1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ - Trường Đại học Luật Hà Nội. Vũ Thị Hải Yến chủ biên, Trần Lê Hồng (Phần 2)

207 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

tối thiểu cụ thé nào đó dé công nhận BMKD về mặt pháp lí Bên cạnh đó, giá trị tạo ra phải có bản chất kinh tế, tức đem lại lợi ích về mặt kinh

tế như lợi nhuận trong kinh doanh, giá trị gia tăng đối với sản phẩm,

v.v Việc một thông tin có thể đem lại lợi thế nào đó cho cá nhân hoặc tổ chức nhưng có bản chất về chính trị, xã hội thì không thê coi đó là BMKD Chính vì vậy, Luật SHTT liệt kê một cách minh thi tại Điều 85 các dang thông tin bí mật không thuộc BMKD: 1) Bí mật về nhân thân; 2) Bí mật về quản lí nhà nước; 3) Bí mật về quốc phòng, an ninh; và 4) Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.

2.7.1.2 Cơ sở tiếp cán bí mật kinh doanh

Việc cần thiết bảo hộ BMKD cho người nắm giữ hợp pháp là điều không còn phải tranh cãi song việc bảo hộ nó như thế nào cho phù hợp và hiệu quả thì kĩ thuật lập pháp của các nước có sự khác biệt đáng kẻ BMKD được bảo vệ chống lại việc sử dụng trái phép và bộc lộ băng các cách thức khác nhau theo luật định Phần lớn các nước hiện nay bảo hộ BMKD như các đối tượng SHCN khác và quy định cụ thể về khái niệm, điều kiện bảo hộ, xác lập quyền, nội dung độc quyên Một số nước khác theo truyền thống lập pháp của mình đảm bảo quyền đối với BMKD của người nắm giữ thông qua cơ chế về chống cạnh tranh không lành mạnh Việc tiếp cận với BMKD băng cách thức bất hợp pháp nhằm thu được các lợi ích kinh tế từ việc sử dụng, khai thác nó chính là hoạt động cạnh tranh không lành mạnh Việc đảm bảo quyền đối với BMKD như vậy sẽ dựa vào những nguyên tắc dé xử lí hành vi bi coi là cạnh tranh không lành mạnh Bảo hộ BMKD theo cơ chế chống cạnh tranh không lành mạnh có lợi thé đáng ké là phạm vi

bảo hộ rộng hơn và linh hoạt hơn khi chỉ cần chứng minh được việc

tiếp cận và sử dụng, khai thác BMKD “không phù hợp với thực tiễn thương mại trung thực” hay là biểu hiện của “hành vi cạnh tranh

không lành mạnh” Thực tiễn tiếp cận khác nhau đối với việc bảo hộ

BMKD trên thế giới đều được thừa nhận và phát huy được hiệu quả trong thực tế Chính vì vậy, trong các tài liệu của mình, WIPO cũng liệt kê tat cả các cách thức tiếp cận có thé đối với việc bảo hộ BMKD,

Trang 2

cụ thé là: “Bi mật thương mại bao hàm các bí mat san xuất hay công nghiệp và các bí mật trong kinh doanh Việc sử dụng không được phép thông tin như vậy bởi những người khác với người nắm giữ được coi là thực tiễn không lành mạnh và xâm phạm đến BMKD Phụ thuộc vào hệ thống pháp lí, việc bảo hộ bí mật thương mại là một phần của khuynh hướng bảo hộ chống lại cạnh tranh không lành mạnh hoặc thực hiện dựa trên các quy định riêng hoặc án lệ về bảo hộ các thông tin được bảo mật”.

Bên cạnh đó, BMKD còn là đối tượng được điều chỉnh theo các ngành luật khác Một số nước bảo vệ BMKD thông qua quy định về

tội phạm hoặc quy định về vi phạm hành chính để cấm hành vi sử

dụng trái phép hoặc bộc lộ BMKD Tuy nhiên, bảo vệ BMKD bằng các quy định này không được phổ biến như bang quyền SHCN hoặc quyền chống cạnh tranh không lành mạnh Việc điều chỉnh như vậy thường là sự bổ sung cho pháp luật SHTT nhằm dam bảo tốt hơn quyền đối với BMKD.

Điều chỉnh pháp luật BMKD của Việt Nam khá “đặc thù” khi quy định cả hai cơ chế dé bảo vệ cho BMKD Song song với quy định của Luật SHTT về bảo hộ BMKD như một đối tượng SHCN thì Luật Cạnh tranh năm 2004 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2005) cũng đảm bảo quyền đối với BMKD bằng cơ chế chống cạnh tranh không lành mạnh Việc hai Luật cùng quy định về đảm bảo quyền đối với BMKD có thê dẫn đến xung đột trong việc hiểu và thực thi Luật Cạnh tranh năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2019) đã có điều chỉnh đáng kể khi không còn điều chỉnh chung đối với BMKD mà chỉ đối với “thông tin bí mật trong kinh doanh” và dam bảo không gây xung đột với Luật SHTT.

Cụ thể, xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh là một trong bảy hành vi cạnh tranh không lành mạnh bi cam (Diéu 45 Luat Canh tranh năm 2018) và thé hiện dưới các hình thức sau đây:

' Tham khảo thêm tại: http://www.wipo.int/sme/en/ip_business/trade_secrets/trade_

secrets.htm, truy cập ngày 02/3/2019.

Trang 3

a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;

b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.

Khoản 2 Điều 5 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định nếu trường hợp luật khác có quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và việc xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật đó Điều này có nghĩa là nếu

xác định hành vi liên quan đến BMKD thì sẽ sử dụng Luật SHTT dé

điều chỉnh va coi BMKD là một đối tượng SHCN, còn khi xác định hành vi liên quan đến thông tin bí mật trong kinh doanh thì sẽ áp dụng quy định của Luật Cạnh tranh năm 2018 về cạnh tranh không lành mạnh.

BMKD có liên quan đến các đối tượng SHCN khác, chủ yếu là sáng chế Một số BMKD có thé là sáng chế và sáng chế khi bảo mật được có thé xem là BMKD Việc tiếp cận bảo hộ đối tượng theo sáng chế hay BMKD tuỳ từng trường hợp và có điểm mạnh, điểm yếu riêng Nhìn chung, lợi thế có thé có khi tiếp cận bảo hộ đối tượng theo BMKD là: không mất chi phí đăng kí; không bị giới hạn thời gian bảo hộ: được bảo hộ và có thê khai thác thương mại ngay mà không phải chờ thủ tục đăng kí; không phải bộc lộ thông tin Ngược lại, cũng tồn tại không ít điểm hạn chế, điển hình là: có thé bị người khác dùng biện pháp phân tích ngược “reverse ingerneering” và phát hiện ra BMKD;không còn được bảo hộ khi thông tin bị bộc lộ công khai; khi thực thi quyền, chủ sở hữu khó chứng minh quyền của mình và hành vi của

đối thủ xâm phạm BMKD; trong trường hợp cá nhân, tổ chức khác

nghiên cứu và tìm ra BMKD thi chủ sở hữu không còn độc quyền nữa 2.7.2 Điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh

Điều kiện bảo hộ BMKD dưới góc độ một đối tượng SHCN được Luật SHTT quy định trong tập hợp ba yêu cầu: không phải là hiểu biết

thông thường và không dễ dàng có được; khi được sử dụng trong kinh

doanh sẽ tạo cho người năm giữ BMKD lợi thế so với người không

Trang 4

nắm giữ hoặc không sử dụng BMKD đó; và được chu sở hữu bao mật băng các biện pháp cần thiết để BMKD đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được Các điều kiện này phải đồng thời được đáp ứng thì một thông tin nào đó mới được bảo hộ như BMKD.

Thông tin không phải là hiểu biết thông thường và không dé dàng có được Thông tin không phải là hiểu biết thông thường được đánh giá qua việc thông tin có mức độ được biết đến bởi công chúng có thể năm bắt, tiếp cận trong các điều kiện bình thường Từ quan điểm khách quan, thông tin chỉ được biết đến với một nhóm người hạn chế, nghĩa là nó không được các chuyên gia hay đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực này biết đến Trong một số trường hợp, việc một số người khác biết về thông tin là BMKD do quan hệ công việc hoặc giao dịch với nghĩa vụ giữ bí mật thì có thé coi thông tin vẫn không thay đổi bản chất “không phải là hiểu biết thông thường”.

Đề có được thông tin này, người nắm giữ phải có sự đầu tư bất kê bằng phương tiện hay cách thức nào: trí tuệ (nghiên cứu để tạo ra), được chuyên giao một cách hợp pháp, v.v BMKD có thé do một, một số người cùng hoặc độc lập tạo ra hay phát hiện ra và những người này đều nắm BMKD một cách hợp pháp Điều quan trọng ở đây là thông tin được bảo mật và những người biết về thông tin này có nghĩa vụ giữ bí mật khiến thông tin không trở thành “hiểu biết thông thường”.

Thông tin khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người năm giữ BMKD lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dung BMKD do Thông tin cau thành BMKD có thé được sử dụng trong các hoạt động khác nhau của cá nhân va tô chức, Song việc đánh giá xem đây có phải BMKD chỉ đặt ra khi nó có “tiềm năng” sử dụng trong hoạt động kinh doanh Thông tin có thể đã, đang hoặc sẽ được sử dụng song trong bắt kì trường hợp nào đều phải tạo

ra lợi thế cho người nắm giữ hay sử dụng thông tin Lợi thế ở đây là

bất kì ưu thế nào: khiến giá của sản phẩm thấp hơn; sản phẩm tốt hơn; chức năng, công dụng nhiều hơn; thời gian sản xuất ra sản phẩm nhanh hơn; v.v

Trang 5

Thông tin được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết đề BMKD đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được Biện pháp bảo mật do chủ sở hữu thông tin áp dụng, phù hợp với bản chất của thông tin dé cá nhân, t6 chức khác không dễ dàng tiếp cận được BMKD có thé có được bằng bat kì cách thức hợp pháp nào, do đó việc vô tình hay cô ý bộc lộ thông tin là BMKD cũng đủ để huỷ hoại một BMKD trong thực tế, đồng thời cá nhân hay tổ chức nào đó sẽ có được BMKD Điều kiện bảo hộ này cũng được quy trong định trong pháp luật của nhiều nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản , theo đó những nỗ lực của chủ sở hữu thông tin dé giữ bí mật được đánh gia là có tầm quan trọng hàng đầu trong việc xác định liệu thông tin có tạo nên BMKD hay không, tức có được bảo hộ hay không.

Các biện pháp cần thiết để BMKD không bị bộc lộ ngoài ý muốn rất đa dạng, cụ thể:

- Các biện pháp vật lí như: bảo quản thông tin trong két sắt; nơi bảo quản được bảo vệ nghiêm ngặt và hạn chế các cá nhân được tiếp cận; v.v.;

- Các biện pháp đảm bảo về mặt kĩ thuật như: chia nhỏ bí quyết kĩ thuật dé không cá nhân nào nắm được day đủ bí quyết kĩ thuật; chia quy trình sản xuất thành các công đoạn; v.v.;

- Các biện pháp pháp lí như: kí hợp đồng bảo mật với nhân viên trong quá trình giao việc; đưa các điều khoản về bảo mật BMKD trong

hợp đồng với các đối tác; v.v

3 XÁC LẬP QUYEN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP, VĂN BANG VÀ THOI HAN BẢO HỘ QUYEN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

3.1 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Các đối tượng của quyền SHCN đều là những tài sản mang đặc tính vô hình, dễ dàng bị sao chép, có thể được lan truyền một cách nhanh chóng và được sử dung bởi bat kì chủ thé nào, miễn là chủ thể đó tiếp cận được thông tin về đối tượng SHCN Do đó, việc xác lập quyền SHCN có ý nghĩa trong việc thiết lập độc quyền cho người nắm

Trang 6

giữ tài sản trí tuệ, cho dù chỉ trong thời hạn nhất định Xác lập quyền SHCN là công cụ pháp lí để biến tài sản vô hình thành quyền tài sản mang tính độc quyền có giá trị, được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; giúp cho chủ sở hữu các đối tượng SHCN có thể khai thác tối đa những quyền này, cũng như bảo vệ quyền của mình trước hành vi xâm

phạm của chủ thể khác.

Xác lập quyền SHCN có thể hiểu là trình tự, thủ tục, điều kiện về pháp lí do pháp luật quy định mà theo đó, chủ sở hữu đối tượng SHCN phải thực hiện hoặc thoả mãn để được Nhà nước công nhận quyền SHCN của mình Pháp luật SHCN trên thế giới cũng như Việt Nam đều ghi nhận hai cơ chế xác lập quyền SHCN: 1) thông qua thủ

tục đăng kí; và 2) thông qua thực tiễn sử dụng.

3.1.1 Xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua thủ tục đăng kí

Cơ chế đăng kí để xác lập quyền SHCN là cơ chế cơ bản được áp dụng cho phần lớn các đối tượng SHCN, theo đó, một chủ thể khi muốn xác lập quyền SHCN thì phải tiến hành thủ tục đăng kí với cơ quan nhà nước có thâm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định Để có được độc quyền được pháp luật ghi nhận và bảo hộ, chủ sở hữu đối tượng SHCN phải đánh đổi một số lợi ích, trong đó, thông qua việc nộp đơn đăng kí, chủ thé phải công bố về đối tượng SHCN, nhờ đó xã hội được chia sẻ thông tin, tránh việc nghiên cứu hay sử dụng trùng lặp, tạo cơ sở khuyến khích sáng tạo.

Do giá trị thương mại của các đối tượng SHCN nên nhiều chủ thê trong xã hội đều mong muốn được xác lập độc quyền đối với những tài sản này; cùng đầu tư công sức, trí tuệ, tiền bạc để nghiên cứu, sáng tạo ra đối tượng SHCN, mà kết quả của quá trình sáng tạo, đầu tư đó khó tránh khỏi sự trùng lặp Do đó, việc công nhận quyền SHCN cho người đầu tiên nộp đơn đăng kí là cách thức tốt nhất, công khai, minh bạch va công bằng đối với chủ thé sáng tạo và đầu tư Việc đăng kí xác lập quyên cũng là cơ sở dé cơ quan có thâm quyền đánh giá đối tượng đăng

Trang 7

kí nhằm bảo hộ các đối tượng đáp ứng được điều kiện do pháp luật đặt ra và loại bỏ các đối tượng không đáp ứng được điều kiện.

Kết quả của quá trình đăng kí xác lập quyền SHCN là văn bằng bảo hộ hoặc văn bản tương đương (ví dụ quyết định chấp nhận bảo hộ đăng kí quốc tế) do cơ quan nhà nước có thầm quyền cấp cho chủ sở hữu đối tượng SHCN Văn băng bảo hộ đối tượng SHCN được coi như “khế ước” giữa chủ sở hữu đối tượng SHCN và Nhà nước (đại điện cho công

chúng trong xã hội - những người phải tôn trọng quyên của chủ sở hữu

đối tượng SHCN) Quyền SHCN được xác lập và được pháp luật bảo hộ ké từ thời điểm chủ thể được cấp văn bằng bảo hộ (hoặc văn bản tương đương) của co quan nhà nước có thâm quyền.

Việc đăng kí quyền SHCN có thể được thực hiện ở phạm vi quốc gia (đăng kí quốc gia) hay phạm vi quốc tế (đăng kí quốc tế) Tuy nhiên, việc đăng kí quốc tế quyền SHCN không dẫn đến việc cấp văn băng bảo hộ có giá trị ở nhiều quốc gia khác nhau, mà chỉ là sự rút gọn về mặt thủ tục cho chủ đơn đăng kí khi muốn đăng kí đối tượng SHCN của mình cùng lúc ở nhiều quốc gia mà không cần phải lặp lại thủ tục đăng kí quốc gia ở từng quốc gia riêng biệt Do vậy, về bản chất, quyền SHCN ở một quốc gia chỉ được xác lập khi cơ quan nhà nước có thấm quyền tại quốc gia đó cấp cho chủ sở hữu đối tượng SHCN văn băng bảo hộ hoặc văn bản có giá tri trong đương đối với trường hợp đơn đăng kí quốc tế.

Ở Việt Nam, theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, quyền SHCN đối với sang chế, KDCN, TKBT, nhãn hiệu, CDĐL được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thâm quyền theo thủ tục đăng kí hoặc công nhận đăng kí quốc tế theo quy định của DUQT mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hiện nay, bên cạnh hệ thống đăng kí quốc gia, người đăng kí xác

lập quyền SHCN có thể lựa chọn hệ thống đăng kí khu vực (ví dụ: đăng kí nhãn hiệu hay sáng chế theo hệ thống EUTM, EUPO, đơn đăng kí sẽ có hiệu lực trong các quốc gia thành viên Liên minh châu

Trang 8

Âu); hoặc đăng kí quốc tế Hiện nay Việt Nam đã là thành viên của Hệ thống đăng kí quốc tế sáng chế theo Hiệp ước Hợp tác bằng sáng chế (PCT); Hệ thống đăng kí quốc tế nhãn hiệu theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid; Hệ thống đăng kí quốc tế KDCN theo Thoả ước La Hay.

Ví dụ: quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng kí quốc gia được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục SHTT; còn quyền SHCN đối với nhãn hiệu đăng kí quốc tế theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid được xác lập trên cơ sở quyết định chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu đăng kí quốc tế của Cục SHTT cùng với bản sao Công báo nhãn hiệu quốc tế của đăng kí quốc tế đó do Văn phòng quốc tế của WIPO phát hành; hoặc giấy xác nhận nhãn hiệu đăng kí quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam do Cục SHTT cấp theo yêu cầu của chủ nhãn hiệu Quyết định và giấy xác nhận nói trên có giá trị như văn băng cấp cho người đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam.

Dé bảo dam lợi ích cũng như tinh công khai, bình dang cho các chủ thé trong việc đăng kí, pháp luật SHTT đưa ra những quy định về: quyền đăng kí, nguyên tắc đăng kí, trình tự, thủ tục đăng kí

3.1.1.1 Quyên đăng kí đối tượng sở hữu công nghiệp

Do tính chất khác nhau của các đối tượng SHCN nên pháp luật quy định các chủ thể khác nhau có quyền đăng kí xác lập quyền.

- Đối với nhóm đối tượng SHCN là các giải pháp kĩ thuật

Các đối tượng SHCN là giải pháp kĩ thuật như sáng chế, KDCN,

TKBT mạch tích hợp về bản chất là sản pham sáng tao trong lĩnh vực

khoa học kĩ thuật, vì vậy, để đảm bảo lợi ích hợp pháp của những người tạo ra hay đầu tư tạo ra đối tượng đó, pháp luật ghi nhận quyền đăng kí thuộc về tác gia hoặc chủ thé đầu tư để tạo ra đối tượng SHCN.

Điều 86 Luật SHTT liệt kê các chủ thé có quyền đăng kí sáng chế,

KDCN, TKBT, bao gồm:

- Tác giả tạo ra đối tượng đó bằng công sức và chỉ phí của mình; - Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác

Trang 9

giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác Đối với sáng chế, KDCN, TKBT được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất - kĩ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước, quyền đăng kí được hướng dẫn cụ thê tại Điều 9 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP được sửa đôi, bố sung theo Nghị định số 122/2010/NĐ-CP.

- Trường hợp nhiều tô chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tu dé tạo ra sáng chế, KDCN, TKBT thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng kí.

- Người có quyền đăng kí sáng chế, KDCN, TKBT.

Có quyền chuyên giao quyền đăng kí cho tô chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bang văn bản, dé thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kê cả trường hợp đã nộp don đăng kí.

- Đối với nhóm đối tượng là các chỉ dẫn thương mại

Các đối tượng như nhãn hiệu, CDĐL không mang đặc tính sáng tạo (hoặc có thé có nhưng không đáng ké) mà là thành qua dau tư trong kinh doanh, do đó, pháp luật SHTT chỉ ghi nhận quyền đăng ki cho chủ thé nhất định có liên quan đến sử dụng các chỉ dẫn thương mại này trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

e Quyên đăng kí nhăn hiệu

Bản chất của nhãn hiệu là dấu hiệu được chủ thể sản xuất kinh doanh sử dụng trong thương mại dé phan biét hang hoa, dich vu cua ho với hang hoá, dịch vu của các chu thể khác Vì vậy, pháp luật SHTT thường trao quyền đăng kí nhãn hiệu cho chính chủ thể sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ Bất kì tổ chức, cá nhân kinh doanh nào cũng có thể đăng kí nhãn hiệu mà họ sử dụng cho hàng hoá mà họ sản xuất hoặc/và dịch vụ mà họ tiến hành.

Bên cạnh đó, Luật SHTT cũng quy định quyền đăng kí nhãn hiệu trong một số trường hợp đặc biệt sau:

- Doi với nhãn hiệu mà không phải do chủ thé sản xuất sản phẩm đăng kí: Tô chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mai hợp pháp (ví dụ người nhập khâu, phân phối sản phẩm) có quyền đăng kí nhãn

Trang 10

hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng kí đó Trong trường hợp này, người đăng kí phải cung cấp chứng cứ như: văn bản thoả thuận hay thư xác nhận của người sản xuất về việc không sử dụng nhãn hiệu và không

phản đối việc đăng kí nhãn hiệu của người tiến hành hoạt động thương

mại sản phẩm Quy định này nhằm hạn chế trường hợp nhà phân phối “chiếm đoạt” nhãn hiệu của nhà sản xuất như là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà sản xuất đối với hàng hoá do chính họ sản xuất và kinh doanh.

- Đối với nhãn hiệu tập thể: Tô chức tập thê được thành lập hợp pháp có quyền đăng kí nhãn hiệu tập thé dé các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thé Tổ chức tập thé ở đây là tổ chức có từ hai thành viên trở lên, có mối liên hệ về mặt tô chức hay quản lí hoặc cùng mục đích hoạt động (thực hiện mục đích chung mà tập thé dé ra, phù hợp với sự phát triển và lợi ích của xã hội), được thành lập theo quy định của pháp luật và các thành viên của tổ chức đó có hoạt động sản xuất, kinh doanh độc lập, có hàng hoá, dịch vụ riêng Khác với nhãn hiệu thông thường mà chủ thể đăng kí có thé là cá nhân, chủ thé đăng kí nhãn hiệu tập thé bao giờ cũng là “tổ chức tập thể” đại diện cho các thành viên của mình Tổ chức tập thê có thê là: liên minh hợp tác xã; hợp tác xã theo quy định của Luật Hop tác x4; tập đoàn, tong công ti theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; các hiệp hội, hội theo quy định của pháp luật về hội Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lí của hàng hoá, dịch vụ thì tổ chức có quyền đăng kí là tổ chức tập thé của các tổ chức, cá

nhân tiễn hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; nếu dấu hiệu là

địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lí đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng kí dấu hiệu đó phải được cơ quan nhà nước có thầm quyền cho phép.

- Đối với nhãn hiệu chứng nhận: Tô chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên

Trang 11

quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng kí nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó Không giống với các loại nhãn hiệu khác mà người đăng kí đồng thời là người sẽ có quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ thể đăng kí nhãn hiệu chứng nhận phải đáp ứng yêu cầu: 1) là tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính của hàng hoá, dịch vụ đăng kí; và 2) không trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu chứng nhận.

Nếu dấu hiệu đăng kí nhãn hiệu chứng nhận là địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lí đặc sản địa phương của Việt Nam (ví dụ: biểu tượng đặc trưng, danh lam thắng cảnh, bản đồ của vùng, địa phương ) thì việc đăng kí phải được cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép.

- Trường hop đăng ki dé trở thành dong chủ sở hữu nhãn hiệu: Pháp luật cho phép hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng kí một nhãn hiệu dé trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện: (i) việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình san xuất, kinh doanh; và (ii) việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

- Truong hợp nhãn hiệu được bao hộ tại một nước là thành viên của DUOT mà Việt Nam là thành viên có quy định cẩm người đại điện hoặc đại lí của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng kí nhãn hiệu: Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tai một nước là thành viên của DUQT có quy định cam người đại diện hoặc đại lí của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng kí nhãn hiệu đó mà Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lí đó không được phép đăng kí nhãn hiệu đó tại Việt Nam nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lí do chính đáng Quy định này của Luật SHTT mang tính nội luật hoá Điều 6°?" cua Công ước Paris về đăng kí nhãn hiệu dưới tên của người đại diện hoặc đại lí mà không được chủ nhãn hiệu cho phép.

Trang 12

e Quyên đăng ki CDĐL

Trong số các đối tượng SHTT, CDDL là đối tượng có tính chất đặc thù, bởi lẽ nó không phải là kết quả sáng tạo riêng của một cá nhân hay tổ chức mà liên quan tới những sản phẩm đặc trưng gắn liền với một vùng, miền, khu vực địa lí nhất định Ở Việt Nam, theo điểm a khoản 3 Điều 6 Luật SHTT (sửa đổi năm 2019), quyền SHCN đối với CDĐL được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng kí quy định tại Luật này hoặc theo DUQT mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên”.

Theo Điều 88 Luật SHTT, quyền đăng kí CDĐL của Việt Nam thuộc về Nhà nước, đồng thời Điều này cũng quy định các tô chức, cá nhân sau đây được Nhà nước cho phép thực hiện quyền đăng kí CDĐL.

+ Cá nhân, tổ chức tiễn hành sản xuất sản phẩm mang CDPL Những cá nhân, tổ chức này phải là người đang có hoạt động sản xuất sản phẩm có gan CDDL tại khu vực địa lí đã xác định, có thé đồng thời kinh doanh sản phẩm đó Như vậy những chủ thé không sản xuất sản pham mang CDDL ma chi kinh doanh, phan phối, làm đại lí cho sản pham thì không có quyền nộp đơn yêu cầu đăng kí bảo hộ CDĐL Vi dụ: Công ti chè Mộc Châu đã đăng kí CDDL “Mộc Châu” cho sản phẩm chè Shan Tuyết từ năm 2001; doanh nghiệp tư nhân chế biến rau quả xuất khâu Hoang Gia đăng kí CDDL “Bình Minh” cho sản phẩm Bưởi năm roi năm 2013

+ Tổ chức tập thể đại diện cho các cá nhân, tổ chức tiễn hành sản xuất sản phẩm mang CDPL Tô chức này có thê là hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm tại địa phương đó như: Hiệp hội sản xuất nước

mắm Phú Quốc đăng kí CDĐL “Phú Quốc” cho nước mắm năm 2001;

Hiệp hội thanh long Bình Thuận đăng kí CDDL “Bình Thuận” cho sản phẩm quả thanh long năm 2006;

+ Cơ quan quản lí hành chính địa phương nơi có CDĐL: như uỷ ban nhân dân cấp tương đương đang quản lí khu vực đó; các sở, phòng là cơ quan quản lí ngành sản xuất, cơ quan chuyên môn hoặc cơ quan

Trang 13

quản lí khoa học công nghệ của địa phương Ví dụ: Sở Khoa học -công nghệ tỉnh Lạng Sơn nộp đơn đăng kí CDĐL Hoa hồi Lạng Sơn năm 2007; Uy ban nhân dân Thành phố Uông Bi, tỉnh Quảng Ninh đăng kí CDDL “Yên Tử” cho cây mai vàng năm 2013

Đối với CDĐL có nguồn gốc nước ngoài, theo Điều 8 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, “cá nhân, tổ chức nước ngoài là chủ thể quyên đối với CDĐL theo quy định pháp luật của nước xuất xứ có quyên đăng kí CDDL đó tại Việt Nam” Như vậy, các CDDL có nguồn gốc nước ngoài chỉ được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam nếu: (i) chi dẫn đó đang được bảo hộ tại nước xuất xứ ; (ii) người đăng kí CDĐL là chủ thé quyền đối với CDDL theo quy định pháp luật của nước xuất xứ.

3.1.1.2 Nguyên tac đăng ki sở hữu công nghiệp

- Nguyên tắc nộp đơn đâu tiên (First to File Principle):

Trong hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như trong thực tiễn kinh doanh, việc tạo ra một giải pháp kĩ thuật hay đầu tư cho một nhãn hiệu có thé là mục tiêu hướng đến của nhiều chủ thé khác nhau Việc nhiều chủ thê cùng đầu tư trí tuệ, công sức, tài chính một cách độc lập có thể mang lại những kết quả sáng tạo giống hoặc tương tự nhau và họ đều mong muốn nhận được sự bảo hộ kết quả sáng tạo của họ Trong khi đó, cơ chế bảo hộ SHCN chỉ dành độc quyền cho chủ thé duy nhất Xuất phát từ mục tiêu của pháp luật SHTT là bảo vệ sự sáng tạo, vi vậy, có quan điểm cho rằng cần phải dành sự ưu tiên bảo hộ cho người đầu tiên sáng tạo ra hay còn gọi là “nguyên tắc sáng tạo đầu tiên” (First to Invent Principle) Tuy nhiên, do pháp luật không bắt buộc nhà sáng chế phải công bố hay đăng kí sáng tạo của mình nên

trên thực tế, nhiều khi rất khó xác định được ai là người sáng tạo đầu

tiên Vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thé giới đã đồng thuận chọn giải pháp dành quyên ưu tiên cho người đầu tiên nộp đơn đăng kí bảo hộ đối tượng SHCN tại cơ quan nhà nước có thâm quyền - được gọi là nguyên tắc nộp đơn đầu tiên.

Điều 90 Luật SHTT Việt Nam quy định về nguyên tắc nộp đơn

Trang 14

đầu tiên áp dụng đối với sáng chế, KDCN và nhãn hiệu Theo quy định này, trong trường hợp có nhiều đơn đăng kí cùng một đối tượng trùng hoặc tương đương với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn đáp ứng được các điều kiện: (i) phải là đơn hợp lệ ; (ii) có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ Trong trường hợp có nhiều đơn đăng kí sáng chế/KDCN/nhãn hiệu cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn băng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn băng bảo hộ.

- Nguyên tắc ưu tiên (Principle oƒ Priority): Ngày nộp đơn có ý nghĩa quan trọng đối với khả năng được cấp văn bằng bảo hộ theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên Trên thực tế, một chủ thể có thể muốn đăng kí bảo hộ sáng chế, KDCN hay nhãn hiệu tại nhiều quốc gia khác nhau nhưng vì lí do thủ tục phức tạp nên việc nộp đơn tại nước ngoài có thé chậm hon Vì vậy, Điều 4 Công ước Paris đã quy định “nguyên tắc ưu tiên”, đành “quyên ưu tiên” cho người nộp đơn đăng kí sáng chế, mẫu hữu ích (hay giải pháp hữu ích), KDCN, nhãn hiệu: “Bat kì người nào đã nộp đơn hợp lệ xin cấp patent hoặc xin đăng kí mau hữu ich, KDCN hoặc nhãn hiệu hàng hoá tại một trong các nước thành viên của Liên minh hoặc người thừa kế hợp pháp của người đó, trong quá trình nộp đơn ở các nước khác sẽ được hưởng quyên ưu tiên trong thời hạn ấn định”.

Theo quy định tại Điều 4 Công ước Paris, ngày nộp đơn đầu tiên

tại một trong các nước thành viên Công ước Paris sẽ được công nhận

là “ngày ưu tiên” khi đăng kí sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng

công nghiép, nhãn hiệu ở các quốc gia thành viên khác Trên cơ sở Công ước Paris, pháp luật SHTT Việt Nam quy định điều kiện để được hưởng quyền ưu tiên là:

+ Người nộp đơn là công dân Việt Nam hoặc công dân của nước

Trang 15

thành viên cua Công ước Paris hoặc cư trú, có cơ sở san xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên Công ước đó;

+ Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước thành viên của Công ước Paris và đơn đó có chứa phần tương ứng với yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của đơn đăng kí sáng chế, KDCN, nhãn hiệu;

+ Đơn đăng kí được nộp trong thời hạn quy định (12 tháng kê từ

ngày nộp đơn đầu tiên đối với sáng chế; 6 tháng ké từ ngày nộp đơn đầu tiên đối với nhãn hiệu, KDCN);

+ Trong đơn đăng kí, người nộp đơn có nêu rõ yêu cầu hưởng

quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên trong trường hợp nộp tại nước ngoài, trong đó có xác nhận của cơ quan nhận đơn đầu tiên;

+ Nộp đủ lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

3.1.1.3 Thủ tục đăng kí xác lập quyên sở hữu công nghiệp

Ở Việt Nam, cơ quan quản lí nhà nước về quyền SHCN theo Điều 11 Luật SHTT là Bộ Khoa học và công nghệ, trong đó, Cục SHTT là cơ quan thuộc Bộ Khoa học và công nghệ, có trách nhiệmgiúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ thực hiện chức năng quản lí nhà nước về SHCN.

Việc đăng kí xác lập quyền SHCN dựa trên việc nộp đơn tại Cục SHTT, theo trình tự thủ tục sau:

Thứ nhất: Nộp đơn

Don nộp trong nước được Cục SHTT nhận trực tiếp từ người nộp đơn (hoặc đại diện của người nộp đơn) hoặc nhận từ bưu điện Đơn đăng kí SHCN bao gồm các tài liệu bắt buộc như: tờ khai đăng kí; tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng SHCN đăng kí bảo hộ; bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí Tuỳ từng đối tượng, tài liệu, mẫu vật, thông tin thê hiện đối tượng đăng kí có thể là:

+ Đối với đơn đăng kí sáng chế: phải nộp bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế;

+ Đối với đơn đăng kí KDCN: bản mô tả, bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ KDCN;

Trang 16

+ Đối với đơn đăng kí nhãn hiệu: mẫu nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Đối với don đăng kí CDDL: tên, dau hiệu là CDĐL; sản phẩm; bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù; bản đồ khu vực địa lí.

Bên cạnh đó, người nộp đơn có thé phải nộp các tài liệu khác có liên quan như: giấy uỷ quyền (nếu đơn nộp qua đại diện); tài liệu chứng minh cơ sở hưởng quyền ưu tiên nếu đơn yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên; quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận

Thứ hai: Tham định hình thức

Việc thấm định hình thức nhằm kiểm tra sự tuân thủ các quy

định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ Thời gian thâm định hình thức là 1 tháng ké từ ngày nộp đơn Trong quá trình thẩm định hình thức, nêu đơn có thiếu sót, Cục SHTT ra thông báo kết quả thâm định hình thức, trong đó có chỉ ra thiếu sót và dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối không xác đáng trong thời hạn đã ấn định đối với các thiếu sót, Cục SHTT phát hành và gửi cho người nộp đơn thông báo từ chối chấp nhận đơn Trường hợp đơn đăng kí không có thiếu sót hoặc có thiếu sót nhưng đã được chỉnh lí, bố sung đạt yêu cầu, đơn đăng kí SHCN được chấp nhận hợp lệ bằng thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và đơn sẽ được công bố trên công báo SHCN.

Thứ ba: Công bố don đăng kí SHCN

Đơn đăng kí SHCN được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố

trên công báo SHCN trong thời hạn luật định Mục đích của việc công

bố nhằm công khai thông tin về đối tượng đăng kí, tạo điều kiện dé bat

kì chủ thé nào có thể tiếp cận thông tin về đơn đăng kí SHCN Ké từ ngày đơn đăng kí SHCN được công bố trên công báo SHCN đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kì người thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lí nhà nước về quyền SHCN về

Trang 17

việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó Ý kiến phải được lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn

thông tin để chứng minh.

Tứ tu: Tham định nội dung đơn đăng kí SHCN

Việc thâm định nội dung nhằm đánh giá đối tượng nếu trong đơn

có đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ hay không Việc đánh giá được xem xét trên cơ sở các tài liệu liên quan tìm được trong quá trình tra cứu, cũng như trên cơ sở ý kiến của người thứ ba được gửi tới Cục SHTT Trong trường hợp xét thấy ý kiến của người thứ ba là có cơ sở, Cục SHTT sẽ thông báo bằng văn bản ý kiến đó cho chủ đơn để chủ đơn có ý kiến phản hồi Cục SHTT sẽ xử lí các ý kiến của người nộp đơn và ý kiến của người thứ ba trên cơ sở các chứng cứ, lập luận do bên cung cấp và tài liệu trong đơn.

Don đăng kí KDCN, đơn đăng kí nhãn hiệu, don đăng kí CDDL được công nhận là hợp lệ sẽ được thấm định nội dung Cục SHTT chỉ tiến hành thâm định nội dung đơn đăng kí sáng chế khi có yêu cầu thâm định nội dung của người nộp đơn hoặc của bat kì người thứ ba nào và người yêu cầu thâm định phải nộp phí tra cứu và phí thâm định nội dung theo quy định.

Riêng đối với đơn đăng kí TKBT không được thầm định nội dung Sau thời hạn 3 tháng ké từ ngày TKBT được công bố trên công báo SHCN mà không có ý kiến của người thứ ba phản đối việc đăng kí TKBT hoặc mặc dù có ý kiến phản đối nhưng kết quả xử lí chứng minh

rằng ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục SHTT thông báo dự định cấp giây chứng nhận đăng kí TKBT đối với đối tượng nêu trong đơn.

Thứ năm: Cáp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ; đăng bạ, công bố Căn cứ vào kết quả thầm định nội dung đơn, nếu đối tượng SHCN đáp ứng được điều kiện bảo hộ và người nộp đơn nộp lệ phí thì Cục SHTT sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Số đăng kí quốc gia về SHCN.

Trang 18

3.1.2 Xác lập quyên sở hữu công nghiệp thông qua thực tiễn sử dung Do tính chất đặc thù so với các đối tượng SHCN khác, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng, TTM và BMKD được xác lập trên

cơ sở thực tiễn sử dụng.

- Xác lập quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng

Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên một lãnh thô nhất định Do tính phổ biến của nhãn hiệu

nổi tiếng cũng như những lợi ích kinh tế cao mà nhãn hiệu mang lại

cho người sử dụng nên quyền SHCN đối với nhãn hiệu nồi tiếng cũng thường bị xâm phạm dưới nhiều hình thức khác nhau Đề bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng hiệu quả, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật quốc gia dành ra cơ chế bảo hộ riêng cho loại nhãn hiệu này Điều 6° Công ước Paris, sau đó được kế thừa trong Điều 16 Hiệp định TRIPs đều quy định việc bảo hộ đối với nhãn hiệu nổi tiếng, ké cả khi “nhãn hiệu chưa được đăng kí” tại các nước thành viên Trên cơ sở các ĐƯỢT này, các quốc gia đã nội luật hoá trong pháp luật SHTT của mình bằng việc không quy định thủ tục đăng kí như là trình tự bắt buộc dé công nhận và bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Khoản 3 Điều 6 Luật SHTT đã quy định quyền SHCN đối với nhãn hiệu nỗi tiếng “được xác lập trên cơ sở su dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng kv’.

Tại Việt Nam, việc công nhận nhãn hiệu nôi tiếng không được thực hiện qua thủ tục đăng kí mà thông qua những thủ tục gián tiếp

như phản đối, huỷ bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ hoặc giải quyết tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng Trong những thủ tục này, cơ

quan có thâm quyền (như Cục SHTT hay toà án ) dựa trên cơ sở quá trình sử dụng cũng như mức độ được biết đến rộng rãi của nhãn hiệu dé công nhận hay bac bỏ một nhãn hiệu là nôi tiếng Do cơ chế xác lập quyền SHCN tương đối đặc thù, không có bất kì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nôi tiếng nao được cấp cho chủ sở hữu, nên khi phát sinh tranh chấp, chủ sở hữu nhãn hiệu nỗi tiếng phải chứng minh quyền sở hữu của mình thông qua việc cung cấp các tài liệu, chứng cứ về việc

Trang 19

nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi qua sử dụng và đáp ứng được tiêu chi dé được coi là nỗi tiếng.

- Xác lập quyền SHCN đối với TTM

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, “quyên SHCN đối với TTM được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp TTM do”, có nghĩa là quyền SHCN đối với TTM hình thành trong quá trình chủ thể sử dụng tên đó trong các hoạt động kinh doanh của mình Việc đăng kí tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là căn cứ xác lập quyền đối với TTM mà chỉ là một điều kiện để xác định việc sử dụng TTM là hợp pháp Phạm vi quyền sở hữu đối với TTM được xác lập tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà thực tế chủ thé kinh doanh sử dụng Vi vậy, đối với doanh nghiệp nước ngoài, họ chỉ có quyền đối với TTM tại Việt Nam nếu có tiễn hành hoạt động kinh doanh hợp pháp tại Việt Nam dưới TTM đó, như có giấy phép đầu tư hay có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam.

- Xác lập quyền SHCN đối với BMKD

Bản chất của BMKD đòi hỏi việc bảo hộ phải đảm bảo khả năng bảo mật đối với BMKD Theo thực tiễn chung trên thế giới, các nhà lập pháp Việt Nam theo cách tiếp cận quyền SHCN đối với BMKD phát sinh tự động và không yêu cầu phải thực hiện bat kì thủ tục đăng kí nào nếu đáp ứng các điều kiện bảo hộ theo Luật định Cu thé, quy

định tại điểm c khoản 3 Điều 6 Luật SHTT, quyền SHCN đối với

BMKD được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp BMKD vàthực hiện việc bảo mật BMKD đó Việc có được một cách hợp pháp

BMKD được hiểu là chủ thé tạo ra BMKD trên cơ sở dau tư tài chính,

trí tuệ hay bat kì cách thức hợp pháp nào để tìm ra, tạo ra hoặc đạt được thông tin tạo thành BMKD đó Chủ thể cũng phải áp dụng các biện pháp cần thiết dé bảo mật BMKD bao gồm nhưng không giới hạn bởi các biện pháp để ngăn ngừa và chống lại việc tiếp cận, truy cập thông tin là BMKD một cách trái phép.

Trang 20

Như vậy, quyền SHCN đối với BMKD hình thành ké từ khi có được một cách hợp pháp BMKD nếu thông tin tạo thành BMKD đáp ứng day đủ điều kiện bảo hộ theo luật định mà không cần thực hiện thủ tục đăng kí Các quyền đối với BMKD được kéo dài chừng nào

BMKD còn đảm bảo được các điều kiện bảo hộ.

3.2 Văn bằng bảo hộ, thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Đối với các đối tượng SHCN được xác lập quyền trên cơ sở đăng ki, văn bằng bảo hộ là chứng chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

cấp ghi nhận quyền SHCN cho chủ sở hữu và tác giả (đối với sáng

chế, KDCN, TKBT) Văn bằng bảo hộ có ý nghĩa là cơ sở pháp lí xác định chủ sở hữu đối tượng SHCN; tác giả (đối với sáng chế, KDCN, TKBT); đối tượng SHCN được bảo hộ, phạm vi và thời hạn bảo hộ quyền SHCN.

Văn bằng bảo hộ gồm: bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng độc quyền KDCN, giấy chứng nhận đăng kí TKBT mạch tích hợp bán dẫn, giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu và giấy chứng nhận đăng kí CDĐL Riêng đối CDĐL, giấy chứng nhận đăng kí CDĐL ghi nhận CDĐL là tài sản quốc gia và chỉ xác định cơ quan quản lí CDĐL, không xác định cụ thể những người có quyền sử dụng CDĐL Văn bản này cũng đồng thời xác nhận CDĐL được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang CDĐL và xác định khu vực địa lí mang chỉ dẫn Văn băng bảo hộ sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và được bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Xét trên phương diện thời gian có hiệu lực của văn bằng thì có 3 loại thời hạn bảo hộ:

- Văn bằng có hiệu lực bảo hộ xác định và không thể gia hạn

+ Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài 20

năm ké từ ngày nộp đơn, đối với giải pháp hữu ích là 10 năm;

+ Giấy chứng nhận đăng kí TKBT mạch tích hợp bán dẫn có hiệu

lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây: a) Kết thúc 10 năm ké từ ngày nộp đơn; b) Kết thúc 10 năm

Trang 21

kế từ ngày TKBT được người có quyền đăng kí hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kì nơi nào trên thé giới; c) Kết thúc 10 năm ké từ ngày tạo ra TKBT.

- Văn bằng có hiệu lực bảo hộ xác định nhưng có thể gia hạn:

+ Băng độc quyền KDCN có hiệu lực 5 năm ké từ ngày nộp đơn,

có thê gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần 5 năm;

+ Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu có hiệu lực 10 năm, có thể

gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

- Văn bằng được bảo hộ vô thời hạn: đó là giẫy chứng nhận đăng kí CDĐL Giấy chứng nhận đăng kí CDĐL có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp và chỉ bị chấm dứt khi các điều kiện địa lí tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang CDĐL bị thay đổi làm mất danh tiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm đó.

Đối với các đối tượng SHCN mà quyền sở hữu được xác lập thông qua thực tiễn sử dụng như nhãn hiệu nôi tiếng, BMKD, TTM, việc bảo hộ phụ thuộc vào vấn đề đối tượng có đáp ứng được điều kiện bảo hộ do pháp luật quy định hay không Do đó, quyền SHCN sẽ được kéo dài đến chừng nào nhãn hiệu nôi tiếng, BMKD, TTM còn đảm bảo được điều kiện bảo hộ Ví dụ: đối với TTM, quyền SHCN sẽ chấm dứt khi chủ thé kinh doanh không còn sử dụng TTM trong hoạt động sản xuất,

kinh doanh của mình như do giải thé hoặc phá san.

4 CHU THE, NOI DUNG VÀ GIỚI HAN QUYEN SỞ HỮU CONG NGHIEP

4.1 Chủ thé của quyền sở hữu công nghiệp 4.1.1 Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp

Theo Điều 121 Luật SHTT, chủ sở hữu sang ché, KDCN, TKBT, nhãn hiệu là tổ chức, cá nhân được co quan nha nước có thâm quyền cấp văn băng bảo hộ đối tượng SHCN tương ứng (hoặc đã đăng kí quốc tế và được cơ quan có thâm quyền công nhận) Chủ sở hữu đối tượng SHCN cũng có thé là người được chuyền giao quyền SHCN đối

Trang 22

với sáng chế, KDCN, TKBT, nhãn hiệu theo hợp đồng chuyên nhượng quyền SHCN đã được đăng kí tại cơ quan quản lí nhà nước về SHCN.

Chủ sở hữu BMKD là tổ chức, cá nhân có được BMKD một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật BMKD đó.

Chủ sở hữu nhãn hiệu nồi tiếng là tổ chức, cá nhân sử dụng nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi, đáp ứng được tiêu chí bảo

hộ nhãn hiệu nỗi tiếng.

Chủ sở hữu TTM là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp TTM đó trong hoạt động kinh doanh Chủ sở hữu TTM có thể chứng minh quyền sở hữu đối với TTM của mình thông qua chứng cứ chứng minh việc sử dụng hợp pháp TTM trong hoạt động sản xuất kinh doanh như: các giấy tờ về đăng kí kinh doanh dưới TTM (giấy chứng nhận đăng kí hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng kí đầu tư, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện, đăng kí mã số thuế, điều lệ công ti đã đăng kí với cơ quan có thẩm quyền hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lí khác ); chứng cứ chứng minh TTM đó được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh nhất định (hợp đồng mua bán, đơn đặt hàng, tài liệu giao dịch kinh doanh, tài liệu quảng cáo, tờ khai hải quan, chứng từ thu nộp thuế và các giấy tờ giao dịch khác ) và tại khu vực kinh doanh nhất định (được sử dụng tại nơi có khách hàng, bạn hàng hoặc có danh tiếng thông qua quảng cáo, tiếp thị, phân phối; được sử dụng trên hàng hoá ).

Nếu như các đối tượng SHCN khác, người nộp đơn đăng kí sẽ trở thành chủ sở hữu khi đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được điều kiện dé cấp văn bang bảo hộ thì đối với CDĐL, “người thực hiện quyén đăng kí CDĐL không trở thành chủ sở hữu CDĐL đó” (Điều 88 Luật

SHTT) Theo khoản 4 Điều 121 Luật SHTT, chủ sở hữu CDĐL của

Việt Nam là Nhà nước Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông qua việc trao quyền sử dụng CDĐL cho tô chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang CDDL tai địa phương

Trang 23

tương ứng và đưa sản phẩm đó ra thị trường dưới sự giám sát của cơ quan quản lí CDDL Việc Nhà nước trao quyền quan lí CDDL cho các cơ quan, tô chức - là đại điện cho những người sản xuất địa phương dé quản lí việc sử dụng CDĐL, bảo đảm mang lại lợi ích chung, đồng thời giám sát chất lượng sản phẩm dé bao đảm uy tin và danh tiếng của sản phẩm Chủ thé có quyền sử dụng CDĐL là mọi tô chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phâm mang CDĐL tại địa phương tương ứng, với điều

kiện hàng hoá do những nhà sản xuất này phải đáp ứng các điều kiện về

chất lượng, danh tiếng của sản phẩm mang CDĐL đăng kí và đưa sản phẩm đó ra thị trường được nhà nước trao quyền.

4.1.2 Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bé trí Việc tạo ra sáng chế, KDCN, TKBT đòi hỏi sự đầu tư cả về trí tuệ và vật chất Vì vậy, bên cạnh việc bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu -thường là người đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí cho việc tạo ra sáng chế, KDCN, TKBT, pháp luật ghi nhận cả quyền cho tác giả - là người trực tiếp sáng tạo ra giải pháp kĩ thuật được bảo hộ là sáng chế, KDCN, TKBT Trường hợp có hai người trở lên cùng nhau sáng tạo ra sáng chế, KDCN, TKBT thì họ là đồng tác giả.

4.2 Nội dung quyền sở hữu công nghiệp

4.2.1 Quyên của chủ sở hữu đối twong sở hữu công nghiệp Chủ sở hữu đối tượng SHCN được trao cho những quyền năng nhất định liên quan đến đối tượng SHCN, bao gồm:

© Quyên sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN Quyền sử dụng cho phép chủ sở hữu đối tượng SHCN trực tiếp khai thác đối tượng SHCN vào hoạt động sản xuất, kinh doanh Ví dụ: quyền sử dụng của chủ sở hữu sáng chế bao gồm độc quyền được thực hiện các hành vi: sản xuất sản phẩm chứa sáng chế được bảo hộ; áp dụng quy trình được bảo hộ sáng chế; khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ sáng chế hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ sáng chế; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ

Trang 24

dé lưu thông sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ sáng chế, trong đó hành vi lưu thông bao gồm cả hành vi trưng bày dé ban, vận chuyên sản phẩm được bảo hộ '

Đồng thời với việc trao cho chủ sở hữu đối tượng SHCN độc

quyền sử dụng đối tượng SHCN, pháp luật SHTT còn trao cho họ kha năng có thé cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN (hình thức sử dụng “gián tiếp” của chủ sở hữu) dé thu được các lợi ích vat chất như phí sử dụng đối tượng SHCN Theo quy định của pháp luật, chủ sở hữu đối tượng SHCN có thê chuyên giao quyền sử dụng đối tượng SHCN cho người khác (một hoặc cùng một lúc cho nhiều chủ thé) dé khai thác theo thoả thuận trong thời hạn bảo hộ Việc chuyền giao quyền sử dụng đối tượng SHCN phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản, có thể là “chuyển giao độc quyền” hoặc “không độc quyền”; chuyển giao toàn bộ hoặc một phần phạm vi khối lượng bảo hộ; chuyên giao một, một số hoặc toàn bộ quyền thuộc phạm vi quyền sử dụng đối tượng SHCN

© Quyên ngăn cam người khác sử dung sáng chế

Bên cạnh việc trao cho chủ sở hữu đối tượng SHCN quyền độc quyền sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN, pháp luật còn trao cho chủ sở hữu quyền cắm người khác sử dụng đối tượng SHCN của họ Tuy nhiên, quyền năng này không phải là tuyệt đối hay nói cách khác, không phải trong mọi trường hợp, chủ sở hữu đều có quyền ngăn cam người khác sử dụng đối tượng SHCN của mình Các ngoại lệ mà trong những trường hợp đó, chủ sở hữu đối tượng SHCN không có quyền ngăn cắm các chủ thé khác trong việc sử dung đối tượng SHCN sẽ được làm rõ trong phần “Giới hạn quyền SHCN”.

° Quyên định đoạt đối tượng SHCN

Quyền SHCN là một loại tài sản có giá trị, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho người nắm giữ trong sản xuất, kinh doanh, do đó, chủ sở

! Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 103/2006/NĐ-CP.

Trang 25

hữu đối tượng SHCN có quyền định đoạt đối tượng SHCN thông qua hợp đồng chuyên nhượng SHCN, tặng cho hoặc dé lại thừa kế Việc định đoạt phải được thực hiện theo hình thức, thủ tục và không thuộc

trường hợp hạn chế định đoạt do pháp luật quy định.

© Quyên tạm thời doi với sáng chế, KDCN, TKBT

Sáng chế, KDCN, TKBT là ba đối tượng SHCN mang đặc tính sáng tạo về kĩ thuật và tính mới trong sử dụng và thương mại Để được bảo hộ, chủ thể sáng tạo hay đầu tư bắt buộc phải nộp đơn đăng kí đến cơ quan nhà nước có thâm quyên, trong hồ sơ đăng kí phải bộc lộ đầy đủ và rõ ràng bản chất của sáng chế, KDCN, TKBT Sau khi đã được cơ quan có thâm quyền chấp nhận hợp lệ, thông tin về đối tượng đăng kí sẽ được công bố công khai trên công báo SHCN với mục đích dé tránh việc nghiên cứu trùng lặp, đồng thời là cơ sở dé bat cứ người thứ ba nào có quyền có ý kiến với cơ quan quản lí nhà nước về SHCN về việc cấp hay không cấp văn bằng bảo hộ đối tượng đó Điều này có thé dẫn đến kha năng các chủ thé khác có thể dựa vào thông tin được công bố công khai dé sử dung sáng chế, KDCN, TKBT mà không xin phép hay trả thù lao cho chủ sở hữu trong thời gian chủ sở hữu chưa được cấp văn bằng bảo hộ, ảnh hưởng trực tiếp đến độc quyền sử dụng, khai thác sáng chế mà pháp luật đã ghi nhận cho chủ sở hữu sáng chế, KDCN, TKBT.

Vì vậy, Điều 131 Luật SHTT ghi nhận cho người nộp đơn đăng kí sang chế, KDCN, TKBT có quyén tạm thời đối với sang ché, KDCN,

TKBT của minh Quyền tạm thời phat sinh sau khi đơn đăng kí sáng

chế, KDCN, TKBT đã được công bố trên công báo SHCN Nếu người khác sử dụng sáng chế, KDCN, TKBT nêu trong đơn với mục đích thương mại, người nộp đơn đăng kí sáng chế, KDCN, TKBT có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng biết về việc mình đã nộp đơn đăng kí đối tượng đó và yêu cầu họ chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng Trong trường hợp đã nhận được thông báo bằng văn bản mà những người đó vẫn tiếp tục sử dụng thì sau khi sáng chế, KDCN, TKBT mạch tích hợp được cấp văn băng bảo hộ, chủ sở hữu

Trang 26

có quyền yêu cầu người đã sử dụng bất hợp pháp phải trả khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyên giao quyền sử dụng sáng chế, KDCN, TKBT trong phạm vi và thời gian sử dụng tương ứng.

Riêng đối với CDĐL, Nhà nước thực hiện quyền sở hữu thông

qua việc trao quyền sử dụng CDĐL cho tổ chức, cá nhân tiến hành việc sản xuất sản phâm mang CDDL tại địa phương tương ứng và dua sản phẩm đó ra thị trường dưới sự giám sát của cơ quan quản lí

CDĐL Người sử dụng CDĐL có các quyền giống như chủ sở hữu đối

tượng SHCN khác như: gắn CDĐL được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì

hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh; lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm dé bán, tàng trữ dé

bán hàng hoá có mang CDĐL được bảo hộ; nhập khẩu hàng hoá có mang CDĐL được bảo hộ; có quyền ngăn cắm người khác không có quyền sử dụng CDĐL.

4.2.2 Quyên của tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bé trí

Sáng chế, KDCN, TKBT là kết quả của hoạt động sáng tạo nên trước tiên đòi hỏi sự tôn vinh tác giả đã đầu tư trí tuệ cho việc sáng tạo, thé hiện qua việc pháp luật công nhận tác giả có các quyền nhân thân bao gồm: 1) quyền được ghi tên tác giả trong văn bằng bảo hộ; 2) được nêu tên trong các tài liệu công bố, giới thiệu về sáng chế, KDCN, TKBT.

Ngoài quyên nhân thân, tác giả sáng chế, KDCN, TKBT còn được

nhận thù lao dé nhằm bù đắp cho công sức sáng tạo, chi phí dau tư,

đồng thời để khuyến khích hoạt động sáng tạo của tác giả Thông thường, quyền nhận thù lao của tác giả do chính tác giả thoả thuận với chủ sở hữu (cá nhân, tổ chức dau tư kinh phí, giao việc) dé phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể Tuy nhiên, để bảo đảm lợi ích cho tác giả, pháp luật quy định mức thù lao tối thiểu mà chủ sở hữu phải trả cho tác giả Mức thù lao này được tính như sau: 10% số tiền làm lợi mà chủ sở hữu thu được do sử dụng sáng chế, KDCN, TKBT và 15% tổng số tiền mà chủ sở hữu nhận được trong mỗi lần nhận tiền thanh

Trang 27

toán do chuyền giao quyền sử dụng sáng chế, KDCN, TKBT Trong trường hợp sáng chế, KDCN, TKBT được nhiều tác giả tạo ra, mức thù lao dành cho tất cả đồng tác giả Các đồng tác giả tự thoả thuận việc phân chia số tiền thù lao do chủ sở hữu chỉ trả Tác giả sáng chế, KDCN, TKBT có quyền nhận thù lao trong suốt thời hạn bảo hộ đối tượng SHCN đó.

4.3 Giới hạn quyền sở hữu công nghiệp

Cân bang lợi ích là một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc bảo hộ quyền SHTT nói chung, quyền SHCN nói riêng Việc thiết lập sự cân băng giữa mục tiêu khuyến khích, thúc đây sáng tạo, đổi mới và mục tiêu cho phép công chúng có thé tiếp cận với thành tựu sáng tạo có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế-xã hội Trên phương diện tương quan lợi ích giữa các chủ thể liên quan, cân bằng lợi ích được đặt ra để giải quyết xung đột trong các trong mối quan hệ công - tư: giữa chủ thê sáng tạo, đầu tư và xã hội; hay mối quan hệ tư - tư: giữa các chủ thê sáng tạo và đầu tư.

Chủ sở hữu đối tượng SHCN có độc quyền trong việc sử dụng và ngăn cản người khác sử dụng đối tượng SHCN (dưới các hình thức khác nhau) Tuy nhiên, lợi ích của chủ sở hữu đối tượng SHCN luôn luôn được đặt ra trong mối tương quan với lợi ích của xã hội, cộng đồng, quyên, lợi ích hợp pháp của chủ thé khác Vi vậy, dé cân bằng, hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu đối tượng SHCN với những chủ thể khác; giữa lợi ích của chủ sở hữu với lợi ích chung của xã hội, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam đều đưa ra quy định giới hạn quyền SHCN Giới hạn quyền SHCN chính là ranh

giới phân định giữa quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN với quyền

của các chủ thê khác trong việc sử dụng đối tượng SHCN.

Điều 7 Luật SHTT quy định nguyên tắc chung về giới hạn quyền SHTT, theo đó, việc thực hiện quyền SHCN không được xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ich hợp pháp của tô chức, cá nhân khác và không được vi phạm quy định khác của pháp luật có liên quan Trong trường hợp nhăm bảo đảm mục tiêu

Trang 28

quốc phòng, an ninh, dân sinh và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội quy định tại Luật SHTT, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ sở hữu đối tượng SHCN thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ sở hữu phải cho phép tô chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một SỐ quyền của mình với những điều kiện phù hợp Giới hạn quyền SHCN bao gồm các trường hợp sau:

4.3.1 Giới hạn về không gian và thời gian

Quyền SHCN luôn có tính giới hạn về không gian và thời gian, vì vậy, chủ thê quyền SHTT chỉ được thực hiện quyền của mình trong phạm vi và thời hạn bảo hộ nhất định Việc quy định thời hạn bảo hộ hợp lí các đối tượng SHCN liên quan đến tính hiệu quả của hệ thống bảo hộ quyền SHCN và tính cân bằng về lợi ích giữa chủ thé quyền SHCN và xã hội Vì vậy, tuỳ thuộc vào tính chất của các đối tượng SHCN và ảnh hưởng của chúng đến kinh tế-xã hội, pháp luật quy định thời hạn bảo hộ hợp lí, đủ để chủ sở hữu thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận hợp lí dé khuyến khích sáng tạo, mà không làm ảnh hưởng nhiều đến việc tiếp cận của xã hội với đối tượng đó.

Đối với các đối tượng mà quyền SHCN được xác lập trên cơ sở được cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp văn bằng bảo hộ, phạm vi và thời hạn bảo hộ được xác định theo văn bằng bảo hộ do cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp Đối với các đối tượng mà quyền SHCN được

xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng, việc xác định phạm vi và thời hạn

bảo hộ sẽ phức tạp hơn, dựa trên những chứng cứ về phạm vi sử dụng.

Đối với nhãn hiệu nỗi tiếng, phạm vi bảo hộ giới hạn trong phạm

vi lãnh thé quốc gia nơi nhãn hiệu được người tiêu dùng liên quan biết đến rộng rãi thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu nôi tiếng phụ thuộc vào việc chừng nào nhãn hiệu vẫn còn đáp ứng được những tiêu chí dé được coi là nhãn hiệu nỗi tiếng.

Phạm vi quyền đối với TTM được xác định theo phạm vi bảo hộ TIM, gom TTM, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thé kinh doanh trong đó

Trang 29

TTM được chủ thể mang TTM sử dụng một cách hợp pháp Thời hạn

bảo hộ TTM gan liền với su tồn tại của chủ thé kinh doanh mang tên gọi đó Việc bảo hộ TTM cham dứt khi chủ thé kinh doanh không còn

sử dụng TTM trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Quyền SHCN đối với BMKD hình thành kế từ khi có được một

cách hợp pháp BMKD nếu thông tin tạo thành BMKD đáp ứng day đủ điều kiện bảo hộ theo luật định Các quyền đối với BMKD được kéo dai chừng nào BMKD còn đảm bảo được điều kiện bảo hộ.

4.3.2 Giới hạn bởi quyên, lợi ích chính đáng của chủ thể khác Một trong những điểm khác biệt cơ bản giữa quyền sở hữu tài sản thông thường và quyền SHTT là Nhà nước trao cho chủ sở hữu đối tượng SHTT độc quyền sử dụng, khai thác đối tượng đó trong hoạt động thương mại Do đó, trong thực tiễn nảy sinh nhiều trường hợp chủ thê khác có nhu cầu sử dụng đối tượng SHCN với mục đích phi thương mại (như sử dụng cá nhân hay để nghiên cứu, giảng dạy ) hoặc những trường hợp sử dụng trung thực, lành mạnh mà không làm ảnh hưởng đến việc khai thác cũng như lợi ích của chủ sở hữu đối tượng SHCN Vì vậy, khoản 2 Điều 125 Luật SHTT quy định những trường hợp mà chủ sở hữu đối tượng SHCN, tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng, quản lí CDĐL không có quyền ngăn cắm người khác sử dụng đối tượng SHCN như sau:

Thứ nhất, sử dụng sáng chế, KDCN, TKBT nhằm phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc mục đích phi thương mại hoặc nhăm mục đích đánh giá, phân tích, nghiên cứu, giảng dạy, thử nghiệm, sản xuất thử hoặc thu thập thông tin dé thực hiện thủ tục xin phép xuất khẩu, nhập khẩu,

lưu hành sản phẩm.

Thứ hai, lưu thông, nhập khâu, khai thác công dụng của sản pham được đưa ra thị trường, kể cả thị trường nước ngoài một cách hợp pháp Quy định này xuất phát từ “học thuyết hết quyền” (tiếng Anh là “The doctrine of exhaustion”) “Hết quyền SHCN” được hiểu là việc khi sản pham mang đôi tượng SHCN được đưa ra thị trường bởi chính

Trang 30

chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép thì chủ thể nắm giữ quyền không còn quyền kiểm soát đối với việc phân phối, bao gồm cả việc nhập khẩu và khai thác thương mại sản phẩm Việc cho phép

nhập khâu hàng hoá, sản phẩm mang sáng chế, KDCN hay nhãn hiệu

được bảo hộ do chính chủ sở hữu hoặc người được chuyên giao quyén sử dung dua ra thị trường trong nước hoặc nước ngoài nhằm tao điều kiện cho người dân có thê tiếp cận với hàng hoá từ nhiều nguồn khác nhau với giá cả phải chăng.

Thứ ba, sử dụng sang chế, KDCN, TKBT chỉ nhằm mục đích duy trì hoạt động của các phương tiện vận tải của nước ngoài đang quá cảnh hoặc tạm thời nằm trong lãnh thổ Việt Nam Quy định này xuất phát từ quy định tại Điều 5 Công ước Paris về trường hợp trên các phương tiện vận tải như máy bay, tàu thuyền của một nước khác là thành viên Công ước đang tạm thời hoặc ngẫu nhiên ở trong lãnh thổ nước thành viên mà có đối tượng đang được bảo hộ sáng chế, KDCN, TKBT ở nước thành viên thì việc sử dụng không bị coi là vi phạm nếu nhằm duy trì hoạt động của phương tiện đó.

Thứ tr, sử đụng sáng chế, KDCN do người có quyền sử dụng trước Quyền sử dụng trước đối với sáng chế, KDCN, TKBT được đặt ra nhằm giải quyết tình huống thực tế khi có hai hay nhiều tô chức, cá nhân hoàn toàn độc lập với nhau cùng nghiên cứu, sáng tạo ra một giải pháp kĩ thuật nhưng chỉ có một chủ thể thực hiện việc nộp đơn đăng kí xác lập quyền với đối tượng đó Theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho người nộp đơn hợp lệ sớm nhất, chỉ

có người này mới được công nhận là chủ sở hữu và được độc quyền

sử dụng đối tượng SHCN Tuy nhiên, bên cạnh việc trao độc quyền cho chủ sở hữu sáng chế, KDCN, pháp luật cũng cân nhac dé bảo vệ ở mức độ nhất định quyền lợi cho người đã đầu tư công sức, trí tuệ, tải chính tạo ra sáng chế, KDCN đó một cách hoàn toàn độc lập và đã đưa vào sử dụng hoặc chuẩn bị điều kiện cần thiết để sử dụng sáng chế, KDCN trong thực tế từ trước ngày chủ sở hữu nộp đơn đăng kí Quyền lợi của người sử dụng trước sáng chế, KDCN chỉ được xem xét

Trang 31

trong phạm vi giới hạn và phải đáp ứng các điều kiện nhất định theo Điều 134 Luật SHTT: (i) Có hành vi sử dụng sáng chế, KDCN trước thời điểm chủ sở hữu nộp đơn đăng kí sáng chế, KDCN Việc sử dụng trước có thể là đã trực tiếp sử dụng, khai thác sáng chế, KDCN trên thực tế hoặc đã chuẩn bị, đầu tư để khai thác đối tượng đó như đã xây dựng nhà xưởng, mua thiết bi, máy móc, vật tư ; (ii) Sáng chế, KDCN mà người sử dụng đưa vào khai thác được tạo ra một cách độc lập với sáng chế, KDCN được bảo hộ Độc lập ở đây là không sao chép kết quả nghiên cứu của nhau hoặc hai bên cùng đồng thời nghiên cứu nhưng không biết về sự nghiên cứu của nhau.

Chủ thé có quyền sử dụng trước sáng chế, KDCN có quyền tiếp tục thực hiện các hành vi sử dụng sáng chế đó nhưng không được mở rộng phạm vi, khối lượng nếu không được chủ sở hữu sáng chế cho phép và không được chuyền giao quyền đó cho người khác, trừ trường hợp chuyền giao toàn bộ quyền sử dụng trước cùng với cơ sở sản xuất kinh doanh tiến hành việc sử dụng trước đó.

Thứ năm, sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với CDDL được bảo hộ nếu nhãn hiệu đó đã đạt được sự bảo hộ một cách trung thực

trước ngày nộp đơn đăng kí chỉ dẫn đó Như vậy, khi nhãn hiệu đã

được bảo hộ một cách trung thực trước ngày nộp đơn đăng kí CDĐL, nhãn hiệu không thé bị huỷ bỏ hiệu lực vi lí do có một CDDL trùng hoặc tương tự đăng kí sau Ở trường hợp này, Luật SHTT cho phép sự đồng ton tại giữa một nhãn hiệu đã đạt được sự bảo hộ trung thực trước và một CDĐL được bảo hộ sau nhằm dung hoa lợi ích giữa một bên là chủ sở hữu nhãn hiệu và một bên là những người có quyền sử dụng CDDL Quy định này của pháp luật Việt Nam tương thích với

Điều 24.5 Hiệp định TRIPs khi đưa ra giải pháp giải quyết xung đột nhãn hiệu và CDĐL là thừa nhận sự đồng tồn tại giữa nhãn hiệu có

hiệu lực trước và một CDDL trùng hoặc tương tự được bao hộ sau.

' Vũ Thị Hải Yến, “Bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lí theo quy định của Hiệp định

Đôi tác xuyên Thái Bình Dương”, Tap chí Nhà nước và pháp luật, sô 2/2016

Trang 32

Thứ su, sử dung một cách trung thực tên người, dâu hiệu mô tảchủng loại, sô lượng, chat lượng, công dung, giá tri, nguôn gôc địa lívà các đặc tính khác của hàng hoá hoặc dịch vụ.

Trên thực tế, khi tổ chức, cá nhân sử dụng một dấu hiệu (là: tên

người, dấu hiệu mô tả chúng loại, sỐ lượng, chất lượng, công dụng, gia tri, nguồn gốc địa lí và các đặc tính khác của hàng hoá hoặc dịch vụ) mà trùng (toàn bộ hoặc một phần) với nhãn hiệu hay CDĐL đang được bảo hộ thì chủ sở hữu nhãn hiệu hay tô chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quan lí CDDL đó không có quyền ngăn cam nếu việc sử dụng đó được coi là “trung thực” Hành vi sử dụng như thế nào là “trung thực” không được Luật SHTT giải thích rõ mà tuỳ thuộc vào từng tình huống cụ thể Tuy nhiên, sử dụng “trung thực” có thể hiểu là chủ thé sử dung dau hiệu đó một cách ngay thăng, phù hợp với tập quán kinh doanh; không nhằm gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ; việc sử dụng đó là cần thiết và chính đáng.

Vi dụ: nhãn hiệu “Tiền Hải” đã được đăng kí bảo hộ cho sản phẩm nước khoáng đóng chai Một doanh nghiệp khác cũng sản xuất nước khoáng đóng chai va sử dụng nguồn nước khoáng lây từ huyện Tiền Hải (Thái Bình) Trên bao bì sản phẩm của doanh nghiệp có ghi dòng chữ “SAN XUẤT TỪ NGUON NƯỚC KHOÁNG THIÊN NHIÊN TẠI TIÊN HẢI” Ở đây, việc sử dụng cụm từ “Tiền Hải” của doanh nghiệp này đã thê hiện rõ ràng nguồn góc địa lí của sản phẩm được lay từ nguồn nước khoáng tại huyện Tiền Hải Do đó, chủ sở hữu nhãn hiệu

“Tiền Hải” không có quyền ngăn cắm doanh nghiệp bởi đây không phải

là hành vi xâm phạm nhãn hiệu “Tiền Hải” đã được bảo hộ.

Thứ bay, chủ sở hữu BMKD không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau đây đối với BMKD: 1) bộc lộ, sử dụng

BMKD thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết BMKD đó do người khác thu được một cách bat hợp pháp; 2) sử dụng

dữ liệu thử nghiệm không nhăm mục đích thương mại; bộc lộ, sử dụng BMKD được tạo ra một cách độc lập; 3) bộc lộ, sử dụng BMKD được

Trang 33

tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu BMKD hoặc người bán hàng.

4.3.3 Giới hạn bởi lợi ích cộng dong

Thứ nhất, sử dung sáng chế theo quyết định của co quan nha nước có thâm quyền Day là trường hợp sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại, phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc đáp ứng nhu cầu cấp thiết khác cho xã hội Việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng chỉ áp dụng đối với sáng chế, không áp dụng đối với các đối tượng SHCN khác.

Đề bảo vệ lợi ích công cộng, cơ quan nhà nước có thâm quyền có thé ra quyết định bắt buộc chủ sở hữu sáng chế phải chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho chủ thé khác với các điều kiện được quy định tại Điều 145, Điều 146 Luật SHTT Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế là một trong số các trường hợp giới hạn quyền của người nam độc quyền sáng chế Tuy nhiên, nó có sự khác biệt so với các trường hợp sử dụng ngoại lệ khác ở một số điểm sau:'

- Các trường hợp sử dụng ngoại lệ và hạn chế quyền khác được thực hiện tự động, không cần sự cho phép của cơ quan có thâm quyền, miễn là tuân thủ điều kiện luật định Còn đối với bắt buộc chuyên giao quyền sử dụng sáng chế phải trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thâm quyền và phải tuân thủ điều kiện luật định;

- Các trường hợp sử dụng ngoại lệ khác, người sử dụng thường

không phải trả phí, còn bắt buộc chuyền giao quyền sử dụng sáng chế,

bên sử dụng phải trả một khoản phí đền bù hợp lí cho người nắm độc quyền sáng chế.

' Lê Thị Nam Giang, Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bắt buộc chuyển giao

quyên sử dụng sáng chê trong diéu kiện hội nhập kinh tê quốc tê, Luận án tiên sĩluật học, 2012.

Trang 34

- Việc bắt buộc chuyền giao quyền sử dụng sáng chế chỉ được áp dụng nếu bên có nhu cầu sử dụng đã không thành công trong việc thoả thuận để được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế thông qua hợp đồng chuyên giao tự nguyện với điều kiện thương mại thoả đáng.

Căn cứ, thủ tục bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được phân tích tại mục 3.2.2 Chương 5 của Giáo trình này.

Thứ hai, bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng (liên quan đến dữ liệu thử nghiệm tại khoản 1 Điều 128).

4.3.4 Giới hạn bởi các nghĩa vụ mà chủ sở hữu phải thực hiện Bên cạnh việc ghi nhận các quyền của chủ sở hữu đối tượng SHCN, pháp luật cũng quy định một số nghĩa vụ nhất định mà chủ sở hữu phải thực hiện:

Thứ nhất, nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế, KDCN, TKBT Chủ sở hữu sáng chế, KDCN, TKBT mạch tích hợp có nghĩa vụ trả thù lao cho tác giả sáng chế theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, nghĩa vụ sử dụng sáng chế dé đáp ứng nhu cau quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dan

hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội

Là người đã đầu tư tạo ra sáng chế, chủ sở hữu có toàn quyền sử dụng sáng chế vào mục đích thương mại để thu lợi nhuận Tuy nhiên, xuất phát từ vai trò quan trọng của sáng chế đối với xã hội, nên trong trường hợp dé đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc nhu cầu cấp thiết khác của xã hội, chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ sản xuất sản pham được bao hộ hoặc áp dụng quy trình được bao hộ dé phục vu cho các nhu cầu cấp thiết của xã hội, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, xã hội Nếu chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ này thì cơ quan nhà nước có thâm quyền có thể ra quyết định bắt buộc chủ sở hữu sáng chế phải chuyên giao quyền sử dụng sáng chế của mình cho người khác theo quy định tại Điều 145 và Điều 146 Luật SHTT.

Trang 35

Thứ ba, nghĩa vụ cho phép người khác sử dụng sáng chế cơ bản nhằm sử dung sang ché phụ thuộc với một số điều kiện nhất định.

Độc quyền là lợi ích mà băng độc quyền sáng chế mang lại cho chủ sở hữu sáng chế, theo đó, trong thời hạn bảo hộ sáng chế, bat kì chủ thể nào muốn sử dụng sáng chế nhằm mục đích thương mại đều phải được chủ sở hữu sáng chế cho phép Tuy nhiên, xuất phát từ lợi ích chính đáng của các tổ chức, cá nhân khác, cũng như lợi ích chung của xã hội, pháp luật quy định chủ sở hữu của sáng chế (được coi là sáng chế cơ bản) phải có nghĩa vụ cho phép chủ sở hữu của sáng chế phụ thuộc sử dụng sáng chế của mình nhằm sử dụng sáng chế phụ thuộc của họ với điều kiện: (i) sáng chế phụ thuộc tạo ra bước tiễn quan trọng về kĩ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn; (ii) các bên thống nhất được giá chuyển giao và điều kiện thương mại hợp lí.

Đối với chủ sở hữu sáng chế phụ thuộc, đây là quy định có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ich của họ vì nếu không được chuyên giao quyền sử dụng sáng chế cơ bản, họ cũng không thé sử dung được sáng chế phụ thuộc, mặc dù có thé đã đầu tư nhiều trí tuệ, thời gian, tiền bạc để tạo ra sáng chế phụ thuộc Mặt khác, quy định này vẫn bảo đảm được lợi ích của chủ sở hữu sáng chế cơ bản vì mặc dù việc chuyên quyền sử dụng này không dựa trên sự tự nguyện của họ nhưng chủ sở hữu sáng chế cơ bản vẫn bảo đảm được lợi ích kinh tế của mình bởi việc chuyển giao kèm theo“giá cả và điều kiện thương mại hợp lí” Quy định này còn mang lại lợi ích chung cho toàn xã hội vì sáng chế phụ thuộc là sáng chế “tạo ra bước tiến quan trọng về ki thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn”, nếu sáng chế này không được áp dụng trong thực tiễn sẽ khiến cho xã hội mất đi cơ hội được tiếp cận, sử dụng công nghệ mới, có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội.

Thứ tư, nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu

Cơ sở cho quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu có thể có nhiều cách tiếp cận và giải thích khác nhau, trong

Trang 36

đó, quan điểm được cho là hợp lí dựa trên lập luận rằng kho nhãn hiệu không phải là vô tận, nó là hữu hạn và do đó phải coi nó là thứ tài nguyên hiém.' Để một nhãn hiệu đáp ứng được điều kiện do pháp luật quy định và được cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp văn bằng hộ, chủ thể đăng kí phải đầu tư khá nhiều công sức, thời gian và nguồn lực tài chính; cơ quan nhà nước cũng tốn kém thời gian và nguồn lực cho việc thâm định dé cấp văn bang bảo hộ Do đó, nếu sau khi nhãn hiệu đã được đăng kí mà lại không được sử dụng trên thị trường sẽ dẫn đến lãng phí nguồn tài nguyên hữu hạn này Mặt khác, mục đích của việc cấp văn bằng bảo hộ là dé trao quyền sử dụng độc quyền cho những chủ thể có nguyện vọng sử dụng nhãn hiệu trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Tuy nhiên, trong thực tiễn, không loại trừ trường hợp chủ thê đăng kí nhãn hiệu không thực sự có nhu cầu đăng kí nhãn hiệu để sử dụng mà lợi dụng việc đăng kí để chiếm dụng nhãn hiệu hoặc can trở, ngăn cấm chủ thé kinh doanh khác sử dụng va đăng kí nhãn hiệu với những động cơ không lành mạnh hay còn gọi là “đăng kí chiếm chỗ” Dé hạn chế tối đa những tình huống tiêu cực đó, các nhà làm luật đã đưa ra một nghĩa vụ đặc thù, theo đó, chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng liên tục nhãn hiệu đã đăng kí, nếu không ho có thé sẽ mat quyền sở hữu đối với đối tượng này sau một thời hạn nhất định.

Quy định về nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu đã đăng kí xuất hiện khá sớm từ năm 1925, tại hội nghị La Hay, Điều 5C1 Công ước Paris về SHCN đã được sửa đổi, bỗ sung quy định, nếu trong các quốc gia ma nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu là bắt buộc thì đăng kí nhãn hiệu chỉ có thể bị chấm dứt hiệu lực sau một thời hạn hợp lí Quy định này của Công ước không ấn định cho các quốc gia phải đưa vào pháp luật nước mình nghĩa vụ bắt buộc phải sử dụng nhãn hiệu, tuy nhiên đã

gián tiếp thừa nhận nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu.

Theo khoản 2 Điều 136 Luật SHTT, “chu sở hữu nhãn hiệu có ' Lê Xuân Lộc, Nguyễn Thanh Diệu, Hoàng Thái Sơn, “Nghĩa vụ sử dụng nhãn

hiệu”, Tap chí Luật học, sô 4/2012.

Trang 37

nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyên sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm ditt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật

này” Theo quy định trên, sau khi nhãn hiệu được bảo hộ (được cấp

văn băng bảo hộ hoặc được chấp nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu đăng kí quốc tế), nếu chủ sở hữu nhãn hiệu (hoặc người được chủ sở hữu cho phép sử dụng) không thực hiện bất kì hành vi sử dụng nào (theo quy định tại khoản 5 Điều 124 Luật SHTT) đối với nhãn hiệu trong khoảng thời gian 5 năm liên tục mà không có lí do chính đáng thì tổ chức, cá nhân bất kì có quyền yêu cầu cơ quan quản lí nhà nước về SHCN chấm dứt hiệu lực của văn bang bảo hộ nhãn hiệu Việc cham dứt hiệu lực văn băng bảo hộ nhãn hiệu được coi là hậu quả pháp lí phat sinh do chủ sở hữu nhãn hiệu vi phạm nghĩa vụ sử dụng nhãnhiệu đã đăng kí.

5 XÂM PHAM QUYEN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP VA CANH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH

5.1 Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

5.1.1 Khai niệm va căn cw chung xúc định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Quyền SHCN là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các đối tượng SHCN, được xác lập theo những căn cứ do pháp luật quy định và được đặc trưng bởi độc quyền sử dụng, cho phép hay ngăn cắm người khác sử dụng và quyền định đoạt đối tượng SHCN Các độc quyền này thường được trao cho chủ sở hữu đối tượng SHCN Chủ sở hữu đối tượng SHCN có thể trực tiếp khai thác độc quyền hoặc cho phép người khác sử dụng đối tượng SHCN (thông qua hợp đồng sử dụng đối tượng SHCN) trong phạm vi và thời hạn nhất định dé thu phí.

Bên cạnh đó, để bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng,

quyên, lợi ích hợp pháp của người khác, pháp luật SHTT quy định chủ

sở hữu đối tượng SHCN không có quyền ngăn cam người khác sử dụng đối tượng SHCN trong một số trường hợp giới hạn như với mục

Trang 38

đích phi thương mại hay các trường hợp sử dụng trung thực Như vậy, bên cạnh chủ sở hữu đối tượng SHCN, hành vi sử dụng đối tượng SHCN của những người được chủ sở hữu hay pháp luật cho phép cũngđược coi là hợp pháp.

Các đối tượng SHCN có bản chất là những sáng tạo kĩ thuật hay thành quả của quá trình đầu tư nên luôn có giá trị thương mại và thường

mang lại lợi ích kinh tế cho người sử dụng, khai thác Do đó, trên thực

tế, việc chủ thé khác vô tình hay cố ý sử dụng đối tượng SHCN đang được bảo hộ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mà không được sự cho phép của chủ thể quyền hoặc không thuộc trường hợp giới hạn quyền SHCN diễn ra phô biến trong hầu hết các lĩnh vực và với mọi đối tượng SHCN Hành vi đó dù thực hiện với lỗi vô ý hay có ý thì đều xâm phạm đến quyên, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng SHCN, gây ra những hậu quả như: làm giảm sút doanh thu, lợi nhuận; ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh; gây ra sự nhằm lẫn cho khách hàng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ; thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp Do đó, cùng với việc ghi nhận độc quyền sử dụng đối tượng SHCN cho chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyên giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, pháp luật SHTT quy định những hành vi sử dụng đối tượng SHCN đang được bảo hộ một cách trái phép bị coi là hành vi xâm phạm quyền SHCN.

Hành vi xâm phạm quyền SHCN là những hành vi sử dung doi tượng SHCN không được chủ thể quyên hay pháp luật cho phép, xâm phạm quyên và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyễn sử

dung hợp pháp đối tượng SHCN dang được pháp luật bảo hộ.

Hành vi bị xem xét là xâm phạm quyền SHCN khi có đầy đủ các

căn cứ sau đây:

Thứ nhất, đôi tượng bi xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang

' Điều 5 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy địnhchỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTTvà quản lí nhà nước về SHTT, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định sé

119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ.

Trang 39

được bảo hộ quyền SHCN Quyền SHCN được xác lập dựa trên hai nhóm căn cứ: đăng kí hoặc trên cơ sở sử dụng thực tế Đối với các đối tượng mà quyền SHCN được xác lập thông qua thủ tục đăng kí tại cơ quan có thấm quyền, văn bằng bảo hộ đối tượng SHCN hoặc một văn bản tương đương (như quyết định chấp nhận bảo hộ đăng kí quốc tế) do cơ quan nhà nước có thâm quyền cấp cho chủ sở hữu đối tượng SHCN là cơ sở pháp lí dé xác định đối tượng SHCN được bao hộ, phạm vi va thời hạn bảo hộ đối tượng đó Đối tượng SHCN đang được bảo hộ là đối tượng đang trong thời hạn bảo hộ quyền SHCN tại Việt Nam.

Đối với các đối tượng SHCN mà quyén sở hữu được xác lập thông qua thực tiễn sử dụng như nhãn hiệu nỗi tiếng, BMKD, TTM, chủ sở hữu phải chứng minh quyền sở hữu của mình được xác lập thông qua việc sử dụng hợp hợp pháp đối tượng SHCN tại Việt Nam và cung cấp tài liệu, chứng cứ về việc đối tượng SHCN đáp ứng được điều kiện bảo hộ do pháp luật quy định Việc xác định phạm vi và thời hạn bảo hộ đối với các đối tượng này sẽ phức tạp hơn, phải dựa trên những chứng cứ về phạm vi sử dụng do chủ thể cung cấp Ví dụ, phạm vi quyền đối với TTM được xác định theo phạm vi bảo hộ TTM, gôm: TTM, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh, trong đó

TTM được chủ thể mang TTM sử dụng một cách hợp pháp Thời hạn

bảo hộ TTM gắn liền với sự tồn tại của chủ thé kinh doanh mang tên gọi đó Việc bảo hộ TM chấm dứt khi chủ thé kinh doanh không còn sử dụng TTM trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Thr hai, có yêu tỗ xâm phạm trong đối tượng bị xem xét Tuy thuộc vào đối tượng SHCN mà yếu tố xâm phạm sẽ khác nhau Ví dụ, yếu tố xâm phạm sáng chế được xác định như sau: sản phẩm hoặc bộ phận (phan) sản phẩm trùng hoặc tương đương với sản phâm hoặc bộ phận (phần) của sản phâm thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế; quy trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế;

sản phẩm hoặc bộ phận (phần) của sản phẩm được sản xuất theo quy

trình trùng hoặc tương đương với quy trình thuộc phạm vi bảo hộ sáng chế Hay yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là dấu hiệu gắn

Trang 40

trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhằm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.

Thr ba, người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thé quyền SHCN và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thâm quyền cho phép theo quy định của Luật SHTT Bên cạnh chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng đối tượng SHCN, pháp luật quy định một số trường hợp ngoại lệ cho phép chủ thê khác có thể sử dụng đối tượng SHCN trong những trường hợp giới hạn như: sử dụng đối tượng SHCN với mục đích phi thương mại (sử dụng cá nhân, nghiên cứu, giảng dạy ); trường hợp sử dụng trung

thực, lành mạnh mà không làm ảnh hưởng đến việc khai thác cũng

như lợi ích của chủ sở hữu đối tượng SHCN Khoản 2 Điều 125 Luật SHTT quy định những trường hợp mà chủ sở hữu đối tượng SHCN, tô chức, cá nhân được trao quyền sử dụng, quản lí CDĐL không có quyền ngăn cam người khác sử dụng đối tượng SHCN Hành vi sử dụng đối tượng SHCN trong các trường hợp này không bị coi là xâm phạm quyền SHCN.

Thi tw, hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam Can cứ này xác định không gian xảy ra hành vi Do tính chất giới hạn về lãnh thô của quyền SHTT nói chung, quyền SHCN nói riêng nên chỉ xem xét hành vi xâm phạm quyền SHCN được bảo hộ khi hành vi đó xảy ra tại Việt Nam Tuy nhiên, do tính “phi biên giới” của mạng internet nên những

hành vi xâm phạm quyền SHCN xảy ra trên mạng internet nhưng

nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam thì cũng

bị coi là xâm phạm quyền SHCN.

5.1.2 Hành vi xâm phạm và phương thức xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

5.1.2.1 Xâm phạm quyên doi với sáng chế, kiểu danh kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí

e Hanh vi xâm phạm quyên đối với sáng chế, KDCN, TKBT Sáng chế, KDCN, TKBT là những đối tượng SHCN mang đặc

Ngày đăng: 07/04/2024, 17:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN