CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ LÃNH ĐẠO
Khái niệm về lãnh đạo
1.1.1 Khái niệm về nhà lãnh đạo
Lãnh đạo là gây ảnh hưởng đến nhân viên hay tổ chức để họ hoàn thành một cách tự nguyện các mục tiêu của tổ chức.
Nhà lãnh đạo là người gây ảnh hưởng đến cá nhân hay tổ chức để từ đó họ tự nguyện, nỗ lực, hoàn thành mục tiêu của nhà lãnh đạo hay tổ chức.
Tầm quan trọng của lãnh đạo trong quản trị:
Khơi dậy được một nguồn động lực cho con người và dẫn dắt họ hướng đến mục tiêu;
Khơi dậy các nguồn tiềm năng vô tận của mỗi cá nhân, tập thể, biến chúng thành sức mạnh vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đạt tới mục tiêu;
Giúp nhân viên nâng cao năng lực bản thân, hoàn thiện các phẩm chất cá nhân, đồng thời tạo động lực cho họ trong công việc;
Thúc đẩy nhân viên tự nguyện, nhiệt tình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức.
1.1.2 Khái niệm về phong cách lãnh đạo
Phong cách lãnh đạo là cách thức khá ổn định mà nhà quản trị gây ảnh hưởng đến người thừa hành để thực hiện mục tiêu đã đặt ra.
Việc lựa chọn phong cách lãnh đạo hợp lý có ảnh hưởng lớn đến kết quả, hiệu quả của hoạt động lãnh đạo.
Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách lãnh đạo ở đó người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu của người bị lãnh đạo, phát huy mạnh mẽ được sức mạnh của cá nhân trong tập thể, vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu một cách hiệu quả.
Phong cách lãnh đạo
1.2.1 Một số phong cách lãnh đạo a Phong cách lãnh đạo chuyên quyền (độc đoán/độc tài)
Phong cách lãnh đạo chuyên quyền là phong cách mà theo đó nhà quản trị triệt để sử dụng quyền lực hay uy tín chức vụ của mình để tác động đến người dưới quyền. Đặc điểm cơ bản:
Thiên về sử dụng mệnh lệnh;
Luôn đòi hỏi cấp dưới phục tùng tuyệt đối;
Thường dựa vào năng lực, kinh nghiệm, uy tín chức vụ;
Kiểm tra chặt chẽ các hoạt động của cấp dưới;
Ít quan tâm đến yếu tố con người;
Nhà quản trị chí trọng đến hình thức tác động chính thức. Ưu điểm Nhược điểm
Nhà quản trị có tính quyết đoán cao;
Giải quyết vấn đề nhanh chóng;
Chớp được cơ hội kinh doanh;
Năng lực và phẩm chất cá nhân tốt đẹp của nhà quản trị.
Triệt tiêu tính sáng tạo của tập thể các thành viên trong tổ chức;
Xảy ra mâu thuẫn trong việc thực hiện các quyết định được đưa ra bởi nhà quản trị;
Bầu không khí trong tổ chức trở nên căng thẳng, bất đồng quan điểm. b Phong cách dân chủ
Phong cách dân chủ là phong cách mà theo đó nhà quản trị chủ yếu sử dụng uy tín cá nhân để đưa ra những tác động đến những người dưới quyền. Đặc điểm cơ bản:
Sử dụng hình thức động viên khuyến khích;
Không đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối;
Thu hút, lôi cuốn tập thể vào việc ra quyết định và thực hiện quyết định;
Quyết định của nhà quản trị mang tính mềm dẻo;
Nhà quản trị chú trọng đến hình thức tác động không chính thức. Ưu điểm Nhược điểm
Phát huy được năng lực, trí tuệ của tập thể;
Cấp dưới chấp nhận, đồng tình;
Tạo bầu không khí tốt.
Nhà quản trị nếu không có tài năng thực sự sẽ không dám chịu trách nhiệm. c Phong cách tự do
Phong cách tự do là phong cách mà theo đó nhà quản trị rất ít, hoặc không sử dụng quyền lực để tác động đến những người dưới quyền. Đặc điểm cơ bản:
Nhà quản trị đóng vai trò là người cung cấp thông tin;
Rất ít hoặc không tham gia vào hoạt động tập thể;
Rất ít hoặc không sử dụng quyền lực của mình để tác động đến người dưới quyền;
Phân tán quyền hạn, trao sự độc lập và quyền tự do hành động cho người dưới quyền. Ưu điểm Nhược điểm
Nhà quản trị có thời gian tập trung sức lực vào việc xây dựng chiến lược;
Phát huy tối đa quyền tự do và chủ động của cấp dưới;
Các quyết định của nhà quản trị sẽ được cấp dưới ủng hộ.
Nhà quản trị thường buông lỏng quyền lực của mình;
Nhà quản trị khó kiểm soát công việc, lệ thuộc nhiều vào cấp dưới;
Các mục tiêu của nhà quản trị dễ bị đổ vỡ.
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn phong cách lãnh đạo
Các nhân tố bản thân nhà quản trị: trình độ, năng lực, trạng thái tâm sinh lý, vị trí, mục tiêu, tính cách,
Các nhân tố bên ngoài: cá nhân nhân viên, tập thể nhân viên/hình thức tổ chức, tình huống lãnh đạo.
