1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Quản Trị Học Đề Tài Nghiên Cứu Thực Tế Quản Trị Doanh Nghiệp Liên Quan Đến Cơ Cấu Và Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Fpt.pdf

29 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Thực Tế Quản Trị Doanh Nghiệp Liên Quan Đến Cơ Cấu Và Tổ Chức Của Doanh Nghiệp Fpt
Người hướng dẫn Nguyễn Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 4,84 MB

Nội dung

Vai trò của chức năng tổ chức Tổ chức là chức năng có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị tổ chức, tạo “nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị nó

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-

-BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ HỌC

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU THỰC TẾ QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LIÊN QUAN ĐẾN CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP FPT

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thu Hà Nhóm thực hiện: Nhóm 8

Lớp HP: 231_BMGM0111_18

Hà Nội – 2023

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC ẢNH 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 5

1.1 Khái niệm và vai trò của tổ chức 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Vai trò của chức năng tổ chức 5

1.2 Cấu trúc tổ chức 5

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cấu trúc tổ chức 5

1.2.1.1 Khái niệm 5

1.2.1.2 Đặc điểm của cấu trúc tổ chức 6

1.2.2 Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức 6

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức 8

1.2.3.1 Mục tiêu và chiến lược của tổ chức 8

1.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức 8

1.2.3.3 Quy mô của tổ chức 8

1.2.3.4 Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức 8

1.2.3.5 Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị 9

1.2.3.6 Môi trường bên ngoài của tổ chức 9

1.2.4 Các mô hình cấu trúc tổ chức 9

1.2.4.1 Cấu trúc tổ chức đơn giản 9

1.2.4.2 Cấu trúc tổ chức chức năng 10

1.2.4.3 Cấu trúc tổ chức theo sản phẩm 11

1.2.4.4 Cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý 12

1.2.4.5 Cấu trúc tổ chức định hướng theo khách hàng 13

1.2.4.6 Cấu trúc tổ chức dạng ma trận 14

1.2.4.7 Cấu trúc tổ chức hỗn hợp 15

CHƯƠNG 2: CƠ CẤU VÀ TỔ CHỨC CỦA DOANH NGHIỆP FPT 17

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp FPT 17

2.2 Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp: 17

2.3 Phân quyền trong Tập đoàn FPT 19

Trang 3

2.3.1 Hình thức phân quyền trong Tập đoàn FPT 19

2.3.2 Quy trình phân quyền trong Công ty 20

2.3.3 Cơ cấu phân quyền 20

2.4 Văn hóa tổ chức của FPT 22

2.4.1 Giá trị cốt lõi 22

2.4.2 Môi trường làm việc và các hoạt động văn hóa tập thể 23

CHƯƠNG 3: TỔNG KẾT VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP FPT 26

3.1 Ưu điểm và hạn chế về cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp FPT 26

3.1.1 Ưu điểm 26

3.2 Giải pháp và kết luận về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp FPT 26

3.2.1 Giải pháp 26

3.3.2 Kết luận 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT - Trách nhiệm hữu hạn: TNHH - Đại hội đồng Cổ đông: ĐHĐCĐ - Hội đồng Quản trị: HĐQ - Ban Kiểm soát: BKS - Bộ máy Trung ương: BMTW DANH MỤC ẢNH Ảnh 1.1 Mô hình cấu trúc tổ chức đơn giản trong doanh nghiệp 10

Ảnh 1.2 Mô hình cấu trúc tổ chức chức năng của doanh nghiệp 11

Ảnh 1.3 Mô hình cấu trúc tổ chức theo sản phẩm của doanh nghiệp 12

Ảnh 1.4 Mô hình cấu trúc tổ chức theo khu vực địa lý của doanh nghiệp 13

Ảnh 1.5 Mô hình cấu trúc tổ chức định hướng theo khách hàng của doanh nghiệp 14

Ảnh 1.6 Mô hình cấu trúc tổ chức dạng ma trận của doanh nghiệp 15

Ảnh 1.7 Mô hình cấu trúc tổ chức hỗn hợp của doanh nghiệp 16

Ảnh 2.1 Sơ đồ cấu trúc tổ chức doanh nghiệp FPT 18

Ảnh 2.2 Cơ cấu phân quyền trong tập đoàn FPT 22

Ảnh 2.3 Ngày phụ huynh FPT Software 24

Ảnh 2.4 Ngày công nghệ FPT 24

Ảnh 2.5 Hội làng FPT 25

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Một doanh nghiệp có tổ chức tốt sẽ luôn tạo ra ưu thế trong cạnh tranh cũng nhưhợp tác, cộng với một chút bản lĩnh của nhà quản trị chắc chắn sẽ dẫn đến thành côngcho doanh nghiệp Kinh doanh ngày nay diễn ra trong một thế giới đầy phức tạp, vàtrong trường hợp có nhiều yếu tố liên hệ tương tác qua lại lẫn nhau và không mộtquyết định nào có thể được đưa ra hoàn toàn độc lập với các quyết định khác, vì vậyviệc “xây dựng cơ cấu tổ chức doanh nghiệp” một cách logic sẽ là bệ phóng lý tưởngnhất đưa doanh nghiệp đến thành công Nếu gọi văn hóa doanh nghiệp là đòn bẩy tinhthần để gắn kết tập thể và cá nhân với nhau, thì cơ cấu tổ chức cho chúng ta biết củacải vật chất và dòng thông tin di chuyển như nào khi doanh nghiệp tiến hành hoạt độngkinh doanh Đúng như tên gọi “xây dựng cơ cấu tổ chức”, nó sẽ cung cấp đủ nhữngtình huống về mô hình quản trị thích hợp, hiệu quả nhất để áp dụng Qua đó, mọingười sẽ tự phát hiện ra sức mạnh của nó, cảm nhận nó được áp dụng và học cách ápdụng nó cho chính bản thân mình

Xây dựng cơ cấu tổ chức vẫn là một phần rất quan trọng trong việc hình thành các

tổ chức Để là một nhà quản trị thì bao hàm nhiều yếu tố, nhưng vai trò của xây dựng

cơ cấu tổ chức quản trị là một yếu tố không thể thiếu của nhà quản trị, là một kiến thức

cơ bản nhưng không kém phần quan trọng Nhận thức được nó là bài học ý nghĩa nhất

và cũng là bài học đầu tiên mà chúng em yêu thích khi nhập môn quản trị, chúng em

đã chọn đề tài: Nghiên cứu thực tế quản trị doanh nghiệp liên quan đến cơ cấu và tổchức của doanh nghiệp FPT

Trang 5

tổ chức

1.1.2 Vai trò của chức năng tổ chức

Tổ chức là chức năng có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị tổ chức, tạo

“nền móng” cho hoạt động của tổ chức nói chung và cho hoạt động quản trị nói riêng.Nền móng đó chính là bộ máy tổ chức bao gồm các cá nhân, các đơn vị, các bộ phận

có quan hệ, liên hệ với nhau tạo nên một “khung” cho các hoạt động của tổ chức Chứcnăng hoạch định, lãnh đạo, kiểm soát đều phải dựa trên một cấu trúc tổ chức nhất định,nói cách khác, mọi hoạt động quản trị căn bản đều phải được tổ chức sao cho phù hợp

và hiệu quả

Trên cơ sở mục tiêu đó được xác định từ chức năng hoạch định, tổ chức phân bổ,sắp xếp nguồn lực con người và gắn với con người là các nguồn lực khác, sử dụng cóhiệu quả các nguồn lực của tổ chức, đặc biệt là nguồn nhân lực Tổ chức nhằm có đượccấu trúc tổ chức phù hợp, vận hành một cách hiệu quả nhằm đạt được những mục tiêu

mà tổ chức đó xác định Cấu trúc tổ chức phù hợp hình thành nên cơ cấu quản trị chophép sự phối hợp các hoạt động và các nỗ lực giữa các bộ phận và các cấp tốt nhất.Việc phân công lao động khoa học, phân quyền hợp lí và xác định tầm hạn quản trịphù hợp sẽ tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tốt nhất năng lực sở trường của họ.Mặt khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và đa dạng hóa tổ chức, nâng caotính độc lập, tự chủ, sáng tạo cho các nhà quản trị

Mục đích của chức năng tổ chức là tạo nên một môi trường làm việc thích hợp chomỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy tốt nhất khả năng, năng lực thực hiện các nhiệm vụđược tổ chức phân công, từ đó tạo nên văn hoá tổ chức - nền tảng của sự hợp tác giữacác thành viên trong tổ chức để nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức

Trang 6

theo những chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiệnđược các mục tiêu chung đã được xác định của tổ chức.

1.2.1.2 Đặc điểm của cấu trúc tổ chức

Cấu trúc tổ chức được thiết kế theo nhiều mô hình khác nhau tùy thuộc vào chứcnăng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của mỗi tổ chức Dù cấu trúc tổ chức được thiết

kế theo mô hình nào thì nó cũng có đặc điểm chung sau:

Tính tiêu chuẩn hoá

Tính tiêu chuẩn hóa phản ánh mức độ ràng buộc các hoạt động, các hành vi của mỗi

bộ phận và cá nhân, thông qua các chính sách, thủ tục, quy tắc hay các nội quy, quychế Nếu mức độ ràng buộc cao, tính tiêu chuẩn hóa cao sẽ tạo ra sức mạnh của tổchức

1.2.2 Các nguyên tắc cấu trúc tổ chức

Một trong những nội dung cơ bản của chức năng tổ chức trong quản trị là thiết kếcấu trúc tổ chức Để cấu trúc tổ chức thể hiện được những đặc điểm riêng có và thựchiện tốt vai trò của nó, đòi hỏi phải tuân thủ các nguyên tắc tổ chức khoa học Cácnguyên tắc này xuất phát từ những đòi hỏi khách quan và sự vận dụng sáng tạo của cácquy luật về tổ chức quản trị

Những nguyên tắc cấu trúc tổ chức cơ bản là: Tương thích giữa hình thức và chứcnăng; Thống nhất chỉ huy; Cân đối; Linh hoạt và Hiệu quả

Nguyên tắc 1: Tương thích giữa hình thức và chức năng

Khi thiết kế cấu trúc tổ chức, các bộ phận hay các đơn vị cấu thành đều phải nhằmthực hiện các chức năng, hay xuất phát từ việc thực hiện các chức năng: “Hình thứcphải đi sau chức năng”

Trong tổ chức hoạt động kinh doanh, mỗi bộ phận (hay đơn vị) và cá nhân đều phải

có sự tồn tại khách quan và cần thiết, do việc tham gia thực hiện các chức năng của tổchức Sự lựa chọn mô hình, sự phân công, phân quyền hay giao trách nhiệm cho các

bộ phận, cá nhân đều phải xuất phát từ việc thực hiện chức năng, thông qua việc thựchiện các mục tiêu đó xác định Mục tiêu là cơ sở để xây dựng bộ máy tổ chức củadoanh nghiệp

Chẳng hạn như: một doanh nghiệp thương mại không có chức năng sản xuất sảnphẩm thì trong cấu trúc tổ chức sẽ không có bộ phận sản xuất; một doanh nghiệp sản

Trang 7

xuất sản phẩm cung ứng cho thị trường thì không thể không thiết kế bộ phận đảm nhậnchức năng nghiên cứu thị trường

Nguyên tắc 2: Thống nhất chỉ huy

Cấu trúc tổ chức được xác lập phải đảm bảo mỗi đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệmbáo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình, đảm bảo sự chỉ huy mang tính thống nhấttrong toàn tổ chức Thực hiện nguyên tắc này, nhà quản trị có thể phát huy tối đaquyền lực quản trị nhằm thực hiện tốt nhất các quyết định quản trị gắn với thẩm quyềnđược tổ chức phân công

Nguyên tắc 3: Cân đối

Cân đối là tỷ lệ hợp lý giữa các thành phần với nhau trong hệ thống tổ chức Vớinguyên tắc này, sự cân đối là biểu hiện ở các tỷ lệ hợp lý giữa quyền hạn và tráchnhiệm, cân đối về công việc giữa các đơn vị, cá nhân với nhau trong tổ chức Cụ thểlà: Tỷ lệ hợp lý giữa các bộ phận, giữa số lượng và chất lượng cán bộ quản trị các cấp:cấp cao, cấp trung, cấp thấp; sự hợp lý giữa quyền hạn và trách nhiệm giữa các cấp,các cá nhân trong tổ chức

Một cấu trúc tổ chức không cân đối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện cácmục tiêu của tổ chức nói chung, của từng bộ phận, cá nhân nói riêng Vì vậy, cân đối làmột trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ chức bộ máy quản trị

Sự cân đối sẽ tạo ra sự ổn định bền vững trong tổ chức

Nguyên tắc 4: Linh hoạt

Cấu trúc tổ chức phải có khả năng thích ứng, đối phó kịp thời với sự thay đổi củamôi trường bên ngoài cũng như bên trong tổ chức

Theo Harold Koontz (1993): “Một cơ cấu tổ chức có hiệu lực không bao giờ có tĩnhtại” Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn luôn thay đổi Một cấu trúc tổ chức tối ưu

là cấu trúc tổ chức có khả năng “co giãn”, thích nghi với các tình huống trước nhữngyếu tố biến động bên trong cũng như bên ngoài

Để thực hiện nguyên tắc này, trong phạm vi tổ chức bộ máy, hệ thống tổ chức vừaphải bố trí những bộ phận, những cá nhân có chức năng, nhiệm vụ tương đối ổn định,đồng thời cũng có những bộ phận, cá nhân ít ổn định hơn, nhằm đáp ứng một cách linhhoạt trong mọi tình huống

Nguyên tắc 5: Hiệu quả

Hiệu quả phản ánh mối tương quan so sánh giữa kết quả hoạt động mang lại với chiphí bỏ ra để thực hiện công việc đó Hiệu quả của cấu trúc tổ chức bộ máy được biểuhiện:

- Thứ nhất, cấu trúc tổ chức phải thỏa mãn và thực hiện đúng yêu cầu mục tiêu của tổchức

- Thứ hai, chi phí bỏ ra để xây dựng và duy trì hoạt động của bộ máy tổ chức là thấpnhất

Trang 8

- Thứ ba, số lượng cá nhân, bộ phận, đơn vị và các cấp trong tổ chức phải đảm bảo tổchức hoạt động đạt được kết quả cao, đảm bảo sự tương quan giữa chi phí và kếtquả để đạt hiệu quả cao nhất

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tổ chức

Cấu trúc tổ chức chịu tác động bởi nhiều yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đếnviệc hình thành, phát triển và hoàn thiện cấu trúc tổ chức Các yếu tố quan trọng có thể

kể ra ở đây bao gồm: mục tiêu và chiến lược của tổ chức; chức năng và nhiệm vụ của

tổ chức; quy mô của tổ chức; đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức; trình độquản trị viên và trang thiết bị quản trị; môi trường bên ngoài của tổ chức

1.2.3.1 Mục tiêu và chiến lược của tổ chức

Cấu trúc tổ chức được xây dựng nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức Vì vậy, khimục tiêu và chiến lược của tổ chức thay đổi, thì cấu trúc tổ chức phải có sự thay đổi,điều chỉnh và hoàn thiện sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu vàchiến lược

Chẳng hạn, một doanh nghiệp đặt mục tiêu mở rộng thị trường kinh doanh, xâydựng chiến lược thâm nhập vào thị trường nước ngoài nào đó, thì trong cấu trúc tổchức doanh nghiệp sẽ phải thiết kế bộ phận tham gia kinh doanh quốc tế

1.2.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức

Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng để từng

tổ chức thiết kế cấu trúc tổ chức nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng, nhiệm vụcủa mình

Doanh nghiệp thực hiện chức năng và nhiệm vụ kinh doanh nhằm thực hiện mụctiêu lợi nhuận sẽ có cấu trúc tổ chức khác với cấu trúc tổ chức của một trường đại học

có chức năng và nhiệm vụ giáo dục và đào tạo Chính chức năng, nhiệm vụ của tổchức xác định số lượng các đơn vị, bộ phận và quy định chức năng, nhiệm vụ của mỗiđơn vị, bộ phận cũng như mối quan hệ giữa các đơn vị, bộ phận này trong tổ chức

1.2.3.3 Quy mô của tổ chức

Quy mô của tổ chức càng lớn, cấu trúc tổ chức càng phức tạp, bởi vì quy mô lớn đòihỏi tổ chức phải có nhiều cấp, nhiều bộ phận, đơn vị nên tạo ra nhiều mối quan hệphức tạp trong tổ chức

Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp quy mô lớn dạng tổng công ty hay tập đoànthường có cấu trúc tổ chức phức tạp với nhiều đơn vị, bộ phận với nhiều mối quan hệđan xen, ví dụ như cấu trúc tổ chức theo khu vực, cấu trúc tổ chức ma trận, cấu trúc tổchức hỗn hợp…

Như vậy, khi quy mô của tổ chức thay đổi tất yếu dẫn đến cấu trúc tổ chức bộ máyquản trị thay đổi theo cho phù hợp

Trang 9

1.2.3.4 Đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ của tổ chức

Mỗi tổ chức có đặc điểm về kỹ thuật, công nghệ khác nhau do yêu cầu công việc để thực hiện chức năng, nhiệm vụ khác nhau Sự khác nhau đó đòi hỏi mỗi tổ chức có cấutrúc tổ chức riêng có, không giống với cấu trúc tổ chức của các tổ chức khác Chẳng hạn, cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp dệt may phải khác với cơ cấu tổ chức một doanh nghiệp sản xuất ô tô hay khác với cơ cấu tổ chức một trung tâm thương mại

Sự khác nhau về cơ cấu tổ chức giữa các doanh nghiệp này một phần do đặc điểm kỹ thuật, công nghệ mà các doanh nghiệp này sử dụng

Mặt khác, đối với mỗi tổ chức, trình độ kỹ thuật, công nghệ được sử dụng ngàycàng tiến bộ, hiện đại cũng đòi hỏi sự thay đổi cấu trúc tổ chức Trong tổ chức, kỹthuật, công nghệ được sử dụng càng hiện đại bao nhiêu, thiết bị càng có xu hướng tựđộng hoá cao sẽ dẫn đến cấu trúc tổ chức càng đơn giản, gọn nhẹ, ít khâu, ít cấp.Chẳng hạn, một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm áp dụng tự động hóa cao sẽ giảm bớt

số lao động sử dụng; một doanh nghiệp thương mại bán hàng qua mạng internet sẽgiảm tải các khâu, các bộ phận trung gian giữa người bán và người mua

1.2.3.5 Trình độ quản trị viên và trang thiết bị quản trị

Con người luôn là nhân tố ảnh hưởng đến mọi hoạt động của tổ chức, trong đó cócấu trúc tổ chức, nhất là đội ngũ các nhà quản trị

Với đội ngũ quản trị viên có trình độ, kinh nghiệm và kiến thức, thì trong cấu trúc

tổ chức có thể giảm bớt đầu mối, giảm bớt các mối liên hệ, các bộ phận quản trị vớinhau Trong đội ngũ các nhà quản trị, nhà quản trị cấp cao có ảnh hưởng đặc biệt đếnxây dựng bộ máy tổ chức Sở thích, thói quen, quan niệm riêng của họ thường để dấu

ấn trên cách thức tổ chức của tổ chức mà họ phụ trách

Với trang thiết bị quản trị hiện đại, đầy đủ sẽ đáp ứng tốt hơn các yêu cầu công việc,

vì thế mà cấu trúc tổ chức quản lý sẽ đơn giản hơn

1.2.3.6 Môi trường bên ngoài của tổ chức

Trong điều kiện môi trường bên ngoài ổn định, các yếu tố của môi trường có thể dựđoán và dễ kiểm soát thì cấu trúc tổ chức có tính ổn định, ít phức tạp Ngược lại, khimôi trường có nhiều biến động, có nhiều yếu tố khó dự báo, thì cấu trúc tổ chức sẽphức tạp hơn, đòi hỏi sự linh hoạt cao hơn, nên việc lựa chọn một cấu trúc tổ chức hữu

cơ là cần thiết

Tổ chức nào trong quá trình hoạt động cũng chịu sự tác động của các yếu tố môitrường bên ngoài Đây là những yếu tố khách quan, tác động trực tiếp hoặc gián tiếpđến tổ chức, đòi các tổ chức phải thích ứng với chúng Khi các yếu tố môi trường bênngoài thay đổi, ví dụ như sự thay đổi chính sách của Chính phủ, sự biến động của thịtrường, hay sự phát triển của khoa học công nghệ đòi hỏi các tổ chức phải thay đổicấu trúc tổ chức Burn và Stalker (1996) cho thấy rằng một bộ máy tổ chức có tínhchuyên môn hóa cao, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng, quan hệ quyền hành chặt chẽ

từ trên xuống dưới, phù hợp với hoàn cảnh môi trường bên ngoài tổ chức ổn định Trái

Trang 10

lại, khi môi trường bên ngoài tổ chức biến động, có nhiều yếu tố xáo trộn, thì một bộmáy tổ chức có tính chất linh hoạt, mối quan hệ cấp bậc không chặt chẽ, nghiêm ngặtlại phù hợp hơn.

1.2.4 Các mô hình cấu trúc tổ chức

1.2.4.1 Cấu trúc tổ chức đơn giản

Đặc điểm:

- Quyền hành quản trị tập trung cao độ vào tay một người

- Có ít cấp quản trị trung gian, số lượng nhân viên không nhiều

- Mọi thông tin đều được tập trung về cho người quản lý cao nhất xử lý và mọi quyếtđịnh cũng phát ra từ đó

Mô hình cấu trúc tổ chức đơn giản:

Có thể lấy ví dụ về mô hình cấu trúc tổ chức đơn giản trong doanh nghiệp như sau:

Ảnh 1.1 Mô hình cấu trúc tổ chức đơn giản trong doanh nghiệp.

- Mỗi nhà quản trị phải làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc nên đòi hỏi phải

có kiến thức toàn diện; hạn chế sử dụng các chuyên gia giỏi theo từng lĩnh vực

- Tình trạng quá tải đối với cấp quản trị khi công việc quản trị ngày càng nhiều lênhoặc quy mô tổ chức ngày càng lớn

1.2.4.2 Cấu trúc tổ chức chức năng

Đặc điểm:

Ngày đăng: 11/04/2024, 15:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w