1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và thính học của bệnh nhân điếc đột ngột ở bệnh viện tai mũi họng thành phố hồ chí minh

74 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Đặc Điểm Lâm Sàng Và Thính Học Của Bệnh Nhân Điếc Đột Ngột Ở Bệnh Viện Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Nguyễn Thị Hà, Lê Khánh Mão, Nguyễn Hoàng Phong, Nguyễn Hoàng Anh Phu Ong, Nguyễn Đức Tháng
Người hướng dẫn PGS.TS.BS. Trần Phan Chung Thủy, ThS.BS. Nguyễn Thanh Vũ
Trường học Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Y Dược
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2018
Thành phố TP. HỒ CHÍ MINH
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 2,39 MB

Nội dung

Dựa vào 5 dạng thính lực đồ đe tiên lưọng két quá điều trị.”, tác giả đã đưa ra kết luận rằng có mối tương quan giữa đặc điếm lâm sàng và đặc điểm thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột.. N

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA TP HÒ CHÍ MINH

KHOA Y

■<JJ3J^

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y DA KHOA

GVHD: PGS.TS.BS TRÀN PHAN CHUNG THỦY ThS.BS NGUYỀN THANH vũ

SVTH: NGUYỄN THỊ HÀ SVTH: LÊ KHÁNH MÃO SVTH: NGYẺN HOÀNG PHONG SVTH: NGUYỄN HOÀNG ANH PHU ONG SVTH: NGUYỄN ĐỨC THÁNG

125272025 125272062 125272075 125272080 125272091

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 06 NĂM 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi là nhóm sinh viên niên khóa 2012-2018 Khoa Y - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi xin cam đoan:

1 Đây là khóa luận do bản thân chúng tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS.BS Trần Phan Chung Thủy và ThS.BS Nguyễn Thanh Vũ

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam trong năm năm gần đây

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thành phổ Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 06 năm 2018

Người viết cam đoan

(ký và ghi rõ họ tên)

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC iii

DANH SÁCH BIẾU ĐỒ ix

DANH SÁCH BẢNG X DANH SÁCH THUẬT NGŨ VIẾT TẤT xi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3

GIẢ THUYẾT NGHIÊN cứu 3

MỤC TIÊU NGHIÊN cứu 3

Mục tiêu tổng quát 3

Mục tiêu cụ thể 3

CHƯƠNG I TONG QUAN TÀI LIỆU 4

1 Điếc đột ngột 4

1.1 Định nghĩa 4

1.2 Nguyên nhân 4

1.3 Co’ chế bệnh sinh của điếc đột ngột •••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••• ^ 1.3.1 Cơ chế bệnh sinh của điếc đột ngột do nhiễm siêu vi 5

1.3.2 Cơ chế tổn thương mạch máu mê đạo 6

1.3.3 Co' chế do võ’ màng trong ốc tai ••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••7 1.3.4 Cơ chế do nguyên nhân bệnh miễn dịch 7

1.3.5 Cơ chế do khối u tân sinh 8

1.4 Triệu chứng lâm sàng chẩn đoán điếc đột ngột 9

1.5 Cận lâm sàng chẩn đoán điếc đột ngột 9

1.6 Phác đồ điều trị 10

1.7 Diễn tiến điếc đột ngột 11

1.8 Tiên lượng điếc đột ngột 11

2 Thính lục đồ 12

iii

Trang 4

2.1 Định nghĩa 12

2.2 Đọc thính lực đồ 12

2.3 Các dạng thính lực đồ 12

3 Nhĩ lượng đồ 15

3.1 Định nghĩa 15

3.2 Các loại nhĩ lưọng đồ 15

3.2.1 Kiểu A 15

3.2.2 KiểuB 16

3.2.3 KiểuC 17

3.2.4 Kiểu As 18

3.2.5 Kiểu Ad 19

3.2.6 Kiểu ECV lớn 20

4 Đo phản xạ CO’ bàn đạp 20

5 ABR 23

5.1 Định nghĩa 23

5.2 ứng dụng 23

5.3 Cách thực hiện 23

6 Sơ lược một vài nghiên cún về điếc đột ngột và thính lực đồ ở đa trung tâm trên thế giói 23

CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ 27

1 Thiết kế nghiên cứu 27

2 Đối tượng nghiên cứu 27

3 Thu thập dữ kiện 27

5 Các biến số nghiên cứu 28

6 Các bưóc tiến hành nghiên cứu 30

7 Xử lý và phân tích dữ kiện 31

8 Vấn đề y đức 31

iv

Trang 5

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 32

1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 32

1.1 Giói 32

1.2 Tuổi 33

1.3 Địa chỉ 34

2 Đặc điêm lâm sàng 33 2.1 Tai điếc 35

2.2 Triệu chứng lâm sàng 36

2.3 Thòi gian nhập viện 37

3 Đặc điểm thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột 38

3.1 Dạng thính lực đồ 38

3.2 Mức độ điêc 3.3 Phản xạ cơ bàn đạp 40

4 Khảo sát mối tưong quan giữa các đặc điểm lâm sàng và thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột 40

4.1 Khảo sát mối tương quan giữa các đặc điểm lâm sàng và mức độ điếc 40

4.1.1 Khảo sát mối tương quan giữa mức độ điếc theo giói tính 40

4.1.2 Khảo sát mối tương quan giữa mức độ điếc theo tuổi 41 4.1.3 Khảo sát mối tương quan giữa mức độ điếc theo tai điếc 42

4.1.4 Khảo sát mối tương quan giữa mức độ điếc theo triệu chứng 42

4.1.4.1 Phân bố mức độ điếc theo triệu chứng ù tai và nghe kém 42

4.1.4.2 Phân bố mức độ điếc theo triệu chÚTig ù tai và ve kêu 43 4.1.4.3 Phân bố mức độ điếc theo triệu chÚTig ù tai và chóng mặt 43

V

Trang 6

4.1.4.4 Phân bố mức độ điếc theo triệu chúng nghe kém và ve

kêu 44

4.1.4.5 Phân bố mức độ điếc theo triệu chứng nghe kém và chóng mặt 44

4.1.4.6 Phân bố mức độ điếc theo triệu chÚTig ve kêu và chóng mặt 45

4.1.5 Khảo sát mối tương quan giữa mức độ điếc theo thời gian nhập viện 46

4.2 Khảo sát mối tương quan giữa các đặc điểm lâm sàng và hình dạng thính lực đồ 47

4.2.1 Khảo sát mối tuông quan giữa giói tính và hình dạng thính lực đồ 47

4.2.2 Khảo sát mối tưong quan giữa tuổi và hình dạng thính lực đồ ” LL 48

4.2.3 Khảo sát mối tương quan giũa triệu chứng lâm sàng và hình dạng thính lực đồ ••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••é* 48 CHƯƠNG IV BÀN LUẬN 50

1 Đặc điểm lâm sàng ỏ’ bệnh nhân điếc đột ngột 50

1.1 Giói tính •••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••••é*** 50 1.2 Thời gian nhập viện 51

1.3 Nhóm tuổi 52

1.4 Triệu chứng lâm sàng 53

1.5 Tai bệnh 54

2 Đặc điểm thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột 54

2.1 Hình dạng thính lực đồ 54

2.2 Mức độ nặng 55

2.3 Phản xạ cơ bàn đạp 56

3 Mối tương quan giữa các đặc điểm lâm sàng và thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột 57

vi

Trang 7

3.1 Phân bố mức độ điếc theo giói tính 57

3.2 Mức độ điếc theo tuổi 57

3.4 Mức độ điếc theo tai điếc 58

3.5 Mức độ điếc theo triệu chứng 58

3.6 Mức độ điếc theo thời gian nhập viện 59

3.6 Đặc điểm phân bố hình dạng thính lực đồ theo tuổi, giói và triệu chứng lâm sàng 60

KÉT LUẬN 61

1 Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu 61

2 Đặc điểm thính học của mẫu nghiên cứu 61

4 Moi tương quan với các nghiên cứu trong nước và ngoài nước 62

KIẾN NGHỊ 63

TÀI LIỆU THAM KHẢO 64

Tài liệu tham khảo trong nước 64

Tài liệu tham khảo trong nước 65

PHỤ LỤC 1 66

PHỤ LỤC 2 67

PHỤ LỤC 3 69

Trang 8

DANH SÁCH HÌNH VẼ

Hình 1 Năm dạng thính lực đồ 14

Hình 2 Nhĩ lượng đồ kicu A 15

Hình 3 Nhĩ lượng đồ kiểu B 16

Hình 4 Nhĩ lượng đồ kiểu c 17

Hình 5 Nhĩ lượng đồ kicu As 18

Hình 6 Nhĩ lượng đồ kiểu Ad 19

Hình 7 Nhĩ lượng đồ kiểu ECV lớn 20

Hình 8 Phán xạ cơ bàn đạp không có 22

Hình 9 Phản xạ cơ bàn đạp có 22

Trang 9

DANH SÁCH BIÊU ĐỎ

Biếu đồ 1 Phân bố bệnh nhân theo giới 32

Biểu đồ 2 Phân bố bệnh nhân theo tuổi 33

Biểu đồ 3 Phân bố bệnh nhân theo địa dư 34

Biểu đồ 4 Phân bố tai bị bệnh 35

Biểu đồ 5 Phân bố triệu chứng lâm sàng triệu chứng lâm sàng 36

Biểu đồ 6 Thời gian nhập viện 37

Biểu đồ 7 Phân bố các dạng thính lực đồ 38

Biểu đồ 8 Phân bố mức độ điếc 39

Biểu đồ 9 Phán xạ cơ bàn đạp 40

Trang 10

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1 Định nghĩa các biến số trong nghiên cứu 28

Bảng 2 Phân bố mức độ điếc theo giói tính 41

Báng 3 Phân bố mức độ điếc theo tuổi 41

Bảng 4 Phân bố mức độ điếc theo tai điếc 42

Bảng 5 Phân bố mức độ điếc theo triệu chứng ù tai và nghe kém 42

Bảng 6 Phân bố mức độ điếc theo triệu chứng ù tai và ve kêu 43

Bảng 7 Phân bố mức độ điếc theo triệu chứng ù tai và chóng mặt 43

Bảng 8 Phân bố mức độ điếc theo triệu chứng nghe kém và ve kêu 44

Bảng 9 Phân bố mức độ điếc theo triệu chứng nghe kém và chóng mặt 44

Bảng 10 Phân bố mức độ nặng theo triệu chứng ve kêu và chóng mặt 45

Bảng 11 Phân bố mức độ nặng theo thời gian nhập viện 46

Bâng 12 Phân bố mức độ nặng theo thời gian nhập viện 46

Bảng 13 Phân bố hình dạng thính lực theo giới tính 47

Bảng 14 Phân bố hình dạng thính lực đồ theo tuối 48

Báng 15 Phân bố hình dạng thính lực đồ theo triệu chứng lâm sàng 49

Bảng 16 Phân bố bệnh nhân theo giới tính trong các nghiên cứu 50

Bảng 17 Phân bố thời gian nhập viện 51

Bảng 18 Phân bố nhóm tuổi 52

Bảng 19 Phân bố triệu chúng lâm sàng 53

Bảng 20 Phân bố tai bệnh 54

Bảng 21 Phân bố hình dạng thính lực đồ 54

Báng 22 Phân bố theo mức độ nặng 55

Bảng 23 Phản xạ co bàn đạp 56

Trang 11

DANH SÁCH THUẬT NGŨ VIẾT TẤT

ABR (Auditory Brain-Stem Response)

CT scan (computerized tomography scan)

ECG (electrocardiogram)

ECV (Ear canal volume)

MEP (Middle Ear Pressure)

MRI (Magnetic resonance imaging)

: Áp lực của ống tai biểu thị tại đỉnh trên nhĩ lượng đồ

: Chụp cộng hưởng từ

: Độ thông thuận tĩnh

: Áp lực của ống tai biểu thị tại đỉnh trên nhĩ lượng đồ

Trang 12

ĐẶT VẮN ĐÈ

Họa sĩ biếm họa Frank Tyger từng nói rằng: “Thính giác là một trong năm giác quan của con người, nhưng lắng nghe là nghệ thuật” Nghe là một trong năm giác quan cùa con người, giúp con người thu nhận các thông tin từ môi trường để có thể sống, thích ứng và hòa nhập được với môi trường, nghe được mới nói được, mới hình thành được ngôn ngữ, và tiếng nói ngôn ngữ lại là công cụ giao tiếp xã hội giữa người với người, là cơ sở đê phát triên tư duy ý thức Tuy nhiên, nêu như chức năng này bị suy giảm, hoặc cụ thế hơn là đột ngột biến mất thì cuộc sống của chúng ta sẽ bị ảnh hường nghiêm trọng Và điếc đột ngột là một tình trạng như vậy Điếc đột ngột là 1 bệnh cấp cứu nội khoa trong Tai Mũi Họng và nguyên nhân trực tiếp hiện nay vẫn chưa rõ ràng

Hiện nay, trên thế giới nói chung và trong nước nói riêng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về điếc đột ngột Các tác giá đã kháo sát đặc điếm lâm sàng, đặc đicm thính học cúa điếc đột ngột cũng như mối tuơng quan giữa hai nhóm đặc điểm này Tiêu biếu là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Minh Hảo Hớn và Nguyễn Thành Lợi với đề tài “Khảo sát điếc đột ngột tại Bệnh viện Tai Mũi Họng từ 01/2005 - 06/2006 Dựa vào 5 dạng thính lực đồ đe tiên lưọng két quá điều trị.”, tác giả đã đưa ra kết luận rằng có mối tương quan giữa đặc điếm lâm sàng và đặc điểm thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột Nghiên cứu của tác giả Đinh Quốc Tín

và Nguyễn Thị Ngọc Dung năm 2010-2012 với đề tài “Khảo sát thính lực đồ trước và sau điều trị nội khoa của bệnh nhân điếc đột ngột” hay đề tài nghiên cứu

“Nationwide epidemiological survey of idiopathic sudden sensorineural hearing loss in Japan 2017” cùa tác giả Ryosuke Kitoh và cộng sự càng giúp chúng tôi củng cố được giả thuyết ràng nghiên cứu về đặc diem lâm sàng, đặc diem thính học của điếc đột ngột cũng như mối tương quan giữa hai nhóm đặc điểm này là có

Trang 13

CÂU HỎI NGHIÊN cúu

Đặc điêm lâm sàng và thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột đến khám ở Bệnh viện Tai Mũi Họng Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

GIẢ THUYẾT NGHIÊN cứu

Đặc điêm lâm sàng và thính học có sự khác biệt so với các nghiên cứu trước

Có mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng và đặc điểm thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột

MỤC TIÊU NGHIÊN cút

Mục tiêu tổng quát

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và thính học ở bệnh nhân điếc đột ngột

Mục tiêu cụ the

1 Khảo sát đặc điêm lâm sàng ở bệnh nhân điếc đột ngột

2 Khảo sát các đặc điêm thính học ớ bệnh nhân điếc đột ngột

3 Xác định mối tương quan giữa các đặc điem lâm sàng và thính học ớ bệnh nhân điếc đột ngột

Trang 14

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Điếc đột ngột

1.1 Định nghĩa

Điếc đột ngột thường được hiểu là một bệnh cảnh điếc dẫn truyền giác quan xảy ra một cách đột ngột trên những bệnh nhân không có tiền sử suy giảm sức nghe Điếc đột ngột là một cấp cứu tai mũi họng Định nghĩa được hầu hết các tác giả đồng ý là sức nghe mất 30dB hoặc hơn, ở ít nhất ba tần số kế tiếp nhau, xảy ra trong vòng ba ngày hoặc ngắn hơn Tiến triển đôi khi có thể trở lại bình thường hoặc gần bình thường, nhưng hầu hết là điếc không hồi phục nếu không được điều trị kịp thời.111

1.2 Nguyên nhân

Một số nguyên nhân hay các yếu tố thuận lợi như: đái tháo đường, bệnh tim mạch, nghiện rượu, tình trạng mệt mỏi, stress, mang thai Một số nguyên nhân được biết đến là:

- Nguyên nhân do siêu vi: virus gây quai bị, zona, sởi, cúm Tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên cấp tính, có đến 25% người bệnh có thế bị điếc đột ngột, nguyên nhân có thể là do viêm nhiễm mê nhĩ - nội dịch do virus

- Do tiếng ồn: điếc gây ra do tiếp xúc với tiếng ồn trong một thời gian dài thì diễn ra từ từ, bệnh nhân khó nhận biết, bệnh nhân sẽ nghe kém dần dần Điếc đột ngột do tiếng ồn là điếc xảy ra ngay lập tức sau khi nghe tiếng ồn, một âm thanh quá to trong một khoảnh khắc hoặc một khoảng thời gian nhất định Sự thay đổi áp lực đột ngột có thể gây rách màng Reissner và gây ra điếc tức thì

4

Trang 15

Nghiên cứu bệnh học mô xương thái dương của những bệnh nhân điếc đột ngột cho thấy tổn thương trong ốc tai phù hợp với những tổn thương do virus: mất tế bào lông và tế bào nâng đỡ, teo màng mái, teo vân mạch, tiêu hủy sợi trục thần kinh đã được quan sát thấy Những mẫu này thì tương tự với những tốn thương đã được ghi nhận qua y văn trong nhũng trường hợp điếc đột ngột thứ phát sau quai bị, sởi, cúm, và nhiễm virus có thể được xem như là một nguyên nhân của điếc đột ngột.

