1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Môn Quản Trị Học Nghiên Cứu Việc Thực Hiện Chức Năng Kiểm Soát Tại Trung Nguyên Legend.pdf

33 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Việc Thực Hiện Chức Năng Kiểm Soát Tại Trung Nguyên Legend
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản Trị Học
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 3,61 MB

Cấu trúc

  • I. Lý do chọn đề tài (4)
  • II. Mục tiêu đề tài (4)
  • III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (4)
  • IV. Phương pháp nghiên cứu (4)
  • V. Ý nghĩa và hạn chế của đề tài (5)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT (5)
    • I. Khái niệm và vai trò của kiểm soát (5)
      • 1. Khái niệm (5)
      • 2. Vai trò của kiểm soát (6)
    • II. Các nguyên tắc kiểm soát (8)
    • III. Các loại kiểm soát (9)
    • IV. Quy trình kiểm soát (11)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT TẠI TRUNG NGUYÊN (12)
    • I. Tổng quan về Trung Nguyên Legend (12)
      • 1. Giới thiệu chung về Trung Nguyên Legend (12)
      • 2. Cơ cấu tổ chức của Trung Nguyên Legend (13)
        • 2.1. Sơ đồ tổ chức (13)
        • 2.2. Chức năng của một số phòng ban (14)
      • 3. Nguồn nhân lực của Trung Nguyên Legend (15)
      • 4. Tình hình kinh doanh của Trung Nguyên Legend (giai đoạn 2020-2022) (15)
    • II. Thực trạng thực hiện chức năng kiểm soát tại Trung Nguyên Legend (16)
      • 1. Nguyên tắc kiểm soát của Trung Nguyên (16)
      • 2. Các loại kiểm soát của Trung Nguyên Legend (19)
      • 3. Quy trình kiểm soát cua Trung Nguyên Legend (21)
        • 3.1. Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát (21)
        • 3.2. Đo lường kết quả hoạt động (24)
        • 3.3. So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát (26)
        • 3.4. Tiến hành điều chỉnh (28)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT CỦA TRUNG NGUYÊN LEGEND VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP (28)
    • I. Đánh giá (29)
      • 1. Ưu điểm (29)
      • 2. Hạn chế (29)
    • II. Giải pháp (30)
  • KẾT LUẬN (32)

Nội dung

Mục tiêu đề tài

Đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu:

• Phân tích thực trạng việc thực hiện chức năng kiểm soát tại Trung Nguyên Legend.

• Đánh giá hiệu quả chức năng kiểm soát tại Trung Nguyên Legend.

• Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chức năng kiểm soát tại Trung NguyênLegend.

Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

• Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: thu thập thông tin từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, các bài báo,

• Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: khảo sát trực tiếp nhân viên của Trung Nguyên Legend.

• Phương pháp phân tích dữ liệu: sử dụng các phương pháp thống kê để phân tích dữ liệu thu thập được.

Ý nghĩa và hạn chế của đề tài

Ý nghĩa của đề tài Đề tài có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Nguyên Legend và các doanh nghiệp trong ngành cà phê Cụ thể:

• Đối với Trung Nguyên Legend: Đề tài giúp Trung Nguyên Legend hiểu rõ thực trạng việc thực hiện chức năng kiểm soát tại doanh nghiệp. Đề tài giúp Trung Nguyên Legend đánh giá hiệu quả của chức năng kiểm soát. Đề tài giúp Trung Nguyên Legend đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện chức năng kiểm soát.

• Đối với các doanh nghiệp trong ngành cà phê: Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện chức năng kiểm soát

Chưa tiếp cận được các tài liệu là dữ liệu nội bộ của công ty

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT

Khái niệm và vai trò của kiểm soát

Theo quá trình quản trị, sau khi tiến hành các chức năng hoạch định, tổ chức và lãnh đạo, nhà quản trị thực hiện kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động của tổ chức, hạn chế tối đa các sai sót, điều chỉnh các công việc, các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu đó được xác định từ khâu hoạch định Đó chính là chức năng kiểm soát - một chức năng quan trọng, không thể thiếu trong quá trình quản trị một tổ chức.

Trong tiến trình quản trị một tổ chức, kiểm soát giúp nhà quản trị đảm bảo các quyết định quản trị được triển khai trên thực tế thông qua hàng loạt các công việc như đo lường,đánh giá và điều chỉnh Như vậy, kiểm soát sẽ giúp tổ chức đi đúng hướng đó được xác định và đảm bảo các nguồn lực của tổ chức được sử dụng một cách có hiệu quả.

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiền hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định.

Bản chất của kiểm soát:

Kiểm soát là một quá trình hai mặt: vừa mang tính chủ động, vừa mang tính thụ động (bị động) “Kiểm soát là quá trình nhìn lại quá khứ nhưng lại hướng tới tương lai”

Kiểm soát vừa là một quá trình kiểm tra các chỉ tiêu, vừa là việc theo dõi các ứng xử của đối tượng.

Kiểm soát không chỉ dành cho những hoạt động đã xảy ra và đã kết thúc, mà còn là sự kiểm soát đối với những hoạt động đang xảy ra và sắp xảy ra.

Kiểm soát không chỉ để giám sát nhân viên dưới quyền, mà còn kiểm soát các hoạt động của chính nhà quản trị

Trong quá trình kiểm soát, có hai yếu tố luôn tham gia và có ảnh hưởng: đó là nhận thức và phản ứng của người kiểm soát và đối tượng kiểm soát.

Kiểm soát thường hướng vào các mục đích: Đảm bảo kết quả thực hiện phù hợp với mục tiêu đã định

Xác định rõ kết quả thực hiện theo kế hoạch đã được xây dựng

Xác định và dự đoán những biến động trong hoạt động của tổ chức

Phát hiện sai lệch và nguyên nhân trong quá trình hoạt động để kịp thời điều chỉnh Phát hiện cơ hội, phòng ngừa rủi ro

Cung cấp thông tin cần thiết cho nhà quản trị để ra quyết định Đảm bảo sử dụng hữu hiệu các nguồn lực của tổ chức

2 Vai trò của kiểm soát

Kiểm soát có vai trò quan trọng trong quá trình quản trị bất cứ tổ chức nào cũng cần phải có kiểm soát.

