1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với việt nam từ vị trí địa lý giáp trung quốc

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 562,4 KB

Nội dung

Trang 2

Câu 1 Phân tích những thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam từ vị tríđịa lý giáp Trung Quốc.

Vị trí địa lý của một quốc gia có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và các mối quan hệ với các quốc gia láng giềng Ngày nay, vị trí địa lý của Việt Nam, giáp biên giới với Trung Quốc, mang lại nhiều thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam Trên thực tế, vị trí địa lý của Việt Nam đã tạo nên một loạt cơ hội kinh tế, mở ra các lĩnh vực giao lưu văn hoá và phát triển khu vực biên giới Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với những khó khăn như tranh chấp biên giới, cạnh tranh kinh tế và việc quản lý biên giới

Trang 3

Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thương mại và xuất khẩu của Việt Nam với Trung Quốc Các cửa khẩu và đường giao thông quốc tế nằm trên biên giới Việt Nam – Trung Quốc (Quảng Ninh, Lạng Sơn và Cao Bằng là các tỉnh giáp ranh ranh giữa 2 nước) tạo ra các cơ hội kết nối và giao thương hai chiều giữa hai quốc gia Vào năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục, với tăng trưởng ấn tượng đối với nhiều mặt hàng như điện thoại di động, máy tính và nông sản Theo số liệu của Tổng cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc năm 2022 đạt hơn 60 tỷ USD, tăng khoảng 30% so với năm trước Điều này chứng tỏ sự tăng cường quan hệ thương mại giữa hai quốc gia.

Việt Nam đã tận dụng vị trí địa lý để hợp tác với Trung Quốc trong việc phát triển cơ sở hạ tầng giúp tăng cường kết nối giao thông và thương mại giữa 2 nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá và phát triển khu vực biên giới Đồng thời, hợp tác trong phát triển cơ sở hạ tầng cũng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho su lịch và hợp tác văn hoá giữa 2 quốc gia Có thể thấy rõ sự hợp tác trong việc xây dựng và phát triển các dự án cơ sở hạ

Trang 4

tầng ở biên giới Việt Nam – Trung Quốc (dự án xây dựng Cầu Vĩnh Tuy – Yên Viên và Cầu Bắc Lệnh – Cọc Sào đã được thực hiện).

Trang 5

lại Quan hệ du lịch giữa 2 quốc gia tiếp tục tăng cường, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy quan hệ thân thiết giữa 2 dân tộc Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam đã tăng đáng kể trong những năm gần đây Chỉ riêng trong năm 2019, Việt Nam đã tiếp đón khoảng 5,8 triệu khách du lịch Trung Quốc, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lượng khách quốc tế.

Ngoài ra, vị trí địa lý giáp Trung Quốc của Việt Nam tạo ra cơ hội phát triển các khu kinh tế biên giới Điều này có thể tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hút đầu tư và thúc đẩy quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia Tỉnh Quảng Ninh là một ví dụ điển hình về phát triển khu vực biên giới Địa phương này có vị trí giáp biên giới với tỉnh Kỳ Ninh của Trung Quốc Khu vực biên giới của Quảng Ninh cung cấp cửa ngõ để mở rộng quan hệ thương mại với thị trường Trung Quốc và các tỉnh lân cận Quảng Ninh đã xây dựng Cảng Cái Lân hiện đại để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động vận chuyển hàng hoá và du lịch biển từ Trung Quốc và các vùng lân cận Du lịch Quảng Ninh, đặc biệt là với điểm đến nổi tiếng như Hạ Long và Cô Tô đã thu hút một lượng lớn khách du lịch từ Trung Quốc qua biên giới

Trang 6

Với vị trí địa lý giáp biên giới Trung Quốc, Việt Nam trở thành một thị trường quan trọng để các quốc gia khác có thể tiếp cận thị trường Trung Quốc thông qua đường hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia trên thế giới, trong đó có các đối tác tương mại lớn đến từ Châu Âu, Mỹ và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Việc ký kết các hiệp định này đã tạo ra cơ hội cho các quốc gia khác tiếp cận thị trường Trung Quốc thông qua mạng lưới kinh doanh và hợp tác của Việt Nam Các công ty nước ngoài có thể tổ chức sản xuất tại Việt Nam, sử dụng các quyền và lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do để xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào Trung Quốc.

Vị trí tiếp giáp Trung Quốc đã

Hình 3 1/4 hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam đến từ Trung Quốc

Trang 7

tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước với giá cạnh tranh Hơn nữa việc cung cấp dịch vụ với giá cạnh tranh từ các công ty Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Việt Năm 2022, hàng hoá Trung Quốc tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam Các công ty Trung Quốc đã mở rộng mạng lưới phân phối và cung cấp các sản phẩm với giá cả cạnh tranh từ điện tử, thực phẩm, quần áo đến đồ gia dụng.

Vị trí địa lý giáp Trung Quốc của Việt Nam mang lại nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng đi kèm với một số khó khăn và thách thức Đầu tiên là về an ninh biên giới Biên giới Việt Nam – Trung Quốc dài và phức tạp Việc bảo về an ninh biên giới, chống lại buôn lậu, tệ nạn ma tuý và các hoạt động phi pháp là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam Cần có sự hợp tác chặt chẽ và phối hợp giữa các cơ quan an ninh và quân đội 2 bên để đảm bảo an ninh quốc gia và duy trì ổn định tại khu vực biên giới Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong năm 2022, các lực lượng biên phòng đã phối hợp với lực lượng chức năng nắm vững tình hình an ninh biên giới và triệt phá hàng loạt đường dây buôn lậu, tệ nạn ma tuý và tội phạm xuyên quốc gia

Trang 8

Thứ 2, xảy ra cạnh tranh kinh tế Việt Nam và Trung Quốc có mật độ dân số đông đúc và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh Điều này tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh với sự cạnh tranh về giá cả và nguồn nhân lực Việt Nam phải đối mặt với việc cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng cường năng lực cạnh tranh để dối phó với các sản phẩm Trung Quốc trên thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế Chẳng hạn trong ngành công nghiệp điện tử các công ty Trung Quốc thường cung cấp các mặt hàng giá rẻ hơn so với Việt Nam Điều này đặt ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách và biện pháp để nâng cao năng suất lao động và cạnh tranh sản phẩm Ví dụ, theo dữ liệu từ Tổng cực Thống kê Việt Nam, trong những năm gần đây, Việt Nam đã tăng cường đầu tư và nâng cao công nghệ và năng suất lao động để cải thiện chất lượng sản phẩm và tăng cường sức cạnh tranh, đặc biệt trong các ngành công nghiệp điện tử, ô tô và garmen.

Vị trí địa lý giáp với Trung Quốc đã tạo ra thách thức về quản lý tài nguyên thiên nhiên Việt Nam chia sẻ biên giới dài với Trung Quốc qua nhiều tỉnh miền núi Vị trí này tạo ra nhiều thách thức trong việc quản lý và bảo vệ tài

Trang 9

nguyên tự nhiên như nước, rừng và đất đai Sự khai thác không bền vững và vi phạm môi trường có thể tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và đời sống của các cộng đồng nông dân và người dân địa phương Việt Nam đã áp dụng các biện pháp quản lý và bảo về tài nguyên tự nhiên Ví dụ, chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy việc xây dựng và thi hành các quy định về bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong lĩnh vực khai thác và sử dụng tài nguyên tự nhien như rừng và nguồn nước Các đơn vị chức năng đã thực hiện cường dộ kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm môi trường.

Ngoài ra Việt Nam và Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền và lợi ích trên biển Đông Khả năng xảy ra xung đột biển và các vấn đề liên quan đến an ninh biển đang là một khó khăn lớn đối với Việt Nam Ví dụ trên một số khu vực như biển Đông và biển Hoàng Sa, tạo nên căng thẳng và tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa 2 nước Trong năm 2014, Trung Quốc đã triển khai giàn khoan dầu HD-981 vào khu vực biển tranh chấp, gây căng thẳng và cản trở hoạt dộng kinh tế và công việc của ngư dân Việt Nam Việt Nam cần duy trì những nỗ lực ngoại giao và hợp tác đa phương trong việc giải quyết các tranh chấp này và bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của mình trên biển Đông.

Trang 10

Việt Nam là thành viên chủ chốt trong việc thương lượng và kí kết Bộ quy tắc ứng xử (COC) tại biển Đông với Trung Quốc và các quốc gia ASEAN khác Hơn nữa Việt Nam đã tăng cường hợp tác với các đối tác quốc tế để tạo động lực nhằm duy trì an ninh và ổn định trên biển Đông, ví dụ như thông qua các cuộc tập trận hải quân chung và thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin đa phương.

Tóm lại, vị trí địa lý giáp Trung Quốc của Việt Nam mang lại nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đồng thời đem đến những khó khăn và thách thức Việt Nam cần đối mặt với những vấn đề an ninh biên giới, cạnh tranh kinh tế, quản lý tài nguyên tự nhiên và truyền thông qua việc xây dựng chính sách và biện pháp phù hợp Tuy nhiên, Việt Nam đã và đang đưa ra những nỗ lực để giải quyết và vượt qua những khó khăn này để tận dụng mọi cơ hội phát triển và thúc đẩy sự tiến bộ của đất nước.

Trang 11

Câu 2 Phân tích những nguyên nhân dẫn tới phong trào phản đối toàncầu hoá tại các nước phát triển.

Phong trào phản đối toàn cầu hoá đã xuất hiện và tăng mạnh trong các nước phát triển vì nhiều nguyên nhân Dưới đây là một số nguyên nhân chính.

Trang 12

doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển và các nền kinh tế khác Các công ty thường di chyển hoặc mở nhà máy ở các nước có chi phí lao động thấp hơn, gây ra sự mất việc làm và giảm thu nhập cho công nhân trong các quốc gia phát triển Khi các công ty chuyển hoặc mở nhà máy ở các nước đang phát triển, các công nhân địa phương có thể mất việc làm do sự cạnh tranh với lao dộng giá rẻ từ các quốc gia khác Điều này góp phần vào tăng số người thất nghiệp và suy thoái kinh tế trong các quốc gia phát triển Ví dụ, trong nên kinh tế Mỹ, việc di chuyển sản xuất sang quốc gia có chi phí lao động thấp như Trung Quốc đã gây ra mất việc làm đáng kể cho công nhân trong ngành sản xuất Theo một báo cáo của Economic Policy Institute, từ năm 2001 đến năm 2015, Mỹ đã mất khoảng 3,4 triệu việc làm trong ngành công nghiệp chế biến làm gia tăng sự lo lắng và không hài lòng của người dân trong số họ Trong các nước châu Âu, Hợp đồng Thương mại Tự do Châu Âu (TTIP) đã đối mặt với sự phản đối lớn vì lo ngại về việc mất việc làm và giảm quyền lợi của công nhân Các nhóm phản đối cho rằng TTIP sẽ làm suy yếu các quy định về tiêu chuẩn công việc và tiềm tàng sự giảm thu nhập cho công nhân.

Trang 13

Thứ hai, ung thư xã hội và bất bình đẳng, sự tăng cường của giai cấp: Toàn cầu hoá đã tạo ra những lợi ích không công bằng và tập trung vào một số tập đoàn và cá nhân giàu có Sự phát triển các thị trường toàn cầu đã tăng cường sự giàu có của một số nhóm trong xã hội, còn tạo ra một chênh lệch giàu nghèo lớn và sự tập trung tài nguyên vào các quốc gia và tập đoàn giàu có trong khi làm gia tăng bất bình đẳng và mất cân đối kinh tế và quyền lực Các nhà máy và công ty có thể tìm kiếm lợi nhuận bằng cách tận dụng lao động giá rẻ tại các quốc gia đang phát triển, đồng thời không tuân thủ các quy định về môi trường, quyền lao động và an toàn lao động Điều này gây ra mối lo ngại về ung thư xã hội và bất bình đẳng trong cuộc sống và công việc của những người bị ảnh hưởng Ví dụ như phong trào "Chống lại Wall Street" nổi lên trong sự bất bình đẳng kinh tế và sự tăng cường của giai cấp ở Mỹ để phản đối các khoản thuế thấp và lợi ích tài chính tập trung trong bối cảnh toàn cầu hoá Người biểu tình cho rằng bất công kinh tế và sự gia tăng của giai cấp giàu có đã được thúc đẩy bởi hệ thống tài chính quốc tế và thống trị của các ngân hàng lớn Các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn đã hưởng lợi lớn từ

