1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Quản Trị Học Đề Tài Hoạch Định Chiến Lược Kinh Doanh Của Tập Đoàn Viettel Giai Đoạn 2021 – 2025.Pdf

18 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoạch định chiến lược kinh doanh của tập đoàn Viettel giai đoạn 2021 – 2025
Chuyên ngành Quản trị học
Thể loại Bài thảo luận học phần
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

T Chúng ta đang tiến hành công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới; xu thế đó đã tạo ra nhiều thời cơ, cơ hội nhưng cũng chứa đựng

Trang 1

BÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI Hoạch định chiến lược kinh doanh của tập đoàn Viettel giai đoạn 2021 – 2025

1

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

oàn cầu hóa là xu thế tất yếu của quá trình phát triển kinh tế trong thời đại ngày nay Thời đại toàn cầu hóa đã mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia, các công ty

và các tập đoàn kinh tế lớn, bởi toàn cầu hóa thúc đẩy hoạt động thương mại, đầu tư và chuyển giao công nghệ là động lực tạo ra tăng trưởng kinh tế Toàn cầu hóa gắn liền với quá trình mở cửa thị trường Thị trường chiếm vị trí chủ đạo, do đó ai chiếm được thị trường thì người đó có quyền chủ động đặt ra các luật chơi đồng thời

có nhiều lợi thế cạnh tranh

T

Chúng ta đang tiến hành công cuộc Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới; xu thế đó đã tạo ra nhiều thời cơ, cơ hội nhưng cũng chứa đựng không ít những nguy cơ, thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt; đó là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt bởi vì trên thị trường không chỉ có các ngành kinh doanh nội địa xuất hiện ngày càng nhiều mà còn có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài với các ưu thế vượt trội về vốn, khoa học công nghệ, trình

độ và kinh nghiệm quản lý Các doanh nghiệp trong ngành Viễn thông Việt Nam nói chung và tập đoàn Viettel nói riêng không nằm ngoài xu thế chung đó Các doanh nghiệp cần thiết phải hoạch định và triển khai một công cụ kế hoạch hoá mới có đủ tính linh hoạt để ứng phó với những thay đổi của thị trường Chiến lược kinh doanh được xây dựng trên cơ sở phân tích và dự đoán các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có được những thông tin tổng quát về môi trường kinh doanh bên ngoài cũng như nội lực của doanh nghiệp

Tập đoàn Viettel từ khi thành lập đến nay đã là thương hiệu số một tại thị trường Việt Nam và đang mở rộng hoạt động sang các thị trường lân cận nhờ có chiến lược xây dựng thương hiệu Viettel, lựa chọn đúng chiến lược tăng trưởng tập trung nhằm tậ dụng lợi thế và tiềm năng của Tập đoàn để mở thị phần và chiếm lĩnh thị trường phát triển hoạt động kinh doanh hiệu quả Vì vậy, việc hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp bách đối với sự tồn tại và phát triển của Tập đoàn Trong bối cảnh như vậy, để đứng vững và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, sắc thái mới của nền kinh tế Đặc biệt đối với Tập đoàn Viettel là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh với sự đổi mới công nghệ nhanh chóng; hoạt động trên thị trường đầy tiềm năng nhưng cũng tương đối khó tính, cạnh tranh gay gắt thì điều này lại càng mang tính cấp bách Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó, nhóm đã chọn đề tài: “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Tập đoàn Viettel giai đoạn 2021-2025” làm đề tài thảo luận

Bài thảo luận gồm 4 chương:

Chương I: Phân tích môi trường kinh doanh.

Chương II: Sứ mệnh và mục tiêu

Chương III: Xây dựng và lựa chọn chiến lược tập đoàn

Chương IV: Giải pháp chiến lược

2

Trang 3

GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN VIETTEL Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) là doanh nghiệp kinh tế

quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý

và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) do Bộ Quốc phòng thực hiện quyền chủ sở hữu và là một doanh nghiệp quân đội kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin

Slogan của doanh nghiệp là “Theo cách của bạn”, một khẩu hiệu ngắn gọn nhưng rất thu hút và tạo ấn tượng với mỗi khách hàng

Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao.Viettel hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn tại Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam

Bên cạnh viễn thông, Viettel còn tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất công nghệ cao và một số lĩnh vực khác như bưu chính, xây lắp công trình, thương mại và XNK, IDC

3

Trang 4

I PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

1.1 Phân tích môi trường vĩ mô

1.1.1 Văn hóa – xã hội

Ngày nay các nhà kinh tế và các nhà văn hóa cũng đều thống nhất cho rằng văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế Tác động của văn hóa đến kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp Để có thể thành đạt trong kinh doanh Viettel không chỉ hướng nỗ lực của mình vào các thị trường mục tiêu mà còn phải biết khai thác tất cả các yếu tố của môi trường kinh doanh, trong đó có yếu tố môi trường văn hóa

Việt Nam trong quá trình đổi mới nhiều nền văn hóa mới từ nước ngoài đã du nhập vào nước ta Lối sống tự thay đổi nhanh chóng là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ngành viễn thông Đặc biệt, là một doanh nghiệp hướng tới giới trẻ như Viettel Cùng với sự phát triển kinh tế làm kích cầu dịch vụ của công ty Thị trường tiêu thụ rộng rộng lớn, tỷ lệ trẻ hóa cao làm nhu cầu về thông tin liên lạc cũng tăng theo đây là một

cơ hội và thách thức lớn cho doanh nghiệp

Thời mới gia nhập ngành, Viettel đã có những chính sách tiếp cận nông dân, học sinh, sinh viên Viettel chọn cách đi vòng, phủ sóng về nông thôn với giá rẻ, bán điện thoại Viettel với giá siêu rẻ loại chỉ dùng được mạng Viettel Họ còn bán những gói cước giá rẻ với nhiều ưu đãi bất ngờ nhằm vào đối tượng học sinh, sinh viên điều này đã giúp Viettel vươn lên vị trí số một về lượng thuê bao phủ sóng khắp cả nước, đạt doanh thu cao và lợi nhuận mỗi năm 20% - 25%

Bên cạnh đó trình độ dân trí, chất lượng đào tạo được nâng cao tạo cho công ty nguồn nhân lực dồi dào với trình độ tay nghề ngày càng cao

1.1.2 Môi trường kinh tế

Khi nền kinh tế vĩ mô ổn định và có xu hướng tăng trưởng trong tương lai tạo cho Viettel một thách thức lớn, công ty phải có những phương pháp tiếp cận thay đổi công nghệ, phương thức quản lý, chăm sóc khách hàng…hợp lý, luôn nắm bắt diễn biến của nền kinh tế để có những điều chỉnh kịp thời trong chiến lược phát triển kinh doanh Năm 2019, doanh thu của Viettel tăng trưởng 7,5% trong quá trình viễn thông đã bão hòa là kết quả tốt Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của Viettel năm 2019 là đầu

tư nước ngoài Trong bối cảnh khó khăn, doanh thu từ đầu tư nước ngoài của Viettel tăng trưởng gần 25% - gấp nhiều lần so với mặt bằng chung của ngành viễn thông thế giới và lợi nhuận đạt tới 2.200 tỷ đồng

Năm 2020, Viettel đã nỗ lực để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với tổng doanh thu hơn 264 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4.4% so với năm 2019 Điều này giúp Viettel ghi dấu giá trị thương hiệu số một Đông Nam Á, thứ 9 Châu Á với định giá 5,8

tỷ USD Theo đánh giá của Brand Finance, Viettel là nhà mạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu

1.1.3 Kỹ thuật công nghệ

4

Trang 5

Nhu cầu ngày càng tăng thì các doanh nghiệp trong ngành viễn thông cũng tăng theo Sức cạnh tranh ngày càng tăng cao buộc Vettel phải đưa ra thị trường những công nghệ mới để thu hút khách hàng Để làm được điều đó thì Viettel phải đảm bảo: trình độ lao động phù hợp, đủ năng lực tài chính Bên cạnh đó công ty cũng cần một chiến lược về giá thật tốt để đủ sức cạnh tranh

Dịch vụ thoại nhắn tin miễn phí: Zalo, messenger, lines…đã cạnh tranh mạnh mẽ với các nhà mạng viễn thông trong nước cùng với tâm lý thích sử dụng miễn phí của người dân đã làm Viettel thất thu một khoản không nhỏ

Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, có thể đảm bảo sinh hoạt, chi tiêu trong mùa dịch, Viettel đã đẩy mạnh phát triển các dịch vụ thanh toán số trên hệ sinh thái ViettelPay như: Gửi tiết kiệm, vay tiêu dùng, bảo hiểm số và đầu tư số; xây dựng giải pháp thẻ du lịch, hệ thống bán vé và kiểm soát vé điện tử Tổng số lượng giao dịch trên ViettelPay trong 6 tháng tăng 186% so với cùng kỳ năm ngoái

Diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến Viettel cũng đẩy mạnh tương tác khách hàng trên kênh số thay cho kênh truyền thống; các dịch vụ mới có tỷ lệ tương tác với khách hàng trên 90% trên kênh số Nhờ đã áp dụng số hóa vào hoạt động chăm sóc khách hàng, tỷ lệ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ viễn thông đã tăng từ 87,92% (năm 2019) lên 90,02% (năm 2020) Viettel chủ động chuyển tương tác khách hàng lên hệ thống Chatbot My Viettel tới gần 25 nghìn lượt/ngày (đạt tỷ lệ 95%)

Viettel đẩy mạnh hoàn thiện và đưa vào kinh doanh các dịch vụ Cloud như dịch vụ giám sát và xử lý ATTT mạng trên nền tảng điện toán đám mây; hệ sinh thái các sản phẩm trên nền tảng Cloud (Cloud server, Cloud PC, Cloud Camera…); nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới AI vào hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, trải nghiệm khách hàng.Viettel tiếp tục triển khai mạnh các giải pháp số cho Chính phủ, giáo dục, y tế đặc biệt các giải pháp trong giai đoạn dịch Covid-19; hoàn thành quy hoạch hệ sinh thái sản phẩm đô thị thông minh và Chính phủ điện tử…

1.1.4 Chính trị - pháp luật

Hiện nay nước ta được đánh giá là 1 trong những nước có nền chính trị ổn định trên thế giới, tạo môi trường kinh doanh an toàn và thân thiện cho nhà đầu tư trong cũng như ngoài nước Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế làm cho công ty có nhiều hơn các cơ hội gia nhập vào thị trường thế giới Nhất là khi Viettel vào TOP 100 doanh nghiệp viễn thông lớn nhất trên thế giới Bên cạnh đó thì hệ thống luật pháp và thủ tục hành chính của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện Các quy định về thủ tục hành chính ngày càng ngắn gọn giúp công ty tháo gỡ các rào cản, nâng cao hiệu suất lao động Các bộ luật về doanh nghiệp rõ ràng và cụ thể giúp công ty hoạt động hiệu quả, thuận lợi hơn dưới sự hướng dẫn và quản lý của các khung pháp lý rõ ràng Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn tồn đọng những khó khăn trong công tác cấp các thủ tục hành chính, quan liêu, tham nhũng gây khó khăn cho doanh nghiệp Cùng với những thay đổi trong cách quản lý về mảng viễn thông: giá trần cho cước viễn thông, giới hạn các hình thức khuyến mãi, đăng ký thông tin các nhân…cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình kinh doanh của Viettel

Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Theo đó Việt Nam sẽ mở cửa hơn nữa thị trường viễn thông và công nghệ thông tin Cũng theo Pháp lệnh về bưu chính viễn thông và đề án chiến lược phát triển bưu chính viễn thông đến năm

5

Trang 6

2010 đã được Quốc hội phê duyệt thì Việt Nam sẽ dần xóa bỏ hoàn toàn độc quyền,

mở cửa thị trường viễn thông, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới có thể chiếm từ 25-30% thị trường viễn thông Đây chính là cơ hội

để Công ty hội nhập và mở rộng thị phần cũng như mở rộng kinh doanh ra các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là hai nước láng giềng Lào và Campuchia

Việt Nam ký hiệp định TPP vào 4/2/2016 Cam kết TPP sẽ hỗ trợ một mạng Internet toàn cầu, duy nhất bao gồm đảm bảo thông suốt dữ liệu qua biên giới Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn ở mỗi quốc gia sẽ cung cấp các dịch vụ kết nối, thuê đường dẫn truyền của nhau, cho thuê chỗ đặt máy chủ Một số cam kết lần đầu tiên đáng chú khác gồm: cắt giảm gần 100% dòng thuế, toàn bộ biểu thuế đưa về 0% sau một lộ trình nhất định… đã tạo ra cơ hội rất lớn cho Viettel

1.1.5 Tự nhiên

Ngoài ra thì các yếu tố về tự nhiên: địa lý, khí hậu, thời tiết …cũng có những ảnh hưởng nhất định chất lượng dịch vụ và trong việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng của Viettel Do địa bàn hoạt động trải rộng trên toàn quốc, phân tán nhỏ lẻ, phải thi công chủ yếu ở ngoài trời nên điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng khai thác máy móc thiết bị, điều kiện làm việc Từ đó đòi hỏi các nhà hoạch định chiến lược của Viettel thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi và đầu tư cho tiến bộ công nghệ 1.1.6 Toàn cầu hóa

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Viettel phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt ở trong nước và quốc tế Viettel mở rộng kinh doanh sang thị trường nước ngoài Khi thị trường trong nước đã vững vàng thì Viettel lấn sân sang thị trường nước ngoài lần đầu tiên ở Lào và Campuchia vào năm 2006 Vào ngày 25/3/2015, Viettel nhận được giấy phép cung cấp dịch vụ vào thị trường Myanmar với số vốn lớn nhất từ trước đến nay, ước tính 1,5 tỷ USD Đây là một thách thức rất lớn đối với Viettel khi tỷ lệ thâm nhập dịch vụ viễn thông tại Myanmar đã lên tới 75% dân số

Với 8 giấy phép đầu tư ở nước ngoài, Viettel đã có thị trường 110 triệu dân (Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique, Cameroon, Haiti, Peru và Myanmar), tức là lớn hơn cả thị trường hơn 90 triệu dân trong nước

Kết luận: Với những điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn về môi trường vĩ mô đặt

ra những đòi hỏi về 1 chiến lược phát triển hợp lý của công ty để phát triển và mở rộng thị trường

1.2 Phân tích môi trường vi mô

1.2.1 Khách hàng

Viettel luôn hướng tới mọi đối tượng khách hàng từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập thấp Với độ phủ sóng toàn quốc, từ vùng sâu vùng xa đến biên giới hải đảo, Viettel luôn là sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng

- Nhóm KH có thu nhập thấp như học sinh, sinh viên, người lao động có thu nhập thấp: sử dụng mạng di động chủ yếu là để liên lạc với gia đình, bạn bè do phải

đi học, đi làm xa Ngoài ra còn sử dụng 1 số dịch vụ tiện ích mạng như web, nghe nhạc, game… và các dịch vụ tiện ích khác

6

Trang 7

- Nhóm KH có thu nhập trung bình chủ yếu là công nhân, viên chức, những người kinh doanh nhỏ: thường sử dụng để liên lạc với đồng nghiệp, gia đình và các đối tác làm ăn, nhóm này thường sử dụng gói cước trả trước là Dialy, Tomato, Economy

- Nhóm KH có thu nhập cao chủ yếu là những người buôn bán có thu nhập cao, các doanh nhân thành đạt: thường sử dụng mạng di động để tạo lập các mối làm

ăn, giao lưu bạn bè, người thân, gia đình… Nhóm này thường sử dụng thuê bao trả trước vì họ có thu nhập cao và ổn định nên dường như việc nạp thẻ đối với

họ khá bất tiện và không cần thiết

1.2.2 Đối thủ cạnh tranh

Hiện tại, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Viettel là Vinaphone và Mobifone

Giá

cước

Luôn đi đầu trong

chiến lược giá cả, ra

đời muộn nhưng số

khách hàng nhiều nhất

Tương đối cao so với các nhà mạng khác

Giá cước không cao, ra đời sớm nên có lượng khách hàng đông đảo, nhiều đối tượng khách hàng

Độ phủ

sóng Toàn quốc, đăng kýđến 43 quốc gia

(2006)

Toàn quốc và có thể nhắn tin đến 200 quốc gia khác

Toàn quốc, kết nối đến

52 quốc gia (2006)

Dịch vụ

tốt

Chưa thực sự tốt vì

tuổi đời còn nhỏ, đang

trong giai đoạn cải tiến

đi lên

Có nhiều dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng nhằm giữ chân những khách hàng hiện tại tiềm năng

Được đánh giá là tốt nhất hiện nay tại Việt Nam, với nhiều dịch vụ tiện ích tốt Có nhiều khách hàng trung thành

Khuyến

mại

Nghe được tiền, gọi

500đ/phút giờ thấp

điểm, nhân đôi thẻ

nạp, tặng thời gian gọi

nội mạng khách hàng

lâu năm

Có chương trình nghe được tiền, cước gọi và nhắn tin thấp trong giờ thấp điểm, nhân đôi thẻ nạp, số đẹp… phong phú

Có chương trình nghe được tiền, tặng thêm giá trị thẻ nạp, tặng GPRS… rất đa dạng

Khách

hàng

Mọi đối tượng khách

hàng

Chủ yếu là người đã đi làm và có thu nhập cao

Khách hàng đông đảo, mọi đối tượng

1.2.3 Nhà cung cấp

- Cung ứng tài chính hiện tại của Viettel là BIDV, MHB, Vinaconex, EVN Có thể thấy hiện tại có nhiều nhà cung ứng tài chính có thể hợp tác cùng Viettel và

sự cung ứng tài chính của các đối tác hiện tại là khá ổn

- Nhà cung ứng nguyên vật liệu sản phẩm: AT&T (Hoa Kỳ), BlackBerry, Nokia, Siemens Networks, ZTE Đây đều là các doanh nghiệp, tập đoàn lớn nên

7

Trang 8

Viettel cần hết sức lưu ý khi hợp tác, phân phối sản phẩm để đáp ứng đủ tiêu chuẩn của đối tác và tạo ra các lợi thế trong giao dịch

Số lượng và quy mô nhà cung cấp số lượng nhà cung cấp sẽ quyết định để áp lực cạnh tranh, quyền lực, đàm phán của họ đối với ngành doanh nghiệp

1.2.4 Sản phẩm thay thế

- Truyền thông lấn sân viễn thông kế hoạch truy cập internet qua mạng cáp truyền hình (với ưu thế về băng rộng) Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông – công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau Việc truy cập Internet qua mạng cáp truyền hình có thể đạt tốc độ cao, đồng thời khách hàng còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải trí khác như chơi game online, xem tivi trên máy tính, xem truyền hình và phim theo yêu cầu

- Mạng di động MVNO khai thác tối đa cơ sở hạ tầng mạng Những nhà cung cấp MVNO sẽ không phải đầu tư quá nhiều vấn đề xây dựng hệ thống mạng Bên cạnh

đó nhờ các đối tác MVNO, các nhà khai thác di động sẽ tận thu được số vốn đã đầu

tư vào CSHT bằng việc khai thác triệt để những phân khúc thị trường còn bỏ ngỏ

- Nhà đầu tư nước ngoài đang hào hứng tham gia vào thị trường viễn thông Việt Nam

1.3 Nội bộ công ty giai đoạn 2015 - 2020

➢ Điểm mạnh:

- Viettel là tổng công ty nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực bưu chính viễn thông ở Việt Nam với khoảng 60% thị phần thị trường viễn thông và đã

có nhiều năm kinh doanh lĩnh vực này với mạng lưới rộng khắp lớn nhất Việt Nam

- Là doanh nghiệp có nguồn vốn lớn và liên tục được bổ sung nên có sức cạnh tranh cao trong các dự án lớn

- Là một tập đoàn có uy tín và thương hiệu Viettel được khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ

- Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo chuyên nghiệp, trình độ cao năng động

- Tổng kết đến năm 2020, Ở lĩnh vực viễn thông, điểm sáng kinh doanh của Viettel năm 2020 phải kể đến viễn thông nước ngoài, khi 10 thị trường của Viettel tăng trưởng vượt bậc về doanh thu và lợi nhuận đảm bảo dòng tiền chuyển về nước ~ 333 triệu USD Tại Việt Nam, Viettel đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ cố định băng rộng lớn nhất Việt Nam với 41,8% thị phần Dịch vụ

di động của Viettel vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với 54,2% thị phần, trong đó thị

phần thuê bao data đạt 57% Viettel là nhà mạng đầu tiên cung cấp kinh

doanh thử nghiệm mạng 5G tại Việt Nam Ở lĩnh vực giải pháp CNTT & dịch

vụ số, năm 2020 Viettel tiếp tục thực hiện giải pháp công nghệ, hoàn thành các nền tảng công nghệ cốt lõi nhằm giải quyết các vấn đề của xã hội Cung cấp ra thị trường các sản phẩm số mang tính dẫn dắt thị trường, đặc biệt các sản phẩm, dịch vụ cho Chính phủ, các bộ ngành Trong đó nổi bật là các sản phẩm trong lĩnh vực Y tế (Telehealth), giáo dục (Viettel Study), thanh toán số (ViettelPay), giao thông thông minh (ePass) 2 nền tảng ứng dụng AI là Viettel

AI Open Platform và Viettel Data Mining Platform được Bộ TTTT công nhận

là những nền tảng số Made in Việt Nam Đây là những nền tảng được phát

8

Trang 9

triển bởi người Việt, cho doanh nghiệp tại Việt Nam với mức chi phí phù hợp

so với các nền tảng nước ngoài Ở lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và công nghiệp công nghệ cao, Viettel nghiên cứu, sản xuất và thử nghiệm thành công thiết bị 5G trên mạng lưới, đưa Việt Nam vào top 6 quốc gia đầu tiên làm chủ công nghệ 5G Trong năm 2020 Viettel làm chủ 62 công nghệ lõi, đăng ký 97 sáng chế, có 3 bằng sáng chế được cấp độc quyền tại Mỹ Ở lĩnh vực chuyển phát, logistic và thương mại điện tử, các đơn vị thành viên của Viettel tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức cao, với dịch vụ chuyển phát đạt 9% (trung bình ngành 4%)

➢ Điểm yếu:

- Khả năng cạnh tranh còn nhiều hạn chế

- Chưa có chính sách tốt để khai thác hiệu quả nguồn lực dẫn đến năng suất lao động chưa cao

- Quy mô chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu cao như hiện tại

❖ Đánh giá môi trường:

➢ Thuận lợi:

- Công ty viễn thông là công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà nước ưu tiên

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, dân số đông, thị trường rộng mở và Viettel

đã có một lượng khách hàng trung thành nhất định, có một thương hiệu và uy tín nhất định trong lòng khách hàng

- Viettel nhận thức rõ cơ hội và đang ngày càng cải thiện chất lượng dịch vụ

➢ Bất lợi:

- Thị trường xuất hiện nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cung cấp dịch vụ viễn thông

- Bộ máy hoạt động còn cồng kềnh, gây khó khăn cho công tác điều hành, khó linh hoạt trong kinh doanh

- Cạnh tranh khốc liệt buộc Viettel phải đưa ra chất lượng cao mà vẫn cạnh tranh về giá

II SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU 2.1 Dự báo về môi trường kinh doanh

Công trình Viettel sẽ mua lại 10.000 trạm phát sóng từ Tập đoàn Viettel Đối với Công trình Viettel, MBS dự báo kết quả kinh doanh năm 2020 với doanh thu 5.786 tỷ đồng và lãi sau thuế 239 tỷ đồng, lần lượt tăng 14% và 33% so với năm 2019 Theo MBS, Công trình Viettel đang hưởng lợi nhờ 85% doanh thu liên quan đến Tập đoàn Viettel - đơn vị chiếm tới 60% thị phần thị trường viễn thông Việt Nam Thông tin từ MBS Công trình Viettel muốn chuyển lĩnh vực kinh doanh trọng tâm từ xây lắp và vận hành khai thác viễn thông thành đầu tư và cho thuê hạ tầng viễn thông (TowerCo)

Doanh nghiệp cũng có kế hoạch xây mới trạm phát sóng (BTS), vừa nhận thêm trạm

từ Tập đoàn Viettel Theo kế hoạch, Công trình Viettel sẽ mua lại 10.000 trạm từ Viettel và xây mới (chưa tính 5G) mỗi năm 1.500 đến 3.000 trạm

Mảng đầu tư và cho thuê hạ tầng viễn thông hiện được đánh giá là xu thế tất yếu bởi các nhà mạng đang dần từ bỏ sở hữu các tài sản cố định để tập trung đầu tư vào các hoạt động cốt lõi, giảm chi phí đầu tư, và tăng vùng phủ sóng Trong khi đó tại Việt

9

Trang 10

Nam, thị trường TowerCo còn khá phân mảnh, mật độ thâm nhập thấp, do đó MBS cho rằng dư địa tại thị trường này còn lớn

Thị phần dịch vụ viễn thông của Viettel & Cơ câu doanh thu của Viettel Post

(Nguồn: MBS).

Bên cạnh đó, công ty chứng khoán này nhận định triển vọng ngành công nghệ trong tương lai ngày càng phát triển, đặc biệt mảng viễn thông và năng lượng sạch Nguyên nhân đến từ tỷ lệ đô thị hóa cao; nhu cầu cao về chuyển đổi số của các doanh nghiệp; công nghệ 5G và các chính sách phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được đẩy mạnh trong giai đoạn 2020 - 2025

Do đó, MBS dự báo doanh thu năm 2021 của Công trình Viettel có thể đạt 7.124 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 349 tỷ đồng

2.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của

Quan điểm phát triển

• Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng

• Đầu tư vào cơ sở hạ tầng

• Kinh doanh định hướng khách hàng

• Phát triển nhanh, liên tục cải cách để ổn định

• Lấy con người làm yếu tố cốt lõi

2.2.1 Tầm nhìn thương hiệu của Viettel

Công ty Thông tin M1 phấn đấu trở thành nhà sản xuất thiết bị điện tử viễn thông

và công nghệ thông tin hàng đầu Việt Nam, có uy tín trên bản đồ khu vực và thế giới, nâng tầm vị thế của người Việt trên thị trường quốc tế

Slogan mới "Theo cách của bạn" và phiên bản tiếng Anh là “Your way” giúp Viettel truyền tải thông điệp khuyến khích mỗi người sáng tạo hơn và thể hiện bản thân, cùng nhau tạo ra những giá trị tốt đẹp hơn cho cuộc sống Bên cạnh đó, slogan mới cũng thể hiện thông điệp mở cho nhiều dịch vụ số mới của Viettel chứ không chỉ là viễn thông như slogan trước đó là “Hãy nói theo cách của bạn – Say it your way”

2.2.2 Sứ mệnh của Viettel

- Không ngừng nỗ lực, sáng tạo, nghiên cứu nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trên sự mong đợi

10

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w