1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài thảo luận học phần đánh giá thực hiện công việc

70 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Ngoài ra, Techcombank cũng đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, chứng minh sự đánh giá cao từ cộng đồng và ngành công nghiệp.Về lịch sử hình thà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA QU N TR NHÂN L C ẢỊỰ

Giảng viên: L i Quang Huy ạLớp học phần: 232_HRGM0811_01

Hà Nội, 2024

Trang 2

1

DANH SÁCH, BẢNG ĐIỂM THÀNH VIÊN Nhóm 8 232_HRGM0811_01

Điểm nhóm: 8.8đ

Nhóm trưởng: Lê Thị Khánh Nhung

71 21D210237 Phạm Thị Phương Ngân Giới thiệu doanh nghi p,ệ Word

8.8

72 21D210290 Phạm Thúy Ngân Thuy t trình ế 8.9 73 21D210185 Đỗ Th Minh Ngọc ị Nội dung II 9.0 74 21D210238 Lương Thị Bích Ngọc Nội dung IV 8.5 75 21D210239 Nguy n Th ễ ị Thủy Nguyên PPT 8.8 76 21D210134 Lê Thị Y n Nhi ế Nội dung III 8.9 77 21D210187 Nguy n Lê Y n Nhi ễ ế Nội dung IV 8.5 78 21D210188 Lê Thị Khánh Nhung Nội dung II,

Thuy t trình ế 8.9

79 21D210294 Nguy n Th H ng Nhung ễ ị ồ Nội dung III 8.9 80 21D210347 Nguy n Trang Nhung ễ Nội dung I 8.8

Trang 3

*Giới thiệu Techcombank 4

1.1 Thực trạng quy chế đánh giá thực hiện công việc của Techcombank 10

1.2 Đánh giá về quy chế đánh giá thực hiện công việc của FPT 13

1.3 Giải pháp 24

II LIÊN HỆ THỰC T TIÊU CHUẾẨN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI FPT 26

*Giới thiệu FPT 26

2.1 Thực trạng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của FPT 28

2.2 Đánh giá về quy trình và tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của FPT 36

III LIÊN HỆ THỰC T Ế PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỰC HI N CÔNG VIỆỆC TẠI FPT 38

3.1 Hệ thống đánh giá thực hiện công việc 38

3.2 Các phương pháp đánh giá thực hiện công việc 38

3.3 Các căn cứ lựa chọn phương pháp đánh giá thực hiện công việc 42

3.4 Đánh giá phương pháp đánh giá thực hiện công việc tại FPT 43

IV LIÊN H Ệ THỰC TI N CÔNG TÁC TRUY N THÔNG VÀ PH NG VỄỀỎẤN ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI FPT 46

4.1 Truyền thông đánh giá thực hiện công việc 46

4.2 Phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc 58

Trang 4

3

LỜI MỞ ĐẦU

Thế giới đang chứng kiến những thay đổi to lớn về kinh tế, xã hội và công nghệ Nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, đòi hỏi nguồn nhân lực phải có năng lực và trình độ chuyên môn cao Do vậy, công tác đánh giá thực hiện công việc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và năng suất làm việc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp.

Trong đó, quy chế đánh giá thực hiện công việc chỉ ra các quy trình và quy định liên quan, xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng bên tham gia Các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành, chất lượng công việc và đạt được các yêu cầu công việc giúp định rõ những kỹ năng, hiệu suất và đóng góp cần thiết trong công việc Phương pháp đánh giá thực hiện công việc giúp thu thập thông tin và đánh giá hiệu quả công việc, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong quá trình đánh giá Công tác truyền thông và phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc cung cấp kênh giao tiếp và tương tác với các cá nhân liên quan Qua việc truyền tải thông tin và tiến hành phỏng vấn, ta có thể thu thập được các thông tin cần thiết về quá trình làm việc, kỹ năng và thành tích của mỗi nhân viên.

Những yếu tố trên đóng góp vào việc xác định mức độ hoàn thành và chất lượng công việc một cách công bằng và hiệu quả, tạo nên một hệ thống đánh giá toàn diện, đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý và phát triển công việc Với tầm quan trọng của 4 đối tượng trên, Nhóm 8 quyết định nghiên cứu các đề tài sau:

1 Liên hệ thực tiễn quy chế đánh giá thực hiện công việc tại Techcombank 2 Liên hệ thực tiễn tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của FPT 3 Liên hệ thực tiễn phương pháp đánh giá thực hiện công việc tại FPT.

4 Liên hệ thực tiễn công tác truyền thông và phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc tại FPT

Qua việc nghiên cứu này, Nhóm 8 mong muốn tăng sự hiểu biết về quy chế và tiêu chuẩn trong đánh giá thực hiện công việc cùng với các phương pháp đồng thời đóng góp những hiểu biết về công tác truyền thông và phỏng vấn đánh giá thực hiện công việc trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra những đề xuất nhằm phát triển và nâng cao chất lượng công việc tại hai doanh nghiệp Techcombank và FPT.

Trang 5

4

I LIÊN HỆ THỰC TẾ QUY CHẾ ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG

VIỆC TẠI TECHCOMBANK *Giới thiệu Techcombank

a Lịch sử hình thành và phát triển

Trong những năm gần đây, Ngân hàng Techcombank không ngừng phát triển lớn mạnh và là một trong những ngân hàng cổ phần có chất lượng dịch vụ tốt, đa dạng, giành được nhiều sự tin yêu của khách hàng cũng như các nhà đầu tư Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (sau đây sẽ gọi tắt là Techcombank) được thành lập theo quyết định số 0040/NH-GP ngày 6/8/1993 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp có thời hạn 20 năm kể từ ngày cấp Thời hạn hoạt động được gia hạn lên 99 năm theo quy định số 330/QĐ-NH5 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 8 tháng 10 năm 1997.

Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỲ THƯƠNG VIỆT NAM

Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh: Vietnam Technological and Commercial Joint stock Bank

Tên viết tắt Tiếng Việt Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam Tên viết tắt Tiếng Anh: Techcombank

Chủ tịch Hội đồng Quản trị: ông Hồ Hùng Anh Tổng giám đốc: ông Nguyễn Đức Vinh

Hội sở chính: 70 72 Bà Triệu, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội -Điện thoại: (84-4)39.446.368

Fax: (84-4)39.446.362 Tex: 411349 HSCTCB

Website: www.techcombank.com.vn

Techcombank là một ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam, với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc Hiện tại, Techcombank đã có hơn 500 chi nhánh và phòng giao dịch trên 63 tỉnh thành Điều này cho thấy sự mở rộng và phát triển không ngừng của ngân hàng, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho khách hàng.

Trang 6

5 Techcombank đứng đầu trong việc ứng dụng công nghệ trong ngành ngân hàng, đặc biệt là các giải pháp và ứng dụng mới như Trí tuệ nhân tạo (AI), Dữ liệu lớn (Big Data), Blockchain và nhiều công nghệ tiên tiến khác Điều này cho phép Techcombank cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch, thanh toán, đầu tư và tiết kiệm Ứng dụng di động của Techcombank, Techcombank Mobile Banking, nổi bật với tính tiện lợi, dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng vượt trội, mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Techcombank có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tận tâm và được đào tạo bài bản Hiện tại, ngân hàng có hơn 15.000 nhân viên, và Techcombank luôn chú trọng vào việc phát triển và tạo môi trường làm việc năng động và sáng tạo cho đội ngũ của mình.

Về khách hàng, Techcombank có hơn 10 triệu khách hàng cá nhân và hơn 150.000

khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng cam kết mang đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Điều này đã đóng góp vào thành tựu của Techcombank, khi ngân hàng được xếp trong top 10 ngân hàng lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản và top 500 ngân hàng lớn nhất thế giới theo The Banker Ngoài ra, Techcombank cũng đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, chứng minh sự đánh giá cao từ cộng đồng và ngành công nghiệp.

Về lịch sử hình thành và phát triển:

Ngày 27 tháng 9 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương ViệtNam (Techcombank) được thành lập tại 24 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội bởi mộtnhóm các trí thức làm việc tại Châu Âu và Liên Xô.

Chỉ một năm sau, ngân hàng mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và tăng vốn điều lệ lên 51,5 tỷ đồng.

Năm 1996, Techcombank thành lập Chi nhánh Techcombank Thăng Longcùng Phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội, sau đó là Phòng giao dịch Thắng Lợi trực thuộc Techcombank tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Năm 1998, Trụ sở chính được chuyển sang Toà nhà Techcombank, 15 ĐàoDuy Từ, Hà Nội Cũng trong năm này, họ mở chi nhánh đầu tiên của mình tại thànhphố Đà Nẵng.

Trang 7

6 Cuối năm 2003, Techcombank cùng Vietcombank phối hợp trở hành đơn vịđầu tiên của Việt Nam phát hành F@stAccess-Connect 24.

Cuối năm 2005, ngân hàng đã có vốn điều lệ lên tới 555 tỷ đồng, mở thêm được hàng loạt chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh thành phố như Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nha Trang, Vũng Tàu, cùng nhiều chi nhánh mới tại 3 thành phố

trung ương.

Năm 2006, thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa được ra mắt.

Năm 2007, Kỹ Thương Việt Nam trở thành ngân hàng ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng thương mại cổ phần với gần 130 chinhánh và phòng giao dịch.

Năm 2008, họ ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit.

Năm 2012, phát hành thẻ đồng thương hiệu Techcombank - Vietnam Airlines Visa Năm 2018, Techcombank được niêm yết trên sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (mã HOSE: TCB).

Năm 2020, “Thương hiệu ngân hàng ấn tượng nhất 2020” và “Ngân hàng có sức khỏe thương hiệu tốt nhất” từ MiBrand đối tác trong nước của Brand Finance.-

Năm 2021, Ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam gia nhập “câu lạc bộ” tỷ đô với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 23,2 ngàn tỷ đồng.

Năm 2022, Ngân hàng duy nhất ở Việt Nam được vinh danh bởi SAP tại The Best Run Awards cho khu vực Đông Nam Á, “The Most Transformation – The Game Changer” – nhờ hành trình chuyển đổi số ấn tượng.

b Các lĩnh vực kinh doanh

Huy động tiền gửi dân cư và các tổ chức kinh tế: Bao gồm các sản phẩm huy động vốn như tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn cố định, tiền gửi theo kỳ hạn thực gửi.

Cung ứng tín dụng cho nền kinh tế bao gồm các sản phẩm tín dụng: Tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Tín dụng đồng tài trợ Ủy thác đầu tư Tín dụng chiết khấu, cầm cố Tín dụng hỗ trợ xuất, nhập khẩu Tín dụng tiêu dùng.

Các hoạt động dịch vụ Ngân hàng khác:

Trang 8

7 Dịch vụ thanh toán trong nước: Tiền mặt, chuyển khoản, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thương phiếu,… dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán thẻ, dịch vụ ngân quỹ và trả lương.

Dịch vụ thanh toán quốc tế: Các dịch vụ tín dụng như thanh toán xuất nhậpkhẩu, thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu, chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá (ngoại tệ).

Dịch vụ ngoại hối: Mua bán ngoại tệ, kỳ hạn, hoán đổi, chuyển tiền (ngoại tệ)trong và ngoài nước, đại lý chi trả kiều hối, chuyển thu ngân ngoại tệ.

Dịch vụ bảo lãnh: Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh phát hành chứng từ có giá.

Dịch vụ tư vấn đầu tư: Tư vấn thẩm định và phân tích các dự án đầu tư, tư vấn quản lý tài chính doanh nghiệp, tư vấn phát hành chứng từ có giá, tư vấn quản lý danh mục đầu tư tài chính.

Ngoài ra, còn một số dịch vụ theo quy định của Pháp luật và Ngân hàng của Nhà Nước.

c Sơ đồ tổ chức bộ máy

Trang 9

8

Về hội đồng quản trị (HĐQT) (nhiệm kỳ 2019 - 2024):

Ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT Techcombank từ tháng 05/2008 đến nay Ông bắt đầu tham gia quản trị Ngân hàng từ năm 2004 và trước đó đã có kinh nghiệm quản trị nhiều năm tại các tổ chức lớn, trong đó có tập đoàn Masan.

Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang là Phó Chủ tịch thứ nhất HĐQT Techcombank từ tháng 4/2016 đến nay Trước đó, ông đóng vai trò thành viên HĐQT Techcombank từ tháng 5/2014 đến tháng 3/2016 và Phó Chủ tịch thứ nhất từ tháng 5/2008 đến tháng 4/2014 Trước khi tham gia HĐQT, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Quang đã có hơn 20 năm kinh nghiệm điều hành và quản trị ở nhiều vị trí quản lý khác nhau tại Techcombank từ năm 1995, cũng như với tư cách thành viên HĐQT tại Tập đoàn Masan

Ông Nguyễn Cảnh Sơn tham gia HĐQT Techcombank từ tháng 5/2008 và là Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank từ tháng 4/2009 tới nay Ông Nguyễn Cảnh Sơn có hơn 20 năm kinh nghiệm tại các vị trí thành viên HĐQT và Chủ tịch HĐQT tại các tổ chức lớn như Công ty Cổ phần Eurowindow Holding và Công ty Cổ phần Đầu tư T&M Việt Nam.