Trang 14

toàn cầu hoá và tạo ra các khoản lợi nhuận kếch xù Trong khi đó, đa số của dân chúng gặp khó khăn và không được hưởng lợi như các nhóm giàu có Thứ ba, mất chủ quyền và quyền tự do, tác động lên văn hoá: Một số người phản đối toàn cầu hóa vì cho rằng nó làm mất chủ quyền và quyền tự do của một quốc gia Mở cửa thị trường cho các công ty nước ngoài có thể đưa đến sự kiểm soát và ảnh hưởng của các quốc gia và tập đoàn nước ngoài, làm hạn chế khả năng quốc gia đó tự quyết định và phát triển theo ý muốn của mình Các hiệp định thương mại đa phương và hợp tác kinh tế quốc tế khác thường yêu cầu các quốc gia phát triển thực hiện các biện pháp và thay đổi chính sách mà có thể mất chủ quyền và ảnh hưởng đến văn hóa và giá trị truyền thống của một quốc gia Điều này gây ra sự phản đối của những người coi là vi phạm quyền tự quyết và tư duy độc lập của quốc gia Toàn cầu hóa có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa và thậm chí làm mất những đặc trưng địa phương của một nền văn hóa Sự lan truyền của các sản phẩm và dịch vụ toàn cầu có thể dẫn đến việc thay thế sản phẩm và dịch vụ địa phương, đồng thời gây ra mất đi các giá trị văn hóa và truyền thống riêng biệt của một quốc gia Ví dụ như thỏa thuận Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA) đã gây ra tranh cãi

Trang 15

lớn ở Mỹ, đặc biệt trong ngành nông nghiệp Với việc nhập khẩu nông sản giá rẻ từ Mexico, nhiều nông dân ở Mỹ đã mất việc làm và phải đối mặt với sự suy giảm giá trị truyền thống của nền nông nghiệp Mỹ Các cuộc biểu tình phản đối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) tại các nước châu Á và Bắc Mỹ Các nhóm phản đối cho rằng TPP sẽ đe dọa chủ quyền quốc gia và gây ảnh hưởng đến văn hóa và các quyền tự quyết của các quốc gia Thứ tư, sự mất niền tin vào chính phủ và tầm nhìn phát triển: Một số người dân trong các nước phát triển cảm thấy mất niềm tin vào chính phủ và các quyết định về chính sách liên quan đến toàn cầu hoá Họ có quan ngại về tác động tiêu cực của toàn cầu hoá đến đời sống, văn hóa và môi trường sống của họ và không tin tưởng vào khả năng chính phủ giải quyết những vấn đề này Ví dụ như trong các cuộc biểu tình "Áo vàng" ở Pháp, phản đối chính sách kinh tế và toàn cầu hoá của chính phủ đã được thể hiện Người biểu tình cho rằng các biện pháp kinh tế chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động và tạo ra sự không công bằng xã hội Ở Nhật Bản, cuộc biểu tình phản đối Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã diễn ra do người dân không tin tưởng chính phủ và không hài lòng với hướng đi kinh tế của đất nước.

Trang 16

Cuối cùng, biện pháp bảo hộ và bất đồng về chính sách kinh tế: Một số người phản đối toàn cầu hoá vì cho rằng nó làm suy yếu hoặc phá hủy các biện pháp bảo hộ kinh tế của các quốc gia Họ cho rằng việc mở cửa thị trường và giảm giới hạn vào thương mại và đầu tư đã gây ra những tác động tiêu cực cho các ngành công nghiệp và nền kinh tế của mình Ví dụ như các biện pháp bảo hộ kinh tế, chẳng hạn như áp thuế quan và hạn chế vào thị trường, đã được nhiều quốc gia phát triển áp dụng nhằm bảo vệ ngành công nghiệp và nguồn việc làm Mỹ đã áp đặt thuế quan đối với thép và nhôm nhập khẩu từ nhiều quốc gia trong nỗ lực bảo vệ ngành công nghiệp nội địa Ở Ấn Độ, việc áp dụng các rào cản thương mại và biện pháp bảo hộ cho nền kinh tế đã gây ra phản đối Người phản đối cho rằng việc bảo hộ quá mức làm giảm cạnh tranh và không tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.

Những nguyên nhân này đã dẫn đến sự gia tăng phong trào phản đối toàn cầu hoá ở nhiều nước phát triển Đối mặt với phản ứng này, các chính phủ và tổ chức quốc tế đang cố gắng thực hiện các biện pháp để đảm bảo rằng toàn cầu hoá được đưa ra một cách công bằng và bền vững, đồng thời đáp ứng các mối quan ngại xã hội và kinh tế của người dân.

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w