1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Bất bình đẳng giới trong chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình tại Việt Nam

35 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

KHOA KINH TẺ HỌC

Dé tai:

BAT BÌNH DANG GIỚI TRONG CHI TIEU CHO GIAO DUC CUACAC HO GIA DINH TAI VIET NAM

Giảng viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Hoài Sơn

Họ tên sinh viên : Dinh Thị Sáng

Mã sinh viên : 11153791

Lép : Kinh tế học 57

Hà Nội - 2019

Trang 2

LOI CAM ON

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn va kính trọng sâu sắc tới thầy ThS NguyễnHoài Sơn, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình hoàn thành đề tàinày Nhờ sự giúp đỡ của thầy em mới có thể hoàn thành chuyên đề theo đúng quy

định của Nhà trường.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân,

đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh Tế Học, đã trang bị cho chúng em rất nhiều các

kiến thức nền tảng về kinh tế và các lĩnh vực liên quan khác cũng như các kiến thứcchuyên ngành về Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế lượng là những công cụ hỗtrợ em rất nhiều trong việc hoàn thành báo cáo này.

Đề hoàn thành nghiên cứu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân em còn có sự

giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị tại Trung tâm hỗ trợ giáo dục và nâng cao năng

lực cho phụ nữ (CEPEW) đã nhiệt tình giúp đỡ em hiểu biết hơn về bình đăng giới,chị Ngô Thị Thu Hà — PGD trung tâm đã tạo điều kiện dé em có cơ hội được thựctập tại nơi đây và cô ThS Hoàng Chinh Thon là người đã giới thiệu để em có cơhội được biết đến trung tâm và thực tập đúng với chuyên đề thực tập của mình.

Do hạn chế về thời gian, kiến thức và phương pháp, chắc chan bài nghiên cứucủa em còn rất nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các

bạn đề đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm on!

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019

Sinh viên

Dinh Thi Sáng

Trang 3

2.1 Mô hình lý thuy6t o.c.ccccecceccssesesceseesessessessessessssssessessessessessatsstssessesseseeaeees 3

2.1.1 Các khái niệm về giới và BĐC 2-©5+©ce+c++EeEEtEEEEEEEEEkrrrrrrerkrree 3

PP N28 n1 an ố.ốốốố < 4

2.2 Các nghiên cứu thực nghiỆm c2 + 1391113111311 9 ve 52.2.1 Kết quả nghiên cứu thực ngÌhiỆm 5-52 5c5£S£+E‡E£EEeEEeEEeEerrrrreree 52.2.1.1 Nhóm các nghiên cứu tìm thấy kết quả thiên vị các bé trai 5

2.2.1.2 Nhóm các nghiên cứu tìm thay kết quả thiên vị các bé gái: 8

2.2.2 Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm 9

CHUONG 3: SO LIEU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

c8 2 13

3.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - - (c3 1321391119119 11 1 vn ng ng 143.2.1 Phuong php trurc 1 0nnn na ga naD 143.2.2 Phương pháp gián tiẾp - :-5+St+EE+EEEEEEEEEEEEE 2112121111111 xe 14

CHUONG 4: KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN - 2-52 SscEeEetErrerkerkeei 17

4.1 Kết quả ước lượng - + ©s++£+EE+EE+EE£EEE2EE2E1E7121121121171711211 11c 17

4.1.1 Phương pháp trực ti€D eccccccccccsssscessessessessessesessscsessessessessessssussesseesessesseeseaee 174.1.2 Phương pháp gián tiẾp 5+ S£+SE+E+EEEEEEEEEEEEE 1121121111111 te 17

4.2 Thảo luận 2-22 ©52+SE2EE2EE9EEE2E1211271127112112112711211211711 11.1111 E1eye 21

CHUONG 5: KẾT LUẬN -©2-52S<2EE‡EE2EE2E1271711211211271 21211 22TÀI LIEU THAM KHAO -2- 5252 2S£+EESEE2EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrrrree 24

PHU LỤC -22222222ccc212221111111cctEE22210001 1c 221cc cereere 26

Trang 4

DANH MUC TU VIET TAT

: Khao sát mức sống hộ gia đình: Tổng cục thống kê

Trang 5

DANH MỤC BANG

Bang 3.1 : Thống kê mô tả các biến định lượng -¿- 2 + x+2++ze+zxerxczsz 13

Bang 3.2: Kỳ vọng về dấu của các biến sử dụng trong mô hình 16

Bang 4.1 Kiểm định 'T-(€S( ¿2-2-5 SE9S£2EE2E2E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrree 17Bang 4.3: Kết quả ước lượng OLS -¿- 2-52 2S SEeEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrree 18

Trang 6

CHUONG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Tính cấp thiết của đề tài.

Giáo dục và đầu tư vào vốn nhân lực luôn được coi là một trong những yếu tốquan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của bat kỳ quốcgia nào, đặc biệt là ở một nước đang phát triển như Việt Nam Ở cấp độ vĩ mô, giáo

dục cho phép các cá nhân đạt được các kỹ năng và kiến thức tốt hơn, làm việc hiệuquả hơn góp phần thúc đây tăng trưởng kinh tế Ở cấp độ vi mô, đối với nhiều gia

đình, đầu tư vào con người vốn được xem là con đường chính để thoátnghèo Những người được giáo dục thì có tiềm năng thu nhập cao hơn, giúp họ cảithiện chất lượng cuộc sống và ít có khả năng bị thiệt thòi trong xã hội Khôngnhững thế giáo dục còn là chìa khóa để trao quyền và giúp mọi người trở nên chủđộng, giành quyền kiểm soát cuộc sống và mở rộng phạm vi của các lựa chọn Do

đó, các chính phủ ở hầu hết các quốc gia đặt trọng tâm mạnh vào giáo dục công.Cung cấp giáo dục công cộng cũng được coi là một chính sách tái phân phối quan

trọng và chính phủ đã cam kết bảo đảm cơ hội học tập cho tất cả học sinh muốn đihọc theo độ tuổi, ít nhất là lên đến hết trình độ giáo dục bắt buộc.

BDG trong giáo dục làm tăng chất lượng nguồn nhân lực trung bình củaxã hội Nếu chúng ta giả định rằng, con trai và con gái có khả năng bam sinh tươngtự nhau và những đứa trẻ có điều kiện hơn sẽ được học tập và đào tạo nhiều hơn, tốt

hơn thì việc thiên vị trẻ em trai có nghĩa là những trẻ em trai có khả năng thấp hơn

trẻ em gái lại có cơ hội được học hành nhiều hơn, như thế chất lượng nguồn nhân

lực trong nền kinh tế sẽ thấp hon mức tiềm năng có thé đạt được và kìm hãm tăngtrưởng kinh tế Khi mức độ BBĐG trong giáo dục giảm đi thì ở mỗi cấp đào tạo, tỷ

lệ nữ so với nam tăng lên và khi trình độ và nhận thức của phụ nữ trong gia đình

được cải thiện thi van đề đầu tư cho giáo dục đối với con cái sẽ được cải thiện trựctiếp thông qua sự dạy dỗ của người mẹ cũng như khả năng thuyết phục hoặc tiếngnói của người mẹ trong việc đầu tư nhiều hơn cho giáo dục của con cái.

Trong thời gian gan đây, van dé BDG trong giáo dục đang được cả cộng

đồng quốc tế đặc biệt quan tâm Bởi vì, trên thực tế tình trạng BBĐG trong giáo dụcđã và đang diễn ra phô biến, nhất là ở các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt

Nam — nơi mà chịu mức độ BBD thu nhập và nghèo đói cao, dẫn đến sự thay đổi

lớn trong việc phân bổ nguồn lực giáo dục của các hộ gia đình Điều này có thé cản

trở nhiều trẻ em có cơ hội đi học vì nhiều chỉ phí giáo dục đến từ các nguồn lực củahộ gia đình Đây là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình phát triển kinhtế xã hội BBDG trong giáo dục cũng là nguyên nhân làm tăng đói nghéo, gây nên

Trang 7

hàng loạt các tôn thất khác cho xã hội Nghiên cứu BBĐG trong chỉ tiêu giáo dục là

một việc làm cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm mục đích tìm ra các biện pháp

nâng cao BĐG trong giáo dục và trong xã hội Với tư cách là một bộ phận của xã

hội, sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay không thể không tính đến vấn đề giới.Chính vì vậy em đã lựa chọn: “Bat bình đẳng giới trong chỉ tiêu cho giáo dục củacác hộ gia đình tại Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2Mục tiêu nghiên cứu.

Bài nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi:

e _ Liệu có tồn tại sự BBĐG trong chi tiêu cho giáo dục giữa con trai và con

gái ở các hộ gia đình Việt Nam hay không?

e Nếu có, sự thiên vị ủng hộ nam hay nữ?

e Nếu có, sự thiên vi xảy ra ở khu vực thành thị? Khu vực nông thôn? Hay

phạm vi cả nước?

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

e - Đối tượng nghiên cứu: Bat bình đẳng giới trong chỉ tiêu cho giáo dục của

các hộ gia đình.

e Pham vi nghiên cứu:Không gian: Việt Nam.Thời gian: 2016

1.4 Số liệu và phương pháp nghiên cứu.

Số liệu: Nghiên cứu sử dụng khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam năm2016 (cụ thé là VHLSS 2016) nhằm mục dich đưa ra những kết quả khách quan chobài nghiên cứu Dữ liệu này đại diện cho toàn bộ dân số Việt Nam, cả khu vực

thành thị và nông thôn.

Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phần mềm stata dé phân tích số liệu thứ

cấp và phương pháp thống kê mô tả dé thấy được tác động của giới tính trẻ em đến

mức chi tiêu của các hộ gia đình cho giáo dục trong mô hình nghiên cứu.

1.5 Kết cấu đề tài.

Bài nghiên cứu bao gồm :

Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu

Chương 3: Số liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả và thảo luậnChương 5: Kết luận

Trang 8

CHƯƠNG 2 TONG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Mô hình lý thuyết.

2.1.1 Các khái niệm về giới va BBG

Theo Trần Thị Kim Xuyến (2011): “Giới là một thuật ngữ chỉ vai trò, tráchnhiệm và quyền lợi cho nam và nữ nhìn từ góc độ xã hội; giới đề cập đến sự phancông lao động, các kiểu phân chia nguồn lực và loi ích giữa nam va nữ trong mộtbối cảnh cụ thé trong xã hội.” (trich Giới và các van dé đô thi)

Đặc trưng cơ bản nhất của giới là do dạy và học mà có Vì vậy, những đặc

trưng về giới mang tính xã hội, do xã hội quy định Giới thể hiện các đặc trưng củaxã hội về phụ nữ và nam giới nên rất đa dang, nó phụ thuộc vào đặc điểm văn hóa,kinh tế và chính trị, xã hội của mỗi quốc gia, các khu vực, các giai tầng xã hội Các

quan niệm, các hành vi, chuân mực xã hội về giới hoàn toàn có thê thay đôi được.

“BDG là việc nam, nữ có vai trò, vi trí ngang nhau được tạo điêu kiện và co

hội đê phát huy năng lực của mình cho sự phát triên của cộng đông, của gia đình và

hưởng thụ như nhau về thành quả của sự phát triển đó” (Luật bình đẳng giới, 2006).Theo quan niệm xã hội học: “BDG là sự đối xử ngang quyền giữa hai giớinam và nữ, cũng như giữa các tầng lớp phụ nữ trong xã hội có xét đến đặc điểmriêng của nữ giới, được điều chỉnh bởi các chính sách đối với phụ nữ một cách hợplý Hay nói cách khác, BĐG là sự thừa nhận, sự coi trọng ngang nhau đối với cácđặc điểm giới tính và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với các đặc điểm giới

tính và sự thiết lập các cơ hội ngang nhau đối với nữ và nam trong xã hội.” (Luậtbình đẳng giới, 2006).

Theo Luật bình đẳng giới, (2006): “Định kiến giới là nhận thức, thái độ, đánhgiá thiên lệch tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam và nữ.” Định

kiến giới làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân và quan niệm của nhữngngười xung quanh Những đặc điểm liên quan đến nam giới và nữ giới thường đượcdập khuôn và mang tính cố định, được lặp đi lặp lại qua các thế hệ, do đó nam giới

và phụ nữ không có sự lựa chọn nào khác Như vậy, định kiến giới là yếu tố làm

hạn chế sự nhận thức đầy đủ và khách quan về năng lực của nữ giới Khi quan niệmđịnh kiến giới được phô cập trong xã hội thì người ta thường coi đó là khuôn mẫuvà phẩm chat chung của nữ giới và lấy đó làm cơ sở dé đánh giá và phân biệt giữanam và nữ trong cuộc sống Định kiến giới còn rat phố biến trong xã hội chúng ta vi

chúng đã ăn sâu, bắt rễ trong nhận thức của nhiều người trong xã hội và trở thành

Trang 9

lực cản trong quá trình thực hiện các chế độ, chính sách, chương trình, kế hoạch

trên mọi lĩnh vực Định kiến giới có tác động về vị trí, thái độ và những hoạt động

của nam và nữ, đặc biệt là hạn chế những mong muốn, dự định phát triển cá nhân và

cả việc đón nhận những cơ hội và điều kiện phát triển, đặc biệt là đối với nữ gidi.Vì vậy, dé thay đổi nhận thức cũng như xóa bỏ định kiến của mọi người về giớiphải có sự tham gia của toàn xã hội, hướng vào việc tạo cơ hội, điều kiện phát triểnbình đăng cho cả nam và nữ Trong chính sách và kế hoạch phát triển xã hội trênmoi lĩnh vực cần phải có sự bình dang giữa nam, nữ và xóa bỏ tác động của địnhkiến giới.

2.1.2 BBDG trong giáo duc

BBDG trong giáo dục có nghĩa là cơ hội học tập cua nam va nữ là không

giông nhau, việc phát triên tiêm năng của một giới được coi trọng hơn giới còn lại.

Có rất nhiều cơ chế dẫn đến BBDG trong chỉ tiêu giáo dục của các hộ giađình Trên quan điểm con cái là một khoản đầu tư cho tương lai, vì lý do văn hóa,bố mẹ hay ở với con trai nên bố mẹ có xu hướng đầu tư cho con trai nhiều hơn để

sau này con trai nuôi bố mẹ Bên cạnh đó cũng có thé do tâm lý thờ cúng tổ tiênvà do kinh tế nông nghiệp nên cha mẹ muốn ưu tiên con trai dé sau này nối dõi tông

đường Trên một khía cạnh khác, một lời giải thích bởi Jensen (2002) cho rằng hành

vi sinh sản của cha mẹ cũng có thể dẫn đến kết quả giáo dục của trẻ em gái (và cáckết quả khác) kém hơn bé trai mà không có sự phân biệt đối xử của cha mẹ trongviệc phân bổ tài nguyên giáo dục (hoặc các nguồn lực khác) trong hộ gia đình.Ởmột số nước đang phát triển, cha mẹ có thể thích con trai hơn Nếu cha mẹ rất muốncó con trai , họ sẽ tiếp tục đẻ cho đến khi sinh được một đứa con trai Nói cách

khác, nếu con đầu lòng là con gái, cha mẹ sẽ ít có khả năng ngừng sinh hơn là nếucon đầu là con trai Điều này hàm ý rằng, trung bình trẻ em gái sẽ có số lượng anh

chị em lớn hơn và quy mô hộ gia đình lớn hơn trẻ em trai Trong các hộ gia đình lớn

hơn, tất cả trẻ em (nam và nữ) đều nghèo hơn trong các gia đình nhỏ, vì quy mô gia

đình lớn hơn dẫn đến sự phân tán nguồn lực của hộ gia đình dành cho trẻ em Trẻem gái có thể nhận được ít nguồn giáo dục hơn không bởi vì chúng bị phân biệt đốixử trong gia đình của mình nhưng hơn thế là bởi vì chúng có nhiều khả năng đểsông trong các gia đình lớn hơn trẻ em trai.Trên quan điểm tiễn bộ hơn có thé là vitrong xã hội hiện tại mọi người đều thấy con gái tình cảm hơn, về già chăm sóc bốmẹ tốt hơn nên sẽ đầu tư cho con gái từ bây giờ Ngoài ra còn rất nhiều các lý dokhác nhau đến từ văn hóa, lịch sử, điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự tồn tại của

BBDG nhất là trong lĩnh vực chỉ tiêu giáo dục.

Trang 10

2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm.

2.2.1 Kết quả nghiên cứu thực nghiệm

Bằng chứng về sự BBD trong việc phân bé hàng hóa và dịch vụ trong cáchộ gia đình ở các nước đang phát triển cho thấy phụ nữ thường ít được ưu tiên hơnnam giới (Deaton, 1987, 1989; Thomas, 1990) Điều này cũng có thé thấy trongphân bổ nguồn lực giáo dục trong nội bộ hộ gia đình; ở nhiều quốc gia, con trai cónhiều khả năng được gửi đến trường hơn là con gái và chỉ phí giáo dục cho con gáicó thê thấp hơn con trai, có điều kiện nhập học (Kingdon, 2005; Aslam và Kingdon,2008) Các nước đang phát triển là nơi thử nghiệm dé điều tra về sự thiên vị giớitrong phân bé nguồn lực giáo dục, chủ yếu là chi tiêu học tập trong một hộ gia đình

(Rudd, 1993; Burgess và Zhuang, 2000; Kingdon, 2005) Các lý do cho thử nghiệm

này thường được tìm thấy trong giả thuyết rằng con gái có thể ít được ưa chuộng

hơn con trai (hoặc thậm chí bị phân biệt đối xử) về mặt chi tiêu của cha mẹ cho việc

học hành của con cái.

2.2.1.1 Nhóm các nghiên cứu tìm thấy kết qua thiên vị các bé trai

Hầu hết các nghiên cứu đã được thực hiện đều cho kết quả rằng sự thiên vịủng hộ các bé trai Sự tồn tại phân biệt giới trong việc phân bồ nguồn lực của hộ giađình cho các thành viên đã được ghi nhận trong các nghiên cứu ké từ đầu năm 1974bởi Bardhan Deaton (1989) đã sử dung dit liệu điều tra hộ gia đình cho Coted’Ivoire và Thái Lan để kiểm tra sự phân biệt đối xử trong việc phân bổ hàng hóagiữa nam và nữ Tuy nhiên, ông không tìm thấy bằng chứng về phân biệt đối xửgiới ở Co^te d’Ivoire và quan sát thấy một sự thiên vị không có ý nghĩa thống kê có

lợi cho các bé trai ở Thái Lan Gong và cộng sự (2005) đã tìm thấy bằng chứng về

sự ưu tiên của cha mẹ cho giáo dục con trai và chi tiêu cho một bé trai đi học lớn

hơn một bé gái đi học cùng tuổi ở nông thôn Trung Quốc Li và Tsang (2003) sử

dụng dữ liệu cấp hộ gia đình từ nông thôn Trung Quốc đã nghiên cứu các tác độngcủa các yêu tô kinh tế xã hội khác nhau đến BBĐG trong giáo dục Họ tìm thấy cókhoảng cách giới tính đáng ké có lợi cho các bé trai trong chỉ tiêu giáo dục của hộgia đình ở nông thôn Trung Quốc Trong một nghiên cứu gần đây, Masterson(2012) đã tìm thấy sự thiên vị nam giới trong chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục ởParaguay, mặc dù điều này không nhất quán giữa các khu vực và nhóm tuổi.

Kingdon (2005) đã sử dụng dữ liệu cuộc điều tra hộ gia đình từ Hội đồngNghiên cứu Kinh tế Ứng dụng Quốc gia, New Delhi và đã tìm thấy sự thiên vị giới

tính đáng kế trong tiêu giáo dục của hộ gia đình ở một số bang của An Độ.

Trang 11

Chaudhuri và Roy (2006) sửa đổi phù hợp đặc điểm kỹ thuật của đường cong Engelnhư được đề xuất trong Deaton (1989) và đữ liệu được sử dụng từ cuộc điều tra đo

lường mức sống năm 1997 cho Bihar và Uttar Pradesh dé ước tinh chỉ tiêu giáo dụccấp độ cá nhân Nghiên cứu của họ đã xác nhận có sự thiên vi giới tính dang kếtrong chỉ phí phát sinh của các hộ gia đình trong hai tiểu bang Trong một nghiêncứu gần đây, Lancaster và cộng sự (2008) đã sử dụng hai bộ dữ liệu khác nhau: mộtlà điều tra điều kiện sống được tiến hành trong năm 1997 - 1998 ở Bihar va UttarPradesh và hai là khảo sát chỉ tiêu tiêu dùng hộ gia đình của Khảo sát mẫu quốc gia

(NSS) tại vòng thứ 50 (1993- 1994) dé phát hiện sự thiên vị giới trong chỉ tiêu củahộ gia đình đối với giáo dục Giống như nhiều nhà nghiên cứu khác, Lancaster vàcộng sự (2008) cũng đã sử dụng phương pháp tiếp cận đường cong Engel và ápdụng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất ba giai đoạn Nghiên cứu nàycũng tìm thấy băng chứng về thiên vị giới tính đáng ké trong chi tiêu giáo dục ởnông thôn kém phát triển của An Độ.

Himaz (2009) đã phân tích dữ liệu từ vòng thứ hai của Cuộc điều tra Tuổi trẻđược tiễn hành vào năm 2006 ở Andhra Pradesh của An Độ, và đánh giá sự thiên vịnam giới trong chỉ tiêu giáo dục cấp hộ gia đình cho trẻ em từ 5 - 19 tuổi Nghiên

cứu cho thấy sự ưu tiên của cha mẹ dé đảm bảo giáo dục chất lượng tốt hơn cho trẻ

em trai hơn trẻ em gái dẫn đến sự chênh lệch giới trong chi tiêu cho việc đi học cho

con cái của họ.

Aslam và Kingdon (2011) đã khai thác dữ liệu từ vòng thứ tư của Khảo sát hộ

gia đình tông hợp Pakistan 2001-2002 PIHS chứa thông tin phong phú về hơn 16000 hộ gia đình từ tất cả các vùng của Pakistan (GOP, 2002) Phân tích được giớihạn cho các hộ gia đình có ít nhất một trẻ em từ 5—24 tuổi, làm giảm mẫu xuống 14

680 hộ gia đình Hai phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là: phương pháp

đường cong Engel và mô hình hurdle Nghiên cứu sử dụng hai kiểu số liệu về chi

tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình Pakistan là dữ liệu cấp độ các nhân và dữ liệucấp hộ gia đình Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các bé gái nhận được sự chỉ tiêu

giáo dục ít hơn so với các bé trai trong sự phân bổ nguồn lực của hộ gia đình vàkết quả không đồng nhất khi sử dụng hai phương pháp kết hợp với hai kiểu số liệuđược sử dụng Ở dữ liệu cấp độ cá nhân sự thiên vị nam giới đáng kê trong việcphân bồ chi phí giáo dục ở mọi lứa tuổi và trong cả khu vực nông thôn và thành thịở Pakistan, trong khi dữ liệu cấp hộ gia đình kết quả ước lượng được bởi phươngpháp đường cong Engel lại thiếu bang chứng về sự thiên vị cho nhóm tuôi 5-9 mặcdù có sự khác biệt rất lớn trong quyết định tuyên sinh ở nhóm tuổi này ước lượng

Trang 12

được bởi mô hình Hurdle Trong phân tích cấp độ cá nhân, tất cả các ô trong nhómtuổi 5-9, 10-14 va 15-19 đều có ý nghĩa thống kê trong khi phân tích cấp hộ gia

đình số ô có ý nghĩa thống kê lại ít hơn Như vậy các mô hình Hurdle có khả năngphát hiện thiên vị giới trong chỉ tiêu giáo dục tốt hơn so với phương pháp tiếp cậnđường cong Engel thông thường, đặc biệt là khi sử dung dữ liệu cấp hộ giađình.Những phát hiện cũng cho thấy rằng dữ liệu cấp độ cá nhân là thích hợp hơndữ liệu cấp hộ gia đình nếu muốn ước lượng một cách đáng tin cậy các tác động

Một nghiên cứu gần đây nhất là của Amitava Saha (2013) đã sử dụng dir liệucấp độ cá nhân của Khảo sát mẫu quốc gia (NSS) được tiến hành vào tháng 7 năm2007 - tháng 6 năm 2008, thông tin chỉ tiết được thu thập về chỉ tiêu tư nhân của các

hộ gia đình đối với chi phí giáo dục của mỗi thành viên hiện đang học trong nhóm

tuổi từ 5 — 29 Kết quả nghiên cứu chỉ ra răng có sự phân biệt đối xử giới tinh đáng

kế trong chỉ tiêu hộ gia đình cho giáo dục ở An Độ cũng như trên các tiểu bangkhác nhau ở An Độ Không có sự khác biệt đáng ké về sự phân biệt giới tính giữa ởnông thôn và thành thị ở Ấn Độ Bài nghiên cứu cũng cho thấy các hộ gia đình ở cảnông thôn và thành thị đều thích chi tiêu nhiều hơn cho trẻ em trai hơn trẻ em gái.

Sự bất bình dang của các nữ sinh bị phân biệt đối xử ở khu vực thành thị thấp honso với khu vực nông thôn Các kết quả của nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứucủa Chaudhuri and Roy (2006) va Kingdon (2005), và kết quả củng cô tuyên bố củaKingdon (2005) liên quan đến tính hữu ich của dữ liệu cấp cá nhân trong việc phát

hiện thiên vi giới trong chi tiêu giáo dục hộ gia đình.

Năm 2012, Thomas Masterson đã thực hiện ở Paraguay với nghiên cứu:

“Một phân tích thực nghiệm về thiên vị giới trong chi tiêu giáo dục ở Paraguay”.

Dữ liệu được sử dụng trong phân tích là 2000-2001 Encuesta Integrada de Hogares

(MECOVI, 2001) Cuộc điều tra dựa trên mô hình Khao sát đo lường mức sống của

Ngân hàng Thế giới Phân tích thực nghiệm diễn ra ở cả cấp độ hộ gia đình và cấp

độ cá nhân Ở cấp hộ gia đình, sự gia tăng chỉ tiêu giáo dục của các bé trai ở độ tuổi15-19 là lớn hon đáng ké so với các bé gái ở độ tuổi 15-19 ở cả thành thị và nông

thôn Trong trường hợp trẻ em 5-14 tuổi, tác động của tỷ lệ con trai làm tăng chỉ

tiêu giáo dục ở khu vực nông thôn và tăng ít hơn ở thành thị so với tỷ lệ trẻ em gái.

Ở cấp độ hộ gia đình, bốn trong số sáu sự khác biệt về tác động cận biên kết hợp(tất cả đều có ý nghĩa) là ủng hộ nam Ở cấp độ cá nhân, hai trong số sáu kết quả làủng hộ nam, mặc dù không có gì là đáng kể Nhìn chung đường như có sự thiên vị

nam giới trong chi tiêu giáo dục, nhưng nó không nhât quán giữa các khu vực và

Trang 13

nhóm tuôi ở Paraguay.

2.2.1.2 Nhóm các nghiên cứu tim thay kết qua thiên vị các bé gái:

Trái với những gì xảy ra ở hầu hết các nước đang phát triển, có một sựthiên vị có lợi cho các cô gái ở nông thôn Sri Lanka trong việc phân bổ chỉ tiêu giáo

dục trong gia đình Sri Lanka là một trường hợp đặc biệt thú vi để xem xét về vấndé này Boi vì đây là một quốc gia đang phát triển ở Nam A nổi tiếng với nhữngthành tích cao về xóa mù chữ và bình dang giới về mặt tuyển sinh và hoàn thành

chương trình học Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sự thành công này dườngnhư đã trở thành một hiện tượng rất thú vị: tỷ lệ nhập học của nữ cao hơn so với

nam, đặc biệt là ở các lớp cao hơn Himaz (2010) đã phân tích dữ liệu từ Sri Lanka.

Bà đã tìm thấy sự thiên vị về giới ủng hộ các bé gái và đưa ra ba giải thích có thể

có Thứ nhất, con gái có xu hướng sống với cha mẹ sau khi kết hôn và cha mẹ có

thê hưởng lợi từ thu nhập của chúng Thứ hai, phụ nữ mang lại lợi nhuận giáo dục

cao hơn so với nam giới Thứ ba, có thé có phân biệt đối xử trong thị trường laođộng với phụ nữ, vì vậy phụ nữ yêu cầu trình độ học vấn cao hơn dé cạnh tranh với

nam giới cho cùng một công việc.

Himaz (2010) đã tìm thấy sự thiên vị giới có lợi cho các cô gái giống với

kết quả được tìm thấy trong trường hợp của Thái Lan (Wongmonta and Glewwe,

2016) Bài nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp : phân tích nhu cầu (nghĩa là phương

pháp đường cong Engel thông thường) cũng như mô hình rào cản kép (mô hình

hurdle) Dữ liệu được lấy từ ba Điều tra Thu nhập và Chi tiêu Hộ gia đình (HIES)cho 1990-91, 1995-96 và 2000-2001, được thực hiện bởi Cục Thống kê và Thống

kê (DCS), Sri Lanka DCS tiến hành HIES cứ sau 5 năm một lần Kết quả nghiên

cứu cho thấy răng có sự khác nhau giữa hai phân tích: đối với mô hình đường congEngel các hệ số của nữ cao hon so với nam ở hau hết các nhóm tudi, đặc biệt là vàonăm 1990-91 và 1995-96 Chăng hạn, năm 1990, nếu một đứa trẻ là con gái chứ

không phải là con trai trong cùng một hộ gia đình trong nhóm 14-16 tuổi sẽ đượcchi thêm 0,9% cho giáo dục, một khi kiểm soát các yếu tố khác chăng hạn như quymô hộ gia đình Con số tương ứng của năm 1995 là 1,1% Trong cả hai năm 1990-

91 và 1995-96, các thiên vị có ý nghĩa thong kê ủng hộ các cô gái được chỉ định chocác nhóm tuổi 5 -9, 14 -16 và 17-19 Các ước tính đường cong Engel không chỉ rabất kỳ sai lệch đáng kế nào cho năm 2000-2001 Còn kết quả đối với mô hìnhHurdle : đối với 1990-91, 1995-96, F-test cho phương trình tham gia cho thấy sựkhác biệt đáng ké giữa trẻ em gái và trẻ em trai được tìm thấy về mặt ghi danh cho

nhóm 17-19, ưu tiên các cô gái Các F-test cho phương trình chỉ tiêu cho thấy, đối

Trang 14

với các nhóm tuổi 5-9, 14-16 và 17 -19, việc thêm một cô gái thay vì một cậu bélàm tăng đáng kê chi phí giáo dục hộ gia đình Do đó, kết quả phân tích đường congEngel trong phần trước đường như bị chỉ phối bởi chỉ tiêu giáo dục một khi trẻ em

được ghi danh vào trường Điều tương tự cũng diễn ra trong năm 1995 Năm 2000,

mô hình rào cản kép chỉ ra những thiên vị trong quyết định ghi danh cho nhóm tuéi17-19 và trong quyết định chỉ tiêu cho nhóm 14-16, cả hai đều có lợi cho các cô gái.Điều này đã không được thé hiện trong phân tích đường cong Engel

Wongmonta and Glewwe (2016) thực hiện nghiên cứu về sự khác biệt giới

tính trong chi tiêu giáo dục hộ gia đình cho trường hợp của Thái Lan Nghiên cứu

này áp dụng phương pháp đường cong Engel dé điều tra sự khác biệt giới trong chitiêu giáo dục trong các hộ gia đình Thái sử dụng cả dữ liệu cấp hộ gia đình và cá

nhân từ SES 2009 của Thái Lan, cũng như từ dữ liệu SES 1996 và 2001 Bốn chiphí giáo dục chính được kiểm tra: tổng chi phí giáo dục, học phí, chi không phải

học phí (trên đồng phục, sách và thiết bị, và giao thông), và chi phí dạy kèm tư

nhân Đối với SES 2009, đữ liệu được thu thập từ 43.844 hộ gia đình Phân tích củaSES 2009 được giới hạn cho các hộ gia đình có ít nhất một trẻ em từ 6-19 tuổi, làmgiảm mẫu xuống còn 19,706 hộ gia đình Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng các hộ giađình Thai Lan có nhiều khả năng phân bổ nguồn lực gia đình cho giáo dục con gáihon là giáo duc con trai, có sự khác biệt lớn hon đối với các hộ gia đình ở khu vựcnông thôn Đề điều tra thiên vị giới trong các hộ gia đình trong việc phân b6 nguồnlực giáo dục bằng cách sử dung dữ liệu cấp cá nhân Dé kiểm tra khả năng sinh san

nội sinh, các đường cong Engel cũng được ước tính bằng cách loại bỏ các biến

thành phan tuổi- giới tính khác và quy mô hộ gia đình, chỉ giữ lại nam giới ở độ tuổi

6-19 và nữ giới 6-19 Các kết quả ước tính gần như giống nhau ở chỗ các hệ số nữ

lớn hơn so với nam giới và đáng ké ở mức 1% Đối với hai tập dữ liệu SES trước đó

là SES 1996 và SES 2001, phương pháp đường cong Engel thực nghiệm đã được áp

dụng để điều tra sự thay đổi về thiên vị giới tính từ sự thiên vị có lợi cho các bé traiđược Deaton (1989) tìm thay sang sự thiên vi có lợi cho các bé gái được tim thấy ở

đây Những kết quả cho thấy không có bằng chứng nào về sự thiên vị giới tính đốivới chỉ tiêu giáo dục trong SES 1996 nhưng được tìm thấy trong SES 2001 Cụ thểhơn, đối với SES 2001, sự khác biệt về hệ số giới tính cho trẻ em tuổi từ 16—19 có ý

nghĩa thong kê ở mức 1%, va sự khác biệt cho khu vực nông thôn dường như lớnhơn so với khu vực đô thị Sự khác biệt theo giới tính của các hệ số tuổi - giới tính

có tăng từ 1996 đến 2009.

2.2.2 Các phương pháp được sử dụng trong các nghiên cứu thực nghiệm

Trang 15

Phương pháp trực tiếp: so sánh trực tiếp chỉ tiêu theo giới tính, tùy thuộc vàosố liệu ở cấp độ cá nhân Phương pháp này được tiếp cận bởi Aslam and Kingdon(2008) nhưng do thiếu dữ liệu cấp độ cá nhân ở Pakistan nên không thực hiện được

theo cách này.

Phương pháp gián tiếp:

Phương pháp Engel curve ước tính một phương trình phân chia ngân sách

đơn bao gồm hai cơ chế khác nhau của sự thiên vị đó là: quyết định đăng ký (tức là

quyết định có cho con đến trường hay không) và quyết định chi tiêu có điều kiện

(tức là chỉ tiêu bao nhiêu cho việc cho con đến trường), gán trọng số bằng nhau cho

cả hai cơ chế Trung bình trên cả hai cơ chế có thé làm giảm bớt sự thiên vị nếu sự

thiên vị giới xảy ra chỉ qua một kênh thay vì cả hai kênh hoặc nếu sự thiên vị trong

hai kênh theo hướng ngược nhau.

Engel Framework

W¡=0 + B*InC) + y*ln?;+ DO + @*Z¡ +H;

Trong do:

x¡: là tông chi tiêu của hộ gia đình.

m¡: là quy mô hộ gia đình.

Nx,: là tỷ lệ của các thành viên trong gia đình thuộc lớp tudi-gidi tính thứ k

trong hộ gia đình thứ 1.

Mô hình Hurdle phân tách hai quyết định riêng biệt Mỗi quá trình ra quyết

định được mô hình hóa bằng một biến tiềm ân khác nhau, trong đó biến tiềm ân cóthê hoặc không thể quan sát được.

log(w)/(x, w>0)~ N(xB,o7)

w là phân ngân sách gia đình chi cho giáo dục,x là một vectơ của các biên giải thích,

y và § là các tham sô được ước tính

Phương pháp phân rã Oaxaca-Blinder được sử dụng đối với trường hợp

10

Trang 16

của Ấn Độ được nghiên cứu vào năm 2013 bởi Amitava Saha Hai phương trình

riêng biệt của dạng hàm semi-log cho chi tiêu giáo dục hộ gia đình cho nam và nữ

được ước tính dựa trên bình phương nhỏ nhất (OLS):

Cmi = WV mi) = BmX mi + Ê¡er¡ = INV pi) = BX pi + £¡

¡là chi tiêu cho giáo dục cho loại thứ j, của thành viên thứ i,

m là biểu thi cho namf là biểu thị cho nữ

XI là một vectơ bao gồm các đặc điểm xã hội học khác, như quy mô, nhóm xã

hội, tôn giáo, nghề nghiệp của chủ hộ, chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người hàng

tháng (MPCE) ,tương ứng với thành viên i Sau đó, khoảng cách giới tính trung

bình trong chỉ tiêu giáo dục hộ gia đình có thé được chia thành các thành phần được

giải thích và không giải thích được như:

Em- 6r = (Xm - Xp Bm + Xr(m- By) =E+D

Thành phần (E) thể hiện khoảng cách giới trong chỉ tiêu giáo dục do sự khácbiệt về giới tính trong các đặc điểm của thành viên nam và nữ, thành phần (D) làkhoảng cách giới được giải thích bởi sự khác biệt giới tính trong phần thưởng mà

học sinh nam và nữ nhận được có cùng đặc điêm.

Rất nhiều nghiên cứu sử dụng phương pháp Engel curve va mô hình Hurdle,tuy nhiên độ tin cậy của phương pháp tiếp cận đường cong Engel đã được đặt câuhỏi trong những năm gần đây do sự thất bại trong việc phát hiện sự phân biệt đối sửvề giới ngay cả khi nó được mong đợi là có tồn tại Vì còn nhiều tranh luận trongkết quả thực nghiệm cũng như lý thuyết nên nghiên cứu này được thực hiện dé cungcấp thêm bằng chứng thực nghiệm vào cuộc tranh luận đó Bài nghiên cứu sử dụnghai phương pháp: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp Engel curve dékiểm tra tính chính xác của kết quả.Với phương pháp trực tiếp, VHLSS cho phéplọc số liệu chi tiêu giáo dục theo cá nhân Nghiên cứu sẽ so sánh trực tiếp chi tiêugiáo dục trung bình cho một bé trai và một bé gái là bao nhiêu để thấy rõ là có sựbất bình đăng hay không Với phương pháp gián tiếp, mô hình mà nghiên cứu sử

dụng học theo mô hình của Aslam and Kingdon áp dụng cho Pakistan năm 2008.

Tôi thêm vào mô hình biến tương tác giữa biến tỷ lệ con học các cấp 1,2,3 với biếngiả giới tính Male dé kiếm tra liệu rằng khi tỷ lệ con học cấp 1( cấp 2 hoặc cấp 3)cùng tăng thêm 1% thì chỉ tiêu trung bình cho con trai nhiều hơn hay ít hơn cho con

11

Trang 17

gái trong độ tuổi đi học các cấp tương ứng là bao nhiêu Mô hình ước lượng:

In(w;) = ơi + đ¿*ln(m,) + đ;*ln(x¡ /nj) + Œ4*(Ttm¡ Nz) + As*D*(Nj;

/mụ¡) + Œg*Z¡ + U;Trong đó:

w, : tông chỉ tiêu cho giáo dục

n;: quy mô hộ

x¡: tong thu nhập của hộ

Ti„¡: sô con trai trong gia đình

Thm¡! số con trong gia đình

Niji? số con hoc cấp 1, 2, 3 (j = 1,3)

Npji sô con đi học trong hộD: biến giả giới tính

Z¡ : vector của các đặc điểm hộ gia đình khác như: biến giả khu vực, trình độ

giáo dục của chủ hộ, loại trường mà con theo hoc, trị : sai sô của mô hình

12

Ngày đăng: 11/07/2024, 10:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 : Thống kê mô tả các biến định lượng - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Bất bình đẳng giới trong chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình tại Việt Nam
Bảng 3.1 Thống kê mô tả các biến định lượng (Trang 18)
Bảng 3.2: Kỳ vọng về dấu của các biến sử dụng trong mô hình - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Bất bình đẳng giới trong chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình tại Việt Nam
Bảng 3.2 Kỳ vọng về dấu của các biến sử dụng trong mô hình (Trang 21)
Bảng 4.1 Kiểm định T-test - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Bất bình đẳng giới trong chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình tại Việt Nam
Bảng 4.1 Kiểm định T-test (Trang 22)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w