Virus có thê xâm nhập vào nội dịch tai trong bằng đường máu, đường màng não và trực tiếp vào nội dịch

Bât kê nguyên nhân là virus nào thì tôn thưong trong mê đạo đêu là giông nhau.121

1.3.2 Cơ chế tổn thương mạch máu mê đạo

Chi tiết giải phẫu quan trọng là động mạch nuôi mê nhĩ tức động mạch tai trong là nhánh tận của động mạch tiêu não trước dưới, không có tuân hoàn nôi

Do đó khi bị tắc nghẽn thì không có động mạch nào khác bù trợ và sẽ gây tình trạng thiếu máu nuôi cơ quan Corti

Hiện tượng tắc nghẽn động mạch tai trong thường do co thắt dưới ảnh hưởng của tâm lý: sợ sệt, mệt mỏi, chấn thương tâm lý, đồng thời cũng có thề do tắc nghẽn trong lòng mạch do xơ vữa mạch máu, huyết khối,

Tốn thương mô học trong ốc tai gồm sự phồng lên và tôn thương cấu trúc của các sợi nhánh thần kinh, sự thay đổi của ti lạp thể và tế bào cấu trúc, sự tách biệt của các tế bào lông ra khởi màng mái, phù nề nội mô, sự khép kín lại của nội động mạch chức năng do phù nề với sự tắc nghẽn vi tuần hoàn, do đó

Trang 16

việc cung cấp oxy giúp cải thiện quá trình lành bệnh được xem là chìa khóa giải quyết rối loạn chức năng tai trong.[2]

1.3.3 Co’ chế do võ’ màng trong ốc tai

Màng trong ốc tai là màng mỏng ngăn cách giữa tai trong và tai giữa, trong

ốc tai màng này ngăn cách khoang nội dịch và khoang ngoại dịch Vỡ một hoặc

cả hai màng, về lý thuyết sẽ gây ra điếc

Dò nước ngoại dịch vào tai giữa qua cửa sổ tròn hoặc cửa sổ bầu dục đã được chứng minh gây ra nghe kém, vỡ màng trong ốc tai sẽ trộn lẫn nước nội dịch và ngoại dịch, dẫn đến thay đổi điện thế ốc tai

Vỡ màng trong ốc tai xảy ra do thay đổi áp lực đột ngột, hoạt động quá sức, chấn thương và khi đó bệnh nhân có thể nghe một tiếng nổ lớn trong tai bị bệnh và điếc đột ngột xảy ra có thể kèm theo chóng mặt Lý thuyết về vỡ màng trong ốc tai được ủng hộ bởi Simmons 1968, Goodhill 1979 và đã được chứng minh bằng mô học bởi Gussen 1981.121

1.3.4 Cơ chế do nguyên nhân bệnh miễn dịch

Bệnh tai trong thông qua miễn dịch, khái niệm này được đề cập đến từ 1979 bởi Mc Cabe

Sự kết họp của nghe kém trong hội chứng Cogan, Lupus ban đỏ hệ thống

và những rối loạn khớp tự miễn khác đã được ghi nhận Nhằm mục đích xác định nguyên nhân điếc đột ngột liên quan đến bệnh miễn dịch, Mc Cabe đề nghị chẩn đoán bệnh miễn dịch tai trong ở bệnh nhân điếc đột ngột khi test ức chế tế bào lympho dương tính và thính lực của bệnh nhân có cải thiện với corticoid liều cao

7

Trang 17

Bản chất của test này là phản ứng kháng nguyên - kháng thể: huyết thanh của bệnh nhân có phản ứng với kháng nguyên có nguồn gốc từ mê đạo màng của bệnh nhân bị u thần kinh thính giác đã được phẫu thuật cắt bỏ, trong khi với người bình thường thì phản ứng không xảy ra.

Nghiên cứu bệnh học xương thái dương của bệnh nhân trong hội chứng Cogan có biểu hiện của hiện tượng viêm mãn tính gồm: sự thâm nhập nhiều lympho bào và tương bào trong dây chằng xoắn, hiện tượng sũng nước nội dịch, sự thoái hóa cơ quan Corti, sự mất myelin và teo đi của nhánh thần kinh

ốc tai, kèm theo có hiện tượng viêm tắc động mạch thái dương.[2]

1.3.5 Cơ chế do khối u tân sinh

u dây thần kinh VIII chiếm đa số trong các loại u ở góc cầu tiểu não, bản chất là u bao Schwann của dây thần kinh, về mặt tế bào học, đây là một loại u lành tính, nhưng nó hay dính và chèn ép các tổ chức thần kinh và mạch máu gây nhiều khó khăn trong phẫu thuật, u thường xuất phát ở ống tai trong và tiến về phía hố cầu tiếu não tức khoảng cách giữa mặt sau xương đá và hành não, tiểu não Do đó khối u sẽ làm giãn ống tai trong, kéo dài dây thần kinh số

V, số VII, chèn ép hành não, cầu não, tiểu não, làm tắc đường lưu thông của dịch não tủy trong não thất IV và cống Sylvius

Theo Michele M Carr thì có 1 - 2% bệnh nhân điếc đột ngột có u ở ống tai trong hoặc ở góc cầu tiểu não Ngược lại có 3 - 12% bệnh nhân u dây VIII có biểu hiện của điếc đột ngột

Kích thước của khối u có thể từ vài mm đến vài cm đường kính Khối u phát triển chậm, có thể nhân đôi trong vòng 6 tháng đến một năm

8

Trang 18

Đo nhĩ lượng đồ: loại trừ bệnh lý tai giữa.

X-quang: chụp CT-Scanner, MRI tìm các bệnh lý cùa xương chũm, các khối

u dây VIII, u dây VII, u góc cầu tiểu não

Các thăm khám tống thế: mạch, huyết áp, mắt, chuyên khoa tim mạch, nội tiết, các xét nghiệm cholesterol, lipid toàn phần, nghiên cứu về đông máu [l]

1.6 Phác đồ điều trị

- Điều trị: tùy theo nguyên nhân Trước hết phải xác định vị trí tốn thương là

ốc tai hay sau ốc tai bằng cách đo ABR, chụp MRỈ Điều trị theo nguyên nhân:

+ Nguyên nhân co thắt mạch máu

+ Nguyên nhân tăng áp lực nội dịch tai trong

+ Nguyên nhân dò dịch mê đạo

- Phác đồ điều trị: điếc đột ngột ở người trướng thành, chưa rõ nguyên nhân (không có tiền sử cao huyết áp, đái tháo đường, u dây thần kinh ), điều trị từ 7-10 ngày

Nhóm chống co thắt vi mạch: piracetam truyền tĩnh mạch:

Piracetam 1 g X 3 - 4 ống

Ringer lactate hoặc Glucose 5% 500ml truyền tĩnh mạch chậm 40 giọt/phút

Thuốc tăng cường tuần hoàn não: Tanakan

Nhóm corticoid: Solumedrol 40mg X 1 lọ tiêm tĩnh mạch

Nhóm chống dị ứng, kháng histamine:

Trang 19

Betaserc 24mg X 2 viên uống sáng/chiều.

Telfast 180mg X 1 viên uống sau ăn

Vitamin nhóm B: Vitamin 3B X 2 viên uống sáng, chiều

Kháng sinh và thuốc chống viêm nếu cần

Hạn chế vận động

1.7 Diễn tiến điếc đột ngột

Người bệnh thường phát hiện ra tình trạng này vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy Triệu chứng đầu tiên là ù một bên tai rồi nhanh chóng dẫn đến nghe kém, đến khoảng trua thì điếc hẳn và có thể điếc đặc

Một số lớn trường hợp điếc đột ngột có thể chữa khỏi được, trong số này người ta nhận thấy điều trị có nhiều khả năng hữu hiệu nếu:

- Điều trị sớm

- Không chóng mặt

- Điếc vừa phải ở tần số thấp.[1]

1.8 Tiên lượng điếc đột ngột

Tiên lượng phụ thuộc các yếu tố sau:

- Bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị sớm (dưới 7 ngày) nhiều khả năng hồi phục hoàn toàn

- Bệnh nhân kèm theo các bệnh lý nội khoa kết hợp như cao huyết áp, đái tháo đường , việc kiếm soát tốt các bệnh lý này có vai trò rất quan trọng Bệnh

11

Trang 20

- Thính lực đồ dạng ngang (Dạng B): biểu đồ thính lực có dạng hình chữ V, giảm nhiều hơn ở các tần số trung bình, giảm ít ở các tần số trầm và tần số cao Người bệnh nghe kém hơn ở các âm có tần số trung bình.

- Thính lực đồ dạng đi xuống (Dạng C): biểu đồ thính lực có dạng đi xuống, giảm nhiều ở các tần số cao, giảm ít ở các tần số trầm Do tôn thương các tế bào vùng đáy nhiều hơn so với vùng đỉnh Người bệnh nghe tốt hơn ớ các âm trầm

Trang 24

- Không có đỉnh/dạng tròn hoặc đường phăng.

- MEP hoặc sc không đo được hoặc giám

- ECV lớn hơn 2.5cm3

4 Đo phản xạ cơ bàn đạp

Phản xạ cơ bàn đạp là phán xạ co các cơ tai giữa do kích thích âm Nghiệm pháp này có thế có ích đổ kiêm tra một vài dạng nghe kém đặc biệt trong trường họp nghi ngờ kết quả đo thính lực, đôi khi cũng cho thấy bệnh lý hệ thần kinh trung ương

Ngưỡng phán xạ cơ bàn đạp là 70 - lOOdB tùy vào từng người, với giá trị trung bình là 80 - 85dB trên ngưỡng nghe ở từng tần số

Khi có phản xạ cơ bàn đạp ta có thể kết luận bệnh nhân không có nghe kém nặng nghĩa là ngưỡng nghe dưới 50dB Khi không có phán xạ cơ bàn đạp ta

Trang 25

không thể kết luận là bệnh nhân nghe kém nặng vì có rất nhiều yếu tố tham gia vào cung phản xạ này, lúc này ứng dụng lâm sàng của phản xạ cơ bàn đạp bị hạn chế/11

Phản xạ cơ hàn đạp và ứng dụng

Những bệnh lý phản xạ CO' bàn đạp giảm:

- Bệnh lý màng nhĩ: xốp xơ tai, dày màng nhĩ

- Bệnh tai giữa: viêm tai giữa xuất tiết, cứng khớp, liệt nhánh bàn đạp thần kinh VTT

- Tăng trớ kháng làm giảm phản xạ cơ bàn đạp

- Những bệnh lý phản xạ cơ bàn đạp dương tính

- Loại trừ tình trạng tai điếc đặc

- Xác định nghe bình thường hoặc nghe kém

- Loại trừ bệnh lý tai giữa nặng (giúp giái thích rõ hơn những điểm chưa sáng

tỏ khi đọc nhĩ lượng)

Đọc kết quả đo phản xạ cơ bàn đạp

- Không có phản xạ (âm tính)

- Biêu đồ ngang, bằng hay thấp hơn trục hoành ở các tần số

- Giá trị V của nhĩ lượng trong giới hạn bình thường

Trang 26

Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu và tiến cứu mô tả hàng loạt trên 215 bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu được quan tâm: trong 215 bệnh nhân được khảo sát,

thính lực đồ dạng A: 21%, dạng B: 16.4%, dạng C: 53.4%, dạng D: 3.1%, dạng E: 6.1% Mức độ nghe kém nhẹ: 7.6%, trung bình: 18.7%, trung bình nặng: 19.9%, nặng: 28.2%, điếc đặc: 25.6% Bệnh nhân nhập viện hầu hết các lứa tuổi, thấp nhất 16 tuổi, cao nhất 79 tuổi Tuy nhiên, bệnh nhân dưới 60 tuổi chiếm đa số

6.2 Nguyễn Văn Hải, Phạm Ngọc Chất - Khảo sát vai trò của phản xạ cơ bàn đạp trong bệnh lý điếc đột ngột 2014l7J

Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca, thực nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng không nhóm chứng trên 231/277 tai tại bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh Từ tháng 06 năm 2012 đến tháng

05 năm 2013

Kết quả nghiên cứu: mối tương quan giữa phản xạ cơ bàn đạp và thính lực

đồ với số liệu thống kê qua các mẫu cho thấy thính lực đường khí lúc nhập viện

và sau 10 ngày điều trị (mức độ cải thiện) của 2 nhóm phản xạ cơ bàn đạp âm

và dương: phản xạ cơ bàn đạp âm 106 tai; thu hồi trung bình là 11.57dB Phản

xạ cơ bàn đạp dương: 171 tai; thu hồi trung binh là 16.43dB

6.3 Nguyễn Minh Hảo Hớn, Nguyễn Thành Lợi - Khảo sát điếc đột ngột tại bệnh viện tai mũi họng từ 01/2005 - 06/2006 Dựa vào 5 dạng thính lực đồ để tiên lưọng kết quả điều trịt5]

Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu và tiền cứu trên 692 bệnh nhân

24

Trang 27

CHƯƠNG II ĐỐI TƯ ỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cửu

1 Thiết kế nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu mô tả hàng loạt ca bệnh

2 Đối tuong nghiên cún

- Dice tiep nhận một hay hai tai

- Điếc xảy ra trong 3 ngày hoặc ngắn hơn

- Mất ít nhất 30 dB ớ 3 tần số liên tục

- Dạng điếc tiếp nhận trên thính lực đồ đơn âm trong ngưỡng

Tiêu chí loại mẫu:

- Bệnh nhân từ chối hợp tác

- Có tiền sử giảm thính lực trước đây

Phuong tiện nghiên cún

- Máy đo thính lực và nhĩ lượng đồ

3 Thu thập dữ kiện

- Phương pháp thu thập dữ kiện: hỏi bệnh, đo thính lực, nhĩ lượng đồ, phản

xạ cơ bàn đạp trong quá trình bệnh

Trang 28

- Công cụ thu thập dữ kiện: bộ câu hỏi phỏng vấn, thính lực đồ, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp.

