thành hành vi cạnh tranh không lành

1.2.3 Nguyên nhân của tình trạng chồng lan trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Sự mở rộng không ngừng phạm vi bảo hộ quyền SHTT là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chồng lan trong bảo hộ quyền SHTT Theo truyền thống, QTG bảo hộ cho các sáng tạo nghệ thuật mang tính nguyên gốc, còn quyên SHCN bảo hộ cho những , sáng tạo mới về kỹ thuật mang tính hữu ích hoặc những đối tượng mang đặc tính

thương mại Tuy nhiên, với sự phát triển của kinh tế- xã hội cũng như khoa học-công nghệ, phạm vi đối tượng của QTG và quyền SHCN không ngừng được mở rộng.

Ngày nay, pháp luật QTG không chỉ bảo hộ những tác phẩm mang tính nghệ thuật mà nó đã mở rộng đến cả các sản phẩm mang đặc tính kỹ thuật hay liên quan đến thương mại Luật bản quyền bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng sáng tạo Do đó, những kết quả sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật nhưng nếu thể hiện dưới dạng chữ viết, kí tự,

hình ảnh hoặc các hình thức khác, có tính nguyên gốc, được coi là đối tượng của QTG

như các công trình khoa học, tài liệu kỹ thuật, chương trình máy tính, sưu tập dữ

liệu” Tương tự như vậy, những sáng tạo được áp dụng trong hoạt động sản xuất

công nghiệp và thương mại nhưng có tính thẳm mỹ như mẫu thiết kế của các tòa nhà, phương tiện giao thông (ô tô, tàu thuyền ), các sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt

đời sống (đồ gia dụng, đồ trang sức ) cũng thuộc phạm vi bảo hộ của QTG.

'” Điều 10 Hiệp định TRIPs bổ sung thêm việc bảo hộ chương trình máy tính, sưu tập dit liệu so với Công ước

Berne

Trang 25

Ngược lại, những sáng tạo mang tính nghệ thuật mà trước đây chỉ có thể bảo hộ theo luật bản quyên, thì ngày nay có thê trở thành đối tượng của quyền SHCN Đối với các quy định về nhãn hiệu, hầu như bất cứ thứ gì có thể được đăng ký nhãn hiệu nêu những cấu hiệu đặc trưng của nó đủ để cho khách hàng nhận biết rằng sản phẩm này

tới từ một nhà sản xuất xác định nào đó Vì vậy, những dấu hiệu như mâu sắc, âm

thanh, kiểu dáng, mùi vị, cảm giác, âm nhạc giúp cho người tiêu dùng có thé phân biệt các sản phẩm, dịch vụ thì đều có khả năng bảo hộ là nhãn hiệu Ví dụ: Bài hát

Sweet Georgia Brown của đội bỏng rô Harlem Globetrotters đã được đăng ký nhãn hiệu (U.S Trademark Reg No 1,700,895) tai Hoa Ky; giai điệu bai Loonie Toons củaTime Warner Inc được đăng ký nhãn hiệu cho dich vụ giải tri (U.S Trademark Reg.

No 2,469,365) '8

Việc bảo hộ KDCN đã không còn bi giới hạn trong những kiểu dang ngoài đời thực của các sản phẩm công nghiệp hay tiêu dùng, mà đã được mở rộng tới cả những hiển thị đồ họa như là các biểu tượng xuất hiện trên màn hình máy tính Ví dụ giao diện trang web nổi tiếng Google đã được công ty nay đăng ký đồng thời cả QTG và sáng

chế thiết kế '°

- Google được cấp bằng sáng chế thiết kế (U.S Design Patent D599,372) cho giao diện trang chủ của mình (hình dưới) Đồng thời, công ty cũng tuyên bố QTG đi với giao diện này.

Web lmogea Groups News : ` mores t

Trong nhiu thập ky gần đây, pháp luật SHTT của các quốc gia trên thé giới đã có những sửa đồ nhằm mở rộng phạm vi bao hộ quyền SHTT Sự mở rộng này do trước '8http://www.ipwechdog.com/20 1 1/02/22/the-expansion-of-overlappins-intellectual-propertv-riehts/id=15369/

'? http://www.ipwtchdog.com/2011/02/22/the-expansion-of-overlapping-intellectual-property-rights/id=15369/

Trang 26

tiên l¿ do tính chất “da điện” của các sáng tạo trí (tuệ dẫn dén một đối tượng có thé

déng ‘hoi dap ứng điều kiện bao hộ theo nhiều cơ chế khác nhau của quyền SHTT Dồng thời, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã làm nảy sinh những kết quả sáng tạo

có thé đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau của quyền

Bên cạnh đó, việc mở rộng phạm vi bảo hộ còn xuất phat từ nhu cầu của các chủ

thé quyền SHTT luôn mong muốn mở rộng phạm vi độc quyền của mình cũng như duy tr, kéo dai thời hạn khai thác kết quả sáng tạo trí tuệ Các luật sự, chủ sở hữu

quyền muốn tận dụng những khoảng trống trong luật để có được sự bảo hộ, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường Chủ thể quyền SHTT chỉ là nhóm thiểu số so với công chúng nhưng tập trung nguôn lực lớn về tài chính, công nghệ đã tạo ra những áp lực để điền hướng pháp luật xoay quanh lợi ích của họ, làm cho nó xa rời lợi ích chung

của cộng đồng.”

Vì vậy, các đối tượng có khả năng được bảo hộ quyền SHTT tiếp tục được mở rộng đẳng kể trong những năm gan đây, dẫn đến sự bảo hộ vô tận cho những sản phẩm của những nên công nghiệp mới, làm xóa mờ đi ranh giới giữa các bộ phận của quyên SHTT Chính sự điều chỉnh các quy định pháp luật theo hướng mở rộng đối tượng được bảo hộ quyền SHTT, hạ thấp ngưỡng bảo hộ, hay việc tạo ra các loại hình quyển mới trong luật SHTT của các quốc gia tạo ra hiện tượng bảo hộ chồng lấn trên ly

1.2.4 Hệ quả của tình trạng chồng lấn trong bao hộ quyền sở hữu trí tuệ

Bảo hộ chồng lan quyền SHTT là một hiện tượng có tính “hai mặt”, trong đó, bên cạnh những lợi ích mang lại cho các chủ thể sáng tạo và đầu tư, việc bảo hộ chồng lan cũng gay ra những hệ lụy ảnh hưởng tới lợi ích công cộng và các bên liên quan.

