1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Thạc Sĩ Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chuyển Đổi Giới Tính Ở Việt Nam Hiện Nay.pdf

93 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện Pháp luật về Chuyển Đổi Giới Tính ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Thúy Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Đức Chính
Trường học Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ Luật học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 792,57 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI TÍNH, CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH (16)
    • 1.1. Khái quát chung về giới tính và chuyển đổi giới tính (16)
      • 1.1.1. Khái niệm về giới và giới tính (16)
      • 1.1.2. Khái niệm về giới (16)
      • 1.1.3. Khái niệm về giới tính (17)
    • 1.2. Khái niệm về chuyển đổi giới và chuyển đổi giới tính (21)
      • 1.2.1. Khái niệm về chuyển đổi giới (22)
      • 1.2.2. Khái niệm về chuyển đổi giới tính (24)
    • 1.3. Khái niệm pháp luật về chuyển đổi giới tính (26)
    • 1.4. Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính trong pháp luật (28)
      • 1.4.1. Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính đến các quyền cá nhân (28)
      • 1.4.2. Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính đến mối quan hệ trong xã hội (30)
      • 1.4.3. Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính đến các mối quan hệ hôn nhân và gia đình (30)
      • 1.4.4. Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính đến các mối quan hệ dân sự khác (31)
      • 1.4.5. Một vài hệ quả khác của chuyển đổi giới tính (32)
    • 1.5. Các mô hình, cách tiếp cận trên thế giới về việc chuyển đổi giới tính và bài học rút ra cho Việt Nam (33)
      • 1.5.2. Bài học rút ra cho Việt Nam (46)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ THỰC TIẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM (49)
    • 2.1. Thực trạng pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay (49)
      • 2.1.1. Dự thảo luật chuyển đổi giới tính (52)
      • 2.1.2. Các văn bản dưới luật về chuyển đổi giới tính (53)
    • 2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam (55)
    • 2.3. Đánh giá pháp luật và thực hiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam (56)
      • 2.3.1. Đánh giá về pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam (56)
      • 2.3.2. Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam (59)
  • CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG (63)
    • 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt (63)
      • 3.1.1. Việc hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác của Việt Nam và Quốc tế (63)
      • 3.1.2. Việc hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính phải bắt kịp được nhịp sống thực tiễn (66)
      • 3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam (68)
      • 3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam (81)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................... 79 (86)

Nội dung

Các nước trên thế giới đang dần công nhận sự tồn tại của LGBT bằng việc thừa nhận các quyền của họ như quyền được kết hôn đồng giới, được thay đổi giới tính hợp pháp,… Tuy nhiên trên thự

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIỚI TÍNH, CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH

Khái quát chung về giới tính và chuyển đổi giới tính

1.1.1 Khái niệm về giới và giới tính

Giới tính (Sex) và giới (Gender) là hai khái niệm rất hay bị nhầm lẫn là giống nhau Tuy nhiên đây là hai thuật ngữ khác nhau và hoàn toàn không thể thay thế được cho nhau Điều này đã được phân biệt trong Điều 5 Luật Bình đẳng giới 2006

“Giới” (Gender) là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội (theo khoản 1 – Điều 5 Luật bình đẳng giới) Giới nghiêng nhiều hơn về việc sự định nghĩa và kỳ vọng của xã hội đối với một người: ví dụ như nữ phải mềm mại, phải biết nữ công gia chánh, bé gái phải chơi búp bê; nam phải mạnh mẽ, phải làm những việc to lớn, bé trai phải chơi siêu nhân… Những thứ này không phải sinh ra đã có, mà là do cách dạy dỗ của xã hội và sự kì vọng đối với một con người Nếu phái nữ mà mạnh mẽ hay phái nam mà mềm mại thì sẽ bị coi là “trái tự nhiên”

Giới phụ thuộc rất nhiều vào tư duy, tập quán, văn hóa, chính vì thế mà ở những vùng hay những nền văn hóa khác nhau thì quan điểm về giới lại khác nhau Ví dụ vào thời kì con người theo chế độ mẫu hệ, thì phụ nữ lại mang trong mình quyền lực và tài sản

Giới cũng có thể thay đổi theo thời gian Có thể một đứa trẻ được nuôi dạy mình là giới nam, phải là trụ cột gia đình, phải ăn to nói lớn, trong thời gian đó em bé hành xử như những gì được dạy Tuy nhiên, sau khi lớn lên, bạn ấy bị thu hút bởi những bạn nam khác, thích làm những việc nhẹ nhàng, muốn làm con gái, Thì lúc này, quan điểm về giới của người đó đã thay đổi

Bình thường, người ta phân giới ra làm hai loại: Nam và nữ (hay còn gọi là nhị phân) nhưng nếu chỉ như vậy thì không hoàn toàn chính xác Trên thực tế, giới là một phổ rộng hơn, chúng ta có thể định nghĩa bản thân là bất kì ở phần nào trong phổ này, thậm chí hoàn toàn không nằm trong phổ ở bất kì thời điểm nào

Ngoài sự khác nhau về giới nam, giới nữ, thì trong chính cùng một giới thì quan điểm và chuẩn mực cũng sẽ khác nhau, chẳng hạn như quan điểm và vai trò của giới nữ ở phương Tây khác phương Đông, địa vị xã hội của người Hồi giáo khác với địa vị xã hội của những người phụ nữ không thuộc đạo Hồi,

Có rất nhiều giới: Nam (male), nữ (women), giới tính linh hoạt (genderfluid) – lúc thấy mình là nam, lúc thấy mình là nữ, hoặc không phải cả nam và nữ, vô giới (agender) – nghĩ rằng mình không có giới,… Người được sinh ra có giới trùng với giới tính sinh học được gọi là hợp giới (cisgender), còn người sinh ra với giới tính không trùng khớp với giới tính sinh học được gọi là người chuyển giới (transgender) Không nhất thiết phải phẫu thuật mới được gọi à người chuyển giới

Tất cả điều này nêu lên một vài đặc điểm nổi trội của giới: Có nhiều giới, giới không mang tính bẩm sinh, có thể thay đổi theo thời gian và quan điểm, phong tục, tập quán

Như vậy, ta có thể hiểu “giới” là sự thể hiện các yếu tố không chỉ tự nhiên mà cả yếu tố xã hội của con người, trong đó yếu tố xã hội được nhấn mạnh và coi trọng

1.1.3 Khái niệm về giới tính

Cũng theo điều 5 luật Bình đẳng giới 2006, giới tính (Sex) là đặc điểm sinh học của nam và nữ Giới chú trọng hơn đến phương diện sinh học, mang tính bẩm sinh, và không thay đổi theo thời gian (trừ khi có sự can thiệp của y học) Một người được chỉ định giới tính từ khi được sinh ra (hay còn gọi là giới tính khi sinh) dựa trên các đặc điểm sinh lý: cơ quan sinh dục và thành phần nhiễm sắc thể (XY – đối với nam và XX – đối với nữ)

Ngoài ra, người ta có thể tìm thấy một số thể đặc biệt, bất phân nam – nữ khi một đứa trẻ sinh ra: Ví dụ như một bé sinh ra với bộ phận sinh dục nam nhưng lại có 2 hoặc 3 nhiễm sắc thể X, hoặc bé sinh ra với bộ phận sinh dục nữ nhưng lại có nhiễm sắc thể Y Mặt khác, có trẻ lại không có cơ quan sinh dục điển hình Người ta còn sử dụng một cụm từ chỉ cho hiện tượng này, đó là “intersex” – liên giới tính

Các nhà sinh học đã bắt đầu thảo luận về ý tưởng rằng giới tính có thể có tính chất như một quang phổ (nếu từng học vật lý thì chúng ta đều biết rằng quang phổ là dải ánh sáng kéo dài từ đỏ đến tím, trong đó có vô số màu sắc khác nhau liên tục – và giới tính cũng được cho là đa dạng như thế - với vô số phân loại) Đây không phải là một khái niệm mới nhưng đã mất một thời gian để đi vào ý thức cộng đồng Ví dụ, ý tưởng về giới tính như một phổ đã được thảo luận trong một bài báo xuất bản năm 1993 của Học viện Khoa học New York [33]

Khác với giới, ở bất cứ nơi nào và phong tục tập quán nào thì giới tính đều không thay đổi

Khái niệm “giới tính” chỉ rõ hơn đến những biểu hiện sinh học đặc trưng của một người Nếu như “giới” chú trọng về các yếu tố xã hội thì “giới tính” lại nhấn mạnh đến các yếu tố mang tính tự nhiên Tương tự, để xác định giới tính của một người thì sẽ cần dựa vào các đặc điểm: bôh phận sinh dục, nhiễm sắc thể, … Thời điểm xác định giới tính của một người là thời điểm cấp giấy chứng sinh Ở Việt Nam hiện nay, thông thường khi xác định giới tính của trẻ, người ta chỉ dựa vào bộ phận sinh dục, nếu không có bất kỳ bất thường gì ở bộ phận sinh dục thì giới tính của trẻ sẽ dựa vào bộ phận sinh dục, nếu có các bất thường ở bộ phận sinh dục như khuyết tật, không thể phân biệt được thì sẽ cần thông qua thủ tục xác định lại giới tính để xác định chính xác giới tính của trẻ

Ngoài “giới tính”, thuật ngữ “nhận dạng giới” (hay còn gọi là “Bản dạng giới”) cũng là một khái niệm quan trọng và liên quan mật thiết đến giới tính Mỗi con người đều có một nhận dạng giới khác nhau – đó là cảm nhận của cá nhân đó về giới tính của bản thân mình Họ có thể cảm nhận mình là nam, nữ hoặc giới tính khác Bản dạng giới không phụ thuộc vào giới tính, có nghĩa là dù một người mang giới tính là nữ nhưng có thể nhận dạng giới của mình là nữ, là nam hoặc không phải cả nam lẫn nữ Việc nhận dạng giới không tương đồng với giới tính chính là căn nguyên của việc bức bối giới tính, họ thôi thúc muốn thực hiện chuyển đổi giới tính để giới tính mới trùng khớp với nhận dạng giới của họ

Có nhiều giả thuyết về cách thức và thời điểm hình thành bản dạng giới, các nghiên cứu về vấn đề này cũng rất khó khăn vì trẻ em chưa có ngôn ngữ nên các nhà khoa học phả nghiên cứu qua các biện pháp gián tiếp Theo John William Money (1921 – 2006) Người New Zealand, giáo sư tâm lý học, nghiên cứu về giới tính - Đại học Johns Hopkins, trẻ em có thể nhận thức và gắn bó với một số đặc trưng về giới tính trong thời điểm sớm nhất từ 18 tháng đến 02 năm tuổi Lawrence Kohlberg (1927- 1987) nhà tâm lý học người Mỹ, Giáo sư tại Khoa Tâm lý học – Đại học Chicago và Trường Cao học Giáo dục tại Đại học Harvard lại lập luận rằng: “nhận dạng giới không thể hình thành cho đến khi ba tuổi” [21] Tại thời điểm này, trẻ em có thể nhận dạng chắc chắn về giới tính của mình và có xu hướng chọn các đồ chơi, quần áo phù hợp với giới tính của chúng mặc dù trẻ chưa hiểu hết về ý nghĩa giới tính Các yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến nhận dạng giới tính: Như cách nuôi dạy của gia đình, phương tiện thông tin Như vậy, nếu trẻ em được nuôi dạy bởi những cá nhân tuân thủ các vai trò giới nghiêm ngặt thì có nhiều khả năng chúng sẽ cư xử theo cùng một cách và cách đó phù hợp với nhận dạng giới của chúng theo kiểu giới tính khuôn mẫu Ngoài ra, lý thuyết về học tập xã hội cho rằng trẻ em phát triển nhận dạng giới thông qua quan sát và bắt chước hành vi liên quan đến giới Nhưng John Money lại không đồng ý với quan điểm này và cho rằng giới tính chỉ được xác định bởi sinh học Ông lập luận rằng:

Khái niệm về chuyển đổi giới và chuyển đổi giới tính

Theo quan điểm triết học Mác – Lê nin, về bản chất thì bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội Do đó, bất cứ ai sống trong xã hội đều cần phải thông qua các mối quan hệ xã hội với người khác và môi trường xung quanh để tồn tại Mỗi con người đều có nhu cầu thể hiện mình, nhận biết mình để khẳng định vị thế của mình trong các mối quan hệ đó Trong đó, nhu cầu mong muốn được khẳng định giới tính của mình là nam hay nữ, mình thực sự mong muốn giới tính của mình sẽ là gì và mong muốn đó có phù hợp với cơ thể vật lý của mình hay không cũng là một mong muốn khách quan và tồn tại song song với sự tồn tại của mỗi con người Ban đầu đó là vấn đề của cá nhân riêng lẻ, sau đó là một nhóm người, cùng với sự phát triển của xã hội, nhóm người này càng ngày càng lớn, sự quan tâm của cộng đồng đến vấn đề này theo đó cũng là một vấn đề “nóng” trong xã hội cần được quan tâm

Những mong muốn khẳng định giới tính bản thân dù được hay không được chấp nhận thì đều có những ảnh hưởng nhất định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân đó và của cả xã hội Ở thời kỳ đầu, khi chưa một quốc gia nào thừa nhận những giới tính khác ngoài nam và nữ thì đã tồn tại mâu thuẫn xung quanh giữa nhóm LGBT và Nhà nước Ngay cả khi chưa chấp thuận những đòi hỏi của nhóm người này thì các quốc gia cũng đều phải bắt tay vào nghiên cứu để có những lập luận phù hợp với sự phủ nhận của mình với nhu cầu của nhóm LGBT Vì thế, các nhà lập pháp phải tìm hiểu và nắm rõ các khái niệm cũng như nghiên cứu các thuật ngữ khá mới này

Chuyển đổi giới (Transgender) và chuyển đổi giới tính (Sex change) là hai khai niệm không giống nhau nhưng rất hay bị nhầm lẫn

1.2.1 Khái niệm về chuyển đổi giới

Chuyển đổi giới (Transgender) là thuật ngữ dùng để chỉ một người muốn sống với giới tính khác với giới tính sinh học được thể hiện trên cơ thể kể từ khi sinh ra Những người chuyển giới có bản dạng giới khác với giới tính sinh học, có thể hiện giới (thông qua cách hành xử, ăn mặc,…) không tuân theo các quan điểm, các chuẩn mực xã hội quy định Thể hiện giới ở một số người có thể thay đổi theo ý thích, không có một quy chuẩn nào cho việc thể hiện giới Thể hiện giới này cũng được phân làm 3 loại: thể hiện giới nam tính

(masculine), nữ tính (feminine) hoặc trung tính (Androgyny) Chuyển giới có thể lựa chọn phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc không cần phẫu thuật

Ví dụ: Một người với giới tính sinh học là Nam, tuy nhiên người đó lại thích mặc váy, thích để tóc dài và là những việc của phụ nữ thường làm, người đó thấy bản thân mình là phụ nữ Trường hợp trên được gọi là chuyển giới mà không cần can thiệp đến phẫu thuật chuyển đổi giới tính

Một khái niệm đầy đủ hơn về chuyển giới đã được thảo luận trong cuộc họp tại Malina (Philippine) năm 2012 về việc biên soạn cuốn tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc toàn diện cho người chuyển giới và cộng đồng chuyển giới tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương” do APTN (Mạng lưới người chuyển giới Châu Á – Thái Bình Dương), UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc) và Dự án Chính sách Sức khỏe (HPP) phối hợp triển khai đã đưa ra khái niệm “chuyển giới” như sau: “Những người nhận mình có giới tính khác nhau với giới tính khi sinh ra Họ có thể thể hiện bản dạng giới của mình khác với vai trò giới mà họ được mong đợi khi sinh ra Cách nhận dạng của họ thường mang các đặc tính địa phương, xã hội, văn hóa, tôn giáo và tâm linh” [25]

Như vậy, chúng ta có thể dùng đến thuật ngữ chuyển giới trong các trường hợp sau:

• Người chuyển giới từ nam sang nữ (Male to Female): là người sinh ra với cơ thể nam và tự nhận mình là giới nữ

• Người chuyển giới từ nữ sang nam: (Female to Male): là người sinh ra với cơ thể nữ và tự nhận mình là giới nam

• Người đa dạng giới (gender-nonconforming): là khái niệm để chỉ người mà bản dạng giới hay thể hiện giới của họ khác với những mong đợi hay chuẩn mực giới định khuôn của xã hội đối với giới tính mà họ có, trong một nền văn hóa hay giai đoạn nhất định

1.2.2 Khái niệm về chuyển đổi giới tính

Chúng ta cần làm rõ và phân biệt “chuyển đổi giới tính” và “xác định lại giới tính”

Thứ nhất, xác định lại giới tính được dùng cho những người có khiếm khuyết về mặt giới tính hoặc giới tính chưa được định hình chính xác, tạo điều kiện cho họ định nghĩa đúng lại giới tính của mình Ngược lại, người chuyển đổi giới tính hoàn thiện giới tính về mặt sinh học, nhưng lại có bất đồng trong quan điểm và nhận định về giới tính bản thân, và họ phẫu thuật chuyển giới để sống đúng với giới tính mình nhận định

Thứ hai, việc xác định lại giới tính đã được quy định và hướng dẫn cụ thể tại điều 36 Bộ luật dân sự 2015 và nghị định 88/2008/NĐ-CP còn chuyển đổi giới tính mới được quy định tại điều 37 Bộ luật dân sự 2015 nhưng lại chưa có hướng dẫn hoặc luật cụ thể nên các quy định và hướng dẫn cụ thể liên quan đến chuyển đổi giới tính vẫn còn bỏ ngỏ, gây khó khan có những người đã chuyển đổi giới tính và những người có ý định chuyển đổi giới tính

Hiện nay có nhiều quan điểm trái chiều về khái niệm chuyển đổi giới tính, nhưng tóm gọn lại thì được phân ra làm 03 quan điểm:

“Quan điểm thứ nhất cho rằng chuyển đổi giới tính là phẫu thuật chuyển đổi bộ phận sinh dục bên ngoài, bên trong đồng thời sử dụng hormone sinh dục thay thế” [17] Như vậy, theo quan điểm này thì việc can thiệp y khoa nhằm chuyển đổi giới tính phải diễn ra một cách toàn diện chứ không chỉ dừng lại ở việc phẫu thuật một trong các bộ phận cơ thể

Quan điểm thứ hai lại cho rằng việc chuyển đổi giới tính chỉ những thủ tục y khoa dùng để thay đổi giới rính một người trong đó có thể bao gồm phẫu thuật chuyển đổi giới hay không Theo quan điểm này, việc chuyển đổi giới tính không nhất thiết phải trải qua quá trình can thiệp y học Như vậy, một người có giới tính sinh học bình thường nhưng khao khát được sống trong một bản dạng giới khác thì đã được tính là chuyển đổi giới tính mà họ không cần đến biện pháp phẫu thuật hay can thiệp y khoa

Quan điểm thứ ba thì cho rằng việc chuyển đổi giới tính chỉ cần thực hiện một trong các biện pháp can thiệp y khoa hoặc phẫu thuật sao cho cơ thể của họ giống với giới tính họ mong muốn thì đã được coi là người chuyển giới (chứ không cần phẫu thuật và can thiệp y khoa một cách toàn diện như quan điểm đầu tiên)

Như vậy, điểm khác biệt của ba quan điểm trên ở phần việc chuyển đổi giới tính được công nhận khi không cần can thiệp y tế, cần can thiệp y tế và mức độ can thiệp y tế ra sao

Theo những phân tích khái niệm cũng như những quy định công nhận giới tính của một cá nhân, tôi cho rằng việc muốn chuyển đổi giới tính của một người hoàn thiện giới tính thì bắt buộc phải can thiệp y khoa, cụ thể là phẫu thuật bộ phận sinh dục vì đây là cơ sở rõ ràng nhất để xác nhận một chuyển đổi giới tính, còn những người có giới tính sinh học không đúng với nhận thức giới nhưng không phẫu thuật hoặc can thiệp y khoa thì sẽ xếp vào người chuyển giới

Như vậy, ta có thể rút ra khái niệm về chuyển đổi giới tính như sau: Chuyển đổi giới tính (sex change) là thuật ngữ dùng để chỉ hành động dùng biện pháp y khoa để làm thay đổi giới tính của một người trên cơ sở tự nguyện Chuyển đổi giới tính được thực hiện khi giới tính của người đó đã xác định rõ ràng khi sinh ra, không hề có bất cứ khiếm khuyết nào về mặt giới tính, giới tính được xác định trọn vẹn dựa trên cấu tạo cơ thể Tuy nhiên nhận thức về giới của người đó lại không trùng khớp với giới tính mình đang có, việc thể hiện giới cũng không phù hợp với giới tính nguyên bản Việc phẫu thuật, can thiệp y khoa này giúp họ trở về giới tính đúng theo nhận thức của mình

Ví dụ: Một bạn nữ có nhiễm sắc thể XX, có đầy đủ các bộ phận sinh dục trong và ngoài là của phụ nữ, tuy nhiên bạn nữ đó lại thích cắt tóc ngắn, tính tình mạnh mẽ, quyết đoán, mong muốn trở thành đàn ông Khi này bạn thực hiện tiêm hormone Testosterone để có giọng nói trầm, phẫu thuật thu gọn ngực,… Như vậy, bạn nữ này có thể được coi là người chuyển đổi giới tính.

Khái niệm pháp luật về chuyển đổi giới tính

“Hiện nay, trên thế giới có 72 quốc gia thừa nhận việc chuyển đổi giới tính” [35] “Việt Nam là quốc gia thứ 62 trên thế giới và là là quốc gia thứ 11 tại Châu Á hợp pháp hóa việc chuyển đổi giới tính” [32] Mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ lại có một quy định riêng phù hợp với văn hóa, xã hội, phong tục của mình Pháp luật về chuyển đổi giới ở Việt Nam không phát triển và thay đổi nhiều so với các ngành luật khác, các quy định cũng không nhiều, quy định rải rác trong các văn bản luật và dưới luật, chưa có luật riêng mà mới chỉ dừng lại ở dự thảo

Văn bản đầu tiên đề cập đến chuyển đổi giới tính là Nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 05/08/2008 của chính phủ về xác định lại giới tính, quy định phẫu thuật để xác định lại giới tính cho những người có khiếm khuyết bẩm sinh về mặt sinh học dẫn đến việc không xác định được giới tính, đồng thời cấm những người đã hoàn thiện giới tính xác định lại giới tính của mình

Ngày 24/11/2015, Chuyển đổi giới tính được Bộ luật Dân sự 2015 công nhận và quy định trong điều 37 về quyền chuyển đổi giới tính như sau: Điều 37 Chuyển đổi giới tính

Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan

Trong khi Bộ luật dân sự 2005 chỉ cho phép trường hợp một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của mình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác Nghị định 88/2008 NĐ-CP hướng dẫn vấn đề này tại khoản 1 Điều 1 và khoản 1, 2 Điều 2 Bên cạnh đó, văn bản này xác định rõ “Cấm” hành vi thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, thể hiện quan điểm không chấp nhận trường hợp chuyển đổi giới tính theo mong muốn của chủ thể Đây là một bước tiến lớn trong pháp luật dân sự nói chung và quyền cho những người chuyển đổi giới tính nói riêng, dần dần công nhận quyền của người chuyển đổi giới tính và đưa họ vào hành lang pháp lý để từ đó có thể bảo vệ nhóm yếu thế này tốt hơn

Quy định này là một điểm mới đáng chú ý của Bộ luật dân sự 2015, vì trước đây chưa từng có một quy định nào công nhận về việc chuyển đổi giới tính dù đã thực hiện biện pháp phẫu thuật và can thiệp y khoa

Theo đó, Bộ luật dân sự 2015 trực tiếp ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính như một quyệt nhân thân gắn với mỗi công dân Việt Nam

Chuyển đổi giới tính là nhu cầu chính đáng của mỗi cá nhân Do giới tính được xác định từ ngay sau khi sinh ra, nên có rất nhiều trường hợp việc xác định giới tính này không đúng với bản dạng giới mà họ tự định nghĩa mình, họ sẽ không được sống đúng với “con người bên trong” Pháp luật cần có một hành lang pháp lý để bảo vệ những người chuyển giới, để họ được sống đúng giới tính của mình, đảm bảo quyền con người

Như vậy, có thể hiểu pháp luật về chuyển đổi giới tính là chỉnh thể thống nhất các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ liên quan đến người chuyển đổi giới tính

Pháp luật về chuyển đổi giới tính có thể bao gồm những ngội dung sau: điều kiện để được chuyển đổi giới tính, thủ tục để chuyển đổi giới tính, quy trình chuyển đổi giới tính, cấp phép cơ sở y tế, số lần được chuyển đổi giới tính và các hệ quả, quy tắc ứng xử cộng đồng, biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích sau khi chuyển đổi giới tính.

Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính trong pháp luật

Chuyển đổi giới tính là một quyền con người và quyền công dân cơ bản, vì thế hệ quả của việc chuyển đổi giới tính rất lớn, tác động sâu rộng đến các mối quan hệ pháp luật và các khía cạnh pháp luật nói riêng và về các mặt đời sống nói chung (bao gồm kinh tế, văn hóa, xã hội,…)

1.4.1 Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính đến các quyền cá nhân Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định: “Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan” Như vậy, phỏng theo quy định thì người chuyển đổi giới tính sẽ có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc thay đổi hộ tịch và quyền nhân thân của người chuyển đổi giới tính

• Đối với quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch

Theo điều 37 Bộ luật Dân sự 2015, sau khi chuyển đổi giới tính thì cá nhân đó có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch Quyền ở đây để chỉ nhà nước công nhận giới tính mới của cá nhân đó và có trách nhiệm thay đổi các thông tin hộ tịch liên quan Nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính là phải khai báo, đăng ký việc chuyển đổi giới tính để cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi hộ tịch Theo quan điểm cá nhân, tôi cho rằng nên quy định việc khai báo sau khi can thiệp y khoa của người chuyển đổi giới tính là bắt buộc để hợp lý hóa giữa các giấy tờ và trên thực tế, nế không sẽ dẫn đến sự không trùng khớp về hình dáng bên ngoài cũng như các đặc điểm về nhận dạng giới mới

• Đối với quyền nhân thân của người chuyển đối giới tính:

Khi chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính đang mang các đặc điểm trùng khớp với giới tính mới thì được mặc nhiên hưởng các quyền nhân thân cua giới tính mới Tuy nhiên việc chuyển đổi giới tính cũng đặt ra một vấn đề khác: nếu như người chuyển đổi giới tính phẫu thuật chỉnh hình không đầy đủ hay nói cách khác là không phẫu thuật một cách hoàn thiện Chẳng hạn như phẫu thuật bộ phận sinh dục không thành của Nam hoặc nữ, dẫn đến không thể phân biệt được Nam – Nữ khi dựa vào bộ phận sinh dục Như vậy cần quy định không được phẫu thuật một cách không hoàn thiện như vậy, và giới tính mới cũng sẽ không được công nhận

Việc thay đổi các thông tin cơ bản sau khi chuyển đổi giới không làm mất đi lai lịch, nhân thân cũng như không thay đổi và châm dứt quyền và nghĩa vụ của người đó đã xác lập khi chưa chuyển giới

Hiện nay, việc sử dụng căn cước công dân cũng giúp cho công việc thay đổi hộ tịch dễ dàng hơn một chút

1.4.2 Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính đến mối quan hệ trong xã hội

Việc chuyển đổi giới tính ngoài làm thay đổi các vấn đề liên quan đến hộ tịch và nhân thân, còn ảnh hưởng đến rất nhiều các mối quan hệ khác trong xã hội của người đó, có thể kể đến: Mối quan hệ hộ nhân gia đình – đây là nhóm quan hệ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, tiếp đó là các mối quan hệ liên quan đến tài sản, các mối quan hệ lao động, một vài các quyền, nghĩa vụ khác có quan hệ trực tiếp đến giới tính như nghĩa vụ quân sự

1.4.3 Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính đến các mối quan hệ hôn nhân và gia đình

Mối quan hệ hôn nhân và gia đình là mối quan hệ chịu ảnh hưởng lớn nhất của việc chuyển đổi giới tính a Đối với những người chưa kết hôn

Theo khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân gia đình “Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Như vậy những người đã chuyển đổi giới tính có được kết hôn không? Và nếu công nhận theo giới tính mới mà người chuyển đổi giới tính đó không chuyển đổi giới tính hoàn toàn, cơ thể vẫn mang đặc điểm sinh sản của giới tính cũ, như vậy về hình thức thì là 2 người khác giới tính nhưng quy chiếu theo cơ thể sinh học thì vẫn là cùng giới tính Như vậy, điều này đặt ra cho người làm luật 2 vấn đề cần giải quyết Thứ nhất là có cần quy định việc triệt sản đối với người chuyển đổi giới tính dù điều này có phần nào ảnh hưởng đến quyền con người của cá nhân đó không? Thứ hai, liệu việc chuyển đổi giới tính có bị lợi dụng để các cá nhân kết hôn với người cùng giới tính không? b Đối với những người đã kết hôn thực hiện chuyển đổi giới tính

Hiện nay chưa có quy định cụ thể về việc người đã kết hôn có được chuyển đổi giới tính hay không Nếu đồng ý quy định được chuyển đổi giới tính sau khi kết hôn sẽ đặt ra vấn đề sau khi chuyển đổi giới tính thì hai người sẽ trở thành cùng một giới tính, điều này không thỏa mãn điều kiện kết hôn tại khoản 2 điều 8 Luật Hôn nhân gia đình

Hơn nữa, việc chuyển đổi giới tính không phải là một yếu tố để ly hôn theo yêu cầu của một bên (theo khoản 1 điều 56 Luật Hôn nhân gia đình) Điều 56 Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1 Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Như vậy, nếu muốn đơn phương ly hôn thì người muốn chuyển giới sẽ tạo ra căn cứ để ly hôn theo luật và sẽ xảy ra rất nhiều hậu quả khôn lường Bởi vậy, việc chuyển đổi giới tính phải được diễn ra tại thời điểm người đó đang trong tình trạng độc thân

1.4.4 Hệ quả của việc chuyển đổi giới tính đến các mối quan hệ dân sự khác a Đối với các mối quan hệ về tài sản

Theo quy định điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2015, người chuyển đổi giới tính có quyền và nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch – trong đó có các thông tin cơ bản như tên, giới tính Vậy trường hợp người đó đứng tên các tài sản hoặc hợp đồng thì người chuyển đổi giới tính có trách nhiệm thông báo và sửa đổi các thông tin này, tránh ảnh hưởng đến các quan hệ tài sản và hợp đồng mình tham gia vì chuyển đổi giới tính không phải là một trong những trường hợp phải chấm dứt hợp đồng (trừ việc ảnh hưởng đó bắt buộc phải do người mang giới tính trước khi chuyển đổi thì hai bên sẽ tự thỏa thuận) Như vậy việc chuyển đổi giới tính không cần là căn cứ để hủy hợp đồng b Đối với các mối quan hệ lao động

Việc chuyển đổi giới tính cũng làm ảnh hưởng đến quan hệ lao động, chẳng hạn như tuổi nghỉ hưu, hoặc vị trí làm việc không phù hợp với giới tính mới chuyển,… Phải xem xét điều này có ảnh hưởng đến việc chấm dứt hợp đồng lao động hay không

1.4.5 Một vài hệ quả khác của chuyển đổi giới tính a Ảnh hưởng đến thực hiện nghĩa vụ quân sự

Một số người chuyển giới để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, nhưng một số chỉ đơn giản là mong muốn sống đúng với giới tính của mình Việc xác minh mục đích chuyển đổi giới tính là rất khó vì nó mang tính ý chí chủ quan nên việc này cũng là một vấn đề nan giải cần luật quy định và giải quyết b Ảnh hưởng đến việc thi hành pháp luật

Các mô hình, cách tiếp cận trên thế giới về việc chuyển đổi giới tính và bài học rút ra cho Việt Nam

và bài học rút ra cho Việt Nam

1.5.1 Các mô hình, cách tiếp cận trên thế giới về việc chuyển đổi giới tính 1.5.1.1 Quốc gia thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật (Nhật Bản, Trung Quốc,…) a Điều luật quy định

Những quốc gia thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật, nghĩa là việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở đây phải được diễn ra một cách toàn diện, bao gồm: Sử dụng hormone, phẫu thuật cơ quan sinh dục trong và cơ quan sinh dục ngoài Nếu không thực hiện đầy đủ một trong số bất kì các biện pháp trên thì đều không được công nhận là người chuyển đổi giới tính

Hai quốc gia điển hình cho quy định này là Nhật Bản và Trung Quốc Hai quốc gia này thừa nhận giới tính mới sau khi phẫu thuật, Luật pháp về chuyển đổi giới tính của hai nước này có những điểm giống và khác nhau

Tại Nhật Bản, người nộp đơn yêu cầu công nhận giới tính mới phải đáp ứng các điều kiện như sau:

- Độ tuổi: Phải là người thành niên (từ đủ 20 tuổi trở lên) Điều kiện này đảm bảo tiêu chí người chuyển đổi giới tính đã có nhận thức đủ, đúng về việc chuyển đổi giới tính cũng như có đủ các trách nhiệm dân sự vì một khi đã thực hiện chuyển đổi giới tính thì không thể trở lại giới tính cũ được

- Bị mắc các triệu chứng của rối loại nhận dạng giới bởi 2 bác sĩ Những người rối loạn giới tính trong trường hợp thỏa mãn những điểu kiện được quy định tại Khoản 1 điều 3 Luật đặc lệ thì có thể yêu cầu Tòa án gia đình ra quyết định thay đổi giới tính thì mọi quan hệ của người này được pháp luật công nhận dưới giới tính mới và giới tính mới này sẽ lập tức được ghi nhận trong hộ tịch

“Kể từ khi Luật có hiệu lực từ tháng 7 năm 2004, trong vòng 8 năm, tức là đến năm 2011 đã có 2847 người nhận được quyết định thay đổi giới tính từ Tòa Án gia đình trên số 10.000 người đệ đơn yêu cầu Đến năm 2014, số người được nhận quyết định đã tăng lên 5000 người” [26]