Trang 10

9 Ông Nguyễn Thiều Quang tham gia HĐQT từ năm 2000 và là Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank từ tháng 5/2008 tới nay Ông Nguyễn Thiều Quang có nhiều năm kinh nghiệm điều hành và từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại các tổ chức lớn như tập đoàn Masan, Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam - Vinaconex và Công ty Cổ phần Môi trường và Xây dựng Sài Gòn - Senco.

Ông Hồ Anh Ngọc là Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank từ tháng 4/2021 đến nay Trước khi tham gia HĐQT Techcombank, ông Hồ Anh Ngọc đã có hơn 14 năm kinh nghiệm làm việc tại Techcombank và đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại Techcombank và Công ty con của Techcombank Đồng thời, có kinh nghiệm tham gia quản lý, quản trị tại một số doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần One Mount Group, Công ty Cổ phần One Mount Real Estate, Công ty Cổ phần One Mount Distribution và Công ty cổ phần One Mount Consumer.

Ông Lee Boon Huat là thành viên độc lập của HĐQT Techcombank tháng 12/2012 đến tháng 4/2014 và là Thành viên HĐQT từ tháng 5/2014 đến nay Trước khi gia nhập Techcombank, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý tại các tổ chức tài chính lớn: Ủy ban tiền tệ Singapore, Ngân hàng HSBC, Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada, Ngân hàng Hóa học và Ngân hàng Standard Chartered

Ông Saurabh Narayan Agarwal là thành viên HĐQT Techcombank từ tháng 4/2019 đến nay Trước khi gia nhập Techcombank, ông từng đảm nhiệm vị trí quản lý tại các tổ chức tài chính lớn như: Chuyên gia phân tích cao cấp, Giám đốc Công ty McKinsey, New Delhi, Ấn Độ và New Jersey, Hoa Kỳ và Giám đốc Warburg Pincus New York, Hoa Kỳ và Singapore.

Ông Nguyễn Nhân Nghĩa là thành viên HĐQT độc lập Techcombank từ tháng 4/2019 đến nay Trước khi gia nhập Techcombank, ông từng đảm nhiệm vị trí quản lý tại các tổ chức tài chính và ngân hàng như: Phó Trưởng phòng, Trưởng phòng Dự án Tài chính Nông thôn thuộc Ban Quản lý Dự án Tín dụng Quốc tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Phó Giám đốc - Sở giao dịch 3, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Phó Tổng Giám đốc/Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh Quản lý Đầu tư BIDV (Vietnam Partners).

Trang 11

10 Ông Nguyễn Tuấn Minh gia nhập Techcombank từ tháng 5/2013 và có hơn 9 năm làm việc tại Techcombank với nhiều vị trí khác nhau như: Giám đốc Pháp chế, Giám đốc Khối Tuân thủ, Kiểm soát Rủi ro Hoạt động và Pháp chế, Giám đốc Cố vấn Pháp lý thuộc Khối Quản trị Ngân hàng Trước đó, ông đã có hơn 20 năm làm chuyên gia tư vấn luật, luật sư hành nghề, luật sư nội bộ và làm quản lý cấp cao tại các công ty tư vấn của Việt Nam, các chi nhánh hãng luật quốc tế ở Việt Nam, ngân hàng thương mại và công ty chứng khoán ở Việt Nam Ông Nguyễn Tuấn Minh được bổ nhiệm và đảm nhận vị trí người Phụ trách Quản trị Ngân hàng từ ngày 11/2019.

1.1 Thực trạng quy chế đánh giá thực hiện công việc của Techcombank*Mục đích quy trình đánh giá thực hiện công việc

Mục đích việc xây dựng quy trình đánh giá thực công việc Techcombank nhằm quy định thống việc lập kế hoạch công tác, phê duyệt kế hoạch và đánh giá kết thực kế hoạch của các cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống ngân hàng Techcombank: bao gồm hội sở, sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, công ty thành viên Theo quy định chung thì việc đánh giá nhân sự tại Techcombank tổ chức 02 lần/năm vào cuối quý 2 và quý 4 hàng năm.

*Phạm vi áp dụng

Quy định việc đánh giá, xếp loại, tiêu chuẩn khen thưởng, mức tiền thưởng về công tác thực hiện công việc trong hoạt động của các đơn vị/bộ phận thuộc Ngân hàng Techcombank

*Sơ đồ quy trình: Sơ đồ các bước triển khai

Lập và phê duyệt kế hoạch công tác →Đánh giá thực hiện kế hoạch giữa kỳ→ Đánh giá thực hiện kế hoạch cuối kỳ → Tổng hợp xử lý thông tin đánh giá

*Hướng dẫn thực hiện các bước

Bước 1: Lập và phê duyệt kế hoạch công tác

– Lập kế hoạch công tác:

Áp dụng đối với tất cả cán bộ nhân viên tại Techcombank (không bao gồm nhân viên thử việc)

Trang 12

11 Với nhân viên học việc phải lập Kế hoạch công tác sau khi ký hợp đồng học việc và trình cấp quản lý trực tiếp

Với nhân viên đã được ký hợp đồng lao động dài hạn lập Kế hoạch công tác vào ngày 25-30 cuối quý 2 và quý 4 hàng năm và trình cấp quản lý trực tiếp

Nhân viên lập Kế hoạch công tác theo mẫu MB ĐGNS/01, cán từ cấp Tổ trưởng trở -lên lập Kế hoạch theo mẫu MB-ĐGNS/02

– Phê duyệt kế hoạch công tác:

Cấp quản lý trực tiếp xem xét và phê duyệt Kế hoạch công tác vào ngày 01-05 đầu quý 3 và quý 1 hàng năm

Cấp quản lý trực tiếp lưu 01 Kế hoạch công tác, 01 chuyển cho cán lập kế hoạch 01 bản chuyển phòng Quản lý nhân sự vào ngày 05 10 đầu quý 3 và quý 1 hàng năm

-Bước 2: Đánh giá thực hiện kế hoạch giữa kỳ

Giữa kỳ vào ngày 2 30 cuối quý 1 và quý 3 cấp quản lý trực tiếp xem xét đánh giá 5-sơ bộ việc thực kế hoạch cán quản lý

Xem xét điều chỉnh kế hoạch tăng thêm hoặc giảm đi các chỉ tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị (nếu thấy cần thiết)

Nhắc nhở cán bộ về những chỉ tiêu đã và chưa đạt được, đơn đốc hỗ trợ cán bộ hoàn thành tốt các chỉ tiêu đề ra.

Bước 3: Đánh giá thực kế hoạch cuối kỳ

– Cán bộ tự đánh giá:

Cán bộ tự đánh giá việc thực kế hoạch đề ra vào ngày 25 30 cuối quý 2 và quý 4 -hàng năm và trình cấp quản lý trực tiếp.

Đánh giá theo quy định về phương pháp cho điểm đánh giá theo PL-ĐGNS/02 Nhân viên sử dụng mẫu đánh giá MB ĐGNS/01, lãnh đạo từ cấp tổ trưởng trở lên -sử dụng mẫu MB-ĐGNS/02.

– Cấp quản lý trực tiếp đánh giá:

Cán bộ tự đánh giá việc thực kế hoạch đề vào ngày 25 30 cuối quý 2 và quý 4 hàng -năm và trình cấp quản lý trực tiếp.

Đánh giá theo quy định phương pháp cho điểm đánh giá theo PL-ĐGNS/02

Trang 13

12 Nhân viên sử dụng mẫu đánh giá MB ĐGNS/01, lãnh đạo từ cấp tổ trưởng trở lên -sử dụng mẫu MB-ĐGNS/02

– Thống kê kết quả đánh giá:

Cấp quản lý và cán bộ nhân viên được đánh giá trao đổi trực tiếp với nhau về kết quả đánh giá và đi đến kết quả đánh giá cuối cùng vào ngày 1 5 đầu quý 3 và quý 1 hàng -năm Đánh dấu (*) để nhận biết điểm chưa thống nhất giữa các cấp quản lý và cán bộ nhân viên được đánh giá

Để đảm bảo khách quan, công bằng và chính xác, các cấp quản lý cần trao đổi cùng nhau trước khi đưa ra quyết định cuối cùng Nếu có sự bất đồng về ý kiến đánh giá, cấp quản lý cao nhất có quyền quyết định kết quả đánh giá cuối cùng và đánh dấu (*) để nhận biết điểm chưa thống nhất.

Cấp quản lý trực tiếp tổng hợp kết quả đánh giá của các cán bộ nhân viên do mình phụ trách theo mẫu MB ĐGNS/03, lưu 01 bản tại đơn vị, 01 bản chuyển Phòng Quản lý -nhân sự vào ngày 05-10 đầu quý 3 và quý 1 hàng năm

Bước 4: Tổng hợp và xử lý thông tin đánh giá

– Tổng hợp thông tin đánh giá:

Phòng Quản lý nhân sự phối hợp với các cấp quản lý các đơn vị xem xét những trường hợp đánh giá chưa thỏa đáng (có từ 3 dấu (*) trở lên trong các tiêu chí đánh giá).

Trên cơ sở thông tin đã tổng hợp, xây dựng kế hoạch đào tạo, xây dựng các tiêu chí đánh giá, đề bạt hoặc kiến nghị các giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự.

Phòng Quản lý nhân sự xem xét và so sánh chất lượng đánh giá của từng đơn vị, cách đánh giá của cấp quản lý nhằm đảm bảo sự thống nhất về cách thức cho điểm (tránh để chênh lệch trong việc nhận định thang điểm cho tiêu chí).

Kết quả đánh giá được sử dụng để làm cơ sở cho việc phân bổ thu nhập kinh doanh bổ sung, xét tăng lương, bổ nhiệm cán bộ, khen thưởng kỷ luật.

– Xử lý thông tin đánh giá:

Kết quả tổng hợp sau khi thu thập ý kiến của nhân viên về quy trình đánh giá thực hiện công việc Techcombank

Trang 14

Mẫu phiếu đánh giá nhân viên Techcombank Mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc

*Quy định lưu trữ tài liệu

Kết quả đánh giá lưu trữ hồ trong hồ sơ riêng nhân viên và lưu trữ trong bookfile ở phòng QLNS.

*Quy định đối tượng đánh giá chủ thể đánh giá

Đối tượng được đánh giá: Toàn bộ cán bộ nhân viên của toàn hệ thống Techcombank bao gồm hội sở, chi nhánh, phòng giao dịch, sở giao dịch và các công ty thành viên

Đối tượng đánh giá: Cán bộ quản lý các bộ phận tập hợp lại kết quả của các thành viên dưới quyền thì kết quả này sẽ được gửi cho cán bộ nhân sự phụ trách mảng đánh giá này ở hội sở Techcombank.

1.2 Đánh giá về quy chế đánh giá thực hiện công việc của FPT

Đánh giá thực công việc nhằm giúp hoạt động quản trị nhân lực đạt hiệu quả Tuy nhiên để xây dựng được hệ thống đánh giá thực công việc phù hợp và đạt hiệu quả thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có nền tảng hoạt động quản trị nhân lực hoàn thiện với mức độ trung bình: có tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc, có nghiên cứu công việc và quá trình thực công việc nhân viên… Từ thực trạng trên, ta có nhận xét quy chế đánh giá Techcombank sau:

Trang 28

- Phân phối các sản phẩm Công nghệ thông tin - Cung cấp các giải pháp, dịch vụ viễn thông và Internet

- Giáo dục đại học: đào tạo lập trình viên quốc tế và chuyên gia mỹ thuật đa phương tiện

- Lắp ráp máy vi tính.

- Phân phối điện thoại di động

- Bảo hành, bảo trì các thiết bị viễn thông và tin học.

c Sơ đồ tổ chức tập đoàn FPT

Đại hội đồng cổ đôngBan kiểm soát

Trang 29

28 Ông Trương Gia Bình: Chủ tịch Hội đồng uản trị.Q

Ông Bùi Quang Ngọc: Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ông Đỗ Cao Bảo: Ủy viên Hội đồng Quản trị.

Ông Jean–Charles Belliol: Ủy viên Hội đồng uản trị độc lập.Q Ông Hampapur Rangadore Binod: Ủy viên Hội đồng Quản trị Ông Hiroshi Yokotsuka: Ủy viên Hội đồng Quản trị Bà Trần Hồng Lĩnh: Ủy viên Hội đồng uản trị.Q

2.1 Thực trạng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của FPT2.1.1 Quy trình xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại FPT

*Chủ thể và quy trình xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại FPT

Cũng giống như các doanh nghiệp khác, tại FPT, để xác định rõ những tiêu chuẩn đánh giá công việc đúng và hợp lý, vai trò này được thực hiện bởi ban giám đốc công ty và những giám đốc bộ phận chức năng tại doanh nghiệp Các tiêu chuẩn sẽ được thông qua bởi các lãnh đạo cấp cao sau đó sẽ được đưa xuống các giám đốc chức năng từng bộ phận xem xét và bổ sung những tiêu chuẩn đánh giá đó đã phù hợp với bộ phận hay chưa Việc chủ thể xác định các tiêu chuẩn đánh giá là Ban giám đốc và các giám đốc chức năng giúp các tiêu chí đánh giá được toàn diện, khách quan và phù hợp với chiến lược của cả tập đoàn nói chung và từng công ty con thuộc tập đoàn nói riêng.

*Quy trình xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại FPT

Bước 1: Nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và năng lực các phòng ban

Cơ cấu tổ chức chung của các công ty thuộc tập đoàn FPT chia ra làm 2 mảng chính đó là Ban giám đốc và các phòng ban chức năng:

Ban Giám đốc: Là cấp lãnh đạo cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm quản lý và

định hướng chiến lược tổng thể cho công ty FPT.

Các phòng ban chức năng: Bao gồm các phòng ban như Kinh doanh, Kỹ thuật, Tài

chính, Nhân sự, Quản lý dự án, Quản lý chất lượng, và nhiều phòng ban khác Mỗi phòng ban đảm nhận các chức năng và nhiệm vụ cụ thể, đóng góp vào hoạt động của công ty.

Trang 30

29 Các phòng ban chức năng chủ yếu tại tập đoàn FPT có những nhiệm vụ chính cần đạt như sau:

Phòng ban Kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm và khai thác cơ hội kinh doanh, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đảm bảo doanh số bán hàng và tăng trưởng doanh thu.

Phòng ban Kỹ thuật: Thực hiện nhiệm vụ thiết kế, phát triển và triển khai các sản

phẩm, dịch vụ công nghệ của công ty FPT.

Phòng ban Tài chính: Quản lý tài chính, kế toán và tài sản của công ty, đảm bảo hoạt động tài chính được thực hiện hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật.

Phòng ban Nhân sự: Đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng, đào tạo, phát triển nhân viên,

quản lý chế độ và chính sách nhân sự của công ty, bên cạnh đó là không ngừng phát triển văn hóa doanh nghiệp của FPT

Phòng ban Quản lý dự án: Điều phối và quản lý các dự án công nghệ của FPT, đảm

bảo tiến độ, chất lượng và hiệu quả của dự án.

Phòng ban Quản lý chất lượng: Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy trình

hoạt động của công ty FPT, áp dụng các tiêu chuẩn và quy trình quản lý chất lượng Bên cạnh việc nghiên cứu các nhiệm vụ, hình thành những bản mô tả công việc chi tiết thì Ban giám đốc điều hành cũng xem xét mức phù hợp của những tiêu chuẩn để phù hợp với tình hình thực tế năng lực của nhân viên FPT thông qua mục tiêu chiến lược của từng bộ phận và kết quả hoạt động trước đó của phòng ban chức năng.

Bước 2: Lập bản đồ, phân bổ mục tiêu tổ chức/doanh nghiệp

FPT là 1 tập đoàn lớn gồm nhiều công ty thành viên và công ty liên kết thế nên việc đầu tư và phân bổ các chức năng nhiệm vụ cho từng công ty và từng phòng ban là điều rất quan trọng để cùng hoạt động hiệu quả, góp phần vào sự phát triển lớn mạnh của cả tập đoàn Hoạt động chuyên về khối công nghệ có Công ty TNHH phần mềm FPT, Công ty TNHH hệ thống thông tin FPT…; Khối viễn thông có Công ty cổ phần Viễn thông FPT và dịch vụ trực tuyến FPT; khối phân phối bán lẻ có Công ty cổ phần Synnex FPT… và nhiều công ty thành viên khác Các công ty được thành lập và phân chia theo từng khối để phục vụ cho sự phát triển của từng khối kinh doanh mà tập đoàn FPT đang thực hiện Mỗi năm,

Trang 31

30 doanh thu mà các công ty thu được sẽ có báo cáo chi tiết gửi lên tập đoàn để xem xét và phê duyệt Xét ở khía cạnh nhỏ hơn là các phòng ban trong các công ty thành viên, họ cũng sẽ được phân chia ra những nhiệm vụ để hoàn thành mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp đã đề ra

Cụ thể chúng ta có thể thấy được qua báo cáo thường niên của FPT Telecom, mặc dù dự báo kinh doanh năm 2023 sẽ là năm khó khăn khi suy thoái diễn ra trên toàn thế giới nhưng FPT Telecom tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng 2 chữ số, cụ thể mục tiêu doanh thu là 16.730 tỷ đồng, tăng trưởng 13,6% so với năm 2022 (trong đó doanh thu từ dịch vụ viễn thông là 15.800 tỷ đồng, tăng trưởng 13,1% và doanh thu từ dịch vụ nội dung số là 940 tỷ đồng, tăng trưởng 22,8%) Kế hoạch lợi nhuận trước thuế của Công ty là 3.230 tỷ đồng, tăng trưởng 14,6% so với năm 2022 Như vậy, tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc ở đây của FPT Telecom đó là đạt 16 730 tỷ đồng trong năm 2023 Cấp lãnh đạo điều hành của công ty cần đạt được con số này Trong đó, từng bộ phận phòng ban chức năng cũng sẽ có những mục tiêu riêng và các tiêu chuẩn đánh giá nhằm thúc đẩy hoàn thành mục tiêu của tổ chức như phòng kinh doanh cần đạt doanh số bao nhiêu trong từng quý của 1 năm để có khả năng đạt doanh thu như mục tiêu, hay phòng nhân sự cần có bao nhiêu chương trình đào tạo và những chính sách đãi ngộ nào để nâng cao trình độ và kích thích người lao động trong công ty hoàn thành mục tiêu…

Bước 3: Xác định tiêu chuẩn đánh giá cho các phòng ban và nhân viên trong phòng ban

Và để đạt được mục tiêu của cả công ty, các nhiệm vụ cần làm của các phòng ban và nhân viên trong phòng ban đó sẽ được cụ thể hóa thông qua bản mô tả công việc của từng phòng để đưa ra nội dung và các tiêu chí đánh giá Dưới đây là 1 số chức danh công việc của 1 số phòng ban:

Tiêu chuẩn

Trang 32

– Triển khai lắp đặt đường truyền internet và dịch vụ viễn thông do FPT Telecom cung cấp

– Cài đặt, hướng dẫn khách hàng sử dụng các thiết bị Modem wifi, đầu thu Truyền hình FPT, cho khách hàng

– Bảo trì, kiểm tra, sửa chữa đường dây dẫn tín hiệu và thiết bị đã được

Trang 33

– Phân tích các khoản đầu tư tài chính trước khi đầu tư và lựa chọn phương án đầu tư tối ưu

– Phối hợp phân tích tài chính các Công ty trực thuộc khi có yêu cầu – Lập các báo cáo phân tích định kỳ tháng/ quý và báo cáo tài chính theo chuẩn mực của Tập đoàn – Lập các kế hoạch tài chính theo sự phân công của cấp trên – Phối hợp với các bộ phận tham gia kiểm soát tài chính tại các chi nhánh và tại Công ty

– Phối hợp xây dựng các quy trình, quy định về tài chính của Công ty xuất thanh toán, đầu tư được

Trang 34

33 Trong suốt hơn 26 năm phát triển, từ khi thành lập vào năm 1994, Công ty Hệ Thống Thông tin FPT (FPT Information System - FPT IS) là nhà tích hợp hệ thống,cung cấp giải pháp hàng đầu Việt Nam và khu vực Sở hữu năng lực công nghệ được thừa nhận bởi các khách hàng và đối tác toàn cầu, FPT IS mang đến những dịch vụ và giải pháp phục vụ các lĩnh vực trọng yếu của từng quốc gia, như: Viễn thông, Ngân Hàng Tài chính, Y tế, Giao - thông vận tải, Tài chính công, Điện, Nước, Gas và Doanh Nghiệp.

Công ty mẹ của FPT IS – Tập đoàn FPT – là tên tuổi dẫn đầu về Công nghệ thông tin - Viễn thông tại ASEAN với đội ngũ gần 29.000 cán bộ nhân viên trên khắp thế giới, hệ thống 46 chi nhánh, văn phòng tại 22 quốc gia và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam Bốn lĩnh vực hoạt động chính của FPT bao gồm: công nghệ, viễn thông, phân phối - bán lẻ và giáo dục Là thành viên của một tập đoàn lớn mạnh, FPT IS có nền tảng vững chắc để phát triển bền vững.

*Cơ cấu tổ chức phòng hành chính tại FPT IS

Nguồn: Trang web chính thức của FPT IS

– Hội đồng thành viên công ty FPT IS:

Ông Trương Gia Bình – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT

Trang 35

34 Ông Bùi Quang Ngọc – Phó Chủ tịch HĐQT FPT

Ông Đỗ Cao Bảo – Chủ tịch Ủy Ban Nhân sự và Lương Thưởng FPT Ông Nguyễn Tuấn Hùng Giám đốc điều hành FPT HCM-

– Ban Điều hành công ty FPT IS:

Ông Dương Dũng Triều – Chủ tịch Hội đồng Thành viên FPT IS Ông Nguyễn Hoàng Minh – ổng giám đốc FPT IS T

Bà Phạm Thúy Loan Giám đốc điều hành FPT IS-

Ông Phạm Thanh Tùng – Tổng giám đốc khối sản xuất FPT IS

Ông Đỗ Sơn Giang – Phó Tổng giám đốc FPT IS kiêm Giám đốc Tài chính Ông Trần Trung Thành – Giám đốc FPT IS khu vực miền Nam

Ông Phan Thanh Sơn – Giám đốc Phát triển kinh doanh FPT IS Ông Nguyễn Xuân Việt – Giám đốc Công nghệ FPT IS

Tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc tại phòng hành chính của FPT IS

Mô tả công việcNội dung đánh

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w