Bình đẳng trong giáo dục chính là cơ sở để thực hiện bình đẳng trên những lĩnh vực khác.Có bốn tiêu chí để đánh giá bất bình đẳng giới trong giáo dục gồm có bình đẳng về tiếp cận, bình đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CƠ HỘI TIẾP CẬN GIÁO DỤC ĐỐI VỚI TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI 6-11 TUỔI TẠI BẢN GIẠNG PHỔNG, XÃ NGỌC CHIẾN, HUYỆN MƯỜNG LA TỈNH SƠN LA.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Anh-715603012
Nguyễn Phương Thảo-715603215 Nguyễn Hồng Sơn-715603200 Phạm Duy Hưng-715603091
Người hướng dẫn: TS Nguyễn Phương Thảo
HÀ NỘI-2023
Trang 2M c ụ L c ụ
1 Lí do chọn đề tài 3
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4
2.1 Các khái niệm (trích dẫn) 4
2.2 Tổng quan nghiên cứu 4
3 Nhiêm vụ và mục tiêu nghiên cứu 9
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 9
3.2 Mục tiêu nghiên cứu 9
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4.1 Đối tượng nghiên cứu 9
4.2 Phạm vi nghiên cứu 9
5 Phương pháp nghiên cứu : phương pháp định tính 10
6 Đóng góp của đề tài 11
6.1 Về mặt khoa học 11
6.2 Về mặt thực tiễn 11
Trang 31 Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh xã hội hiện đại, mặc dù những tư tưởng cổ hủ lạc hậu đã phần nào bị xóa bỏ nhưng vẫn tồn tại trong xã hội quan niệm như trọng nam khinh
nữ Trên thế giới đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh về bất bình đẳng giới, tuy nhiên đây vẫn là vấn đề chưa có biện pháp giải quyết triệt để Cuộc đấu tranh đầu tiên và kiên quyết nhất để thực hiện bình đẳng giới là cuộc đấu tranh đòi bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục Bình đẳng trong giáo dục chính là cơ sở
để thực hiện bình đẳng trên những lĩnh vực khác
Có bốn tiêu chí để đánh giá bất bình đẳng giới trong giáo dục gồm có bình đẳng về tiếp cận, bình đẳng về quá trình học tập, bình đẳng trong quá trình giáo dục và bình đẳng trong kết quả bên ngoài (Huong et al., n.d.) Và trong bài nghiên cứu này chúng tôi sẽ đi vào nghiên cứu tiêu chí bất bình đẳng giới
về tiếp cận giáo dục vì quyền tiếp cận giáo dục chính là điều cốt lõi nhất trong bất bình đẳng giới về giáo dục
Ở một số quốc gia trên thế giới, tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục vẫn còn là một vấn đề nan giải Pakistan, Afghanistan và Bhutan là các quốc gia chưa đạt được nhiều tiến bộ trong việc mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục tiểu học, đặc biệt là cho trẻ em gái Họ vẫn có tỷ lệ nhập học khoảng 50% hoặc thấp hơn cho cả hai giới và có khoảng cách giới tính rất lớn, với số lượng nam sinh đủ điều kiện đến trường cao gần gấp đôi so với nữ sinh (Baden et al., 2023)
Ở Việt Nam, giáo dục tiểu học hiện giờ là bắt buộc theo khoản 1 Điều 14 Luật Giáo dục 2019, tại các thành phố vấn đề bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục đã được hạn chế và gần như không còn xuất hiện nữa tuy nhiên tại các tỉnh vùng núi nơi các đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống thì đây vẫn là một vấn đề nan giải
Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra tình trạng bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục nói chung và ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam Tình trạng bất bình đẳng trong giáo dục của các nghiên cứu đề cập đến đối tượng giáo dục nói chung là trẻ em, chưa cụ thể về độ tuổi, cấp học Các em đi học vẫn có những trường hợp đi học muộn, nhập học không đúng độ tuổi theo Điều 28 Luật Giáo dục 2019 về độ tuổi học sinh tiểu học, THCS, THPT; chủ yếu các em đi học muộn thường ở các tỉnh miền núi thường là trường hợp đặc biệt khó khăn, dân tộc thiểu số Nên chúng tôi tiến hành nghiên cứu bất bình đẳng trong giáo dục với trẻ em các tỉnh miền núi trong độ tuổi từ 6-11 tuổi chọn địa điểm cụ thể tại bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tỉnh Sơn La để làm rõ tình trạng bất bình đẳng giáo dục trong độ
Trang 4tuổi này từ đó đưa ra những giải pháp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong giáo dục ở tỉnh Sơn La nói riêng và các tỉnh miền núi trong đất nước Việt Nam nói chung
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Các khái niệm (trích dẫn)
Các khái niệm giới và giới tính đều dùng để chỉ những khác biệt giữa nam và
nữ Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, do tự nhiên quy định Còn giới là khái niệm để chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội Nói về giới là nói đến hành vi xã hội của nam giới và nữ giới với những vai trò, vị thế, quyền hạn, nghĩa vụ mà xã hội quan niệm hoặc quy định cho mỗi giới Khi sinh ra, con người chưa mang trong bản thân mình những đặc tính giới mà dần dần họ tiếp thu những đặc tính này từ giáo dục, nền nếp gia đình, quy ước xã hội và những chuẩn mực của nền văn hóa Như vậy cũng có nghĩa là giới có thể thay đổi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cụ thể Giới không phải là cái bất biến mà luôn vận động theo sự phát triển của nhân loại, do đó có thể tác động để làm biến đổi quan hệ giới trong xã hội Từ việc phân biệt hai khái niệm giới và giới tính, có thể đi đến khái niệm bình đẳng giới (\DJinh, 2002)
Bình đẳng giới luôn là biểu hiện tập trung của công bằng xã hội, trong đó phụ
nữ và nam giới được tạo những điều kiện tốt nhất, tương đương nhau về hưởng thụ chính đáng những thành quả lao động của bản thân, thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ của mình trong gia đình và ngoài xã hội Bản chất của bình đẳng giới là mọi vấn đề của cả hai giới đều được xem xét trong mối liên hệ với nhau, trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt của mỗi giới (\DJinh, 2002)
Có bốn tiêu chí để đánh giá bất bình đẳng giới trong giáo dục gồm có bình đẳng về tiếp cận, bình đẳng về quá trình học tập, bình đẳng trong quá trình giáo dục và bình đẳng trong kết quả bên ngoài (Huong et al., n.d.)
2.2 Tổng quan nghiên cứu
Các nghiên cứu trước đó chỉ ra tình trạng phụ nữ và trẻ em gái vẫn vướng vào vòng luẩn quẩn đói nghèo và mù chữ ở các khu vực lạc hậu trên thế giới, nhiều khu vực hiện vẫn còn tư tưởng coi thường phái nữ, phải làm những công việc nội trợ, kiếm tiền nuôi gia đình và không được tham gia vào các hoạt động học tập (Holsinger & Jacob, 2009) Và để thay đổi điều đó trước hết phải cái thiện nền giáo dục, dùng giáo dục làm công cụ để chống lại sự bất bình đẳng giới, chống bất bình đẳng giới trong giáo dục cũng chính là
chống lại bất bình đẳng giới trong xã hội (Walker et al., 2019).
Kể từ thời điểm công xã nguyên thủy xuất hiện con người đã có những mô thuẫn nhất định và sinh ra sự bất bình đẳng trong rất nhiều khía cạnh của
Trang 5cuộc sống từ địa vị hay sự phân chia tài sản lương thực,… Tuy nhiên vấn đề bất bình đẳng giới chỉ xuất hiện khi chế độ phụ quyền xuất hiện và thay thế chế độ nữ quyền với những đặc điểm cơ bản là sự thống trị quyền lực tuyệt đối của nam giới đối với phụ nữ Vấn đề này hiện tại đang là vấn đề chung cảu toànt hế giới và khu vực châu Á nói riêng (Mongenot, 2008)
Trường học được tạo ra với mục đích là để mọi người có thể tiếp cận được với tri thức một cách công bằng và bình đẳng nhất nhưng chính sự bất công lại ra đời từ đây Những sự bất công ở trong môi trường giáo dục thực sự là một vấn đề to lớn điều này dẫn tới sự bất công trong những khía cạnh khác của xã hội bởi lẽ giáo dục là sự tiên phong của toàn xã hội (Lentillon-Kaestner & Cogérino, 2005) Với những nghiên cứu về bất bình đẳng giới trên thế giới đã chỉ ra rằng đây là một vấn nạn rất nhức nhối đặc việt khi tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề này tại khu vực châu Á chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được vấn đề bất bình đẳng giới đã ăn sâu vào suy nghĩ của lục địa này Tác giả Yoko Niimi đã đưa ra góc nhìn chung về tình hình phát triển của khu vực châu Á với những sự tiến bộ về mặt kinh tế giáo dục, y tế và đặc biệt đó chính là sự tiến bộ trong suy nghĩ về vấn đề bình đẳng giới Tuy nhiên tác giả vẫn khẳng định rằng những sự tiến bộ đó là chưa đủ để có thể xóa bỏ được sự bất bình đẳng và chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa đặc biệt
là phải xóa bỏ được những bất công trong giáo dục để từ đó mới có thể dần xóa bỏ được vấn đề này (Niimi, 2009)
Tác giả Chaudhry đã đưa những báo cáo và con số thống kê về tỉ lệ trẻ em
nữ được đến trường tại một số khu vực của châu Á là những con số để chứng minh được vấn đề bất bình đẳng đang tồn tại Không những vậy những thống kê đó còn chỉ ra rằng tỉ lệ trẻ em nữ được đến trường tại những khu vực có vấn nạn bất bình giới đáng báo động như Tây Á là rất thấp Điều này làm cản trở sự phát triển và những nỗ lực nhắm chấm dứt vấn đề bất bình đẳng giới (Chaudhry, 2007) Vấn đề bất bình đẳng giới ở khu vực châu
Á đã dược rất nhiều bài nghiên cứu khoa học chỉ ra tuy nhiên những sự tiến
bộ và những giải pháp lại không được đề cập tới nhiều Để có được sự phát triển và dần tiến đến sự bình đẳng thì những giải pháp những tiến bộ trong giáo dục là điều cốt lõi và tiên phong (Huxley, 2008)
TS Nguyễn Trung Hải (2023) đã ngiên cứu và cho thấy ở một số nơi vẫn tồn tại quan niệm con gái cần quan tâm nhiều hơn đến việc làm việc nhà để sau này có thể lấy chồng, con gái có khả năng học tập không bằng con trai và
Trang 6thường là đối tượng bị bắt nạt tại trường Những quan niệm đó đã ảnh hưởng tới cơ hội tiếp cận giáo dục của nhiều trẻ em gái ở Việt Nam (Hải et al., n.d.) Nền văn hóa Việt Nam với ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo từ xa xưa vẫn giữ trong một số bộ phận định kiến “trọng nam khinh nữ” và có những nhà giáo dục, những người thực hiện những chính sách bị ảnh hưởng bởi tư tưởng này từ nhỏ nên do đó các tư tưởng về bất bình đẳng giới vẫn tiếp tục được tồn tại trong tư tưởng của những thế hệ tiếp theo Chính điều đó trở thành mầm mống cho việc kỳ thị và hạn chế việc tiếp cận giáo dục của nữ giới (Tuấn, n.d.)
Mặc dù xã hội đã phát triển, định kiến “trọng nam khinh nữ” đã dần mờ nhạt xong vẫn không thế xóa bỏ hoàn toàn Xã hội vẫn luôn cho rằng người phụ
nữ là người giữ gìn hạnh phúc gia đình và có những người quan niệm vì là người giữ gìn hạnh phúc gia đình nên không cần phải đầu tư giáo dục nhiều cho phái nữ, chỉ cần biết chăm sóc bản thân và gia đình là đủ, nếu học nhiều quá sẽ không thể chú tâm vào chăm sóc gia đình và những thành viên trong gia đình cũng không thể chăm sóc họ tốt (Huong et al., n.d.) Do phải giành nhiều thời gian để chăm sóc gia đình nên quỹ thời gian giành cho bản thân hay việc học sẽ bị rút ngắn lại, đặc biệt là ở vùng nông thôn chưa có điều kiên về cơ sở vật chất với các thiết bị thiện lợi nên thời gian làm các công việc không công tăng lên dẫn đến các trẻ em gái thường sẽ không có thời gian để đi học, giải trí hay làm các công việc khác và cơ hội học tập của các
em cũng sẽ bị hạn chế đi rất nhiều
Mặc dù nền giáo dục Việt Nam hiện nay giáo dục tiểu học là bắt buộc nhưng vẫn có tình trạng trẻ em không được gia đình cho đến trường, điều này phục thuộc vào các yếu tố đặc điểm hộ gia đình (số trẻ em trong độ tuổi đi học, quy mô hộ gia đình, thu nhập bình quân đầu người), đặc điểm của cha mẹ ( trình độ học vấn và nghề nghiệp) và đặc điểm cá nhân (giới tính, trình độ học vấn, loại hình trường học) (Huong et al., n.d.) Do nhiều bậc phụ huynh
từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng của bất bình đẳng giới đối với cơ hội tiếp cận giáo dục nên sau này họ cũng áp đặt tư tưởng đó vào con cái, các mẹ từ nhỏ không được tiếp cận giáo dục nên sau này cơ hội học tập và việc làm bị hạn chế rất nhiều và họ mặc định đó là quy luật của xã hội nên họ lại đối xử với con gái của mình như thế (Nguyen, 2012) Bên cạnh vấn đề liên quan đến nhận thức, trình độ học vấn của bố mẹ thì còn có yếu tố đó là từ bản thân các
em nữ, nhiều trẻ em nữ ngay từ bé đã mang trong mình tâm lí an phận, không cần phải phấn đấu, chịu khó học tập vì nghĩ sau này sẽ theo gia đình và không cần phải học nhiều Ở một số các dân tộc thiểu số còn tồn tại phong
Trang 7tục tảo hôn cản trở việc các em đến trường vì phải làm người phụ nữ của gia đình (Lụa, n.d.)
Theo nghiên cứu của TS Đặng Thị Lan Anh, TS Chu Thị Huyền Yến, ThS Lưu Thị Duyên (2023) đã chứng minh rằng tỉ lệ biết chữ ở nam và nữ
có sự chênh lệch tương đối lớn, năm 2018 tỉ lệ biết chữ của nam là 96,5% và của nữ là 93,2% chênh lệch 3,3% Đến năm 2021 thì chênh lệch này rút xuống còn 2,4% với nam là 96,9% và nữ là 94,5% Mặc dù độ chênh lệch đã rút ngắn cho thấy chính sách giáo dục xóa mù chữ đang phát huy hiệu quả nhưng cũng không thể phủ nhận số liệu trên cho thấy vẫn còn tồn tại tình trạng bất bình đẳng giới trong việc tiếp cận giáo dục đối với phái nữ (Anh et al., n.d.)
Thực tế cho thấy vấn đề bình đẳng giới tại nước ta đã đạt được nhiều thành tựu khả quan, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đối diện với nhiều vấn đề, những định kiến hay bất bình đẳng giới vẫn diễn ra, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục (Đặng Ánh Tuyết, 2005) Tại các khu vực như Trung du và miền núi Bắc Bộ, khu vực Trường Sơn Tây Nguyên thì tình trạng bất bình đẳng giới trong cơ hội tiếp cận giáo dục càng thể hiện rõ do đây là khu vực cư trú của nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, sự phát triển kinh tế xã hội chậm, trình độ học vấn còn thấp,…
Xét trên khía cạnh giới từng vùng miền thì Tây Nguyên là vùng có tỉ lệ nữ học sinh đi học thấp nhất trên cả nước Trong khi đó, đồng bằng sông Hồng
là vùng có tỉ lệ học sinh nữ đi học cao nhất cả nước
Bên cạnh đó, tỉ lệ trẻ em nữ tại các khu vực miền núi khó khăn, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số chưa bao giờ đi học cao hơn các vùng khác trong cả nước Tỉ lệ biết đọc, biết viết luôn thấp hơn trung bình cả nước Xét trong nội vùng hoặc trong một tỉnh, những vùng này luôn là vùng trũng của giáo dục do những điều kiện đặc biệt khó khăn trong cơ hội tiếp cận giáo dục Thêm vào đó, thực tế cho thấy càng học cao tỉ lệ trẻ em gái bỏ học càng nhiều hơn trẻ em trai (Lụa, n.d.)
Trong một nghiên cứu ở khu vực Tây Nguyên, tỉ lệ đến trường của trẻ em trai thấp hơn tỉ lệ đến trường của trẻ em gái trong khi ngược lại, ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc thì tỉ lệ trẻ em gái đến trường thấp hơn trẻ em trai Lý do của hiện tượng này có thể là do chế độ thị tộc mẫu hệ vẫn còn tồn tại trong một số dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên, khi mà con gái được ưu tiên và cũng được ưu tiên trong tiếp cận giáo dục Còn tại Trung du và miền
Trang 8núi phía Bắc, quan niệm coi trọng con trai với tập quán phụ hệ đã làm giảm khả năng, cơ hội được đến trường của trẻ em gái (Anh et al., n.d.)
Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội về thi hành Luật Bình đẳng giới cho thấy, sau 10 năm thực hiện, cơ hội giáo dục cho trẻ em gái ở các tỉnh miền núi vẫn còn có nhiều hạn chế Tại một số nơi, tỉ lệ trẻ em gái được đi học chỉ chiếm 10 – 15% Lấy ví dụ, theo nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Lan về khả năng tiếp cận giáo dục đối với dân tộc Cơ- tu ở Quảng Nam cho thấy trong gia đình người Cơ-tu, nam và nữ đều có quyền đi học như nhau Tuy nhiên, nếu gia đình thiếu lao động thì trẻ em gái sẽ phải đảm nhận việc nhà và có thể dẫn tới việc bỏ học (Lan & Xuyên, 2015) Phụ nữ
và trẻ em gái dân tộc thiểu số khó tiếp cận giáo dục và đào tạo, nhất là ở các
bậc học cao (Đảm bảo cơ hội cho phụ nữ dân tộc thiểu số tiếp cận và tham gia hiệu quả vào Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, n.d.).
Theo nghiên cứu của ThS Phạm Thị Oanh về những khó khăn trong tiếp cận giáo dục ở tỉnh Nghệ An, trẻ em gái gần như luôn là đối tượng của bất bình đẳng giới trong giáo dục Nhiều bố mẹ, đặc biệt là những bố mẹ vùng nông thôn, miền núi do điều kiện kinh tế còn khó khăn, dân trí vẫn còn thấp và vẫn giữ những quan niệm lạc hậu rằng con gái rồi cũng đi lấy chồng, là thứ nước đổ đi, lấy chồng thì là con của nhà chồng nên không cần học nhiều, chỉ tốn kém Từ những quan niệm có phần sai lệch ấy, rất nhiều bậc làm cha mẹ
đã xem thường việc cho con gái được đi học, hoặc chỉ học để “biết con chữ” rồi cho con nghỉ học Họ không quan tâm tới khả năng học tập của con và kinh tế của gia đình, dường như tất cả nguồn lực đều dành cho những người con trai, từ việc ưu tiên cho con được đi học đúng tuổi cũng như được học cao hơn với suy nghĩ rằng con trai mới là người sau này sẽ chăm sóc, phụng dưỡng cho mình, cũng như là người sẽ nối dõi dòng họ Còn con gái luôn bị
bố mẹ xác lập tư tưởng phải luôn nhường nhịn anh/em trai, phải làm các công việc “của đàn bà con gái” và khi kinh tế, thu nhập của gia đình không
đủ khả năng cho các con đến trường thì nghiễm nhiên con gái sẽ phải nghỉ học để nhường cho các anh em là con trai được đến trường (LDXH, n.d.)
Dù nước ta có nhiều chính sách hỗ trợ, giảm học phí, tuy nhiên nhiều người nghèo vẫn bất lợi trong việc tiếp cận giáo dục Qua thực tiễn thấy rằng, sự bất bình đẳng này thể hiện qua số lượng, chất lượng như: phương thức dạy học
cũ, chưa đầu tư vào giáo án giảng dạy, cơ sở vật chất chưa được chú trọng… Những chuẩn mực văn hóa, tín ngưỡng truyền thống sâu xa trong cộng đồng dân cư miền núi gây ra khoảng cách về giáo dục Quan niệm ở đây cho quy định rằng con trai được ưu tiên trong học tập, trong khi con gái có trách
Trang 9nhiệm gia đình, kết hôn sớm Từ đó cản trở cơ hội học tập của trẻ em gái, kéo dài vòng luẩn quẩn của sự bất bình đẳng
(Https://Tapchigiaoduc.Moet.Gov.vn/vi/Magazine/Download/?
Download=1&catid=339&id=6148 - Tìm Trên Google, n.d.).
3 Nhiêm vụ và mục tiêu nghiên cứu
3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tìm hiểu về bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục đối với trẻ em trong độ tuổi 6-11 tuổi tại các tỉnh vùng núi tại Việt Nam, cụ thể bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tỉnh Sơn La
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
Để giải quyết được nghiên cứu trên cần tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau đây:
- Tổng quan cơ sở lí luận về bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục
- Khảo sát thực trạng dẫn đến bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục tại địa bàn
- Đề xuất các phương pháp trước mắt, lâu dài nhằm giảm thiểu và khắc phục tình trạng bất bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Sơn La nói riêng và Việt Nam nói chung
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục trên địa bàn bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tỉnh Sơn La
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Bài nghiên cứu tập chung làm rõ biểu hiện, nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong tiếp cận giáo dục đối với trẻ em nữ trong dộ tuổi
từ 6-11 tuổi trên địa bàn bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tỉnh Sơn La và đưa ra những giải pháp, định hướng giúp cải thiện tình trạng phân biết đối xử giữa trẻ em nam và nữ
Về không gian lãnh thổ: Đề tài được thực hiện trong phạm vi bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La tỉnh Sơn La
Về thời gian: Từ ngày 3/10/2023 – 31/11/2023
Trang 10STT Nội dung Thời gian Phụ trách
1 Tổng quan :
-Đọc tài liệu liên quan đến vẫn
đề bất bình đẳng giới trong tiếp
cận giáo dục
- Tìm hiểu những tài liệu về bất
bình đẳng giới trong tiếp cận
giáo dục tại Việt Nam
- Thu hẹp lại vấn đề trong tỉnh
Sơn La
3/10/2023 đến 11/10/2023
Cả nhóm
2 Thu thập dữ liệu
-Phỏng vấn sâu
-Quan sát
-Thu thập dữ liệu
-Phỏng vấn sâu từ ngày 12/10/2023 đến 3/11/2023 -Quan sát 4/11/2023 đến 20/11/2023
- Thu thập dữ liệu 14/10/2023 đến 2/11/2023
Phỏng vấn : Hoàng Anh , Duy Hưng
Quan sát : Cả nhóm Thu thập dữ liệu : Thảo , Sơn
4/11/2023
Hoàng Anh , Sơn
4 Phân tích dữ liệu 4/11/2023 đến
8/11/2023
Thảo , Duy Hưng
31/11/2023 Cả nhóm
5 Phương pháp nghiên cứu: phương pháp định tính
* Phỏng vấn:
Xác định khu vực tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình có trẻ em nữ đang trong độ tuổi đi học từ 6-11 tuổi ở bản Giạng Phổng, xã Ngọc Chiến, huyện Mường La, tỉnh Sơn La
- Phỏng vấn phụ huynh trong khu vực:
+ Số lượng: 30 người
+ Thời gian dự kiến: 15-20 phút/người
+ Câu hỏi phỏng vấn:
Thông tin cá nhân (Cam kết bảo mật)
Hiện nay có quan điểm “trẻ em gái thì không cần đi học, chỉ cần ở nhà giúp
đỡ bố mẹ rồi sau lấy chồng là được rồi” bác/cô/chú nghĩ như nào về quan điểm này ạ? Theo bác việc cho trẻ em gái đi học có cần thiết không ạ? Có/Không thì tại sao ?