1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cuối kỳ hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số

25 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số
Tác giả Nguyễn Thiên Dung
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thu Hương
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhân học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 416,74 KB

Nội dung

Nguyên nhân của hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay...16CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐỀ TÀI: Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng

người dân tộc thiểu số

Giả

ng viên: PGS.TS Nguyễn Thu Hương

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thiên Dung

Mã sinh viên: 20031112 Lớp: K65 Nhân học

HÀ NỘI – 2023

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do lựa chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 2

4 Mục tiêu nghiên cứu 2

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Kết cấu đề tài nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ 5

1.1 Các thuật ngữ liên quan 5

1.1.1 Giới 5

1.1.2 Bình đẳng giới và Bất bình đẳng giới 5

1.2 Khái quát về cộng đồng người dân tộc thiểu số 6

1.2.1 Phân bố địa lý 6

1.2.2 Sơ lược đặc điểm văn hóa – xã hội, kinh tế, giáo dục 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1 Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở các lĩnh vực đời sống 8

2.1.1 Bất bình đẳng giới trong kinh tế 8

2.1.2 Bất bình đẳng giới trong chính trị 9

2.1.3 Bất bình đẳng giới trong y tế, giáo dục 10

Trang 3

2.1.4 Bất bình đẳng giới trong lao động, việc làm 12

2.1.5 Bất bình đẳng giới trong gia đình, cộng đồng 13

2.2 Đánh giá hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 14

2.2.1 Những mặt tích cực đã đạt được trong cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới ở DTTS 14

2.2.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại 15

2.3 Nguyên nhân của hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay 16

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 18

3.1 Phương hướng chung 18

3.2 Đề xuất giải pháp cụ thể 19

3.2.1 Những giải pháp về hoàn thiện pháp luật, chính sách, nhận thức 19

3.2.2 Những giải pháp cụ thể phù hợp với từng địa bàn, từng dân tộc DTTS 20

KẾT LUẬN 21

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống, trong

đó có 53 dân tộc thiểu số (DTTS) với tỷ lệ 14,7% (khoảng hơn 14 triệu người)

so với dân số cả nước1 Tuy đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ thấp nhất trongmặt bằng dân cư cả nước nói chung nhưng khu vực của họ được coi là biên giớicủa Tổ quốc, có vị trí địa lý mấu chốt, đồng thời giữ vai trò hết sức quan trọngtrong tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước

Trong những năm vừa qua, các chủ trương, đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước ta đã hỗ trợ, đầu tư phát triển nhiều lĩnh vực chođồng bào dân tộc thiểu số Tuy nhiên, đây vẫn là những “vùng sâu vùng xa” vàcòn tỷ lệ nghèo đói cao, kinh tế - xã hội chậm phát triển Một trong nhữngnguyên nhân góp phần tạo nên hiện trạng này có lẽ là vấn đề bất bình đẳng giớitồn tại dai dẳng trong cộng đồng người DTTS Khi mà các quốc gia trên thế giớiđang ở trong bối cảnh hội nhập và đổi mới, nam – nữ bình quyền là yêu cầu cơbản để phát triển nguồn nhân lực nói riêng và phát triển đất nước bền vững nóichung, thì đa số người dân tộc thiểu số ở nước ta vẫn có nhiều định kiến giới, hủtục phân biệt nam – nữ trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, khiến họkhông phát huy được hết tiềm năng, khả năng của mình Đặc biệt, những điềunày đã khiến những người phụ nữ dân tộc thiểu số trở thành nhóm xã hội cựckhổ nhất, dù họ là một lực lượng xã hội quan trọng có ảnh hưởng toàn diện đến

sự phát triển của vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Do đó, để góp phần cải thiện đời sống, nâng cao dân trí, đảm bảo trật tự

an ninh xã hội và chủ quyền quốc gia, việc thực hiện bình đẳng giới trong cộngđồng người DTTS là công tác quan trọng cần Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ưutiên, đặt lên hàng đầu Trong quá trình phát triển đất nước ngày càng nhanhnhưng vẫn phải đảm bảo tính bền vững hiện nay, hiểu rõ được tầm quan trọng

1 Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê (2020), Kết quả điều tra thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53

dân tộc thiểu số năm 2019, Nxb Thống kê, Hà Nội.

Trang 5

và ý nghĩa của bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong DTTS nói

riêng, nên em lựa chọn chủ đề: “Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số” làm đề tài nghiên cứu cuối kỳ cho môn Nhân học

giới Để từ thực trạng mà tìm đến nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cótính khả thi hạn chế, giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới và thực hiện, phát huybình đẳng giới ở trong cộng đồng người dân tộc thiểu số hiện nay

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài “Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số” để góp phần cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức về

thực hiện và tăng cường bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số

vì mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chính: Vấn đề bất bình đẳng giới trong cộng đồng

người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra như thế nào?

Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ:

 Những thiết chế truyền thống (văn hóa, tôn giáo, phong tục tậpquán) và hiện đại (chính sách, chủ trương của chính quyền) có ảnhhưởng như thế nào đến bất bình đẳng giới trong cộng đồng ngườidân tộc thiểu số?

 Có những bất bình đẳng nào trong các lĩnh vực của đời sống xã hội(kinh tế, chính trị, y tế, giáo dục ) đối với nam và nữ giới trongcộng đồng người dân tộc thiểu số?

4 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 6

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Bài tiểu luận này nghiên cứu những vấn

đề lý luận và thực tiễn về hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng ngườidân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Đề tài có các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, Trình bày, làm rõ cơ sở lý luận về bất bình đẳng giới trong cộng

đồng người dân tộc thiểu số

Thứ hai, Tìm hiểu, phân tích hiện trạng và đưa ra đánh giá, nhận định về

bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Thứ ba, Tìm ra, đề xuất giải pháp tăng cường thực hiện bình đẳng giới

trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bất bình đẳng giới trong cộng đồng người

dân tộc thiểu số

Phạm vi nghiên cứu:

Về thời gian: Bài tiểu luận được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng

10/2023 – tháng 12/2023

Về không gian: Các khu vực, vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

6 Phương pháp nghiên cứu

Thứ nhất, Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp quan

trọng và chủ yếu nhất để thực hiện nghiên cứu đề tài này, vận dụng một cáchlinh hoạt để tác giả có thể phân tích thông tin thu thập được một cách đầy đủ,chính xác nhất

Thứ hai, Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập được những

thông tin, thành tựu lý thuyết về bất bình đẳng giới, về dân tộc thiểu số liênquan đến chủ đề nghiên cứu

Trang 7

Thứ ba, Phương pháp quan sát thực địa cũng là một phương pháp chủ

chốt trong nghiên cứu nhân học giúp làm sáng tỏ một số phát hiện về bất bìnhđẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số

7 Kết cấu đề tài nghiên cứu

Ngoài những phần MỞ ĐẦU, KẾT LUẬN, DANH MỤC TÀI LIỆUTHAM KHẢO; phần NỘI DUNG của Bài tiểu luận này được chia thành 3Chương như sau:

Chương 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG

GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂUSỐ

Chương 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CỘNG

ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAMHIỆN NAY

Chương 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG, THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG

GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU

SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 8

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI

TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ

1.1 Các thuật ngữ liên quan

1.1.1 Giới

Giới (gender) chỉ vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ

xã hội, cộng đồng và gia đình (Khoản 1 Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006); vậy

Giới khác với giới tính (sex) chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ

Theo đó, có thể thấy Giới là một khái niệm chỉ sự khác biệt trong sự phân

công lao động, chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi giữa nam giới - nữ giới trong

xã hội Quan niệm về giới có thể có những sự khác biệt tùy theo từng nền văn

hóa với những phong tục tập quán riêng và có thể thay đổi theo từng giai đoạnphát triển của xã hội

1.1.2 Bình đẳng giới và Bất bình đẳng giới

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều

kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, củagia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Khoản 3Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006)

Làm rõ hơn khái niệm này, ta có thể hiểu vai trò và vị trí ngang nhau

không có nghĩa là nam và nữ phải có những trách nhiệm giống nhau trong xã hội Trái lại, định nghĩa này nhấn mạnh việc thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt

trong vai trò và trách nhiệm của nam và nữ giới trong gia đình nói riêng cũngnhư ngoài xã hội nói chung Bình đẳng giới cũng có nghĩa là nam và nữ giớiđược hưởng quyền lợi như nhau, thừa hưởng những cơ hội và điều kiện để tiếpcận nguồn lực một cách bình đẳng và tận hưởng những thành quả của phát triển

xã hội, văn hóa, chính trị và kinh tế Thể hiện cao nhất của bình đẳng giới là quaviệc đánh giá ngang nhau “tiếng nói” của nam giới và nữ giới trong những quyếtđịnh của gia đình và xã hội

Trang 9

Pháp luật nước ta chưa có quy định về khái niệm “bất bình đẳng giới”,

nhưng dựa trên định nghĩa về bình đẳng giới như trên, ta có thể hiểu: Bất bình

đẳng giới là sự không ngang hàng, sự chênh lệch trong tương quan giữa vai trò,

vị trí của nam và nữ giới Cũng như những việc hạn chế, loại trừ, không côngnhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ giới, gây bất bình đẳnggiữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

1.2 Khái quát về cộng đồng người dân tộc thiểu số

Cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Việt Nam là một cộng đồng đa dạng

về dân tộc, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán Cộng đồng này chiếmkhoảng 14,7% dân số cả nước, với hơn 14 triệu người thuộc 53 dân tộc khácnhau

1.2.1 Phân bố địa lý

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam phân bố rải rác trên khắp cả nước, nhưngchủ yếu tập trung ở các vùng miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa Cụ thể, cácdân tộc thiểu số phân bố như sau2:

Khu vực trung du và miền núi phía Bắc: khoảng 6,7 triệu người, chiếm

47,5% tổng số dân tộc thiểu số cả nước

Tây Nguyên: khoảng 2 triệu người, chiếm 14,2% tổng số DTTS cả nước Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung: khoảng 1,9 triệu người, chiếm

13,5% tổng số dân tộc thiểu số cả nước

Tây Nam Bộ: khoảng 1,4 triệu người, chiếm 10,3% tổng số DTTS cả

nước

2 Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê (2020), Kết quả điều tra thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53

dân tộc thiểu số năm 2019, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.37-38.

Trang 10

1.2.2 Sơ lược đặc điểm văn hóa – xã hội, kinh tế, giáo dục

Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có nền văn hóa đa dạng và phong phú,thể hiện ở nhiều lĩnh vực như:

Ngôn ngữ: Tiếng Việt là ngôn ngữ chính nhưng mỗi dân tộc cũng có ngôn

ngữ riêng, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc đó

Trang phục: Trang phục của các DTTS ở Việt Nam rất đa dạng và phong

phú, thể hiện bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc Một số trang phục DTTS nổitiếng có thể kể đến như áo chàm của người Tày, Nùng, Thái

Phong tục tập quán, lễ hội: Phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số ở

Việt Nam cũng rất đa dạng và độc đáo Một số phong tục tập quán nổi tiếng cóthể kể đến như Lễ hội Cầu mùa của người Tày, Nùng, Lễ hội Đâm đuống củangười Mường, lễ hội cồng chiêng của các DTTS ở Tây Nguyên,

Kinh tế:

Nhìn chung, kinh tế của cộng đồng người DTTS vẫn còn khó khăn so với

cả nước Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam chủ yếu sống bằng nông nghiệp, lâmnghiệp, chăn nuôi,

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, kinh tế của các DTTS ở nước ta đã

có nhiều chuyển biến tích cực, với sự phát triển của các ngành nghề mới như dulịch, dịch vụ, với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, ban sơ ở những vùng nơi đây,hoặc những du lịch trải nghiệm cuộc sống dân tộc

Giáo dục:

Tỉ lệ biết đọc biết viết tiếng phổ thông ở một số DTTS khá thấp, tỉ lệngười từ 15 tuổi trở lên biết tiếng nói, chữ viết dân tộc mình thấp, chỉ khoảng15,9% Bên cạnh đó, trình độ học vấn của người dân nơi đây cũng khá thấp, tỉ lệdân số từ 15 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp tiểu học, trung học cơ sở còn cao3

3 Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê (2020), Kết quả điều tra thu thập thông tin về kinh tế - xã hội của 53

dân tộc thiểu số năm 2019, Nxb Thống kê, Hà Nội, tr.77-78.

Trang 11

Bởi vậy, nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triểncủa cộng đồng các dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủtrương, chính sách đầu tư cho giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số Nhờ đó, dự kiếnđến giai đoạn 2023-2025, tỷ lệ đi học của trẻ em các DTTS sẽ được nâng caođáng kể.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số ở các lĩnh vực đời sống

2.1.1 Bất bình đẳng giới trong kinh tế

Ở các dân tộc thiểu số không theo chế độ mẫu hệ, do quan niệm đàn ông

là người trụ cột chăm lo gia đình, thờ cúng tổ tiên, nên hầu hết tài sản đều phải

do nam giới quản lý, sử dụng, định đoạt, đồng thời được hưởng thừa kế mọi tàisản từ cha mẹ, cho nên có tới 74,2% số hộ gia đình DTTS, nam giới được đứngtên độc lập về quyền sở hữu đất đai và tín dụng, trong khi đó tỷ lệ này ở ngườiKinh chỉ là 40,6% Có thể thấy được sự chênh lệch rất lớn về việc thừa hưởngtài sản hay được quyết định, sử dụng những tài sản kinh tế trong cộng đồngngười DTTS do các quan niệm xã hội lạc hậu ảnh hưởng, cho dù người phụ nữ

có tài giỏi, họ vẫn phải chịu bất công hay đôi khi là bị chính gia đình “bán đi” đểđổi lấy đồ cưới của nhà trai

Đặc biệt, ở các dân tộc phụ hệ (như dân tộc Hmông, Dao, Brâu, Vân Kiều,Giáy…), thì tỷ lệ phụ nữ được đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụngđất chỉ chiếm 11,3% Phụ nữ dân tộc thiểu số phụ thuộc lớn về kinh tế vào ngườicha, người chồng, thậm chí cả người con trai và do đó, họ trở nên yếu thế, không

có “tiếng nói” trong gia đình, không được tham gia, quyết định nhiều vấn đềtrong gia đình, thậm chí là cộng đồng Việc quản lý tài chính, chi tiêu trong giađình phần lớn đều do nam giới quyết định4

4 Hoàng Thị Kim Oanh, Vũ Thị Thanh Xuân (2021), “Thực hiện bình đẳng giới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu

số vì mục tiêu phát triển bền vững ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Cộng sản, Truy cập ngày 18/12/2023 tại URL:

Trang 12

Bên cạnh đó, sự bất bình đẳng giới về kinh tế trong DTTS còn thể hiện ở việc phụ nữ DTTS ít được tiếp cận với các nguồn vốn vay, các chính sách hỗ trợphát triển kinh tế Và các nhóm nữ DTTS yếu thế nhất thường ít được hưởng lợi

từ các thể chế tài chính vi mô do tỷ lệ thành công thấp hơn và khả năng tiếp tục duy trì các tổ nhóm tiết kiệm và tín dụng sau khi các dự án hỗ trợ kết thúc cũng thấp hơn5

Như vậy, phần lớn nữ giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số phảichịu nhiều bất lợi hơn nam giới DTTS trong quyền tài sản, cũng như ít cơ hộitiếp cận những nguồn tín dụng chính thức để phát triển sinh kế, trong hoạt độngsản xuất, kinh doanh

2.1.2 Bất bình đẳng giới trong chính trị

Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số được tham gia vào các công việc của hệthống chính trị các cấp, đảm nhận các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các ban,ngành, đoàn thể còn hạn chế Đặc biệt, ở các dân tộc thiểu số ít người như Si La,

La Hủ, Cống, Mảng, Lự… hiện nay chưa có cán bộ nữ tham gia vào đội ngũ cán

bộ của hệ thống chính trị các cấp6

Có thể thấy, ở lĩnh vực chính trị, phụ nữ dân tộc thiểu số cũng chưa đượctham gia đầy đủ các cơ hội bình đẳng Tỷ lệ phụ nữ dân tộc thiểu số tham giacấp ủy, chính quyền các cấp còn thấp so với tỷ lệ nữ cả nước

Tỷ lệ cán bộ, công chức (CBCC) là nữ người dân tộc thiểu số trong cơquan Đảng, Hội đồng nhân nhân, cơ quan hành chính và tổ chức chính trị-xã hội

ở vùng DTTS đều rất thấp và chưa tương xứng với quy mô của lực lượng laođộng nữ DTTS

dong-bao-dan-toc-thieu-so-vi-muc-tieu-phat-trien-ben-vung-o-nuoc-ta-hien-nay.aspx

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/van_hoa_xa_hoi/-/2018/827423/thuc-hien-binh-dang-gioi-o-vung-5 Ngân hàng thế giới (2019), Báo cáo nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của

dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

6 Trung tâm nghiên cứu Giới và Lãnh đạo nữ (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) (2017), Vấn đề bình

đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.185.

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w