- Chưa từng kết hôn và chưa có con chưa thành niên Việc quy định chưa kết hôn này tuy nhận được nhiều ý kiến trái triều nhưng đối với các nhà lập pháp Nhật Bản thì đây lại là một điểm ngăn cho việc lợi dụng để kết hôn đồng giới, vì Nhật Bảo chưa đồng ý cho việc kết hôn đồng giới Về việc không cho người có con dưới thành niên chuyển đổi giới tính nhằm mục đích đảm bảo cho quyền của đứa bé không bị xâm hại, gây tác động xấu đến tâm lý trẻ nhỏ, chẳng hạn nếu như có “2 cha” hoặc “2 mẹ” khiến cho đứa bé trở nên khác biệt, có thể dẫn đến các hệ lụy như bé bị bắt nạt ở trường học, bị bạn bè kì thị,…Tuy nhiên cũng có một số ý kiến trái chiều về việc này nhưng nhà lập pháp Nhật Bản vẫn giữ nguyên lập trường của mình

- Đã chuyển đổi giới tính một cách hoàn toàn và đã tiến hành triệt sản Điều này để tránh những hệ lụy về sau: ví dụ như lợi dụng việc có con để trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ Trên thực tế, có nhiều phản đối về điều luật này, nổi tiếng nhất là vụ việc của anh Gen Suzuki đệ đơn lên chi nhánh Hamamatsu của Tòa án Gia đình Shizouka về việc anh muốn đổi lại giới tính của mình sang Nam mà không cần phẫu thuật thay đổi bộ phận sinh dục và triệt sản (trước đó anh đã thực hiện tiêm hormone và cắt bỏ tuyến vú), anh cho rằng: Không thể ép một người tham gia một cuộc phẫu thuật họ không mong muốn để quy định lại giới tính vì cuộc phẫu thuật dó rất có hại cho sức khỏe cũng như tuổi thọ và tinh thần

Việc đáp ứng tất cả các điều kiện như trên mới được chuyển giới của Nhật Bản được cho là khá khắt khe Ở Trung Quốc, năm 2002 và 2008 Bộ Công an Trung Quốc đã ban hành văn bản hướng dẫn về việc thay đổi giới tính trên hộ khẩu và thẻ căn cước Sau khi chuyển đổi giới tính thì cá nhân có đầy đủ các quyền của giới tính mới, bao gồm cả kết hôn – đây là một điểm khác với Nhật Bản dù Trung Nhìn chung việc thay đổi giới tính trên hộ tịch được đánh giá là khá khó khăn một người muốn chuyển đổi giới tính sẽ cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính: Trung Quốc cũng có những quy định riêng, gọi là chính sách về phẫu thuật chuyển giới, ở chính sách này quy định tiêu chuẩn phẫu thuật chuyển đổi giới tính là phương pháp ngoại khoa chỉnh hình, qua đó (tổ chức cấy ghép và tái tạo khí quan) cho phép bệnh nhân chuyển đổi giới tính sinh lý phù hợp với giới tính tâm lý của họ, đó là cắt bỏ bộ phận sinh dục nguyên gốc và tái tạo giới tính mới của cơ quan sinh dục trên cơ thể và giới tính thứ hai (thứ cấp) Ngoài quy định về phương pháp phẫu thuật, chính sách còn quy định về các cơ sở đủ điều kiện phẫu thuật, yêu cầu đối với cơ sở vật chất, nhân viên,…

- Đã trải qua một cuộc chẩn đoán về tâm lý, sống “thử” 12 tháng ở giới tính mới trước khi quyết định chuyển đổi giới tính, đồng thời tiêm hormone và điều trị tâm lý, việc này gây tác động xấu đến thể chất và tâm lí, dẫn đến việc quyết định phẫu thuật rất khó khăn cho bệnh nhân

- Không có tiền án tiền sự trước đó: Nhằm tránh việc lợi dụng chuyển đổi giới tính để thực hiện những việc vi phạm pháp luật

- Có bằng chứng rằng gia đình của người này được thông báo và đồng ý của gia đình về chuyển giới: Điều khoản này quy định để thống nhất với sổ hộ khẩu vì Trung Quốc vẫn còn dùng sổ hộ khẩu

- Có xác nhận của nơi làm việc về việc chưa kết hôn

- Từ đủ 20 tuổi trở lên: Để có đủ nhận thức để quyết định đúng đắn về giới tính và chịu trách nhiệm về hành động của mình

Nhìn chung, quy định chuyển đổi giới tính ở Hàn Quốc và Trung Quốc được đánh giá khá khắt khe Điều này cũng dễ hiểu bởi vì 2 nước đều nằm ở Châu Á với nên văn hóa Á Đông mạnh mẽ Đồng thời cả hai nước cũng chưa công nhận về kết hôn đồng giới cũng như chưa hoàn toàn cởi mở về vấn đề giới tính nói chung b Ưu điểm và nhược điểm

Như đã nói ở trên, việc quy định ở hai nước khá khắt khe, tuy nhiên quy định nào cũng có những điểm sáng và những nhược điểm nhất định

- Có hành lang về chuyển đổi giới tính để những người chuyển giới, những người rối loạn giới tính có thể sống đúng với giới tính thật của mình Bảo vệ những nhóm yếu thế khỏi việc bị xâm hại đến quyền, lợi ích của mình chỉ vì không có luật quy định

- Quy định chặt chẽ khiến thu hẹp những kẽ hở pháp luật, ngăn chặn tình trạng dựa vào chuyển đổi giới tính để thực hiện những hành vi không đúng tôn chỉ của chuyển đổi giới tính

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH VÀ THỰC TIẾN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN ĐỔI GIỚI TÍNH Ở VIỆT NAM

Thực trạng pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay

Dưới góc độ pháp luật quốc tế, dù các văn kiện quốc tế về nhân quyền chưa có quy định riêng về quyền được chuyển đổi giới tính nhưng trong rất nhiều văn bản đã ghi nhận các quyền có liên quan, đặc biệt là kinh tế, uỷ ban Nhân quyền Liên hiệp quốc còn hối thúc và khuyến khích các quốc gia “hỗ trợ thực thi quyền được thừa nhận về mặt pháp lý giới tính mà họ muốn của người chuyển giới và cung cấp nhưunxg giấy tờ nhân thân chứng tỏ giới tính và tên gọi mà họ mong muốn”

Cho đến thời điểm hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên và duy nhất quy định về vấn đề chuyển đổi giới tính Mặc dù quy định này đến nay vẫn được đánh giá là mới chỉ nằm im trên giấy, tuy nhiên việc xuất hiện điều luật này đã đặt nền móng cho việc xây dựng, soạn thảo các cơ chế, các luật chuyên ngành để đồng bộ Việc các nhà làm luật cũng ngầm thừa nhận các vấn đề liên quan đến chuyển đổi giới:

Thứ nhất, việc chuyển đổi giới tính được thừa nhận, đồng thời cũng công nhận việc chuyển đổi giới tính mang bản chất pháp lý của quyền con người cơ bản và phải được ghi nhận là một quyền nhân thân của cá nhân, bất kể nó được áp dụng với những chủ thể đặc biệt với một quy trình áp dụng phức tạp

Thứ hai, việc ghi nhận quyền, quá trình thực hiện việc chuyển đổi giới tính buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Thử thách đặt ra là sẽ cần phải xây dựng một văn bản luật hoàn chỉnh, chặt chẽ Lý do cho việc không thể sử dụng văn bản dưới luật vì xét cho cùng, đây cũng là một trong những quyền nhân thân của một con người, mang tính tự nhiên và phù hợp với thực tiễn, nó liên quan mật thiết đến chính cá nhân đó và các mối quan hệ xã hội khác của cá nhân đó Bởi vậy thay vì trốn tránh, chúng ta phải mở ra một hành lang pháp lý để bảo vệ quyền, thực thi quyền một cách hệ thống, chặt chẽ và phù hợp Vấn đề chyển đổi giới tính là một vấn đề quan trọng và phức tạp, gây ra nhiều hệ luỵ xã hội phức tạp, do vậy cần riêng một ngành luật chuyên ngành để quy định

Như vậy, mặc dù đã có những bước đầu được công nhận về việc chuyển đổi giới tính, phù hợp với Hiến pháp 2013 về Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội nhưng việc công nhận chuyển đổi giới tính tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 mới chỉ đặt những nền móng đầu tiên cho việc xây dựng luật về chuyển đổi giới tính Tuy có điều khoản công nhận nhưng cá nhân mong muốn chuyển đổi giới tính lại chưa thực hiện được mong muốn chuyển đổi giới tính và khó khăn khi thực hiện các thủ tục thay đổi hộ tịch, chẳng hạn: không biết cơ quan y tế nào đủ điều kiện thực hiện can thiệp y học, như thế nào là “đã chuyển đổi giới tính”, vì trên thực tế có người đã phẫu thuật hoàn toàn, có người chỉ phẫu thuật bộ phận sinh dục thứ cấp,… hoặc khi thay đổi hộ tịch thì có làm ảnh hưởng đến các quyền nhân thân đã xác lập trước đó hay không, Vì vậy, Việt Nam vẫn rất thiếu một Luật chuyên ngành cho những người chuyển đổi giới tính, quy định cụ thể điều kiện, quy trình và các hệ quả liên quan khi thực hiện chuyển đổi giới tính

Tuy chưa có đạo luật ban hành chính thức, nhưng hiện nay đã có dự thảo về Luật chuyển đổi giới tính, điều này càng thể hiện tính cấp thiết và quan trọng của việc ban hành luật về chuyển đổi giới tính

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Theo điều 8 về luật này (điều kiện kết hôn) thì nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới Trước đây, Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình quy định “Cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính”, sau đó Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có sửa lại thành “Nhà nước không thưa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”, việc sửa “cấm” sang “không thừa nhận” giúp các cặp đôi cùng giới tính có thể chung sống với nhau mà không bị coi là trái pháp luật

Luật nuôi con nuôi năm 2010

Khoản 3 điều 8 luật Nuôi con nuôi năm 2010 thì những cặp đồng tính sẽ không thể cùng nhận một người làm con nuôi vì giữa họ không phải vợ chồng hợp pháp, như vậy quyền lợi của đứa trẻ được nhận làm con nuôi không được đảm bảo Quy định trên là một bất cập lớn vì mong muốn có con nuôi là nhu cầu chính đáng của những người chuyển giới

Luật bình đẳng giới hướng tới xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo điều kiện phát triển bình đẳng cho Nam và Nữ trong mọi lĩnh vực Tuy nhiên, việc dừng lại ở khái niệm giới gồm Nam và Nữ là chưa đủ, vì theo thời đại hiện nay thì có nhiều hơn 2 giới nam và nữ

Trong Bộ luật Hình sự 2015 không có quy định nào liên quan đến người chuyển giới với tư các là chủ thể hay nạn nhân của hành vi phạm tội, nhất clà các tội phạm liên quan đến tình dục hoặc có liên quan đến hành vi giao cấu như mại dâm, mua dâm Điều này trên thực tế đã gây trở ngại trong việc xử lý những hành vi nguy hiểm cho xã hội có liên quan đến người chuyển đổi giới tính và người chuyển giới

2.1.1 Dự thảo luật chuyển đổi giới tính

“Dự thảo luật chuyển đổi giới tính lần đầu tiên được Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Hà Nội) tại kỳ họp thứ 8 (Tháng 10 năm 2014)” [27]

Dự thảo gồm 33 điều, chia thành 7 chương, quy định quyền và nghĩa vụ của người chuyển đổi giới tính, các cơ sở ý tế thực hiện can thiệp y học, quản lý nhà nước về vấn đề chuyển đổi giới tính, các quy trình, thủ tục chuyển đổi giới tính và hậu chuyển đổi giới tính (công nhận giới tính, quy định các hệ quả liên quan)

Nhìn chung, dự thảo có nhiều điểm mới, cải tiến Đặc biệt, việc có dự thảo là nền móng đầu tiên để việc xây dựng một luật riêng cho người chuyển đổi giới tính một cách nghiêm túc và hoàn chỉnh

Tuy nhiên, vì là một dự thảo về một vấn đề mới và khá nhạy cảm khi xét theo quan điểm “thuần phong mỹ tục” thì Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính vẫn có những bất cập riêng

Thứ nhất, Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính chưa quy định một cách rõ ràng chuyển đổi giới tính là quyền của một cá nhân có mong muốn chuyển đổi giới tính Việc ghi nhận này là tiền để các quyền, nghĩa vụ khác của chủ thể trong Dự thảo được thực thi

Thứ hai, việc bắt buộc phải điều trị tâm lý, tư vấn về y tế và pháp lý trước khi thực hiện can thiệp để thực hiện chuyển đổi giới tính thì thời gian tư vấn này kéo dài trong bao lâu? Cần phải quy định một mốc thời gian cụ thể và hợp lý

Thực tiễn thực hiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam

Trên thực tế, việc thực hiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn một là thực hiện can thiệp y học, giai đoạn hai là thực hiện việc đăng ký thay đổi hộ tịch sau quá trình can thiệp y học Và việc ghi nhận thay đổi hộ tịch là phụ thuộc vào sự thừa nhận của nhà nước và có văn bản luật ghi nhận, còn việc can thiệp y học để chuyển đổi giới tính thì không phụ thuộc vào sự thừa nhận này Trên thực tế, trước khi Bộ luật Dân sự 2015 ghi nhận về chuyển đổi giới tính thì đã có rất nhiều trường hợp chuyển đổi giới tính để phù hợp với nhận diện giới của mình, trong đó có rất nhiều người nổi tiếng như Hương Giang Idol, Lâm Chí Khanh,…

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, cả nước có khoảng 270.000 đến 300.000 người có mong muốn chuyển đổi giới tính [55] Năm 2019, theo ước tính của Bộ Y tế, Việt Nam có khoảng 300.000 đến 500.000 người chuyển giới [55] Đến năm 2022, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam [56] Nhìn vào số liệu trên, ta có thể dễ dàng nhận ra số lượng người chuyển giới và mong muốn được chuyển đổi giới tính có xu hướng ngày càng tăng

Theo một số thống kê của iSEE thì “Có tới 78.1% người chuyển giới mong muốn thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính, 11.1% đã phẫu thuật ít nhất 01 bộ phận trên cơ thể”

Trước khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực, việc thực hiện thay đổi hộ tịch của những người đã thực hiện chuyển đổi giới tính rất khó khăn, thậm chí có những trường hợp được trả lời là “không được đổi”, theo một khảo sát năm 2014 trên 219 người về nhu cầu pháp lý của những người chuyển đổi giới tính (do iSEE thực hiện) thì hơn 80% người chuyển giới không hài lòng với tên gọi của mình đang mang, hơn 69% gặp khó khăn với việc sử dụng tên gọi đó Có tới 86.3% người chuyển giới muốn được thay đổi tên gọi trên giấy tờ” [19]

Sau khi Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực, lần đầu tiên hoạt động chuyển đổi giới tính được ghi nhận trong hệ thống Pháp luật Tuy đã ghi nhận nhưng quy định về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam vẫn đang chỉ nằm trên giấy tờ Bởi vì theo Điều 37 Bộ luật Dân sự thì “việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật”, nhưng hiện nay lại chưa có một văn bản luật nào về chuyển đổi giới tính được thông qua.

Đánh giá pháp luật và thực hiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam

2.3.1 Đánh giá về pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam

Có thể thấy được, kết thành tựt trong pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam được thể hiện qua Bộ luật Dân sự 2015 khi ghi nhận cá nhân có quyền chuyển đổi giới tính tại điều 37 Điều đó phù hợp với Hiến pháp 2013 về quyền con người và quyền không bị phân biệt đối xử Như vậy, một cách khái quát nhất khi ghi nhận về quyền được sống thật với giới tính của mình là quyền con người, quyền công dân phải được luật hoá Bộ luật Dân sự 2015 là văn bản định hướng cho việc mở rộng và ghi nhận rõ ràng hơn các quyền thuộc về tự nhiên của con người, nói cách khác, Bộ luật Dân sự 2015 đóng vai trò như “người mở đường” cho sự phát triển của luật liên quan đến chuyển đổi giới tính

Về mặt thực tiễn, việc ghi nhận chuyển đổi giới tính tại Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 mở ra cánh cửa mới cho cộng đồng người chuyển giới tại Việt Nam Kể từ khi có hiệu lực, những người chuyển giới có cơ hội sống đúng với giới tính mà mình mong muốn Sự ghi nhận này cũng giúp cộng đồng có cái nhìn thiện cảm hơn đối với cộng đồng người chuyển đổi giới tính, đặc biệt là những người đã thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính trước đây, những người có mong muốn thực hiện chuyển đổi giới tính sẽ được sống đúng với giới tính của mình say khi chuyển đổi giới tính

Về góc độ quốc tế, việc ghi nhận về chuyển đổi giới tính tại Bộ luật Dân sự 2015 thể hiện sự tương đồng của pháp luật Việt Nam với pháp luật của các quốc gia trên thế giới Trời thành quốc gia thứ 62 trên thế giới ghi nhận về quyền chuyển đổi giới tính, tiến thêm một bước trên con đường bảo vệ và ghi nhận quyền con người

Về góc độ pháp lý, việc ghi nhận về chuyển đổi giới tính tại Bộ luật Dân sự 2015 đã tạo nền tảng vững chắc trong việc sửa đổi, điều chỉnh ở các ngành luật khác, việc Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực cũng loại bỏ những văn bản dưới luật mang tính chất cấm việc chuyển đổi giới tính Có thể nói việc ghi nhận về chuyển đổi giới tính này đặt nền tảng ban đầu cho việc ra đời của Luật chuyên ngành Điều đó được thể hiện từ lúc được ghi nhận về chuyển đổi giới tính thì việc chuyển đổi giới tính được quan tâm hơn, được xuất hiện trên các diễn đàn khoa học, và đặc biệt là sự ra đời của dự thảo Luật chuyển đổi giới tính

2.3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân

Thứ nhất, từ điều 25 – 39 Bộ luật Dân sự đều sử dụng thuật ngữ

“quyền” Tuy nhiên đến điều 37 thì chỉ ghi chung chung là “chuyển đổi giới tính” chứ không ghi nhận “quyền chuyển đổi giới tính” Việc né tránh này vô hình chung tạo ra sự bất bình đẳng trong việc ghi nhận và bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân

Thứ hai, điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 mới đề cập rất ít và chung chung về việc chuyển đổi giới tính, chưa nêu rõ thế nào là người đã chuyển đổi giới tính Nếu đã quy định nghĩa vụ gắn liền thì phải nêu rõ ràng khái niệm để những người nằm trong tập khái niệm đó thực hiện nghĩa vụ của mình, tránh để hiện tượng không thực hiện nghĩa vụ vì luật không rõ ràng Nguyên nhân của việc né tránh nêu rõ này được một số nhà làm luật giải thích rằng việc sử dụng thuật ngữ “quyền” sẽ làm gia tăng việc chuyển đổi giới tính Cá nhân tác giả luận văn không đồng ý quan điểm này, bởi việc chuyển đổi giới tính không phải muốn là sẽ chuyển, nó phải trải qua quá trình dài cân nhắc cũng như chuẩn bị rõ về tiền bạc, sức khoẻ,… thì mới có thể thực hiện chuyển đổi giới tính

Thứ ba, việc nghĩa vụ sau khi chuyển đổi giới tính đã có nhưng chưa đủ, ngoài nghĩa vụ thay đổi hộ tịch, người chuyển đổi giới tính còn cần phải thực hiện nhiều nghĩa vụ khác, điều này cần được nêu rõ hơn ở luật chuyên ngành

Thứ tư, việc quy định tại điều 37 về việc quyền nhân thân sau chuyển đổi giới tính bị gây hiểu nhầm rằng việc chuyển đổi giới tính tạo ra quyền nhân thân mới cho người chuyển đổi giới tính Tuy nhiên việc này là chưa đúng, việc chuyển đổi giới tính chỉ xuất hiện giới tính mới chứ không xuất hiện quyền nhân thân mới Vì vậy cần sửa đổi sao cho phù hợp, tránh nhầm lẫn

Thứ năm, do chưa có đạo luật chuyên ngành về chuyển đổi giới tính nên việc quy định trong các văn bản luật khác nhau vẫn mâu thuẫn, chưa tạo thành chỉnh thể thống nhất, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật pháp lý, cơ chế, điều chỉnh pháp luật vẫn chưa rõ ràng

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do Việt Nam chưa có luật chuyên ngành, việc Bộ luật Dân sự ghi nhận về chuyển đổi giới tính mới chỉ là bước đầu ghi nhận Chính vì là bước đầu nên việc quy định còn chưa đầy đủ, rõ ràng Việc này đặt ra bài toán cho các nhà làm luật phải đẩy nhanh việc ban hành luật chuyên ngành

2.3.2 Đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt Nam a Kết quả đạt được

Với truyền thống văn hoá và hệ tư tưởng Á Đông đã ăn sâu vào đời sống bấy lâu, nhóm LGBT luôn bị phân biệt đối xử, thậm chí là ruồng bỏ trong xã hội Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, từ việc ghi nhận các quyền, cho đến chính nhóm cộng đồng ngày càng chứng tỏ “vị thế” của mình, và các tổ chức xã hội hoạt đồng về vấn đề này không ngừng đấu tranh bảo vệ quyền lợi của một nhóm được xếp vào nhóm yếu thế thì ngày càng người ta lại có cái nhìn thiện cảm hơn đối với nhóm người LGBT

Pháp luật cũng đã “thoáng” hơn trong vấn đề này thông qua việc ghi nhận “cấm” kết hôn giữa những người cùng giới tính thành “không thừa nhận”, việc này giúp cho họ có thể chung sống hoặc tổ chức đám cưới truyền thống mà không bị xử phạt (theo Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013, có hiệu lực ngày 12/11/2013 Tuy nhiên những đám cưới đồng giới như vậy vẫn không nhận được sự công nhận vợ chồng trên pháp lý

Một thành công không thể bỏ qua là việc Bộ luật Dân sự 2015 đã chính thức ghi nhận vấn đề chuyển đổi giới tính, đây là cơ sở để xây dựng Luật chuyển đổi giới tính chuyên ngành, khi đó người chuyển đổi giới tính sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện quyền của mình b Hạn chế và nguyên nhân

Trong những năm gần đây, việc nhiều người công khai xu hướng tính dục và bản dạng giới của mình là người đồng tính, song tính, chuyển giới,… và xã hội cũng có cái nhìn đỡ khắt khe hơn về vấn đề này Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều người thuộc cộng đồng LGBT vẫn bị phân biệt đối xử, bị coi là

“bệnh hoạn”, “suy đồi”,… Trong hoàn cảnh đó, hệ thống pháp lý vẫn không ngừng thay đổi và ghi nhận nhóm cộng đồng LGBT nhằm ghi nhận quyền hiển nhiên của họ, đồng thời là thay đổi nhận thức của toàn xã hội

Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu xã hội, kinh tế, môi trường:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG

Định hướng hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính ở Việt

3.1.1 Việc hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính phải phù hợp với các quy định của Hiến pháp cũng như các văn bản pháp luật khác của Việt Nam và Quốc tế

Việc hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính phải phù hợp các quy định của Hiến pháp và các Văn bản pháp luật đã có nhằm đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật Đây là một trong những yêu cầu cơ bản trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền

Thứ nhất, Hiến pháp là đạo luật cao nhất của nước ta, vì vâỵ khi xây dựng các Luật khác thì sẽ cần tuân theo Hiến pháp, Luật chuyển đổi giới tính cũng không nằm ngoại lệ Việc nhận diện quyền chuyển đổi giới tính là quyền tự nhiên và cơ bản của con người phải được xây dựng theo hướng đây là quyền tự nhiên, và việc chuyển đổi giới tính phù hợp với bản thân là cách thức một người bảo vệ quyền tự do của mình

Thứ hai, việc xây dựng Luật chuyển đổi giới tính phải được nhìn nhận trên quan điểm tôn trọng, bảo vệ quyền con người Nó là một quyền dân sự cho một nhóm người (mà ở đây là nhóm người dễ tổn thương) Đảm bảo cho người chuyển đổi giới tính dưới dóc độ đảm bảo những quyền mang tính chất pháp lý, coi đây là cơ sở quan trọng để đưa ra điều kiện cho phép thực hiện việc chuyển đổi giới tính, đưa ra yêu cầu, trình tự, thủ tục thực hiện

Thứ ba, trước và sau quá trình xây dựng luật chuyển đổi giới tính đều phải xem xét tính hợp lý và thống nhất đối với Hiến pháp và các đạo luật đã có, tránh xây dựng các điều khoản mâu thuẫn Sau khi ban hành luật chuyển đổi giới tính, nếu nhận thấy có những điều khoản mâu thuẫn thì sẽ cần loại bỏ các điều khoản chưa phù hợp

Việc xây dựng luật chuyển đổi giới tính cũng phải phù hợp với pháp luật quốc tế Việt Nam là thành viên của Liên Hợp Quốc, vì vậy, việc xây dựng luật chuyển đổi giới tính cần phù hợp với các công ước của Liên Hợp Quốc

Thứ nhất, “Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền” năm 1948 khẳng định: “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên ngôn này”(Điều 7)

Thứ hai, một trong những văn kiện không thể không nhắc đến chính là

Bộ nguyên tắc Yogyakarta (the Yogyakarta principles) được phác thảo và ra mắt ngày 26 tháng 3 năm 2007 bởi các chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, quyền con người hàng đầu thế giới về xu hướng tính dục và bản dạng giới để bảo vệ những người đồng tính trước tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử ngày càng phổ biến Bộ nguyên tắc Yogyakarta đã góp phần làm nên bản tuyên bố về xu hướng tính dục và bản dạng giới của Liên Hợp Quốc năm 2008

Ngoài ra, những văn kiện đề cập trực tiếp đến quyền của cộng đồng LGBT nói chung và quyền của người chuyển đổi giới tính nói riêng đã được thông qua, ví dụ: Tuyên bố về Xu hướng tính dục và quyền con người, được Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3/2005; Tuyên bố chung về những vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 12/2006; Tuyên bố chung về quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày 18/12/2008; Tuyên bố chung về việc chấm dứt các hành động bạo lực và vi phạm nhân quyền dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3/2011; Nghị quyết về “Quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới” được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua tháng 6/2011; Bộ quy tắc Yogyakarta về xu hướng tính dục và bản dạng giới, được Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc thông qua vào ngày 26/03/2007 Nghị quyết về “Quyền con người, xu hướng tính dục và bản dạng giới” được Hội đồng Nhân quyền thông qua vào tháng 10/2014

Liên quan trực tiếp đến quyền chuyển giới, Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc đã hối thúc các quốc gia “thừa nhận quyền của người chuyển đổi giới tính được thay đổi giới tính của họ bằng cách cho phép cung cấp cho họ giấy chứng sinh mới” [8] Cao uỷ nhân quyền Liên hợp quốc cũng khuyến nghị các quốc gia cần: “hỗ trợ thực thi quyền được thừa nhận về mặt pháp lý giới tính mà họ muốn của người chuyển đổi giới tính” [23] và “cung cấp những giấy tờ nhân thân chứng tỏ giới tính và tên gọi mà họ mong muốn” [37]

“Ngày 30/6/2016, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết 32/2 về Bảo vệ khỏi bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới, theo đó bổ nhiệm một Chuyên gia Độc lập với nhiệm vụ thúc đẩy giải quyết bạo lực và phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới” [36] Việt Nam là một trong những nước bỏ phiếu "thuận" cho nghị quyết này

Là một thành viên thuộc Liên hợp quốc, Việt Nam luôn ủng hộ các chính sách, vì vậy trong quá trình xây dựng luật chuyển đổi giới tính, Việt Nam luôn tham chiếu các văn bản luật quốc tế, đồng thời học hỏi kinh nghiệm của các nước bạn trong quá trình soạt thảo và áp dụng một cách hợp lý vào thực tiễn nước ta

3.1.2 Việc hoàn thiện pháp luật về chuyển đổi giới tính phải bắt kịp được nhịp sống thực tiễn

“Theo đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Y tế, các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người chuyển giới ở Việt Nam chiếm 0,3% - 0,5% dân số, nghĩa là vào khoảng 400.000 đến 500.000 người” [29] Đây là một con số không hề nhỏ

Tuy nhiên, hiện nay những người này đều phải sang nước ngoài để thực hiện chuyển giới, một trong những “điểm đến” đó có thể nhắc đến là Thái Lan Việc phải đi ra nước ngoài chuyển giới dẫn đến nhiều bất cập Trong đó, có thể kể đến:

Thứ nhất, chi phí đắt đỏ Theo tìm kiếm:

Giá trung bình chuyển đổi giới tính tại một bệnh viện uy tín ở Thái Lan, chuyển đổi từ nữ sang nam dao động trong khoảng từ 30.000 USD (khoảng 700 triệu đồng), trong đó phẫu thuật cắt ngực từ 3.000 - 5.000 USD Với việc chuyển đổi giới tính từ nam, sang nữ, chi phí đắt hơn lên đến 35.000 USD (tương đương 800 triệu đồng), trong đó bơm ngực mất khoảng 5.000 USD [31]

Ngày đăng: 02/10/2024, 08:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Thị Ngọc Anh (2017),“Hoàn thiện pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hoàn thiện pháp luật về quyền chuyển đổi giới tính ở Việt Nam hiện nay”
Tác giả: Vũ Thị Ngọc Anh
Năm: 2017
3. Bộ Y tế (2017), Tờ trình “Đề nghị xây dựng Dự án Luật chuyển đổi giới tính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đề nghị xây dựng Dự án Luật chuyển đổi giới tính
Tác giả: Bộ Y tế
Năm: 2017
6. Trịnh Thu Hà (2020),“Pháp luật về chuyển đổi giới tính trên thế giới và những giá trị tham khảo cho việc xây dựng luật chuyển đổi giới tính ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Pháp luật về chuyển đổi giới tính trên thế giới và những giá trị tham khảo cho việc xây dựng luật chuyển đổi giới tính ở Việt Nam”
Tác giả: Trịnh Thu Hà
Năm: 2020
7. Lê Thị Hoa (2019) về “Đảm bảo quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đảm bảo quyền của người chuyển giới ở Việt Nam hiện nay”
9. Trần Thị Loan (2017), “Pháp Luật về chuyển đổi giới tính và một số gợi mở cho Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 12/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp Luật về chuyển đổi giới tính và một số gợi mở cho Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Loan
Năm: 2017
10. Nguyễn Thị Hồng Ngọc và Nguyễn Đức Long (2015), Ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của người chuyển giới trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”, Đề tài Nghiên cứu Khoa học, trường Đại học Luật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ghi nhận quyền chuyển đổi giới tính của người chuyển giới trong Bộ luật Dân sự Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Ngọc và Nguyễn Đức Long
Năm: 2015
16. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Tập bài giảng Luật Bình đẳng giới, Nxb Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập bài giảng Luật Bình đẳng giới
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Hồng Đức
Năm: 2013
17. Nguyễn Minh Tuấn (2017), Chuyển đổi giới tính cho người bị đau khổ về giới, Kỷ yếu hội thảo “Góp ý dự án Luật chuyển đổi giới tính” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển đổi giới tính cho người bị đau khổ về giới," Kỷ yếu hội thảo “Góp ý dự án Luật chuyển đổi giới tính
Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn
Năm: 2017
18. Nguyễn Thanh Tùng (2014), “Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới: Pháp luật thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới: Pháp luật thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam”
Tác giả: Nguyễn Thanh Tùng
Năm: 2014
20. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (2021), Đánh giá tác động kinh tế của chính sách hôn nhân cùng giới tại Việt Nam.Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động kinh tế của chính sách hôn nhân cùng giới tại Việt Nam
Tác giả: Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường
Năm: 2021
21. Ewmann, Barbara (2012), Development Through Life: A Psychosocial Approach, Cengage Learning Sách, tạp chí
Tiêu đề: Development Through Life: A Psychosocial Approach
Tác giả: Ewmann, Barbara
Năm: 2012
25. Cởi và Mở số 2: Người chuyển giới và những vấn đề liên quan, Website: SCID, https://scdi.org.vn/tin-tuc/coi-mo-so-2-nguoi-chuyen-gioi-va-cac-khai-niem-lien-quan/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cởi và Mở số 2: Người chuyển giới và những vấn đề liên quan
26. Nguyễn Thị Phương Châm, Ngô Thanh Hương, Nguyễn Quang Duy (2017), “Pháp luật Nhật Bản về thay đổi giới tính - Gợi mở phương hướng hài hòa với quy định của Bộ luật Dân sự 2015”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học, tập 33, số 4, tr. 59-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật Nhật Bản về thay đổi giới tính - Gợi mở phương hướng hài hòa với quy định của Bộ luật Dân sự 2015”, "Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Luật học
Tác giả: Nguyễn Thị Phương Châm, Ngô Thanh Hương, Nguyễn Quang Duy
Năm: 2017
27. Thành Chung (2023), Tôi quyết tâm với Luật Chuyển đổi giới tính, Website: Tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/toi-quyet-tam-voi-luat-chuyen-doi-gioi-tinh-20230615083839422.htm (Truy cập ngày 02/12/2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tôi quyết tâm với Luật Chuyển đổi giới tính
Tác giả: Thành Chung
Năm: 2023
28. Đề nghị xây dựng Luật quy định cụ thể quyền chuyển đổi giới tính, Website: Cổng thông tin điện tử chính phủ, https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/de-nghi-xay-dung-du-an-luat-ban-dang-gioi-quy-dinh-cu-the-ve-quyen-chuyen-doi-gioi-tinh-119230220095929689.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề nghị xây dựng Luật quy định cụ thể quyền chuyển đổi giới tính
32. Huy Lương, Việt Nam hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính, Website: ISSE, https://www.isee.org.vn/goc-nhin/viet-nam-hop-phap-hoa-quyen-chuyen-doi-gioi-tinh?rq=chuyển%20đổi%20giới%20t%C3%ADnh (truy cập ngày 24/08/2023) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính
33. Phân Biệt Giữa Giới Tính & Giới (Sex & Gender), Website: Viện Tâm lý Việt Pháp: https://tamlyvietphap.vn/tong-hop-kien-thuc-tam-ly-a-z-/phan-biet-giua-gioi-tinh-gioi-sex-gender-2562-62456-article.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân Biệt Giữa Giới Tính & Giới (Sex & Gender)
34. Toàn văn: Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-du-thao-luat-chuyen-doi-gioi-tinh-119231211104942177.htm (truy cập ngày 16/03/2024) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn văn: Dự thảo Luật chuyển đổi giới tính
24. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, website: https://www.vinmec.com/vi/ (Truy cập ngày 17/03/2024) Link
56. Nam Sơn (2022) Ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam, https://thanhnien.vn/uoc-tinh-co-khoang-480000-nguoi-chuyen-gioi-tai-viet-nam-1851491696.htm Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN