Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực, quốc tế và xu thế của thời đại, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA CHÍNH TRỊ & LUẬT
MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TIỂU LUẬN
QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
GVHD: Ths Lê Quang Chung
Đinh Nguyễn Thành Đạt 20155070
Lớp thứ 5 - Tiết 34
Mã lớp: LLCT220514_23
Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 2ĐIỂM SỐ
ĐIỂM
NHẬN XÉT
Ký tên
Ths Lê Quang Chung
Trang 3BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
THỨ
2 Đinh Nguyễn Thành Đạt Chương 1 Hoàn thành tốt
3 Nguyễn Hữu Phước Chương 2 Hoàn thành tốt
4 Bùi Tiến Thành Chương 3 Hoàn thành tốt
5 Nguyễn Ngọc Thịnh Hoàn thành tốt
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA BIỂN, ĐẢO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1.1 Giới thiệu khái quát về biển đảo Việt Nam
1.2 Vai trò của biển, đảo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Chương 2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Những thách thức đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO TRONG TÌNH HÌNH MỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Khó khăn
3.2 Giải pháp
Trang 5MỞ ĐẦU
Việt Nam là quốc gia ven biển với bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển Đối với Việt Nam, Biển Đông đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch
sử, hiện tại và cả tương lai Công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo là nhiệm vụ quan trọng, chiến lược Trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực, quốc tế và
xu thế của thời đại, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển, đảo hiện nay
Những năm qua, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quân và dân ta triển khai tích cực các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển Đại hội
XIII đã khẳng định, chúng ta đã: “Kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ, lợi ích quốc gia – dân tộc trên biển, trên không và trên bộ; hợp tác quốc tế về biển, đảo được tăng cường, duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thúc đẩy quan hệ với các nước”
Hiện nay, sức mạnh tổng hợp của quốc gia, thế và lực của ta trên các vùng biển, đảo đã tăng lên nhiều Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” trên biển, đảo không ngừng được củng cố, tăng cường Các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo từng bước được xây dựng, phát triển ngày càng vững mạnh hơn Trong đó, Hải quân nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển
Trên mặt trận chính trị - đối ngoại, chính sách của Việt Nam ở Biển Đông đã vận dụng thành công chủ trương giữ vững độc lập, tự chủ trong hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế Chúng ta đã giữ vững các đảo, điểm đóng quân, các bãi cạn không người Trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện cơ bản chiến lược bảo đảm chủ quyền, an ninh; xử lý kịp thời các tình huống trên biển, bảo đảm giữ vững được chủ quyền, mối quan hệ và môi trường hòa bình trên biển
Trang 6Để có được những kết quả như trên, một trong những nguyên nhân, điều kiện quan trọng, tiên quyết chính là vì chúng ta đã đề ra được những quan điểm, đường lối đúng đắn trong công tác bảo vệ chủ quyền biển đảo, xử lý kịp thời các tranh chấp trên biển Đông Có thể thấy rằng, sau 35 năm đổi mới, hệ thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng được hoàn thiện, phát triển Điều đó được thể hiện rõ nhất qua các văn kiện của mỗi kỳ Đại hội Đảng Gần đây nhất, Đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm
cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới Trong đó, Đảng đã xác định quan điểm nhất quán và đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề trên biển hiện nay
Với mục đích, nghiên cứu và làm sáng tỏ quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay, cũng như những thách thức đổi với bảo vệ chủ quyền biển, đảo; đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, vượt qua những khó khăn, thách thức để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới ở Việt Nam hiện nay, nhóm chúng tôi đã chọn
đề tài: “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam
Trang 7Chương 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA BIỂN, ĐẢO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ
TỔ QUỐC
1.1 Giới thiệu khái quát về biển đảo Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam
Á Bờ biển Việt Nam dài 3.260 Kilômét, từ Quảng Ninh ở phía Đông Bắc tới Kiên Giang ở phía Tây Nam Có 28/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam nằm ven biển, chiếm 42% diện tích và 45% dân số cả nước, có khoảng 15,5 triệu người sống gần
bờ biển và hơn 175 ngàn người sống ở đảo Tính trung bình tỷ lệ diện tích theo số Kilômét bờ biển thì cứ 100 Kilômét vuông có 1 Kilômét bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600 Kilômét vuông đất liền trên 1 Kilômét bờ biển)
Biển đảo Việt Nam có thể chia thành bốn khu vực: biển Đông Bắc (một phần vịnh Bắc bộ), nằm ở phía đông bắc Việt Nam và tiếp giáp với Trung Quốc (đảo Hải Nam), biển Bắc Trung bộ (một phần biển Đông) ở phía đông Việt Nam, biển Nam Trung bộ (một phần biển Đông) ở phía đông nam và vùng biển Tây Nam (một phần vịnh Thái Lan) nằm phía tây nam của Việt Nam tiếp giáp với Campuchia và Thái Lan
Biển, đảo Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế quan trọng, nằm án ngữ tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch của thế giới và các nước trong khu vực Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải lớn của thế giới Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyên chở hàng hóa xuất, nhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận lợi Bên cạnh đó, biển, đảo Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu
mỏ, khí đốt và các nguồn tài nguyên khác Dọc ven theo bờ biển nước ta có nhiều bãi triều, eo vịnh, đầm phá rất thuận lợi cho du lịch biển, đảo và nuôi, trồng hải sản
có giá trị; thuận lợi cho xây dựng cảng biển, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu quy mô lớn
Trang 81.2 Vai trò của biển, đảo trong xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Biển, đảo Việt Nam có vị trí, vai trò trọng yếu về quốc phòng – an ninh Biển, đảo nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; các vùng biển
và hải đảo cùng với đất liền hình thành phên giậu, pháo đài, chiến lũy nhiều tầng, lớp, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn vững chắc bảo vệ Tổ quốc Ngày nay, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển, đảo Việt Nam có vai trò đặc biệt quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ của đất nước ở hướng đông Chính vì vậy bảo vệ biển, đảo là bảo vệ:
Bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên: Biển và đảo là phần quan trọng của lãnh thổ quốc gia và các tài nguyên trên đó được sử dụng để phục vụ cho nhu câ của dân cư
và kinh tế Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ quốc gia và các tài nguyên quan trọng của nó trước các hoạt động xâm phạm của các nước khác
Bảo vệ quyền lợi kinh tế: Biển và đảo cũng là một nguồn lợi kinh tế quan trọng, bao gồm nguồn lực thủy sản, dầu khí, khai thác khoáng sản, du lịch và thương mại Bảo vệ chủ quyền biển, đảo giúp bảo vệ quyền lợi kinh tế của quốc gia
và đảm bảo sự phát triển bền vững của nó
Bảo vệ quyền lợi chính trị: Biển và đảo cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện quyền lực chính trị của một quốc gia Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ quyền lợi chính trị của quốc gia và đảm bảo sự tồn tại của nó trên trường quốc tế
Giữ gìn an ninh và trật tự: Biển và đảo cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động
an ninh và trật tự quốc tế như tàu thuyền, hàng hải, hàng không và tài nguyên tự nhiên Bảo vệ chủ quyền biển, đảo giúp đảm bảo an ninh và trật tự trên biển, bảo vệ quyền lợi của các quốc gia và đảm bảo sự hòa bình trong khu vực
Vì những lý do trên, chúng ta có thể thấy việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và cần được đảm bảo và thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả
TS TRẦN NAM TIẾN, Khái quát về Biển của VN, Báo tuổi trẻ, https://tuoitre.vn/khai-quat-ve-bien-cua-vn-508690.htm , 27/08/2012
Trang 9NGUYỄN NHÂM, Vai trò của biển, đảo đối với quốc phòng, an ninh bảo
vệ Tổ quốc, Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam VOV, https://vov.vn/bien-dao/vai-tro-cua-bien-dao-doi-voi-quoc-phong-an-ninh-bao-ve-to-quoc-112422.vov , 29/11/2023
Chương 2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Những thách thức đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Chủ quyền biển đảo bị tranh chấp: Việt Nam đang phải đối mặt với các tranh chấp về chủ quyền biển đảo với một số nước trong khu vực, đặc biệt là về vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa Các tranh chấp này đã gây căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến xung đột trực tiếp
“Năm 1974 và cho đến nay, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm các đảo ở quần đảo Hoàng Sa Đã nhiều lần xung đột bằng vũ lực giữa Việt Nam và Trung Quốc nổ ra ở khu vực này Những hành động của Trung Quốc đang xâm phạm trực tiếp đến chủ quyền trên biển của Việt Nam đối với vùng biển khu vực Hoàng Sa và các vùng lân cận”[1]
Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc với ranh giới “đường lưỡi bò” trên biển: Với công bố này, Trung Quốc yêu sách (đòi hỏi) cộng đồng quốc tế phải thừa nhận tính chất “lịch sử của đường lưỡi bò”, coi Biển Đông như một “vịnh
Trang 10lịch sử” của Trung Quốc; “đường lưỡi bò” được hiểu như đường biên giới trên biển của Trung Quốc và như thế Trung Quốc sẽ độc chiếm 80% diện tích của Biển Đông và Biển Đông trở thành vùng nước “nội thủy của Trung Quốc
Ngày “31/3/2023 Đài Loan tổ chức diễn tập bắn thật”[2] ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hành động này là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này; đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải; làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông
Khó khăn trong việc đối phó với các hoạt động xâm phạm: Việt Nam đang phải đối mặt với việc các tàu nước ngoài khai thác tài nguyên biển của nước ta trái qui định, đặc biệt là đánh cá quá mức của các tàu cá nước ngoài đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường biển của Việt Nam Nguy cơ dẫn đến bất ổn và căng thẳng giữa các khu vực, là mối lo ngại đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Nạn buôn lậu và tang trữ, sử dụng vũ khí trái phép trên Biển Đông, các hoạt động phi pháp khác cũng tác động đến chủ quyền biển, đảo của Việt Nam Các nhóm tội phạm tổ chức tấn công và tịch thu tài sản của các tàu cá Việt Nam cũng là một trong những sự kiện ngày càng trở nên phức tạp và gây ra nhiều nguy hiểm đối với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Việt Nam
Thiếu vốn đầu tư: Việt Nam đang cần đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và đào tạo nhân lực để tăng cường năng lực của lực lượng cảnh sát biển và nâng cao hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình Tuy nhiên, việc thiếu vốn đầu tư vẫn là một thách thức đối với Việt Nam
2.2 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ quyền biển, đảo
Chúng ta cần thống nhất phương châm hành động “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “kiên định nguyên tắc chiến lược, linh hoạt về sách lược”[3] trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Chủ quyền biển, đảo và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng, bất
di bất dịch, không thể để xâm phạm, không thể đánh đổi và không thể nhân nhượng Các biện pháp bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo phải được triển khai mạnh mẽ, kiên quyết vì chúng ta
có chính nghĩa, song cũng phải hết sức linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với điều kiện,
Trang 11hoàn cảnh, thời điểm cụ thể; lấy bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc và giữ vững hòa bình, ổn định để đất nước phát triển làm mục tiêu tối thượng Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, cho nên phải phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, có phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng cấp, từng lực lượng
Sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo là sức mạnh tổng hợp quốc gia, bao gồm và có sự kết hợp chặt chẽ tất cả các mặt trận, các lĩnh vực hoạt động: quốc phòng, an ninh, kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lý,… Trong đó, sức mạnh quốc phòng, an ninh giữ vai trò đặc biệt quan trọng Do vậy, phải xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trên biển vững chắc, thế bố trí chiến lược các lực lượng có chiều sâu, liên hoàn bờ - biển - đảo, sẵn sàng chuyển hóa thành thế trận chiến tranh nhân dân khi có xung đột Xây dựng các lực lượng quản lý, bảo vệ biển, đảo, dự bị động viên, dân quân, tự vệ biển mạnh, có chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, trong đó Hải quân là lực lượng nòng cốt, cần tiếp tục được ưu tiên xây dựng tiến lên chính quy, hiện đại, ngang tầm nhiệm vụ Chỉ có trên cơ sở phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp và tập trung của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó Hải quân làm nòng cốt mới có thể bảo đảm được khả năng bảo vệ chủ quyền, duy trì hòa bình, ổn định lâu dài trên biển
Nhân dân ta từ lâu đã đúc kết: “trong ấm, ngoài êm” Đây không chỉ là bài học sâu sắc với đối nhân, xử thế trong mỗi gia đình mà còn cả quốc gia Lịch sử dân tộc nhiều lần chứng minh, khi nội bộ đoàn kết, lòng dân hòa thuận thì biên cương, bờ cõi yên ổn Nhưng khi trên dưới bất hòa, lòng dân ly tán, ắt ngoại bang
sẽ nhòm ngó, xâm lăng Suy ra, trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo, “biển yên” thì
“bờ ấm”, có bảo vệ được bình yên biển, đảo thì trong nước mới ổn định, phát triển Ngược lại, “trong bờ có ấm, ngoài biển mới yên”, đất nước có ổn định, phát triển mới tạo ra thế và lực để bảo vệ biển, đảo Vậy nên, cần phải tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo Củng cố niềm tin và tạo sự đồng thuận, nhất trí cao trong hệ thống chính trị và nhân dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến phát triển kinh tế và bảo vệ chủ quyền
Trang 12biển, đảo Khi “ý Đảng” đã hợp với “lòng dân” sẽ tạo sức mạnh vộ địch, đập tan những mưu đồ của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển, đảo chống phá nước ta; đồng thời tạo ổn định chính trị trong nước để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong bờ, ngoài biển Và khi đó sẽ khơi dậy được lòng tự hào, tự tôn, truyền thống, ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc; hình thành mặt trận chính trị rộng lớn của nhân dân cả nước hướng về biển, đảo quê hương, chung sức đồng lòng bảo vệ biển, đảo Tổ quốc
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, muốn bảo vệ chủ quyền biển, đảo, chúng ta phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nêu cao tính chính nghĩa, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của quốc tế, “kiên quyết, kiên trì đấu tranh”[3], tằng cường hợp tác quốc tế, “tạo sự đan xen lợi ích”, “vừa hợp tác, vừa đấu tranh”[3] Và cũng cần xác định, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông là vấn đề lâu dài, không thể nóng vội, kiên trì hợp tác tìm kiếm biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không làm phức tạp thêm tình hình, bảo vệ lợi ích chính đáng của ta, đồng thời tôn trọng lợi ích chính đáng của các nước trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế Tăng cường công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại quốc phòng với các nước trong khu vực, các nước có vùng biển giáp ranh, chồng lấn để xây dựng lòng tin, tạo sự hiểu biết lẫn nhau, giảm bớt căng thẳng, kịp thời phối hợp giải quyết bất đồng và các vấn đề nảy sinh trên biển Qua đó, hình thành môi trường thuận lợi cho bảo vệ chủ quyền biển, đảo, không để xảy ra xung đột, không để đất nước bị cô lập trong vấn
đề Biển Đông, cung các nước xây dựng vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển, ổn định lâu dài
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải có hệ thống chính sách, pháp luật chặt chẽ, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế Do đó, trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới, Luật Biển Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tạo hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất trong quán lý, thực thi và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Chú trọng nghiên cứu xây dựng các chính sách về phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển; về kết hợp