Động cơ
1.3.1 Khái niệm về động cơ Động cơ là quá trình tâm lý của con người kích thích (thúc đẩy) họ hành động để đạt được mục tiêu của cá nhân hay tổ chức.
Theo nghĩa đó người có động cơ sẽ nỗ lực làm việc, duy trì nhịp điệu làm việc tích cực, có hành vi, định hướng hành động vào thực hiện mục tiêu mà họ mong muốn đạt được.
1.3.2 Một số lý thuyết về động cơ trong lãnh đạo
Nhận thức được tầm quan trọng của lãnh đạo trong quản trị, nhận thức về động cơ và quan hệ của nó với hoạt động lãnh đạo đã được nhiều lý thuyết quản trị đề cập đến và nhìn chung có thể chia thành 3 nhóm:
(i) Lý thuyết cổ điển được F Taylor và các tác giả trong trường phái lý thuyết quản trị khoa học Taylor và các nhà nghiên cứu thuộc trường phái quản trị khoa học cho rằng con người vốn lười biếng trong lao động lại phải thực hiện các thao tác lặp đi lặp lại nên dễ dẫn đến nhàm chán, do đó động viên nhân viên nâng cao năng suất thì cần dùng kích thích kinh tế (lương, thưởng, phạt) để động viên nhân viên làm việc. (ii) Lý thuyết tâm lý xã hội hay quan hệ con người mà tiêu biểu là Robert Owen, Huogo Munsterberg Coi quan hệ giữa con người với nhau trong công việc cũng là yếu tố thúc đẩy lao động, chúng bao gồm quan hệ giữa nhà quản trị với nhân viên và giữa nhân viên với nhau Các nhà lý thuyết theo trường phái này cho rằng mỗi khó khăn, vướng mắc trong tổ chức đều có thể được xử lý thông qua quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức Từ đó nhà quản trị phải trao nhiều quyền tự chủ hơn cho nhân viên trong hoạt động, tăng cường vai trò của tổ chức không chính thức, thúc đẩy các quan hệ xã hội trong tổ chức.
(ii) Lý thuyết hiện đại về động cơ như thuyết nhu cầu của A Maslow, thuyết kỳ vọng của Wroom, thuyết công bằng.
Thuyết nhu cầu của Maslow
Maslow cho rằng con người luôn có nhu cầu Nhu cầu của con người gồm 5 loại được xếp thứ tự từ thấp đến cao mà nhà quản trị có thể dự báo trước và trật tự thỏa mãn nhu cầu của con người cũng đi từ thấp đến cao, khi một nhu cầu đã được thỏa mãn thì nó không còn động cơ thúc đẩy con người hành động nữa và họ hướng đến nhu cầu ở bậc cao hơn, xuất hiện động cơ mới Do đó để lãnh đạo nhân viên (gây ảnh hưởng) thì nhà quản trị phải biết họ đang ở cấp độ nhu cầu nào để chọn cách kích thích vào động cơ phù hợp giúp nhân viên thỏa mãn được nhu cầu qua đó sẽ đạt được mục tiêu của tổ chức.
Lý thuyết của David Mc Clelland và E R G
Thuyết của David Mc Clelland và E.R.G cho rằng con người có 3 nhu cầu cơ bản gồm nhu cầu về thành tựu, nhu cầu liên minh và nhu cầu quyền lực Mỗi loại người tương ứng với nhu cầu trên có động cơ nhất định để thực hiện công việc Nếu giao việc và động viên họ hoàn thành phải tùy thuộc họ đang theo đuổi nhu cầu nào. Thuyết kỳ vọng của Vroom
Nhà tâm lý học Vitor.HVroom cho rằng con người được thúc đẩy hoàn thành công việc của họ tin vào giá trị mục tiêu họ Động cơ thúc đẩy = mức độ đam mê x sự hy vọng
Những nghiên cứu của L.W Perter và EF Lawler cũng đi theo hướng của Vroom hai ông cho rằng sức mạnh của động cơ phụ thuộc vào giá trị phần thưởng và khả năng nhận thức phần thưởng đó Đồng thời kết quả công việc được xác định bởi động cơ thúc đẩy năng lực thực hiện nhiệm vụ và sự nhận thức về nhiệm vụ.
Thuyết về sự công bằng
Lý thuyết công bằng của J Stucy Adam, trường Đại học Bắc Carolina cho rằng người lao động luôn muốn được đối xử công bằng trong bố trí, sử dụng, đánh giá và đãi ngộ Khi bị đối xử không công bằng người lao động thường có xu hướng chấp nhận (vì sợ mất việc, khó thăng tiến ) song đó chỉ là trước mắt về lâu dài nhân viên dễ dẫn đến sự bất mãn, mâu thuẫn, xung đột, thậm chí bỏ việc Do đó nhà quản trị phải đối xử công bằng trong bố trí, sắp xếp công việc, trong đánh giá, đãi ngộ, tạo điều kiện môi trường và cơ hội thăng tiến, bình đẳng Nhà quản trị cần phải nắm được thông tin phản hồi về nhận thức của người lao động về sự công bằng và chuyển hóa chúng thành hoạt động của nhà quản trị đảm bảo sự công bằng cho mọi người Song thực tế không có sự công bằng tuyệt đối.
Nghiên cứu các lý thuyết trên đây giúp nhà quản trị nhận biết được động cơ của nhân viên, biết cách kích thích, thúc đẩy đúng đắn để họ nỗ lực, nhiệt tình, tự nguyện thực hiện mục tiêu.
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO TẠI TẬP ĐOÀN FPT
Giới thiệu về Tập đoàn FPT
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn FPT
Năm 1988: Tập đoàn FPT bước những bước đi đầu tiên với 13 thành viên: Ngày 13/9/1988, Viện trưởng Viên Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia đã ký quyết định thành lập Công ty Công nghệ Thực phẩm (tên gọi đầu tiên của FPT) và giao cho ông Trương Gia Bình làm Giám đốc
Năm 1990: Tập đoàn FPT lựa chọn con đường tin học: Hợp đồng cung cấp máy tính cho Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô năm 1989 đặt nền móng cho hướng kinh doanh tin học của FPT Tháng 10/1990, công ty đổi tên thành Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ (tên viết tắt là FPT) Hợp đồng phần mềm thương mại đầu tiên của FPT được ký vào cuối năm 1990 là hệ thống đặt vé giữ chỗ cho Phòng vé của Hàng không Việt Nam
Năm 1994: Tập đàon FPT bước vào lĩnh vực phân phối với mục tiêu đưa các sản phẩm công nghệ mới vào Việt Nam: “FPT phải làm ăn lớn, giao dịch trực tiếp với các hãng sản xuất lớn như IBM, Compaq, HP…, phải nhập khẩu số lượng lớn rồi phân phối lại cho các công ty tin học trong nước.” Đặt rõ quyết tâm đó nên khi Mỹ bãi bỏ chính sách cấm vận năm 1994, một loạt hãng máy tính vào Việt Nam, FPT đã nhanh chóng tiếp cận và thuyết phục họ lựa chọn FPT là đại lý chính thức tại Việt Nam IBM, một trong những công ty Mỹ đầu tiên mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, công bố FPT trở thành đối tác Việt Nam đầu tiên của mình và ngay sau đó là Compaq, HP…, hợp tác chính thức với FPT đã mở ra lĩnh vực phân phối sản phẩm công nghệ chuyên nghiệp của FPT.
Năm 1997: Tập đoàn FPT tham gia vào lĩnh vực Internet, tạo bước phát triển đột phá cho lĩnh vực này của Việt Nam: Năm 1996, FPT đưa vào hoạt động mạng cộng đồng có tên là Trí tuệ Việt Nam (TTVN) với hơn 10.000 thành viên Tuy chưa kết nối được ra nước ngoài, TTVN đã mang đến cho thanh niên Việt Nam một môi trường mới đầy hứng khởi Năm 1997, Việt Nam kết nối hạ tầng với mạng Internet toàn cầu và FPT được lựa chọn là nhà cung cấp thiết bị, đồng thời là Nhà cung cấp kết nối (ISP) Là ISP duy nhất không thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, FPT đã là chất xúc tác để Internet Việt Nam phát triển như vũ bão Dựa trên những kinh nghiệm thu được khi điều hành mạng TTVN, FPT đã góp phần to lớn đưa Việt nam thành một trong những nước có hạ tầng truy nhập internet tốt nhất thế giới Hiện nay, FPT là một trong ba nhà cung cấp dịch vụ viễn thông – internet hàng đầu Việt Nam với hạ tầng internet phủ rộng tới 59/63 tỉnh thành.
Năm 1999: Tập đoàn FPT tiến ra thị trường nước ngoài với hướng đi chiến lược là xuất khẩu phần mềm: Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và các biến động kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 1997 – 1998 đã đặt các công ty chuyên kinh doanh thiết bị, sản phẩm nhập khẩu như FPT vào tình thế bất lợi Bên cạnh đó, sau 10 năm thành lập, FPT đã trở thành công ty tin học lớn nhất Việt Nam Nhưng FPT lại cần đối mặt với thách thức mới là toàn cầu hóa FPT đưa ra quyết định lấy xuất khẩu phần mềm làm mũi nhọn Gần 20 năm sau, FPT đã trở thành công ty xuất khẩu phần mềm số 1 Việt Nam cả về quy mô nhân lực, doanh số và thuộc danh sách 100 Nhà cung cấp
Dịch vụ Ủy thác toàn cầu (Top 100 Global Outsourcing) do IAOP đánh giá cùng với sự hiện diện tại 21 quốc gia trên toàn cầu.
Năm 2000: Tập đoàn FPT nhận chứng chỉ ISO 9001, đặt nền móng cho hệ thống quản trị toàn diện FPT: Năm 2000, FPT đã trở thành công ty tin học đầu tiên của Đông Nam Á được cấp chứng nhận ISO 9001:1994 Năm 2004, FPT là công ty Việt Nam đầu tiên nhận chứng chỉ CMM 5 (Capability Maturity Model) - mức cao nhất đánh giá năng lực quy trình sản xuất trong một tổ chức phát triển phần mềm - do Viện Công nghệ phần mềm Mỹ (SEI) cấp.
Năm 2005, FPT xây dựng hệ thống quản trị toàn diện của FPT và là công ty duy nhất đăng ký bảo hộ hệ thống này Năm 2012, FPT áp dụng công cụ Thẻ điểm cân bằng trong quản lý chiến lược Có thể nói, FPT luôn là đơn vị tiên phong sử dụng những công cụ tiên tiến nhất trong quản trị Đến nay, FPT có hầu hết các chứng chỉ cần thiết cho mọi lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của mình.
Năm 2001: Tập đoàn FPT ra mắt VnExpress - một trong những tờ báo điện tử đầu tiên tại Việt Nam
Ngày 26/02/2001, FPT đã cho ra đời VnExpress - một trong những tờ báo điện tử đầu tiên của Việt Nam Thời điểm VnExpress xuất hiê ™n, cả nước mới có hơn 50.000 người dùng Internet với giá cước còn rất cao, băng thông hẹp, tốc độ đường truyền rất chậm nên khó có thể hình dung về mô ™t tương lai có hàng chục triệu người vào Internet để đọc báo hàng ngày.
Năm 2006: Tập đoàn FPT thành lập đại học FPT và được niêm yết trên thị trường chứng khoán: Mở trường đại học đào tạo gắn liền với thực tiễn và nhu cầu nhân lực của đất nước Năm 1999, FPT bước chân vào lĩnh vực xuất khẩu phần mềm Bài toán khó đặt ra không chỉ là tiếp cận thị trường mà còn là vấn đề nhân lực Để giải bài toán về nhân lực cho xuất khẩu phần mềm, FPT đã quyết định liên kết với Aptech, Tập đoàn Giáo dục và Đào tạo CNTT hàng đầu thế giới, thành lập 02 trung tâm Đào tạo Lập trình viên quốc tế FPT Aptech đầu tiên tại Hà Nội và Tp.HCM nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu Tháng 09/2006, Đại học FPT ra đời và cũng là trường đại học đầu tiên của doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động.
Năm 2006: Tập đoàn FPT niêm yết trên thị trường chứng khoán: Ngày
13/12/2006, cổ phiếu FPT chính thức tham gia giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM (nay là Sở giao dịch Chứng khoán TP HCM - HOSE) với 60.810.230 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu FPT là doanh nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực CNTT niêm yết và ngay lập tức trở thành cổ phiếu lớn (bluechip) trên thị trường chứng khoán Trong ngày đầu tiên chào sàn, cổ phiếu của FPT được giao dịch với giá 400.000 đồng/cổ phiếu và là một trong những công ty niêm yết có giá trị thị trường cao nhất cho đến hiện nay Hiện nay, cổ phiếu FPT vẫn duy trì khối lượng giao dịch và thanh khoản ổn định, cổ tức được duy trì ở mức cao Năm 2014, FPT được bình chọn là 1 trong 5 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư (IR) tốt nhất do Vietstock tổ chức.
Năm 2012: Tập đoàn FPT đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ FPT và Thương mại điện tử: Tháng 2/2012, FPT quyết định đầu tư mở rộng chuỗi bán lẻ FPT với mục tiêu đạt 150 cửa hàng vào năm 2014 Các cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ sẽ chuyên doanh sản phẩm công nghệ, là điểm cung ứng nhiều loại sản phẩm dịch vụ của toàn
FPT Chuỗi bán lẻ FPT Shop đã có mặt ở 63/63 tỉnh thành tại Việt Nam với số lượng cửa hàng không ngừng tăng nhanh qua các năm Ra mắt vào tháng 3 năm 2012, với mô hình B2B2C (business-to-business-to-consumer), Sendo.vn của FPT là sàn thương mại điện tử đầu tiên kết hợp với các nhà cung cấp logistic và ngân hàng để mang lại cho khách hàng trải nghiệm giao dịch đảm bảo trọn gói
Năm 2014: Tập đoàn FPT tiến hành thương vụ M&A đầu tiên trong lĩnh vực CNTT của Việt Nam tại thị trường nước ngoài Tháng 6/2014, FPT hoàn tất thương vụ M&A đầu tiên thông qua việc mua công ty RWE IT Slovakia, đơn vị thành viên của RWE, tập đoàn năng lượng hàng đầu châu Âu Đây là thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) đầu tiên tại thị trường nước ngoài của FPT nói riêng và trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam nói chung Điều này có nghĩa là FPT có thể cùng lúc sử dụng cả nguồn lực trong nước (offshore) và tại nước ngoài (nearshore) để cung cấp dịch vụ một cách hiệu quả nhất cho khách hàng (bestshore) - khẳng định sự sẵn sàng của FPT trong các dự án quy mô và đẳng cấp trên sân chơi toàn cầu.
Năm 2015: Tập đoàn FPT là doanh nghiệp nước ngoài đầu tiên được cấp Giấy phép Viễn thông tại Myanmar Năm 2015, FPT chính thức được nhận Giấy phép Cung cấp dịch vụ Viễn thông tại Myanmar Với Giấy phép này, FPT được quyền triển khai hạ tầng tuyến trục quốc gia, cung cấp đầy đủ các dịch vụ viễn thông cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Năm 2016 Tập đoàn FPT tiên phong đồng hành cùng các tập đoàn hàng : đầu thế giới nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ mới thay đổi phương thức hoạt động và mô hình kinh doanh trong nền kinh tế số
Thực trạng thực hiện chức năng lãnh đạo tại Tập đoàn FPT
2.2.1 Giới thiệu về Trương Gia Bình. Ông Trương Gia Bình sinh ngày 19 tháng 5 năm 1956 trong một gia đình trí thức tại Nghệ An người Hà Nội, con trai bác sĩ Trương Gia Thọ Nhà ông ban đầu 91 Thợ Nhuộm, Hà Nội Ông sống Hà Nội từ năm 2 tuổi Ông Trương Gia Bình từng là con rể Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi kết hôn với bà Võ Hạnh Phúc và có cô con gái với người vợ này Sau li dị với bà Phúc, ông Bình kết hôn với người vợ thứ hai Nguyễn Tuyết Mai (Hiện chủ tịch công ty du lịch Vidotour)
Trình độ học vấn: Khi học bậc THPT, ông là học sinh chuyên toán của trường THPT Chu Văn An (Hà Nội) Sau đó vào năm 1979 ông lấy bằng cử nhân Toán Năm
1982 ông lấy bằng Tiến sĩ Toán Lý Cả 2 bằng đều được lấy tại trường Đại học Tổng Hợp Lomonosov ở Liên Bang Nga Ông đã bảo vệ thành công luận án Phó Giáo sư của mình tại Đại học Tổng hợp Moscow (Nga) năm 1983, được phong hàm Phó Giáo sư năm 1991.
+ Tháng 9/1988: Chủ tịch Công ty Công nghệ Thực phẩm (tiền thân của FPT).
+ Từ 1988 đến 2002: Tổng Giám đốc Công ty FPT.
+ Từ 2002 đến 2013: Chủ tịch Hội đồng Quản trị Kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần FPT.
+ Từ 2005 đến 2008: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông FPT.
+ Tháng 4/2013: Thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT.
+ Năm 2017: FPT tiếp tục bổ nhiệm ông làm Chủ tịch HĐQT nhiệm kì 2017-2022.
+ Tháng 4/2018: là thành viên HĐQT Công ty TNHH Giáo dục FPT (FPT EDU), Chủ tịch HĐQT Đại học FPT.
+ 27/4/2018, trở thành thành viên HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB).
+ Tháng 6/2018 Trương Gia Bình có mặt trong danh sách HĐQT
Vietcombank được 2 tháng, FPT nhận luôn gói thầu về Công nghệ thông tin của ngân hàng.
2.2.2 Phong cách lãnh đạo của ông Trương Gia Bình Đại hội cổ đông tập đoàn FPT 17/3/2022 tiếp tục bổ nhiệm ông Trương Gia Bình chức vụ thành viên kiêm Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2022-2027.
Trong suốt 25 năm chèo lái con thuyền FPT, vị chủ tịch được xem là lãnh đạo tinh thần xuất sắc trong việc thu phục nhân viên Còn nhờ trong một bài phỏng vấn trên báo Dân Trí trong một dịp tết, chủ tịch Trương Gia Bình từng chia sẻ về phong cách quản trị tại FPT: "Tôi rất thích câu chuyện về Thành Cát Tư Hãn - vị vua nổi tiếng từng đem quân đi chinh phạt khắp Âu-Á Nguyên lý thành công của Thành Cát
Tư Hãn rất đơn giản: Mọi chiến lợi phẩm ông ta thu được trong các cuộc chiến, ông ta chỉ lấy 1/3, còn phần còn lại, ông ta chia cho các tướng sĩ của mình Công thức đơn giản nhưng đã hình thành ra một sức mạnh vĩ đại, mở ra một đế chế lớn, dựng nên một thiên niên sử về sự bành trướng lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ một thời FPT cũng áp dụng công thức Thành Cát Tư Hãn để duy trì sự ổn định, thịnh vượng của mình, cũng như sự gắn bó của các thành viên"
Trương Gia Bình lãnh đạo nhân viên dưới quyền mình theo phong cách dân chủ vì một mục tiêu chung "vì sự thành công của khách hàng và sự phát triển trường tồn của công ty" Mỗi bước đi, mỗi chặng đường của FPT có lẽ đều gắn liền với hình bóng của vị lãnh đạo tài ba Trương Gia Bình. Ông động viên, khuyến khích đối với nhân viên cấp dưới của mình: lắng nghe thấu hiểu những khó khăn của nhân viên; khuyến khích, động viên nhân viên bằng những giá trị cả về vật chất lẫn tinh thần Ông không đòi hỏi cấp dưới sự phục tùng tuyệt đối mà thường thu thập ý kiến của những người dưới quyền, thu hút, lôi cuốn cả tập thể vào việc ra quyết định, thực hiện quyết định:
+ Lễ kỷ niệm 10 năm và lễ đón nhận Huân chương lao động hạng hai của Công ty FPT là một sự kiện gây nhiều dư luận đến mức hàng tháng sau dân
Hà Nội vẫn còn bàn tán Thông thường, sau những thành công như thế thì người ta bắt đầu hưởng thụ Nhưng Trương Gia Bình không phải là người thường Ông chưa có ý định hưởng thụ và ông đã thuyết phục được hầu hết các cộng sự của mình có chung ý chí đó Quyết định của ông nhận được sự ủng hộ tối đa của Lê Quang Tiến, là một trong số ít sáng lập viên có thực quyền trong công ty đến ngày hôm nay Ông Tiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam (vào thời điểm đó) là hết sức bi đát, chắc chắn Việt Nam và Trung Quốc sẽ kéo cả thế giới chết theo, vì vậy thời gian sắp tới sẽ hết sức khó khăn
+ Một văn kiện quan trọng định hướng cho lúc đó là bản "Báo cáo 10 năm công nghệ FPT" Báo cáo dài 10 trang A4 và theo ông Bình tâm sự thì ông đã viết đi viết lại tới 7 lần Những người gần gũi ông Bình đều nói rằng ông có khả năng viết rất nhanh và khá hay Việc ông phải viết lại tới 7 lần chứng tỏ ông đã rất dao động khi ngồi đúc kết những kinh nghiệm dẫn đến thành công Phải chăng ông cảm nhận được rằng, việc lặp lại kinh nghiệm của những “giá trị đồng đội và làm việc tập thể Tinh thần đồng đội đó còi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, có tính thuyết phục với mọi người, bên cạnh khả năng quyết định một cách quyết liệt”, ông Trương Gia Bình từng nói. Ông đưa ra các quyết định có tính mềm dẻo chú ý nhiều hơn đến định hướng và hướng dẫn, chú trọng đến yếu tố con người , bởi lẽ ông cho rằng "con người là cốt lõi thành công” Chính vì vậy mà ông luôn tạo mọi điều kiện và cơ hội phát triển cho nhân viên của mình Chẳng hạn như ông mở các lớp đào tạo ngoại ngữ nâng cao, các kì thi Toeic cho mọi nhân viên tham gia và ông yêu cầu mọi nhân viên phần mềm phải giao dịch và báo cáo bằng Tiếng Anh Không chỉ có vậy, ngay từ khi đồng hành cùng FPT, ông Bình đã lên kế hoạch xây dựng văn hóa FPT, tạo nên bầu không khí làm việc thoải mái vui vẻ cho nhân viên, luôn đoàn kết và chia sẻ, không có bất cứ áp đặt nào, để mỗi người của FPT luôn coi FPT là gia đình thứ hai của mình Theo khảo sát thường niên vừa được AC Nielsen công bố, FPT vinh dự đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng các công ty có môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam. Ông coi trọng những giây phút được gặp mặt trao đổi, những buổi meeting, buổi liên hoan kết nối gần hơn với nhân viên ngoài giờ làm việc: Trong các buổi liên hoan công ty ông luôn hòa mình vào cuộc vui cùng các nhân viên, không chỉ là ăn uống thông thường, ông sẵn sàng nhảy múa, khiêu vũ cùng nhân viên, thậm chí là bôi bánh kem lên mặt Điều này sẽ tạo không khí thoải mái cho nhân viên sau những giờ làm Ông coi họ như thành viên trong gia đình, đối với ông mỗi nhân viên FPT là “một tế bào” không thể thiếu cho ngôi nhà FPT Cựu CEO Nguyễn Thành Nam đã viết trong
Sử ký FPT, người bạn lớn Trương Gia Bình như sau: “ anh Bình vẫn sẵn sàng một mình cởi áo lao lên sân khấu, nhảy xuống bàn bia để hét hò, ca hát cùng với anh em nhân viên”
=> Trương Gia Bình đã thực hiện rất tốt chức năng lãnh đạo của mình Nhờ sự dẫn dắt của ông Trương Gia Bình mà FPT vẫn không ngừng phát triển cho đến hiện tại Có lẽ vì vậy mà ông được mệnh danh là” linh hồn của FPT” Ông Bình đã xây dựng FPT từ con số 0 Từ đó phát triển thành một công ty công nghệ lớn mạnh Với 6 công ty con và 4 công ty liên kết hoạt động tại 45 quốc gia trên thế giới”.
2.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng tới phong cách lãnh đạo của ông Trương Gia Bình a, Tính cách của ông Trương Gia Bình
Trương Gia Bình là người có tính cách đa diện nhiều màu sắc Ông là người sống tình cảm, sâu sắc nhưng cũng quyết liệt và nghiên khắc Ông biết lắng nghe, cảm nghiệm, thuyết phục mọi người Ông Bình tôn trọng, quan tâm cả tới người lái xe lẫn cô tạp vụ, ông ghi nhớ câu chuyện của từng người để gặp lại ông hỏi thăm gần gũi Mỗi khi gặp khó khăn, ông đều truyền lửa để tạo động lực cho nhân viên vượt qua phấn đấu Ông là người thông minh người giàu tham vọng từ trẻ có tính cách mạnh mẽ, quyết đoán dân chủ, công bằng, nghiêm khắc trong công việc Mặc dù trải qua năm tháng tuổi thơ gian khó lại vô lãng mạn, lạc quan yêu đời và là à người có nghị lực, quyết tâm lớn lao, vô cùng táo bạo Ông Bình thuộc típ người, khó khăn, tiềm ông trỗi dậy, giàu đam mê, nhiệt huyết thực tế, sống tình cảm gần gũi, cởi mở với người luôn trân trọng đề cao công sức nỗ lực sáng tạo thành viên đại gia đình FPT.
TGĐ FPT Bùi Quang Ngọc được coi là “cặp trùng bài” từng nhận xét công khai với báo chí: “Bình có tài thuyết khách, khi nói về vấn đề nào, tưởng chứng thế giới không thể đi khác đi được Nhiều người nghe bị thuyết phục không phải về bản chất của đề tài mà do cách thuyết phục của Bình Kiến cũng phải bò ra nghe Nhiều người tin và làm theo, dù nhiều các Bình nói đâu có đúng, đâu có đơn giản, đâu có dễ thực hiện…”
Nói về nhược điểm của Trương Gia Bình Bùi Quang Ngọc cũng nhận xét: “Có đấy Đó là sự cả tin Cả tin vào một số giá trị không thực tiễn, cả tin vào sự chung ý tưởng, chung mục đích của nhân viên dưới quyền, cả tin vào một số người mới tiếp xúc Đôi khi cũng phải trả giá về sự cả tin ấy”.
ĐÁNH GIÁ VÀ NHẬN XÉT
Đánh giá thực trạng thực hiện chức năng lãnh đạo Tập đoàn FPT
Sau gần 35 năm, FPT hiện có gần 60.000 nhân sự và nỗ lực xây dựng môi trường làm việc tốt nhất để mỗi nhân sự đều có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần Theo tinh thần cốt lõi 6 chữ vàng “Tôn - Đổi - Đồng - Chí - Gương - Sáng”, FPT đề cao giá trị con người, tính dân chủ nên mọi ý kiến của mỗi cá nhân đều được ghi nhận và tôn trọng Do đó tình trạng xung đột giữa các thành viên hay với lãnh đạo, quản lý thường ít xảy ra Cách ứng xử giữa những người đồng nghiệp chân thành, gắn bó như một gia đình.
“Đội ngũ nhân sự có tuổi trung bình 28, trong đó 47% là Gen Z, 3.123 nhân sự làm việc tại nước ngoài và 1.888 nhân sự người nước ngoài làm việc tại FPT", ông Chu Quang Huy khẳng định Anh Hoàng Minh Châu, thành viên hội đồng sáng lập
FPT, cố vấn Cao cấp về Văn hoá FPT cho rằng “Đối với tôi, nhân viên là số 1, khách hàng là số 2 Nhân viên phải hài lòng thì khách hàng mới hài lòng được”.
Tại FPT, điểm khác biệt trong văn hóa doanh nghiệp chính là cấp dưới có thể thẳng thắn và trao đổi bình đẳng với cấp trên Việc lắng nghe những ý kiến khác biệt là cách để lãnh đạo FPT tránh đưa ra những quyết định sai lầm và khuyến khích tinh thần đổi mới, sáng tạo của nhân viên Văn hóa FPT còn được thể hiện thông qua những
"luật bất thành văn" như lãnh đạo không nhận quà, phong bì của nhân viên, phải làm gương cho nhân viên, không được tham nhũng, không tư lợi cá nhân
Bên cạnh đó, để khuyến khích cán bộ, nhân viên gắn bó với Công ty, các chính sách đãi ngộ của FPT cũng được xây dựng dựa trên các tiêu chí: tương xứng với kết quả công việc, giá trị đóng góp cho FPT, công bằng và minh bạch
Bà Trịnh Thu Hồng – Nguyên Giám đốc Nhân sự, Tập đoàn FPT từng chia sẻ:
“FPT không giữ người bằng lương hay chế độ đãi ngộ, đó là cách làm không thông minh nhất Điều chúng tôi làm được, đó chính là kết hợp được 2 yếu tố học và hành, ở FPT, tất cả mọi người đều có cơ hội để thể hiện bản thân, đều được sống là chính mình và được sống trong môi trường đoàn kết, đồng đội” Chỉ trong năm 2015, FPT đã chi 71,4 tỷ đồng cho các chương trình đào tạo nội bộ với 195.240 lượt người được đào tạo.
Hay “Mỗi lãnh đạo, nhân viên đều được chia sẻ ý tưởng và chúng tôi có thể chấp nhận cả những ý tưởng khác biệt, hỗ trợ cho những ý tưởng đó được triển khai vì cái chung của cả tập đoàn Chúng tôi tin vào giá trị đồng đội và làm việc tập thể Tinh thần đồng đội đó đòi hỏi người lãnh đạo phải biết lắng nghe, có tính thuyết phục với mọi người, bên cạnh khả năng quyết định một cách quyết liệt”, Chủ tịch Trương Gia Bình - “Linh hồn của FPT” từng nói.
Tại FPT có những nhân sự khởi nghiệp trong lòng FPT từ năm 30 tuổi để tạo nên FPT Play - ứng dụng truyền hình giải trí hàng đầu Việt Nam với 40 triệu người dùng Hay cha đẻ của akaBot - nền tảng tự động hóa doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đang phục vụ 2.000 doanh nghiệp tại hơn 20 quốc gia.
Tập đoàn cũng tổ chức nhiều chương trình, cuộc thi thường niên như Trạng FPT, Top 100 FPT, FPT Under 35… nhằm tôn vinh những cá nhân xuất sắc trong Tập đoàn, từ đó có cơ sở xếp hạng, bổ nhiệm cán bộ Đặc biệt, để tạo môi trường giúp cán bộ nhân viên phát huy khả năng sáng tạo, FPT xây dựng các khu campus tổ hợp văn phòng làm việc với các trang thiết bị hiện đại và các khu vực tiện ích như khu thể thao ngoài trời, bể bơi, phòng gym, quán cà phê
Năm 2021, nhân sự FPT tăng 22,8% so với năm 2020, lên mức gần 50.000 người, đứng đầu danh sách "Nơi làm việc tốt nhất ngành công nghệ thông tin, phần mềm và ứng dụng, thương mại điện tử".
Do mô hình tập đoàn quá rộng lớn nên việc lãnh đạo ít khi có thể quan tâm hay giao tiếp với nhân viên cấp dưới Nhiều khi nhân viên muốn đóng góp ý kiến nhưng không thể gặp trực tiếp những lãnh đạo hay người có thẩm quyền trực thuộc cấp cao để mạnh dạn để xuất, hơn nữa thói quan liêu, bảo thủ đã ăn sâu vào một số cá nhân phụ trách đã gây khó khăn cho nhân viên khi muốn đóng góp
Sự bất đồng ngôn ngữ giữa các lãnh đạo; nhân viên người nước ngoài với lãnh đạo, nhân viên của FPT cũng là một rào cản lớn trong giao tiếp, đối thoại về công việc và làm việc cùng nhau Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng hiểu sai lệch về thông tin dẫn tới việc truyền đạt đường lối bị sai lệch, chỉ đạo và hành động không khớp với kế hoạch đã đề ra
Việc quá thoải mái trong văn hoá ứng xử và khuyến khích việc sáng tạo, tư duy logic phản biện đã vô tình tạo nên tình trạng phản bác nhau trong hội nghị từ cấp chiến lược cho đến các hội nghị cấp chi nhánh của tập đoàn do một số cấp lãnh đạo và nhân viên FPT vẫn chưa thực sự hiểu hết được ý nghĩa của việc phản bác và đóng góp ý kiến đã lạc lối sang khái niệm chỉ trích, phê bình, lên ánm, dẫn tới nhiều khi biến cuộc họp thành một cuộc khẩu chiến giữa các phe phái.
Bài học rút ra
FPT được biết đến là một trong những công ty có cơ cấu tổ chức cũng như văn hóa doanh nghiệp có tiếng trong thị trường doanh nghiệp Có thể thấy rằng, châm ngôn ngay từ khi xây dựng doanh nghiệp của FPT mà chúng ta có thể học chính là: “Làm thế nào để các thành viên trong công ty gắn kết với nhau và coi doanh nghiệp như một mái nhà thực sự chứ không đơn thuần chỉ là nơi để làm việc”
Việc FPT đã đặt giá trị con người là yếu tố quyết định lên đầu đã cho thấy fpt chú trọng trong việc xây dựng nên thành công của cty , tạo nên sự đoàn kết cũng như gắn kết giữa các bộ máy trong cty, khi các cá nhân trong một tập thể có thoải mái , yêu thích nơi mình làm việc thì họ mới cống hiến hết tài năng , trí tuệ cho công ty đó.Bên cạnh đó , không thể không nhắc đến sự thành công trong việc xây dựng bộ máy lãnh đạo tài tình của FPT, họ tinh tế thông minh trong việc sử dụng và đào tạo nhân tài,biết rõ điểm yếu điểm mạnh của các cá nhân trong tổ chức từ đó tạo nên một bộ máy cơ cấu vững mạnh và ổn định Người đứng đầu tổ chức có chèo lái con thuyền tốt thì các bộ phận dưới mới an tâm làm việc và hoạt động một cách tốt nhất.
Vận dụng được từ những kinh nghiệm của FPT cũng tạo ra những bước tiến trong xây dựng tổ chức Nhằm khắc phục những hạn chế, để công ty phát triển bền vững về sau và mở rộng quy mô thì nhóm xin có một số kiến nghị như sau:
Tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra kiểm soát nội bộ Kiện toàn chức năng kiểm tra, kiểm toán, giám sát theo thông lệ quốc tế tốt nhất Triển khai toàn diện, hiệu quả hiệu lực hoạt động của ban kiểm tra nội bộ.
Hoàn thiện và triển khai các quy trình quy chế nội bộ Triển khai có hiệu quả các quy định, quy chế về quản lý cán bộ, bộ tiêu chuẩn đạo đức…
Chuyên môn hóa công việc, phân chia những quy trình hoạt động phức tạp như huy động vốn, tín dụng, đầu tư chứng khoán thành các hoạt động đơn giản, mang tính độc lập tương đối và giao cho những cá nhân nhất định đảm nhiệm.
Phân chia tổ chức thành các bộ phận, để tập trung vào từng lĩnh vực cụ thể để thực hiện tốt nhất chức trách của mình.
Nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của các nhà lãnh đạo các cấp về quản trị từ đó phân công tổ chức được kiện toàn hơn