Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

113 0 0
Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

QUYEN TIẾP CAN CÁC DỊCH VỤ XÃ HỘI TRONG PHAP

LUẬT AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - NĂM 2017

Trang 2

PHÙNG THỊ KHÁNH HÀNG

QUYEN TIẾP CAN CÁC DỊCH VU XA HỘI TRONG PHAP

LUAT AN SINH XÃ HOI VIỆT NAM

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

Chuyén nganh: Luat Kinh té Mã số: 60.38.01.07

HÀ NỘI —- NĂM 2017

Trang 3

nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định.

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác giả luận văn

Phùng Thị Khánh Hằng

Trang 4

Chương 1 KHÁI QUAT VE QUYEN TIẾP CAN CÁC DỊCH VỤ XÃ HOI TRONG PHAP LUẬT AN SINH XÃ HỘI 2 + S2Sx2EE2EE2EE2ErEerxerxers 6

1.1 Khái nệm quyền tiếp cận các dich vu xã hội trong pháp luật an sinh xã hội 6

12 Đặc điểm quyền tiếp cận các dich vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội 8

1.3 Nội dung quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội 9

14 Ý nghĩa của việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội 21

Chương 2: THUC TRANG QUYEN TIẾP CAN CAC DICH VU XA HỘI TRONG PHAP LUAT AN SINH XÃ HỘI VIET NAM -2- 55+: 23 2.1 Thực trạng quyền giáo duc co bản trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

¬ 23

2.2 Thực trạng quyền chăm sóc y tế cơ bản trong pháp luật an sinh xã hội Việt TNA cs.zsn cases ans ane ccnkns.ca a0 sana sais 305 8161061261534 HS MOND AW SOR SU OS A SR A 203 T5 a RH 35 2.3 Thực trạng quyền có nơi cư trú trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam 48

2.4 Thực trạng quyền cung cấp nước sạch trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam m7 ' 55

2.5 Thực trạng quyền tiếp cận thông tin trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

=5 TE RC EERO CORE 62 2.6 Nhận xét chung về thực trạng quy định và thực hiện, đảm bao quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam - - 72 Chương 3 : MOT SO KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VÀ DAM BẢO THUC THI QUYEN TIẾP CAN CAC DỊCH VU XÃ HỘI TRONG PHAP LUAT AN SINH XA HOT VIỆT NAM ¿c5 222k E22 EEEErkerrrree 75 3.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật an sinh xã hội Việt Nam về quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội 22 3222221611111 11E 1111111111111 EEEEEEEkrrree 75 3.2 Một số giải pháp đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam - - c E13 2211113 1111181111811 18111111 re, 82

KET LUẬN - SE SE 1E 1 151121E11115112151121111111111111 0111111 11tr, 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 5

quyền con người cơ bản, được hiểu là hệ thống dịch vụ được cung cấp nhăm đáp ứng những nhu cầu cơ bản, quan trọng của con người và được xã hội thừa nhận Việc đảm bảo những quyền này là yêu cầu, điều kiện cần thiết cho sự ôn định, phát triển và văn minh của một quốc gia Trên thực tế, quyền an sinh xã hội cũng như quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là mối quan tâm của cả nhân loại Theo Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền năm 1948, mọi người dân và hộ gia đình đều có quyền có mức sống tối thiêu về sức khỏe và các phúc lợi xã hội, bao gồm ăn, mặc, chăm sóc y tế, dịch vụ xã hội thiết yếu và được bảo vệ khi có các biến cố về việc làm, ốm đau, tàn tật, góa phụ, tuổi già, hoặc các trường hợp bất khả kháng

khác (Theo Điều 25)'.

Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng quyền an sinh xã hội nói chung, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội nói riêng nhằm đảm bảo những điều kiện sống cơ bản cho người dân, đảm bảo chất lượng sống cho người dân ngày càng được cải thiện Theo đó, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội được thé hiện ở các văn ban pháp lý như Luật Giáo dục năm 2005, sửa đôi năm 2009: Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đôi, bỗ sung năm 2014; Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bố sung năm 2013; Luật Nhà ở năm 2014; Nghị định số 117/2007/NĐ-CP về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, Luật Tiếp cận thông tin năm 2016, Với sự thé chế trong pháp luật an sinh xã hội, những chính sách an sinh xã hội ngày càng đến với người dân dé dàng hơn, khang định vi trí của quyền an sinh xã hội cũng như quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội trong định hướng an sinh xã hội trong mục tiêu xây dung và phát triển đất nước của Nhà nước ta.

Bên cạnh những thành tựu về lập pháp và thực tiễn thi hành, việc đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội còn nhiều bất cập và hạn chế, cần khắc phục để những quyền này thực sự có ý nghĩa trong việc đảm bảo quyền con người, điều kiện sống của người dân.

Do đó, tác giả chọn van đề “Quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam” làm đề tài Luận văn thạc sỹ nhằm giải quyết một số vân dé vé lý luận và thực tiên đang đặt ra trong việc tiêp cận các dịch vụ xã hội' Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948, website:

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Tuyen-ngon-quoc-te-nhan-quyen-1948/65774/noi-dung.aspx

Trang 6

bảo quyền này được thực hiện trên thực tế không còn là vấn đề mới trong việc nghiên cứu lập pháp cũng như xây dựng chính sách an sinh xã hội, bởi việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội là một trong những nhóm quyền quan trọng và cơ bản nhất trong một xã hội an sinh Song việc tiếp cận tổng quan từ góc độ pháp luật an sinh xã hội chưa có nhiều công trình nghiên cứu.

Tổng quan, tình hình nghiên cứu cho thay van dé này đã được ghi nhận trong một số công trình khoa học, bài tạp chí, Dựa vào nguồn tư liệu thu thập được liên quan đến phạm vi đề tài nghiên cứu, một số tài liệu nỗi bật nghiên cứu về van dé này bao gồm:

Thứ nhát, sách “Pháp luật an sinh xã hội - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tác giả là Tiến sỹ Nguyễn Hiền Phương được xuất bản năm 2010 ghi nhận tổng quan, tương đối đầy đủ về cơ sở lý luận và thực tiễn pháp luật an sinh, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp sắc sảo về định hướng hoàn thiện pháp luật.

Thứ hai, sách “Pháp luật về an sinh xã hội: Kinh nghiệm của một số nước đối với Việt Nam” của tác giả là Tiến sỹ Trần Hoàng Hải và Tiến sỹ Lê Thị Thúy Hương đã nghiên cứu và phân tích hệ thống pháp luật an sinh xã hội tại một số nước tiêu biéu như Mỹ, Đức, Nga cũng như thé hiện những nội dung cơ ban của pháp luật an sinh xã hội Việt Nam Từ đó, các tác giả đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế trong phá luật hiện hành va đưa ra những kiến nghị tương ứng dé hoàn thiện quy định pháp luật.

Thứ ba, sách chuyên khảo có tựa đề “Quyền an sinh xã hội và đảm bảo thực hiện trong pháp luật Việt Nam” do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lê Thị Hoài Thu chủ bên đã được xuất bản năm 2014 ghi nhận những nghiên cứu về an sinh xã hội trên phương diện quyền con người ở nước ta, trong đó việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được tác giả dé cập chỉ tiết, cụ thé trong chương III của cuốn sách, từ đó, đưa ra nhận định về “thực trạng đảm bảo quyền an sinh xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản” trong chương VII Có thể nói, đây là công trình tiêu biểu, nghiên cứu tương đối toàn diện về hệ thống quyên an sinh xã hội và dam bảo quyền an sinh xã hội.

Thứ năm, ngoài những công trình tiêu biêu như trên còn có một sô đê tai

Trang 7

bảo tiếp cận các dich vụ xã hội cơ bản” của Tién sỹ Nguyễn Hiền Phương trên Tap chí Pháp luật phát triển”, đồng thời, có những công trình nghiên cứu về từng quyền cụ thé trong nhóm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội như sách “Pháp luật bảo hiểm y té một số quốc gia trên thé giới và kinh nghiệm cho Việt Nam” của Tién sỹ Nguyễn Hiền Phương xuất bản năm 2013 tại Nhà xuất bản Tư pháp, Bài viết “Giáo duc đối với người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam - Từ quy định đến thực tiên” của Tién sỹ Nguyễn Hiền Phương, Tap chí Luật học - Dai học Luật Hà Nội, năm 2013; Bài viết “Quyên tiếp cận thông tin và thực hiện quyên tiếp cận thông tin ở Việt Nam”, tác giả Phạm Thị Phương Liên, Công thông tin điện tử Đại học Văn hóa Hà Nội

Với phạm vi mà mức độ nghiên cứu khác nhau, những công trình nghiên cứu này đã đề cập đến quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội theo pháp luật an sinh xã hội, nhưng đa phần, bài viết chủ yếu tập trung vào một hoặc một số quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội mà chưa bao quát day đủ nhóm quyền này Hiện tại, cũng chỉ có một vài công trình nghiên cứu đơn lẻ về quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội theo pháp luật an sinh xã hội Việt Nam.

Do đó, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu của những người đi trước về quyền an sinh xã hội nói chung, quyền tiếp cận các dịch vu xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam nói riêng, dé tài “Quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội theo pháp luật an sinh xã hội Việt Nam” được thực hiện với mong muốn đóng góp một phan công sức trong việc nghiên cứu chuyên sâu về quyền tiếp cận các dịch vu xã hội theo pháp luật an sinh xã hội Việt Nam.

3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Đối tượng nghiên cứu dé tài “Quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam” là các quy định của pháp luật hiện hành về quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, các thành tựu đã đạt được trong quá trình tô chức thực hiện và các hạn chế còn tồn tại, từ đó, tác giả đưa ra những nhận xét, đánh giá nhằm góp phan hoàn thiện quy định của pháp luật về đảm bảo quyền an sinh xã hội nói chung, ? Nguyễn Hiền Phương, “Dam bảo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản” tại Tạp chí Pháp luật phát trién, tại dia

chi: http://phapluatphattrien vn/dam-bao-tiep-can-cac-dich-vu-xa-hoi-co-ban-trong-phap-luat-an-sinh-xa-hoi-viet-nam_n58495_g¢737

Trang 8

hội, việc thực hiện các chính sách xã hội, quy định pháp luật và các chương trình về đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong an sinh xã hội Tuy nhiên, cũng cần khang định Luận văn không nghiên cứu đầy đủ, trọn vẹn pháp luật về quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội mà chỉ đi sâu nghiên cứu về quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, là những điều kiện cần thiết nhất để đảm bảo điều kiện song cua con người, bao gồm: quyền giáo dục, quyền chăm sóc y tế, quyền có nơi cư trú, quyền được cung cấp nước sạch, quyên tiếp cận thông tin.

Trong giới hạn cần thiết, Luận văn cũng tiếp cận quyền và đảm bảo quyền trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia nhằm mục dich so sánh, đối chiếu dé đưa ra những nhận định, đánh giá phù hợp với mục đích nghiên cứu luận văn.

4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn4.1 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Luận văn đưa ra một cái nhìn tương đối hệ thống, toàn diện về đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội, từ đó, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật an sinh xã hội về đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội và nâng cao hiệu quả thực hiện.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Đề dat được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn cần giải quyết các mục tiêu cụ thê sau đây:

Thứ nhất, khái quát được một số van dé lý luận về an sinh xã hội, quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội theo pháp luật an sinh xã hội

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng quy định pháp luật hiện hành về quyền tiếp tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trong pháp luật an sinh xã hội ở Việt Nam;

Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội.

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác — Lê-nin, tư tưởng Hồ Chi Minh và các quan điểm của Đảng và Nha nước ta về phát triển kinh tế — xã hội, về van đề đảm bảo quyền con người, quyền an sinh xã hội Trong quá trình nghiên cứu, tác giả vận dụng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử dé làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu

Trang 9

những vấn đề liên quan.

6 Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của luận văn

Nội dung nghiên cứu của luận văn là vấn đề mới mẻ trong nghiên cứu khoa học luật nói chung và pháp luật an sinh xã hội nói riêng Như đã đề cập trong tình hình nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, luận văn này hướng tới những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, xây dựng và làm sáng tỏ hơn những vấn đề lý luận cơ bản về quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội như khái niệm, đặc điểm, nội dung của quyén, D4y là những những cơ sở lý luận cơ bản làm nền tảng cho những nghiên cứu về vẫn đề mới mẻ trong khoa học luật nói riêng.

Thứ hai, xác định được nội dung quyền tiếp cận và việc dam bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hôi với các nội dung đảm bảo quyền giáo dục, quyền chăm sóc y tế, quyền có nơi cư trú, quyền được cung cấp nước sạch, quyên tiếp cận thông tin;

Thứ ba, nghiên cứu một cách có hệ thống quy định pháp luật hiện hành về quyền và đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội

Thứ tw, dua ra những nhận xét, đánh giá về thực trạng pháp luật va chỉ ra nguyên nhân, hạn ché;

Thứ năm, đề xuất những kiến nghị có tính khả thi, có giá trị tham khảo nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện và đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội.

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Khái quát về quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội

Chương 2: Thực trạng quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam.

Chương 3: Một số kiến nghị hoàn thiện quy định và đảm bảo thực thi quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

Trang 10

1.1 Khái niệm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội An sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập, gây ra bởi 6 m đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời đảm bảo các chăm sóc y tế và trợ cap cho các gia đình đông con’ Dé tồn tại và phát triển, con người trước hết phải có

những điều kiện cơ bản nhất dé đảm bảo va duy trì cuộc song Cái ăn, cái mặc, chỗ ở

là những yêu cầu cơ bảo dé con người sinh tồn Việc lao động dé dam bảo những nhu cau thiết yêu đó không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ mà con người phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, rủi ro, bất hạnh với nhiều nguyên nhân khác nhau như ốm đau, tai nạn, thiên tai, Lịch sử phát triển của nhân loại cho thay rang cudc song cua con người phụ thuộc nhiều vào môi trường sống tự nhiên và xã hội Ở đó luôn tiềm ân những biến động, thay đổi khó lường Do đó, để tồn tại và phát triển, con người luôn phải chủ động tìm kiếm những phương thức, giải pháp nhằm khắc phục khó khăn, ứng phó đối với những rủi ro trong cuộc sống Với sự phát triển của xã hội nhân văn, sự tương trợ ngày càng được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức Ngày nay, an sinh xã hội ngày càng chứng minh được vai trò quan trọng của nó đối với sự phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới Việc thực hiện an sinh xã hội không bị giới hạn bởi bat cứ rào can chính tri hay địa lý nào Có thể nói, an sinh xã hội dần trở thành thước đo cho sự phát triển, văn minh của một xã hội, một quốc gia, một khu vực Quyền an sinh xã hội là một trong những quyền cơ bản của con người.

Quyền an sinh xã hội vốn được biết đến với các nội dung cơ bản như quyền bảo vệ thu nhập, quyền bảo vệ sức khỏe, điều kiện sống, hình thành nên pháp luật an sinh xã hội với các nội dung cơ bản bao gồm pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, pháp luật về trợ giúp xã hội, pháp luật về phúc lợi xã hội (quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội) Trên thế giới, pháp luật an sinh xã hội linh hoạt nội dung, phụ thuộc vào những đặc điểm về điều kiện kinh tế, địa lý, xã hội của mỗi nước, vậy nên cũng lý giải được những nét đặc thù riêng của pháp luật an sinh xã hội mỗi quốc 3 Nguyễn Hiền Phương (2010), “Pháp luật an sinh xã hội những van đề ly luận và thực tiễn”, Nxb.Tư pháp,

Hà Nội, tr.23.

Trang 11

vụ xã hội thông qua đảm bảo nhu cầu thiết yếu của đời sống Vấn đề là nội dung có thé lồng ghép trong các bộ phận cấu thành cơ bản hoặc có thé được tách ra độc lập như một bộ phận, ví dụ như Nhật Bản hình thành phúc lợi xã hội, các quốc gia Tây Âu thường tiếp cận như là sự đảm bảo quyền con người tối thiểu với nội dung quyền cơ bản của con người trong pháp luật an sinh xã hội”.

Khái niệm dịch vụ xã hội được hiểu là những dịch vụ đáp ứng các nhu cầu cộng đồng và cá nhân nhằm phát triển xã hội với mục tiêu đảm bảo phúc lợi xã hội, phục vụ những nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sông với mục tiêu an sinh xã hội Đây là hoạt động mang bản chất kinh tế — xã hội, do nhà nước hoặc xã hội dân sự, thị trường cung ứng tương ứng với tính chất thuần công (hoàn toàn do Nhà nước cung ứng và đảm bảo thực hiện), không thuần công (được cung ứng, đảm bảo một phần bởi Nhà nước) hay tư nhân (hoàn toàn được cung ứng bởi tô chức, cá nhân dân sự) của từng loại dịch vụ trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, văn hóa-thông tin, thé dục thé thao, Dịch vu xã hội cung cấp và hỗ trợ hóa-thông qua các dịch vụ đặc thù giúp các công dân trong xã hội có thé xây dựng cuộc sống tốt đẹp hon, là một trong những công cụ nham thực hiện chính sách an sinh xã hội Tiếp cận từ góc độ an sinh xã hội cần xác định rõ dịch vụ xã hội cơ bản do Nhà nước đảm bảo, tổ chức thực hiện, thé hiện vai trò của Nhà nước trong đảm bảo những điều kiện sống tối thiểu của con người là các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Các dịch vụ xã hội do tư nhân cung cấp trên cơ sở thỏa thuận dân sự không thuộc nội dung an sinh xã hội.

Theo đó, quyền tiếp cận dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội được hiểu là quyên của con người trong việc ghi nhận và hưởng các lợi ích từ các dich vụ xã hội cơ bản nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội toi thiểu của con người Cụ thê hơn, quyền tiếp cận dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội là quyền con người, thể hiện sự bình đăng về cơ hội trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu sống thiết yếu với mục tiêu đảm bảo phúc lợi xã hội, được ghi nhận và đảm bảo thực hiện bởi pháp luật Nói chung, nội dung quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản được xây dựng xuât phát từ việc đảm bảo quyên con* Cổng thông tin Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, “Về mô hình phát triển xã hội của Châu Âu”, tại địa

chi website: http://www.molisa.gov.vn/vi/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=19564, Bài đăng ngày: 16/11/2013

Trang 12

1.2 Đặc điểm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Dựa trên lý luận chung về quyên an sinh xã hội và quyền cơ bản của con người trong việc tiếp cận các dịch vu xã hội cơ bản, có thé đưa ra những đặc điểm nhằm nhận diện quyền tiếp cận dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Cụ thé:

Thứ nhất, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước Quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội là nhóm quyên thuộc quyền an sinh xã hội, được ghi nhận bởi quy định pháp luật Do đó, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội đó được Nhà nước ghi nhận, đảm bảo thực hiện theo đúng quy định pháp luật.

Thứ hai, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội phát sinh trên cơ sở quyền con người Con người sinh ra vốn được hưởng đầy đủ các quyên tự nhiên, vốn có và khách quan, không bị tước bỏ bởi bat cứ ai và bat cứ thé chế nào, bao gồm quyền dân sự, quyền chính tri, quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Cụ thê hơn, những quyền con người cơ bản là quyền được sống, quyền được đảm bảo về sức khỏe, tính mạng, quyền được giáo dục, quyên tự do báo chi, Day cũng chính là nội dung quyên an sinh xã hội nói chung, quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ ban nói riêng Trên cơ sở mối liên hệ đó hình thành các nội dung pháp luật đảm bảo quyên con người trong pháp luật an sinh xã hội ở các dịch vụ xã hội cơ bản Theo Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền, moi người déu có quyên được hưởng một mức sống thích đáng, đủ đề đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vụ xã hội cần thiết, cũng như có quyên được bảo hiểm trong trường hop thất nghiệp, dau 6m, tàn phế, goa bua, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hành cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ.

Trong Hiến pháp năm 2013 cũng ghi nhận quyền con người trong chương II với việc quy định về các quyền cụ thể như quyền sống (Điều 19), quyền học tập (Điều 37), quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), quyền tiếp cận thông tin (Điều 25), quyền được chăm sóc sức khỏe, bình đăng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế (Điều 38) Như vậy, những quyên tiếp cận các dich vụ xã hội cơ ban chính là những quyền con người, được pháp luật ghi nhận và đảm bảo thực hiện.

Trang 13

thụ hưởng về giới tính, điều kiện kinh tế, dân tộc, tôn giáo, Quyền này xuất hiện khi con người sinh ra và chỉ chấm dứt khi người đó chết đi Đặc trưng này xuất phát đặc điểm quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội do phát sinh trên cơ sở quyền con người.

Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vốn xã hội có rất nhiều cá nhân với sự hạn chế nhất định về sức khỏe, thé chất, về điều kiện kinh tế hay hiểu biết xã hội, , họ khó có thé tiếp cận các dịch vụ dân sự thông thường Do đó, việc ghi nhận quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội chính là tạo ra cơ hội đồng đều, bình dang cho tat cả mọi cá nhân, chủ thể trong xã hội đều được quan tâm, đảm bảo những điều kiện song, những nhu cầu xã hội cơ bản nhất, từ đó,

đảm bảo cho sự ôn định, phát triên và văn minh của xã hội.

1.3 Nội dung quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội Quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội là quyền được ghi nhận và hưởng lợi ích từ các dịch vụ xã hội cơ bản nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội tối thiểu của con người Khi xem xét dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội cũng như trong mối tương quan với ý nghĩa của quyền an sinh xã hội, dịch vụ xã hội và quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong phạm vi luận văn được xem xét trong mối liên hệ với chức năng đảm bảo an sinh và phát triển xã hội của do Nhà nước dam bảo thực hiện Điều đó có nghĩa rằng, phạm vi quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội cũng như trong hoạt động an sinh xã hội được ghi nhận là quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (hoạt động dịch vụ cung cấp những nhu cầu cho các đối tượng nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống), mà thông qua các dịch vụ xã hội cơ bản đó đảm bảo cho con người những điều kiện sống thiết yếu nhất, là những nhu cầu cơ bản và tiên quyết để con người có thể duy trì cuộc sống Những nhu cầu cơ bản này chính là những nhu cầu không thé thiếu hụt mà nếu không được đáp ứng, còn người khó có thé tồn tại và phát triển bao gồm thức ăn, không khí, nước, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, việc làm và hòa nhập xã hội Bat cứ cá nhân nào trong xã hội cũng đều có quyền được đáp ứng những nhu câu cơ bản nói trên Đó cũng là ý nghĩa cơ bản nhât của quyên an sinh

Trang 14

~ As

xã hội.

Như vậy, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản là một bộ phận của quyền an sinh xã hội và quyền con người được pháp luật quốc tế và quốc gia ghi nhận và đảm bảo thực hiện Việc đảm bảo thực hiện các dịch vụ xã hội cơ bản phải được thực hiện bởi Nhà nước Tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, tùy vào từng giai đoạn nhất định mà mức độ đảm bảo quyền này có thể khác nhau, nhưng nhìn chung, phạm vi của quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có thé bao gồm các quyền: quyên được hưởng giáo duc cơ bản, quyên được chăm sóc y tế cơ bản, quyên có nơi cư trú, quyên được cung cấp nước sạch và quyên được tiếp cận thông tin.

1.3.1 Quyén giáo dục cơ bản

Quyên giáo dục cơ bản là một trong những quyên con người quan trọng nhất, được hiểu là quyền được đảm bảo nhu cầu học tập cơ bản Theo Tuyén ngôn quốc tế về nhân quyên năm 1948, nhu cầu học tập cơ bản là những kỹ năng hoc tập can thiết như biết chữ, biết diễn đạt bằng lời nói, biết đếm số và giải quyết van dé và những nội dung học tập cơ bản như kiến thức, kỹ năng, giá trị và thái độ) cân thiết để có thể sống, phát triển đây đủ năng lực của mình, sống và làm việc có nhân phẩm, tham gia đây di quá trình phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống, đưa ra

quyết định và tiếp tục học tập (Điều 1).

Có thể nói, quyền được hưởng giáo dục cơ bản là một trong số các quyền con người quan trọng và cơ bản nhất Giáo dục là phương tiện, cách thức mà mọi người có thé tự mình thoát ra khỏi ra khỏi đói nghèo, những hạn chế của bản thân, từ đó nam bắt được những điều kiện cần thiết để chủ động làm chủ vận mệnh, cuộc sống của mình, sống có ích cho xã hội Giáo dục có ý nghĩa to lớn, bởi từ nhận thức mà dẫn tới hành động đúng đắn và góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp, văn minh hơn Quyền giáo dục cơ bản là một quyền thiêng liêng, gắn liền với mỗi con người ngay từ khi họ được sinh ra Dù là ai, dù là đối tượng nào trong xã hội, họ đều có quyền được hưởng giáo dục và được đối xử công bằng trong giáo dục.

Quyền giáo dục cơ bản được ghi nhận tại Điều 26 Tuyên ngôn nhân quyên quốc tế 1948 Theo đó, Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế đã khang định:

“1 Mọi người déu có quyền được học tập Giáo duc phải miễn phi, it nhat la ở các bậc tiểu hoc và trung học cơ sở Giáo đục tiểu học phải là bắt buộc Giáo dục kỹ thuật và dạy nghệ phải mang tinh phổ thông và giáo duc đại học hay cao hơn

Trang 15

phải theo nguyên tắc công bằng cho bat cứ ai có khả năng.

2 Giáo dục phải nhằm giúp con người phát triển đây đủ về nhân cách và thúc day sự tôn trọng với các quyền và tự do cơ bản của con người Giáo dục cũng phải nhằm tăng cường sự hiếu biết, lòng khoan dung và tình hữu nghị giữa tất cả các dân tộc, các nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo, cũng như phải nhằm đẩy mạnh các hoạt động của Liên Hợp Quốc về duy trì hoà bình ”

3 Cha mẹ có quyển uu tiên lựa chọn các hình thức giáo duc cho con cải họ ” Dé đảm bảo quyền được hưởng giáo dục đó, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền cũng ghi nhận rõ quyền được phổ cập giáo dục của công dân Tuyên ngôn ghi nhận về sự đảm bảo tất cả mọi công dân tối thiểu phải được đáp ứng các điều kiện giáo dục cơ bản, được hưởng giáo dục miễn phí ít nhất đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, trong đó, giáo dục tiểu học phải là bắt buộc Giai đoạn bậc tiểu học và trung học cơ sở là những giai đoạn đầu đời của việc tiếp nhận thế giới quan, những kiến thức từ thế giới bên ngoài Do đó, việc cung cấp những kiến thức cơ bản nhất, hình thành nên thế giới quan đúng đắn đối với mỗi cá nhân là hết sức cần thiết Đồng thời, tại giai đoạn này, trẻ em được cung cấp các kiến thức nền tang, hình thành tư duy dé có hiểu biết cần thiết cơ bản dé phát triển hơn nữa hoặc don giản đủ dé ton tại trong xã hội.

Không chỉ chú trọng giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là những bước đệm đầu đời đối với mỗi con người, Tuyên ngôn nhân quyền còn ghi nhận về giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Theo đó, giáo dục kỹ thuật và dạy nghề phải mang tính phô thông và giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc công bằng cho bat cứ ai có khả năng Tính công băng được thé hiện rõ ràng trong việc tiếp cận nền giáo dục, trong giai đoạn trưởng thành của con người Mọi người đều có quyền lựa chọn hướng đi cho mình, giáo dục kỹ thuật và dạy nghề là bước cơ bản để chuẩn bị cho quá trình lao động, do đó, cần phải mang tính phô thông, đảm bảo khả năng tiếp cận của mọi người Còn đối với giáo dục đại học và cao hơn vẫn phải đảm bảo nguyên tắc công băng, mọi cơ hội đều trao đều cho mọi người, không phân biệt địa vị, tuôi tác, giới tính, dân tộc,

Đồng thời, theo Binh luận chung số 13 về Quyên được giáo dục của Ủy ban kinh tế, xã hội, văn hóa được thông qua tại phiên họp lan thứ 21 năm 1999, việc đảm bảo quyền được hưởng giáo dục cơ bản có thé thực hiện ở các mức độ khác nhau tùy theo điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi quốc gia, tuy nhiên, phải đáp ứng được các yêu câu sau: Tính săn có; Tính có thê tiêp cận; Tính có thê châp nhận

Trang 16

được; Tính thích ứng.

Cụ thé hơn, tinh sẵn có thê hiện ở việc các chương trình và cơ sở giáo dục đang hoạt động phải đảm bảo đủ về số lượng trong lãnh thổ thuộc quyền tài pháp của quốc gia thành viên Những yêu cầu cho hoạt động của các chương trình và cơ sở này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả môi trường phát triển mà các chương trình và cơ sở đó vận hành.

Tính có thể tiếp cận được thê hiện ở việc các cơ sở và chương trình giáo dục phải mở cho sự tiếp cận của tất cả mọi người mà không có sự phân biệt đối xử Khả năng tiếp cận thé hiện ở ba khía cạnh sau: (i) Không phân biệt đối xử, xét cả về mặt pháp lý và thực tiễn, giáo dục phải mở cửa cho tất cả mọi người có thể tiếp cận, đặc biệt là những nhóm đối tượng dễ bị tôn thương nhất, có nghĩa là không có sự phân biệt đối xử căn cứ vào bất cứ yếu t6 nào đã bi cắm; (ii) Có thể tiếp cận trên thực tế, giáo dục phải dam bảo dé mọi người có thể tiếp cận trên thực tế và an toàn, thông qua việc học tập trực tiếp ở những cơ sở có vi trí địa lý thuận lợi, hợp lý hoặc thông qua việc học tập gián tiếp thông qua các phương thức, công nghệ hiện đại; (7//)Phù hợp về kinh tế — giáo dục, phải có thé chấp nhận được với mọi người về mặt chi phí Giáo dục tiểu học là miễn phí cho tất cả mọi người, các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải dan dần áp dụng giáo dục miễn phí ở cấp trung học va cấp học cao hơn.

Tinh có thé chấp nhận được thê hiện ở hình thức và nội dung giáo dục, cụ thé, giáo trình và phương pháp giảng dạy phải có thể chấp nhận được như có tính liên quan, phù hợp về văn hóa, đạo đức và có chất lượng tốt đối với học viên.

Tinh thích ứng thé hiện ở chỗ giáo dục phải linh hoạt dé thích ứng với những nhu cầu liên tục thay đổi của xã hội va cộng đồng, đáp ứng nhu cầu của học viên trong những môi trường xã hội và văn hóa đa dạng.

1.3.2 Quyền chăm sóc y tế cơ bản

Chăm sóc sức khoẻ nói chung, chăm sóc y tế cơ bản nói riêng là một trong số những quyên con người cơ ban, là điều kiện tiên quyết dé thực hiện các quyền khác Mọi người có quyền được hưởng tiêu chuẩn chăm sóc sức khoẻ để sống một cuộc song tốt nhất, bởi sức khỏe là điều quan trọng nhất, mang tính quyết định đối với sự phát triển của mỗi con người và xã hội Nói đến sức khỏe con người là nói đến sức khỏe thé chất và sức khỏe tinh thần Khi có sức khỏe, con người mới có thé thực hiện được những hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội có hiệu quả, từ đó thựchiện các quyên khác đê phát triên bản thân và thực hiện trách nhiệm với xã hội.

Trang 17

Hiến chương của Tổ chức Y tế thé giới năm 1946, công cụ quốc té đầu tiên bảo vệ sức khỏe như một trong những quyền con người cơ ban và quan trọng nhất có ghi nhận quyền chăm sóc sức khỏe là “quyên cơ bản của mọi người, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, quan điểm chính trị, diéu kiện kinh tế hay xã hội” Tiếp theo đó, điều khoản về sức khỏe và chăm sóc sức khỏe được ghi nhận trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền Cụ thé, theo đó, mọi người có quyền được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để bảo đảm sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khía cạnh ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế và các dịch vu xã hội cần thiết Các bà

mẹ và trẻ em có quyền được hưởng sự chăm sóc và giúp đỡ đặc biệt.” Như vậy,

chăm sóc y tế là một trong những nội hàm quan trọng của chăm sóc sức khỏe Theo đó, chăm sóc y tế cơ bản là quyền được hưởng những dịch vụ y tế cơ bản trong phòng, chống và khám, chữa bệnh dé đảm bảo điều kiện sức khỏe

Từ những ghi nhận của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, quyền chăm sóc sức khỏe đã được cụ thê hóa trong rất nhiều các Công ước như Công ước Quốc tế về các quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, Công ước về Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), Công ước về Quyền trẻ em (CRC); Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc CERD); Tuyên bố Viên và Chương trình hành động thông qua tại Hội nghị thế giới về quyền con người lần thứ hai năm 1993 Đặc biệt, quy định của Công ước quốc tế về Quyên Kinh tế, Xã hội và Van hóa đã ghi nhận khá toàn diện về quyền chăm sóc sức khỏe Cụ thé, Điều 12 Công ước ghi nhận:

“I Các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyên của mọi người được hưởng mot tiêu chuẩn sức khoẻ về thé chất và tỉnh than ở mức cao nhất có thể được.

2 Các biện pháp mà một quốc gia thành viên Công ước cân thi hành để thực hiện day đủ quyên này bao gồm những biện pháp can thiết nhằm :

a) Giảm bớt tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh và trẻ em, và nhằm đạt duoc sự phát triển lành mạnh của trẻ em;

b) Cải thiện mọi mặt về vệ sinh môi trường và vệ sinh công nghiệp;

c) Ngăn ngừa, xử lý và hạn chế các dịch bệnh, bệnh ngoài da, bệnh nghề nghiệp và các loại bệnh khác;

đ) Tạo các điều kiện đề bảo đảm mọi dịch vụ và sự chăm sóc y tế khi dau yếu “ Dé dam bảo quyền chăm sóc y tế cơ bản, Binh luận chung số 14 về Quyên dat > Điều 25 Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền

Trang 18

được mức độ sức khỏe cao nhất có thé của Ủy ban kinh tế, xã hội, văn hóa, thông tin tại phiên họp lan thứ 22 năm 2000 ghi nhận quyền được chăm sóc sức khỏe bao gồm những yếu tố cau thành cơ bản như: tính sẵn có, tính có thé tiếp cận, tính có thể chấp thuận và chất lượng.

Theo đó, quyền được chăm sóc sức khỏe cơ bản thể hiện ở việc các cơ sở chăm sóc sức khỏe và y tế công, các loại hàng hóa và dịch vụ cũng như các chương trình y tế can phải sẵn sàng và đủ về số lượng trong phạm vi quốc gia thành viên với

các yếu tố quyết định với nền tảng sức khỏe như nước sạch, điều kiện vệ sinh, bệnh

viện, trạm y tế, cán bộ y tế có trình độ chuyên môn đạt yêu cầu, các loại thuốc điều trị thiết yéu,

Các cơ sở chăm sóc y tế phải có thé được dé dàng tiếp cận bởi mọi người mà không có sự phân biệt đối xử Cụ thé hơn, tính có thé tiếp cận được ghi nhận bao gồm các nội dung: Không phân biệt đối xử thé hiện ở việc các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ y tế phải có thể được tiếp cận đối với mọi người, không phân biệt đối xử dựa trên bất cứ cơ sở nào đã bị cắm, đặc biệt đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương; Có thé tiép cận thực tế, tức là các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các hàng hóa dịch vụ y tế và những yếu tố quyết định cơ bản đến sức khỏe như nước sạch, cơ sở vệ sinh đủ điều kiện phải thuộc phạm vi tiếp cận được của tất cả mọi đối tượng trong xã hội; Có thể tiếp cận về mặt kinh tế có nghĩa là các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa dịch vụ y tế phải phù hợp về mặt chi phí đối với mọi người; Có thé tiếp cận về mặt thông tin, cụ thé là mọi người đều có thé có quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và phô biến những thông tin về van dé chăm sóc sức khỏe.

Đồng thời, các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ y tế phải tuân theo quy tắc về đạo đức y tế, phù hợp với chuẩn mực văn hóa chung va văn hóa tại địa phương nơi có cơ sở chăm sóc sức khỏe đó Việc chăm sóc sức khỏe, chăm sóc y tế cơ bản phải được đảm bảo về chất lượng Yếu tố cấu thành cần thiết của việc chăm sóc sức khỏe, y tế này thê hiện ở việc các cơ sở chăm sóc sức khỏe, hàng hóa và dịch vụ y tế phải phù hợp về mặt khoa học, y học và có chất lượng tốt với đội ngũ nhân viên y tế có trình độ và kinh nghiệm, thuốc sử dụng phải được nghiên cứu và phê duyệt cân thận và còn hạn sử dụng, thiết bị y té phai dat chuẩn theo quy định,

1.3.3 Quyển có nơi cư trú

Đảm bảo quyền có nơi cư trú là một điều kiện không thê thiếu đối với sự phát triển của mỗi con người, không ai có thể sinh sông và phát triển nêu không có nơi

Trang 19

cư trú Được đề cập đến trong Điều 13 Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người, quyền có nơi cư trú được ghi nhận mọi người đều có quyền tự đo đi lại và tự do cư trú trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia Mọi người đều có quyền tự đo rời khỏi bất ky nước nao, kế cả nước mình Không ai bi tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình Điều này còn được tai khang định trong Điều 12 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 theo đó bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thé của một quốc gia đều có quyền tự do đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thé quốc gia đó.

Như vậy, quyền có nơi cư trú là quyền của công dân được sinh sống tại một nơi dưới hình thức thường trú và tạm trú, bao hàm qyén tự do cư trú và quyền có nơi ở hợp pháp, trong đó, quyền tự do cư trú gắn liền với quyền tự do đi lại Như vậy, theo ghi nhận tại các văn bản quốc tế trên, quyền có nơi cư trú nói chung, quyền tự do cư trú nói riêng được thể hiện ở các khía cạnh như: quyền tự do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; tự do di lại trong phạm vi lãnh thổ quốc gia; tự do đi khỏi bat kỳ nước nào, ké cả nước mình và quyền tự do trở về nước mình Tuy nhiên, quyền tự do đi lại và cư trú này không phải là quyền tuyệt đối Nó có thé bị hạn chế theo quy định pháp luật và vì những lý do cần thiết dé bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe cộng đồng hoặc đạo đức xã hội hoặc quyền tự do của người khác”.

Quyền có nơi ở nằm trong nội hàm của quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng, bao gồm sự đảm bảo các điều kiện cơ ban của cuộc sống như ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế, Cụ thể hơn, nội dung này được thé hiện trong Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền như sau: “Moi người đều có quyén được hưởng một mức sống thích đáng, đủ để đảm bảo sức khỏe và phúc lợi của bản thân và gia đình, về các khia cạnh ăn, mặc, ở, cham sóc y té và các dịch vụ xã hội can thiết, cũng như có quyên được bảo hiểm trong trường hợp thất nghiệp, dau 6m, tàn phế, góa bụa, già nua hoặc thiếu phương tiện sinh sống do những hành cảnh khách quan vượt quá khả năng đối phó của họ” (Điều 25) Đồng thời, trong Công ước quốc tế về các quyên kinh tế, xã hội, văn hóa, nội dung nay cũng ghi nhận rõ, các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được có một mức sống thích đáng cho bản thân và gia đình mình, bao gồm các khía cạnh về ăn, mặc, nhà ở, và được không ngừng cải thiện điều kiện sống Các quốc gia thành viên phải thi hành ° Xem thêm Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966

Trang 20

những biện pháp thích hợp đề bảo đảm việc thực hiện quyền này, và vì mục đích đó, thừa nhận tầm quan trọng thiết yêu của hợp tác quốc tế dựa trên sự tự do chấp thuận (Điều 11) Theo Điều 11 của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa ghi nhận quyền có nơi ở thích đáng, tức là nơi được đảm bảo cơ bản ở mức chấp nhận được về tính riêng tư, an ninh, ánh sáng và sự thông thoáng với chi phí hợp lý.

Đồng thời, Bình luận chung số 4 của Ủy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa thông qua tại phiên họp thứ 6 năm 1991 đề cập đến quyền có nhà ở thích đáng, trong đó có thé tóm tắt những điểm quan trọng như sau:

(i) Quyền có nhà ở thích đáng xuất phát từ quyền có mức sống thích đáng và có tầm quan trọng đặc biệt với việc hưởng thụ tất cả các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa Mặc dù có nhiều văn kiện quốc tế khác nhau đề cập đến những khía cạnh khác nhau của quyền có nhà ở thích đáng, nhưng Khoản 1 Điều 11 Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa là quy định toàn diện và quan trọng nhất về quyền này (đoạn 3);

(ii) Quyền có nhà ở thích đáng áp dụng cho tất cả mọi người mà không có su phân biệt về bat cứ yếu tổ nào, ké cả về giới tính;

(iii) Quyền có nhà ở không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là quyền có một nơi trú ngụ với một mái che trên đầu mà cần được hiểu đó là quyền được sống ở một nơi an toàn, bình yên và xứng đáng với phẩm giá con người Khái niệm thích đáng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với quyền về nhà ở, bởi nó chi phối một loạt các yếu tố cần phải tính đến khi đánh giá một nơi ở có phải là “thích dang’ theo như quy định của Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa không Theo đó, một số khía cạnh cần phải bảo đảm trong bat cứ bối cảnh nào, bao gồm:

Bảo dam pháp lý, có nghĩa là quyền với nhà ở có thé dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng trong mọi hình thức sở hữu, người ở đều có quyền được bảo đảm pháp lý về nơi ở và tài sản ở mức độ nhất định dé tránh khỏi bị quấy rỗi, tước đoạt hay các nguy cơ khác;

Tinh san có của dịch vụ, vật chát, tiện nghỉ và cơ sở hạ tang va tinh chap nhận được tức là bảo đảm cơ bản về y té, an ninh, tién nghi va sự nuôi dưỡng, ma từ đó có thé tiếp cận một cách bền vững với các nguồn lực tự nhiên và chung, với các điều kiện về nước sạch, chất đốt, ánh sang, hệ thong sưởi ấm, vệ sinh, giặt git, phương tiện bảo quản thực phẩm, xử lý rác thải, thoát nước và các dịch vụ trong trường hợp khan cấp, người ở chỉ phải trả chi phí ở mức hợp lý mà cá nhân hay hộ

Trang 21

gia đình chấp nhận được, và việc chỉ trả cho nơi ở không ảnh hưởng đến việc chỉ trả cho các nhu cầu thiết yếu khác;

Có thé sinh sống được có nghĩa là bảo đảm có thé sinh sống ở đó được, thé hiện ở các khía cạnh như có không gian thích đáng và có thé tránh được nóng, lạnh, âm ướt, mưa, nang, gió và các yếu tô khác có thé ảnh hưởng đến sức khỏe hay làm lây nhiễm bệnh tật; Vé dia điểm, nhà ở được xây dựng ở những nơi cho phép người ở dễ dàng tiếp cận với nơi làm việc, cơ Sở y té, trường hoc, nhà trẻ va các dich vụ xã hội khác; không nên xây nhà ở tại các khu vực ô nhiễm hay gần các nguồn ô nhiễm

đe dọa sức khỏe của con người;

Tinh có thé tiếp cận được và thích dang về phương diện văn hóa là sự phù hợp với bản sắc văn hóa của người ở, xét về kiến trúc, vật liệu sử dụng và chính sách hỗ trợ, bảo đảm cho người ở, đặc biệt là các nhóm dễ bị ton thương như người cao tuôi, trẻ em, người khuyết tật, người bị bệnh hiểm nghèo, người sống chung với HIV, người cần sự hỗ trợ y té thường xuyên, người bi bệnh tam thần, nạn nhân của các thảm họa thiên tai, người phải sống ở các khu vực thường có thảm họa và các nhóm cần được ưu tiên khác có thê sử dụng một cách thuận lợi;

(v) Không được nhìn nhận quyền có nhà ở thích đáng một cách tách biệt với các quyền con người khác Có thé thấy rõ sự gan kết của quyền này với các quyền khác thông qua các nguyên tắc về không phân biệt đối xử và nhân phẩm Không thé bảo đảm sự hưởng thụ đầy đủ các quyền khác, ví dụ như quyền tự do biểu dat, tự do hội họp, tự do cư trú, quyền được tham gia các hoạt động của xã hội, quyền được bảo vệ đời tư nếu không bảo đảm quyền có nhà ở thích dang.’

1.3.4 Quyền được cung cấp nước sạch

Quyền được cung cấp nước sạch là một trong những quyền co bản và quan trọng đảm bảo quyền sống cho cá nhân trong xã hội Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của cong người cũng như của bất kỳ sinh vật nào trên trên trái đất Các quyền này không chỉ đảm bảo cho con người được sống trong phẩm giá và tự do mà còn thúc đây tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về xóa đói nghèo, tăng cường sức khỏe trẻ em và chống bệnh tật.

Tháng 7/2010, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết tuyên bố

nước sạch va an toàn về các điêu kiện vệ sinh là các quyên cơ bản dé con người

7 Xem thêm Luật Nhân quyền, “Số 20 — quyền được hưởng tiêu chuẩn sống thích đáng” tại địa chi website:

http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=95&mecid=7

Trang 22

hưởng thụ cuộc sống va đảm bảo các quyền con người khác Nghị quyết đã “tuyén bo nước uống an toàn và nước sạch cũng như vệ sinh có tiêu chuẩn là một quyên của con người để tận hưởng đây đủ quyên được sống” đồng thời nghị quyết cũng thúc giục cộng đồng quốc tế để “Đẩy mạnh nỗ lực để cung cấp nước an toàn, sạch, và điêu kiện vệ sinh có giá cả phải chăng cho tat cả mọi người ”.”

Quyền được cung cấp nước sạch năm trong quyền con người được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng, là một trong yếu tô quan trọng quyết định đến quyền có nơi cư trú thích đáng và quyền được chăm sóc sức khỏe Bởi ý nghĩa quan trọng đó, quyền được cung cấp nước sạch được ghi nhận trong hàng loạt các văn kiện quốc tế về quyền con người như công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ, Công ước về Quyền trẻ em, Công ước Geneva về đối xử với tù binh,

Binh luận chung số 15 của Uy ban về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa thông qua tại phiên họp thứ 29 năm 2002 đề cập đến quyền có nước với những điểm quan trọng như sau:

(i) Quyền có nước là một quyền con người vì nó là điều kiện tiên quyết dé đạt được quyền con người về sức khỏe, quyền có mức sống thỏa đáng, quyền có nhà ở và lương thực thỏa đáng (các đoạn 1 và 3) Quyền này hàm ý mọi người có quyền tiếp cận với nguồn nước một cách thỏa đáng, an toàn, có thể chấp nhận được, có thê tiếp cận và chỉ trả được với cá nhân mình và gia đình (đoạn 2).

(ii) Nghia vụ quốc gia trong việc bảo đảm quyền có nước bao gồm việc bảo đảm cho mọi người khả năng tiếp cận các nguồn nước thỏa đáng cho nông nghiệp (đoạn 7) và các nguồn nước sinh hoạt vệ sinh, không bị nhiễm độc Quyền về nước còn bao gồm việc tự do tiếp cận với các nguồn cung cấp nước sẵn có, quyền được bảo vệ không bị tùy tiện cắt hoặc làm ô nhiễm nguồn nước, quyền bình dang trong việc tiếp cận với các hệ thống cung cấp nước Quyền về nước phải thỏa đáng với nhân pham, cuộc sống và sức khỏe con người Cách thức bảo đảm quyền có nước phải có tính bền vững, không chi cho thé hệ hiện tại mà còn cho các thế hệ tương lai.

(iii) Những yếu tố co ban của quyền có nước được áp dụng trong mọi trường hợp đó là: Tinh sẵn có thé hiện ở việc cung cấp nước phải liên tục và đủ cho những mục đích sử dụng của các cá nhân và gia đình như nước uống, nước dùng để vệ sinh cá nhân, giặt quân áo, nâu ăn và lau dọn nhà cửa; lượng nước cho môi người phải‘BBC (Tiếng Việt), “Liên hợp quốc công nhận quyên có nước sạch ”,

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2010/07/100729_un_water_right.shtml, ngày đăng bài: 29/7/2010

Trang 23

phù hợp với hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới; Chat lượng, có nghĩa là nước phải an toàn, không chứa các vi chất, hợp chất hóa học nguy hiểm cho sức khoẻ con người, chấp nhận được về mặt màu sắc, mùi, vị; Có thé tiếp cận, tức là tất cả mọi người, không phân biệt về bat cứ yếu t6 nào đều có quyên tiếp cận với nước và với các tiện ích, dịch vụ về nước.

(iv) Nghĩa vụ cơ bản của các quốc gia thành viên trong việc bảo đảm quyền có nước bao gồm: Đảm bảo mọi cá nhân và gia đình được tiếp cận với lượng nước tối thiểu thiết yếu, đủ và an toàn cho mục đích sử dụng và để phòng bệnh; Đảm bảo quyền bình đăng của mọi người trong việc tiếp cận với nước, các tiện ích và dịch vụ về nước, nhất là với các nhóm xã hội bị thiệt thòi; Đảm bảo mọi người có thể tiếp cận cơ học với các phương tiện và dịch vụ về nước, được cung cấp nước đầy đủ, an toàn và đều đặn, với khoảng cach hợp ly; Dam bảo an ninh cá nhân không bi de doa khi phải tiếp cận trực tiếp với nước; Đảm bảo phân phối bình đăng tất cả các phương tiện và dịch vụ hiện có về nước; Áp dụng và bố sung các chiến lược và kế hoạch hành động về nước cho toàn dân; Điều chỉnh phạm vi thực hiện hay không thực hiện quyền sử dụng nước; Áp dụng các chương trình nước giá rẻ tương đối để bảo vệ các nhóm dé bị tổn thương; Thực hiện các biện pháp ngăn chặn, điều trị và khống chế các bệnh liên quan đến nước, cụ thể là đảm bảo tiếp cận với hệ thống vệ

sinh thỏa đáng”.

1.3.5 Quyên được tiếp cận thông tin

Quyền được tiếp cận thông tin là quyền cơ bản của con người, được hiểu là quyền được tiếp xúc, nắm bắt, tìm hiểu và yêu cầu cung cấp thông tin Khái niệm quyền tiếp cận thông tin xuất hiện từ khá sớm trong lịch sử lập pháp ở một số quốc gia như Thụy Điển, Pháp và quyền này trở thành mối quan tâm trên phạm vi thé giới khi Liên hợp quốc ra đời Tiếp cận thông tin là khái niệm chỉ việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin Quyên tiếp cận thông tin là quyền của chủ thé bang cách nay hay cách khác tiếp cận các thông tin đã được công khai (tiếp cận thụ động) hoặc chủ thể tiếp nhận thông tin phải đưa ra các yêu cầu đối với các chủ thé năm giữ dé có được thông tin mình cần (tiếp cận chủ động).

Tại Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 đã ghi nhận quyên được tiếp cận thông tin của con người “Moi người déu có quyên tu do ngôn luận và bay tỏ ÿ

? Xem thêm “Số 20 — quyền được hưởng tiêu chuẩn sống thích đáng”, Luật Nhân quyền, website:

http://www.nhanquyen.vn/modules.php?name=News&op=detailsnews&mid=95 &mcid=7

Trang 24

kiến; kế cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bat kỳ phương tiện truyền thông nào,và không có giới hạn về biên giới” Công ước quốc té về các quyền dân sự và chính trị cũng đã ghi nhận về quyền này tại điều 19, theo đó, mọi người có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến, quyền này bao gồm quyền tự do giữ quan điểm không có sự can thiệp và tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bang bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bat kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.

Quyên tiếp cận thông tin diễn ra giữa chủ thé có quyền tiếp cận thông tin và chủ thé có nghĩa vụ cung cấp thông tin Theo đó, dé đảm bảo quyên tiếp cận thông tin, vai trò của chủ thê cung cấp thông tin vô cùng quan trọng.

Chủ thể có quyền tiếp cận thông tin gồm tất cả mọi cá nhân, công dân, tô chức Với tư cách là chủ thé có quyền, họ nhận được những thông tin cần thiết qua cs kênh truyền thông công khai, sẵn có; hoặc họ được tiếp cận thong tin thông qua việc yêu cầu chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin mà mình quan tâm trong phạm vi quy định pháp luật cho phép Đồng thời, họ được truyền đạt, chia sẻ quan điểm, thông tin với các chủ thé khác khoog phân biệt ranh giới hay hình thức phổ biến.

Chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin bao gồm các cơ quan công cộng hoặc thậm chi là tổ chức tư nhân có hoạt động công quyền kể cả các doanh nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước Với tư cách là chủ thể có nghĩa vụ cung cấp thông tin, họ phải chủ động công khai các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật, đồng thời, phải cung cấp, chia sẻ thông tin cho chủ thể yêu cầu cung cấp thông tin khi chủ thể này yêu cầu.

Tuy nhiên, quyền tiếp cận thông tin không phải là một quyên tuyệt đối mà bị hạn chế Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị không nêu giới hạn chính đáng riêng đối với tiếp cận thông tin, mà chỉ nêu những giới hạn chung đối với tự do biéu đạt (quyền nay bao trùm, gồm cả tự do thông tin, tiếp cận thông tin) Khoản

3, Điều 19 Công ước khang dinh viéc thuc hién quyén tu do biéu dat “di kém theo

những nghĩa vu và trách nhiệm đặc biệt.” Cu thể, quyền này phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để tôn trọng các quyền hoặc danh dự của người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức công chúng Về những điều kiện khi áp đặt hạn chế với quyền này, trong Bình luận chung số 34, Ủy ban nhân

Trang 25

quyền (HRC) nhắn mạnh: “Tuy nhiên, khi quốc gia thành viên đặt ra những hạn chế với việc thực hành quyền tự do biểu đạt, các biện pháp hạn chế này không được làm ảnh hưởng đến bản chất của quyén ”.

Trong thực tế, nhiều chính quyền thường lạm dụng việc giới hạn các quyên tự do biểu đạt và tự do thông tin Đề hạn chế sự lạm dụng tùy tiện như vậy, Liên Hợp quốc và các tô chức bảo vệ nhân quyền đã thông qua một số văn kiện dé xác định nội hàm của các khái niệm nêu trên như Các nguyên tắc Siracusa về Giới hạn và đình chỉ các điều khoản trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1984, và Các nguyên tắc Johannesburg về An ninh quốc gia, tự do biểu dat và tiếp cận thông tin năm 1995 Ví dụ, chỉ có thể viện dẫn “an ninh quốc gia“ để giới hạn một số quyền “khi chúng được thực hiện dé bảo vệ sự tồn tại của quốc gia hay toàn vẹn lãnh thô của nó hoặc độc lập chính trị chống lại việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa vũ lực“ thể hiện trong Đoạn 29, Các nguyên tắc Siracusa Hay “hạn chế được biện minh với lý do an ninh quốc gia là không chính đáng nếu mục đích thực chất hoặc hiệu quả có thé thay được là dé bảo vệ lợi ích không liên quan đến an ninh quốc gia, bao gồm, ví dụ, để bảo vệ một chính phủ khỏi xấu hồ hay khỏi phô

bày những hành động sai lầm” (Nguyên tắc 2, Các nguyên tắc Johannesburg) '°

1.4 Ý nghĩa của việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội

Bảo đảm quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản không chỉ là bảo vệ quyền của mỗi người dân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về quyền con người, mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá trình phát triển Việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có ý nghĩa to lớn đối với mỗi quốc gia, dân tộc.

Việc đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân, đặc biệt là đối với những người yếu thé trong xã hội, góp phan cải thiện cuộc sống của họ Đồng thời, đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cũng thúc đây bình dang, công bằng xã hội.

Với tinh phổ biến, quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội trong pháp luật an sinh xã hội hướng dén tat cả các đôi tượng trong xã hội, không phân biệt nguôn gôc xuât!9 Trang thông tin Bộ Tư pháp, “Nội dung cơ bản của pháp luật về quyên tiếp cận thông tin” tại địa chi

http://moj.gov.vn/UserControls/News/pFormPrint.aspx? UrIListProcess=/qt/tintuc/Lists/N ghienCuuTraoDoi&ListlId=75a8df79-a725-4fd5-9592-5 17£443c27b6&Siteld=b 1

If9e79-d495-439f-98e6-4bd81e36adc9 &ItemID=1915&SiteRootID=b7 1 e67e4-9250-47a7-96d6-64e9cb69ccf3, bai đăng ngày26/01/2016

Trang 26

thân, điều kiện kinh tẾ, giới tính, dân tộc, tôn giáo, Trên cơ sở đó, bat cứ ai cũng có thé hưởng lợi ích từ các dịch vụ xã hội cơ bản được Nhà nước bảo hộ Đồng thời, đối với nhóm người yếu thế với điều kiện khó khăn, khả năng tiếp cận các dịch vụ nhăm đáp ứng nhu cầu xã hội của họ cũng bị hạn chế Với việc ghi nhận và đảm bảo quyền tiếp cận các dich vụ xã hội cơ bản, Nhà nước đã dam bảo cho họ những nhu cầu thiết yếu dé duy trì, cải thiện cuộc sống.

Đảm bảo quyên tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản góp phan thúc đây tiễn bộ xã hội Sự phát triển của xã hội là một quá trình, trong đó các nhân tố kinh tế và nhân tố xã hội thường xuyên tác động lẫn nhau Sự phát triển của thé giới trong những năm gần đây đặt ra mục tiêu là bảo đảm những cải thiện nhất định cho hạnh phúc của mỗi người và đem lại những lợi ích cho mọi người; bảo đảm phân phối công bang hon vé thu nhap va cua cai, tiễn tới công băng xã hội; đạt được hiệu quả sản xuất, bảo đảm việc làm, mở rộng và cải thiện về thu nhập giáo dục và y tế cộng đồng: giữ gìn và bảo vệ môi trường Đáp ứng những nhu cầu tối thiêu, cần thiết cho tât cả các nhiều nhóm người xã hội, góp phần đầy lùi nghèo túng, góp phần vào việc thúc đầy tiến bộ xã hội.

Đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội, quốc gia và mỗi con người Nó góp phần tạo điều kiện cho mỗi người trong xã hội có cơ hội phát triển cách toàn diện nhất Đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội, quốc gia Không thê có sự phát triển bền vững và tiến bộ của một quốc gia khi những quyền cơ bản của mỗi thành viên trong quốc gia đó không được đáp ứng, sự phát triển bền vững đó chỉ có thé đảm bảo khi mà mỗi cá nhân trong quốc gia đó được phát triển một cách đầy đủ và toàn diện.

Mặt khác, đảm bảo quyền tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cũng là thước đo thé hiện trình độ văn minh của quốc gia, thé hiện thái độ của nhà cầm quyền đối với người dân.

Trang 27

Chương 2

THUC TRẠNG QUYEN TIẾP CAN CÁC DỊCH VU XÃ HỘI TRONG

PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI VIỆT NAM

2.1 Thực trạng quyền giáo dục cơ bản trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

2.1.1 Quy định của pháp luật hiện hành về đảm bảo quyên giáo dục cơ bản Với vai trò là một trong những quốc gia tích cực tham gia các Công ước, Chương trình quốc tế về quyền con người, đặc biệt là quyền được giáo dục cơ bản như Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội văn hóa (1966), Việt Nam đã tích cực thé chế hóa những nội dung Công ước trên thông qua các chính sách và pháp luật trong nước Với cam kết các quốc gia thành viên Công ước thừa nhận quyền của mọi người được học tập, Chương trình hành động của Hội nghị dân số và phát triển (5-13/9/1994) ghi nhận nguyên tắc “Tất cả mọi người đều có quyền hưởng giáo dục dé phát triển đầy đủ về phẩm giá và năng lực với sự chú ý đặc biệt tới phụ nữ và trẻ em gái”.

Đi cùng với đó, việc nội luật hóa những quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người nói chung, quyền được giáo dục nói riêng được thực hiện tích cực Đảng và Nhà nước luôn đặt sự nghiệp giáo dục lên hàng đầu, trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia, Quyén giao dục co bản của công dân được đảm bao, tao những điều kiện tốt nhất cho học tập, phát triển và hội nhập với bạn bè quốc té.

Trong tat cả các bản Hiến pháp trong suốt chiều dài lịch sử lập pháp, giáo dục luôn được coi trong là quốc sách hàng dau, là điều kiện cơ bản dé phát triển con người, phát triển xã hội Trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 được Quốc hội thông qua ngày 09/11/1946, quyền được hưởng giáo dục cơ bản được chính thức thừa nhận là quyền của công dân Tiếp theo, các bản Hiến pháp lần lượt ra đời sau đó quy định càng chi tiết, cụ thé về quyền được giáo dục của công dân Theo đó, việc đảm bảo quyền được học tập của công dân thông qua các bản Hiến pháp được quy định ngày càng rõ ràng hơn, từ việc Nhà nước từng bước thực hiện chế độ giáo dục cưỡng bách trong Hiến pháp năm 1959 cho đến Hiến pháp năm 1980 là việc ghi nhận giáo dục phổ thông bắt buộc được từng bước thực hiện tiến đến việc khăng định giáo dục tiểu học là bắt buộc và miễn phí Đồng thời, quyền được học tập của các nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội cũng được Hiến pháp ghi nhận, tạo cơ sở

Trang 28

cho họ được thực hiện quyền của mình Cụ thể, theo Điều 59 Hiến pháp năm 1992, quyền giáo dục cơ bản được ghi nhận như sau: “Hoc tdp là quyén và nghĩa vụ của công dân Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí Công dân có quyên hoc văn hoá và học nghé bằng nhiều hình thức Học sinh có năng khiếu được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học top dé phat trién tai năng Nhà nước có chính sách hoc

phi, học bồng Nhà nước và xã hội tạo điễu kiện cho trẻ em tàn tật được học văn

hoá va học nghệ phù hop.”

Đến Hiến pháp năm 2013, quyền được giáo dục được quy định khá cụ thể và rõ ràng tại Điều 61, theo đó, phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài Nhà nước ưu tiên dau tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mam non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo duc đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bồng, học phí hợp lý Nhà nước ưu tiên phát triển giáo duc ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bao dân tộc thiêu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật và người nghèo được học văn hoá và học nghề.

Ngày 4/11/2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 20 - NQ/TW với nội dung đôi mới căn bản, toàn điện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa — hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Nghị quyết đã nêu rõ giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đôi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quan tri của các cơ sở giáo dục, dao tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội va bản thân người học; đôi mới ở tất cả các bậc học, ngành học; Cần kế thừa, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tổ mới, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của thé giới; Chuyên quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn điện năng lực và phẩm chất người học Với mục đích đảm bảo quyền con người, đảm bảo quyền được giáo dục cơ bản của công dân, Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chính sách phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho công dân được tiếp

Trang 29

cận với quyền giáo dục cơ bản, có cơ hội được học tập và phát triển.

Nham cụ thé hóa các quy định trong Hiến pháp, trong các chính sách của Đảng va nhà nước, Luật giáo dục 2005 ra đời (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã ghi nhận quyền được giáo dục, học tập của mọi người trong xã hội Quyền đó được ghi nhận với các nội dung cơ bản: (i) Giáo dục là yếu tổ chủ yếu dé nâng cao dân tri, đảm bảo chất lượng cuộc sống của con người và xã hội; (ii) Giáo dục góp đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thâm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; (iii) Giáo dục phải được thé hiện với chất lượng nâng cao và bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục

trong cả nước.

Giáo duc mầm non, giáo dục phô thông (bao gồm tiểu học (cấp I), trung học cơ sở (cấp II); trung học phô thông (cấp IID) là những bậc giáo duc cơ bản tại Việt Nam, trong đó, giáo dục mam non, giao duc tiéu học va giáo dục trung học cơ so là bậc giáo dục bắt buộc Giáo dục phổ thông cơ bản kéo dài 12 năm và được chia làm 3 cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phô thông Cấp tiêu học hay còn được gọi là cấp I, bắt đầu năm 6 tuổi đến hết năm 11 tuổi, gồm có 5 trình độ, từ lớp 1 đến lớp 5, là cap học bắt buộc đối với mọi công dân.

Trong mỗi cấp học, vai trò và mục tiêu của giáo dục được xác định tương đối rõ ràng Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một Mục tiêu của giáo dục phố thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thâm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sang tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Trong đó, mục tiêu của giáo dục tiêu học là giúp học sinh hình thành những cơ sở ban dau cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thé

chất, thâm mỹ và các kỹ năng cơ ban dé học sinh tiếp tục học trung học cơ so."

Với định hướng “giáo dục là quốc sách hang đầu”, Việt Nam từng bước phổ cập giáo dục mâm non, tiêu học, trung học cơ sở và tiên tới phô cập giáo dục phô

!' Xem thêm Điều 22, Điều 27 Luật Giáo dục năm 2005, sửa đồi, bồ sung năm 2009

Trang 30

thông, đại học Dé triển khai nội dung này, pháp luật quy định về việc miễn, giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 — 2011 đến năm học 2014 — 2015 và theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 Trong đó, đối tượng không phải đóng học phí tại các cơ sở

giáo dục công lập bao gồm: học sinh tiểu học; học sinh, sinh viên sư phạm, người

theo học các khóa dao tạo nghiệp vụ sư phạm dé đạt chuẩn nghé nghiệp Bên cạnh đó, chính sách áp dụng cho học sinh học đúng tuyến tại trường thuộc đơn vị hành chính mà các em có đăng ký hộ khẩu cũng là một trong những chính sách dam bảo quyền được học tập của các em, để ai cũng có cơ hội học tập.

Đặc biệt, đối với những đối tượng yếu thế, thuộc đối tượng bảo trợ xã hội như trẻ em nghèo, người khuyết tật, thì sự quan tâm của Nhà nước và xã hội về giáo dục đối với họ càng được chú trọng, thể hiện nhiều hơn Điều 7 Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định các đối tượng được miễn học phí là:

(i) Người có công với cach mang va thân nhân của người có công với cach

(ii) Trẻ em hoc mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tat có khó khăn về kinh tế;

(iii) Trẻ em hoc mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng theo quy định pháp luật;

(iv) Trẻ em hoc mẫu giáo va học sinh phố thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phố thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

(v) Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kế cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên);

(vi) Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị dai hoc, khoa dự bị đại học;

(vii) Hoc sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ:

Trang 31

Ngoài ra, nhiều đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn cần sự trợ giúp của xã hội khác được Nhà nước hỗ trợ giảm học phí Như vậy, quy định về giáo dục cơ bản đã và đang làm tròn được vai trò quan trọng của mình trong đảm bảo quyền được học tập của công dân.

Về nhóm người khuyết tật, những người không may mắn bị khiếm khuyết một phần cơ thé hoặc suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật, sự ra đời của Luật Người khuyết tật năm 2010 đánh dau một bước ngoặt trong sự đảm bảo quyền được giáo dục dành cho những người bị hạn chế cơ hội nhận thức, với mục tiêu giúp học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục Đào Tạo đã xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo về giáo dục hòa nhập như: Quyết định số 23/2006/QD-BGDDT quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT quy định về giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; Chiến lược phát triển giáo duc 2001-2010 và Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020; Kế hoạch hành động quốc gia Giáo dục cho mọi người giai đoạn 2003-2015; Chiến lược và Kế hoạch giáo dục trẻ khuyết tật giai đoạn 2007-2010 và tần nhìn 2015; Chiến lược và Kế hoạch hành động giáo dục hòa nhập trẻ em có hàn cảnh khó khăn từ 2010 đến 2020:

So với các đối tượng khác, người khuyết tật, đặc biệt là trẻ em khuyết tật được ưu tiên, ưu đãi nhiều hơn về quyên lợi trong giáo dục Đối với người khuyết tật học văn hóa được Nhà nước tạo điều kiện được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình Người khuyết tật được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuôi quy định đối với giáo dục phố thông, được ưu tiên trong tuyển sinh12 Người khuyết tật cũng được miễn, giảm một số môn hoc, được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết.

Theo Luật giáo dục năm 2005, sửa đôi, bô sung năm 2009, học sinh khuyết tật có khó khăn về kinh tế có quyền học tập miễn phí Theo quy định Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định trẻ em khuyết tật học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn kinh tế mới được miễn học phí (khoản 3 điều 4) Đối với trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn học mẫu giáo và phô thông được Nhà nước hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp với mức 70.000 déng/hoc sinh/tháng dé mua sách, vở và các đồ dùng khác thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học (Điều 7) Thực tế cho thấy mức hỗ trợ này còn thấp so

!? Thông tư số 11/2011/TT-BGDĐT sửa đổi bé sung một số điều của Quy chế tuyển sinh địa học cao đẳng hệ chính quy.

Trang 32

với giá sách giáo khoa cơ bản của chương trình học, chưa tính đến những học liệu đặc thù cho đối tượng Ngoài ra, pháp luật quy định trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo quyền được học tập của các cá nhân bị hạn chế khả năng vì mang trong mình khiếm khuyết `

Như vậy, nhìn chung, quyền giáo dục cơ bản được đảm bảo bởi những quy định cụ thể với luật giáo dục trong việc triển khai cho tất cả thành viên trong xã hội được tham gia vào chương trình học theo các bậc, đồng thời, Nhà nước thực hiện hỗ trợ, tạo điều kiện đối với các em bị hạn chế khả năng tham gia học tập, nhăm giúp các em thực hiện được quyên con người quan trọng này.

2.1.2 Đánh giá thực trạng thực hiện và đảm bảo quyền giáo dục cơ bản Một số thành tựu đạt được trong việc thực hiện và đảm bảo quyền giáo dục cơ bản

Hệ thống giáo dục nước ta gồm các cấp học từ mẫu giáo đến trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học, sau đại học, trung học chuyên nghiệp và học nghề. Theo quy định của pháp luật hiện hành, giáo dục tiêu học và trung học cơ sở là cấp học phổ cập, tức là nghĩa vụ của mỗi công dân Cha mẹ và người giám hộ có nghĩa vụ đảm bảo cho con em mình được học hết hai cấp học này Đề tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện nghĩa vụ này, nhà nước miễn học phí cho bậc học tiểu học Nhà nước ta có các chính sách học bồng, trợ cấp giúp người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng Tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật được học văn hóa va học những nghề phù hợp với khả năng của mình Hội khuyến học Việt Nam được thành lập từ 2/10/1996, từ đó đến nay, hội đã và đang hoạt động tích cực, góp phần thúc đây việc đảm bảo quyền giáo dục cơ bản của công dân.

Nhà nước ta đặc biệt quan tâm tới việc đầu tư cho phát triển giáo dục và dao tao, coi đó là đầu tư cho việc phát triển đất nước Ngân sách chi cho giáo dục ngày càng được nâng cao, vào năm 2012, ngân sách chi cho giáo dục chiếm tới 20% tông chi ngân sách, đạt gần 5800 tỷ đồng” Công tác xã hội hóa giáo dục đã thu hút sự quan tâm từ nhiều các nguồn lực từ trong nước cũng như quốc tế Tính đến nay Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu pho cap giao duc tiểu học Nam 2012, tỉ lệ nhập học ' Xem thêm Luật Người khuyết tật năm 2010

'* Hoàng Minh (2015), “Đảm bao 20% tổng chi ngân sách cho giáo dục thời đại”, Thời báo Tài chính Việt

Nam tại địa chi website: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/nhIp-song-tai-chinh/2015-09-21/dam-bao-20-tong-chi-ngan-sach-cho-giao-duc-dao-tao-24570.aspx, ngày truy cập: 21/9/2015

Trang 33

tiêu học là 97% và 95% trẻ em đi học đã hoàn thành 5 năm tiểu học Trong SỐ này, hơn 90% tiếp tục học trung học cơ sở và không có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn 'Ÿ Tỉ lệ về giới cũng khá đồng đều, với gần một nửa học sinh là trẻ em gái ở cả cấp tiểu học lẫn trung hoc.'° Tính đến tháng 9/2015, cả nước có 32/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phô cập giáo duc mầm non cho trẻ em 5 tuổi; 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt chuẩn phố cập giáo dục tiêu học đúng độ tudi, trong đó 10 tinh/thanh phố trực thuộc Trung ương được công nhận đạt chuẩn pho cap giao duc tiéu hoc đúng độ tuổi mức độ 2 Theo kết quả Điều tra, số trẻ em đi học mẫu giáo trước khi vào lớp I1 đạt tỷ lệ 96,8%; số trẻ em độ tuôi tiêu học đi học đúng tuổi đạt tỷ lệ 97,9%, số trẻ em độ tuổi tiêu học không di học là 1,5% Số trẻ em độ tudi trung học cơ sở đi học đúng tuôi đạt tỷ lệ 90,4%; số trẻ em độ tuôi trung học cơ sở không đi học là 6,0% Số học sinh hoàn thành cấp trung học CƠ SỞ tiếp tục đi học trung học phổ thông đạt tỷ lệ 90% Số trẻ em độ tuổi trung học phố thông đi học đúng tuổi dat tỷ lệ 70,7%; số trẻ em độ tuổi trung học phổ thông không đi học là 24,1% Theo đó, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông năm học 2014 -2015 cả nước đạt 93,4%, giảm 5,3 điểm phần trăm so với năm học trước; tỷ lệ tốt nghiệp hệ bồ túc trung học đạt 70,1%, giảm 18,9 điểm phần trăm '”

Việt Nam đã từng bước hoàn thiện chất lượng phô cập giáo dục và tiếp tục đây mạnh phổ cập giáo dục ở trung học cơ sở, đồng thời đặt ra các mục tiêu cho việc phố cập giáo dục ở bậc trung học phé thông Việt Nam đang từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiêu học; tiếp tục day mạnh phổ cập giáo dục trung học cơ so trong độ tuổi, đồng thời đặt ra mục tiêu cụ thé cho việc thực hiện mục tiêu phố cập trung học phổ thông.

Đối với các trẻ em nghèo, quy định hỗ trợ học phí đã và đang là chỗ dựa vật chất và tinh thần để các em được cắp sách tới trường Miễn, giảm học phí đối với các đối tượng được thực hiện thông qua chính sách của Nhà nước trên toàn quốc Đồng thời, việc tăng cường các chương trình hỗ trợ giáo dục đối với các bậc học, các đôi tượng có điêu kiện khó khăn cũng được chú trọng Theo đó, từ đâu năm

'S GSO and UNICEF Viet Nam (2012) - http://www.unicef.org

'“Liên Hợp quốc tại Việt Nam, “Dat được các mục tiêu thiên niên kỷ trong sự bình dang” tại địa chi website:

“Nam học 2015 -2016, cả nước gan 5 triệu trẻ em và hon 15 triệu học sinh pho thông đến trường”, Côngthông tin Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, tại địa chi website:

http://vanban.hanoi.gov.vn/ktxh/-/hn/xE1UIVYPQPgb/606/180406/14/nam-hoc-2015 2016-ca-nuoc-gan-5-trieu-tre-em-va-hon-15-trieu-hoc-sinh-pho-thong-en-truong.html;jsessionid=CBISTubM7quqe7o024Nfsf0ll undefined, Ngày truy cập:15/10/2015

Trang 34

2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang triển khai Dự án Giáo dục Trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất bước vào giai đoạn 2 nhăm mang lại nhiều hơn nữa những lợi ích giáo dục cho các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế Dự án khiển khai các hạng mục mới, bao gồm những bộ sách giáo khoa mới dành cho từng vùng được xây dựng dựa trên năng lực của học sinh người dân tộc thiểu số, một nền tảng mới cho hoạt động dao tạo giáo viên tại chức, chú trọng hơn đến việc giáo dục các kỹ năng sống Bên cạnh đó là một hệ thống mạng lưới kết nối các giáo viên và các điểm trường, chương trình đào tạo trực tuyến cho các giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, các thư viện mẫu nhằm hỗ trợ hoạt động dao tạo ngoại khóa và giải tri của học sinh người dân tộc thiêu số cũng như các công trình giáo dục tránh bão và quan lý thiên tai Với thời gian thực hiện dự kiến kéo dài 6 năm kể từ đầu năm 2015, Dự án Giáo dục Trung học Cơ sở cho các Khu vực Khó khăn nhất, Giai đoạn 2 hướng đến mục tiêu tăng sé lượng thực tế học sinh trung học cơ sở thêm 5% vào năm 2020 thông qua việc xây dựng thêm 660 lớp hoc, 350 cơ sở ban trú, 250 nhà cho giáo viên, đào tạo cho khoảng 24.000 giáo viên cũng như phát triển thêm 344 điểm

trường mới 'Š

Từ năm 2015, Tổng cục Dự trữ Nhà nước triển khai thực hiện cấp gạo cho 47 địa phương để kịp thời hỗ trợ học sinh theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ Kết thúc hoc kỳ I năm học 2016-2017, Tổng cục DTNN đã xuất cấp, vận chuyền và ban giao gần 36.000 tan gạo từ nguồn dự trữ quốc gia (DTQG) cho gần 540.000 học sinh thuộc 47 tỉnh, thành phố trong cả nước `? Có thé nói, việc Chính phủ hỗ trợ trực tiếp cho học sinh ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bằng nguồn gạo DTQG đã góp phần giảm bớt khó khăn cho học sinh, gia đình và nhà trường; góp phần quan trọng trong việc duy trì tỷ lệ đi học, nâng cao thể trạng của học sinh và chất lượng giáo dục ở những vùng này, đồng thời cũng đã gián tiếp giải quyết được một phần khó khăn cho một số địa phương nhằm bảo đảm an sinh xã hội, ôn định đời sống dân cư và phát triển kinh tế tại một số vùng tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiêu số đặc biệt khó khăn.

18 «Khởi động Dự an Giáo duc Trung học cơ sở khu vực khó khan nhất giai đoạn 2”, Trang thông tin của BộGiáo dục và Đào tạo - Dự án Giáo dục trung học cơ sở khu vực khó khăn nhất giai đoạn 2, website:

Trang 35

Ngoài ra, tùy dia phương mà sự hỗ tro, khuyến khích giáo dục lại được thể hiện với những cách thức, chương trình khác nhau Tại tỉnh Tây Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Đề án hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non tại vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017-2020 với mục tiêu của dé án hướng đến năm 2020 là tăng tỉ lệ trẻ tại các cơ sở giáo duc mam non công lập, tăng trường mam non ngoài công lập, giảm số lượng nhóm, lớp mầm non ngoài công lập; xây dựng mới trường mam non tại các xã nông thôn có tỷ lệ huy động trẻ em ra lớp thấp, các trường chưa đáp ứng nhu cau huy động trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, đảm bảo quy mô và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian toi’? Nam 2013, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt dự án hỗ trợ giáo dục cho trẻ em nghèo học giỏi tỉnh Quảng Nam với số tiền trên 1,6 tỉ đồng do Hội Từ thiện giáo dục trẻ em (Children”s Education Foundation/CEF) tài trợ với mục tiêu của chương trình là cấp hoc bồng, trao tiền mặt cho dịch vụ khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, chỉ phí đi lại cho trẻ

em, chi phí hành chính.”

Bên cạnh việc phát triển giáo dục nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật cũng đã từng bước phát triển và đạt được nhiều kết quả nhất định Hệ thống giáo dục trẻ khuyết tật được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động trên khắp các tỉnh thành trong cả nước Cơ sở vật chất cũng như việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên cho giáo dục trẻ khuyết tật được chú trọng Triển khai xây dựng và áp dụng các chương trình dạy và học phù hợp với từng đối tượng trẻ bị khuyết tật Số trẻ em bị khuyết thật có cơ hội học tập ngày cảng nhiều Theo số liệu thống kê của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, năm 1996, cả nước chỉ có 42.000 trẻ khuyết tật được đi học đến năm 2015 đã có hơn tới 500.000 trẻ khuyết tật được đến trường Trong 20 năm qua, số lượng trẻ khuyết tật được đi học đã tăng lên 10 lần Cả nước có 74.873 trẻ mẫu giáo, 52.606 học sinh tiểu học, 14.073 học sinh trung học cơ sở, hơn 2.300 học sinh trung học pho thông là hoc sinh khuyét tat duoc dén truong Nhiéu hoc sinh khuyét tat da tốt nghiệp trung học phô thông, các trường cao dang, dai hoc va có những đóng góp

°° “UBND tinh ban hành dé án hỗ trợ phát triển giáo dục mam mon tại vùng nông thôn trên đại bàn tỉnh Tây

Ninh giai đoạn 2017-2020”, tai địa chỉ Website: http://baotayninh.vn/ubnd-tinh-ban-hanh-de-an-ho-tro-phat-trien-ø1ao-duc-mam-non-tai-vung-nong-thon-tren-dia-ban-tinh-tay-ninh-g1ai-doan-2017-2020-a84528.html,Ngày truy cập: 08/6/2017

?!“Hơn 1,6 tỷ đồng hỗ trợ trẻ em nghèo học giỏi”, website:

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hon-16-ti-dong-ho-tro-tre-em-ngheo-hoc-gioi-808093.htm, ngày truy cập: 27/11/2013

Trang 36

cho gia đình, xã hội.” Với số lượng trẻ em khuyết tật được đến trường, tiếp cận giáo dục ngày càng tăng cho thấy những thành công của sự nghiệp đào tạo Rất nhiều em đã có khả năng vươn lên, làm chủ cuộc sống dựa vào công sức, sự nhiệt tâm của đội ngũ các các cán bộ, giáo viên tham gia vào giáo dục người khuyết tật.

* Một số hạn chế còn tôn tại trong việc thực hiện va đảm bảo quyển giáo dục cơ bản

Bên cạnh những thành tựu nên trên, việc đảm bảo quyền giáo dục cơ bản của công dân vẫn còn một số vướng mắc, hạn chế Chất lượng giáo ở Việt Nam còn chưa đồng đều Đội ngũ giáo viên được đào tạo tốt còn thiếu Học sinh không có nhiều các cơ hội học tập phong phú, phù hợp và linh họat để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các em Trẻ em chưa được đặt vào trung tâm của ngành giáo dục.

Thứ nhất, giáo duc còn mang nặng tính lý thuyết, học sinh hầu hết được day những kiến thức khoa học mà chưa chú trọng việc trang bị cho các em những kỹ năng sống dé chuẩn bị cho các em bước vào cuộc sống Chương trình giáo dục còn coi nhẹ thực hành, vận dụng kiến thức; phương pháp giáo dục, kiểm tra, thi và đánh giá lạc hậu, nhiều bat cập Thiếu gan két giữa dao tao với nghiên cứu khoa hoc, sản xuất, kinh doanh Hệ thống giáo dục còn cứng nhắc, thiếu tính liên thông giữa các trình độ đào tạo và các phương thức giáo dục, chưa phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập quốc tế Hiện tượng trẻ em dù đạt tiêu chuẩn được lên lớp, chuyên cấp nhưng vẫn không biết chữ là một trong những ví dụ điển hình về chất lượng chưa đồng đều, còn hình thức của giáo dục cơ bản tại nước ta”.

Thứ hai, tỷ lệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo, trẻ em ở vùng dân tộc thiểu số, người khuyết tập không đi học, hoặc bỏ học vẫn còn ở mức cao Nguyên nhân đa phần do thiếu điều kiện về kinh tế, nghèo đói Bên cạnh đó, có một thực tế là dù pháp luật đã quy định hoc sinh cấp tiêu học thì không cần đóng hoc phí nhưng lại có rất nhiều khoản phí khác mà các bậc phụ huynh của học sinh phải chỉ trả như đồng phục, chỉ phí đi lại, tài liệu học tập, xây dựng trường Rất nhiều trẻ em ở các hộ gia đình nghèo không thể đi học hoặc không thể hoàn thành tiểu học đơn giản chỉ vì những khó khăn về kinh tế hoặc phải làm việc để giúp đỡ gia đình.

?2 “Số trẻ khuyết tật được đi học tăng 10 lần”, Báo Hải quan Online — Cơ quan của Cục Hải quan, tại địa chỉ

Trang 37

Theo thống kê tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tỷ lệ huy động học sinh trung học cơ sở trong vùng chỉ đạt 82,6% (cả nước 88,2%) Năm học 2014-2015, toàn vùng có 466 trường THPT (tang 19 trường so với năm học 2011-2012), trong đó có 57 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 12,23%, tuy nhiên, tỷ lệ huy động học sinh trung học phô thông trong độ tudi cũng chỉ đạt 46,9% (tỷ lệ cả nước 59,4%, Tây Bắc 55,4%, Tây Nguyên 50,05%) Tình trạng học sinh ở các cấp học vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có tỷ lệ bỏ học vẫn còn cao nhất nước, cụ thể, ở bậc trung học phé thông là 3,94% (cả nước 1,79%, Tây Bắc 1,99%, Tây Nguyên 1,32%); cấp trung học cơ sở là 3,26% (cả nước 1,37%, Tây Bắc 1,04%, Tây Nguyên 1,3%) va bậc tiểu học là 0,45% (cả nước 0,16%, Tây Bắc 0,1%, Tây Nguyên 0,3%).”*

Thứ ba, giáo dục mầm non còn thiếu trường lớp, chương trình không đồng bộ trong khi trình độ giáo viên lại nhiều yếu kém, việc dao tạo giáo viên mam non nhiều bất cập, chế độ cho người dạy quá thấp quy mô không đủ đáp ứng nhu cầu

của giáo dục mầm non.”

Thứ tư, về đảm bảo quyền giáo dục cho các đối tượng yếu thế chưa thực sự hiệu quả Đối với trẻ em dan tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, tình trạng các em bỏ học giữa chừng vẫn còn diễn ra.

Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ trẻ em đến trường ở bậc tiểu học gần như là phổ cập (đạt gần 95%), tuy nhiên, nếu tính riêng ở khu vực dan tộc thiêu số thì tỷ lệ trẻ em đến trường bậc tiêu học chỉ đạt khoảng 80% và bậc trung học cơ sở là 77% Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em dân tộc không thích đi học hoặc đi học giữa chừng rồi bỏ là do nhiều gia đình quá nghèo, đông con và không có ý thức đưa con em minh đến trường, do nhiều gia đình dan tộc còn quan điểm cô hủ “trong nam khinh nữ”, chỉ có con trai mới cần phải đi học còn con gái đến 13-14 tuôi nên đi lấy chồng Về phía học sinh, nhiều em vì không có thời gian để làm bài tập về nhà cũng như không có ai giúp đỡ hiểu thêm bài khi cô giáo giao nên dẫn đến học lực của những em này thường rất kém và cuối cùng chán nản bỏ học luôn khi Hiện nay, các môn học trong trường đều được dạy bằng tiếng Việt, trong khi đó kỹ năng ” “Đồng bang Sông Cửu Long: Tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất cả nước”, Báo Dân trí, tại địa chỉ website:

http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dbscl-ty-le-hoc-sinh-bo-hoc-cao-nhat-nuoc-20150925160351583.htm, ngay truy cap: 25/9/2015

25 “Chồng chất các bất cập ở bậc học giáo dục mầm non”, Báo điện tử Tin mới, tại địa chỉ website:

http://www.tinmoi.vn/chong-chat-cac-bat-cap-o-bac-hoc-giao-duc-mam-non-01609386.html, ngày cập nhật:25/6/2016

Trang 38

sử dụng tiếng Việt của hoc sinh dân tộc thiểu số còn rất kém Việc chưa thông thạo tiếng Việt thể hiện qua cách các em không nghe kịp được các thày cô giảng hoặc nhiều em nghe nhưng không hiểu nghĩa của từ nên không nhớ được kiến thức cô giáo dạy.

Theo cuộc điều tra của Bộ Giáo dục-Đảo tạo phối hợp với Tổ chức cứu trợ trẻ

em Anh về trình độ hiểu tiếng Việt ở các vùng sâu, vùng xa, nhiều học sinh dân tộc thiêu số học đến lớp 6 vẫn chưa đọc, viết được tiếng Việt Tỷ lệ học sinh lớp 6 đọc chưa thông, viết chưa thạo tiếng Việt chiếm tới 30% Ngoài ra, do môi trường học tập tại trường chưa đủ hấp dẫn, thiếu các hoạt động ngoại khoá cộng thêm điều kiện vật chất khó khăn khiến học sinh dân tộc thiểu số phải sống trong điều kiện nội trú không đủ đảm bảo vệ sinh và độ an toàn Điều này làm mat thời lượng học, giảm sự hứng thú khi đến trường ở trẻ em, khiến các em dé dàng bỏ học ngay cả vì những lý do rất đơn giản như trường học cách xa nhà Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều

trẻ em không đến trường hoặc không muốn di học nữa *°

Đối với trẻ em khuyết tật, trong SỐ khoảng 1,1 triệu trẻ em khuyết tật hiện nay mới chỉ có khoảng hơn 500.000 em được đi học ở các loại hình trường lớp Trong số trẻ khuyết tật đã đi học có tới 32,99% số trẻ bỏ học Trong cả nước còn khoảng 2,57% số trẻ em chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật.” Cơ sở vật chất cho giáo dục trẻ khuyết tật còn kém về chất lượng và thiếu về số lượng, chủng loại Các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật chưa có những trang thiết bị tối thiểu cần thiết dé dạy trẻ khuyết tật như sách giáo khoa và đồ dùng dạy học đặc thù cho từng loại trẻ khuyết tật Các sơ sở giáo dục hòa nhập và chuyên biệt còn hạn chế về số lượng và chất lượng còn hạn chế Các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục trẻ khuyết tật chỉ tập trung ở một số tỉnh/thành phố nên chưa hình thành mạng lưới hỗ trợ trẻ khuyết tật

Nhiều chính quyền địa phương, nhà trường, cán bộ, giáo viên chưa thấy trách nhiệm cao chỉ coi việc chăm sóc giáo dục trẻ khuyết tật như việc làm thêm, từ thiện và các em chỉ có thể học tập tại các cơ sở giáo dục trẻ chuyên biệt Nhiều phụ huynh học sinh trẻ khuyết tật chưa nhận thức đầy đủ về khả năng của con em mình

? «Thực trạng giáo dục ở vùng sâu, vùng xa”, Trang điện tử Ủy ban Dân tộc, tại địa chỉ website:

http://web.cema.gov vn/modules.php?name=News&op=Print&mid=1006, Ngày truy cập: 23/5/2013

*7 “Bao đảm quyền tiếp cận giáo dục cho trẻ em khuyết tật thông qua giáo dục hòa nhập”, Công thông tin điện

tử Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội, tại địa chỉ website:http://www.molisa.gov.vn/others/faq/faqdetail/tabid/2 I 1/news1d/49178/seo/Bao-dam-quyen-tiep-can-g1ao-duc-cho-tre-khuyet-tat-thong-qua-giao-duc-hoa-nhap/language/vi- VN/Default.aspx, ngày truy cập: 17/5/2013

Trang 39

nên cam chịu, không tạo điều kiện cho trẻ phát triển, học tập Š Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy trẻ khuyết tật chưa được đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng và chất lượng để đáp ứng nhu cầu đi học ngày càng tăng của trẻ khuyết tật Số giáo viên được đào tạo chính quy và tại chức về giáo dục trẻ khuyết tật, trình độ đại học mới có 339 người và trình độ cao dang là 688 người Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục, trẻ khuyết tật chưa chính thức và còn quá ít.”

Dede Thực trạng quyền chăm sóc y tế cơ ban trong pháp luật an sinh xã hội Việt Nam

2.2.1 Quy định về quyên chăm sóc y té cơ bản

Trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Hiến chương của WHO năm 1946, quyền được chăm sóc sức khỏe nói chung, quyền chăm sóc y tế nói riêng đã được ghi nhận, đặc biệt là đối tượng phụ nữ, trẻ em.Có thể nói chăm sóc y tế là một lĩnh vực không thể thiếu trong an sinh xã hội, đảm bảo cho sự ton tai, phat trién bén vững của một dat nước Mức độ và khả năng thực hiện chăm sóc y tế đối với người dân càng cao càng thể hiện một quốc gia càng văn minh, nhân đạo và phát triển.

Với những đặc thù của lịch sử Việt Nam, trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc với thực dân Pháp và đề quốc Mỹ, mô hình y tế khám, chữa bệnh của nước ta chủ yếu dưới dạng các trung tâm y tế cộng đồng, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh miễn phí cho người dân Đến năm 1989, Chính phủ quyết định bỏ chế độ chăm sóc y tế miễn phí, cho phép các bệnh viện được thu viện phí theo ngày nằm viện và mức sử dụng dịch vụ (Quyết định số 45/ HDBT ngày 24/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) cho phép cơ sở khám chữa bệnh thu một phần viện phí y tế) cùng với sự ra đời của Hiến pháp 1992 khang định định hướng của Nhà nước ta từ nên kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với đó, quyền được chăm sóc sức khỏe của công dânvẫn được quan tâm ghi nhận phù hop với điều kiện kinh tế — xã hội Theo đó, công dân có quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ Nhà nước quy định chế độ viện phí, chế độ miễn, giảm viện phí Công dân có nghĩa vụ thực hiện các quy định về vệ sinh phòng bệnh và vệ sinh ? «Số trẻ khuyết tật được đi học tăng 10 lần”, Báo Hải quan Online — Co quan của Tổng cục Hải quan,

Trang 40

công cộng.”” Tiếp theo đó, Hiến pháp năm 2013 kế thừa và ghi nhận: “Moi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình dang trong việc sử dung các dich vụ y té và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh." và “Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dán, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên cham sóc sức khoẻ cho dong bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miễn núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh té - xã hội đặc biệt khó khăn””".

Cho đến nay, trên tinh thần của Hiến pháp, nhiều luật ra đời nhằm thực thi hóa quyền chăm sóc y tế của người dân, trong đó vai trò của Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, b6 sung năm 2014, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 được thé hiện rõ ràng nhất, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc và là một bước ngoặt lớn cho công tác chăm sóc y tế đối với nhân dân với những quy định tương đối cụ thê về đảm bảo quyền được khám, chữa bệnh, quy định về phục lợi y tế và quy định về bảo hiểm y tế đối với người dân.

Trước hết, Luật Khám bệnh, chữa bệnh ra đời năm 2009 với những quy định cụ thê về việc đảm bảo cho người dân được quyền khám, chữa bệnh Cu thé hơn, Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định về chính sách khám, chữa bệnh của Nhà nước, trách nhiệm quản lý nhà nước về khám, chữa bệnh; Điều kiện khám, chữa bệnh đối với người hành nghề và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;Quyền và nghĩa vụ của người khám bệnh, chữa bénh,

Điều 4 Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định tương đối cụ thể về chính sách trong khám, chữa bệnh của Nhà nước nhăm đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe của người dan: (i)Uu tiên bồ trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cơ bản của nhân dân Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bao dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; (ii) Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn Thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến trên xuống tuyến dưới, từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội không khó khăn đến vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (iii) °®“Điều 61 Hiến pháp 1992

3! Điều 38, Điều 58 Hiến pháp năm 2013

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:33

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan