1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội

310 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TEN DE TAI:

ĐÀO TAO KY NANG TU VAN PHAP LUẬT TRONG LĨNH

VUC THUONG MAI TAI TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI

Chủ nhiệm đề tài : TS.Nguyén Thi Dung —

Phó trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Thư ký đề tài — : ThS.Cao Thanh Huyền —

Bộ môn Luật Thương mại,

Khoa Pháp luật Kinh tế

Trang 2

DANH SÁCH TÁC GIÁ THAM GIA THUC HIỆN DE TÀI k*wkxw***x*xx*x*x*x**x*x*xx*x%*

Chủ nhiệm đề tài: TS.Nguyễn Thị Dung

-Phó trưởng Khoa Pháp luật Kinh tế Thư ký đề tài: ThS.Cao Thanh Huyền —

Bộ môn Luật Thương mại,

Khoa Pháp luật Kinh tế Các tác giả tham gia thực hiện đề tài:

stt Tén tac gia Don vi công tác Chuyén dé TS.Nguyén Thi Dung va : Báo cáo

1 ` Khoa Pháp luật Kinh tê :

ThS.Cao Thanh Huyén tong quan

TS.Nguyén Thi Dung va ` „ \

2 ` Khoa Pháp luật Kinh tê Chuyên đê 1ThS.Pham Thị Huyén

, Công ty Luật TNHH

TS.LS.Vũ Đặng Hải Yên :3 SMIC Chuyên đê 2

TS.Nguyễn Thị Dung Khoa Pháp luật Kinh tế

, Công ty Luật TNHHTS.LS.Vũ Đặng Hải Yên

4 | ThS.Vũ Thị Hòa Như và Chuyên đề 3 ThS.Nguyễn Thị Huyền Khoa Pháp luật Kinh tế

E sờ Công ty Luật TNHH

TS.LS.Vũ Đặng Hải Yên :

5 SMIC Chuyên dé 4

ThS Vũ Thị Hòa Nhu Khoa Pháp luật Kinh tế

ThS.Cao Thanh Huyén va , `

6 Khoa Pháp luật Kinh tê Chuyên đê 5

ThS.Phạm Thị Huyền

Trang 3

MỤC LỤC ĐÈ TÀI

Tên đề tài: “Đào tao kỹ năng tw van pháp luật trong lĩnh vực thương mai tại

Trường Dai học Luật Hà Noi.”

Mục Nội dung Trang

I | Báo cáo tổng quan dé tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở

1 | Tinh cấp thiết của việc nghiên cứu dé tài 2

2 | Tông quan tình hình nghiên cứu đê tài 4

3 | Đôi tượng va phạm vi nghiên cứu 9

4 | Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10

5 | Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu II Il | Tông hợp kết quả nghiên cứu dé tài nghiên cứu khoa học cấp

cơ sở

1.| Thực trạng đào tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực

thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội W

1.1 | Thực trạng vê cách thức đào tao lỗ 1.2 | Thực trạng vé vị trí môn học và nội dung, phương pháp giảng dạy

môn học Kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại 8

2.| Những dé xuât cu thé về đào tạo kiến thức pháp lý và kỹ năng

thực hành tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại 2

2.1 | Dé xuất về nội dung dao tạo và triên khai nội dung đào tạo trong

khuôn khổ môn học chuyên đề 5 tuần ˆ

2.2 | Đề xuất về kế hoạch dao tạo 6S 2.3 | Dé xuất vê phương pháp giảng dạy, đào tao 65 2.4 | Dé xuất vê kiểm tra, đánh giá 67 2.5 | Dé xuat vé diéu kién giang day 69

Trang 4

Phân thứ hai:

Các chuyên dé nghiên cứu của dé tài

Chuyên dé 1: Thực trạng đào tao kỹ năng tư vẫn pháp luật

trong lĩnh vực thương mại tại trường Đại học Luật Hà Nội và

một số định hướng đổi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo

Dao tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại với van

đề nâng cao chất lượng dao tao tai Trường Dai học Luật Hà Nội 73

Thực trạng đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực

.| Những vướng mắc, bất cập, nguyên nhân và giải pháp đôi mới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng tư vẫn pháp luật trong

lĩnh vực thương mai tại Trường Dai học Luật Hà Nội

Một số kỹ năng tu van pháp luật được sử dung trong tư van pháp

Một sô vụ việc trong tư vấn pháp luật vê doanh nghiệp và vận dụng kỹ năng chung về tư van pháp luật dé giải quyết vụ việc tư

Phuong pháp triên khai giờ giảng của giảng viên và yêu cau doi với giảng viên khi thực hiện giảng dạy kỹ năng tư vấn pháp luật

về doanh nghiệp

Yêu câu đôi với việc kiêm tra đánh giá (ra đê thi, kiêm tra ) 128 Chuyên dé 3: Đào tạo kỹ năng tư vẫn pháp luật về hop đông

trong hoạt động thương mại

Trang 5

Cơ sở pháp lý can thiết dé thực hiện hoạt động tư van pháp luật

Một sô kỹ năng tư vẫn pháp luật được sử dụng trong tư vẫn pháp

luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại 156

Vụ việc dién hình trong tư van pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại và vận dụng kỹ năng chung về tu van pháp luật

đê giải quyét vụ việc tư van

Phương pháp triên khai giờ giảng của giảng viên và yêu cau đôi với giảng viên khi thực hiện giảng dạy kỹ năng tư vấn pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại

Yêu câu đôi với việc kiêm tra đánh giá (ra đê thi, kiêm tra ) 173

Chuyên dé 4: Đào tạo kỹ năng tư van pháp luật về đầu tư

Cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện hoạt động tư vẫn pháp luật

Một số kỹ năng tu van pháp luật được sử dụng trong tư van pháp

Vụ việc điên hình trong tư van pháp luật vê dau tư và vận dụng

kỹ năng chung về tư van pháp luật dé giải quyết vụ việc tư van 209 Phương pháp triên khai giờ giảng của giảng viên và yêu câu doi

với giảng viên khi thực hiện giảng dạy kỹ năng tư vấn pháp luật

vê dau tư

Yêu câu đôi với việc kiêm tra, đánh giá (ra đê thi, kiêm tra ) 220 Chuyên dé 5: Đào tạo kỹ năng tw van pháp luật về giải quyết

tranh chấp thương mai và thi hành phán quyết trọng tài

thương mai, ban an của Tòa an

Cơ sở pháp lý đê thực hiện hoạt động tu van pháp luật vê giải

quyết tranh chấp thương mại và thi hành phán quyết của trọng tài

thương mại, bản án của Tòa án

222

Trang 6

Một số kỹ năng tư van pháp luật về giải quyết tranh chap thương

mại và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại, bản án cua] 249

Tòa án

Một số vụ việc dién hình trong tư van pháp luật về giải quyết

tranh chấp thương mại và thi hành phán quyết của trọng tài| 272

thương mại, bản án của Tòa án

Phương pháp triên khai giờ giảng của giảng viên và yêu cau đối với giảng viên khi giảng dạy kỹ năng tư vấn pháp luật về giải

quyết tranh chấp thương mại và thi hành phán quyết của trọng tài 285

thương mại, ban án cua Tòa án

Yêu cau đôi với việc kiếm tra, đánh giá (ra dé thi, kiêm tra ) 286

Danh mục tài liệu tham khảo 288Bai tap chi

Trang 7

DANH MỤC TU VIET TAT

1.BLDS: Bộ luật Dan sự2.LTM: Luật Thuong mại3.LDN: Luật Doanh nghiệp

4.Bộ luật TTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự

5.Luật TTTM: Luật Trọng tài thương mại

Trang 8

PHAN MỞ ĐẦU

BAO CÁO TONG QUAN VÀ KET QUÁ NGHIÊN CỨU ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ

“ĐÀO TẠO KY NANG TƯ VAN PHAP LUAT TRONG LĨNHVỰC THƯƠNG MẠI TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI”

Trang 9

PHẢN I

BAO CAO TONG QUAN

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO “Dao tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mai

tại trường Đại học Luật Hà Nội”

1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Từ năm 2008, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chính thức thực hiện việc

dao tạo kỹ năng tư van pháp luật cho sinh viên thông qua việc đưa dần các môn kỹ năng tư vẫn pháp luật vào giảng dạy trong chương trình đại học hệ chính quy, bao gồm các môn học: Kỹ năng chung về tư van pháp luật, Kỹ năng tư van pháp luật lao động, Kỹ năng tư vẫn pháp luật thuế, Kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng thương mai, Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại, Kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực đất đai,.v.v Sau một thời triển khai, việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn kỹ năng đã và đang là vấn đề quan trọng, cấp thiết tại Trường Đại học Luật Hà Nội nói riêng và trong các cơ sở đào tạo nói chung, hướng tới mục tiêu cung cấp sản phẩm đầu ra vững về lý thuyết, thành thạo kỹ năng thực hành, nhăm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân

lực pháp luật của xã hội.

Việc đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật thương mại trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội được chính thức thực hiện thông qua triển khai giảng dạy môn học Kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại.

Cũng giống như việc đào tạo kỹ năng tư vẫn pháp luật trong nhiều lĩnh vực pháp

luật chuyên ngành, việc đào tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại là cần thiết, song đã và đang gặp phải khá nhiều vướng mắc, bất cập nỗi bật, đó là: (i) Chương trình môn học chưa được nghiên cứu day đủ, toàn diện và chưa có những điều chỉnh cần thiết sau một thời gian áp dung; (ii) Nội dung và cách thức triển khai bài day chủ yếu phụ thuộc vào nghiên cứu và tích luỹ kinh

Trang 10

nghiệm của mỗi giáo viên, dẫn đến chất lượng không đồng đều, các kỹ năng

được dao tạo cho sinh viên không toàn diện do sự trùng lặp hoặc thiếu hụt do không có sự thống nhất giữa các giáo viên cùng lên lớp và các chương trình các

môn học hữu quan; (111) Không có giáo trình, không có tập bài giảng

Do vậy, việc nghiên cứu để chuẩn hoá kết cấu chương trình dao tạo,

chương trình môn học, nội dung bài giảng và phương pháp giảng dạy các môn

kỹ năng, nhằm tiến tới cải thiện chất lượng đào tạo kỹ năng tư vẫn nói chung và Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại nói riêng là rất cần thiết và

có ý nghĩa quan trọng.

Qua những khoá học cho các khoá 38, 39, với mức độ hài lòng của người

học đối với các môn kỹ năng chưa cao (thé hiện qua kết quả khảo sát phục vu sơ kết đào tạo cử nhân ngành luật kinh tế), nhà trường cũng chưa có những nghiên cứu chính thức dé cải thiện thực tế này Thực tế, nội dung nhiều môn học kỹ năng có sự trùng lặp, thiếu tính thống nhất, đặc biệt là môn học Kỹ năng chung về tư vẫn pháp luật, Kỹ năng tư vấn pháp luật thương mại và Kỹ năng đàm phán soạn thảo hợp đồng thương mại

Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc giảng dạy, đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại nhà trường còn thiên về lý thuyết, dẫn đến khả năng tiếp cận và giải quyết các van đề thực tiễn của sinh viên còn han chế Người dạy kỹ năng còn thiếu kỹ năng thực tế, trừ một số giảng viên có tham gia thực hành nghề luật trong thực tiễn Thiết kế các tình huéng tư van xuất phát từ thực tiễn để đưa vào nội dung giảng dạy, mở rộng nguồn giáo viên tham gia vào quá trình đào tạo, kết hợp các phương thức đào tạo ngoài việc giảng dạy trên giảng đường là những mong muốn của cả người dạy và người học Những nội dung nay cần được phân tích, nghiên cứu một cách day đủ, nhằm đổi mới về chất hoạt động đào tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại trong nhà trường Đây là lý do và mục đích của việc nghiên cứu đề

tai, nói lên sự cân thiét của việc triên khai nghiên cứu dé tai: “Đào tạo kỹ năng

Trang 11

tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội”

hiện nay.

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu ở trong nước2.1.1 Sách:

- Sách tham khảo “Số tay Kỹ năng tư van pháp luật” (2011) sách liên kết

xuất bản của Trung tâm phát triển và hội nhập (CDI), Văn phòng luật sư Investlinkco va Oxfam Đoàn kết Bi Cuốn sách gồm 11 phần, nghiên cứu về các nội dung: Tổng quan về tư vấn pháp luật và pháp luật về tư vấn pháp luật, quy tac đạo đức va ứng xử trong hoạt động tư van, tổng quan về quy trình tư van pháp luật, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc và xác định van đề tư van, kỹ năng nghe, đọc, hỏi trong hoạt động tư van pháp luật, kỹ năng nói trong hoạt động tư vấn pháp luật, kỹ năng tiếp xúc khách hàng, giao tiếp trong hoạt động tư vẫn pháp luật, kỹ năng lập văn bản tư vẫn, kỹ năng tư vấn pháp luật tại cộng đồng, đánh giá nhu cầu cộng đồng và kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp

- Giáo trình “Kỹ năng tư van pháp luật” của Học viện Tư pháp, NXB Công an nhân dân (2012) Giáo trình gồm 21 chương, chia hai phan Phan 1 phân tích các kỹ năng chung về tư van pháp luật, và phần 2 nghiên cứu về tư van pháp luật một số loại việc cụ thể về pháp luật đầu tư, doanh nghiệp, lao động, hợp đồng, tư van pháp luật về hôn nhân, thừa kế, đất đai, khiếu kiện hành chính Phần 2 của giáo trình nêu và phân tích nhiều vấn đề pháp luật cần tư van nhưng các bài viết không tiếp cận theo cách hướng dẫn kỹ năng tư van.

- Giáo trình “Kỹ năng tư van pháp luật cho doanh nghiệp” của Học viện Tư pháp, NXB Công an nhân dân (2016) Giáo trình bao gồm 9 chương với nội dung tư van pháp luật về thành lập, giải thé doanh nghiệp, quản ly nội bộ doanh nghiệp, tư vấn pháp luật về đất đai cho doanh nghiệp, tư vẫn pháp luật về tài chính cho doanh nghiệp, thuế, lao động, sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp Bên

Trang 12

cạnh một số ít nội dung mang tính chất “kỹ năng”, hầu hết các tác giả chọn cách

tiếp cận phân tích các nội dung pháp lý cơ bản cần thiết cho hoạt động tư vấn về các vấn đề liên quan.

- Sách “Kỹ năng năng hành nghề luật sư tư van” — Nhà xuất bản Lao động

2017 của tác giả Trương Nhật Quang Các kỹ năng cơ bản trong việc hành nghề luật sư được phân tích trong cuốn sách gồm: (i) nghiên cứu và phân tích, (ii)

trình bày ý kiến tư van và (iii) soạn thảo và đàm phán hợp đồng được viết lại

gan như hoàn toàn và chỉ tiết hơn dé bạn đọc có thé áp dụng trên thực tế dé dang hơn Trong các phần này, tác giả chủ yêu sử dụng một ví dụ về giao dịch mua

bán, sáp nhập công ty dé bạn đọc có thể hình dung toàn bộ một quá trình tư duy cơ bản của luật sư từ việc nghiên cứu và phân tích các vấn đề pháp lý và trình bày các vấn đề pháp lý với khách hàng đến việc soạn thảo và đàm phán hợp đồng cho khách hàng Quá trình nghiên cứu và phân tích được xây dựng dựa trên các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về nguồn của pháp luật và trình tự áp dụng phát luật.

Cuốn sách cập nhật các thay đổi trong thời gian gần đây liên quan đến một số van đề về đạo đức hành nghề luật sư Các quy tắc đạo đức nghé nghiệp là một van đề tương đối mới tại Việt Nam và đang trong quá trình phát triển Cuốn sách phân tích các thay đổi pháp luật gần đây, trong đó có Điều 19.3 của Bộ luật Hình sự 2015 về nghĩa vụ tố giác của luật sư đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội đặc biệt nghiêm trọng.

Cuốn sách có một phần mới phân tích các trách nhiệm cơ bản mà luật sư có rủi ro phải gánh chịu trong quá trình hành nghề khi vi phạm quy tắc đạo đức nghề nghiệp và quy định pháp luật Các trách nhiệm được phân tích bao gồm (i) trách nhiệm kỷ luật của đoàn luật sư, (ii) trách nhiệm hành chính theo quyết định

của cơ quan quan lý nhà nước, (11) trách nhiệm dân sự với khách hàng va/hoac(iv) trách nhiệm hình sự khi phạm tội.

Trang 13

- Sách “Hỏi đáp Luật thương mại” NXB Chính trị - Hành chính (2012) do

TS Nguyễn Thị Dung (chủ biên) tiếp cận ở dang hỏi đáp về các van dé co bản

của Luật Thương mại cùng với các sự kiện, tình huống giả định, tình huống thực tiễn có hướng dẫn giải quyết trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành Sách không nghiên cứu trực tiếp về kỹ năng tư vấn pháp luật thương mại nhưng có liên quan nhiều đến hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại.

Nhìn chung, đã có một số sách, giáo trình nghiên cứu các kỹ năng chung

về tư van pháp luật và những nội dung kiến thức pháp luật thương mại cần cho hoạt động tư vấn Tuy nhiên, chưa có sách hay bộ giáo trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tư vấn pháp luật trong lĩnh vực pháp luật thương mại cũng như

vẫn đề nâng cao kỹ năng tư vấn pháp luật thương mại thông qua hoạt động đảo

2.1.2 Báo, tạp chí, bài viết Hội thảo

- Bài viết “ Kỹ năng thu thập thông tin từ khách hàng trong hoạt động tư

vẫn pháp luật của Luật sư”! của Ths Chu Liên Anh (Trường Đại học Luật Hà

Nội) đăng tải trên trang hocvientuphap.edu.vn (truy cập ngày 19/12/2016).

Thông qua các phân tích về kỹ năng đạt câu hỏi, kỹ năng lắng nghe, và thực trạng biểu hiện của những kỹ năng này, bài viết đã phân tích một số đặc trưng cơ

bản của kỹ năng thu thập thông tin từ khách hàng và thực trạng của vận dụng kỹ

năng này trong hoạt động tư vấn pháp luật của Luật sư.

Bài viết chỉ nghiên cứu về một kỹ năng trong hoạt động tư vẫn mà không nghiên cứu trực tiếp, toàn diện về kỹ năng tư vẫn pháp luật cần có và đặc biệt là

trong lĩnh vực pháp luật thương mại.

