1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Thảo Luận Du Lịch Bền Vững Nghiên Cứu Tác Động Của Du Lịch Đến Hệ Xã Hội – Nhân Văn Tại Sapa.pdf

20 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tác Động Của Du Lịch Đến Hệ Xã Hội – Nhân Văn Tại Sapa
Tác giả Bùi Lê Trang, Đoàn Huyền Trang, Lê Thị Huyền Trang, Ngô Thùy Trang, Nguyễn Thị Thu Trang, Phạm Quỳnh Trang, Phạm Thị Huyền Trang, Vũ Thanh Trang, Hoàng Thanh Trúc
Người hướng dẫn Vương Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Du Lịch Bền Vững
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 412,36 KB

Nội dung

Tuy nhiên, tác động của quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hoá, sự phát triển của khoa học, công nghệ đến du lịch đã ảnh hưởng đến hệ xã hội - nhân văn.. 1.1.1 Khái niệm du lịch bền vững D

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KHÁCH SẠN DU LỊCH

BÀI THẢO LUẬN

DU LỊCH BỀN VỮNG

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN

HỆ XÃ HỘI – NHÂN VĂN TẠI SAPA

Giảng viên hướng dẫn: Vương Thùy Linh

Học phần: Du lịch bên vững Lớp học phần: 2258TSMG3021 – Nhóm 13

Hà Nội, tháng 10 năm 2022

Trang 2

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần 1)

Lớp học phần: 2258TSMG3021 - Nhóm: 13

I Thời gian, địa điểm

1 Thời gian: 21 giờ ngày 09/10/2022

2 Địa điểm: Google Meet

II Nội dung cuộc họp

1 Thành viên tham gia:

1 Bùi Lê Trang (thư ký)

2 Lê Thị Huyền Trang (nhóm trưởng)

3 Nguyễn Thị Thu Trang (thành viên)

4 Đoàn Huyền Trang (thành viên)

5 Vũ Thanh Trang (thành viên)

6 Hoàng Thanh Trúc (thành viên)

7 Phạm Quỳnh Trang (thành viên)

2 Thành viên vắng mặt

8 Ngô Thùy Trang (thành viên )

9 Phạm Thị Huyền Trang (thành viên)

3 Nội dung cuộc họp

cương chi tiết:

- Nội dung: Ngô Thùy Trang + Nguyễn Thị Thu Trang + Phạm Quỳnh Trang + Phạm Thị Huyền Trang + Lê Thị Huyền Trang + Bùi Lê Trang + Vũ Thanh Trang + Đoàn Huyền Trang + Hoàng Thanh Trúc

- Tổng hợp Word: Vũ Thanh Trang

III Kết thúc cuộc họp

Cuộc họp kết thúc vào 21h45 giờ cùng ngày

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2022

Nhóm trưởng

Trang Trang

Bùi Lê Trang Lê Thị Huyền Trang

Trang 3

BIÊN BẢN HỌP NHÓM

(Lần 2)

Lớp học phần: 2258TSMG3021 - Nhóm: 13

I Thời gian, địa điểm

1 Thời gian: 21 giờ ngày 19/10/2022

2 Địa điểm: Google Meet

II Nội dung cuộc họp

1 Bùi Lê Trang (thư ký)

2 Lê Thị Huyền Trang (nhóm trưởng)

3 Nguyễn Thị Thu Trang (thành viên)

4 Đoàn Huyền Trang (thành viên)

