1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài thảo luận qua trình ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán việt nam

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thời kỳ định hình và đặt nền móng cho Thị trường chứng khoán Việt Nam 1996-2000Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý và cơ sở vật ch

Trang 1

1 Diễn biến các hoạt động trước khi Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời 4

2 Sự thành lập chính thức của Thị trường chứng khoán Việt Nam 6

3 Các chặng đường phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam 14

II THÁCH THỨC, TRIỂN VỌNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 37

1 Thách thức 37

2 Triển vọng 42

III GIẢI PHÁPĐỂ ĐƯƠNG ĐẦUVỚI THÁCHTHỨC VÀ ĐỊNHHƯỚNG CỦA THỊTRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VIỆTNAM TRONGTƯƠNG LAI 57

1 Giải pháp 57

2 Tầm nhìn trongtương lai 59

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

Qua trình ra đời và phát triển của thịtrường chứng khoán Việt Nam

Trang 2

KẾT LUẬN 62TÀI LIỆU THAM KHẢO 63

LỜI MỞ ĐẦU

Xuất hiện từ thế kỷ XVII và bùng nổ mạnh mẽ cho đến tận bây giờ, Thị trường chứng khoán vẫn luôn là một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu và được coi là một trong những phương tiện đầu tư quan trọng nhất, thúc đẩy sự phát triển và là lăng chiếu rõ nét cho tình hình kinh tế của một quốc gia So với các quốc gia trên thế giới như Hà Lan (1720), Mỹ (1790) hay các nước trong khu vực như Nhật Bản (1978), Hàn Quốc, Trung Quốc, Thị trường chứng khoán phát hành ở Việt Nam có phần chậm trễ hơn (1988), nhưng thị trường này đã hỗ trợ rất tốt cho công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và cùng với hệ thống tín dụng của ngân hàng, từ đó tạo ra một cơ cấu thị trường vốn Việt Nam hiệu quả hơn, cân đối hơn, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế

Trước sức ảnh hưởng đặc biệt của Thị trường chứng khoán tại Việt Nam,

nhóm 1 quyết định thực hiện đề tài “Quá trình ra đời và phát triển của Thị trườngchứng khoán Việt Nam” để tìm hiểu sâu hơn về quá trình hình thành, các chặng

đường phát triển cũng như những thách thức triển vọng của Thị trường chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 1988 - 2023, từ đó đề ra một số giải pháp để đương đầu

Trang 3

với thách thức và những định hướng của Thị trường chứng khoán nước nhà trong tương lai

NỘI DUNG

I.Lịch sử hình thành và phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam

1 Diễn biến các hoạt động trước khi Thị trường chứng khoán Việt Nam rađời

1.1 Các hoạt động chứng khoán sơ khai (1988-1995)

Trong giai đoạn từ năm 1988 đến 1995, các hoạt động chứng khoán ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nền kinh tế mới nổi như châu Á và châu Âu, đang trong giai đoạn phát triển và sơ khai Nhiều quốc gia đã thành lập hoặc cải cách sàn giao dịch chứng khoán để tạo điều kiện cho việc giao dịch chứng khoán công bằng, minh bạch và hiệu quả hơn Các sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên đã được thành lập ở nhiều nước, như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Ba Lan và Hungary Và để đảm bảo hoạt động chứng khoán được điều chỉnh một cách trật tự và an toàn, nhiều quốc gia đã ban hành và cải cách pháp luật và quy định liên quan đến chứng khoán Các quy định này bao gồm quy định về việc thành lập và hoạt động của các công ty chứng khoán, quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư, quy tắc giao dịch và giám sát Thị trường chứng khoán Tuy nhiên, trong

Trang 4

giai đoạn này, các hoạt động giao dịch chứng khoán còn khá đơn giản và chủ yếu diễn ra thông qua các sàn giao dịch truyền thống Giao dịch chứng khoán được thực hiện chủ yếu thông qua sự tham gia của các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư cá nhân và các quỹ đầu tư Nhiều quốc gia trong thời kỳ này đã tận dụng thời cơ để mở cửa Thị trường chứng khoán đối với các nhà đầu tư vượt qua phạm vi biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hút vốn đầu tư từ nước ngoài và thúc đẩy sự phát triển của Thị trường chứng khoán trong các quốc gia này Đồng thời, các quốc gia cũng tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán bằng cách tham gia vào các tổ chức và liên minh chứng khoán quốc tế, như Liên minh Chứng khoán Quốc tế (WFE) và Hiệp hội Chứng khoán Châu Á-Thái Bình Dương (ASIFMA), để chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các quốc gia khác.

Không nằm ngoài xu hướng này, trong giai đoạn từ năm 1988 đến 1995, Việt Nam cũng đã tiến hành một số hoạt động chứng khoán sơ khai nhằm phát triển Thị trường chứng khoán trong nước Ngày 11/07/1988, văn bản pháp lý cao nhất là Nghị định số 48/1988/NĐ-CP về chứng khoán và Thị trường chứng khoán được Chính phủ ban hành , điều đó cho phép sớm có 1 khuôn khổ pháp lý ban đầu để khởi động thị trường, đồng thời bảo đảm được tính linh hoạt, dễ sửa đổi phù hợp với điều kiện ban đầu của Thị trường chứng khoán Năm 1992 đánh dấu mốc quan trọng khi chứng chỉ quỹ (mutual funds) đã được phát hành tại Việt Nam Đây là một hình thức đầu tư tập trung các nguồn vốn từ nhiều nhà đầu tư để đầu tư vào các tài sản chứng khoán Chứng chỉ quỹ giúp nhà đầu tư có thể tham gia vào Thị trường chứng khoán một cách dễ dàng và phân tán rủi ro Từ năm 1993, Việt Nam đã mở cửa Thị trường chứng khoán để cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia giao dịch Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài và đóng góp vào sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam Trong giai đoạn này, các hoạt động đào tạo và tăng cường nhận thức về chứng khoán đã được triển khai để nâng cao kiến thức và kỹ năng của các nhà đầu tư và các chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán Cung với đó, các công ty chứng khoán đã được thành lập và phát triển Các công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ môi giới, tư vấn đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động giao dịch chứng khoán.

Tuy nhiên, dễ để nhận ra rằng, Thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 1988-1995 vẫn còn khá nhỏ bé và sơ khai so với các thị trường khác trên thế giới Các hoạt

Trang 5

động chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn này mới chỉ bắt đầu phát triển và chưa đạt được sự phát triển toàn diện như trong những giai đoạn sau này.

1.2 Thời kỳ định hình và đặt nền móng cho Thị trường chứng khoán Việt Nam (1996-2000)

Để thực hiện chủ trương này, Chính phủ đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết về cơ sở pháp lý và cơ sở vật chất cho sự hình thành Thị trường chứng khoán tại Việt Nam, trong đó có sự kiện thành lập Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) vào tháng 11/1996.

Để tạo môi trường thuận lợi cho việc phát hành, kinh doanh chứng khoán, nhằm khuyến khích việc huy động các nguồn vốn dài hạn trong nước và ngoài nước, đảm bảo cho Thị trường chứng khoán hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền hợp pháp của người đầu tư, ngày 11/7/1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và Thị trường chứng khoán quy định việc phát hành chứng khoán ra công chúng, giao dịch chứng khoán và các dịch vụ liên quan đến chứng khoán và Thị trường chứng khoán

Theo đó, thị trường giao dịch tập trung là địa điểm hoặc hệ thống thông tin, tại đó các chứng khoán được mua, bán hoặc là nơi tham khảo để thực hiện các giao dịch chứng khoán Thị trường giao dịch tập trung được tổ chức từng bước từ Trung tâm giao dịch chứng khoán lên Sở giao dịch chứng khoán.

Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua, bán chứng khoán; dịch vụ lưu ký chứng khoán; đăng ký chứng khoán; thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán; công bố các thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán; kiểm tra, giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán; thu phí niêm yết chứng khoán, phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ thông tin và các loại phí dịch vụ khác.

Năm 1998, Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (tiền thân của Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh ngày

Trang 6

nay - PV) Trung tâm chính thức khai trương hoạt động vào ngày 20/7/2000 và có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000, đánh dấu sự ra đời chính thức của Thị trường chứng khoán Việt Nam.

2 Sự thành lập chính thức của Thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1 Nguyên nhân hình thành Thị trường chứng khoán Việt Nam

Tư tưởng, quan điểm về việc hình thành thị trường chứng (Thị trường chứng khoán) khoán nhằm tạo kênh huy động vốn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước đã được Đảng và Nhà nước đặt ra và xác định cụ thể từ đầu những năm 1990 Trong thời kỳ này, vấn đề vốn cho phát triển kinh tế đất nước ngày càng trở nên cấp thiết, trong khi hệ thống các ngân hàng thương mại với tư cách là nguồn vốn ngắn hạn không thể đáp ứng được Thực tiễn này đòi hỏi phải sớm xây dựng thị trường vốn nhằm thu hút các nguồn vốn trung và dài hạn, trong và ngoài nước phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước.

Bên cạnh đó, Nhà nước cũng bắt đầu thực hiện chủ trương đa dạng hoá sở hữu trong đó cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí trọng tâm đặt ra yêu cầu phải có Thị trường chứng khoán để hỗ trợ công tác này và giao dịch cổ phiếu sau cổ phần hoá.

Hội nghị đại biểu giữa kỳ khóa VII năm 1994 về phát triển công nghiệp, công nghệ đến năm 2000 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới đã đề ra chủ trương “phát triển các hình thức huy động vốn bằng góp cổ phần, bán cổ phiếu, trái phiếu cho người đầu tư trong nước, thí điểm bán một phần ra thị trường vốn quốc tế; xúc tiến chuẩn bị, từng bước hình thành Thị trường chứng khoán” Quan điểm và tư duy lý luận về phát triển Thị trường chứng khoán nhằm góp phần hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta tiếp tục ngày càng được thể hiện rõ hơn và liên tục được kế thừa, bổ sung và hoàn thiện hơn qua các kỳ Đại hội.

2.2 Khai sinh Thị trường chứng khoán Việt Nam và Luật Chứng khoán (2000)

Ngày 11/7/1998, Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh sau Nghị định số 48/CP của Chính phủ Đồng thời, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.

Trang 7

Hồ Chí Minh (tiền thân của Sở Giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh - HOSE, tại số 16 Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP Hồ Chí Minh) được thành lập.

Trung tâm chính thức khai trương hoạt động vào ngày 20/7/2000 và có phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với 2 doanh nghiệp niêm yết, 6 công ty chứng khoán thành viên Ngày này đánh dấu sự ra đời chính thức của Thị trường chứng khoán Việt Nam Ngày 28/7/2000 là phiên giao dịch đầu tiên của Thị trường chứng khoán Việt Nam với 2 mã cổ phiếu duy nhất là REE (Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh) và SAM (Công ty Cổ phần SAM Holdings) Vào lúc này, mỗi tuần chỉ có 2 phiên giao dịch.

Theo các chuyên gia, những khó khăn, hạn chế của Thị trường chứng khoán đầu những năm 2000 do nhiều nguyên nhân nhưng khung khổ pháp lý là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất Hệ thống văn bản pháp luật về chứng khoán chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, bộc lộ những bất cập, kìm hãm sự bứt phá của thị trường.

Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 144/2003/NĐ-CP cùng các văn bản hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động phát hành, niêm yết, kinh doanh, giao dịch, công bố thông tin, xử lý vi phạm.

Vào năm 2006, để tạo cơ sở cho Thị trường chứng khoán phát triển nhanh, ổn định, hội nhập sâu rộng với thị trường vốn quốc tế và đảm bảo lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư… Luật Chứng khoán đầu tiên đã được ban hành.