Các dữ kiện thu thập từ mẫu nghiên củu gồm:

- Tuổi

- Giới tính

- Địa chỉ

- Triệu chứng: ù tai, nghe kém, ve kêu, chóng mặt

- Kết quả xét nghiệm: đo thính lực, nhĩ lượng đồ, phản xạ cơ bàn đạp

5 Các biến số nghiên cứu

Bảng 1 Định nghĩa các biến sổ trong nghiên cứu

Lâm sàng Thời gian nhập viện

- Là biến định lượng Thời gian từ lúc có triệu chứng đầu tiên đến lúc nhập viện

- Biến độc lập

28

Trang 29

- Biến phụ thuộc.

Nhĩ lượng đồ

- Biến danh định với 5 giá trị: dạng

A, dạng As, dạng Ad, dạng B và dạng c

Trang 30

CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Trong thời gian từ 10/2017 đến 04/2018 chúng tôi ghi nhận được 272 bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu

1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cún

1.1 Giói

GIỚI TÍNH

Nữ 53%

Biểu đồ ỉ: Phân bố bệnh nhân theo giới

Trang 31

Tỷ lệ nam: 47.0% (128/272) nhiều hơn tỷ lệ nữ: 53.0% (144/272).

Trong nghiên cứu này, chúng ghi nhận nhóm tuối thường gặp nhất là 40 -

49 tuổi, chiếm tỉ lệ 27.5% Theo sau đó là nhóm tuổi từ 50 - 59 tuổi (chiếm tỷ

lệ 25.4%) Sự khác biệt theo chúng tôi ghi nhận là có ý nghĩa thống kê (p < 0.05) Các nhóm tuôi khác chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều là: nhóm tuồi dưới 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 15.8%), nhóm tuồi từ 30 - 39 tuổi (chiếm tỷ lệ 12.9%), nhóm tuổi

từ 60 - 69 tuổi (chiếm tỷ lệ 11.0%), nhóm tuôi trên 69 tuôi (chiếm tỉ lệ 7.4%).

Trang 32

Tý lệ bệnh có xu hướng tăng rõ rệt ớ nhóm tuôi sau 39 và giảm dần sau 59 tuổi.

Trang 33

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỷ lệ điếc một tai và điếc hai tai lần lượt

là 77.2% và 22.8% Bệnh nhân bị điếc một tai trái ít hơn một ít so với điếc một tai phải Tỷ lệ bệnh nhân điếc hai tai chiếm tỷ lệ xấp xỉ 1/4 tong số bệnh nhân đen khám tại bệnh viện Tai Mũi Họng Chúng tôi ghi nhận sự khác biệt này là

có ý nghĩa thống kê p < 0.05.

Trang 34

36

Trang 35

2.3 Thòi gian nhập viện

THỜI GIAN NHẬP VIỆN

Biểu đồ 6: Thời gian nhập viện

Trang 36

3 Đặc điểm thính học ò' bệnh nhân điếc đột ngột

Trang 37

3.3 Phản xạ CO’ bàn đạp

PHẢN XẠ Cơ BÀN ĐẠP

Biểu đồ 9: Phàn xạ cơ hàn đạp.

Nhận xét:

Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tí lệ bệnh nhân có phán xạ cơ bàn đạp

âm tinh chiếm tỉ lệ lớn hơn có ý nghĩa thống kê p < 0.05 số bệnh nhân có phán xạ cơ bàn đạp dương tính chỉ chiếm 41.0% tông số bệnh nhân

4 Khảo sát mối tương quan giữa các đặc điếm lâm sàng và thính học ỏ' bệnh nhân điếc đột ngột

4.1 Khảo sát mối tương quan giữa các đặc điếm lâm sàng và mức độ điếc

4.1.1 Khảo sát mối tương quan giữa mức độ điếc theo giói tính

Ngày đăng: 10/04/2024, 17:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN