1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quan điểm của đảng cộng sản việt nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay 3

29 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Với mục đích tìm hiểu và làm sáng tỏ quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tìm hiểu các chính sách, giải pháp và

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAMTIỂU LUẬN

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀBẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG GIAI ĐOẠN

Trang 2

Tp Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 4

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

2 Trần Nguyễn Tường Quang Nội dung chương 1 Hoàn thành tốt 3 Lâm Tấn Thái Nội dung chương 2 Hoàn thành tốt 4 Trần Quốc Việt Nội dung chương 3 Hoàn thành tốt 5 Trần Minh Quang Nội dung chương 3 Hoàn thành tốt

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ BIỂN, ĐẢO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 2

1.1 Giới thiệu khái quát về biển, đảo Việt Nam 2

1.2 Vai trò của biển, đảo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 6

Chương 2 QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 8

2.1 Tình hình bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta trong giai đoạn hiện nay 8

2.2 Quan điểm của Đảng về bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình

Trang 6

MỞ ĐẦU

Để có được đất nước hòa bình, độc lập như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam ta đã phải trải qua biết bao cuộc chiến ác liệt để đánh bại biết bao kẻ thù; phải đánh đổi cả sự sống, tình cảm riêng tư với quyết tâm quét sạch bè lũ xâm lăng mang lại hòa bình và bảo vệ toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng cho đất nước Thế nên, ngoài những mảnh đất trên đất nước Việt Nam ta, từ đồng bằng đến miền núi, thì biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng không thể nào tách rời của Tổ quốc.

Biển, đảo không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Chính vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và được thể hiện trong tư duy của Đảng Cộng sản Việt Nam Tuy nhiên, để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang đối mặt với vô vàn thách thức và cơ hội.

Với mục đích tìm hiểu và làm sáng tỏ quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tìm hiểu các chính sách, giải pháp và hành động của Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo, tác giả đã chọn đề tài “quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với đường lối đúng đắn, công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều phương diện Với mục đích tìm hiểu và làm sáng tỏ quan điểm đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển đảo trong giai đoạn hiện nay, đồng thời tìm hiểu các chính sách, hành động của Đảng và Nhà nước Việt Nam để bảo vệ chủ quyền biển đảo, tác giả đã chọn đề tài “quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài kết thúc môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trang 7

Chương 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM VÀVAI TRÒ CỦA BIỂN, ĐẢO TRONG XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

1.1 Giới thiệu khái quát về biển, đảo Việt Nam

a Vị trí địa lý của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đông Nam Á Bờ biển Việt Nam dài 3.260km.Vùng biển Việt Nam bao gồm vùng nội thủy nằm bên trong đường cơ sở; lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài 350 hải lý Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, vùng biển Việt Nam có diện tích trên 1 triệu km2, gấp ba lần diện tích đất liền, chiếm 30% diện tích biển Đông Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển trên Năm 1982, Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố xác định đường cơ sở thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm Vùng biển Việt Nam có khoảng 3.000 đảo lớn nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa.

Biển, đảo Việt Nam có vị trí địa lý kinh tế quan trọng, nằm án ngữ tuyến đường hàng hải và hàng không huyết mạch của thế giới và các nước trong khu vực Biển Đông là một trong những tuyến đường hàng hải lớn của thế giới Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng chuyên chở hàng hóa xuất, nhập khẩu một cách nhanh chóng, thuận lợi Bên cạnh đó, biển, đảo Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các nguồn tài nguyên khác Dọc ven theo bờ biển nước ta có nhiều bãi triều, eo vịnh, đầm phá rất thuận lợi cho du lịch biển, đảo và nuôi, trồng hải sản có giá trị; thuận lợi cho xây dựng cảng biển, trong đó một số nơi có khả năng xây dựng cảng nước sâu quy mô lớn.

b Nguồn gốc và lịch sử phát triển biển, đảo Việt Nam

Biển và các đảo của Việt Nam có một lịch sử phát triển và quản lý lâu đời, liên quan sâu sắc đến văn hóa, lịch sử và chính trị của nước ta.