Có hiệu lực từ 1/7/2007, Luật Chứng khoán đã hình thành khung khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đồng bộ, điều chỉnh toàn diện, đáp ứng được yêu cầu về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về chứng khoán và Thị trường chứng khoán; đảm bảo các doanh nghiệp tham gia vào thị trường phải hoạt động công khai, minh bạch, từ đó góp phần làm minh bạch hóa nền kinh tế Nhiều bất cập, xung đột giữa các văn bản pháp lý được giải quyết, khả năng hội nhập với các thị trường vốn quốc tế được nâng lên 2.3 Sự hình thành và các hoạt động ban đầu của Thị trường chứng khoán Việt Nam

Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh – Sàn HOSE:

Trang 8

Những dấu mốc quan trọng trong suốt 15 năm hoạt động của HOSE được chia thành 6 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có những dấu ấn riêng gắn liền với sự thăng trầm của Thị trường chứng khoán cũng như của nền kinh tế Việt Nam, cụ thể:

Giai đoạn 2000 – 2004

Thị trường chứng khoán Việt Nam chính thức được khai sinh với sự ra đời của Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM vào ngày 20/07/2000 và phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/07/2000 chỉ với 02 mã cổ phiếu là REE (Công ty cổ phần cơ điện lạnh REE) và SAM (Công ty cổ phần SAM Holdings), vài tháng sau thị trường đón nhận sự tham gia của trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, 4 năm sau đó là sự tham gia của chứng chỉ quỹ đầu tư VFMVF1 Sau 04 năm đi vào hoạt động, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Ba do Chủ tịch nước trao tặng.

Giai đoạn 2005 – 2006

Đánh dấu làn sóng tham gia niêm yết ồ ạt của các doanh nghiệp, trong đó có sự tham gia của lĩnh vực ngân hàng trên Thị trường chứng khoán Việt Nam (Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank được niêm yết vào ngày 12/7/2006) Giai đoạn này ghi nhận sự đột phá của HOSE trong việc đề xuất bán cổ phần của các Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa qua Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) và đã tổ chức thành công cuộc đấu giá đầu tiên cho Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vào năm 2005

Giai đoạn 2007 – 2008

Giai đoạn này đã ghi nhận cột mốc lịch sử trong quá trình hình thành và phát triển của HOSE, đó chính là việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM thành Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM theo Quyết định số 599/QĐ ngày 11/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ Giai đoạn này còn đánh dấu hàng loạt các giải pháp tiên phong được HOSE đề xuất và triển khai nhằm nâng cao thanh khoản thị trường và cung cấp nhiều tiện ích cho nhà đầu tư như: triển khai khớp lệnh liên tục, phối hợp với Báo Đầu tư chứng khoán tổ chức cuộc Bình chọn Báo cáo thường niên cho các Doanh

Trang 9

nghiệp niêm yết vào năm 2008; chủ động quan hệ, hợp tác quốc tế sâu rộng: tham gia Hội nghị Tổng Giám đốc các Sở giao dịch chứng khoán ASEAN và cũng là thành viên sáng lập của Sáng kiến Liên kết ASEAN năm 2007, trở thành thành viên của Hiệp hội các Sở giao dịch chứng khoán châu Á và châu Đại Dương (AOSEF) từ năm 2008.

Giai đoạn 2009 – 2011

Phương thức giao dịch trực tuyến được triển khai trên HOSE vào năm 2009, một phương thức giao dịch tiên tiến đã đánh dấu sự đột phá trong việc cải thiện thanh khoản trên thị trường Bên cạnh đó, việc được cấp Giấy chứng nhận hệ thống Quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào năm 2009 cũng đã giúp cho mọi hoạt động của HOSE bao gồm hoạt động đấu giá, giao dịch, niêm yết và giám sát được vận hành và kiểm soát chặt chẽ với một quy trình thống nhất Với những nỗ lực và cống hiến trong suốt 10 năm hoạt động, ngày 20/7/2010, HOSE đã vinh dự đón nhận Huân Chương Lao động Hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng.

Giai đoạn 2012 – 2013

Đánh dấu sự ra đời của chỉ số VN30 (với thành phần là 30 Doanh nghiệp hàng đầu) vào tháng 02/2012, lần đầu tiên chỉ số được tính theo phương pháp mới có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng nhằm phản ánh chính xác hơn những diễn biến của thị trường Bên cạnh đó, việc trở thành thành viên chính thức với các điều kiện gắt gao của Liên đoàn các Sở Giao dịch Chứng khoán thế giới (WFE) vào năm 2013 đã khẳng định vị thế ngày càng được nâng cao của HOSE trên thị trường thế giới Chính việc hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện cho HOSE có cơ hội để được học hỏi kinh nghiệm về cách thức tổ chức và quản lý thị trường theo các chuẩn mực quốc tế.

Giai đoạn 2014 – 2015

Tòa nhà làm việc Exchange Tower chính thức được khai trương vào ngày 26/7/2014 Đây là Tòa nhà hiện đại có diện tích xây dựng trên 26.000 m2, thỏa mãn các tiêu chí kỹ thuật để lắp đặt Data Center đạt tiêu chuẩn TIA-942 ở mức TIER 3 Bên cạnh đó, dự án xây dựng Trung tâm Dữ liệu dự phòng tại Khu công viên phần mềm Quang Trung cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện Với hai dự án này, cơ sở hạ tầng của Thị trường chứng khoán

Trang 10

Việt Nam đã được nâng lên tầm cao mới, có thể sánh ngang với các SGDCK trong khu vực ASEAN Giai đoạn này còn đánh dấu sự ra đời của một loạt các sản phẩm mới trên thị trường, tiếp theo sự ra đời thành công của chỉ số VN30, nhằm cung cấp cho nhà đầu tư thêm nhiều phân khúc thị trường khác nhau Một sản phẩm tiên tiến khác của thế giới cũng đã được chính thức triển khai và giao dịch trên HOSE vào tháng 10/2014, đó là sản phẩm ETF (Exchange Traded Fund hay ETF là một hình thức quỹ đầu tư thụ động mô phỏng theo một chỉ số cụ thể) Sự có mặt của sản phẩm này đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường, cung cấp thêm công cụ đầu tư cho nhà đầu tư.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội – Sàn HNX và Sàn UPCOM:

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg và khai trương hoạt động vào ngày 08/03/2005) Ngày 24/06/2009, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức ra mắt, hoạt động với mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước (đại diện là Bộ Tài chính) làm chủ sở hữu.

Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch thứ cấp trên một nền công nghệ: thị trường cổ phiếu niêm yết, thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) chuyên biệt và thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM).

Mục tiêu hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường Dấu ấn nổi bật trong quá trình hoạt động của Sở Giao dịch chứng khoán (GDCK) Hà Nội:

Năm 2005:

Trang 11

Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động với việc tổ chức đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đầu tiên Nhà máy Thiết bị Bưu điện (Postef), mở màn cho chương trình đấu giá cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước qua các Sở giao dịch chứng khoán Khai trương, vận hành hệ thống giao dịch chứng khoán thứ cấp với 6 công ty niêm yết đầu tiên Phương thức giao dịch ban đầu áp dụng duy nhất là giao dịch thỏa thuận Sau đó chính thức áp dụng bổ sung phương thức giao dịch báo giá trung tâm (khớp lệnh liên tục) song song với phương thức giao dịch thoả thuận.

Năm 2006:

Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2276/QĐ-BTC quy định việc tập trung đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội Theo đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội là đơn vị duy nhất được giao nhiệm vụ tổ chức đấu thầu TPCP tại Việt Nam.

Năm 2007:

Mở rộng thời gian giao dịch từ 8h30 đến 11h (thay vì từ 9h đến 11h) Năm 2008:

Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba theo Quyết định số 1455/2007/QĐ-CTN của Chủ tịch nước về thành tích xuất sắc trong việc thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả của Thị trường chứng khoán, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc Vận hành Hệ thống giao dịch từ xa, cho phép các công ty chứng khoán kết nối thẳng với máy chủ giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội để thực hiện nhập lệnh giao dịch cho nhà đầu tư.

Năm 2009:

Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg về việc thành lập Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức ra mắt đồng thời khai trương vận hành thị trường đăng ký giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa

Trang 12

niêm yết (UPCoM) Hệ thống giao dịch Trái phiếu chính phủ (TPCP) chuyên biệt chính thức vận hành, là cơ sở phát triển thị trường giao dịch TPCP thứ cấp theo chuẩn quốc tế Phiên giao dịch thứ 1000 chính thức được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Sau hơn 4 năm hoạt động, với 1000 phiên giao dịch an toàn, hiệu quả và quy tụ được trên 250 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch trên địa bàn cả nước, 98 công ty chứng khoán thành viên với gần 700.000 tài khoản giao dịch của nhà đầu tư, tổng mức vốn hóa thị trường tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đạt 135.500 tỷ đồng, chiếm gần 10% GDP, gấp gần 70 lần giá trị vốn hoá thị trường tại thời điểm khai trương.

Năm 2010:

Triển khai công nghệ giao dịch trực tuyến trên thị trường giao dịch cổ phiếu niêm yết, cho phép nhà đầu tư nhập lệnh trực tiếp vào hệ thống của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, rút ngắn thời gian truyền lệnh, cải thiện năng lực khớp lệnh của hệ thống Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chính thức gia nhập và là thành viên thứ 19 của Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán Châu Á và Châu Đại Dương (AOSEF) Sau đó đón cổ phiếu thứ 300 tham gia niêm yết, cổ phiếu của Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam (mã chứng khoán PVR) Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì theo Quyết định số 995/QĐ-CTN của Chủ tịch nước ngày 12/07/2010 vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2005-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Áp dụng bổ sung phương thức khớp lệnh liên tục đối với thị trường UPCoM, bên cạnh phương thức giao dịch thỏa thuận.

Năm 2011:

Bộ Tài chính chính thức phê duyệt việc Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tham gia Diễn đàn thị trường trái phiếu Asean+3 (ABMF) với vai trò là “thành viên chính thức cấp quốc gia” Bộ Tài chính chấp thuận cho Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tham gia Liên đoàn các Sở giao dịch chứng khoán Thế giới (WFE) và chính thức được kết nạp “thành viên thông tin” vào tháng 6/2011 Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đăng cai tổ chức Hội nghị Tổng Giám đốc các Sở giao dịch chứng khoán ASEAN lần thứ 15 tại Hà Nội Hội nghị tuyên bố kết nối ASEAN Link vào tháng 6/2012.

Năm 2012:

Trang 13

Khánh thành và đưa vào sử dụng công trình trụ sở mới của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Đây là công trình trọng điểm của ngành tài chính, được đầu tư xây dựng hiện đại, đồng bộ thể hiện sự quan tâm, ủng hộ của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đối với việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hiệu quả cho công cuộc phát triển thị trường vốn và Thị trường chứng khoán Việt Nam Áp dụng thời gian giao dịch cổ phiếu từ 9h00 đến 14h15 (nghỉ giữa giờ từ 11h30-13h00) Ra mắt chỉ số HNX 30, là chỉ số giá của 30 cổ phiếu có tính thanh khoản nhất trên thị trường cổ phiếu niêm yết Áp dụng hệ thống đấu thầu trái phiếu điện tử, cho phép thành viên đấu thầu có thể nhập phiếu dự thầu từ xa, sửa/hủy phiếu thầu theo diễn biến của thị trường, nhận kết quả đấu thầu trực tuyến tức thời, giúp rút ngắn thời gian xét thầu, xác định kết quả đấu thầu và kết nối cơ quan quản lý, tổ chức phát hành, tổ chức thị trường với toàn thể thành viên đấu thầu Trái phiếu Chính phủ Khai trương Hệ thống giao dịch tín phiếu Kho bạc, góp phần tạo tính thanh khoản cho tín phiếu đồng thời thể hiện sự kết nối công cụ ngắn hạn và dài hạn của Trái phiếu Chính phủ, chính thức áp dụng Hệ thống ngành kinh tế HaSIC (Hanoi Stock Exchange Standard Industrial Classification) đối với các doanh nghiệp niêm yết/đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Năm 2013:

Chính thức vận hành hệ thống giao dịch Trái phiếu Chính phủ phiên bản 2, cho phép hỗ trợ giao dịch đa thị trường, đa tiền tệ, tích hợp các hoạt động đấu thầu, giao dịch tín phiếu, trái phiếu và công bố thông tin, tạo sự liên thông giữa thị trường nợ sơ cấp và thứ cấp Triển khai hệ thống Đường cong lợi suất Trái phiếu chính phủ, một trong những chỉ báo thanh khoản quan trọng giúp cơ quản lý, tổ chức phát hành và nhà đầu tư nhận định xu hướng thị trường và định giá trái phiếu Bên cạnh đó chính thức vận hành Hệ thống giao dịch cổ phiếu phiên bản 5, (core i5) với năng lực xử lý của hệ thống tăng gấp 20-30 lần, cho phép triển khai nhiều tiện ích giao dịch Kéo dài thời gian giao dịch đến 15h00 trên thị trường cổ phiếu đồng thời thay đổi kết cấu phiên giao dịch và bổ sung các loại lệnh mới (ATC, lệnh thị trường) trên thị trường cổ phiếu niêm yết Chính thức vận hành hệ thống chỉ số bao gồm chỉ số tổng hợp (HNX FF Index), bộ chỉ số quy mô (Large Cap Index và Medium/Small Cap Index), và bộ chỉ số ngành (Công nghiệp, Xây dựng và Tài chính).

Trang 14

3 Các chặng đường phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam

3.1 Các giai đoạn phát triển sau khi Thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời: 3.1.1 Giai đoạn đầu thăng trầm của Thị trường chứng khoán Việt Nam (2000-2011)

a Thời kỳ phát triển và mở rộng

Giai đoạn 2000 - 2005, những bước chập chững ban đầu của một Thị trường chứng khoán non trẻ đã bắt đầu thu hút sự tham gia của nhà đầu tư trong, ngoài nước Mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định, song hoạt động của Thị trường chứng khoán vẫn còn những khó khăn, hạn chế Thị trường nhỏ bé, vốn hóa trên dưới 1% GDP, chưa thể là kênh huy động vốn dài hạn; thiếu vắng các nhà đầu tư có tổ chức; chất lượng hoạt động, cung cấp dịch vụ chưa cao, tính minh bạch còn hạn chế.

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM), tiền thân của HOSE bắt đầu phiên giao dịch đầu tiên chỉ với 2 mã cổ phiếu (REE và SAM) vào ngày 28-7-2000 Đến cuối năm 2000, Thị trường chứng khoán có 5 mã chứng khoán niêm yết với tổng số 32,1 triệu cổ phiếu, giá trị vốn hóa thị trường thời điểm đó chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP Sau 5 năm, Thị trường chứng khoán có tổng số 41 mã cổ phiếu (trong đó Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM có 32 mã; Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội mới đi vào hoạt động (ngày 8-3-2005) có 9 mã), vốn hóa thị trường/GDP vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ 1,11% GDP

Trang 15

Giá trị vốn hóa thị trường/GDP giai đoạn 2001-2007(Nguồn: Ủy ban Chứng khoán nhà nước )

Đến năm 2006, một bước nhảy vọt được tạo ra với những sự kiện quan trọng Cụ thể, tháng 1/2006, Vinamilk lên khiến giá trị vốn hóa của của HOSE tăng gấp đôi trong ngày Cũng trong năm này, 74 doanh nghiệp mới niêm yết trên sàn HOSE Điều này giúp cho giá trị vốn hóa thị trường tăng từ 7.400 tỷ đồng lên 148.000 tỷ đồng Chỉ số VN-Index cũng lên mức 752 điểm, tăng 144% chỉ sau một năm Đồng thời, Thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng mạnh khi Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội đi vào hoạt động và trở thành sàn giao dịch cổ phiếu dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM là nơi niêm yết các doanh nghiệp vốn lớn.

Kể từ khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành ngày 29/6/2006 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2007, đã tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của Thị trường chứng khoán, từng bước loại bỏ những mâu thuẫn, xung đột với các văn bản pháp luật khác có liên quan (về cơ bản thống nhất với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư); phù hợp hơn với luật pháp, thông lệ quốc tế, tạo nền tảng cho Thị trường chứng khoán Việt Nam khả năng hội nhập với các thị trường vốn

Trang 16

quốc tế và khu vực; tăng cường tính công khai minh bạch cho thị trường và nâng cao khả năng quản lý giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước.

Thời gian giao dịch được mở rộng hơn Cụ thể, khoảng thời gian này sẽ kéo dài từ 8h30 – 11h, thay vì từ 9h – 11h như trước Sự điều chỉnh này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư Ngày 12/3/2007, chỉ số VN-Index đạt đỉnh lịch sử khi kết phiên ở 1.170,67 điểm Con số này cao hơn khoảng 3,9 lần so với thời điểm đầu năm 2006 Vào năm 2006, vốn hóa Thị trường chứng khoán chỉ chiếm khoảng 22% GDP Thế nhưng chỉ sau 1 năm, vào năm 2007, con số này là 40% Làn sóng IPO của doanh nghiệp nhà nước là tác động chủ yếu khiến VN-Index đạt đỉnh vào năm này Điển hình trong đó là IPO của Bảo Việt, Đạm Phú Mỹ, Vietcombank, Tổng Công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí Việt Nam,…

Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM chuyển đổi sang mô hình Sở Giao dịch vào năm 2007 và chính thức áp dụng khớp lệnh liên tục từ ngày 30-7 để tạo thanh khoản cho thị trường đã thúc đẩy làn sóng niêm yết và cổ phần hóa (CPH) của các doanh nghiệp lớn Trong giai đoạn 2006 - 2007, Thị trường chứng khoán đã có sự tăng trưởng vượt bật về số lượng cổ phiếu niêm yết và giá trị vốn hóa thị trường Số lượng công ty niêm yết (CTNY) tăng từ 41 công ty năm 2005 lên lần lượt là 187 CTNY và 250 CTNY vào năm 2006, 2007 Tỷ lệ vốn hóa thị trường/GDP thời điểm cuối năm 2005 tăng từ 1,11% GDP lên mức 22,7% GDP và 43,26% GDP vào cuối năm 2006, 2007

b Thời kỳ khủng hoảng - Khủng hoảng bắt đầu

Từ tháng 2/2008 trở đi, Thị trường chứng khoán bắt đầu chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động sử dụng đòn bẩy quá lớn trong thời kỳ tín dụng dễ dãi năm 2007 Với mục đích ngăn đà suy giảm của thị trường, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán cũng đã thực thi một số giải pháp Trước hết, ngày 27/3/2008, biên độ dao động giá của HSX được hạ từ +/-5% xuống còn +/-1%, tại HNX được hạ từ +/-10% xuống +/-2% Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được phép tham gia mua cổ phiếu bình ổn Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được vận động ngừng giải chấp Các doanh nghiệp niêm yết được kêu gọi mua vào cổ phiếu quỹ Các giải pháp này

Trang 17

đem lại 10 phiên tăng giá và từ ngày 10/4/2008 thị trường lại rơi vào chu kỳ suy giảm, kéo dài tới tận ngày 13/6/2008 VN-Index lúc này chỉ còn 370,55 điểm.

Như vậy chỉ trong hơn 6 tháng đầu năm 2008, VN-Index đã sụt giảm trên 60% so với thời điểm cuối năm 2007 Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có 71 phiên VN-Index giảm điểm Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên giảm liên tiếp từ giữa tháng 4/2008 tới đầu tháng 6/2008 Các biện pháp hỗ trợ nói trên chỉ mang tính ngắn hạn và tác động được trực tiếp lên hoạt động thị trường hàng ngày, chứ không giải quyết được những bất ổn mà Thị trường chứng khoán lo ngại.

- Bước ngoặt Lehman Brothers

Với mức điều chỉnh thuộc loại mạnh nhất trên thị trường toàn cầu nửa đầu năm 2008, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã tìm lại được sự cân bằng trong tháng 7 và tháng 8 Đã có sự chung tay cứu thị trường của các tổ chức lớn và hai tháng nói trên là thời kỳ “dưỡng thương” của nhà đầu tư VN-Index có mức phục hồi từ 370,55 điểm lên 561,85 điểm ngày 27/8/2008 Những biến động tích cực trên thị trường chứng khoán thời gian này cũng phản ánh kỳ vọng đối với nền kinh tế Sự can thiệp của Chính phủ và các giải pháp kiềm chế lạm phát đã bắt đầu phát huy tác dụng CPI giảm nhanh, thâm hụt thương mại hàng tháng cũng giảm.

Thị trường cũng nhìn thấy những hoạt động đầu tư trái ngược giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài trong nửa đầu năm 2008 Khi hoạt động giải chấp diễn ra ồ ạt, thị trường sụt giảm rất mạnh, nhà đầu tư trong nước bán tháo, nhà đầu tư nước ngoài vẫn giải ngân rất đều đặn Chỉ riêng HSX, từ tháng 1 đến hết tháng 8/2008, nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào với cổ phiếu là trên 16,1 ngàn tỷ đồng, bán ra hơn 9 ngàn tỷ đồng, tương đương giá trị mua ròng gần 7.100 tỷ đồng.

Tháng 7-8/2008 cũng là thời điểm thị trường tương đối lạc quan, niềm tin được cho là đã quay trở lại Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục mua mạnh, nhiều tổ chức nước ngoài đăng ký mua chứng khoán khối lượng lớn, giá cổ phiếu trên thị trường tăng dài ngày Thị trường chứng khoán đang đi trước những chuyển biến vĩ mô.

Trang 18

Tuy nhiên, đúng lúc thị trường đang có triển vọng phục hồi bền vững hơn thì khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu phát nổ, với sự kiện ngân hàng đầu tư Lehman Brothers của Mỹ phá sản vào ngày 15/9/2008, như một cú knock-out cuối cùng đến thị trường Đến ngày 16/9/2008, khi truyền thông trong nước bắt đầu đăng tải ồ ạt thông tin Lehman phá sản, kết hợp với thị trường quốc tế giảm mạnh thì thị trường Việt Nam mới thực sự điều chỉnh lớn VN-Index mất khoảng 4,4% (20,81 điểm) trong ngày hôm đó và ở nhiều mã, nhà đầu tư đã không thể thoát ra được nữa Thị trường còn tiếp tục hai phiên giảm sâu trên 4% nữa đến ngày 18/9 Ngay động thái của nhà đầu tư nước ngoài trong thời điểm này cũng không rõ ràng Trong tuần từ 15-19/9 khi Lehman phá sản, khối ngoại bán ròng ở HSX trên 193,7 tỷ đồng Như tuần sau đó, từ 22-26/9, lại có tới 511,5 tỷ đồng được rót ròng vào.

Tuy nhiên, những hiệu ứng âm ỉ của sự kiện này đã bao trùm thị trường suốt 3 tháng còn lại của năm 2008 và kéo dài tới tận tháng 3/2009 Riêng trong 3 tháng cuối năm 2008, VN-Index sụt giảm gần 35% so với thời điểm ngày 26/9/2008 và sụt tiếp gần 22% nữa trong 3 tháng kế tiếp Cũng trong 3 tháng cuối năm, quy mô bán ròng trên thị trường cổ phiếu niêm yết là 1.746,1 tỷ đồng Những báo cáo về giao dịch trái phiếu tại HNX cũng cho thấy chỉ trong thời gian từ 1/9/2008 đến 16/10/2008, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trên 8.992 tỷ đồng trái phiếu.

- Thị trường lao dốc, chạm ngưỡng thấp nhất lịch sử trong giai đoạn 2010 đến cuối 2011

Năm 2010 khép lại với nhiều biến động bất lợi của nền kinh tế, những chính sách vĩ mô khó dự đoán và nỗi buồn tràn đầy trên Thị trường chứng khoán nói chung Xu thế thị trường năm qua là tình trạng lình xình đi ngang và giảm điểm kéo dài, sự rút đi của dòng tiền và suy giảm niềm tin của nhà đầu tư Phân đoạn diễn biến Thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm 2010 có thể chia thành 3 đợt đi ngang trong xu hướng giảm điểm và một đợt phục hồi cuối năm Riêng khối ngoại đã có trọn một năm mua ròng trên Thị trường chứng khoán Trong năm 2010, giá trị mua ròng trên HOSE của nhà đầu tư nước ngoài đạt 15,346 tỷ đồng và trên HNX đạt 824.3 tỷ đồng Tính cả năm, VN-Index giảm 6.26%, HNX-Index giảm 36.5% so với đầu năm.

Trang 19

Sang năm 2011, Thị trường chứng khoán được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm cũ với hỗ trợ từ sự phục hồi kinh tế sau giai đoạn khủng hoảng, chính sách tiền tệ có khả năng nới lỏng hơn theo chu kỳ năm và sự vận động tích cực của dòng vốn đầu tư nước ngoài đang chờ đợi chảy vào Việt Nam Đồng thời nhận thấy tín hiệu từ cuối năm 2010 khi cả hai sàn đã có đợt phục hồi mạnh từ nửa cuối tháng 11 đến nửa đầu tháng 12 Tuy nhiên, không được như kỳ vọng, Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2011 tiếp tục chứng kiến đà lao dốc không phanh của cả hai chỉ số chính Trong khi VN-Index giảm từ 486 điểm xuống mức 356,2 điểm (mức thấp nhất kể từ tháng 5/2010) thì HNX-Index đạt mức thấp nhất từ khi chỉ số này ra đời, giảm 55,4 điểm xuống 58 điểm tính đến ngày 26/12 Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc lạm phát tăng cao Dòng tiền vào chứng khoán đã thắt chặt trước thông tư 13 được ban hành trong năm 2010, nay còn thắt chặt hơn khi lạm phát tăng cao khiến lãi xuất vay vốn trong năm có lúc lên tới 22-25%, cùng với việc Ngân hàng Nhà nước có chỉ thị yêu cầu các tổ chức tín dụng phải cơ cấu lại tín dụng, và đến 30/6 tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất (bao gồm cho vay lĩnh vực đầu tư chứng khoán) so với tổng dư nợ tối đa phải là 22% và đến 31/12/11 tối đa là 16% Đây là những nguyên nhân khiến dòng tiền chảy vào thị trường ngày càng eo hẹp, thanh khoản chứng khoán luôn ở mức thấp.

3.1.2 Giai đoạn khôi phục, phát triển và hội nhập mới của Thị trường chứng khoán Việt Nam (2011 đến nay)

a Giai đoạn khôi phục

Để khắc phục những hạn chế trong quá trình quản lý, giám sát và điều hành Thị trường chứng khoán, nhằm bắt kịp tốc độ phát triển của Thị trường chứng khoán và đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của nước ta, Luật Chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2010 và gần đây nhất là sự ra đời của Luật Chứng khoán số 62/2019/QH14, có hiệu lực từ 01/01/2021 với nhiều điểm mới mang tính đột phá, thay thế cho Luật cũ Cùng với đó là hệ thống các văn bản quy phạm dưới Luật cũng được sửa đổi, bổ sung, góp phần ngày càng hoàn thiện khung pháp luật về chứng khoán và Thị trường chứng khoán Nhờ đó, Thị trường chứng khoán ngày càng trở thành kênh thu hút vốn đầu tư dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, tăng cường vốn đầu tư xã hội.

Trang 20

Năm 2017, Thị trường chứng khoán phái sinh được đưa vào vận hành giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư, cung cấp công cụ phòng ngừa rủi ro, cải thiện cơ sở nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức, thúc đẩy thanh khoản trên Thị trường chứng khoán cơ sở.

Năm 2019, Luật Chứng khoán một lần nữa được thay đổi với nhiều điểm mới mang tính đột phá cùng hệ thống các văn bản quy phạm dưới Luật được sửa đổi, bổ sung đã góp phần hoàn thiện khung pháp luật góp phần đưa Thị trường chứng khoán ngày càng trở thành kênh thu hút vốn đầu tư dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, tăng cường vốn đầu tư xã hội.

Theo Ủy ban Chứng khoán nhà nước, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, phát triển mạnh mẽ, trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế với quy mô huy động vốn giai đoạn 2011- 2020 đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng cho đầu tư phát triển, gấp gần 10 lần so với giai đoạn 2001 - 2010, đóng góp bình quân 19,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; góp phần cơ cấu lại hệ thống tài chính Việt Nam theo hướng cân đối, bền vững hơn.

Trong những tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, liên tục lập kỷ lục mới về cả chỉ số và giá trị giao dịch Tính cuối tháng 10/2021, chỉ số VN-Index đạt 1.444,27 điểm điểm, tăng 30,8% so với cuối năm 2020 Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 7.462 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với cuối năm 2020, tương đương 118,6% GDP Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch của thị trường tính đến cuối tháng 10 đạt 1.685 nghìn tỷ đồng, tăng 20,2% với cuối năm 2020 với 755 cổ phiếu, CCQ niêm yết trên 2 Sở giao dịch chứng khoán và 896 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, tuy nhiên thanh khoản của thị trường tăng mạnh lên mức cao kỷ lục trên 1 tỷ USD mỗi phiên.

Tình hình tăng trưởng nhanh của Thị trường chứng khoán thời gian gần đây đã phát sinh những rủi ro tiềm ẩn Trong đó có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân thao túng thị trường, làm giá và thao túng giá cổ phiếu, huy động trái phiếu sử dụng sai mục đích, vi phạm quy định pháp luật khi tham gia thị trường Tốc độ tăng của các chỉ số chứng

Trang 21

khoán cao hơn nhiều lần so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và xuất hiện tình trạng nhiều doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh thua lỗ do tác động của dịch bệnh, nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng mạnh.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng để đối phó với những tác động tiêu cực của dịch bệnh tới nền kinh tế và thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Mặt bằng lãi suất được hạ xuống thấp để hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, nhưng dường như dòng vốn không đi vào lĩnh vực sản xuất, mà chảy sang kênh đầu tư và đầu cơ, trong đó có chứng khoán Bên cạnh đó, dòng tiền lớn đến từ các nhà đầu tư cá nhân thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư chiếm 99% giá trị thị trường cũng tiềm ẩn những biến động khó lường Nhận thức của các nhà đầu tư cá nhân còn nhiều hạn chế, mặc dù đã được thông tin, tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần, nhưng họ vẫn đầu tư theo tâm lý đám đông, theo tin đồn.

Tình trạng thao túng giá cổ phiếu diễn ra nhiều, có dấu hiệu nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến niềm tin của các nhà đầu tư, tính minh bạch trên thị trường Mặc dù thời gian qua có nhiều vụ việc thao túng giá bị phát hiện và xử phạt, nhưng chế tài của Việt Nam còn thấp, chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi nên chưa đủ tính răn đe.

Ngày 11/7/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Theo đó, Chính phủ sẽ hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm phát triển thị trường vốn an toàn, lành mạnh, hiệu quả, bền vững, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động tối đa các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội Thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của Thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn hệ thống Phát triển Thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho nền kinh tế, tiếp tục điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường cổ phiếu và trái phiếu.

b Những bước đột phá hậu khủng hoảng

Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua một năm đầy sóng gió và thăng trầm vào năm 2008 khi chỉ số VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối năm ở mức 315,62

Trang 22

điểm, giảm 65,73% so với mức 921 điểm của ngày đầu năm.

Trong giai đoạn thị trường bùng nổ, số lượng công ty chứng khoán được mở mới cũng tăng nhanh chóng, từ 6 công ty ban đầu đã tăng lên 105 công ty vào năm 2010 Thị trường chứng kiến các công ty chứng khoán ngày một lớn mạnh, thậm chí một số công ty đã đạt tới số vốn hàng nghìn tỷ đồng, tương đương nhiều ngân hàng quy mô cỡ nhỏ và trung bình.

Một trong điểm nhấn quan trọng nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam là sự phát triển mạnh mẽ về quy mô vốn hóa Từ mức vốn hóa 270 tỷ đồng ban đầu, hiện tại thị trường đạt mức 7,8 triệu tỷ đồng (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) vào ngày 30/6/2022, tương đương 93% GDP (tính theo GDP năm 2021).

Thị trường cũng ghi nhận có tới 42 doanh nghiệp có vốn hóa hơn 1 tỷ USD, trong đó có 3 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, bao gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (mã VCB), Công ty cổ phần Vinhomes (VHM) và Tập đoàn Vingroup (VIC).

Đáng chú ý là số lượng nhà đầu tư mở mới liên tục tăng mạnh và bùng nổ trong giai đoạn Covid-19 bùng phát 2020-2022 Theo Trung tâm Lưu ký chứng khoán (VSD), chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, đã có 1,8 triệu tài khoản chứng khoán được mở mới, vượt qua con số kỷ lục 1,5 triệu tài khoản của cả năm 2021.

Tổng số tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư trong nước tới hết tháng 6/2022 đạt hơn 6,1 triệu, nếu tính mỗi cá nhân sở hữu một tài khoản thì tỷ lệ số tài khoản cá nhân hiện tương đương 6,2% dân số Trong khi đó, theo chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, số lượng nhà đầu tư đạt 5% dân số năm 2025 và 8% dân số vào năm 2030.

Như vậy, chỉ trong vòng 2 năm thì số lượng tài khoản mở mới chiếm 1/3 tổng số tài khoản trong 22 năm hoạt động Mặc dù, số lượng tài khoản tăng nhanh trong giai đoạn Covid-19 với xu thế làm việc tại nhà và nới lỏng chính sách tài chính tiền tệ trên toàn cầu, song không thể phủ nhận mức độ phổ biến của thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng cao.

Trang 23

Các sản phẩm trên thị trường cũng ngày một đa dạng, từ lúc chỉ có 1 quỹ ETF nhưng hiện tại có 16 quỹ ETF, thị trường chứng khoán phái sinh cổ phiếu và trái phiếu, thị trường chứng quyền và quỹ hưu trí.

c Hội nhập, chuyển giao công nghệ và số hóa

Sự hội nhập và chuyển giao công nghệ trong Thị trường chứng khoán Việt Nam đang tạo ra nhiều ảnh hưởng sâu rộng và tích cực trong việc nâng cao hiệu suất hoạt động của thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

Về hội nhập, việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do quốc tế đã tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư Việt Nam có thể tiếp cận nguồn vốn, kỹ thuật và quản lý tiên tiến từ các quốc gia đối tác Qua đó, nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm, tạo điều kiện cạnh tranh công bằng cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp trên cơ sở quy chuẩn quốc tế Sự hội nhập cũng đặt ra áp lực đòi hỏi các cơ quan quản lý và các tổ chức tài chính trong nước phải nhanh chóng cập nhật và điều chỉnh các quy định, chính sách phù hợp với quy chuẩn quốc tế để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của Thị trường chứng khoán Trong thực tế, sự hội nhập của Thị trường chứng khoán Việt Nam đã được thể hiện thông qua việc tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do quốc tế như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu u (EVFTA) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Liên minh Châu u - Việt Nam (EVIPA) Theo Báo cáo Thị trường chứng khoán Việt Nam 2023 của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), sự tham gia vào các hiệp định này đã tạo ra nhiều cơ hội mới cho Thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, cũng như

Trang 24

tăng cường khả năng cạnh tranh của các tổ chức tài chính và doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng với các nền kinh tế trên thế giới, do vậy Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng sẽ bị tác động, ảnh hưởng bởi Thị trường chứng khoán toàn cầu Chiến tranh ở Ukraine, dịch bệnh, chính sách tài khóa, tiền tệ thắt chặt trên thế giới cũng sẽ làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm sút, trong đó có Việt Nam Trong bối cảnh căng thẳng quốc tế và áp lực lạm phát gia tăng, các nhà đầu tư trên Thị trường chứng khoán Việt Nam chuyển sang tâm lý thận trọng hơn, tạo nên áp lực bán mạnh hơn trên thị trường.

Trong khi đó, chuyển giao công nghệ là yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển hiện đại hóa Thị trường chứng khoán Việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, big data vào quản lý và giao dịch chứng khoán giúp tăng cường đáng kể tính minh bạch, an toàn và hiệu quả của thị trường Đồng thời, việc sử dụng công nghệ còn giúp cải thiện trải nghiệm của người dùng, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú và tiện ích hơn, từ đó thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thị trường chứng khoán Việt Nam Tuy nhiên, việc chuyển giao công nghệ cũng đặt ra thách thức về việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của Thị trường chứng khoán hiện đại.

Việc chuyển giao công nghệ trong Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng được minh chứng bằng việc áp dụng các hệ thống giao dịch điện tử và các nền tảng công nghệ tiên tiến Ví dụ, theo báo cáo từ VietnamPlus, các công ty chứng khoán hàng đầu như SSI Securities Corporation, HSC Securities Corporation, VNDirect Securities Corporation đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển các ứng dụng di động, cung cấp dịch vụ giao dịch trực tuyến thông qua ứng dụng di động và website Điều này không chỉ tăng cường tiện ích cho người dùng mà còn tăng cường tính minh bạch và an toàn trong giao dịch chứng khoán.

Đồng thời, theo thông tin từ Viện Nghiên cứu Phát triển Khoa học và Công nghệ, các công nghệ như trí tuệ nhân tạo và big data đã được ứng dụng để phân tích xu hướng thị trường, dự báo rủi ro và cung cấp thông tin chính xác hỗ trợ quyết định đầu tư Việc

Ngày đăng: 10/04/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w