5 Vũ Thanh Trang (thành viên)

6 Hoàng Thanh Trúc (thành viên)

7 Phạm Quỳnh Trang (thành viên)

8 Ngô Thùy Trang (thành viên )

9 Phạm Thị Huyền Trang (thành viên)

một số thành viên trong nhóm làm còn thiếu xót, chưa đủ ý

III Kết thúc cuộc họp

Cuộc họp kết thúc vào lúc 21h30 cùng ngày

Hà Nội, ngày 19 tháng 10 năm 2022

Thư ký Nhóm trưởng

Trang Trang

Bùi Lê Trang Lê Thị Huyền Trang

Trang 4

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

giá

Ghi chú

mục 1.1.2

Trang

mục 2.3.2 + Kết luận

A

98 Lê Thị Huyền

Trang

mục 2.1.1 + chỉnh sửa word

trưởng

Trang

mục 3.2.1 + Lời mở đầu

A

100 Nguyễn Thị

Thu Trang

mục 1.1.1 + 1.1.3

A

Trang

mục 1.2

A

Huyền Trang

mục 2.1.2

A

103 Vũ Thanh Trang 21D251214 Chương 2

mục 2.2 + tổng hợp word

A

104 Hoàng Thanh

Trúc

mục 2.4

A

LỜI MỞ ĐẦU 1

Trang 5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG, HỆ XÃ HỘI- NHÂN

VĂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN HỆ XÃ HỘI NHẬN VĂN 2

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch bền vững và hệ xã hội- nhân văn 2

1.1.1 Khái niệm du lịch bền vững 2

1.1.2 Mô hình phát triển du lịch bền vững 2

1.2 Tác động của du lịch đến hệ xã hội nhân văn 3

1.2.1 Tác động tích cực 3

1.2.2 Tác động tiêu cực 4

CHƯƠNG 2 Tác động của du lịch đến hệ xã hội - nhân văn của Sapa - Lào Cai 5

2.1 Khái quát về Sapa 5

2.1.1 Lí do chọn Sapa 5

2.1.2 Đặc điểm hệ xã hội- nhân văn của Sapa 6

2.2 Tác động của DL đến hệ XH-NV của Sapa ( Thanh Trang) 7

2.2.1 Tác động tích cực 7

2.2.2 Tác động tiêu cực 8

2.3 Đánh giá chung tác động của du lịch đến hệ xã hội – nhân văn của Sapa 9

2.3.1 Thành công 9

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân hạn chế 10

2.4 Trách nhiệm của du lịch 10

KẾT LUẬN 12

DANH MỤC THAO KHẢO 14

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày một được cải thiện nên đi du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu Bên cạnh đó vai trò của ngành du lịch được đánh giá rất quan trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội Thành công của ngành du lịch ở nhiều quốc gia đã đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của họ

Đối với Việt Nam - một nước đang phát triển, du lịch có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của đất nước, được xem là một ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, của đất nước Trước khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra, năm 2018 tổng thu từ khách du lịch ở Việt Nam đạt 637 nghìn tỷ đồng (tăng 17,7% so với năm 2017) Năm 2019, ngành du lịch đóng góp vào nền kinh tế đạt 726 nghìn tỷ đồng (tăng hơn 17% so với năm 2018) Có thể thấy, vai trò và ý nghĩa quan trọng của ngành du lịch không thể phủ nhận được Bên cạnh đó, du lịch còn có tác động tích cực đến hệ xã hội - nhân văn như giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, giải quyết các vấn đề xã hội, Tuy nhiên, tác động của quá trình hội nhập hóa, toàn cầu hoá, sự phát triển của khoa học, công nghệ đến du lịch đã ảnh hưởng đến hệ xã hội - nhân văn Vì vậy, đòi hỏi ngành du lịch cần có những giải pháp, chính sách cụ thể để giải quyết các vấn đề trên và để phát triển du lịch bền vững Đặc biệt, ở những vùng núi Tây Bắc, nơi tập trung đông người dân tộc thiểu số

và du lịch cộng đồng đang phát triển Sapa - thị trấn sương mù, là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của vùng Tây Bắc cũng như của đất nước Việt Nam Với cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, hùng

vĩ, khí hậu mát mẻ quanh năm cùng với bản sắc văn hoá truyền thống, Sapa luôn được du khách lựa chọn là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua trong hành trình của họ Vì vậy, du lịch ở Sapa ngày càng phát triển, tác động lớn đến kinh tế,văn hoá, đặc biệt là

hệ xã hội - nhân văn

Nhận thấy những điều trên, với đề tài “Tác động của du lịch đến hệ

xã hội - nhân văn tại một địa phương ở nước ta hiện nay”, nhóm chúng em đã lựa chọn Sapa để tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá những tác động của du lịch đến hệ xã hội - nhân văn nơi đây Do trình độ và kiến thức còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi có những sơ sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, đánh giá, đóng góp ý kiến của cô để bài thảo luận này được hoàn thiện hơn

Trang 7

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH BỀN VỮNG, HỆ XÃ HỘI- NHÂN VĂN VÀ TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐẾN HỆ XÃ

HỘI NHẬN VĂN

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch bền vững và hệ xã hội- nhân văn

1.1.1 Khái niệm du lịch bền vững

Du lịch bền vững hiện nay đang có rất nhiều khái niệm:

- Khái niệm thế giới:

1996): “Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng

và đánh giá cao tự nhiên, các đặc điểm văn hóa kèm theo (có thể là

cả trong quá khứ và hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế - xã hội của cộng đồng địa phương.”

các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống”

- Khái niệm ở Việt Nam:

lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”

Như vậy “ Du lịch bền vững chính là khái niệm về thăm một nơi như

là một du khách, và cố gắng giữ gìn, thực hiện các hiệu quả tích cực đối với môi trường, xã hội và nền kinh tế nơi đó.”

1.1.2 Mô hình phát triển du lịch bền vững

- Mô hình phát triển bền vững của Jacobs và Sadler:

các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm;

hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội); hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của Trái Đất) Trong mô hình này, sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ưu tiên của hệ này dễ gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay phát triển bền vững là sự dung hòa các tương tác và thỏa hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên

Trang 8

- Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới Theo mô hình của ngân hàng thế giới phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xã hội (công bằng dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (bảo đảm cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người)

- Mô hình phát triển bền vững của Villen 1990 trình bày các nội dung

cụ thể để duy trì sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế sinh thái

-xã hội trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội của các quốc gia

- Mô hình phát triển bền vững của Hội đồng về Môi trường và phát triển bền vững thế giới (WCED) 1978, thì tập trung trình bày quan niệm phát triển bền vững theo các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội,

- Ngoài ra, còn một số mô hình phát triển kinh tế khác như mô hình của M.Porter, mô hình của EU và OECD,

- Nội dung phát triển bền vững được xác định gồm ba trụ cột:

Bền vững về kinh tế: Một hệ thống bền vững về kinh tế phải

có thể tạo ra hàng hóa và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ

Bền vững về văn hóa - xã hội: Một hệ thống bền vững về

mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự

lịch bền vững còn phải tôn trọng các giá trị văn hóa – xã hội của công dân địa phương, bảo tồn các di sản văn hóa và giá trị truyền thống lâu đời, góp phần vào hội nhập và giao lưu văn hóa

Bền vững về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi

trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn không tái tạo không vượt quá độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định về khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như là các nguồn lực kinh tế

Ba trụ cột của phát triển kinh tế nêu trên là mục tiêu cần đạt được trong quá trình phát triển, đồng thời là ba nội dung hợp thành quá trình phát triển trong điều kiện hiện đại Sự phát triển hiện đại không chỉ là sự phát triển với nền kinh tế thị trường hiện đại, với sự tác động mạnh mẽ của tiến bộ khoa học và công nghệ, mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế mà còn bao hàm một nội dung mới - phát triển bền vững cũng có nghĩa là không chỉ xác lập những cơ sở, điều kiện cần thiết đối với việc giải quyết những mâu thuẫn vốn có của tiến trình kinh tế thị trường - công nghiệp trong sự

Trang 9

phát triển cổ điển, giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường mà còn phải bao gồm nội dung bền vững

1.2 Tác động của du lịch đến hệ xã hội nhân văn

1.2.1 Tác động tích cực

 Du lịch là một phương tiện vô cùng hiệu quả để quảng bá hình ảnh đẹp của đất nước, con người, văn hóa của địa phương đến mọi miền đất nước cũng như là với bạn bè quốc tế

 Du lịch làm tăng hiểu biết chung về xã hội của người dân địa phương thông qua khách du lịch đến từ địa phương khác và nước ngoài

 Du lịch tạo ra sự giao thoa văn hóa góp phần loại bỏ những hủ tục lạc hậu, đời sống văn hóa trở nên đặc sắc, độc đáo, hiện đại hơn

và loại trừ dần những thứ đã không còn phù hợp

Du lịch làm tăng thêm sự đoàn kết, tình hữu nghị, mối hiểu biết giữa các người dân trong vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau

Sự phát triển của du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc bảo tồn các di sản văn hóa của quốc gia Như chúng ta đều biết, nước ta là một đất nước có bề dày về lịch sử và những đặc sắc về truyền thống văn hóa Chính vì thế có rất nhiều di tích lịch sử, sản vật văn hóa, … bị lãng quên và sắp trở thành một đống phế liệu Nhờ

du lịch, những di sản ấy được quan tâm khai thác du lịch, được trùng

tu, sửa sang thành những vật phẩm, địa điểm có giá trị về du lịch cho đời sau

Du lịch góp phần củng cố, nâng cao truyền thống, lòng tự hào dân tộc, tính tự trọng, lòng tự tôn dân tộc, thúc đẩy việc giữ gìn bản sắc văn hóa, bảo tồn tính đa dạng văn hóa, khắc phục tính tự ti dân tộc

Mặt khác, hoạt động du lịch còn góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước và cho địa phương, cụ thể: là nguồn thu nhập cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, phát triển và mở rộng các ngành kinh tế khác…

Như vậy du lịch vừa mang đến những mặt tích cực, ý nghĩa đối với hệ

xã hội – nhân văn Đồng thời bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số mặt tiêu cực làm xấu đi nét đẹp của nó mà chúng ta cần chung tay khắc phục

một số ngành do tính thời vụ của hoạt động du lịch

bạc, … gây mất trật tự an ninh xã hội; và các tác động sâu xa khác đến đời sống tinh thần của một dân tộc do kinh doanh các hình thức

du lịch không lành mạnh

Du lịch phát triển dẫn đến việc du nhập văn hóa, cách sống của rất nhiều những con người đến từ những vùng miền, quốc giá khác nhau

Trang 10

với sự cởi mở, phóng khoáng và những thú vui mới lạ thu hút phần đông giới trẻ, nếu không biết chắt lọc để học hỏi những điều phù hợp rất dễ dẫn đến sự suy đồi trong văn hóa, đạo đức

Sự du nhập văn hóa ngoại lai có thể làm xói mòn và đánh mất đi bản sắc văn hóa địa phương và bản sắc văn hóa dân tộc

Đối với các di sản văn hóa vật thể, sự phát triển du lịch ồ ạt chạy theo số lượng dẫn đến sự bào mòn, hư hại các công trình, các di tích hiện có Sự có mặt quá đông của khách du lịch tại một địa điểm di tích tạo nên những tác động cơ học, hóa học ( do khí thải từ hơi thở, tiếng ồn, ) cùng với yếu tố khí hậu gây ra sự xuống cấp, phá hủy những công trình kiến trúc cổ

Sự phát triển du lịch cũng làm tăng sự thất thoát, buôn bán trái phép

đồ cổ, ăn cắp các di vật lịch sử

Khách du lịch có thể đem theo dịch bệnh, là nguyên dân gây quá tải dân số cục bộ, gây suy giảm các nguồn lợi kinh tế địa phương và gây nên biến động kinh tế

Trang 11

CHƯƠNG 2 Tác động của du lịch đến hệ xã hội - nhân văn của Sapa - Lào Cai

2.1 Khái quát về Sapa

2.1.1 Lí do chọn Sapa

Chúng ta đều biết Sa Pa là địa điểm du lịch được yêu thích hàng đầu tại Việt Nam, vậy lý do vì sao Sapa lại có sức hút như vậy đối với du khách Khi được hỏi Sa Pa có

gì mà thích thế, nhiều người chỉ trả lời vỏn vẹn trong một câu nhưng rất đúng là “Sa

Pa phù hợp với tất cả mọi người” Thật vậy, dù ở độ tuổi nào thì Sa Pa cũng sẽ là điểm đến đáp ứng được mọi nhu cầu du lịch

Lý do đầu tiên và quan trọng nhất để đi du lịch đâu đó chính là bản chất thiên nhiên của nó Sa Pa nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển nên nhiệt độ quanh năm luôn mát mẻ, mức nhiệt độ trung bình năm chỉ nằm khoảng 18 – 20 độ C Vì thế, bất kì ai có cơ hội đến Sa Pa đều thích thú bầu không khí nơi đây Ngoài ra, Sa Pa còn được biết đến với cái tên “Thành phố trong sương” bởi vị trí nằm ở độ cao tương đối nên khi mặt trời vừa ló dạng, cảnh sắc xung quanh dần hiện ra trong màn sương mờ

Lý do tiếp theo đáng quan tâm trong chuyến đi là phong cảnh Khác với những khu du lịch khác mang vẻ đẹp hoa lệ nhưng khá ngột ngạt, Sa Pa sở hữu vẻ đẹp dân dã hòa quyện với hơi thở của núi rừng mang đến cho du khách cảm giác gần gũi, thoải mái Khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ với dòng thác Bạc, thác Tình Yêu, núi Hàm Rồng Khám phá thung lũng Mường Hoa ẩn hiện trong màn sương sớm, ngạc nhiên trước vẻ đẹp của những thửa ruộng bậc thang đến mùa khoác lên mình màu vàng óng ả trải dài khắp sườn đồi Đặc biệt mục đích khi đến với Sa Pa của nhiều du khách là tín

đồ phượt đó chính là khát khao chinh phục đỉnh Fansipan hùng vĩ cao 3.143m nằm trên dãy Hoàng Liên Sơn – được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”

Đến Sa Pa, du khách cũng không phải quá lo lắng về nơi cư trú Vì là địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam và đón lượng lớn khách du lịch hàng năm nên dịch vụ lưu trú ở Sa Pa rất phát triển và đa dạng Tùy vào sở thích, điều kiện tài chính mà du khách

có thể lựa chọn các dịch vụ lưu trú khác nhau như: khách sạn, homestay, hostel,… Hầu hết các homestay đều được xây dựng theo những ý tưởng riêng, khai thác tối đa vị thế

để tạo nên những góc sống ảo, góc ngắm mây đẹp nhất Nhưng dù homestay nào thì chúng đều có điểm chung là toát lên sự gần gũi, quen thuộc như ở nhà giúp du khách thoải mái nhất khi lưu trú

Là nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, Sapa hội tụ các nét đẹp văn hoá đặc sắc và đa dạng nên thu hút du khách đến đây để khám phá, trải nghiệm và giao lưu với những người dân tộc anh em Tham quan Bản Cát Cát hoặc tham gia vào các phiên chợ vùng cao, đặc biệt nếu có cơ hội hãy tham gia “Chợ tình Sapa” một trong những nét văn hóa tinh thần độc đáo của người dân nơi đây

Một trong những mục đích của chuyến du lịch chính là thưởng thức ẩm thực nơi chúng ta đi qua Ẩm thực Sapa mang nét đặc trưng riêng của núi rừng, những món ăn đều được giữ trọn vị tươi sống đặc trưng của những loại nguyên liệu được nuôi trồng trên chính mảnh đất này như: thịt trâu, thịt bò, cá hồi, măng rừng, nấm… qua bàn tay

Ngày đăng: 12/03/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w