1.2.4.1 Những lợi ích của việc bảo hộ chồng lấn đối với chủ thể sáng tạo và đầu tư

Mục tiêu chính của việc bảo hộ quyền SHTT là khuyến khích hoạt động sáng tao và đôi mới bằng cách trao cho các chủ thể sáng tạo và đầu tư một độc quyền có thời hạn như một phan thưởng nham tao kha năng bù đắp xứng dang cho những chi phí, nỗ

lực của họ Trên hê giới, những người ủng hộ việc mở rộng phạm vi bảo hộ tài sản trí

© Viva R.Moffat, “Mutt Copyrights and Backdoor Patents: The Problem of Overlapping Intellectual Property

Protection” http://schdarship.law.berkeley.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1489&context=btlj

*! Esttele Derclaye, Tle overlap between copyright, trade marks and patents, BCC Training Course, London,

2015

Trang 27

tuệ lập luận rằng việc bảo hộ như vậy là cần thiết để thúc đây đầu tư cho hoạt động sáng tạc và đổi mới, sau cùng là mang lại lợi ích cho toàn xã hoi.”

Mỗi cơ chế bảo hộ quyền SHTT có thời han bảo hộ khác nhau, tùy thuộc vào đặc

tinh cz đối tượng cũng như ảnh hưởng của nó đến lợi ích công cộng Việc đối tượng SHTT được bảo hộ theo nhiều cơ chế khác nhau sẽ tạo khả năng cho chủ sở hữu kéo dài thời hạn bảo hộ độc quyên khi thời hạn bảo hộ này vừa kết thúc thì đối tượng lại được tiếp tục bảo hộ theo một cơ chế khác Ví dụ điển hình đối với nhân vật hoạt hình Chuột Mickey của hãng Walt Disney Công ty Walt Disney sở hữu QTG đối với thiết kế nhân vật hoạt hình nay từ năm 1928, vì vậy, thời hạn bảo hộ QTG của Walt Disney thông thường sẽ kết thúc vào năm 2003 Trong nhiêu năm qua, Công ty Walt Disney đã đầu tư tiền của và công sức đáng kể để bảo hộ và phát triển các nhân vật hoạt hình

của họ, trong đó có nhân vật chú chuột Mickey và đưa ra những biện pháp để kiểm soát việc sử dụng các nhân vật đó Qua thời gian, hình ảnh nhân vật này đã đạt được

khả năng phân biệt giúp cho người tiêu dùng có thể nhận biết về hàng hóa, dich vụ của Công ty Walt Disney, vì vậy, nó đáp ứng điều kiện để bảo hộ là nhãn hiệu.” Chú chuột Mickey đã trở thành một biểu tượng văn hóa được biết đến rộng rãi trên thế giới và nhiều người muốn được sử dụng hình tượng này khi thời hạn bảo hộ QTG của nó kết thúc Tuy nhiên, với việc bảo hộ hình ảnh nhân vật này như một nhãn hiệu, Walt Disney có thể tiếp tục độc quyền, thậm chí kéo dài vĩnh viễn việc sở hữu tên và hình

ảnh nhân vật néy, vì thời hạn bảo hộ nhãn hiệu có thể gia hạn mãi mãi Tương tự như

vậy, hình khối chai nước ngọt Coca Cola nếu bảo hộ KDCN thì thời hạn bảo hộ tối đa

là 15 năm, nhưng với việc được đăng ký nhãn hiệu, Hang Coca Cola có thể độc quyền mãi mãi đối với kiểu dáng chai mang tính phân biệt của họ.

Việc một dei tượng đồng thời được bảo hộ chồng lấn theo hai hay nhiều cơ chế

được ví như “nlững lớp bảo vệ” kết hợp, bố sung cho nhau dé bảo vệ tối đa quyền của

chủ thé sáng tạ.“ Việc một đối tượng như chương trình máy tính hay thiết kế mạch ban dẫn được bio hộ đồng thời theo hai cơ chế QTG và quyền SHCN sẽ góp phan bé sung, lap đầy niững khiếm khuyết của mỗi cơ chế bảo hộ Nếu như theo cơ chế QTG, chủ sở hữu chương trình máy tính hay thiết kế mạch tích hợp không thể ngăn cản người khác sử lung, khai thác ý tưởng sáng tạo của họ để tạo ra những chương trình

?2 andrew Beckermn-Rodau,Yale Journal of Law and Technology, Volum 13 1/1/2011 “The problem with

intellectual propertyights: Subject matter expansion”

3 Viva R.Moffat, “Mutant Copyrights and Backdoor Patents: The Problem of Overlapping Intellectual Property

Protection” http://sholarship.law.berkeley.edu/cgi/viewcontent.cgi?article= | 489&context=btlj

4 Viva R.Moffat, “Nutant Copyrights and Backdoor Patents: The Problem of Overlapping Intellectual Property

Protection” http://sholarship.law.berkeley.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1489&context=btl}

Trang 28

mới hay thiết kế mạch tích hợp mới, thì với việc bảo hộ sáng chế, họ được độc quyền

với ý tưởng đó.

Việc đăng ký tên miền trùng với nhãn hiệu, tên thương mại hay chỉ dẫn địa lý, xét từ góc độ tích cực sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sở hữu, sử dụng độc quyền

cùng một dấu hiệu để dễ dáng giúp người tiêu dùng nhận dạng sản phẩm dịch vụ của mình Mục đích cơ bản trong bảo hộ các đối tượng của quyền SHCN và bảo vệ tên miền đều hướng tới bảo hộ lợi ích chính đáng của chính doanh nghiệp, cũng như lợi

ích chính đáng của người tiêu dùng Thông qua hệ thống “nhận diện”, người tiêu dùng

sẽ tìm đến chính xác với nhà sản xuất, doanh nghiệp mà họ tín nhiệm, qua đó, họ lựa

chọn được các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng Từ đây, bản thân các doanh nghiệp lại

tiếp tục phát triển chất lượng dịch vụ, hàng hóa để nâng cao uy tín và thu hút được thêm lượng người tiêu dùng Tên miền cũng là một kênh cung cấp thông tin, quảng cáo, phân phối sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, đặc biệt là trong thương mại điện tử Bên cạnh cơ chế bảo hộ quyền SHTT, việc vận dụng cơ chế bảo hộ chống lại hành vi cạnh tranh không lành mạnh cung cấp một cơ chế bảo hộ bỗ trợ, giúp cho chủ thể quyền SHTT chống lại các hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.