Kiểm soát giúp nhà quản trị nắm được tiến độ và chất lượng thực hiện công việc của các cá nhân, bộ phận trong tổ chức Từ đó có sự tác động, điều chỉnh kịp thời nếu có sự sai sót hay gặp khó khăn, cản trở Mặt khác, giúp nhà quản trị đánh giá đúng kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân, từng bộ phận trong tổ chức để thực hiện tốt chính sách bố trí và sử dụng nhân lực, chính sách đãi ngộ nhân lực, có tác dụng động viên khuyến khích các thành viên trong tổ chức nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Kiểm soát tạo ra chất lượng tốt hơn cho mọi hoạt động trong tổ chức Một mặt, kiểm soát kiểm tra tính đúng đắn của các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo; mặt khác, giúp các chức năng này được thực hiện tốt hơn, và đến lượt nó, nó đảm bảo mọi hoạt động của tổ chức tuân thủ theo một nề nếp nhất định, không đi chệch hướng mục tiêu của tổ chức.

Kiểm soát giúp nhà quản trị đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường.

Qua quá trình kiểm soát, nhà quản trị phát hiện các cơ hội, nhận diện các nguy cơ tiềm ẩn để kịp thời có các giải pháp điều chỉnh nhằm tận dụng cơ hội, phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Kiểm soát giúp cho các tổ chức thực hiện đúng các chương trình, kế hoạch với hiệu quả cao Mục đích của kiểm soát là đảm bảo các quyết định, các hành động, các kết quả theo đúng các chương trình, kế hoạch đó được xây dựng Mục đích này được thực hiện qua việc phát hiện các sai lệch giữa hoạt động thực tế với mục tiêu của các chương trình, kế hoạch và kịp thời điều chỉnh các sai lệch đó.

Kiểm soát tạo thuận lợi thực hiện tốt việc phân quyền và cơ chế hợp tác trong tổ chức Kiểm soát nhằm đảm bảo cho các thành viên, các đơn vị, các bộ phận trong tổ chức có ý thức chấp hành nghiêm túc những quy định, nguyên tắc, những thiết chế của tổ chức; xác định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi các nhân, mỗi bộ phận trong tổ chức Quá trình kiểm soát đòi hỏi sự tham gia của các thành viên, của các cấp quản trị trong tổ chức, và nhờ kiểm soát cung cấp các thông tin mà họ thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình trong mối quan hệ, hợp tác lẫn nhau để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Tóm lại, kiểm soát là một hệ thống phản hồi quan trọng đối với công tác quản trị. Chính nhờ hệ thống phản hồi này mà các nhà quản trị biết rõ được thực trạng tổ chức mình, những vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, từ đó chủ động tìm các biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu đã xác định Richard

S Sloma (2004) đã khẳng định: "Việc kiểm tra trong quản lý kinh tế cũng tựa như sinh tố Muốn khỏe mạnh bạn phải dùng một liều lượng nào đủ mỗi ngày" Cũng cần nhận thức rằng, kiểm soát không phải là "viên thuốc thần diệu" chữa bách bệnh, là "chìa khóa vạn năng" giải quyết được mọi vấn đề Kiểm soát chỉ phát huy tác dụng khi được nhà quản trị thực hiện nghiêm túc, làm việc khoa học, có sự nhận thức đúng đắn để ra quyết định kịp thời, chính xác, có lý, có tình theo phương châm của quản trị: mọi hoạt động quản trị đều hướng vào con người.

Các nguyên tắc kiểm soát

Mỗi tổ chức có chức năng, nhiệm vụ khác nhau, có mục tiêu và chiến lược hoạt động khác nhau và với đội ngũ nhân lực có năng lực, trình độ và nhận thức khác nhau, đòi hỏi hệ thống kiểm soát phải được thiết kế cho phù hợp với những yêu cầu riêng của mỗi tổ chức Tuy nhiên, vì kiểm soát là khách quan, được thực hiện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức, nên nó có những nguyên tắc nhất định.

Có thể khái quát hóa các nguyên tắc kiểm soát trong quá trình quản trị tổ chức thành 4 nguyên tắc cơ bản, đó là: (1) Đảm bảo tính chiến lược và hiệu quả, (2) Đúng lúc, đúng đối tượng và công bằng, (3) Công khai, chính xác, hiện thực, khách quan, (4) Linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý. a) Đảm bảo tính chiến lược và hiệu quả

Kiểm soát nhằm thực hiện mục tiêu đã được xác định Vì vậy, cơ sở để tiến hành kiểm soát là dựa vào chiến lược đã hàm chứa các mục tiêu cụ thể của tổ chức trong từng giai đoạn Các tiêu chuẩn kiểm soát, các công cụ đo lường, các phương pháp phân tích, các hành động điều chỉnh đều phải được thiết kế theo chiến lược hoạt động của tổ chức. Đặc biệt, hoạt động kiểm soát của các nhà quản trị cấp cao càng cần chú ý nhiều hơn đến tính chiến lược, phục vụ và hướng đến việc thực hiện sứ mạng và các mục tiêu chiến lược của tổ chức.

Việc đảm bảo tính hiệu quả của công tác kiểm soát là tất yếu và được hiểu khá đơn giản trên lý thuyết nhưng lại thường khó trong thực hành Thực tế cho thấy, các nhà quản trị chi phí khá nhiều thời gian và công sức cho công tác kiểm soát, nhưng các kết quả thu được do việc kiểm soát lại không tương xứng Muốn đạt được hiệu quả trong kiểm soát, nhà quản trị phải kiên quyết loại bỏ những yếu tố không cần thiết, tuân thủ các nguyên tắc và quy trình kiểm soát khoa học với bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm cao. b) Đúng lúc, đúng đối tượng và công bằng

Như đó phân tích ở trên, trong quá trình kiểm soát, có hai yếu tố luôn tham gia vào kiểm soát và ảnh hưởng đến hiệu quả của kiểm soát, đó là nhận thức và phản ứng của người kiểm soát và đối tượng kiềm soát Khi đã xác định rõ được mục đích của liềm soát, cần xác định khi nào cần kiểm soát, đối tượng kiểm át, kiểm soát ở đâu, kiềm soát như thế nào, phạm vi kiểm soát ro sao cho phù hợp Nếu không xác định chính xác thời gian, đối tượng và khu vực trọng điêm có thể dẫn đến kiểm soát trên một phạm vi quá rộng hoặc không đúng thời điểm cần thiết sẽ gày lãng phí về thời gian và tiền bạc Mặt khác, việc đánh giá các đối tượng cần căn cứ vào các tiêu chuẩn đặt ra theo đúng chức năng, nhiệm vụ của từng đối tượng, từ đó ra các quyết định quản trị, ví dụ như khen thưởng hay kỷ luật thành viên nào đó trong tổ chức cần phải đảm bảo tính chính xác, công bằng, không "thiên kiến, định kiến" c) Công khai, chính xác, hiện thực, khách quan

Kiểm soát là hoạt động cần thiết và tất yếu của nhà quản trị trong tô chức Vì vậy, công tác này cần thiết phải được tất cả các thành viên trong tổ chức biết đến và tuân theo. Tiêu chuẩn kiểm soát, kết quả kiểm soát và cả các biện pháp xử lý (nếu có) trong nhiêu trường hợp cần được công khai cho các đối tượng có liên quan được biết Những kết luận kiểm soát đảm bảo chính xác, phản ánh trung thực sự vật, hiện tượng khách quan; các giải pháp điều chỉnh phải phù hợp, có tính khả thi, không gây khó khăn, trờ ngại cho các đối tượng có liên quan thực thi Nếu thực hiện kiểm soát không khách quan, với những định kiến có sẵn sẽ không cho các nhà quản trị có được những nhận xét và đánh giá đúng mức về đối tượng kiểm soát, kết quả kiểm soát sẽ sai lệch và sẽ đưa đến cho tổ chức những tồn thất, đôi khi là rất lớn và nghiêm trọng Đây là một yêu cầu rất cần thiết để đảm bảo hoạt động kiểm soát thực sự có ý nghĩa trong quá trình quản trị. d) Linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý

Hoạt động của tô chức luôn cố sự tác động của các yếu tố môi tướng bên trong và bên ngoài tà chúc Các yếu tố này thường xuyên biến động, thay đổi, đòi hỏi quá trình quản trị cũng phải thay đổi theo, điều đó có nghĩa là quá trình kiểm soát cũng không thể cứng nhắc mà phải linh hoạt, thích ứng với các biến động của môi trường Có thể điều chỉnh thời gian, phạm vi, nội dung kiểm soát, hành động điều chỉnh, đa dạng hóa các hình thức kiêm soát, công cụ kiểm soát sao cho phù hợp với đối tượng kiếm soát và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh môi trường diễn ra hoạt động kiểm soát Có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và phát huy tác dụng của kiếm soát trong hoạt động quản trị.

Các loại kiểm soát

Kiểm soát trước (pre control) là loại kiểm soát được thực hiện trước khi hoạt động được phát sinh Mục đích của kiểm soát trước là ngăn chặn các vấn đề có thể phát sinh, đảm bảo cho hoạt động được thực hiện đúng hướng và đạt được mục tiêu

Kiểm soát trong (concurrent control) là loại kiểm soát được thực hiện trong quá trình làm việc Mục đích của kiểm soát trong là phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo cho hoạt động được thực hiện đúng hướng và đạt được mục tiêu.

Kiểm soát sau (feedback control) là loại kiểm soát được thực hiện sau khi công việc được hoàn thành Mục đích của kiểm soát sau là đánh giá kết quả thực hiện công việc, xác định các sai lệch và đưa ra các biện pháp khắc phục.

Kiểm soát đột xuất là loại kiểm soát được thực hiện không theo lịch trình định kỳ, mà được thực hiện khi cần thiết Mục đích của kiểm soát đột xuất là để phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo cho hoạt động được thực hiện đúng hướng và đạt được mục tiêu.

Kiểm soát định kỳ là loại kiểm soát được thực hiện theo lịch trình định kỳ, thường là theo tháng, quý, năm Mục đích của kiểm soát định kỳ là để đánh giá tình hình tổng thể của tổ chức, xác định các vấn đề cần được giải quyết.

Kiểm soát liên tục là loại kiểm soát được thực hiện liên tục trong quá trình hoạt động Mục đích của kiểm soát liên tục là để phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh, đảm bảo cho hoạt động được thực hiện đúng hướng và đạt được mục tiêu.

Theo mức độ tổng quát của nội dung kiểm soát:

Kiểm soát toàn bộ là loại kiểm soát được thực hiện trên toàn bộ tổ chức, nhằm đảm bảo cho tổ chức hoạt động đúng hướng và đạt được mục tiêu tổng thể Mục đích của kiểm soát toàn bộ là để đảm bảo cho tổ chức hoạt động một cách thống nhất và hiệu quả, từ đó đạt được mục tiêu chung.

Kiểm soát bộ phận là loại kiểm soát được thực hiện trên từng bộ phận của tổ chức, nhằm đảm bảo cho bộ phận hoạt động đúng hướng và đạt được mục tiêu của bộ phận Mục đích của kiểm soát bộ phận là để đảm bảo cho các bộ phận của tổ chức hoạt động một cách hiệu quả, từ đó góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Kiểm soát cá nhân là loại kiểm soát được thực hiện trên từng cá nhân, nhằm đảm bảo cho cá nhân thực hiện công việc đúng hướng và đạt được mục tiêu Mục đích của kiểm soát cá nhân là để đảm bảo cho các cá nhân của tổ chức thực hiện công việc một cách hiệu quả, từ đó góp phần vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.

Kiểm soát cơ sở vật chất kỹ thuật là loại kiểm soát được thực hiện đối với cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức, nhằm đảm bảo cho cơ sở vật chất kỹ thuật được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm Mục đích của kiểm soát cơ sở vật chất kỹ thuật là để đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách thuận lợi và hiệu quả.

Kiểm soát con người là loại kiểm soát được thực hiện đối với con người của tổ chức, nhằm đảm bảo cho con người của tổ chức thực hiện công việc một cách hiệu quả và đạt mục tiêu Mục đích của kiểm soát con người là để đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức được thực hiện bởi những người có năng lực và trình độ chuyên môn cao.

Kiểm soát thông tin là loại kiểm soát được thực hiện đối với thông tin của tổ chức, nhằm đảm bảo cho thông tin của tổ chức được chính xác và đầy đủ Mục đích của kiểm soát thông tin là để đảm bảo cho các quyết định của nhà quản trị được đưa ra dựa trên thông tin chính xác và đầy đủ.

Kiểm soát tài chính là loại kiểm soát được thực hiện đối với tài chính của tổ chức, nhằm đảm bảo cho tài chính của tổ chức được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm.Mục đích của kiểm soát tài chính là để đảm bảo cho tổ chức có được nguồn tài chính ổn định và phát triển.

Quy trình kiểm soát

Quy trình kiểm soát trong quản trị học bao gồm các bước sau:

1 Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát: Trong quy trình kiểm soát trong quản trị học, các tiêu chuẩn kiểm soát là những mục tiêu, yêu cầu mà các hoạt động của tổ chức cần phải đạt được Các tiêu chuẩn kiểm soát được sử dụng để đánh giá kết quả thực hiện của các hoạt động, từ đó xác định các sai lệch và đưa ra các biện pháp khắc phục.

2 Đo lường kết quả hoạt động: Kết quả đo lường kết quả hoạt động là cơ sở để xác định các sai lệch giữa kết quả thực tế và kết quả mong muốn Việc đo lường kết quả hoạt động là một bước quan trọng trong quy trình kiểm soát, giúp đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả và đạt mục tiêu.

3 So sánh với tiêu chuẩn kiểm soát: So sánh tiêu chuẩn kiểm soát là bước quan trọng trong quy trình kiểm soát trong quản trị học Tiêu chuẩn kiểm soát là những mục tiêu, yêu cầu mà các hoạt động của tổ chức cần phải đạt được, còn đo lường kết quả hoạt động là việc xác định mức độ đạt được của các tiêu chuẩn kiểm soát

4 Tiến hành điều chỉnh: Sau khi xác định các sai lệch giữa kết quả thực tế và kết quả mong muốn, nhà quản trị cần tiến hành điều chỉnh hoạt động để đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức được thực hiện một cách hiệu quả và đạt mục tiêu Sau khi đã đưa ra các biện pháp khắc phục, nhà quản trị cần theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp khắc phục để đảm bảo rằng các biện pháp khắc phục đã mang lại hiệu quả và các hoạt động của tổ chức đã được cải thiện.

Quy trình kiểm soát trong quản trị học là một chu kỳ liên tục, nơi các bước trên được thực hiện lần lượt và lặp đi lặp lại để đạt được sự liên tục và cải thiện liên tục trong quản trị học.

THỰC TRẠNG CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT TẠI TRUNG NGUYÊN

Tổng quan về Trung Nguyên Legend

1 Giới thiệu chung về Trung Nguyên Legend:

Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên tiền thân là một quán cà phê nhỏ được thành lập bởi Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tại Buôn Ma Thuột - thủ phủ cà phê ViệtNam Ngày 12/04/2006, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên chính thức được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0304324665 được cấp bởi Sở Kế hoạch và Đầu tư

TP Hồ Chí Minh Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên hoạt động chính trong lĩnh vực: sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê và nhượng quyền thương hiệu cà phê Trung Nguyên Cà phê Trung Nguyên là một trong những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.

Về lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê, Tập đoàn có những sản phẩm tiêu biểu như: cà phê Trung nguyên cao cấp (cà phê chồn Weasel, cà phê chồn Legendee, sáng tạo 8), cà phê rang xay, cà phê hạt nguyên chất, cà phê hòa tan G7, cà phê tươi Đến nay, sản phẩm của Trung Nguyên đã được xuất khẩu đến hơn 60 quốc gia trên toàn cầu, tiêu biểu như: Mỹ, Canada, Nga, Anh, Đức, Nhật Bản…

Về lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu, Công ty Cổ phần Trung Nguyên Franchising đã được thành lập năm 2011 để quản lý chuỗi không gian cà phê Trung Nguyên Đến nay, Tập đoàn đã nhượng quyền thành công hai thị trường vô cùng phát triển là Nhật Bản và Singapore.

Về quy mô sản xuất, Tập đoàn hiện có 3 nhà máy: 1 nhà máy cà phê tại Sài Gòn, 2 nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương và Bắc Giang cùng với đó là trang thiết bị máy móc hiện đại có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm cà phê chất lượng nhất, thơm ngon nhất, xứng danh thương hiệu cà phê của người Việt.

Hành trình của Trung Nguyên từ khi khởi nghiê ‚p tới nay luôn là mô ‚t Hành trình Phụng sự cho cô ‚ng đồng và cam kết này đang được thúc đẩy mạnh mẽ qua “Hành trình Lâ ‚p Chí

Vĩ Đại - Khởi Nghiê ‚p Kiến Quốc cho Thanh niên Viê ‚t” để trao tới cô ‚ng đồng không chỉ ly cà phê năng lượng tuyê ‚t hảo mà còn là công thức thành công cho mỗi cá nhân, gia đình, tổ chức, cô ‚ng đồng thông qua những cuốn sách quý đổi đời.

2 Cơ cấu tổ chức của Trung Nguyên Legend

Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên Legend được thể hiện dưới dạng sơ đồ như sau:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên

2.2 Chức năng của một số phòng ban

Phòng hành chính - nhân sự: Nghiên cứu, soạn thảo các nội quy, quy chế về tổ chức lao động trong nội bộ công ty:

Giải quyết các thủ tục về việc hợp đồng lao động, tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi việc đối với cán bộ công nhân

Tham mưu cho Giám đốc trong việc giải quyết chính sách, chế độ đối với người lao động Theo dõi, giải quyết các chế độ chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, tai nạn lao động, hưu trí

Xây dựng các phương án về quy hoạch đội ngũ cán bộ, lực lượng công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp

Lập kế hoạch, chương trình đào tạo cán bộ hằng năm và phân phối với các phòng ban nghiệp vụ thực hiện

Xây dựng định mức đơn giá về lao động

Tổ chức khám sức khỏe hằng năm

Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị của doanh nghiệp: lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị và trình lên Giám đốc, thực hiện công tác kiểm tra và kiểm kê tài sản

Phòng tài chính - kế toán: Phòng tài chính – kế toán là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc tổ chức công tác kế toán, bộ máy kế toán đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về công tác kế toán

Thực hiện công tác tổng hợp báo cáo quản trị nội bộ, các báo cáo ra bên ngoài cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo chức năng nhiệm vụ được giao

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về các hoạt động đó theo quy định của pháp luật

Phòng kinh doanh: Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho tổng giám đốc về công tác bán sản phẩm và dịch vụ của công ty (cho vay, bảo lãnh, các hình thức cấp tín dụng khác, huy động vốn trên thị trường, dịch vụ tư vấn tài chính, đầu tư góp vốn, liên doanh liên kết), công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát triển thị trường, công tác xây dựng mối quan hệ khách hàng.

3 Nguồn nhân lực của Trung Nguyên Legend

Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng hơn 5000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên Legend tại 5 nhà máy trên toàn quốc Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho vô số lao động qua 80 địa điểm (60% tự vận hành và 40% nhượng quyền) cùng hệ thống bán lẻ E-Coffee phân khúc bình dân hiện có 800 điểm (95% theo mô hình nhượng quyền 0 đồng). Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài.

Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông, bất động sản , tập đoàn Trung Nguyên Legend luôn cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ, năng động, tâm huyết và sáng tạo, sẵn sàng cùng chúng tôi xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam.

4 Tình hình kinh doanh của Trung Nguyên Legend (giai đoạn 2020-2022)

Năm 2020, tình hình kinh doanh của Trung Nguyên chưa quá khả quan với doanh thu thuần ghi nhận hơn 4.209 tỷ đồng, LNST ghi nhận gần 91 tỷ đồng Sang năm 2021,doanh thu thuần công ty ghi nhận 4.456 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước.Nhờ khoản thu từ tài chính cao gấp 4,5 lần cùng kỳ lên gần 512 tỷ đồng, kết quả TrungNguyên báo lãi hơn 562 tỷ đồng, tăng cao gấp hơn 6 lần năm trước.

Thực trạng thực hiện chức năng kiểm soát tại Trung Nguyên Legend

1 Nguyên tắc kiểm soát của Trung Nguyên: Đảm bảo tính chiến lược và hiệu quả

Mục tiêu của Trung Nguyên là chiếm lĩnh thị trường cà phê nội địa, mở rộng thủ phủ cà phê toàn cầu, đưa cà phê Việt Nam ra thế giới, mở rộng thị trường bằng cách cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng…Với tham vọng và niềm tin này, Trung Nguyên đã phải thực hiện chức năng kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động quản trị của tổ chức Trung Nguyên rất chú trọng đến việc xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu trong suốt quá trình hoạt động của mình để vươn đến một thương hiệu cà phê Việt mang tính toàn cầu. Để đảm bảo tính chiến lược mà công ty đã đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu, sứ mệnh ban đầu, Trung Nguyên đặc biệt đầu tư vào việc kiểm soát sản phẩm Chất lượng cà phê khi đưa đến tay khách hàng phải được nguyên vẹn và tốt nhất Công ty đã xây dựng chính sách và yêu cầu nghiêm ngặt trong quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm Để các sản phẩm chất lượng, chính hãng thực sự tới tay khách hàng, các bộ phận luôn cố gắng kiểm tra chất lượng sản phẩm nghiêm ngặt từ giai đoạn chọn lọc và nhận hàng đạt tiêu chuẩn từ phía nhà cung cấp cho đến giai đoạn bảo quản và chuyển hàng Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn được nhập về được đóng gói và bảo quản kỹ lưỡng, có những xử lý chuyên biệt với từng mặt hàng khác nhau để đảm bảo chất lượng hàng tốt nhất Trước khi sản phẩm được giao tới khách hàng, công ty luôn kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo cung cấp hàng đúng với yêu cầu.

Chiến lược kinh doanh của Trung Nguyên luôn lấy người tiêu dùng làm tâm điểm: Đối với công ty, nhu cầu, thị hiếu của khách hàng luôn là tôn chỉ của mọi chiến lược hành động Trung Nguyên nhanh chóng tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu của khách hàng, để từ đó mang đến cho họ những hương vị thơm ngon, đa dạng, là cội nguồn của những ý tưởng sáng tạo và thành công Nhà quản trị cấp cao của Trung Nguyên đã có những công tác kiểm soát để đảm bảo những chiến lược này của công ty, hướng đến các mục tiêu chủ chốt Quy trình kiểm soát sản phẩm từ khâu cung ứng đến sản xuất, bảo quản, đóng gói đều mang tính chỉn chu và khoa học Trung Nguyên luôn cố gắng giao sản phẩm trong tình trạng tốt nhất, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người tiêu dùng Tuy nhiên, công ty cũng chú trọng về khâu chăm sóc khách hàng, kiểm soát để ghi lại những phản hồi nếu khách hàng chưa hài lòng về sản phẩm bị lỗi, từ đó đưa ra giải pháp, điều chỉnh, cải thiện Trung Nguyên phát triển theo đúng hướng mục tiêu cà phê toàn cầu. Đúng lúc, đúng đối tượng và cân bằng Để đưa Trung Nguyên từ nhà khởi nghiệp nhỏ đến tập đoàn cà phê lớn nhất nhì cả nước, có nhiều uy tín và cột mốc trên thị trường quốc tế thì nhà quản trị đã phải thực hiện quá trình kiểm soát đúng đắn cho tổ chức: đúng lúc, đúng đối tượng và công bằng Hệ thống nhân viên của Trung Nguyên đều được đào tạo bài bản về các lĩnh vực chuyên ngành nhằm mang lại hiệu quả và thực hiện các chiến lược đề ra của công ty. Khi sở hữu nguồn nhân lực mạnh, Trung Nguyên cũng thường xuyên kiểm soát qua các cấp, ban ngành của công ty để đảm bảo tiến độ làm việc và hoạt động đúng hướng Việc đánh giá các đối tượng của Trung Nguyên hoàn toàn căn cứ vào những tiêu chuẩn đề ra theo chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận Ví dụ như nhân viên kinh doanh có doanh số tốt sẽ được biểu dương và khen thưởng…

Trung Nguyên là Công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Tuy nhiên thời gian đầu hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên còn ào ạt, thiếu nhất quán và bị vượt quá quyền kiểm soát, do đó không đảm bảo sự đồng nhất và tạo phong cách riêng cho Trung Nguyên Nhiều cấp độ quán xá, nhiều sự lựa chọn cho khách hàng đã làm hình ảnh Trung Nguyên không có 1 chân dung cụ thể, ngoài cái bảng hiệu với Trung Nguyên trước cổng, có thể thấy được điều này qua biểu giá cả, chất lượng cà phê và cả cung cách phục vụ tại các quán trung nguyên, mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch rất lớn Điều này khiến Trung Nguyên phải thực hiện kiểm soát để phát hiện mục tiêu hành động đưa công ty đi đúng hướng và phát triển vững vàng trên thị trường Để đảm bảo quá trình hợp tác thuận lợi cùng Trung Nguyên, bên nhận nhượng quyền phải có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định sau: Đại lí tự thực hiện các thủ tục cần thiết để được cấp phép kinh doanh, tự vận hành các hoạt động quán, tham gia đầy đủ các khóa huấn luyện đào tạo của Trung Nguyên trước và sau khi khai trương quán, cam kết kinh doanh theo định hướng của thương hiệu Trung Nguyên, tuân thủ thiết kế theo phong cách Trung Nguyên, đóng các khoản phí theo quy định như phí nhượng quyền, phí hoạt động, tiền ký quỹ Những quy định của Trung Nguyên đưa ra cho các bên muốn ký nhượng quyền với công ty đã giải quyết được phần lớn vấn đề ban đầu, đưa hoạt động kinh doanh trở lại theo đúng hướng của mục tiêu, sứ mạng Trung Nguyên.

Công khai, chính xác, hiện thực, khách quan

Những kế hoạch kiểm soát của Trung Nguyên đều được các bên liên quan, đối tượng kiểm soát hiểu rõ Điều này thể hiện tính công khai, khách quan trong quá trình đánh giá hoạt động của tổ chức Không chỉ vậy các chính sách cho nhân viên hay các bộ phận ban ngành đều rất rõ ràng như chế độ đãi ngộ, khen thưởng hay mức độ phạt khi không thực hiện đúng quy định công ty, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và chiến lược của Trung Nguyên Những tiêu chuẩn kiểm soát, kết quả kiểm soát và biện pháp xử lý của công ty đều minh bạch và khách quan để quá trình đánh giá được diễn ra chính xác, tránh sai lệch đưa đến tổn thất cho Trung Nguyên.

Linh hoạt và có độ đa dạng hợp lý

Trung nguyên là một tập đoàn kinh doanh chủ yếu về cà phê, đây cũng là thị trường chịu nhiều biến động cả môi trường bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp Các đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều, nhu cầu của người tiêu dùng cũng không ngừng nâng cao, Trung Nguyên muốn thực hiện tốt mục tiêu sứ mạng đưa cà phê Việt Nam mang tầm vóc quốc tế cần có công tác quản trị chặt chẽ Cà phê là loại đồ uống phổ biến và được ưa chuộng trên thế giới, ngày nay xu hướng uống cà phê dần tăng lên, lượng tiêu thụ trung bình mỗi năm là rất lớn, nhu cầu của người tiêu dùng cũng ngày càng đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm giá trị và chất lượng Việc kiểm soát nguồn cung ứng, vạch ra những giải pháp cho tình huống từ thời tiết, cửa hàng, người tiêu dùng đều phải mang tính linh hoạt phù hợp với hoàn cảnh Trung Nguyên không thể cứng nhắc với một quá trình kiểm soát tổ chức nhất định bởi điều này sẽ khiến công ty mắc phải độ sai lệch khi có tình huống xấu phát sinh Những tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra bởi thị trường cà phê rất sôi động và luôn biến đổi theo thời gian, lực lượng cạnh tranh cũng rất gay gắt, các yếu tố tác động từ môi trường bên trong và bên ngoài vào hoạt động kinh doanh sẽ khiến Trung Nguyên buộc phải luôn linh hoạt và có công tác kiểm soát đa dạng.

2 Các loại kiểm soát của Trung Nguyên Legend

Kiểm soát trước Để đảm bảo chất lượng và uy tín của Trung Nguyên trên thị trường cà phê Việt Nam, công ty đã có những bước kiểm soát ngay trước khi quá trình kinh doanh sản xuất tiến hành Nguồn cung ứng nguyên liệu phải được thống nhất chặt chẽ về số lượng, độ ngon của hạt cà phê Việc kiểm soát tốt nguồn cung ứng là bước rất quan trọng mở đầu cho sản phẩm cà phê chất lượng.

Về thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất với ngành cà phê thì nhà cung ứng rất đa dạng do Trung Nguyên có thể mua từ các nước khác Về nguyên liệu, ngành cà phê Việt Nam có lợi thế là không phải nhập khẩu hạt cà phê từ nước khác mà sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ các cơ sở trồng cà phê trong nước Hiện nay, Trung Nguyên đã có một hệ thống sản xuất hoạt động khá hiệu quả Khi mà các nguồn nguyên liệu dùng cho quá trình sản xuất cà phê hòa tan cũng như các loại cà phê khác đều là bắt nguồn từ các nông trại trồng cà phê do chính Trung Nguyên đầu tư và quản lí Hay nói cách khác Trung Nguyên chính là nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc sản xuất của mình. Điều này cũng cho thấy Trung Nguyên phải kiểm soát quá trình thu hoạch của nông trại cà phê, cung cấp nguyên liệu tốt nhất cho các sản phẩm kinh doanh của công ty.Kiểm soát trước giúp nhà quản trị Trung Nguyên có thể lường trước những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động, từ đó giảm thiểu chi phí và thời gian giải quyết những sai lầm khi thực hiện kinh doanh.

Không chỉ kiểm soát nguồn cung ứng, Trung Nguyên cũng tiến hành kiểm soát quá trình nghiên cứu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, nơi hợp tác sản xuất bao bì, việc thu hoạch, xử lý và nơi bảo quản trước khi sản xuất sản phẩm cà phê Tiền kiểm giúp Trung Nguyên chủ động trong hoạt động quản trị của công ty, chuẩn bị sẵn sàng và kỹ lưỡng cho quá trình kinh doanh.

Trong quá trình quản trị, sản xuất và kinh doanh, Trung Nguyên cũng tiến hành kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm, chiến dịch quảng bá, các địa điểm phân phối, cửa hàng nhượng quyền, … để giảm thiểu vấn đề cản trở sự phát triển tổ chức, đem lại giá trị phục vụ tốt nhất cho khách hàng Thời gian sản xuất cà phê của Trung Nguyên đều được áp dụng những công nghệ cao, nhà máy khoa học đảm bảo chất lượng của hạt cà phê khi đến tay người tiêu dùng.

Kiểm soát trong khiến Trung Nguyên có thể giảm thiểu những vấn đề phát sinh gây cản trở công ty thực hiện mục tiêu và sứ mệnh ban đầu Với ước muốn chiếm lĩnh thị trường cà phê Việt Nam đồng thời vươn tầm ra thế giới, Trung Nguyên phải đặc biệt chú trọng vào quá trình sản xuất sản phẩm Để kiểm tra tiến độ, chất lượng hoạt động này, nhà quản trị đã tổ chức những đợt đánh giá đường dây nhà máy, chất lượng hạt cà phê, nơi bảo quản và kho chứa tập trung sản phẩm để đưa đến khách hàng.

Trong quá trình kinh doanh, Trung Nguyên cũng chú ý đến hệ thống phân phối của thương hiệu cà phê này Các đại lý, cửa hàng bán cà phê Trung Nguyên đóng gói đều được kiểm định về hạn sử dụng, hàng chính hãng để đảm bảo sự uy tín của công ty Bên cạnh đó những quán cà phê chính thức của Trung Nguyên được giám sát về chất lượng dịch vụ và sản phẩm, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng Các cửa hàng nhượng quyền của Trung Nguyên cũng được kiểm soát hoạt động để duy trì hình ảnh và uy tín, đồng thời mang thương hiệu và hương vị Trung Nguyên đi xa trên thị trường cà phê Kiểm soát trong là hoạt động quan trọng giúp Trung Nguyên có thể đứng vững trên thị trường đồng thời ngày càng mở rộng thị phần, chiếm lĩnh độ tin dùng của khách hàng.

Quy trình kiểm soát sau giúp Trung Nguyên xác định rõ thực trạng và ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ của công ty từ đó cải thiện lại từ tổ chức đến sản phẩm, hệ thống phân phối Chính điều này đã khiến Trung Nguyên chú trọng vào khâu chăm sóc khách hàng để thu hồi những đánh giá về sản phẩm và công ty.

Trung Nguyên sau quá trình kinh doanh mỗi năm sẽ tiến hành hậu kiểm, tổng kết lại kết quả hoạt động của tổ chức nhằm xem xét các vấn đề xảy ra Mỗi sự chênh lệch so với kế hoạch mục tiêu ban đầu về doanh thu, sản lượng hay năng suất đều có nguyên nhân và việc kiểm soát sau khi hoạt động kinh doanh trong một giai đoạn hoàn thành sẽ cho nhà quản trị Trung Nguyên thấy được những điểm mạnh cần phát huy và những sai sót cần khắc phục, cải thiện.

3 Quy trình kiểm soát cua Trung Nguyên Legend

3.1 Xác định các tiêu chuẩn kiểm soát

Về mục tiêu, các nhà quản lý cần trả lời đầy đủ, chính xác các câu hỏi:

Cần kiểm soát cái gì?

Các cuộc kiểm soát thường xuyên đến mức nào?

Trong hoạt động của hệ thống, sai lệch xảy ra ở đâu sẽ có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến kết quả cuối cùng?

Chất lượng hương vị cafe là yếu tố quan trọng nhất mà người tiêu dùng hay chính doanh nghiệp quan tâm Chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, các khâu xuất khẩu, đầu ra sản phẩm, do đó chất lượng sản phẩm chính là thứ quyết định phần lớn sự sống còn của doanh nghiệp đồng thời cần một sự kiểm soát với cùng chặt chẽ và nghiêm ngặt. Để có được chất lượng cafe tốt nhất thì nguyên liệu đầu vào tốt là vô cùng cần thiết, do vậy, các cuộc kiểm soát cần diễn ra thường xuyên đến mức độ hàng tuần hay hàng ngày, hàng giờ với từng khu trồng cung cấp cafe.

Với Trung Nguyên, mục tiêu kiểm soát là:

Cung cấp nguyên liệu đầu vào tốt nhất phục vụ cho quá trình sản xuất cà phê G7 (Các loại nguyên liệu: và phê quả tươi, đường, bột kem, các chất phụ gia…)

Hình thành nguồn cung cấp lâu dài cho công ty.

Về nội dung, công tác kiểm soát cần tập trung vào những yếu tố sau đây:

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SOÁT CỦA TRUNG NGUYÊN LEGEND VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Đánh giá

Tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, Trung Nguyên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường với gần 500 cửa hàng cà phê xuất hiện từ Bắc vào Nam.

Với mô hình kiểm soát trước chặt chẽ từ nguồn cung ứng phải đảm bảo về số lượng và chất lượng đến các khẩu máy móc đã giúp các nhà quản trị công ty có thể lường trước những vấn đề phát sinh trong quy trình hoạt động, ngoài ra còn giảm thiểu chi phí và thời gian giải quyết sai lầm trong kinh doanh.

Nguồn cung cấp hạt cafe Robusta và hạt Arabica được đảm bảo ổn định và đạt tiêu chuẩn Trung Nguyên có nguồn nguyên liệu đa phần bắt nguồn từ các nông trại trồng cafe do chính Trung Ngun đầu tư và quản lý.

Chất lượng sản phẩm ln được kiểm sốt ở mức tiêu chuẩn trên 97%.

Quy trình vận chuyển và bảo quản ln được kiểm soát chặt chẽ với mức tiêu chuẩn gần như tuyệt đối.

Hệ thống phân phối: Trung Nguyên đã tiến hành xem xét kiểm tra để đánh giá thường xuyên hiệu quả phân phối thông qua doanh số bán Với các nhà phân phối hoạt động không hiệu quả trong thời gian dài, thực hiện nhắc nhở hoặc cắt hợp đồng.

Trung Nguyên còn kiểm soát các sản phẩm, chiến dịch quảng bá, địa điểm phân phối một cách chặt chẽ có thể giảm thiểu những vấn đề phát sinh giúp công ty hoàn thành sứ mệnh và tầm nhìn của mình.

Từ những phân tích thực trạng kiểm soát của công ty Trung Nguyên ở trên cho thấy công tác kiểm soát của công ty khá chặt chẽ, hiệu quả Nhờ có vậy mà Trung Nguyên mới phát triển lớn mạnh như hiện nay Trung Nguyên trở thành một thương hiệu lớn, uy tín và có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường Bên cạnh những thành tựu đó, công ty vẫn không tránh khỏi hạn chế trong công tác kiểm soát.

Hệ thống nhượng quyền của Trung Nguyên ào ạt, thiếu nhất quán và hiện đang bị vượt quá quyền kiểm soát, do đó không đảm bảo sự đồng nhất và tạo phong cách riêng cho Trung Nguyên Nhiều cấp độ quán xá, nhiều sự lựa chọn cho nhiều khách hàng đã làm hình ảnh Trung Nguyên không có một chân dung cụ thể, ngồi cái bảng hiệu với thương hiệu Trung Nguyên trước cổng, có thể thấy được điều này qua biểu giá cả, chất lượng cà phê và cả cung cách phục vụ tại các quán, mức độ đầu tư cho bài trí không gian cũng có sự chênh lệch.

Tập đoàn Trung Nguyên có quá nhiều dự án và tham vọng trong cùng một thời điểm cũng là nguyên nhân phân tán tài lực, vật lực, nhân lực và gây áp lực nặng nề cho nhân viên.

Giải pháp

Từ những ưu và nhược điểm trên, Trung Nguyên cần có những biện pháp nhằm hoàn thiện nội dung và công tác kiểm soát, khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh:

Xây dựng hợp đồng nhượng quyền chặt chẽ hơn, với quy định nghiêm ngặt

Tổ chức kiểm tra định kỳ/ đột xuất các cơ sở nhượng quyền Đào tạo, bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho nhân viên quản lý chuyển nhượng, hướng dẫn quy củ, quản lý chặt chẽ đội ngũ nhân viên

Chủ động hỗ trợ các chủ nhượng quyền nếu gặp khó khăn trong quá trình quản lý. Phát triển mô hình kết hợp chặt chẽ doanh nghiệp và người nông dân kiểm soát tốt chất lượng đầu vào.

Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hằng năm, hàng quý, hàng tháng theo dõi tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu

Tăng cường nghiên cứu thị trường Theo dõi chặt chẽ nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, nhu cầu, giá cả, các chủ trương chính sách kinh doanh, xuất nhập khẩu, thuế, hợp đồng thương mại.

Xây dựng kế hoạch chặt chẽ để từng bước thực hiện các tham vọng của mình thay vì ôm đồm quá nhiều các dự án và không được triển khai một cách tối ưu.

Tổ chức các hoạt động khích lệ, động viên mềm dẻo, tránh tạo áp lực về tâm lý để nhân viên có thể đạt hiệu quả công việc cao hơn.

Ngày đăng: 09/04/2024, 21:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w