Do đó mà nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Thương Mại” là rất cần thiết.. 2.Đề tài nghiên cứu:Đề tài nghiên cứu: “ Các nhân tố ảnh hư
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
NHÓM 5 NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 5
Lớp : K59I1,I2
Khoa : HTTTKT & TMĐT Giáo viên hướng dẫn : Vũ Trọng Nghĩa
Hà Nội – Năm 2023
Trang 2
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 2
1.Tính cấp thiết của đề tài 2
2.Đề tài nghiên cứu: 3
3 Mục tiêu nghiên cứu: 3
4 Câu hỏi nghiên cứu: 3
5 Phạm vi nghiên cứu: 4
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
1 Cơ sở lý luận ( khung lí thuyết) 5
1.1 Khởi nghiệp ( Entrepreneurship) 5
1.2 Ý định khởi nghiệp 5
1.3 Sinh viên 6
1.4 Các lý thuyết nghiên cứu 6
2 Các nghiên cứu trước có liên quan: 8
2.1 Các nghiên cứu trong nước 8
2.2 Các nghiên cứu nước ngoài 9
3 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết: 10
3.1 Mô hình nghiên cứu: 10
3.2 Giả thuyết: 11
3.1.1 Yếu tố bên trong: 11
3.1.2 Yếu tố bên ngoài: 12
Error! Bookmark not de fined. TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
PHỤ LỤC 16
BẢNG KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP KINH DOANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 16
BẢNG PHÂN CÔNG VIỆC VÀ XẾP LOẠI 20
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa HTTT Kinh Tế và
TMĐT, Trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi học tập vàhoàn thành đề tài nghiên cứu này Đặc biệt nhất, người góp phần không nhỏ trong quá trìnhhoàn thiện bài nghiên cứu chính là Thầy Vũ Trọng Nghĩa- giảng viên Trường Đại họcThương Mại Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy vì đã đồng hành, theo sát hướngdẫn chúng tôi trong suốt khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn các bạn, anh, chị sinh viên Trường Đại học Thương Mại đãgiành thời gian tham gia khảo sát và phản hồi tới chúng tôi những thông tin khách quan nhất.Nhờ đó, những gì chúng tôi thu được có tính khách quan cao, nghiên cứu đạt kết quả chínhxác hơn
Học phần Nghiên cứu khoa học luôn thú vị và có tính thực tế cao Tuy nhiên, bước đầu
đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, kiến thức của chúngtôi còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ Chính vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót Chúngtôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý giá của thầy cô và các bạn để bài nghiêncứu của nhóm được hoàn thiện hơn trong những lần nghiên cứu tiếp theo
Nhóm 5 xin trân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại kinh tế phát triển, khởi nghiệp được coi là một yếu tố đa dạng hoá cáchoạt động kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Hoạt động nghề nghiệp không chỉ là nềnmóng cho đổi mới công nghệ mà còn mang lại nhiều cơ hội việc làm và tăng khả năng cạnhtranh kinh tế giữa các quốc gia Vì vậy, khuyến khích khởi nghiệp là cần thiết để kích thíchtăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và là vấn đề đang được chính phủ và nhà nước quan tâm Tuynhiên ý định khởi nghiệp ở sinh viên Việt Nam còn thấp, tỷ lệ người trưởng thành ở ViệtNam có ý định khởi nghiệp chỉ đạt 25% năm 2017 vẫn thấp hơn mức trung bình 30,3% ởcác nước phát triển dựa trên nguồn (Phạm Thị Thu Trang et al, 2018)
Phần lớn các sinh viên Việt Nam khi tốt nghiệp đều có xu hướng tìm kiếm cơ hội việclàm tại các doanh nghiệp đang hoạt động thay vì khởi nghiệp.Chúng ta thường nhận địnhrằng sinh viên với sự trẻ trung năng động và nguồn ý tưởng khởi nghiệp đa dạng, sáng tạo
sẽ là những nhà khởi nghiệp đầy tiềm năng sau này Tuy nhiên trong thực tế các ý tưởngkhởi nghiệp, kinh doanh của các sinh viên chỉ dừng lại ở mức ý tưởng Hầu hết các sinhviên chưa mạnh dạn, đủ tự tin thực hiện khởi nghiệp
Trường Đại học Thương mại là một trong những ngôi trường hàng đầu đào tạo về kinh
tế và nhà trường rất quan tâm tới việc tạo ra những sinh viên có ý định khởi nghiệp từ khicòn đi học hoặc sau khi đã tốt nghiệp Đặc biệt hiện nay trong bối cảnh tăng trưởng GDPtoàn cầu được dự báo thấp hơn so với năm trước, do sức cầu tại các nền kinh tế phát triểnđang yếu đi và tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến sẽ giảm các doanh nghiệp và thịtrường lao động Việt Nam chịu ảnh hưởng bất lợi, cụ thể số người thất nghiệp trong độ tuổilao động quý III năm 2023 khoảng 1,08 triệu người, tăng 6,3 nghìn người so với quý trước
và tăng 22,1 nghìn người so với cùng kì năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao độngquý III năm 2023 là 2,3%, không thay đổi so với quý trước và tăng 0,02 điểm phần trăm sovới cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếptục duy trì dưới 3% (quý III năm 2022 là 2,79%, quý I năm 2023 là 2,66%, quý II năm 2023
là 2,75% và quý III năm 2023 là 2,78%) (Tổng cục thống kê, 2023), sự khởi nghiệp, pháttriển các doanh nghiệp mang lại nhiều đóng góp cho xã hội như tăng trưởng kinh tế, vấn đềthất nghiệp,…Do đó cần phải thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và tư duy làm chủ ở sinh viên.Khởi nghiệp là một quá trình nắm bắt các cơ hội Vì vậy nhằm nâng cao tinh thần khởinghiệp, kinh doanh của sinh viên khi còn đang học ở giảng đường đại học thì cần phải xác
Trang 5đánh giá đưa ra các giải pháp góp phần hạn chế tỷ lệ thật bại, rủi ro trong quá trình khởinghiệp Do đó mà nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinhviên Trường Đại học Thương Mại” là rất cần thiết
2.Đề tài nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu: “ Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viênTrường Đại học Thương Mại”
3 Mục tiêu nghiên cứu:
- Mục tiêu tổng quát: Xác định, đánh giá và xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến ýđịnh khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, chínhsách phù hợp nhằm nâng cao tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam
- Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam.+ Xây dựng mô hình nghiên cứu và đánh giá đo lường mức độ ảnh hưởng của nhữngnhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Việt Nam
+ Đánh giá và đưa ra những giải pháp, chính sách cho nhà nước cũng như sinh viênViệt Nam để nâng cao tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên Việt Nam
4 Câu hỏi nghiên cứu:
- Câu hỏi tổng quát: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinhviên đại học Thương Mại ?
Trang 6+ Sự quan ngại rủi ro có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại họcThương Mại không ?
5 Phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Những sinh viên từng hoặc chưa từng có ý định khởi nghiệp ởkhu vực trường đại học Thương Mại
- Thời gian nghiên cứu: Từ 16/10/2023 đến 14/11/2023
- Không gian nghiên cứu: đại học Thương Mại
Trang 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lý luận ( khung lí thuyết)
1.1 Khởi nghiệp ( Entrepreneurship)
Trong lĩnh vực Kinh tế và Quản trị kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp gắn với thuậtngữ “tinh thần doanh nhân – entrepreneurship” và các nghiên cứu trong lĩnh vực này.Theo Bird (1988), khởi sự kinh doanh là một thái độ làm việc đề cao tính độc lập, tự chủ,sáng tạo, luôn luôn đổi mới và chấp nhận rủi ro để tìm ra những khoảng trống trong kinhdoanh và tạo ra điểm mới trong việc thành lập một doanh nghiệp
Bên cạnh đó cũng có những tác giả đưa ra khái niệm tương đồng là khởi sự kinhdoanh Nghiên cứu của Dohse và Walter (2012) đã đưa ra một khái niệm súc tích và gầngũi hơn so với các nghiên cứu trước về ý định khởi nghiệp, trong đó ý định khởi nghiệp
là trạng thái của tâm trí trong việc sẵn sàng thực hiện tự kinh doanh, tự tạo việc làm hoặcthành lập doanh nghiệp mới
Tại Việt Nam, với mục đích khuyến khích, động viên tinh thần sáng tạo khởinghiệp ở sinh viên, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định 1665/QĐ-TTg với chương trình“
Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, và Quyết định 1230/QĐ-BGDĐTcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 30/03/2018 về kế hoạch triển khai Đề Án trên cũngnhư Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ Trong nghiên cứu này, Khởi nghiệp được hiểu là việcmột cá nhân (cụ thể là sinh viên trường Đại học Thương Mại) đứng ra thành lập doanhnghiệp mới dựa trên sự sáng tạo để mang lại sự đổi mới Các ý tưởng sáng tạo có thể làtài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới và có khả năng tăng trưởng nhanh ởsản phẩm, quy trình sản xuất - kinh doanh, tổ chức hay tiếp thị
1.2 Ý định khởi nghiệp
Ý định khởi nghiệp (tiếng Anh là Entrepreneurial Intention) được định nghĩa là ý
định bắt đầu khởi sự kinh doanh của một cá nhân, một trạng thái thúc đẩy cá nhân đi đếnquyết định thành lập doanh nghiệp mới (Wu & Wu, 2008;Miranda et al., 2017) Để tạolập doanh nghiệp của riêng mình thì cá nhân phải bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tậndụng các nguồn lực sẵn có (Kuckertz & Wagner, 2010)
Hành động khởi nghiệp sẽ diễn ra nếu một cá nhân có thái độ tích cực, có suy nghĩ,
ý định về hành động đó Một ý định mạnh mẽ là tiền đề dẫn tới nỗ lực để bắt đầu khởi sựcông việc kinh doanh Theo Schwarz, Wdowiak, Almer Jarz, và Breite Necker (2009), dự‐
Trang 8định khởi sự kinh doanh của sinh viên xuất phát từ các ý tưởng của sinh viên và đượcđịnh hướng đúng đắn từ chương trình giáo dục và những người đào tạo.
1.3 Sinh viên
F Wilbard cho rằng sinh viên là nhóm chủ thể khởi nghiệp sáng tạo tiềm năng bởi
là nhóm tinh hoa, có tri thức, được đào tạo bài bản và đặc biệt là đối tượng đang đứngtrước ngưỡng cửa lựa chọn việc làm.(Wu, J 2010)
1.4 Các lý thuyết nghiên cứu
Nghiên cứu dựa vào hai lý thuyết chính là Lý thuyết hành vi dự định (Theory ofPlanned Behavior — TPB) của Ajzen (1991) và Lý thuyết “Sự kiện khởi nghiệp kinhdoanh" (The Entrepreneurial Event — SEE) của Shapero và Sokol (1982)
1.4.1 Lý thuyết hành vi dự định của Ajzen (1991)
Lý thuyết hành vi dự định hay lý thuyết hành vi có kế hoạch trong tiếng Anh gọi là:Theory of Planned Behavior - TPB Thuyết hành vi dự định (TPB) được phát triển từ lýthuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra do sự hạn chếcủa lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lýtrí
Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) cho rằng ý định thực hiện một hành vichịu tác động của 3 yếu tố:
Thái độ của cá nhân
Quy chuẩn chủ quan
Nhận thức kiểm soát hành vi
Lý thuyết dự định hành vi (TPB) của Ajzen (1991) cho rằng, hành vi của con ngườiđược xuất phát từ thái độ của họ trước phản ứng về hành vi đó, có thể được hiểu là sự tánthành của người đó với hành vi đó Nếu thái độ tích cực ủng hộ một hành vi nào đó conngười sẽ xem xét đến những yếu tố như áp lực xã hội, của người thân xem họ ủng hộ haykhông ủng hộ hành vi đó và được gọi là quy chuẩn chủ quan sẽ tạo nên ý định thực hiệnhành vi của con người, và được thể hiện bằng kế hoạch hay khả năng một người nào đó,trong bối cảnh nhất định nào đó sẽ thực hiện hành vi, từ đó nhận thức kiểm soát hành vi
Trang 9
Hình 2.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
(Nguồn: Ajzen, 1991)
1.4.2 Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp (The Entrepreneurial Event – SEE)
Mô hình sự kiện khởi nghiệp của Shapero và Sokol (1982) là một mô hình khá cổđiển, tuy nhiên lại được trích dẫn và áp dụng khá nhiều trong các nghiên cứu về khởinghiệp bởi tính hữu dụng của nó Lý thuyết này chỉ ra rằng các yếu tố hoàn cảnh cá nhân(displacements) và thái độ của cá nhân đó đối với việc khởi nghiệp (thể hiện bằng haikhía cạnh là cảm nhận của cá nhân về tính khả thi và cảm nhận của cá nhân về mongmuốn khởi nghiệp) sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn để thành lập một doanh nghiệpcủa họ
Lý thuyết sự kiện khởi nghiệp được tập trung mối quan tâm chủ yếu các vấn đề liênquan đến việc xác định đâu là điểm khác biệt giữa doanh nhân với các cá nhân khác.Shapero và Sokol (1982) cho rằng sự kiện khởi nghiệp bao gồm ba đặc điểm chính:
Yếu tố hoàn cảnh
Mong muốn
Khả thi
Trang 10(Nguồn : Shapero và Sokol, 1982)
2 Các nghiên cứu trước có liên quan:
2.1 Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Võ Văn Hiền và Lê Hoàng Vân Trang (2021) đã nghiên cứu các nhân tố ảnhhưởng đến ý định khởi nghiệp của 1035 sinh viên Trường Đại học Tiền Giang Kết quảkhảo sát cho thấy 5 nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của các sinh viên Trong đó,thành phần tác động tác động mạnh nhất là tính cách, thứ hai là giáo dục khởi nghiệp, thứ
ba là kinh nghiệp, thứ tư là nhân thức kiểm soát hành vi, cuối cùng là quy chuẩn chủquan
Tác giả Hoàng Thị Thương (2014) đã nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý địnhkhởi nghiệp của sinh viên Trường Đại học Lao động – Xã hội Dữ liệu được thu thập từ
350 bảng hỏi được pjhats cho sinh viên và được làm sạch qua phần mềm SPSS 18.0 Kếtquả cho thấy có 6 yếu tố: Chuẩn mực xã hội,cảm nhận sự khát khao, cảm nhận tính khảthi, cảm nhận môi trường giáo dục đại học, điều kiện thị trường và tài chính, tính cách cánhân đều có ảnh hưởng đến ý dịnh khởi nghiệp của sinh viên Trong đó yếu tố cảm nhận
sự khát khao là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định khởi nghiệp của sinhviên
Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Thu Trang và Lê Hiếu Học, nghiên cứu này nhằmxác định các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp sinh viên ngành kỹ thuật đại họcBách Khoa Hà Nội từ đó nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên Bách Khoa nói riêng
và sinh viên cả nước nói chung Nghiên cứu này đã đưa ra được 6 nhân tố đó là: Kỳ vọngbản thân, Thái độ với khởi nghiệp, Chuẩn mực niềm tin, Năng lực bản thân quả nghiêncứu, 6 nhân tố ảnh hưởng được đưa ra nhằm nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viênnhà trường,đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu cho tương lai
Trang 11Theo nghiên cứu của Hoàng Kim Toản và các cộng sự, nghiên cứu này tìm hiểuthực trạng hoạt động khởi nghiệp sáng tạo và ý định khởi nghiệp sáng tạo của sinh viênĐại học Huế Nghiên cứu đã đề xuất được bảy yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệpsáng tạo của sinh viên Đại học Huế Kết quả nghiên cứu đã xây dựng và kiểm chứng môhình các yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên với 4 yếu tố đại diện theomức độ ảnh hưởng từ mạnh đến yếu là chương trình đào tạo khởi nghiệp, thái độ đối vớikhởi nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm khởi nghiệp và quy chuẩn chủ quan
Theo Nghiên cứu của Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2018),nghiên cứu đã xác định được các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý địnhKSDN của sinh viên Khoa Quản trị Kinh doanh,Trường Đại học Kinh tế - Luật Quaphân tích, có 6 yếu tố độc lập ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp của sinh viênxếp theo thứ tự giảm dần (không xét về dấu) lần lượt như sau: Nhận thức kiểm soát hành
vi, Động cơ chọn làm công cho một tổ chức, Môi trường cho khởi nghiệp, Động cơ tựlàm chủ, Quy chuẩn chủ quan và Sự hỗ trợ của môi trường học thuật Các yếu tố này đều
có ý nghĩa về mặt thống kê với mức ý nghĩa 5% Mô hình giải thích được 37% biến thiêncủa biến phụ thuộc
2.2 Các nghiên cứu nước ngoài
Nghiên cứu của Duygu Turker và Senem Sonmez Selcuk(2008) đã xác định được 6yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên là Giáo dục, sự tin tưởngvào bản thân, sự ủng hộ từ người thân Theo như kết quả đã thu thập được, hai nhànghiên cứu đã đi đến kết luận rằng giáo dục và sự ủng hộ từ người thân là 2 nhân tố quantrọng nhất trong việc tác động đến ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên
Nghiên cứu của GS Amran Md Rasli và các cộng sự(2013) tại trườngUTM(Malaysia) kết luận rằng những sinh viên tại trường UTM sẽ bị ảnh hưởng đáng kểbởi các yếu tố như ngành học, kinh nghiệm làm việc, giới tính, nghề nghiệp của gia đình.Theo đó, trường đại học nên tham gia ngay từ giai đoạn đầu vào việc giáo dục học sinhcấp trên để giúp họ nhận thức rõ hơn về tinh thần kinh doanh như một sự thay thế nghềnghiệp Thái độ đối với sự thay thế nghề nghiệp tạo thành một phần quan trọng đã đượcphát triển trong quá trình học tập của một người Vì vậy, nếu học sinh chưa nhận thứcđầy đủ về kinh doanh thay thế, sinh viên sẽ không bao giờ phát triển thái độ tích cực đốivới nó Học sinh sẽ thay vào đó hãy phát triển thái độ tích cực đối với các lựa chọn nghềnghiệp việc làm mà họ rất quen thuộc
Zaharah Ghazal, Nor Asmahani Ibrahim& Fakhrul Anwar Zainol (2013), bằng cách
sử dụng Cronbach’s Alpha và phần mềm SPSS cho từng cá thể, kết quả cho thấy sinh