Thực tế cho thấy cơ chế bảo hộ quyền SHCN trên cơ sở trao độc quyền cho chủ sở

hữu đối tượng SHCN trong nhiều trường hợp chưa đầy đủ và thỏa đáng để bảo vệ

quyền lợi hợp pháp của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính Về mặt lý thuyết

cũng như trên thực tế, chỉ có thể vận dụng quy định về bảo hộ quyền SHCN khi chứng minh được có hành vi xâm phạm quyền SHCN đang được bảo hộ Vì vậy, trường hợp những chỉ dẫn thương mại mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động kinh doanh nhưng chưa đăng ký bảo hộ hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì không thể dùng cơ chế bảo hộ quyền SHCN để ngăn chặn việc xâm phạm của chủ thể khác Trong những trường hợp này, thay vì áp dụng các quy định bảo hộ quyền SHCN, pháp luật cạnh tranh có thể được áp dụng dé xử lý nếu chứng minh hành vi sử dụng các chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn thương mại của chủ thể khác một cách có chủ ý nhằm gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa dịch vụ , gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh và cho người tiêu dùng Thậm chí ngay cả trong trường hợp có hành vi xâm phạm quyền SHCN đang được bảo hộ, chủ thể của quyền SHCN có thé vận dung cả quy định về cạnh tranh không lành mạnh như một “vũ khí” bé trợ dé bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.

1.2.4.2 Những hệ luy của việc bảo hộ chồng lan

Trang 29

Cơ chế bảo hộ quyền SHTT dựa trên nguyên tắc cân băng lợi ích giữa chủ sở hữu

quyên và lợi ích của xã hội, vì vậy, bên cạnh mục tiêu thúc đây hoạt động sáng tạo và đầu tư cho sáng tạo, một mục tiêu cũng không kém phần quan trọng là bảo đảm sự tiếp cận của xã hội với đối tượng đó Hai mục tiêu này dường như đối lập nhau và nhiệm

vụ của pháp luật SHTT là cân bằng giữa lợi ích của những người đã phải đầu tư trí tuệ,

chi phi và nguồn lực cho việc sáng tạo và lợi ích của người sử dụng những kết quả sáng tạo đó như một công cụ quan trọng để cải thiện công nghệ và tăng cường khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường Qua nhiều thế kỷ, pháp luật SHTT đã phát triển những quy định để nhăm cân băng các lợi ích đối kháng, với mục đích khuyến khích tối đa hoạt động sáng tạo và đổi mới, đồng thời tối thiểu hóa sự tác động đến thị trường thương mại và sự cản trở dòng chảy tự do của ý tưởng sáng tạo.” Đây là vấn đề khó giải quyết bởi vì mỗi bộ phận của quyền SHTT có phạm vi và thời hạn bảo hộ khác nhau và mỗi cơ chế bảo hộ lại dựa trên những nguyên tắc khác nhau nhằm cân băng về lợi ích.

Thứ nhất: Việc bảo hộ chồng lan sẽ ảnh hưởng tới tính giới hạn về thời hạn bảo hộ quyên SHTT

Pháp luật SHTT chỉ dành cho chủ sở hữu độc quyển trong một thời hạn được coi là hợp lý, đủ để chủ sở hữu thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận Hết thời hạn bảo hộ, đối tượng đó sẽ trở thành tài sản công cộng mà mọi người có quyền khai thác, sử dụng Tuy nhién việc bảo hộ chồng lấn tạo khả năng khi một hình thức bảo hộ không còn, độc quyèn của chủ sở hữu được duy trì tiếp tục bằng một hình thức bảo hộ khác Ví dụ, thời nạn bảo hộ KDCN thường tối đa là 15 năm (ở Hoa Ky là 14 năm) Tuy nhiên, với việc đối tượng được bảo hộ QTG, chủ sở hữu sẽ tiếp tục được hưởng lợi ít nhất 70 năm nữa Nếu đối tượng được đăng ký là nhãn hiệu thì thời hạn bảo hộ có thể kéo dài vĩnh viễn nếu chủ thể có nhu cầu bảo hộ và xin gia hạn Điều này sẽ ngăn cản đối tượng sáng tạo trở thành tài sản công cộng, làm ảnh hưởng đến lợi chung chung của xã hội và những người muốn sử dụng nó.

Thứ rai: Bảo hộ chong lan làm phá vỡ sự cân bằng về phạm vi bảo hộ của quyên

Nguyên tắc cân bằng lợi ích còn thể hiện ở việc mỗi cơ chế bảo hộ có phạm vi khác

nhau Vei cơ chế QTG, khi tác giả được trao cho những quyền nhân thân và tài sản đối

với tác tẩm, đổi lại, công chúng sẽ nhận lại được những lợi ích khác, bao gồm: quyền độc lập sang tạo các tác phẩm thậm chí giống hệt hoặc tương tự đáng kể; quyền sử °° Andrew Beckerman-Rodau,Yale Journal of Law and Technology, Volum 13 1/1/2011 “The problem with

intellectualproperty rights: Subject matter expansion”

Trang 30

dung hợp lý các tác phẩm đã được bảo hộ bản quyền, quyền tự do sao chép, sử dụng, phát triển tác phẩm khi thời hạn bảo hộ QTG kết thúc Nhưng nếu tác giả, chủ sở hữu

QTG có thêm một hình thức bảo hộ như nhãn hiệu hay sáng chế, công chúng sẽ bị tước đi một số lợi ích mà đáng ra họ có được.

QTG được ghi nhận nhằm khuyến khích tạo ra những tác phẩm mới, những thể

hiện mới Khi một tác phẩm ra đời, nó có thể là nguyên liệu đầu vào của một quy trình sáng tạo mới, những người khác có thể tự do phát triển những tác phẩm hiện có (làm tác phẩm phái sinh) khi thời hạn bảo hộ QTG kết thúc Tuy nhiên, nếu tác phẩm được tiếp tục bảo hộ như một nhãn hiệu, việc cải tiến, phát triển tác phẩm pốc có thể là hành

vi xâm phạm nhãn hiệu nếu nó tương tự với nhãn hiệu và gây nhằm lẫn về nguồn gốc

của sản phẩm.

Quyền sao chép của công chúng đối với tác phẩm hết thời hạn bảo hộ bản quyền chiếm một vi trí quan trọng trong chính sách SHTT, với mục tiêu bảo đảm nguồn các sản phẩm sáng tạo trở thành tài sản công cộng Tuy nhiên, khi việc bảo hộ QTG kết thúc mà tác phẩm lại được bảo hộ như một nhãn hiệu, công chúng sẽ không được quyền tự do sao chép tác phẩm, vì chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền khai thác, sử dụng.

Luật bản quyền bảo hộ cho những tác phẩm mang tính “nguyên gốc” và chỉ nhằm ngăn chặn sự sao chép trái phép Vì vậy, nếu xảy ra trường hợp hai chủ thể độc lập

sáng tạo ra hai tác phẩm ma do ngẫu nhiên lại giống hoặc tương tự nhau thì cả hai tác

phẩm đó đều được bảo hộ QTG nếu nó là sáng tao của chính tác giả, không sao chép của người khác Việc bảo hộ QTG không phụ thuộc vào việc tác phẩm nào được tạo ra trước, được công bố hay đăng ký trước Nhưng nếu trường hợp một trong hai tác phẩm đó lại được bảo hộ nhãn hiệu thì việc sử dụng dau hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của chủ thể khác bị coi là xâm phạm nhãn hiệu, kể cả trường hợp do họ độc lập sáng tạo ra.

Với mục đích cân bằng lợi ích của chủ thể sáng tạo và lợi ích của công chúng trong

việc tiếp cận tác phẩm, pháp luật về QTG luôn đặt ra những giới hạn QTG - là các trường hợp công chúng có quyền “sử dụng hợp lý” tác phẩm đang được bảo hộ trong những trường hợp nhất định như: tự sao chép dé nghiên cứu, giảng day ; trích dẫn hợp lý tác phẩm dé viết báo, dé bình luận, minh hoa mà không phải xin phép và trả tiền Tuy nhiên, nếu tác phẩm đó được bảo hộ theo cơ chế nhãn hiệu thì các hành vi sử dụng không được phép của chủ sở hữu đều bị coi là xâm phạm nhãn hiệu Điều này đi ngược lại một mục tiêu tốt đẹp của luật bản quyền là nhằm phổ biến, mở mang kiến

thức, văn hóa, nghệ thuật cho xã hội, bảo đảm quyền tiếp cận của công chúng đối với

tác phẩm.

Trang 31

Bảo hộ quyền SHCN lại theo những cơ chế đặc thù khác so với QTG Nguyên tắc cơ ban trong bảo hộ sáng chế là nguyên tắc đánh đồi, theo đó, để được trao bằng độc quyén sáng chế, chủ sở hữu buộc phải bộc lộ sáng chế Điều này tạo cơ hội cho moi chủ thẻ trong xã hội có thể tiếp cận những tiễn bộ mới về khoa học kỹ thuật, đồng thời, có thể cải tiến, phát triển dựa trên những sáng chế đã được bảo hộ, thúc đây phát triển khoa học kỹ thuật Tuy nhiên, khác với luật sáng chế, luật bản quyền không cho phép cải tiền, phát triển cũng như hưởng lợi từ việc cải tiến những sáng tạo đã có trong thời

hạn bảo hộ, nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu Vì dụ đối với chương trình

máy tính, khi được bảo hộ đồng thời theo luật bản quyền và luật sáng chế, chủ thể sáng tạo vừa được hưởng thời hạn bảo hộ dai của QTG; đồng thời có quyền ngăn cắm người khác làm bản sao tương tự đáng kể, ké cả khi những sản phẩm đó bao gồm những cải tiễn mới, không hiển nhiên mà đáng ra được bảo hộ sáng chế Việc sử dụng luật bản quyền dé hạn chế khả năng thực hiện các cải tiễn đối với những đối tượng đã được bảo hộ sáng chế sẽ ảnh hưởng đến một mục tiêu khác của chính sách SHTT là thúc day một nền kinh tế mang tính cạnh tranh, làm gián đoạn và làm đảo lộn sự cân bằng

SHTT.5 Ngược lại, trong khi QTG không ngăn cam viéc chu thé khac déc lap tao ra

một chương trình phần mềm giống hoặc tương tự, thì luật sáng chế lại coi đó là vi

phạm độc quyên sáng chế.

Xét dưới góc độ bảo vệ lợi ích chung của xã hội, đáng lẽ các quyền về tài sản của

chủ sở hữu tài sản trí tuệ phải bị giảm thiểu tối đa dé không gây ảnh hưởng đến sự tiếp

cận của công chúng đối với các sáng tạo trí tuệ và tính cạnh tranh của thị trường, thì

với việc đối tượng sáng tạo đồng thời được bảo hộ theo cơ chế QTG và quyền SHCN đã làm tăng phạm vi độc quyền những ý tưởng, thông tin, đi ngược lại mục tiêu thúc đây va phát triển những cải cách, đổi mới dựa trên những sáng tạo trước đó,

Thứ ba: Gây ra những khó khăn trong bảo hộ và thực thi quyên SHTT

Tình trạng bảo hộ chồng lan có thể gây ra những tranh chấp phức tap trong việc bảo hộ, thực thi quyền SHTT Do một đối tượng sáng tạo có thể đáp ứng điều kiện bảo hộ của nhiều cơ chế khác nhau nên sẽ dẫn đến những xung đột khi đối tượng đồng thời lại thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều chủ thể khác nhau, gây ra những khó khăn trong xác định thời han và phạm vi bảo hộ, ranh giới giữa hành vi xâm phạm quyền và hành vi “sử dung hợp ly” trong trường hợp pháp luật cho phép Bảo hộ chồng lấn cũng có thể gây ra hiện tượng lạm dụng việc bảo hộ quyền một cách thái quá, hoặc cạnh tranh không lành mạnh nhằm lợi dụng kẽ hở của hệ thống luật pháp về bảo hộ

% Viva R.Moffat, “Mutant Copyrights and Backdoor Patents: The Problem of Overlapping Intellectual Property

Protection” http://scholarship.law.berkeley.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1489&context=btlj

Trang 32

quyền SHTT.

Đồng thời, trong thực thi quyền SHTT, việc bảo hộ chồng lấn có thể làm nảy sinh những vướng mac trong xác định thâm quyên, trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc, đòi hỏi việc thiết lập những quy định mới để giải quyết vấn đề chồng lấn trong bảo hộ quyền SHTT.

Khi tranh chấp do tình trạng chồng lan, xung đột xảy ra sẽ kéo những tổn thất về thời gian và chỉ phí để theo đuổi giải quyết tranh chấp, cản trở hoạt động kinh

doanh bình thường của doanh nghiệp Trong trường hợp bên bị mat quyền SHTT sẽ

thậm chi còn gánh những hậu quả nghiêm trọng hơn như giải thé hay phá sản bởi gánh nặng về chi phí: bồi thường, loại bỏ yếu tố xâm phạm hay phat vi phạm do phá vỡ hợp đồng Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải đối mặt với những ảnh hưởng mang tính sâu sắc và lâu đài hơn đó chính là uy tín trong mắt người tiêu dùng cũng như đối tác kinh

Thứ tư: Sự bảo hộ đông thời OTG và quyền SHCN có thé gây ra khả năng bảo hộ

quá mức (overprotection)

Hệ thống bảo hộ SHTT được xây dựng trên “lý thuyết vị lợi”, theo đó, các quyén lợi phải được cung cấp cho xã hội ở mức chi phí thấp nhất Bảo hộ chồng lắn làm tăng nguy cơ bảo hộ quá mức, vì nó cấp nhiều quyền hơn và áp đặt chi phí lớn hơn nhằm khuyến khích sản xuất và phổ biến các sản phẩm sáng tạo Giả thiết nếu như chỉ riêng

hệ thống tảo hộ bản quyền (tuy có khiếm khuyết) có thể cung cấp đủ động lực cho

việc sáng tạo các phần mềm mới, thì việc bổ sung bảo hộ sáng chế cho phần mềm

không những là không cần thiết mà còn có thé gây những tốn thất cho công chúng và tước đi mệt số quyền họ đáng ra nhận được ”” Việc bảo hộ chồng lẫn cũng gây ra các chỉ phí khóng cần thiết cho chủ sở hữu quyền, các bên tham gia tố tụng, bên thứ ba và

công chúng.

Thứ nén: gây ra sự nham lẫn cho người tiêu dùng

Việ: bảo hộ chồng lấn có thé gây ra sự nhằm lẫn của người tiêu dùng về nguồn gốc của héng hóa, dịch vụ, làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng khi chất

lượng sản sham/dich vụ được lựa chon do quyết định dựa trên nhãn hiệu, chỉ dẫn địa

lý hoặc tên thương mại không đúng như đánh giá của họ.

Về ›hía các chủ thể, nguyên nhân chính để dẫn tới những bắt cập liên quan đến thực trạng bảo hộ chồng Ian giữa tên miền và các đối tượng khác lại xuất phát từ nhu

câu cạnh tanh trên thị trường, sâu hơn nữa là mục đích cơ bản trong tât cả các hoạt7 Viva R.Mofat, “Mutant Copyrights and Backdoor Patents: The Problem of Overlapping Intellectual Property

Protection” Ittp://scholarship.law berkeley.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1489&context=btlj

Trang 33

động kinh doanh thương mại: tìm kiếm lợi ích, lợi nhuận Chính vì vậy, các yếu tố kết tinh uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp thể hiện qua “tên tuổi” với nhãn hiệu, tên

thương mại, đều là chất liệu mà các doanh nghiệp cạnh tranh muốn được sử dụng để đưa sản phẩm nhanh nhất tới tay người tiêu dùng Bên cạnh đó, những hành vi trục lợi như đăng ký tên miền rồi bán lại cũng thường chỉ hướng tới các thông tin từ các doanh nghiệp đã có uy tín và được người tiêu dùng biết đến rộng rãi Thực trạng bảo hộ chồng lấn, những bat cập xuất phát từ thực trạng này đã làm lung lay các giá trị đích thực của hệ thống quy định bảo hộ của pháp luật đặt ra và đi ngược lại với mục tiêu chính đáng của hệ thống này Theo đó, người tiêu dùng sẽ không thể định hướng được chính xác tới các doanh nghiệp thật sự có uy tín mà họ muốn được giao kết Bản thân các doanh nghiệp cũng gặp những ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi chính đáng của mình Và sau cùng, dưới góc độ quản lý Nhà nước, sự điều chỉnh của pháp luật tới các

quan hệ xã hội không được thực hiện theo đúng như định hướng của các quy địnhpháp luật.

Hiện tượng bảo hộ chồng lan đang đặt ra những thách thức, khi việc tăng cường và mở rộng phạm vi các quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ được coi là động lực khuyến khích sáng tạo, nó cũng gây ra những tổn hại đến lợi ích công cộng, phá vỡ nguyên tắc cân bằng lợi ích, làm phát sinh những phức tạp trong bảo hộ và thực thi quyền SHTT Vì vậy, đây là van đề cần được nghiên cứu và xem xét can trọng, phải được điều chỉnh triệt để và giải quyết cụ thể thông qua các quy định hợp lý của pháp luật để giảm thiểu tối đa những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xã hội.

Trang 34

CHƯƠNG 2 THUC TRANG PHÁP LUẠT VÀ THUC TIEN GIẢI QUYẾT CHONG LAN TRONG BAO HỘ QUYEN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TẠI VIỆT

2.1 Chồng lan trong bảo hộ quyền tác giả với các đối tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tính sáng tạo công nghệ ở Việt Nam

2.1.1 Giao thoa giữa bảo hộ quyền tác giả với các đối tượng sở hữu công nghiệp mang đặc tính sáng tạo

Mặc dù đối tượng của QTG là các tác phẩm văn nghệ thuật- khoa

học-những đối tượng được áp dụng chủ yếu trong đời sống tinh than, còn đối tượng của quyền SHCN như sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp được áp dụng trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nhưng các đối tượng này đều có điểm chung là sản phẩm sáng tạo cá nhân Vì vậy, pháp luật trao độc quyền sử dụng cho

những cá nhân, tô chức đã đầu tư trí tuệ, thời gian, công sức và vật chất sáng tạo ra

hoặc nhận chuyển nhượng từ chủ sở hữu quyền Luật bản quyền bảo hộ hình thức thé

hiện ý tưởng sáng tao Do đó, những kết quả sáng tạo trong lĩnh vực kỹ thuật nhưng

nếu thể hiện dưới dạng chữ viết, kí tự, hình ảnh hoặc các hình thức khác, có tính

nguyên gốc, được coi là đối tượng của QTG như các công trình khoa học, tài liệu kỹ

thuật, chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu” Trên thé giới hiện nay, một số đối

tượng sáng tạo nằm trong khoảng giao thoa giữa cơ chế bảo hộ QTG và quyền

SHCN, điển hình như chương trình máy tính, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn Theo pháp luật SHTT Việt Nam, tác phẩm là sản phẩm sáng tạo bất kỳ trong lĩnh vực văn hoc, nghệ thuật, khoa học và phải được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định Sản phẩm đó có thé thuộc một trong mười bốn loại hình theo quy định của Điều 14 Luật SHTT Đồng thời, Điều 22 Luật SHTT khang định chương trình máy tính được bảo lộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay

mã máy.

Đối tuonz của các quyền SHCN đối với sáng chế giống như QTG cũng là thành

quả của quá trìh tư duy sáng tạo của con người nhưng trong lĩnh vực công nghiệp.

Sáng chế được tinh nghĩa là hiểu là «giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giả quyết một van dé xác định bằng việc ứng dung các quy luật tự

Trang 35

Khoản 23, Điều 4 Luật SHTT quy định: “Bi mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có kha năng sử dụng trong kinh doanh”, trong đó các bí quyết khoa học — kỹ thuật như công thức chế tạo sản phẩm, câu tạo kỹ thuật của sản phẩm, bản thiết kế, mã nguồn là loại thông tin phổ biến được bảo hộ là bí mật kinh doanh.

Theo khoản 15 Điều 4 Luật SHTT, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cau trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết

các phan tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn Điều 68 Luật SHTT quy định về hai điều

kiện cụ thể để bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp: Có tính nguyên gốc và có tính mới thương mại, trong đó « tính nguyên gốc” của thiết kế bố trí đòi hỏi thiết kế bố trí phải là kết quả lao động sáng tạo của chính tác giả và chưa được những người sáng tạo thiết kế bồ trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó Với quy định này, có thể thấy sự tương đồng giữa bản chất của việc bảo hộ thiết kế mạch tích hợp và các nguyên tắc bảo hộ của QTG Dé đảm bảo yếu tố này thiết kế bố trí phải chưa được những người sáng tạo thiết kế bố trí và những nhà sản xuất mạch tích hợp bán dẫn biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm tạo ra thiết kế bố trí đó Yêu cầu về không được biết đến một cách rộng rãi là một yêu cau cao hơn so với tính nguyên gốc theo quy định về QTG nhưng thấp hơn so với tính mới trong quy định về sáng chế.

2.1.2 Quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết chồng lấn trong bảo hộ quyền

tác giả với sáng chế, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp tại Việt

Khoản ] Điều 14 Luật SHTT Việt Nam quy định chương trình máy tính là loại hình tác phẩm được bảo hộ QTG Điều 22 Luật SHTT quy định chương trình máy tính là tập hợp các lệnh chỉ dẫn để vận hành máy tính, được thể hiện dưới dạng viết, vì vậy, nó được bảo hộ như một tác phẩm văn học Việc bảo hộ chương trình máy tính theo cơ chế QTG chỉ bảo hộ hình thức thể hiện, không đòi hỏi tính mới hay trình độ sáng tạo (tính không hiển nhiên) Mặc dù luật bản quyền có yêu cầu về tính sáng tạo, tuy nhiên chỉ ở mức độ đơn giản và dé dang đáp ứng được.”

QTG được bảo hộ tự động ngay sau khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phụ thuộc vào bat kỳ thủ tục hay hình

thức đăng ký nào Việt Nam và một số quốc gia duy trì hệ thống đăng ký QTG, đây

chỉ là thủ tục ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm để cung cấp thông tin, chứng cứ trong trường hợp cần thiết, không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng sự bảo *°Andrew Beckerman-Rodau,Yale Journal of Law and Technology, Volum 13 1/1/2011 “The problem with

intellectual property rights: Subject matter expansion”

Trang 36

hộ QTG Day là sự khác biệt lớn nhất của các quy định về bảo hộ QTG so với cơ chế

bảo hộ quyền SHCN, trong đó có sáng chế.

Tham chiếu với các điều kiện bảo hộ sáng chế mà Luật SHTT đưa ra la: Có tinh mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp Đồng thời, xem xét định nghĩa về giải pháp kỹ thuật được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế « /à tập hợp can và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/ hoặc phương tiện kỹ thuật nhằm giải quyết một nhiệm vụ, một vấn dé xác định”, cho thay ngoài việc được bảo hộ như một tác phẩm, một chương trình máy tính hoàn toàn có khả năng được cấp bằng sáng chế Về lý thuyết chương trình máy tính để được cấp bằng sáng chế phải có đặc tính kỹ thuật, và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật băng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì mới có thể được bảo hộ sáng chế Ví dụ, một chương trình máy tính, khi chạy trên máy tính, tạo ra hiệu quả kỹ

thuật khác ngoài các hiệu ứng vật ly thông thường này thì chương trình đó có khả

năng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế Chương trình máy tính thường có thể được bảo hộ dưới các dạng đối tượng như phương pháp để vận hành một thiết bị thông thường, thiết bị được cài đặt để thực hiện phương pháp, vật ghi chứa chương trình để thực hiện phương pháp.

Tuy nhiên, Điều 59 Luật SHTT đã quy định rõ chương trình máy tính là “đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế”.”' Quy định này cho thấy Việt Nam là một trong số các quốc gia loại trừ bảo hộ chương trình máy tính như một sáng

chế nhằm giảm thiểu khả năng chồng lắn giữa QTG và sáng chế trong bảo hộ chương

trình máy tính Về cả mặt pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam, hầu như không xảy ra khả năng bảo hộ chồng lan giữa QTG và sáng chế đối với một chương trình máy tinh.

Như vậy, dù một chương trình máy tính chứa đựng giải pháp kỹ thuật đảm bảo

tất cả các điều kiện để cấp bằng bảo hộ sáng chế theo quy định của pháp luật mà vẫn bị loại trừ chỉ vì nó được thể hiện dưới hình thức vật chất là các mã chương trình máy tính đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của các tác giả, chủ sở hữu chương trình máy tính Điều này cũng gây ra không ít những tranh cãi về việc liệu quyền lợi hợp pháp của những chủ thé tạo ra chương trình máy tính có được bảo dam day đủ khi

chương trình máy tính chỉ được bảo hộ theo một cơ chế duy nhất là QTG? Việc bảo hộ

theo cơ chế QTG chi cho phép chủ sở hữu ngăn cấm việc sao chép trái phép chương trình máy tính, nhưng không thể ngăn chặn người khác khai thác ý tưởng sáng tạo mới

trong đó Vì vậy, việc cho phép đăng ký những giải pháp kỹ thuật mới của chương

3! Điều 59 Luật SHTT

Trang 37

trình máy tính là sáng chế như một sự bảo hộ bô sung, nhằm tao động lực khuyến khích hoạt động nghiên cứu, sáng tạo trong lĩnh vực phần mềm máy tính.

Pháp luật Việt Nam không loại trừ việc bảo hộ chương trình máy tính theo cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh Tuy nhiên, dé được bảo hộ theo cơ chế bi mật kinh doanh, chương trình máy tính phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ tại Điều 84 Luật SHTT.” Cơ chế bảo hộ bí mật kinh doanh đòi hỏi chương trình máy tính phải đáp ứng được yêu cầu “bảo mật không được bộc lộ hay công bố Vì vậy, chương trình máy tính khi được sử dụng phổ biến trên thị trường sẽ không còn đáp ứng điều kiện của bí

mật kinh doanh.

Đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp, Luật SHTT Việt Nam quy định thiết kế bố trí

mạch tích hợp bán dẫn là một đối tượng SHCN được bảo hộ theo cơ chế độc lập khi đáp ứng được hai điều kiện: có tính nguyên gốc và tính mới trong thương mại.” Điều 15 Luật SHTT Việt Nam quy định các không đối tượng không thuộc phạm vi bao hộ QTG không loại trừ các thiết kế bố trí mạch tích hợp Điều 59 Luật SHTT Việt Nam cũng không đưa thiết kế bế trí mạch tích hợp vào danh sách các đối tượng không được

bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế Nhu vậy, về lý thuyết, bên cạnh cơ chế bảo hộ riêng,

hình thức thể hiện của thiết kế bố trí mạch tích hợp có thể được bảo hộ như một tác phẩm theo luật bản quyền, đồng thời, những giải pháp liên quan đến chức năng hữu

ích của mạch tích hợp có thể được bảo hộ sáng chế.

Việc các nước được tự do lựa chọn cơ chế bảo hộ thiết kế bố trí về cơ bản không làm phát sinh các van dé thực tế liên quan đến bảo hộ tại mỗi nước Tuy nhiên, việc bảo hộ thiết kế bố trí khi có sự tham gia của yếu tố nước ngoài có thể phát sinh vẫn đề trong một số trường hợp Cụ thé, nếu nước A bảo hộ thiết kế bố trí theo QTG và Việt Nam bảo hộ theo quyền SHCN và yêu cầu phải đăng ký thì việc áp dung các điều ước quốc tế liên quan sẽ khó khăn để xác định giữa Công ước Berne và Công ước

Paris Giải quyết vẫn đề này có thể dựa trên việc yêu cầu bảo hộ phải thực hiện phù

hợp với cơ chế bảo hộ quy định tại pháp luật quốc gia Trong ví dụ trên, cá nhân, t6 chức ce nước A muốn bảo hộ thiết kế bố trí tại Việt Nam thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký Tuy nhiên nếu nước A cũng là thành viên Công ước Berne như Việt Nam thì QTG được bảo hộ tự động mà không phải đăng ký Do đó, có thể xảy ra trường hợp khi thiết kế bố trí được bảo hộ tự động theo luật QTG thuộc về chủ thể X lại xung đột 3 Điều 84: Bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1 Không phải là hiếu biết thông thường va không dễ dàng có được;

2 Kai được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thé so với người

không nắm giữ hoặc không sử dụng bi mật kinh doanh đó;

3 Được chủ sở hữu bảo mật bang các biện pháp can thiết dé bi mật kinh doanh đó không bị bộc lộ vàklông dé dàng tiếp cận được”.

* Điều 68 ,uật SHTT

31

Trang 38

với quyền SIICN đổi với thiết kế bố trí được đăng ky Hơn nữa, thời gian bảo hộ thiết

kế bố trí theo QTG dài hơn so với bảo hộ SIICN.

2.2 Chồng lan trong bảo hộ quyền tác giả với KDCN và nhãn hiệu ớ Việt Nam

2.2.1 Giao thoa giữa quyền tác giả với KDCN và nhãn hiệu

Mặc dù QTG và quyên SHCN đối với nhãn hiệu và KDCN là những cơ chế bảo hộ độc lập, uy nhiên, một số đối tượng lại năm trong khoảng giao thoa, có thể cùng đáp ứng điều kiện bảo hộ là tác phẩm theo luật QTG hoặc bảo hộ là KDCN, nhãn hiệu Ở Việt Nam, những sáng tạo được thé hiện thông qua đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục hoặc sự kết hợp các yếu tố này có thé cùng một lúc đáp ứng được điều kiện bảo hộ là tác phím mỹ thuật ứng dụng và KDCN như: các thiết kế công nghiệp hai chiều hoặc ba chiều, bao gói sản phẩm, mẫu hoa văn trang trí

Pháp luật về QTG Việt Nam ghi nhận tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo ho,*4 cụ thé “/a (ác pham duoc thé hién béi đường nét, màu sac, hình khối, bố cục với tinh năng hữu ích có thể gắn lién với một đô vật hitu ích, được sản xuất hàng loạt bằng tay hoặc bằng máy như: biểu trưng; hàng thủ

công mỹ nghệ; hình thức thể hiện trên sản phẩm, bao bì sản phẩm suy Do đó, những

thiết kế công nghiệp nếu (i) mang tính thâm mỹ, được thể hiện bằng những yếu tố như các đường nét, màu sắc, thể hiện trên bề mặt một sản phẩm (tính hai chiều) hoặc hình dang của sản phẩm (tinh ba chiều) hoặc sự kết hợp của cả hai; (ii) tính ứng dụng, gắn

liền với một đồ vật hữu ích, có chức năng sử dụng thông thường phục vụ nhu cầu của

cuộc sống va (iii) có khả năng dùng làm mẫu cho sản xuất công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp có thể được bảo hộ là tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.

Khoản 13 Điều 4 Luật SHTT định nghĩa: “KDCN la hình dáng bên ngoài của san pham duoc thé hién bang hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những

yếu tố này” Do đó, những thiết kế công nghiệp mang tính trang trí (thâm mỹ) như mẫu

hoa văn, đường nét, màu săc, hoặc hình dạng của sản phẩm (hình khối) hoặc sự kết hợp giữa hình dạng và trang trí có thể được bảo hộ là KDCN nếu đáp ứng điều kiện về tính mới tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp.

Như vậy, điểm chung nổi bật đối với tiêu chuẩn bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng

dụng và KDCN là điều kiện về tính thâm mỹ; gan liền đồ vật hữu ich; có thé được sản xuất hàng loạt băng phương pháp thủ công nghiệp hoặc công nghiệp.

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để

phân biệt hang hóa, dich vụ của các tô chức, cá nhân khác nhau Dâu hiệu được bảo hộ* Khoản | Điều 14 Luật SHTT

> Khoản 2 Đầu 15 Nghị định 100/NĐ-CP ngày 21/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số đều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyên liên quan

Trang 39

là nhãn hiệu có thé tồn tại đưới dang chữ cái, từ ngữ hình vẽ, hình ảnh, ké cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hay nhiều màu sac.” Với quy định trên, một biểu tượng, hình ảnh, logo của doanh nghiệp, hình ảnh các nhân vật trong các cuốn truyện tranh đều có khả năng được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn

hiệu khi nó giúp cho người tiêu dùng phân biệt các hàng hóa, dịch vụ khác nhau trên

thị trường, đồng thời có thể được bảo hộ như một tác phẩm mỹ thuật ứng dụng vì nó có tính thâm mỹ QTG mang lại độc quyền cho chủ sở hữu trong việc khai thác, sử dụng tác phẩm trong một thời hạn xác định và ngăn cắm các chủ thể khác sao chép sử dụng trái phép tác phẩm Điều này cũng tương đồng với chủ sở hữu nhãn hiệu khi chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền trong việc khai thác, sử dụng nhãn hiệu trong hoạt động kinh doanh, thương mại cũng như quyền ngăn cấm các chủ thể khác sử dung dấu

hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan.

2.2.2 Quy định pháp luật và thực tiễn giải quyết chồng lấn trong bảo hộ quyền tác giả với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu ở Việt Nam

> Bao hộ chồng lan quyền tác giả và KDCN

Mặc dù có nhiều điểm tương đồng, pháp luật Việt Nam cũng đã quy định những

điều kiện riêng trong bảo hộ QTG và KDCN để hạn chế trường hợp chồng lấn Nhìn chung, điều kiện bảo hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng đơn giản hơn so với điều kiện

bảo hộ KDCN, chỉ cần đó là kết quả sáng tạo độc lập, không phải là sự sao chép từ tác

phẩm của người khác Hình dang, bao bì hay thiết kế của san phâm để được pháp luật bảo hộ là KDCN, ngoài việc đáp ứng điều kiện về tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp, còn phải đáp ứng điều kiện về “tính mới” — có nghĩa nó chưa từng bị bộc

lộ công khai trên phạm vi toàn thế giới trước thời điểm đăng ký Vì vậy, những thiết kế

mặc dù có tính sáng tạo nhưng đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng hoặc mô

tả bằng văn bản, hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở cả trong và ngoài nước trước thời điểm nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sẽ không thể đăng ký là KDCN.”” Bên cạnh đó, điều kiện về “tính sáng tạo” để được bảo hộ là KDCN cũng cao hơn so với điều kiện về “tính nguyên gốc” của QTG.

Luật SHTT Việt Nam hiện nay không có điều khoản nào ngăn cắm một chủ thể được bảo hộ đối tượng của mình đồng thời trên danh nghĩa tác phẩm mỹ thuật ứng dụng và KDCN Do đó, hình dáng, thiết kế, mẫu trang trí của sản phẩm có thể được

bảo hộ tự động theo cơ chế QTG đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng từ thời điểm tác

phẩm được hoàn thành và đồng thời có thé được bảo hộ KDCN nếu chủ thể đăng kí tại

3 Khoản 1 Điều 72 Luật SHTT37 Điều 65 Luật SHTT

Trang 40

Cục SHTT Trong trường hợp nay, theo quy định của pháp luật, khi thời han bao hộ

KDCN chấm dứt sau 15 năm, chủ thể quyền vẫn được tiếp tục hưởng thời hạn bảo hộ

theo cơ chế QTG đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, vì theo Điều 27 Luật SHTT, thời hạn bao hộ tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là 75 năm ké từ khi công bố lần đầu tiên.

Một van dé được đặt ra là tại thời điểm đang tổn tại sự chồng lan QTG va quyền SHCN đối với KDCN, khi chủ thé thứ ba có hành vi xâm phạm quyền thuộc phạm vi quyền chồng lấn; chủ thể quyên sẽ vận dụng cơ chế bảo hộ QTG hay quyền

SHCN hay có thể áp dụng đồng thời cả hai hệ thống pháp luật này? Hiện nay Luật

SHTT Việt Nam vẫn chưa có quy định cụ thể điều chỉnh trường hợp này.

Trường hợp phức tạp hơn khi không đồng nhất về chủ thể QTG với chủ sở hữu KDCN Theo khoản | Điều 6 Luật SHTT, QTG đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng có thể phát sinh tự động kể từ thời điểm tác phẩm mỹ thuật ứng dụng được sáng tạo và

thể hiện dưới một hình thức nhất định Trên thực tế, khi cấp giấy chứng nhận đăng kí

QTG, Cục Bản quyền tác giả không tiễn hành thẩm định nội dung tác phẩm mà chủ thé đăng ký hoàn toàn tự chịu trách nhiệm về mặt nội dung pháp lý đối với tác phẩm của mình Vi vậy, thực tế có thể nhiều tác phẩm cùng được bảo hộ QTG, ké cả khi chúng

không có sự khác biệt đáng kẻ, thậm chí là giống nhau Tác phẩm chỉ bị từ chối bảo hộ

nếu có căn cứ xác đáng để cho răng nó là sự sao chép từ tác phẩm của người khác Ví dụ : Trường hợp của Công ty Cố phần cơ khí Trường Giang đã lấy logo của Công ty Toyo da Gosei để đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả Ngày 07/7/2010, Cục trưởng

Cục Bản quyên tác giả đã ra Quyết định số 21/QD-BQTG về việc huỷ bỏ hiệu lực Giấy

chứng nhận đăng ký QTG số 1794/2007/QTG, ngày 10/8/2007, đối với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng “Logo Trường Giang” đó cấp cho Công ty Cổ phần Cơ khí Trường Giang Lý do huỷ tỏ hiệu lực: Tác gia của tac phẩm “Logo TrườngGiang” vi phạm quyền độc quyền sao chép quy định tại điểm c khoản | Điều 20 Luật SHTT đối với tác phẩm mỹ thuật ứng

dụng “TG Logo” của Công ty Toyoda Gosei, công bố lần đầu năm 1973 chỉnh sửa

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN