1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề bất bình đẳng giới tính ở việt nam hiện nay

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề bất bình đẳng giới tính ở Việt Nam hiện nay
Thể loại Bài luận/bài báo cáo
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 3,69 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. MỞ ĐẦU (2)
    • 1. Lý do chọn đề tài (2)
    • 2. Mục đích nghiên cứu (3)
    • 3. Phương pháp nghiên cứu (3)
  • PHẦN 2. NỘI DUNG (4)
    • 1. Khái niệm chung (4)
      • 1.1. Bất bình đẳng xã hội (4)
        • 1.1.1. Định nghĩa bất bình đẳng (4)
        • 1.1.2. Phân loại bất bình đẳng (5)
        • 1.1.3. Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội (6)
        • 1.1.4. Cơ sở tạo nên bất bình đẳng (0)
      • 1.2. Bất bình đẳng giới (11)
        • 1.2.1. Khái niệm cơ bản về bất bình đẳng giới (11)
        • 1.2.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về bình đẳng giới (12)
        • 1.2.3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bình đẳng giới (13)
    • 2. Bất bình đẳng giới trong xã hội ngày nay (0)
      • 2.1. Các thực trạng liên quan đến bất bình đẳng giới trong xã hội (0)
        • 2.1.1. Tỷ lệ giới tính khi sinh (SRB) (0)
        • 2.1.2. Bất bình đẳng trong giáo dục (0)
        • 2.1.3. Bất bình đẳng trong hôn nhân và gia đình (0)
        • 2.1.4. Bất bình đẳng trong kinh tế, lao động – việc làm (0)
      • 2.2. Nguyên nhân gây ra bất bình đẳng giới (22)
        • 2.2.1. Quan niệm xã hội lạc hậu (22)
        • 2.2.2. Suy nghĩ, quan niệm chấp nhận của phụ nữ (0)
      • 2.3. Kết quả của bất bình đẳng giới (24)
        • 2.3.1. Hậu quả của quan niệm xã hội lạc hậu (0)
        • 2.3.2. Kết quả của suy nghĩ, quan niệm chấp nhận của phụ nữ (25)
        • 2.3.3. Thành tựu đạt được của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với vấn đề bất bình đẳng giới (27)
    • 3. Giải pháp (29)
      • 3.1. Giải pháp của chính phủ (30)
      • 3.2. Giải pháp của cá nhân (31)
  • KẾT LUẬN (32)
  • Tài liệu tham khảo (34)

Nội dung

Nhưng bất bình đẳng giới không chỉ là một vấn đề liên quan đến tính công bằng giữa nam và nữ mà còn bao gồm cả những khía cạnh khác như sự bất bình đẳng trong lĩnh vực giáo dục, việc làm

NỘI DUNG

Khái niệm chung

1.1 Bất bình đẳng xã hội

1.1.1 Định nghĩa bất bình đẳng

Bất bình đẳng là sự khác biệt hoặc bất công trong đối xử, cơ hội, quyền lợi, trạng thái xã hội, thu nhập và sự tiếp cận vào các nguồn tài nguyên giữa các nhóm xã hội khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch và phân hóa trong xã hội Bất bình đẳng có thể xuất hiện ở nhiều mặt khác nhau của cuộc sống, như bất bình đẳng giới, bất bình đẳng kinh tế, bất bình đẳng xã hội, bất bình đẳng về sức khỏe và giáo dục, và có thể gây ra những hậu quả xấu cho cả cá nhân và xã hội Nghiên cứu về bất bình đẳng giúp ta hiểu rõ hơn về tình trạng bất bình đẳng trong xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp và chính sách để giảm thiểu và loại bỏ bất bình đẳng, đem lại sự công bằng và bình đẳng cho mọi người.

Trong sự vận động và phát triển của xã hội, bất bình đẳng xã hội luôn là vấn đề then chốt Bất bình đẳng xã hội tạo thành một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển trong các xã hội khác nhau Điều đó cũng cho chúng ta biết rằng hệ thống bất bình đẳng sẽ khác nhau ở các xã hội khác nhau và nguyên nhân chính sẽ được xác định bởi thể chế chính trị và hoàn cảnh, điều kiện sống của mỗi nơi.

Cho đến ngày nay có rất nhiều tác giả đã đưa ra những quan niệm của mình về bất hình đẳng Ông John J Macionis, một nhà xã hội học nổi tiếng, đã định nghĩa bất bình đẳng như sau: "Bất bình đẳng xã hội là sự khác biệt trong các cơ hội, địa vị xã hội và phúc lợi giữa các nhóm khác nhau trong xã hội." Tức là, các nhóm trong xã hội sẽ có sự khác biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, địa vị xã hội và các lợi ích mà xã hội đem lại. Điều này dẫn đến sự chênh lệch về địa vị xã hội, sức mạnh và tài sản giữa các nhóm khác nhau 1 Theo Từ điển Xã hội học do Turner chủ biên được xuất bản bởi Nhà xuất bản

1 "Xã hội học - Các vấn đề cơ bản" (tác giả John J Macionis, Nguyễn Thị Thu Huyền dịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2012), tr.166.

3 Đại học Cambridge thì bất bình đẳng là sự phân bối không đồng đều cơ hội, phần thưởng, và quyền lực giữa các cá nhân, hộ gia đình, nhóm xã hội.Bất bình được coi là đặc điểm của bất cứ xã hội nào Từ quan niệm của các tác giả trên thì ta có thể định 2 nghĩa một cách khái quát:

Bất bình đẳng xã hội là sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội; sự không ngang bằng nhau về cơ hội xã hội liên quan chặt chẽ đến sự không ngang bằng nhau về của cải, uy tín, quyền lực giữa các cá nhân, các nhóm 3

1.1.2 Phân loại bất bình đẳng

Bất bình đẳng được chia làm hai loại: bất bình đẳng mang tính tự nhiên và bất bình đẳng mang tính xã hội.

Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặt điểm sẵn có như: giới tính, tuổi tác, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẵn có,… Nhưng sự khác biệt về sinh học không phải là sự khác biệt về mặt xã hội.

Bất bình đẳng mang tính xã hội: tồn tại những sự phân công xã hội dẫn đến có sự phân tần, từ đó tạo ra lợi ích khác nhau của các cá nhân về của cải, học vấn, tài sản, quyền lực, cơ hội sống, uy tín mà con người không có sự ngang bằng nhau trông cuộc sống.

Bất bình đẳng xã hội là một khái niệm rộng mà trong đó hàm chứa khái niệm bất công bằng xã hội và công bằng xã hội Bất bình đẳng xã hội gồm: Bất bình đẳng xã hội dựa trên sự hợp lý hợp pháp và bất bình đẳng xã hội dựa trên sự không hợp lý và không hợp pháp.

Bất công bằng xã hội là sự bất bình đẳng bất hợp lý, bất hợp pháp, không dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa các cá nhân, cũng không chủ yếu được tạo ra do sự khác nhau về tài đức và sự đóng góp cống hiến một cách thực tế của mỗi người cho xã hội mà dựa vào

2 Turner, Bryan S (2006), "The Cambridge Dictionary of Sociology" Cambridge: Cambridge University Press, tr.286

3 PGS TS Nguyễn Thị Kim Hoa, Giáo trình xã hội học đại cương NXB ĐHQG Hà Nội, tr.241 những hành vi trái pháp luật, tham nhũng, lừa gạt, trộm cắp, buôn bán phi pháp để trở nên giàu có, luồn lọt, xu nịnh, để có vị trí cao trong xã hội hoặc lười biếng, ỷ lại để rơi vào sự nghèo khổ, hèn kém.

Theo quan điểm của các nhà xã hội học nghiên cứu về cơ cấu xã hội thì bất bình đẳng xã hội có vai trò hết sức quan trọng: i Bất bình đẳng được xem như là điều kiện để tổ chức xã hội. ii Bất bình đẳng là cơ sở cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội. iii Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống và phát triển xã hội.

Từ đó, có thể kết luận rằng bất bình đẳng xã hội có cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Một mặt, nó là động cơ thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần ổn định và hình thành bộ mặt xã hội, nhưng mặt khác nó cũng là nguyên nhân của sự tích tụ của bất bình xã hội, cản trở sự phát triển chung của cộng đồng Vì vậy, việc tìm hiểu về bất bình đẳng xã hội là việc làm cần thiết để củng cố và tổ chức một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh hơn.

1.1.3 Các quan điểm về bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng phổ biến trong xã hội, tuy nhiên vấn đề được đặt ra là liệu bất bình đẳng có phải là một đặc trưng bất khả tránh của xã hội hay không?.

Có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này và chúng ta tìm hiểu qua một vài quan điểm tiêu biểu sau về vấn đề bất bất bình đẳng xã hội.

- Quan điểm dựa vào yếu tố sinh học của cá nhân

Quan điểm này cho rằng bất bình đẳng là một thực tế của xã hội, nó luôn hiện hữu do sự khác biệt giữa các cá nhân Trong một xã hội mở và khi mọi người có tài năng và nhu cầu khác nhau, điều này chắc chắn dẫn đến bất bình đẳng “Một số bất bình đẳng đến như là kết quả không thể né tránh về bất bình đẳng sinh học của kỹ năng, thể chất, khả năng, tinh thần và những khía cạnh của nhân cách” 4

4 Kenneth Cauthen (1987), The Passion for Equality, NXB Rowman & Littlefield, tr.8

Giải pháp

Kết quả khảo sát thực tế 62 người ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức do nhóm thực hiện về các giải pháp cho vấn đề bất bình đẳng giới tính.

Qua đồ thị chúng ta có thể thấy, muốn giải quyết được vấn đề bất bình đẳng giới tính thì cần phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp kết hợp với nhau Bên canh đó là sự quản lý của nhà nước kết hợp với sự hợp tác của các cá nhân trong toàn xã hội Đi kèm với các giải pháp trên chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về các giải pháp của chính phủ cũng như của từng cá nhân về vấn đề bất bình đẳng giới tính trong xã hội hiện nay.

3.1 Giải pháp của chính phủ

Tăng cường giáo dục giới tính: Chính phủ có thể tăng cường giáo dục về giới tính trong các trường học và các cơ quan chính phủ Điều này giúp nâng cao nhận thức của công chúng về giới tính và giúp loại bỏ những định kiến, phân biệt giới tính.

Tăng cường quyền lợi và bảo vệ cho người đồng tính: Chính phủ có thể đưa ra chính sách bảo vệ quyền lợi của người đồng tính, bao gồm cả quyền kết hôn và quyền nhận di sản.

Nâng cao trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương, vai trò tham gia, phối hợp của các sở, ban, ngành, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc nâng cao nhận thức, triển khai thực hiện và hoàn thiện thể chế về bình đẳng giới Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thực hiện các quy định về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.

Tăng cường việc giáo dục và cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản: Chính phủ có thể tăng cường giáo dục về sức khỏe sinh sản, bao gồm cả các vấn đề về bình đẳng giới tính Điều này giúp giảm tỷ lệ các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tăng cường sức khỏe của toàn xã hội. Đưa ra chính sách khuyến khích gia đình hòa thuận: Chính phủ có thể đưa ra các chính sách khuyến khích các gia đình có tư tưởng hòa thuận, tôn trọng bình đẳng giới tính và tránh các hành vi phân biệt đối xử.

Tăng cường kiểm tra về công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

3.2 Giải pháp của cá nhân

-Trở thành người đồng hành cho bình đẳng giới tính.

-Học tập và nâng cao nhận thức của bản thân về vấn đề bình đẳng giới tính. -Tích cực tham gia phong trào tuyên truyền, trang bị kiến thức cho mọi người về vấn đề bình đẳng giới tính hiện nay.

-Không phân biệt, suy nghĩ tiêu cực về vấn đề bình đẳng giới.

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w