- Hội thảo “ Xây dựng chương trình giảng dạy kỹ năng cơ bản nghề luật” do Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức 10/2012 bàn về những kỹ năng cơ bản cần đưa vào chương trình giảng dạy ở Việt Nam, bao gồm kỹ năng nói, viết, kỹ

' http//www.hoevientuphap.edu.vn (truy cập ngày 19/12/2016)

Trang 14

năng tìm kiếm, khai thác thông tin, phân tích đánh giá trong nghề luật, trong đó có nghề tư van pháp luật Tuy nhiên hội thảo không bàn chuyên sâu về các kỹ

năng tư vấn pháp luật và tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại 2.1.3 Luận văn, luận án, đề tài khoa học

- Luận án tiến sỹ Tâm lý học “ Kỹ năng tư van pháp luật của luật sư”,

Học viện Khoa học Xã hội (2011) của tác giả Chu Liên Anh Luận án nghiên

cứu dưới góc độ tâm lý học về mức độ biểu hiện, kỹ năng tư vẫn pháp luật của

luật sư, chỉ ra thực trạng của kỹ năng này của luật sư ở Việt Nam, trên cơ sở đó

đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao trình độ kỹ năng tư vẫn pháp luật

của luật sư ở Việt Nam.

Có thé nói, cho đến nay, ở Việt Nam chưa có giáo trình, tập bài giảng, sách, luận văn, luận án đề tài khoa học hay bài báo, tạp chí, hội thảo nào đề cập trực tiếp và toàn diện đến vấn đề Kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại cũng như vấn dé nâng cao kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực

thương mại thông qua hoạt động giảng dạy, đào tạo ở bậc học cử nhân.2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Ở nước ngoai, phần lớn các công trình nghiên cứu được tìm thấy là các sách nói về kỹ năng của Luật sư nói chung mà trong đó có bao gồm cả kỹ năng tư vấn pháp luật Có thé kế đến một số công trình nghiên cứu sau đây:

Sách “Các kỹ năng thiết yếu của Luật sư” (Essential Lawyering skills

-Aspen coursebook) của Stefen Krieger, Richard K Neumann’ Phần lớn sinh

viên Luật ở Mỹ đều phải đọc va học qua tài liệu này Cuốn sách cung cấp một cái nhìn rất sâu và chi tiết vào các kỹ năng của Luật sư, cụ thé bao gồm kỹ năng giải quyết van đề, phỏng van, tư van, đàm phán, và phân tích các dit liệu thực tế Cụ thé, sách bao gồm những nội dung chính sau:

“https://images-na.ssl-mages-amazon.com/images/I/51zYQcxCgGL SX348 BOI,204,203,200_.jpg

Trang 15

(i) Dua ra những thảo luận rõ ràng, súc tích tập trung vào mối quan hệ luật

sư - khách hàng, và các cơ chế đàm phán, thuyết phục, dựa trên những buổi làm

việc thực tế do các luật sư cung cấp.

(ii) Dua ra những sự giải thích về nghệ thuật sử dụng những dé liệu thực

tế vào việc thuyết phục khách hàng, với những ví dụ rất trực quan, giúp cho sinh viên hiểu được cách làm thé nào dé tổ chức những dữ liệu thực tế theo ý muốn

của mình nhằm mang lại hiệu quả thuyết phục cao nhất.

(11) Cung cấp nhiều ví dụ thực tế thú vị, sát với nội dung của sách, do các

luật sư nồi tiếng cung cấp

(iv) Dua ra các vấn đề về trách nhiệm nghề nghiệp mà luật sư cần lưu ý khi hành nghé.

-Sách “ Kỹ năng luật sư trong giao dịch hợp đồng: Phỏng vấn khách hàng, tư vấn va đàm phan” (Transactional Lawyering skills: Client Interview,

Counseling, and Negotiation) của Richard K Neumann’.

Cuốn sách “Kỹ năng luật su trong giao dich hop đồng: Phỏng vấn khách hàng, tư van và đàm phán” là một nhánh nhỏ của cuốn sách “Những kỹ năng cơ

ban của luật su” (Essential Lawyering skills) dành riêng cho sinh viên Luật

quan tâm đến các giao dịch hợp đồng cũng do Richard K Neumamn biên soạn Ông là một luật sư, tác giả được đánh giá rất cao trong giới luật gia ở Mỹ Sách được thiết kế để làm giáo trình chính cho các khoá học liên quan đến soạn thảo hợp đồng và các kỹ năng giao dịch hợp đồng Vẫn với phong cách của Neumannm, sách mang đến một cái nhìn rất sâu, chi tiết và chuyên nghiệp về các kỹ năng của luật sư trong tiếp xúc với khách hang, cách giải quyết van dé,

ngăn ngừa rủi ro, kỹ năng phỏng vân, tư vân, và đàm phán các vân đê liên quan

*https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/4lamucxkiHL SX349 BO1,204,203,200_ jpg

Trang 16

đến trách nhiệm nghề nghiệp cũng được đề cập đến xuyên suốt trong các nội

dung được trình bày.

Như vậy, cũng giống như tình hình nghiên cứu ở trong nước, các công trình thường nghiên cứu các kỹ năng luật sư, kỹ năng tư vấn pháp luật nói chung, không tìm thay công trình nghiên cứu cụ thé về kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mai hay van dé giảng day, đào tạo kỹ năng tư van pháp

luật trong lĩnh vực thương mại.

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là hoạt động đào tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội, cụ thể bao gồm nội dung đảo tạo, phương pháp đào tạo và các yêu cầu đối với người day, về kiểm tra đánh giá.

3.2.Pham vi nghiên cứu:

Phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nghiên cứu hoạt động đào tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại thuộc chương trình đào tạo cử nhân luật tại Trường Đại học Luật Hà Nội và trong bối cảnh áp dụng học chế tín chỉ, tức là, đặt phạm vi nghiên cứu đề tài trong bối cảnh phù hợp với kết cau chương trình đào tạo với những môn học bắt buộc và nhiều môn học tự chọn khác Xuất phát từ bối cảnh này, mặc dù khái niệm “pháp luật thương mại” có phạm vi rất rộng, mặc dù việc đào tạo hay tích luỹ kinh nghiệm dé hình thành kỹ năng tư vấn pháp luật thương mại có thể bằng nhiều cách thức đa dạng, song, do trong nhà trường còn triển khai nhiều môn Kỹ năng tư van pháp luật trong nhiều lĩnh vực khác nhau nên dé tránh trùng lặp giữa các môn học, trong khuôn khổ dé tài này, nhóm tác giả đã chủ yếu nghiên cứu kỹ năng tư van pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng trong thương mại, pháp luật phá sản và giải quyết tranh chấp, pháp luật về đầu tư Đề tài cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu kỹ

năng tu vân về nội dung của vụ việc thương mại, không đi sâu làm rõ các vân đê

Trang 17

mang tính chất thủ tục tư vẫn hay kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, mặc dù

không thé bỏ qua các nội dung này trong quá trình nghiên cứu.

4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Về mục đích nghiên cứu: Đề tài được thực hiện với mục đích trang bị kiến thức và kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại để nâng cao chất lượng đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực này cho sinh viên bậc đại học, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra của Trường Đại học Luật Ha Nội Dé tài không đặt mục đích xây dựng bài giảng mẫu hay tình huống

mau, bởi mỗi giờ giảng đều thành công dựa vào sự sáng tạo của người day, tuy nhiên, nhóm nghiên cứu có đưa ra những đề xuất về cách thức, phương pháp vận dụng kỹ năng tư vẫn khi tiếp nhận và xử lý yêu cầu tư vấn để thông qua đó, hình thành quá trình tư duy và kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vưc thương mai

cho người học.

Dé thực hiện mục dich này, nhiệm vụ nghiên cứu của dé tài là:

- Phân tích và đánh giá thực trạng đào tạo Kỹ năng tư vấn pháp luật trong

lĩnh vực thương mai tai Trường Đại học Luật Hà Nội;

- Phân tích cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại, tập trung vào các kiến thức pháp lý cơ bản về pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng trong hoạt động thương mại, pháp luật về đầu tư, pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại và thi hành phán quyết

trọng tài và bản án của Toà án;

- Phân tích một số tình huống, vụ việc tư van pháp luật về doanh nghiệp, về hợp đồng, về đầu tư và giải quyết tranh chấp thương mại, cách thức vận dụng các kỹ năng tư van cơ bản dé xử lý tình huống/vụ việc tư vẫn, thông qua đó, hình thành kỹ năng tư vấn cho người học;

- Đề xuất những giải pháp đổi mới nội dung chương trình, cách thức dao tạo, phương pháp giảng dạy và các điều kiện cần thiết về con người, cơ sở vật chất, phương thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kỹ

Trang 18

năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà

5.Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cách tiếp cận:

Đề tài thống nhất tiếp cận nghiên cứu theo hướng đảm bảo kết hợp lý thuyết với thực hành, kết hợp vận dụng kỹ năng chung về tư vấn pháp luật để tư

van các vụ việc điển hình trong lĩnh vực thương mại, trên cơ sở đó, chỉ ra các yêu câu cơ bản về người dạy, về phương pháp giảng dạy, yêu cầu và nguyên tắc kiểm tra đánh giá Đề thực hiện mục tiêu này, về cơ bản, hướng tiếp cận cuả các chuyên đề như sau:

- Phân tích cơ sở pháp lý cần thiết để thực hiện tư van (cơ sở pháp lý va các van đề pháp ly cơ bản, thường gặp trong lĩnh vực pháp luật thương mại);

- Phân tích các kỹ năng tư van pháp luật cơ bản được sử dụng (dé tránh trùng lặp, ở mỗi chuyên đề, có thé tập trung nghiên cứu về một số kỹ năng khác

- Phân tích các vụ việc điển hình trong tư vẫn pháp luật thương mại và vận dụng các kỹ năng tư van pháp luật dé giải quyết vụ việc tư van;

- Phương pháp triển khai giờ giảng của giảng viên và yêu cầu đối với giảng viên khi thực hiện giảng dạy tư vấn pháp luật thương mại;

- Yêu cầu đối với việc kiểm tra đánh giá (ra đề thi, kiểm tra )

Nhóm nghiên cứu thống nhất cơ bản về hướng tiếp cận, song trong triển khai cụ thể, mỗi chuyên đề đều có một số sự khác biệt Điều này là tất yêu và phù hợp,bởi mỗi giờ giảng cũng không nên chỉ theo một lối mòn, để tránh sự

nhàm chán cho người học.

5.2.Các phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý có thể hiểu đó là những

phương pháp nghiên cứu khoa học được vận dụng vào hoạt động nghiên cứu

Trang 19

khoa học pháp lý Nói cách khác, đó chính là cách thức tiễn hành các công việc

nghiên cứu mà người làm công tác nghiên cứu cần phải thực hiện dé thu thập

được những băng chứng, dữ liệu, tìm ra những phát hiện, những tri thức mới

đáng tin cậy Trong thực tế hiện nay, người làm nghiên cứu khoa học pháp lý có

thé sử dung rất nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau tùy theo đối tượng, nội dung hay vấn đề nghiên cứu cần thực hiện”.

Đối với đề tài về đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương

mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội, nhóm nghiên cứu sử dụng chủ yếu các

phương pháp nghiên cứu như sau:

Thứ nhất, phương pháp phân tích, tổng hop: Phân tích là phương pháp nhận thức về sự vật, hiện tượng bằng cách chia sự vật, hiện tượng (mang tính toàn thé hay tổng thé) thành những phan, những bộ phan, những chiều cạnh giản

đơn hon dé nghién cứu” Linh vực thương mại là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm

nhiều lĩnh vực cụ thể có liên quan đến quá trình thực hiện các hoạt động nhằm mục tiêu lợi nhuận của chủ thé kinh doanh Đồng thời, khi thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại, người tư vấn cùng một lúc cần sử dụng rất nhiều các kỹ năng khác nhau nhằm giải quyết yêu cầu tư vấn phù hợp nhất với nguyện vọng của khách hàng Những kỹ năng đó bao gồm kỹ năng chung áp dụng đối với tất cả các vụ việc tư vẫn và các kỹ năng đặc thù được sử dụng khi giải quyết yêu cầu tư van trong từng lĩnh vực cụ thé Theo đó, việc đào tạo về kỹ năng tu van pháp luật trong lĩnh vực thương mại cũng cần được phân

* Xem thêm: TS.Nguyễn Văn Cương — Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý, Phương phápnghiên cứu khoa học pháp lý — Những van dé cơ bản, được đăng tải trên Diễn đàn nghiên cứutrao đổi của Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, nguồn website:

http://khpl.moJ.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=36&fbclid=IwAR2ZzihWU8Z8YzUg_kbHuizEkO4z4zaYcoEVHbXQ8077qbaV_XsxhOppngl, truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2018.

> TS.Nguyễn Văn Cương, tlđd.

Trang 20

tách dé đảm bảo khả năng tiếp thu kiến thức của sinh viên Nhu vậy, việc nghiên cứu về hoạt động đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại cần được chia nhỏ để nghiên cứu riêng về kỹ năng tư vấn pháp luật trong từng lĩnh vực bao gồm: đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật doanh nghiệp, đào tạo kỹ

năng tư van pháp luật hợp đồng thương mại, đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật về

đầu tư, đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại và thi hành quyết định của trọng tài thương mại, bản án của tòa án Sau khi đã có

những kết quả nghiên cứu về việc đào tạo kỹ năng tư van pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành phương pháp tổng hợp để xây dựng bản báo cáo tổng quan đánh giá chung về kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo môn học trong thời

gian tới.

Thứ hai, phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học: Trong thực tiễn nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung, đánh giá thực tiễn vận hành của pháp luật trong đời sống là chủ dé rất quan trọng Phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học sẽ giúp cho người nghiên cứu có được cái nhìn tương đối chính xác về thực tiễn thi hành của pháp luật, từ đó có những kiến nghị hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật Trong quá trình thực hiện dé tai này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát xã hội học dé xác định thực trạng dao tạo môn kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại trường Dai học Luật Hà Nội và nhu cầu học tập của sinh viên đối với môn học này, thông

qua đó nhóm nghiên cứu sẽ có những đề xuất cụ thé nhằm nâng cao chất lượng

đào tạo của môn học trong thời gian sắp tới.

Việc điều tra, khảo sát xã hội học được tiễn hành trên cơ sở xác định: (i) Pham vi diéu tra, khao sat: Trường Đại hoc Luật Ha Nội; (11) Nội dung khảo sat: Thực trạng đào tạo môn học Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại, sự quan tâm của sinh viên đối với môn học, nguyện vọng của sinh viên và

giảng viên đôi với môn học; (iii) Đôi tượng khảo sát: Sinh viên chuyên ngành

Trang 21

Luật Kinh tế, sinh viên hệ đào tạo Chất lượng cao và giảng viên trực tiếp giảng

dạy môn học.

Việc thu thập được thông tin từ quá trình điều tra, khảo sát xã hội học được thực hiện bằng cách thức: phỏng vẫn đối tượng điều tra, khảo sát thông

qua phiếu hỏi, thu thập số liệu thống kê, dữ liệu chính thống từ các cơ quan, tổ

chức, cá nhân trong xã hội, đặc biệt là Trường Đại học Luật Hà Nội.

Thứ ba, phương pháp trao đổi với chuyên gia: Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp trao đổi với chuyên gia là những luật sư có kinh nghiệm tư vấn về pháp luật thương mại, những giảng viên có kinh nghiệm trong việc giảng dạy các môn học kỹ năng tư vấn pháp luật tại trường Đại học Luật Hà Nội, hay thấm phán phụ trách giải quyết các vụ tranh

chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân các cap,.v.v Y kién tham

van của những chuyên gia nói trên được sử dung vào hoạt động nghiên cứu nội dung giảng dạy và cách thức giảng dạy phù hợp đối với các kỹ năng tư vấn pháp

luật cơ bản và chuyên sâu trong lĩnh vực thương mại Bên cạnh đó, sử dụng

phương pháp trao đổi với chuyên gia cũng có nhiều ý nghĩa trong việc xác định các van đề pháp lý cơ bản, thường gặp trong quá trình tư van pháp luật thương mại; cùng với đó là cách thức xây dựng và giải quyết các tình huống thực tiễn liên quan đến từng lĩnh vực tư vấn cụ thể.

Thứ tư, phương pháp nghiên cứu tình huống: Day là một đề tài nghiên cứu khoa học pháp lý được triển khai với mục tiêu ứng dụng vào hoạt động giảng dạy các môn kỹ năng nói chung và môn kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại nói riêng Chính vì vậy, trong quá trình triển khai đề tài, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống nhằm định

hướng cho sinh viên cách thức vận dụng các kỹ năng tư vấn pháp luật trong từng

lĩnh vực cụ thé dé giải quyết các tình huống phát sinh trên thực tế.

Trang 22

PHAN II

TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ “Đào tạo Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại

tại trường Đại học Luật Hà Nội”

1.Thực trạng đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại

tại Trường Đại học Luật Hà Nội:

1.1.Thực trạng về cách thức đào tạo:

Việc đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại tại Trường Đại học Luật Hà Nội chủ yếu được thực hiện thông qua môn học Kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại và kết hợp cho sinh viên thực hành tại Trung tâm tư van pháp luật của nhà trường.

Môn học Kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại bắt đầu đưa vào Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy nganh luật theo hệ thống tín chỉ

và Chương trình đào tạo hệ chất lượng cao ngành luật từ năm 2014, với vi trí là

môn học tự chọn có thời lượng 3 tín chỉ, giảng dạy trong 5 tuần Môn học này chưa được thiết kế trong chương trình cử nhân ngành luật kinh tế, ngành luật thương mại quốc tế, ngành ngôn ngữ Anh và mới chỉ xếp lich học cho các lớp hệ chính quy dài hạn và không xếp lịch học cho các lớp thuộc hệ vừa học vừa làm.

Việc thực hành tại Trung tâm tư vấn pháp luật (Trung tâm) được thực hiện thường niên, theo kế hoạch riêng của Trung tâm và không trong khuôn khổ thực hành môn học Kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại Những sinh viên được Trung tâm tuyên chọn có cơ hội kiến tập và thực hành với nhiều lĩnh vực chuyên ngành luật khác nhau, bao gom ca linh vuc phap luat thuong

1.2 Thực trạng về vị trí môn học và nội dung, phương pháp giảng dạy môn học Kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại

1.2.1 Thực trạng về vị tri môn học

Trang 23

Môn học kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại bắt đầu

được đưa vào Chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành luật theo hệ

thong tín chi năm 2014 (theo Quyết định số 2100/QD-DHLHN ngày 21/8/2014

của Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) và Chương trình đào tạo hệ chất lượng cao ngành luật (theo Quyết định số 2373/QD-DHLHN ngày 29/9/2014

của Hiệu Trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội) với vị trí là môn học tự chọn.

Các chương trình dao tạo ngành Luật kinh té, nganh Luat thuong mai quốc tẾ, ngành ngôn ngữ Anh chuyên ngành tiếng Anh pháp lí chưa có môn học này Theo Chương trình đào tạo đã được ban hành, Bộ môn luật thương mại đã bắt đầu triển khai giảng dạy môn học kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mai từ học kì I năm học 2014 — 2015, áp dụng đôi với hệ chính quy ngành luật, bao gồm 3 lớp văn bằng một và 01 lớp văn bằng hai Cùng với chùm môn học về kỹ năng tư vẫn pháp luật trong một số lĩnh vực pháp luật như lao động, đất đai, tài chính, dân sự môn học kỹ năng năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại góp phần tạo nên điểm nhấn trong đào tạo kỹ năng tại Trường Đại học Luật Hà Nội, bởi vì hầu hết các cơ sở đào tạo luật đều không giảng dạy những kỹ năng tư van trong từng lĩnh cụ thé và chỉ giảng day một số môn kỹ năng cơ bản như kỹ năng hành nghề luật (Viện Dai học mở Hà Nội), kỹ

năng thực hành chuyên ngành luật (Khoa luật, Trường Đại học Vinh).

Mặc dù các môn học kỹ năng tư van pháp luật có vị trí và ý nghĩa quan trong trong việc nâng cao kỹ năng giải quyết van dé và xử lí tình huống của người học nhưng có thể nhận thấy, việc đào tạo kỹ năng tư van pháp luật trong

lĩnh vực thương mại cho bậc học cử nhân tại Trường Dai học Luật Ha Nội còn

có nhiều vuong mắc, bat cap cần tháo gỡ, đó là: Phạm vi và đối tượng được đào

tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại (ở bậc đại học) còn hep Hệ vừa làm vừa học không được xếp lịch học môn học này Hệ chính quy có ít

lớp được xếp lịch học và không đều đặn từ năm 2015 đến nay Tình trạng này do

một sô nguyên nhân như sau:

Trang 24

+ Nhà trường thực hiện lập kế hoạch giảng dạy cho các lớp hệ vừa học

vừa làm (thường gọi là hệ tại chức) với các môn học có tính chất truyền thống,

chưa có sự thay đổi theo hướng đưa vào chương trình giảng dạy các môn hoc

mới, đặc biệt là các môn kỹ năng;

+ Môn học kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại không có

trong chương trình đào tạo ngành luật kinh tế, trong khi sinh viên ngành luật

kinh tế là đối tượng có khả năng cao để lựa chọn môn học chuyên ngành này Đây là một bất cập của chương trình đào tạo ngành luật kinh tế, cần thiết phải có

sửa đôi, bố Sung Đối với sinh viên ngành luật học (là đối tượng được lựa chọn

môn học này) thì có quá nhiều sự lựa chọn do chương trình đào tạo ngành luật có rất nhiều môn kỹ năng tư vấn pháp luật (10 môn học với 10 lĩnh vực pháp

luật khác nhau).

+ Sinh viên ngành luật thương mại quốc tế và ngành ngôn ngữ Anh không

có cơ hội lựa chọn vì chương trình đào tạo của hai mã ngành trên cũng không có

môn học kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại 1.2.2 Thực trạng về nội dung giảng dạy môn học

Về nội dung, môn học kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại được thiết kế gồm 3 tín chỉ, chia thành 8 van đề, giảng dạy trong 5 tuần.

Theo Đề cương môn học Kỹ năng tư vấn Pháp luật trong lĩnh vực thương mại (áp dụng năm 2015), nội dung giảng dạy bao gồm:

Vấn đề 1 Những vấn đề chung về tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương

1.1.Khai niệm, đặc điểm va tam quan trọng của tư van phap luat trong linh vuc

thuong mai

1.2.Các yêu cầu cơ bản của tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại

“Trường Đại học Luật Hà Nội, Quy chế và chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ngành

luật, 2016, tr 62, 63.

Trang 25

1.3.Các hình thức tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại 1.4.Các bước cơ bản trong hoạt động tư vấn pháp luật

1.4.1 Kỹ năng tiếp xúc khách hàng

1.4.2 Xác định van đề pháp lý cần tư vấn 1.4.3 Thoả thuận hợp đồng dịch vụ tư vẫn 1.4.4 Xác định nguồn luật áp dụng (nguén luật)

1.4.5 Trả lời tư van

Vấn đề 2 Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc thương mại và xác định các vấn đề pháp lý

2.1 Kỹ năng tiếp xúc khách hàng 2.2 Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ

2.3 Kỹ năng phân tích vụ việc thương mại

2.4 Kỹ năng xác định các van dé pháp lý

Vấn đề 3 Tư vấn thành lập doanh nghiệp, góp vốn vào doanh nghiệp và tổ

chức lại doanh nghiệp:

3.1.Tư vấn thành lập doanh nghiệp

3.1.1 Nhận và phân tích yêu cầu, nguyên vọng của khách hàng

3.1.2 Cơ sở pháp ly

3.1.3 Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp 3.1.4 Tư vấn các hợp đồng trong thành lập doanh nghiệp 3.1.5 Tư vấn hồ sơ thành lập doanh nghiệp

3.1.6 Tư vấn thực hiện các thủ tục pháp lý

3.2.Tư van góp vốn và chuyển nhượng vốn góp trong doanh nghiệp 3.2.1 Tư van góp vốn vào doanh nghiệp

3.2.2 Tư vấn chuyển nhượng vốn góp trong doanh nghiệp 3.3 Tư vẫn tổ chức lại doanh nghiệp

3.3.1 Nhận và phân tích yêu cầu, nguyên vọng của khách hàng

Trang 26

3.3.2 Xác định hình thức tô chức lại doanh nghiệp

3.3.3 Tư vấn các hợp đồng trong tô chức lại doanh nghiệp 3.3.4 Tư vấn hồ sơ và thủ tục pháp lý

Van đề 4 Tư vấn về quản lý nội bộ doanh nghiệp

4.1.Tư van lựa chon mô hình tô chức quan lý phù hợp

4.2.Tư vẫn soạn thảo, hoàn thiện Điều lệ và một số văn bản thường sử dụng trong

quản lý nội bộ doanh nghiệp

4.3.Tư vẫn kiểm soát giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi

4.4.Tư van xử lý tình huéng tranh chap trong quan lý nội bộ doanh nghiệp Vấn đề 5 Tư vấn đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại

5.1.Nhận diện các loại hợp đồng thương mại và xác định nguồn luật áp dụng 5.2.Tư vấn đàm phán hợp đồng

5.3.Tư vấn soạn thảo hợp đồng

5.4.Tư vẫn thực hiện hợp đồng thương mại

Vấn đề 6 Tư vấn thực hiện một số hoạt động thương mại thông dụng 6.1 Tư vẫn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa

6.1.1 Tư vẫn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá giữa thương nhân với thương

6.1.2 Tư van thực hiện hợp đồng mua bán hang hoá giữa thương nhân với người

tiêu dùng

6.1.3 Tư vấn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá qua phương tiện điện tử 6.2 Tư van thủ tục và những van dé cần lưu ý trong thực hiện các hành vi khuyến

6.2.1.Tư vẫn lựa chọn hình thức khuyến mại

6.2.2 Tư vấn thủ tục khuyến mại

6.2.3 Tư van thực hiện hành vi khuyến mại (Tư van kiểm soát rủi ro trong hoạt

động khuyến mại)

Trang 27

6.3 Tư vân thủ tục và những van dé cân lưu ý trong thực hiện các hành vi quảng

6.3.1 Tư vấn lựa chọn hình thức quảng cáo 6.3.2 Tư vấn thủ tục quảng cáo

6.3.3 Tư vấn thực hiện hành vi quảng cáo (Tư vẫn kiểm soát rủi ro trong hoạt

động quảng cáo)

Vấn đề 7 Tư vẫn pháp luật về đầu tư

7.1.Tư van về các hình đầu tư

7.1.1 Tư van đầu tư vào tổ chức kinh tế 7.1.2 Tư vấn đầu tư trực tiếp theo hợp đồng 7.1.3 Tư van đầu tư vào khu kinh tế đặc biệt 7.1.4 Tư vấn đầu tư trực tiếp ra nước ngoai 7.2.Tư vẫn thủ tục đầu tư

7.2.1 Tư vấn thủ tục quyết định chủ trương đầu tư

7.2.2 Tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ky đầu tư 7.3.Tư vẫn về đảm bảo, ưu đãi, hỗ trợ đầu tư

Vấn đề 8 Tư vấn pháp luật về giải thể, phá sản 8.1 Tư van pháp luật về giải thể

8.1.1 Tư van trường hợp và điều kiện giải thé 8.1.2 Tư van thủ tục giải thé

8.2.Tu van pháp luật về phá sản

8.2.1 Tư vẫn về quyền và nghĩa vụ của chủ nợ, người lao động, doanh nghiệp mat khả năng thanh toán

8.2.2 Tư vẫn về nộp đơn, mở thủ tục phá sản, tô chức HNCN

8.2.3 Tư vấn về việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thé trong từng giai đoạn của

thủ tục phá sản: Chủ nợ, người lao động, con nợ

8.2.4 Tư vấn đề nghị xem xét lại các quyết định trong thủ tục phá sản, khiếu nại

Trang 28

việc thi hành Quyết định tuyên bô DN, HTX phá sản.

Sau khi quá trình triển khai, nội dung giảng dạy trên đây bộc lộ một số điểm không phù hop, đó là:

1/ Việc triển khai riêng một bài về kỹ năng chung về tư vấn pháp luật tạo ra sự trùng lặp rõ nét với nội dung môn học Kỹ năng chung về tư van pháp luật, tuy rằng việc bố trí bài học này là có ly do Cụ thé là:

Khi tham gia khoá học, sinh viên có nền tảng kiến thức chung về kỹ năng tư vẫn pháp luật không như nhau, có người đã học, có người chưa học kỹ năng chung về tư van pháp luật, dẫn đến hạn chế về chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Nguyên nhân của tình trạng này là việc không quy định môn học Kỹ năng chung

về tư van pháp luật là môn học tiên quyết của môn Kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại (và cũng không là môn học tiên quyết của hầu hết các

môn học kỹ năng tư vấn pháp luật chuyên ngành)” Mặt khác, ranh giới phân

định nội dung giảng day của môn hoc kỹ năng chung về tu van pháp luật với các môn học kỹ năng tư van pháp luật chuyên ngành cũng chưa được làm rõ Hiện tại, môn học kỹ năng chung về tư vẫn pháp luật cung cấp những kiến thức và kỹ năng co bản về tư van pháp luật như kỹ năng tiếp xúc khách hang, tim hiểu yêu cầu tư vẫn và kí kết hợp đồng dịch vụ pháp lí; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, tìm kiếm, khai thác, thu thập thông tin, phân tích, đánh giá vụ việc trong hoạt động tư vấn; kỹ năng tư vẫn pháp luật; kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng Với những nội dung này, môn học giúp người học tiếp cận và nâng cao nhận thức về hoạt động tư van pháp luật, có kiến thức và kỹ năng cơ bản trong hoạt động tư vấn pháp luật, là nền tảng cho việc nghiên cứu, học tập các môn học kỹ năng tư van pháp luật chuyên ngành trong chương trình đào tạo của

Trường Đại học Luật Hà Nội Tuy nhiên, do có những sinh viên chưa được học

7 Đề cương môn học kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực dat đai, Đề cương môn học kỹnăng tư van pháp luật thuế, tài chính doanh nghiệp, kỹ năng tư van hợp đồng trong lao động,

http//hlu.edu.vn, Truy cập 21/9/2018

Trang 29

về kỹ năng chung nên chương trình đào tạo Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh thương mại có kết hợp giảng dạy một số kỹ năng chung về tư vẫn pháp luật.

2/ Về thời lượng và nội dung giảng dạy, với dung lượng 3 TC (45 tiết), trién khai 8 van dé (8 bài) trong 5 tuần (3 tuần đầu mỗi tuần 10 tiết, 2 tuần cudi mỗi tuần 8 tiết) Thực tiễn giảng dạy cho thấy, số tiết lên lớp quá dày đặc, áp lực

chuẩn bị bài cho các giờ thảo luận, kiểm tra và làm bài tập khá lớn, nội dung kiến thức quá nhiều và chia quá nhỏ, dẫn đến hạn chế về hiệu quả hoạt động đào

tạo theo quan điểm của tác giả, dạy kỹ năng là dạy về phương pháp, dạy về cách

vận dụng kỹ năng, không thé day theo cách “cầm tay chỉ việc” bởi vì thực tiễn cuộc sống đa dạng sẽ khó gặp lại tình huống đã được dạy và đã thực hành Việc giảm thời lượng xuống còn 2 tín chỉ và sắp xếp lại nội dung đảo tạo sẽ phù hợp hơn đối với môn học tự chọn được bố trí 5 tuần dạy.

3/ Nội dung chương bài chưa đảm bảo tính bao quát, khá vụn vặt do đã

chia nhỏ vấn đề trong đào tạo của pháp luật thương mại.

1.2.3 Thực trạng về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh gid và một số vấn dé khác liên quan đến hoạt động đào tao kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh

Về học liệu và phương pháp giảng dạy: Trường Đại học Luật Hà Nội chưa có giáo trình riêng cho môn học kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại Học liệu được sử dụng chủ yếu là giáo trình Kỹ năng tư vẫn pháp luật của Học viện tư pháp, Giáo trình Luật thương mại, Giáo trình Luật đầu tư của Trường Đại học Luật Hà Nội và một số sách tham khảo, chuyên khảo khác Các tài chủ yếu nghiên cứu chuyên sâu về nội dung pháp luật và rất ít nguồn học liệu phân tích về kỹ năng và kỹ năng tư vấn Việc sử dụng hồ sơ vụ việc trong quá trình giảng dạy cũng rat hạn chế, tuỳ thuộc vào khả năng và “vốn liéng” của mỗi giảng viên.

Về phương pháp giảng dạy, giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp

truyền thống là phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp thảo luận,

Trang 30

tiết lí thuyết (quy mô lớp khoảng 120 sinh viên), giờ thảo luận cũng với quy mô

này vì chưa có điều kiện tách nhỏ lớp, các giờ học diễn ra còn nặng tính lí

thuyết, tình trạng “giao tiếp một chiều”, ít có sự tương tác vẫn khá pho biến, đặc

biệt là trong bối cảnh lớp học có đông sinh viên, kỹ năng giải quyết vẫn đề của

người học được thực hiện một cách rất hạn chế.

Vẻ nguon nhân lực giảng tham gia giảng day: chủ yêu là giáo viên cơ hữu

của trường, bao gồm giáo viên đã tham gia tư vẫn pháp luật, có người chưa có hoặc còn ít có cơ hội thực hành pháp luật trên thực tế Bộ môn chưa có điều kiện

mời luật sư tư vẫn tham gia giảng dạy cho những khoá học đầu tiên này.

Vé kiểm tra đánh gid và điều kiện giảng day: Theo ghi nhận tại Đề cương môn học kỹ năng tư vẫn pháp luật trong lĩnh vực thương mại (áp dụng cho các khoá học năm 2015) và phù hợp với Quy chế đào tạo Đại học hệ chính quy theo

hệ thống tín chỉ của Trường Đại học Luật Hà Nội (ban hành theo Quyết định số

2098/QD-DHLHN ngày 21/8/2014), môn học có 01 bài kiểm tra cá nhân tại lớp, 01 bài tập học kì và 01 bài kiểm tra hết môn theo hình thức thi viết Bộ môn không áp dụng bai tập nhóm do thời gian giảng day môn học quá ngắn (5 tuân) Cơ chế này chưa kiểm tra đánh giá được kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việc bố trí lớp học giờ lí thuyết khoảng 120 sinh viên và giờ thảo luận có thể đăng kí tách lớp nhỏ (60 hoặc 30 sinh viên/lớp) tuỳ điều kiện nhân sự của bộ môn Trong thực tế, khi bắt đầu triển khai môn học này (năm học 2015 — 2016), cũng như nhiều bộ môn khác, Bộ môn luật thương mại chưa có điều kiện tách nhỏ lớp Quy mô lớp học đông, thiếu hồ sơ vụ việc thực tế, thiếu điều kiện thực hành đã làm can trở đáng kể việc truyền đạt của giảng viên và thực hành kỹ năng tư van pháp luật của sinh viên.

2.Những đề xuất cụ thể về đào tạo kiến thức pháp lý và kỹ năng thực hành

tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại

2.1.Đề xuất về nội dung đào tạo và triển khai nội dung đào tạo trong khuôn khô môn học chuyên đề 5 tuần

Trang 31

2.1.1 Nguyên tắc xây dựng nội dung đào tạo và triển khai thực hiện nội dung đào tạo kỹ năng tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại

Việc xây dựng nội dung giảng dạy, đào tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong

lĩnh vực thương mai được tiễn hành trên cơ sở:

2.1.1.1 Xây dựng nội dung đào tạo có quan tâm đến việc củng có kiến thức pháp luật thương mại, khai thác kiến thức liên môn trong đào tạo kỹ năng tr vấn, đáp ứng yêu câu thực tiễn vì đây là chất liệu quan trọng của quá trình

tur van:

Trước khi tham gia khoá hoc kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại, người học đã được trang bị kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng, phá sản, giải quyết tranh chấp thương mai, đầu tu Tuy nhiên cơ hội sử dụng những kiến thức này trong giải quyết tình huống thực tiễn cùng với những kiến thức độc lập và kiến thức liên môn chưa nhiều Mặt khác, người học được tích luỹ những kiến thức nảy trong những khoảng thời gian khác nhau, có thé đã học khá lâu, có thé đã học hoặc không học vì có nhiều kiến thức thuộc môn học tự chọn Vì những ly do nay, trong khuôn khổ chương trình môn học về kỹ năng tu van pháp luật trong lĩnh vực thương mại, cần thiết long ghép củng có kiến thức pháp luật thương mại và kiến thức liên môn Luật Thương mại, Luật đầu tư, Luật dân sự, Luật hành chính

2.1.1.2 Xây dựng nội dung đào tạo có quan tâm đến việc củng cô kiến thức về kỹ năng chung về tư vấn pháp luật, áp dụng vào các vụ việc cụ thể trong

lĩnh vực thương mại.

Kỹ năng chung về tư van pháp luật đã được đào tạo ở một môn học/khoá học khác, việc giảng lại là sự trùng lặp, chồng chéo không cần thiết Tuy nhiên,

cũng có những sinh viên chưa học môn học này hoặc dù đã học nhưng chưa

được rèn luyện thông qua sử dụng kỹ năng tư van trong giải quyết tình huéng vụ

việc thuộc lĩnh vực thương mại Với mục đích dao tạo kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại, việc củng cố kỹ năng chung về tu vấn pháp luật là

Trang 32

cần thiết và không thé thiếu dé sử dụng những kỹ năng này trong giải quyết các tình huống tư vẫn pháp luật thương mại.

2.1.1.3.Xây dựng nội dung đào tao và cách thức triển khai nội dung đào

tạo chú trọng đến việc đào tạo về phương pháp, cách thức xử lý tình huống vu việc, tức là chú trọng hướng dan về kỹ năng xử lý tình huống, hồ sơ để giải quyết hiệu quả yêu câu tư vấn.

Với nguyên tắc này, tất cả các vẫn đề pháp lý là cơ sở trả lời tư vẫn và các tình huéng, vụ việc được nêu và phân tích trong dé tài chỉ được coi là sự củng cô kiến thức pháp luật và hướng dẫn áp dụng kỹ năng, không nên coi những nội dung nay là đây du, toàn diện, vì thực tế nhu câu của khách hàng rất da dang và phong phú, không thể dự liệu Các phân tích về tình huỗng trong trong đề tài sẽ không là các tinh huỗng mẫu, mà chỉ giúp người học hiểu được răng, với một tình huống như thé, thì quá trình tư duy va kỹ năng tư van được sử dụng sẽ là như thé dé đạt hiệu quả tư vấn cao nhất Nhóm tác giả cho rang, cũng không nên

đạt mục tiêu xây dựng tình huống mẫu, vì rằng, việc sử dụng tình huông mẫu ở

nhiều khoá học khác nhau là không hiệu quả và kém hấp dẫn 2.1.2 Dé xuất về thời lượng và nội dung giảng day trong 5 tuân

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của các tác giả, nhóm nghiên cứu thong nhất đề xuất thiết kế lại nội dung giảng dạy môn học Kỹ năng tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại trong 5 tuần với 5 vẫn đề và giảm thời lượng giảng dạy từ 3 tín chỉ xuống còn 2 tín chỉ Việc giảm xuống còn 2 tín chỉ phù hợp với thực tiễn triển khai giảng dạy môn tự chọn trong 5 tuân, tránh được tình trạng dồn nén kiến thức (10 tiết/ tuần) hiện nay Với đề xuất 2 tín chỉ, việc thiết kế 5 nội dung mang tính khái quát cao hơn và phù hợp hơn với kế hoạch 5 tuần dạy (các môn kỹ năng tại Trường Đại học Luật Hà Nội cũng chỉ thiết kế 2 tín chỉ) Ngoài ra, việc đề xuất giảm thời lượng khoá học phù hợp với cách tiếp cận nghiên cứu của nhóm tác giả là không giảng dạy đào tạo theo cách “cầm tay chỉ việc”, bởi vụ việc trong thực tế rất đa dạng, không thê “chỉ ra” hết để dạy và

thực tế thì dạy bao nhiêu vụ việc cũng là không đủ, do vậy, quan trọng là phải

Trang 33

day cho người học cách thức, phương pháp, quá trình tư duy dé xử lý tình huông vụ việc Và người hoc cũng cần hiểu rang, không nên hi vọng gặp tình huống

như mẫu trong thực tế.

Về nội dung giảng dạy trong 5 tuần với 2 tín chỉ, nhóm nghiên cứu đề

xuât moi tuân day | vân đê, cụ thê như sau:

Vấn đề 1: Khái quát về tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại

1.Khái niệm và tầm quan trọng của tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại 2.Các yêu cầu cơ bản của tư van pháp luật trong lĩnh vực thương mại

3.Các kỹ năng cơ bản trong tư vấn pháp luật trong lĩnh vực thương mại

4.Kỹ năng soạn thảo các văn bản trong hoạt động tư van pháp luật thương mại Vấn đề 2 Tư vấn pháp luật về doanh nghiệp

1.Khái quát chung về tư vẫn pháp luật doanh nghiệp 2.Cơ sở pháp lý trong tư vẫn pháp luật doanh nghiệp

3.Kỹ năng tư vẫn một số vụ việc về thành lập, tô chức quản lý, tô chức lại, giải thê doanh nghiệp

4.Kỹ năng soạn thảo các văn bản trong tu vẫn pháp luật doanh nghiệp Vấn đề 3 Tư vẫn pháp luật về hợp đồng trong thương mại

1.Cơ sở pháp lý trong tư vẫn hợp đồng trong hoạt động thương mại

2.Kỹ năng tư van một số vụ việc về hợp đồng trong hoạt động thương mai

3.Kỹ năng soạn thảo các văn bản trong tư van pháp luật về hợp đồng trong

thương mại

Vấn đề 4 Tư vấn pháp luật về đầu tư tại Việt Nam

1.Cơ sở pháp lý trong tư vẫn pháp luật đầu tư tại Việt Nam

2.Kỹ năng tu vẫn một số vụ việc trong thực hiện pháp luật đầu tư tại Việt Nam 3.Kỹ năng soạn thảo các văn bản trong tư van pháp luật về đầu tư tại Việt Nam

Van đề 5 Tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại và thi

Trang 34

hành quyết định của trọng tài thương mại, bản án của toà án

1.Cơ sở pháp lý pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại và thi hành quyết

định của trọng tài thương mại, bản án của toà án

2.Kỹ năng tư vấn một số vụ việc về giải quyết tranh chấp thương mại

3.Kỹ năng tư vấn một số vụ việc về thi hành quyết định của trọng tài thương mại

và bản án của toà án

4.Kỹ năng soạn thảo các văn bản trong tư vấn pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại và thi hành quyết định của trọng tài thương mại, bản án của toà án.

So với thiết kế 8 van đề đã triển khai giảng dạy trước đây, nội dung dé xuất trên đây đảm bảo tính khái quát cao hơn và loại bỏ bớt nội dung trùng lặp với một số môn học khác (như môn học Kỹ năng chung về tư vẫn pháp luật, môn Kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại ).

2.1.3 Đề xuất về nội dung và triển khai nội dung đào tạo kỹ năng tư van pháp luật thương mại ở mỗi tuần

Nội dung dao tạo và triển khai nội dung đào tạo ở mỗi tuần được nghiên cứu cụ thé ở mỗi chuyên dé Trên cơ sở kết qua tư vấn của hội đồng duyệt dé cương đề tài, ở mỗi chuyên đề (sẽ giảng dạy ở mỗi tuần), nhóm nghiên cứu thống nhất đề xuất các nội dung chủ yếu sẽ triển khai gồm:

(1) Cơ sở pháp lý tư van pháp luật về (doanh nghiệp/hợp đồng thương mại/ đầu tư/giải quyết tranh chấp thương mại và thi hành phán quyết trọng tài thương mại) Nhóm nghiên cứu quan niệm rằng, phần nội dung này có mục đích cập nhật và củng cô kiến thức về pháp luật doanh nghiệp, pháp luật hợp đồng, phá sản, giải quyết tranh chấp thương mại, đầu tư và kiến thức liên môn trong

bối cảnh người học chưa có nhiều cơ hội sử dụng những kiến thức pháp luật

thương mại và kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn.

(2) Kỹ năng tư vấn một số tình huống vụ việc cụ thé về (doanh nghiệp/hợp đồng thương mại/đầu tư/giải quyết tranh chấp thương mại và thi

Trang 35

hành phán quyết trọng tài thương mại) Đây là phần nội dung trọng tâm, đòi hỏi

quá trình hiểu về kỹ năng tư vấn pháp luật và vận dụng các kỹ năng đó trong tư van các tình huống vụ việc liên quan đến thực thi pháp luật về doanh nghiệp, về hợp đồng thương mại, về đầu tư, giải quyết tranh chấp thương mại và thi hành phán quyết của trọng tài thương mại Mỗi chuyên đề đều phân tích kỹ năng tư van pháp luật và cách thức vận dụng kỹ năng đó vào các tình huống cụ thê, giúp

người học rèn luyện tư duy và các kỹ năng tư vẫn pháp luật trong từng lĩnh vực

cụ thé của pháp luật thương mại Các kỹ năng cơ bản trong tư van pháp luật

được vận dụng có thé bao gom:

- Kỹ năng tìm hiểu và xác định yêu cau của khách hang; - Kỹ năng xác định van dé pháp lý;

- Kỹ năng tìm kiếm cơ sở pháp lý và các thông tin có liên quan để trả lời yêu cầu tư van;

- Kỹ năng phân tích vu việc, nhận định va tra lời tư van

(3) Vé phuong phap trién khai bai day: Ban chu nhiém dé tai chap nhan sự đa dang trong các dé xuất về phương pháp triển khai bài day trong dao tao kỹ năng tư vấn pháp luật thương mại, điều này sẽ tạo nên sự đa dạng, phong phú của mỗi buổi giảng dạy về kỹ năng Trong phần tổng quan, nhóm nghiên cứu giới thiệu một số cách triển khai giảng dạy về kỹ năng tư vẫn pháp luật thương

mại như sau:

Gợi ý triển khai Tình huống 1: Tư vấn pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp(8) Tình huống:

I Doanh nghiệp A có trụ sở chính tại quận Hai Bà Trung, Thanh phố Hà Nội và ngành nghề kinh doanh là cung ứng dịch vụ ngâm tắm theo bài thuốc, vật ly tri liệu theo chỉ định của thầy thuốc.

Š Tác giả: TS, LS Vũ Đặng Hải Yến , Công ty luật Smic

Trang 36

2 _ Doanh nghiệp B có trụ sở chính tại quận Câu Giây, Thành phô Hà Nội và ngành nghề kinh doanh là dịch vụ massage và dịch vụ ăn uống (phục vụ

khách hàng sử dụng dịch vụ massage Doanh nghiệp A đã được cấp Giấy

chứng nhận đủ điêu kiện an ninh, trật tự đôi với ngành nghé massage.

3 Doanh nghiệp A đang có kế hoạch sáp nhập với Doanh nghiệp B Dự kiến

ngành nghề kinh doanh sau sáp nhập bao gồm: kinh doanh dịch vụ massage, dịch vụ ngâm tắm theo bài thuốc, vật lý trị liệu theo chỉ định của thầy thuốc và dịch vụ ăn uống (phục vụ khách hàng sử dụng dịch vụ massage, dịch vụ ngâm tắm theo bài thuốc, vật lý trị liệu theo chỉ định của thầy thuốc).

4 Ông A, đại diện theo pháp luật của Doanh nghiệp A, đến văn phòng làm việc của Luật sư X, đề nghị được tư van pháp luật (trực tiếp, ngay tại buổi làm việc, băng lời nói) về các vấn đề pháp lý phát sinh và phương án giải quyết khi sáp nhập Doanh nghiệp A và Doanh nghiệp B

Vận dụng kỹ năng tư vẫn pháp luật về doanh nghiệp để giải quyết tình huống giả định:

(i) Xác định các thông tin cần thiết, đề nghị khách hàng cung cấp bổ sung dé thực hiện yêu cầu tư vấn:

- Loại hình doanh nghiệp, co cau cổ đông/thành viên góp vốn của Doanh

nghiệp A, Doanh nghiệp B: là căn cứ xác định phương thức, thủ tục thựchiện việc sáp nhập.

- Tinh chat nguồn vốn của doanh nghiệp (nguồn vốn, tỷ lệ vốn nhà nước tại

doanh nghiệp): là căn cứ xác định luật áp dụng.

- Điều lệ Doanh nghiệp A, Doanh nghiệp B: dé xác định thâm quyền phê

duyệt phương án sáp nhập.

- Tu cach cac bén trong quan hé sap nhan: bén nhan sap nhap va bén bi sap

nhập: là căn cứ đê xác định điêu kiện va thủ tục sap nhập

Trang 37

Hệ thống công ty con, don vi hạch toán phụ thuộc, danh mục các tai sản

thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp bị sáp nhận: là căn cứ để xác định

phương thức sáp nhập, thủ tục thực hiện việc sáp nhập.

(ii) Xác định các van đề pháp lý

Các phương thức sáp nhập doanh nghiệp: hoán đổi cổ phiêu, mua cổ

phiéu/phan vốn góp, mua doanh nghiệp/tài sản của doanh nghiệp.

Thâm quyên phê duyệt phương án sáp nhập doanh nghiệp: Đại hội đồng

cô đông/Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị

Hệ quả pháp lý phát sinh sau khi hoàn thành thủ tục sáp nhập.

Các thủ tục pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện phương án sápnhập doanh nghiệp: thủ tục nội bộ doanh nghiệp (ban hành Nghị

quyét/quyét định về phương án sáp nhập doanh nghiệp, thực hiện kiểm kê hồ sơ số sách kế toán, lập báo cáo tài chính ); thủ tục với người lao

động trong doanh nghiệp; thủ tục với cơ quan đăng ký kinh doanh; thủ tục

với cơ quan quản lý thuế; thủ tục với cơ quan bảo hiểm.

Các chi phí tài chính phát sinh trong quá trình thực hiện phương án sáp

nhập: thuế thu nhập từ việc hoán đổi cổ phiéu/chuyén nhượng cổ phan, phan vốn góp; lệ phí chuyên quyền sở hữu tài sản từ doanh nghiệp bi sáp

nhập sang doanh nghiệp nhận sáp nhập.

Các van đề phát sinh sau khi doanh nghiệp được sáp nhập: về tổ chức nhân sự, về tổ chức hoạt động kinh doanh, về quy chế quản lý nội bộ, về xử lý tài chính Lưu ý: ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp sau sáp nhập là ngành nghé kinh doanh có điều kiện, giấy phép đủ điều kiện kinh doanh đã cấp cho doanh nghiệp bị sáp nhập chấm dứt hiệu lực từ thời điểm sáp nhập thành công; doanh nghiệp nhập sáp nhập phải thực hiện

thủ tục dé được cấp giấy phép đủ điều kiện kinh doanh (nếu chưa có);

(iii) Những nội dung cần lưu ý khi tư vấn trực tiếp với khách hàng:

Trao đổi và làm rõ với khách hàng các hình thức sáp nhập doanh nghiệp

có thể sử dụng và đánh giá sơ bộ ưu, nhược điểm của từng phương thức.

Trang 38

- Chỉ rõ cho khách hang cách thức thực hiện cua từng phương thức sap

nhập và những vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình thực hiện sáp

nhập, đặc biệt là các hệ quả pháp lý phát sinh sau khi hoàn thành thủ tụcsap nhập.

- Nêu rõ với khách hang những khó khăn, phức tap của thủ tục sáp nhậpdoanh nghiệp.

- Không nên tu vấn chỉ tiết các thủ tục và các tài liệu giấy tờ để thực hiện

thủ tục Người tư vấn nên dé nghị ký tiếp hợp đồng dịch vụ pháp lý hỗ

trợ khách hàng trong việc soạn thảo các hồ sơ, tài liệu và thực hiện các

thủ tục phát sinh trong quá trình sáp nhập doanh nghiệp.

Gợi ý triển khai tình huồng 2: Tư vấn pháp luật về quản trị doanh

Tình huống vụ việc: Ông Nguyễn Van An là cé đông của Công ty cô phần An Hoà, đến Trung tâm tu van Trường Dai học X để xin tu van trực tiếp, bằng lời nói về một số van dé liên quan đến tổ chức, quan ly

Công ty CP An Hoà Theo trình bày của ông An:

1 Công ty An Hoà đã bầu HĐQT không theo phương thức bau dồn phiếu;

2 Ông An có 10.000 cổ phan trong công ty, được công ty xác định có 8.000 phiếu biểu quyết thì có bị vi phạm về quyền biểu quyết

của cô đông hay không? Pháp luật có quy định về cách thức xác

định phiếu biéu quyết của mỗi cổ đông hay không?

3 Công ty An Hoà sử dụng Thẻ biểu quyết và Phiếu lay ý kiến cổ đông bằng văn ban dé quyết định các van đề của công ty.

Xử lý vụ việc tư vân:

? Tác giả: TS Nguyễn Thi Dung — Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 39

Theo nội dung vụ việc ông An đã nêu, tư vân viên cân phải hỏi thêm ôngAn một sô thông tin đê xác định rõ và đúng vê yêu cau tư vân.

Các kỹ năng tư vân sử dụng trong phân này là: hỏi lại đê xác định rõ vânđê cân tư vân và kỹ năng xác định luật áp dụng đôi với tình huông này và yêucâu cung cap thêm các giây tờ cân thiệt làm cơ sở cho việc tư vân.

Về vấn đề thứ nhất: Công ty An Hoà đã bầu HĐQT không theo phương thức bầu dồn phiếu

- Can xác nhận lại xem có đúng ông An muốn hỏi về tính hợp pháp của

việc bầu thành viên hội đồng quản trị hay không?

- Do việc Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Doanh nghiệp năm 2014

có quy định khác về bầu thành viên hội đồng quản tri, do đó, cần hỏi rõ thời điểm công ty An Hoà đã bầu Hội đồng quản trị để xác định.

- Can dé nghị khách hàng cung cấp Điều lệ của công ty dé có thông tin về nguyên tắc tổ chức quản lý nội bộ Công ty An Hoà

Sau khi khăng định rõ vân đê cân tư vân, hướng tư vân có thê như sau:

+ Nếu việc bầu thành viên HĐQT được tiến hành trước 1/7/2015 (là ngày

Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực pháp luật) thì việc công ty không

bầu thành viên HĐQT theo nguyên tắc bầu dồn phiếu là sai Lý do: Luật Doanh nghiệp 2005 tại Điều 104 Khoản 2.c quy định “Việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cô đông có tổng số phiếu biểu quyết tương

ứng với tông sô cô phân sở hữu nhân với sô thành viên được bâu của Hội

đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cô đông có quyền don hết tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên”;

+ Nếu việc bầu thành viên HĐQT được tiến hành từ 1/7/2015 đến nay

(Luật Doanh nghiệp năm 2014 có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/7/2015) thì

việc công ty không bau thành viên HĐQT theo nguyên tắc bầu dồn phiếu cần

Trang 40

được xem xét quy định cụ thé trong Điều lệ của công ty An Hoà trước khi trả

lời Lý do: Điều 144 khoản 3 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: “Trường

hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó mỗi cô đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tông số cô phần sở hữu nhân với số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị

hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền dồn hết hoặc một phan tong số

phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên Người trúng cử thành

viên Hội đồng quản tri hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số phiêu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty” Như vậy, khác với

quy định trước đây tại Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014

cho phép Điều lệ công ty có thé có quy định khác về vấn đề biéu quyết bầu HĐQT mà không bắt buộc phải theo nguyên tắc bầu dồn phiếu Do đó, nếu Công ty An Hoà đã bầu HĐQT không theo nguyên tắc bầu dồn phiếu nhưng phù hợp với cách thức mà công ty này đã quy định tại Điều lệ thì việc bầu này vẫn là hợp pháp.

Về vấn đề thứ hai: Ông An cần tư vẫn về việc Ông An có 10.000 cỗ

phần trong công ty, được công ty xác định có 8.000 phiếu biểu quyết thì có bị vi phạm về quyền biểu quyết của cỗ đông hay không? Pháp luật có quy định về cách thức xác định phiếu biểu quyết của mỗi cỗ đông hay

Để có cơ sở trả lời tư vấn, cần yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các thông tin (và tài liệu minh chứng nếu có thé) về các van dé sau đây:

1 Loại cỗ phần mà ông An nam giữ ? Ly do cần thông tin này là vi

quyên biểu quyết của cô đông phụ thuộc vào loại cổ phần mà cô đông

nam giữ và có một số loại cổ phần không mang lại quyền biểu quyết

của cô đông.

Ngày đăng: 13/04/2024, 00:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w