1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chủ Đề Vấn Đề Bất Bình Đẳng Kinh Tế Ở Nước Ta Hiện Nay.pdf

14 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Bất Bình Đẳng Kinh Tế Ở Nước Ta Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Phương Uyên
Người hướng dẫn Lèng Thị Lan
Trường học Đại Học Thái Nguyên
Chuyên ngành Xã Hội Học Đại Cương
Thể loại Tiểu Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Những thành tựu kinh tế đã lan tỏa đến đời sống của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, thu nhập của các nhóm dân cư cũng tăng dần lên dẫn đến tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất lu

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

SỐ TÍN CHỈ: 2

CHỦ ĐỀ : VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG KINH TẾ Ở

NƯỚC TA HIỆN NAY

Sinh viên : Nguyễn Thị Phương Uyên

Mã sinh viên : DTN2153170445

Giảng viên : Lèng Thị Lan

Thái Nguyên 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

SỐ TÍN CHỈ: 3

CHỦ ĐỀ : VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG KINH TẾ Ở NƯỚC

TA HIỆN NAY

Sinh viên : Nguyễn Thị Phương Uyên

Mã sinh viên : DTN2153170445

Giảng viên : Lèng Thị Lan

1 Nội dung bài tiểu luận

2 Hình thức trình bày

TỔNG

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN I NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG……… 5

1.1 Khái niệm bất bình đẳng 5

1.2 Phân loại bất bình đẳng xã hội 5

1.3 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng 5

PHẦN II BẤT BÌNH ĐẲNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY…………6

2.1 Khái niệm bất bình đẳng kinh tế……… 6

2.1.2 Hiện trạng vấn đề bất bình đẳng kinh tế ở nước ta………

6 2.2 Bất bình đẳng về thu nhập………

7 2.2.1 Phân hóa giàu nghèo……… 8

2.3 Bất bình đẳng về tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục………

10 PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM THIỂU SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ KINH TẾ ………

11 3.1 Các biện pháp giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng……… 11

LỜI KẾT………

13 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 14

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế biểu thị cho sự giàu mạnh của mỗi quốc gia Một đất nước được mệnh danh là cường quốc khi đất nước đó có nền kinh tế tăng trưởng, phát triển vượt bậc tạo giá trị cao Tuy nhiên nền kinh tế phân bố rất không đồng đều và bình đẳng Bất bình đẳng kinh tế đã xuất hiện từ rất lâu về trước và luôn tồn tại cho đến ngày nay

ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Từ những từ các nước đang phát triển như Thái Lan, Philippin …đến những nước phát triển mạnh mẽ như Pháp, Ý, Nhật Bản thì tình trạng này đều không thể tránh khỏi và có chiều hướng gia tăng Ngay cả ở Mỹ, một đất nước được coi là cường quốc thế giới thì tình trạng bất bình đẳng thu nhập, phân hóa giàu nghèo cũng diễn ra một cách vô cùng nghiêm trọng Tại Việt Nam thì tình trạng bất bình đẳng kinh tế cũng diễn ra, trong giai đoạn năm 2016-2020 nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá đạt mức bình quân 6,78% Những thành tựu kinh tế đã lan tỏa đến đời sống của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, thu nhập của các nhóm dân cư cũng tăng dần lên dẫn đến tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất luôn thấp hơn nhóm giàu nhất làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng Bất bình đẳng kinh tế nước ta xảy ra ở rất nhiều khu vực với nhiều phương diện khác nhau, từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến các khu vực trung du miền núi, các vùng dân tộc

xa xôi, lạc hậu

Tiểu luận được trình bày gồm 3 phần

Phần I Những khái niệm về bất bình đẳng

Phần II Bất bình đẳng kinh tế ở nước ta

Phần III Một số giải pháp giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng kinh tế

Trang 5

PHẦN I NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ BẤT BÌNH ĐẲNG

1.1 Khái niệm bất bình đẳng

Bất bình đẳng xã hội là sự bất bình đẳng, thiếu công bằng, sự không bằng nhau

về các cơ hội hoặc lợi ích đối với những cá nhân khác nhau trong một nhóm hoặc nhiều nhóm trong xã hội Trong sự phát triển của xã hội, bất bình đẳng luôn là vẫn đề nan giải nhất Bất bình đẳng xã hội tạo thành một hệ thống tồn tại song song với sự phát triển của các thời kì Điều này cho thấy mức độ bất bình đẳng khác nhau giữa các

xã hội

1.2 Phân loại bất bình đẳng xã hội

Bất bình đẳng xã hội thì được chia làm 2 loại:

- Bất bình đẳng mang tính tự nhiên: đó là sự khác biệt giữa các cá nhân về các đặc điểm sẵn có như: giới, tuổi, chủng tộc, trí lực, phẩm chất sẵn có…

- Bất bình đẳng mang tính xã hội: đó là sự phân công xã hội làm cho cá nhân phân tầng, từ đó tạo nên lợi ích khác nhau giữa các cá nhân

Theo quan điểm của các nhà xã hội học thì bất bình đẳng xã hội có những vai trò hết sức quan trong:

- Bất bình đẳng được xem là điều kiện để tổ chức xã hội

- Bất bình đẳng đảm bảo cho đời sống, phát triển xã hội

1.3 Cơ sở tạo nên bất bình đẳng

Một là cơ hội trong cuộc sống: bao gồm tất cả các ưu điểm về vật chất, chất lượng cuộc sống Nó bao gồm những lợi thế về vật chất của cải, tài sản và thu nhập mà còn có những điều kiện như lợi ích bảo vệ sức khỏe hay an ninh xã hội

Hai là địa vị xã hội: trái lại với nguyên nhân khách quan bên trên, bất bình đẳng trong địa vị xã hội là do thành viên của các nhóm xã hội tạo nên và thừa nhận chúng

Ví dụ như của cải, địa vị chính trị,

Ba là ảnh hưởng chính trị: là khả năng của một nhóm xã hội thống trị những nhóm xã hội khác, và sự bất bình đẳng về ảnh hưởng chính trị được coi là kết quả của lợi thế vật chất hoặc địa vị cao

Trang 6

PHẦN II BẤT BÌNH ĐẲNG KINH TẾ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

2.1 Khái niệm bất bình đẳng kinh tế

Bất bình đẳng kinh tế là sự chênh lệch giữa các cá nhân, các nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia trong việc phân phối các tài sản, sự giàu có hay thu nhập Các vấn đề bất bình đẳng kinh tế liên quan đến công bằng, bình đẳng về thu nhập, bình đẳng về cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và sức khỏe

2.1.2 Hiện trạng vấn đề bất bình đẳng kinh tế ở nước ta

Để xã hội ngày càng phát triển và thịnh vượng thì các vấn đề bất bình đẳng, nhất

là bất bình đẳng về kinh tế cần được giải quyết giảm thiểu nhanh chóng Thực tế thì tại Việt Nam vẫn tồn đọng rất nhiều vấn đề liên quan tới bất bình đẳng Trong giai đoạn 2016-2020, kinh tế Việt Nam tăng trưởng ở mức khá đạt mức bình quân 6,78% Thu nhập của nhóm dân cư tăng từ 3,1 triệu đồng/tháng/người năm 2016 lên 4,2 triệu đồng năm 2020 nhưng tốc độ thu nhập của nhóm nghèo nhất luôn thấp hơn nhóm giàu nhất

vì vậy mà khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng

Tại các vùng có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, địa lý, trình độ văn hóa, đầu

tư kết cấu, cơ sở hạ tầng và trình độ dân trí, lợi thế so sánh… những đặc điểm đó làm cho sự phát triển giữa các vùng miền có sự khác biệt làm cho sự chênh lệch về kinh tế cũng như bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư tại các vùng miền khác nhau rõ rệt

2.2 Bất bình đẳng về thu nhập

Bất bình đẳng về thu nhập ( khoảng cách giàu nghèo ) là sự chênh lệch thu nhập

và tài sản giữa các cá nhân, nhóm trong xã hội hay giữa các quốc gia, gây ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình tăng trưởng kinh tế

Trong giai đoạn 2007 - 2018, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trên thế giới, đạt mức bình quân 6,1%, trong đó, thu nhập của các nhóm dân cư đều tăng lên nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn nhóm giàu, do vậy, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng

Trang 7

Bảng 1 Hệ số GINI giai đoạn 2016 – 2020

Trong giai đoạn 2016-2020, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá đạt mức bình quân 6,78% trong giai đoạn 2016-2019, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch

Covid-19 tác động tiêu cực tới các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nước ta vẫn đạt mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới với mức tăng 2,91% Những thành tựu về kinh tế đã lan tỏa đến đời sống các tầng lớp dân cư trong xã hội Thu nhập của các nhóm dân cư tăng

từ 3,1 triệu đồng/tháng/người năm 2016 lên 4,2 triệu năm 2020 nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo nhất luôn thấp hơn nhóm giàu nhất, do vậy khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng Tuy nhiên, bất bình đẳng thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số GINI giảm từ 0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020

Thông qua hệ số GINI trong giai đoạn 2016-2020 cho thấy, bất bình đẳng thu nhập tại nước ta biến động không nhiều, giảm từ 0,431 xuống 0,373 và nằm trong ngưỡng

an toàn, hiệu quả, phù hợp cho mục tiêu tăng trưởng cao Năm 2016 hệ số GINI ở khu vực thành thị là 0,391 giảm còn 0,325 năm 2020, chỉ số này tương ứng ở khu vực nông thôn là 0,408 và 0,373 Hai vùng kinh tế lớn của cả nước là Đồng bằng Sông Hồng và Đông Nam Bộ là những khu vực có nền kinh tế phát triển có tốc độ vượt trội so với các vùng khác trên cả nước

2.2.1 Phân hóa giàu nghèo

Sự khác biệt về thu nhập là nguyên nhân chính của phân hóa giàu nghèo, điều này dẫn tới sự khác biệt về chất lượng cuộc sống của người dân giữa những khu vực khác nhau

Trang 8

Việt Nam hiện có 5 loại thành thị và 2 loại thành thị đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh Phân hóa giàu nghèo giữa các loại thành thị có các sự khác nhau, các thành thị đặc biệt như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, tình trạng phân hóa giàu nghèo diễn ra rõ rệt, đưa ra những bức tranh tương phản sắc nét giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo Còn trong khi các thành thị loại nhỏ hơn như thành thị loại I, II, III, IV, V thì tình trạng phân hóa giàu nghèo có phần mờ nhạt hơn

Tại Hà Nội, sự chênh lệch giữa người có tiền lương cao nhất so với người có số tiền lương trung bình là 42 lần Tại TP Hồ Chí Minh, con số này lên đến 109 lần Nhóm thu nhập cao là những người lao động tri thức, làm việc trong các lĩnh vực quan trọng là kinh tế, tài chính ngân hàng và những công ty, tập đoàn lớn có vốn đầu tư nước ngoài Ngược lại nhóm thu nhập thấp là những người làm lao động làm các công việc tay chân vất vả, là những người công nhân trong các nhà máy, phân xưởng Chính sách quy hoạch phát triển thành thị tạo ra những thuận lợi và khó khăn nhất định cho các thành thị Trong khi các thành thị lớn, nhất là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nền tảng cơ sở vật chất, xã hội như kinh nghiệm quản lý, thu hút vốn đầu tư, tạo thuận lợi để phát triển kinh tế, gia tăng thu nhập thì tại các thành thị nhỏ hơn thì một mặt phải xây dựng năng lực quản lý, mặt khác còn phải cạnh tranh với các thành thị khác để được nhà nước đầu tư và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Ở các thành phố lớn, khi mà có không ít người dân họ phải sống trong những xóm trọ, những khu ổ chuột lụp xụp, mất vệ sinh hay thậm trí còn không có nhà để ở, sống tạm bợ những nơi màn trời chiếu đất lại tồn tại những ngôi nhà cao tầng khang trang sạch sẽ, những căn biệt thự và những tòa chung cư bỏ hoang không người sinh sống, không người quy hoạch Ở những vùng có điều kiện kinh tế phát triển, khi con người không bao giờ phải lo về vấn đề cơm ăn áo mặc hằng ngày, có nhà, có xe, có của ăn của để thì đâu đó ở những vùng quê nghèo, nhiều em nhỏ đi chân đất, để đầu trần lội trong giá rét để mưu sinh, chân tay tím tái, môi run cầm cập vì đói, vì lạnh

Ở những địa phương như Điện Biên, Hà Giang, Lai Châu, Sơn La đều là những khu vực thuộc top những nơi có khoảng cách giàu nghèo cao nhất cả nước, đứng đầu

là tỉnh Điện Biên với tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước, chiếm 27,33% và cũng là tỉnh

có thu nhập đầu người thấp nhất so với cả nước với 1,821 ( triệu/tháng) Xếp thứ hai sau đó là Hà Giang với 18,54% và thu nhập bình quân là 1,933 ( triệu/đồng) trong năm

2021 Tại những vùng dân tộc thiểu số, dân cư chỉ chiếm 15% dân số Việt Nam nhưng

Trang 9

lại chiếm tới 70% nhóm đối tượng cực nghèo cả nước Nguyên nhân dẫn tới điều này

do đa số những dân tộc thiểu số thường sinh sống trong những khu vực miền núi xa xôi, hẻo lánh ít được biết tới, không có các phương tiện công cộng do địa hình nguy hiểm, gồ ghề, nhỏ hẹp Bị cách biệt và hạn chế trong tiếp cận thị trường, xã hội, văn hóa, giáo dục, trình độ học vấn thấp và vẫn tồn đọng những tư tưởng, tập tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ

Nguyên nhân gây bất bình đẳng thu nhập :

- Sự chênh lệch về cơ hội: người dân nông thôn luôn bị thiệt thòi do không

được tiếp cận đầy đủ thông tin, nắm bắt tình hình, tham gia thị trường để có việc làm lương cao

- Chính sách đất đai cho nông nghiệp: quá nhiều bất cập và chậm sửa đổi

- Chính sách nông nghiệp cho nông thôn không được quan tâm: đầu tư sản

xuất chỉ tập trung vào ô tô, xe máy, điện tử gia dụng và các ngành thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài và được bảo hộ cao, trong khi vật tư nông nghiệp phục

vụ nông thôn hầu như không được coi trọng

2.3 Bất bình đẳng kinh tế về tiếp cận các dịch vụ y tế và giáo dục

a, Về giáo dục

Trình độ học vấn của nhóm có mức thu nhập cao, càng ngày càng được nâng cao còn trình độ học vấn của nhóm nghèo thì ít thay đổi, thậm chí còn giảm tỷ lệ người có trình độ học vấn và chuyên môn cao Giáo dục là con đường để người dân có thể thoát nghèo, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo nhưng trên phương diện này nhóm nghèo gặp khó khăn Tỷ lệ hoàn thành trình độ học vấn của trẻ em của nhóm nghèo thấp hơn nhiều so với nhóm giàu, đến năm 19 tuổi chỉ có 1/5 số học sinh thuộc 20% nghèo còn

đi học so với 80% của nhóm 20% giàu nhất Ở những nơi kinh tế phát triển, họ rất chú trọng trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ cho giáo dục và bồi dưỡng kiến thức, nâng cao vốn hiểu biết cho con em mình ngay từ khi con nhỏ Bởi họ hiểu rằng một nơi có nền giáo dục tốt sẽ đào tạo được những học sinh, sinh viên, những con người có cả đức lẫn tài, đóng góp cho xã hội mai sau Trong khi ở những vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc miền núi thì họ không hề chú trong việc học Với họ, điều đnág quan tâm hơn đó là làm sao có được bữa cơm no mỗi ngày Đặc biệt là những bé gái, các e không có cơ hội đến trường do trình độ dân trí thấp, tư

Trang 10

b, Về y tế

Chỉ tiêu cho bệnh nhân nghèo khám chữa bệnh chỉ bằng 1/3 nhóm giàu nhất, tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 tuổi ở thành thị là 21,51% nông thôn 25,71% Chỉ tiêu nội trú và điều trị ngoại trú của nhóm giàu nhất luôn cao hơn 3 lần so với nhóm nghèo nhất Những người giàu với nguồn thu nhập cao, có địa vị trong xã hội họ rất chú trọng trong vấn đề chăm sóc sức khỏe Đại đa số họ đều lựa chọn những bệnh viện tư, bệnh viện có chất lượng, kỹ thuật điều trị hàng đầu cả nước để khám chữa, chăm sóc sức khỏe Vậy nên việc tiếp cận những biện pháp liệu, những dịch vụ y tế hiện đại nhất với

họ là vô cùng dễ dàng Nhưng điều đó đối với những khu vực nghèo với những người lao động có thu nhập thấp là vô cùng xa xỉ, ngay cả những dịch vụ bình thường đối với

họ cũng là vấn đề vô cùng khó khăn Nhiều gia đình nghèo có con bị ung thư do không

đủ tiền chi trả viện phí đã phải đi vay mượn khắp nơi, thậm chí bán cả nhà, cả những thứ được coi là nguồn thu nhập chính như con trâu, con gà để chạy chữa cho người con Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh ở các tỉnh miền núi và các thành phố cũng có sự cách biệt lớn, tỷ lệ tử vong cao nhất ở tỉnh Điện Biên và thành phố Thành phố Hồ Chí Minh có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong thấp nhất.vẫn là 5 lần, và sự khác biệt về tỷ lệ đó giữa nhóm dân tộc thiểu số và nhóm đa số là 3 lần Trẻ em dân tộc thiểu số có khả năng tử vong lớn gấp 3-4 lần khả năng tử vong ở trẻ người Kinh

Trong thời kỳ xã hội còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều quan hệ sản xuất, điều kiện cơ may đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau,

vì thế sự bất bình đẳng kinh tế, phân hóa giàu nghèo là khó tránh khỏi, là điều bình thường của xã hội Chúng ta không thể tùy tiện can thiệp hay xóa bỏ được sự phân hóa giàu nghèo theo ý chủ quan của mình Giải quyết tốt vấn đề phân hóa giàu nghèo, sẽ tác động tích cực tới mục tiêu phát triển nền kinh tế một cách bền vững, tránh được những hệ lụy do quá trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế gây ra, đồng thời, kích thích ý chí, lòng tự trọng, sự ganh đua, tính sáng tạo của cá nhân, thúc đẩy con người năng động hơn, nhạy bén hơn

Trang 11

PHẦN III MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP GIẢM THIỂU SỰ BẤT

BÌNH ĐẲNG VỀ KINH TẾ

3.1 Các Biện pháp giúp giảm thiểu sự bất bình đẳng

Giảm nghèo

Đào tạo kỹ năng mới cần thiết cho giáo dục và việc làm

Tạo công ăn việc làm cho người dân bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng

Hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin, mở rộng sự hiểu biết

Xóa đói

Cung cấp các nghiên cứu về giống lúa và giống cây trồng mới và dữ liệu nông nghiệp nhằm tăng năng suất mùa vụ và nâng cao chất lượng sản xuất, giúp cải thiện vấn đề lương thực của người nông dân

Giáo dục chất lượng

Giảm nạn mù chữ ở các vùng sâu vùng xa, kêu gọi tình nguyện, thực hiện các dự

án nhân đạo, đưa chữ về bản

Chính quyền địa phương phối hợp với các trường học trao tặng các suất học bổng cho những em học sinh nghèo có tinh thần phấn đấu, cố gắng trong học tập Giúp cho mọi đứa trẻ đều có cơ hội để đến trường, để học tập và tiếp thu kiến thức

Tăng trưởng kinh tế

Đào tạo cho người dân về kỹ năng để người dân tìm kiếm việc làm tốt nhất Quan hệ hợp tác toàn cầu, phối hợp với các doanh nghiệp mở các công ty tại đại phương để tạo công ăn việc làm cho người dân

Cải tiến máy móc kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản xuất, thúc đẩy lưu thông các loại hàng hóa cần thiết , xuất khẩu những mặt hàng nông sản tiềm năng của các khu vực như vải (Bắc Giang), cà phê (Tây Nguyên), lúa gạo (An Giang) hay cao su (Bình Phước) nhằm tăng kinh tế lợi nhuân, cải thiện chất lượng sống cho người dân

Sức khỏe, đời sống

Hỗ trợ người dân tiếp cận thông tin về sức khỏe một cách nhanh chóng, tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng

Nâng cao sức khỏe và đời sống tinh thần của người nông dân, một sức khỏe tốt cùng với tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ và tràn đầy năng lượng sẽ giúp cuộc sống tích cực hơn, tạo ra những ý tưởng, sự đột phá sáng tạo trong học tập cũng như lao động

Ngày đăng: 22/10/2024, 16:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w