Phương pháp áp dụng tiến hành phân tích 2CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ ĐỘ NGỌT TRONG NƯỚC UỐNG CỦA RAU MÁ MIX BẰNG CÔNG CỤ... Bên cạnh việc triển khai áp dụng nhiều nh
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
KIỂM TRA SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNGVỀ ĐỘ NGỌT TRONG NƯỚC UỐNG CỦA RAU
MÁ MIX BẰNG CÔNG CỤ DMAIC
Trang 2TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
Đề tài:
KIỂM TRA SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNGVỀ ĐỘ NGỌT TRONG NƯỚC UỐNG CỦA RAU
MÁ MIX BẰNG CÔNG CỤ DMAIC*****************
GVHD: Tô Trần Lam Giang
Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
1 Lê Ngọc Đạt -19124090 2 Nguyễn Thu Hiền -19124102 3 Đàm Nguyễn -19124149 4 Lê Thị Xuân Nguyễn -19124150 5 Nguyễn Quang Thăng - 19124188
Trang 4MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC
Trang 5MỤC LỤC
1.4 Phương pháp áp dụng tiến hành phân tích 2
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ ĐỘ NGỌT TRONG NƯỚC UỐNG CỦA RAU MÁ MIX BẰNG CÔNG CỤ
Trang 6DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Biểu đồ kiểm soát I-MR 13
Hình 2 Biểu đồ tóm lược đồ họa 15
Hình 3 Thống kê mô tả độ lệch chuẩn 17
Hình 4 Biểu đồ thống kê mô tả sự hài lòng của khách hàng 18
Hình 5 Biểu đồ kiểm soát I-MR giai đoạn cải thiện 20
Hình 6 Biểu đồ tóm tắt đồ họa 21
Hình 7 Biểu đồ thống kê mô tả về độ lệch chuẩn 22
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1 Lý do chọn đề tài
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế phát triển như hiện nay, việc đảm bảo và cam kết về chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự sống còn và giữ vững năng lực của các doanh nghiệp này trong việc cạnh tranh kinh doanh Bên cạnh việc triển khai áp dụng nhiều những mô hình trong việc quản lý chất lượng như ISO 9000, TQM, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều đến việc cải tiến chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông qua các công cụ cần thiết trong việc hỗ trợ và áp dụng các phương pháp ứng dụng vào thực tế một cách thích hợp, linh hoạt cho từng trường hợp, hoàn cảnh khác nhau có thể xảy ra nhằm đạt được kết quả mong muốn từ những mục đích đã đề ra Hệ thống điển hình như mô hình quản lý chất lượng 6 Sigma chính là công cụ mà doanh nghiệp cần sử dụng trong việc cải tiến chất lượng cũng như dịch vụ này.
Hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của nền ẩm thực Việt Nam được minh chứng thông qua sự xuất hiện của nhiều các hàng quán ẩm thực ở khắp mọi miền với đa dạng các sự lựa chọn về món ăn và thức uống từ bình dân đến cao cấp tùy thuộc vào sở thích của người tiêu dùng Chính vì vậy, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu thức uống mang lại lợi ích về sức khỏe cũng như sự đa dạng trong việc lựa chọn, kết hợp các nguyên liệu tạo nên sự mới lạ kích thích thị hiếu của khách hàng mà Rau má mix đã trở thành thương hiệu được nhiều người biết đến Vì nhu cầu thưởng thức của mỗi khách hàng là khác nhau và khả năng có thể thay đổi theo thời gian, do đó chúng tôi quyết định lựa chọn ứng dụng 6 Sigma trong việc đáp ứng nhu cầu ngày một tăng này nhằm mang lại sự phục vụ tốt nhất vè chất lượng sản phẩm cho khách hàng.
1
Trang 8Vấn đề cụ thể mà chúng tôi đề ra chính là: Làm thế nào để đảm bảo được hương vị của thức uống rau má phù hợp với khẩu vị của khách hàng khi sử dụng Hướng tới mục tiêu chiếm được lòng tin cũng như sự yêu thích từ khách hàng, Rau má mix cần phải quan tâm nhiều đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất Từ những yếu tố dựa trên nhu cầu đã đưa ra nhóm thống nhất chọn đề tài “KIỂM TRA SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ ĐỘ NGỌT TRONG NƯỚC UỐNG CỦA RAU MÁ MIX BẰNG CÔNG CỤ DMAIC”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên các cơ sở lý thuyết đã được học của phương pháp 6 Sigma để ứng dụng vào đời sống thực tế nhằm hiểu rõ hơn về những lợi ích mô hình DMAIC.
Tìm hiểu, đánh giá và tiến hành phân tích các yếu tố liên quan có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cụ thể là hàm lượng đường có trong thức uống tại Rau má mix.
Sử dụng mô hình DMAIC nhằm giải quyết các vấn đề gặp phải liên quan đến hàm lượng đường có trong thức uống tại Rau má mix có độ lệch cao hơn so với mức tiêu chuẩn đã đưa ra ngay ban đầu.
1.3 B:ng câu hỏi kh:o sát
Câu 1: Bạn có thói quen uống nước rau má thường xuyên hay không? Câu 2: Bạn đã từng uống nước tại Rau má mix hay chưa?
Câu 3: Bạn có hài lòng với thức uống tại Rau má mix không? Câu 4: Nhận xét của bạn về độ ngọt của các loại nước tại Rau má mix?
1.4 Phương pháp áp dụng tiến hành phân tích
Áp dụng phương pháp dựa trên lý thuyết của mô hình cải tiến 6 Sigma cụ thể là DMAIC có những bước : Define (Xác định), Measure (Đo lường), Analyze (Phân tích), Improve (Cải tiến) và Control (Kiểm soát) Mục tiêu hướng đến của việc ứng dụng này nhằm xác định được các vấn đề liên quan từ đó tiến hành lên
2
Trang 9kế hoạch điều chỉnh phù hợp thông qua việc sử dụng dữ liệu đã có từ việc thu thập và kết quả của quá trình phân tích dựa vào ứng dụng mang tên Minitab.
1.5 Bố cục đề tài
Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Ứng dụng DMAIC của 6 Sigma để giải quyết vấn đề Chương 4: Kết luận
3
Trang 10CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lý thuyết 6 Sigma
2.1.1 Khái niệm về 6 Sigma
6 Sigma hay Six Sigma được định nghĩa là một hệ phương pháp quản lý sản xuất do Motorola khởi xướng từ những năm 80 của thế kỷ 20 Six Sigma hướng đến phương châm loại bỏ hao phí và giảm tối đa lỗi mắc phải (khuyết tật) bằng cách tập trung thực hiện nguyên tắc quản lý chất lượng đã được thừa nhận Từ đó 6 Sigma giúp giảm thiểu lỗi sai ở sản phẩm và tăng mức độ chính xác của quy trình.
Có thể nói 6 Sigma là phương pháp mang hướng cải tiến quy trình nhằm làm giảm được tỷ lệ sai sót và khuyết tật dựa trên việc thống kê, xác định và loại bỏ các nguồn tạo ra sự bất ổn dẫn đến khả năng gây ra lỗi trong quá trình thực hiện kinh doanh Six Sigma được đánh giá là có tính định hướng liên quan đến khách hàng tương đối cao nhờ sự tập trung vào việc phân tích và thiết lập sự am hiểu khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
Tiến trình mà hệ thống phương pháp này dựa vào có tên DMAIC bao gồm các bước: Define (Xác định.), Measure (Đo lường.), Analyze (Phân tích.), Improve (Cải tiến.) và Control (Kiểm soát.)
Tóm lại Six Sigma là một hệ thống phương pháp nhằm giảm tỷ lệ khuyết tật thông qua việc cải tiến các quy trình và hoàn toàn khác với hệ thống quản lý chất lượng nổi bật như ISO 9001 Thay vì theo hướng tập trung vào việc ưu tiên chất lượng bằng cách chỉ quan tâm đến việc kiểm tra lỗi trên sản phẩm mà các doanh nghiệp Việt Nam đã dần chuyển hướng sang phương pháp giảm thiểu và loại bỏ các khuyết tật này bằng cách cải thiện quy trình sản xuất
2.1.2 Các phương pháp trong 6 Sigma
Gồm có 2 phương pháp, viết tắt là DMADV và DMAIC
4
Trang 11- DMADV: Tập trung vào việc phát triển một quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoàn toàn.
→ Được sử dụng khi những quy trình có sẵn trước đó (thậm chí đã được cải tiến) nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
→ Phát triển các phương pháp mới là yêu cầu được đặt ra.
- DMAIC: Phương pháp tiếp cận theo hướng dữ liệu → được sử dụng để tối ưu hóa và cải thiện các quy trình và các mô hình kinh doanh hiện có.
→ Là phương pháp hiệu quả để giám sát việc quản lý các “thay đổi có kiểm soát”.
Bao gồm 5 giai đoạn và mỗi giai doạn bao gồm các công cụ và nhiệm vụ → giải pháp tối ưu.
2.1.3 Mục đích của 6 Sigma
Việc tạo ra được một sản phẩm thông qua cách phát hiện và xóa bỏ những nguyên nhân tạo ra lỗi, khuyết tật và tối thiếu hóa những giao động trong sản xuất cũng như các hoạt động kinh doanh bằng việc nâng cao chất lượng của quá trình chính là mục đích của 6 Sigma.
Không những vậy, bên cạnh việc tìm ra các giải pháp ngắn hạn mang tính tạm thời mà mục đích khác của 6 Sigma nhằm nâng cao cải thiện việc ngăn ngừa lỗi sai và các khuyết tật trong quy trình sản xuất Ngay từ những công đoạn đầu tiên 6 Sigma đã hướng đến việc chỉ dẫn, điều tra và kiểm soát nhằm ngăn chặn các vấn đề gây ra lỗi sai xảy ra.
2.1.4 Ý nghĩa của 6 Sigma
6 Sigma chính xác là một phương thức phân tích và thống kê cơ bản đơn thuần và chi tiết hơn nữa còn có ý nghĩa trong việc áp dụng vào việc kinh doanh với các kỹ năng giúp đem lại lợi ích tối ưu cho doanh nghiệp
5
Trang 21đảm bảo được ở khoảng tin cậy đó Ngoài ra người quản lý muốn trước khi dựa vào khoảng tin cậy thì anh ta muốn biết xem dữ liệu có được đã là phân phối chuẩn hay chưa Vì thế anh ta tiến hành chạy biểu đồ tóm lược đồ họa
Các bước chạy biểu đồ tóm lược đồ họa Các bước thao tác trên Minitab như sau:
Trên thanh công cụ chọn “Stat” chọn “Basic statistics” chọn “Graphical summary”
Chọn “C1” nhấp “Select” nhấp “ok”
15
Trang 22Hình 2 Biểu đồ tóm lược đồ họa
(Nguồn: ứng dụng minitab) 16
Trang 23Sau khi chạy biểu đồ tóm lược đồ họa thì ở các thông số mà chúng ta nhận được, ta thấy giá trị P (0,642) lớn hơn 0,05, dữ liệu được phân phối chuẩn Khoảng tin cậy hiển thị (19,850; 23,140) tất cả đều lớn hơn so với mức 20 gam mà cửa hàng đã đưa ra Ước tính giá trị trung bình của hàm lượng đường có trong 20 mẫu nước rau má là từ 19,850 gam đến 23,140 gam Nhận thấy đây là một vấn đề rất nghiêm trọng Lúc này anh ta đặt quan tâm đến độ lệch chuẩn nhỏ hơn 5 gam, người quản lý bắt đầu đi chứng thực xem giả định mà anh ta đã đưa ra rằng hàm lượng đường có độ lệch chuẩn là bé hơn 5 gam mà anh ta đặt ra là đung hay không ?
Thao tác chạy thống kê mô tả độ lệch chuẩn
Các bước thao tác trên Minitab như sau:
Chọn “Stat”, sau đó chọn “Basic Statistics” Tiếp đến chọn Variance sẽ hiển thị một bảng dữ liệu One-Sample Variance
17
Trang 24Hình 3 Thống kê mô tả độ lệch chuẩn
(Nguồn: ứng dụng minitab) Sau khi chạy biểu đồ thống kê mô tả độ lệch chuẩn, ta nhận được kết quả và dễ dàng thấy được cận trên của độ lệch chuẩn sau khi được đo thì có hàm lượng đường là 4,82 gam nhỏ hơn so với con số ban đầu là 5 gam và lúc này tất cả những dữ liệu hiện trên máy đo đã là phân phối chuẩn nên người quản lý dựa vào giới hạn trên (4,82 gam) của độ lệch chuẩn, Điều đó thể hiện cho chúng ta biết là 95% ly rau má đã có hàm lượng đường của ly nước rau má kèm độ lệch chuẩn
18
Trang 25cao hơn 4,82 gam Người quản lý nhận định đây là một vấn đề cấp thiết cần được giải quyết.
Thao tác chạy biểu đồ thống kê mô tả sự hài lòng của khách hàng
Trước khi đến với quá trinh cải tiến, vẫn còn một lượng khách hàng nhất định không hài lòng với nước uống của Rau Má Mix, vì thế người quản lý muốn biết cụ thể xem số lượng những khách hàng còn không hài lòng với nước uống của Rau Má Mix là bao nhiêu, bởi vậy người quản lý đã chọn ra 300 khách hàng đã sử dụng nước rau má của Rau Má Mix để tiến hành chạy biểu đồ theo
Các bước thao tác trên Minitab như sau:
Chọn “Stat”, sau đó chọn “Basic Statistics” chọn “Proportion”
19
Trang 26Chọn “Summarized data” điền 20 vào “Number of event” và 300 vào “Number of trials”.
Hình 4 Biểu đồ thống kê mô tả sự hài lòng của khách hàng
(Nguồn: ứng dụng minitab) Sau khi chạy xong biểu đồ và dựa vào kết quả mà biểu đồ đưa ra thì người quản lý nhận thấy rằng vẫn còn 20 khách hàng sau khi đã sử dụng nước uống của Rau Má Mix và vẫn không thấy hài lòng Vì thế người quản lý bắt đầu đi lập nên
20
Trang 27khoảng tin cậy cho 20 người khách vẫn còn chưa ưng ý với nước uống của Rau Má Mix.
3.3 Analyze (Phân tích)
Sau khi đo lường và cho chạy các biểu đồ thì người quản lý tiến hành phân tích quy trình làm ra ly nước rau má của Rau Má Mix và đã tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến việc mà hàm lượng đường có trong nước rau má cao hơn so với ban đầu là bởi quá trình pha chế nước của nhân viên
3.4 Improve (C:i thiện)
Sau khi nhận ra được nguyên nhân thì người quản lý bắt đầu đưa ra những biện pháp để cải thiện lại lượng đường có trong nước uống của Rau Má Mix bằng cách:
Đào tạo lại nhân viên pha chế về công thức và đưa ra những tiêu chuẩn trong quá trình pha chế cho nhân viên để kiểm soát lượng khác nhau dễ dàng Sử dụng những dụng cụ cần thiết để chọn ra lượng đường để pha chết cho nước uống của Rau Má Mix
Và để khách hàng có một sự chủ động hơn trong việc lựa chọn mức độ ngọt trong nước uống mà họ dùng thì người quản lý đã đưa ra một bảng chú thích mô tả về lượng đường như hình bên dưới cho khách hàng tự lựa chọn và nhân viên cũng có thể dựa vào đó để pha chế nước uống cho khách nhằm tăng mức độ hài lòng của khách hàng đối với nước uống của Rau Má Mix:
Hình 5 Bảng chú thích mô tả lượng đường 21
Trang 28(Nguồn: Tổng hợp) Sau khi đã đưa ra các bước cải tiến như trên thì người quản lý muốn đánh giá xem hiệu quả sau khi áp dụng và anh ta đã chọn ra ngẫu nhiên 20 ly rau má sau khi đã sử dụng những biện pháp cải thiện và tiến hành chạy lại các biểu đồ Và hàm lượng đường (gam) trong 20 ly rau má được chọn ngẫu nhiên lần lượt là :19, 20, 19.3, 18.9, 21.1, 20.5, 20.8, 21, 19.5, 20.7, 21.2, 20.1,19.3,19.7,19.2, 20.3, 22, 20.2, 19.6,19.8.
Để tiến hanh xây dựng khoảng tin cậy cho dữ liệu ở trên thì trước tiên người quản lý sẽ phải đánh giá xem dữ liệu đã được kiểm soát thống kê hay chưa Vì thế người quản lý tiến hành chạy biểu đồ kiểm soát IMR cho giai đoạn cải thiện và được kết quả là hình dưới đây:
Hình 6 Biểu đồ kiểm soát I-MR giai đoạn cải thiện
(Nguồn: ứng dụng minitab)
22
Trang 29Sau khi chạy biểu đồ kiểm soát IMR thì dữ liệu lúc này đã được kiểm soát thống kê, người quản lý tiếp theo muốn tạo một khoảng tin cậy với giá trị 95% cho hàm lượng đường trung bình có trong mỗi ly nước rau má Tiếp theo để kiểm chứng xem dữ liệu có được phân phối chuẩn hay chưa thì người quản lý đã quyết định chạy biểu đồ tóm lược đồ họa trước khi mà dựa vào khoảng tin cậy Hình 7 dưới đây là kết quả hiển thị tóm tắt đồ họa Dựa vào kết quả mà biểu đồ đưa ra thì ta nhận thấy giá trị P (0.775) lớn hơn 0.05, dữ liệu đã được phân phối chuẩn Từ 19,718 gam và 20,502 gam là khoảng hàm lượng đường mà biểu đồ đo lường được Vì thế mà ta có thể đưa ra nhận xét là hàm lượng đường có trong 1 ly nước rau má đã được cải thiện 1 cách đáng kể, bằng chứng là những con số đã gần với mức đường cho phép mà ban đầu cửa hàng Rau Má Mix đưa ra chinh là 20 gam.
Hình 7 Biểu đồ tóm tắt đồ họa
(Nguồn: ứng dụng minitab) 23
Trang 30Vì ban đầu người quản lý có đặt ra giả định rằng độ lệch chuẩn hàm lượng đường có trong ly nước rau má là bé hơn 5g, bởi vậy bây giờ anh ta muốn chứng thực rằng giả định anh ta đưa ra là đúng, vì thế anh ta đã chạy biểu đồ thống kê mô tả độ lệch chuẩn Kết quả chạy biểu đồ được thể hiện trong Bảng 8 ta dễ dàng nhìn thấy được ở đây giới hạn trên là 1,146ml Điều đó có ý nghĩa là 95% nước rau má có độ lệch chuẩn về hàm lượng đường nhỏ hơn 1,146 gam mà 1,146 gam là con số bé hơn so giả thiết mà người quản lý ban đầu đưa ra là 5 gam nên hiển nhiên là độ lệch chuẩn cũng đã được cải thiện đáng kể sau những cố gắng cải thiện về quy trình pha chế nước rau má của Rau Má Mix
Hình 8 Biểu đồ thống kê mô tả về độ lệch chuẩn
(Nguồn: ứng dụng minitab)
3.5 Control (Kiểm soát)
Sau khi chứng thực được quy trình có khả năng vận hành tốt trong thời gian dài và giám sát quá trình đào tạo, chỉ dẫn nhân viên pha chế của Rau Má Mix một cách thường xuyên và cố gắng Người quản lý đã lên kế hoạch định kỳ về việc kiểm tra quy trình pha chế nước rau má của Rau Má Mix một cách thường xuyên, kết hợp với những lần kiểm tra đột xuất để nhân viên pha chế của quán luôn luôn phải có một kỷ luật làm việc ở mức cao nhất để có thể đáp ứng các nhu cầu cũng như nhiều sự lựa chọn khẩu vị của khách hàng.
24
Trang 31KẾT LUẬN
Trong kinh doanh và sản xuất, mức độ hài lòng của khách hàng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của công ty và doanh nghiệp đó, đặc biệt phải nói đến là lĩnh vực kinh doanh ngành hàng ăn uống Sau khi hoàn thành bài tiểu luận “KIỂM TRA SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG VỀ ĐỘ NGỌT TRONG NƯỚC UỐNG CỦA RAU MÁ MIX BẰNG CÔNG CỤ DMAIC” nhóm chúng em đã đi sâu vào vấn đề và chỉ ra được những vấn đề gặp phải đó chính là nhân viên pha chế không thể tự kiểm soát được lượng đường mà họ cho vào khi pha chế nước uống và từ đó dẫn đến sự không hài lòng sau khi sử dụng nước uống của khách hàng Bên cạnh đó còn biết được sâu hơn về thị hiếu của người tiêu dùng hiện nay, đó là khách hàng hiện nay có những nhiêu cầu cũng như là nhu cầu cá nhân liên tục biến đổi và có yêu cầu khắt khe hơn, họ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn điển hình là các thức uống sẽ bỏ bớt một lượng đường Vì thế nhóm chúng em đã cùng nhau bàn bạc và cho ra những cách ứng phó để có thể làm cho khách hàng có thể hài lòng nhất đối với sản phẩm của cửa hàng Những giải pháp được nhóm chúng em đưa ra như là tạo ra một bảng quy chuẩn về lượng đường một cách cụ thể để cho khách hàng có thể tự lựa chọn lượng đường mà họ mong muốn có trong nước uống của bản thân cũng như có thể giúp cho nhân viên pha chế có thể chủ động hơn trong việc nêm nếm lượng đường đung với yêu cầu của khách Bên cạnh đó nhóm em còn đề xuất nâng cao thái độ của nhân viên trong công việc, có những cuộc khảo sát định kì, bất chợt để nhân viên luôn luôn phải giữ tính kỷ luật Nhờ có bài tiểu luận môn học này nhóm chúng em đã có dịp để tìm và hiểu rõ hơn được thực sự 6 Sigma là một công cụ hữu dụng như thế nào trong quá trình phân tích ứng dụng được trong nhiều ngành hàng, đa dạng các lĩnh vực từ đó có thêm các kiến thức cho công việc sau này.
25