2

Trang 8

Thời cổ đại và Bắc thuộc: Trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ đã cho thấy quá trình gắn bó với biển cả của dân tộc từ những ngày đầu dựng nước Hình ảnh Lạc Long Quân dẫn 50 người con trai xuống biển đã cho thấy tổ tiên ta không chỉ gắn bó với đất liền mà còn gắn bó với biển khơi Đây được xem là tư duy sơ khai về quá trình chinh phục biển của người Việt cổ Hình thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sông nước, lấy thuyền làm phương tiện sinh sống Trải qua quá trình chống chọi với thiên nhiên, những đợt biến tiến rồi biến thoái, một tầng lớp cư dân đã hình thành trên cơ sở của một vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu Đó là một trong những nét độc đáo thể hiện tính chất bản địa của những nhóm cư dân thời dựng nước, trong đó có cư dân của nước Văn Lang Sau khi nước ta rơi vào ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc, những cư dân ven biển phía Bắc cũng bị áp bức, bóc lột nặng nề Sau khi đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (938), Ngô Quyền xưng vương, khôi phục nền độc lập của dân tộc, mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ - kỷ nguyên Đại Việt

Thời kỳ phong kiến: Trong thời kỳ này (từ thế kỷ X đến giữa giữa thế kỷ XIX), Dưới thời kỳ phong kiến, vấn đề chủ quyền lãnh hải luôn được các triều đại chăm lo quản lý Thời Lý đã thiết lập những trang, thời Trần thiết lập những trấn, thời Hậu Lê đặt tuần kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn, các đảo để quản lý biển, thu thuế của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển nước ta Thời Nam Bắc triều rồi Trịnh -Nguyễn phân tranh, với việc các chúa -Nguyễn cho thành lập và biến các đội Hoàng Sa, Bắc Hải thành một tổ chức của nhà nước, quyền làm chủ lãnh hải của nước ta được xác định chính thức Các thành viên trong đội Hoàng Sa, Bắc Hải là những người thông thạo nghề đi biển và có nhiều kinh nghiệm quý báu hoạt động ở những vùng biển nhiều đảo san hô Sang thời Tây Sơn các đội Hoàng Sa, Bắc Hải vẫn được chính quyền sở tại duy trì hoạt động Đến thời nhà Nguyễn các đời vua như Gia Long, Minh Mạng, tiếp tục đưa các đội thuyền ra biển cắm các cột mốc xác định chủ quyền tại các đảo và quần đảo trên biển đông đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Các bản đồ thời kì này đều xác định chủ quyền tại vùng biển và các đảo, quần đảo như Hoàng Sa, Trường Sa,

Trang 9

Thời kỳ Pháp thuộc: Sau khi bị thực dân Pháp tấn công xâm lược vào năm 1858, năm 1884 Việt Nam trở thành một thuộc địa của Pháp Quyền kiểm soát quản lý và khai thác biển, đảo cũng bị Pháp can thiệp , chủ quyền các vùng biển và đảo được xác định từ thời trước đều thuộc lãnh thổ Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp

Thời kỳ sau cách mạng tháng 8 năm 1945: Sau khi giành độc lập nhân dân Việt Nam tiếp tục bước vào 9 năm trường kỳ chống Pháp Tại Hội nghị hòa bình San Francisco (tháng 8/1951) với sự tham gia của 51 quốc gia, chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng đã được thừa nhận Tại Hội nghị này, trưởng đoàn đại biểu chính quyền Bảo Đại là Trần Văn Hữu đã khẳng định chủ quyền lâu đời của nhà nước Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không gặp bất cứ sự phản đối nào của 50 quốc gia tham dự còn lại Sự kiện đó chứng tỏ Hội nghị San Francisco đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa các đảo và lãnh hải Sau khi đánh bại Pháp năm 1954, dưới sự can thiệp của Mỹ (từ năm 1955 đến 1975), Việt Nam chia cắt thành hai miền, biển và các đảo vẫn đóng vai trò quan trọng trong các chiến lược quân sự và kinh tế của cả hai bên Năm 1956, các đảo Phú Lâm, Linh Côn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đảo Ba Bình (cũng thuộc Hoàng Sa) cũng bị Đài Loan chiếm Đến năm 1974, lợi dụng tình hình phức tạp trong khu vực và thế giới, Trung Quốc đưa quân ra chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng Hòa

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước vào năm 1975, Việt Nam bắt đầu tiến hành các biện pháp để phát triển kinh tế và quản lý biển và các đảo Việc quản lý tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển trở thành ưu tiên Đến năm 1988, Trung Quốc đưa quân tấn công Trường Sa, hải quân Việt Nam chống cự anh dũng giữ được hầu hết các đảo nhưng bị mất đá Gạc Ma.

Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia nằm ở vùng biển quan trọng và có nhiều đảo, bao gồm các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Chủ quyền biển đảo bị tranh chấp: Việt Nam đang phải đối mặt với các tranh chấp về chủ quyền biển đảo với một số nước trong khu vực, đặc biệt là về vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa Các tranh chấp này đã gây căng thẳng và có nguy cơ dẫn đến xung đột trực tiếp Việc quản lý,

4

Trang 10

bảo vệ và phát triển các tài nguyên biển là một trong những ưu tiên của chính phủ Việt Nam

c Chủ quyền biển, đảo Việt Nam

Chủ quyền biển và đảo của Việt Nam là quyền và trách nhiệm của Việt Nam đối với các vùng biển và đảo thuộc lãnh thổ của nước Việt Nam.

Căn cứ Công ước của Liên hợp Quốc về luật biển năm 1982, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nguồn gốc lịch sử của vùng biển, đảo, quần đảo của Việt Nam Để khảng định quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích Quốc gia, ngày 12/5/1977 chính phủ Việt Nam ra tuyên bố quy định các vùng biển, thềm lục địa và chế độ pháp lý các vùng biển Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ:

quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải

Đặc biệt là Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa xin, kì họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013) Các văn bản này tạo thành một hệ thống đồng bộ điều chỉnh các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước trên các vùng biển Việt Nam nói chung và nội thủy, lãnh hải của Việt Nam nói riêng Cùng với UNCLOS 1982, hệ thống pháp luật hiện hành về biển của Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển.

Vùng nội thuỷ: Là vùng nước phía trong đường cơ sở và tiếp giáp với bờ biển của nước CHXHCN Việt Nam Nhà nước CHXHCN Việt Nam thực hiện đầy đủ, toàn vẹn quyền, chủ quyền vùng nội thuỷ, quyền bất khả xâm phạm.

Lãnh hải của nước CHXHCN Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhât của bờ biển và cácc điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ chiều thấp nhất trỏ ra Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.

Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ

Trang 11

các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.

Vùng đặc quyền kinh tế tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển, có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm do và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế, có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học, có thẩm quyền bảo vệ môi trường chống ô nhiễm.

Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa (được mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó) Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam Ngoài ra có các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải (có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng).

1.2 Vai trò của biển, đảo trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Chủ quyền biển, đảo là một vấn đề rất quan trọng đối với Việt Nam nói riêng và các quốc gia biển nói chung Đây là một phần của lãnh thổ của đất nước, cấu thành chủ quyền quốc gia, cửa ngõ giao lưu quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Việt Nam là quốc gia biển, vì vậy vấn đề an ninh biển có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam, tác động lớn đến phát triển kinh tế biển và bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường hòa bình của đất nước Chính vì vậy chúng ta cần bảo vệ và hiểu biết về tầm quan trọng về chủ quyền biển, đảo Vậy, bảo vệ biển, đảo là bảo vệ:

Thứ nhất, bảo vệ lãnh thổ và tài nguyên Biển và đảo là phần quan trọng của lãnh thổ quốcgia và các tài nguyên trên đó được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu của dân cư và kinhtế Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ lãnh thổ quốc gia và các tài nguyên quantrọng của nó trước các hoạt động xâm phạm của các nước khác.

6

Trang 12

Thứ hai, bảo vệ quyền lợi kinh tế Biển và đảo cũng là một nguồn lợi kinh tế quan trọng, bao gồm nguồn lực thủy sản, dầu khí, khai thác khoáng sản, du lịch và thương mại Bảo vệ chủ quyền biển, đảo giúp bảo vệ quyền lợi kinh tế của quốc gia và đảm bảo sự phát triển bền vững của nó.

Thứ ba, bảo vệ quyền lợi chính trị Biển và đảo cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thể hiện quyền lực chính trị của một quốc gia Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là bảo vệ quyền lợi chính trị của quốc gia và đảm bảo sự tồn tại của nó trên trường quốc tế.

Thứ tư, giữ gìn an ninh và trật tự Biển và đảo cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động an ninh và trật tự quốc tế như tàu thuyền, hàng hải, hàng không và tài nguyên tự nhiên Bảo vệ chủ quyền biển, đảo giúp đảm bảo an ninh và trật tự trên biển, bảo vệ quyền lợi của các quốc gia và đảm bảo sự hòa bình trong khu vực.

Vì những lý do trên, bảo vệ chủ quyền biển, đảo rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và cần được đảm bảo và thực hiện một cách nghiêm túc và hiệu quả.

Trang 13

Chương 2

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONGGIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Tình hình bảo vệ chủ quyền biển, đảo của nước ta trong giai đoạn hiện nay

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng, không thể tách rời của Tổ quốc, cấu thành chủ quyền quốc gia, cửa ngõ giao lưu quốc tế, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước Đây cũng là địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, là tuyến phòng thủ phía Đông của đất nước, tạo khoảng không gian quan trọng để kiểm soát việc tiếp cận lãnh thổ trên đất liền.

Thời gian qua, trên Biển Đông đã và đang tồn tại các vấn đề lớn liên quan đến chủ quyền lãnh thổ cần phải giải quyết đó là: Bảo vệ chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, bảo vệ chủ quyền và giải quyết hòa bình tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa giữa 05 nước 06 bên, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei, Đài Loan, phân định ranh giới các vùng biển theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 và xác định ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Cùng với đó, những nhân tố gây mất ổn định, xâm phạm chủ quyền an ninh vùng biển, đảo Việt Nam vẫn đang diễn ra gay gắt, nguy cơ xung đột vũ trang, tranh chấp trên biển, đảo và thềm lục địa của nước ta vẫn chưa được loại trừ do đang tồn tại những nhận thức khác nhau về chủ quyền, có những yêu sách chủ quyền trai với thông lệ và luật pháp quốc tế, áp đặt tư duy chủ quan, nước lớn trong các hoạt động ở Biển Đông như: Đẩy mạnh việc xây đắp phi pháp các đảo nhân tạo, cải tạo các đảo đã chiếm đóng trái phép, nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, tăng cường các hoạt động chống phá, mở rộng vùng hoạt động kinh tế… Những hoạt động này đã và đang đe dọa, làm ảnh hưởng không chỉ đối với quốc phòng, an ninh của Việt Nam mà cả an ninh, an toàn của nhiều nước trong khu vực.

Nhận thức rõ nguy cơ, thách thức nói trên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã chủ động, tích cực giải quyết từng bước những tồn tại về biên giới lãnh thổ trên biển và đất liền với các nước liên quan Việt Nam đã ký nhiều hiệp định song phương với các nước liên quan đến biến, đảo như: Thỏa thuận hợp tác khai thác chung Việt Nam – Malaysia năm 1992; Hiệp định phân định ranh giới trên biển giữa Việt Nam –

8

Trang 14

Thái Lan năm 1997; Hiệp định phân địa lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2004; Hiệp định phân đinh ranh giới thềm lục địa với Indonesia năm 2003…

Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về biển, tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động khai thác, quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên biển phù hợp với UNCLOS 1982, phục vụ nhiệm vụ tập trung phát triển kinh tế, thúc đẩy quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, nâng tầm vị thế của nước ta trên trường quốc tế Cụ thể là: Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Trên cơ sở đó, ngày 30/05/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 Trên cơ sở đó, ngày 05/03/2020 Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ-CP về việc ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân và đồng bào fta ở nước ngoài về vị trí, vai trò của biển, đảo với phát triển kinh tế, bảo vệ chủ quyền quốc gia được nâng cao lên rõ rệt Chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển được giữ vững, công tác tìm kiếm cứu nạn, an toàn hàng hải cơ bản được bảo đảm, công tác đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển được triển khai chủ động, toàn diện Kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển đất nước, hệ thống kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của người dân vùng biển được cải thiện Nghiên cứu khoa học, điều tra cơ bản, phát triển nguồn nhân lực về biển đạt được nhiều kết quả tích cực Công tác quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên môi trường biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng được chú trọng Hệ thống chính sách, pháp luật, bộ máy quản lý nhà nước về biển, đảo từng bước được hoàn thiện và phát huy hiệu lực, hiệu quả.

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:26

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN