1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bình luận khoa học một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

257 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

| ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

BÌNH LUẬN KHOA HỌC MỘT SÓ QUY ĐỊNH CUA LUẬT BẢO HIẾM XÃ HỘI 2014

MA SO: LH - 2015 — 396/ĐHL — HN

Chi nhiém dé tai: TS Nguyén Hién Phuong Thư ky đề tài: ThS Nguyễn Tiến Dũng

| TRUNG TAM THONG TIN THU VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT HA NỘI

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIEN DE TÀI

TS Nguyễn Hiền PhươngĐại học Luật Hà Nội

- Chủ nhiệm đê tài

- Tác giả các chuyên đề 4, 52_|PGS TS Trân Thi Thuý Lâm |Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên đê 6, 83 |T§ Đỗ Thị Dung Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên dé 7, 11

4 |ThS Phùng Thị Cẩm Châu [Dai học Công đoàn - Tác giả chuyên đê 2

5 |TS Nguyễn Xuân Thu Học viện Tư pháp - Tác giả chuyên đê 9

6 |Th.S Hà Thị Hoa Phượng Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên dé 3, 12

7 |Th.5 Doan Xuân Trường Đại học Luật Hà Nội - Tác giả chuyên đê 1, 108 |Th.S Trân Thị Kiều Trang |ĐạihọcLuậtHàaNội |- Dong tác giả chuyên dé 13

9 |Th.S Nguyên Tiên Dũng Đại học Luật Hà Nội

- Đồng tác giả chuyên đề 13

Trang 3

NHỮNG TU VIET TAT TRONG DE TÀI

Trang 4

MỤC LỤC

Tác giả

LOI NÓI DAU

BAO CAO PHUC TRINH TS Nguyén Hién Phuong NOI DUNG CAC CHUYEN DE

Nhóm chuyên đề 1: Những van đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội

Chuyên đề 1: Quá trình hình thành và phát triển 7h.S Đoàn Xuân Trườngcủa Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Chuyên dé 2: Sự can thiết ban hành Luật Bao hiểm TAS Phùng Thị Cẩm Châu

xã hội năm 2014

Chuyên đề 3: Quan điểm, tư tưởng sửa đổi, bd TS Hà Thị Hoa Phượng

sung Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Chuyên đề 4: Những điểm mới cơ bản của Luật 7S Nguyễn Hiển Phương Bảo hiểm xã hội năm 2014

Nhóm chuyên đề 2: Bình luận một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm

Chuyên đề 5: Bình luận một số quy định chung 7S Nguyễn Hiền Phương của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Chuyên dé 6: Bình luận một số quy định về chế độ PGS TS Tran Thị Thuy Lâm

bảo hiểm xã hội 6m đau

Chuyên dé 7: Bình luận một số quy định về chế độ 7S Đỗ Thị Dung thai sản

Chuyên dé 8: Bình luận một số quy định về chế độ PGS TS Tran Thị Thuy Lâmtai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Chuyên đề 9: Bình luận một số quy định của Luật 7S Nguyễn Xuân ThuBảo hiểm xã hội năm 2014 về chế độ bảo hiểm

Trang 5

hưu trí bắt buộc

Chuyên dé 10: Bình luận một số quy định của LuậtBảo hiểm xã hội năm 2014 về chế độ tử tuất

Chuyên dé 11: Bình luận một số quy định về bảohiểm xã hội tự nguyện

Chuyên đề 12: Bình luận các quy định về quỹ bảohiểm xã hội

Chuyên đề 13: Bình luận các quy định về khiếunại, tố cáo và xử lý vi phạm về bảo hiểm xã hộiDANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

ThS Doan Xuân Truong

Trang 6

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Giữ vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội quốc gia, pháp luật bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thời gian qua đã không ngừng hoàn thiện

nhằm mục tiêu bảo vệ thu nhập người lao động (NLĐ), thực hiện công bằng

xã hội và phát triển bền vững Luật BHXH lần đầu tiên được ra đời năm 2006 và nhận được nhiều thành công sau 6 năm thực hiện Có thê dễ dàng nhận thay cùng với nhiều văn bản hướng dẫn, Luật BHXH 2006 đã làm thay đôi nhận thức của NLĐ và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về quyền tham gia và hưởng BHXH vốn là một trong những quyền cơ bản của NLĐ Bên cạnh hình thức tham gia có tính bắt buộc, lần đầu tiên hình thức BHXH tự nguyện được quy định và chính thức to chức thực hiện từ năm 2008 khiến phạm vi đối tượng bảo vệ của BHXH đã bao quát được toàn bộ NLĐ Mặc dù còn khiêm tốn song sự tham gia của một bộ phận NLĐ ở hình thức tự nguyện đã

góp phần làm số đối tượng tham gia BHXH nói chung ngày càng tăng Tính

đến 30/6/2014 số người tham gia BHXH trên toàn quốc đạt 62.403.163 người, số người được cấp sô BHXH lên tới 95,4% số người tham gia Một trong những chế độ BHXH khó thực hiện nhất trên thé giới theo thông lệ quốc tế là bảo hiểm thất nghiệp thì cũng đã được chính thức quy định và thực hiện ở Việt Nam Mặc dù còn những hạn chế nhất định song sự thành công ban đầu của chế độ BHXH mới mẻ này góp phan khang định sự phát triển và không ngừng hoàn thiện của pháp luật BHXH thời gian qua Cùng với sự gia tăng không ngừng về đối tượng tham gia, những quy định Luật BHXH năm 2006 cũng thể hiện sự phù hợp nhất định trong từng nội dung các chế độ trợ cấp Các quy định về quản lý nhà nước, quản lý sự nghiệp BHXH cũng được sửa đổi bổ sung tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng các chế độ Ở nhiều địa phương BHXH đã có những chuyền biến tích cực trong tổ chức thực hiện

Trang 7

bằng việc cải tiến quy trình thu chi BHXH, rút ngắn thời gian giải quyết, nâng cao nghiệp vụ cán bộ thực hiện Điều đó đã nâng cao nhận thức của NLD và cả sự hài lòng của người tham gia BHXH.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công của pháp luật BHXH với vai tròquan trọng của Luật BHXH 2006, sau 8 năm thực hiện, Luật BHXH năm

2006 cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế nhất định Điều này thể hiện ở quy định trong hau hết các chế độ BHXH từ bắt buộc, tự nguyện tới thất nghiệp Chang hạn như chưa đảm bảo công bằng giữa các đối tượng hưởng ở các khu vực khác nhau, thiết kế chế độ bảo hiểm hưu trí còn chưa phù hợp giữa đóng góp và hưởng thụ, quyền lợi của NLD khi bị TNLĐ — BNN còn thấp, Sự thờ ơ, thiếu mặn mà của bộ phận lớn NLĐ đối với BHXH tự nguyện cũng là một trong những hạn chế thé hiện sự thiếu khả thi của quy định luật Con số 20% lực lượng lao động được tham gia BHXH thực sự vẫn là quá thấp SO VỚI mục tiêu chung của BHXH Bảo hiểm xã hội tự nguyện mặc dù có đối tượng thuộc diện tham gia rộng, tuy nhiên trên thực tế thì số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mới chỉ chiếm khoảng 0,3% số đối tượng thuộc diện tham gia Ngoài ra, tình trạng trục lợi BHXH, lạm dụng BHXH, vi phạm quy định về đóng-BHXH là hiện tượng diễn ra có tính phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm trên 70% tổng số nợ , làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ bảo hiểm xã hội và quyền lợi của NLĐ Từ góc độ kinh tế, với những quy định Luật BHXH 2006 và thực tiễn thực hiện dự đoán tới 2021 quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất không cân đối được thu chi, và tới 2034 phần kết dư không còn, khả năng quỹ rơi vào tình trạng không đảm bảo chi trả trợ cấp.

Xem xét về nguyên nhân cho thấy, một trong những nguyên nhân chính xuất phát từ những hạn chế trong quy định pháp luật hiện hành và thiếu những biện pháp đảm bảo thực thi hiệu quả Bên cạnh đó, yêu cầu có tính

khách quan của sự phát triên kinh tê xã hội, yêu câu đảm bảo an sinh xã hội

Trang 8

và đặc biệt là sự phát triển của quan hệ lao động đòi hỏi phải có sự hoàn thiện từ góc độ quy định pháp luật Trong bối cảnh đó, Luật BHXH với định hướng sửa đối, bố sung toàn diện được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ hop thứ 8 thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2014 đánh dau một bước phát triển của pháp luật BHXH Những điểm mới trong quy định Luật BHXH năm 2014 thé hiện trong hầu hết các chế độ trợ cấp cũng như các quy định chung Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu từ góc độ bình luận khoa học các nội dung cơ bản của Luật BHXH năm 2014 thực sự có ý nghĩa về mặt khoa khọc cũng như ứng dụng thực tiễn trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập chuyên ngành luật kinh tế Mặt khác, nghiên cứu chuyên sâu về bình luận những điểm mới của luật BHXH 2014 cũng làm cơ sở lý luận quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả thực thi một nội dung quy định Luật có ảnh hưởng trực tiếp và sâu rộng tới đời sống của lực lượng lao động xã hội, vốn không ngừng có tính thời sự và thu hút được sự quan tâm của đông đảo dân chúng.

Đây cũng chính là lý do của việc lựa chọn đề tài “Bình luận khoa học một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội" làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.

2 Tình hình nghiên cứu

Luật BHXH được Quốc hội thông qua năm 2014 và bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2016 (một số nội dung có hiệu lực từ 01/01/2018) Chính vì vậy, cho đến thời điểm hiện nay các công trình nghiên cứu khoa học cũng như bài viết về Luật BHXH 2014 còn chưa nhiều, đặc biệt là dưới góc độ bình luận khoa học Đặc biệt phải nói rằng từ trước cho đến nay (kế cả đối với Luật BHXH 2006) chưa có công trình khoa học nào bình luận trực tiếp về Luật BHXH Các công trình nghiên cứu khoa học cũng như các bài viết về Luật BHXH chủ yếu được thực hiện dưới dạng đánh giá thực trang các quy định của pháp luật,

nêu và phân tích những điêm mới của luật, thực tiên thực hiện và trên cơ sở

Trang 9

đó đưa ra một số kiến nghị Các công trình nghiên cứu về Luật BHXH 2014 cũng như liên quan đến Luật BHXH 2014 có thê kế đến là: Bài tạp chí: “Mor số bình luận pháp li liên quan đến Điêu 60 Luật BHXH năm 2014” của PGS TS Nguyễn Hữu Chí và Th§ Bùi Thị Kim Ngân đăng trên tạp chí Luật học, số 6 năm 2015; bài “Sửa đổi Điêu 60 Luật BHXH năm 2014 dưới góc nhìn quan hệ lao động tập thé” của PGS TS Nguyễn Hữu Chi và ThS Bùi Thi Kim Ngân đăng trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9 năm 2015; bài “Nhìn lại 5 năm thực hiện chính sách bao hiểm thát nghiệp ở Việt Nam” của Lê Thị Thanh Hà đăng trên tạp chí Quản lý nhà nước, số 7 năm 2014; bài: “Thực trạng nợ, chậm và “tron” dong tiên BHXH ở Việt Nam hiện nay” của Hoàng Kim Khuyên và Hoàng Thị Quỳnh Trang đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8 năm 2014; bài: “Cải cách Luật BHXH dé mở rộng bảo hiểm hưu tri đổi với người cao tuổi" của Đặng Như Lợi đăng trên tạp chí Lý luận chính trị, số 12 năm 2014; bài: “Bàn về Điêu 60 Luật BHXH (sửa doi)” của Bùi Ngọc Thanh đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10 năm 2015; bài: “Tính uu việt của Luật BHXH, Luật Bảo hiểm y tế - thách thức trong triển khai và giải pháp bao dam an sinh xã hội (ASXH)” của Bùi Sỹ Lợi đăng trên tạp chí Cộng

sản, số 7 năm 2015

Những bài viết này mới chỉ dé cập đến một số điểm mới, một số quy định của Luật BHXH năm 2014 ở một số nội dung như chế độ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, BHXH một lần mà chưa có sự đánh giá bình luận một các tông thể các quy định mang tính xuyên suốt của bộ luật Vì vậy, có thể thấy đến thời điểm này chưa có công trình khoa học nào viết dưới dạng bình luận Luật BHXH năm 2014 nên đây sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu vê vân dé nay.

Trang 10

3 Mục đích, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu:

Với việc lựa chọn đề tài trên, chúng tôi hướng tới những mục đích nghiên cứu cơ bản như sau:

Một là, đề tài nghiên cứu và đưa ra ý kiến bình luận về một số quy định của Luật BHXH năm 2014.

Hai là, đề tài đưa ra những phân tích về cách hiểu, cách áp dụng các quy định của pháp luật, những điểm hợp lý cũng như tính khả thi các quy định của pháp luật đồng thời cũng chỉ ra những tồn tại bất cập hoặc dự đoán thiếu tính khả thi trong một số quy định của pháp luật trong Luật BHXH năm 2014.

Ba là, trên cơ sở những kết qua đạt được, đề tài nhằm cung cấp tài liệu cho hệ thống học liệu chuyên ngành luật kinh tế phục vụ cho nghiên cứu và giáo dục đại học chuyên ngành luật kinh tế.

* Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Luật BHXH năm 2014 có phạm vi rộng, gồm nhiều chương (9 chương) và 125 điều luật Bởi vậy, trong phạm vi đề tài khoa học cấp trường, bảo đảm tính trọng tâm trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ chỉ nghiên cứu và bình luận một số quy định cơ bản của Luật BHXH 2014.

* Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được triển khai trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lê nin về nhà nước và pháp luật.

Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để triển khai đề tài là: phân tích, thống kê, so sánh, chứng minh, tổng hgp Cu thé:

- Phương pháp phân tích được sử dụng ở tất cả các chuyên dé dé thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài;

- Phương pháp thống kê được sử dụng để tập hợp, xử lý các tài liệu, số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đê tài;

Trang 11

- Phương pháp so sánh được sử dụng trong một số chuyên đề để đối chiếu, đánh giá các quan điểm khác nhau (của ILO, một số quốc gia trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam) về pháp luật BHXH;

- Phương pháp tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong việc đưa ra những kết luận của từng chuyên đề.

4 Kết cầu của đề tài

Nội dung đề tài nghiên cứu được chia làm 2 phần: Phần 1: Những vấn đề chung về Luật BHXH

Phần này đề cập đến quá trình hình thành và phát triển của Luật BHXH, đặc biệt từ khi ban hành Luật BHXH năm 2006 đến Luật BHXH năm 2014 Bên cạnh đó, thông qua việc đánh giá thực trạng Luật BHXH năm 2006 (những ưu điểm cũng như những tôn tại của luật này), đề tài sẽ lý giải sự cần thiết ban hành Luật BHXH 2014 Đồng thời trong phần này, nhóm tác giả cũng nêu lên quan điểm của việc sửa đôi Luật BHXH và chỉ ra những điểm mới cơ bản của Luật BHXH 2014 Phần này nhóm tác giả đã viết các chuyên dé sau:

- Chuyên dé 1: Quá trình hình thành và phát triển của Luật BHXH Việt Nam

- Chuyên đê 2: Sự cần thiết ban hành Luật BHXH năm 2014

- Chuyên dé 3: Quan điểm, tư tưởng sửa đổi, bổ sung Luật BHXH năm 2014

- Chuyên đê 4: Những điểm mới co bản của Luật BHXH năm 2014 Phan 2: Bình luận một số quy định của Luật BHXH năm 2014

Phần này nhóm tác giả bình luận cụ thể một số quy định của Luật

BHXH năm 2014 Luật BHXH năm 2014 thiết kế với 9 chương và 125 điều, vì vậy, ở cấp độ dé tài nghiên cứu cấp trường, nhóm tác giả không kỳ vọng sẽ bình luận tất cả các chương và các điều của Luật BHXH 2014 mà sẽ chỉ tập trung bình luận một số những quy định mang tính chất cơ bản và có tính tiên

Trang 12

quyết củ: Luật nhằm làm toát lên những nội dung cơ bản cũng như tinh than của Luật BHXH 2014 như những quy định chung, quy định về chế độ bảo hiểm ốm đau, thai sản, tai nan lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí, tử tuất, FHXH tự nguyén, Trong từng quy định, nhóm tác giả sé đi sâu vào

bình luar, phân tích trên những khía cạnh (phương diện) sự phù hợp, tính khả

thi về cá: quy định của Luật, sự tiến bộ của Luật BHXH năm 2014 so với Luật BHXH năm 2006, sự tương thích của các quy định trong Luật so với các Công ước của ILO Phần này nhóm tác giả viết các (8) chuyên đề sau:

- Chuyên đề 5: Bình luận một số quy định chung của Luật BHXH năm 2014.

- Guyén dé 6: Bình luận một số quy định về chế độ bảo hiểm ốm đau - uyên dé 7: Bình luận một số quy định về chế độ bảo hiểm thai sản - Chuyén dé 8: Bình luận một số quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động,bệnh nghề nghiệp

- uyên dé 9: Bình luận một số quy định về chế độ bảo hiểm hưu trí - Chuyén dé 10: Bình luận một số quy định về chế độ bảo hiểm tử tuất

- Cruyén dé 11: Bình luận một số quy định về BHXH tự nguyện

- uyên dé 12: Bình luận các quy định về quỹ BHXH

- uyên đê 13: Bình luận các quy định về khiếu nại, tổ cáo và xử lý vi phạm về )HXH

5 Những kết quả nghiên cứu và đóng góp mới của đề tài

Vie nghiên cứu đề tài mang lại những kết quả và những đóng góp mới

cơ bản sai day:

- Nhiên cứu tổng quát những vấn đề chung về Luật BHXH như quá trình hint thành và phat triển của Luật BHXH Việt Nam, thực trạng Luật BHXH 2106 và sự cần thiết phải ban hành Luật BHXH 2014 với những đánh giá và luật giải thỏa dang;

Trang 13

- Phân tích và hướng dẫn cách hiểu, cách áp dụng một số các quy định cơ bản của Luật BHXH 2014;

- Bình luận đánh giá một số những quy định cơ bản và có tính tiên quyết của Luật nhằm làm toát lên những nội dung chính của Luật BHXH 2014 ở các chế định: Những quy định chung, quy định về chế độ bảo hiểm

ốm dau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí, tử

tuất, BHXH tự nguyện, trên những khía cạnh (phương diện) như: Sự phù hợp, tính khả thi của các quy định, sự tiến bộ của Luật BHXH 2014 so với Luật BHXH 2006, sự tương thích của các quy định trong Luật BHXH năm 2014 so với các nội dung khác trong hệ thống an sinh xã hội và các công ước của ILO.

- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của Luật cũng như đảm bảo tính khả thi, nang cao hiệu quả thực hiện pháp luật về BHXH.

6 Tổ chức thực hiện

Đề thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và triển khai nội dung nghiên cứu

của đề tài, các công việc đã được tiền hành bao gồm:

- Đăng ký và ký hợp đồng nghiên cứu đề tài khoa học cấp trường với Ban Giám hiệu Trường đại học Luật Hà Nội

- Chủ nhiệm dé tài làm dé cương và bảo vệ đề cương nghiên cứu trước Hội đồng khoa học Trường

- Tổ chức các phiên họp triển khai thực hiện đề tài;

- Các tác giả thu thập tài liệu và viết các chuyên đề của đề tài; - Thu các bài viết, biên tập và viết báo cáo phúc trình;

- Hoàn chỉnh, đóng cuốn, nộp Phòng Quản lý khoa học của Trường dé tổ chức nghiệm thu.

Toàn bộ quá trình thực hiện, từ khi ký hợp đồng nghiên cứu đến khi nộp dé tai cho Phòng Quản lý khoa học Trường trong thời gian 12 tháng.

Trang 14

BAO CÁO PHÚC TRÌNH DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA

HỌC CÁP TRƯỜNG

“Bình luận khoa học một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội”

Giới thiệu chung

“Bình luận khoa học một số quy định của Luật Bảo hiểm xã hội” là một đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường do Bộ môn Luật Lao động, Khoa pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội đảm nhận Nội dung của đề tài được chia thành hai nhóm chuyên đề: gồm 13 chuyên đề.

Nhóm chuyên đề 1: Những vẫn đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội Phần này gồm 4 chuyên đề (từ chuyên đề 1 đến chuyên đề 4) gồm các nội dung nghiên cứu về: Quá trình hình thành và phát triển của Luật BHXH Việt Nam; Sự cần thiết phải ban hành Luật BHXH năm 2014, Quan điểm của việc sửa đổi Luật BHXH và chỉ ra những điểm mới cơ bản của Luật BHXH năm 2014.

Nhóm chuyên đề 2: Bình luận một số quy định của Luật BHXH năm 2014

Phan này được triển khai bằng 9 chuyên dé (từ chuyên đề 5 đến chuyên đề 13) Nội dung của phần này tập trung chủ yếu vào việc phân tích, diễn giải về cách hiểu, cách áp dụng một số quy định cơ bản của Luật BHXH năm 2014 Các chuyên đề nghiên cứu ngoài việc đánh giá, bình luận, tìm ra những điểm tiến bộ, phù hợp, có tính khả thi trong các quy định của Luật đồng thời cũng chỉ ra những điểm còn bất cập, hạn chế cần phải sửa đôi, hoàn thiện ở các quy định Các chuyên đề nghiên cứu được thiết kế theo các nội dung chính bao gồm các chế độ BHXH ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo hiểm hưu trí, tử tuất, BHXH tự nguyện, quỹ BHXH, tranh chấp và xử lý vi phạm về BHXH.

Trang 15

Sau đây là những kết quả nghiên cứu chủ yếu của Đề tài:

1 Những vấn đề chung về Luật Bảo hiểm xã hội.

Những vấn đề chung của Luật BHXH được nhóm tác giả xem xét nghiên cứu ở 4 nội dung:

- Quá trình hình thành và phát triển của Luật BHXH; - Sự cần thiết phải ban hành Luật BHXH năm 2014;

- Quan điểm trong việc sửa đôi, b6 sung quy định Luật BHXH năm 2014

- Những điểm mới cơ bản của Luật BHXH năm 2014.

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Luật BHXH Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển của Luật BHXH Việt Nam được đánh đấu bởi những mốc thời gian quan trọng: sự ra đời của Luật BHXH

2006, Luật BHXH 2014 Trước khi Luật BHXH 2006 được ban hành, nhu

cầu cần thiết của việc điều chỉnh pháp luật về BHXH cũng đã xuất hiện từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Một số văn bản pháp luật được ban hành trong thời kỳ đầu từ năm 1945 — 1960 đó là: Sắc lệnh số 54-SL ấn định các điều kiện cho công chức về hưu trí và sau đó là Sắc lệnh số 105-SL ngày 14/06/1946 quy định về việc cấp hưu bỗng và đóng BHXH đối với công chức Đây chính là những văn bản pháp luật đầu tiên quy định quyền lợi, mức hưởng hưu trí của công chức, khang định nguyên tắc đóng - hưởng của BHXH Từ năm 1975, chính sách BHXH được thực hiện thống nhất trong cả nước Chế độ BHXH bao gồm: trợ cấp hưu trí, mất sức lao động và tử tuất, cùng với các chế độ ốm đau, thai sản và tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp đóng góp.

Năm 1985 - 1993 với những chính sách cải cách chế độ tiền lương, đối

tượng tham gia BHXH vẫn xác định là công nhân viên chức Nhà nước và lực

lượng vũ trang Tuy nhiên, số lượng tham gia đã tăng lên nhiều so với giai đoạn trước Chính sách BHXH trong giai đoạn này đã mở rộng đối tượng phù

Trang 16

hợp với nền kinh tế tập trung bao cấp, xác định các chế độ BHXH tương đối hợp lý, xác định mức đóng góp của NSDLD cao hon dé đảm bảo nguồn chi

Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX đã thông qua Bộ luật Lao động (BLLĐ) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995, trong đó giành một chương riêng (Chương XII) cho quy định về BHXH Trên cơ sở đó, một loạt các văn bản hướng dẫn được ban hành hướng dẫn thực hiện chính sách chế độ BHXH Quyền lợi ngươi tham gia BHXH từng bước mở rộng và nâng cao trong việc bao dam vật chất, góp phần ổn định đời sống cho NLD và gia đình trong các trường hợp ốm dau, thai sản, hết tuối lao động, chết, bị tai nạn lao động, bệnh

nghề nghiệp, mat việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó khăn khác Sau khi Luật

sửa đối, bé sung một số điều của BLLĐ được thông qua (2002), các chế độ BHXH có một số nội dung được sửa đổi với phạm vi đối tượng tham gia ngày càng được mở rộng hướng tới tất cả những người làm công trong các thành phan kinh tế, có quan hệ lao động từ ba tháng trở lên Mặc dù có nhiều thành công thé hiện ở việc phát triển đối tượng tham gia BHXH và quyền lợi hưởng song so với tiềm năng và nhu cau xã hội thì tong số NLD thực tế tham gia BHXH còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ, hình thức tham gia BHXH tự nguyện — hình thức bảo hiểm mà bat ky NLD cũng có thê tham gia chưa được thực hiện ở Việt Nam.

Trong giai đoạn này, NLD được hưởng 5 chế độ BHXH: Om đau, thai

sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất Việc xác định mức

hưởng gắn với mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm Quỹ BHXH được hình thành, độc lập với ngân sách nhà nước Cơ quan BHXH được thành lập với chức năng độc lập về thu, chi và quản lý quỹ BHXH, tách quan lý nhà nước và quản lý nghiệp vụ BHXH một cách hợp lý Tuy vậy, số lượng các văn bản

Trang 17

pháp luật về BHXH quá nhiều, hiệu lực pháp luật thấp, có nội dung chưa thống nhất và chưa đồng bộ với các quy định trong hệ thống pháp luật'

Trước nhu cầu cấp thiết về việc hoàn thiện pháp luật về BHXH, ngày 29/06/2006, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI, Quốc hội đã thông qua Luật BHXH và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2007 đối với BHXH bắt buộc, từ 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện và từ 01/01/2009 đối với bảo hiểm thất nghiệp Việc ban hành văn bản Luật này là bước phát triển vượt bậc, đánh dấu thời kỳ mới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tô chức thực hiện BHXH Các quy định của Luật BHXH năm 2006 về cơ bản được kế thừa từ các quy định hiện hành và có phát triển một số nội dung, đặc biệt là quy định loại hình BHXH tự nguyện và chế độ bảo hiểm thất nghiệp Nhằm hướng dẫn thực hiện Luật BHXH 2006, các cơ quan có thâm quyền đã ban hành khoảng 160 van bản hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện Có thể nói Luật BHXH 2006

với hơn 7 năm thực hiện đã thực sự có y nghĩa tích cực trong việc bảo vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của NLĐ góp phần thực hiện mục tiêu ASXH của nhà nước Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, các chính sách, chế độ về BHXH cũng bộc lộ không it các điểm bat hợp lý; tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện còn thấp; chế tài xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực BHXH chưa đủ mạnh nên mức tuân thủ còn thấp; tình trạng nợ đọng, chậm đóng BHXH còn phô biến gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyên lợi của NLD và ôn định của quỹ

Dé khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật BHXH 2006, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH, phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới, đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ, đảm bảo ASXH và hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội khóa XIII đã đưa Luật BHXH (sửa đổi) vào chương trình

L http://bhxhcamau.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/so-luoc-lich-su-phat-trien-chinh-sach-bao-hiem-xa-hoi-bao-hiem-y-te.html

Trang 18

xây ding Luật và Pháp lệnh trong nhiệm ky khóa XIII Ngày 20/11/2014, Luật BHXH (BHXH) sửa đôi đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thútám, gồm 09 Chương, 125 Điều, quy định chế độ, chính sách BHXH; quyền w trách nhiệm của NLD, NSDLD; cơ quan, tô chức, cá nhân có liên quan dé BHXH, tổ chức đại diện tập thé lao động, tô chức đại diện NSDLD; cơ quar BHXH; Quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý nhà nước về BH2H Về cơ bản, Luật BHXH sửa đổi đã tạo khung pháp lý nhằm điều chỉnh cic chính sách BHXH Bảo hiểm thất nghiệp trong giai đoạn hiện nay; và đều tướng tới hai mục tiêu quan trọng là: mở rộng đối tượng tham gia BHXH, bao hiểm thất nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả các

chính sich ASXH Đây được coi là cơ hội lớn với ngành BHXH trong việc

triển khu thực hiện chính sách BHXH thời gian tới nhằm hướng đến mục tiêu mà Ngh quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng dd với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012-2020 đã đề ra.

12 Sự cần thiết ban hành Luật BHXH năm 2014

Vệc ban hành Luật BHXH 2014 xuất phát từ những yêu cau, lý do cơ ban sau day:

12.1 Ban hành Luật BHXH năm 2014 nhằm thé chế hod chủ trương, đường lỗi của Đảng, chính sách của Nhà nước doi với việc phát triển ASXH nói chung, BHXH nói riêng.

Tr Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của Hội nghị lần thứ sáu BanChấp hành Trung ương Đảng khóa X, Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục đặt a một trong các nhiệm vụ phát triển đất nước giai đoạn 2011 — 2015 là bao cm ASXH; tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống BHXH, bảo hiểm y tế, bảo liém thất nghiệp, da dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội nhất là những đối tượng yếu thé dễ bị ton thương Cùng vd đó, Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành

Trung ưng Đảng khoá XI vê một so van đê về chính sách xã hội giai đoạn

Trang 19

2012 — 2020 khẳng định quan điểm chi đạo “Hệ thống ASXH phải da dạng, toàn điện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thé hệ và giữa các thé hệ; bảo đảm bên vững, công bang” va đặt mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia BHXH; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp".

Gần hơn, Nghị quyết số 21- NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y

té giai đoạn 2012 — 2020 tiép tuc khang định những nội dung quan trong

trong việc nâng cao vai trò của BHXH trong hệ thống các chính sách xã hội, mở rộng đối tượng tham gia BHXH Qua đó cho thấy Luật BHXH năm 2006 nói riêng, pháp luật về BHXH nói chung đứng trước yêu cầu hoàn thiện cấp

thiết theo hướng đa dạng hóa, linh hoạt hóa, mở rộng sự chia sẻ cộng đồng,

dam bảo phát triển ôn định, bền vững cơ chế bảo vệ thu nhập của NLD.

1.2.2 Ban hành Luật BHXH năm 2014 để đảm bảo nội dung pháp luật BHXH phù hợp với quy định của Hién pháp 2013 và tương thích với các đạo luật có liên quan.

Hiến pháp năm 2013 đã quy định bao quát về quyền con người, trong đó có quyền ASXH Đây chính là cơ sở pháp lý nền tảng quan trọng cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về ASXH nói chung, pháp luật về BHXH nói riêng BLLĐ năm 2012 cũng có những điều chỉnh mang tính chất định hướng đối với BHXH Chính vì vậy, yêu cầu của việc đảm bảo nội dung pháp luật BHXH phù hợp với quy định của Hiến pháp và các đạo luật có liên quan như BLLĐ, Luật Việc làm sẽ góp phần tăng hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế.?

1.2.3 Ban hành Luật BHXH năm 2014 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật BHXH năm 2006

? Xem thêm Chuyên dé 2: Sự cần thiết ban hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Trang 20

Qua 7 năm đi vào cuộc sống, Luật BHXH đã có những thành công

đáng khích lệ Tuy nhiên, trước tinh hình mới, Luật này cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế cần phải xem xét sửa đổi.

Thứ nhất, mức độ bao phủ của BHXH chưa cao Mặc dù số lượng người tham gia BHXH đều tăng lên qua các năm nhưng ty lệ người thực tế tham gia trên tổng số người thuộc diện tham gia theo quy định của Luật BHXH còn tương đối thấp” Nguyên nhân có thể xuất phát từ quy định bắt buộc tham gia đối với đối tượng NLD làm việc theo HDLD là NLD theo hop đồng có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên (không phải mọi NLĐ có HĐLĐ) được coi là một rào cản cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH Bên cạnh đó, đối với BHXH tự nguyện, có thé thấy chính sách BHXH tự nguyện hầu như chưa thu hút được NLĐ, phần lớn lao động trong khu vực phi chính thức, nông dân chưa tham gia loại hình này Nguyên nhân của tình trạng đó một phần là do các điều kiện, thủ tục, cơ chế pháp lý của BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn được NLĐ tham gia, Nhà nước cũng chưa dành nhiều sự hỗ trợ để khuyến khích nhóm đối tượng này tham gia BHXH tự nguyện.

Thứ hai, quy định về căn cứ xác định mức đóng BHXH của Luật

BHXH đã bị nhiều đơn vị sử dụng lao động có tình áp dụng một cách sai lệch

trong thực tiến Không ít doanh nghiệp sử dụng cách khai mức lương trả cho

NLD thấp hơn so với thực tế, thậm chí có doanh nghiệp chỉ tham gia đóng BHXH cho NLD theo mức lương tối thiểu.

Thứ ba, nội dung các chế độ BHXH còn có những bat hợp lý, gây khó khăn cho NLĐ trong quá trình thực hiện thủ tục hưởng BHXH, hoặc dễ làm

phát sinh tranh chấp, hay tạo “kẽ hở” cho việc “lạm dụng” BHXH Chăng hạn

3 Số liệu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp tại Hội thảo khu vực phía

Nam về “Đối thoại chính sách trong sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội” do Ủy ban các vấn đềvề xã hội của Quốc hội phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên

đoàn Lao động Việt Nam, VCCI tổ chức ngày 30/7/2014

Trang 21

như Điều 35, 64,114 Luật BHXH năm 2006 rat dé tạo điều kiện lạm dung, trục lợi BHXH.

Thứ tu, mat cân đôi quỹ BHXH là một tình trạng đáng báo động, đặc biệt với quỹ hưu trí và tử tuất Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), với các chính sách hiện hành thì quỹ hưu trí và tử tuất đến năm 2021 thu trong năm không đủ chi trong năm, dé đảm bảo khả năng chi trả, phải lay từ nguồn kết dư của quỹ Đến năm 2034, phần kết dư không còn, số chi lớn hon rất nhiều so với số thu’.

Thứ năm, chế tài và việc xử phạt các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BHXH chưa đủ nghiêm khắc nên tình trạng nợ đọng, chậm đóng, tron đóng BHXH còn xảy ra khá phổ biến, đặc biệt ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (chiếm trên 70% tông số nợ), ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi hợp pháp của NLD và nguồn thu quỹ BHXH.

Thứ sáu, NLĐ còn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận, theo dõi các dịch

vụ của BHXH Việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông

tin trong quản lý BHXH còn chậm gây khó khăn trong kiểm soát đối tượng đóng, thụ hưởng quyền của NLD Việc kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy thực hiện và thanh tra, kiểm tra đối với BHXH còn hạn chế.

Sau một thời gian dài nghiên cứu, xây dựng dự thảo và lẫy ý kiến nhân dân, để khắc phục được những hạn chế, bất cập của Luật BHXH năm 2006, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH, đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật có liên quan, Luật BHXH năm 2014 ra đời chắc hăn sẽ phù hợp hơn với yêu cầu

4 “Những quan điểm lớn va sự can thiệt sửa doi Luật bảo hiém xã hột”,

4 “Những quan điểm lớn va sự can thiết sửa doi Luật bảo hiém xã hột”,

http://baohiemxahoi.gov.vn

Trang 22

phát trên kinh tế - xã hội trong tình hình mới, đáp ứng được nguyện vọng của NLD và BHXH, bảo đảm ASXH và hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3 Quan điểm, tư tưởng sửa đôi, bo sung Luật BHXH năm 2014 Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại Kỳ họp thứ 8, gồm 0° Chương, 125 Điều Đây là dự án luật có ý nghĩa rất lớn trong việc hoàn tHện pháp luật về BHXH cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội trong tình hình mới, đáp ứng được nguyện vọng của NLĐ, đảm bảo ASXH va hội nhập kinh tế quốc tế Chính vi vậy, để có thé sửa đổi bé sung Luật BIXH một cách tốt nhất, đúng mục đích cũng như định hướng cần phải CÓ quai điểm tư tưởng chỉ đạo cho việc soạn thảo Cụ thể các quan điểm tư tưởng chi đạo sửa đổi Luật BHXH bao gồm:

13.1 Tiếp tục cu thể hóa Hiển pháp năm 2013 và kịp thời thé chế hóa đường ôi, quan điểm của Dang và Nhà nước thé hiện trong các văn kiện Đại hội Đảng, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, Chién lược phát triển kith tế - xã hội 201 1-2020 và Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của BộChính trị.

Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp của thời kỳ đổi mới đã định hướng mục tial và các nội dung cốt lõi của chính sách bảo đảm ASXH, trong đó quyên tược bảo đảm về lao động, việc làm và thu nhập, BHXH là một nội dung qian trọng Theo đó, hệ thong quan diém chi dao vé dinh hướng mục tiêu BEXH liên tục được bé sung, củng cố qua các thời kỳ, thông qua hệ thống cic văn bản như Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 30/01/2008 của Ban Chấp hinh Trung ương Đảng khóa X; Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Vit Nam giai đoạn 2011-2020; Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 01/6202 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI; Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng dvi với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 — 2020 trong đó BH*H là trụ cột chính trong các chính sách chủ đạo về ASXH

Trang 23

Từ nên tang định hướng chính trị đó, Hiến pháp năm 2013 sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã bổ sung, làm rõ hơn nội hàm quyền con người, trong đó lần đầu tiên Hiến pháp đã hiến định khái niệm “ASXH” và quyền hưởng ASXH (Điều 34) với vai trò trọng yếu của BHXH trong việc bảo vệ thu nhập.

1.3.2 Bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của các bên tham gia BHXH, tạo điễu kiện thuận lợi để moi NLD tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH

Quyền được tham gia và thụ hưởng BHXH là quyền của moi NLD trong xã hội được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp Các chính sách BHXH phải được thực hiện cho mọi trường hợp giảm hoặc mất khả năng lao động, không có bất kỳ một sự phân biệt nào Trong Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII trình Đại hội toàn quốc lần thứ IX của Đảng có nêu mục tiêu hoạt động của sự nghiệp BHXH nước ta là nhằm tạo ra sự an toàn trong cuộc sống cho mọi thành viên của cộng đồng bao gồm BHXH cho mọi NLD thuộc các thành phan kinh tế Chính vì vậy Luật BHXH sửa đổi bé sung phải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên tham gia BHXH; tạo điều kiện thuận lợi để mọi NLĐ tham gia và thụ hưởng các chế độ BHXH.

1.3.3 Các chế độ BHXH xây dựng theo nguyên tac mức hưởng trên cơ Sở mức đóng và có chia sẻ giữa những người tham gia BHXH, tùy theo tinh chất của từng chế độ, góp phan thực hiện ASXH; bảo đảm mỗi tương quan hợp lý giữa các đối tượng tham gia BHXH ở các thời kỳ khác nhau

BHXH là một trong những hình thức phân phối tổng sản phẩm quốc dân nên việc thực hiện BHXH phải dựa trên cơ sở sự kết hợp hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ Vì vậy, căn cứ vào mức đóng, thời gian đóng góp cho quỹ BHXH để quy định mức trợ cấp và độ dài thời gian hưởng trợ cấp phù hợp với sự đóng góp cho xã hội của NLD là yêu cau tiên quyết, song can đặt trong mối quan hệ phù hợp với các nguyên tắc “chia sẻ rủi ro”, “lay số đông bù số ít” Sự phù hợp này không chỉ được tính đến trong một thời điểm,

Trang 24

giai đoạn cụ thé mà can đặt trong bối cảnh tương quan hợp lý ở các giai đoạn phát triển khác nhau, đảm bảo sự công bằng Thực tế cho thấy, cùng với quá trình phát triển củ pháp luật BHXH, mức đóng góp cũng như điều kiện hưởng, mức hưởng ở các giai đoạn khác nhau có sự khác nhau nhất định Từ góc độ của người thụ hưởng, họ thường đặt phép so sánh về lợi ích Với một

chính sách lớn, thực hiện nhiệm vụ phân phối lại thu nhập xã hội, ảnh hưởng

trực tiếp tới đời sống toàn bộ NLD trong và đặc biệt là sau quá trình lao động nên yêu cầu đảm bảo tương thích, kế thừa trong quy định và thức hiện BHXh là một yêu cầu quan trọng.

1.3.4 Mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH

Việc đối tượng tham gia BHXH còn hạn chế trong thực hiện thời gian

qua một phần xuất phát từ việc Luật BHXH năm 2006 mới xác định phạm vi

áp dụng BHXH bắt buộc với nhóm NLD làm việc theo HDLD động không

xác định thời hạn, HDLD có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên, và BHXH tự

nguyện chỉ áp dụng với người trong độ tuôi lao động” Vì vậy, để tạo điều kiện thuân lợi cho mọi NLD tham gia va thụ hưởng các chế độ BHXH, cần phải mở rộng diện bao phủ đối tượng tham gia BHXH bằng cách nghiên cứu đến quyền tham gia BHXH (theo hình thức bắt buộc với đầy đủ các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất) của đối tượng là NLD làm việc theo HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, hay công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan thâm quyền của Việt Nam cấp, đồng thời xem xét mở rộng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện theo hướng không khống chế tuổi trần tham gia.

1.3.5 Quỹ BHXH được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, được hạch toán tương ứng với từng nhóm chế độ; quan lý và sử dung

° Bộ Lao động ~ Thương binh và Xã hội, Báo cáo tổng kết đánh giá thi hành Luật Bảo

Trang 25

theo nguyên tắc cân đối thu - chỉ, bảo toàn và phát triển; được Nhà nước bảo

Trứ nhát, Quỹ BHXH phải được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, mnh bạch, được sử dụng đúng mục đích, được hạch toán tương ứng với từng nhem chế độ Xuất phat từ ý nghĩa xã hội của BHXH cho nên việc quản ly, sử ding quỹ BHXH phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bach va trên cơ ở của cơ chế ba bên Việc sử dụng quỹ phải đảm bảo đúng mục đích, hạch toái tương ứng với từng nhóm đối tượng như vậy thì chính sách BHXH mới tạo lược sự tin tưởng, ủng hộ của người tham gia, qua đó thực hiện được mục dicl, yêu cầu của chính sách BHXH, giúp chính sách được thực hiện một cách bér vững và lâu dài.

The hai, cơ ché thu, chi của quỹ phải luôn dam bảo cân đối, phải bảo toàn va phát triển quỹ dé dam bảo quyền lợi cho người tham gia BHXH Đây là nguyf& tắc tối quan trọng, đòi hỏi trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào

của nền kinh tế - xã hội thì Quỹ BHXH cũng phải đảm bảo nguồn lực tài chính đếcó thé chi trả kịp thời, đầy đủ các chế độ BHXH cho người được thụ

hưởng Quy BHXH phải được tính toán cân đối hàng năm, trung hạn và dài han Chih sách, chế độ tạo lập va sử dụng quỹ phải kịp thời điều chỉnh theo các yếu 6 và trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nước Việc quản lý đều hành tăng trưởng quỹ cũng là nội dung quan trọng trong việc bảo tồn, phái triển quỹ, phải tuân thủ nguyên tắc bảo toàn vốn, giảm thiểu mất mát, phả có lãi, có khả năng thanh khoản cao và phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thumg xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh.

The ba, Quỹ BHXH được Nhà nước bao hộ Mặc dù việc hình thành quỹ BHZH thực hiện trên nguyên tắc có đóng, có hưởng, đây cũng là nguyên tắc cơ bm trong hoạt động hình thành cũng như quản lý quỹ BHXH nhằm đảm bảosự duy trì và tồn tại của quỹ Xuất phát từ đặc thù về đối tượng đảm bảo, bản chất, ý nghĩa của hoạt động BHXH mà Nhà nước phải có trách

Trang 26

nhiệm đảm bảo sự an toàn về tài chính cho quỹ BHXH, hay nói cách khác là quỹ BHXH phải được Nhà nước bảo hộ.

1.3.6 Nghiên cứu lý luận va tổng kết thực tiên việc thực hiện chính

sách BHXH theo Luật BHXH và các văn bản hướng dan trong thời gian qua đề thấy được mặt được, những hạn chế, bat cập đề từ đó kế thừa, phát huy

các quy định phù hợp, ồn định đã di vào cuộc sống; khắc phục những hạn chế, bất cập, những quy định không phù hợp nhằm hoàn thiện chính sách BHXH.

Đây cũng được xem là một trong những quan điểm chỉ đạo cơ bản trong việc sửa đổi Luật BHXH, theo đó, Luật BHXH năm 2014 phải thay đổi tổng thể, toàn điện Luật BHXH hiện hành, tuy nhiên, không có nghĩa là phủ định hoàn toàn cái cũ để làm mới lại từ đầu mà phải tiếp thu và kế thừa những quan điểm chỉ đạo đã hình thành trong quá trình xây dựng Luật BHXH năm 2006; đồng thời phải bé sung những quan điểm mới dé phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

1.3.7 Tham khảo và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia trên thé giới về xảy dung và thực hiện chính sách BHXH, đặc biệt là các quốc gia có điêu kiện phù hop với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, dap ứng yêu câu hội nhập kinh tế quốc tế

Luật BHXH được xây dựng không chỉ dựa trên cơ sở kế thừa những thành tựu tốt đẹp của pháp luật về BHXH cũng như đúc kết thực tiễn ở Việt Nam mà còn cần phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng pháp luật về BHXH của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thành viên ASEAN, các quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với Việt Nam Việc tiếp thu kinh nghiệm của các nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật về BHXH không chỉ giúp cho pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện mà đây còn là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập.

Trang 27

1.4 Những điểm mới cơ bản của Luật BHXH năm 2014.

Ngày 20 thang 1] năm 2014, Luật BHXH đã được Quốc hội khóa XIH thông qua tại Ky họp thứ 8, có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2016 đánh đấu một bước phát triển quan trọng trong quy định pháp luật BHXH nói riêng và pháp luật ASXH nói chung Đây là một đạo luật chứa đựng nhiều quy định mới về BHXH so với quy định trong Luật BHXH năm 2006 trước đây.

1.4.1 Quy định mới vê đối tượng tham gia BHXH

Bên cạnh việc luật hóa một số đối tượng đã thực hiện BHXH bắt buộc theo các văn bản hướng dẫn Luật BHXH trước đây như người quản lý doanh nghiệp,người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương, học viên quân đội, công an, cơ yếu hưởng sinh hoạt phí (Khoản 1 Điều 2), Luật

BHXH 2014 mở rộng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc bằng

việc quy định thêm ba nhóm đối tượng, qua đó đã bao phủ gần như toàn bộ

NLD có quan hệ lao động, đó là: (i) NLD làm việc theo HDLD thời hạn từ đủ

1 tháng đến dưới 3 thang; (ii) NLD là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thâm quyền của Việt Nam cấp; (iii) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, phường, thi tran.

Luật BHXH năm 2014 bỏ quy định giới hạn độ tuôi tham gia BHXH tự nguyện, điều này đồng nghĩa với việc NLD hết tuổi lao động vẫn được tham gia BHXH tự nguyện, tạo điều kiện để một bộ phận lớn NLD được tham gia và thụ hưởng quyền lợi BHXH.

1.4.2 Quy định mới về chế độ bảo hiểm ốm đau

Trước đây việc thực hiện Luật BHXH 2006 thường gặp khó khăn, lúng túng khi xác định các trường hợp 6m dau, tai nạn không được hưởng trợ cấp Hiện nay, đã quy định rõ: “6m dau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiên ma túy theo danh mục do

Trang 28

Chính phủ quy định" thì không được hưởng trợ cấp Mức hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau được nâng từ 45% lên 50% mức tiền lương đóng BHXH (Điểm c Khoản 2, Điều 28) và chính thức quy định mức trợ cấp ốm dau theo ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 24 ngày.

Về chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe, Luật BHXH năm 2014 bỏ quy định chế độ nghỉ tại nhà và ở các cơ sở tập trung mà thay vào đó thống nhất điều kiện và một mức hưởng là 30% mức lương cơ sở với 3 mức thời gian hướng tối đa là 5, 7 và 10 ngày (Điều 29).

1.4.3 Quy định mới về chế độ thai sản

Luật BHXH 2014 bé sung các trường hợp hưởng chế độ thai sản bao gồm: Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con Lao động nữ đang tham gia bảo hiểm thực hiện mang thai hộ theo hợp đồng được hưởng day đủ các quyên lợi trong thời gian mang thai, khi sinh con được hưởng trợ cấp cho đến khi trả con cho “mẹ ruột” Người nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng chế độ thai sản của người mang thai hộ chuyên sang khi trẻ được giao về cho “mẹ ruột” (Điều 35) Quy định lao động nam được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản khi vợ sinh con (khoản 1 Điều 31); Thời gian hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con thống nhất là 6 tháng trong mọi điều kiện làm việc (Khoản 1 Điều 34), thống nhất về quyền lợi hưởng của người cha người trực tiếp nuôi dưỡng (Khoản 5 Điều 34), quy định công thức tính mức hưởng trợ cấp phù hợp đảm bảo cho cả trường hợp người tham gia chưa đủ 6 tháng (Điều 39), điều kiện lao động nữ đi làm trước thời hạn nghỉ sinh khắt khe hơn khi đảm bảo ít nhất nghỉ hưởng chế độ 4 tháng ( Khoản 1 Điều 40) là những điểm mới của chế độ bảo hiểm thai sản trong Luật năm 2014.

1.4.4 Quy định mới về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Trang 29

Dé đảm bảo sự tương thích, đồng bộ thống nhất với đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh đề xuất chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chuyền sang thực hiện theo quy định Luật an toàn vệ sinh lao động, các nội dung chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp không được sửa đồi, bổ sung trong quy định luật này Các quy định về bảo hiểm tai nan, bênh nghề nghiệp sẽ được thiết lập trong mối tương quan thống nhất giữa điều kiện hưởng, nghĩa vụ, trách nhiệm của NSDLD và quyền lợi toàn diện cua NLD khi gặp rủi ro.

1.4.5 Quy định mới về chế độ bảo hiểm hưu trí

Thứ nhát, về điều kiện hưởng lương hưu, cùng với việc bổ sung thêm các đối tượng như trường hợp có đủ 15 năm khai thác than trong hầm lò, trường hợp người nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, lao động nữ hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở cấp xã (điểm c, d khoản 1, khoản 3 Điều 54) Luật BHXH 2014 sửa đổi điều kiện hưởng đối với

trường hợp suy giảm khả năng lao động theo hướng phân định khung thời

gian khác nhau Cụ thê NLD có đủ 20 năm đóng bảo hiểm trở lên, suy giảm 61% khả năng lao động trở lên 01/01/2016 phải đảm bảo độ tudi 51 đối với nam, 46 đối với nữ sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến 2020 trở đi nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng hưu Bên cạnh đó, trường hợp suy giảm từ 81% khả năng lao động trở lên cũng được hưởng lương hưu khi nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi.

Một điểm mới có tính thời sự nóng bỏng thời gian gần đây là việc quy định điều kiện hưởng hưu một lần (Điều 60) Đó là NLĐ phải đủ độ tuổi hưởng lương hưu, tức là nam đủ 60 tuôi, nữ đủ 55 tuổi Quy định này làm hạn chế diện lao động được hưởng BHXH một lần, nếu đã đóng phải đợi đến khi đủ tuổi hưu mới được nhận trợ cấp một lan Điều này đã gây phản ứng lớn từ phía NLĐ Tại phiên họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII, Quốc hội thông qua Nghị quyết nêu rõ NLĐ được bảo lưu thời gian đóng BHXH để đủ điều kiện hưởng

Trang 30

lương hưu, trường hợp NLĐ tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng khi có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm một lần Như vậy đồng nghĩa với việc NLD có quyền lựa chọn cho việc hưởng BHXH một lần hay bảo lưu.

Thứ hai, về ché độ hưởng hưu hàng tháng, Luật BHXH năm 2014 đã quy định lộ trình tăng dan thời gian đóng BHXH, tiến tới NLD có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm với nữ và 35 năm với nam thì được hưởng lương hưu tối đa 75% Với những trường hợp nghỉ hưu trước tuôi quy định thì sẽ giảm

trừ tỷ lệ hưởng lương hưu lên 2% (quy định cũ là 1%) cho mỗi năm nghỉ hưu

trước tuôi.

Mức hưởng BHXH một lần trước đây quy định bằng 1,5 mức bình

quân tiền lương, tiền công nay cũng được sửa theo hướng tăng bằng hai tháng

mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm (từ năm 2014 trở đi) Đến 01/01/2015 trở đi tất cả các đỗi tượng đều tính bình quân của tiền lương tháng

đóng BHXH toàn bộ thời gian không phân biệt theo khu vực nhà nước và

ngoài nhà nước.

1.4.6 Quy định mới về chế độ tử tuất

Luật BHXH năm 2014 mở rộng thêm đối tượng hưởng đối với trường hợp NLD chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Đồng thời bỗ sung thêm thời hạn tham gia BHXH 12 tháng trở lên đối với trường hợp NLĐ bảo lưu mà chết thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp mai táng (Điều 66) Tương tự như vậy các trường hợp được hưởng tuất hàng tháng cũng điều chỉnh theo hướng nâng độ tuổi của con NLD từ 15 tuôi lên 18 tuổi (điểm a khoản 2 Điều 67) nhằm dam bảo quyền lợi hơn nữa cho NLD và tương thích với quy định pháp luật về quyền trẻ em.

7 Xem thêm Chuyên đẻ 4: Những điểm mới cơ bản của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Trang 31

Một điểm mới khác đó là việc bổ sung quy định cho phép thân nhân NLD hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc một lần (khoản 3 Điều 69) Theo đó, thân nhân NLĐ được cân nhắc để lựa chọn mức hưởng cao hơn, phù hợp hơn với hoàn cảnh Phù hợp với quy định này, mức trợ cấp hưu trí một lân cũng được sửa đổi theo hướng tăng lên từ 1,5 tháng lên 2 tháng mức bình quân tiền lương đóng BHXH cho mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.

1.4.7 Quy định mới vê chế độ BHXH tự nguyện

Những sửa đổi bổ sung ở chế độ BHXH tự nguyện (gồm hai chế độ hưu trí, tử tuất) này đảm bảo sự tương thích, phù hợp với chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất trong hệ thống BHXH bắt buộc nhưng vẫn có đặc điểm riêng của BHXH tự nguyện: Chang hạn về điều kiện hưởng lương hưu đối với người tham gia tự nguyện theo Điều 73 được sửa đôi bằng quy định cho phép NLD đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng thi được đóng cho đến khi đủ điều kiện để hưởng lương hưu, không khống chế tuôi trần tham gia BHXH tự nguyện.

Đối với chế độ tử tuất, việc sửa đôi điều kiện có ít nhất 5 năm đóng BHXH, thì khi chết thân nhân lo mai táng mới được hưởng mai táng phí theo luật cũ thành 60 tháng trở lên đã tạo sự đồng bộ trong các quy định và cách tính.

1.4.8 Về bảo hiểm thất nghiệp

Chế độ bảo hiểm thất nghiệp không được quy định trong Luật BHXH năm 2014 mà được quy định tại Luật việc làm năm 2013 Điều này đảm bảo sự phù hợp trong thực hiện chính sách việc làm và chính sách bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết tốt mối quan hệ giữa quy định của Luật việc làm với các quy định của Luật giáo dục nghề nghiệp, Luật BHXH, Luật dua NLD đi làm

việc ở nước ngoài Mặt khác bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bảo hiểm ngăn

hạn không chỉ dừng ở khoản trợ cấp bằng tài chính mà còn chú trọng tới các

Trang 32

hoạt động hỗ trợ, tư vấn, đào tạo nghề để NLĐ nhanh chóng quay lại thị trường lao động.

Sự ra đời của Luật BHXH năm 2014 đã đánh dấu một bước phát triển theo hướng hoàn thiện hơn về chính sách, chế độ BHXH ở Việt Nam Những ưu điểm nỗi bật có thê nhận thấy là việc mở rộng phạm vi đối tượng áp dụng nhằm bao quát toàn bộ lực lượng lao động xã hội, nâng cao quyền lợi cho người thụ hưởng trong mối tương quan công bằng, hoàn thiện về quản lý và tô chức BHXH theo hướng hiện đại, Luật BHXH năm 2014 được kỳ vọng với tính khả thi hướng tới sự phát triển bền vững cho BHXH nói riêng và cả hệ thống ASXH quốc gia nói chung.

2 Bình luận một số quy định của Luật BHXH 2014

Luật BHXH 2014 gồm nhiều chế định và điều luật Ở cấp độ đề tài nghiên cứu cấp trường, nhóm tác giả chỉ tập trung bình luận một số chế định chính cũng như quy định chính nhằm phân tích những nội dung cơ ban của Luật BHXH năm 2014.

2.1 Bình luận một số quy định chung của Luật BHXH năm 2014 Thứ nhất, phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH năm 2014 (Điều 1): Phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH năm 2014 bao gồm: Chế độ, chính sách BHXH, quyên và trách nhiệm của NLĐ, NSDLĐ; cơ quan, t6 chức, cá nhán có liên quan đến BHXH, tô chức đại diện tập thể lao động, tô chức đại điện NSDLD; cơ quan BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH va quan lý nhà nước về BHXH (Điều 1, Luật BHXH 2014) Về cơ bản, phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH 2014 được xây dựng dựa trên những quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH 2006 Bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh của Luật BHXH có sự mở rộng hơn khi quy định quyền, trách nhiệm của NSDLĐ; tô chức đại diện tập thé lao động; tổ chức đại diện NSDLĐỶ Điều này nhằm bảo vệ quyên lợi tốt hơn của các bên tham gia quan hệ BHXH cũng

® Chính Phủ (2014), Báo cáo thuyết minh chỉ tiết về dự án Luật BHXH sửa đổi, tr.8.

Trang 33

như góp phần xây dựng quan hệ BHXH hai hòa, én định, tiến bộ Trên thực tế, mặc dù Điều 1 Luật BHXH 2006 không quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thé được bổ sung nhưng các văn bản hướng dẫn cũng đã thé hiện nội dung này.

Thứ hai, về đối tượng điều chỉnh của Luật BHXH 2014 (Điều 2): Bên cạnh các đối tượng áp dụng được quy định tại Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 có sự mở rộng tới nhiều nhóm đối tượng, cụ thê:

- Người làm công tác khác trong tô chức cơ yếu; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phi; người quan ly doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương Đây là các đối tượng tham gia BHXH đã được thực hiện ôn định theo các văn bản hướng dẫn Luật BHXH nhưng trong Luật BHXH 2006 chưa đề cập đến.

- NLD làm việc đổi với HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, k ca HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định pháp luật vê lao động; NLD làm việc theo HĐLĐ có thời han từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng Tuy nhiên, đề đảm bảo tính khả thi trong tô chức thực hiện, thời điểm áp dụng đối với nhóm đối tượng này bắt đầu thực hiện từ ngày 01/01/2018 để tổ chức BHXH có thời gian kiện toàn, hiện đại hóa công nghệ thông tin trong công tác quản lý thực hiện BHXH.

- NLD là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghé do co quan có thẩm quyển của Việt Nam

cấp Day là nhóm đối tượng mới, có tính đặc thù lan đấu tiên được thực hiện

tại Việt Nam Luật BHXH 2014 ghi nhận NLD là công dân nước ngoài là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc là một điều cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi tốt hơn cho NLD nước ngoài khi ho bị giảm hoặc mat thu nhập Ngoài ra, đây

Trang 34

cũn;ø là một nguồn b6 sung quỹ BHXH Nhóm đối tượng này tham gia đóng BHXH từ 01/01/2018”.

- Người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn Trước khi Luật BHXH 2014 có hiệu lực thì cán bộ hoạt động không chuyên trách cấp xã không được hưởng các chế độ BHXH Đây là một sự thiệt thòi cho nhóm đối tượng này vì là cán bộ bán chuyên trách nhưng có lúc họ làm việc cả ngày, mức phụ cấp lại tuỳ điều kiện kinh tế địa phương Do vậy, việc bổ sung nhóm đối tượng này được hưởng chế độ BHXH là một sự ghi nhận sự cống hiến của nhóm đối tượng này cũng như đáp ứng được nguyện vọng chính đáng của họ.

Ngoài ra, Luật BHXH 2014 cũng cụ thé hóa đối tượng tham gia BHXH là NSDLĐ Theo khoản 2 điều 2 Luật BHXH 2014, NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tô chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội -nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghé nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tô chức nước ngoài, tô chức quốc tế hoạt động trên lãnh thô Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HDLD.

Thứ ba, về phân giải thích từ ngữ (Điều 3):

So với các quy định tại Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 có một sé thay déi co ban nhu sau:

- Bỏ phan giải thích quy định “Mức lương toi thiểu chung” Luật BHXH 2006 ghi nhận 12 nội dung liên quan đến mức lương tối thiểu chung ° Tuy nhiên, BLLD 2012 (có hiệu lực thi hành từ 01/05/2013) đã bỏ khái niệm “Mức lương tối thiểu chung” do vậy dam bảo sự tương thích và phù hợp quy định pháp luật hiện hành nội dung này không được quy định.

k Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Báo cáo tông kêt đánh giá thi hành Luật BHXH,2014, tr 6.

Trang 35

- Sửa đổi định nghĩa về BHXH (Khoản 1) Bỏ phần quy định về mat thu

nhập do “7; hat nghiép” trong dinh nghia về BHXH do nội dung nay được

chuyén thành một chế định trong Luật Việc làm 2013.

- Sửa đổi, bồ sung định nghĩa về BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện (Khoar 2,3) Hiện nay, trong 2 khái niệm nay đã bổ sung thêm cụm từ “Do Nhà nước tô chức ” và “Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiên đóng BHXH dé người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tudt” đỗi với BHXH tự nguyện.

- Bồ sung thêm định nghĩa về quỹ BHXH (khoản 4) Theo đó, quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập với NSNN, được hình thành từ đóng góp của

NLD, NSDLD và có sự hỗ trợ của Nhà nước.

- Bồ sung các đổi tượng là thân nhân của người tham gia BHXH bao

gồm: Con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi (Khoản 6).

- Bồ sung định nghĩa về bảo hiểm hưu trí bồ sung Luật BHXH ghi nhận thêm khái niệm vẻ bảo hiểm hưu trí b6 sung (Khoản 7) Theo như định nghĩa ray Quỹ bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện giữa NLĐ và chủ sử dụng lao động Bảo hiểm hưu trí bỗ sung được coi là 1 chế độ BHXH bên cạnh BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (Khoản 3 Điều 4 Luật BHXH 2014).

Thứ tư về nguyên tac của BHXH (Điều 5):

Vé co bản, 5 nguyên tắc của BHXH được kế thừa trên cơ sở 5 nguyên tắc đã dược ghi nhận trong Luật BHXH 2014 Bên cạnh đó, Luật BHXH 2014 có mộtsố thay đổi vé nguyên tắc như sau:

- Xác định lại mức đóng BHXH bắt buộc Theo quy định tại Luật BHXH2006, mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương, tiền công cia NLD Tuy vậy, theo BLLD 2012 không ghi nhận khái niệm tiền công mà chỉ xác định tiền lương của NLD có thể được trả theo tháng, tuần, ngày, gờ Luật BHXH 2014 xác định căn cứ để đóng BHXH bắt buộc được tinh trê cơ sở “Tiên lương thang” của NLD.

Trang 36

- Xác định lại mức đóng BHXH tự nguyện Nhằm tạo điều kiện dé mọi NLD tham gia BHXH tự nguyện nên trong Luật BHXH 2014 đã bỏ đi phần quy định mức thu nhập không thấp hơn mức lương tối thiểu chung mà thay vào đó chỉ ghi nhận mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở “Mức thu nhập thang” do NLD lựa chọn Ngoài ra, Luật BHXH 2014 còn bổ sung quy định “Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lan thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH”.

Thứ năm, nội dung quản lý nhà nước về BHXH (Điều 7):

Tại cấp trung ương, trong phân công tổ chức thực hiện công tác quản ly nhà nước về BHXH còn chong chéo, chưa có sự phối hợp giữa các Bộ, ngành Tại địa phương, do đặc thù của hoạt động BHXH nên mỗi địa phương đều có 2 đơn vị có chức năng quản lý riêng về BHXH là Sở Lao động Thương binh và xã hội và BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chức năng quản ly nhà nước về BHXH thuộc về Sở Lao động Thương binh và Xã hội và tổ chức thực hiện như một đơn vị sự nghiệp là BHXH tỉnh/thành phố Tùy từng

địa phương mà sự phối hợp giữa hai đơn vị này hiệu quả hoặc không hiệu

quả Trên thực tế, điều này phụ thuộc chủ yếu vào sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về BHXH Chính vì vậy, Luật BHXH 2014 bô sung thêm 3 điều luật quy định về trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương Binh và xã hội (Điều 10), Bộ trưởng Bộ Tài chính (Điều 11), Ủy ban nhân dân các cấp (Điều 12) trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về BHXH.

Thứ sáu, cụ thể hóa vai trò của thanh tra BHXH (Điều 13):

Luật BHXH 2014 đã cụ thé hóa vai trò của thanh tra BHXH thông qua 2 nội dung:

- Bồ sung quy định thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài chính BHXH (Khoản 2 diéu 13) Quy định nay đã được cụ thể tại Nghị định 39/2013/NĐ-CP ngày 24/4/2013 về tô chức va

Trang 37

hoạt động của Thanh tra ngành Lao động - Thương bình và Xã hội và Nghị định 82/2012/NĐ-CP ngày 09/10/2012 về về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tài chính.

- Bồ sung quy định Cơ quan BHXH thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y té theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan (Khoản 3 Điêu 13) Bộ LD-TB va XH đã dé xuất ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế Hiện dự thảo Nghị định cũng đang trong quá trình lấy ý kiến.

Thứ bay, bỗ sung trách nhiệm của một số chủ thé trong việc thực hiện chính sách về BHXH.

Bồ sung trách nhiệm của NSDLĐ: Lập hồ sơ dé NLD được cấp sé BHXH, đóng, hưởng BHXH; phối hợp với cơ quan BHXH trả sô BHXH cho NLD, xác nhận thời gian đóng BHXH khi NLD chấm dứt HDLD, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật; phối hợp với cơ quan BHXH tra trợ cap BHXH cho NLD; định kỳ 06 tháng niêm yết công khai thông tin về việc đóng BHXH của NLĐ; hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng BHXH của NLD do cơ quan BHXH cung cấp;

Về trách nhiệm của tổ chức đại diện NSDLĐ:Bỗ sung trách nhiệm tham gia kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về BHXH.

Bồ sung quyên của tô chức công đoàn trong việc khởi kiện đỗi với các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của NLD; bổ sung trách nhiệm tham gia thanh tra việc thi hành pháp luật về 3HXH.

Bồ sung quy định về quyên và trách nhiệm của Mat trận tô quốc Việt Nam và các tô chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của nình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân, đoàn viên, hội viên thưc hiện chính sách, pháp luật về BHXH, chủ động tham gia các loại

Trang 38

hình BHXH phù hợp với bản thân và gia đình; tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên;

Bồ sung trách nhiệm của cơ quan BHXH:

Luật quy định bô sung trách nhiệm ban hành mẫu số, hồ sơ BHXH, xác nhận thời gian đóng BHXH hang năm, cung cấp thông tin về việc đóng và quyền lợi hưởng BHXH, công khai trên phương tiện truyền thông về NSDLĐ vi phạm nghĩa vụ đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; bỏ trách nhiệm giới thiệu NLĐ, thân nhân NLĐ ra Hội đồng Giám định y khoa để giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Cơ quan BHXH còn được bổ sung quyền được yêu cầu NSDLĐ xuất trình sô quản lý lao động, bang lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quyền được cơ quan đăng ký doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; được giao chức năng thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp

Thứ tám, bỗ sung một số hành vi bị nghiêm cam (Diéu 17)

Bên cạnh những hành vi bị cam ghi nhận tại Luật BHXH 2006, Luật BHXH 2014 đã bổ sung một số hành vi bị nghiêm cắm như sau: Trén đóng BHXH bắt buộc; Chậm đóng tiền BHXH; Chiếm dụng tiền đóng, hưởng

BHXH; Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở đữ liệu về BHXH.

Nhà nước đã quy định chế tài cụ thể đối với hành vi chậm, trốn đóng BHXH tại điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Khoản 2 điều 9 Luật BHXH 2014 quy định “Đến năm 2020, hoàn thành công việc xáy dựng và vận hành cơ sở dit liệu điện tử vé quản lý BHXH trong phạm vi cả nước ” Đây là việc làm cần thiết nhằm tao sự thuận lợi trong công tác thống kê, quản lý, điều hành, giám sát, giảm thiểu thủ tục hành chính đối với người đóng và hưởng BHXH Chính vì vậy, mặc dù chưa quy định cụ thể chế tài xử lý nhưng việc

Trang 39

Luật BHXH 2014 quy định hành vi cam truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở đữ liệu về BHXH là một điều cần thiết nhằm phòng ngừa những hành vi phá hoại cơ sở dữ liệu về BHXH trong tương lai.

2.2 Bình luận một số quy định về chế độ BHXH ốm đau 2.2.1 Đối tượng ap dung chế độ 6m dau

Theo Điều 24 Luật BHXH 2014, đối tượng áp dung chế độ BHXH ốm dau trước hết phải là NLD có tham gia BHXH, có đóng góp vào quỹ BHXH Tuy nhiên, đối tượng áp dụng chế độ BHXH ốm đau chỉ bao gồm người tham gia BHXH bắt buộc Đó là người làm việc theo HDLD không xác định, HDLD

xác định thời hạn, HDLD theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có

thời han từ đủ 3 tháng đến dưới 12 thang; HDLD có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 thang; cán bộ công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân cong an, sĩ quan, ha sĩ quan chuyên nghiệp.

12.2 Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm 6m dau

Theo Điều 25 Luật BHXH 2014, NLD thuộc đối tượng áp dụng chế độ ốm đau (như đã đề cập ở trên) sẽ được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp:

-NLD bị 6m đau, tai nạn (không phải do BNN hoặc TNLD) phải nghỉ việc vàcó xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thâm quyền

-NLD phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bi 6m đau có xác

nhận cua cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thâm quyên.

Cũng như thông lệ quốc tế, các trường hợp ốm đau, tai nạn do tự huỷ hoại sứ khoẻ, say rượu hoặc sử dụng chất ma tuý, tiền ma tuý đều không được hrởng bảo hiểm Quy định này cho thấy bảo hiểm loại trừ những trường hợp sựkiện do lỗi có ý của đối tượng.

Như vậy, không phải mọi trường hop ốm đau NLD đều được hưởng bảo hiưn, chỉ khi rơi vào một trong hai trường hợp trên NLĐ mới được hưởng thé độ BHXH ốm đau Điều kiện hưởng cũng cho thấy điều kiện về

Trang 40

thời giant ham gia BHXH không được đề cập tới, đồng nghĩa với việc hưởng BH ốm đau không phụ thuộc vào việc người đó đã tham gia BHXH được bao nhiêu lâu Đây cũng là điểm khác biệt của quy định pháp luật BHXH Việt nam so với một số quốc gia trên thế giới khi xác định để được hưởng BH ốm đau, NLĐ phải đảm bảo tham gia ít nhất một khoảng thời gian.

2.2.3 Thời gian hưởng chế độ BHXH 6m dau

Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định tại điều 26 và điều 27 Luật BHXH, được xác định như sau:

Đối với trường hop NLD ốm đau: Thời gian hưởng BHXH ốm đau của NLD được xác định tối đa trong 1 năm tùy thuộc vào thời gian đóng BHXH, điều kiện làm việc và thời gian chữa trị của bệnh tật Ví dụ như đối với lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa là 30 ngày nếu đóng BHXH dưới 15 năm; 40 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm, 60 ngày nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên Việc phân chia các mốc thời gian đóng BHXH để quy định quyền lợi hưởng với độ dài tới 15 năm xuất phát từ lịch sử ngay từ khi quy định chế độnày, cho đến nay cũng có quan điểm cho rằng cần chia nhỏ hơn độ dài thời gian của các mốc với mức nghỉ tương ứng nhằm đảm bảo công bằng hơn trong thụ hưởng quyền lợi.

Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau (Điều 27 Luật BHXH) được xác định theo tuổi của con và cũng tính trong phạm vi 1 năm Nếu con dưới 3 tuôi ốm đau thì thời gian nghỉ chăm sóc con được hưởng bảo hiểm tối đa 20 ngày làm việc, nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi là 15 ngày làm việc Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia BHXH thì cả hai đều được hưởng chế độ bảo hiểm khi chăm sóc con ốm đau Thời gian nghỉ của mỗi người theo mức nêu trên.

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w